Việc rất hiếm có ở thời buổi của chúng ta. Nữ cư sĩ Lưu Tố Vân đã làm tấm gương cho ta, khi bà tu hành xong ta mới biết về bà. Xem như CD bà báo cáo việc tu hay trả lời phỏng vấn của ký giả. Tôi không rõ bà học ai vì bà chẳng nói, về sau mới được nghe bà có được một bộ CD thời gian đầu của chúng tôi ở tu viện Cảnh Mỹ, chắc là lần thứ ba hay lần thứ tư giảng về Vô Lượng Thọ Kinh.
Trước kia chúng tôi đã giảng nhiều lần, khi đó do không được đọc bản giảng giải của Hoàng Niệm Lão, chúng tôi giảng y theo bản chú thích đầu trang của Thầy Lý. Nữ cư sĩ đã có băng ghi âm kia. Chắc là có người thu vào CD nên bà có bộ CD kể trên mỗi ngày bà nghe 10 tiếng đồng hồ. Bà nắm bắt một câu trong kinh Phật : Một môn thâm nhập, huân tu lâu dài. Bà giữ chắc câu này, quyển kinh này, chẳng nghe và cũng không tiếp xúc gì khác. Mỗi ngày 10 giờ, thực tế 10 giờ thì bà nghe 1 CD 1 giờ. Trong 1 giờ nghe 10 lượt, nên nghe 1 biến thành ra 10 biến, nghe hết rồi thì nghe lại từ đầu. Ngày nào cũng vậy, nghe suốt 10 năm. Lúc không nghe giảng kinh thì bà niệm A DI ĐÀ PHẬT. Bà mắc chứng bệnh lao da ban đỏ, bà chẳng dùng thuốc cũng tự khỏi, chẳng có vết sẹo nào, người đông bắc cho dù có khỏi bệnh ban đỏ da cũng không khỏi có vết sẹo. Vậy mà bà chẳng có vết sẹo nào.
10 năm dụng công thực hành chỉ 1 bộ kinh. Thường thì chúng ta chỉ cần 3 dến 5 năm sẽ đạt được niệm Phật tam muội. Sau khi đạt được niệm Phật tam muội rồi thì khoảng 3 đến 4 năm sẽ được khai ngộ. Vì sao thế? Vì giữ quy cũ đó là trì giới. Nhờ giới mà được định, bà đã định được rồi, nhờ định mà mở huệ. Bà đã khai ngộ rồi. Tuy chỉ tu 1 bộ kinh nhưng bà nói rất hay, khi có người mời bà giảng kinh Địa Tạng bà cũng giảng rất hay. Bất kể bộ kinh nào bà cũng chưa từng được học nhưng nếu được mời giảng thì bà đều giảng rành rẽ. Đó là thông một bộ kinh thì tất cả các kinh đều thông. Cảnh giới ngộ của bà chúng ta không biết, nếu chẳng phải là đại triệt đại ngộ thì cũng là đại ngộ. Bà bảo giờ bà chẳng còn chướng ngại. Tôi hỏi có chắc được vãng sanh không? Bà bảo có, lúc nào cũng được, Phật Bồ Tát cần lưu bà lại trên thế gian làm gương cho pháp môn thì bà ở thêm vài năm, chẳng sao cả bà có thể ở thêm vài năm. | T ôi hỏi có chắc được vãng sanh không? Bà bảo có, lúc nào cũng được, Phật Bồ Tát cần lưu bà lại trên thế gian làm gương cho pháp môn thì bà ở thêm vài năm, chẳng sao cả bà có thể ở thêm vài năm. |
Tấm gương hay biết bao. Chỉ 10 năm bà đã tu thành thì ai cũng có thể tu thành. Người ta hỏi bà làm cách nào để thành công bà chỉ nói 6 chữ: THẬT THÀ – NGHE LỜI – NGHIÊM TÚC LÀM. Sáu chữ này là bí quyết chung của những kẻ thành công xưa nay ở khắp nơi đều như vậy. Người không thành tựu đều do tự thấy mình thông minh nên thật thà vô cùng khó. Thầy Lý luôn luôn nói với tôi cả đời ông học thật thà mà học mãi cũng chẳng giống. Đủ biết thật thà không dễ. Ông luôn nói đại trí nếu ngu. Chữ nếu ngu này rất khó học được. Học thông minh thì dễ, học thật thà không dễ.
Trích TỊNH Độ ĐẠI KINH GIẢI DIỄN NGHĨA
Lão hòa thượng Tịnh Không khai thị
Tham khảo thêm: Cô Lưu Tố Vân – người có thể chuyển cảnh và tướng nhờ chuyển tâm.
1 – Xem một quyển sách (Nhận thức Phật Giáo).
2 – Lựa chọn một pháp môn tu học (pháp môn Tịnh Độ).
3 – Xác định lựa chọn một bộ kinh điển (bản hội tập Kinh Đại Thừa Vô Lượng Thọ).
4 – Y theo một vị minh sư (lão pháp sư Tịnh Không là một vị đại đức cao tăng, vị minh sư mà “trăm ngàn muôn kiếp khó tìm cầu”).
