Ông chưa biết tông chỉ Tịnh Độ. Hãy nên y theo những gì đã nói trong Một Lá Thư Gởi Khắp mà sanh lòng tin thật sự, phát nguyện thiết tha, chí thành khẩn thiết, niệm danh hiệu Phật. Đừng dùng cách niệm quán tâm, hãy nên dùng cách niệm nhiếp tâm. Trong kinh Lăng Nghiêm, Đại Thế Chí Bồ Tát nói: “Nhiếp trọn sáu căn, tịnh niệm tiếp nối, đắc Tam Ma Địa, ấy là bậc nhất”. Khi niệm Phật trong tâm (ý căn) phải niệm cho rõ ràng, rành rẽ, nơi miệng (thiệt căn) phải niệm cho rõ ràng, rành rẽ, nơi tai (nhĩ căn) phải nghe cho rõ ràng, rành rẽ. Ý, thiệt, nhĩ, ba căn mỗi mỗi đều nhiếp thủ Phật hiệu thì mắt cũng chẳng ngó Đông, dòm Tây, mũi cũng chẳng ngửi những thứ khí vị khác, thân cũng chẳng lười trễ, biếng nhác, đó gọi là “nhiếp trọn sáu căn”. Nhiếp trọn sáu căn để niệm tuy chẳng thể hoàn toàn không có vọng niệm, nhưng so với kẻ chẳng nhiếp [sáu căn để niệm] thì trong tâm thanh tịnh hơn nhiều lắm, vì thế gọi là “tịnh niệm”.
Nếu thường giữ được tịnh niệm cho liên tục chẳng bị gián đoạn, tâm sẽ tự được quy về một chỗ. Ở mức cạn là đắc nhất tâm, mức sâu là đắc tam-muội. Tam Ma Địa cũng là tên gọi khác của Tam Muội, ở đây (Trung Hoa) dịch là Chánh Định, hay còn dịch là Chánh Thọ. Chánh Định nghĩa là tâm an trụ nơi Phật hiệu, chẳng còn rong ruổi theo bên ngoài nữa. Chánh Thọ ngụ ý những gì được nạp thọ (thâu nhận) trong tâm chỉ là cảnh duyên công đức của Phật hiệu, hết thảy cảnh duyên đều chẳng thể được! (Thêm nữa, Chánh Định có nghĩa là Tịch lẫn Chiếu cùng viên dung, Chánh Thọ có nghĩa là khuất phục được vọng, Chân hiển hiện. Xin coi trong thư trả lời cư sĩ X… ở Vĩnh Gia – thư thứ năm, trong bộ Ấn Quang Văn Sao Tăng Quảng Chánh Biên). Có thể thật sự nhiếp cả sáu căn để niệm, chắc chắn nghiệp chướng tiêu trừ, thiện căn tăng trưởng. Chẳng cần phải quán tâm mà tâm tự thanh tịnh, sáng tỏ, sao lại đến nỗi mắc bệnh tâm hỏa bốc lên nữa ư? Do ông là phàm phu nghiệp lực cực nặng, lầm lạc dùng pháp quán tâm nên mới đến nỗi như thế. Pháp quán tâm chính là pháp tu Quán bên Giáo, chẳng thích hợp lắm với người niệm Phật!
Nhiếp trọn sáu căn, tịnh niệm tiếp nối mới là vô thượng diệu pháp thích hợp khắp hết thảy căn cơ thượng, trung, hạ, cả phàm lẫn thánh. Hãy nên biết: “Nhiếp trọn” chú trọng tại Nghe. Dẫu niệm thầm trong tâm cũng vẫn phải nghe, bởi lẽ trong tâm khởi niệm liền có tướng của tiếng. Tai chính mình nghe tiếng trong tâm của chính mình, vẫn rành rẽ, rõ ràng. Nếu có thể nghe được từng câu, từng chữ rõ ràng, thì sáu căn đều quy về một (Hễ nhĩ căn được nhiếp thì các căn không cách nào rong ruổi theo bên ngoài, có thể đạt đến nhất tâm bất loạn. Xin hãy đọc lá thư gởi cho nữ sĩ Từ Phước Hiền trong bộ Ấn Quang Pháp Sư Văn Sao Tăng Quảng Chánh Biên). So với tu những pháp Quán khác [thì pháp Niệm Phật] ổn thỏa, thích đáng nhất, ít tốn sức nhất, khế lý, khế cơ nhất. (Ấn Quang Pháp Sư Văn Sao Tục Biên, quyển Thượng. Thư trả lời cư sĩ Dương Vỹ Chương)
Thưa thầy sao con tu pháp môn quán niệm hơi thở con thấy hơi thở nặng nề hơi tức ngực kg có sự an lạc dễ chịu gì cả.nhưng khi con thiền định vắng lặng thì thấy dễ chịu nhưng kg có sự giác ngộ gì cả
Bạn muốn giác ngộ điều gì?ngồi không, không chánh kiến không chánh tư duy thì làm sao ngộ được. Ví như một người muốn về nhà nhưng lại không chịu đi về thì làm sao mà về nhà được, muốn biết muốn hiểu muốn ngộ thì phải bắt đầu tìm hiểu học hỏi, học là nhân ngộ là quả, không học là nhân thì không ngộ là quả.
A Di Đà Phật
Bạn Hồng Thất Công,
1. Cái “nickname” của bạn đã phần nào cho thấy bạn rất thích thần thông. Nếu bạn học Phật pháp mà chỉ hướng tâm đến những điều mà phim ảnh khuyếch dụ thì bạn sẽ kẹt và sẽ gặp ma chướng.
2. Hơi thở nặng nề, tức ngực là do hoặc bạn dùng sức để thở, nghĩa là hơi thở của bạn quá thô, ồn, nói khác đi là quá lớn, lại dùng lực để ép lên hai lá phổi, vì thế chỉ giây lát là bạn đã bị tức ngực hay xa xẩm mặt mày. Hai là do tư thế ngồi nghiêng ngả, ngực bị gập về phía trước, nên khí huyết không lưu thông.
Quán niệm hơi thở vốn chẳng phải vậy. Bạn thử thực hành theo cách giản đơn sau:
– Khi ngồi toạ thiền nên vận đồ thật thoải mái. Ngồi theo tư thế mà bạn thấy thoải mái nhất không nhất thiết phải kiết già hay bán già mà có thể ngồi tự do cũng không sao. Quan trọng lưng phải thẳng nhưng không căng cứng trong suốt quá trình hành thiền.
– Thả lỏng thân, tâm. Hít 3 hơi thật dài bằng mũi, sao cho hơi không qua phổi mà chạy thẳng xuống bụng dưới, khi thấy bụng dưới căng lên thì đúng, thấy lồng ngực căng thì sai. Khi bụng căng khí, nán khí tại đây khoảng 3 giây, sau đó thở phào ra thật khoan thai bằng miệng. Khi thở ra quán tưởng bạn đang đẩy hết tất cả những khí hư, tật bệnh trong cơ thể ra bên ngoài.
– Khi hít-xả 3 lần xong, ổn định lại tư thế ngồi, kế đó thở thật bình thường theo hơi thở của chính bạn. Lúc này mắt khép hờ lại sao cho hai mi mắt trùng với chóp mũi, kế đó chỉ chú tâm vào chóp mũi: hít vào nhẹ nhàng theo hơi thở của bạn và quán: mình đang hít vào. Kế đó từ từ thở ra và quán: mình đang thở ra.
Chú Ý: hít vào-chóp mũi-thở ra là 3 yếu tố khăng khít thật nhịp nhàng, không được sai lệch. Nếu bạn hít vào hay thở ra mà quên không quán nơi chóp mũi, ngay lập tức tạp niệm sẽ xen vào hơi thở của bạn, vì thế chóp mũi là tâm điểm để bạn điều tiết hơi thở khi hít vào và thở ra trong suốt quá trình hành thiền. Nếu bạn thực hành đúng cách, chỉ ít phút sau, tâm sẽ tịnh lặng và sẽ bớt đi những vọng động, phiền não.
Hành thiền hay niệm Phật không gì khác là để quán chiếu tâm, giúp cho cái tâm phiền não tiêu giảm để sống cho an lạc hơn: ít tham, ít sân, ít si, ít mạn, nghi, ít phân biệt, chấp trước. Nhưng nếu hành thiền, niệm Phật mà tâm tham, sân, si, mạn, nghi, phân biệt, chấp trước lại phát khởi thêm mãnh liệt, thì sự tu của bạn đã sai đường. Khi đó phải dũng mãnh sửa sai, cho dù là từ đầu. Ngoài thời gian hành thiền ra, bạn nên thường niệm Phật mọi nơi chốn để giúp tâm luôn an định. Toạ thiền hay niệm Phật nói là hai nhưng quy về lại là một: đều nhằm giúp chúng ta quán chiếu tâm. Tâm luôn giác tất sẽ không mê, không làm điều sai quấy, bỏ ác, hành thiện, nhờ đó mà tâm luôn an – an chính là định, tâm định sẽ sanh huệ. Sở dĩ bạn chưa giác được điều gì vì tâm của bạn còn quá tạp loạn. Nếu bạn biết khéo kết hợp thì việc tu hành của bạn sẽ đỡ vất vả và sẽ mau tiến bộ.
