Vào triều Thanh, tại huyện Vô Tích, tỉnh Giang Tô có một viên thư lại họ Vương. Vào năm Đinh Dậu thuộc niên hiệu Thuận Trị [1657] vì chuyện ghi chép lương tiền có sai sót nên bị giam rồi chết trong ngục Bắc Đô.
Đến tháng tư niên hiệu Khang Hy năm thứ hai [1663] có con trai của Kim Thái là Hán Quang, người Tô Châu, từ kinh thành đi thuyền về quê. Thuyền vừa đi qua bến Trương Gia bỗng nghe có tiếng người gọi: “Tôi là người họ Vương ở Vô Tích, xin được đi nhờ thuyền.” Hán Quang đồng ý, cho thuyền ghé vào, nhưng chẳng thấy ai cả. Thuyền ra đi, lại nghe có tiếng gọi như trước. Hán Quang lên tiếng hỏi, liền nghe tiếng họ Vương đáp thật rằng: “Tôi là quỷ chết oan, thuyền ông đậu xa bờ quá nên tôi không lên được.” Người trên thuyền nghe như vậy đều kinh hãi. Quỷ họ Vương liền nói: “Không sao đâu, cho tôi ngồi ở mạn thuyền là được.”
Hán Quang cho ghé thuyền vào sát bờ, liền nghe như có người nhảy lên thuyền. Thuyền vừa đi chưa bao lâu, chợt lại nghe tiếng quỷ kêu lên. Hán Quang hỏi việc gì, quỷ đáp: “Tôi bỏ quên cái túi nhỏ trên bờ sông rồi. Trong đó có sổ ghi chép lương tiền các khoản, về nhà có người tra hỏi, cần phải lấy đó làm bằng chứng. Xin cho tôi trở lại để lấy.” Hán Quang liền chiều ý.
Sau đó thuyền đi tiếp được ba ngày, lúc trời sắp tối bỗng nghe quỷ nói: “Xin tạm dừng thuyền, trên bờ chỗ kia có đàn phổ trai, tôi muốn đến dự.” Hán Quang không hiểu, hỏi: “Phổ trai là gì?” Quỷ đáp: “Người đời thường gọi là thí thực, tức là bố thí thức ăn.” Hán Quang liền ghé thuyền cho quỷ đi. Vừa đi được chốc lát đã trở lại ngay, nói: “Bồ Tát Quán Âm làm chủ đàn, không có phần cơm cho tôi, vì ngày trước tôi thích ăn thịt trâu. Mỗi khi Bồ Tát chủ đàn, tất cả những người ham thích thịt trâu đều không được vào ăn.” Hán Quang nghe như thế kinh hãi nói: “Có chuyện như vậy thật sao? Tôi vốn thường ăn thịt trâu, từ nay xin chừa bỏ.” Chốc lát sau, nghe tiếng quỷ khóc lớn. Hán Quang hỏi việc gì, quỷ đáp: “Vì ông phát tâm giữ giới không ăn thịt trâu, nên thần chứng giới đàn từ cõi trời sắp đến, tôi không thể ở đây được nữa.” Hán Quang liền hỏi: “Vậy ông làm sao về nhà?” Quỷ đáp: “Tôi phải chờ thuyền khác thôi.” Hán Quang dừng thuyền, quỷ lẳng lặng rời đi.
- Lời bàn:
Xưa, danh tướng Thích Kế Quang[*] mỗi ngày đều tụng kinh Kim Cang. Có một con quỷ báo mộng với ông, xin được tụng cho một quyển kinh để cầu siêu. Lúc Kế Quang đang tụng kinh, có con hầu gái mang trà đến, ông bèn khoát tay ý nói “không dùng”. Đêm đó mộng thấy quỷ hiện về nói: “Ông tụng kinh hay lắm, nhưng vì có thừa ra hai chữ ‘không dùng’ nên nguyện lực không thành tựu, tôi chưa thể được siêu thoát.”
Hôm sau, Kế Quang chí thành tụng kinh, không khởi niệm gì khác. Đêm đó mộng thấy con quỷ ấy hiện đến cảm tạ, nói rằng nhờ công đức tụng kinh đã được siêu thoát.
Ấy là vì quỷ thần phần nhiều đều có khả năng biết được ý nghĩ con người, nên mỗi khi khởi tâm động niệm, quỷ thần đều rõ biết con người đang nghĩ việc gì. Người đời hiện nay từ sáng đến tối, từ tối đến sáng, những ý niệm tội lỗi như giết hại, trộm cắp, dâm dục, dối trá, cho đến mười nghiệp ác, năm tội nghịch… nhiều không xiết kể, làm sao có thể không bị trời đất trừng phạt, quỷ thần giận dữ? Cho nên, những lúc “một mình tự xét” không thể không hết sức thận trọng.
[*] Thích Kế Quang, sinh năm 1528, mất năm 1588, là danh tướng thời Minh, từng có công chống giặc Nhật Bản quấy nhiễu vùng duyên hải.
Trích An Sĩ Toàn Thư – Khuyên Người Tin Sâu Nhân Quả
Nguyên tác Hán văn: Âm Chất Văn Quảng Nghĩa
Tác Giả: Chu An Sĩ
Việt dịch và chú giải: Nguyễn Minh Tiến
_HAI NGƯỜI VỢ _
Thuở xưa, có một người trung niên có hai bà vợ, một trẻ một già. Khi anh đến nhà người vợ trẻ thì cô ấy nói rằng: “Em tuổi còn nhỏ mà anh thì già. Sống với anh, em bị người đời cười chê, em buồn quá. Thôi anh hãy đến nhà chị ấy mà sống.” Người ấy muốn sống với vợ nhỏ, bèn nhổ bớt mấy sợi tóc bạc trên đầu cho ra vẻ trẻ trung hơn.
Rồi khi đến nhà người vợ lớn tuổi hơn, chị này lại nói rằng: “Tôi đã già, đầu bạc cả rồi, mà anh thì đầu tóc đen mướt thế kia coi sao được.” Anh ta cũng muốn được ở với bà vợ này, nên mới để lại mấy sợi tóc bạc mà nhổ bớt mấy sợi tóc đen.
