Ở Singapore có một vị pháp sư hiểu được, Pháp sư Đàm Thiền. Tôi cũng rất lâu rồi không gặp mặt ông. Ngày trước, ông ở Miếu Thần Hoàng bày một nơi mua bán nhỏ, bán nhang đèn, bán giấy tiền. Đời sống của ông trải qua rất thanh khổ. Ông uống nước máy. Tôi đến thăm ông, ông xem tôi như khách, mua một bình nước khoáng để cúng dường tôi. Đây là ông chiêu đãi khách đến. Con người này rất cừ khôi, ở Singapore cũng là nhân vật truyền kỳ. Ông như vậy mà tích lũy nhiều năm, gom được một số tiền, ở các nơi trên thế giới giúp người xây đạo tràng. Số mục của ông quyên hiến đều rất lớn. Sau khi quyên đi rồi quyết định không có hối hận, cũng quyết định không để ở trong tâm, công đức này của ông thì rất lớn. Sau khi quyên đi rồi chỉ nói với người một câu: “Nhân quả bạn chính mình gánh lấy”. Ông giao phó rất rõ ràng: “Tôi quyên cho anh, đây là nhân quả của tôi; tiền này quyên cho anh, anh mang đi dùng thì nhân quả anh chính mình gánh”. Chỉ một câu nói, trong lòng trong sạch, thanh tịnh, không nhiễm một trần, vậy thì chính xác. Đây là chân thật thông đạt Phật pháp.
Năm xưa tôi ở Hoa Kỳ, Cựu Kim Sơn có một Liên Xã Đại Giác, tôi cũng thường hay ở nơi đó giảng Kinh. Khi Liên Xã Đại Giác thành lập, mua một tòa lầu, vào lúc đó dường như là 70 vạn Mỹ kim, Pháp sư Đàm Thiền quyên hiến 40 vạn. Nghe nói Phước Châu có một ngôi chùa Tây Thiền, ông ở chùa Tây Thiền đại khái đã quyên mấy trăm vạn mỹ kim. Bạn xem, vị pháp sư này tâm địa thật thanh tịnh, chân thành thanh tịnh, bình đẳng, từ bi. Ông quyên hiến ra chỉ nói với người một câu: “Nhân quả chính mình gánh”, cho nên cả đời ông làm công đức chân thật. Con người này cũng là Phật Bồ Tát thị hiện, làm ra cho chúng ta một tấm gương, quỹ phạm cụ túc. Chúng ta ngày nay muốn tu bố thí, nhất định phải học lão pháp sư Ngài. Sau khi bố thí ra, vẫn còn thường hay nghĩ đến, tiền này của ta có phải đã bị người lừa đi hay không? Người ta làm thế nào dùng hết? Bạn bố thí tâm không thanh tịnh, càng bố thí ngày ngày sanh phiền não, cho nên chỉ được một chút phước, cái phước báo đó vẫn là rất có hạn, hơn nữa tương lai hưởng phước rất khổ cực. Đạo lý của nghiệp nhân quả báo phải hiểu. Chúng ta bố thí, bố thí được rất thoải mái, rất hoan hỉ, rất thanh tịnh, thì tương lai nhận phước, cái phước báo này thanh tịnh. Bạn xem, trong xã hội hiện tại này có rất nhiều nhà người phú quý phát tài to, họ tuyệt nhiên không bận tâm, họ rất dễ dàng có được. Đây là nguyên nhân gì? Ngay trong đời quá khứ tu tài bố thí rất thoải mái, rất hoan hỉ, cho nên phước báo mà họ có được là rất tự nhiên. Có một số người cũng phát tài nhưng rất là khổ cực, rất không dễ gì kiếm ra được, đó là gì vậy? Vào ngày trước bố thí được rất không thoải mái, sau khi bố thí lại hối hận, cho nên hiện tại kiếm tiền rất khổ cực, rất khó. Việc này chính là như vậy. Nhân như thế nào thì được quả báo như thế đó, nhân duyên quả báo không hề sót lọt. Chúng ta hiểu rõ đạo lý này, hiểu rõ chân tướng sự thật này. Cho nên, sau khi bố thí, giống như Pháp sư Đàm Thiền nói, vĩnh viễn không để ở trong lòng. Tương lai nếu ông được quả báo hoàn toàn là tự nhiên, ông tương lai không luận kinh doanh một nghề nghiệp nào đều phát tài to, không cần bận tâm chút nào. Vì sao vậy? Nhân của ông tạo là như vậy, quả cũng như vậy. Những đạo lý chân tướng sự thật này, Phật đều ở trên Kinh nói được rất thấu triệt cho chúng ta nghe. Chúng ta chân thật phải hiểu được, phải thực tiễn vào ngay trong cuộc sống chính mình, biết được chính mình phải làm thế nào.