Khoảng cách giữa an lạc và phiền não, giữa mê và ngộ, giữa phàm và thánh, Phật và ma chỉ là một lằn ranh rất mỏng. Nếu khi hành thiền hay niệm Phật mà bạn thiên về bên nào thái quá, chắc chắn bạn sẽ bị kẹt cứng. Vì thế khi tu học đừng đặt cho mình bất cứ một điều kiện gì cả, nghĩa là chớ nên tạo áp lực tu học (phải đạt điều này, điều nọ, phải chứng cảnh nọ, cảnh kia…) mà cứ thong dong, hoan hỉ nhưng tỉnh giác và dũng mãnh để tu. Được vậy, ít ngày sau sẽ có tiến bộ.
Chúc bạn thường tỉnh giác để tiến tu.
TĐ
Chú TRUNG ĐẠO giảng thật hay. Năm tới cháu phát nguyện sinh thêm đứa con trai.
Và phát nguyện cho chúng học PHẬT pháp khi đủ duyên. Không biết cháu có tham quá không?
Thưa các cô or chú.
Con chưa biết thiền là gì cả và như thế nào. Mong cô chú cho con 1 lời khuyên hữu ích. A Di Đà Phật
Mọi người cho con hỏi nếu như ngày xưa lỡ hủy báng chánh pháp thì niệm Phật có tiêu được tội không ạ? Con nhớ lúc xưa xem video một bà cụ vãng sanh thì con nói chắc là người làm video nói bậy nhưng bây giờ con tin sâu Phật pháp khi biết tội hủy báng chánh pháp không thể vãng sanh thì con không biết nên làm thế nào.Nếu như 1 câu niệm Phật trừ đc tội trong 80 ức kiếp thì tội nào cũng tiêu trừ đc phải không ạ? Muốn vãng sanh thì phải niệm Phật, vậy thì tại sao phạm tội ngũ nghịch và hủy báng chánh pháp lại không thể vãng sanh khi niệm Phật đã tiêu trừ tội đó rồi ạ?
Thế gian có hai hạng người , một là không tạo tội hai là tạo tội biết ăn năn sám hồi !
Trích dẫn Ân Quang Đại Sư ( Hóa Thân Đại Thế Chí Bồ Tát) trả lời thư :
Hỏi: Ấn Công lão pháp sư từ bi soi xét, ngưỡng mộ bậc Thái Sơn, Bắc Đẩu đã lâu, hận chưa thể đích thân hầu hạ. Đệ tử từ khi xuất gia đến nay đối với pháp môn Tịnh Độ sanh lòng tín nguyện sâu xa, hành trì theo pháp này kể ra cũng đã lâu rồi. Gần đây, do đọc cuốn Nghiên Cứu So Sánh Giữa Khoa Học Và Phật Pháp, [thấy trong tác phẩm ấy] nữ sĩ Lã Bích Thành gởi thư cho cư sĩ Vương Quý Đồng, nói: Trong bốn mươi tám nguyện có câu “chỉ trừ Ngũ Nghịch”, nhưng Quán Vô Lượng Thọ Phật Kinh lại chấp nhận cho kẻ Ngũ Nghịch được vãng sanh, [cho là hai kinh] mâu thuẫn lẫn nhau, lòng tin bèn lui sụt, ông Vương Quý Đồng trả lời chẳng thật tường tận. Đệ tử chướng nặng si nhiều, đối với điều này cũng sanh nghi hoặc sâu đậm, lại sợ người khác cũng sanh mối nghi này; vì thế, riêng dâng thư này, rạp mình khẩn cầu thầy từ bi thương xót, khai thị tường tận để đệ tử và hết thảy chúng sanh trong hiện tại, vị lai đều được trừ nghi sanh tín, cảm tạ khôn cùng. Thêm nữa, trong bốn mươi tám nguyện, phía sau câu “chỉ trừ Ngũ Nghịch” còn có bốn chữ “phỉ báng chánh pháp”, còn Quán Kinh không có, chẳng biết có phải là do bốn chữ này nên [hai kinh] chẳng mâu thuẫn lẫn nhau hay không?
Trả lời của Ấn Quang Đại Sư: Pháp môn Tịnh Độ chính là pháp môn đặc biệt trong Phật pháp, lợi ích khác biệt với những pháp môn thông thường rất lớn. Xưa nay có nhiều người cứ dựa theo những pháp môn phổ thông để luận định pháp môn Tịnh Độ; do vậy, tự lầm, lầm người, vẫn tự cho là mình đã hoằng pháp lợi sanh, nhiều không biết bao nhiêu mà kể! Điều lầm lẫn trước nhất là do chẳng suy xét sự lớn – nhỏ, khó – dễ giữa Phật lực và tự lực. Đối với pháp môn cậy vào Phật lực lại ương ngạnh muốn viện dẫn pháp môn cậy vào tự lực để biện luận nên mới bị lầm lạc như vậy. Nếu biết Phật lực chẳng thể nghĩ bàn, chẳng thể dùng sức tu trì của kẻ phàm phu đầy dẫy triền phược để bình luận thì hết thảy những tâm nghi hoặc, chẳng tin đều tiêu tan hết.
Những câu “nãi chí thập niệm, hàm giai nhiếp thọ, duy trừ Ngũ Nghịch, phỉ báng chánh pháp” (cho đến mười niệm đều được nhiếp thọ, chỉ trừ kẻ Ngũ Nghịch, phỉ báng chánh pháp) trong kinh Vô Lượng Thọ là luận theo lúc bình thường, chứ không luận trên lúc lâm chung. Do kẻ ấy đã có tội Ngũ Nghịch cực nặng, lại kèm thêm tà kiến sâu nặng, phỉ báng chánh pháp, cho rằng pháp “siêu phàm nhập thánh, liễu sanh thoát tử, và niệm Phật vãng sanh” do đức Phật đã nói đều là căn cứ để dụ dỗ, gạt gẫm ngu phu ngu phụ vâng thờ giáo pháp của Ngài, chứ thật ra chẳng hề có chuyện ấy; do có tội chướng cực nặng ấy, dẫu có thiện căn một niệm hay mười niệm, nhưng vì không có tâm hổ thẹn cùng cực, tin tưởng cùng cực nên chẳng thể vãng sanh được! Chương Hạ Hạ Phẩm trong Quán Kinh nói về những kẻ lúc sắp lâm chung, tướng địa ngục A Tỳ hiện, tuy [Quán kinh] chẳng nói [kẻ ấy] phỉ báng chánh pháp, nhưng đã là kẻ Ngũ Nghịch Thập Ác, đầy đủ mọi điều bất thiện, ắt không thể nào chẳng phỉ báng chánh pháp! Nếu hoàn toàn không phỉ báng chánh pháp, sao lại có thể giết A La Hán, phá hòa hợp Tăng, làm thân Phật chảy máu được?
Thường có kẻ giải thích rằng trong trường hợp này (tức những kẻ được nói trong Quán Kinh) thì không báng chánh pháp, trong trường hợp kia (tức những kẻ được nói trong kinh Vô Lượng Thọ) là báng chánh pháp, [thoạt nghe qua] cũng rất có lý, nhưng đã không báng pháp, sao lại có thể làm ba sự đại nghịch ấy cho được? Do vậy, biết rằng: Bốn mươi tám nguyện là luận theo lúc bình thường, còn chương Hạ Hạ Phẩm của Quán Kinh luận theo lúc đã thấy tướng khổ cùng cực của địa ngục, kẻ ấy hoảng sợ không thể nào diễn tả được, vừa nghe danh hiệu Phật bèn xót xa cầu xin được cứu giúp, trọn chẳng có ý niệm nào khác, chỉ có ý niệm cầu Phật cứu độ, hộ niệm! Tuy là vừa nghe liền niệm, nhưng đã “toàn tâm là Phật, toàn Phật là tâm, ngoài tâm không Phật, ngoài Phật không tâm”, cho nên tuy chỉ mười niệm hoặc chỉ một niệm, vẫn được Phật từ lực tiếp dẫn vãng sanh! Bốn mươi tám nguyện là luận theo lúc bình thường, chương Hạ Hạ Phẩm của Quán Kinh nói về lúc lâm chung. Do thời gian, sự việc khác biệt nên có sự nhiếp thọ hay không [nhiếp thọ] sai khác.
