Tôi suốt đời tôn trọng thầy, lúc gặp mặt thầy trong ngày đầu tiên, thầy đã dạy tôi “thấy thấu suốt, buông xuống”. Tôi mới biết người tu hành từ Sơ Phát Tâm cho đến địa vị Như Lai tu gì. Thấy thấu suốt, buông xuống! Buông xuống giúp cho thấy thấu suốt, thấy thấu suốt lại giúp buông xuống, hai phương pháp này giúp đỡ thành tựu lẫn nhau từ Sơ Phát Tâm cho đến địa vị Như Lai. Đẳng Giác Bồ Tát nếu buông một phẩm tập khí sanh tướng vô minh cuối cùng xuống sẽ viên mãn, vẫn là buông xuống! Chỉ có buông xuống mới có thể tiến lên cao, chỉ có hiểu rõ mới thật sự chịu buông xuống. Do quý vị chẳng hiểu rõ, nên không buông xuống được. Hễ hiểu rõ sẽ buông xuống.
Hiện thời, điều đáng quý là hiểu rõ rành rẽ thế giới Cực Lạc, hiểu rành rẽ thế giới này. So sánh giữa hai thế giới bèn buông thế giới Sa Bà xuống, ta về thế giới Cực Lạc. Điều này là trọng yếu. Quý vị thật sự muốn buông vọng tưởng, phân biệt, chấp trước xuống, điều này nói dễ, làm chẳng dễ. Thật sự là khó! Do nguyên nhân gì? Nghiệp chướng phiền não tập khí quá nặng từ vô lượng kiếp đến nay đã tích lũy những thứ này, đâu có dễ dàng nói buông xuống liền buông xuống như vậy được! Nay chúng ta buông thân, tâm, thế giới xuống, đó là phần chút ít, rất nhỏ của tập khí phiền não. Chỉ cần chịu buông thứ ấy xuống sẽ có thể vãng sanh.
Do vậy, đến thế giới Cực Lạc nhất định phải tin sâu chẳng nghi: Đức Phật chẳng nói một lời hư giả nào! Nay chúng ta chẳng thể nghe lời con người trong thế gian này. Lời giả quá nhiều, nói lời gạt người nhiều quá! Phật, Bồ Tát chẳng nói câu nào lừa người. Phải tin sâu chớ ngờ điều này! Nhất định phải tin: Đến thế giới Cực Lạc đều là A Duy Việt Trí Bồ Tát. Lời này chính là “pháp khó tín”. Do vậy, kinh này được gọi là “khó tin”, [pháp môn được giảng trong] kinh này được gọi là “pháp khó tin”. [Trong các thế giới phương khác] đâu có chuyện một phẩm Kiến Tư phiền não chưa đoạn, đến thế giới Cực Lạc bèn có thể hưởng thụ sự đãi ngộ như Thất Địa Bồ Tát (A Duy Việt Trí là Thất Địa). Sự đãi ngộ như Thất Địa Bồ Tát do A Di Đà Phật ban cho, chẳng phải do chính mình có, mà do A Di Đà Phật ban cho.
Lão hòa thượng Tịnh Không khai thị
A Di Đà Phật.Con có vài câu hỏi xin quý phật tử giúp con giải đáp thắc mắc.
1.Con là nam năm nay 14 tuổi.Không biết tạo nghiệp gì mà thân hình con rất ốm ( ốm rất tay chân con nhỏ xíu mà đi đâu cũng bị chê đi học thì cũng hay bị chọc ghẹo con cảm thấy rất tủi thân.Đi khám nhiều lần rồi mà vẫn vậy có lần lên được 2 3 kí trông vẫn ốm).Cảm thấy tủi thân lắm nhưng không buồn.Con cũng có rất ít bạn bè(phần vì hiền quá với lại không đủ sức chơi mấy trò thể lực, chơi với con gái thì hơi ngại nên thấy khá cô đơn).Không biết làm gì nên ngoài học con ngày nào cũng niệm phật, om mani padme hum, chú đại bi con cũng thuộc.Mỗi lần đọc kinh niệm phật lại có niềm tin vào cuộc sống hơn dù cô đơn nhưng vẫn không buồn.Chắc có lẽ nhờ nỗi cô đơn này mà con có thể tìm lại chính mình tìm đến phật pháp chắc cũng là cái duyên. Năm nay cuối cấp 2 rồi mong sao vào cấp 3 con sẽ mập mạp hơn có 1 người tri kỉ.Vậy con nên làm gì để có thể mập mạp hơn và có 1 người bạn tri kỉ.Dù con cô đơn ốm yếu hay khỏe mạnh có bạn con vẫn không bao giờ quên niệm phật để mong sớm thoát khỏi tam giới vãng sanh cực lạc.Con xin cảm ơn!
Này em, tất cả những tướng mạo của con ng đều do nghiệp của ng ấy biến hiện ra nên mọi ng đều có hình tướng khác nhau! Nên hình tướng mà nhân gian nói ” do cha sanh mẹ đẻ” thật ra là do nghiệp hoá thành. Tốt nhất em nên chấp nhận chứ kh nên tìm cách sửa đổi. Vì nếu em thật sự bị ng khác cười chê là do nghiệp xấu chiêu cảm thành chứ kg phải là do em ốm nên bị chê… mặc dù nhìn như vậy nhưng sự thật là do nghiệp ác chiêu cảm. Nếu kg có ác nghiệp thì dù có ốm thế nào ng khác cũng kg chê bai như vậy. biết niệm Phật rồi thì phải học trả nghiệp. Đừng chấp chước những câu khen chê. Nếu thân hình của em nhỏ bé dầu ăn bao nhiu cũng kg thể nào biến thành vạm vỡ như ng khác, nên đừng phí sức.
Kg có cái môn thể dục nào có thể khiến em thay đổi hình tướng đc…trừ phi em niệm Phật nhiều, tu học thêm, rành về nhân quả rồi sống đúng với chánh pháp mới mong nghiệp nhẹ đi. May ra sau này thân hình em biến thành khoẻ mạnh hơn!
Chứ đừng quá mong cầu có thân hình mập mạp để k bị chê mà đc khen thì điều đó kg hợp với tinh thần ng niệm Phật. Chị từng đọc qua PS. Tịnh không nói rằng những ng tập thể dục chỉ sanh thêm ngã chấp. Chứ thật kg có ích chi cả. Phải lo buông bỏ tất cả sự khen chê, đừng bỏ trong lòng. Có ng mập thì kg ốm xuống nổi, có ng ốm quá k mập lên đc. Nếu dễ dàng thay đổi cái tướng như ý thì đâu còn ai bị nhân quả chi phối nữa ?
Em ơi đọc đoạn kinh này mà Đức Phật nói về nhân quả của hình tướng nhé. Mong sau khi đọc xong em hiểu tất cả là do nhân quả nghiệp lực.
– Này ông A-Nan ! Những người đời nay được thân đoan chánh, là do đời trước ở trong đạo người, biết tu nhẫn nhục mà được báo ấy.
Kẻ thân xấu xí, là do đời trước ở trong đạo người, tánh hay giận tức.
Người nay cao quý, là do đời trước thường hay lễ lạy chư Phật, Bồ-tát.
Người nay thấp hèn, là do đời trước tánh hay kiêu mạn.
Người thân to lớn, là do đời trước có tâm cung kính.
Kẻ bị lùn thấp, là do đời trước khinh mạn giáo pháp.
Em ơi nhớ niệm Phật nhiều và nếu có điều kiện thì phóng sanh nhiều nhé! Chỉ có công đức lành mới giúp nghiệp ác giảm nhẹ, sức khoẻ gia tăng! Với lại hãy lo học chứ đừng lo cái thân thể giả tạo mà ảnh hưởng việc học khiến cha mẹ lo em nhé. Adidaphat
Chào bạn, bạn Apple có 1 ý rất đúng: người thực sự biết tu tập không cần thiết tập thể dục. Thân thể muốn khỏe mạnh từ gốc thì tâm phải tốt. Nói vậy cũng ko có nghĩa ngồi ì 1 chỗ cả ngày. Bạn hãy lạy Phật 5 vóc gieo đất (bạn tra video hướng dẫn trên Youtube), mỗi lạy 1 câu niệm Phật thầm trong tâm. Bắt đầu từ 100 cái/ngày nâng dần lên tối thiểu 300 cái/ngày. Lạy Phật là 1 hình thức tu tâm tịnh trong cái thân thể động, là 1 pháp môn rất tốt.
DM cũng xin nói thêm là với người không tu tập hoặc tu mà chưa hiểu lẽ thì kết quả khám Tây y hoặc thầy Đông y thông thường không thể hiện gì nhiều. DM đã gặp 1 số người nghiệp chướng nặng nề, cơ thể đầy âm khí nhưng trông thoáng qua vẫn béo tốt xinh đẹp, khám sức khỏe không ra bệnh gì. Đến lúc oan gia làm cho phát bệnh thì quả thực toàn là bệnh trọng như ung thư cả.
