Chuyện này xảy ra vào năm 1996 lúc tôi đang ở Úc Châu, một vị tín đồ người Mã Lai kể với tôi một chuyện thật người thật. Ở Mã Lai có một vị sư cô, từ mười mấy tuổi đã thế phát niệm Phật, không có thọ giới, tự mình xây lên một gian miếu để thanh tu. Vị sư cô này thường ngày niệm Phật rất tinh tấn, một câu Phật hiệu thường luôn ở đầu môi, thế nhưng không có nền tảng về kinh điển, chỉ là thích niệm Phật. Cho dù sanh bệnh, cũng niệm Phật đến hết bệnh, rất ít khi xem bác sĩ. Từ mười mấy hai mươi tuổi niệm đến năm 1996, thì đã tám mươi mấy tuổi rồi. Lúc cô lâm mạng chung, có nhiều bạn bè và tín đồ đến trợ niệm. Bởi vì cô thường luôn niệm Phật rất hay, cho nên khi bệnh cũ vừa phát, rất tinh tấn niệm Phật, niệm đến A Di Đà Phật đến, cô cũng đã thấy nhưng lại nói: “Không đi! Tôi không đi!” Cái ý niệm này vừa khởi lên, A Di Đà Phật liền không thấy nữa. Người khác vẫn trợ niệm giúp cô, nhưng cô lại nghĩ ngợi lung tung, mắt cứ mở to, nhìn bên đây, nhìn bên kia, ba ngày sau chết đi, sắc mặt đen ra, mười phần rất khó coi.
Một người niệm Phật nếu như không thật sự vì cầu sanh Tịnh độ mà niệm, đến khi lâm mạng chung thì không dùng được rồi. Thật ra nguyên nhân là tại sao? Thì ra cô không có kết hôn, nhưng có một người con gái nuôi, cảm tình rất tốt, lúc cô lâm chung không gặp được người con gái nuôi, do đó niệm niệm nhớ người con gái này, như thế cơ duyên vãng sanh của đời này bị lỡ mất. Không hiểu cô phải luân hồi sau bao nhiêu kiếp mới có thể được lại thân người, lại nghe Phật pháp, tin tưởng Tịnh độ?
Niệm Phật để liễu thoát, chỉ giữa một niệm mà thôi! Trong Văn sao Ấn Tổ cho chúng ta biết, khi một người lâm chung niệm Phật mà người nhà làm chướng ngại không được vãng sanh, đây là quả báo vì quá khứ đời đời kiếp kiếp của mình đã chướng ngại người ta vãng sanh, cùng người ta kết oán thù. Nghiệp chướng của chúng ta tạo là vô lượng vô biên, phải thật sự phát tâm sám hối mà niệm Phật, sau này thừa nguyện trở lại phổ độ chúng sanh.
Công đức duy nhất, mục tiêu duy nhất của niệm Phật chính là cầu sanh Tịnh độ. Xin khuyên mọi người, đời này chúng ta quyết định không nên bỏ qua, một khi mất thân người, vĩnh viễn không ra khỏi. Chúng ta thử nghĩ xem, ngày nay chúng ta học vất vả như vậy, cầu vãng sanh thế giới tây phương Cực Lạc cũng không có chắc chắn gì. Nguyên nhân ở đâu? Là chúng ta đối với thế giới này chưa buông bỏ được, vẫn còn có dục vọng mạnh mẽ, không thể xa rời được thế gian này. Cho nên tin tức đối với thế giới Cực Lạc tương đối mịt mù.
Chúng tôi lúc còn trẻ, cũng bốn năm mươi tuổi rồi, thỉnh giáo một vị lão hòa thượng tu hành nghe nói cũng rất tốt. Tôi thỉnh giáo với ngài, lão hòa thượng ngài tu pháp môn Tịnh độ, ngài có tin tức gì về vãng sanh không, có chắc chắn gì không? Ngài lắc đầu. Chúng tôi cảm thấy đã rất tốt rồi, lão hòa thượng nói lời chân thật. Vì sao vậy? Chưa triệt để buông bỏ. Xây dựng đạo tràng là vì sao? Chùa của người khác xây lớn hơn chùa tôi, trang nghiêm hơn chùa tôi, tôi không bằng họ dường như mất mặt lắm. Đây là gì? Thể diện chưa buông bỏ, tôn nghiêm chưa buông bỏ, đây là đại chướng ngại! Cho nên với thế giới Cực Lạc chưa liên thông được, có chướng ngại. Đây đều là nói phải thiểu dục. Thiểu dục đến vô thượng bồ đề cũng không để trong tâm, trong tâm cũng không có nữa, thực sự thanh tịnh!
Trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta, phải nuôi dưỡng tập khí niệm Phật, khi lâm mạng chung mới dễ niệm ra danh hiệu Phật. Bình thường không niệm Phật, đến lúc lâm chung e không niệm được. Niệm Phật suốt một đời, mà đến cuối đời không niệm được thì thật đáng tiếc!
Khi tôi mới xuất gia, gặp được một vị cư sĩ, tôi không nhớ tên của vị này là gì. Khoảng hơn 50 năm trước, tôi xuất gia ở chùa Lâm Tế. Chùa Lâm Tế có một hội niệm Phật, ông ta là phó hội trưởng. Một tuần lễ, họ tổ chức niệm Phật ở chùa Lâm Tế một lần, ông ta làm duy na, dẫn chúng rất tốt, rất kiền thành. Nhưng khi lâm mạng chung, tướng của ông ta rất khó coi, ông ta sợ chết. Lúc đó ông bảo người nhà không được niệm Phật A Di Đà, mà niệm Bồ Tát Quán Thế Âm, ông ta còn muốn được sống. Cho nên người này không vãng sanh được, thật đáng tiếc. Quý vị xem, phó hội trưởng của hội niệm Phật, đến lúc đó còn tham sống sợ chết. Mỗi tuần dẫn chúng niệm Phật, bản thân ông ta cũng niệm, vậy mà không thể nuôi dưỡng tập khí niệm Phật. Vì thế khi lâm mạng chung không thể làm chủ, bao nhiêu người đều cảm thấy tiếc cho ông ta.
Trích lục từ những lời pháp vàng ngọc từ các buổi giảng của lão hòa thượng Tịnh Không
Đời người rất ngắn, kinh luận người xưa thường nói vô thường tấn tốc. Sống trên đời này, ngày nào tắt thở, mấy người hiểu được. Tuổi còn trẻ, rất nhiều trường hợp gặp phải tai nạn. Chúng ta là những người học Phật, thường thấy những loài cầm thú, côn trùng, rời khỏi hang ổ đi kiếm ăn, quý vị thử để ý quan sát, nó có thể trở về một cách an ổn chăng? Chắc gì trên đường đi, bị những thứ khác ăn mất, mức độ này rất cao. Cõi trời nhìn nhân gian chúng ta, cũng giống như sâu kiến, mạng sống rất ngắn. Ví dụ trời Đao Lợi, một ngày ở trời Đao Lợi bằng một trăm năm nhân gian. Một người sống một trăm năm, ở trời Đao Lợi mới một ngày, năm mươi năm là nửa ngày, quý vị thấy có ý nghĩa gì?
Kinh Phật nói: “Thân người khó được, Phật pháp khó nghe”, ý nghĩa lớn nhất của việc được thân người là gì? Là nghe Phật pháp. Được nghe Phật pháp, được gặp Tịnh độ, quý vị rất may mắn. Đời này có thể vãng sanh thế giới Cực Lạc, không còn trôi lăn trong luân hồi lục đạo, đây là ý nghĩa thực sự của việc được thân người, giá trị thực sự.
HÒA THƯỢNG TỊNH KHÔNG
Năm mới con xin chúc quý thầy,quý cô mạnh khoẻ an lạc. Mặc dù có nhiều quý thầy quý cô và nhiều anh chị em lâu lâu vắng mặt nhưng cũng rất mong mọi người quay lại. Vì ăn cơm có canh,tu hành có bạn. Hơn nữa có rất nhiều điều mà thế hệ chúng con đi sau thường lạc đường. Do nhìn chẳng thấu nên buông chẳng nổi. Do dự …lần chần .Nên vẫn mong các quý thầy tranh thủ có thời gian vào đây vì PHẬT PHÁP vì chúng sanh làm ruộng phước điền.
CHĂM CHỈ NIỆM PHẬT. THÀNH PHẬT LÀ VIỆC LỚN, CÒN LẠI ĐỀU LÀ GIẢ!
”
Lão Hòa thượng Hải Hiền bình thường không thích nói chuyện, trừ khi nói đến niệm Phật. Ngài thường nhắc nhở những người bên cạnh, phải “Chăm chỉ niệm Phật, thành Phật là việc lớn, còn lại đều là giả”! Đây là câu nói đầu môi của lão Hòa thượng, là câu nói mà lão Hòa thượng nói nhiều nhất, Ngài có cơ hội thì dùng câu này để khuyên nhắc người khác, thời thời khắc khắc nhắc nhở mọi người, đúng là từ bi đến cùng cực.
…
Pháp sư Tịnh Không nói: “Chỉ có người minh tâm kiến tánh mới có thể nói ra những lời như vậy, đây là chân tướng sự thật.”
Đã là giả rồi, thì nên buông xả, thì không cần phải quan tâm nó; thật sự phải nắm chắc, Thế giới Cực Lạc là thật, A Di Đà Phật là thật.
