Đời Tùy, ở núi Chung Nam có vị thánh tăng là Thích Phổ An. Mỗi khi ngài đến chỗ đông người, thiên hạ lại tranh nhau thiết lễ cúng dường thỉnh ngài thọ trai.
Ngày kia, ngài đến thôn Đại Vạn. Trong thôn có người tên Điền Di Sanh, nhà nghèo đến mức chẳng có gì ngoài bốn bức vách trơ vơ. Ông có bốn người con gái, quần áo chẳng đủ che thân. Cô con gái lớn nhất tên là Hoa Nghiêm, khi ấy đã được 20 tuổi, ngoảnh nhìn lại gia sản chẳng có gì ngoài hai thước vải thô xấu. Nghĩ mình nghèo khổ thật quá đỗi, chẳng biết lấy gì để làm việc bố thí tạo phước, chỉ biết ngửa mặt nhìn lên mái nhà đau xót, bất chợt nhân đó thấy trên cây xà ngang có một lỗ hỗng nhỏ, bên trong có một nhúm thóc nằm vương vãi. Cô tìm cách lấy xuống, xem kỹ nhặt ra được mười hạt thóc vàng. Liền đem mấy hạt thóc ấy lột vỏ trấu, chà sạch lớp cám bên ngoài, định mang cùng với hai thước vải thô dâng lên cúng dường thánh tăng.
Thế nhưng khi cô nhìn lại mình, chẳng còn mảnh vải che thân nên không thể ra khỏi nhà được. Liền chờ lúc đêm tối mới ra khỏi nhà, không dám đứng thẳng đi mà bò sát dưới đất, hướng về chỗ vị tăng đang trú ngụ, mang hai thước vải thô bỏ nơi bên ngoài phương trượng, còn mười hạt gạo thì tự tay mang đến bỏ vào nồi cơm đang nấu, trong lòng thầm khấn nguyện rằng: “Tôi đời trước do tham lam bỏn xẻn nên nay phải chịu quả báo nghèo khổ cùng khốn. Nay đối trước chư Phật xin thành tâm sám hối, nguyện đem chút vật phẩm nhỏ nhoi này cúng dường chư tăng. Nếu như nghiệp báo nghèo khổ khốn cùng của tôi đến nay đã dứt, xin cho tất cả những hạt cơm đang nấu trong nồi này đều hóa thành sắc vàng.” Khấn nguyện rồi gạt nước mắt mà quay về nhà.
Sáng sớm hôm sau, chư tăng đều thấy trong cái nồi ấy nấu đến năm thạch gạo mà toàn bộ cơm trong nồi đều hóa thành sắc vàng. Không ai biết vì sao, chỉ có Đại sư Phổ An quán biết nhân duyên sự việc liền nói rõ cho mọi người biết. Ai nấy nghe qua xúc động không kiềm được, đều cho cô gái họ Điền là người có tâm địa tốt. Nhân đó, rất nhiều người mang tài vật đến giúp đỡ cho gia đình Điền Di Sanh. Cô gái ấy sau lại phát tâm xuất gia học đạo.
- Lời bàn:
Trích An Sĩ Toàn Thư – Khuyên Người Tin Sâu Nhân Quả
Nguyên tác Hán văn: Âm Chất Văn Quảng Nghĩa
Tác Giả: Chu An Sĩ
Việt dịch và chú giải: Nguyễn Minh Tiến
A DI ĐÀ PHẬT
XIN CHÂN THÀNH CHIA SẺ CÁC VỊ ĐỒNG TU
Nhân Loại Làm Thế Nào Để Đối Mặt Với Thiên Tai
https://www.youtube.com/watch?v=fk2S64HR50w&t=6395s
A DI ĐÀ PHẬT
Xin thầy cho con biết. Ngày thường trong c.s mình tụng kinh gì là tốt ạ. Và có phải an chay hay giữ giới gì k ạ. Con mới đọc kinh a di đà và địa tạng vương để hồi hướng cho mẹ con dc 3thag10 xong. Giờ con muốn tìm hiểu xem đọc tiep kinh nào thì tốt.Xin thầy chỉ giáo cho con biết ạ. Con cảm ơn thầy
Bạn bigbang gấu thân mến!
