Trước khi vào vấn đề xin chư vị niệm tình tha thứ cho. Vì thời đại ngày nay là thời đại mạt pháp, cách Phật diệt độ rất xa. Hiện tại Phật Di Lặc vẫn chưa đản sinh, nên chúng ta hiện đang kẹt trong bát nạn. Thế nhưng, chư vị ngày nay được nghe đạo vô thượng, gặp được pháp môn Tịnh độ để tu tập, lại gặp được đạo tràng thanh tịnh như thế này, chứng tỏ chư vị là người đã có gieo nhân lành trong vô lượng kiếp.
Chúng ta học Phật, điều quan trọng nhất là phải có chánh tri kiến, người không có chánh tri kiến học Phật cũng không có lợi ích thiết thực gì. Chánh tri kiến như kim chỉ nam định hướng cho chúng ta con đường đi đúng đắn. Mọi người đã là người biết đạo, là người niệm Phật tu hành, không nên giống người trong thế tục chỉ cầu giàu sang phú quý, thăng quan phát tài, mà mục đích chúng ta học Phật là cầu giải thoát khổ đau, thoát ly luân hồi sinh tử. Nếu người học Phật với mục đích chỉ cầu phú quý thì chẳng khác nào ngoại đạo. Nói như thế, Phật pháp có giảng cầu phú quý không? Đương nhiên, Phật pháp cũng có nói đến việc cầu phú quý, song, cầu xuất thế gian mới là chân thật phú quý.
Giàu sang phú quý của thế gian thường làm chướng ngại cho đạo nghiệp, chúng ta phải xả bỏ nó. Trong kinh thường nói: “Giàu sang học đạo là khó”. Người giàu sang có tiền tài, phú quý, có danh vọng. Tài và danh là hai loại trong năm thứ ngũ dục. Chúng giống như hai sợi xích trói buộc con người, đưa con người vào đọa lạc. Người có tài, có danh vọng thật khó xả bỏ để tu hành. Do đó, người tu hành chúng ta chỉ cần thân thể mạnh khỏe, ăn mặc vừa đủ là được rồi. Nếu như ăn mặc không đầy đủ, đương nhiên sẽ khó mà tu hành, vì ăn mặc không đủ dẫn đến thân thể bất an, thân thể không an thì tâm khó an định, thân thể không có an làm sao tu hành được.
Chúng ta sinh vào thời đại ngày nay, phương tiện ăn mặc của chúng ta không đến nỗi thiếu thốn gì. Chúng ta sinh được vào hoàn cảnh tốt như thế này, không cần phải tranh danh đoạt lợi rồi. Vì cầu danh tranh lợi ắt hẳn làm chướng ngại cho việc tu hành. Mọi người nhất định phải xả bỏ cái tâm mong cầu giàu sang phú quý thì mới có thể học đạo được.
Trên sự thật, người giàu sang phú quý đa số là làm ác, tạo nghiệp nhiều. Chúng ta cứ quan sát xem, người giàu sang phú quý có được mấy người chân chính cống hiến cho xã hội, cho đất nước? Có được bao nhiêu người giàu sang mà không kiêu ngạo, không mê muội? Một người đã giàu sang rồi khó mà tránh khỏi sự tham đắm ngũ dục. Tài, sắc, danh, thực, thùy là chỗ y cứ cho địa ngục, cho nên chúng ta không nên có tâm mong cầu phú quý trong thế gian.