Pháp bố thí được thông minh trí tuệ. Có một số người trí tuệ cao minh, không luận học bất cứ thứ gì, rất dễ dàng liền học được. Có một số người muốn học một ít thứ, rất khổ cực mới học được. Đạo lý này, ngày trước khi bố thí pháp, bố thí được hoan hỉ, bố thí được thoải mái, tâm địa thanh tịnh không nhiễm, quả báo được thông minh trí tuệ này là rất tự nhiên, rất thù thắng. Học được rất khổ cực, thậm chí còn học không được, quá khứ tu bố thí cũng tu được rất gian khổ, dạy người khác, trong tâm có nghi hoặc, ta dạy tốt họ, họ càng giỏi hơn so với ta, vậy tương lai ta không bằng họ thì làm sao? Khi dạy luôn còn giữ lại một ít, không thể hoàn toàn dạy họ. Cái này tương lai được thông minh trí tuệ thì đã bị trừ đi. Thậm chí sau khi dạy xong rồi lại hối hận, còn muốn nghĩ phương pháp gì để chướng ngại họ, quả báo có được đương nhiên là không như ý.
Chúng ta xem thấy hiện tại có không ít người học Phật, đệ tử của nhà Phật, tại gia xuất gia đều có, đích thực viết ra được một số sách hay, khi in ra lưu thông, phía sau ghi “Bản quyền sở hữu, phiên ấn tất cứu” thì xong rồi, đời này không tệ, thông minh, đời sau được quả báo ngu si. Nguyên nhân gì vậy? Chướng ngại lưu thông Phật pháp. Nhất là in “Đại Tạng Kinh” thì càng to lớn hơn. Nếu như in “Đại Tạng Kinh” phía sau có tám chữ này, đời đời kiếp kiếp ngu si, đầu thai đi đến chỗ nào vậy? Đầu thai đến cõi súc sanh không có con mắt, không có lỗ tai, ngu si. “Đại Tạng Kinh” là chư Phật Bồ Tát lưu lại, làm sao có thể chiếm lấy làm của riêng, “bản quyền sở hữu, phiên ấn tất cứu”? Đây là trộm bản quyền. Cho nên, chúng ta biết được quả báo của họ là vô cùng thê thảm. Đây là nói tâm lượng quá nhỏ, không hề buông xả tự tư tự lợi, không chịu lợi ích chúng sanh.
Trích PHẬT THUYẾT ĐẠI THỪA VÔ LƯỢNG THỌ TRANG NGHIÊM THANH TỊNH BÌNH ĐẲNG GIÁC KINH giảng giải (tập 208)
Người giảng: Lão Pháp Sư Tịnh Không
Thời gian: Khởi giảng năm 1998
Cẩn dịch: Vọng Tây Cư Sĩ
Biên tập: Ban biên tập Tịnh Không Pháp Ngữ
AI THỪA ĐẾN CHO. AI THIẾU ĐẾN LẤY. VIỆC LÀM Ý NGHĨA NÊN CẦN LAN RỘNG
SỐ 60-B2 đường Nguyễn Tri Phương, phường An Khánh, quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ
NAM MÔ QUÁN THẾ ÂM BỒ TÁT
HAM CHÚT LỢI NHỎ BỊ THIỆT TO
Một cô gái khoảng 27-28 tuổi, tai nghe lúc được lúc không. Đi bệnh viện kiểm tra, bác sĩ nói là không có bệnh, nhưng thính giác cô vẫn nghe không rõ, chẳng biết tại sao?
