Đây thật sự là một nhân duyên hiếm có, khó gặp, chúng ta chớ nên không biết. Đã biết thì phải chịu hướng về thế giới Cực Lạc. Thế giới Cực Lạc chẳng khó đến, trong kinh Vãng Sanh, kinh Vãng Sanh chính là kinh luận Tịnh Độ, tức ba kinh, một luận, đều dạy: Nếu muốn vãng sanh Tây Phương Cực Lạc thế giới, chỉ cần đầy đủ ba điều kiện là Tín, Nguyện, Hạnh. Quý vị tin tưởng, quyết định chẳng hoài nghi, tín tâm kiên định. Thứ hai là phải có nguyện, thật sự muốn vãng sanh. Có thể vãng sanh hay không? Tùy thuộc quý vị có tín tâm hay không, có nguyện vọng ấy hay không. Có tín tâm, có nguyện vọng, chẳng có ai không thể đến đó! Hạnh là thật sự hành. Phương pháp để hành là nhất tâm chuyên niệm A Di Đà Phật. Trong phẩm Tam Bối Vãng Sanh của bộ kinh này, kinh văn có nói “nhất hướng chuyên niệm”, một phương hướng là Tây Phương Cực Lạc thế giới. Trong tâm phải thật sự buông xuống, buông xuống sạch sành sanh, trong tâm chỉ có một vị Phật là A Di Đà Phật. Phải niệm đến cái mức độ nào? A Di Đà Phật chính là tâm ta, tâm ta chính là A Di Đà Phật, cảnh giới ấy được gọi là “nhất tâm bất loạn”, không ai chẳng vãng sanh! Công phu niệm đến mức như vậy, vãng sanh thế giới Cực Lạc phẩm vị liền cao.
Công phu chưa đến [mức đó]? Vẫn được! Vẫn có thể vãng sanh. Vãng sanh như thế nào? Kinh luận đã nói rất rõ ràng: Vãng sanh thế giới Cực Lạc, mấu chốt là một niệm cuối cùng trong lúc lâm chung, niệm ấy là A Di Đà Phật bèn vãng sanh. Vì lẽ đó, người trong lục đạo, đầu thai trong một đường nào thì quý vị phải biết là do một niệm cuối cùng [quyết định], một niệm ấy là mấu chốt. Vãng sanh Tây Phương Cực Lạc thế giới cũng chẳng ra ngoài lệ ấy, cũng do một niệm cuối cùng. Vì thế, thật sự có người như thế này: Suốt đời chưa hề tiếp xúc Phật pháp, lúc lâm chung, gặp một người bạn niệm Phật, dạy kẻ ấy niệm A Di Đà Phật vãng sanh, kẻ ấy nghe xong hoan hỷ, chẳng cự tuyệt, thật sự tin tưởng, bèn niệm, thật sự vãng sanh. Có [trường hợp như vậy], thật sự có, nhưng chẳng nhiều lắm. Chúng ta cũng chớ nên coi thường người vãng sanh kiểu ấy, vì sao? Tối thiểu, người ấy hội đủ ba điều kiện, ba điều kiện ấy đều rất khó đạt được! Điều kiện thứ nhất là khi lâm chung, đầu óc sáng suốt, chẳng mê hoặc. Lâm chung mà đầu óc mê hoặc, sẽ chẳng có một tí biện pháp nào cả! Người ấy sáng suốt chính là phước báo, người Hoa thường nói Ngũ Phước, đây là phước cuối cùng, [tức là] khi lâm chung, ra đi trong sáng suốt, tỉnh táo. Người mất như vậy, dẫu chẳng học Phật, chẳng niệm Phật, chẳng cầu vãng sanh, khẳng định đều sanh lên trời. Vì sao? Người ấy lâm chung tỉnh táo, sẽ tự có thể chọn lựa đường nào [để sanh vào]. Trong lục đạo, thù thắng nhất là thiên đạo, nhất định chọn thiên đạo. Người đến lúc lâm chung hễ mê hoặc, sẽ chẳng thể làm chủ, chính mình không thể làm chủ bèn lưu chuyển theo nghiệp, đáng sợ lắm!