Phật pháp giảng nói điều cao quý nhất là gì? Tu lục độ vạn hạnh là giàu sang nhất, giải thoát khỏi Nhị tử là phú quý nhất. Nhị tử bao gồm những gì? Đó là Phân đoạn sinh tử và Biến dịch sinh tử. Sinh sinh, tử tử trong lục đạo luân hồi gọi là Phân đoạn sinh tử. Phàm phu tu đạo chứng được quả A la hán, tức được giải thoát khỏi Phân đoạn sinh tử, chứng quả A la hán lại phát Bồ Tát tâm hành Bồ Tát đạo, lại phá trừ vô minh chứng được pháp thân, Phật đạo viên thành, đó là giải thoát khỏi Biến dịch sinh tử. Đức Phật Thích Ca Mâu Ni, Phật A Di Đà, cùng vô lượng chư Phật là những vị đã giải thoát khỏi Nhị sinh tử, tự do tự tại qua lại trong chín giới cứu độ chúng sinh, đó mới là cao quý nhất.
Đức Phật được gọi là Thế Tôn, là thầy của trời người, là do người thế gian tôn quý Ngài mà gọi tên như vậy. Vì Ngài có đại từ bi, đại trí tuệ, có thể cứu khổ chúng sinh thoát khỏi khổ não, đạt được an lạc giải thoát. Chúng ta thử xem người giàu sang trong thế gian có bao nhiêu người làm được vậy? Chúng ta là người học Phật, phải noi gương Phật mà học tập, phải hướng tâm cao thượng cầu đạo xuất thế gian, đó mới là phú quý chân thật nhất, mới là người Phật tử chân chính.
XIN HÃY THƯỜNG NIỆM A DI ĐÀ PHẬT.
Trích từ “Bảy ngày khai thị Phật thất” của Hòa thượng Diệu Liên
xin hỏi các bạn đồng tu mình được biết tự tự thì phải trả cái giá rất đắt, vậy người tâm thần tự tử có phải trả giá như người bình thường ko, vì họ ko thể có ý thức đc như người bình thường mà bị trả giá như người thường thì tội nghiêph họ quá, a di đà phật
Chào bạn Hướng Về Phương Tây,
Mỗi một điều gì xảy đến cho ta, đều là nghiệp quả do nhân duyên ta đã từng gieo, nương theo nghiệp lực mà ta thấy có Diêm Vương hoặc quỷ sứ hành hình. Người bị tâm thần, thì nhân xấu họ gieo phải rất là kinh khủng, nặng đến nỗi tâm gần như hoàn toàn u mê, mờ mịt, chẳng còn chút trí tuệ nào, trong một số trường hợp ta thấy còn tệ hơn tâm thức của các chúng sanh trong đường súc sanh nữa. “Trả giá”, xin được sửa lại cho đúng là “thọ quả báo”. Cho nên, sẽ tuỳ theo nhân duyên mà có thọ quả báo nặng nhẹ, xấu tốt; chứ không phải có một vị uy quyền nào đó quyết định tội nặng, nhẹ, trả giá,.. Nghĩa là tâm gieo nhân, tâm thọ quả; chứ không phải từ một cái gì bên ngoài tác động.
Cho nên, ngay lúc ta còn khoẻ, còn minh mẫn, phải ráng hết sức mà tu, hết sức chú ý lúc gieo nhân; khi đến lúc thọ quả xấu rồi thì e rằng chẳng còn cơ hội để tu tập.
Chúc bạn thường tỉnh giác.
Nam Mô A Di Đà Phật.
cảm ơn cư sỹ phước huệ mình hiểu đc quả báo đời trước nên họ mới mắc bệnh tâm thần nhưng ý mình hỏi họ có phải trải qua cứ 7 ngày phải chết tự tử ở cảnh giới của họ trong 49 ngày như người thường và phải đọa địa ngục ko, vì mình có người bạn như vậy tự tử nên mình hỏi vậy
Chào bạn Hướng Về Phương Tây,
Chắc bạn cũng biết chúng sanh khi hết thọ mạng, không phải ai cũng trải qua thân trung ấm trong 49 ngày. Tuỳ theo nghiệp cực trọng thiện/ác của vị đó, hoặc cận tử nghiệp mà vị đó có thể sẽ ngay lập tức tái sanh vào cảnh giới tương ưng. Ví dụ, người có nghiệp cực trọng thiện như đắc thiền định, hoặc chứng quả Nhập lưu, Nhất vãng lai,.. sẽ ngay lập tức tái sanh về cảnh trời tương ưng. Hoặc một vị vua dù làm nhiều việc thiện nhưng ngay lúc lâm chung ác niệm nổi lên (cận tử nghiệp), liền hoá sanh thành rắn. Với người nghiệp nặng, nhẹ chưa phân định thì sẽ trải qua một số ngày (49 ngày hoặc ít hơn) ở thân trung ấm. Có khi chỉ một vài ngày là họ đã tái sanh ngay, chứ không phải trải qua 49 ngày.
