Xưa có vị Thiên Đế Thích, khi năm đức tốt mất dần[1] không còn nơi thân, liền tự biết thọ mạng của mình sắp hết, sau khi chết sẽ thác sinh làm con lừa ở nhà một người thợ làm đồ gốm, vì thế nên hết sức lo buồn. Đế Thích lại suy nghĩ rằng, trong Ba cõi chỉ có đức Phật là bậc duy nhất cứu thoát mọi khổ ách cho chúng sinh. Nghĩ như vậy rồi, liền tìm đến chỗ đức Phật, cúi đầu quỳ lạy sát đất, cung kính đảnh lễ quy y Phật, quy y Chánh pháp, quy y thánh chúng Tăng-già.
Trong lúc quỳ lạy còn chưa đứng dậy thì đột nhiên mạng sống chấm dứt, thần thức lập tức nhập vào thai lừa. Ngay lúc ấy, con lừa mẹ lại giẫm chân lên làm hư hỏng một số đồ gốm chưa nung khiến người chủ nổi giận đánh nó rất mạnh, liền bị sẩy thai. Thần thức Đế Thích do đó lại rời khỏi thai lừa, quay về nhập vào thân cũ, trở thành Thiên Đế Thích như trước. Đức Phật dạy: “Lành thay, ông có thể ngay trong lúc sắp chết biết quy y nương về Tam bảo.” Phật liền vì Đế Thích mà thuyết pháp. Nghe xong, Thiên Đế Thích chứng quả Tu-đà-hoàn.[2]
- Lời bàn:
Kinh Đại Bát Niết-bàn dạy rằng: “Tuy được sinh làm Phạm thiên, cho đến sinh vào các cõi trời Phi tưởng phi phi tưởng, nhưng đến lúc mạng chung vẫn có thể đọa vào ba đường dữ.”
Tại cung trời Đao-lợi có một vị trời thọ mạng sắp hết, năm tướng suy đã hiện, tự biết mình sau khi chết sẽ thác sinh vào thai của một con heo nái đang bị ghẻ lở, tại nước Câu-di-na-khát. Vị trời này hết sức buồn khổ nhưng không biết phải làm gì để thoát khổ nạn. Có một vị trời khác liền nói: “Hiện nay đức Phật đang ở cung trời này vì mẹ[3] thuyết pháp, sao ngài không đến cầu Phật cứu độ?”
Vị trời sắp chết kia lập tức tìm đến chỗ đức Phật, cúi đầu sát đất chí thành kính lễ. Đức Phật liền vì vị ấy mà truyền thọ Tam quy. Vị này lại y theo lời Phật dạy mà chí thành thực hiện trong 7 ngày. Khi ấy, thọ mạng cõi trời đã hết, mạng chung liền tái sinh làm con một vị trưởng giả ở nước Duy-da-ly.
- Lời bàn:
Những người giàu sang phú quý tột cùng, đến lúc lâm chung sắp phải từ bỏ quan tước, tiền tài, báu vật, ruộng đất, vợ con… liền thấy đau đớn khó khăn như cắt bỏ da thịt trên thân thể. Nỗi khổ ấy thật là vô cùng!
Chư thiên đến lúc thọ mạng sắp dứt cũng khổ sở giống như vậy. Kinh Chánh pháp niệm dạy rằng: “Nếu trong đời trước một vị trời có tạo nghiệp trộm cướp, khi lâm chung liền thấy có các vị thiên nữ hiện ra cướp đoạt hết những thứ trang nghiêm quý báu của mình, trao cho các vị trời khác. Nếu trong đời trước có tạo nghiệp nói dối, các vị thiên nữ liền nghe hiểu những lời vị trời ấy nói ra một cách sai lệch, rồi buông lời thóa mạ, mắng nhiếc. Nếu đời trước từng nhục mạ người trì giới, hoặc tự mình phá giới, uống rượu, khi lâm chung liền rơi vào trạng thái mê loạn, đánh mất chánh niệm, đọa vào địa ngục. Nếu đời trước có tạo nghiệp giết hại chúng sinh, thọ mạng liền ngắn ngủi, chẳng mấy chốc đã phải qua đời. Nếu đời trước có tạo nghiệp tà dâm, liền thấy các vị thiên nữ đều xa lánh mình mà đến với các vị trời khác, cùng họ vui đùa thỏa thích. Những điều hiện ra như thế gọi là năm tướng suy của chư thiên.”