Bạn hãy biết tập dần buông bỏ cái thân thể này nhé. A Di Đà Phật!
Chào bạn,
Thật ra việc vận động, tập thể dục cũng là một loại “duyên” giúp cơ thể của mình thay đổi. Anh của PH ngày xưa rất ốm yếu, thần thái lờ đờ, nhưng nhờ tập tạ (nhẹ), ăn nhiều chuối mà cơ thể đã thay đổi hoàn toàn. Cho nên bạn hãy thử tập thể dục, chơi một môn thể thao vừa sức. Lạy Phật cũng là một cách vận động hiệu quả, tuy nhiên mục đích chính của lạy Phật là thể hiện sự tôn kính, quy ngưỡng của mình chứ không phải để vận động cơ thể. Đừng nên lầm lẫn mục đích, để mất công đức thì rất uổng. Ngoài ra, bạn cũng cần tránh sát sanh, thực hành phóng sanh, có thể sẽ giúp cơ thể được khoẻ mạnh.
PH cũng đã từng trải qua tuổi trẻ như bạn, nên rất thông cảm với ý muốn có một người bạn tri kỷ. Bây giờ lớn hơn thì hiểu rõ bạn tri kỷ cũng chỉ là nhân duyên, nếu hết duyên thì sẽ chẳng còn là tri kỷ nữa. Vì là do nhân duyên nên sẽ có hoại diệt, nếu là người có trí tuệ thì có nên trông đợi vào thứ mà sẽ hoại diệt không? Bạn còn trẻ mà tu tập như thế là rất tốt. Bạn cần hiểu thêm, những thứ có tướng sanh diệt đều là hư vọng, không thật; nên đừng khởi tâm mong cầu những thứ đó, mà cứ để chúng “đủ duyên thì đến, hết duyên thì tan”, thì tâm mới không bị nó làm điên đảo. Bạn hãy nên tìm hiểu thêm về nhân quả, vô thường, chính cái hiểu đó mới giúp bạn thật tu được trong cõi Ta Bà này. Người biết tu và tu đúng thì sẽ không bao giờ thấy cô đơn, vì cô đơn cũng chỉ là một thứ cảm giác hư vọng kéo mình luân hồi.
Bạn có thể không chơi được với các bạn trai, gái, nhưng phải là một người tốt. Người tốt là người biết giúp đỡ bạn bè, mọi người theo đúng tinh thần chánh pháp. Khi giúp đỡ, cần phân biệt rõ thiện, ác chứ không nhắm mắt giúp đại (làm việc xấu ác).
Chúc bạn thường tinh tấn.
Nam Mô A Di Đà Phật.
Kính chào cư sĩ Phước Huệ,
Trước tiên DM xin được thể hiện lòng kính trọng với cư sĩ, vì DM đoán cư sĩ là người hơn tuổi DM.
DM chỉ xin phép thẳng thắn thế này: đọc phúc đáp của bạn Apple, của DM, rồi của cư sĩ xong thì 1 tâm hồn ngây thơ 14 tuổi sẽ không biết nên làm gì: lạy Phật hay tập thể dục đây. Tập thể dục hẳn nhiên là tốt hơn ngồi ì 1 chỗ mà cũng không niệm Phật rồi (thất niệm). Tuy nhiên, tập thể dục, như Apple và DM nói, không phải là pháp tu tâm hoặc trợ giúp cho huệ mạng của chúng sanh sơ cơ. Vì vậy kính mong cư sĩ cân nhắc khi đưa ra phúc đáp trên trang này, vì cư sĩ là người rất chăm chỉ phúc đáp & có thâm niên phúc đáp trên đây.
Cư sĩ nói rất đúng, những gì có hình tướng đều là hư vọng. DM xin kính hỏi cư sĩ 2 câu, cư sĩ có thể trả lời hoặc không trả lời DM: thứ nhất, nếu cái tâm mình cứ hướng về 1 người nào đó mà mãi đánh giá con người này không biết gì về Phật pháp mà ngạo mạn, thì đó có phải là chạy theo vọng tâm hay không? Đó có phải đang vướng vào lưới ma trong 50 ấm ma mà Kinh Thủ Lăng Nghiêm đề cập đến mà không biết hay không? Thứ 2, việc nông dân phun thuốc trừ sâu có phải “tùy duyên linh động” hay không hay đó là tà kiến? Nam Mô Lăng Nghiêm Hội Thượng Phật Bồ Tát! Nam Mô Kim Cang Tạng Bồ Tát!
Chào bạn Phật ở trong tâm,
Bạn cố gắng lạy Phật 5 vóc gieo đất, mỗi lạy 1 câu niệm Phật trong tâm và đếm số lạy (để buộc tâm mình tập trung) nhé. DM xin chia sẻ thêm với bạn: nói về tập thể dục thì DM không hề thiếu kinh nghiệm (chạy bộ, tạ, yoga, cardio hay các bài tập cường độ cao làm tăng nhịp tim lên trên 150 nhịp/phút, v.v.). DM trước đây đã từng tập rất hăng say, và rất nhiều người phải ngưỡng mộ vì quyết tâm và sức tập của DM. Tuy nhiên, bây giờ nhìn lại, DM mới thấy đúng là nếu còn nghĩ muốn tập thể dục thì chỉ tăng trưởng chấp ngã (ý nghĩ về cơ thể của mình, cứ cho nó là thật & muốn nó phải đẹp phải khỏe mà không hướng tới mục tiêu chính là tu tâm. Hoặc ý nghĩ tự hào vì mình được người khác ngưỡng mộ vì tập hay, và có cơ thể săn chắc). Thay vào đó lạy Phật mới là chánh pháp: tu tâm tịnh trong cái thân thể động.
A Di Đà Phật!
Chào bạn Diệu Minh,
Xin được chia sẻ với bạn như sau. Đây là điều PH nên làm vì ít gì thì một trong hai ta sẽ thấy được điểm sai của mình, hoặc tốt hơn là cả hai ta đều thấy được cái sai, đúng trong luận điểm của mình và của người kia.
– PH không phản đối việc lạy Phật, chỉ phản đối cái ý dùng lạy Phật như một phương pháp vận động. Như trên đã đề cập, lạy Phật để thể hiện lòng tôn kính, quy ngưỡng. Công đức của việc lạy Phật rất lớn, nếu phát tâm lạy Phật chỉ vì mục đích vận động thì giống như niệm Phật cầu công danh, sanh Thiên chứ không phải cầu sanh Cực Lạc. Tuỳ theo điểm phát tâm mà đích đến sẽ khác. PH không muốn bạn ấy sơ suất bỏ qua phần công đức đó. Lẽ dĩ nhiên, bạn ấy nên phát tâm lạy Phật vì tôn kính Phật, và những thay đổi về thể chất mà bạn ấy đạt được là phần quả báo phụ.
– 14 tuổi, đã bắt đầu trưởng thành, bạn ấy cũng cần tập nghe những ý kiến khác nhau để có sự suy gẫm và phán đoán. Như lời Phật đã dạy trong kinh cho người Kalama, chúng ta ai nấy chớ vội tin ngay, mà phải nên suy gẫm, đối chiếu để chọn cho mình cách hành xử đúng đắn.
– PH đã có suy gẫm một chút trước thắc mắc của bạn ấy và nhận biết dù gì một thân thể khoẻ mạnh cũng là phương tiện tốt cho việc tu tập. Và PH tin rằng tập thể dục, vận động cũng là một cách gieo duyên cho cơ thể được phát triển khoẻ mạnh, chứ không chỉ ở việc tu niệm. Tập thể dục, vận động không hẳn là tăng chấp ngã vì còn tuỳ vào mục đích. Ví dụ, anh của PH cần có thêm sức khoẻ để làm việc nặng phụ gia đình, thì đó đâu phải là tăng ngã chấp? Còn với vị nào muốn để có vòng eo thon thả, thân hình đẹp đẽ,..thì đúng thật cần phải nên tránh.
– Chắc chắn là PH có ngạo mạn rồi. PH biết rõ trong mình có đủ 50 thứ ấm ma, chứ chẳng phải một loại ngạo mạn kia đâu. Cho nên, PH chỉ biết cố gắng nương theo nhân quả, nương theo phán đoán thiện, ác trong trình độ, khả năng của mình để đưa ra những chia sẻ. Vì PH thấy có một số vị biết tu niệm Phật, trì chú,..nhưng lại hời hợt trên miệng, lại không biết về nhân quả, vô thường,..đến khi đụng việc thì bị hành cho điên đảo, như vậy rất là uổng phí. PH mong là ai học Phật cũng nắm rõ được những lý căn bản đó, thì họ sẽ được lợi ích thiết thực, to lớn. Đó là thấy bạn mình có thể còn khiếm khuyết nên không ngại nhắc nhở; xuất phát từ tâm như thế chắc là quả báo không đến nỗi nào. Thật sự, cái vọng tâm của PH tệ lắm, đang phải gắng nhiếp nó từng chút một. Hiện giờ PH làm gì có khả năng sống với chân tâm, chỉ biết cố gắng nương theo nhân quả mà hành xử thôi.
