Trong thành Xá-vệ, nhà ông trưởng giả Tu-đạt có hai con chim oanh vũ, hết sức tinh khôn, hiểu được tiếng người. Khi thấy có tỳ-kheo đến nhà, chúng liền vào báo để người nhà ra nghênh đón.
Ngài A-nan thấy vậy liền vì chúng thuyết pháp Tứ đế: khổ, tập, diệt, đạo. Hai con chim nghe pháp đều tỏ ý vui mừng hoan hỷ.
Hai con oanh vũ này thường ngủ trên cây, do nghiệp ác đã tạo từ đời trước nên một hôm bị chồn hoang ăn thịt. Nhưng nhờ được nghe pháp nên thần thức cả hai đều sinh lên cõi trời Tứ thiên vương.
Nhân việc này, Đức Phật dạy rằng: “Hai con chim ấy khi đã hết thọ mạng ở cõi trời Tứ thiên vương sẽ sinh về cõi trời Đao-lợi, khi thọ mạng ở cõi trời Đao-lợi đã hết, sẽ sinh về cõi trời Dạ-ma, khi thọ mạng ở cõi trời Dạ-ma đã hết, sẽ sinh về cõi trời Đâu-suất, khi thọ mạng ở cõi trời Đâu-suất đã hết, sẽ sinh về cõi trời Hóa Lạc, khi thọ mạng ở cõi trời Hóa Lạc đã hết, sẽ sinh về cõi trời Tha Hóa Tự Tại, khi thọ mạng ở cõi trời Tha Hóa Tự Tại đã hết, sẽ quay trở lại sinh về cõi trời Hóa Lạc, rồi cứ thế sinh trở lại dần cho đến cõi trời Tứ thiên vương mới dứt một chu kỳ. Lại tiếp tục qua lại cho đến bảy chu kỳ như thế, rồi sẽ sinh vào cõi người, xuất gia tu hành, một người có tên là Tu-đàm, người kia có tên là Tu-đàm-ma, đều sẽ chứng quả thành Bích-chi Phật.
- Lời bàn:
Trích An Sĩ Toàn Thư – Khuyên Người Tin Sâu Nhân Quả
Nguyên tác Hán văn: Âm Chất Văn Quảng Nghĩa
Tác Giả: Chu An Sĩ
Việt dịch và chú giải: Nguyễn Minh Tiến
A di đà phật. Tự trách mình chẳng có trí tuệ hiểu rõ nên cứ niệm 4 chữ
A DI ĐÀ PHẬT
Cho con hỏi làm sao mình có thể siêng năng niệm phật đc ạ vì con rất lười biếng ! nam mô a di đà phật
Nam Mô A Di Đà Phật
Bạn vô thường ơi, bạn lười niệm Phật mình cũng lười giống bạn vậy, nên mình học theo lời dạy các thiện tri thức là luôn nghĩ sự chết sảy ra bất ngờ ,mạng người tính bằng hơi thở k tính bằng năm tháng ngày,m ỗi ngày trôi qua là mạng càng ngắn đi rồi,mình thường nghĩ vậy nên cũng bớt lười đc xíu hi. Chúc bạn luôn tinh tấn và an lạc ạ.
A DI ĐÀ PHẬT!nguyên nhân lười biếng là vì điều gì ạ?
Do không thiết tha với sanh tử ? hay câu phật hiệu này niệm không vào?
GIẢI ĐÃI, LƯỜI BIẾNG LÀ MA CHƯỚNG !
Đối với người học Phật chúng ta, có thể nói chướng ngại lớn nhất là thoái chuyển, rất dễ dàng giải đãi, biếng nhác, tự mình dung túng chính mình, chẳng thể tinh tấn. Sở dĩ chúng ta giãi đãi(lười biếng) chuyện niệm Phật là do bản thân ta chưa xem việc niệm Phật là quan trọng tối thắng. Trong tâm trí ta còn nhiều thú vui khác, còn nhiều chuyện phải lo lắng hơn.Ví như khi bạn yêu thích một công việc nào đó thì bản thân luôn chú tâm để hoàn thành tốt việc ấy, còn bởi lý do bị ép buộc, làm vì trách nhiệm, làm cho có,… thường ta ko vui hay ko muốn làm dẫn đến kết quả ko tốt, quy lại cũng do bản thân ta chưa rõ được sự thật đời là vô thường.
