Triều Minh, trong khoảng niên hiệu Vạn Lịch, vào năm Kỷ Sửu [tức là năm 1589] ở vùng Thái Nguyên thuộc tỉnh Sơn Tây có người chủ thuyền là Vương Ngạn Tu, có vay của phú ông nọ một lượng tám quan tiền, chưa kịp trả thì đã chết.
Một hôm, phú ông bỗng nhìn thấy Vương Ngạn Tu mang thắt lưng màu trắng chạy vào chuồng trâu. Chẳng bao lâu sau, người nhà báo trâu mẹ sinh được một con nghé. Phú ông đến xem, liền thấy bên hông trâu có một vệt lông dài màu trắng như hình cái thắt lưng.
Đến lúc trâu lớn, phú ông bảo người chăn trâu mang đi bán, dặn chỉ bán đúng một lượng tám tiền thôi. Giữa đường, gặp người mổ trâu họ Hà liền bán được trâu đúng theo giá ấy. Ngay sau đó, có người nông dân thấy trâu khoẻ mạnh, muốn mua về cày ruộng nên trả lên đến hai lượng sáu tiền để mua. Con trâu về cày ruộng rất giỏi, lại tự ý đi không cần người thúc đẩy. Nhưng rồi một hôm, trâu tự nhiên ngã lăn ra chết dưới sườn núi.
Người nông dân giận lắm, tìm biết được trâu ấy do phú ông nọ bán ra, liền đến cật vấn, vì sao con trâu như thế mà chỉ bán với giá một lượng tám tiền. Phú ông nói: “Con trâu ấy chính là Vương Ngạn Tu thác sinh. Ông ấy chỉ nợ tôi một lượng tám tiền, nên bán đúng giá đó thôi.” Đồ tể họ Hà nghe như vậy mới chợt nhớ ra, liền nói: “Vương Ngạn Tu còn thiếu tiền thịt của tôi tám tiền, hóa ra vì thế mà tôi bán trâu lại được lãi đúng tám tiền.” Người nông dân suy nghĩ một lúc lâu, cũng chợt nhớ ra, nói: “Tôi cũng có thiếu tiền Vương Ngạn Tu chưa trả, nay mua trâu bị chết, ấy là đã trả lại số tiền ấy.”
Mọi người nghe biết sự việc, ai ai cũng cho là hết sức kỳ lạ.
Trích An Sĩ Toàn Thư – Khuyên Người Tin Sâu Nhân Quả
Nguyên tác Hán văn: Âm Chất Văn Quảng Nghĩa
Tác Giả: Chu An Sĩ
Việt dịch và chú giải: Nguyễn Minh Tiến
Vào những năm cuối triều đại nhà Thanh, vùng đông bắc Trung Quốc có một thôn xóm, trong thôn có một người họ Vương, bởi mỗi ngày ông đều gánh dầu ăn ra chợ bán, nên mọi người đều gọi ông là Vương bán dầu.
Đầu mùa xuân năm ấy, vợ ông mắc phải bệnh nặng. Nửa năm nay, vì để chữa bệnh cho vợ, tất cả số tiền dành dụm được đều đã dùng hết.
Để duy trì cuộc sống, ông đành phải tìm đến ông chủ xưởng ép dầu ở làng kế bên, vừa giải thích vừa phát thệ rằng: “Gần nửa năm nay, vợ tôi lâm trọng bệnh, kinh tế trong nhà thật sự rất khó khăn. Trước hết xin ông hãy cho tôi ứng tạm một ít dầu bán lấy tiền trang trải cuộc sống hiện tại, tôi vẫn sẽ tiếp tục bán dầu thuê cho ông, đợi khi kinh tế khá hơn rồi, nhất định sẽ trả hết nợ nần. Nếu như trả không hết, kiếp sau dù có làm trâu làm ngựa đi nữa, tôi cũng nhất định trả cho ông“.
Vương bán dầu đã bán dầu cho chưởng quầy (chủ xưởng) nhiều năm, vậy nên chưởng quầy biết rõ ông là người thật thà trung hậu, liền vui vẻ đồng ý.
Từ đó, Vương bán dầu mỗi ngày đều tạm ứng dầu của chủ quầy, rồi gánh ra chợ bán, số tiền kiếm được đều dùng để chữa bệnh cho vợ. Nửa năm sau đó, vợ ông vẫn qua đời.
Họa vô đơn chí, sau khi vợ mất chẳng được bao lâu, ông cũng mắc phải bệnh nặng, hơn nữa bệnh tình mỗi ngày một trầm trọng hơn.
Vương bán dầu vốn là người coi trọng lời hứa, một hôm ông mang theo tấm thân tàn tạ bệnh tật, đến gặp ông chưởng quầy, rồi vừa giải thích vừa thề rằng: “Nửa năm nay, tôi vẫn luôn ứng dầu của ông, tổng cộng đã nợ ông hai mươi lượng bạc. Vợ tôi mất rồi, thân tôi bây giờ cũng mang trọng bệnh. Đợi tôi kinh tế khá hơn, nhất định sẽ trả cho ông. Nếu như trả không hết, kiếp sau thân tôi dù có làm trâu làm ngựa, tôi cũng sẽ hoàn trả cho ông“.
Không lâu sau, Vương bán dầu qua đời.
Thiếu nợ thì phải trả, phát thệ cần phải hoàn thành, đây là nguyên tắc của vũ trụ. Đúng vào ngày Vương bán dầu mất, trâu mẹ nhà chưởng quầy cũng đẻ được một trâu con màu đen. Vương bán dầu biết rất rõ rằng bản thân ông đã chuyển sinh thành trâu con mới đẻ của nhà chưởng quầy .
Chưởng quầy từ trong tiềm thức cũng biết rằng con trâu đen này là Vương bán dầu chuyển sinh, nhìn thấy bộ lông óng mượt của nó, ông có cảm giác vô cùng thân thiết. Khi con trâu đen được 3 tuổi, đã có thể tự mình cáng đáng công việc của cả hai con ngựa cộng lại. Cối xay dầu cần đến hai con ngựa kéo, nhưng nó một mình có thể làm được.
Một ngày mùa thu năm ấy, khi trâu đen được 5 tuổi, thôn làng của ông chưởng quầy xảy ra trận lũ lớn, mọi người trong thôn đều bỏ chạy đến một vùng đất cao ngoài làng, chưởng quầy cũng vội vàng cưỡi lên lưng trâu, dẫn cả nhà chạy ra khỏi làng.
Ngoài thôn làng có một con sông, ngày thường người ta rất dễ băng qua, bờ sông bên kia là một nơi cao, người sống ở đó có thể bình an. Tuy nhiên, con sông trước mắt bây giờ, dòng nước vừa sâu vừa chảy xiết, có người trông thấy chẳng dám qua, còn những ai dám qua thì khi đến giữa dòng, cả người lẫn ngựa xe đều bị nước lũ nhấn chìm.