Cố gắng sám hối niệm Phật, lạy Phật đầy đủ tín nguyện hạnh bạn nhé ! Nên khuyên người khác học Phật để trừ tội , cũng như Bồ Tát Thiên Thân hủy báng đại thừa sao sám hối tán dương đại thừa để chuộc lỗi ! Nam Mô A Di Đà Phật
Bạn Quy Y Tam Bảo,
Thầy Minh Tuệ cắt nghĩa rõ ràng về điều này trong video này. Bạn bấm vào đây để nghe. Việc đã qua rồi, bạn cũng đã sám hối rồi. Chỉ cần bạn đừng tái phạm lỗi lầm này. Bạn nghe video này xong rồi an tâm niệm Phật cầu vãng sanh.
https://www.youtube.com/watch?v=FDS0FkFBwz0
VUA A XÀ THẾ SÁM HỐI VÃNG SANH
Bạn xem, vua A Xà Thế nghe lời xúi giục của Đề Bà Đạt Đa, vốn là kẻ hay đố kỵ với thành tựu hoằng pháp lợi sanh của Thích Ca Mâu Ni Phật. Đề Bà Đạt Đa cũng rất thông minh, luôn tìm mọi cách phá hoại Phật pháp, trừ bỏ Thích Ca Mâu Ni Phật để tự mình thay thế vào. Lúc A Xà Thế còn là thái tử, bá đồ của Đề Bà Đạt Đa xúi giục A Xà Thế mưu hại đồng thời lật đổ ngôi vua của cha. A Xà Thế nhất thời hồ đồ đã giết phụ thân, hại mẫu thân, tự tấn phong mình lên làm quốc vương. Đề Đà Đạt Đa nói: “Ngài làm tân quốc vương, ta làm Phật, hai chúng ta hợp tác thống trị quốc gia”, từ đó ông tạo tội ngũ nghịch thập ác, giết cha hại mẹ, phá hòa hợp tăng, làm thân Phật ra máu. Tội nghiệp như vậy, cho dù tất cả pháp sám hối trong kinh luận của Phật cũng đều không cách gì có thể sám trừ. Đến lúc lâm chung, vua A Xà Thế mới hối hận, sám hối, một lòng niệm Phật cầu sanh Tịnh Độ. Ông thật đã được vãng sanh.
Cho nên pháp môn Tịnh Độ rất thù thắng. Tạo tội nghiệp ngũ nghịch thập ác phải đọa A Tỳ địa ngục, thế mà chỉ cần bạn chân thật sám hối, chân thật hồi đầu. Trong Đại Tạng kinh có một bộ A Xà Thế Vương kinh, Thích Ca Mâu Ni Phật giảng những sự tích trong đời của ông, ông vãng sanh phẩm vị tương đối cao, thượng phẩm trung sanh. Chúng ta nghe Phật nói mà không thể tưởng tượng được, phẩm vị cao như vậy khiến chúng ta phải sâu sắc cảm nhận, không dám khinh khi những người ác tạo tác tội nghiệp ở thế gian, vì sao? Đến lúc lâm chung họ có thể sẽ sám hối vãng sanh, phẩm vị còn cao hơn chúng ta. Do đó vãng sanh thế giới Tây Phương Cực Lạc có hai hạng người: một loại bình thường niệm Phật, đoạn ác tu thiện, tích công bồi đức, chín phẩm vãng sanh; còn một loại là khi lâm chung sám tội vãng sanh, phẩm vị vãng sanh của những người này không thể nghĩ bàn. Đấy là trường hợp vua A Xà Thế vãng sanh được ghi chép trong kinh.
(trích trong Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ – phần 19)
http://www.duongvecoitinh.com/index.php/2011/12/su-pha-gioi-niem-phat-3-ngay-dem-cam-phat-a-di-da-hien-than-bao-truoc-ngay-vang-sanh-video/
Bài viết này hay quá hy vọng mọi người viết vào sách để xem cũng là để rèn lại chữ nữa. Càng lớn mà nét chữ sao xấu quá.
Lấy 2 ví dụ để xem:
Nếu bạn gửi cho một người bạn 1 cuốn phim sắc tình phải trải qua thời gian bao lâu để cuốn phim đó họ không còn nhớ đến nữa thì nghiệp nhân bạn tao sẽ giảm đi.
Nếu bạn gửi cho một người bạn 1 cuốn phim dạy tác hại của TÀ DÂM trải qua thời gian cuốn phim đó họ truyền nhau xem và cải thiện hành vi xấu và trừ bỏ ý niệm xấu ác.
Cũng là một cuốn phim nhưng có thể huỷ hoại nhân phẩm và cũng cụu cả huệ mạng người ta. Trước kia ta không biết nên HUỶ BÁNG TAM BẢO.Giờ ta biết rồi thì ta tuyên truyền lợi ích của PHẬT PHÁP để lấy thiện bù vào .cũng như bỏ phim xấu mà xem phim tốt vậy.
Quan Thế Âm Bồ Tát dạy chúng ta một phương pháp niệm Phật tối thù thắng nhất, đó là: “Phản văn văn tự tánh, tánh thành Vô Thượng Đạo”.
Dùng phương pháp “phản Văn văn tự tánh” này để niệm Phật thì đi đến nhất tâm nhanh, công phu dễ đắc lực. Vậy thế nào là “phản văn văn tự tánh”? Đây cũng chính là đô nhiếp lục căn mà Đại Thế Chí trong Kinh Lăng Nghiêm đã dạy. Mắt chúng ta toàn nhìn ra bên ngoài, bây giờ phải nhìn vào bên trong. Tai hướng ra ngoài để nghe ngóng, bây giờ phải hướng tánh nghe vào bên trong. Bên trong ở đây là chỉ cho tự tánh, chúng ta hồi đầu lắng nghe tự tánh, hồi đầu thấy tự tánh. Khi lục căn đều quay trở lại vào bên trong thì chính là minh tâm kiến tánh.
Hướng tánh nghe vào bên trong là như thế nào? Là lắng nghe từng chữ, từng câu Phật hiệu do mình niệm ra. Nghe cho rõ ràng, rành rẽ từng chữ một, đừng để cho bị lộn lạo, đừng để cho mất chữ. Vọng niệm có dấy khởi lên cũng hãy mặc kệ, đừng quan tâm đến nó. Chỉ chuyên chú lắng nghe từng chữ, từng câu Phật hiệu mà thôi. Lâu rồi tâm sẽ dần thanh tịnh, phiền não vọng tưởng sẽ nhẹ bớt đi. Khi tâm đã thanh tịnh thì chúng ta rất dễ dàng đi vào trạng thái của định, và nhất tâm không còn là chuyện quá xa xôi nữa.
H.T. TỊNH KHÔNG
NGƯỜI NIỆM PHẬT TÂM KHÔNG ĐƯỢC THANH TỊNH, PHẢI HẠ THỦ CÔNG PHU TỪ ĐÂU?
Những người học Phật chúng ta, tâm không được tự tại, cái tâm này không được tự tại, tức là cái tâm của chúng ta ở trong hoàn cảnh này không làm chủ được, vẫn còn bị hoàn cảnh bên ngoài làm giao động, vẫn còn bị hoàn cảnh bên ngoài dụ dỗ mê hoặc, phải làm sao đây? Thì chúng ta phải nghiêm trì giới luật. Khômg xem truyền hình, không nghe truyền thanh, không xem báo chí, không xem tạp chí, để giảm thiểu sự ô nhiểm, để giảm thiểu sự dụ dỗ mê hoặc, vậy mới được!
Có nhiều vị đồng tu muốn hỏi. Chúng ta là người trong thời đại này, không thể không biết chuyện gì? Nếu quý vị muốn biết? Muốn biết thì tạo lục đạo luân hồi, còn những người cái gì cũng không biết thì họ được vãng sanh về Tịnh Độ, xin hỏi quý vị muốn sanh về Tịnh Độ hay là muốn tiếp tục tạo luân hồi? Đều là do quý vị tự mình tuyển chọn. Muốn sanh về Tịnh Độ thì tâm phải thanh tịnh. Cho nên cổ nhân có nói: “Biết chuyện ít thì ít phiền não, biết người nhiều thì thị phi nhiều”. Những người không nên quen biết thì ta hà tất phải quen biết với họ? Những chuyện không cần nên biết thì ta hà tất phải biết?
Cho nên nếu quý vị thật sự không xem báo chí, không nghe truyền thanh, không xem truyền hình thì mỗi ngày trong thế giới này là rất tốt đẹp không có chuyện gì. Mỗi ngày thiên hạ đều thái bình, tâm của quý vị là thanh tịnh, sống cuộc sống thái bình. Còn những người xem báo chí xem truyền hình suốt ngày đến tối họ phập phòng lo sợ, trong tâm của họ bồn chồn lo lắng, thế giới đại loạn, không biết lúc nào sẽ loạn đến trên đầu của mình, cho nên thân tâm của họ không yên, không bằng chúng ta nhất tâm thành thật niệm Phật cầu sanh Tịnh Độ, hiện tại chính là Tịnh Độ, thiên hạ loạn là của họ, Tịnh Độ là của ta, họ loạn nhưng ta không loạn, họ không thanh tịnh nhưng ta thanh tịnh, phải từ chổ này mà hạ thủ công phu!
(Trích từ bài khai thị 249 do Pháp Sư Tịnh Không thuyết giảng)
Xin chào các vị đồng tu. Xin chào các cư sỉ và nhất là cư sỉ viên trí.
