Trong nhà Phật đã khẳng định sinh lý cơ thể của chúng ta hoàn toàn chịu sự khống chế của ý niệm. Nếu ý niệm của chúng ta là thanh tịnh thì sinh lý cơ thể sẽ thanh tịnh, dẫn đến cơ thể luôn khoẻ mạnh, sống lâu. Còn nếu như cơ thể của bạn luôn ở trạng thái mệt mỏi, không khoẻ thì đó chính là do ý niệm của chính bạn không thanh tịnh. Thế nào là không thanh tịnh? Suốt ngày từ sáng đến tối trong tâm chổ nhớ nghĩ đều là danh văn lợi dưỡng, đều là thị phi nhân ngã, đều là phiền não tật đố, đều là tự tư tự lợi.
Hiện nay rất nhiều người chổ nhớ nghĩ trong tâm thường là nhớ đến bệnh, nhớ đến già. Vì sao họ lại nhớ đến bệnh? Vì hằng ngày họ tìm kiếm rất nhiều thuốc bổ, loại thuốc này thì bổ cho cái này, loại thuốc kia thì bổ cho cái kia, đều là nhằm để bồi bổ cơ thể. Họ ngày ngày đều đi hỏi thăm, ngày ngày đều tìm mua cho bằng được những loại thuốc bổ này, đây chính là nhớ bệnh. Dù cho họ uống bất kỳ loại thuốc bổ nào đi nữa, đến cuối cùng họ vẫn phải sanh bệnh. Vì sao vậy? Vì họ đã nhớ tưởng thành công, tôi nói đến đây quý vị có hiểu không? Là họ đã nhớ thành công, cho nên họ liền sanh bệnh, nhớ tim thì mang bệnh tim, nhớ đến lao phổi thì mang bệnh lao phổi, nhớ đến gan thì liền mang bệnh gan, nhớ cái gì thì sẽ mang bệnh cái đó, điều này quả thật rất là phiền phức.
Nếu nhớ đến rất nhiều dinh dưỡng để bồi dưỡng cho lớp da được mịn màng, chất dinh dưỡng làm cho lớp nhăn trên da mất đi, đó là nghĩ đến cái gì? Đó là nghĩ đến già, dù cho họ có mua đồ trang điểm tốt đến cỡ nào, có tài trang điểm đi chăng nữa thì càng trang điểm càng nhìn thấy họ già. Cho nên, ở đây chúng ta thấy rằng ý niệm rất là quan trọng, là vô cùng quan trọng.
Chúng ta phải biết rằng, bệnh-già-chết đều là do nhớ tưởng mới có, lục đạo luân hồi cũng vậy, cũng đều là do nhớ mới có. Vậy tại sao bạn không nhớ Phật? Chúng ta hãy xem qua các vị Phật, có vị Phật nào mà da mặt bị nhăn nheo xấu xí hay không? Không hề có. Cho nên, nếu chúng ta muốn mình luôn được đẹp như Phật thì chỉ cần nhớ Phật niệm Phật là sẽ đạt được, chẳng những luôn được đẹp, mà còn không già, không bệnh, không chết nữa.
Chúng ta thấy trí huệ của Phật là vô lượng, quang minh của Phật vô lượng, thọ mạng của Phật vô lượng, phước báo của Phật vô lượng, cho nên nếu chúng ta nhớ Phật, niệm Phật thì cả thẩy những phước báo này chúng ta đều đạt được, chẳng cần phải nhớ nghĩ đến từng cái lặt vặt mà làm gì. Khi vừa nhớ Phật, niệm Phật thì là viên viên mãn mãn tất cả đều đạt được hết.
Qua đây chúng ta thấy được trong tất cả các pháp môn, không pháp môn nào qua được pháp môn Niệm Phật, đặc biệt là niệm đến A Di Đà Phật. Chính vì thế mà Thích Ca Mâu Ni Phật trong Tịnh Độ Tam Kinh đã giới thiệu cho chúng ta: “A Di Đà Phật là quang trung cực tôn, Phật trung chi vương”. Nay chúng ta niệm A Di Đà Phật cũng chính là niệm 10 phương ba đời tất cả chư Phật, không bỏ sót bất kỳ 1 vị Phật nào cả. Cho nên, lợi ích khi niệm A Di Đà Phật này chúng ta không thể không biết, để trong cuộc sống của chính mình có được lợi ích chân thật nhất.
Lão pháp sư Tịnh Không
A Di Đà Phật rất hay và ý nghĩa. Nguyện hết thẩy chúng sanh đều thành tâm niệm Phật.
