Nếu người niệm Phật còn chưa sạch trần cấu, khi ác niệm nổi lên thì nên tự kiểm điểm. Nếu như mình có tâm keo tham, tâm sân hận, tâm si ái, tâm ganh ghét, tâm khinh dối, tâm hợm mình, tâm kiêu căng, tâm dua vạy, tâm tà kiến, tâm khinh mạn, tâm năng sở(*), và khi gặp phải hết thảy hoàn cảnh thuận – nghịch liền thuận theo nhiễm cấu phát sanh hết thảy các tâm bất thiện; nếu khi các tâm như vậy phát khởi thì nên mau lớn tiếng niệm Phật, gom ý niệm về chỗ đúng đắn, đừng để cho tâm ác tiếp nối. Niệm miết cho đến khi ác niệm hết sạch, vĩnh viễn không còn sanh lại nữa.
Thường phải nên thủ hộ tất cả tâm thâm tín, tâm chí thành, tâm phát nguyện hồi hướng, tâm từ bi, tâm khiêm hạ, tâm bình đẳng, tâm phương tiện, tâm nhẫn nhục, tâm trì giới, tâm hỷ xả, tâm thiền định, tâm tinh tấn, tâm Bồ Ðề và hết thảy thiện tâm. Lại nên xa lìa những điều trái với phạm hạnh, thực hành những luật nghi dứt ác, đừng nuôi dưỡng gà, chó, lợn, dê; những việc như săn bắn, đánh cá đều chẳng nên làm. Nên học đòi theo Phật, nên lấy việc bỏ ác làm lành để răn xét mình!
Bậc tin chơn thật tu hành chỉ cốt nhớ được một câu A Di Ðà Phật này trong mỗi ý niệm, đừng để cho quên mất, niệm niệm thường hiện tiền, niệm niệm chẳng lìa tâm. Vô sự cũng niệm như thế, hữu sự cũng niệm như thế. An vui cũng niệm như thế, bịnh khổ cũng niệm như thế. Sống cũng niệm như thế, chết cũng niệm như thế. Một niệm phân minh bất muội như thế thì cần gì phải hỏi người khác đường lối tu hành để được vãng sanh nữa?
(*)Tâm Năng Sở: Năng là chủ quan, Sở là khách quan. Chẳng hạn như khi ta nhìn một bông hoa thì tâm ta nhận biết bông hoa ấy, tâm ấy gọi là Năng Kiến Tâm (tâm thấy được), bông hoa ấy gọi là Sở Kiến vật (vật được thấy). Như vậy tâm Năng Sở chính là tâm phân biệt ta người, chủ quan và khách quan, có đối đãi, nhị nguyên.
Trích Niệm Phật Pháp Yếu
Trích yếu sách Liên Tông Bảo Giám của Hổ Khê Tôn Giả Ưu Ðàm Phổ Ðộ đại sư đời Nguyên
Tặng bạn chữ 钱
Khi mê tiền chỉ là tiền.
Ngộ rồi mới biết trong tiền có tâm.
……
Không biết mình dạo này cứ tủm tỉm cười. Chắc sắp tới có điều cát tường nào đang đợi mình không biết. Trong lòng thấy an lạc lạ kỳ.
Bạn Nguyên,
Niệm Phật sanh tâm hoan hỉ vậy đó. Giữ câu Phật hiệu luôn được tương tục làm cho tâm mình luôn cảm thấy an vui. Ngồi cũng vui, nằm cũng vui, một mình cũng vui, chỗ đông người cũng vui,…cứ vui thầm thầm bên trong ấy. Nhìn người khác ai cũng đều sanh tâm chân thành hoan hỉ…
Chúc bạn Trì Giới – Niệm Phật tốt, luôn giữ câu Phật hiệu tương tục trong tâm!
A Di Đà Phật
A Di Đà Phật
Bạn Nguyên,
Tâm bất tịnh đang khởi. Phải cảnh giác.
TĐ
Mỗi lần ăn cơm nghĩ TÂY PHƯƠNG CỰC LẠC chỉ cần nghĩ đến thì nó hiện ra.