Mình xin nói về nghiệp của mình như sau. 4 năm trước tự nhiên tai phải của mình bị điếc không nghe được gì. Mình đi bệnh viện bên khoa tai,mũi,họng nằm viện 10 ngày xong cũng không có kết quả gì bác sỉ bảo mình bị điếc đột ngột chứ cũng không có nguyên nhân chính đáng. Sau đó ai chỉ thầy nào, thuốc nào, từ đông y đến tây y đến châm cứu y học cổ truyền cũng không có kết quả và sau đó mình xuống chùa gần nhà được thầy trụ trì quy y tam bảo và mình bắt đầu tìm sách kinh phật để đọc và hành theo lời phật dạy. Mình làm các việc thiện lành trong khả năng của mình và nhất là không sát sanh nữa mua đồ làm sẵn là cá ngộp mới chết mà ăn không dám mua đồ sống nữa vì mình còn gia đình nên không ăn chay trường được mà chỉ ăn chung cả gia đình 1 tháng 2 ngày vào ngày mùng 1 và 15 cũng có khi tháng 7 mình ăn chọn vẹn được 1 tháng và mỗi đêm mình lúc đầu khi mới quy y mình tụng chú đại bi sau thời gian mình đọc được trên trang đường về cõi tịnh này các cư sỉ khuyên người niệm phật nên mình bỏ chú mỗi đêm niệm phật 1008 biến. Vì xâu chuỗi của mình có 108 hột nên mình vừa niệm vừa lần chuỗi đến 10 lần như vậy và hồi hướng. Cứ như vậy cho tới nay đã 4 năm rồi mà tai của mình vẩn chưa nghe lại được mà gần tháng nay lại bị thêm 1 bên tai trái nữa bây giờ cả 2 tai đều bị điếc. Mình tuyệt vọng, chán nãn, muốn tìm đến cái chết cho xong nhưng nghĩ lại còn hai đứa con còn quá nhỏ chúng chưa tự chăm sóc được bản thân mình đi không yên lòng. Mình biết được mình bị như vậy là do nghiệp mình tạo ra trong nhiều đời kiếp về trước đến nay nhân duyên hội tụ nên mình mới lãnh nghiệp xấu này trong khi tai mình tai trong tai ngoài đều không có vấn đề gì hết bình thường như bao người khác trong người mình làm tất cả các xét nghiệm cũng không có vấn đề gì cả. Mình cũng tìm đến lương y võ hoàng yên để trị nhưng thầy yên cũng bó tay với mình luôn. Mình biết nghiệp mình sâu nặng 4 năm nay làm các viện thiện lành, niệm phật mỗi đêm đều hồi hướng cho oan gia trái chủ mà cuối cùng lại bị thêm 1 bên tai nữa. Gần đây mình vào trang cách giải chừ oán thù của oan gia trái chủ do pháp sư tịnh không dạy. Và nghi thức lể phật sám hối mình không biết bây giờ mình nên làm gì để hoá giải oán thù giữa mình và oan gia trái chủ trong nhiều đời nhiều kiếp và mình phải tụng kinh hây tụng chú gì mỗi đêm. Xin các vị đồng tu. Xin các cư sỉ hãy hoan hỉ chỉ giúp mình bây giờ mình phải làm như thế nào. Tâm trạng mình giờ rối bởi mặc cảm, tự ti, chán nãn lắm. Mong nhận được hồi âm của chư vị. Xin chân thành cảm ơn.
A Di Đà Phật
Bạn Diệu Trúc,
1. Khi tu học sẽ có 3 sự thử thách lớn: Một của chư Phật, chư Bồ tát để kiểm chứng tâm chân thành và dũng mãnh của bạn với đạo Pháp; Hai của chúng ma vương: nhằm ngăn cản đường tu học của bạn (điều này chỉ xảy ra khi bạn tu học đã có định lực, ngoài ra họ chưa thèm để ý đến bạn); Ba là do các oan gia trái chủ nhiều đời nhiều kiếp, nay hội đủ duyên, họ thấy bạn phát tâm tu đạo nên tìm mọi cách ngăn trở khiến bạn phải thoái tâm để cùng họ trôi lăn trong vòng sanh tử luân hồi. Vì thế, khi thân đột nhiên đổ bệnh lại là bệnh không tìm ra nguyên nhân, bạn phải nhận ra: đó là nghiệp bệnh. Trị nghiệp bệnh bằng cách nào? Bằng tâm sám hối. Sám hối là gì? Nguyện sửa bằng hết nghiệp lỗi cũ và nguyện vĩnh viễn về sau không tái phạm.
2. Bạn đã nhận ra mình mắc nghiệp bệnh, và đã phát tâm tu hành, sám hối, nhưng nói cho đúng sự tu và sự sám hối của bạn làm theo phương thức chống đối, nghĩa là để mong sao cho mình chóng hết bệnh. Cái ý mong cho hết bệnh đó là phiền não ý và cũng gọi là bất tịnh ý. Những oán gia trái chủ của bạn họ có thể đọc được những ý niệm này của bạn, vì thế, dẫu bạn có làm tất thảy việc thiện, dẫu trì đến thiên vạn biến Phật hiệu… nhưng nghiệp vẫn không thể chuyển. Nguyên nhân? Vì ý khởi bất tịnh, chưa thực vì sự giác ngộ, giải thoát. Giác ngộ điều gì? và giải thoát đi đâu? đây là điều bạn phải nhận rõ và đặt ra cho sự tu học của bản thân.
3. Ý niệm muốn tìm đến cái chết là hết sức nguy hiểm, bởi nó rất đúng với tâm của oán gia trái chủ, họ chỉ mong bạn khởi ý niệm buông bỏ tu học, cầu tìm cái chết và nếu ý niệm này thường khởi trong bạn, chắc chắn họ sẽ tìm mọi cách thúc đẩy bạn đi đến hành động. Phải triệt tiêu ngay ý niệm này và thành tâm sám hối trước Tam Bảo, vì tự đoạn nghiệp mạng của mình cũng chính là sát sanh vậy.
4. Hàng ngày, bạn đừng dùng tràng hạt để vừa lần vừa niệm Phật nữa vì nó rất tổn sức, thế đó mong bạn hoan hỉ niệm Phật theo cách thức sau:
– Trước khi niệm nên thực hiện nghi thức sám hối theo tịnh độ
– Sám hối xong, phát nguyện: Nguyện Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật, Đức Phật A Di Đà cùng thập phương chư Phật, chư Bồ Tát, chư hiền Thánh Tăng, chư Long Thiên, Hộ pháp đồng thuỳ gia hộ cho tiếng sám hối, niệm Phật của con lọt được tới nhĩ căn của tận hư không giới chúng sanh và những oan gia trái chủ của đệ tử, nguyện cho họ cùng đ ược thấy nghe những gì con tu họ, cùng khai ngộ, phát tâm bồ đề, niệm Phật để vãng và siêu sanh Tịnh Độ.
– Tiến hành niệm Phật: Tuỳ theo hơi thở dài ngắn mà chọn niệm 10 niệm một hơi, 5-3-2 niệm một hơi. Điều cốt yếu: Miệng niệm A Di Đà Phật, tai nhiếp tâm nghe rõ ràng 4 chữ A Di Đà Phật, tâm nhớ rõ 4 chữ A Di Đà Phật. Bạn sẽ hỏi: tai bị điếc làm sao nghe? Đây là mấu chốt vấn đề. Tai chỉ có chức năng đón nhận âm thanh, nhưng hiểu rõ âm thanh là từ chân tâm thanh tịnh của bạn. Do vậy dùng tâm thanh tịnh để nhiếp (quán) 4 chữ này vào hai lỗ tai, ngoài hai lỗ tai ra không để tâm đến những gì xung quanh. Nếu bạn thực hành đúng cách, chắc chắn sẽ có sự chuyển hoá.
5. Nghiệp do bạn gây nên nghiệp bạn cũng phải tự tháo gỡ, chớ vội vàng muốn hoá giải cho xong nghiệp mà gặp ma chướng.
Người niệm Phật tâm không thanh tịnh thì không đạt lợi ích cho dù nhỏ nhất. Bạn phải nhớ rõ điều này.
Nguyện mong bạn tinh tấn thực hành để chuyển đổi nghiệp lực, giúp cuộc sống thêm an lạc.
TĐ
A DI ĐÀ PHẬT
Gửi bạn Diệu Trúc,
Mong bạn hoan hỉ đọc kỹ Phật dạy Kinh Thiện Ác Nhân Quả dưới đây để biết nguyên do căn bệnh của mình nhé:
Phật Nói Kinh Thiện Ác Nhân Quả
TN
A Di Đà Phật
-Ngoài việc bạn đi tìm các nghi sám hối thì trước tiên bạn phải thay đổi trạng thái tâm thức hiện giờ của bạn.Với trạng thái như thế này,nghi thức nào có thể giúp được bạn đây?Bạn phải bình tĩnh lại,xem xét lại tình huống được-mất của mình.