5 – Xác định rõ ràng một phương hướng (cầu sanh Tây Phương Cực Lạc thế giới).
6 – Giữ vững một mục tiêu (đến thế giới Cực Lạc thân cận A Di Đà Phật).
7 – Nắm giữ một câu Phật hiệu A Di Đà Phật.
Cư sĩ Lưu Tố Vân là tấm gương điển hình nhất cho câu: Một môn thông hết thảy các pháp môn đều thông.
Trước mắt chúng ta có một tấm gương tốt là bà Lưu Tố Vân, 55 tuổi mới nghe được Phật pháp, tuổi tác không nhỏ. Nghe được Phật pháp bà liền y giáo phụng hành, nghe được một câu: Nhất môn thâm nhập, trường thời huân tu. Bà đã trụ vào câu nói này, tôi chỉ học một môn, lựa chọn của bà là chuyên tu theo Kinh Vô Lượng Thọ. Cũng không biết ai tặng cho bà một bản Kinh Vô Lượng Thọ, cũng chính là bản chúng ta đang học, không có chú giải. Chú giải này là của cư sĩ Hoàng Niệm Tổ, bà học như thế nào? Bà thành tựu chúng ta mới biết đến, tìm đến hỏi bà học như thế nào? Bà nói rằng, mình không có trí tuệ, chỉ có chân thành, nghe lời cổ nhân: Nhất môn thâm nhập, trường thời huân tu. Bà nói bà học cuốn sách này, suốt đời chỉ học cuốn này. Mỗi ngày học mười tiếng, nghị lực này rất đáng để người khác kính trọng. Mỗi ngày mười tiếng xem một đĩa CD, thời lượng một CD một tiếng đồng hồ. CD một tiếng đồng hồ này xem mười lần, tức là mười tiếng, một ngày xem một đĩa lặp đi lặp lại mười lần. Xem xong bộ này lại xem tiếp lần thứ hai, lại xem lần thứ ba, rồi tiếp tục xem lần thứ tư. Mười năm bà đạt được tam muội, trí tuệ khai mở. Tôi nghe nói có người mời bà giảng Kinh Địa Tạng, bà giảng rất hay. Kinh Địa Tạng bà chưa từng học, chỉ học Kinh Vô Lượng Thọ. Như vậy chúng ta biết, bất luận kinh gì bà đều giảng được. Đây là thành tựu từ giáo môn.
Lão pháp sư Tịnh Không
Nguyện tất cả chúng ta ai cũng được tự tại vãng sanh như cư sĩ LƯU TỐ VÂN.
A Di Đà Phật! Sao hôm nay mình thấy buồn quá. Mình như có nhiếu suy nghĩ trong đầu là mình không nghĩ là mình có đắc tội gì đó với một dì mà mình quen, dì hay làm công quả ở chùa mà khong hiểu sao khi mình gặp mình có chào hỏi mà dì đó làm lơ không trả lời mình vài lần rồi. Không hiểu sao nữa???
Làm mình cũng ngại đến chùa nữa vì khi đến gặp như vậy tâm mình bất an. Hay là mình cũng phớt lờ dì luôn coi như không thấy . Mô Phật!
Bạn Diệu Niệm thân mến,
Bạn chấp làm chi những chuyện nhỏ nhặt như vậy! Bạn buồn khổ là do chính nơi bạn, bới cái “ta” của bạn qúa lớn! Mình chào hỏi mà người ta làm lơ thì lần sau mình không chào hỏi nữa, thế thôi! Biết đâu chừng dì đó đang giữ chánh niệm trong công việc và đang hành trì một câu Phật hiệu cũng nên!
Nam Mô A Di Đà Phật!
Dạ, chị Nguyễn Thị Lựu nói rất đúng, diệu niệm cảm ơn chị đã chia sẻ. A Di Đà Phật.
Hộ niệm cho người lâm chung không nên dùng mõ
Ðại sư Mặc Am Chân Nguyên Thượng Nhân đời Thanh, họ Chu, người huyện Hành Châu, tỉnh Hồ Nam. Thuở nhỏ, Ngài đã dĩnh ngộ, thông tiệp, có ý tưởng xuất thế. Cha mất sớm, mẹ tính cưới vợ cho, bèn trốn đi xuất gia. Thọ Cụ Túc Giới, nghiên cứu tinh tường Tam Tạng, thâm nhập giáo nghĩa. Sau khi tham học khắp cả Nam Bắc [Trung Hoa], Ngài bèn dựng tinh xá Chúc Thánh ở Nam Nhạc, giới luật tinh nghiêm, siêng năng, khẩn thiết ngầm tu. Mỗi ngày niệm Phật sáu vạn tiếng. Lâu ngày, chẳng niệm mà tự niệm, không lúc nào gián đoạn.
Sau đấy, Ngài ở tại chùa Ðại Thiện thuộc Nam Nhạc, phỏng theo khuôn phép của thiền sư Triệt Ngộ. Thập phương đến học; vì có chỗ chẳng dung hợp nhau, nên Ngài bèn dùng phép Giáo Quán của tông Thiên Thai để dẫn dắt, lấy Tịnh Ðộ Di Ðà làm chỗ quy hướng rốt ráo.