Trường hợp bạn của bạn, có thể đoán được họ đang ở cảnh giới rất khổ (dựa trên tâm thức của họ, có thể vào cõi địa ngục chẳng hạn). PH không chắc lắm về thuyết là cứ 7 ngày thì họ phải tái diễn lại việc tự sát. PH có thử tìm hiểu trên mạng, nhưng không đủ thông tin để biết được thuyết đó xuất phát từ kinh điển nào, hy vọng sẽ có bạn sen khác biết và chia sẻ.
Tuy nhiên, có một điều chắc chắn là bạn của bạn đang ở cảnh giới không tốt. Cho nên điều tốt nhất bạn có thể làm cho họ là làm các việc phóng sanh, niệm Phật, đọc kinh,..rồi hồi hướng công đức đến họ.
Bạn hãy bỏ chút thời gian để đọc, tìm hiểu về các loại nghiệp chi phối, quyết định sự tái sanh nhé, khi mình hiểu rõ ràng rồi thì sẽ bớt băn khoăn về những điều tương tự.
Chúc bạn thường tinh tấn.
Nam Mô A Di Đà Phật.
VÃNG SANH LÀ VIỆC LỚN – NHÂN DUYÊN HY HỮU !
Chúng ta vãng sanh đến thế giới Tây Phương Cực Lạc chỉ nhờ vào câu Phật hiệu này, thế nhưng câu Phật hiệu này nhất định phải biết, chỉ niệm một câu A Di Đà Phật không phát tâm Bồ Đề thì không thể vãng sanh.
Đại sư Ngẫu Ích giảng cho chúng ta nghe được rất rõ ràng, rất đơn giản, rất thấu đáo là “chân tín thiết nguyện”.
Tôi thật tin tưởng, không một chút hoài nghi, tôi thật bằng lòng đi đến thế giới Cực Lạc, chân thật bằng lòng thân cận A Di Đà Phật, học với A Di Đà Phật, cái tín cùng nguyện này chính là tâm đại Bồ Đề, sau đó bạn chỉ cần một lòng chyên niệm thì đầy đủ điều kiện rồi, thì bạn liền có thể vãng sanh.
Vãng sanh là việc lớn, nhân duyên hy hữu !
Thế gian bất cứ thứ gì cũng đều là giả, những việc thế gian có duyên thì làm, không có duyên thì tuyệt đối không nên khởi lên ý niệm này. Nếu bạn đem tinh thần và thời gian lãng phí ở nơi thế gian pháp, cái nhân duyên đại sự này bị lỡ qua rồi thì bạn đến đời nào kiếp nào mới có thể gặp lại được? Nhất định bạn phải hiểu!
Cho nên người học Phật chúng ta ở thế gian này tất cả tùy duyên, vì việc tốt cho chúng sanh. Có duyên thì chúng ta làm, không có duyên thì không nên phan duyên, việc này quan trọng hơn bất cứ việc gì.