– Tuy niệm Phật mấy năm nay,nhưng dường như giáo lý căn bản nhân-quả,giáo lý tịnh độ,bạn lại chưa chú trọng lắm,nên khi việc xảy ra thì không biết như thế nào.Tu hành không phải lúc nào cũng suôn sẻ như một đường thẳng,trường hợp như bạn các tổ sư khuyên nhiều lần,nhưng vì bạn không nghe giảng nên cũng không biết.Ngoài niệm Phật,bạn phải chịu khó học thêm giáo lý,bạn không thể lười đọc giáo lý được đâu.Trường hợp của bạn thì chưa thể áp dụng chỉ cần niệm Phật là đủ,thực tế là bạn niệm Phật kiểu gì mà lại muốn đi tử tự.Rõ ràng là bạn đã niệm Phật không đúng với tông chỉ pháp môn tịnh độ.Tuy bạn niệm Phật chưa đúng,nhưng dường như vẫn được Phật gia trì,vì trong lúc túng quấn,bạn vẫn lên duongvecoitinh để hỏi đáp.Như vậy là một câu niệm Phật là đủ,tuy thế bạn nên học thêm giáo lý thì sẽ phát huy diệu dụng của câu niệm Phật hơn.
-Ngay cả bồ tát tu hành cũng phải chịu những ác báo đau khổ trong quá khứ,huống hồ gì là phàm phu.Chỉ khác là bồ tát thì một mặt chấp nhận quả báo đó,mặt khác cố gắng tu thiện nghiệp.Trải qua thời gian,ác nghiệp sẽ hết,thiện nghiệp sẽ tới.Còn phàm phu khi gặp quả báo,thì lại không chịu chấp nhận,tỏ ra hoang mang,tức giận,thậm chí là muốn tự tử.
-Cho nên điều đầu tiên là tâm thức của bạn phải chấp nhận chuyện này đã.Tuy tai của bạn hiện nay tạm thời bị điếc nhưng sức khỏe bạn vẫn còn tốt để làm việc và tu hành,bạn vẫn còn một đôi mắt sáng để nhìn kinh,bạn vẫn còn cái lưỡi để đọc kinh.Tóm lại,trong sáu căn,chỉ có căn tai của bạn bị hỏng,năm căn còn lại vẫn còn tốt mà,làm gì đã mất hết như bạn nghĩ.
-Cho nên bạn phải bình tĩnh trở lại,hãy cứ chấp nhận chuyện này một cách bình thường.Bao nhiêu người,họ bị dị tật nặng hơn bạn nhiều,họ lại không biết Phật Pháp,thế mà họ vẫn sống,có ai tự tử đâu.
-Tạm thời tai bạn hỏng,trong cuộc sống cũng có nhiều cái bất lợi nhưng cũng có cái lợi.Lợi gì,không còn nghe thấy chuyện thị phi thiên hạ nữa.Bạn nên tụng kinh A Di Đà hoặc kinh Vô Lượng Thọ.Bạn nên đọc to thành tiếng.Không phải tôi không nghe thấy thì đọc thành tiếng làm gì nữa.Tai hỏng thì vẫn còn lưỡi,bạn đọc to lên cho các oan gia nghe,cho chúng sanh nghe.Lâu dần,họ cũng sẽ cảm động vì tấm lòng của bạn thôi.Nếu bạn suốt ngày làm mọi chuyện để cho tai mình khỏi,đối với các oan gia chuyện này chẳng có lợi ích gì cả,bạn phải nghĩ tới họ,
-Được rồi,các bạn muốn tôi điếc,bây giờ tôi điếc rồi đây,các bạn toại nguyện rồi chứ.Tôi điếc nhưng tôi vẫn sẽ đọc kinh cho các bạn nghe.Lâu dần cũng có thể họ sẽ cảm động.Bạn càng muốn chữa tai,oan gia càng ghét bạn,bạn phải chịu khổ một chút,thấy bạn khổ mà bạn vẫn vì họ thì họ cũng có thể suy nghĩ lại.
-Nói như vậy khi duyên tốt gặp được người chữa thì vẫn chữa,nhưng không nên đi chữa với tâm trạng hoang mang như thế này.Bạn phải sẵn sang là chữa được thì tốt mà không chữa được thì tâm trạng vẫn phải bình thường.
-Bây giờ tai bạn không nghe giảng được,thì bạn đọc vậy,đọc kinh,đọc giáo lý miệt mài vào,quên luôn cả chuyện tai mình hỏng,và không còn cảm thấy buồn phiền vì chuyện này nữa.Đến lúc ấy,biết đâu tai của bạn lại nghe được như xưa,mọi thứ đều có thể xảy ra.
-Quan trọng là bây giờ tâm trạng của bạn phải thay đổi đã.Bạn hãy chấp nhận chuyện này một cách bình thường đi,chịu khó đọc kinh,giáo lý,niệm Phật.
TÓM LẠI LÀ BẠN PHẢI SỐNG.Không thể chết trong một tình cảnh như thế này được.Hãy tiếp tục sống và tu hành đi bạn.
-Vài bài giáo lý nhân quả,bạn có thể đọc
http://voluongtho.club/luat-nhan-qua-1
http://voluongtho.club/luat-nhan-qua-1/2
http://voluongtho.club/luat-nhan-qua-3
http://voluongtho.club/luat-nhan-qua-3/2
A Di Đà Phật
Niệm Phật niệm Quán Âm nhiều
xem bạn có thành tâm hay không
xem bạn có nghi ngờ hay không
xem bạn có thối chí hay không
Gửi Trung Đạo
Theo như trung đạo nói thì sám hối theo tịnh độ có nghĩa là bài nghi thức lại sám hối và niệm phật của hoà thượng tịnh không, không vậy. Và mình có cần phải đọc thêm bài cách giải chừ oán thù của oan gia trái chủ không vậy. Mình tu còn non nớt lắm mong hoan hỉ chỉ rỏ cho mình hiểu. Xin chân thành cảm ơn. Mong nhận được hồi âm
Xin chào các cư sỉ các chư vị đồng tu
Xin chân thành cảm tạ những lời dạy của các vị Tịnh Độ,Thiện Nhân,và Hãy Niệm A Di Đà Phật.
Thật ra khi mình vào trang này để mong sự chỉ dạy của các cư sỉ cho mình thêm tinh tấn tu hành và để biết thời khoá mỗi tối của mình nên tụng kinh hây trì chú gì cho giải hết tội nghiệp mà mình đã tạo trong nhiều đờ nhiều kiếp về trước vì khi tai phải của mình bị điếc 4 năm nay thì mình nghe theo các cư sỉ trong trang đường về cõi tịnh này khuyên người niệm phật cầu vãng sanh Tây phương cực lạc thì mình làm theo là thời khoá mỗi tối của mình là niệm phật và hồi hướng cho cửu huyền thất tổ và oan gia trái chủ trong nhiều đời nhiều kiếp và mỗi khi đi chùa hoặc làm các việc thiện lành gì mình cũng đều hồi hướng như vậy và hồi hướng về Tây phương cực lạc. Nhưng đến nay lại bị điếc thêm 1 bên tai trái nữa. Lúc mơi bị mình khủng hoảng lắm vì 4 năm nay mình nghe được 1 bên và nhìn miệng người còn bây giờ tự nhiên không nghe được nữa cả 2 tai nên mình hụt hẳn, chán nãn, ý nghĩ muốn liều mình nhưng vào thờ khoá mỗi tối mình vẩn niệm phật không hề thối chuyển nhưng mình có suy nghĩ là tìm vào trang hoà thượng tịnh không dạy cách giải chừ oán thù của oan gia trái chủ nên mình muốn hỏi ý chư vị là bây giờ mình nên làm gì. Tiếp tục niệm phật cầu vãng sanh không cầu hết bệnh hây phải giải chừ oán thù của oán giai trái chủ hây là mình cần phải dọc tụng kinh nào hây trì chú gì cho mình giải nghiệp. Mong các chư vị hoan hỉ chỉ giúp cho. Bây giờ mình nghĩ thông suốt rồi không còn ý nghĩ tự tử nữa mà mình phải đối mặt và chấp nhận quả báo nghiệp xấu nầy của mình vì do đời quá khứ mình tạo nên đờ này mình phải chấp nhận nhưng có 1 đều xin hỏi ý kiến các vị. Vốn là bên bệnh viện Tai,Mũi,Họng các bác sỉ có nói nếu mình muốn nghe được thì chỉ còn cách là cấy ốc tai nhân tạo biện pháp này là dùng cho những người bị điếc bẩm sinh và những trường hợp điếc nặng như mình trong thời gian 3 năm trở lên mới được cấy ghép. Xin các cư sỉ hãy cho mình lời khuyên là mình có nên phẩu thuật cấy ghép tai hây không. Xin chân thành cảm ơn. Mong nhận được hồi âm.