Lão hòa thượng Tịnh Không
cho co hỏi là làm sa môn là gì ạ. con cám ơn
Chào bạn, sau đây là phần lược giảng chương 1 của Kinh tứ thập nhị (42) chương do Hòa Thượng Tuyên Hóa giảng. Phần này trả lời câu hỏi của bạn.
Thêm 1 ý này: Bạn chỉ niệm Phật thôi – vậy khái niệm sa môn là gì chưa biết thì có sao không? Bạn nên suy nghĩ về câu hỏi này. A Di Đà Phật!
“Chương 1
Xuất Gia Chứng Quả
Kinh Văn:
Hán Văn: Phật ngôn: “Từ thân xuất gia, thức tâm đạt bổn, giải Vô-vi Pháp, danh viết Sa-Môn. Thường hành nhị bách ngũ thập giới, tiến chỉ thanh tịnh, vi tứ chân đạo hạnh, thành A-la-hán.”
Dịch Nghĩa: Đức Phật dạy: “Những vị từ giả người thân để xuất gia, biết tường tận tâm tánh, thấu hiểu pháp Vô-vi, được gọi là Sa-Môn. Họ thường xuyên hành trì 250 giới, tiến chỉ thanh tịnh, tu hành bốn đạo hạnh chân chánh, nên được thành bậc A-la-hán.”
Lược giảng:
Đây là chương đầu tiên trong số bốn mươi hai chương. Chương này nói rằng bậc Sa-Môn có thể chứng đắc quả A-la-hán.
Đức Phật dạy: “Những vị từ giả người thân để xuất gia…” Theo giáo pháp nhà Phật, khi kẻ làm con muốn xuất gia đi tu thì phải được sự ưng thuận của cha mẹ, chứ không như ở nước Mỹ, cứ trên mười tám tuổi là được tự do, muốn làm gì thì làm. Trước kia, vì tùy thuận theo phong tục quốc gia nên Phật giáo ở Trung Hoa và Ần Độ đòi hỏi kẻ làm con phải thưa rõ chí nguyện của mình với song thân và xin phép cáo từ: “Thưa cha mẹ, con đi xuất gia!” Đó gọi là “từ giả người thân.” “Xuất gia” có nghĩa là hiến dâng cả thân, tâm và tánh mạng của mình cho Tam-Bảo, và vĩnh viễn không còn đa mang những công việc của người thế-tục nữa. “Từ giả người thân để xuất gia,” tức là từ biệt cha mẹ để rời gia đình, đi đến nơi đạo-tràng của Phật, Pháp, Tăng mà tu học, gần gũi ngôi Tam-Bảo.
“Xuất gia” cũng có nghĩa là “Xuất thế tục gia” – ra khỏi cái gia đình của thế gian. Mỗi gia đình đều có những rắc rối riêng của nó, giữa bà con quyến thuộc với nhau lại thường hay xích mích, gây gỗ, chẳng có gì là thực sự vui vẻ, hạnh phúc cả. Vì thế, người ta muốn rời bỏ căn nhà thế-tục và cũng là nhà lửa này.
Lại nữa:
Tam giới vô an, do như hỏa trạch.
(Ba cõi không yên, giống như nhà lửa.)1
Cho nên “xuất gia” cũng bao hàm ý nghĩa “xuất tam giới gia” – ra khỏi căn nhà Dục-Giới, Sắc-Giới, và Vô-Sắc-giới.
“Xuất gia” còn có nghĩa là “xuất phiền não gia” – ra khỏi nhà phiền não. Vì những người còn chung sống với gia đình đều có phiền não, không được an vui thực sự, nên họ muốn xuất gia. Một khi đã xuất gia đi tu thì phải đoạn trừ phiền não và phát tâm Bồ-đề; như thế mới gọi là “xuất gia.”