Sư phụ hỏi:
– Cô làm việc liên quan đến gì mà trong lỗ tai … đầy tiền lẻ như thế kia?
Cô nhất thời ngơ ngác hoang mang, không hồi đáp được.
Tôi thay sư phụ giải thích cho cô hiểu:
– Những đồng lẻ này vốn không thuộc của cô, nhưng do cô ham chút lợi đã lấy tiền này tiêu xài riêng. Lỗ tai cô vì vậy mà sinh bệnh, chứ chẳng phải trong lỗ tai có đầy tiền! Cô hãy kiểm xem, thực có chuyện này chăng?
Cô lập tức hồi đáp mình là viên thu ngân tại trạm bán xăng, mỗi ngày tính sổ thường có nhiều tiền lẻ, cũng chỉ độ một – hai hào, do khách hàng không cần thối nên bỏ lại. Cô hàng ngày tới công sở thường đi, về bằng xe buýt, thấy tiện nên đã lấy mấy xu lẻ này trả tiền xe. Cô cho rằng đây không phải là tham ô.
Tôi nói:
– Đây không phải là tham ô, nhưng là tham tâm, đúng không?
Cô có vẻ ngượng, lúng túng gật gật đầu.
Sư phụ hỏi:
– Từ rày con còn tham những món tiền lẻ này nữa không?
Cô nói với vẻ dứt khoát:
– Thế thì tốt!
Sư phụ vừa dứt lời, cô lộ vẻ kinh ngạc kêu lên:
– Tai con giờ đã nghe rất rõ ạ!
Sư phụ mỉm cười bảo:
– Trong tai con bây giờ ta nhìn không thấy có tiền lẻ nữa, nhưng thấy vẫn còn “thịt dăm bông, trái cây nước giải khát”… đây là thế nào vậy?
Cô tròn mắt kinh ngạc, hét lên:
– Ôi mẹ ơi, Ngài làm sao mà… cái gì cũng nhìn thấu hết vậy?! Thỉnh thoảng lúc tính tiền, khách hàng có đưa dư mấy đồng lẻ, chúng con thường lấy đó mua thịt dăm bông, trái cây, nước uống, v.v… cho bữa dùng trưa, đây cũng tính là tội ư?
– – Con là thu ngân, vốn không thể tính sai mà. Tiền thuộc công quỹ thì không nên dùng riêng, con đâu có quyền tự tiện làm như thế?
Cô gật đầu lia lịa:
– Ngài nói đúng. Từ nay về sau con chẳng dám vậy nữa.
– Đã nói thì phải giữ lời đấy!
Cô hân hoan đứng dậy thưa:
– Sư phụ, tai con hoàn toàn thông suốt rồi, là ngài “Phát công lực” cho con ư?
Tôi đáp thay sư phụ:
– Đây là kết quả của uy lực (cô vừa sám hối) phát thệ vượt qua cám dỗ vật chất, quyết tâm không phạm lỗi nữa!
Cô rất mừng, chuyển sang thắc mắc khác:
– Đôi mắt con mấy năm nay hay có cảm giác xốn, mờ. Vạch ra xem, thấy không có gì, nhưng mí mắt luôn bị đỏ, có phải bị báo ứng do liên quan đến lỗi sai trái nào nữa chăng?
Sư phụ đáp không cần suy nghĩ:
– Con biết tự giác phản tỉnh như vậy là tốt! Nơi mí mắt con ta thấy có nhiều bột giặt!