Thay qua đổi lại nhiều lần như vậy, tóc trên đầu anh bị nhổ gần hết. Hai người vợ bây giờ thấy anh xấu xí dị hợm quá, bèn bỏ hẳn không thèm sống với anh nữa.
Người này thuở trước vốn là một con chó, sống trong một nhà nằm ở khoảng giữa hai ngôi chùa, cách nhau một con sông. Chùa bên này về hướng đông, chùa bên kia về hướng tây. Khi chó nghe tiếng chuông ở chùa nào, nó biết chùa đó có lễ cúng, liền chạy đến để được các thầy cho ăn. Một hôm, cả hai chùa cùng có lễ cúng, cùng nện chuông một lượt. Chó ta vừa bơi đến giữa sông, bỗng nghe tiếng chuông gióng giả ở cả hai bờ đông tây. Muốn qua chùa bên này, thì sợ chùa bên kia có đồ ăn ngon hơn. Còn muốn trở lại bên kia, thì sợ bên này có đồ ăn ngon hơn. Phân vân lưỡng lự như vậy mãi, một hồi lâu đuối sức mà chết chìm.
Người trung niên vì quá tham sắc dục mà bị hai vợ đuổi xua, có khác nào đời trước làm con chó, bởi tham miếng ăn ngon nên phải chết chìm. Sự tham lam làm cho con người ta trở nên ngu tối, chìm đắm mãi trong biển luân hồi. Nhất là sự tham sắc dục, nó đày đoạ và vùi lấp biết bao cuộc đời, gây ra những sự sỉ nhục rất gớm ghê!
—-
(Trích ” Chuyện Phật Đời Xưa” -botatquanam.com)
Mẫu chuyện này rất hay.
Tuy vậy tôi vẫn ko hiểu vì sao vị quỷ kia vốn có thần thông, thuộc cảnh giới vô hình có thể di chuyển tự tại, sao lại phải nhờ đến thuyền của con người chứ? Có vị nào có thể giải đáp dc ko?
Xin cám ơn
Chào bạn BÌNH MINH.
Điều gì cảm thấy có thể mang đi được thì mang.Điều gì không mang đi được thì không nên tìm hiểu sâu. Câu A DI ĐÀ PHẬT này mang đi được.
Không biết sao chứ mình biết có nhiều vị hương linh muốn đến chùa gặp Sư Thầy xin Quy Y phải đi chung xe với đoàn Phật tử đó.
A Di Đà Phật
Bạn Nguyên
Nếu bạn ko trả lời được thì nên yên lặng cung kính lắng nghe.
Trang này có nhiều vị Thiện tri thức kiến thức thâm sâu và lớn tuổi hơn bạn nên bạn phải biết điều này và đặc biệt là phải giữ sự khiêm cung cầu học của một người học trò, của một người em khiêm hạ.
Bố Thí 2 Đồng Với Tâm Rộng Lớn Phước Báo Nhiều Hơn Bố Thí 2000 Lạng Bạc Với Tâm Nhỏ Hẹp
Nói đến làm phước thì nhiều người cho rằng hễ vật mình cho đi càng có giá trị thì phước báo mình nhận được đó sẽ tương ứng với giá trị mình đã bố thí. Thật ra đây chỉ là do tâm phân biệt ít-nhiều của mọi người mà ra, chứ luật Nhân-Quả chẳng phải như thế. Nếu để ý, trong cuộc sống chúng ta dễ dàng thấy được có người chỉ bố thí có 1 đồng bạc thôi nhưng phước báo họ nhận được đó lại vô cùng to lớn, còn có những người đem vài mươi triệu đi bố thí nhưng phước báo họ nhận lại vô cùng nhỏ bé. Điều này nói lên rằng phước báo mà chúng ta tu được đó chẳng tuỳ thuộc vào số tiền chúng ta đã đem bố thí. Vậy phước báo tuỳ thuộc vào điều gì? Tuỳ thuộc vào tâm lượng khi hành bố thí.
Nếu tâm lượng của mình quá nhỏ hẹp, làm phước chẳng qua là làm cho có lệ, làm cho người khác xem, hoặc vì mong cầu phước báo, thì kết quả là phước báo mình nhận được đó lại vô cùng nhỏ, vì nó tương ưng với cái tâm nhỏ hẹp mình phát ra khi hành bố thí.
Ngày xưa, có cô gái ăn xin đến chùa lễ Phật, cô đem dâng cúng hết 2 đồng là số tiền cô xin được trong ngày hôm đó. Không ngờ sư trụ trì đích thân hồi hướng cho cô. Sau này nhờ phước báo cúng 2 đồng đó mà cô được tuyển vào cung làm quý phi. Sau khi giàu có, cô nhớ đến ngôi chùa năm xưa, nên sai tuỳ tùng mang 2000 lạng bạc đến chùa cúng dường. Lần này sư trụ trì chỉ bảo đệ tử ra hồi hướng cho cô mà thôi. Cô rất ngạc nhiên mà hỏi rằng:
_ ” Con lần trước chẳng qua là chỉ cúng dường có 2 đồng bạc, thầy lại đích thân hồi hướng cho con. Lần này con cúng dường đến 2000 lạng bạc, nhưng thầy lại không đích thân hồi hướng cho con. Không biết là vì nhân duyên gì?”
Sư trụ trì trả lời rằng:
_ ” Trước đây con cúng dường tuy ít, song rất mực chân thành. Nếu ta không đích thân hồi hướng cho con thì e không xứng với cái tâm chân thành đó. Nay con cúng dường tuy nhiều song không chân thiết chí thành như lần trước, cho nên ta cho người hồi hướng thay cũng đủ rồi”.
Vì vậy, tuy chỉ có 2 đồng bố thí vẫn kể là việc thiện trọn vẹn, 2000 lạng bạc tuy nhiều nhưng vẫn coi là việc thiện phân nửa. Sao gọi là việc thiện phân nửa? Vì chỉ có tiền mà không có tâm, cái tâm lượng quá nhỏ hẹp.
Nhà Phật thường nói:
_ ” Tâm bao thái hư, lượng châu sa giới”.
Nếu tâm mình phát ra đó to lớn bao trùm cả hư không khi hành thiện, thì phước báo mình nhận được đó nhiều bằng cả hư không. Đây mới chính là việc thiện trọn vẹn. Vì sao? Vì tâm và hành đều tương ưng.