– Việc nông dân phun thuốc trừ sâu: Ý này PH cũng đã tham khảo ý kiến của tổ Tư vấn báo Giác Ngộ, có suy gẫm, và có cùng quan điểm với các vị đó. Trước hết ta cần xác định đối tượng người hỏi, đó là người thọ giới cư sỹ, Bồ tát, Sa di hay là Tỳ kheo. Đức Phật Thích ca rất từ bi, nên Ngài mới chế ra giới khác nhau cho những đối tượng tu tập khác nhau. Hơn ai hết Ngài hiểu rõ quả báo của từng việc thiện, ác nhỏ nhặt mà chúng sanh gieo, nhưng tại sao Ngài lại giảng giới sát sanh của người cư sỹ tại gia là cấm giết người và các loài thú lớn? Tại sao Ngài không cấm giết tất cả các loại sanh vật nhỏ nhít khác? Chẳng lẽ Ngài thiếu từ bi? Chúng ta, và các vị Tổ, sư có lòng từ bi hơn Ngài sao? Lòng từ bi và trí tuệ của đức Phật khác cái hiểu, biết của chúng ta nhiều lắm.
PH nghĩ nếu áp dụng không đúng thì sẽ có những bất cập, những đau đầu không nên có. Người cư sỹ tại gia, theo giới luật thì chúng ta khuyến khích họ không sát sanh các vật nhỏ chứ không bắt buộc. Người làm nghề nông, chẳng những phải trừ sâu bọ mùa màng, mà trong khi cày bừa, xới đất cũng phải vô tình sát sanh hàng vạn các loại kiến, giun,.. Khi họ diệt trừ sâu bọ, cày xới đất, khởi tâm đó là bất đắc dĩ, không vui thú gì mà làm thì quả báo sẽ giảm nhẹ.
– Với người phát tâm tu theo Bồ tát đạo thì lại khác, và giới cũng tương ưng. Cho nên, đế phán đoán thiện, ác, đúng, sai còn tuỳ vào đối tượng. PH thật không muốn làm cho các bạn Phật tử làm nghề nông phải nặng nề tâm lý là mình đã giết hại bao nhiêu là côn trùng. Nếu ở ngay bước này mà họ áp dụng đúng giới của mình và được thân tâm an ổn thì là điều nên làm. Còn những vị muốn tiến cao hơn trên con đường giải thoát thì hãy tuỳ sức mình, mong muốn của mình mà bước thêm một bước. Và dĩ nhiên PH luôn tán thán, khuyến khích việc đó.
Chúc bạn và các bạn sen thường tinh tấn tu học.
Nam Mô A Di Đà Phật.
Kính chào cư sĩ Phước Huệ,
Trước tiên DM rất cảm ơn cư sĩ đã giành tgian quý báu phúc đáp DM & các bạn đồng tu.
DM xin phép phúc đáp cư sĩ thế này:
Thứ nhất, nói về sai đúng, DM không có ý này khi đưa ra bất cứ phúc đáp nào cả. Thực ra DM không đánh giá bất cứ đạo hữu nào trên đây cả, chỉ có nếu đọc được 1 phúc đáp đúng pháp thì DM hoan hỉ thay cho các bạn sơ học, nếu không thì DM thấy tiếc cho người phúc đáp – vậy thôi ạ. Nếu nói về sai, thì so với các vị Thanh Văn đã chứng chánh giác (chưa nói Bồ Tát chứng quả), phàm phu chúng ta làm gì cũng là sai rồi. Tuy nhiên, không vì thế mà ta không tu, vì phải tu tập, nói nôm na là thực hành các việc gần với “đúng” (chân tâm) và Tâm Bồ Đề nhất, thì mới có ngày “đúng” được. Còn DM không dám lạm bàn đến cảnh giới đúng – sai không phân biệt.
Thứ hai, DM hiểu là cư sĩ không phản đối lạy Phật. Ý của DM chỉ là trước khi nói về ý nghĩa của việc lạy Phật thì cư sĩ nói bạn đó hãy thử tập thể dục nhé, và câu nói này sẽ làm bạn đó và các bạn sơ học khác bị dao động, không biết bây giờ nên bắt đầu lạy Phật hay chưa.
Thứ ba, DM chưa bao giờ có ý nói cư sĩ ngạo mạn hay nghĩ cư sĩ là người ngạo mạn. DM nêu ra 2 câu hỏi đó chủ yếu là để cư sĩ quán chiếu – vậy thôi. Nếu cư sĩ thấy có gì hữu dụng thì tốt cho huệ mạng của cư sĩ, nếu không thì có thể các vấn đề DM nêu ra là thừa, là sai.
Thứ tư, về vấn đề các Phật tử nông dân phun thuốc: theo Tịnh Nghiệp Tam Phước, trước điều thứ 2 là “thọ trì Tam Quy, cụ túc chúng giới, bất phạm oai nghi” thì phải làm được điều thứ nhất đã, mà trong đó điều thứ nhất có “tu thập thiện nghiệp”. Tu tập phải có nền tảng tầng bậc, nếu chưa làm được theo thập thiện nghiệp thì việc thọ ngũ giới hay bát giới, hay Bồ Tát giới đi nữa, quả thực không còn ý nghĩa. Vì sao? Vì thân người còn chẳng giữ được, sao lại nói cao xa.
Kinh thập thiện nghiệp đạo thì dạy rất rõ là chúng sanh không được sát sanh. Khi tu tập, ta y pháp bất y nhân. Vì vậy, ta cứ theo lời Phật nói mà làm, còn nếu diễn giải theo kiểu vì Phật không nói là không được giết sinh vật, nên giới sát của Phật tử tại gia chủ yếu chỉ nói đến không giết người thôi, thì đó đích thị là tà kiến.
Cuối cùng, Ngài Tịnh Không khi giảng Kinh Thập Thiện Nghiệp Đạo đã nói rất rõ ràng về sự tai hại của cái tư tưởng giới nhỏ có thể phạm, chỉ quan trọng giới trọng. Chính vì cái tư tưởng này mà Phật tử tu tập bao lâu, ngày niệm cả vạn câu Phật hiệu cũng vẫn bị đọa lạc. Vì vậy, nếu ai đó nói chỉ phạm lỗi nhỏ không sao, thì đó là tà kiến. Khi phạm lỗi nhỏ ta biết đó là sai, sám hối thề không tái phạm, dùng câu Phật hiệu đè cái ý tưởng xằng bệnh đó trong tâm, vậy là y pháp.
DM kính xin dừng chuỗi phúc đáp tại đây.
A Di Đà Phật!
Đọc phúc đáp của nhị vị cư sỹ, App có chút thắc mắc về bài của cư sỹ PH. Nên xin phép đc nêu ra ý nghĩ của mình, và cũng như để hai vị cư sỹ chỉ dạy thêm.
App không tin rằng việc thể dục có thể ‘gieo duyên’ cho cơ thể thêm khoẻ mạnh. Vì sao? Vì App nghĩ thể dục khiến cho cơ thể con người săn chắt hơn, ng mập do tiêu hao nhiều năng lượng nên ốm xuống, ng ốm thì rèn luyện sao cho tay chân bắp thịt đô ra và vv. Do cơ thể thay đổi hoàn toàn nên nghĩ rằng ta do thể dục nay cơ thể khoẻ hẳn ra này! nhưng những thay đổi đó đâu chắc là họ đã khoẻ hơn trước?! Đúng , nhìn bề ngoài thì ng mập nay ốm rồi , và trong ng bớt mỡ rồi, nên Tây y nói sẽ ít bệnh hơn lúc mập. Còn ng ốm yếu thì nay đô ra rồi, k còn nhìn ‘yếu’ nữa. Nhưng sự thật xét theo nhân quả thì bệnh ít hay nhiều là thuộc vào nghiệp riêng của họ tạo , chứ đâu phải do họ thể dục tốt, nên nay body cân đối , nên sẽ ít bệnh mà khoẻ mạnh..? Cơ thể ấy khi nào phát bệnh nặng đâu biết đc.
Cũng như anh của cư sỹ xưa ốm yếu sau khi tập tạ thì nay đã có thể làm việc nặng rồi. Cơ thể cũng thay đổi rồi, k nhìn ốm yếu nữa. Nên mọi ng cho là nhờ duyên tập tạ đã khiến anh ấy khoẻ ra… nhưng theo App nhìn thì trong hoá trình tập tạ đã khiến cho cơ thể anh ấy ‘quen’ dần , quen dần với việc khiêng đồ nặng. Nên nay anh ấy có thể làm việc nặng đc rồi nhưng chẳng lẽ chúng ta là cư sỹ học nhân duyên quả báo rành rẽ mà lại nhìn bằng con mắt của thế gian…cứ hễ ng nào body cân đối, hoặc thường thể dục vận động và có thể khiêng nặng hơn xưa là họ chắn chắn có thêm sức khoẻ tốt hay sao?