Cô la lên:
– Ô! Con biết rồi! Chúng con làm ở tiệm xăng, phải dùng xà phòng để tẩy rửa các vết dơ, cho nên hằng ngày công tác, thường dùng bột giặt rửa tay. Do ở tiệm công việc không bận lắm nên bọn con gái chúng con lúc rảnh thường tranh thủ giặt y phục mình, sau đó còn đem quần áo, các vật dụng ở nhà đến tiệm, dùng xà bông này giặt giũ luôn – vừa tiết kiệm được thời gian làm việc nhà, vừa tiết kiệm bột giặt và nước –
– Các cô làm vậy là tham, vì đã trưng dụng lấn chiếm tài sản quốc gia lẫn thời gian công tác, như vậy là phạm lỗi, vì đã lấy những “ của công” không nên lấy, đúng không?
Cô gật đầu:
– Thưở giờ con chưa từng nghĩ làm vậy là phạm tội. Thế chẳng phải con đã thành người xấu rồi sao? – Cô nói mà nước mắt lưng tròng.
Tôi không nhịn được chen vào:
– Hồi tôi chưa biết Phật Pháp thì cũng hành xử giống y như cô vậy. Trong “ Kinh Địa Tạng” có nói: “Chúng sinh ở cõi này khởi tâm động niệm không gì mà không tạo nghiệp, không gì mà không tạo tội”. Bởi kẻ sống trong cõi dục này dù nhiều hay ít đều có tập tính tham, sân, si. Như cô bị bệnh, nguyên nhân là do tâm tham, không hiểu pháp, không rõ lý. Một khi cô biết ăn năn sám hối thì bệnh sẽ tiêu thôi.
Sư phụ từ bi bổ sung thêm:
– Từ rày con phải nghiên cứu xem kinh sách cho nhiều để tăng trưởng trí huệ. Về công tác cần phải làm nhiều việc phụng hiến, hầu cứu chuộc lại lỗi tham chiếm tài vật của cơ quan.
Lúc ra về, cô cảm thấy đôi mắt đã tốt hơn rất nhiều nên trong lòng tràn đầy niềm tin và tôn kính đối với Phật Pháp.
—
Trích trong “Báo ứng hiện đời-tập 3”
Hạnh Đoan biên dịch
Khi bị sự thị phi khinh báng, nên an nhẫn, đừng tìm cách biện minh. Ví như tờ giấy trắng bị vết mực làm lem, cứ để yên, nó chỉ dơ một chỗ đó rồi lần lần phai nhạt; nếu lấy đồ lau chùi, tất sẽ hoen ố cả toàn diện. Luận Niệm Phật Bảo Vương Tam Muội nói: “Bị oan ức chớ cầu biện minh, nếu biện minh tất oán hận càng sanh.” Bởi người đã cố tâm nói xấu, ta biện minh tức là cho kẻ đó nói sai, dĩ nhiên sẽ sanh sự oán thù tranh cãi, mà vô tình lại làm cho quần chúng hay biết, và để ý nghi ngờ mình. Thông thường, người mới tu hay thấy mình phải kẻ khác quấy. Người tu hơi lâu, thấy mình và kẻ khác đều có phải có quấy. Người tu càng lâu, duy chỉ thấy mình quấy. Tại sao thế? – Bởi khi việc khinh báng xảy ra, nếu hiện tại mình không sai quấy tất kiếp trước cũng lỗi lầm, nên đời nay phải chịu quả. Giả sử kiếp trước ta không có biệt nghiệp trực tiếp gây nên lỗi, thì cũng do cộng nghiệp tội ác, mới đồng sanh trong cõi ngũ trược này. “Đã mang lấy nghiệp vào thân. Cũng đừng trách lẫn trời gần trời xa.” Lời của cụ Nguyễn Du nói, cũng thầm hợp với lý đạo.
Hoà Thượng Thích Thiền Tâm
Hay lắm. Cảm ơn Đạo hữu đã chia sẻ.
“Nhẫn giả tự an” – HT Hải Hiền
A Di Đà Phật
Giúp Người Qua Cơn Đói Lòng Và Cái Kết Thật Bất Ngờ
TU NHƯ THẾ NÀO ĐỂ CÓ PHƯỚC?