Mỗi lần rửa bát thì nghĩ TÂY PHƯƠNG CỰC LẮC chẳng cần phải rửa bát nấu cơm cho mệt.
Mỗi lần nhìn thấy người ta bệnh tật thì nghĩ TÂY PHƯƠNG CỰC LẠC chẳng ai bị chết mà thân thể đều như vàng ròng .
Mỗi lần nghe kẻ giàu tự đắc ,kẻ nghèo tự ti lại nghĩ đến TÂY PHƯƠNG CỰC LẠC vàng bạc trải đầy mặt đất,nhà cửa thích không trung,mặt đất đều được.
Mỗi lần muốn thăm ông bà cô bác lại nghĩ đến TÂY PHƯƠNG CỰC LẠC muốn đi liền tới chẳng khó khăn như chốn này.
Mỗi lần….
………………
Pháp môn này thật khiến người nghe khó tin .Nên càng phải nghiên cứu để thuần thục cho cái tâm nghi này ít đi.Nguyện cùng các quý thầy quý bạn cúng giúp nhau giải mối nghi này.
Hoan hỉ quá. Dù đời người nhiều khổ nhưng niệm Phật sẽ được an định trong đau khổ của Sa bà. Mong mọi ng đều biết màu nhiệm này
”
Tam học giới định tuệ, thực tại nói chính là cuộc sống của chính mình, từ sáng đến tối, đối người, tiếp vật, xử việc chính là giới định tuệ. Trên nguyên tắc thế pháp, Phật pháp không phải là hai, học “giới” là học thủ pháp, giữ quy tắc, Phật pháp thường nói là “Chư ác mạc tác, chúng thiện phụng hành” tám chữ này bao hàm hết tất cả giới pháp. Cụ thể mà nói, ở Trung Quốc, Tổ sư Đại đức dạy cho chúng ta phải nội tu ngũ đức, ngoại tu lục hòa. Ngũ đức là ôn lương cung kiệm nhượng, ôn hòa, thiện lương, cung thận (cung kính thận trọng, bất luận làm việc gì cũng cẩn thận dè dặt, đây chính là cung kính), tiết kiệm và nhường nhịn. Lục hòa chỉ lục hòa kính, tức thân hòa kính, khẩu hòa kính, ý hòa kính, giới hòa kính, kiến hòa kính, lợi hòa kính. Ý nghĩa của hòa kính là phải ngoại đồng tha thiện, nội tự khiêm ti. Vì vậy nội dưỡng ngũ đức, ngoại tu lục hòa.
“Định” là trong tâm có nắm bắt, không tán loạn. Nhất tâm hướng A Di Đà Phật Thế giới Tây Phương Cực Lạc, tức tâm có định.
“Tuệ” là đối với tất cả cảnh giới bên ngoài rõ ràng, tường tận, nhưng không bị nó mê hoặc, không chịu ảnh hưởng của nó, cũng chính là ngoại bất chiêu tướng, nội bất động tâm. Có thể ngoại bất chiêu tướng, đây là tuệ. Ngoại cảnh thiện cũng tốt, ác cũng tốt, thuận cũng tốt, nghịch cũng tốt, tất cả không liên quan đến ta, ta ở trong cảnh giới này không khởi tâm, không động niệm, không phân biệt, không chấp trước, một câu “A Di Đà Phật” niệm đến cùng.
Vì vậy giới định tuệ là hành vi sinh hoạt, từ sớm đến tối mặc áo ăn cơm, cử chỉ và lời nói đều là giới định tuệ. Như vậy mới hiểu rõ Phật pháp không phải nói suông, không phải huyền học, Phật pháp chính là sinh hoạt, sinh hoạt chính là Phật pháp, chư Phật Bồ Tát xuất hiện ở thế gian, chính là sinh hoạt như vậy, chính là làm người như vậy, chính là xử thế như vậy. Xét kỹ cả đời lão Hòa thượng Hải Hiền thì biết, cả đời của Ngài chính là thực tiễn của Phật pháp, thực tiễn trong sinh hoạt, thực tiễn trong công việc, thực tiễn trong đối người, tiếp vật, xử thế, thật sự là thỏa thỏa đáng đáng. Các tín đồ đến thăm Ngài, Ngài sẽ khuyên người: “Chăm chỉ niệm Phật, thành Phật là thật, còn lại đều là giả.”