A Di Đà Phật, cầu cho khắp Pháp giới chúng sanh đều sanh tây phương cực lạc
Lão Hòa Thượng Tịnh Không Khai Thị Chúc Tết Năm 2017
Nam mô A Di Đà Phật. Mong thấy sống lâu, mạnh khỏe. Cầu cho tam bảo giá hộ cho thầy. A Di Đà Phật
A DI ĐÀ PHẬT…
Kính gửi các sư huynh, tỷ, sư đệ muội:
Chúc mừng năm mới. (Happy new year)
Xin chân thành cảm ơn ban biên tập đã phúc đáp cho Tịnh Độ mấy năm qua. Sư huynh Thiện Nhân, Tịnh Thái, Viên Trí, Tìm Lại Phật Tánh, Hữu Minh, Huệ Tịnh ,Trung Đạo, Phước Huệ, Mỹ Diệp, nguyenphu, Hãy Niệm A Di Đà Phật… vv.
Xin chúc tất cả sư huynh, tỷ, sư đệ, muội…Một năm vui vẽ mãi mãi…
Nam mô Tây Phương Cực Lạc Thế giới Đại từ Đại bi Tiếp dẫn A DI ĐÀ PHẬT. ..
A DI ĐÀ PHẬT
Nhân dịp năm mới Đinh Dậu, TN kính chúc tất cả quý Đạo hữu, Liên hữu cùng toàn thể gia quyến, thân quyến bạn hữu đón một mùa xuân vạn sự an lạc và hạnh phúc.
TN
Năm mới xuân về mỗi người lại thêm 1 năm tìm đạo, NP xin kính chúc sư huynh Tịnh Độ cùng tất cả các liên hữu một mùa xuân an lạc bên gia đình, cùng nhau một lòng quyết định về cố hương.
Con chào các cô các chú, lời đầu tiên cho con đc chúc các cô chú đc mạnh khỏe, tinh tấ A Di Đà Phật. Con có chuyện muốn hỏi rằng tại sao lại nói rằng pháp còn phải bỏ. Câu nói này ý rất sâu mong các cô chú cho con lời giải đáp. Nam mô A Di Đà Phật
Như người mượn thuyền sang sông, đến bờ bên kia rồi thì phải bỏ thuyền mới bước được lên bờ. Người đã đến được bến bờ giải thoát thì chẳng còn nắm giữ nơi pháp. Pháp dụ như thuyền đưa ta vượt sông sanh tử đến bờ giải thoát, vì nó chỉ là phương tiện mà thôi.
A DI ĐÀ PHẬT
Gửi bạn Lê Văn Thăng,
Đầu năm mới TN cũng chúc bạn cùng gia đình một năm thật nhiều an lạc, riêng bạn biết đúc kết những kiến thức Phật học hợp với căn cơ bản thân, tạo hành trang cho hành trình giác ngộ và giải thoát của chính mình.
Dưới đây TN có đôi điều chia sẻ, mong bạn ráng đọc kỹ nhé.
PHẬT PHÁP GIỐNG NHƯ THUYỀN BÈ – QUA SÔNG RỒI NÊN BỎ LẠI
Trong Kinh Kim Cang Phật nói: ‘Các thầy Tỳ-Kheo phải biết: giáo pháp của ta cũng như chiếc đò, đưa người qua sông; các ông không nên trụ chấp nơi giáo pháp.
*Trước tiên có 3 điều chúng ta phải thường quán chiếu:
– Phật pháp: dụ cho thuyền, bè=phương tiện
– Con sông: dụ cho bể khổ trầm luân của kiếp người=sanh tử luân hồi
– Bờ: dụ cho sự giác ngộ, giải thoát.