Con trâu đen kéo cả nhà chưởng quầy đến bên bờ sông, chẳng cần quan sát, nó liều cả mạng sống, thả mình xuống sông, trâu đen vểnh cái đuôi lên, cứ mãi bơi về phía trước. Trâu đen bốn chân vươn ra như bốn cột nước, tất cả người ngồi trên xe kéo đều cảm thấy cứ như ngồi trên chiếc thuyền nhỏ. “Chiếc thuyền nhỏ” phá tan tầng tầng lớp lớp sóng dữ, chẳng mấy chốc đã đến bờ bên kia. Tiếp đó, trâu đen lại dốc hết toàn bộ sức lực kéo cả nhà ông chủ lên đồi cao, đến nơi mới chịu dừng lại.
Ông chưởng quầy bước xuống xe, nhìn về phía xóm, thì chẳng thấy làng quê đâu nữa, tất cả đều bị nhấn chìm trong biển nước, những người liều mình qua sông cũng đều bị nước lũ cuốn trôi, không rõ tung tích. Chính nhờ con trâu đen này mà cả nhà ông may mắn sống sót.
Chưởng quầy đến bên con trâu, dùng tay vuốt nhẹ lên bộ lông đen óng trên mình nó, một hồi lâu ông mới thốt nên lời: “Trâu ơi, thật vất vả cho ngươi quá, may nhờ có ngươi, mà cả nhà ta được cứu sống, đừng nói ngươi nợ ta hai mươi lượng bạc, cho dù cả trăm lượng, nghìn lượng đi nữa, vậy cũng đủ rồi”.
Không biết con trâu đen kia có nghe được những lời cảm kích của ông chủ dành cho nó hay không, chỉ biết lời ông chủ vừa dứt, nó liền ngã nhào xuống mặt đất và chết vì kiệt sức. Nó đã hoàn thành lời thệ ước của chính mình.
Tiểu Thiện, dịch từ Epoch Times
A Di Đà Phật. ..
Xin chào các liên hữu:
Cho Độ hỏi : trong yếu giải của Đại Sư Ngẫu Ích, nói về lục TÍN: “tin sự? , tin lý? , tin tự? Tin tha?, tin nhân? , tin quả? ” mới gọi là đầy đủ tín. Xin các liên hữu lý giải dùm. Chân thành cảm ơn.
Adidaphat. ..
Huynh đang đọc yếu giải của Đại Sư Ngẫu Ích, trong đó đại sư đã giảng hết sức tỉ mỉ chi tiết không ai có thể giải thích tường tận hơn. Vậy sao huynh không tiếp tục đọc cho hết?
Tuy nhiên, có vài bài nói về tín ở đây:
http://www.duongvecoitinh.com/index.php/phap-tu-de-vang-sanh/
http://www.duongvecoitinh.com/index.php/2010/06/tin-nguyen-hanh-va-cach-thuc-niem-phat/
http://www.duongvecoitinh.com/index.php/2010/07/kim-chi-nam-tren-con-duong-tu-tinh-do/
A Di Đà Phật!
Con Xin Chào các Thầy và các bạn đồng tu.
Hiện con đang tập ăn chay và đồng hành cùng “Đường về cõi Tịnh” đã gần 4 tháng nay! Con như 1 đứa trẻ mới bắt đầu chập chững trên con đường học Phật.Cảm ơn các thầy và các liên hữu rất nhiều vì nhờ có trang “ĐVCT” mà con mới dần thoát khỏi vô minh,mê muội. Con thấy vững lòng và có niềm tin sâu sắc khi nghĩ đến Tây Phương Cực Lạc, nghĩ về Đức Phật A Di Đà.Đó là lời đầu tiên con muốn nói về mình. Xin cảm tạ ân đức mà “ĐVCT” đã đem lại cho con và rất rất nhiều người nữa!
Tiếp theo con xin được các Thầy và các bạn đồng tu giúp con giải tỏa những khúc mắc sau đây ạ! Vì tuy đã đọc khá nhiều bài viết ,nhưng con lại chưa đọc được bài nào có nội dung cụ thể như con đang không biết cách xử lý dưới đây.
Chuyện là 2 hôm trước,trên đường con đi làm về đã gặp 1 vụ TNGT giữa 1 ô tô và 1 xe máy.Khi con đi đến nơi đã thấy người ta đắp chiếu cho người xấu số đó.Có vẻ như người XM đã đi sai làn đường khi đi bào làn đường giành cho ô tô.
Cho con hỏi là với 1 phật tử bình thường nhìn thấy sự việc như vậy nên xử lý ra sao thưa thầy? Theo như con từng nghe 1 câu chuyện thì có trường hợp vong nhập vào 1 người đi đường rồi về nhà chỉ cho người thân chỗ để cái này cái kia( vì lúc ra đi ko kịp nhắn lại lời nào). Thực sự con áy náy vô cùng khi mình không thể làm gì cho họ,lại biết là họ cần gì nhất lúc đó! Con thấy mình như người mang tội,thấy chết không cứu!
Xin các Thầy chỉ cho con và rất nhiều người khác cách xử lý vẹn toàn nhất! A Di Đà Phật!
A Di Đà Phật
Chào bạn HVCL!
Thật hoan hỷ cho từ tâm của bạn, song ở đây (trường hợp này), có lẽ chúng ta đã lực bất tòng tâm. Nghiệp lực của chúng sanh vô cùng tận, ngay cả Phật còn chẳng thể độ chúng sanh, chúng ta là phàm phu, cũng đang chơi vơi trong biển nghiệp không biết chết đuối lúc nào thì làm sao cứu giúp chúng sanh khổ nạn? Nếu muốn giúp, chỉ duy dũng mãnh phát bồ đề tâm (trên cầu đạo vô thượng, dưới cứu độ chúng sanh), tinh cần tu tập, thoát sanh tử rồi, thành Phật rồi, khi đó mới hy vọng cứu được giúp được chúng sanh.
Bản thân tôi, khi gặp trường hợp tương tự vẫn thường nhiếp tâm niệm thầm 10 lần danh hiệu A Di Đà Phật rồi hồi hướng cho người xấu số. Nếu người xấu số đó là người quen, người hàng xóm, thì có thể dò xét người nhà họ có kính tin Tam bảo hay không từ đó mà tùy thuận dùng Phật pháp khuyến hoá họ làm những sự lợi lạc cho kẻ còn người mất.
Còn về chuyện vong hồn theo người này người kia… phải biết rằng nếu có như vậy chẳng phải là bổng không, tất có sợi dây ân oán giữa vong hồn và người bị nhập xác kia.
