Huyện Trấn Giang thuộc tỉnh Giang Tô có người tên Lăng Khải, tên tự là Tử Chánh. Vào năm Quý Mão thuộc niên hiệu Khang Hy [1663] ông ta vì ghét con chó của người hàng xóm hung dữ cắn người, liền dụ nó vào một ngõ hẹp rồi bít lối ra, muốn bỏ đói cho nó chết đi để dứt mối họa. Khoảng một tuần sau mở chỗ bít ra xem thử, thấy con chó chưa chết mà vẫy đuôi đi ra, từ đó không cắn người nữa, nhưng đống đất trên nền gạch trong ngõ bị chó ăn hết khoảng một nửa.
Hai tháng sau, chó tự nhiên chết. Đêm ấy, Lăng Khải nằm mộng thấy mình đi đến một phủ đường, có hai người dáng vẻ tôn quý ngồi hai bên. Người áo xanh hỏi: “Làm người mà không có lòng nhân hậu thì sao?” Người áo đỏ nói: “Phải đền lại gấp mười lần.” Liền sai quân dẫn Lăng Khải đến phía sau nhà, thấy trong vườn hoa mai nở rộ, dưới gốc cây có một chậu nuôi cá vàng, trong chậu nổi lên một con cá chết. Tên quân kia chỉ vào mà nói: “Chữ ‘ngục’ (獄) do từ chữ ‘khuyển’ (犬) là con chó mà ra, ông đã biết chưa? Mười năm sau sẽ ứng nghiệm.”
Lăng Khải tỉnh mộng lấy làm lạ lùng, không hiểu được gì cả. Đến tháng giêng năm Quý Sửu [1673] vì chuyện của người khác mà Lăng Khải lại bị vu cáo rồi tống giam vào ngục. Khi vào trong ngục cũng thấy hoa mai vừa nở, có con cá vàng chết nổi lên trong chậu, giống hệt như những gì đã thấy trong giấc mộng. Quả nhiên phải chịu đói đến 7 ngày, chỉ còn chút hơi thở thều thào sắp chết. Lại tiếp tục bị giam trong ngục đúng 100 ngày mới được thả, quả nhiên phù hợp với lời nói “phải đền lại gấp mười lần”.
- Lời bàn:
Lăng Khải là người chất phác, thành thật, rất giỏi môn toán số Hoàng cực của Thiệu tử. Tôi (Chu An Sĩ) với ông ấy từng gặp nhau nhiều lần, chính miệng ông đã kể lại đầu đuôi câu chuyện này cho tôi nghe.
Trích An Sĩ Toàn Thư – Khuyên Người Tin Sâu Nhân Quả
Nguyên tác Hán văn: Âm Chất Văn Quảng Nghĩa
Tác Giả: Chu An Sĩ
Việt dịch và chú giải: Nguyễn Minh Tiến
Các thầy và các đạo hữu cho con hỏi thân kiến là gì và giới cấm thủ là gì 2cái kiết sử nầy con mơ hồ qúa.bên con không có thầy chỉ dậy với lại cũng không có các thiện chi thức trao đổi.chỉ là 1 mình xem kinh sách và tự học lấy thôi nên không có hiểu được bao nhiêu
NHẤT ĐỊNH PHẢI NẮM BẮT NHÂN DUYÊN NÀY!
”
Một ngày giữa mùa thu năm 2012, có vài vị cư sĩ vùng khác đến chùa Lai Phật, họ đến tự viện, liền đến hỏi thăm lão Hòa thượng Hải Hiền trước. Lão Hòa thượng đang ngồi ở đó chẻ củi, sau khi mọi người đảnh lễ Ngài, thì thỉnh cầu lão Hòa thượng khai thị vài câu cho mọi người. Lão Hòa thượng vẫn ngồi ở đó, vừa chẻ củi vừa nói: “Không có gì để khai thị, chăm chỉ niệm Phật! Trên đời không có việc gì khó, chỉ sợ tâm không chuyên.” Mọi người nghe xong rất hoan hỷ, đều vỗ tay. Ngài tăng thêm ngữ khí lại nhấn mạnh lần nữa: “Thật sự không có việc gì khó đâu!”
Câu nói “Trên đời không có việc gì khó, chỉ sợ tâm không chuyên” của lão Hòa thượng Hải Hiền, làm tăng trưởng tín tâm và nguyện tâm của người niệm Phật. “Chuyên” là chuyên nhất, cũng chính là “Một môn thâm nhập, trường thời huân tu”, huân tu lâu rồi mới có ngộ, cũng chính là người cổ xưa thường nói “Đọc thư thiên biến, kỳ nghĩa tự kiến”. Đây là lý niệm và phương pháp liên quan đến học tập trong truyền thống Trung Quốc: Lý niệm là một môn thâm nhập, trường thời huân tu; phương pháp chính là đọc thư thiên biến, kỳ nghĩa tự kiến. Vì vậy, chỉ cần một môn thâm nhập, trường thời huân tu, nhất định có thể thành tựu.