Chào bạn mình cũng như bạn nhiều lúc có ý định quyên sinh, đôi nghi nghiệm lại chính là do quả báo của chính mình đã từng tạo cho chúng sanh, nếu chết đi nghiệp chưa trả lại chịu thêm tội báo tự sát thì biết bao giờ thoát khỏi trầm luân ! Còn việc oan gia trái chủ thì bạn cứ nhất tâm niệm Phật xong hồi hướng cho họ, hoặc như Ấn Quang Đại Sư dạy niệm kèm thánh hiệu Bồ Tát Quán Thế Âm để được ngầm gia hộ.
Như mọi người biết Đại Sư Ân Quang là Đại Thế Chí Bồ Tát tất nhiên ngài hiểu rõ nhất thần lực và diệu dụng của Bồ Tát Quán Thế Âm. Và tích cực làm việc thiện , nhất là phóng sanh vì bệnh khổ con người đa phần đều do nhiệp sát mà ra phóng sanh hồi hướng chính là cách mau tiêu nghiệp nhất ! Cộng thêm chí thành ăn chay , niệm Phật, niệm thánh hiệu Bồ Tát, thì mình tinh bạn sẽ nhất định vượt qua cơn khó khăn này . Quan trọng nhất là có một phần thánh kính tiêu một phần tội chướng tăng một phần phước huệ, có mười phần thành kính tiêu mười phần tội chướng tăng mười phần phước huệ. A Di Đà Phật
A Di Đà Phật, chào Diệu Trúc.
Trước hết xin chia sẻ nỗi khổ bệnh tật của bạn. Nói đến bệnh tật thì không ai tránh được kể cả những bậc Bồ Tát thị hiện để độ chúng sanh (xem kết nối ở cuối). Vì vậy bạn cũng đừng quá quẫn bách vì nói cho cùng bệnh chính là nghiệp báo mà bạn đã gieo tạo từ những đời trước nhưng vì đời này bạn phát tâm tu hành nên bạn cần trả nợ này một cách sòng phẳng và đúng cách nhất có thể.Bây giờ ta đi vào vấn đề trọng yếu của bạn.
Có lẽ có nhiều người khuyên bạn sám hối, niệm Phật A Di Đà, niệm Quán Thế Âm, trì chú đại bi, đọc kinh.vv…Để tiêu nghiệp chướng, vì nghiệp chướng tiêu trừ nên bệnh tự khỏi. Tất cả những lời khuyên của quý liên hữu đều không sai nhưng việc thực hành phải như thế nào? Chọn pháp nào phù hợp với hoàn cảnh của bạn lại là một vấn đề có tính quyết định thành bại.
Hãy xem xét một số trường hợp tiêu biểu dùng Phật Pháp để trị bệnh nan y. HA nêu 5 trường hợp tiêu biểu dùng các pháp khác nhau:
1) Cư sĩ Lưu Tố Vân bị bệnh tuyệt chứng vô phương cứu chữa (trên thế giới hiện chưa tìm ra thuốc điều trị).
2) Sư cô Quảng Phước bị ung thư đường ruột giai đoạn cuối đã di căn.
3) Một Phật tử trong đoạn video “niệm Phật lành bệnh ung thư bao tử”.
4) Lão pháp sư Tịnh Không khi bệnh trầm kha đến(đúng theo lời thầy xem quẻ bói cùng với 2 người bạn của PS đều ứng đúng với quẻ)không đi bệnh viện chữa mà tự khỏi.
5) Bà cụ Trần Thị Ích 89 tuổi niệm Phật một đêm qua ngày hôm sau liền khỏi bệnh lắc đầu.
Năm trường hợp trên đều là bệnh nan y vô phương cứu chữa nhưng tại sao lại khỏi khi ứng dụng Phật Pháp? Có phải là cứ làm rồi sẽ khỏi hay không? Đúng mà không đúng. Đúng hay không chỉ khác nhau ở một niệm mà thôi.
Phật dạy chúng ta hai điều trọng yếu sau: Thứ nhất là “lấy bệnh khổ làm thuốc hay”. Thứ hai là “chuyển nghiệp lực (nguyên nhân gây bệnh) thành nguyện lực (chuyển đổi vận mệnh)”.
Bạn DT hãy ghi nhớ cả 2 điều trên nhé.
Tại sao cả 5 trường hợp nan y trên đều khỏi? CS Lưu Tố Vân trì chú Đại Bi, Sư cô Quảng Phước niệm Phật được hộ niệm của Tịnh thất Quan Âm, cô gái bị ung thư dạ dày tự niệm Phật còn Lão Pháp sư Tịnh Không đóng cửa niệm Phật gần 1 tháng liền khỏi bệnh. Bà Ích cũng niệm Phật khỏi bệnh. Vậy điều gì là căn bản ở đây? Đó chính là chuyển được nghiệp lực thành nguyện lực.
Bạn DT, nói như liên hữu Trung Đạo ở trên là chính xác, bạn niệm Phật để cầu khỏi bệnh nên bạn đã bị chấp trước làm chướng ngại bạn. Phần nữa công phu của bạn có thể nói là chưa đủ lực.
Hãy suy gẫm lời Phật nói “lấy bệnh khổ làm thuốc hay”. Tại sao lại lấy bệnh làm thuốc, không phải bệnh khổ là khổ đau sao gọi là thuốc được? Nói cho bạn biết, nếu không có bệnh khổ thì có lẽ rất ít người hạ thủ công phu để tu hành. Từ chỗ hạ thủ công phu đó mà cả hai bệnh đều khỏi đó là bệnh thân (dễ chữa) và bệnh tâm (khó chữa). Nếu công phu hời hợt thì bệnh sao có thể khỏi được phải không bạn?.
Bây giờ bạn DT hãy suy gẫm câu thứ 2 “chuyển nghiệp lực thành nguyện lực”. Bạn DT có lẽ cũng biết một câu niệm Phật có thể tiêu trừ 80 ức kiếp tội nặng sinh tử cho nên rất nhiều người niệm Phật đều có thể khỏi bệnh nhờ chuyển được nghiệp. Vậy khác nhau ở đâu mà cũng nhiều người niệm Phật vẫn không khỏi bệnh? như bạn chẳng hạn. Chỗ khác nhau đó chỉ ở TÂM CHÍ THÀNH của người niệm Phật.
Bạn DT hãy điềm tĩnh và chăm chú xem cả 5 trường hợp trên bạn sẽ tìm được cho mình câu trả lời giúp bạn tìm được chìa khóa mở cánh cửa mà bấy lâu nay bạn chưa mở được. Bạn sẽ thấy cả 5 người nói trên họ đều phát cái TÂM DŨNG MÃNH. Chính cái tâm dũng mãnh đó giúp họ thành tựu.
Theo HA bạn DT đừng quá vội hành trì ngay. Trước hết bạn hãy bình tâm đọc kỹ đoạn phúc đáp, xem kỹ 5 video clips (và nhớ hai câu quan trọng ở trên nha bạn). Bạn hãy chuẩn bị cho mình một sự chuẩn bị chu đáo và hãy thu xếp chuyện con cái, gia đình. Bước tiếp theo là bạn hãy buông xả trong thân tâm để có sự thảnh thơi. Pháp mà bạn nên lựa chọn cho mình (cũng như hằng đêm bạn từng hành trì) đó là niệm danh hiệu A Di Đà Phật. Bạn có thể niệm 4 hoặc 6 chữ, và bây giờ là lúc hành trì.
Bạn nên niệm (ở nhà hoặc trong chùa) với một tâm thái của người như đang bị hổ đuổi trong rừng cần người cứu mạng. Bạn có thể chăm chú nhìn hình tượng Phật A Di Đà hoặc nhắm mắt hay mở mắt cũng mặc vì bạn là người đang chạy trốn nên bạn sẽ không chú ý xung quanh. Bạn niệm đến chảy nước mắt, nước mũi, niệm đến chỗ ai làm gì bên cạnh cũng mặc, không lần chuỗi, không tính đếm bao nhiêu câu, niệm đến quên cả ăn uống. Nếu bạn đang uống thuốc thì hãy bỏ thuốc và hoàn toàn tin tưởng và vị Đại Y Vương lúc này của bạn là A Di Đà Phật. Nếu bạn có thể làm được như thế cùng với tín tâm và hạnh nguyện của mình thì điều kỳ diệu sẽ đến vì bạn chính đã gửi gắm thân tâm của mình cho Phật A Di Đà. Bạn cũng đừng để ý đến sự diệu kỳ nữa vì lúc này điều bạn cần làm là niệm niệm nối tiếp, niệm như bị hổ đuổi trong rừng.
Vậy nghe bạn, hãy tham khảo thêm nghi thức, không cần dài dòng bạn ạ (theo nghi thức trên ĐVCT là phù hợp). Chúc bạn thành công, A Di Đà Phật.
http://www.duongvecoitinh.com/index.php/2016/01/vi-sao-nhung-nguoi-tu-hanh-thuong-hay-bi-benh-nang/
Chào bạn Diệu Trúc,
Xin được góp vài ý với bạn như sau.
– Nếu cấy ghép tai mà nghe lại được thì bạn cứ thực hiện thôi, không cần phải băn khoăn.
