Vào thời đức Phật còn tại thế, có một xóm làng kia toàn những người buông thả theo tà kiến, không tin lời Phật dạy. Đức Phật bảo ngài Mục-kiền-liên đến giáo hóa, cả làng lập tức nghe theo lời dạy của ngài, thay đổi tâm niệm hướng về Phật pháp.
Nhân đó, đức Phật dạy: “Những người làng ấy với Mục-kiền-liên vốn có nhân duyên. Thuở xưa Mục-kiền-liên từng là một người tiều phu lên núi kiếm củi. Một hôm gặp phải tổ ong, cả bầy ong cùng bay ra hăm hở muốn chích. Người tiều phu khi ấy liền dạy rằng: ‘Tất cả chúng bay đều sẵn có tánh Phật, đừng nên làm việc độc hại. Ngày sau khi ta thành đạo, sẽ hóa độ tất cả bọn bay.’ Bầy ong nghe lời ấy đều bay đi tứ tán, không làm hại người tiều phu. Dân làng ngày nay chính là bầy ong ngày trước, nhân nơi việc Mục-kiền-liên đã từng phát nguyện hóa độ họ, nên nay chỉ cần một lần đến dạy dỗ họ liền nghe theo.”
Có một vị A-la-hán đã chứng Lục thần thông, một hôm dẫn chú sa-di mang túi đựng y bát của ngài đi theo sau. Khi ấy, chú sa-di trong lòng khởi lên tâm nguyện rằng: “Ta phải chuyên cần nỗ lực tu tập tinh tấn để cầu được quả Phật.” Vị A-la-hán ngay khi ấy liền quay lại nhận lấy túi đựng y bát để tự mình mang đi, lại bảo chú sa-di đi lên phía trước.
Chỉ trong chốc lát sau, chú sa-di lại khởi lên ý niệm rằng: “Cầu quả Phật thật xa xôi khó được, chẳng bằng ta nên cầu quả Thanh văn, sẽ sớm được tự giải thoát.” Vị A-la-hán khi ấy liền đặt túi đựng y bát lên vai chú sa-di, bảo chú đi ra phía sau.
Cứ như vậy lặp lại đến 3 lần, chú sa-di liền nói: “Hòa thượng già quá lú lẫn rồi, cớ sao lại bảo con khi thì đi trước, lúc lại đi sau?”
Vị A-la-hán đáp: “Ta không hề lú lẫn, chỉ vì lúc trước con phát tâm cầu quả Phật, tức đứng vào hàng Bồ Tát, vị thế ắt cao hơn ta, nên ta phải đi sau mà tự mang túi xách, không dám để con mang. Ngay sau đó con lại khởi tâm ưa thích quả Thanh văn, không còn tâm niệm cứu độ chúng sinh, vị thế đã thấp hơn ta, tất nhiên phải đi theo sau mang túi xách cho ta.”
Chú sa-di nghe thầy nói đúng tâm ý mình, trong lòng kinh hãi, từ đó tâm ý kiên định, hết lòng chuyên cần tinh tấn cầu quả Phật.
- Lời bàn:
Kinh Ưu-bà-tắc giới dạy rằng: “Khi có một người phát tâm Bồ-đề,[1] tất cả chư thiên đều vô cùng kinh ngạc vui mừng, cho rằng nay đã có được một bậc thầy trong hai cõi trời, người.”
Chỉ nói rằng vừa mới phát tâm, tất nhiên có thể hiểu là chưa từng trải qua sự tu tập chứng đắc, như vậy mà đã vượt trên quả vị A-la-hán.[2] Đó là vì đã phát tâm nguyện, ắt ngày sau sẽ được thành tựu. Cũng giống như vị thái tử vừa mới sinh ra, tuy hãy còn nằm trong nôi nhưng tất cả các vị lão thần quan chức trong triều đình đều phải cung kính lễ bái.
[1] Phát tâm Bồ-đề, tức phát tâm cầu quả Phật để cứu độ tất cả chúng sinh.
[2] Ở đây phải hiểu là quả vị A-la-hán của Thanh văn thừa, không phải A-la-hán trong Thập hiệu của chư Phật.