Đôi dòng san sẻ, chúc bạn tinh tấn tu hành!
Nam Mô A Di Đà Phật
hãy tụng kinh ĐỊA TẠNG. Chẳng phải là y theo kinh 49 ngày mất kẻ còng người mất đều được lợi sao? Mở cuốn kinh ra tụng cho hết thảy hữu tình,vô tình đều giải thoát
A Di Đà Phật!
Chân thành cảm ơn phúc đáp của bạn Hạnh Phương!
Trên đây được nghe-hỏi các bậc Thầy, các bạn đồng tu thật không gì quý hơn!
Những mong nhận được thêm nhiều phúc đáp để mọi người có thể hiểu rộng hơn nữa ạ!
Hôm nay là ngày đầu tiên con mạnh dạn gửi suy nghĩ,thắc mắc của mình cho quý Thầy và các liên hữu. Con xin hỏi thêm là Phật tử ăn chay nếu thi thoảng vẫn sử dụng nước mắm cho bữa ăn hàng ngày thì có chấp nhận được không ạ? Không biết các Thầy,bạn đồng tu bỏ thói quen dùng nước chấm này như thế nào để thành công được ạ! ( Con cũng thử nghĩ đến những lúc người ta ướp cá ra sao, nhưng có phải tại tâm con chưa thực sự từ bi,hay tự mình dễ dãi với mình.. nên con toàn nghĩ là những con cá đó đã chết từ trước mấy tháng trước rồi, thỉnh thoảng dùng chắc ko sao đâu.. thế là cố gắng bỏ cũng chỉ bữa được bữa không thôi ạ!..
Kính mong được giải đáp!
Nam mô Tây Phương Cực Lạc Thế Giới tiếp dẫn Đại Sư A Di Đà Phật!
A Di Đà Phật
Chào bạn HVCL!
Nói đến trường chay thì thật sự phải tuyệt hẳn những thức ăn, nước uống có nguồn gốc từ động vật. Giả chăng bạn cho rằng nước mắm được chế biến từ cá nhưng cá đã chết từ mấy tháng trước, thi thoảng dùng chắc không sao- nếu bạn đang thực hành chay trường thì quả thật là không được dùng rồi, song nếu bạn đang tập ăn chay và đang ăn tam tịnh nhục thì chấp nhận được.
Ăn chay là điều rất tốt, nhưng điều tốt hơn cả vẫn là niệm Phật cầu vãng sanh- đây mới là việc trọng yếu.
Nam Mô A Di Đà Phật
A DI ĐÀ PHẬT
Gửi bạn Hướng về Cực Lạc,
*Thói quen ăn mặn huân tập trong chúng ta từ vô thỉ tới nay, vì thế ngay một lúc bạn muốn chuyển hoá là không thể, bởi nếu bạn càng ép mình phải ăn chay thì cái tâm thích ăn mặn càng khởi lên dữ dội hơn. Cũng giống như một người hàng ngày uống 2-3 chai bia, hay hút 20-30 điếu thuốc lá/ngày, nay nhất nhất buộc không được một giọt nào hay không hút một điếu nào là không thể, nhưng hàng ngày có thể giảm bớt “tỉu lượng” xuống: 1-2 chai; 15-20 điếu thuốc/ngày TN nghĩ đó là điều khả thi.
*Khi mới tu học chúng ta thường hay tự làm khó mình: phải thế này, phải thế nọ, phải đạt điều này, phải đạt điều kia…điều này nếu khéo quán chiếu chúng ta sẽ thấy giống như ta tự chui đầu vào trong chiếc túi, rồi tự tay mình thít chặt miệng túi lại, kế đó lại tự la lên: tôi bị ngạt thở quá. Tu hành vốn không phải vậy. Tất cả đều phải tuỳ duyên, nghĩa là duyên ăn chay chưa tới, chớ ép mình phải ăn chay; duyên quy y Tam Bảo, thọ Ngũ giới chưa tới, chớ ép mình thọ tam quy ngũ giới; duyên bố thí, phóng sanh… chưa tới cũng chớ ép mình phải làm, bởi nếu ép tâm, đồng nghĩa đó là tâm đối phó chứ không vì giác ngộ. Vì thế TN thực lòng khuyên các bạn: bước khởi đầu chúng ta hãy phát tâm bỏ ác, hành thiện; hàng ngày phát tâm niệm Phật mọi nơi chốn. Khi tâm niệm Phật thường dấy khởi, những ác niệm tự sẽ dần dần được tiêu trừ, thế đó là những thiện niệm. Khi thiện niệm thường dấy khởi, tự chúng ta nhận ra điều gì nên làm, điều gì nên tránh, đó chính là tâm làm lành, lánh dữ, đó cũng chính là tâm giữ giới. Tới lúc này việc thọ giới mới thực sự có ý nghĩa, đương nhiên việc ăn chay đã không còn là điều phải ăn hay chẳng phải ăn nữa.
Điều này khá vi tế, phải trải qua quá trình tu học lâu dài chúng ta sẽ tự đúc kết được.
Chúc bạn tỉnh giác và tinh tấn tu học.
TN
A Di Đà phật ! HVCL cám ơn phúc đáp của mọi người! Lại nữa xin mọi người đừng chê cười HVCL khi them 1 câu hỏi xưa như trái đất nữa! Vấn đề này đã có bài viết đề cập tới, tuy nhiên vấn đề của HVCL là biết rồi mà khắc phục không nổi! Chính là việc nổi sân với đám con nít ở nhà! Biết ” sân” là chủng tử của Địa ngục , mà khi sân len vẫn cáu- vẫn đánh con.. Biết rồi sám hối rồi vẫn mắc phải.. HVCL thấy mắc như con cá vẫn ham mồi dù biết đó là cái bẫy ko hơn.. Xin hỏi các quý Thầy, các bạn đồng tu như thế có phải công đức tu tập cả ngày coi như uổng công không ? Làm sao có thể khắc phục được khi mấy đứa trẻ quá nhỏ chưa hiểu chuyện, ko ngày nào là không cãi vã , kiện tụng, rồi nghịch dại để người lớn cứ phải cáu lên, đánh, mắng mới chịu yên.. Con thấy bất lực ko trị nổi cái nóng giận của mình! Vì thương con, lo cho con mà mình thành ra như vậy! Không thể để mặc mọi thứ vì cac cháu vẫn nhỏ, ko kịp can thiệp thì mọi thứ sẽ sao đây? Người phật tử đầu tiên phải làm tròn trách nhiệm với gia đình và xã hội cơ mà! Nhưng trẻ con nói trước quen sau.. Con hoang mang, không biết hàng ngày mình niệm phật có công Đức gì chăng! Đây chính là vấn đề khó nhất hiện tại của con! Mong nhận được lời khuyên cuj thể nhất cho trường hợp của con ạ! Giúp con vững tin niệm phật! A Di Đà Phật!