“Biết tường tận tâm tánh.” Những vị từ giả thân nhân để đi tu ấy có thể nhận biết bổn tâm của chính họ một cách thấu đáo. Quý vị nên biết:
Tâm sanh, chủng chủng pháp sanh,
Tâm diệt, chủng chủng pháp diệt,
(Tâm sanh, các pháp đều sanh,
Tâm diệt, các pháp đều diệt!)
Ngoài tâm thì không có pháp, và ngoài pháp thì không có tâm. Tâm với pháp chẳng qua chỉ là một! Nếu biết rằng ngoài pháp vốn không có tâm, thì quý vị sẽ hiểu được tánh biến-kế-chấp, và như thế gọi là “thức tâm” – biết được bổn tâm của mình. Quý vị nên biết tâm và tánh xưa nay vốn không có thực thể, không có hình tướng. Nếu hiểu được đạo lý này, tất quý vị sẽ hiểu được rằng tánh y-tha-khởi là hư huyễn. Tánh biến-kế-chấp vốn là không, mà tánh y-tha-khởi cũng là giả tạm, hư huyễn – không có cái nào là thật sự tồn tại cả. Hiểu được như thế mới gọi là “thức tâm đạt bổn – biết tường tận tâm tánh.” vậy!
“Thấu hiểu Pháp Vô-vi.” Hiểu pháp Vô-vi tức là hiểu pháp Chân-như với tất cả các pháp không phải là một mà cũng chẳng phải là hai. Nếu quý vị hiểu được đạo lý này, tức là Chân-như cùng tất cả các pháp tuy không đồng một thể song cũng chẳng khác biệt gì nhau, tất quý vị sẽ hiểu được tánh viên-thành-thực, tỏ ngộ được bản-thể của mình. Đó gọi là “thấu hiểu Pháp Vô-vi” vậy.
“Được gọi là Sa-Môn.” Nếu quý vị có thể làm được như thế – từ giả người thân để xuất gia, biết tường tận tâm tánh và thấu hiểu Pháp Vô-vi – thì quý vị mới xứng đáng để được mang danh hiệu Sa-Môn!
“Sa-Môn” là tiếng Phạn, và có nghĩa là “cần tức” (siêng năng, chấm dứt); đó là:
Cần tu Giới, Định, Huệ,
Tức diệt tham, sân, si.
(Siêng tu Giới, Định, Huệ,
Dứt sạch tham, sân, si.)
Sau khi xuất gia, quý vị không nên “siêng tu tham, sân, si; dứt sạch Giới, Định, Huệ.” Nếu quý vị càng ngày càng không có trí huệ, càng ngày càng thêm ngu si, thì đó gọi là “siêng tu làm sao tham, siêng tu làm sao sân và siêng tu làm sao si!” Rồi hằng ngày, tham sân si thì không dứt bỏ được, mà Giới, Định, Huệ cũng chẳng chút tiến triển. Dần dần, quý vị không còn để tâm nghiên cứu xem mình cần phải tu hành như thế nào, phải trì Giới, tu Định, tu Huệ ra làm sao nữa; và những phiền não trong lòng quý vị cứ càng ngày càng gia tăng.
Vì sao lại ra nông nỗi như vậy? Đó là vì nghiệp chướng từ các đời trước của quý vị quá nặng nề. Các nghiệp báo quá nặng nề ấy đeo đuổi theo quý vị, xúi giục quý vị đừng phát Bồ-đề tâm, và xui khiến quý vị cứ xoi mói cái sai của kẻ khác! Từ sáng đến tối, quý vị cảm thấy mình là giỏi giang hơn ai hết, thậm chí còn tài ba lỗi lạc hơn cả thầy của mình nữa: “Thầy tôi không sánh kịp tôi đâu! Quý vị xem, tôi có biết bao là bản-lãnh. Có thể nói rằng trên trời, dưới trời, chỉ độc nhất mình tôi là tôn quý mà thôi!” Những kẻ có quan điểm như thế chắc chắn sẽ đọa lạc!