Phật quyết không phải không cho chúng ta tiếp xúc bất cứ thứ gì trong cuộc sống — cái gì chúng ta cũng có thể tiếp xúc, tiếp xúc trong tu hành, tu không khởi tâm, không động niệm, không phân biệt, không chấp trước, đây là tu hành, thật sự hiệu nghiệm. Không khởi tâm động niệm, không phân biệt chấp trước, cái định này là linh hoạt; ngồi yên xếp bằng nhập định, cái định đó không khởi tác dụng.
”
Trích CUỘC ĐỜI LÃO HÒA THƯỢNG HẢI HIỀN
Hãy nắm lấy cái cơ duyên này.
Chó cũng biết lạy Phật nữa nè.
Này em nhỏ, lần sau lạy là phải 5 vóc đụng xuống đất nhé! 😀
Haha ghẹo thôi, chứ xá quá dễ thương luôn!
Nó xá xong nó nằm lên cái bồ đoàn luôn ^_^
Cảm ơn bạn đã post cái video thật dễ thương,
Chúc bạn năm mới an lạc.
A di đà Phật .
Tượng PHẬT không phải chỉ người mới lạy mà quỷ thần cũng lạy,súc sanh cũng lạy.800 công đức của mắt chúng ta khôi phục nhanh cũng nhờ ngắm nhìn tượng PHẬT. Xin đừng kỳ thị những người lạy PHẬT kẻo không biết lại mang vạ vào thân.
A di đà phật .
Con người khác với súc sanh ở chỗ
người biết phân đâu là thiện là ác.
Người học Phật mà không phân biệt đc
giữa lời tán thán và lời kỳ thị.
Thường tự nghĩ mình hiểu, nhưng cho người thua kém
lại không thấy hổ thẹn, ấy là sự ngạo mạn.
Muốn nói không gọi danh, biểu hiện không tôn trọng
Đâu rồi sự khiêm cung, của đấng Đại Giác dạy
Lời nói không lợi người, lại mỉa mai đồng tu.
Nay thời kỳ mạt pháp, Biết phải đệ tử Phật,
Hay quyến thuộc Ba Tuần?
“miệng niệm Di Đà tâm tán loạn,
đau mồm rát họng cũng uổng công”.
Ước chi khi bản thân phát tâm tu hành phá được 4 tướng.ngã tướng,nhân tướng,chúng sanh tướng,thọ giả tướng thì thật thong dong tự tại. Khổ nỗi bản thân mình lại nghiệp chướng trùng trùng khiến cái tên khi người khác vừa nhìn thấy đã muốn cho một trận.
Điều này cũng tốt. Nếu mai này phát nguyện xả bỏ thân này cũng nguyện dù bị sao đi nữa cũng hoan hỉ xả thân.
Nếu đạo hữu GIA HỮU muốn tìm hiểu quyến thuộc ma BA TUẦN thế nào xin kính tặng đạo hữu quyển kinh .
50 HIỆN TƯỢNG ẤM MA .
…….
Quyển kinh này mình cũng lễ ngày 3 lễ.Vô cùng trân quý chỉ gặp người thực học mới trao tặng.
A Di Đà Phật
Bạn Nguyên,
Mong bạn hoan hỉ đọc kỹ đoạn kinh văn bên dưới để biết thêm Phật dạy chúng ta điều gì nhé:
“Thiện nam tử! chúng sanh đời mạt pháp chẳng rõ bốn tướng không thật, dù trải qua nhiều kiếp siêng năng khổ hạnh tu hành, chỉ gọi là pháp hữu vi, rốt cuộc cũng chẳng thể thành tựu tất cả thánh quả (pháp vô vi), cho nên gọi là “Chánh pháp trong đời mạt pháp”. Tại sao? Vì lầm nhận tất cả ngã tướng cho là tướng Niết Bàn; cho có chứng có ngộ mới gọi là thành tựu. Cũng như có người nhận giặc làm con thì tài sản nhà họ chẳng thể thành tựu. Tại sao? Như có người ái luyến ngã, cũng ái luyến Niết Bàn, đè nén gốc ái luyến ngã trở thành tướng Niết Bàn; có người chán ngã, cũng chán sanh tử, chẳng biết gốc ái luyến ấy mới thật là chơn sanh tử vậy. Nay có tâm nhàm chán sanh tử, nên gọi là chẳng giải thoát.