Theo mình kinh nào cũng đều tốt đều quý báu khó gặp ,nhưng như bạn nói thì bạn mới học Phật tốt nhất nên, bắt đầu bằng kinh Nhân Qủa Ba Đời, Thập Thiện Nghiệp Đạo để làm gốc . Sau đó nên đọc các sách như Khuyên Người tin sâu nhân quả,Khuyên người bỏ sự tham dục,Liễu Phàm Tứ Huấn, Thọ Khang Bảo Giam…. Để làm nền tảng, khi nền tảng đã vững thì hãy tìm hiểu pháp môn Tịnh Độ , niệm Phật cầu vãng sanh.
Bạn có thể tham khảo cách sách như Niệm Phật Thập Yếu ,Ân Quang Đại Sư Gia Ngôn Lục, Tây Quy Trực Chỉ và chọn ra 1 kinh trong ngũ kinh tịnh độ để học và tu trì là : Kinh hoa nghiêm Phổ Hiền Hạnh Nguyện Phẩm, Kinh Lăng Nghiêm Đại Thế Chí Bồ Tát Niệm Phật Viên Thông, Kinh A Di Đà ,Quán Vô Lượng Thọ, Vô Lượng Thọ.Bạn đã biết kinh A Di Đà nên y theo đó mà tu tập !
Trên trang này có nghi thức niệm Phật bạn nên y theo đó mà tu hành, tốt nhất nên ăn chay nếu chưa quen nên tập từ từ ăn thập trai , giữ giới quan trọng là ở tâm, ngũ giới gồm : Không sát sanh, không trộm cướp, không tà tâm, không uống rượu, không nói dối.
Quan trọng nhất là thành kính, không thể làm sơ sài phải dùng cái tâm chân thật mà làm, niệm Phật tuy có chia thời khóa nhưng phải ” Đô nhiếp lục căn, tịnh niệm tương kế ” . Có nghĩa là đi đứng nằm ngôi, mặc áo, ngủ nghĩ , tất cả mọi việc điều không rời câu Phật hiệu. Chú ý rằng khi thanh tịnh ngồi niệm thì hãy niệm ra tiếng, những chỗ không sạch sẽ nên niệm thầm . A Di Đà Phật, mình có một vài đường dẫn mong giúp được cho bạn.
http://www.duongvecoitinh.com/index.php/nghi-thuc-niem-phat-hang-ngay/
http://www.tinhdo.net/kinh-dien/136-kinhnhanquabadoi.html
http://www.tangthuphathoc.net/kinhtang/600.html
http://www.tinhdo.net/sachdao/166-niemphatthapyeu.html
http://www.tinhdo.net/sachdao/160-lathutinhdo.html
http://thuvienhoasen.org/a21503/an-si-toan-thu
http://thuvienhoasen.org/a25688/an-si-toan-thu-khuyen-nguoi-bo-su-tham-duc
http://thuvienhoasen.org/a25626/an-si-toan-thu-khuyen-nguoi-bo-su-giet-hai
http://thuvienhoasen.org/p27a25606/xung-tan-hinh-tuong
http://thuvienhoasen.org/a4582/an-quang-dai-su-gia-ngon-luc
Tại sao lại có phật giáo bắc tông và nam tông? Nào giờ mình chỉ đọc kinh và chuyên niệm phật, k quan tâm tìm hiểu nhìu làm gì, nay mới nghe nói kinh điển lại phân ra nào bắc tông nào nam tông nên thấy lạ? Có chút thắc mắc xin các cư sĩ giải thích dùm adidaphat!
Chào APPLE:
Nếu đã đọc kinh và chuyên niệm mà giờ lại ngó tới lai lịch BẮC NAM thì không ổn rồi. Cho tôi sdt và địa chỉ tôi gởi sách cho.
