Đời nhà Thanh, vào niên hiệu Thuận Trị năm thứ nhất [1644] vùng An Huy, huyện Thanh Dương, nhà Ngô Lục Phòng có người giúp việc tên là Ngô Mao, thường giữ năm giới, làm nhiều việc thiện, niệm Phật không gián đoạn. Gặp lúc Tả Lương Ngọc đưa quân vượt Trường giang, cả nhà Ngô Lục Phòng đều phải đi lánh nạn, chỉ để lại một mình Ngô Mao thay chủ giữ nhà, rốt lại bị quân giặc bắt gặp đâm vào người 7 nhát mà chết. Vừa khi ấy có người em của Ngô Mao đến, Ngô Mao chợt tỉnh lại nói với em: “Anh đời trước tạo nhiều tội nghiệp, lẽ ra phải thọ sinh làm thân lợn trong 7 kiếp. Nay nhờ công đức trì giới niệm Phật nên chịu 7 nhát dao đâm mà giải trừ hết sạch oan nghiệp đời trước. Từ nay anh được vãng sinh về thế giới Tây phương Cực Lạc.”
Về sau, người chủ là Ngô Lục Phòng có lần hốt nhiên nhìn thấy Ngô Mao trên đường thẳng đến, phía trước phía sau đều có cờ xí trang nghiêm che rợp. Ngô Mao đến trước Ngô Lục Phòng thi lễ rồi nói rằng: “Tôi là Ngô Mao, nhân có việc phải đến cõi trời, tình cờ ngang qua đây.” Nói xong thì biến mất.
Ngô Lục Phòng liền cho người vẽ lại hình tượng Ngô Mao, mỗi ngày đều cung kính lễ bái.
- Lời bàn:
Chịu 7 nhát dao đâm thay đổi được 7 kiếp làm thân lợn, đó gọi là nghiệp báo nặng mà thọ báo nhẹ, dứt được tội đời trước. Nhờ công đức niệm Phật mà được vãng sinh, đó gọi là chuyển đổi thân phàm phu nhập vào dòng thánh, do nền tảng tu tập chân chánh mà được hưởng quả siêu việt.
Cứ theo việc ông Ngô-Mao, kẻ không biết cho là tu hành mang họa. Nhưng chỉ chịu bảy vết thương trả xong bảy kiếp làm heo, để rồi được sanh về Cực-Lạc; nếu so lại thì việc tu hành đâu phải luống uổng, và công đức niệm Phật chính thật không thể nghĩ bàn! Nhưng tu hành không phải mỗi người đều bị chuyển-báo, nếu kẻ có căn lành từ kiếp trước thì càng tu càng được an vui. Hành giả đừng in trí theo một phương diện trên mà sanh lòng e ngại.
Trích An Sĩ Toàn Thư – Khuyên Người Tin Sâu Nhân Quả
Nguyên tác Hán văn: Âm Chất Văn Quảng Nghĩa
Tác Giả: Chu An Sĩ
Việt dịch và chú giải: Nguyễn Minh Tiến
Sắp tết rồi nói về vấn đề sát sinh thì chắc cũng khó khăn. Nhưng tôi tin những người ở đây sẽ không sát sanh cúng tế. Và tôi cũng vậy ,tôi sẽ cất những tấm ảnh PHẬT trong gian thờ đi. Tôi nguyện sẽ như pháp để cúng dường. Tôi sẽ học trong kinh ĐỊA TẠNG. Dù là nó nhỏ như sợi lông.
Chào Nguyên,
Xin chia sẻ cho chị tại sao em sẽ cất những tấm ảnh Phật trong gian thờ đi và nguyện sẽ như Pháp cúng dường. Chị cũng đọc kinh Địa Tạng, nhưng do nghiệp của chị sâu dầy nên chưa hiểu được những điều Đức Phật và Ngài Địa Tạng dạy trong Kinh Địa Tạng.