”
Trích CUỘC ĐỜI LÃO HÒA THƯỢNG HẢI HIỀN. Chương 33: Chăm Chỉ Niệm.
Người tại gia cũng có thể tự tại biết trước ngày giờ vãng sanh. Hãy buông xuống, tùy duyên, thật thà niệm Phật.
Trong Đàn Kinh, chúng ta thấy được khoảng 1 năm trước khi Lục Tổ ra đi, Ngài phái 2 người về quê hương của Ngài, và cho dựng bảo tháp trong chùa Quốc Ân. Tuy Ngài chẳng có nói rõ ngày tháng cụ thể Ngài sẽ ra đi, nhưng chuyện này cũng xem như đã ngầm báo rồi. Trước khi mất 1 tháng thì Ngài mới tuyên bố rõ ràng là Ngài sắp ra đi. Đây là Lục Tổ đã chuẩn bị hậu sự cả năm trước, thân chẳng sanh bệnh. Trước khi Ngài ra đi còn khai thị cho đại chúng, sau đó mới nói rằng:
– Ta đi đây.
Nói xong thì Ngài ngồi mà viên tịch. Vào thời cận đại có pháp sư Đàm Hư cũng không khác với Lục Tổ lắm. Quý vị đọc cuốn Ảnh Trần Hồi Ức Lục sẽ thấy Đàm Hư đại sư viên tịch tại Hương Cảng, cũng triệu tập môn đệ của Ngài, sau khi dặn dò xong thì rất an tường ngồi mà ra đi.
Đến đây rất có thể quý vị sẽ nói rằng đó đều là người xuất gia, còn đối với Phật tử tại gia thì e rằng chẳng thể làm được. Tôi lại thưa cùng quý vị: Ở San Francisco có một vị lão cư sĩ suốt đời niệm A Di Đà Phật, thân thể rất mạnh khoẻ không hề đau ốm. Khi cụ mất, cũng ngồi mà đi, cụ ra đi trong đêm khi người nhà còn đang ngủ. Vì thường ngày cụ phụ trách việc nhà, lo cơm nước, chăm sóc đứa cháu. Cho nên sáng hôm sau khi cụ ra đi, con cháu của cụ chẳng thấy cụ dậy để lo cơm sáng cho mọi người, nên ai cũng thấy rất kỳ lạ, cứ tưởng là cụ hôm nay dậy trễ. Thế là mọi người đợi cụ bên ngoài rất lâu vẫn không thấy cụ dậy, đến gõ cửa phòng cũng không nghe cụ ừ hử, nên họ bèn mở cửa. Cửa mở ra, mọi người trông thấy cụ đang ngồi trên giường, bước đến bên giường gọi cũng không nghe cụ trả lời. Khi xem kỹ lại thì mới biết bà cụ đã ra đi mất rồi, từng bộ từng bộ áo tang đều được may sẵn và xếp ngay ngắn trước mặt cụ.
Bà cụ này rất cao minh, bà đã sớm biết trước giờ mất, nên sớm có chuẩn bị ổn thoả cho hậu sự của chính mình. Cụ cũng chẳng nói trước với người nhà, vì cụ biết hễ nói thì sẽ đi không được. Đại khái là do người nhà vừa khóc, vừa làm ồn không cho cụ đi, khi đó chắc chắn không tránh khỏi não loạn, không có cách nào ra đi được. Cho nên, cụ chọn cách âm thầm ra đi, đến khi người nhà phát hiện ra thì cụ đã đến Thế Giới Cực Lạc mất rồi.
Đó là một vị cư sĩ tại gia, hằng ngày làm việc nhà, hằng ngày bận bịu chăm lo cho cuộc sống của mọi người, thế mà cụ vẫn tự tại ngần ấy, cụ chuẩn bị nhiều việc dường ấy. Ở đây quý vị phải hiểu rằng: Tối thiểu là cụ phải biết trước ngày mất khoảng 1 tháng trước đó. Nếu không thì đồ tang nhiều như vậy cụ chẳng thể nào may xong chỉ trong vài ba hôm được. Và cụ đã phải may đồ tang trong đêm khi mà người nhà đều đã ngủ hết, nên mới không ai hay biết.
Qua câu chuyện vãng sanh trên để quý vị thấy được rằng, tự tại vãng sanh, biết trước lúc mất, thân không đau bệnh không phải chỉ có hàng xuất gia mới làm được, mà hàng tại gia cũng làm được rất nhiều, rất nhiều. Chỉ cần quý vị làm được muôn sự tuỳ duyên, thật thà niệm Phật thì ai ai cũng đều có thể đạt được cả.
Lão pháp sư Tịnh Không
Kính mong mọi người hoan hỷ cùng niệm Phật cầu vãng sinh về Cực Lạc quốc