Đã nhiều phen tôi trông thấy trong chúng xuất gia của chúng ta ở đây, có người ngay cả chắp tay mà cũng không biết chắp sao cho đúng – chỉ úp hai bàn tay lại với nhau một cách lộn xộn, tùy tiện. Chắp tay thì phải chắp trước ngực, đằng này quý vị lại chắp tay trước mắt! Khi chắp tay, mười ngón tay đều phải chụm sát vào nhau, và để ngay ngắn đằng trước ngực; chứ chẳng có ai chắp tay như kiểu của quý vị cả! Xuất gia đã bao nhiêu năm mà ngay cả chắp tay cũng không biết cách chắp, lạy Phật cũng không biết cách lạy, thắp nén nhang cũng không biết cách thắp, thì chao ôi, thật là đáng thương lắm thay! Nếu tự mình không biết thì phải chú ý nhìn xem những người đã tu hành lâu năm, coi cách thức họ chắp tay như thế nào mà học theo đó cho đúng chứ!
Khi giảng Sa-Di Luật-Nghi, tôi có dặn quý vị là đừng thọc ngón tay vào lỗ mũi. Tại sao lại có chuyện đó được? Là vì quý vị chắp tay mà chắp quá cao, cho nên đầu ngón tay mới đụng phải mũi! Chắp tay thì phải chắp ở ngang tầm ngực, chứ không phải ngang miệng, không phải ngang mũi, và cũng chẳng phải ngang mắt. Chắp tay thì phải chắp ngay ngắn ở trước ngực! Nếu chỉ một việc nhỏ nhặt như vậy mà cũng không hiểu rõ, thì làm sao tu Đạo cho được chứ! Nếu cứ theo chiều hướng ấy, thì quý vị càng tu Đạo chỉ càng không hiểu Đạo mà thôi! Tu Đạo thì dứt khoát không được bê bối, không được cẩu thả; bởi hễ sơ xuất một chút là chẳng thể thành công, hễ “sai một ly là đi một dặm” ngay!
“Họ, các vị Sa-Môn, thường xuyên hành trì 250 giới.” “Thường xuyên hành trì” có nghĩa là các ngài luôn luôn tu hành đúng theo giới luật và không hề phạm giới. Nhờ vậy, sở học về giới luật của họ được tăng trưởng.
“Tiến chỉ thanh tịnh” “Tiến” là hướng về phía trước mà làm; và “chỉ” là đình chỉ, ngừng lại. Bất luận quý vị đang làm hay không làm gì cả, bất luận là trong lúc động hay tĩnh, quý vị cũng phải thanh tịnh, trong sạch, chẳng có chút nhiễm ô, nhơ bợn.
“Tu hành bốn đạo-hạnh chân chánh.” “Bốn đạo-hạnh chân chánh” chính là Pháp Tứ Đế: Khổ, Tập, Diệt và Đạo. Các vị Sa-Môn đều siêng năng tu học Pháp Tứ-Đế.
“Nên được thành bậc A-la-hán, chứng được Thánh-quả.”
“A-la-hán” là tiếng Phạn, và có ba nghĩa. Vì chứa đựng tới ba nghĩa nên từ ngữ này được xếp vào loại “đa hàm bất phiên” (từ ngữ bao hàm nhiều nghĩa thì không phiên dịch); và do đó vẫn giữ nguyên lối phát âm theo tiếng Phạn là “A-la-hán (Arhat).” Trường hợp giữ lại âm tiếng Phạn này gọi là “phiên tự bất phiên âm” (dịch chữ, không dịch âm) – tức là chữ thì dịch nghĩa sang Hán-văn, còn âm thì vẫn giữ theo cách phát âm của Phạn ngữ.
“A-la-hán” có ba nghĩa là Sát-tặc, Ứng-cúng và Vô-sanh.