Vào triều nhà Hán, đạo sĩ Chung Ly đem phương pháp luyện đan của mình truyền lại cho Lã Đồng Tân, có thể chỉ sắt hoá vàng đem ra cứu giúp người nghèo. Lã Đồng Tân mới hỏi Chung Ly:
_ ” Sắt biến thành vàng, xin hỏi bao lâu thì trở lại thành sắt?”
Chung Ly đáp:
_ ” Sau 500 năm sẽ trở lại thành sắt”.
Lã Đồng Tân mới bảo:
_ ” Vậy sẽ gây hại cho người 500 năm sau. Tôi không muốn làm việc này”.
Chung Ly sở dĩ muốn dạy Lã Đồng Tân chỉ sắt hoá vàng chẳng qua là muốn thử tâm của Lã Đồng Tân mà thôi. Cho nên khi nghe Lã Đồng Tân nói vậy mới biết ông có tâm lành chân thật, mới bảo rằng:
_ ” Tu tiên cần phải tích chứa đủ 3000 công đức. Nay ông nói được lời này thì 3000 công đức xem như đã đủ”.
Đây là việc thiện trọn vẹn, vì tâm chân thật lo nghĩ đến tất cả mọi người, nên dù chỉ là 1 lời nói mà công đức đã trọn vẹn.
Người đời nay tâm lượng quá nhỏ hẹp, ngoài tự tư tự lợi của bản thân mình ra thì trong tâm không chứa nổi 1 vật, 1 người nào cả. Vậy thì làm sao có thể tự cầu lấy phước báo cho mình chứ? Nên biết rằng, dù là thế gian pháp hay là Phật pháp đều chẳng ngoài tâm, đều chỉ quý nơi tâm lượng, chẳng quý nơi hình thức bên ngoài.
Nay đã hiểu rõ đạo lý này rồi thì khi hành thiện tu phước, mình mới biết được chính mình cần phải hành thiện như thế nào, tu phước ra sao, tâm lượng phát ra bao lớn, mới có thể dẹp bỏ được những tự tư tự lợi của bản thân để tự cầu đa phước cho chính mình. Cổ nhân thường nói:
_ ” Khi mê tiền chỉ là tiền, ngộ rồi mới biết trong tiền có tâm”.
Tài liệu tham khảo: Pháp ngữ của pháp sư Tịnh Không, truyện Liễu Phàm Tứ Huấn
Giang Thanh biên soạn
Loài vật còn biết nhường cơm xẻ áo cho nhau, còn chúng ta thì sao?
Kính mong mọi người cùng niệm: Nam Mô A Di Đà Phật
A Di Đà Phật
Bạn Bình Minh,
Mỗi chúng sanh đều có một duyên nghiệp, phước báu khác nhau, vì thế khi sống cũng như khi đã chết họ đều mang theo nghiệp duyên và phước báu đó để tái sanh vào cảnh giới tương ưng.
Không phải cứ làm ngạ quỷ thì đều có thần thông rồi có thể đi mây, về gió như bạn tưởng. Nguyên nhân? Để bạn dễ hiểu, TĐ lấy một ví dụ nhỏ: ví như có người còn sống chỉ cầu miếng ăn hàng ngày mà không đủ; có người cầu có chiếc xe đạp đi mà không có; có người cầu chiếc xe máy cũng không có; lại có người cầu chiếc xe ô tô cũng không được. Trái lại, có người cầu ăn có ăn, cầu xe đạp có xe đạp, xe máy, ô tô đều có cả. Hai người này gọi là người nghèo và người giàu. Nghèo vì nhân xan tham, bỏn xẻn. Giàu vì họ năng hành bố thí, cúng dường… Vì thế khi hai hạng người này xả báo thân, họ sẽ mang theo những phước báu của tiền kiếp và kiếp hiện tiền để tái sanh theo cảnh giới tương ưng với nghiệp phước họ gây tạo. Đây là những chúng sanh thuần không tu đạo.
Việc những chúng sanh vô hình có thần thông, phần lớn họ đều là người đã, từng tu đạo và đã có sự chứng đắc ở chừng mực nào đó. Tuy nhiên phần lớn là hành tà đạo, nên không hội đủ thiện căn, phước đức, nhân duyên để tái sanh vào cõi lành, vì thế họ sống đoạ lạc trong giới cảnh ngạ quỷ. Điều này trong Kinh Thủ Lăng Nghiêm Phật dạy Ngài A Nan rất cụ thể về Bốn Điều Răn Dạy Minh Bạch Về Tánh Thanh Tịnh, mong bạn hoan hỉ đọc kỹ để nắm vững mà tu hành thanh tịnh nhé.
TĐ
Tham Khảo: Bốn Điều Răn Dạy Minh Bạch Về Tánh Thanh Tịnh
Con năm nay 19 tuổi,và gia đình con theo đạo Chúa, nhưng từ nhỏ còn cảm nhận được tâm con luôn hướng về Phật pháp, mỗi lần đi chùa đều thích vô cùng và cảm thấy lòng tự tại, con luôn luôn cảm thấy hứng thú với nhân quả và hay đọc những lời Phật dạy, có một cảm giác thích thú vô cùng với Phật pháp mà con không thể diễn tả, trái ngược lại với đạo mà con đang theo. Gia đình khi nghe con nói thì mắng mỏ và bảo là con nói nhảm, nhưng thật sự đây là những gì tận sâu trong tâm con cảm nhận thấy, con cảm thấy gần gũi và thân thuộc với Phật pháp, con không hiểu tại sao mình lại như vậy, con không biết phải làm sao, con đã nghĩ đến chuyện bỏ đạo để đi theo Phật pháp, nhưng chắc là khó có thể. Chuyện này luôn quẩn quang trong tâm trí con và nhiều lúc làm con mệt mỏi. Liệu có phải kiếp trước con làm gì nên tội nên mới quẩn bách thế này ? Con hoang mang lắm. Mong nhận được phúc đáp của mọi người.
Phật pháp là giáo dục. Nam mô A Di Đà Phật ?
Nhà tôi chẳng ai theo đạo nào hết. Cứ vẫn tiết mục sát sanh cúng tế,vẫn là thịt xẻ máu tuôn. Nhưng đã tu hay theo đạo gì thì cũng chẳng ảnh hưởng ,chướng ngại được.