Nam Mô A Di Đà Phật
Nam Mô Địa Tạng Vương Bồ Tát
Chị cảm ơn
Chào chị PHƯƠNG:
Chị mở kinh ĐỊA TẠNG ra xem vậy em lấy trang 220 phần PHỔ HIỀN HẠNH NGUYỆN.
….
Đây rồi : điều nguyện thứ 3 là” rộng sắm cúng dường”
Phần trên nói về tài cúng dường như: hương xoa,hương bột,hương xông…Dùng các thứ đồ như thế thường cúng dường.
Phần sau lại nói pháp cúng dường là hơn hết trong các cách cúng dường .Đó là : Đúng theo lời PHẬT dạy mà tu hành để cúng dường,làm lợi ích cho chúng sinh để cúng dường…v.vv….
Sau đó lại đem so sánh:
Với chừng một phần công đức của pháp cúng dường đem vô lượng phần công đức của tài cúng dường ở trước mà so sánh cũng không bằng một phần trăm,không bằng một phần nghìn.v….
Sau đó kết luận:
Các ĐỨC NHƯ LAI đều tôn trọng pháp vậy,vì tu hành đúng theo lời PHẬT dạy thời là xuất sinh các đức PHẬT vậy.Nếu các vị BỒ TÁT tu hành về pháp cúng dường,thời việc cúng dường đức NHƯ LAI được thành tựu.Tu hành như thế là chân thật cúng dường. Cho nên đây là sự cúng dường rộng lớn tối thắng…”
……….
Cũng là một đoạn được viết nhưng đều có thứ lớp,tuần tự,so sánh,hơn thấp đều rõ ràng .Khi quay lại nhìn vào đường lối của bản thân thì sẽ dần hiểu À thì ra còn thiếu cái này,cái này. Có thể hôm nay em vẫn bộp chộp,thiếu sót nhưng em sẽ cố gắng.Và rất mong mọi người đừng ngại hãy cùng giúp nhau tinh tấn . A di đà phật
Bạch Thầy, con chưa được sự đồng ý của chồng cho thờ Phật, nên con mới thỉnh tranh phật 3 vị: A Di Đà Phật và 2 vị bồ tát. Đêm đến, khi cả nhà đi ngủ, con dậy soạn bàn trang nghiêm hoa quả hương đèn ở phòng bếp. Vì phòng rộng, còn phòng khách gần toilet nên ko để được. Khi hương tàn thì con thỉnh tranh xuống cuộn lại. Bạch thầy con làm vậy có bất kính không thầy, người ta nói ai mà cuộn tranh Phật là bị đau đầu, lâu lâu thì đầu con lâng lâng. A Di Đà Phật thầy chỉ dẫn giúp con vì con mới tu ạ. Mong nhận được trả lời sớm của thầy để con bớt lo lắng. Con cảm ơn Thầy
Dạ chào chị LAN:
Em xin trích ra 10 công đức LẠY PHẬT .
1. Được sắc thân tốt đẹp.
2.Nói ra điều chi ai cũng tin dùng.
3.Không sỡ sệt giữa đông người.
4.Được chư PHẬT giúp đỡ.
5. Đầy đủ oai nghi lớn lao.
6.Mọi người đều nương theo mình.
7.Chư thiên cung kính.
8.Đủ phước đức lớn.
9.Lúc lâm chung được vãng sanh.
10.Mau chứng NIẾT BÀN.
…………..
10 điều này ai ai cũng muốn.Sắc thân tốt đẹp ai cũng muốn,nói ai cũng tin lại càng muốn,không sợ sệt giữa chốn đông người lại càng,càng muốn.Chư PHẬT giúp đỡ,oai nghi lớn lao.v.vv….tất cả mọi người ai cũng muốn. Nay bạn được thân người để lễ lạy cũng là phước của bạn.Hơn nữa ta còn thấy loài súc sanh cũng biết lạy PHẬT. Cho nên nơi nào có tranh PHẬT,KINH PHẬT,TƯỢNG PHẬT nơi ấy đều cát tường.
Tôi cũng muốn lạy PHẬT cho 10 công đức tăng trưởng.