Lão Hòa thượng Hải Hiền không ngừng nói với người khác, người có thể niệm Phật đều là người có phước đức lớn, thiện căn lớn, nhất định phải nắm bắt nhân duyên lớn và tốt này, lão thật niệm Phật, đời này thành tựu!
”
Trích CUỘC ĐỜI LÃO HÒA THƯỢNG HẢI HIỀN
A DI ĐÀ PHẬT…
Kính gởi liên hữu Phước Huệ:
Cho Tịnh Độ hỏi : mình mới dọn nhà mới, dán khoảng vài chục con đang ở trong nhà, vợ đòi kêu tụi xịt tiêu diệt dán mình đang quản binh (ko cho) Phước Huệ làm thế nào cho dán đi và Tịnh Độ không bị tội sát sanh dán? Ngoài trời đang lạnh?
Xin chân thành cảm ơn Phước Huệ, và các liên hữu cho Tịnh Độ ý kiến để không tạo nghiệp sát.
A DI ĐÀ PHẬT…
Tu tập mà cứ tìm câu trả lời từ bên ngoài thì mãi mãi sẽ không thể nhìn thấu bản thân. Không nhìn thấu bản thân thì muôn đời không thể hiểu được bất cứ cái gì của thế gian pháp lẫn xuất thế gian pháp.
Nếu còn ý nghĩ muốn hỏi hết cái này đến cái kia, rồi lại tự bao biện ta hỏi vì muốn giúp kẻ sơ cơ khác hiểu rõ hơn – đây là vọng tưởng. Người nào nghĩ rằng hỏi nhiều và trả lời lại hết cho các chúng sanh như vậy mới là tốt cũng lại rơi vào vọng tưởng, cũng chỉ là kẻ đui dắt người mù mà thôi.
DM xin tạm biệt các liên hữu. Trước khi tạm biệt, DM có đôi lời rất thẳng thắn như trên. Khi đã xác định muốn tu tập nghiêm túc thì hãy xin học từ 1 thiện tri thức chân chánh, nếu không có duyên gặp được thiện tri thức thì các liên hữu hãy học từ các bài giảng pháp của 1 pháp sư thôi. Ngài Tịnh Không hoặc Ngài Tuyên Hóa chẳng hạn.
A Di Đà Phật! Nam Mô Quán Thế Âm Bồ Tát!
Kính chào Tịnh Độ
Mình đã lấy một cái chai không (Chai Coca, Sprite) bỏ thức ăn thừa vào trong đó, vặn nắp đậy kín lại. Sau đó dùng dao bén rạch một lằn trên thân chai( khoảng chùng 3 lóng tay) và để vào chỗ dán thương tụ tập. Sau vai ngày, dán đã ở trong chai, mình sẽ đem chai đó bỏ vô thùng rác. Trước khi bỏ thùng rác, nhớ mở nắp chai bỏ đi. Đừng quên niệm danh hiệu A Di Đà Phật cho mấy con dán nó nghe. Chúc Tịnh Độ thân tâm an lạc và tu hành tinh tấn.
Tịnh Pháp
Và nhớ đừng cột mấy bao rác lại vì như thế chúng sẽ bị chết trong bao nhé. 🙂
”
Để đối trị tâm tham, đức Phật dạy chúng ta phải biết sống thiểu dục tri túc (ít muốn và biết đủ). Nếu biết đủ thì nằm dưới đất vẫn thấy đầy đủ; nếu không biết đủ thì nằm trên đống vàng vẫn thấy thiếu. Trước đây, do vô minh, không hiểu Phật pháp, chúng ta cứ nghĩ rằng ngũ dục chính là hạnh phúc tốt đẹp, là nấc thang đưa chúng ta đến thiên đường; bây giờ, biết Phật pháp rồi, chúng ta mới thấy ngũ dục là nguồn gốc của tội lỗi, sa đọa, đau khổ và luân hồi sinh tử. Càng chạy theo ngũ dục, chúng ta sẽ càng đau khổ và bất an. Buông bớt chúng chừng nào, chúng ta sẽ thanh thản, nhẹ nhàng, an vui và hạnh phúc chừng ấy. Hạnh phúc không phải là có được nhiều tiền, nhiều vợ, nhiều chồng; đạt được địa vị cao sang, quyền quý; hay ăn được những món cao lương mỹ vị… Đôi khi, cũng vì những thứ dục lạc đó mà chúng ta trở thành người bất hạnh và khổ đau.
Đã là người học Phật, chúng ta phải biết làm cách nào để đạt được hạnh phúc. Ví như một nồi nước sôi, muốn mau nguội thì trước hết cần phải rút củi ra. Cũng vậy, muốn đạt được hạnh phúc, chúng ta phải bớt đi lòng tham vì chính lòng tham dẫn dắt chúng ta vào khổ đau, sa đọa và luân hồi. Từ vô thủy kiếp đến nay, chúng ta phải chịu cảnh luân hồi đau khổ trong lục đạo, khi được thân người, khi mang thân thú, khi làm ngạ quỷ, khi đọa địa ngục… Tất cả đều là do lòng tham mà ra. Hiểu được lòng tham là gốc của đau khổ, của sinh tử luân hồi thì chúng ta phải giảm bớt nó đi. Càng giảm bớt lòng tham bao nhiêu thì con đường thoát khỏi luân hồi, đi đến an vui, hạnh phúc và sinh về cảnh giới tốt đẹp càng dễ bấy nhiêu. Ngược lại, khi chúng ta tăng trưởng lòng tham thì con đường đi đến bất hạnh, khổ đau và đọa lạc vào ba đường ác cũng ngày càng rộng mở.