[1] Năm đức tốt mất dần, có nghĩa là năm tướng suy của một vị thiên nhân bắt đầu hiển lộ. Năm tướng suy ấy là: 1. Quần áo thường dơ bẩn; 2. Đầu tóc rối bời, hoa trên đầu tàn tạ; 3. Thân thể hôi hám và nhơ nhớp; 4. Dưới nách thường ra mồ hôi; 5. Không thấy ưa thích ngai vị, chỗ ngồi của mình.
[2] Tu-đà-hoàn là quả vị đầu tiên trong bốn thánh quả: 1. Tu-đà-hoàn, 2. Tư-đà-hàm, 3. A-na-hàm, 4. A-la-hán. Vì thế cũng thường gọi là Sơ quả (quả vị đầu tiên) hay quả Nhập lưu (bắt đầu nhập vào dòng thánh).
[3] Chỉ Hoàng hậu Ma-da, sau khi sinh thái tử Tất-đạt-đa 7 ngày thì mạng chung, sinh về cõi trời Đao-lợi. Đức Phật từng hóa hiện lên cung trời Đao-lợi thuyết pháp cho bà nghe.
Trích An Sĩ Toàn Thư – Khuyên Người Tin Sâu Nhân Quả
Nguyên tác Hán văn: Âm Chất Văn Quảng Nghĩa
Tác Giả: Chu An Sĩ
Việt dịch và chú giải: Nguyễn Minh Tiến
Thiện Minh có 1 câu hỏi thắc mắc, kính xin quý vị hoan hỷ giải đáp giúp. Thiện Minh chân thành cám ơn.
Câu hỏi : Trước đây do ngu muội và chưa hiểu chuyện nên đã phạm vào tội phỉ báng Tam Bảo. Nay đã hiểu ra, cảm thấy mình quá sai lầm và thành tâm sám hối. Vậy khi phát nguyện cầu vãng sanh Tây Phương Cực Lạc và niệm danh hiệu Phật A DI Đà thì sau khi lâm chung có thể được vãng sanh hay không ? Vì Thiện Minh có biết là khi phạm vào tội phỉ báng Tam Bảo thì không thể vãng sanh.
Nam Mô A Di Đà Phật _()_
Gửi đạo hữu Thiện Minh, theo TT được biết thì thời Phật còn tại thế có một vị Vua tên là A Xà Thế nghe theo lời xúi giục của Đề Bà Đạt Đa( em của Phật) mà nhất thời hồ đồ, tạo ra tội ngũ nghịch thập ác: giết cha, hại mẹ, phá hòa hợp tăng, làm thân Phật ra máu, ông thảy đều làm hết. Tuy nhiên, Vua A Xà Thế đến lúc lâm chung mới hối hận, mới sám hối, niệm A Di Đà Phật, một lòng niệm Phật cầu sanh Tịnh Độ mà được vãng sanh Cực Lạc quốc
—–
Cho nên pháp môn Tịnh Độ thật rất tốt, tạo tội nghiệp ngũ nghịch thập ác phải đọa A Tỳ địa ngục mà còn được cứu, chỉ cần bạn chân thật sám hối, thật hồi đầu. Trong “Đại Tạng Kinh” có một bộ “A Xà Thế Vương Kinh”, đức Thích Ca Mâu Ni Phật giảng những sự tích trong đời của vua A Xà Thế có nói ông vãng sanh thượng phẩm trung sanh, phẩm vị tương đối cao của Chính Phẩm Liên Hoa
——-
Chưa bao giờ là quá muộn cho sự sám hối cả, tội nghiệp của chúng sinh như hòn đá tảng, thả xuống sông ắt sẽ chìm, nhưng may thay khi ta biết tu tập pháp môn Tịnh độ nương theo nguyện lực đức Từ Phụ A Di Đà ví như hòn đá nặng được đặt trên con thuyền lớn, chở xuôi chờ ngược đá vẫn không bị dòng nước nhấn chìm là thế
—-
Mời bạn đọc thêm bài viết dưới đây:
http://www.duongvecoitinh.com/index.php/2016/12/luc-lam-chung-duoc-vang-sanh-hay-khong-la-o-mot-niem-cuoi-cung/comment-page-1/#comment-31933
A Di Đà Phật.