*Bạn tin Phật pháp=bạn tự kiến tạo cho mình một con thuyền, nói khác đi bạn đã biết nương vào con thuyền từ của Phật tạo sẵn cho bạn, nhưng nương thôi chưa đủ, hơn thế, bạn phải phát khởi niềm tin chân chánh và vững chắc=Tín-Nguyện-Hạnh=Tin sâu-Nguyện thiết-Thực tâm hành=Dụng chắc phương tiện;
*Kế đến bạn phải nhận diện thật rõ về nhân-quả báo ứng, về vô thường, về những nỗi khổ luôn bức bách kiếp người: sanh, lão, bệnh, tử khổ, ái biệt ly khổ, oán tắng hội khổ, cầu bất đắc khổ, ngũ ấm sí thạnh khổ. Nhận diện rõ nét những nỗi khổ đó=bạn mới có thể điều khiển phương tiện, vững chãi chèo chống con thuyền qua sông;
*Qua sông đồng nghĩa đến bờ, cũng đồng nghĩa giác ngộ, giải thoát. Giác ngộ điều gì? Đời là vô thường, đêm ngủ, sớm mai không thức dậy=kết thúc mạng sống. Nhìn ra xung quanh bạn có biết bao người già có, trẻ có, mới lọt lòng, chưa lọt lòng, còn thai nghén…có và cũng đều phải ra đi. Do vậy bạn chớ nói: tôi còn trẻ, tương lai còn dài, còn quá nhiều chuyện tôi còn phải lo, tôi phải thụ hưởng, tôi phải làm giàu, thậm chí phải thật giàu… vì thế tôi chưa thể tu đạo được, hoặc khi tôi đã giàu có, tôi sẽ tu đạo để cứu độ chúng sanh…. Nói vậy là bạn đang tự bao biện, tìm cách thoái thác thay đổi vận mệnh chính mình, lẽ đương nhiên, khi con quỷ vô thường ập tới, bạn sẽ chẳng có cơ hội, chẳng đủ thời gian để giãi bày, trái lại nghiệp lực sẽ lập tức dẫn bạn đi vào 6 nẻo luân hồi. Nếu bạn là người không tu đạo, và luôn hành nghiệp bất thiện, chắc chắn 3 đường ác (còn gọi tam ác đạo: địa ngục, ngạ quỷ, súc sanh) sẽ là cánh cửa chờ đón bạn. Lúc đó dẫu có ăn năn, e rằng quá muộn.
Phật nói: Thân người khó được nhưng một khi mất thân người, muôn kiếp khó trở lại là lẽ đó.
*Hai chữ „đến bờ“ phải nên „xả phương tiện“ có ý nghĩa rất sâu và vi tế. Khi tu đạo nếu chúng ta không quán chiếu minh bạch sẽ dẫn đến chấp pháp, thậm chí kẹt cứng trong pháp mà cứ ngỡ mình đang đắc đạo.
Trong Kinh Pháp Bảo Đàn Ngài Thần Tú có làm bốn câu kệ:
Thân thị bồ-đề thọ,
Tâm như minh cảnh đài.
Thời thời cần phất thức,
Vật sử nhạ trần ai.
Dịch:
Thân như cây bồ-đề,
Tâm như đài gương sáng.
Luôn luôn phải lau chùi,
Chớ để dính bụi nhơ.
Bài kệ này rất tương xứng với người sơ phát tâm chúng ta, nghĩa là chúng ta phải năng hành các việc thiện, xa lìa các việc ác. Một người luôn hành thiện đồng nghĩa luôn giữ cho cái tâm mình trong sáng=sáng như đài gương vậy; và xa lìa các việc ác đồng nghĩa luôn chăm sóc, lau chùi cho đài gương không dính bụi nhơ, nhờ thế thân tâm sẽ an lạc. Nhưng việc giữ thiện, bỏ ác vẫn còn mang tính đối đãi, nghĩa là còn có thiện, còn có ác song hành, vì thế Tổ Huệ Năng mới khuyên: khi đã tiến tu thì thiện ác cũng phải buông xả.
Lục Tổ làm một bài kệ:
Bồ-đề bổn vô thọ,
Minh cảnh diệc phi đài.
Bản lai vô nhất vật,
Hà xứ nhạ trần ai?
Dịch:
Bồ-đề vốn không cây,
Gương sáng cũng chẳng đài.
Xưa nay không một vật,
Chỗ nào dính bụi nhơ?
Bồ đề dụ cho sự giác ngộ, an lạc và giải thoát. Gương sáng dụ cho chân tâm, tự tánh Phật thường trụ; Phật tâm vốn thường trụ, vì thường trụ nên luôn giác, nhờ giác nên thường an lạc, nhờ lạc nên giải thoát. Giải thoát vốn không có gốc ngọn nghĩa là chẳng còn vướng kẹt nơi thiện, nơi ác nữa – như như bất động thường hằng. Khi tâm đã thường như như thì đâu còn giơ hay sạch nữa?
Đó là theo lý mà giải. Nhưng khi đi vào sự chúng ta phải tỉnh táo để quán chiếu, bằng không sẽ rơi vào tà tri, tà kiến, nghĩa là : tôi có Phật tánh rồi, chân tâm tôi luôn thường trụ, vậy thì tôi cần gì phải tu đạo cho mệt? Trong Đại Thừa Kim Cang Luận Phật nói : dẫu chúng sanh có sẵn phật tánh nhưng phải trải qua tu hành mới có thể thành Phật đạo.