App nhớ là nếu muốn hết bệnh hoặc k bệnh mà muốn thêm sức khoẻ thì phải cần tạo nhân phóng sanh, ăn chay, từ tâm bất sát, bỏ thói đánh đập…cho đến tâm địa lương thiện cơ mà? Chẳng lẽ k cần nhân mà chỉ chăm tập thể dục cũng hái đc quả sức khoẻ tốt sao? Đó là cách nhìn của khoa học mà? Còn cách nhìn của chúng ta phải là xét trên những nhân hàng ngày họ tạo chứ? App là nữ nhi nên để ý những ng nữ khác hay chăm thể dục để giữ dáng, nhìn vào họ có vòng eo con kiến body chuẩn lại nữ nhi mà có thể làm việc nặng…mạnh thế, nhưng đến khi nhân quả đến thì các thứ bệnh ác quái đều ập đến…Ôi thể dục khiến body ốm hay đô ra theo ý của ng tập thì đc , chứ nào giúp ít cho cơ thể ‘phát triển’ khoẻ mạnh thêm? Khi phước báo hết rồi thì bệnh liền hiện tiền, k thật sự gọi là khoẻ mạnh.
Nên khi cư sỹ nói thể dục khiến cơ thể khoẻ hơn thì sẽ khiến em 14t ấy chăm lo thể dục mà bỏ quên việc gieo nhân nào để có thêm sực khoẻ rồi…và nếu em ấy nghĩ thể dục có thể khiến em ấy khoẻ mạnh hơn k cần gieo nhân thì k phải đã tăng thêm….vô minh rồi sao?
Về em kia k biết em ấy có nhớ vào đây đọc lời chúng ta khuyên không, bởi vì lúc gửi bài thì phải để lại email nên đôi lúc có ng tưởng những phúc đáp trả lời cho họ sẽ đc gửi vào email luôn …nên k vào đây check :[
Còn về giới sát, xin hỏi cư sỹ trong kinh nào Thế Tôn phân biệt nói về vật nhỏ k cấm giết chỉ cấm giết ng và vật lớn? Vì App chưa có đọc thấy đều đó mà App chỉ thấy Thế Tôn nói nhiều lần trong nhiều kinh là không đc sát sanh. Vậy nên App nghĩ là câu đó áp dụng cho tất cả loài có sự sống thì chúng ta k nên làm mạng sống ấy chấm dứt. Dù cho nghiệp lực dắt ng nào vào nghề nông đi chăng nữa thì họ cũng phải chịu nhân quả của sát sanh chứ k nhẹ hơn đc. Nếu cư sỹ nói vậy thì các cư sỹ khác đọc đc họ sẽ cho rằng họ ở nhà có thể giết những loài vật nhỏ, chỉ tránh những vật lớn… tăng thêm sự chấp trước cho rằng vật nhỏ giết đc vật lớn thì không. Cư sỹ k sợ vì câu nói ấy sẽ khiến nhìu ng cho rằng sát vật nhỏ k phạm vào giới sát của hàng tại gia nên từ đó bắt đầu giết vô số sinh linh nhỏ…rồi cư sỹ cũng gánh một phần vì câu nói ấy sao?
Thời kỳ mạt pháp quý Tăng Ni nào nói cũng phải đúng với ý trong kinh Phật nói. Giết vật lớn hay nhỏ, dù cố ý hay vô tình thì cũng phải luân hồi đền mạng, hiện thời tổn phước thọ sanh bệnh tật như bao ng khác thôi. Trừ khi Phật nói, ngoài ra sinh mạng là sinh mạng nào có phân biệt xác lớn nhỏ.
Thời mạt pháp tà Sư thuyết pháp như số cát sông hằng, nếu vị Tăng Ni nào giảng giải đều gì mà cái ý ấy kg có nằm trong kinh Phật nói thì tại sao ta lại tin? Phật chắc sẽ không phân biệt loài vật nào không nên giết và loài nào giết đc, vì Thế Tôn là bình đẵng cơ mà?
Apple chỉ muốn nêu ra cách nhìn của mình chứ k có ý làm phật ý ai. Adidaphat
Chào bạn Apple,
Về giới cấm sát sanh của người cư sỹ tại gia, bạn xem phần dạy của hoà thượng Thích Thanh Từ như bên dưới nhé, bạn cũng có thể search trên mạng để xem phần trả lời về vấn đề tương tự từ chư Tăng Ni trong tổ Tư vấn báo Giác Ngộ. Và lúc PH thọ giới cũng được thầy thọ giới dạy như thế.
“Không sát sanh: nghĩa là không được giết hại mạng sống con người. Chúng ta tự quý sinh mạng của mình, vô lý lại sát hại sinh mạng của kẻ khác. Trên lẽ công bằng nhân đạo không cho chúng phép chúng ta làm việc ấy. Nếu làm chúng ta đã trái lẽ công bằng, thiếu lòng nhân đạo, đâu còn xứng đáng là đệ tử Phật. Giết hại mạng sống người có ba : trực tiếp giết, xúi bảo người giết, tùy hỷ trong việc giết hại. Phật tử không tự tay mình giết mạng người, không dùng miệng xúi bảo đốc thúc kẻ khác giết, khi thấy họ giết hại nhau chỉ một bề thương xót không nên vui thích. Đó là giữ giới không sát sanh. Nhưng suy luận rộng ra, chúng ta quý trọng mạng sống của chúng ta, những con vật cũng quý trọng mạng sống của nó, để lòng công bằng tràn đến các loài vật, nếu không cần thiết, chúng ta cũng giãm bớt giết hại sinh mạng của chúng.”
Bạn có thể cũng thấy rõ là PH có nhắc đến ý “bất đắc dĩ” mà phải làm việc giết hại. Và PH chưa từng khuyến khích họ giết hại. Với cái hiểu của bạn, bạn có thể cho quý vị Tăng Ni trên không đúng, cũng không sao cả. PH nghe theo lời của chư vị vì suy nghĩ, nếu quả thật phạm giới thì ngày xưa đệ tử Phật không có ai được làm nông. Giới thì không phạm, nhưng không phải là không có quả báo. Nói về nhân quả, để có quả nặng, nhẹ tuỳ thuộc vào tâm thái, cố ý hay vô tình (nhân), rồi các yếu tố về duyên nữa. Hiểu nhân quả chỉ dựa trên hành động, mà không xét đến khởi tâm thì không đúng.
Còn việc tập thể dục, PH dùng chữ “duyên” chứ không phải chữ “nhân”. Một đứa bé muốn lớn lên, cần ăn cơm chứ không chỉ ngồi đó rồi tự nhiên lớn lên, có nhân mà không có duyên “cơm” thì quả “lớn lên” sẽ chẳng thành tựu. Từ ý trên mà suy ra cho việc tập thể dục. Còn để cơ thể không bệnh tật thì là việc khác rồi, và PH không có ý bàn đến việc đó.
Chúc bạn thường tinh tấn.
Nam Mô A Di Đà Phật.
Chào bạn Apple,
Thứ nhất, về vấn đề phun thuốc trừ sâu, như DM đã nói, chưa cần biết có là Phật tử thọ giới hay chưa, phải biết thực hành theo thập thiện nghiệp thì mới có được thân người trong kiếp sau. Chỉ cần có tâm sát là đã tạo tội. Mà con người bây giờ thì tập khí nặng vô cùng, biết mà vẫn cứ làm rồi ăn năn mà không sửa được, nữa là ai đó lại nói phun thuốc là tội nhẹ. Khi đã có cái tư tưởng tội nhẹ đành phạm để duy trì cuộc sống, và vì để ng khác có rau ăn là nghĩa lớn rồi thì dần dà mắc tội nặng cũng không hay biết. Nếu làm nông vô tình giết vật thì tội nhẹ hơn thật, nhưng cũng phải biết mà cẩn thận để lần sau không vô tình giết.
Thứ hai, về ý “y pháp bất y nhân”: ta y theo lời Phật nói & phải có trạch pháp nhãn. Những lời suy diễn, dù của bất cứ ai có chức vị cao đến đâu, ta cũng không làm theo. Nói thế không có nghĩa là chúng ta không được tin các cao tăng như Tổ Ấn Quang, Pháp sư Tịnh Không, Hòa Thượng Tuyên Hóa, Hòa Thượng Hư Vân, v.v. Vì ta nhìn vào biểu hiện hàng ngày của các Ngài, cũng như nhìn vào việc các đệ tử y theo lời dạy của các Ngài vãng sanh tự tại ra sao, hoặc thành tựu thế nào, để biết điều các Ngài nói là chánh pháp. DM xin trích đoạn giảng Kinh Thập Thiện Nghiệp của PS Tịnh Không ở phúc đáp sau để bạn đọc & củng cố tín tâm.