” Nhạt một phần tình đời, tự nhiên đắc lực thêm một phần Phật pháp. Xem nhẹ chuyện kiếm sống trong cõi Ta Bà một phần, phương tiện sanh về Tây Phương ổn đáng thêm một phần”. Hãy quán chiếu thật kỹ đời là vô thường, không bền, không thường trụ, như bông hoa sớm nở tối tàn, hết thọ mạng, chúng sanh phải tiếp tục luân hồi sinh tử khổ đau, duy chỉ có niệm Phật cầu sinh Cực lạc sẽ vĩnh viễn thoát khỏi khổ đau. Khi ngộ được điều đó thì ko cần ai nhắc, bản thân bạn sẽ tự nhớ Phật, niệm Phật như bản năng vậy
Bạn tham khảo thêm các bài viết này nhé
1.http://www.duongvecoitinh.com/index.php/2012/10/khong-nen-giai-dai-tren-duong-tu/
2.http://www.duongvecoitinh.com/index.php/2015/01/nguoi-hoc-phat-chang-nen-gan-gui-ke-giai-dai-va-noi-nao-nhiet/
3.http://www.phatgiaonguyenthuy.com/news-2161/Tat-ca-deu-la-Vo-THuoNG.html
4.http://www.duongvecoitinh.com/index.php/2012/05/nguoi-niem-phat-can-phai-dinh-nhat-khoa/
Mình xin có đôi lời với bạn.Tên bạn là vô thường nghĩa là đã hiểu rõ phần nào đạo lý. Mình cũng như đạo hữu vậy, đôi lúc thấy cuộc sống này vui, cõi cực lạc sao thấy xa xăm. Và lúc thích ngồi thiền, lúc thích niệm Phật, chưa thật hết lòng. Nhưng cuộc đời này thật sự vui ít khổ nhiều, ta nên nguyện được sinh về cõi Phật A Di Đà.Mình chỉ là phật tử hậu học. Thân.
Chào bạn Vô Thường,
Để bớt lười , bạn cần hiểu rõ “vô thường”. Hãy nghĩ thế này, PH đang ngồi đây hồi âm cho bạn, nhưng có thể trong vài phút sắp tới đây bị chết lúc nào không hay. Đó chính là vô thường, một hơi thở ra không hít vào nghĩa là qua một đời khác rồi. Mà qua đời khác đâu phải là có thể chắc được làm người, mà sẽ tuỳ nghiệp mà vào cõi địa ngục, ngạ quỷ,..hay là làm con vật bị người giết hại ăn thịt.. Và tất cả những điều đó đều có thể xảy ra với tất cả chúng ta. Vậy bạn đã biết sợ vô thường chưa? Biết sợ rồi thì tự nhiên ráng siêng năng niệm Phật thôi. Hãy nên lập thời khoá, mỗi ngày 1-2 thời hoặc nhiều hơn, mỗi thời niệm 30′ trở lên chẳng hạn.
Cố lên nhé bạn. Chịu cực một lúc rồi về Cực lạc thoát khỏi nỗi khổ sanh tử luân hồi. Mỗi khi làm biếng, hãy nhớ tới vô thường, mình có thể sẽ chết bất cứ lúc nào, vậy là sẽ không dám làm biếng nữa đâu.
Chúc bạn thường tinh tấn.
Nam Mô A Di Đà Phật.
cảm ơn các thiện tri thức đã chỉ dẫn! a di đà phật
Cứ đi xem những người bệnh nặng,những người sắp chết,những người tai nạn .vv…
Biết MỘT NGÀY TRÔI QUA,MẠNG SỐNG GIẢM DẦN thì sẽ niệm PHẬT chăm chỉ thôi.
Xin chư vị hiền giả giải nghi cho.
Con nay 20t nhưng thật sự không có chút tài năng gì, rất khờ, thân lại lắm bệnh, đạo đức thì con đang cố gắng thay đôi.
Con tệ vậy đó, giờ chẳng biết nên làm việc gì để kiếm sống nữa.
Vậy con xin hỏi là giờ nếu chuyên tâm niệm Phật thì chuyện đói no, ấm lạnh có được Phật gia hộ cho yên ổn tu không ạ.
