Vào thời đức Phật còn tại thế, có vị tỳ-kheo ni tên là Vi Diệu, sau khi chứng đắc quả A-la-hán liền tự nói ra với ni chúng những quả báo thiện ác của chính mình trong đời trước.
Tỳ-kheo-ni Vi Diệu kể lại rằng: “Vào đời quá khứ, ta từng làm vợ của một vị trưởng giả rất giàu có. Ông này chưa có con nối dõi, nhân có người tiểu thiếp sinh được đứa con trai nên ta ghen tị mà lén lút giết chết đứa trẻ. Người thiếp ấy oán hận lắm, mắng nhiếc rất nhiều câu khó nghe. Khi ấy ta liền tự phát lời thề độc rằng: ‘Nếu quả thật tôi giết con của cô thì sau này chồng tôi sẽ bị rắn cắn, con tôi sinh ra sẽ bị nước cuốn trôi, bị sói ăn thịt, tự tôi sẽ ăn thịt con mình, thân tôi sẽ bị chôn sống, cha mẹ người nhà đều sẽ bị lửa lớn thiêu chết.’
“Do nghiệp ác đó, sau khi chết ta bị đọa vào địa ngục chịu vô số những khổ não đau đớn. Sau khi chịu tội ở địa ngục xong, trong đời này ta được sinh làm con gái một vị Phạm chí[*]. Khi ấy, ta mang thai sắp đến ngày sinh nở, liền cùng chồng đi về nhà cha mẹ. Giữa đường chợt đau bụng sắp sinh, phải dừng lại sinh trong đêm dưới một gốc cây, bỗng có con rắn độc cắn chết chồng ta. Ta đau buồn khóc lóc, đợi trời vừa sáng thì tay dắt đứa con lớn, tay bồng đứa con nhỏ, gạt nước mắt mà tiếp tục lên đường. Phía trước bỗng gặp một con sông chắn ngang, không có thuyền bè qua lại, ta liền để đứa con lớn ở bờ sông bên này, bế đứa con nhỏ bơi qua sông trước, đặt con trên bờ rồi mới quay lại đón đứa con lớn. Con ta nhìn thấy mẹ thì từ bờ sông chạy ngay ra, không ngờ liền bị nước cuốn trôi đi mất. Ta không cứu được đứa con lớn, quay lại chỗ đứa con nhỏ thì nó đã bị sói ăn thịt mất rồi, chỉ thấy máu thịt còn lênh láng nơi ấy. Đau buồn thống thiết vì cốt nhục chia lìa, ruột gan ta như đứt đoạn, chết đi sống lại.
“Ta tiếp tục đi về nhà thì gặp một vị Phạm chí là người quen thân với cha mẹ ta, liền kể hết những nỗi khổ của mình rồi hỏi thăm sức khỏe cha mẹ. Vị ấy liền nói: ‘Cách đây mấy hôm nhà bị cháy, hai ông bà cùng tất cả người nhà đều chết cả.’ Nhân đó, ông liền đưa ta về nhà, nuôi dưỡng như con gái.
Về sau ta lại tái hôn với một người khác, mang thai đến ngày sinh nở thì vừa gặp lúc chồng ta đi uống rượu về, không ai mở cửa nên tự phá cửa vào. Đang lúc say rượu điên cuồng, chồng ta liền trói ta lại rồi đánh đập tàn độc, lại nấu thịt đứa con mới sinh bắt ta phải ăn. Ta quá sợ phải cố nuốt vào một miếng, đau xé tâm can. Sau việc đó, ta bỏ chồng trốn chạy đi thật xa. Đến nước Ba-la-nại, dừng nghỉ dưới gốc cây thì gặp một người vừa chết vợ, liền cùng ông ta kết làm vợ chồng. Vừa được mấy hôm, người chồng này bỗng lăn ra chết. Theo luật của nước ấy, nếu vợ chồng vẫn còn đang sống với nhau thì khi chồng chết, vợ phải bị chôn theo. Thế là ta bị chôn sống theo chồng. May thay lúc đó có một bọn trộm cắp kéo đến đào mộ để lấy của cải, ta nhờ đó mà được cứu ra còn sống.