Hãy lấy một ví dụ đơn giản để bạn quán chiếu: hàng ngày bạn thường năng hành hạnh bố thí=năng hành thiện. Nhân của bố thí là sẽ có một cuộc sống sung túc sau này, xa hơn là vị lai. „bờ“ của sự bố thí là bố thí với tâm từ bi hỉ xả và hồi hướng tận hư không giới chúng sanh=quả báo vô lượng.
Chúng ta thời nay để năng hành bố thí, nghĩa là năng làm thiện, bỏ việc ác đã khó lắm, nhưng phần lớn làm thiện xong lại bị kẹt trong thiện, nghĩa là còn thủ thiện mà chưa chịu xả thiện. Thủ là còn nương chấp, nắm giữ hành vi thiện của mình, còn thấy có người làm thiện, có người được hưởng thiện và có hành vi tạo thiện mình đã và đang làm. Vì lẽ đó dẫu năng hành thiện nhưng tâm chưa thực an lạc=còn có gốc, có ngọn=đài gương tuy sáng nhưng vẫn còn bụi nhơ. Bụi nhơ lúc này không phải là việc ác mà là vướng kẹt trong việc thiện. Người hành thiện mà còn, hoặc luôn thủ chấp thiện thì thiện đó chưa phải là đại thiện. Do vậy để đạt đại thiện chúng ta phải năng hành thiện, hành rồi lại phải năng xả, và xả tới không còn niệm xả=đại thiện.
Sẽ có người bảo: tôi còn là phàm phu mà; tôi còn vợ, con, gia đình; tôi còn phải lo chuyện cơm, áo, gạo, tiền mà…nay bảo tôi phải hành như một Bồ tát, sao tôi làm nổi? Một điều chúng ta nên ghi nhớ : Phật-Bồ tát cũng là chúng sanh, cũng từng là phàm phu như chúng ta, nhưng nhờ giác ngộ, tinh tấn, năng hành thiện (hành bồ tát đạo) nên Phật-Bồ tát đã vĩnh ly sanh tử luân hồi. Vĩnh ly rồi các ngài thấy đó là con đường viên mãn nhất có thể giúp chúng sanh (trong đó có chúng ta) nương vào đó mà tu học để giác ngộ, giải thoát. Chính vì thế chư Phật, chư Bồ tát đã lập đủ mọi phương tiện, hoá hiện đủ mọi thân hình để hoằng pháp, độ sanh, hòng cứu chúng ta ra khỏi biển khổ trầm luân sanh tử. Nếu bạn và tôi – chúng ta chỉ muốn đắm mình trong ngũ dục : tài-sắc-danh-ăn uống-ngủ nghỉ và để cho lục trần (sắc-thanh-hương-vị-xúc-pháp) lôi kéo, chúng ta không cần bàn cãi thêm nhiều, nhưng nếu chúng ta muốn phát tâm bồ đề, muốn tu học để một đời thành tựu, một đời vĩnh ly sanh tử luân hồi thì ngay bây giờ, ngay lúc này chúng ta phải phát nguyện tinh tấn tu học theo chánh pháp của Phật, bởi chỉ có chánh pháp của Phật mới có đủ năng lực giúp chúng ta thành tựu đạo quả.
Thuyền từ Phật đã tạo, nhưng liệu chúng ta có đủ tỉnh giác để nhận biết rồi dũng mãnh bước lên con thuyền ấy mà vững chãi chèo chống qua sông? Đây là câu hỏi thật lớn dành cho mỗi chúng ta.
TN
Cháu cảm ơn chú TN. Năm mới cháu cũng chúc chú mạnh khỏe, tinh tấn. Cháu mới bước vào trang này chú là người comment cho cháu đầu tiên, chắc cũng là người cuối sao. Mong rằng trong tương lai còn có thể gặp lại mọi người. Nam mô A Di Đà Phật
Cháu xin góp ý:
Câu A DI ĐÀ PHẬT ở trong 3 đường thiện không có,ở trong 3 đường ác không có mà chỉ có ở TÂY PHƯƠNG CỰC LẠC.
Nếu đã niệm ở TÂY PHƯƠNG CỰC LẠC thì sau này sẽ đi TÂY PHƯƠNG CỰC LẠC,Hộ khẩu ở TÂY PHƯƠNG CỰC LẠC .Niệm PHẬT là nhân thành PHẬT là quả. Nên câu A DI ĐÀ PHẬT là con thuyền tin cậy nhất ,là tấm vé chắc chắn nhất còn các điều thiện khác ở nơi đây không có điều gì sánh bằng. Dù là vua nơi đây nhưng so với NGƯỜI TÂY PHƯƠNG cũng chẳng khác nào kẻ ăn xin nghèo cùng.Các bạn nên phát tâm niệm như thế.