Thứ ba, về việc tập thể dục: bạn hãy nhìn có các cao tăng nào ở trên bảo Phật tử là hãy thể dục đi không, hay các Ngài nói hãy lạy Phật. Chính các Ngài cũng chỉ lạy Phật thôi: Ngài Tịnh Không đã từng lạy 800 cái/ngày, HT Tuyên Hóa lạy hơn 1600 lạy.
Về vấn đề này chính DM cũng đã trải nghiệm rồi. Khi mới tu tập không rõ lý, DM vừa niệm Phật trong tâm vừa tập thể dục rất hăng, cũng với ý nghĩ đây là điều tốt cho sức khỏe, ta nên làm. Hồi đó DM đã biết có pháp môn lạy Phật nhưng không theo. Tuy nhiên, sau đó, nhờ thiện tri thức khai sáng, DM đã bỏ hẳn thành tựu bao năm tập ở phòng tập để lạy Phật thôi. Và DM thấy có sự khác biệt rõ ràng: thứ nhất, bớt chấp ngã. Trước đây, DM biết pháp môn lạy Phật nhưng không theo cũng chỉ vì…lười, và thích không khí phòng tập nên lần lữa. Thứ hai, kết hợp với việc cố gắng hành trì theo thời khóa, bớt ngủ dậy thật sớm thực hiện bài khóa (thay cho việc nghĩ kiểu: bài khóa không thực hiện đủ giờ không sao, nhớ lúc nào cũng thầm niệm Phật là được. Thực tế là trong lúc thể dục toàn thất niệm) + đọc/nghe giảng pháp nhiều lần, DM thấy mình cũng bớt ngu si chấp trước đi, và sức khỏe bên trong cảm nhận được thay đổi rõ rệt (ít ốm vặt, người bớt nặng nề & bớt lạnh).
Thứ ba, về việc bạn 14 tuổi đó có đọc được phúc đáp hay không: bạn đó đọc được là rất tốt. Tuy nhiên, bạn đó không đọc được cũng có hàng ngàn các bạn khác, nhiều người chưa quy y, hoặc sơ học đang đọc các phúc đáp này. Đây cũng chính là lý do DM phúc đáp lại với cư sĩ Phước Huệ.
A Di Đà Phật!
Kinh văn: “Long vương! Nhược ly sát sanh, tức đắc thành tựu, thập ly não pháp. Hà đẳng vi thập? Nhất, ư chư chúng sanh phổ thí vô úy. Nhị, thường ư chúng sanh khởi đại từ tâm. Tam, vĩnh đoạn nhất thiết sân khuể tập khí. Tứ, thân thường vô bệnh. Ngũ, thọ mạng trường viễn. Lục, hằng vi phi nhân chi sở thủ hộ. Thất, thường vô ác mộng, tẩm giác khoái lạc. Bát, diệt trừ oán kết, chúng oán tự giải. Cửu, vô ác đạo bố. Thập, mạng chung sanh thiên.
Trong tất cả kinh luận, chư Phật Bồ-tát không ngừng nói cho chúng ta biết sát sanh là điều nghiêm trọng nhất ở trong ác nghiệp, quả báo cũng là khổ nhất. Tuy trong bộ kinh này chỉ nói lợi ích và điểm tốt của không sát sanh, nhưng chúng ta nên hiểu rằng, tuy Phật không có nói quả báo của sát sanh, nhưng ngược với mười loại ly não pháp này chính là quả báo sát sanh. Trước đây, Ngẫu Ích đại sư vì chúng ta đã làm công việc này, Ngài nói, sát sanh có mười loại ác báo, không sát sanh có mười loại thiện báo, Ngài đều viết ra từng điều từng điều cả. Chúng tôi phụ vào phần sau của bộ kinh này, quí vị có thể tham khảo. Trước tác này của Ngẫu Ích đại sư có thể bù đắp vào phần chưa đủ của kinh văn. Quả thật mà nói, kinh văn là đầy đủ rồi, nhưng người đọc kinh chúng ta thường thường không thể hội được nên tổ sư đã giúp chúng ta. Vì vậy sát sanh nhất định phải đoạn trừ, phải đem ý nghĩ này trừ bỏ từ trong tâm mới gọi là chân thanh tịnh.
Phần trước, Phật nhiều lần dạy chúng ta ngày đêm phải thường niệm thiện pháp, tư duy thiện pháp, quán sát thiện pháp, không cho phép mảy may bất thiện xen tạp. Nếu như không sát sanh chúng ta làm được rồi, nhưng trong ý nghĩ vẫn không thanh tịnh thì đó gọi là xen tạp.
Trong giới luật của Đại, Tiểu Thừa, giới của Tiểu Thừa thì luận sự không luận tâm, giống như pháp luật thế gian chúng ta xử án vậy, nhất định phải có chứng cứ thực tế. Ví dụ sát sanh, quả thật là bạn đã giết chúng sanh thì mới có tội, nếu như trên thực tế không có giết thì không phạm tội, bạn khởi tâm động niệm muốn giết họ nhưng chưa có giết thì không phạm tội. Còn trong pháp Đại Thừa thì không như vậy. Pháp Đại Thừa là luận tâm không luận sự. Trong tâm bạn khởi ý nghĩ muốn sát hại chúng sanh này thì tội này liền thành lập. Từ đó cho thấy, ở trong thiện pháp của Tiểu Thừa có xen tạp bất thiện, trong thiện pháp của Đại Thừa hoàn toàn không cho phép xen tạp bất thiện. Ý nghĩ chính là bất thiện, ý nghĩ còn không có thì làm gì có hiện hành? Dứt khoát không thể có hiện hành. Chúng ta phải từ chỗ này mà bồi dưỡng thiện tâm chân thật của mình. Nhưng việc này thì rất khó, khó ở chỗ nào vậy? Chúng tôi ở trong các buổi giảng thường nói:
Thứ nhất, bản thân chúng ta phiền não tập khí quá nặng, khi nhìn thấy sự việc bất như ý, đặc biệt là chúng sanh đối với mình bất lợi thì ý nghĩ sát hại này liền khởi lên rồi. Điều khác nữa là tâm tham, nhìn thấy những động vật nhỏ này là muốn ăn nó rồi, đây thuộc về tâm tham. Tâm tham là bạn ưa thích nó, muốn ăn nó. Cho nên, bạn yêu nó cũng giết nó, hận nó cũng giết nó. Đây là tập khí phiền não từ vô thỉ kiếp đến nay và cũng là một nhân tố làm bạn không có cách gì dứt ý nghĩ sát hại chúng sanh.
Thứ hai là không hiểu rõ chân tướng sự thật. Đây là thuộc về vấn đề giáo dục, đặc biệt là giáo dục thánh hiền. Nhà Nho nói không nghiêm khắc bằng Phật pháp, nhưng chúng ta cũng thường đọc thấy ở trong sách Nho: “Quân tử nên xa nhà bếp, nghe tiếng kêu gào mà không nhẫn tâm ăn thịt nó”. Hay nói cách khác, điều mà Nhà nho tán thành là ăn tam tịnh nhục: không nhìn thấy giết, không nghe thấy giết, không phải vì ta mà giết. Đây là thánh hiền của thế gian. Thánh hiền ở trong tôn giáo cũng chú ý đến vấn đề này. Ở Singapore tín đồ Hồi giáo thì rất nhiều, các nước láng giềng chúng ta như Malaysia, Indonesia đều là quốc gia Hồi giáo. Bạn thử xem, trong kinh Coran nói: “Tể sát súc sanh đều phải có thầy truyền giáo đi cầu nguyện chúc phúc. Thịt súc sanh chưa được thầy tế chúc phúc thì không được ăn”, ở trong đây đều là có tâm thương yêu và lòng nhân từ. Phật pháp nói rất rốt ráo, không ăn thịt chúng sanh. Phật dạy mọi người ăn tam tịnh nhục là bất đắc dĩ, tại sao vậy? Năm xưa Phật còn tại thế, phương thức sống của các Ngài là khất thực. Phật pháp thường nói: “Từ bi vi bổn, phương tiện vi môn”, quyết không nên làm cho tín đồ thêm phiền phức! Tín đồ ăn cái gì thì cúng dường cái ấy, dứt khoát không có phân biệt, không có chấp trước, vậy mới là ăn tam tịnh nhục.