“Khi ấy ta tự suy nghĩ, không biết mình đời trước đã tạo tội gì mà chỉ trong một thời gian ngắn đã phải liên tục gặp những tai họa khủng khiếp đến như thế. Khi nghe biết đức Phật Thích-ca đang ở nơi tinh xá Kỳ Hoàn, ta liền tìm đến chỗ Phật, cầu xin được xuất gia. Vì trong quá khứ ta đã có lần cúng dường thức ăn cho một vị Phật Bích-chi, lại nhân đó có phát nguyện tu hành, nên nhờ nhân duyên ấy mà đời này được gặp Phật, cuối cùng tu tập chứng đắc quả A-la-hán.”
- Lời bàn:
[*] Phạm chí là danh xưng chỉ một người bà-la-môn phát tâm tu tập giữ hạnh thanh tịnh để cầu sinh về cõi trời Phạm thiên.
Trích An Sĩ Toàn Thư – Khuyên Người Tin Sâu Nhân Quả
Nguyên tác Hán văn: Âm Chất Văn Quảng Nghĩa
Tác Giả: Chu An Sĩ
Việt dịch và chú giải: Nguyễn Minh Tiến
A DI ĐÀ PHẬT…
Xin chào sư đệ “Hãy Niệm A Di Đà Phật:
Xin cảm ơn sư đệ đã phúc đáp về treo hình Adidaphat trong phòng ngủ.
– Để hình Adidaphat trong ví được không?
-Cho huynh hỏi: làm sao cho huynh buông xã , chấp trước về Tiền và Tình ái?
Xin chân thành cảm ơn sư đệ. Và cảm ơn các liên hữu đã phúc đáp cho Tịnh Độ.
A DI ĐÀ PHẬT…
Chú hỏi câu này thì lại càng nhỏ hơn nữa:
Rất nhiều người cực khổ mới kiếm ra tiền nhưng có người chỉ nói cũng kiếm ra tiền.
Cũng vậy.
Có rất nhiều người bố thí rất cực khổ nhưng cũng có nhiều người bố thí với tâm hoan hỷ,vui vẻ.
……..
Khi chưa có vợ con thì như con chim ngoài lồng vậy. Đi đâu,làm gì ,mua gì,gặp ai đều rất phóng khoáng ,hoà đồng. Khi có vợ rồi nếu chẳng bám sát vào trong những câu kinh PHẬT thì cũng mê mờ ,bạc nhược.
………
Cháu cũng khuyên chú nên bảo vệ lấy mình. Thân thể bạc nhược thì tinh thần cũng bạc theo. Người biết dùng tiền thì thường sử dụng để tu phước. Ai cũng có vợ nhưng phải lo cái sức khoẻ của mình rắn chắc như đá vậy. Nếu cứ suốt ngày ái mới yêu thì thân không đi vững sẽ bị kẻ mạnh hơn coi thường.
Những kẻ như thế này thì dẫu Tổ Ấn Quang hiện thân cũng vô dụng thôi
Huynh Tịnh Độ hãy lo niệm Phật đi, đừng cố gắng tìm kiếm thêm thắc mắc như hôm trước huynh nói là để hỏi nhằm làm lợi ích cho người khác. Huynh còn nói rằng trên DVCT người giải đáp câu hỏi thì nhiều, còn người hỏi thì ít nên cố tìm thêm câu hỏi để hỏi. Hãy lo độ cho huynh trước, cố gắng uống thuốc đúng giờ, nghỉ ngơi theo lời bác sĩ dặn cho đỡ bệnh suy nhược thần kinh, thật thà niệm Phật là tốt rồi. Đừng bận lòng chuyện khác. Có tiền cũng được, không tiền cũng tốt. Có tình cũng được, không tình càng hay. Lo chi? Khi nào huynh tu tốt, thành Phật rồi quay về độ cho họ cũng được. Đừng hỏi thêm những câu không đâu vào đâu nữa huynh nhé.
A Di Đà Phật.
Đúng là thời nay Tà Sư thuyết Pháp như cát sông Hằng. ‘Một người mù dắt một đám mù vào hầm lửa’.