Lão hòa thượng Tịnh Không
Trong mộng thấy Phật
Dưới đây giới thiệu, “Tấn đại Lưu Di Dân, dữ Lô sơn Viễn công đồng hội niệm Phật giả dã. Vãng sanh tại Viễn công tiền”, ông ta vãng sanh trước Huệ Viễn đại sư. “Viễn công lâm chung, phương tùng định khởi. kiến A Di Đà Phật, thân mãn hư không. viên quang chi trung, hữu chư hóa Phật. Quan Âm Thế Chí, tả hữu thị lập”. Khi đại sư Huệ Viễn vãng sanh, Lưu Di Dân theo Phật đến nghinh đón, trong Liên Xã những người vãng sanh trước đều theo Phật đến. Sự ghi chép này tuyệt đối không phải là giả, tuyệt đối không phải lừa dối người, quý vị thấy khi đại sư Huệ Viễn vãng sanh, mới từ trong định dậy, đang nhập định, trong định xuất định thấy thân Phật A Di Đà đầy khắp hư không, đây là thật. Trong ánh hào quang có chư vị hóa Phật, Quan Âm Thế Chí đứng hầu hai bên, đây là thấy được tượng Phật.
Tôi đã thấy một lần, không phải ở trong định, mà là trong mơ. Năm 79 tuổi tôi bị một cơn bệnh, cơn bệnh đó làm tôi sắp vãng sanh, nhưng không đi được. Quả thực thấy được thân tướng Phật A Di Đà đầy khắp hư không, tướng rất lớn. Tôi nhìn thấy Phật Thích ca Mâu Ni, Phật A Di Đà, Phật Tỳ Lô Giá Na. Bởi vì tôi giảng Hoa Nghiêm kinh, giảng Hoa Nghiêm kinh nên tôi đến lễ lạy, lạy thứ nhất là lạy Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật, lạy thứ hai là lạy Phật A Di Đà, lạy thứ ba là lạy Phật Tỳ Lô Giá Na. Lạy thành thói quen, cho nên khi đó thấy được ba vị Phật đều là thân mãn hư không. Cuối cùng trong tâm tôi liền niệm Nam Mô Quan Thế Âm Bồ Tát, thì tượng Phật không còn nữa, mà Bồ Tát Quán Thế Âm hiện ra, cũng là thân mãn hư không.
Tôi chỉ chú ý xem tượng Phật Bồ Tát, ở sau lưng tôi có người hỏi tôi, họ hỏi thì tôi trả lời, tôi không quay đầu lại, không biết người đó là ai? họ hỏi tôi rất nhiều, tôi thật sự muốn vãng sanh, đi theo Phật. Lúc đó nhớ đến khi mới học Phật, đại sư Chương Gia nói với tôi: Cuộc đời của tôi là do Phật Bồ Tát sắp đặt. Cho nên tôi đáp rằng, nếu như Phật Bồ tát còn muốn tôi sống thêm vài năm, cũng không sao, như vậy rồi tĩnh lại.
Giấc mơ này không phải là giấc mơ bình thường, nó quá chân thật. Tôi thấy ở giữa cánh đồng rộng mênh mông, tôi nằm trên bãi cỏ nhìn những giải núi trùng trùng điệp điệp trước mặt, rất giống từng tầng từng tầng Thương sơn ở Vân Nam, nhưng không có biển, trước Thương sơn có hồ Nhĩ Hải, không nhìn thấy biển, trước mặt là thảo nguyên vô cùng vô cùng rộng lớn, tôi nhìn thấy hiện tượng này. Đây là thấy Phật, khi vãng sanh thấy được Phật A Di Đà.
Lão hòa thượng Tịnh Không
https://www.youtube.com/watch?v=sh3FBwbcM5Y
A di đà phật! Cho con hỏi nếu một người con bị bệnh về thần kinh, ở với cha mẹ bị bệnh tâm thần thường hay nói những lời khó nghe với cha mẹ. Vậy tội này có bất hiếu quá không? Xin mọi người trả lời giúp con. A di đà phật!