Tại sao biết được pháp ấy chẳng giải thoát?
Thiện nam tử! Chúng sanh đời mạt pháp tu tập Bồ Đề, cho sự chứng của mình là tự trong sạch, chứng được chút ít cho là đủ, chưa dứt sạch cội gốc của ngã tướng nên chẳng giải thoát. Nếu có người tán thán pháp mình thì liền sanh tâm hoan hỷ, muốn cứu độ họ; nếu phỉ báng pháp sở đắc của mình thì liền sanh tâm sân hận. Vậy thì biết cái tâm chấp ngã tướng rất kiên cố, tiềm ẩn trong tạng thức, gặp ngoại cảnh kích thích thì phát khởi hiện hành nơi các căn, mãi chẳng gián đoạn.
Thiện nam tử! Người tu hành vì chẳng dứt sạch ngã tướng nên chẳng thể ngộ nhập bản giác trong sạch.
Thiện nam tử! Nếu biết ngã tướng vốn không, thì chẳng có cái bản ngã để cho họ tán thán và phỉ báng; nay thấy “có ta thuyết pháp” thì ngã tướng chưa dứt, nhơn tướng, chúng sanh tướng, thọ mạng tướng đều cũng như thế.
Thiện nam tử! Chúng sanh đời mạt pháp vì chưa dứt ngã tướng, cho sự thuyết pháp là “do ta thuyết”, nên pháp của họ thuyết là thuyết cái bệnh của ngã tướng, chẳng phải thuyết cái pháp của Niết Bàn vậy, cho nên gọi là kẻ đáng thương xót! Dù siêng năng tinh tấn, chỉ tăng thêm các pháp của bệnh, nên chẳng thể ngộ nhập bản giác trong sạch.
Thiện nam tử! Chúng sanh đời mạt pháp vì chẳng thấu rõ bốn tướng kể trên, chấp chỗ hành và kiến giải của Như Lai cho là kiến giải của mình, vì chẳng phải do tự mình tu chứng, nên rốt cuộc chẳng thể thành tựu. Hoặc có chúng sanh chưa đắc nói đắc, chưa chứng nói chứng, thấy người hơn ta thì sanh tâm ganh tỵ, ấy là do chúng sanh đó chưa dứt ngã kiến, nên chẳng thể ngộ nhập bản giác trong sạch.
Thiện nam tử! chúng sanh đời mạt pháp muốn tu thành đạo, chớ nên sanh tâm cầu ngộ; người sanh tâm cầu ngộ thì muốn học rộng nghe nhiều để hiểu thêm giáo lý, vậy chỉ thêm đa văn, tăng trưởng ngã kiến, chẳng phải người chơn tu.
Người chơn tu chỉ nên tinh tấn hàng phục phiền não, khởi tâm đại dũng mãnh; Niết Bàn chưa đắc khiến cho đắc, phiền não chưa dứt khiến cho dứt, những tâm tham sân si mạn, xiểm khúc ganh tỵ đối cảnh chẳng sanh, ân ái giữa mình và người tất cả đều tịch diệt, Phật nói người ấy sẽ dần dần thành tựu thánh quả. Nương theo nhân địa này tu hành để cầu thiện tri thức thì chẳng đoạ tà kiến, nếu có sở cầu khác với nhân địa phát tâm kể trên, lại sanh lòng yêu ghét thì chẳng thể ngộ nhập biển giác trong sạch. (Trích Kinh Viên Giác)
Chú TRUNG ĐẠO kính mến.