Chị làm cách nào cảm thấy tiện nghi thì làm. Không nên bị lời nói của ai đó mà lỡ mất những điều lợi ích lớn kia.
TÌNH ÁI THẾ GIAN LÀ MÊ HOẶC, ĐIÊN ĐẢO
“Dĩ tình phân biệt, nhất thiết giai tà, ly tình phân biệt, nhất thiết giai chánh” (dùng tình để phân biệt, hết thảy đều tà. Lìa tình phân biệt, hết thảy đều chánh), nay chúng ta gọi “tình” là cảm tình. Thứ này rất phiền, người thế gian coi nó rất nặng: Con người chẳng có tình cảm thì đáng sợ quá, như vậy là không được rồi! Chúng ta thấy vấn đề này rất nghiêm trọng, chẳng biết tất cả hết thảy phiền phức đều do tình chiêu cảm. Phiền phức to lớn là luân hồi sanh tử trong lục đạo. Nếu chẳng có thứ này, thưa cùng chư vị, tất cả phiền não đều chẳng có, sanh tử luân hồi cũng chẳng có. Nó chẳng phải là thứ tốt đẹp, cớ sao lại coi trọng nó dường ấy, chẳng chịu buông xuống.
Có những kẻ chẳng hiểu rõ chân tướng sự thật này, nghe nói đức Phật dạy phải đoạn tình, bèn nẩy sanh một quan niệm sai lầm: “Chớ nên học Phật, người học Phật vô tình, biến thành phường ‘vô tình vô nghĩa’ như thế tục thường nói, chẳng thể học Phật!”
Thật ra, tôi thưa cùng chư vị, cái tình như người thế gian chấp trước là giả tình, giả ý. Chân tình của Phật, Bồ Tát là chân tình thật ý. Vì sao? Tình và trí là một thứ, đã mê bèn gọi là Tình, hễ giác ngộ thì gọi là Trí. Thay đổi tên, nhưng trên thực tế là cùng một chuyện. Trí là gì? Trí là Tình chân thật, vĩnh viễn không thay đổi. Cái Tình như quý vị vừa nói chính là Trí bị mê hoặc, nên nó chẳng phải là thứ tốt đẹp.
Phật pháp đặt cho nó một tên gọi, Phật pháp nói “từ bi” thì từ bi là lý trí. Tình ái thế gian là mê hoặc, điên đảo. Nói thật ra, từ bi và ái tình là cùng một chuyện, làm sao có thể nói Phật vô tình? Phật mới có cảm tình chân thật.
Trước kia, khi tôi theo học Triết với tiên sinh Phương Đông Mỹ, cụ đã bảo tôi: “Một triết gia là người có cảm tình phong phú nhất. Chẳng có cảm tình sẽ không thể học triết học”. Lại thưa cùng quý vị, chẳng có cảm tình chân thật sẽ không thể thành Phật, không thể thành Bồ Tát, cùng một đạo lý. Giả tình, giả ý chẳng thể học Phật, học Phật phải là cảm tình chân thật. Cảm tình chân thật, thay đổi tên gọi bèn thành “trí”. Vì vậy, Trí và Tình là một, chẳng hai, một đằng giác, một đằng mê. Ở đây nói “dùng tình để phân biệt”, đó là mê tình. Dùng tình chấp để phân biệt hết thảy các pháp thì hết thảy các pháp đều tà. Rời lìa mê tình, quý vị phân biệt hết thảy các pháp, hết thảy các pháp đều chánh, phải biết điều này.
HÒA THƯỢNG TỊNH KHÔNG
Nam Mô A Di Đà Phật!
Xin các Liên hữu cho đệ hỏi. Gần đây việc học tập của 2 cháu nhà đệ kém nhất lớp dù đã có gia sư, học thêm ở trường…khiến vợ chồng đệ rất mệt mỏi về tinh thần. Đệ có đọc Báo ứng hiện đời & thấy có điểm chung khi HT Diệu Pháp khuyên các cư sĩ là tụng Kinh Địa Tạng Bồ Tát Bổn Nguyện để hóa giải những khó khăn, bất hòa của gia đình.