Bạn Apple thân mến,
Mình xin nói ngắn gọn theo cách hiểu của mình: Bắc Tông là tông phái Phật giáo lan truyền theo hướng bắc của Ân Độ đến các nước chung quanh như Tây Tạng, Mông Cổ,Trung hoa, Nhật Bản, Hàn Quốc, Việt Nam…v.v. Nam Tông là tông phái truyền theo hướng nam của Ấn Độ đến Tích Lan, Miến Điện, Lào, Cam Bốt, Thái Lan, Nam Dương…v.v. Nước Ấn thời xưa rất lớn (bao gồm cả Afganistan, Pakistan, Bangadesh…bây giờ)nên có rất nhiều ngôn ngữ, và kinh điển Bắc Tông dùng tiếng Sankrit còn Nam Tông dùng tiếng Pali. Tùy theo vùng miền mà hai tông này truyền qua, cũng như tâm nguyện cứu độ nhân sinh có sự thay đổi nên trong cách hành trì giáo pháp của Phật cũng có thay đổi , nhưng về căn bản của Phật pháp thì hai tông gần như giống nhau.(Tịnh Độ Tông là một trong nhiều tông phái của Bắc Tông)
Nam Mô A Di Đà Phật!
Nam mô a di đà phật.không đọc thêm nữa.
Học a di đà đi đã.học tốt nghiệp rồi thì làm A DI ĐÀ .
Chào các vị liên hữu tôi cảm thấy mình rất may mắn khj biết dvct tôi không biết là mình tạo nghiệp gì mà cái gì cũng cản trở tôi.tôi cảm thấy khổ tâm nhiều khi tôi muốn kết thúc cuộc đời này cho bớt khổ
Nam Mô A Di Đà Phật _()_
Gửi bạn bao tuan, phàm khi sinh làm người thì ai cũng khổ rồi, chỉ khác nhau ở chỗ mọi người đối mặt với cái khổ đó thế nào thôi, kẻ bình thường khi gặp khó khăn, trắc trở trong cuộc sống thì than trời oán đất, người hiểu chuyện nhân quả thì nhẹ nhàng đón nhận xem như trả nợ đã gieo. Hiện tại bạn đang gặp khó khăn như thế nào?
“Muốn biết nhân đời trước, xem quả báo đời này
Muốn biết quả tương lai, xem nhân gieo hiện tại”
Bạn đời này gặp nhiều cản trở chắc chắn do đời trước gieo nhân xấu, thay vì than vãn và nghĩ đến chuyện ” kết thúc cuộc đời” bạn hãy thành tâm sám hối tội nghiệp quá khứ và cố gắng làm thiện(tụng kinh, niệm Phật, ăn chay, giữ giới, bố thí, cúng dường, giúp người nghèo khó,…) rồi đem công đức ấy hồi hướng cầu sinh Cực Lạc – Một thế giới KHÔNG CÓ SẦU KHỔ, CHỈ CÓ AN VUI
Nếu bạn thực hành đúng những điều Tịnh Tâm khuyên bảo ở trên, tội nghiệp quá khứ sẽ dần tiêu trừ, bạn sẽ thấy đời bớt ” cản trở” hơn , tương lai khắc sẽ đón nhận quả vị ngọt từ những nhân lành bạn đã gieo.
—–
Mời bạn tham khảo thêm cá bài viết bên dưới:
1.
http://www.duongvecoitinh.com/index.php/2011/10/sam-hoi-hoi-huong-cung-niem-phat-khong-ai-la-chang-thanh/comment-page-1/
2.
http://www.duongvecoitinh.com/index.php/2015/02/phuong-phap-giai-tru-nghiep-chuong-than-dieu/
Tôi nói với bạn BẢO TUẤN câu này không biết bạn có tin nhận không?
Học PHẬT có thể siêu phàm nhập thánh…..
Đấy…lúc chưa biết đến KINH ù ù ờ ờ cứ cho là hết.Nhưng đọc rồi CHÚNG TA BIẾT có CHỦ MẠNG cai quản tuổi thọ của hết thảy chúng ta. Người thế gian này chết rồi chôn thêm vài năm nữa rồi lại chấp xương sọ rửa ráy….Đã là truyền thống thì cứ diễn truyền thống nhưng chúng ta cảnh giác .cảnh giác điều gì? Chọn nơi tốt lành,Chọn giác không mê.
……..