Cháu cũng được nghe nhiều bài viết của chú rất hay và cháu thích nhất câu
THU NHIẾP SÁU CĂN TỊNH NIỆM TIẾP NỐI.
Đây đúng là câu quan trọng nhất mà cháu nghe được và hay vô cùng.
Cảm giác như là người được rũ hết cái phiền trược .Tâm thái cứ nâng nâng lạ kỳ.
Kính gởi thầy
Xin thầy chỉ dùm con phải làm sao bây giờ , con luôn bị căng thẳng về đứa con gái 13t của con , nó không nghe lời mà còn hỗn hào với mình nửa , con hết cách rồi . Nói nó 1 câu nó trả lời 10 câu mà còn nhái lại con nửa , con nói với nó con trong cho xe vận tải cán con chết cho rồi để con khỏi phải đau khổ như thế này , không có ngày nào mà không gây với nó .
Nói ngọt con cũng nói cà cứng thì củng nói luôn nhưng không nhằm nhò gì hết , con tức muốn chết đi cho xong , vợ chồng con ly dị vưởng mấy năm rồi
Bây giờ con phải làm thế nào đây để bớt căng thẳng chứ như vầy hoài có ngày chắc con điên lên quá hay là chết cho xong để khỏi phải đau khổ nửa .
Đời trước chắc con và nó là oan gia cớ nhai
Xin thầy giúp con
Xin Cảm tạ
Chị và em hãy tìm hiểu lời dạy của 1 vị pháp sư tôn kính này nhé.
PHÁP SƯ CHỨNG NGHIÊM:
Làm sao dạy dỗ con cho thích đáng?
Dưỡng dục con cái thì cũng như gieo mầm.Mầm gieo xuống đất rồi cố ý bón phânvà tưới nước thật nhiều thì gốc sẽ hư nát.Trong thiên nhiên đã có đủ nước và ánh sáng không khí rồi.Chăm lo cho con cái cũng vậy.Cha mẹ sinh con ,dưỡng dục cho con lớn lên,nhưng quá sủng ái thì sẽ hại nó.
…………..
Nhiều phụ mẫu vì con cái gây gổ nên sinh phiền não?
Nên( xem nó) là chuyện đùa.Chẳng qua con cái thiếu kinh nghiệm đời(do đó đây là cơ hội để chúng bắt đầu học hỏi) không nhất định chúng nó xem rằng đó là cãi lộn.Làm bậc cha mẹ ,mình không nên coi nặng chuyện này quá.
…………..
Con cái không ngoan chẳng chịu học hành phải làm sao?
Thật ra cha mẹ chỉ có nghĩa vụ đối với con cái ,chỉ cần làm hết trách nhiệm ,chẳng cần có quyền lợi gì cả,nên trồng phước lành cho con cái.Dùng lòng thương yêu của người mẹ để quan hoài yêu mến chúng sinh .Dùng trí tuệ BỒ TÁT để dạy dỗ con cái .Không nên quá lo lắng cho con cái .Làm vậy thì vô hình chung mình khiến cho con cái mang thêm nghiệp nặng.
Con xin cảm ỏn
Đọc xong con thấy nhẹ bớt phần nào trong người , hôm kia bị stress quá mà chạy xe đưa nó đi học mà đi lộn đường cũng ko hay , tới khi nó lên tiếng con mới biết mình chạy lộn đường và con mới biết mình bị stress con cái
Con sẽ cố gắng để tâm bớt đi phiền não về con cái
Xin cảm ơn
Dạ em ít tuổi. Nên không dám ạ.
Nam mô a di đà phật
Xin được trích lại một đoạn trong kinh Viên Giác do liên hữu Trung Đạo chia sẻ ” Người chơn tu chỉ nên tinh tấn hàng phục phiền não, khởi tâm đại dũng mãnh; Niết Bàn chưa đắc khiến cho đắc, phiền não chưa dứt khiến cho dứt, những tâm tham sân si mạn, xiểm khúc ganh tỵ đối cảnh chẳng sanh, ân ái giữa mình và người tất cả đều tịch diệt, Phật nói người ấy sẽ dần dần thành tựu thánh quả. Nương theo nhân địa này tu hành để cầu thiện tri thức thì chẳng đoạ tà kiến, nếu có sở cầu khác với nhân địa phát tâm kể trên, lại sanh lòng yêu ghét thì chẳng thể ngộ nhập biển giác trong sạch ”
Xin cám ơn sự chia sẻ của liên hữu.