Trong tu học chúng ta nên Y GIÁO PHỤNG HÀNH, cái này hết sức quan trọng. Chỉ nên tin theo hành theo lời PHẬT, TỔ, THÁNH HIỀN thôi. Còn các ‘sáng tác, tự chế’ khác đi, tuyệt đối không nghe theo.
A Di Đà Phật
Chào huynh Tịnh Độ,
Xin được phúc đáp cho riêng huynh là không được để hình Phật vào trong ví, vì với kẻ sơ cơ như huynh và PH, phải nên thực hành sự cung kính đối với chư Phật và hình ảnh của các Ngài, không chỉ trong tâm mà phải ở mặt hình thức nữa.
Học Phật thì phải thực hành. Muốn buông xả, thì hãy nhiếp tâm niệm Phật, hoặc quán mọi thứ vô thường,…huynh hãy bắt tay vào thực hiện ngay đi. Hỏi, nghe mà không thực hành thì không có lợi lạc gì cả. Ví dụ chỉ cần thực hành được một lời dạy phổ biến như “hiểu rõ nhân quả”, là đã hưởng được lợi lạc an vui ngay hiện đời và những đời sau rồi.
Chúc huynh tinh tấn.
Nam Mô A Di Đà Phật
A Di Đà Phật.
Mọi người ở đây cũng góp ý ,nên huynh không để trong ví hay trong phòng ngủ,Chánh hạnh của vãng sanh là xưng danh,những thứ còn lại mình nên tùy thuận hoàn cảnh,con người,hễ xưng danh được là tốt rồi
Còn huynh vẫn muốn treo thì hãy chọn chỗ trang trọng sạch sẽ thoáng mát mà treo,nên chọn khổ ít nhất là 50×75.Tranh Phật thì hình A Di Đà Phật rõ ràng,duỗi cánh tay xuống tiếp dẫn người niệm Phật,chẳng hạn như bức tranh này.
http://tranhphat.vn/hinh-phat-a-di-da/310-anh-phat-adida-add52.html
-Còn việc làm thế nào để huynh buông xả được tiền,tình,…thì đệ cũng chịu.Dù thế nào huynh vẫn nên duy trì việc niệm Phật và nguyện sanh Cực Lạc hang ngày.Tình hình của huynh là phải hoàn toàn tin vào bổn nguyện cứu độ không thể nghĩ bàn của Đức Phật A Di Đà.Dù mình thế nào đi chăng nữa,hễ xưng danh nguyện vãng sanh thì Phật đều tiếp dẫn.
-Huynh phải hoàn toàn nương nguyện thứ mười tám mười niệm xưng danh vãng sanh Cực Lạc.Nguyện này là hoàn toàn dựa vào tha lực của Phật A Di Đà,nên huynh phải biết bùn không làm ô nhiễm được hoa sen,huynh có chưa trì được giới thì cũng không ngăn cản tha lực không thể nghĩ bàn của Phật A Di Đà.
Huynh cần phải hiểu rõ hơn về bổn nguyện của A Di Đà Phật.Và vì thế,huynh cần phải nghe hết sáu đoạn video này,đừng nói với đệ là huynh suy nhược thần kinh thì sẽ không nghe được nhé.
http://voluongtho.club/bon-nguyen-khong-nghi-ban-cua-phat-di-da
Thời nay, “Phật bị nhét vào phòng ngủ ko sạch sẽ, vào ví, vào túi quần”,
Thật đau xót lắm thay!
Bạn Nguyễn Hoàng nói chí phải, dẫu Tổ bây giờ mà sống lại nói với họ cũng vô ích thôi!
Thôi thì hồn ai nấy giữ vậy.
Bạn đừng nghĩ vậy. Quá khứ những vị này cũng từng là quyến thuộc của bạn vvà tôi và tất cả những người nơi đây.
Nam Mô A Di Đà Phật,
Bạn Nguyên nói đúng, chúng ta đều là quyến thuộc của nhau. Một số vị gặp khó khăn trong việc hành trì bởi vì duyên của họ chưa chín muồi, hoặc ta không có duyên giúp đỡ họ trong việc tu học, và chắc chắn họ sẽ có tiến bộ khi gặp thiện tri thức đủ duyên với họ.