1. Sát-tặc (kẻ giết giặc). Bậc A-la-hán rất lợi hại, hễ nơi nào có giặc cướp thì các Ngài liền tìm đến tận nơi để tiêu diệt bọn chúng. Song, như thế chẳng phải là các ngài đã phạm giới sao? Không phải! Bởi vì “sát-tặc” ở đây không phải là giết những tên giặc ở ngoài, mà giết bọn giặc phiền não ở bên trong! Tại sao lại có bọn giặc ở bên ngoài? Là vì có bọn giặc phiền não, có bọn giặc tham sân si chực sẵn ở bên trong! Tâm tham là một tên giặc, tâm sân là một tên giặc, và tâm si cũng là một tên giặc – đó là những tên giặc cần phải bị tiêu diệt. Vậy, nghĩa thứ nhất của từ A-la-hán là “sát-tặc.”
2. Ứng-cúng. “Ứng cúng” nghĩa là xứng đáng để thọ nhận sự cúng dường của trời và người. Bậc A-la-hán đã chứng quả vị chính là một đấng Thánh-nhân đã khai ngộ. Người nào cúng dường cho một bậc A-la-hán, thì sẽ được vô lượng vô biên phước báo, không có cách gì tính đếm cho xuể!
Tỳ-khưu là nhân mà A-la-hán là quả. Làm Tỳ-khưu tức là gieo cái nhân thành A-la-hán, và thành A-la-hán là kết quả của việc đã làm Tỳ-khưu. Do đó, khi là Tỳ-khưu ở nhân địa, thầy Tỳ-khưu trồng nhân là Phá-ác thì sẽ được quả là Sát-tặc, nhân là Khất-sĩ thì quả là Ứng-cúng, và nhân là Bố-ma thì quả là Vô-sanh.
3. Vô-sanh. Thế nào gọi là “Vô-sanh” tức là “liễu sanh tử,” có nghĩa là sự sanh tử đã kết thúc, không còn cái khổ của sự sanh ra và chết đi nữa. Tuy nhiên, sự sanh tử mà các bậc A-la-hán dứt được là Phần-đoạn Sanh tử, còn Biến-dịch Sanh tử thì các ngài vẫn chưa dứt được, do đó các ngài chỉ thành A-la-hán mà thôi.
Các bậc Sa-Môn hành trì 250 giới của Tỳ-khưu (hoặc 348 giới của Tỳ-khưu ni) tức là làm cho sự học hỏi về Giới của họ được thành tựu, giữ gìn sự thanh tịnh trong mọi việc, mọi lúc, tức là làm cho sự học hỏi về Định được thành tựu, và tu tập bốn đạo-hạnh chân chánh tức là làm cho sự học hỏi về Huệ được thành tựu. Khi việc tu học Giới Định Huệ được viên mãn, thì tham, sân, si cũng bị trừ sạch. Dứt sạch tham, sân, si, thì chứng được quả vị A-la-hán.
Quả vị A-la-hán có tất cả bốn bậc; đó là Sơ quả A-la-hán, Nhị quả A-la-hán, Tam quả A-la-hán và Tứ quả A-la-hán. Phải chứng được Tứ quả A-la-hán thì mới chính thức chấm dứt sanh tử!”
Bố thí PHÁP công đức vô biên.Cám ơn thầy DIỆU MINH.
A DI ĐÀ PHẬT
Trong kinh nói: “Phàm những gì cầu là pháp, đều đạt được thiện lợi”, pháp là pháp môn Tịnh độ, pháp môn niệm Phật vãng sanh. Quý vị cầu pháp này, đều có thể đạt được lợi ích chân thật, đây là thiện lợi, vì sao vậy? Đều có thể vãng sanh Tịnh độ.
“Thế nên được an trú không có nghi ngờ”, phải an trú tâm trong vô lượng thọ, an trú trên danh hiệu của Phật A Di Đà. Nhất định không hoài nghi, chân thành niệm không thôi.
Trì niệm, trì là không gián đoạn, không thất niệm, không quên, không bị thất niệm, nghĩa là niệm rốt ráo một câu Phật hiệu này. “Thật thà trì niệm, đừng sanh nghi hoặc. Phát tâm bồ đề, nhất hướng chuyên niệm, là gốc của các điều thiện. Nên phụng trì như cương lĩnh tôn chỉ, an trú trong pháp này”. Lời này nói rất hay, người niệm Phật nhất định phải nhớ, nhất định phải y giáo phụng hành, như vậy chúng ta sẽ thành tựu trong đời này.