Sinh tử từ ái mà ra, sáu căn tiếp xúc sáu trần, tâm ãi mãnh liệt không đè nén được thôi thúc ta tạo nghiệp, cứ như vậy mà trôi nổi trong vô lượng vô biên, nay muốn dứt đặng sinh tử quyết một lòng đoạn diệt cái ái kia. Chừng nào còn ái chừng đó sinh tử còn theo ta. Nơi đây quả thật khổ đau triền miên, khi vừa chào đời đến lúc nhắm mắt buông tay tất cả đều bị lũ giặc bủa vây, làm cho thân tâm điên đảo, không được gần thiện tri thức, thật đáng buồn, pháp của thế tôn dù trải qua hơn 2000 năm tồn tại, dù đã bị pha nhạt đi phần nào như tướng lạc của sữa kia bị pha loãng bằng nước, nhưng mùi vị thật Pháp bên trong vẫn trên tất cả. Nếu chẳng biết được sự khổ của thế gian này như thế nào, chẳng biết được nguồn gốc của sự khổ, chẳng nhận diện ra được chúng, còn lầm lẫn giữa khổ và vui mà tìm cầu học đạo thật khó đặng, như người đang khát kia mới cảm nhận được vị ngọt của nước khi được uống, như người đang đói kia mới cảm nhận được vị lạc của bát cơm trắng khi được ăn, người không đói, không khác dù vẫn là bát cơm,ly nước đó nhưng sự niếm trải mùi vị chẳng bao giờ giống như người đói khát. Người thế gian học đạo nhưng lại tìm cầu phú quý, ham thích cảnh vui trong trần tục, đắm chìm, xem như cha mẹ, tôn thờ, ngày đêm nghĩ tưởng, nghe nói nơi hay lại chạy theo, nghe nói nơi kia tốt lại chạy theo để tìm cầu phú quý công danh… nhưng chẳng biết được sự thật, họ như con thêu thân vì ánh sáng mà lao vào lửa, thật đáng thương. Những ai thấy được sự bức bách của nổi khổ luân hồi, dũng mãnh tìm cầu học đạo, xả bỏ tên vua tham ái kia, dù sống trong nhà lửa nhưng tự tánh vẫn sáng, chẳng sợ lạc lối, con đường giải thoát vẫn trụ vững, thân này tuy ở ta bà nhưng tâm vẫn luôn hướng về Tây Phương, vẫn gần gũi đức Phật, chớ nên lầm giữa cái lạc chân thật với cái lạc tạm thời của thế gian.
Xin quý đạo hữu cho mình hỏi trong kinh có đoạn Đức Phật A Di Đà nhập Niết Bàn, ngài Quán Âm liền kế tục thành Phật, hiệu là Phổ Quang Công Đức Sơn Vương Như Lai, cõi nước tên Chúng Bảo Phổ Tập Trang Nghiêm. Sau khi đức Phật ấy diệt độ, Đại Thế Chí Bồ Tát liền kế tục làm Phật, hiệu là Thiện Trụ Công Đức Bảo Vương Như Lai, như vậy sau khi Phật A Di Đà nhập Niết bàn thì có còn pháp môn niệm Phật không ạ? Xin mọi người giải đáp giúp mình, cho mình được sáng tỏ.
Nam Mô A Di Đà Phật
A Di Đà Phật
Pháp môn niệm Phật hay như vây thì bỏ làm sao được.Thập phương chư Phật đều nói Pháp này
1.Trích trong A Di Đà Sớ Sao Liên Trì Đại Sư
1.Hỏi: Sau khi đức Di Ðà, kế bổ xứ Quán Âm, đâu đặng nói đức Di Ðà vô tận?