Sau khi Phật giáo truyền đến Trung Quốc, chế độ hành khất tiếp nhận sự cúng dường của tín đồ ở Trung Quốc không được lưu hành. Phật giáo thời kỳ đầu truyền đến Trung Quốc, những cao tăng đại đức Ấn Độ là do quốc gia cúng dường. Thời gian lâu sau, quốc vương đại thần, bá tánh phổ thông đều biết cúng dường tam bảo. Nhưng vào thời kỳ đầu, đệ tử Phật vẫn còn ăn tam tịnh nhục, sau này Lương Võ Đế đề xướng và vận động ăn chay. Niên đại này thì tương đối muộn. Lương Võ Đế đọc kinh Lăng Già, trong kinh Phật nói: “Bồ-tát từ bi không nhẫn tâm ăn thịt chúng sanh”. Lương Võ Đế đọc đến đoạn kinh văn này thì rất cảm động, thế là tự ông liền không ăn thịt nữa. Ông là đại hộ pháp trong nhà Phật, ông đề xướng ăn chay, cho nên hai chúng đệ tử xuất gia nhà Phật chúng ta lập tức liền hưởng ứng. Cho nên ngày nay, quí vị nên biết, Phật giáo trên toàn thế giới chỉ có Phật giáo Trung Quốc là ăn chay. Chúng ta đi du lịch đến quốc gia khác, nhìn thấy Phật giáo không ăn chay thì không nên cảm thấy kỳ lạ. Chúng ta cảm thấy họ rất kỳ lạ, họ cũng cảm thấy chúng ta rất kỳ lạ, cho nên chúng ta phải biết cội nguồn của lịch sử.
Trích giảnh Kinh Thập Thiện Nghiệp Đạo – pháp sư Tịnh Không, tập 16
14 tuổi thì đang dậy thì. Chỉ cần sáng ra chăm thể dục ăn tốt 1 chút là cân đối ngay. Tôi thấy bây giờ sinh hoạt đa phần luẫn quẩn ở cái ti vi và cái điện thoại con cái từ bé đã quen xem rồi lớn lên thì khó bỏ chả bằng các thế hệ cô chú đi trước ,thật thà chân chất ,trong sáng.Thế hệ càng về sau thì yêu đương nhắng nhít,tí tuổi đã tơ mới tình nên sức khoẻ xanh xao,lại thêm mấy hình săm rồng phượng trên tay cũng là cái lỗi của tân tiến trào lưu. Thôi cứ học thế hệ người đi trước . Ngay cả thế hệ của tôi bạn cũng chớ học tôi giãy giụa mãi cũng chưa thoát nổi.Bạn phải học ở thế hệ trước nữa như các bác THIỆN NHÂN ,CHÚ HUỆ TỊNH,CÔ MỸ DIỆP,CHÚ TRUNG ĐẠO,TỊNH THÁI…. may sao tâm tư thể lực mới có cải biến được. Có khi ở tầm tuổi bạn họ không có cái tâm ảo não ấy đâu mà có khi còn vừa chăn trâu vừa hát…
Tuổi còn thơ ngày hai buổi tới trường
Yêu quê hương qua từng trang giấy nhỏ.
Ai bảo…
Chăn trâu là khổ.
Tôi mơ màng….nghe chim hót trên cây.
……
Còn giờ các bạn học ngày,học đêm,học thêm giờ nên xắp xếp lịch thể thao vui chơi 1 chút cho đỡ căng thẳng.
A DI ĐÀ PHẬT
Tôi có một câu hỏi xin Quý Cư sĩ giải đáp cho tôi thêm kiến thức
Mỗi sáng 5h là tôi lạy 50 lạy sám hối, nhưng hễ tôi lạy xong thì chi gái tôi lại tắt đèn bàn Phật. Lúc đó nhìn vào bàn Phật tối và chỉ sáng ở mỗi cây nhang tôi cắm chưa tàn. Như vậy việc làm của chị tôi có phai thất kính không? Xin giải đáp để tôi được rõ và an tâm hơn. Xin cảm ơn. A Di Đà Phật
Chào bạn, bạn không nên hướng tâm đến người khác quá nhiều như vậy, vì nó chỉ là m bạn khó tu tập hơn mà thôi. Tu tập, nói nôm na ra là rèn luyện để không chủ động khởi lên 1 ý niệm gì cả (nói vậy bạn đừng hiểu lầm là khi người kêu bạn giúp thì bạn không có giúp. Người có nguyện vọng thì bạn tùy hoàn cảnh có thể đáp ứng).
Khi thấy bất cứ ai mắc lỗi bạn chỉ nên xem lại bản thân, và tự nhủ sẽ không làm vậy. Còn không nên kết luận ngay người ta như vậy là không tốt, hoặc cứ lưu giữ mãi cái đánh giá ấy trong tâm. Vì sao? 1 số người tu tập tốt họ có thể đánh mắng người nhưng là ái ngữ, và tâm không có chút sân hận nào. Chẳng nói đến nhỡ người mắc lỗi đó là Phật/Bồ Tát hóa thân, các Ngài thị hiện tạo nghiệp để hóa độ chúng sanh thì chẳng phải đánh giá cuả bạn là quá ư sai lầm sao? Bạn mới học nên DM nói thêm ý này: nói Phật Bồ Tát thị hiện tạo nghiệp để hóa độ chúng sanh vì chúng sanh có rất nhiều căn tánh, có người phải dùng cái ác hoặc biện pháp chiết phục để độ. Các Ngài thị hiện tạo nghiệp nhưng tâm các Ngài thầy thanh tịnh nên không bị quả báo vì thị hiện đó. A Di Đà Phật!
A Di Đà Phật
Chào bạn Viên Yến!
Người tu hành nên tùy thuận chúng sanh, khéo dùng mọi phương tiện để người tin Phật niệm Phật, bằng không cũng chớ vì mình mà khiến người sanh phải tội bất kính hay phỉ báng Chánh Pháp. Nếu chị bạn hay có thói quen tắt đèn dầu khi bạn lạy Phật, niệm Phật, thôi thì bạn nên biết linh hoạt vậy. Đèn dầu biểu trưng cho trí huệ, trí huệ vốn chẳng ở nơi hình thức, đều xuất phát từ giác ngộ sự thanh tịnh. Muốn thanh tịnh nên biết dùng cái tâm thành kính mà cố gắng siêng năng tu hành, tránh xa những việc phiền não- ấy mới là trọng yếu.
Chúc tinh tấn!
Nam Mô A Di Đà Phật
Viên Yến đọc được những lời chia sẻ của Diệu Minh và Mỹ Diệp mà lòng thấy nhẹ nhõm, không còn chút sân giận nào. Thật là hoan hỷ vô cùng. Tất cả mọi việc nên tuỳ duyên
Xin cảm ơn Diệu Minh và Minh Diệp
A Di Đà Phật
Cho con hỏi là lạy phật kiểu năm vóc sát đất là như thế nào ạ. Có cái họ lạy để ngửa bàn tay rồi đầu đặt ở trên hai bàn tay, có người lại up bàn tay xuống. Còn cách thì để ở bên cạnh gần đầu. Đầu chạm xuống đất. Mong các anh chị, cô chú chỉ giúp con cách lạy phật đúng nhất ạ. Con cảm ơn ạ
Cách lễ Phật
Lễ Phật Và Y Học: http://www.duongvecoitinh.com/index.php/2013/01/le-phat-va-y-hoc-video/
Lạy Phật chỉ cần bạn thành tâm cung kính là được rồi
Đối trước tượng Phật , Bồ Tát hãy như Phật thật, Bồ Tát thật
không nên chú trọng hình thức thì nghiệp tiêu trí rạng
A Di Đà Phật
Tôi có chút thăc mắc có lẽ không hợp chủ đề bài này lắm nhưng vì không biết gửi vào đâu nên đành hỏi vậy. Xin quý vị hoan hỉ giải đáp.
Về chuyện đầu thai, nhiều người, bài viết nói sau khi thụ thai 1-3 tháng, thai nhi đã có linh hồn tức đã được đầu thai vào trong giai đoạn 1-3 tháng và chờ người mẹ sinh ra. Tuy nhiên cũng có những câu chuyện khác đê cập chuyện một người ở kiếp trước đi nganh qua ngôi nhà người mẹ thấy hợp nhân duyên (dù lúc đó đã mang thai gần sinh) thì đầu thai vào, hoặc những nhân duyên từ trước mà hữu duyên đến đầu thai vào nhà người đó khi người mẹ đã sắp sinh.
Vậy thực sự một linh hồn đầu thai vào người mẹ là khi nào? Xin các liên hữu hoan hỉ giải đáp.
A DI ĐÀ PHẬT
Gửi bạn Tịnh Hiếu,
Người học Phật chúng ta phải biết phân biệt đâu là Phật pháp, đâu là thế gian pháp. Những gì thuộc về thế gian pháp chúng ta chỉ nên khảo cứu, cái gì thực sự hữu ích thì giữ lại, ngược lại thì quyết xả bỏ cho bằng hết, bởi Phật nói: chánh pháp còn phải xả bỏ huống là phi pháp. Điều này thật quan trọng lắm, mong bạn luôn tỉnh giác.