Trong thế giới ngày nay, chúng sanh nghiệp chướng quá nặng, tạo nghiệp rất sâu. Bây giờ mặc dù phát tâm đại từ bi, cũng không độ được họ, họ không tiếp thu, như vậy phải làm sao? Lập tức giác ngộ, đến thế giới Cực Lạc trước, cầu tự độ trước. Đến được thế giới Cực Lạc, bản thân thành tựu. Ở đây mọi người đại khái cũng đã quay đầu, chịu khổ nạn chiều, biết thức tỉnh, lúc đó ta trở lại, đây là phương pháp hay. Không tiếp thọ, miễn cưỡng họ tiếp thu, đó là điều không thể. Bản thân thành tựu, làm tấm gương tốt cho xã hội đại chúng, như vậy là đúng.
“Nên thường tu tập, khiến không còn nghi hối”. Không nên hoài nghi, không nên dừng lại, nghĩa là dõng mãnh tinh tấn. “Chưa đoạn cội rễ nghi ngờ, tức là tội căn”, hai câu này vô cùng quan trọng. Chúng ta sám hối, sám hối tất cả tội căn, nguồn gốc của tội là gì? Chính là hoài nghi, chính là do dự không quyết định, chúng thử nghĩ xem có đạo lý chăng?
Ngày nay chúng ta học Phật, bất luận là trong kinh giáo, hay là niệm Phật, công phu đều không đắc lực. Nguyên nhân không đắc lực phải chăng do cội rễ của nghi ngờ? Càng nghĩ càng có đạo lý, chưa đoạn gốc nghi ngờ, cho nên lúc nào cũng chướng ngại, công phu không đắc lực.
“Muốn đoạn cội rễ nghi ngờ, nên biết phương tiện”, phải dùng phương pháp nào để đoạn trừ gốc rễ nghi ngờ? “Nghi hoặc chưa đoạn, chỉ vì tuệ tâm chưa khai”, trí tuệ chưa phát, nên không đoạn được gốc nghi, có định cũng không được.
Tôi vừa mới đưa ra một ví dụ, chúng ta đưa ra một ví dụ nhỏ để nói: Trong ly nước có nhiễm ô, có vật dơ bẩn, chúng ta để một nơi. Để khoảng một tiếng, nước lóng xuống sạch sẽ. Nước sạch, có thể uống, nhưng gốc nghi chưa trừ, những thứ lóng xuống dưới là gốc của nghi ngờ. Nếu khuấy động nước này, nó lại khởi lên, cần phải trừ sạch tất cả những thứ dơ bẩn trong đó, khi đổ nước sạch ra nó cũng không bị dơ, không có chút ô nhiễm nào.
Vì sao huệ tâm không khai phát? “Chỉ vì ba cấu chướng sâu”, ba cấu này là tham sân si. Bây giờ phải thêm vào hai loại là tham sân si mạn nghi, có ngạo mạn, có hoài nghi. Năm loại tham sân si mạn nghi, năm loại này chỉ cần có trí tuệ thì không thể hiện tiền. Đây là từng bước từng bước dần dần tìm ra nguồn gốc bệnh của chúng ta. Bây giờ làm sao để trừ diệt gốc của bệnh?
Đoạn văn bên dưới đưa ra một phương pháp. Căn cứ vào An Lạc Tập, thì niệm Phật tam muội có thể trừ tất cả tội chướng tham sân si trong quá khứ hiện tại và vị lai. Chúng ta có tin được chăng? Cần phải tin, chúng ta niệm Phật đã nhiều năm nay, vì sao không trừ diệt được tham sân si? Không những không trừ được, mà hình như mỗi năm còn tăng trưởng. Chúng ta chỉ có niệm Phật, không có tam muội. Ở đây nói “niệm Phật tam muội có thể trừ”, chứ không phải nói niệm Phật có thể trừ. Chúng ta chỉ có niệm Phật, xưa nay chưa từng đạt được tam muội, đây là gì? Công phu niệm Phật chưa đắc lực, nếu công phu niệm Phật đắc lực sẽ tiêu trừ được.