Ðáp: Ðức Di Ðà trụ thế mấy kiếp mới bổ đức Quán Âm, có từng biết số chăng? Kia, đức Quán Âm còn nói: trụ vô ương số kiếp vô ương số kiếp, bất khả phục kế kiếp mới trao lại cho đức Thế Chí thời với đức Di Ðà ở lâu đời khá biết; đâu chẳng phải cũng hữu tận bằng vô tận đó ư? Huống đức Thế Chí mà bổ cho đức Quán Âm hằng không thời kỳ bát nê hoàn (vào Niết Bàn). Tuy nói rằng đức Thế Chí nhưng thiệt ra thì cũng như đức Di Ðà thuyết pháp không khác vậy. Ðây gọi là đời sau và đời sau vô tận; thế nào mà chẳng được?
2.Trích trong An Lạc Tập-Đạo Xước Đại Sư
Hỏi: Báo thân của Như Lai là thường trụ, thế sao kinh Quán Âm Bồ Tát Thọ Ký chép: “Sau khi Phật A Di Ðà nhập Niết Bàn, Quán Thế Âm Bồ Tát sẽ nối ngôi thành Phật?”
Ðáp: Ấy là Báo Thân thị hiện tướng ẩn mất chứ chẳng phải là diệt độ. Kinh ấy chép: “Sau khi Phật A Di Ðà nhập Niết Bàn, lại có chúng sanh căn lành sâu dày thì lại được thấy như cũ”, [đoạn kinh này] có thể dùng để làm chứng vậy. Luận Bảo Tánh cũng chép: “Báo thân có năm thứ tướng: thuyết pháp và có thể thấy được, các nghiệp chẳng ngơi nghỉ và ngơi nghỉ ẩn mất (tức là thị hiện nhập diệt), thị hiện thân chẳng thật”, ta có thể lấy câu này làm bằng chứng vậy.
Hỏi: Báo thân cùng báo độ của Thích Ca Như Lai ở tại phương nào?
Ðáp: Kinh Niết Bàn chép: “Từ đây đi qua phương Tây khỏi bốn mươi hai hằng sa cõi Phật có thế giới tên là Vô Thắng, tất cả sự trang nghiêm trong cõi ấy cũng giống hệt như trong thế giới Tây phương Cực Lạc chẳng khác. Ta xuất hiện nơi đời trong cõi ấy. Vì hóa độ chúng sanh nên hiện thân trong cõi Sa Bà này. Chẳng phải chỉ mình ta xuất hiện trong cõi này mà hết thảy Như Lai cũng đều giống như thế”, ta có thể lấy đoạn kinh này làm chứng cớ vậy.
3. Trích quán kinh Tứ Nhiếp Sớ-Thiện Đạo Đại Sư
Hỏi: Nếu nói Phật A Di Đà là Báo thân, thì Báo thân là thường trụ, vĩnh viễn không còn sanh diệt, tại sao Quán Thế Âm Tho Ký Kinh nói: “Đức Phật A Di Đà cũng có lúc nhập Niết bàn.” Ý nghĩa này làm sao giải thích?