Dưới đây để bạn cùng các liên liên khác cùng biết được nguyên nhân thọ thai và nhân duyên của sanh tử luân hồi, TN xin trích Phẩm Thọ Thai Mẹ trong Kinh Đại Bảo Tích để bạn cùng tỏ rỏ, từ đó mà quán chiếu mình phải làm gì để thoát ra khỏi cõi sanh tử luân hồi này.
TN
THAM KHẢO: Phẩm Nhập Thai Mẹ
Chào bạn Tịnh Hiếu,
Những câu chuyện thế gian đang lưu truyền, thực hư, đúng sai thế nào, rất khó nói. Với người học Phật chúng ta, có một cách để cạn lọc, đó là đem đối chiếu với kinh điển mà Phật đã giảng dạy, nếu không đúng với kinh điển thì nên bỏ câu chuyện đó ngoài tâm, đừng để ý đến nữa. Bạn cần phân biệt đâu là ý kinh Phật dạy, đâu là những chuyện thế gian, như thế mới không bị sanh tâm nghi hoặc không đáng có, làm thối thất chuyện tu học.
Chúc bạn thường tinh tấn.
Nam Mô A Di Đà Phật.
Gửi chú Thiện Nhân,
Cháu theo đường link Phẩm nhập thai mẹ và biết được trang tuvientuongvan.com.vn chú trích dẫn để trả lời cho Tịnh Hiếu. Cháu muốn hỏi chú một chút về phần Pháp bảo của trang web này. Trong Pháp bảo có tập hợp các bộ kinh. Ôi nhiều bộ kinh quá, có nhiều bộ lần đầu cháu biết và cháu thấy hơi bối rối. Vậy chú có thể giải thích cho cháu được biết có quy tắc hay phân chia các bộ kinh trên để cháu có thể hệ thống quá về kinh sách được ko ạ? Cảm ơn chú rất nhiều! Nhờ chú mà cháu thấy phật học thật rộng lớn.
Việc Tu Hành Chỉ Nên Một Bộ Kinh Một Pháp Môn Thì Công Phu Mới Đắc Lực
http://www.duongvecoitinh.com/index.php/2015/09/viec-tu-hanh-chi-nen-mot-bo-kinh-mot-phap-mon-thi-cong-phu-moi-dac-luc/
Người Tu Phật Chỉ Nên Tụng Một Bộ Kinh Vì Khi Một Kinh Thông Thì Tất Cả Kinh Thông
http://www.duongvecoitinh.com/index.php/2015/06/nguoi-tu-phat-khong-nen-doc-nhieu-kinh-vi-khi-mot-kinh-thong-thi-tat-ca-kinh-thong/
Người Niệm Phật Chớ Nên Tụng Nhiều Kinh Đọc Nhiều Chú
http://www.duongvecoitinh.com/index.php/2013/08/nguoi-niem-phat-cho-nen-tung-nhieu-kinh-doc-nhieu-chu/
A DI ĐÀ PHẬT
Gửi bạn Hồng,
*Phật thuyết 84.000 pháp môn, đồng nghĩa sẽ có ngần ấy kinh sách. Nếu dùng thọ mạng của chúng ta là 100 tuổi chỉ để riêng đọc kinh sách Phật nói thôi cũng chưa chắc đã hết được, chưa nói tới chuyện đúc kết để tu học.
*Khi tu học chúng ta phải khéo dụng pháp. Pháp nào cần cho sự tu của mình, hợp với căn cơ của mình thì mình khảo cứu thật rốt ráo để làm hành trang, nhưng nếu pháp không hợp với mình thì nhất quyết không nên đọc, bởi đọc là sẽ sanh tâm phân biệt hay dở. Khi tâm hay-dở nổi lên, đồng nghĩa chúng ta đã đi ra ngoài quỹ đạo của Phật pháp, từ đó mà sanh vọng kiến, hí luận, hay thế trí biện thông.
*Phẩm nhập thai tạng trong Kinh Đại Bảo Tích là khá quan trọng, mỗi người Phật tử chúng ta nên biết để hiểu rõ mình từ nhân nào mà sanh ra, rồi chết sẽ đi về đâu? Nhưng vì nội dung quá dài nên TN đành phải cài link từ trang web khác, do vậy mong bạn cùng các liên hữu chúng ta phải khéo léo khi xử dụng tin tức. Đó cũng là sự thử thách cho việc quán chiếu nhãn căn của chúng ta.
Cổ Đức nói: Đối cảnh vô tâm mạc vấn thiền! Nghĩa là đối cảnh tâm chẳng dấy khởi đó chính là thiền. Thiền được hiểu ở sự thanh tịnh tâm. Nếu bạn vô đọc Phẩm Nhập Thai rồi có thể ra ngay mà không nhòm ngó thêm bất cứ gì khác trên trang web, kể như bạn đã có chút định lực tu học rồi đó.
Chúc các bạn luôn tỉnh giác.
TN
TH xin cảm ơn cư sỹ Thiện Nhân và cư sỹ Phước Huệ.
VỢ CHỒNG CON KHÔNG HÒA THUẬN, MẸ CHỒNG VỚI CON BẤT HÒA, CHỊ EM DÂU BẤT HÒA, CON SỐNG KHÔNG NỔI NỮA, CON MUỐN LY HÔN CÓ ĐƯỢC KHÔNG? COI THƯỜNG VIỆC LY HÔN THÌ HAI VỢ CHỒNG CÙNG ĐỌA ĐIẠ NGỤC.
Vợ chồng tại vì sao không hòa? Tỉ lệ ly hôn vì sao mà nhiều như vậy? Bạn chỉ cần xem tỉ suất ly hôn của xã hội nào nhiều, thì quốc gia đó sắp phải suy vong. Cũng giống như xem một người, trên thân của người này có rất nhiều tế bào bị hỏng thì con người này sắp phải chết. Nếu tỷ suất ly hôn của xã hội vượt quá 50% thì nguy cơ sẽ không nghi ngờ,người xưa chúng ta nói: “Nhà không ra nhà, nước không ra nước”. Đây không phải là chuyện đùa, không phải là chuyện hài kịch.
Do đây có thể biết, vợ chồng xem thường việc ly hôn thì hai người đều sẽ đọa địa ngục. Đây là phán đoán của tôi. Vì sao vậy? Họ nguy hại xã hội, nguy hại hòa bình thế giới, cái tội này nặng cỡ nào. Đây là thật, không phải là giả. Nếu như muốn ly hôn, ly hôn thì không bằng không kết hôn.
Trước khi bạn kết hôn, tôi thường nói, hai bên đều xem thấy chỗ tốt của đối phương, cảm thấy rất đáng yêu, nhưng sau khi vừa kết hôn xong, đôi bên đều xem thấy khuyết điểm của nhau. Vậy thì phiền phức lớn rồi, chính là ở khoảng một niệm này.
Cho nên, Phật Bồ Tát dạy chúng ta “vĩnh viễn ngày đêm thường niệm thiện pháp, tư duy thiện pháp, quán sát thiện pháp”. Nếu bạn có thể ghi nhớ câu này, vợ chồng các vị sẽ hảo hợp bách niên giai lão. Vì sao vậy? Chỉ xem chỗ tốt của đối phương, không xem khuyết điểm của đối phương, vậy thì hết việc rồi.Chính ngay ở khoảng một niệm này. Một niệm này giác ngộ thì vĩnh viễn hảo hợp dài lâu. Thường xuyên nhường nhịn lẫn nhau thì làm gì có việc gì xảy ra? Một niệm này không chuyển đổi lại, họ là mê hoặc điên đảo. Trên Kinh Phật nói mê, mê ở chỗ nào vậy? Điên đảo ở chỗ nào vậy? Bạn phải biết điên đảo ở chỗ nào, mê ở chỗ nào.Vợ chồng là một quan hệ rất mật thiết.
Mở rộng đến gia đình, vì sao ở trong nhà này, rõ ràng nhất là mẹ chồng nàng dâu bất hòa, chị em dâu bất hòa, nguyên nhân này do đâu? Đều là một đạo lý: “Chuyên xem khuyết điểm của người khác, không xem ưu điểm của người khác”, cho nên họ mới bất hòa.
Mở rộng ra đến bạn bè, người thân của bạn, đồng học đồng sự của bạn, nếu như đều có thể tuân thủ giáo huấn của Phật, bạn nghĩ xem,thế giới này mỹ hảo cỡ nào! Việc này không phải là làm không được.Cư sĩ Hứa Triết đã làm được rồi.