Nghĩ lại xem chúng ta có bằng lòng dùng chân tâm hay không? Dùng chân tâm không có hư vọng. Nhưng hiện tại cái xã hội này người khác đều dùng vọng tâm đối với ta, ta dùng chân tâm đối với họ, chẳng phải ta chịu thiệt thòi lớn hay sao? Sợ chịu thiệt thòi không dám dùng chân tâm, sợ chịu thiệt thòi không dám thành Phật. Đây chính là tình huống ở ngay trước mắt chúng ta, nếu như làm cho rõ ràng, làm cho tường tận rồi, ta không sợ chịu thiệt thòi, ta không sợ bị lỗ, thì liền thành Phật.
Các vị xem qua cái đĩa của Lão hoà thượng Hải Hiền, chùa Phật Lai. Lão hoà thượng đối người tiếp vật đều là dùng chân tâm, chưa hề dùng qua vọng tâm. Người ta gạt ngài, mắng ngài, nhục mạ ngài, hãm hại ngài, ngài hoàn toàn nhận chịu, tu nhẫn nhục Ba La Mật, nhẫn những điều mà người không thể nhẫn, nhường những điều mà người không thể nhường, 112 tuổi đi làm Phật, đi được rất tự tại. Đồng tham bằng hữu của ngài nói lời chân thật với Ngài, không phải vọng ngữ, “Khi ngài đi tôi sẽ trợ niệm cho ngài”. Ngài trả lời thế nào? “Tôi không cần người trợ niệm, trợ niệm không đáng tin”. Ngài tự tại, an tường, rất thanh thản mà ra đi, nói “đi” thì đi.
Mẹ của ngài biểu diễn gọi là ly kỳ tuyệt diệu. Loại vãng sanh đó về trước chưa từng nghe qua, chân thật an tường. Trước khi vãng sanh, bà tuy là tuổi tác đã lớn, nhưng bà không già yếu, bà rất hoạt bát. 86 tuổi đích thân gói sủi cảo, gọi hết người trong nhà đến để ăn bữa đoàn viên. Sau khi ăn cơm xong, bà ngồi trên chiếc ghế, hai chân xếp bằng, nói với mọi người “ta đi đây”, thì chân thật đi. Thật ung dung, thật tự tại, thật an tường, có mấy người có thể làm được?
Còn lão Hoà Thượng Hải Hiền không muốn làm phiền người khác, nửa đêm ra đi, khi mọi người đều ngủ nghỉ hết rồi. Sáng sớm ngày thứ 2 thức dậy, lão Hoà thượng đã đi rồi, không cần người trợ niệm. Tuy là lão Hoà thượng không có nói, nhưng ngài có ám thị “đi”. Buổi tối hôm Ngài ra đi, ban ngày thì sao? Ban ngày thì Ngài đang làm việc, từ sáng sớm làm đến tối, cả ngày không có ngơi nghỉ. Người bên cạnh khuyên ngài“Thời gian quá lâu rồi, phải nghỉ ngơi thôi”. Ngài nói thế nào vậy? “Tôi làm sắp xong rồi, làm xong rồi thì tôi sẽ không làm nữa”. Người khác nghe không hiểu, trong lời nói này có hai lời, “Tôi hiện tại làm xong rồi, liền đi, ngày mai thì tôi không làm nữa”, trong lời có lời. Người nghe thì không để ý, cho là lời nói bình thường, ngày hôm sau đi xem lão Hoà thượng thì tối hôm trước Ngài đã đi rồi, mới nghĩ đến những lời nói của ngày hôm qua, trong lời có lời, nói cho các vị biết sứ mạng biểu pháp của ngài đã viên mãn rồi. Sau cùng bỏ cây cuốc xuống, ở trước Phật đường lạy Phật niệm Phật. Trước giờ Ngài chưa từng đánh khánh, ngài lạy Phật niệm Phật trước giờ chưa từng đánh khánh, ngày hôm đó trên tay cầm cái khánh, vừa đánh khánh vừa lạy Phật niệm Phật. Cũng không có người chú ý đến, mọi người đang ngủ thì ngài vẫn đang lạy Phật, không biết lúc nào thì tiếng khánh không còn vang nữa, người đã đi rồi.