Chúng ta đừng quên chúng sanh đều có Phật tánh, cái ta đang thấy chỉ là do nhân duyên, nghiệp lực chiêu cảm, còn tánh Phật của họ đâu có thua ta, khác ta. “Chúng sanh vô biên thệ nguyện độ” mà, bây giờ chưa đủ duyên thì hãy cứ gieo nhân tốt với họ, để đời sau gặp lại, nhân duyên chín muồi, thì họ sẽ nghe theo và thực hành được.
Chúc các bạn sen thường tinh tấn.
Nam Mô A Di Đà Phật.
Ly nước đã đầy rót thêm vào sao được?
Nước biển đã mặn đổ thêm muối cũng chẳng ích gì
Phát kính xin Hoa Mai và Nguyễn Hoàng đừng nghĩ như vậy,
Bởi lẽ bản thân Phát không được phước báu to lớn như chú Tịnh Độ. Phát không phải “bỏ hình Phật trong ví hay treo Phật trong phòng ngủ” mà Phát đã từng “đem ma ảnh treo nơi tâm, đi theo tà kiến, thực hành tà hạnh, chấp giữ tâm ma nơi lòng, tham hận sân si, Một mình Phát đầy đủ cả”. Các vị xem Phát hết cứu rồi. Phát thấy phước mỏng nghiệp dày, thật sự đáng xấu hổ, đáng hổ thẹn, nói ra các liên hữu đừng chê cười. Phát không biết chú Tịnh Độ bệnh gì mà thân Phát thì trọng bệnh, tưởng rằng chết chứ không qua khỏi, đi các bệnh viện bác sĩ đều không chữa được. Tâm bệnh thì còn khủng khiếp hơn, chấp tiền, chấp sắc, chấp ăn, chấp ngủ…thật đáng xấu hổ.
Bởi lẽ đó Phát thấy người giữ hình Phật trong ví, treo hình Phật nơi phòng ngủ quả thật phước báu lớn hơn Phát trăm lần. Bởi lẽ cũng có duyên Phật Pháp, không tới nổi lấy hình ma treo nơi tâm, tâm ma chấp giữ. A Di Đà Phật. Giả sử các vị đó không hiểu sâu xa, chỉ vì kính trọng mà giữ, vì muốn lúc nào cũng được gần chư Phật, mang suy nghĩ đó, các vị đó phước báu hơn Phát 100 lần. Ví như, Phát sắp lâm chung, tứ đại phân hoại, thân thể hôi dơ, phòng óc hôi hám, nhưng muốn lúc sắp vãng sanh dc treo hình Phật nơi đầu giường, chư Phật có vì thân thể hôi dơ này mà trách phạt không? Nếu như Phát thành kính như thế? Sở dĩ có nghiệp là do có “tác ý” trong đó. Phát tác ý thiện, có lẽ chư Phật sẽ hiểu. kinh Nibbedhikasutta, Phật dạy – Này chư tỳ-khưu! Sau khi đã có tác-ý, rồi mới tạo nghiệp bằng thân, bằng khẩu, bằng ý. Do đó Như-Lai dạy “tác-ý gọi là nghiệp.” Nhược như Phát vì khinh mạng chư Phật, bỏ hình các Ngài trong ví thì lỗi này quá lớn rồi.
Nhưng nếu vị đó được biết lý do tại sao không nên để hình Phật trong ví hay trong phòng ngủ. Được các vị đạo hữu phân tích như trên, tin nhận làm theo thì Phát rất tán thán. Nếu hiểu mà cố tình làm là “tác ý bất thiện”.
Tâm chúng sanh thô phù, phải có nơi bám chấp, chư Phật thương xót sử dụng phương tiện là kinh điển, hình Phật… chúng sanh miệng tụng kinh thì khẩu nghiệp thanh tịnh, mắt nhìn ảnh Phật như buộc tâm lại, thân lạy Phật thì thân nghiệp thanh tịnh. Tất cả do phương tiện, mà phương tiện thì do tâm đại bi, không tâm đại bi sao mở cửa phương tiện được.