Ngày nay chúng ta thường hay nghe nói đến 2 chữ “Phước báo”, nhưng lại khó lòng thấu triệt được cái gì là phước. Đa phần mọi người luôn cho rằng phải ăn mặc sung sướng, phải giàu sang phú quý, phải tiền hô hậu ủng, phải vui vẻ khoẻ mạnh, phải gia đạo hoà thuận thì mới gọi là phước. Điều này không sai, tuy nhiên phạm vi quá hạn hẹp. Nhà Phật giải thích chữ phước này bao gồm 2 tầng nghĩa là trên mặt sự tướng và trên mặt tâm:
1. Trên mặt sự tướng: Tất cả những thọ dụng từ miếng ăn, miếng uống, áo quần, vật chất, cho đến các mối quan hệ thiện duyên trong đời này mà một người có được thì gọi là phước. Trong phước này được chia làm 3 loại:
_ Phước về tài lộc: Nếu người có phước nhiều thì trong đời này bất luận là làm ngành nghề nào cũng rất dễ dàng phát tài, luôn được hưởng cuộc sống giàu sang phú quý, ăn sung mặc sướng. Nếu người có phước ít một chút thì đời này tiền của chỉ tạm đủ sống qua ngày mà thôi, không có dư để mà tích trữ.
_ Phước về thông minh trí tuệ: Nếu người có phước nhiều thì đời này rất thông minh, có thể nói là học 1 biết 10. Nếu người có phước ít thì đời này trí tuệ không thể mở mang, đối với tất cả các vấn đề đều rất chậm hiểu.
_ Phước về sức khoẻ và thọ mạng: Nếu người có phước nhiều thì đời này cơ thể luôn khoẻ mạnh, nếu có bệnh thì chẳng qua chỉ là cảm mạo đôi chút mà thôi, thọ mạng rất dài lâu. Nếu người không có phước nhiều thì rất hay bị bệnh, nay yếu mai đau, bệnh này vừa hết thì bệnh khác liền kéo đến, thọ mạng không dài lâu.
2. Trên mặt tâm thức: Cũng tức là nói đến sự an định của nội tâm. Nếu người có phước nhiều thì tâm luôn thanh tịnh an ổn, không có ưu, bi, khổ, não, không có lo nghĩ, cũng chẳng có chấp chước. Nếu người có phước ít thì tâm luôn động loạn bất an, thường hay sợ hãi, hay lo lắng suy nghĩ.
Vậy với người mà phước cực kỳ mỏng tạm hoặc không có phước thì sao? Thì đời này nhất định là nghèo cùng, thường hay có chuyện khiến cho hao tổn, gặp nhiều chuyện chẳng như ý khiến cho lo lắng không yên, thường hay gặp hoạn nạn, bị mọi người ghét bỏ, thường mắc tù tội, mọi sự vui sướng tốt lành dều lánh xa, thường gặp vận xấu, thọ mạng không dài lâu.
Từ đây, chúng ta cũng đã phần nào tự mình phán đoán xem trong vận mạng của chính mình chổ phước báo có được đó là nhiều hay ít. Nếu phước báo của chính mình đã có nhiều rồi, thì vẫn nên tiếp tục gieo trồng thêm phước báo, để cho phước báo này càng trổ càng thù thắng. Nếu phước báo của chính mình quá ít ỏi hoặc không nhiều thì cố gắng nổ lực tu phước và tiếc phước, để cho phước báo của mình ngày càng dày thêm, ngày càng thù thắng thêm.
Tu phước, phải tu như thế nào đây? Có rất nhiều phương pháp tu phước như: Bố thí, cúng dường, cứu giúp người nghèo khó hoạn nạn, chăm sóc bệnh nhân, hiếu dưỡng cha mẹ ông bà, làm đường, xây cầu, khuyên người làm lành, ăn chay, giới sát phóng sanh, giữ giới, tụng Kinh, niệm Phật…..Tuy nhiên, cách tu phước thù thắng nhất chính là sửa đổi tâm niệm.