__(((卍)))__ Tịnh Độ Đại Kinh Giải Diễn Nghĩa
__(((卍)))__ Tập 570
Chủ giảng: Tịnh Không Pháp Sư
“Nhất môn huận tập – Trường thời huân Tu”
Mời Chư vị đồng học xem và chia sẻ ở đây: https://www.youtube.com/watch?v=w18GVyXC2QY Tập 1 trên Youtube
Trọn bộ 600 tập MP3 viên mãn.http://www.tinhthuquan.com/PhapAmViet/tinhdodaikinhgiai.htm
Bản chú giải: MDF
http://amtb.vn/download/tai-lieu/vo-luong-tho-lan-11/
Nam Mô Thường Tinh Tấn Bồ Tát Ma Ha Tát.
A DI ĐÀ PHẬT
xin hỏi chư vị đồng tu mắn đẻ là phước hay là nghiệp vậy
Cũng là phước mà cũng là nghiệp, người nghĩ phước mong phước thì là phước,người nghĩ nghiệp sợ nghiệp thì là nghiệp.
Kính chào các đạo hữu,
Con tu theo pháp môn Tịnh Độ, rất siêng niệm Phật; tuy nhiên thỉnh thoảng trong đầu lại khởi lên những nghi hoặc như: cõi Cực Lạc tốt đẹp như vậy sao trong Kinh Nguyên Thủy (A Hàm, Nikaya) Phật lại không đề cập đến?
Ngoài ra con còn có những thắc mắc khác như: có nhiều người cho là Kinh Đại Thừa không phải do Phật thuyết (vì theo các nhà nghiên cứu thì Kinh Đại Thừa xuất hiện khá muộn, các lần kết tập không có nói đến Kinh Đại Thừa). Theo các nhà nghiên cứu Phương Tây thì Kinh điển Nguyên Thủy mới đúng là lời Phật còn Kinh Đại Thừa có thể do chư tổ sau này thêm vào. Mặc dù con cố dẹp qua những thắc mắc này nhưng thỉnh thoảng trong đầu cứ khởi lên một cách vô tình làm ảnh hưởng đến quá trình tu tập của bản thân. Rất mong mọi người góp ý giúp con về chuyện này!
A Di Đà Phật
Phật Pháp đã tồn tại ở phương đông lâu lắm rồi,còn ở phương tây thì mới hội nhập,họ mới biết tới Phật Pháp không lâu.Mặc dù Phật Pháp không phân biệt đông tây,nhưng nếu chúng ta xét theo phương diện thời gian thì phương đông mới là sân nhà,trụ sở chính của Phật Pháp.Còn phương Tây là sân khách.Cho nên người phương đông,mà đặc biệt là các tổ sư bên ấn độ và trung quốc hiểu rõ Phật Pháp hơn các học giả phương tây.Hỏi Phật Pháp thì nên hỏi người phương Đông
-Bạn đang ở trên sân nhà,là chủ mà lại đi nghe khách vãng lai phương tây nói.Chủ-khách phải phân biệt rõ rang,mình là chủ thì phải biết giữ vị trí người chủ,chớ để khách làm cho lay động.
-Bạn hãy nên biết,Đức Phật thuyết kinh không phải chỉ riêng con người,mà cho cả quỷ thần,chư thiên,bồ tát,…Và kinh Phật không phải chỉ được ghi chép cất trong cõi người mà còn được lưu giữ ở các cõi trời.Kinh được lưu giữ trong loài người là rất ít so với ở long cung và trời đao lợi.Bởi vì loài người hay xảy ra chiến tranh,mỗi lần chiến tranh xảy ra là kinh sách gần như bị tiêu hủy hết sạch.Nhưng ở hai cõi kia thì rất ít có chiến tranh,nên kinh sách lưu giữ nhiều hợp lý.