……….
Ví dụ như bạn vẫn là sống nơi đó, ăn ở làm lụng nơi đó nhưng trong tâm bạn NIỆM A DI ĐÀ PHẬT.Ngoài mặt bạn thản nhiên như không. Họ không hay biết nhưng bạn lại vẫn là câu A DI ĐÀ PHẬT này hết ngày này qua ngày khác. Trong tâm bạn thực sự có thay đổi đó là sự khoan khoái. Điều này tôi cảm nhận rõ lúc tôi làm việc. Có rất nhiều người tới gây sự tôi. Họ nói tôi, kích tôi thế nhưng họ không thể làm tôi ảo não,lo rầu. Cho nên tu thì cũng có nhiều chướng duyên .Cái nguy hiểm nhất là lúc bạn nổi giận lên. Điều nnày là đặc biệt phải chú ý. Nếu nổi khùng,nổi điên lên thì coi như là đạt được mục đích của CHÚNG MA kia muốn kéo bạn đoạ lạc và đạt được mục đích quấy phá của họ rồi.
Các vị có tu hành thường hay để lại những câu dạy bảo vô cùng sâu sắc.
PHÂN BIỆT CHẲNG PHẢI Ý. Ta chung sống trong môi trường nào thì cứ theo môi trường ấy nhưng ý của chúng ta thì không giống như vậy.
Nguyen Nhi thân mến,
Trong khi chờ đợi quý thiện tri thức giải bày cho Nguyen Nhi, mình xin có đôi lời trước với Nhi nhen! Theo mình nghĩ là kiếp trước Nhi đã từng tu học Phật pháp, nhưng vì một nhân duyên naò đó mà Nhi phải tái sanh vào một gia đình khác niềm tin tôn giáo, nay gặp lại Phật pháp cảm thấy vui mừng giống như người đi lạc lâu năm được trở về nhà. Trước mắt, Nhi ráng tu học theo lời Phật dạy rồi hồi hướng công đức cho cha mẹ, mong cho cha mẹ có nhiều thuận duyên với Phật pháp; khi hội đủ nhân duyên rồi thì hãy độ cho cha mẹ kính tin Tam Bảo, đó là cách báo hiếu cao quý nhất, như lời Phật dạy trong kinh về hiếu:
“Phật hỏi các Thầy Sa môn: Con nuôi cha mẹ, lấy cam lồ trăm vị làm thức ăn, dùng thiên nhạc làm vui tai, sắm y phục hảo hạng mặc nơi thân, vai cõng cha mẹ đi khắp bốn phương, suốt đời phụng dưỡng như vậy, đáng gọi là hiếu chăng?
Các Thầy Sa môn thưa: Người này là đại hiếu.
Phật dạy: Chưa gọi là hiếu.
Phật bảo các Thầy Sa-môn: Xem người thế gian không có hiếu thảo, chỉ thế này mới gọi là hiếu: Hãy khuyên cha mẹ bỏ ác làm lành, thọ Tam quy giữ Ngũ giới. Dù cha mẹ sớm mai thọ trì quy giới, chiều về cõi chết, đối với ơn nặng cha mẹ nuôi dưỡng, cũng gọi tạm đền”. (Kinh Tạp Bảo Tạng).
Mình có từng xem một video của chùa Ba Vàng mà mình quên mất tựa đề, nhân vật chính của video ấy là một cụ ồng, một nhà trí thức Công giáo nhiều đời. Ông kể là nhờ đứa con gái sống ở Canada trở về độ cho ông kính tin Tam Bảo, làm cho ông tiêu trừ mọi bệnh tật, mà trước đó y học hiện tại đã bó tay. Ông nói đúng là Phật pháp thật mầu nhiệm, không thể nghĩ bàn!
Vài lời chia sẽ cùng Nhi. Chúc Nhi thân tâm thường an lạc và luôn tinh tấn trong tu học Phật pháp.
Nam Mô A Di Đà Phật!
Đạo hữu Nguyễn Thị Lựu nhắc đến video của chùa Ba Vàng:
Phật tử Lương Văn Hiền – pháp danh Chánh Trí Giác
Cụ Lương Văn Hiền, giáo sư Pháp văn 80 tuổi, ngoại đạo, bị ung thư gang, rối loạn ruột, và hư phổi. Bác sĩ đã bó tay trả về. Con cháu ở nước ngoài về chuẩn bị hậu sư. Nhờ một người con gái ở Canada về khuyên niệm Phật, và đã được thầy Thích Trúc Thái Minh quy y tam bảo ở tuổi 80 và sau đó bệnh được chữa khỏi chỉ trong tám ngày. Cụ nhắn nhủ mọi người là khi mình Niệm Phật phải có lòng tin tuyệt đối.
Đặc biệt là cả gia đình là Công Giáo, nhưng có con gái út bên Canada có duyên với Phật pháp về và đã khuyên được cha mình niệm Phật
Xem video dứới đây.
Tọa Đàm: Sự Mầu Nhiệm Của Phật Pháp (Nhân Vật: Chánh Trí Giác) (Rất Hay)
https://www.youtube.com/watch?v=D4Tcx7e74k0
Có thể thêm xem thầy Thích Trung Đạo. Thầy xuất thân từ Thiên Chúa Giáo mà chuyển sang Phật Giáo
https://www.youtube.com/watch?v=fyGXj3bIMg0
Bạn Nguyên
Bạn có biết ý nghĩa câu “Phân biệt ko phải ý” ko?
Ở vô lượng đời quá khứ bạn đã gieo nhân giải thoát, học Phật, nên nay khi gặp lại bạn sanh tâm hoan hỉ, cảm thấy như gần gũi, hãy giữ vững co hội này, đừng để luống qua. Và cũng vô lượng đời quá khứ vì những nhân duyên nào đó bạn lại sanh ra trong gia đình không theo học Phật, họ gây khó dễ cho bạn….vì những nghiệp duyên ở quá khứ bạn đã tạo. Vô minh là cội nguồn của khổ não, Phật pháp là ánh sáng trí tuệ đưa ta đến bờ giải thoát, tin tấn học Phật, đừng để thân mạng này trôi qua vô ích, không một pháp lành nào trên thế gian này có thể giúp ta giải thoát viên mãn ngoài Phật pháp. Hãy giữ lấy Phật đạo trong tâm, khéo léo học, chọn phương tiện thích hợp để tu học. Phật pháp là cứu cánh, hãy nắm lấy.