Vậy phải sửa đổi tâm niệm như thế nào? Trước đây, mọi suy nghĩ đều là vì chính mình, vì lợi ích của bản thân mình, nay ta đem những suy nghĩ đó chuyển đổi trở lại, niệm niệm đều nghĩ đến lợi ích của tất cả mọi người, vì mọi người mà tận hết sức để phục vụ. Phàm là những tâm niệm hại người lợi mình, đối với xã hội đều chẳng có lợi ích, thì dù là 1 niệm cũng chẳng để cho sanh khởi lên. Nếu có thể làm được như vậy, thì phước báo của chúng ta chổ tu được đó là vô lượng vô biên, ngay trong đời này sẽ cảm thọ được thiện báo mà chẳng cần phải đợi đến đời sau.
Chúng ta thấy trong truyện Du Tịnh Ý Công Gặp Táo Thần, ông Du Tịnh Ý sau khi được Táo Thần khai thị cho phương pháp cải sửa lỗi lầm, tu tạo phước lành, thì ông thật sự quay đầu mà cải ác làm lành, niệm niệm đều là vì lợi ích của tất cả mọi người, ông chẳng còn vì bản thân ông nữa. Cho nên, ông nhận được thiện quả ngay trong hiện đời. Trong mạng ông vốn không có công danh nên dẫn đến ông thi đâu thì rớt đó, sau này ông thi đậu tiến sĩ, ra làm quan. Trong mạng ông có 9 người con, chết 7 còn 2, trong 2 đứa này thì 1 đứa that lạc từ nhỏ chẳng rõ sống chết, chỉ còn giữ lại được 1 đứa con gái duy nhất bên mình mà thôi, tuy nhiên đứa con này lại không bình thường, suốt ngày ngẩn ngơ, sau này ông tìm lại được đứa con trai đã thất lạc, còn đứa con gái cũng tìm được thầy trị cho hết bệnh. Thọ mạng của ông được kéo dài thêm, ông sống đến ngoài 80 tuổi. Đây đều do mạng hiện thời của ông đã chuyển đổi trở lại.
Lão pháp sư Tịnh Không
A Di Đà Phật, cảm thấy buồn bởi cứ nghĩ bấy lâu nay mình đi đúng con đường có duyên với Phật rất nhiều, nhưng vừ rồi bị chị ruột của mình nói chỉ nghe kinh, nghe niệm Phật thôi mà không hành thì không có một chút lợi ích gì hết. Nhưng mà hiện tại mình thấy mỗi ngàycó ít hoặc không có phiền não đôi lúc thấy vui vui. Chị nói mình nghiệp chướng nặng vì làm biếng tụng kinh vô lượng thọ, làm mình mông lung. xin quý đạo hữu an ủi mình với.
A DI ĐÀ PHẬT
Gửi bạn Mai Nguyễn,
*Học kinh, nghe pháp mà không hành thì cũng chỉ giống như người đói, khát nhưng không chịu ăn, uống vậy, vì thế dẫu biết ăn vào sẽ no, uống vào sẽ hết khát, nhưng cái vị của no, và hết khát bạn vĩnh viễn không bao giờ hiểu được. Đó là lý do tại sao chị bạn khuyên bạn.
*”Nhưng mà hiện tại mình thấy mỗi ngàycó ít hoặc không có phiền não đôi lúc thấy vui vui”.
Mỗi ngày có ít phiền não và không có phiền não khởi chẳng phải vì bạn đã tiến bộ, trái lại vì duyên chưa khởi thôi. Cụ thể là “đôi lúc thấy vui vui” thì đó chính là phiền não đã khởi rồi đó. Muốn biết bạn thực đang ít và không có phiền não hay không, bạn hãy quán chiếu ngay lời chị bạn khuyên: nghe kinh, nghe niệm Phật nhưng không hành thì không có một chút lợi ích gì hết. Khi nghe lời khuyên này bạn đã thấy mông lung. Mông lung là gì? là bạn chưa biết mình đang sai hay đang đúng. Một lời khuyên thôi (ý thiện) thì tâm bạn đã mông lung=phiền não khởi. Nếu lời khuyên là lời khó nghe, thậm chí mắng chửi, nhục mạ, liệu tâm bạn lúc ấy như thế nào?