Trích An Sĩ Toàn Thư – Khuyên Người Tin Sâu Nhân Quả
Nguyên tác Hán văn: Âm Chất Văn Quảng Nghĩa
Tác Giả: Chu An Sĩ
Việt dịch và chú giải: Nguyễn Minh Tiến
Tôi đã đọc xong quyển THỌ KHANG BẢO GIÁM. Cảm thấy vô cùng ý nghĩa. Mọi người nên tìm hiểu và thỉnh về để học. Quyển sách này thật quá hay.
chào chú nguyên. chú có sách rồi mong chú hỉu đc ý nghĩa của nó. chúc chú tinh tấn. mong chú mang những quyển sách này tặng cho mọi nguoi. Adiđàphật
A Di Đà Phật
Các Liên hữu, Sư huynh, Thiện tri thức giải thích dùm TT câu này
NHẪN GIẢ TỰ AN
Xin chân thành cảm ơn!
Kính thưa sư huynh, Phát chưa từng được nghe câu nói này, nhưng Phát cũng xin có chút bình luận, mong huynh hoan hỷ!
Thứ 1, Nhẫn chính là nhịn chịu những oan trái, nghịch cảnh dẫn đến đau khổ trong cuộc đời. Nhẫn cũng là 1 hạnh trong Lục độ. Đó là hạnh nhẫn nhục mà người tu hạnh Bồ tát phải thực hành.
Thứ 2, chúng ta phải hiểu Nhẫn cũng thể hiện qua 3 tướng thân, khẩu và ý. Như vậy ý là chủ điểm, là nơi phát sinh sơ khởi đầu tiên. Cho nên tu ý nhẫn là một điều hết sức cần thiết. Vd: khi người ta chửi mình, ngoài mặt thì mình im lặng nhưng trong tâm lại nguyền rủa người ta thì thân nhẫn mà ý chưa nhẫn. Cái nhẫn rốt ráo là cả thân, khẩu, ý đều nhẫn thì như vậy mới an được.
Thứ 3 là muốn nhẫn phải có trí tuệ. Trong kinh Bách Dụ Phật dạy về 1 người bị hói, kẻ khác dùng quả lê ném vào đầu nhưng người đó ko chạy. người ta hỏi thì ông trả lời “tại vì nó ngu, nhìn đầu tôi tường cục đá nên ném vậy mà”. Rõ ràng ở đây chính người đó mới ngu, đây không phải là Nhẫn. Phật dạy người tu phải qua 3 a ta tăng tỳ kiếp, thứ 1 tu chuyển nghiệp, thứ 2 tu tu trí huệ, xong rồi mới hành bồ tát. P thấy nhiều người chưa gì đã hành bồ tát mà ko tu trí huệ, ko tiêu nghiệp, dẫn đến “không thể an”. Như vậy “muốn an trong chữ nhẫn thì phải trí huệ”, nếu không “Nhẫn Giả Tự Khổ”.
Thứ 4, người nhẫn nhục chân chánh là người đại hùng đại lực, là bậc dũng mãnh tinh tấn, chứ không phải phàm phu. Bởi vì nhẫn là việc khó làm, phàm phu không biết điều phục tâm, không biết vượt lên trên những cảm xúc thường tình, chẳng phải bậc tu hành. trong luận bảo vương có dạy “thắng trăm trận không bằng chiến thắng chính mình”, vậy không phải là bậc dũng mãnh hay sao?
Thứ 5, nhẫn trong chánh kiến trong “tứ niệm xứ” sẽ “tự an”. Vd: một người tới kiếm chuyện chửi mình, mình từ lâu tu tập chánh kiến. Mình tư duy như vầy “các pháp vốn tự ly, vốn tự xa lìa. Không pháp nào có thể khiến ta nhiễm ô, không 1 lời nói dù khen hay chê khiến ta nhiễm ô. Nếu các pháp tự sinh hãy để chúng tự diệt”. Với chánh kiến như thế, người đó tâm không dao động, bình thản tự tại.
Thứ 6, nhẫn trong câu niệm Phật (chánh niệm) sẽ “tự an”. Cũng ví dụ trên, nếu mình chuyên tâm niệm Phật, xem tất cả pháp thể gian đều là giả, chỉ có niệm Phật thành Phật. Thì dù người ta chửi mắng mình, mình cũng đâu thèm quan tâm.