Phát xin chú Tịnh độ hãy quán công đức chư Phật, chư Bồ tát cho thật nhuần nhuyễn. Công đức các Ngài với chúng sanh không thể dùng lời lẽ nào ,à nói cùng tận. Chú thử nghĩ các Ngài vì thương xót chúng sanh vào ra địa ngục, chẳng ngại Ta Bà…quyết lòng độ sanh, chẳng nệ hà bất kỳ ai. Thật sự dũng mãnh tinh tấn, Phát nghĩ tới thôi đã rơi nước mắt. Chú phải quán cho sâu, đem hình ảnh của Ngài chấp giữ nơi tâm, dùng tâm cung kính, dùng tâm phụng thờ. Hơn hết nữa là dùng tâm trong sạch phụng thờ…Nếu tâm không sạch, hình Phật hiện nơi tâm sẽ kèm theo các ảnh bất kính.
Giống như hòa thượng Hải Hiền, không nói, im lặng như lão tăng quê mùa. Không học nhiều hay biết nhiều kinh điển, lý luận cao siêu. Dù biết nhiều cũng không chi ngoài A Di Đà Phật. Phát nhớ kinh Pháp Hoa, người Cùng Tử muốn gặp ông Trưởng Giả trước tiên phải hốt phân, không hốt phân thì không thể gặp được. Mình người niệm Phật cũng vậy, âm thầm lặng lẽ hốt phân, rồi 1 ngày sẽ gặp được ông Trưởng Giả. Phát tin Phật sẽ không bỏ chú cháu mình đâu. Như ông Trưởng Giả không bao giờ bỏ rơi con ruột của mình. A Di Đà Phật!
Tình, tiền, vật chất…tất cả rồi cũng về không, ai cũng có mấy mươi năm để sống, ai cũng chỉ ăn ngày ba bữa, ai cũng buông xuôi khi tủ nghiệp cận kề, người thế gian tham đắm những thứ tiền, tài, vật chất, tình, dục lạc….đắm chìm trong chúng nó, xem chúng như cha mẹ, ngày đêm nghĩ tưởng mong cầu, tranh giành hãm hại, để rồi trôi nổi trong luân hồi vô lượng mà không biết, hạt giống Phật bị vùi dập bị che lấp bởi những thứ phiền phức kia, đến lúc tự họ chẳng còn tin nhân quả, chẳng còn biết Phật pháp, thật đáng thương. Đừng như họ, hãy gieo nhân giải thoát, gần gũi Phật pháp, chiếc áo này may mắn có được nếu không khéo dùng một mai mất đi đến khi nào tìm lại được, cứ hỏi mình phú quý, giàu sang….có theo ta được đến bất tử không, hay rồi cũng nhắm mắt buông tay ôm lấy nghiệp, phú quý tiền tài, mọi thứ ở thế gian này nếu ta biết đủ biết dừng thì là duyên lành cho ta tu đạo, nếu ta đắm chìm bị chúng nó trói buộc thì sinh tử khổ đau mãi theo ta. Sao cũng được, có gì phải lo khi cuối đời ta cũng không mang theo, ngày ngày ta niệm niệm tiền bạc…thì sinh tử cứ quây quần bên ta, ngày ngày ta niệm niệm Phật, gieo nhân giải thoát thì sinh tử dần mất đi, thân tâm ta an lạc.
Những comment của chú NP thật hay, đọc hoài ko thấy chán. Năm mới chúc chú và gia đình mạnh khỏe. Nam mô A Di Đà Phật
Chào Thăng, năm mới chúc Thăng và gia đình an vui, an lạc nhé. A Di Đà Phật.
A Di Đà Phật
Mùa lạnh dễ bị ho, ảnh hưởng đến sức khỏe, tu tập. Xin chia sẻ với mọi người cách trị ho đơn giản, hiệu quả.
Dùng dầu nóng (hay gel nóng yohan,…) thoa lên huyệt Dũng Tuyền dưới lòng bàn chân. Thoa thường xuyên chừng một vài ngày sẽ dứt hẳn bệnh ho.
Kính chúc mọi người năm mới thân tâm an lạc, tinh tấn tu hành!