Do vậy cho dù cả đời bạn có đọc, nghe hết kinh tạng Phật nhưng bạn không tu thì bạn cũng chỉ là người đói, khát nhưng không chịu ăn, uống vậy. Tại sao? Bởi Tu = sửa, muốn sửa phải quán chiếu, phải hành trì, nhờ hành trì mới biết được mình đang đi đúng hay sai đường, có lợi lạc hay chẳng lợi lạc.
TN
Tôi viết lên đây với tâm chân thành sám hối những tội lỗi tôi đả gây ra , tính đến nay biết được Phật Pháp cũng 6-7 năm , thật ra có học nhưng ko hành theo đúng lời Phật dạy , chỉ chạy theo cảm giác ích kỷ và chỉ riêng cho mình .
Tôi lập gia đình qua mai mối từ người thân , có thể nói là tình cảm ko có nhưng ko hiễu sao tôi vẩn chấp nhận với lý do là trước đó có người dạm hỏi mà cha mẹ ko chịu gì chê là con trai mà nhìn thấy yếu ớt bịnh hoạn ?? Gì vậy đả nhận lời với người chồng này .
Lấy nhau được ko bao lâu thì chiến tranh trong nhà xảy ta , anh ta là con trai một trong nhà cho nên ba mẹ anh ấy rất cưng chiều , khi có vợ rồi thì đâu có còn như hồi còn sống chung với ba mẹ đâu . Tánh gia trưởng rồi cọc cằn cộng thêm chồng chúa vợ tôi làm sao mả tôi chịu nỗi .
Sau 3 năm thì lần lượt 2 bé ra dời , 1 trai 1 gái rồi hầu như ko ngày nào mà ko gây ,
Tôi đi làm từ 7 giờ tới 5 giờ tan sở , về nhà chạy qua bên má tôi đón 2 cháu rồi về lo cơm nước , anh ấy về thì chỉ có ăn cơm rồi vào Internet chơi hay la cà với bạn bè , ko có phụ được 1 tay , ăn uống thì rất khó , đòi món này món kia , . Sau vài năm gặp lại bạn bè ai cũng bảo sao mà người già thế ??
Xung đột vợ chồng xảy ra hàng ngày , ko có ngày nào mà ko gây gỗ .
Sáng nào vào công ty mắt củng đỏ hoe và thiếu ngủ , có lần uống thuốc tự tử mà ko chết , có lẽ uổng ko đủ hay mạng mình chưa tới , ông chồng biết nhưng làm lơ . Sau lần đó tự hứa sẻ ko dạy dột nửa gì vẩn còn 2 đứa con cần mình .
Trong chi nhánh tôi làm có trưởng phòng để yếu và lẩm quen , mới đầu chỉ nói chuyện ích thôi gì dù sao củng là cấp trên của mình , dần dần mời mình đi ăn kem và đi uống cà fê rồi tình c tới lúc nào ko hay , có lẽ được chiều chuộng và tôn trọng cho nên mình ngả vào lòng anh ấy khi nào ko hay , rồi ko bao lâu gia đình tôi tan vở , 2 đứa con được toà cho giử rồi tôi và anh ấy chính thức dọn về sống chung , anh ấy chính thức ly dị vợ gì nói ko còn tình cảm với cô ta .