Đáp: Nhập hay không nhập Niết bàn, đây là cảnh giới riêng của chư Phật, trí tuệ của các bậc thánh Tam thừa còn không thấu suốt, huống là hàng phàm phu, tiểu thừa mà mong hiểu rõ hay sao? Thế nhưng, nếu như muốn biết, nay cũng xin đem kinh Phật ra làm minh chứng. Như Kinh Đại Phẩm Bát Nhã, phẩm Niết Bàn Phi Hóa (quyển 29) nói:
“Phật bảo Tu Bồ Đề: “Ý ông thế nào? Nếu có hóa nhân biến hóa ra một hóa nhân khác, thì sự biến hóa đó có phải là sự thật không?” Tu Bồ Đề bạch Phật: “Bạch Thế Tôn! Không. ” Phật bảo Tu Bồ Đề: “Sắc tức là biến hóa, thọ, tưởng, hành, thức cũng tức là biến hóa, nhẫn đến Nhất thiết chủng trí cũng tức là biến hóa.” Tu Bồ Đề bạch Phật: “Bạch Thế Tôn! Nếu pháp thế gian tức là biến hóa, thì các pháp xuất thế gian cũng tức là biến hóa, như Tứ niệm xứ, Tứ chánh cần, Tứ như ý túc, Ngũ căn, Ngũ lực, Thất giác phần, Bát thánh đạo phần, Tam giải thoát môn, Phật Thập lực, Tứ vô sở úy, Thập bát bất cộng pháp, cùng các quả vị, lại còn các bậc hiền thánh, nghĩa là Tu đà hoàn, Tư đà hàm, A na hàm, A la hán, Bích chi phật, Bồ tát ma ha tát, chư Phật Thế tôn, các pháp này cũng tức là biến hóa hay sao?” Phật bảo Tu Bồ Đề: “Tất cả pháp đều tức là biến hóa. Trong các pháp này, có pháp Thanh văn biến hóa, pháp Bích chi phật biến hóa, pháp Bồ tát biến hóa, pháp chư Phật biến hóa. Tu Bồ Đề! Do nhân duyên này, tất cả các pháp đều tức là biến hóa.” Tu Bồ Đề bạch Phật: “Bạch Thế Tôn! Các pháp đoạn trừ phiền não, như quả Tu đà hoàn, quả Tư đà hàm, quả A na hàm, quả A la hán, Bích chi phật đạo, đoạn trừ phiền não tập khí, đều tức là biến hóa hay sao?” Phật bảo Tu Bồ Đề: “Nếu pháp có tướng sanh diệt, đều tức là biến hóa.” Tu Bồ Đề bạch Phật: “Bạch Thế Tôn! Có pháp nào không phải là pháp biến hóa?” Phật dạy: “Nếu có pháp không sanh diệt, pháp đó không biến hóa. ” Tu Bồ Đề hỏi: “Pháp nào là không sanh không diệt, không biến hóa.” Phật dạy: “Niết bàn không hư dối là pháp không biến hóa.” (Tu Bồ Đề hỏi:) “Như đức Phật từng dạy chư pháp bình đẳng, không do Thanh văn, Bích chi phật, Bồ tát, chư Phật tạo tác, chư pháp tánh thường không (tịch), Tánh không tức là Niết bàn. Vì sao chỉ có pháp Niết bàn không phải là biến hóa?” Phật bảo Tu Bồ Đề: “Đúng vậy! Đúng vậy! Chư pháp bình đẳng, không phải do Thanh văn tạo tác, nhẫn đến Tánh không tức là Niết bàn. Nếu như hàng sơ học Bồ tát mới phát tâm Bồ đề nghe rằng tất cả các pháp đều là Tất cánh Tánh không, nhẫn đến Niết bàn cũng đều là biến hóa, tâm ắt kinh sợ. Cho nên ta mới nói rằng các pháp sanh diệt là biến hóa, còn pháp bất sanh diệt (Niết bàn) không phải là biến hóa.”
Hiện nay, đem những lời Phật dạy ra suy ngẫm, thì biết rằng đức Phật A Di Đà nhất định là Báo thân. Giả sử sau đó [thị hiện] nhập Niết bàn, thì ý nghĩa [nhập Niết bàn] đó cũng không phương ngại [ý nghĩa của Báo thân]. Ước mong các bậc trí giả phải nên hiểu như vậy.
Hỏi: Đã nói đức Phật A Di Đà là Báo Phật, cõi Cực Lạc là Báo độ, thì pháp đó cao thâm vi diệu, các bậc thánh Tiểu thừa còn không hy vọng, huống hồ là phàm phu tội chướng, làm sao có thể sanh về đó?
Đáp: Nếu bàn về chúng sanh tội chướng, quả thật khó mà vãng sanh. Chính vì nhờ nguyện lực của đức Phật A Di Đà làm tăng thượng duyên thù thắng (Hán: cường duyên), cho nên năm Thừa đều có thể vãng sanh Cực Lạc.
Xin cảm ơn đạo hữu. Chúc đạo hữu tu tập tinh tấn sớm về Tây Phương Cực Lạc
Các quý thầy ơi, phước đức từ ý nghiệp có thể hồi hướng được không ạ?