– Giả sử như ác nghiệp của mình nhiều, mà mình thực hiện các việc thiện lành, tưởng là nhiều, nhưng vẫn là chút ít so với nghiệp ác đã tạo thì kết quả là mình vẫn thọ quả xấu. Ở điểm này xin được thẳng thắn góp ý với bạn là, số ngày bạn ăn chay còn quá ít. Muốn sớm tiêu trừ nghiệp, đặc biệt là nghiệp sát, thì nên gắng ăn chay trường, hay ít nhất là thập trai (10 ngày). Bạn hãy chịu khó một chút, bên cạnh việc làm đồ mặn cho gia đình thì hãy làm thêm chút đồ chay cho mình ăn. Như vậy thì mới tỏ ra được chút lòng thành của mình. Ngoài ra, bạn cần phải tự mình xuất tiền mua vật phóng sanh nữa, hãy nên khởi tâm thương xót chúng sanh sắp bị khổ, bị giết mà chuộc mạng và thả tự do cho họ.
– Khi sám hối, hay đọc kinh, trì chú, niệm Phật,..bạn nên để ý đến tâm của mình. Để được cảm ứng, không ở nơi cách thức, mà ở nơi tâm của mình. Lời hồi đáp của các huynh đệ ở đây đều nhắc đến điều này. PH để ý là tâm bạn khá là bấn loạn, nên PH khuyên bạn chỉ nên chú tâm vào một câu Phật hiệu thôi. Thứ nhất, bạn phải tăng thời khoá niệm Phật lên, muốn tiêu nghiệp mà một ngày chỉ có 1080 câu là quá ít. Bạn thử nghĩ xem, một ngày có 24 giờ, mà mình bỏ ra có khoảng 30′ để niệm, còn 23.5 giờ còn lại thì mình toàn niệm tham, sân, si,..(pháp thế gian, tăng thêm nghiệp xấu ác) thì sao ngăn được cơn lũ nghiệp ác nổi, phải không. Cho nên bạn hãy chịu khó thức khuya, dậy sớm một chút, niệm ít nhất 5000 câu Phật hiệu mỗi ngày. Thứ hai, điều này còn quan trọng và khó hơn điều thứ nhất nữa; khi bắt đầu vào thời khoá thì gắng khởi cho được tâm cung kính, thiết tha, khi niệm thì phải hoàn toàn chú tâm vào câu Phật hiệu, nghĩa là khi niệm thì chỉ nhớ, nghĩ đến câu Phật hiệu thôi, không nghĩ qua chuyện khác. Điều này nói thì đơn giản, nhưng có khi mình tập cả đời vẫn chưa được. Nên hãy cố gắng thêm nhé bạn.
– Bạn hãy làm thêm một việc nữa là lạy Phật, niệm một câu A Di Đà, lạy một lạy. Mỗi ngày nên gắng lạy ít nhất 50 – 100 lạy.
Khi bạn đổ chút ít công sức như vậy thì các vị oan gia trái chủ mới thấy được bạn có chút thành tâm, chứ mình làm ít, qua loa thôi thì đâu có thuyết phục được họ. Khi hồi hướng, phải nên tập khởi tâm từ bi rộng lớn. Thường khi mình hồi hướng cho các vị oan gia trái chủ là mình muốn người ta “tha” cho mình, nghĩ như vậy thì không sai, nhưng chưa tròn vẹn. Mà hãy nên thật tâm thông cảm những phiền não, khổ nạn mà người ta phải chịu đựng do mình gây hại cho họ, từ đó mà khởi tâm thật mong họ mau được thoát khổ (mình bị điếc mà đã thấy khổ muốn chết cho xong, có biết đâu khi xưa mình đã làm họ đau đớn gấp trăm lần, vậy thì họ còn khổ hơn mình biết bao nhiêu). Nghĩa là ở đây, phải xoay cái tâm mình, từ chỉ nghĩ đến mình, xoay lại là nghĩ cho họ, thông cảm với họ. Thêm một bước nữa là khởi tâm thương xót rộng lớn đến tất cả chúng sanh, mà hồi hướng.
Khi tu Phật bạn hãy nên chú ý đến tâm, đó là điều quan trọng nhất. Theo như PH thấy thì có vẻ bạn chưa có sự để ý, thực hành ở tâm nên mọi thứ chưa được ổn lắm. Trong truyện tiền thân của đức Bổn sư chúng ta, PH nhớ là có lần Ngài bị đoạ địa ngục, rất đau đớn khổ sở, vậy mà khi thấy, nghe các vị quỷ sứ đang chuẩn bị hình phạt cho những tội nhân mắc tội giống như Ngài sắp bị thọ hình phạt, thì tâm từ của Ngài trỗi dậy, Ngài nguyện rằng Ngài sẽ chịu thay cho những vị đó nỗi thống khổ ở địa ngục, đừng ai phải chịu khổ như thế. Ngay khi Ngài khởi tâm phát nguyện như thế thì Ngài được sanh về cõi trời. Đó là bởi vì, với tâm cao quý, thiện lành như thế thì đã tương ưng với cõi trời rồi, không còn tương ưng với cõi địa ngục nữa. PH dài dòng như vậy để nhắc bạn, tâm như thế nào là tối quan trọng. Nếu bạn thật khởi tâm được như PH đã góp ý, thì PH tin rằng bạn sẽ sớm cởi bỏ được oan trái với các vị oan gia trái chủ thôi.
Thông thường, với người tu Tịnh Độ, nên chỉ có một ý niệm cầu vãng sanh thôi, các việc khác chỉ là phụ. Tuy nhiên, với trường hợp của bạn, PH thấy chắc hơi khó để bạn thật khởi tâm được như vậy. Nhưng bạn có thể tập từ từ. Cứ nghĩ như vầy: “không biết mình sẽ chết lúc nào, có khi lại chết trước khi mình trị được bệnh điếc nữa; chi bằng cứ dũng mãnh cầu vãng sanh, mọi thứ cứ để cho Ngài A Di Đà lo liệu, sống chết, còn bệnh hay hết bệnh cứ để cho Ngài lo, mình chỉ lo một việc, ráng chú tâm niệm Phật cho nhiều để được vãng sanh thôi”. Cứ khởi nghĩ hoài như vậy thì sẽ đến lúc bạn thật tâm chỉ muốn vãng sanh thôi, không còn để ý đến bệnh nữa.
Hy vọng bạn có thể có được lợi ích thiết thực, đúng chánh pháp từ tất cả những chia sẻ của các bạn sen ở đây.
Chúc bạn sớm được an vui.
Nam Mô A Di Đà Phật.
A Di Đà Phật, chào Diệu Trúc.
Diệu Trúc, khi bạn niệm Phật thì không nên chú tâm vào bất cứ một điều gì, chỉ có Phật A Di Đà. Ngoài A Di Đà Phật ra không để tâm vào bất cứ điều gì kể cả thân, tâm của mình, kể cả người, cảnh, kể cả ý muốn thành Phật.vv…như lời Phật nói trong kinh (kinh Niệm Phật Ba La Mật) bạn nhé.
5 video clips trong phúc đáp trên gồm:
1) https://www.youtube.com/watch?v=LiuDNtncSa8
2) https://www.youtube.com/watch?v=gKOIHMVa-ds
3) https://www.youtube.com/watch?v=SVdzFXDSmk0
4) http://www.chuaphapminh.com/phat-phap/phat-phap-can-ban/7EC44B_chuyen_nghiep_luc_thanh_nguyen_luc.aspx
5) https://www.youtube.com/watch?v=wqLb3w1asJ0
Bạn Diệu Trúc có thể tham khảo thêm 4 cách niệm Phật của HT Tinh Vân: http://www.duongvecoitinh.com/index.php/2016/03/bon-cach-niem-phat-cua-hoa-thuong-tinh-van/
Chúc bạn tinh tấn, A Di Đà Phật.
Xin chân thành cảm ơn các cư sĩ khuyên dạy. Cư sĩ Hoằng Ẩn và cư sĩ Phước Huệ chỉ dạy rất là tường tận, chi tiết. Mình đã ngộ ra là công phu của mình một ngày 24 tiếng mà mình chỉ niệm phật vào thời khoá tối có 1080 biến là quá ít, ngoài thời khoá ra thì đi, đứng, nằm, ngồi mình cũng niệm thầm trong tâm nhưng thiết nghĩ cũng quá ít nên mấy ngày nay đọc được lời khuyên của các cư sĩ mình quyết tâm niệm phật thêm khoá 10h sáng sau khi lo cơm nước trong nhà xong là thời khoá 10h sáng và 7h tối. Mỗi thời khoá mình niệm được 2160 câu phật hiệu. Tổng lại 2 thời khoá trong ngày cũng được 4320 câu phật hiệu và ngoài ra đi, đứng, nằm, ngồi gì cũng niệm thầm trong tâm. Mình đã cố hết sức rồi từ từ sẻ niệm lên tiếp. Xin hỏi các cư sĩ trong khi ở nhà thì mình niệm theo thờ khoá là thấp nhang đảnh lể rồi niệm nhưng nếu ngày nào có việc không có ở nhà thì mình niệm thầm trong tâm có được không vì mình không có phát nguyện trước phật là sẽ làm mỗi ngày vào 2 thời khoá này mà mình cứ tranh thủ làm công chuyện xong giờ nào là mình thấp nhang lể phật rồi niệm giờ đó thôi chứ không dám phát nguyện sợ làm không đúng sẽ bị tội xin hỏi như vậy có được không ? Mong các cư sĩ hoan hỉ chỉ dạy thêm. Trân thành cảm ơn.