Anh MINH THIỆN nên xem nhiều pháp ngữ hoà thượng TỊNH KHÔNG.
Nếu hỏi em thì chẳng thể thoả ý anh được.
Trong công việc em đã làm như thế này:
Bỏ đi sự phân biệt, suy nghĩ của mình để kế hợp với suy nghĩ,lời nói của người đối diện.Trong khoảng thời gian hoàn thành công việc đó họ bảo cắt ra thì cắt, họ bảo nối vào thì nối, thậm chí cắt ra, nối vào hoặc thay cái khác mình không có phân biệt, không có khởi suy nghĩ theo tôi phải làm thế này, thế này không đối đầu với họ. Hoàn thành xong chẳng phải kẻ ấy vui mà mình lại chẳng dính mắc cái NGÃ trong đấy.
A DI ĐÀ PHẬT
Gửi bạn Nguyên,
Xin cho TN chia sẻ cùng bạn vài hàng.
Làm việc cũng chính là tu học, vì thế chúng ta cũng cần phải có chánh kiến và chánh tư duy thì mới đem lại lợi lạc cho cả chủ và thợ. Nếu chúng ta áp dụng Phật pháp một cách máy móc theo kiểu: chủ bảo sao, tớ làm vậy thì không khéo chúng ta đang tạo nghiệp và sẽ mang lại sự tổn hại không thể tính kể cho tính mạng cũng như tiền của của mọi người.
Ví thử: ông A làm thợ điện và phải thiết trí hệ thống điện cho một công trình. Theo đúng hoạch định của công trình sư, dây điện phải mua loại A, các loại ổ, chấu, công tắc… phải mua loại A, vậy nhưng ông chủ bảo ông A đi mua đồ loại C, D để lấy tiền phụ trội chia nhau. Nếu ông A không tu đạo, hẳn không cần nói, nhưng nếu ông A là người tu đạo, biết rõ nhân quả, hẳn ông A nhận ra đó là hành vi trộm cắp dẫn đến thiệt hại về của cải cũng như tính mạng của nhiều người nhưng ông A vì không muốn khởi “phân biệt và chấp trước” những lời nói và hành động của chủ, nên đã vô điều kiện chấp nhận việc làm sai trái trên, điều này nếu hiểu ở góc độ người đời là ông A chọn giải pháp: Mũ ni che mắt để yên thân. Nhưng với người tu đạo thì thấy ác, thấy bất thiện mà vui vẻ làm, đồng nghĩa tán dương cái ác, giúp cái ác thêm tăng trưởng.
Như vậy việc chẳng thấy, chẳng nghe, chẳng nói nghĩa là gì? Không phải là bịt mắt, bịt tai, bịt miệng lại để không tạo nghiệp, trái lại (bước đầu tu học) phải có sự phân định chánh, tà. Chánh giữ, tà bỏ. Chánh làm rồi thì xả, xả rồi lại giúp nó tiếp tục tăng trưởng, tăng lại xả, xả lại tăng… Nhưng tà nhất quyết không làm, nếu không đủ duyên để chuyển hoá thì nhất quyết không chê bai, chấp chết cái ác, không tán phát khiến cho cái ác có nguy cơ bùng phát, tăng trưởng.
Đây là điều khó cho hàng tu sĩ tại gia chúng ta, vì hàng ngày phải đối mặt với cuộc sống để duy trì gia đạo, vì vậy đòi hỏi chúng ta phải thật khéo léo, uyển chuyển trong tư duy và áp dụng Phật học thì đời-đạo mới song hành được, bằng không nếu phân định rạch ròi thì chúng ta sẽ mất cơ hội để hoà nhập cuộc sống, đương nhiên đường tu sẽ bị cản trở.
Như vậy cụm từ “phân biệt, chấp trước” chúng ta phải khéo tư duy và quán chiếu trong từng ý niệm, làm sao không tổn người, hại vật, và luôn đem lại sự lợi lạc cho chúng sanh, đó mới thực là chân nghĩa.
TN
Cháu chào chú THIỆN NHÂN.
Trước kia khi cùng làm một việc với ai đó cháu không ít lần…..xây xẩm mặt mũi.
Nhưng sau này cháu rút ra nhiều bài học cho mình.
Trong đây cháu có đọc qua bài nào đó ở đây viết rất hay.
Yếu vô phiền não yếu vô sầu.
Bổn phận tuỳ duyên mạc cưỡng cầu.
Vô ích ngữ ngôn hựu khai khẩu.
Vô can kỷ sự thiểu đương đầu.
……….
Cháu hy vọng mình sau này có trí tuệ để có thể biết chánh tà,thiện ác. Chú biết nhiều điều nên cũng chia sẻ được nhiều kinh nhiệm. Thật may cho cháu và nhiều người ở đây khi được chú hồi âm.
Theo chỉ dẫn của Huynh Thiện Nhân thì bạn Nguyên vận dụng chưa đúng câu “phân biệt chẳng phải ý” rồi.
Câu này Hoa Minh cũng có nghe qua ở đâu đó nhưng vẫn cảm thấy mình còn rất mơ hồ. Nhân đây xin phép kính nhờ Huynh Thiện Nhân, Trung Đạo,….các vị Thiện tri thức trang duongvecoitinh khai sáng giúp
Xin cám ơn
Đây là câu nói của ĐẠI SƯ CHƯƠNG GIA thầy của HT TỊNH KHÔNG.
Tuỳ duyên bất biến,hằng thuận chúng sanh tuỳ hỷ công đức.
Câu này liệu có thể nói rõ PHÂN BIỆT CHẲNG PHẢI Ý rồi .
Chúng ta có phân biệt thì họ phân biệt,có chấp chước thì họ chấp chướcnhưng nội tâm họ thực sự là không có phân biệt,chấp chước.
……..
Đây cũng nhắc nhở bạn và tôi có đủ cái nhìn ,cái nghĩ có thể tuỳ duyên,bất biến hay không?
Mình đọc chưa từng thấy Đại sư Chương Gia nói vậy. Bạn Nguyên có nhầm lẫn chăng?