Tôi xin ấn tống 100 cuốn kinh ĐỊA TẠNG. Tốt lành cho người chưa đến nỗi(kết thúc cuộc sống này)kết thúc rồi thì dù làm công đức nhưng mất thân người rồi có làm phước thiện cũng chỉ nhận được 1 phần. Hơn nữa giờ phước ai cũng mỏng.tự mình cứu mình còn chẳng nổi toàn tâm toàn lực như ĐỊA TẠNG BỒ TÁT thì tìm không ra.
Nam mô a di đà phật
Con chào thầy. Con rất tin vào phật,hàng ngày đi trên đường hay những lúc nóng giận,bất an con hay niệm” Nam mô a di đà phật” xong con thấy trong tâm mình cũng nhẹ nhàng hơn. Con thì cũng hay đi chùa , đi phủ vào những ngày mùng 1 và ngày rằm. Nhưng đứng trước cửa phật. Lúc thì con rất vững tâm,có lúc thì con cứ hay bị lúng túng không biết khấn như thế nào cho đúng trình tự từ trên xuống dưới,xin thày chỉ thêm cho con,khi vào chùa mình phải khấn ntn cho đúng trình tự từ trên xuống vì trong chùa có rất nhiều tượng phật con ko biết.
Con xin hỏi thêm thầy ạ. Mẹ con mất do bị tai nạn. Lúc đầu con cũng ko biết để đọc kinh hằng ngày hồi hướng cho mẹ con. Khi mẹ con wa 49 ngày rùi thì con mới bắt đầu đọc, con đọc hết 3thàng10 ngày, và con đọc kinh a di đà và kinh địa tạng vương bồ tát.Trong khi đọc thì con có mơ thấy mẹ con về. Trước lúc mẹ con mất,tối hom đó trời mua giông to, lúc con thấy mẹ con về cũng mua giông to và như có cả mây khói,cứ mờ ảo. Con bước ra ngoài nhìn thì ko phải là nhà mà là đất mênh mông tối tăm,thấy mẹ con đứng ở ngõ con chạy ra ôm và khóc vì thương nhớ mẹ. “Con nói tu khi mẹ mất ngày nào con cũng khóc ,con đau lòng lắm. Mẹ con nói là tội nghiệp con gái của mẹ, con hỏi mẹ về hành trình của mẹ từ lúc mây đêm giờ mẹ con nói là con cứ yên tâm mẹ sướng hơn lúc sống, và con thấy cổ mẹ con và 2 cách tay chỗ nào là thịt thì lạnh toát và nhất là mùi của mẹ con lúc sống ntn thì hôm đó con ngửi thấy cái mùi đó rất rõ thầy ạ”.lúc đó con tỉnh dậy khoảng 5h sáng,tỉnh dậy rồi mà con vẫn thấy cái mùi của mẹ như vẫn con đâu đây, thầy cho con hỏi như vậy có phải là con đã gặp mẹ con ko ạ…?
Và thầy Cho con hỏi gio mẹ con mất cũng hơn 5 tháng rồi,con có thể làm gì để cho chân linh của mẹ con dc nhẹ nhàng hơn ko thầy.trong lòng con luon day dứt lắm thày ạ.Gio thì con cung ko co nhieu thời gian để ngời trước ban thờ để niệm. Nhưng trong tâm con thì nhũng lúc đi tren đường thì con vẫn niệm “Nam mô a di đà phật” hồi hương cho mẹ con. Như vay co dc ko thầy?
Mong thày giải đáp giúp con.
* C.s của con trong c.v và gđ nhà chồng,con thấy ko dc may mắn, nhiều lúc mọi thứ, con cứ như bị dồn vào mức đường cùng , mảnh đất nhà ck con ở thì ko dc đẹp…xin thày chỉ giúp con nên làm như thế nào thì tốt hả thầy.con cảm ơn thày ạ
Nam mô a di đà phật
A Di Đà Phật
Chào bạn!