Trích Tịnh Độ Đại Kinh Khoa Chú 2014, tập 15
Lão Pháp Sư thượng Tịnh hạ Không giảng giải
Xin thầy cho hỏi:
Con nghe nói khi đi đám tang hay đến nghĩa trang nên mang trong người một củ tỏi để trừ tà ma. Thực sự con không hiểu lắm? và khi đi đến nghĩa trang viếng mộ nhất là vào tháng 7 âm lịch có nên mang tỏi bên mình và khi đó có làm ảnh hưởng đến người thân (người thân mình đã mất nằm ngoài nghĩa trang) của mình không ạ?
Con xin cảm ơn,
A DI ĐÀ PHẬT
Gửi bạn Đỗ Thị Oanh,
Tỏi là một trong 5 loại ngũ vị tân mà Phật khuyên không nên dùng, bởi người dùng 5 loại này sẽ tạo nhân duyên để các loài ma quỷ tiếp cận và não hại. Điều này trong Kinh Thủ Lăng Nghiêm Phật dạy rất kỹ, do vậy việc ai đó cho rằng khi viếng tang, hay ra thăm mộ phải mang nhánh tỏi bên mình để trừ tà ma là không đúng pháp. Lý do? bởi người chết không phải là ma quỷ như người thế gian nghĩ, trái lại khi chết, tuỳ theo nghiệp phước khi còn sống họ đã gây tạo mà đi về cảnh giới tương ưng. Do vậy việc cho rằng hễ ai đó chết đi đều trở thành ma quỷ hết là mê tín và không thấu đáo trong việc tìm hiểu Phật pháp. Hiểu sâu vấn đề một chút thôi chúng ta sẽ thấy những người thân còn sống vì không hiểu Phật pháp nên khi người thân của mình vừa nằm xuống thôi, ngay lập tức đã tìm đủ mọi cách như tìm thầy để trấn, yểm bùa hòng khiến cho người chết không thể não hại người sống. Thực tế hành động vô đạo đó đã tạo nhân duyên bất thiện, khơi dậy những chủng tử bất thiện sẵn có trong người chết, giúp những chủng tử này thành tựu, biến nó thành thù hận, từ đó dẫn đến cảnh oán đối với người còn sống. Đây là hiện tượng của việc thế gian nói là “trùng tang”. TN khuyên bạn: đến viếng tang ai, hãy dùng tâm chân thành, tâm từ bi sẵn có trong bạn, chia sẻ với thân quyến còn sống; nếu đủ duyên hãy cùng họ niệm Phật, tụng kinh, làm phước thiện, khuyên người chết cùng tu học theo để siêu sanh về cõi an lạc; khi ra viếng mộ cũng vậy, hãy dùng cái tâm đã nói trên để mà niệm Phật, khuyên người quá cố cùng niệm theo để sanh về Tịnh Độ. Nếu có thể bạn hãy phát tâm cùng thân quyến đi cùng nên cùng nhau niệm Phật, khuyên người đã chết và những vong linh xung quanh đồng phát tâm niệm theo, hồi hướng cho họ được sanh về Tịnh Độ. Làm được vậy không có ma quỷ nào có thể não hại bạn được. Sở dĩ ma, quỷ gá, dựa được thân, đều do một là oán nghiệp, hai là túc duyên tiền kiếp, ba là tâm quá mê mờ, điên đảo, còn gọi là tâm, tà kiến những thứ tâm này tương ưng với tâm ma nên họ mới tìm cách lợi dụng mà quấy phá.
Chúc bạn vững tin nơi chánh pháp.
Con đã đọc và hiểu những lời khuyên dạy của thầy.
Con xin chân thành cảm ơn!