Chào bạn,
Tu tập có công đức là những lúc bạn có được thanh tịnh bình đẳng chánh giác từ bi, những lúc niệm Phật tâm không tán loạn. Tuy nhiên trong ngày khi bạn có vọng tưởng phân biệt chấp trước thì công đức sẽ vơi đi (lậu thoát). Sân hận là nhân lớn của lậu thoát.
Niệm Phật đúng pháp là dần dần bạn thấy thân tâm an lạc hơn (ví dụ thân thể thấy nhẹ nhàng, khỏe mạnh, hồng hào. Tâm bình, bớt nóng giận và ít khởi ác niệm, v.v). Cùng với việc giữ giới thì trí huệ sẽ khai mở – thể hiện ở việc nghe giảng Kinh pháp lĩnh hội được thêm nghĩa thú, có thể linh hoạt ứng biến với các tình huống của thế gian dễ dàng hơn, v.v. Sự ứng biến này rất nhiều biểu hiện về mặt hình tướng, bao gồm cả việc có thể đánh mắng con cái với tấm lòng từ bi (muốn dạy con thành người tốt) mà tâm không chút vướng bận (phàm phu nhìn vào tưởng là sân mà thực chất tâm không chút sân). Đây chính là công phu tu tập cao hơn với phương pháp “viễn ly” (tránh không tiếp xúc, không nhìn, không nghe) của người sơ học.
Để có thể dần đạt tới cảnh giới này chẳng có cách nào khác phải chăm chỉ niệm Phật, lạy Phật, nghe giảng Pháp theo thời khóa. Niệm Phật là pháp dễ hành, mọi căn cơ đều hành theo được. Tuy nhiên, đây cũng là lý do rất nhiều người tu theo pháp môn Tịnh Độ tinh tấn chưa đủ. Tu tập phải biết tự bớt ngủ bớt chơi đi mà niệm Phật. Đạo tràng nghiêm túc họ có thời khóa niệm Phật ít nhất 8 tiếng/ngày, nghe Kinh 8 tiếng/ngày. Tất nhiên, chúng ta là cư sĩ tại gia chưa thể như vậy được, nhưng có mấy ai có thể, ví dụ, 10h ngủ 3 hoặc 4h sáng dậy tĩnh tọa niệm Phật, lạy Phật hay không? Mọi người có thể lý luận rằng không phải cứ ngồi xếp bằng mới là niệm Phật – đúng, nhưng chưa đủ: để đạt tới công phu lúc đánh mắng con mà vẫn như niệm Phật ở trên (tâm không dính mắc) thì trước tiên bạn phải tinh tấn đã.
Cuối cùng, tu tập không nên khởi bất cứ ý niệm nào về việc mình được bao nhiêu công đức. Đó là tạp niệm.
A Di Đà Phật!
Nam mô A Di Đà Phật!
Cảm tạ phúc đáp với những am hiểu thâm sâu về Phật Pháp! Về vấn đề này, HVCL đã hiểu mình có thể làm gì rồi ạ!
HVCL cũng đã đọc và biết rằng người niệm Phật không nên tò mò về tất cả mọi thứ,không gì bằng chỉ 1 câu Phật hiệu mọi lúc,mọi nơi.Nhưng niềm tin sẽ được củng cố vững vàng hơn nữa nếu mình thật sự thông-hiểu về những gì mình đang làm có đúng không ạ?
Câu hỏi của HVCL là tại sao trong lúc ngủ,chỉ khi nào gặp ác mộng thì HVCL mới biết niệm phật? Còn như những giấc mơ bình thường như tình cảm AE,bạn bè, người thương.. trong cõi Ta Bà này,thì HVCL lại bị chìm theo ,cuốn theo nó,đến lúc tỉnh dậy thấy mình u mê lại hoàn u mê..! Có bài viết HVCL đã đọc khuyên là nếu trong mơ không biết niệm Phật thì khi tỉnh dậy hãy lạy phật sám hối thật nhiều…
Xin các quý Thầy, các vị liên hữu giải đáp giúp HVCL với ạ!
Nam mô A Di Đà Phật!
Bạn nói đúng: khi hiểu Kinh sâu hơn thì tín tâm sẽ kiên cố hơn & biết cách “hành” đúng hơn. Cứ hành mà không hiểu nguyên lý thì tiến bộ chậm hơn, và tệ hơn là cả ngày phan duyên, phân biệt chấp trước mà cứ tưởng là tùy duyên và đang không phân biệt chấp trước.
Về việc ngủ mơ & sám hối:
– Bạn cứ tinh tấn niệm Phật, lạy Phật, nghe giảng Kinh, dần dần ác mộng sẽ ít đi, thậm chí bạn ít mơ giấc mơ thông thường nữa. Vì lúc đó cái tàng thức (A Lại Da thức) của bạn đã dần được kiểm soát
– Nếu bạn cứ dằn vặt mãi chuyện tại sao mình cứ mơ mà không niệm Phật trong mơ thì sẽ càng khó cho việc điều tâm, rút cục bạn lại mơ tiếp thôi. Tuy nhiên câu này không có nghĩa là bạn không tự quán sát để biết rằng như vậy là công phu của mình chưa đủ
– Sám hối đúng pháp không phải là lạy Phật, vừa lạy vừa nghĩ tội lỗi con lớn quá, con thật kém cỏi, v.v. Sám hối là có trí huệ và sự tỉnh giác để nhận ra tập khí xấu & lần sau không tái phạm, hoặc khi ý niệm xấu xuất hiện thì biết dùng 1 niệm A Di Đà Phật đè nó xuống càng sớm càng tốt. Nghĩa là gì: khi bạn lạy Phật bạn vừa lạy vừa niệm thầm A Di Đà Phật, chỉ vậy thôi.
Bạn hãy tinh tấn, giữ giới, khi đó bạn đọc các bài giảng Pháp tự nhiên sẽ hiểu nghĩa thú sâu xa của các câu giảng, chứ không phải chỉ là từ ngữ trắng đen thô thiển. Nhiều thứ không thể nói hết bằng lời, phải do tự bạn quán sát nhận ra, DM chỉ xin chia sẻ thô thiển như vậy thôi.
A Di Đà Phật!
A Di Đà Phật
Chào bạn HVCL!