Gửi bạn Thiện Minh đọan trích trong “Tập 066/188_giảng kinh Vô lượng thọ”:
“Đại Sư Thiện Đạo, ở trong chú giải của “Quán Kinh” có mấy câu nói khai đạo chúng ta. Ngài nói: “Tội ngũ nghịch, báng pháp không được vãng sanh là Phật phương tiện nói. Ý của Phật là khuyến khích chúng ta không nên tạo trọng tội”. Ý nghĩa chính ngay chỗ này. Năm nghịch mười ác, hủy báng chánh pháp, chỉ cần bạn đến khi lâm chung không hủy báng thì cũng có thể vãng sanh, khi lâm chung sám hối “ngày trước hủy báng là sai” thì đều có thể vãng sanh. Có thể thấy được sự từ bi của nhà Phật, chân thật là không thể nghĩ bàn.”
https://www.youtube.com/watch?v=EvDCc86gwp8
Trước đây mình có thắc mắc này với chú HUỆ TỊNH nơi đây.Nhưng mà thôi nếu có hỏi tất cả những người ở nơi đây nếu trả lời chân thành thì họ cũng mắc không lỗi này thì lỗi nọ. Để giải quyết vấn đề thì có người cho nó là mộng huyễn bọt bóng,nhưng với người niệm PHẬT thì cứ lấy câu A DI ĐÀ PHẬT niệm 4 chữ càng đơn giản càng hay.Hơn nữa ngày nay tôi và bạn đa phần gặp duyên ác thì nhiều,gặp duyên lành thì ít .hơn nữa lúc đến cả lúc sắp CHẾT cũng không chắc người thân có niệm PHẬT hoặc làm điều lành để giúp tiền đồ của chúng ta khấm khá hơn hay không hay đời sau còn tệ hơn nữa.
……….
Ai có thể giúp nổi nếu như lúc này cái gai nó nằm chỗ nào trên thân mình? Nếu mình là người nhận biết nhất thì chính mình chủ động trước tiên .
Thiện Minh nên học theo vị Bồ Tát này:
Thiên Thân Bồ Tát
Bồ tát người xứ Thiên Trúc, khi mới xuất gia học theo pháp Tiểu Thừa, hủy báng kinh điển Đại Thừa. Sau ngài nhờ anh là Vô Trước nhiều phen chỉ dẫn, mới hối ngộ sự lỗi lầm, muốn tự cắt lưỡi. Vô Trước bồ tát bảo: “Xưa em dùng lưỡi hủy báng Đại Thừa, nay phải dùng lưỡi mà tán dương pháp ấy để chuộc tội. Việc sửa lỗi hãy còn chưa muộn, nếu cắt lưỡi đi, nào có ích gì?” Vâng lời anh, Ngài Thiên Thân từ đó đem hết tâm tư, tạo ra hơn 100 bộ luận Đại Thừa. Trong ấy có luận Vãng Sanh, phát huy rõ ràng sự trang nghiêm lợi ích của cõi Tịnh độ. Người niệm Phật nên chú ý đến luận này.
Anh/ Chị cứ yên tâm mà hành tập các Thiện Pháp. Bởi việc vãng sanh sẽ được quyết định rất nhiều tại thời điểm Cận Tử Nghiệp, nếu các Thiện Pháp được sinh khởi trong giờ phút này thì sau khi thân hoại mạng chung ta vẫn được Vãng sanh.
Người học Phật quý nhất là đủ Phước Đức để nhận ra sự Vô minh của mình mà hướng về hành tập Pháp Thiện. Bước chân nào cũng quý báu hết đó ạ. Hãy tinh tấn Hành tập, xám hối để làm dày thêm Phước Đức, nâng đỡ chúng ta trên con đường thăng tiến lên các Tầng tâm thức cao hơn.
Sự lo lắng, sợ hãi cũng là 1 dạng Tâm Sở của Tâm Sân, là tâm chưa Lành Thiện, cũng ảnh hưởng đến hành trình hành tập bòn Phước Đức của bản thân. Mong anh hoan hỉ tham khảo để hành tập và đạt thành sở nguyện ạ.
Nhân duyên nào mà con gặp được Phật Pháp
Sung sướng quá
Hạnh Phúc quá
Trong những lời Phật dạy có câu:
“Muốn hiểu một người, chỉ cần xem mục đích đến và xuất phát điểm của họ có giống nhau không, thì có thể biết được họ có thật lòng không.”
Có ai làm ơn giải thích giùm Ivy kg? Ivy kg mấy hiểu ”xuất phát điểm” là gì ?
Lời lẽ trích từ Kinh điển mới là lời Phật dạy. Nói nôm na thì Kinh như sách giáo khoa của các Phật tử. Vì vậy bạn để ý: các cao tăng trích dẫn Phật Kinh khi giảng pháp sẽ nói rất rõ câu đó ở trong Kinh nào. Vậy DM xin hỏi bạn câu mà bạn trích lấy từ Kinh nào vậy?