Bạn thấy, cụ Hứa Triết ở nơi đây nói với chúng ta, ngay trong đời của bà, tuy đã một trăm tuổi rồi nhưng không hề ghét bỏ bất cứ người nào; bà thấy người đều là người tốt, việc đều là việc tốt. Hôm đó, cư sĩ Lý Mộc Nguyên hỏi bà: “Nếu như bà xem thấy có người ác, có việc không tốt, thì bà có cách nhìn thế nào?”. Bà nói: “Tôi thấy người ác, việc xấu cũng giống như đi ở trên đường vậy, xem thấy người đi qua đi lại vậy, không nhớ một người nào, không hề để trong lòng”. Thí dụ này hay. Mỗi ngày các vị đi lại ở trên đường, người đi qua đi lại trên đường bạn có nhớ ai không? Họ ở bên cạnh nói chuyện, bạn cũng nghe không được, bạn ghi nhớ được câu nói nào không? Một câu cũng không ghi nhớ. Thí dụ này vô cùng hay, chính là ác tâm, ác ngôn, ác hạnh của mọi người thảy đều không nên để ở trong tâm, không hề có việc gì, cho nên tâm của bạn thật thanh tịnh, tâm của bạn thật lương thiện.
Tâm thanh tịnh, tâm lương thiện là bổn tánh của bạn, là Phật tâm, vậy bạn làm sao mà không thành Phật được? Vì sao chính mình lại muốn làm hại chính mình? Đem cái tốt sở trường của người ta quên hết sạch trơn, chuyên môn ghi nhớ chỗ xấu của người, chuyên môn xem thấy ác niệm ác hạnh của người khác, biến mình thành cả một thân tội ác, nuôi thành ác tâm của chính mình. Then chốt đều ở ngay khoảng một niệm này.
Trích Kinh Vô Lượng Thọ Giảng Giải – Tập 180.
Pháp Sư: HT. Tịnh Không.
A DI ĐÀ PHẬT_()_
cho con hỏi là sau 49 ngày sau khi chết, người ta đi đầu thai ạ. nhưng tại sao lại phải thờ cúng làm gì và họ còn về nhà nữa. có anh anh bảo làm gì đc đi đầu thai mà phải trải qua mấy dai đoạn mới đc chứ đâu dễ dàng như vậy. mong các LH trả lời cho cháu ạ
A Di Đà Phật
Chào bạn Lê Văn Thăng!
Việc cúng kiến ở VN được xem là một tập tục có từ lâu đời, thờ ông bà tổ tiên có thể được coi là một nét văn hoá truyền thống của người Việt. Xung quanh vấn đề thờ cúng người thân qua đời, đa phần con người quan niệm sau khi chết đều xuống “âm phủ” tiếp tục sống nên người sống vào ngày giỗ, tết người mất cúng kiến khá kỹ lại còn đốt vàng mã… Quan niệm này thật tai hại vì khiến kẻ còn người mất đều mê mờ, không biết đâu là thật đâu là giả. Người sống cúng kiến bằng sát sanh thịt chúng sanh nên không tránh khỏi sự đọa lạc ác đạo; người mất vì mê mờ chấp vào những sự cúng kiến với thức ăn, tiền bạc, nhà cửa mà chẳng thể siêu sanh. Còn trong thường thức của chính chúng ta, có khi nào ta tự đặt câu hỏi: chết đi ta là gì? Nếu ta vẫn còn giữ cái quan niệm “truyền thống” chết thành ma- thì hỏng rồi. Nếu từ trước đến giờ ta vẫn giữ cái “duy ý chí” chết thành ma, nên người thân chết, ta sẽ có trách nhiệm lo sao cho mồ yên mã đẹp, mâm cao cổ đầy; còn khi ta chết ai sẽ lo thờ cúng ta- nếu từ trước đến giờ vẫn giữ mê kiến này thì hãy mau thức tỉnh thường thức… giác ngộ tu hành để làm sao chết thành Phật và khi người thân quá vãng việc cần làm là cứu chuộc thân nghiệp cho họ, nếu chẳng thể giúp họ vãng sanh thì cũng chớ đoạ tam ác.
Muốn về với Phật ngay lúc này hãy cận lực tu hành, sự việc gì có lợi cho sự niệm Phật hãy nên biết nhằm tăng trưởng tín tâm, ngoại lệ nên cho qua chẳng lưu lại trong tâm vì sự lăng xăng này thật sự không lợi ích, có khi còn nguy hại. MD “để ý” thấy bạn viết phúc đáp trên DVCT, đa số thắc mắc của bạn đều không trọng tâm cho việc niệm Phật tu hành, rất mong bạn nên gạt bỏ những sự muốn thấy-biết mà tập trung chuẩn bị tư lương. Có thể khi nghe những lời này bạn sẽ cảm thấy không hoan hỷ, nghĩ rằng mình bị chỉ trích; nhưng MD không thể không góp ý cùng bạn. Đừng để bản thân chọn đúng con đừơng đi, nhưng lại mải mê rồi dần lạc đường thì uổng phí lắm thay!
Nam Mô A Di Đà Phật
Cháu cảm ơn cô MD.
Cô nói cháu thấy rất đúng, chẳng chịu tu tập cứ suy nghĩ đi đâu. Cháu cảm ơn cô, cháu vui lắm. Cô bảo cô chỉ trích cháu mà cháu ko thấy cô chỉ trích. Toàn là lời dạy bảo rất hay. Vâng cháu từ nay ko suy nghĩ lung tung nữa mà tu tập tốt hơn. Cháu cảm ơn ạ. Hihi. Vui quá luôn.
Chúc cô mạnh khỏe, tinh tấn.
A Mi Đà Phật
Chào Thăng, liên hữu Mỹ Diệp nói đúng rồi đấy, sao cứ quanh quẩn chạy tới chạy lui ngoài vườn, tìm chỗ này chỗ kia chi để mất thời gian, đời này ta cần vãng sanh cần giải thoát mà, có tìm hiểu thì chỉ nên xoáy vào điều này, làm sao để giải thoát, làm sao để vãng sanh, mấy chuyện thế gian chỉ là thứ cấp, không co cũng chẳng sao, đâu quan trọng để ta mất thời gian, không khéo lại bi kéo ra ngoài lạc mất đường về đấy. Ngẫm lại Thăng có thấy đời nguy hiểm vô cùng không, rất dễ lạc lối, tu ở cái cõi này khó vậy đấy, đủ điều kéo người tu đi lầm đường, ráng giữ vững cái tâm nguyện vãng sanh kia, mà tu học nhe Thăng, mong rằng đến cuối con dốc sẽ thấy Thăng trên đường về.
Con cảm ơn chú NP và cô MD ạ. Con sẽ ko quan tâm tới những việc thế gian đó nữa, mà tu tập tốt hơn ạ. A Di Đà Phật
Bé giỏi quá. Các bậc phụ huynh cũng nên học theo gia đình này để tập con cái trong gia đình biết niệm Phật từ thuở bé. Huân tập chủng tử Phật vào tâm vào lứa tuổi này tốt vô cùng vì tâm của các bé như tờ giấy trắng. Cha mẹ viết gì lên tờ giấy ấy là sẽ in đậm suốt cả một đời cho đến khi bé trưởng thành. A Di Đà Phật.
A Di Đà Phật
Kính gửi các Quý đồng tu,
Chúng ta tu học nên hàng ngày đọc đi đọc lại nhiều lần QUY TẮC TU HỌC CỦA ĐẠI SƯ ẤN QUANG (mỗi người nên in một bức khổ lớn Quy tắt này dán ở phòng công phu). Tu học càng lâu, thời gian càng dài, trải nghiệm càng nhiều, chúng ta lại càng thấy từng câu, từng chữ trong này nó đắc lực và thấm thía như thế nào!
Quy tắc tu học của Ấn Quang Đại Sư
“Bất luận là người tu tại gia hay xuất gia, cần phải trên kính dưới hòa, nhẫn nhục điều người khác khó nhẫn được, làm những việc mà người khác khó làm được, thay người làm những việc cực nhọc, thành toàn cho người là việc tốt đẹp. Khi tĩnh tọa thường nghĩ đến điều lỗi của mình. Lúc nhàn đàm đừng bàn đến điều sai trái của người. Lúc đi đứng nằm ngồi ăn mặc, từ sáng đến tối từ tối đến sáng, chỉ niệm Phật hiệu không để gián đoạn: hoặc niệm nho nhỏ, hoặc niệm thầm.
Ngoài việc niệm Phật, đừng dấy khởi một niệm nào khác. Nếu khởi vọng niệm, phải tức thời bỏ ngay. Thường có lòng hổ thẹn và tâm sám hối. Nếu đã tu trì, phải tự hiểu là công phu của ta hãy còn nông cạn, chẳng nên tự kiêu căng, khoa trương, chỉ nên chăm sóc việc nhà mình mà đừng nên dính vào việc nhà người. Chỉ nên nhìn đến những hình dạng tốt đẹp mà đừng để mắt tới hình dạng xấu xa bại hoại. Hãy coi mọi người đều là Bồ tát, mà ta chỉ là kẻ phàm phu. Nếu quả có thể tu hành được như những điều kể trên, thì nhất định được sinh về Tây Phương Cực Lạc Thế Giới.”