*Niệm Phật được ngay cả trong lúc ngủ là việc rất khó. Sở dĩ trong giấc ngủ chúng ta bị trượt dài theo, chẳng nhớ được câu Phật hiệu bởi tập khí vọng tưởng, phiền não, ham mê ngũ dục từ vô lượng kiếp kết tập trong tạng thức rất sâu dày; và ngay trong lúc thức, chưa hẳn gì chúng ta đã thường trực được câu Phật hiệu trong mọi tình huống; giả như lúc thường niệm A Di Đà Phật, vào thời khóa niệm A Di Đà Phật; song khi gặp nghịch cảnh, chẳng hạn như có người nói nặng lời, lúc ấy ta có nhớ niệm A Di Đà Phật không, hay là sân si phát khởi rồi tuôn bao lời không mấy đẹp đẽ; hoặc trong lúc quá vui chúng ta có nhớ A Di Đà Phật không, hay là cứ trôi theo niềm vui ấy; nếu gặp nghịch cảnh, thuận cảnh đều nắm chắc câu A Di Đà Phật, có thể niệm thứ nhất là niệm mê, nhưng niệm thứ hai phải là A Di Đà Phật; cho đến khi trong mọi hoàn cảnh tâm đều như như, A Di Đà Phật, A Di Đà Phật, A Di Đà Phật… Đạt đến đây rồi chúng ta hãy nghĩ đến việc niệm Phật trong lúc ngủ.
*Khi đọc pháp, lắm lúc chúng ta cần khéo áp dụng. Khi trong tâm ngọn lửa tam độc đang cháy hừng hực như thế, câu A Di Đà Phật không khắc chế được, ta lại vì muốn niệm Phật được trong lúc ngủ: sáng quỳ lạy sám hối (rất tốt), song phải quỳ lạy gập đầu đến chảy máu- chỗ này phải khéo dụng, nếu không sẽ có tác dụng ngược.
Nam Mô A Di Đà Phật
Hướng về Cực Lạc thân mến
Trong cuộc sống,hành giả cần phải để câu Phật hiệu luôn thường trực trong tâm. Niệm Phật trong tứ oai nghi đi đứng nằm ngồi. Ngoài việc thường nhớ niệm Phật… Thì cũng phải tập để giảm dần những ngọn lửa sân si đang bốc cháy thiêu đốt tâm can ta :
như sân quá thì đánh mắng con cái,hay như có ng góp ý để mình rút kinh nghiệm lần sau nói phải có chứng cứ xác thực,thì thay vì hoan hỷ mình lại nổi tham sân si lên,phỉ báng lầm người.
Vì cái Ngã của mình quá lớn. Vì chấp cái thân ta,cái danh của ta là có thật. Cho nên lửa sân si nó che mờ tất cả. Nó khiến mình mê muội…
Tu dù có lâu,mà động chút ng khác chạm đến mình là lập tức khởi tham sân si như vậy thì là tu ko đúng đường. Kết quả ko biết sẽ đi tới đâu nữa…!
Vậy làm sao khi lửa tham sân si kia xuất hiện ? MT cũng nghĩ như liên hữu Diệu Minh đã nói ở trên,tức là dùng câu niệm Phật để làm dịu lửa tham sân si.
Có thể niệm Phật đc trong giấc ngủ thật rất tốt. Nhưng trước hết,trong cuộc sống thường ngày bạn phải thường nhớ câu Phật hiệu đã.
Trước khi đi ngủ cũng hãy niệm Phật nhé.Để câu Phật hiệu đưa ta vào giấc ngủ…
A Di Đà Phật!
Được các liên hữu trợ giúp,HVCL vô cùng cảm kích!
Lại như liên hữu DM có đề cập đến vấn đề “giữ giới”, HVCL vẫn bị luẩn quẩn ở 1 góc cạnh nhỏ của giữ giới, đó là tình ái thế gian. Xin mọi người không chê bai vì lý do tế nhị,hay vì đã có rất nhiều bài viết nói đến. HVCL ko ngại tỏ bày vì đây là vấn đề nghiêm túc -lại liên quan đến 1 đời thoát ly sinh tử (ko biết hỏi ai hiểu sâu Phật Pháp,có thể cho mình lời khuyên chí tình nhất), nên HVCL không dám nói vì rảnh rỗi, hoàn toàn vì phiền não,không biết mình phải làm sao!
Chuyện là 4 tháng qua,kể từ khi HVCL có duyên biết đến Phật Pháp,biết đến “DVCT” cũng là khoảng thời gian bắt đầu vắng bóng chồng của HVCL( anh phải đi Miền Nam công tác 2 năm). HVCL không thấy buồn vì điều đó,thậm chí còn mong thời gian cứ mãi như vậy cũng được,HVCL ko chút mảy may nhớ nhung như chuyện thường tình thế gian.Hơn nữa sau khi quyết lòng hướng về TPCL ,thì hình ảnh sum họp VC còn làm cho HVCL thấy bất an lắm lắm! không biết rồi đây khi hết thời gian công tác anh trờ về nhà, HVCL nên làm gì để trọn đạo,trọn nghĩa,trọn hiếu..? nếu như có ai nói: bạn hãy tùy duyên, nếu duyên với Phật chưa đến thì đừng gượng ép,phải làm trọn bổn phận với gia đình đã, hay là nếu có thể dẫn dắt chồng đi theo con đường của mình thì càng tốt.. những cái đó HVCL cũng được biết đến ạ, nhưng không phải ai cũng có thể nghe theo mình..Với lại nữa là nếu mình trở lại với những suy nghĩ bình thường như bao người khác,há chẳng phải đang tự giải đãi đường tu hay sao? Về ăn chay thì tự mình còn dễ, trong “ái,ố,hỉ,nộ” thì chữ ái do người khác quyết định-không phải mình-thì biết tính sao đây! Xin được tham vấn và trợ giúp ạ!
A Di Đà Phật!
Chào bạn Hướng Về Cực Lạc,
Theo như những thắc mắc của bạn thì PH cảm thấy bạn giống PH trước đây. Trong một vài năm đầu khi PH niệm Phật, bởi vì lòng mong cầu quá lớn (muốn tâm không tham sân si, muốn lúc nào cũng phải nhớ niệm Phật, ..) mà tự mình không biết bản thân mình chỉ là hạng hạ hạ căn, thế mà muốn trong một lúc đã được thành quả to lớn như vậy, vậy là tự mình gây áp lực cho mình. Điểm khác nhau giữa người đã từng tu tập và người mới tu là người đã từng tu thì có thể tu niệm trong một thời gian ngắn là đã có chút thành quả, như an lạc chẳng hạn, đó là vì dù có thể trong kiếp này họ mới phát tâm, nhưng trong những kiếp lâu xa từ trước họ đã từng tu tập có được công phu rồi. Còn người mới tu mà nghiệp lại nặng (là tập khí xấu ác sâu dày), có khi cả vài chục năm mà chỉ có thể giảm thiểu được tâm tham sân si chút ít, vậy kể như là có tiến bộ rồi. Cho nên ý của PH ở đây là bạn đừng quá nóng vội, rồi tạo áp lực cho mình, trong khi công phu hành trì của mình chưa được bao nhiêu mà muốn có ngay an lạc thì có phải là đòi hỏi hơi quá rồi phải không bạn? Nhiếp tâm tham sân si để niệm Phật “trần ai” lắm bạn ơi, cho nên hãy bình tĩnh, đừng nôn nóng quá. Điều bạn thiếu hiện giờ là hành trì. Bạn không cần tăng thêm thời khoá, mà hãy để ý nhớ niệm Phật trong lúc ngoài thời khoá, và nên niệm trong tâm, đừng niệm ra tiếng. PH khuyên như vậy để bạn gắng nhớ mà nhiếp tâm niệm Phật, bởi vì khi niệm ở miệng, được vài câu đầu còn chú tâm, chứ những câu sau thì đã chen tâm khác rồi mà mình thì không hay biết gì.