Báo mạng bây giờ cứ bạ gì cũng viết là lời Phật dạy. Thời Mạt pháp tà ma thuyết pháp nhiều như cát sông Hằng. Thậm chí ma cũng có thể nói pháp nghe rất hay, bóng bẩy, lại có vẻ thiện, nhưng người hiểu thì sẽ thấy ngay có cái bất thiện xen tạp, hoặc không phải pháp cứu cánh liễu thoát sanh tử. Vì vậy người sơ học chưa có khả năng biện biệt tà chánh nên biết mà tránh không đọc báo chí tạp nham.
A Di Đà Phật!
Mình thấy câu này trong 66 lời Phật dạy trên mạng.
Chào bạn, câu hỏi trên không phải câu hỏi DM cần bạn trả lời. Ý của DM là câu bạn trích không phải lời Phật dạy & bạn không nên xem mạng tạp nham rồi cho là lời Phật dạy. Bạn nên lên 1 số trang sau chuyên đọc/nghe giảng 1 bộ Kinh nào đó – nghe đi nghe lại:
http://www.tinhkhongphapngu.net
http://dharmasite.net
Cam ơn bạn DM. Cho mình xin hỏi thêm 1 câu, khi xưa mình thấy có ng tuyên truyền kinh thiên địa bát vương. Mình cũng có đọc qua. Nhưng sau này có ng nói nội dung kinh chắc chắn là kg phải kinh Phật mà là do bên TQ bịa ra.
Nên mình muốn hỏi kinh chuẩn đề có phải thật kg ?
A Di Đà Phật
Chào bạn Ivy.
Mình giải thích dưới cách nhìn đối với người niệm Phật.Theo ngu ý của mình thì:
-Xuất phát điểm,ví như là cái Nhân ban đầu tu hành.Mục đích ví như Qủa.
-Nhân và Qủa phải khế hợp với nhau,giống như hộp và nắp hộp.
– Xuất phát điểm của bạn đến pháp môn niệm Phật là gì:vì chán đời,vì danh lợi,vì phong trào hay là vì sự giải thoát,…….Rồi mục đích của niệm Phật là muốn gì:muốn vãng sanh,muốn làm quan,…..
-Nhân một kiểu mà Qủa lại kiểu khác thì làm sao gọi là chân thành được.
-Pháp Tạng Tỳ Kheo khi tu nhân đã hướng tới làm thế nào để cho mọi chúng sanh sớm thành Phật.Nhân-Qủa rất rõ ràng,không mơ hồ.
-Như niệm Phật bạn nguyện vãng sanh thì mới thật khế hợp với 48 đại nguyện khi Pháp Tạng Tỳ Kheo còn xuất phát điểm tu Nhân thì mới gọi là chân thành.Bạn niệm Phật nguyện thứ khác,có thể gọi là thiện nhưng không gọi là chân thành được.Vì sao?Vì nhân và quả ko khế hợp với nhau.
2.Nói chung là như đạo hữu Diệu Minh khuyên là bạn nên tập trung lại,không nên đọc tản mạn quá,như thế mất nhiều thời gian mà lại không có quy hoạch gì.Thật sự,những câu 66 câu Phật nói trên mạng,rồi những kinh bạn nói ở đây mình cũng chưa từng đọc.Mình có đọc kinh Vô lượng thọ của ht Tịnh Không,mãi mà vẫn chưa xong.Những thứ khác,mình không có nhiều thời gian mà đọc.
Nếu bạn có đọc kinh Vô lượng thọ thì vào đây.
http://voluongtho.club/tinh-dai-kinh-giai-dien-nghia-giang-kinh-vo-luong-tho-lan-11
A Di Đà Phật.
Chào bạn, Kinh Chuẩn đề mình chưa bao giờ đọc và tìm hiểu nên không biết và không dám lạm bàn. Chỉ có chú Chuẩn Đề mình cũng đã nghe qua và biết là có tác dụng trừ tà.
Qua câu hỏi của bạn DM đoán bạn mới học Phật và chưa có thiện tri thức hướng dẫn. Vậy trước khi đi sâu 1 bộ Kinh nào đó bạn hãy tìm đọc loạt bài giảng Liễu Phàm Tứ Huấn, Đệ Tử Quy trên link tinhkhongphapngu ở trên DM đã cung cấp đã nhé. Bạn cần đọc đi đọc lại rất nhiều lần.
Bạn hãy học làm người cho tốt trước đã (2 cuốn trên dạy làm người). Đến đây DM xin kết thúc chuỗi phúc đáp với bạn để bạn tập trung đọc.
A Di Đà Phật.
