Huyện Cối Kê thuộc tỉnh Triết Giang có người tên Đào Thạch Lương, một hôm cùng đi với Trương Chi Đình ngang qua chùa Đại Thiện, nhân đó mua lươn phóng sinh lên đến hàng vạn con.
Năm ấy, vào mùa thu Thạch Lương nằm mộng thấy một vị thần hiện ra bảo rằng: “Khoa thi này lẽ ra ông chưa đỗ, nhưng nhờ công đức phóng sinh nên sẽ thi đỗ, sớm hơn một khoa.”
Đến khi bảng vàng đề tên, quả nhiên đúng thật. Nhân đó Thạch Lương liền nói: “Việc phóng sinh cũng dựa vào sự tán trợ của Trương Chi Đình, lẽ nào công đức chỉ mình ta được hưởng?”
Cách mấy hôm sau, có danh sách từ Nam Kinh đưa đến, hóa ra Trương Chi Đình cũng đỗ.
- Lời bàn:
Người bạn ấy tỉnh dậy vẫn nhớ, đem sự việc kể lại cho Lưu Đạo Trinh nghe, nhưng Đạo Trinh không tin. Đến khi bảng vàng đề tên, quả đúng như vậy. Cho nên, nếu muốn thăng tiến thênh thang trên đường công danh sự nghiệp, nên biết rằng trong sự tu tập cũng có cách để hỗ trợ cho việc ấy.
Trích An Sĩ Toàn Thư – Khuyên Người Tin Sâu Nhân Quả
Nguyên tác Hán văn: Âm Chất Văn Quảng Nghĩa
Tác Giả: Chu An Sĩ
Việt dịch và chú giải: Nguyễn Minh Tiến
Đại sư Ấn Quang suốt đời dạy người tiếc phước (tiếc: mến tiếc). Bất cứ gặp ai, luôn luôn răn bảo:
_ Khi ăn cơm, ăn cho thật sạch, một hạt cũng không chừa, đều không phung phí, đây là tiếc phước. Khi mình ăn cơm, phải nghĩ đến người khác, thế gian còn có rất nhiều người bị nạn không có cơm ăn.
_ Quần áo phải mặc cho sạch sạch sẽ sẽ, chỉnh chỉnh tề tề, đây là tiếc phước. Quần áo mặc rách rồi không sao, có thể sửa, có thể vá, cần thiết giặt cho sạch, cần thiết có thể che thân, đủ ấm là được. Thế gian khổ nạn, chúng sanh, kẻ không có quần áo mặc vẫn còn rất nhiều.
Niệm niệm nghĩ đến chúng sanh, và toàn tâm, tận lực giúp đỡ tất cả chúng sanh, luôn luôn lập tâm, xe định bụng như vậy là lòng thiện.
Trong đời sống hằng ngày, cần thiết để ý. Người tu hành thật sự, một tờ giấy cũng không phí. Tuy khoa học kỹ thuật ngày nay phát triển, vật dụng trong sinh hoạt hằng ngày được làm ra rất dễ dàng. Nhưng cũng cần phải e ngại, dè dặt, không thể phung phí. Những gì có thể tiết kiệm, dùng hết khả năng mà tiết kiệm. Như thế, bạn có thêm phước, do đó thọ hưởng không hết.
Phung phí tuỳ ý, phước báo của bạn hưởng tận nhanh chóng. Hưởng tận rồi, dù còn thọ mạng, bạn cũng phải chết. Tại sao như vậy? Phước không còn, lộc tận, người vong.
Bạn có thọ mạng 100 tuổi, nhưng 60 tuổi đã hưởng hết phước báo, thì 60 tuổi bạn phải chết. Nếu như thọ mạng của bạn là 60 tuổi, bạn suốt đời thương tiếc phước báo. Khi đến 60 tuổi, phước của bạn vẫn chưa hưởng hết, thọ mạng thì kéo dài, cho đến khi phước báo đời này hưởng hết.
Thật thà mà nói, người đời nay hưởng thụ đều do phước báo còn lại của những đời trước. Trong đời này, họ chỉ hưởng phước, mà không tu phước. Đạo lý này, người đời nay không có ai tìm tòi, đến nỗi bạn có nói, người ta cũng không tin.
Chúng ta là người học Phật, thường hay tiếp xúc với Kinh giáo. Đối với lý luận này, cơ hội nghe được sự thật chân tướng nhiều hơn. Nhưng tại sao vẫn không thể quay đầu trở lại? Do bởi ảnh hưởng của toàn xã hội. Đại đa số mọi người không tin, cho là lời của Phật và Bồ Tát chưa hẳn là thật. Cho nên, chúng ta thấy được rất nhiều người học Phật với tấm lòng hoài nghi, tuy nghe rõ ràng, nghe minh bạch, nhưng cảnh giới hiện tiền vẫn chạy theo cảnh giới trước mắt, không trở đầu lại được.
Do họ không trở đầu lại được, cho nên sau khi chết rồi còn có nạn. Nạn này là đọa lạc tam ác đạo: Địa ngục, ngạ quỷ, súc sanh. Đường ác đạo, vô thì dễ, ra thì rất khó. Tuyệt đối không phải chết là hết, chết là cái gì cũng không còn. Nếu thật sự chết rồi là hết, chúng ta đâu cần học Phật làm gì. Nhưng chân tướng sự thật là chết rồi thì rắc rối vô cùng, lời này là thật. Lời nói này của tôi trên giảng đài nói hết mấy chục năm. Chết rồi thì không còn phương pháp cứu vãn được nữa. Cần thiết trước khi hơi thở chưa dứt, quay đầu trở lại vẫn còn kịp.
HÒA THƯỢNG TỊNH KHÔNG
Cảm ơn bạn rất nhiều, mình xin phép được chia sẻ lên face bài này.