Đây là câu nói của Đại sư Vĩnh Gia, Sống vào thời Lục Tổ Huệ Năng trong nhà Thiền chứ ko phải là Chương Gia thầy HT Tịnh Không bạn nhé!
“Thien su Vĩnh Gia-(665 – 713)
Sư họ Ðới, quê ở Vĩnh Gia Ôn Châu, xuất gia từ thuở nhỏ. Sư xem khắp ba tạng Kinh, trí đức viên mãn, trụ trì chùa Hưng Long. Sư tinh thâm về pháp môn Chỉ Quán của Ðại sư Trí Khải ở núi Thiên Thai, trong bốn oai nghi lúc nào cũng khế hợp thiền quán. Thấy cạnh chùa dưới sườn núi có cảnh đẹp, Sư bèn xuống cất một Thiền am, lưng tựa ngọn núi xanh, hông kề dòng suối trong. Sư sống một đời thanh đạm, không hề nghĩ đến việc thế tục.
Sư nhân xem kinh Duy-ma phát minh được tâm địa. Gặp đệ tử của Lục Tổ là Thiền sư Huyền Sách, hai bên nói chuyện nhau đều thích hợp chư Tổ. Huyền Sách hỏi:
– Nhân giả đắc pháp nơi thầy nào?
Sư đáp:
– Tôi nghe trong các kinh luận Phương Ðẳng mỗi vị đều có thầy trò trao truyền. Sau xem kinh Duy-ma ngộ được Tâm tông, mà chưa có người chứng minh.
Huyền Sách bảo:
– Từ đức Phật Oai Âm Vương về trước, không có thầy chứng minh thì được. Từ đức Phật Oai Âm Vương về sau, không thầy tự ngộ đều là ngoại đạo thiên nhiên.
Sư nói:- Xin nhân giả vì tôi chứng minh.
Huyền Sách bảo:
– Lời nói tôi nhẹ lắm. Ở Tào Khê có Lục Tổ Ðại sư bốn phương học giả tụ họp về thọ pháp, nếu nhân giả muốn đi thì tôi cùng với. Sư bèn theo Huyền Sách đi đến Tào Khê.
Ðến nơi, Sư tay cầm tích trượng vai mang bình bát đi nhiễu Tổ ba vòng. Tổ hỏi:
– Phàm Sa-môn phải đủ ba ngàn oai nghi tám muôn tế hạnh, Ðại đức là người phương nào đến, mà sanh đại ngã mạn như vậy?
Sư thưa:- Sanh tử là việc lớn, vô thường quá nhanh.
Tổ bảo:- Sao không ngay nơi đó thể nhận lấy vô sanh, liễu chẳng mau ư?
Sư thưa:- Thể tức vô sanh, liễu vốn không mau.
Tổ khen:- Ðúng thế! đúng thế!
Lúc đó đại chúng nghe nói đều ngạc nhiên. Sư bèn đầy đủ oai nghi lễ tạ Tổ. Chốc lát sau Sư xin cáo từ.
Tổ bảo:- Trở về quá nhanh!
Sư thưa:- Vốn tự không động thì đâu có nhanh.
Tổ bảo:- Cái gì biết không động?
Sư thưa:- Ngài tự phân biệt.
Tổ bảo:- Ngươi được ý vô sanh rất sâu.
Sư thưa:- Vô sanh có ý sao?
Tổ bảo:- Không ý, cái gì biết phân biệt?
Sư thưa:- Phân biệt cũng không phải ý.
Tổ khen:- Lành thay! lành thay!
Sư ở lại đây một đêm để hỏi thêm đạo lý. Sáng hôm sau, Sư cùng Huyền Sách đồng xuống núi trở về Ôn Giang. Thời nhân gọi Sư là Nhất Túc Giác (một đêm giác ngộ).
Từ đây về sau, học chúng bốn phương tìm đến tham vấn Sư thật đông. Sư được tặng hiệu là Chơn Giác Ðại sư.
Ðời Ðường niên hiệu Tiên Thiên thứ hai (713 T.L.) ngày mười bảy tháng mười, tại viện riêng ở chùa Hưng Long, Sư ngồi vui vẻ thị tịch, thọ bốn mươi chín tuổi. Vua sắc ban là Vô Tướng Ðại sư, tháp hiệu Tịnh Quang.
Tập Chứng Ðạo Ca và Thiền Tông Ngộ Tu Viên Chỉ do Sư trước tác, sau này môn đồ là Ngụy Tinh làm Thích sử Khánh Châu, góp lại làm thành mười thiên gọi là Vĩnh Gia Tập.”
Bạn Nguyên
Tôi khuyên bạn nên hạn chế lên diễn đàn, vì kiến thức và kinh nghiệm của bạn còn quá hạn chế chưa đủ khả năng phúc đáp cho mọi người đâu. Tâm của bạn thì quá loạn, nhớ cái này lẫn qua cái kia, quả thật chẳng nên chút nào.
Tốt nhất là chỉ nói cái gì mình đã biết chắc chắn, chứ ko nên nói một cách mơ hồ theo cảm tính của mình.
Chuẩn men luôn. câu Phân Biệt Không Phải Ý , cũng được nói trong sách Niệm Phật Thành Phật của ht tịnh không vậy
Hay thiệt. Thế mà bạn chả nói sớm .Hi nếu bạn tìm hiểu sâu như vậy thì cũng đem lời dạy của các vị ấy vào đây để mọi người biết.
Vậy thì viết ra mất rồi thôi mọi người bỏ qua cho ạ.
Gửi bạn Nguyên Nhi.