A Di Đà Phật
Sẵn cho NP góp một công thức trị ho rất hay, đặc biệt dùng cho trẻ nhỏ, phụ nữ có thai và người già. Chanh đào, mật ong, và đường phèn, mỗi thứ 1kg: chanh đào rửa sạch, thái lát nguyên vỏ hạt, rồi cho vào hủ, rãi 1 lớp chanh, rồi một lớp đường phèn, cứ trải đều đến khi hết đường và chanh, xong dùng mật ong đổ vào, nhớ dằn cho chanh không nổi lên, rồi đậy nắp để 3 tháng hẵng dùng, thời gian càng lâu càng tốt, khi dùng uống nước ngâm, nhai luôn cả vỏ chanh rồi nuốt. Đây là phương thuốc trị ho rất hay, mọi người có thể ngâm để ở nhà sử dùng, nhớ mua mật ong đường phèn tốt.
A DI ĐÀ PHẬT!!!
Một kiếp không tu muôn kiếp bỏ
Một đời không ngộ vạn đời sầu
Tất bận hơn thua rồi cũng bỏ
Thong dong tự tại vậy mà vui!!!! A DI ĐÀ PHẬT!!
Vạn sự tuỳ duyên chẳng cưỡng cầu
Có gì đáng lo khi chẳng thật
Sắc sắc không không chẳng vướng bận
Niết bàn an lạc khắp mọi nơi.
Chú TỊNH ĐỘ thật là nhiều phước báu. Chỉ một vấn đề nhỏ mà rất nhiều người giúp chú tiêu nghiệp. Nếu nhất hướng chuyên niệm PHẬT nữa thì mọi người không sao theo kịp chú đâu.
TRONG ĐỜI NẦY KHÔNG CÓ GÌ LÀ CỦA TA CẢ – NẾU QUÝ VỊ KHÔNG CHỊU BUÔNG XẢ, LO NIỆM PHẬT – CHẲNG PHẢI BỎ LỠ CƠ HỘI VÃNG SANH SAO ?
Tôi nhớ cư sĩ Lưu Tố Vân có báo cáo, quý vị có thể xem đĩa CD của bà ta, trong ấy bà ta có kể một câu chuyện thật, chẳng giả, một bạn gái thân thiết than vãn chồng cô ta lăng nhăng bên ngoài. Bà ta bảo người bạn gái ấy:
“Đó là chồng cô dan díu bên ngoài, cô có biết hai chữ trượng phu giải thích như thế nào hay không ?
”Trượng” là xa đến một trượng, trong vòng một trượng là chồng cô, ngoài một trượng chẳng phải nữa. Cô bận tâm làm gì ?”
Đó là khuyên người khác buông xuống, chẳng nên tự tìm phiền não.
Cùng một đạo lý, chúng ta hãy mở rộng ra để quan sát, thân thể này, một hơi thở chưa đoạn thì còn sống, là của chính mình; hễ một hơi thở chẳng hít vào được nữa, chẳng phải là của ta.
Quần áo quý vị mặc trên người là của chính quý vị, bỏ chúng vào trong tủ áo bèn chẳng phải là của quý vị. Căn nhà quý vị đang ở, hôm nay quý vị ở trong căn nhà ấy thì nó là của quý vị, quý vị rời khỏi nhà, nó chẳng phải là của quý vị nữa. Trong túi quý vị chứa bao nhiêu tiền thì là của quý vị, tiền trong ngân hàng chẳng phải là của chính mình.
Nếu chúng ta có thể quán như thế, tâm thanh tịnh sẽ rất nhanh chóng hiện tiền, đây là nói lời thật với quý vị, chẳng nói giả dối.
Buông xuống, bảo quý vị hãy thời thời khắc khắc quán tưởng, tự nhiên quý vị có thể buông xuống. Sau khi buông những thứ tạp nhạp xuống, Phật hiệu mới dấy lên được, đó là thật, vì sao ?
Mang theo được ! Khi ta mạng chung sẽ sang thế giới Cực Lạc.
Trong sát-na cuối cùng, nếu quên mất Phật hiệu, vẫn mê luyến những thứ ấy, quý vị lại luân hồi trong lục đạo, chẳng phải là bỏ lỡ cơ hội vãng sanh Tây Phương ư ? Thật đáng tiếc !