A Di Đà Phật
Chào bạn Diệu Trúc!
MD có đôi dòng ngắn gọn chia sẻ cùng bạn:
*Trong tu hành, mọi việc đều phải tùy duyên, kể cả việc niệm Phật cũng vậy, nếu quá cưỡng cầu tất sinh phiền não mà tự ngăn ngại con đường Đạo. Thời khoá mỗi ngày 1080 câu Phật hiệu quá ít hay không, điều này phụ thuộc và tỷ lệ nghịch với khối lượng công việc của bạn. Các đạo hữu khuyên bạn nên niệm Phật nhiều hơn nhằm sách tấn bạn- rất tốt. Song bạn phải dựa vào hoàn cảnh và sức lực ở ngay chính bạn mà điều chỉnh mức công phu sao cho phù hợp, không thể nghe người khác khuyên niệm 5000 câu Phật/ngày là lập tức hành theo. Làm được là điều tốt nhưng bạn có duy trì được không mới là điều quan trọng. Nếu hôm nay, ngày mai bạn niệm được 5000 câu Phật, nhưng ngày mốt, ngày kia [vì bất cứ lý do gì] giảm xuống, không duy trì được thì [về sự] bạn đã có sự thoái chuyển- thật chẳng nên chút nào.
Người xưa, công việc triều chính đa đoan, họ chỉ niệm mỗi ngày 10 câu Phật nhưng họ được vãng sanh bởi 10 câu này có đầy đủ Tín- Nguyện- Hạnh.
-Tín là tin:
+Tin: Lời Đức Bổn Sư dạy về Thế giới Cực Lạc chẳng hư dối;
+Tin: Bổn nguyện lực tiếp độ của A Di Đà Phật;
+Tin: bản thân niệm Phật sẽ được vãng sinh.
-Nguyện:
+Nguyện buông xả vạn duyên;
+Nguyện tha thiết được về Tịnh Thổ.
-Hạnh: là sự niệm Phật không xen tạp, không gián đoạn.
Chẳng đủ 3 tư lương trên thì dù “Niệm khô hơi khàng giọng cũng thành vô ích”. Do vậy, 1080 câu Phật hiệu [hay nhiều hơn càng tốt] nhưng nhất định phải đầy đủ Tín- Nguyện- Hạnh và giữ chắc mức công phu đến giờ phút lâm chung thì nhất định thành tựu.
*Khi đã phân định thời khóa, dụ như hôm nay vì lý do gì đó không thể công cứ thì nhất định hôm sau phải niệm bù. Đó là cách giúp chúng ta luôn siêng năng, không bị biếng trễ. Cũng giống như học sinh làm bài tập, nếu hôm nay không làm bài tập, ngày mai không làm,… lúc làm lúc không chiếc vở sẽ trống trơn, học sinh ấy là học sinh lười nhác, kết quả học tập không cao; nhưng nếu hôm nay không làm bài tập được ngày mai liền làm bù, chứng tỏ học sinh ấy siêng năng, sẽ có thành tích tốt trong học tập. Niệm Phật đạt trình độ này kia là điều rất khó, nhưng điều mà chúng ta làm được là siêng năng- đó cũng được xem là tinh tấn vậy. Lại nữa, công cứ có thể “nợ” cho ngày hôm sau nhưng nhất định mỗi ngày bạn phải có 10 niệm A Di Đà Phật hồi hướng Tây Phương Cực Lạc, HT Tịnh Không thường nhắc nhở chúng ta việc này, nhất định phải ghi nhớ.
Nam Mô A Di Đà Phật
A Di Đà Phật, chào Diệu Trúc.
Như liên hữu Mỹ Diệp đã PĐ ở trên, mọi việc nên tùy duyên bạn ạ. Thế nhưng tùy duyên mà bất biến. Có nghĩa là tùy duyên nhưng tâm không thối thất. Bạn đã tinh tấn hơn trước, điều này rất tốt, nhưng bạn hãy làm tròn bổ phận bạn nhé. Cổ Đức dạy chúng ta “đốn luân tận phận”. Có nghĩa rằng mọi việc đều chu toàn, phải làm ra tấm gương cho mọi người thấy được là người học Phật cũng đáng để noi theo. Đối với việc thờ cúng lễ lạy hàng ngày cũng vậy, thuận tiện thì làm, không thuận thì ngoài công việc ra nhiếp tâm niệm Phật mọi lúc mọi nơi. Nơi chốn đông người thì bạn niệm trong tâm nhưng cũng nhớ tuân theo nhịp điệu giống như khi niệm thành tiếng. Trên đường đi hay những chỗ khá vắng vẻ thì có thể niệm ”kim cang trì”. Ngoài ra bạn cần phóng sanh, bố thí tài vật cho bệnh nhân. Những việc này đều giúp bạn được sớm hồi phục sức khỏe.
Vài dòng chia sẻ cùng bạn, chúc hoan hỷ, an lạc nghe bạn. A Di Đà Phật.
A di đà phật
Bạn Hoằng Ẩn có thể nói lí do vì sao khi niệm thầm cũng giữ nhịp điệu như niệm thành tiếng ko?
Vì sao miệng không động mà trong tâm lại có tiếng? trong trường hợp này tiếng ấy Duy thức học gọi là gì?
vả lại tiếng ấy là do mình quán mà có hay là do mình nhớ lại mà có? nếu quán mà có thì tiếng quán ấy khó có thể giống với lúc niệm ra tiếng, còn nếu tiếng ấy do nhớ lại mà có thì cần gì phải gọi là “niệm” nữa?
Xin cám ơn bạn
A Di Đà Phật, chào bạn Minh Thành.
Khi niệm trong tâm (mặc trì) cần giữ nhịp điệu như khi niệm thành tiếng vì: đối với nhịp thì giữ được đều đặn, không quá nhanh, không quá chậm để tâm kịp ghi nhớ rõ từng chữ một A_Di_Đà_Phật. Đối với điệu mỗi người niệm đều có âm sắc riêng (theo tần số khác nhau). Khi niệm thành tiếng thì cả nhịp và âm sắc đó đồng thời được tàng thức (A Lại Da) ghi lại. Âm sắc và nhịp của câu niệm đó là một thức trong tàng thức. Khi niệm trong tâm thì tâm sẽ tìm thức đã được huân tập trong A Lại Da để khởi lên trong tâm tạo thành âm thanh ở trong tâm như khi niệm thành tiếng. Việc niệm như trên có những lợi ích sau:
– Ít bị trạo cử vì tâm phải dõi theo âm sắc để không bị mất.
– Ít bị hôn trầm (niệm thầm, niệm mặc trì thường gặp phải) vì âm thanh vẫn rõ trong tâm.
– Duy trì thời gian niệm được lâu vì có sự hỷ lạc hơn là niệm không có âm sắc.
Khi niệm trong tâm thì nên niệm thành tiếng trước một số câu để tàng thức ghi nhận rõ ràng, sau đó chuyển sang niệm trong tâm. Vài dòng giải thích thô thiển, có thể chưa đầy đủ, mong bạn hoan hỷ. Bạn thử thực hành xem nhé, A Di Đà Phật.
niệm thầm niệm trong tâm tuy miệng không động nhưng có tướng
niệm
A Di Đà Phật.
Bạn Diệu Trúc, vì bạn cả hai tai đều hỏng, vậy bạn thử niệm theo cách của Pháp sư Tịnh Không “khán nhất thiết nhân, nhất thiết vật, nhất thiết sự đô thị A Di Đà Phật” (Hãy xem mọi người, mọi vật, mọi sự đều là A Di Đà Phật). Cách niệm này rất thâm sâu, đây chính là niệm thật tướng Phật vì tất cả mọi người đều có Phật tánh, tất cả mọi vật đều có pháp tánh. Pháp tánh thì bao gồm Phật tánh nên khi bạn xem tất cả mọi người, mọi vật, mọi sự việc đều là A Di Đà Phật chính là niệm thật tướng Phật. Bạn nên ngoài những lúc trì danh ra hãy niệm theo cách trên sẽ thấy dễ nhập tâm hơn. Hàng ngày khi làm lễ bạn nên niệm chừng 10 niệm sau “Nam mô đại từ, đại bi – Tầm thanh cứu khổ, cứu nạn – Quảng đại linh cảm Quán Thế Âm Bồ Tát”. Chúc bạn thành công. Nam mô A Di Đà Phật – Nam mô Quán Thế Âm Bồ Tát.
Con đường tiến tu Tịnh Độ
https://www.youtube.com/watch?v=EDFIZx1Wivo