Trong quan hệ vợ chồng, như bạn Diệu Minh đã chia sẻ, bạn đừng ngại vì điều đó không có phạm giới. Và hãy tập hành trì như thế này. Trong lúc đó, dù là yêu thích, hay không yêu thích, bạn hãy gắng khởi tâm niệm Phật, đừng ngại. Hoặc nếu thấy chán ghét thì cũng cứ nhớ niệm Phật. Trong mười lần mà nhớ niệm được một lần, chỉ một hai câu thì cũng là có tiến bộ rồi. Chứ đừng nên mới bước đi mà muốn đến đích ngay vì nó vô lý, lại tự mình làm áp lực cho mình thôi.
Chúc bạn thường tinh tấn.
Nam Mô A Di Đà Phật.
Chào bạn, mình trả lời ngắn gọn như sau:
1. Giới dâm của ng tại gia là không hành dâm với ai ngoài vợ/chồng hợp pháp. Đây là về mặt hình thức, mở rộng ra còn bao gồm điều tâm để không tham đắm dâm dục, không hành dâm quá độ, không khởi ý nghĩ dâm dục, không hành dâm ngoài nam/nữ căn
2. Chồng đi vắng là thuận cảnh cho bước đầu sơ học (không có chồng làm bạn phân tâm). Tuy nhiên đúng ra là không khởi ý niệm mong chồng ở nhà hoặc đi vắng – mọi thứ đều tốt cả. Tùy duyên nghĩa là khi việc đến thì ứng phó khéo léo, không nhất định mong muốn hay nhất quyết phải làm gì cho bằng được cả – kể cả việc thiện. Nhưng cũng không có nghĩa chúng sanh muốn mà bạn nhất quyết không làm – đây cũng là phan duyên, gây phiền não cho chúng sanh. Cái này tu tập lâu bạn tự biết phải làm thế nào.
3. Khi bạn tu tập tốt chồng bạn sẽ nghe theo bạn nhiều hơn
A Di Đà Phật!
Chào cô chú, nếu mình tự chủ được thì hãy đọc quyển THỌ KHANG BẢO GIÁM. Liên hệ với chú huu danh:0939776693. Thì sẽ không còn dâm dục đâu ạ.
Nam mô Tây Phương Cực Lạc Thế giới tiếp dẫn Đại Sư A Di Đà Phật!
Nam Mô A Di Đà Phật. Câu chuyện nhân quả báo ứng luôn sonh hành với đời sống của chúng ta
HVCL vẫn theo dõi những tham vấn , những chia sẻ của mọi người giải đáp cho HVCL! Nam mô đại từ đại bi A Di Đà Phật!
DM gửi bạn đoạn giảng sau của Ngài Tịnh Không để bạn tự suy ngẫm và cân đối trong việc tu tập của mình. Tự bạn phải quán sát bản thân mà cân đối để vẫn tinh tấn mà không rơi vào ham pháp. Người tu tập tự tin là mình làm được, nhưng cũng khiêm tốn. Mọi thứ sẽ ổn thôi. A Di Đà Phật!
“Trước đây có người hỏi tôi phương pháp giảng kinh. Tôi đã viết một bài cương lĩnh về nghiên cứu nội điển, phụ ở phần phía sau cuốn sổ tay “Nghiên Cứu Các Bài Giảng Nội Điển” này của các bạn, các bạn có thể nhìn thấy. Lời đáp của tôi đặc biệt nhấn mạnh là học giáo thành tựu 90% là ở thái độ tu học của bạn, còn phương pháp tối đa là chỉ 10% mà thôi. Phương pháp không khó, khoảng một tuần là có thể dạy bạn biết. Thái độ tu học của bạn quyết định cho sự thành bại của bản thân bạn. Chúng ta gần gũi thiện tri thức không phải một người, đồng tu rất nhiều. Tại sao trong biết bao nhiêu đồng tu ấy, người có thể thành tựu chỉ có vài ba người vậy? Thầy dạy học giống nhau, không phân đó đây, cùng học giống nhau, tại sao có người có thể thành tựu, có người không thể thành tựu? Quyết định bởi thái độ tu học, tức là như Ấn Tổ đã nói, một phần cung kính được một phần lợi ích, mười phần cung kính được mười phần lợi ích. Trước đây, chúng tôi gần gũi đại sư Chương Gia, gần gũi lão cư sĩ Lý Bỉnh Nam, thậm chí là gần gũi một người tại gia là tiên sinh Phương Đông Mỹ, chúng tôi có mười phần thành kính nên chúng tôi có thể có được một chút lợi ích. Không có tâm cung kính như vậy, cái mà bạn có được là phần ngoài da. Từ đó cho thấy, chúng ta có thể thành tựu hay không, không phải do sự chỉ dạy của thầy.”
Nam mô Tây Phương Cực Lạc Thế Giới Đại Từ Đại Bi Tiếp Dẫn Đạo Sư A Di Đà Phật!
HVCL cảm kích các Thầy,các bạn đồng tu vì mình nói pháp!
A Di Đà Phật!
Xin gửi Cư Sỹ PH,liên hữu DM, các Thầy và các bạn đồng tu!
HVCL xin ghi nhận những lời khuyên bổ ích,chân thành của quý vị! Có thể do HVCL hỏi quá nhiều và quá gấp,nên mọi người lo lắng cho HVCL có thể vì ham pháp mà xa dần con đường chính đạo! Như ban đầu HVCL có chia sẻ ,bản thân mình như 1 đứa trẻ đang chập chững trên con đường học phật.HVCL thực sự bị lôi cuốn 1 cách thấm thía với tất cả những bài viết ở đây. vậy là ngày ngày đọc và tìm hiểu không biết chán! HVCL được gián tiếp chỉ dạy rất nhiều điều hay,dở cho người hành giả trên con đường tu tập,và sẽ cố gắng ghi nhớ để làm theo những lời dạy đó! Vì kiến thức của mình còn nông cạn,chưa biết cách giải quyết những vấn đề của bản thân nên sẽ phải xin thỉnh
giáo ở các Thầy và các bạn đồng tu rất rất nhiều nữa ạ!