Về sống ko bao lâu thì lại gây gổ , quả báo nhản tiền 2 đứa con riêng của tôi ko thích anh ta , tôi có khuyên và năn nỉ cách mấy nó cũng ko nghe , đứa lớn 9 tuổi còn đứa nhỏ 7 tuổi , 2 anh em làm tôi đứng giửa khỗ sở vô cùng , tôi và chồng sau hầu nhủ gây gổ hàng ngày . Bây giờ tôi mới nhận ra là quả báo nhãn tiền ko cần đợi kiếp sau kiếp này thấy trước mắt rồi , tôi thật khổ vô cùng
Viết lên đây với những lời sám hối từ tận trong tim tôi , tội ngoại tình đây là kết quả tôi gánh chịu , cuộc sống của tôi và chồng sau này ko biết khi nào tan rã , tôi sẽ ko buồn và đau khỗ gì đây là kết quả cho tội lỗi tầy trời của tôi , xin thành tâm sám hối
Chào bạn Sám Hối,
Bạn biết ăn năn là rất tốt. Tuy nhiên, thực tâm sám hối không chỉ ở lời nói mà phải ở hành động. Sám hối không phải là cứ để mọi việc như thế, mà phải là thành tâm sửa chữa những sai trái của mình.
Từ đây về sau bạn phải quyết không phạm phải lỗi đó nữa và tự sửa đổi bản thân cho tốt hơn, cố gắng gieo nhân tốt để ngày sau được quả tốt. Bạn hãy xem lại bản thân mình còn có lỗi lầm gì nữa và hãy sửa chữa; hãy xem mình đã làm hết bổn phận của một người mẹ hiền, một người vợ tốt chưa. Ví dụ, bạn và người chồng hiện tại cãi cọ với nhau, chính là do bạn để sự nóng giận chi phối mình. Bây giờ hãy tập kềm chế lại, không cãi nhau với chồng nữa. Hãy tập trò chuyện, trao đổi ý kiến cùng nhau. Bạn hãy rèn cho mình tính nhẫn. Trong gia đình mà người vợ mà không có sự nhẫn nhịn cần thiết thì gia đình rất dễ tan vỡ. Bạn thấy người ta thường ví người nữ như dòng suối, như cây liễu,.. Nước, cây liễu đều là những thứ mềm mại nhưng không dễ chia cắt được. Nước chảy gặp đá thì đi vòng qua rồi tiếp tục chảy. Liễu gặp gió mạnh thì rạp xuống nhưng hết gió thì lại trở về như trước chứ không như một số loại cây khác vì quá cứng cỏi mà bị gẫy vụn. Cho nên nhẫn nhịn là sức mạnh, chứ không phải là yếu hèn.
Chẳng có đứa con nào muốn cha mẹ chia lìa cả, nên hai cháu không thích người chồng sau của bạn là điều dễ hiểu. Khi bạn tái giá ắt hẳn bạn cũng đã lường trước việc này. Cho nên, để hai cháu có thể yêu thương người chồng hiện tại của bạn, thì anh ta cần phải tập yêu thương chúng chân thành trước, rồi tự nhiên chúng sẽ đáp lại. Và bạn ở giữa, phải là người rất khéo léo; giữa vai trò người mẹ, người vợ, bạn phải có được sự khách quan và tinh tế. Sám hối thật sự chính là đây, chính là bạn chịu vất vả, chịu sự thiệt thòi về phần mình để xây dựng một gia đình êm ấm thực sự cho hai đứa con và chồng của mình.
Bạn hãy nên thường niệm Phật mỗi ngày. Khi niệm cần phải chú tâm và thành kính. Nhờ năng lực của Phật hiệu mà tâm bạn sẽ dần trong sáng, thanh tịnh, nhờ đó mà trong cuộc sống bạn sẽ phân biệt rõ những xấu, tốt, đúng, sai, từ đó sẽ không làm việc xấu, ác nữa và có những hành xử thích hợp.
Chúc bạn tỉnh giác.
Nam Mô A Di Đà Phật.
SH từ tận đáy lòng xin tri ơn lời chĩ dạy của cư sĩ Phước Huệ , đọc tới đâu SH nước mắt chảy tới đó , SH khóc gì những lời chĩ dạy rất chân thành tha thiết , nguyện sẽ sửa đỗi lại , kềm chế tánh sân của mình và sẽ cố gắng tu tập sữa lại những lỗi lầm và sẽ không bao giờ tái phạm lại . Xin cúi đầu đa tạ cư sĩ Phước Huệ