Hôm nay, quý vị hãy kiểm điểm, suy xét lại xem lòng tham của mình có giảm được chút nào chưa? Nếu có là chúng ta đang tiến bộ. Và hãy tự hứa với mình rằng, trong mỗi năm từ nay về sau, lòng tham của chúng ta sẽ ngày càng giảm bớt. Được như thế là quý vị tu có kết quả, có tiến bộ, sẽ đạt đến thanh tịnh, an lạc, hạnh phúc và giải thoát.
”
Trích NHÌN LẠI – TT Thích Chân Tính
NHỜ KIÊNG TRÌ TỤNG KINH QUÁN THẾ ÂM PHỔ MÔN PHẨM ĐƯỢC BỒ TÁT HIỆN THÂN CHỮA BỆNH
Thưở xưa, có người họ Lương, tên là Hồng Mãn ở xứ An Định, sanh trong gia đình lễ giáo, nên tuy còn nhỏ tuổi mà tánh tình hòa nhã, khoan hồng độ lượng, xử trí mọi việc đều vừa lòng cha mẹ và thầy bạn.Khi chàng được 15 tuổi, bổng phát bệnh tê bại, co rút hai chân. Cha mẹ lo thuốc thang điều trị, rước đủ danh y mà kết quả chỉ tiền mất tật mang. Hồng Mãn bèn phát tâm trì tụng kinh Quán Thế Âm Phổ Môn phẩm trọn ba năm trời, một lòng tinh tấn không giải đãi.
Một đêm nọ, chàng vừa tụng kinh xong, bỗng thấy có một vị sa môn tay cầm bình bát, đứng lặng im trước mặt chàng.
Hồng Mãn thấy vậy, liền cúi đầu thi lễ hỏi rằng: “Bạch đại sư! Chẳng hay ngài từ đâu tới và có việc chi cần, xin vui lòng khai thị cho đệ tử được biết?”.
Vị sa môn đáp rằng: “Vì ba năm nay ngươi có lòng thành kính, thường niệm danh hiệu ta, nên ta thân hành đến đây để chứng lòng thành của ngươi”.
Hồng Mãn lắng tai nghe xong, cúi đầu đảnh lễ và hỏi rằng: “Bạch cùng đại sư! Nếu vậy ngài quả là bậc phi phàm thị hiện đến đây mà cứu độ đệ tử. Song chẳng biết kiếp trước đệ tử có tạo ác nghiệp chi mà đời này phải chịu quả báo thế này, xin ngài từ bi chỉ dạy để đệ tử hay mà tự sám hối”.
Vị sa môn dạy rằng: “Đời trước, ngươi hay bắt trói vật để chơi nên dư nghiệp ấy làm cho kiếp này ngươi phải mang bệnh như vậy. Nhưng nhờ ngươi ăn năn sám hối nên tội đã diệt, nay ta đến đây trị bệnh cho ngươi, vậy ngươi hãy nhắm mắt lại”.
Hồng Mãn vâng lời, nhắm cả hai mắt thì thấy hai đầu gối đau nhức như đinh đóng vào người. Khi đầu gối bớt nhức, Hồng Mãn bèn mở mắt ra xem, định cúi đầu lạy tạ nhưng vị sa môn đã biến mất. Chàng đứng dậy đi thử, thấy hai chân cứng cáp và đi đứng như thường nên rất đỗi mừng vui.Chừng ấy, chàng mới giác ngộ, biết vị sa môn ấy chính là đức Quán Thế Âm thị hiện đến ban vui cứu khổ cho mình
Hồng Mãn thấy sự linh ứng lại càng gắng chí tu trì, nguyện không cưới vợ và từ bỏ mọi thú vui riêng mình. Chàng sắm lễ, rồi lạy cha mẹ mà tỏ ý không muốn tạo lập gia đình như người ở thế. Cha mẹ chàng nghe vậy cũng chẳng lấy làm vui song thấy con đã quyết tình, nên đành để con được như ý nguyện.
Từ ấy về sau, Hồng Mãn giữ phận tu tại gia, ngày chăm lo mọi việc, nuôi dưỡng cha mẹ già, đêm lại lo tụng kinh, ngồi thiền, hết lòng tinh tấn. Khi cha mẹ đã khuất, chàng lên ở am Thông Thiền Quán, tu tập Pháp môn thiền định rồi lãnh ngộ, nên ngồi thiền trọn ba ngày, hay năm bảy ngày không ăn uống chi mà khí sắc vẫn tươi tỉnh, hưởng thọ 83 tuổi mới viên tịch
Sưu tầm