Nam mô A Di Đà Phật!
HVCL xin hỏi thêm là sau này khi có ý định sinh con nữa, HVCL đã tập quen ăn chay -vậy ăn chay có thể đủ dinh dưỡng cho con mình không ạ? ( HVCL đã đọc bài viết về “ăn chay không thiếu chất” ở DVCT, tuy nhiên ngay cả khi ko bầu bí-HVCL vẫn ko thể thuyết phục để bố mẹ mình yên tâm là mình hoàn toàn khỏe mạnh! lại làm cho các bậc PH lo lắng cho mình! Ăn chay + tụng kinh thì thì rất tốt cho thai nhi rồi,nhưng đây chỉ là mình tin thôi,các cụ không tin thì làm sao thuyết phục nổi đây ạ?? đau đầu lắm thay!!
A Di Đà Phật ! Con quá nhiều phiền não!
Chào bạn Hướng Về Cực Lạc,
Theo các thắc mắc bên trên của bạn thì PH đoán là bạn đã có 1-2 con rồi phải không? PH có nghe một vị sư giảng qua, đại khái là người cư sỹ tại gia phải nên tiết dục, chỉ nên có 1-2 con là đủ rồi. PH thấy bạn nhức đầu vì nổi sân với con, rồi chuyện chay mặn, rồi chuyện quan hệ vợ chồng,..vậy chẳng phải là đã “đủ” lắm rồi sao, sao giờ bạn còn muốn mình bị “đau đầu” thêm nữa vậy? Mê hay giác là ở điểm này đó bạn. Thấy khó khăn, ràng buộc, phiền não, đau đầu,..mà vẫn tự mình chuốc vào thì chẳng phải là đang mê mờ, điên đảo đó sao?
PH nghĩ bình thường có 1-2 con thì về kinh tế mình sẽ lo cho con đầy đủ hơn, cũng như dạy dỗ được chu toàn, kỹ lưỡng hơn. Mong bạn thường tỉnh giác, suy gẫm cho thấu đáo để cuộc sống ngày càng an vui tốt đẹp.
Chúc bạn thường tinh tấn.
Nam Mô A Di Đà Phật.
Cư sĩ PH khuyên bạn quá đúng rồi. Nói thẳng thắn ra là biết phiền não mà cứ chìm đắm trong đó thì tu cả ngàn vạn kiếp cũng không có thành tựu gì, huống chi là vãng sanh. Mọi lời nói là không cần thiết, chỉ cần nhớ, cố gắng đưa ngàn vạn cái ý niệm lăng xăng của bạn về chỉ 1 chánh niệm A Di Đà Phật là được. DM xin nói là DM sẽ không trả lời các câu hỏi kiểu này của bạn nữa. A Di Đà Phật!
Bạn Hướng Về Cực Lạc thân mến,
Theo mình hiểu, trước tiên là ăn chay phù hợp với cấu tạo của cơ thể con người (gồm: răng, xương hàm, nước bọt, dịch tiêu hóa trong bao tử và ruột non, và độ dài của ruột.v.v…); ăn chay cũng hoàn toàn đầy đủ dinh dưỡng cho cơ thể phát triển, miễn là khẩu phần ăn trong ngày của mình phải có một lượng tinh bột, đạm thực vật(có nhiều trong các loại hạt đậu) và chất béo tương đương với khẩu phần của những người ăn mặn, nên bạn đừng có lo là bị thiếu dinh dưỡng (ví dụ: 100gr đậu nành khô làm thành một lít sữa đậu nành thì tương đương với một lít sữa bò tươi về mặt dinh dưỡng; bạn cũng nên tham khảo thêm trên trang web về các loại đậu khác, nhưng tránh dùng nhiều đậu xanh, vì trong đậu xanh có chất làm giảm cân…). Mình cũng nghe nói đã từng có vài vận động viên điền kinh ăn chay trường nhưng vẫn vô địch thế vân hội; gần đây mình thấy trên báo VNexpress có đăng tin và ảnh một thanh niên ăn chay trường tập thể hình, cơ thể của anh ta phát triển như “kiến càng” vậy.
Bạn cũng nên tìm hiểu kỷ về ăn chay và lợi ích của việc ăn chay để nắm đủ tư liệu cần thiết mà thuyết phục bố mẹ nhé!
Nam Mô A Di Đà Phật!
A Di Đà Phật!
Kính gửi cư sỹ PHước Huệ!
Xin cư sỹ đừng hiểu nhầm ,vì tất cả những gì HVCL chia sẻ từ đầu đến giờ đều là phiền não của bản thân HVCL.Cuộc sống không mấy thuận theo ý của riêng ai.Người thì sinh toàn con trai,V/C HVCL thì sinh 2 cháu toàn gái. Bản thân HVCL ko ý niệm phải sinh được con trai hay con gái-con nào cũng là con-chỉ cần 2 đứa mà thôi.Nhưng mà bố mẹ 2 bên,bản thân chồng của HVCL cũng khởi ý niệm phải sinh 1 đứa con trai nối dõi. HVCL đang học Phật nên có thể hiểu là có cần thiết phải vậy hay không, nhưng nếu mình khăng khăng không làm thì có phải cũng sẽ gây nên phan duyên không, hoặc ông bà ngoại càng lo thêm cho hạnh phúc của con gái..Nếu mình không như vậy thì chồng mình có đảm bảo sẽ không tắt ý niệm đó không,hay là sẽ cố gắng”nhờ” ai đó, lúc đó lại khổ cho bố mẹ 2 bên, các con của HVCL mà thôi! HVCL đang tập không chấp thân mình,không cho mọi thứ là của mình, nhưng HVCL vẫn phải làm tròn chữ hiếu,tình nghĩa V/c, con cái.
Vậy nên xin các Thầy,các bạn đồng tu hãy giúp cho HVCL giải đáp thêm khúc mắc này ạ!
Nam mô A Di Đà Phật!
Bạn HVCL thân mến,
Theo mình nghĩ, nếu như bạn không thể cưỡng lạc ước nguyện của bố mẹ 2 bên là mong có một cháu trai nối dõi thì bạn cũng nên vui vẻ mà tùy thuận. Mình cũng xin bạn lưu ý cho là chớ vội vàng để thọ thai trong lúc này, vì muốn có được một bé trai hoàn hảo như ý muốn thì bạn cũng cần phải có đầy đủ phước báu; chính vì có “tư lương” này nên mới chiêu cảm được những chúng sanh có đầy đủ thiện căn phước đức trong cõi vô hình đến nhập thai để làm con trai của bạn. Trong thời gian chuẩn bị này, bạn hãy cố gắng giữ tâm thanh tịnh, tụng kinh, niệm Phật, và làm mọi việc thiện lành đi nhé!