Cám ơn THẦY mau.mau niệm PHẬT.Bài viết hay quá.Nên chép lại để xem
Cảm ơn bạn Mỹ Diệp mình đã nhận được ảnh Tây Phương Tam Thánh rất đẹp ạ , tiếc lại kính đã bị nứt bể ! mình mang tôn ảnh Tây Phương Tam Thánh đi làm khung lại, còn mấy mảnh kiến không biết xử lý sau ! nếu bỏ vào sọt rác sợ có ai bất cẩn bị thương không biết phải làm thế nào ! A Di Đà Phật
A Di Đà Phật
Chào bạn VSTD!
MD đã rất cần thận bao bọc bức ảnh nhưng vẫn bị vỡ. Những mảnh kiến ấy, bạn nên cho vào đồ đựng rồi hãy bỏ vào sọt rác.
Chúc bạn tu hành tinh cần!
Nam Mô A Di Đà Phật
Thật xúc động.cám ơn chị MỸ DIỆP
Chúng ta thấy người làm việc thiện thì luôn nhắc nhở mình .
Nguyện cho mình cũng có tâm xả kỷ lợi tha như thế.
Thay Đổi Vận Mạng Nhờ Lòng Từ Bi
Đại Thiện là một trong những ngôi chùa lớn nhất tại Cối Kê, bên Trung Quốc. Hằng ngày có rất đông khách thập phương, du khách và người vãng cảnh đến đây lễ bái. Ngày nọ, có hai vị sĩ tử là Ðào Thạch Lương và Trương Chi Ðình tới viếng chùa.
Trong chùa Ðại Thiện có một cái Hồ Phóng Sinh lớn. Khi nhìn thấy hàng vạn con cá và lươn đang lội trong hồ nước thì hai người này rất xúc động. Họ phát tâm muốn làm một việc gì phước đức. Ðào Thạch Lương nói với Trương Chi Ðình: “Tôi muốn mua tất cả số lươn và cá này rồi mang chúng ra con sông lớn phóng sinh hết để chúng có nơi rộng rãi bơi lội thỏa thích. Con sông ấy chảy đổ vào sông Dương Tử lớn rộng bao la mặc sức cho chúng di chuyển qua lại, an nhiên tự tại. Bạn nghĩ như thế nào?” Trương Chi Ðình đáp: “Tốt quá đi chứ. Ðể tôi giúp ông một tay”.
Ðào Thạch Lương nói: “nhưng mà tôi có ít tiền quá. Ðể xem, nếu chúng ta có thể kêu gọi thêm đông người đóng góp tịnh tài thì chúng ta sẽ phóng sinh được nhiều lươn và cá hơn”.
Trương Chi Ðình đáp: “Ý kiến quá hay! Tôi sẽ cố gắng hết sức giúp ông”. Thế rồi Trương Chi Ðình tự nguyện đóng góp một lượng bạc và ông ta đến gặp các vị có thiện tâm quen biết kêu gọi họ tiếp tay giúp đỡ. Cuối cùng họ quyên góp được tám lượng bạc.
Cả hai sĩ tử Ðào và Trương vô cùng sưng sướng. Họ mướn các nhân công đưa lên chùa và gặp nhà sư để sắp xếp công việc phóng sinh. Rồi họ mua hàng vạn con lươn và cá dưới hồ đem chúng ra ngoài sông thả hết. Về sau, hai người cũng quên bẵng sự việc phóng sinh những con lươn và cá đó; nhưng vào một đêm thu, ông Ðào nằm mộng, ông thấy một vị thần đến nói một cách nghiêm chỉnh rằng: “Lâu nay hai sĩ tử đã có công đèn sách, nhưng rất tiếc quý vị thi không đậu. Hôm nay tôi đến báo cho hai ông biết tin vui là nhờ công đức phóng sinh thả hàng vạn con vật trở về cuộc sống thiên nhiên tự do; cho nên hy vọng trong kỳ thi này hai ông sẽ trúng tuyển. Hôm nay tôi đến chúc mừng sự thành công và tương lai giàu sang phú quý của quý vị”. Khi thức dậy, ông Ðào đến kể cho ông Trương nghe về giấc mơ của mình. Ông Trương nói: “Thực kỳ lạ, tối qua tôi cũng nằm thấy điềm chiêm bao y hệt như vậy!” Ðúng thế, vào năm đó, cả hai thư sinh ông Ðào Thạch Lương và ông Trương Chi Ðình đều thi đậu. Họ được bổ làm quan cao cấp trong triều đình và hai người biết rằng ngày nay đạt được danh vọng cao sang là do phước đức họ đã có lòng từ bi phóng sinh rất nhiều thú vật vô tội trước đây.
Lời bàn: Phóng sanh là một pháp tu thù thắng. Trong một hành động phóng sanh đã bao hàm cả ba sự bố thí:
+ Bố thí tài: Bỏ tiền ra mua sinh vật, cứu mạng chúng sanh
+ Bố thí Pháp: Trong lúc phóng sanh, chúng ta thực hiện lễ sái tịnh, quy y Tam Bảo, khai thị, sám hối, niệm Phật và trì chú. Có thể nói phóng sanh không chỉ cứu sinh mạng mà còn đồng thời cứu huệ mạng chúng sanh. Gieo chủng tử Phật Pháp.
+ Bố thí vô úy (ban bố sự không sợ hãi): Thay vì những chúng sinh này phải bị chặt, giết, luột, nấu, chiên, xào đau đớn, sợ hãi và kinh hoàng thì chúng được thả về với đại tự nhiên, bơi lội, bay nhảy tự do.
TinhTam.vn
Cắt Cổ Vịt Không Ngờ Chính Là Mẹ Ruột Đầu Thai