Có đôi dòng chia sẻ đến bạn:
*Người tu hành đi chùa là điều tốt. Ngoài chốn chùa chiền những nơi khác bạn chớ tùy tiện đến. Bản thân tôi khi đến chùa lễ lạy vào dịp tết cũng không sao biết hết danh hiệu của tất cả các hình tượng, bởi ngoài các hình tượng Phật, Bồ tát thì còn có các hình tượng của Long thần hộ pháp… Là người học Phật, chúng ta chẳng nên câu nệ vào hình thức, nếu chẳng biết danh hiệu của từng vị bạn cứ chấp tay lễ lạy niệm thánh hiệu Nam Mô A Di Đà Phật là tốt rồi. Phật không “xem xét” chúng sanh gọi tên các Ngài có đúng hay không mà chỉ xét sự chân thành kính.
*Mẹ bạn vừa mất 5 tháng hay đã mất lâu bạn đều cần làm những sự lợi lạc hòng giúp mẹ được siêu thoát. Dù bạn có thấy mẹ ngoài thực hay trong mơ cũng đều là giả, chẳng chân thật, bạn chớ chấp vào đó mà khiến người mất sanh tâm quyến luyến, lại tự thân sanh mê mờ chấp giả thành thật.
Nếu có thể lập thời khóa niệm hồng danh A Di Đà Phật thì càng tốt, ngoài thời khóa chính, mọi lúc mọi nơi đều niệm Phật hồi hướng cho mẹ. Lại khuyên mẹ buông bỏ trần duyên một lòng hướng Phật. Ngoài ra bạn nên vì mẹ tuỳ hỷ làm các việc phước thiện như: phóng sanh, ấn tống kinh sách, cúng dường Tam bảo…
*Vạn vật có sanh đến chỗ tốt- xấu đều tuân theo Nhân Quả tuần hoàn; phong thủy, ngày kỵ, ngày hạp… đều là mê tín, tà kiến. Đất không có tốt- xấu, chỉ vì cái nghiệp chúng ta chiêu cảm mà nên. Nếu trong nhà ở, khuôn viên đất đai, chúng ta hay làm các việc: giết hại sanh vật, trộm cắp, tà dâm, khởi tâm toan tính những việc lợi mình hại người… thần đất nơi ấy bỏ đi, lại chiêu cảm những loại chúng sanh vô hình đến tụ tập thời sẽ sanh những việc bất trắc. Ngược lại, nơi nào có sự thiện lành, kinh điển trong nhà cùng sự tu hành niệm Phật thanh tịnh, sẽ được Long thần hộ pháp bảo hộ, chư Phật phóng quang hộ trì người tu hành, nên mọi sự an lạc, kiết tường.
——–
Nam Mô A Di Đà Phật
CÚNG MỘT ĐỒNG TIỀN PHƯỚC BÁU HẰNG SA
Xưa kia, vua A dục thường cúng dường chúng Tăng. Bấy giờ, hậu cung có một tỳ nữ hạ tiện, thấy vua làm phước nên tự trách nghiệp quá khứ của mình, lòng buồn tủi mà khởi suy nghĩ rằng:
“Vua là người có phước, lại tăng thêm phước, ta là người có tội, lại tăng thêm tội. Vì cớ sao? Vì đời trước, vua có làm phước nên nay được phú quý. Ngày nay, vua lại biết làm phước nữa, thì tương lai sẽ được nhiều phước hơn. Kiếp trước, ta tạo tội lỗi, nên ngày nay phải chịu địa vị thấp hèn. Hiện nay, ta không có vật chi để làm phước, tương lai càng bị thấp hèn hơn, đâu có ngày nào được thoát khỏi cảnh bần cùng này”.
Bấy giờ chúng Tăng ăn cơm xong, người tỳ nữ này quét dọn nhà vệ sinh, nhặt được một đồng tiền bằng đồng, liền dùng nước trong rửa sạch sẽ, cúng dường chúng Tăng, lòng sinh hoan hỷ.
Sau đó không lâu, tỳ nữ bị bệnh nặng chết, thần thức liền được thác sinh vào trong bụng phu nhân của vua. Thần thức ở trong thai đủ mười tháng liền sinh ra một bé gái, đặc biệt đoan chánh. Nhưng bàn tay phải của bé luôn nắm chặt lại, cho đến khi tròn năm tuổi.
Phu nhân bạch vua:
– Con gái của thần thiếp có một bàn tay luôn nắm chặt lại.