Trong nhiều đĩa kinh do lão Hòa Thượng Tịnh Không giảng, mình có nghe Ngài đề cập đến vấn đề này. Mình không nhớ hết mà chỉ tóm tắt rằng : Phật pháp không phải là một tôn giáo mà là đường lối giáo dục để ta căn cứ vào đó mà tu tập để thành tựu sau này. Phật dạy có 84 ngàn pháp môn để tu. Tùy căn tánh mỗi người mà chọn lấy pháp môn thích hợp với mình để tu. Ngài Tịnh Không còn nói rằng Ngài đã từng giảng ở những nhà thờ Ki tô giáo. Những vị chức sắc tôn giáo ấy rất hoan hỉ. Ngài nói rằng : Chúa Giê-su và Đức mẹ Ma-ri-a là hiện thân của Phật và Bồ tát. ( Tùy chúng sanh tâm ) Đối với người Ki tô giáo, Ngài không khuyến khích cải đạo. Ngài nói : Ai theo đạo nào cứ theo, muốn học Phật thì vẫn cứ học Phật. Nếu khuyến khích người ta cải đạo thì sẽ gây ra rất nhiều phiền phức,mất đoàn kết giữa các tôn giáo. Phật không chủ trương như vậy. Tâm tình của bạn làm mình nghĩ rằng bạn kết duyên với Phật rất nhiều đời nhiều kiếp rồi nhưng do có niệm nào đó bất giác nên mới như vậy. Bạn yên tâm, không sao đâu. Phật thị môn trung bất xả nhất nhân ( Phật không bỏ người nào ) Cứ dày công tu tập sẽ có ngày thành tựu. Tâm tình cứ học Phật, vẫn giữ đạo Thiên Chúa cho tốt đừng làm gia đình phiền phức thêm lên mà gây bất hòa không tốt. Biết đâu một ngày nào đó bạn ” kéo ” theo vài người trong gia đình cùng học Phật. ( Bật mí cho bạn biết nhé : tên thánh của mình là Phê Rô, và pháp danh của mình là Nguyên Khang. Nghĩa là mình đã được rửa tội theo nghi thức Thiên Chúa giáo và quy y Tam Bảo. Hiện mình sống rất tốt với vợ con. Vợ con mình là tín đồ Thiên Chúa giáo nhưng rất thích nghe các đĩa giảng pháp của các thầy, các sư cô trên mạng. Chúc bạn an lành.
Phật Pháp không phải là Tôn Giáo. Phật Pháp là giáo dục, giúp chúng ta đoạn ác tu thiện, bỏ dữ làm lành, phá mê khai ngộ, lìa khổ được vui.
Phật Pháp là con đường GIÁC NGỘ và GIẢI THOÁT của tất cả chúng sanh.
A Di Đà Phật
Vì chẳng tin học Phật, tham đắm cõi dục, gieo nhân vô minh, rồi trôi nổi luân hồi, chịu bao thống khổ, đói khát, bênh tật….quá nhiều nổi khổ mà không nhận ra, cũng vì vô minh, cũng vì không tin Phật. Lại đắm chìm trong cõi dục, tham cầu, tranh giành hãm hại nhau, nghiệp cứ chồng thêm nghiệp, sinh tử cứ quây quần chẳng có lối thoát cũng vì chẳng tin Phật, đời mạt pháp, cái ác hoành hành, sự thiện mất thế, dần dần ẩn mất, người người nghĩ tưởng toàn tranh giành hại nhau, thọ mạng ngắn ngủi, bệnh tật triền miên, giặc chết khắp nơi cũng vì vô minh, cũng vì tham đắm cõi dục. Hãy gieo nhân giải thoát, hãy gieo nhân trí tuệ, hãy dũng mãnh tinh tấn mà học đạo, khi còn có cơ hội gặp được Phật pháp, hãy cầm ngọn đuốc Phật pháp mà vượt qua cơn bão vô minh tăm tối.
Người đời vì bị những lợi lạc vất chất đánh lừa mà mong cầu chúng, chẳng chịu nghe, chẳng chịu tin học Phật. Họ đâu biết rằng lợi lạc, vật chất…chỉ thêm làm con người bị trói buộc, cứ vì chúng rồi tạo nghiệp, xoay chuyển sinh tử không ngừng nghỉ, chịu biết bao thống khổ, hôm nay may mắn có được thân người nhưng biết đâu ngày mai ta lại đánh mất, thân người khó được, đừng để luống qua vô ích. Người trí khéo thấy, ai lại chọn cuộc sống trói buộc như vậy, gieo nhân giải thoát, tìm cầu học Phật, chớ nên như những người không trí cứ mãi theo vô minh mà đắm chìm trong biển khổ sinh tử.
Vì vô minh chịu biết bao thống khổ
Được thân người nhưng chẳng biết tu học
Vì ái dục đánh lừa sanh ham thích
Ở trong khổ lại cho là vui
Cứ tranh giành mong cầu đoạt lợi
Nghiệp cứ thế lại thêm lớn dần
Rồi sinh tử quây quần bên ta
Cứ như vậy mãi vòng sanh tử
Sinh rồi tử, tử lại rồi sinh
Thân này trải qua bao biển khổ
Cũng chỉ vì gieo nhân vô minh
Người trí thấy nên chẳng vậy
Quyết một lòng gieo nhân trí tuệ
Dốc hết sức cầu tìm học pháp
Chẳng ngại khổ chẳng ngại gian nan
Tâm khai sáng trí tuệ lớn dần
Bước qua bờ quay đầu nhìn lại
Thật đáng sợ khi ta vô minh.