Ðột nhiên, nhà chùa muốn giao Ngài đứng đầu trông coi mọi việc trong chùa, Ngài bảo: “Tôi sắp về Tây!”. Ngài liền cử hành Phật Thất hai tuần, trong Định thấy ao bảy báu, nước bát công đức. Ngài liền hiện tướng bệnh nhẹ, khước từ thuốc thang, nhất tâm niệm Phật, bảo đồ chúng luân phiên trợ niệm.
Ngài trông thấy tướng bạch hào của A Di Ðà Phật sáng rực, bèn ngồi ngay thẳng hướng về Tây. Khi ấy, những người trợ niệm gõ mõ càng nhanh, Ngài bèn bảo thôi gõ, chỉ cùng nhau niệm Phật đến hơn trăm câu, chắp tay mà tịch, thọ sáu mươi bốn tuổi.
(Theo Cận Ðại Vãng Sanh Truyện)
Nhận định:
Chẳng niệm mà tự niệm chính là niệm mà vô niệm, vô niệm mà niệm. Nếu chẳng phải là tận lực niệm đến mức thuần thục thì làm sao mà được như thế? Trước khi lâm chung còn cử hành Phật Thất, bảo đại chúng trợ niệm để cầu được quyết định vãng sanh. Tiếng mõ gõ quá ồn chẳng thuận tiện cho việc trợ niệm nên Sư bảo thôi gõ, chỉ nên đồng thanh niệm Phật.
CẢ NGÀY TỪ SÁNG ĐẾN TỐI CHỈ TOÀN NÓI CHUYỆN VÔ ÍCH, CHI BẰNG DÙNG THỜI GIAN ĐÓ ĐỂ NIỆM PHẬT, NHƯ VẬY NGHIỆP CHƯỚNG MỚI CÓ THỂ TIÊU TRỪ.
Trong Kinh, Phật nói rằng: “Người có phước báo mới có thể tu học pháp môn Tịnh Độ”. Thế nhưng tại sao ngày nay chúng ta tu học lại luôn gặp phải rất nhiều nghiệp chướng? Đây là do không có phước. Tại sao không có phước? Bởi vì bị cái miệng của chính mình đốt sạch hết. Suốt ngày từ sáng đến tối cứ mãi lo chuyện của thiên hạ, trong miệng cứ luôn nói toàn những chuyện bao đồng không đâu, bao nhiêu phước báo chổ tu được đó đều bị cái miệng đốt hết, vậy thì làm sao mà không gặp nhiều nghiệp chướng chứ?
Cổ Đức thường dạy: “Nói ít một câu chuyện. Niệm nhiều một câu Phật”. Tại sao? Vì tất cả những chuyện khác đều là nhảm nhí. Quý vị hằng ngày dành nhiều thời gian để nói chuyện nhảm nhí của thế gian, là quý vị đang tự mình tạo nghiệp. Chi bằng dùng thời gian đó để mà niệm Phật, có như vậy thì nghiệp chướng mới có thể tiêu trừ. Tại sao vậy? Chúng ta khởi tâm động niệm là nghiệp chướng, suốt ngày nói chuyện vô ích cũng là đang tạo nghiệp chướng, khi niệm Phật chúng ta không khởi vọng tưởng, cũng không nói chuyện vô ích, như vậy chẳng phải nghiệp chướng của chúng ta đều được tiêu trừ rồi đó sao?
Chúng ta mỗi ngày đều cầu tiêu tai, vậy dùng phương pháp gì để cầu? Niệm Phật. Niệm Phật là phương pháp hay nhất để tiêu tai tránh nạn, là phương pháp tốt nhất để tiêu trừ nghiệp chướng. Do đó, chúng ta phải biết cách vận dụng, phải biết giác ngộ thì quả báo sẽ hết sức thù thắng.
Vậy phải giác ngộ thế nào đây? Đối với tất cả mọi chuyện trên thế gian này cần phải coi lợt đi. Lý do khiến cho con người luôn mê hoặc điên đảo, không thể giác ngộ chính là quá xem trọng chuyện của thế gian, do vậy những niệm mê tình càng thêm tăng trưởng.
Khi đã giác ngộ rồi thì phải biết vận dụng câu Phật hiệu vào trong đời sống của chính mình, bất luận gặp phải thuận cảnh hay nghịch cảnh đều chỉ dùng một câu A Di Đà Phật để mà đối phó, đừng dùng tình cảm để đối phó. Bởi vì dùng tình cảm sẽ sanh ra tình chấp, mà tình chấp chính là mê, đã mê rồi thì làm sao tránh khỏi việc tạo nghiệp chứ? Cho nên, mỗi người chúng ta quả báo có thù thắng hay không đều do một niệm là giác hay mê của chính chúng ta mà thôi.
A Di Đà Phật!
Tài liệu tham khảo: Pháp ngữ của Pháp sư Tịnh Không
ủng hộ xây chùa bị cháy, có số mà gọi không được, có anh em nào liên hệ được cho mình góp chút ít với, liên hệ mình 0939299185