-Kinh Đại Thừa ở loài người cực kỳ ít,gần như không có.600 năm sau khi Đức Phật nhập diệt,Long Thọ bồ tát phải xuống long cung để lấy kinh Hoa Nghiêm và các kinh Đại Thừa.Từ đó trên thế gian mới xuất hiện kinh Đại Thừa.
-Người phương tây họ chỉ biết Đức Phật giống như người bình thường,và cho rằng Đức Phật chỉ có nói pháp trong loài người,và tất nhiên là họ sẽ nghĩ kinh Phật chỉ có trong loài người,các cõi khác thì không có.Đó là một sai lầm của họ.
-Người phương đông đã trải qua những kinh nghiệm thiền định,đã có nhiều tổ sư chứng quả xuất mấy nghìn năm qua.Còn người phương tây họ chưa trải qua kinh nghiệm thiền định,chứng quả thì càng không có.Làm sao bạn có thể so sánh lời nói của những học giả phương tây với các tổ sư phương đông được chứ.
-600 năm cũng không phải là lâu đâu,nếu so với cõi trời đao lợi thì chỉ là 6 ngày thôi,bởi vì 1 ngày trên đao lợi bằng 100 năm ở nhân gian.Đối với họ thì Đức Phật mới chỉ nhập diệt 6 ngày thì kinh Đại Thừa đã xuất hiện.
-Bạn cần phải biết rõ lúc này ai là chủ,ai là khách thì bạn sẽ biết nên tin ai.
Còn tại sao Phật không thuyết trong kinh nguyên thủy thì mong các đạo hữu khác trả lời
Bạn HNADDP không nên phân biệt Đông Tây như thế. bạn không nghe Lục Tổ nói sao “Người có Nam có Bắc nhưng Phật tánh thì không Nam không Bắc ” sao. Vấn đề ấy rất nghiêm túc mong các vị khác giải đáp giúp
A di đà phật
A Di Đà Phật
-Về Phật Tánh thì không phân biệt nhưng trên sự tu hành với phàm phu thì có những lúc những việc phải phân biệt rõ ràng,nếu không thì trắng đen thiên ác chủ khách lẫn lộn.
-Mình tu tịnh độ phải tin những tổ sư tịnh độ,học thiền tông thì tìm về những người thiền tông.Học cái gì thì phải hỏi cái người có chuyên môn trong lĩnh vực ấy.
-Thế gian này từ phân biệt,chấp trước mà thành cho nên chuyện chín người mười ý là chuyện sẽ xảy ra,càng hỏi nhiều người càng lắm ý,nếu không biết chọn lọc thì sẽ như người ở giữa dòng,sẽ không có quan điểm rõ ràng
-Mình nói là người phương Đông có sự thành tựu Phật Pháp hơn người phương Tây,đó không phải là sự phân biệt Phật tánh mà hiện giờ nó là như vậy,đấy là xét theo phương diện tu hành không phải xét theo Phật tánh.Học cái gì thì phải tìm đến người thành tựu mà học.
A Di Đà Phật.
Bạn dựa vào đâu để đánh giá thấp và coi thường người phương Tây?
Có phải là người học sau bao giờ cũng kém hơn người học trước đâu. tuy PG phương Tây du nhập sau nhưng ko phải vì vậy mà bạn xem thường họ là khách và tự cho mình là chủ, là sân chính. Chấp trước như thế rất ko nên ở mỗi người học Phật chúng ta.
Vấn đề bàn luận là phải dựa vào lí lẽ logic chứ ko chỉ dựa vào tình cảm ức đoán.
Vả lại sự tranh luận về các vấn đề bạn Hiền Hoà nêu ra ko phải là mới đây ở các nước phương Tây mà đã có từ rất lâu, từ thời Phật giáo bộ phái ở Ấn Độ, sau khi Phật diệt độ 100 năm. Vậy thì việc bạn quy kết cho phương Tây phương Đông gì đó có hợp lý ko. Bạn ko thể mơ mơ hồ hồ như thế.