Chúc ban thân tâm thường lạc và sở cầu như nguyện.
Nam Mô A Di Đà Phật!
Chào bạn Hướng Về Cực Lạc,
Người cư sỹ tại gia tu tập rất khó, phải rất cẩn trọng vì mình chưa chứng đắc gì, tưởng là “tuỳ duyên” nhưng bị lôi theo lúc nào không hay. Nếu bạn đã quyết định như vậy thì có lẽ cách tốt nhất là kiên trì niệm Phật, cầu xin Tam Bảo gia hộ mọi việc được an ổn, thuận lợi như ý bạn muốn. Đó cũng là cách nhiếp tâm niệm Phật, mọi việc khác hãy để đức A Di Đà lo liệu. Tuy nhiên, PH nghĩ hình như trong việc này bạn “chưa chiến đấu mà đã buông súng rồi”. Nếu quả thật bạn không muốn có thêm con và hiểu việc có thêm con như vậy là mê mờ, tại sao không thành tâm cầu nguyện Tam Bảo gia hộ để chồng và gia đình chồng hiểu ra chuyện con trai, gái không quan trọng? Người Phật tử hãy luôn nhớ đến lực gia trì bất khả tư nghì của Tam Bảo để xin Tam Bảo gia hộ cho cuộc sống mình được đúng như chánh pháp, không dẫn đến phiền não về sau. PH thấy ngay cả những gia đình không phải là Phật tử, nhưng họ đã hiểu được sự vô lý đó và đã có những hành động, quyết định đúng đắn, từ đó gia đình chồng mới có cơ hội để hiểu và thay đổi quan niệm. Trong tình huống, người chồng của bạn vì điều đó mà ngoại tình để kiếm con trai, liệu anh ta có phải là một người chồng đúng nghĩa không? Người đời thường biện minh, nói tại vì đó là do người vợ không chịu sanh, chứ đúng ra, người chồng do tâm ái dục quá nặng mà đã bước qua ranh giới mà họ đã ký kết với người vợ, khi họ đã quyết định cưới một người, thì họ đã ký kết vào hợp đồng chung thuỷ với vợ mình. Bạn là người Phật tử, đừng nên bị những tà kiến thế gian làm mình mê hoặc rồi lại phiền não.
Khi bạn quyết định sinh thêm con, nghĩa là phải chịu trách nhiệm với quyết định của mình, không nên đổ cho chồng, hoặc gia đình chồng,..là tại họ ép mình nên mình phải quyết định như thế. PH muốn bạn hiểu rõ, xác định rõ như vậy để tự mình chuẩn bị tinh thần cho những khó khăn có thể có, ví dụ như: nếu lại sanh con gái thì sao, nếu vì chay, mặn mà gia đình bất hoà, hoặc phiền não vì con không ngoan,…nói chung, là bạn cần nhận định cho rõ để khi nó xảy ra thì vui vẻ mà chấp nhận vì đó là lựa chọn, quyết định của chính mình. Bạn đang tập không chấp thân mình, nghĩa là hiện giờ vẫn còn đang chấp (tại vì người không chấp thì không phải tập nữa, đúng không?), vậy thì rõ ràng những suy nghĩ hành động của bạn là từ tâm chấp có mà sanh khởi, chứ chẳng phải từ tâm không chấp. Và với người không chấp ngã thì làm gì còn chấp có chúng sanh, mẹ, cha, con cái,.. Ý của PH ở đây là bạn hãy cẩn trọng, cái ý không chấp đó cao cao lắm, chẳng phải nghĩ không chấp là không chấp; đừng nên nhầm lẫn cho là mình không chấp, chỉ hãy nên nương theo nhân quả mà tu cho chắc thật nhé bạn.
PH xin được chia sẻ thêm với bạn về phan duyên và tuỳ duyên, có thể không đúng, bạn hãy tham khảo thôi, hy vọng sẽ giúp được bạn, tại vì PH không muốn bạn bị nhầm, tưởng là tuỳ duyên nhưng lại là phan duyên. Trong kinh Thủ Lăng Nghiêm, Phật dạy là, khi tâm mình thấy sắc, nghe âm thanh, ngửi hương vị…cho đó là thật rồi duyên theo đó mà ba nghiệp thân, khẩu, ý hành động thì đó là phan duyên. Còn tuỳ duyên, theo như PH học được từ hai câu thơ của một vị cổ đức, đại khái là một vị đã chứng đắc, thì hồn nhiên tuỳ duyên mà trả nghiệp. Như vậy e rằng chúng ta phàm phu ở đây có lẽ từng giờ từng khắc đều là “phan duyên” chứ chưa được tuỳ duyên đâu. Ví dụ như thế này, gia đình bạn muốn ăn mặn, bạn nghĩ là mình tuỳ duyên mà theo, thì đó e là phan duyên rồi, chứ chẳng phải tuỳ duyên, vì mình chưa được tới trình độ tuỳ duyên. Thật ra lúc đó, hoặc ăn mặn hay vẫn ăn chay, đều là phan duyên cả; chỉ có điều mình phải cân nhắc, lựa chọn xem mình gieo nhân xấu tốt thế nào, nếu không gieo nhân tốt được thì nên gieo nhân không tốt không xấu hoặc gieo nhân xấu ít hơn. Còn bậc đã “tuỳ duyên” được rồi thì khác. PH chỉ muốn chia sẻ để bạn hiểu, rồi cân nhắc và quyết định, chứ đừng tưởng mình làm thế chính là tuỳ duyên theo lời Phật dạy, rồi lại chồng chất phiền não, rồi lại quay ra nghi ngờ thì không nên.
Cho nên, trong mọi hoàn cảnh, mọi lo nghĩ nặng, nhẹ,tốt, xấu, hãy để cho đức A Di Đà lo liệu, mình hãy gắng nhiếp tâm niệm Phật. Trong sinh hoạt hằng ngày thì nhớ cân nhắc cho đúng chánh pháp, hiểu rõ quả xấu, tốt để quyết định gieo nhân thế nào, đừng tưởng đó là tuỳ duyên, và cũng đừng đổ cho người khác trong quyết định, gieo nhân của chính mình.
Người biết mình còn chấp, còn chưa tuỳ duyên được thì còn tu được; còn người chưa đạt được mà nhầm lẫn cho là được rồi thì làm sao có thể tiến bộ được. Nên cẩn trọng nhé bạn.
Chúc bạn thường tỉnh giác, tinh tấn.
Nam Mô A Di Đà Phật.
Nam mô Tây Phương Cực Lạc Thế Giới Đại Từ Đại Bi Tiếp Dẫn Đại Sư A Di Đà Phật!