Mình thấy câu này tối đa là một câu nói của danh nhân nào đó chứ không chút nào giống như lời giảng dạy của Đức Phật trong các kinh điển mình từng đọc.
Xét về câu này thì cá nhân mình thấy tối nghĩa, thậm chí không lôgíc chỉ trong vế đầu, về vế sau thậm chí không liên quan gì đến vế đầu.
Facebook khi vào đó thì náo nhiệt vô cùng ,kẻ bán người mua tấp nập.Người tìm bạn người khoe của ,mà lừa đảo cũng có.Nơi đấy người truyền bá PHẬT PHÁP còn đông hơn nữa.Không ai cấm được ai cả nhưng xin có lời thế này.
…..
Hãy niệm A DI ĐÀ PHẬT. Khi niệm này làm chủ thì muôn hình sắc tướng sẽ khôbg mê hoặc bạn được.
ẤN QUANG ĐẠI SƯ KỂ CHUYỆN CON LỢN BẠC HÀ.
Hết thảy chúng sanh đều là chư Phật trong vị lai. Bởi lẽ, hết thảy chúng sanh đều có Phật tánh, đều sẽ làm Phật. Vì thế, họ là vị lai chư Phật.
Hơn nữa, trong loài súc sanh đôi khi có Phật hay Bồ Tát hóa hiện trong ấy nhằm tạo phương tiện độ sanh như chuyện Bạc Hà được chép trong Thanh Lương Chí: Một vị Tăng ở Ngũ Đài gặp một vị Tăng lạ lùng lấy ra một bức thư dặn giao cho Bạc Hà, nhưng không nói rõ địa chỉ. Một hôm [vị Tăng ấy] đi qua Vệ Huy thấy một lũ trẻ nhỏ hô “Bạc Hà”, vị Tăng hỏi: “Bạc Hà ở đâu?” Bọn trẻ chỉ con lợn đang nằm dưới vách tường, bảo: “Chẳng phải là nó đó sao?” Tăng cầm thư gọi “Bạc Hà”, rồi ném thư cho lợn. Con lợn đứng lên như người, dùng hai chân trước nhận lấy, bỏ thư vào miệng rồi chết đứng. Khi ấy mới biết con lợn ấy chính là do Bồ Tát biến hiện.
Gã đồ tể [chủ nhân của Bạc Hà] giết lợn rất nhiều. Nếu đem con lợn sắp bị giết đến trước mặt Bạc Hà thì nó liền để mặc cho giết, trọn chẳng chạy trốn, kêu gào. Vì thế, gã đồ tể yêu mến Bạc Hà, mỗi lần muốn giết lợn, cứ dắt Bạc Hà đi vòng quanh con lợn ấy thì cũng giống như đã giết chết con lợn đó rồi! Vì thế vẫn nuôi [Bạc Hà] nhiều năm không giết. Hơn nữa, con lợn ấy sạch sẽ, thích ăn bạc hà nên đặt tên như vậy. Thoạt đầu, vị Tăng ấy nhận lá thư của vị Tăng lạ lùng rồi ra đi, giữa đường suy nghĩ: “Thư này sẽ giao đến nơi đâu?” bèn lén bóc ra, thấy đại ý viết: “Độ chúng sanh nếu [họ đã] được độ thoát thì hãy mau quay về để lâu ngày khỏi bị mê mất”.Vị Tăng lấy làm lạ, dán phong thư lại. Đến nay mới biết Bạc Hà chính là đại Bồ Tát vậy. Đi quanh con lợn một vòng thì bầy lợn liền chứng Vô Sanh Pháp Nhẫn. Oai đức thần lực ấy há nghĩ bàn được chăng?
Thêm nữa, Đường Văn Tông (809-840) thích ăn nghêu, một bữa nọ có con nghêu ngậm chặt vỏ không tách ra được. Vua liền đích thân tách ra, thấy bên trong có tượng Quán Âm Đại Sĩ bằng thịt sò, trang nghiêm dị thường.
Do vậy, có thể biết là có còn nên ăn thịt hay không? Nếu ăn lầm phải thân Phật, Bồ Tát hóa hiện thì tội lỗi ấy sẽ chẳng thể nào kể xiết! Nếu chúng ta biết được lý này sẽ tự chẳng dám ăn thịt mà cũng chẳng nỡ ăn thịt.
ẤN QUANG PHÁP SƯ VĂN SAO TAM BIÊN
Pháp ngữ khai thị tại Tố Thực Đồng Duyên Xã (Hội cùng kết duyên ăn chay) ở Nam Kinh
(Hoàng Sám Hoa và Cung Huệ Vân kính ghi)