Tôi xin lấy mạng mình bảo đảm là PHẬT sẽ gia hộ bạn yên ổn no ấm.VÌ PHẬT giúp bạn LÀM PHẬT thì cái nhỏ như vậy thì lo gì. Tốt nhất là NIỆM. 4câu A DI ĐÀ PHẬT như người ướp hương thân có mùi hương.
Còn cứ ướp phiền não mai phải làm gì ăn gì sống thế nào.
Đồng hồ hôm nay là 6 giờ sáng.Ấy thế mà đã lo 6 giờ tối ngày mai rồi ,lúa đang xanh thì cứ vui với lúa xanh. Đang xanh mà cứ bắt nó phải chín thì thật là….
Bạn Nguyên nói đúng rồi, bạn cứ niệm Phật đi, mọi việc sẽ có Phật Bồ Tát lo. Ngoài niệm Phật bạn nên chăm chỉ nghe/đọc giảng Kinh, nghe đi nghe lại (chưa hiểu cứ mặc kệ, cứ nghe, bao giờ đến thời điểm sẽ hiểu). Vì sao? Có thực hành mà không có hiểu tăng trưởng vô minh, có hiểu mà không thực hành tăng trưởng tà kiến. A Di Đà Phật!
Nghe các quí liên hữu giải thích con cảm thấy rất hoan hỉ vô cùng.a di đà phật!
Xin các quí vị liên hữu cho con được hỏi.bình thường mình chỉ tụng một bộ kinh Vô Lượng Thọ.nhưng đến lúc mang thai mình tụng kinh Địa Tạng thì có xen tạp ko ạ?
Không xen tạp.vì kinh ĐỊA TẠNG nói về BỔN NGUYỆN của NGÀI ĐỊA TẠNG.Cái nghi của người chưa tin thì cũng chướng ngại lắm nên PHẬT dạy chúng ta không nên tin vào cái tâm của mình,khi nào đắc quả A LA HÁN thì mới tin được.
Bạn Nguyên nói rất đúng rồi. DM xin thêm ý để phân tích với Anh Nhi: điều đầu tiên, cũng là tầng bậc cơ bản nhất trong Tịnh nghiệp Tam phước của người tu Tịnh Độ là “hiếu dưỡng phụ mẫu, phụng sự sư trưởng, từ tâm bất sát, tu thập thiện nghiệp”. Kinh Địa Tạng là bộ Kinh dạy bạn chữ hiếu, vậy thì tụng Kinh Địa Tạng không phải là xen tạp. Ngài Tịnh Không nói chánh trợ song tu, niệm Phật là chính, còn có các pháp trợ tu nữa.
Nghe các Ngài giảng mà không dùng tư duy logic, không chấp vào cái nghĩa trắng đen của từ ngữ thì mới hữu dụng. Tương tự như vậy, khi tụng Kinh bạn không nên khởi ý nghĩ đoạn Kinh này nghĩa là gì, tại sao Phật lại nói thế này.
A Di Đà Phật!
Con xin cảm ơn các quí liên hữu ạ.giờ thì con cảm thấy thông suốt hơn rồi.a di đà phật!
Nam mô A Di Đà Phật. Kính thưa các anh chị:
Cho con hỏi mỗi vị Phật có tên riêng như Phật Dược Sư, Phật A Súc… Trong kinh nói mười phương chư Phật có vô lượng Phật, như vậy Phật có trùng tên nhau không ngoại trừ Phật A Di Đà vì ai vãng sinh cũng đều giống A Di Đà Phật? Con cảm ơn nhiều lắm ạ.
A Di Đà Phật
Chào bạn Hữu Thắng!
HT Tịnh Không có lời dạy rằng: khi chúng ta học Phật, hãy chăm chỉ làm người học trò ngoan, mỗi ngày tụng Kinh, mỗi ngày niệm Phật. Phật, Bồ tát là người chăm sóc cho chúng ta, đừng vượt qua quyền hạn, đừng lo tới chuyện của các Ngài. Như vậy sẽ được tự tại.