Vua gọi bé đến trước mặt, dùng tay sờ vào tay bé liền được mở ra, thấy có một đồng tiền vàng lớn bên trong bàn tay, vừa lấy ra thì có một đồng tiền khác xuất hiện, lấy không bao giờ hết. Vua cho là việc lạ, mới đem vấn đề đi hỏi Tôn giả Da xá:
– Bé gái này, đời trước tu phước đức gì, mà nay trong tay bé thường sinh ra nhiều đồng tiền vàng?
Da xá đáp: “Thân đời trước của bé là tỳ nữ dọn nhà vệ sinh trong cung, lượm được một đồng tiền, hoan hỷ cúng dường cho chúng Tăng. Do nhân duyên này, nên thần thức được sinh trong cung vua, khi sinh ra, trong tay luôn có đồng tiền vàng, dùng mãi không hết”.
Sưu Tầm
Người lương thiện sẽ không phải chịu thiệt thòi
Ở một ngôi trường nằm trên vùng núi xa xôi, đồ ăn trong nhà bếp vô cùng chán, không phải là củ cải, cải bắp, thì lại là bắp cải, củ cải. Vì thế, cô giáo trẻ trong trường có thân thể yếu ớt, nên cô thường đến mua trứng gà ở một thôn nhỏ vùng núi gần trường để tẩm bổ.
Người bán trứng gà là một bà cụ tóc bạc hoa râm, khi cô hỏi giá bà cụ lại hỏi cô muốn trả giá bao nhiêu. Cô giáo bèn nói giá là 5 hào. Kỳ thực, cô giáo đã âm thầm nâng lên 5 xu so với giá trứng gà ở quê nhà cô là 4 hào 5 xu.
Trong đầu cô nghĩ như vậy cũng chẳng nhiều hơn bao nhiêu. Cô giáo thấy bà cụ thật đáng thương, không con không cái, chỉ có thể kiếm sống nhờ mấy quả trứng này. Thế là cô trả mỗi quả thêm 5 xu. Cô giáo như một vị thí chủ vậy.
Điều ngạc nhiên là bà cụ không ra giá, cũng không trả giá, mà đồng ý với giá cô đưa ra. Sau một thời gian cô giáo cảm thấy bà cụ thực quá đáng thương nên lại tự nâng giá lên 5 xu, một quả trứng 5 hào 5 xu. Lúc này bà lão mới chịu lên tiếng, nhất quyết không chịu nâng giá.
Tuy nhiên cô giáo vẫn kiên quyết đơn phương nâng giá, phải một lúc lâu sau, bà lão cũng đành phải chấp nhận. Hôm đó, cô giáo vẫn mua trứng của bà lão, thì vừa hay gặp một người buôn trứng trả giá với bà lão: “Trứng 6 hào một quả tôi mua hết chỗ này”, nhưng bà lão không chịu. Người bán buôn nói rằng giá này là rất cao rồi, trong xóm núi này cũng đều bán như thế cả.
Lúc này, bà lão nói không phải là vì giá cả, mà số trứng này là để bán cho cô giáo gầy gầy đó: “Người ta đi từ xa đến đây dạy con cháu chúng tôi, người lại gầy yếu như vậy, tôi chỉ mong cô ấy có da có thịt hơn lên. Trường tiểu học này vẫn còn mong đợi cô ấy, bọn trẻ cần cô ấy”.
Cô giáo đột nhiên ngẩn người, trước nay cô cứ ngỡ rằng mình là người bố thí, hoá ra đó lại là bà lão tốt bụng. Thực ra, những gì bạn làm cho người khác chính là những gì bạn làm cho chính mình. Cho nên, bạn muốn đạt được điều gì hãy giúp người khác đạt được điều ấy trước.
Sinh mệnh ở đời giống như một tiếng vọng. Bạn trao thiện lương cho người khác, cuối cùng sẽ nhận lại thiện ý từ họ. Bạn đối xử tốt với người khác, xét về lâu về dài cũng đều là tốt cho chính bản thân mình. Hãy giữ mãi sự lương thiện, đừng quan tâm đến được mất, cuộc đời sẽ toả hương, theo chân bạn như hình với bóng.
Theo dkn.tv