Đệ theo Tịnh độ được 2 năm, công phu quen thuộc là Kinh A Di Đà (vào thời khóa sáng). Vậy nếu giờ tụng thêm Kinh Địa Tạng vào thời khóa tối thì có bị xem là tạp tu không, vì Kinh này không nằm trong Ngũ Kinh Tịnh Độ!
Đệ xin cảm ơn trước & rất hoan hỉ trước sự chia sẻ kinh nghiệm của các Liên hữu!
A Di Đà Phật!
A Di Đà Phật
Chào liên hữu Phạm Xuân Kiên!
Mỗi Kinh có bổn nguyện riêng nhưng đều có năng lực như nhau: tiêu trừ nghiệp chướng, hướng chúng sanh đến giải thoát. Cho nên đọc Kinh, trì Chú, niệm Phật có ứng nghiệm hay không đều thuộc nơi tâm người hành trì, chẳng ở nơi Kinh điển. Sao còn khởi tâm phân biệt?
Nếu từ trước đến giờ LH đã quen đọc Kinh A Di Đà, vậy cứ đọc Kinh A Di Đà mà hồi hướng cho các con.
Lại nói thêm về sự xen tạp trong việc tu tập. Kinh Địa Tạng Bổn Nguyện không nằm trong ngũ Kinh Tịnh Độ, nhưng nếu hành giả tu tịnh nghiệp đọc tụng Kinh này không gọi là xen tạp. Tịnh độ pháp môn lấy việc niệm Phật làm chính, các hạnh khác đều là trợ duyên cho việc vãng sanh. Do vậy người trì Kinh Địa Tạng đem công đức trì tụng hồi hướng về Tây Phương Cực Lạc, việc trì tụng Kinh nhằm tăng thiện duyên cho chánh nhân vãng thì đó là việc tốt. Song nếu hành giả lơ là trong việc niệm Phật, ưa thích đọc Kinh này, tìm hiểu Kinh kia, trong tâm có sự lăng xăng không chuyên định thì việc hành trì này được cho là xen tạp. HT Tịnh Không thường nhắc nhở “nhất môn thâm nhập trường kỳ huân tu” do vậy việc chọn một bộ Kinh hành trì để công phu đắc lực là điều rất quan trọng http://www.duongvecoitinh.com/index.php/2015/09/viec-tu-hanh-chi-nen-mot-bo-kinh-mot-phap-mon-thi-cong-phu-moi-dac-luc/
Nam Mô A Di Đà Phật
Dạ em chào anh KIÊN.
Việc học lên xuống là việc bình thường.Đâu có gì mà anh phiền não.
Lúc vui tinh thần phấn chấn thì công việc thuận lợi.Lúc không như ý thì uể oải,sa sút buồn phiền cũng là ….bình thường.
……..
Có câu” sách cũ trăm lần xem chẳng chán.
Đọc kỹ,nghĩ sâu ắt tự biết.”
Người lớn đọc sách vài lần cũng chẳng hiểu huống gì con thơ đang học tập. Cách học bây giờ của con trẻ người lớn cũng nhổn da,nhiều môn,học nhanh,thi nhanh, nếu như không theo kịp tức là phía trước của những bài cũ,mục cũ con anh chưa hiểu nên càng học càng kém. Anh nên bảo con anh xem phần nào trước không hiểu thì phải xem lại cho hiểu đã rồi mới xem bài mới. Đừng vì 1 vài điễm kém mà trách mắng chúng kẻo xôi hỏng bỏng không.
Không tin cho lắm có thiệt là bị đâm 7 nhát dao thì dc giải thoát cái nạn làm súc sinh 7 kiếp ko
A Di Đà Phật
Bạn Khang,
Nguyên văn câu mà bạn thắc mắc: “Anh đời trước tạo nhiều tội nghiệp, lẽ ra phải thọ sinh làm thân lợn trong 7 kiếp. Nay nhờ công đức trì giới niệm Phật nên chịu 7 nhát dao đâm mà giải trừ hết sạch oan nghiệp đời trước. Từ nay anh được vãng sinh về thế giới Tây phương Cực Lạc.”