Trong việc tu hành đúng là chúng ta cũng cần có những kiến thức nhất định nhằm tránh đi lạc đường, song không phải (không nhất thiết) là phải hiểu biết tất. Bởi khi tìm hiểu, khi thắc mắc thì đã sinh ra phiền não. Hơn nữa, duy câu A Di Đà Phật ra, tất cả việc của thế gian dù là việc tốt nhất cũng không ngoài lục đạo. Do vậy, hữu duyên hành, phan duyên thì nên tránh để tập trung tinh thần, thời gian mà niệm Phật. Cưỡng cầu tất sinh phiền não gọi chung đó là vọng tưởng, là chướng ngại.
Nam Mô A Di Đà Phật
Nam Mô A Di Đà Phật
Gửi bạn Nguyển Hữu Thắng, Tịnh Tâm xin trích một đoạn Kinh Diệu Pháp Liên Hoa, phẩm Thụ Học Vô Học Nhân Ký để trả lời câu hỏi của bạn
Bấy giờ, đức Thế Tôn thấy bực hữu học cùng vô học hai nghìn người, chí ý hoà dịu vắng lặng trong sạch, một lòng nhìn Phật. Phật bảo A Nan “Ông thấy bực hữu học vô học hai nghìn người đây chăng?”.
– Vâng! Con đã thấy!
– A Nan! Các người sẽ cúng dường các đức Như Lai như số vi trần trong năm mươi thế giới, cung kính tôn trọng hộ trì tạng pháp. Rốt sau đồng thời ở cõi nước trong mười phương đều đặng thành Phật, đều đồng một hiệu là Bửu Tướng Như Lai Ứng cúng, Chánh biến tri, Minh hạnh túc, Thiện thệ, Thế gian giải, Vô thượng sĩ, Điều ngự trượng phu, Thiên nhơn sư, Phật Thế Tôn, sống lâu một kiếp, cõi nước trang nghiêm, Thanh văn, Bồ Tát, chánh pháp, tượng pháp đều đồng nhau.
Bạn hỏi PHẬT có trùng tên nhau không ý à.?
Trong KINH 1000 DANH HIỆU PHẬT TRANG NGHIÊM KIẾP.
Bạn có thể niệm tất cả các vị PHẬT ấy không? Mình muốn nhớ các vị PHẬT ấy thì lại phải mở kinh ra mới chỉ niệm được trên miệng à.Nhiều quá nhớ không nổi à.
……..
Kinh viết.:
Nếu có thiện nam tín nữ ,nghe danh hiệu ba đời ba kiếp các PHẬT.Vui mừng tin tưởngyêu thích,đọc tên ca ngợi,quy theo đỉnh lễ.Lại năng biên chép,nói người khác biết,hoặc năng vẽ tạo hình tượng PHẬT,hoặc năng cúng dường hương hoa ca nhạc,ca ngợi công đức của PHẬT,thành tâm kính lễ.Vượt hơn việc dùng châu báu ngọc quý chứa đầy các đất PHẬT mười phương ,chứa tới cõi trời phạm trong trăm nghìn kiếp bố thí.Thiện nam tín nữ này đã từng cúng dường các ĐỨC PHẬT đó.Nơi sinh đời sau,hộ vệ các PHẬT,thậm chí làm PHẬT.Cuối cùng đang được PHẬT trong ba đờ.N3i ba kiếp quyết định chuyển bậc thành PHẬT ở nơi được sinh,thường gặp TAM BẢO,được sinh tại đất nước các PHẬT.Sáu tình đầy đủ ,không đoạ 8 nạn,đang được 32 tướng,80 hình đẹp của các HẬT,đầy đủ trang nghiêm.Nếu năng phục đất hành lễ,miệng tự đọc rằng:
Con nay lễ hết tất cả mười phương ba đời các PHẬT.Nguyện dừng hết địa ngục qiỷ đói súc sinh,nước giàu dân yên,chúng sinh tà kiến quay về chính đạo,phát tâm bồ đề.Duy trì công đức đó,nguyện cùng với tất cả chúng sinh trong sáu đạo,đều vãng sanh TÂY PHƯƠNG CỰC LẠC thế giới.Lập thệ nguyện lớn,đều giúp tất cả chúng sinh sinh nước CỰC LẠC.Thân đủ tướng tốt,trí huệ hùng biện như A DI ĐÀ PHẬT.Có được quả báo uy nghi đường hoàng,mệnh thọ vô lượng.