Tôi cũng gặp chuyện giống như người bạn thân tố khổ với Lưu cư sĩ, tôi cũng từng gặp phải chuyện đó. Một vị nữ cư sĩ kể lể chồng bà ta dan díu bên ngoài, hỏi tôi nên làm sao ? Tôi nói:
“Điều ấy rất hợp để giúp cho bà niệm Phật, bà đừng bận lòng, cứ để chồng làm theo ý muốn sẽ hay hơn. Không chỉ chẳng oán hận, mà còn cảm tạ người tình của chồng. Nếu không, bà phải chăm sóc chồng, công phu niệm Phật chẳng đắc lực ! Có một người tốt như thế đến giúp đỡ bà, đó là chuyện tốt, Bồ Tát đấy !”
Chuyện thế gian chẳng có gì tuyệt đối phải, trái, đúng, sai, chẳng có, đều là trong một niệm của chính mình. Một niệm đã giác ngộ, ai nấy đều là người tốt, chuyện gì cũng là chuyện tốt, đều do trong một niệm, tùy thuộc quý vị chuyển ý niệm theo cách nào !
H.T. TỊNH KHÔNG !
A DI ĐÀ PHẬT…
Xin cảm ơn các sư huynh, sư đệ :
Đã phúc đáp cho Tịnh Độ.
– TĐ mới nghe lời khai thị trong “Niệm Phật, thành Phật” của Pháp Sư Tịnh Không: mình có thể Để hình Adidaphat trong túi. Nhưng không biết là túi sách? Túi cầm tay của phụ nữ? Túi áo?…
Theo như vậy để hình Adidaphat trong túi… nên hay không nên?
Nhờ các sư huynh, sư đệ góp ý dùm Tịnh Độ. Xin chân thành cảm ơn.
A DI ĐÀ PHẬT. ..
Đúng như chú nguyên nói ở trên, chú Tịnh Độ thật là có nhiều phước báu. Một câu hỏi nhỏ mà đc sự trợ giúp của nhìu người thiệc. Mong cho chú Tịnh Độ sóng gió qua hết, thì niệm phật tốt lắm thay. Không phải nói rồi. Vậy chú cố gắng niệm phật tốt nhé. Nam mô A Di Đà Phật
Câu chuyện của tỳ-kheo ni Vi Diệu
(bản Việt ngữ)
https://www.youtube.com/watch?v=HEWzS15G9YU
(bản chính Hoa ngữ)
微妙比丘尼的故事-Aputi.com佛典動畫-The Story of Bhiksuni Weimiao
https://www.youtube.com/watch?v=YbUkoVA4DsM
Bản chính Hoa ngữ từ đài youtube Apụti https://www.youtube.com/channel/UCMDwEW_0OiUXe13JEuzhxyQ
là nhóm làm nhiều phim hoạt hình Kinh Phật và những câu chuyện Nhân Qủa cho đài truyền hình Sanh Mạng 生命電視台 của Pháp Sư Hải Đào 海濤法師
Phim Câu chuyện của tỳ-kheo ni Vi Diệu cũng là do PS Hải Đào sản xuật.
Nam Mô A Di Đà Phật
Các quý thầy ơi, câu chuyện trên có trong kinh điển nào không ạ?
Bạn Hoàng Nam, bạn có lên google gỏ đề của câu chuyện là sẽ tìm ra ngay
Mình cũng không biết, nhưng mình mới gỏ là tìm thấy
…
Câu Chuyện Kể Về Vị Tỳ Kheo Ni Vi Diệu.
Trích Phẩm Thứ Ba Mươi Hai, Phẩm Tỳ Khưu Ni Vi Diệu, Trong Kinh Hiền Ngu.
Nói Lên Tai Hại Của Ái Dục.
Sự Luyến Ái, Tham Đắm Tình Cảm Nam Nữ Là Một Trong Những Nguyên Nhân Gốc Rễ, Khiến Cho Chúng Sanh Quanh Quẩn Trong Vòng Luân Hồi, Khổ Đau.
Hãy Tinh Tấn Mà Thiền Quán, Và Dùng Trí Tuệ Để Diệt Trừ Lòng Si Mê, Ái Dục.
https://www.wattpad.com/644920080-c%C3%A2u-chuy%E1%BB%87n-t%E1%BB%B3-kheo-ni-vi-di%E1%BB%87u-t%E1%BB%B3-kheo-ni-vi-di%E1%BB%87u
Nam Mô A Di Đà Phật