Chẳng phải vì 7 nhát dao mà thoát nạn súc sanh 7 kiếp, mà “nay nhờ công đức trì giới niệm Phật” mà hoá giải được nghiệp nạn 7 kiếp lẽ ra phải gánh chịu.
Học Phật pháp chúng ta phải ráng dùng cái tâm thanh tịnh chứ chớ nên dùng cái tâm phân biệt và chấp trước để nhìn nhận, lý giải sự việc, bởi tâm đó là vọng tâm: tâm khởi lên khi 6 căn tiếp xúc với 6 cảnh trần. Khi vọng tâm khởi tất sẽ có tốt-xấu, phải-quấy, đen-trắng, chánh-tà, thật-chẳng thật, đúng-chẳng đúng, vi diệu-chẳng vi diệu…v.v…và như thế dẫu có là lời của Phật dạy chăng nữa lúc này cũng chỉ còn là vọng, nghĩa là không còn chân thật nghĩa nữa.
TĐ
Nam Mô A Di Đà Phật. Kính thưa Quý Cô Chú Thiện Tri Thức. Xin quý vị cho con hỏi một chút. Rằng gia đình con làm nghề buôn bán, mặc dù không buôn bán lớn lắm, tiền chỉ vài chục nghìn, vài trăm nghìn đổ lại. Nhưng tánh con hay kỹ, không hiểu sao cứ mỗi lần đưa tiền thối cho khách thì sau đó con đều tính toán lại nhiều lần vì con sợ sai, con biết tính không có sai nhưng không hiểu sao mà con vẫn không an tâm nên cứ tính đi tính lại. Việc này rất mất thời gian và làm con mệt mỏi. Mặc dù con biết nếu mình có lỡ tính sai thì cũng do nhân quả thôi, mình tính nhầm cho mình hoặc cho khách thì cũng do mình trả nợ cho khách hoặc khách trả nợ cho mình thôi. Vậy mà cứ phiền não về việc này. Con kính xin Quý cô chú cho con lời khuyên sớm ạ. Nếu vì nghiệp chiêu cảm làm con phiền não về việc này thì cho con xin sám hối. Nam Mô A Di Đà Phật. Nam Mô A Di Đà Phật. Nam Mô A Di Đà Phật.
Chào Thiện Thiện
Điều này có thể là xuất phát từ tâm lý cầu toàn, khi bạn muốn làm điều gì đó thật hoàn hảo mà không muốn phạm sai lầm, hoặc bạn sợ phạm sai lầm sẽ bị mọi người chê trách v.v.. những nguyên nhân này khiến bạn lo lắng, căng thẳng, vì vậy bạn phải tính đi tính lại nhiều lần cho “chắc ăn” và để giảm bớt sự lo lắng.
Thực tế chúng ta đều là phàm phu nên không có ai là hoàn hảo cả, mọi người đều có khuyết điểm và có những lúc mắc sai lầm, bởi vậy bạn không cần quá lo lắng về chuyện tính đúng hay sai. Hãy tự nhủ rằng cho dù có tính sai cũng không phải vấn đề gì lớn, chúng ta có thể nhờ đó để rút kinh nghiệm cho lần sau.
Bạn có thể làm một quyển sổ, mỗi lần trả lại tiền cho khách thì ghi lại phép tính đó vào sổ để chắc chắn rằng mình không tính sai, sau đó thì quên chuyện đó đi. Nếu vẫn lo lắng, bạn có thể hít thở sâu để giảm căng thẳng rồi nhiếp tâm niệm Phật để xua tan những ý niệm đó đi.
Chúc bạn an lạc.
Cảm ơn bạn Thanh Phong nhiều lắm. Chúc bạn luôn an lạc và tinh tấn, sớm trọn thành Phật đạo. Nam Mô A Di Đà Phật.