……
Sao bạn không hỏi vì sao PHẬT THÍCH CA khuyên chúng ta NIỆM A DI ĐÀ PHẬT khiyên chúng ta VÃNG SANH TÂY PHƯƠNG CỰC LẠC?
BẠN NIỆM A DI ĐÀ PHẬT LÀ BẠN NIỆM HẾT TẤT CẢ PHẬT.BẠN VÃNG SANH TÂY PHƯƠNG LÀ BẠN CÓ THỂ ĐI KHẮP CÁC QUỐC ĐỘ CHƯ PHẬT. 48 nguyện của PHẬT A DI ĐÀ nguyện nào cũng viên mãn nếu nói thì không thể viết cùng tận được.Xin cáo bút ạ.
xin cảm ơn liên hữu Tịnh Tâm
A DI ĐÀ PHẬT
Hãy Dùng Câu “A Di Đà Phật” Để Thay Thế Mọi Tạp Niệm Trong Tâm
Chúng ta nhìn thấy hiện nay trên địa cầu thiên tai dồn dập. Ngày ngày lo lắng những thiên tai này, trong tâm nghĩ đến những thiên tai này, vì sao không nghĩ đến Phật A Di Đà, nghĩ đến thiên tai làm gì? Nghĩ đến thiên tai, thiên tai sẽ đến. Nghĩ đến Phật A Di Đà, Phật A Di Đà đến ngay. Quý vị xem rốt cuộc bên nào hay hơn? Học Phật đã nhiều năm nay, đạo lý rõ ràng này cần phải hiểu, đừng suy nghĩ lung tung nữa.
Dự ngôn ra sao cũng được, tin tức của linh giới cũng được, chúng ta tiếp xúc hay gặp được, đối với họ cung kinh lễ phép. Trong tâm chỉ có Phật A Di Đà, tuyệt đối không vì lời họ nói mà dao động, như vậy là đúng. Niệm rốt ráo một câu Phật hiệu, như ý kiết tường, pháp hỷ sung mãn, như vậy mới tương ưng với Cực Lạc. Suốt ngày nghĩ đến những việc đâu đâu, vậy là tương ưng với cực khổ chứ không phải Cực Lạc, hoàn toàn sai.
Đây là quá trình khẳng định, chúng ta hiện tại không điên đảo, lâm chung không điên đảo, quả thật đều nhờ bổn nguyện Phật A Di Đà gia trì. Ngài đến cứu bạt, bạt là bạt khổ, một câu Phật hiệu bạt trừ tất cả khổ nạn của chúng ta, từ bi cứu tế.
Chúng ta niệm câu A Di Đà Phật này, tuy không phải chánh niệm mà có thể chánh niệm. Chánh niệm là gì? Hết thảy mọi vọng niệm đều không có, đó là chánh niệm. Bây giờ chúng ta niệm Phật A Di Đà, vẫn còn tạp niệm, nhưng chúng ta có thể đem câu A Di Đà Phật này thay thế cho tất cả tạp niệm, đó nghĩa là có thể chánh niệm.
Nếu không thay thế được, nghĩa là công phu câu Phật hiệu này không đắc lực, không có hiệu quả, ta phải cố gắng hơn. Cố gắng từ đâu? Từ sự buông bỏ, buông bỏ vạn duyên. Ta còn điều gì chưa buông bỏ, ta còn âu lo, còn vướng bận, có tâm sự, như vậy là không được. Khi lâm mạng chung tuyệt đối không được điên đảo, nếu lâm chung còn điên đảo, như vậy không thể vãng sanh. Bình thường phải huấn luyện nhất tâm bất loạn.
Oai thần bổn nguyện, tổng kết thành một câu Phật hiệu. Một câu Phật hiệu chính là 48 nguyện, phải hiểu đạo lý này, chân tướng sự thật cũng như thế. Một câu A Di Đà Phật là cương lĩnh chung, là tiêu đề chung của 48 nguyện. Ta nắm bắt được nó là nắm bắt được toàn bộ, đều nắm bắt được. Quả thật như Kinh Hoa Nghiêm nói: “một là tất cả, tất cả là một”.
Trích Tịnh Độ Đại Kinh Giải Diễn Nghĩa
Chủ giảng: Lão Pháp Sư Tịnh Không