Chú NP ạ. Con nhận ra rồi nhưng còn vẫn lôi cuốn vào. Khi nào chuẩn bị bắt đầu thì kiểu gì cũng có chuớng ngại chú ạ. Con đang tu học bỗng có ý hay là mình bỏ thời gian ra học tiếng Anh nhưng lại ko tu học đc. Mà học môn này có nhiều phương pháp rất tốn thời gian. Con nghĩ rằng hay mình học tiếng Anh để khi đi sang nước ngoài thì dễ dàng. Nhưng nó làm mất quá nhiều thời gian của con chú ạ, cả việc học hành nữa. Con lại sợ vô thường đến, công phu chưa đến đâu. Làm việc gì cũng tạo nghiệp. Đi trên đường cũng làm mấy con kiến chết, đốt củi chết biết bao nhiêu. Con cũng đau lòng, còn muốn sám hối nhưng ngày ngày vẫn tạo nghiệp nữa. Con cũng ko đc ăn chay. Nhiều khi nghĩ tới lời dạy của chú và mọi người nhưng vẫn sát sinh. Con ko muốn chuyện đó. Còn biết con đang có nghiệp nhưng vẫn tạo kiểu này thì sám hối ai nghe. Con bế tắc quá. Mong chú và mọi người cùng chia sẻ ạ. Mong sự chia sẻ của các cô chú. Chân thành cảm ơn. Nam mô A Di Đà Phật
nói tới chuyện sát sanh trung bình ngày nào cũng tầm 10 con. rất nhiếu lúc đi cuốc đất, canh tác,… Biết bao nhiêu chúng sanh như ở trên con đã comment giết hại rất nhiều chúng sanh. Con ko cố tình nhưng cứ giết hại. Ở nhà con rất muốn ăn chay trường nhưng ko ai cho. con thấy những món thịt hay cá là ko muốn thấy. Hay lúc con ăn chay ko cần món gì. vì một mình trong nhà ăn chay nên ko có nhiều món, chỉ đc ăn cơm không. Hay con cứ ăn cơm không nhé, mà ko biết có đủ dinh dưỡng ko nữa. Chứ còn ăn chay ko có món gì ko biết con trụ đc ko nữa. Tóm lại bao nhiêu vấn đề mà con đang đối mặt. Rồi từ từ con sẽ chia sẻ thêm. mong mọi nguời cùng chia sẻ với con. A Di Đà Phật
Chào Thăng
Thăng đang rối quá đấy, bình tĩnh lại, nhẹ nhàng thôi, đừng cuốn lên rồi sanh phiền não. Việc học là tốt, khi nào học thì mình dành thời gian học tập, đừng nghĩ ngợi nhiều mà buồn phiền, học tập xong thời gian rãnh, tâm trí thoải mái ta lại mở kinh ra xem, xem những lời dạy của Đức Phật, học theo những lời dạy của người, các bạn khác có thể họ học xong họ chơi đùa…còn mình học xong thay vì mình chơi như các bạn thì mình lại học Phật, đừng cố nghĩ là học Phật phải bỏ hết qua một bên mới học được, vì mình chưa có điều kiện thích hợp nên mình khéo dung hoà, như vậy mới không sanh buồn phiền chán nãn, phải biết dung hoà giữa đời và đạo, chứ cứ chấp nặng một bên thì phiền não lại tìm tới, nghĩ đơn giản thế này, sống cùng mọi người, học tập làm việc cùng thì cứ bình thường như họ, những gì họ làm không đúng, sai trái thì mình đừng làm theo, rãnh rỗi họ tụ tập chơi bời thì mình học Phật, họ càng chơi thì họ càng dính vào thế gian này, còn mình học Phật gieo nhân giải thoát. Việc ăn uống nếu khó quá thì đừng cưỡng ép, ông bà không cho an chay thì tạm thời đừng cãi, cứ ăn cùng họ, lựa lúc thích hợp xin cho con ăn tháng vài ba ngày gì đó….rồi khéo khuyên họ ăn chung, chứ giờ lên bàn ăn thăng ngồi ăn cơm không, nay mai ốm rồi bệnh ông bà lại cấm khỏi cho học Phật luôn thì khổ, học Phật mà người ta thấy thằng này khác thường quá họ lại nghĩ tiêu cực về Phật pháp, họ sanh ác cảm rồi mất đi niềm tin thì vô tình Thăng lại làm mất cơ hội gieo nhân giải thoát của họ. Sống cùng thế gian, thế gian vừa làm việc vừa gieo tham sân si thì mình đừng vậy, mình cùng vừa làm nhưng mình vừa gieo giống Phật.
Vâng cháu nhờ câu trả lời của chú mà con đã thấy thoải mái hơn trước. Nhưng con vẫn ko sao tránh nổi sát sinh. Như hồi lọ còn có nói với chú rồi đấy, như hôm nay thôi con cũng phải làm cho tầm mấy trăm chúng sanh là các con nhiều con mà chết. Con đốt củi ạ, thế là tụi nó ở trong đám củi còn đốt thế là bọn đấy nó chết hết luôn. Con cố cản nhưng nó vẫn lao vào lửa, vậy là chết hết luôn. Con biết chúng nó cũng biết đau, con thương tụi nó lắm. Nhưng ko biết làm sao, còn việc cuốc đất lại có con giun lại bị chết, con cũng ko biết khi nó bị đứt hay bị thương ko biết nó có chết ko. Nếu con giun giống như con mà chém đứt mà ko chết thì tốt quá. Vậy cháu chán quá biết bao nhiêu điều như vậy. Ngày ngày niệm phật, lúc nào cũng muốn giúp đỡ chúng sanh, hoằng dương Phật pháp. Mà toàn là làm khổ chúng sanh, huỷ hoại Phật pháp. Tu tập thì kui có mà toàn đang huỷ hoại Phật pháp từ từ ko sai. Lúc như vậy cháu muốn nằm xuống và dừng lại tất cả để mong sao kiếp sau sinh ra trong gia đình biết phật pháp, ko như thế này thì tây phương ko đến mà địa ngục thì xây lớn rồi. Người ta làm nghề đồ tề một ngày cùng lắm là hai mạng còn con giúp cha mẹ cũng gấp trăm ngàn lần họ rồi. Quả báo của họ sẽ ko bằng con. Nếu con ko làm thì người thân phải làm. Khổ, con cố gắng học chỉ vì kiếm tiền dễ để nuôi mẹ và giúp đỡ chúng sanh hoằng dương Phật pháp nhưng khó quá. Con muốn nằm xuống nhưng nghĩ còn có chú và mọi người vì chú và mọi người rất mong chờ nhiều con sẽ tốt. Còn ko biết sao nữa, con đang comment mà con cũng thấy sắp khóc rồi. Con chịu khổ vì mọi người cũng đc nhưng cứ như vậy thì sao đây. Con thấy tất cả chúng sanh chịu khổ con cũng muốn làm gì đó nhưng bản thân còn chưa tốt thì còn làm gì nữa. Cũng có nhiều khó khăn tới với con nhưng còn vẫn cố gắng, mọi người cứ tưởng con tốt nhưng đó chỉ là con cứ thể hiện ra bên ngoài. Nhiều lúc comment cho mọi người cũng thấy vui nhưng xàm nhiều quá. Chú chia sẻ với con nhé. Rất mong đc nhiều chia sẻ của mọi người, rất mong. A Di Đà Phật ???
A Di Đà Phật
Thăng hãy cho chú địa chỉ email của cháu. Chú muốn có một số chia sẻ riêng với cháu.
Chào chú cảm ơn chú ạ. Email con là [email protected]. Nam mô A Di Đà Phật
Con xin được phép copy bài này để đăng trong facebook mọi người cùng đọc. A Di Đà Phật