…
Như vậy, nếu “nhẫn” mà có chánh pháp soi đường thì mới tự an. Có khi nhẫn mà bất an, nhẫn kiềm chế khiến tâm u uất sinh bệnh. Như có người làm dâu, mẹ chồng hà khắc, nhịn chịu riết rồi lâu ngày dài tháng trầm cảm sinh bệnh. Như vậy nên hiểu “nhẫn” ở đây là “nhẫn” đúng nghĩa Phật dạy chứ không phải Nhẫn thường tình. A Di Đà Phật
A Di Đà Phật
Cảm ơn Huynh Phát. Huynh lý luận thật hay. Mình rất thích câu trích dẫn này của huynh: “Thắng trăm trận không bằng chiến thắng chính mình”. Đích thực là Độ mình mới khó. Như huynh nói, Nhẫn phải có trí tuệ nhìn thấu, phải có tâm rộng lớn mới thực Nhẫn, mới AN VUI được.
Nguyện những vị nam tử khi biết tác hại của tà dâm thì tránh nó như miệng rắn,miệng cọp. Đừng ham hố một chút mật ngọt nhưng dính trên lưỡi dao. Cái lưỡi mải tham mà đứt lúc nào không biết
Nam Mô a Di Đà Phật, Mong mọi người tùy duyên niệm Phật,sớm vãng sanh về Tây Phương Cực Lạc
Ðiểm mầu nhiệm của Tịnh Tông là “chẳng lìa Phật pháp mà hành thế pháp, chẳng bỏ thế pháp mà chứng Phật pháp”. Bởi pháp Trì Danh thật là tiện lợi, tu chỗ nào cũng được, nào phải ẩn cư rừng núi, lúc nào cũng niệm được, chẳng phiền bế quan, ngồi yên, chỉ cần phát khởi cái tâm rộng lớn, một bề chuyên niệm, thậm chí mười niệm, một niệm cũng được vãng sanh, chẳng trở ngại công việc thế gian, vẫn như cũ mà chóng thoát sanh tử. Lại có thể tự giác, giác tha, rộng độ chúng sanh đời vị lai. Ðây cũng là ta, người cùng lợi, tạo phước cho xã hội ngay trong hiện tại.
Vì vậy, kinh dạy: “Đương lai chi thế, kinh đạo diệt tận, ngã dĩ từ bi ai mẫn, đặc lưu thử kinh chỉ trụ bách tuế. Kỳ hữu chúng sanh, trị tư kinh giả, tùy ý sở nguyện, giai khả đắc độ” (Ðời tương lai kinh đạo diệt hết, ta do từ bi xót thương, riêng lưu lại kinh này tồn tại trăm năm. Nếu có chúng sanh gặp được kinh này, tùy lòng mong cầu đều đắc độ). Rõ ràng kinh này phù hợp tình huống thực tế của xã hội, chiếu cả Chân lẫn Tục, viên dung cả Sự lẫn Lý, thâu phàm lẫn thánh, tâm và Phật chẳng hai. Vì vậy, chỉ mình kinh này có thể trường tồn trong đời vị lai. Rõ ràng kinh này chẳng những là cương yếu của các kinh Tịnh Ðộ mà còn là chỉ quy cho giáo pháp của cả Ðại Tạng, thật vì hết thảy hữu tình cõi này, phương khác, hiện tại, tương lai được lìa khổ hưởng vui, tột cùng pháp yếu Bồ Ðề.
—
Trích CHÚ GIẢI KINH VÔ LƯỢNG THỌ – Hoàng Niệm Tổ
A di đà phật.
Chú giải của cụ HOÀNG hay quá. Ước gì con có quyển này.
Bạn đọc và in thành sách từ file pdf ở đây nhé
https://hoasenvanno.wordpress.com/chu-giai-kinh-vo-luong-tho-lao-cu-si-hoang-niem-to/
Chú nấy quỷên chú giải con gởi cho chú. Lần này chú đừng từ chối nhé. Gởi thông tin qua email con nè dhâ[email protected]. chú đừng ngại nhé. Hi. A di đà phật
À nhầm email con viết nhầm ạ. [email protected]. đt nó cứ đổi lọan ạ , chú cứ gởi. Đúng là phật thị môn trung hữu cầu tất ứng mà. Con xin lỗi chú. Nhà con có 2 quỷên ạ. Hay vô cùng. Chú nhận ha
Bạn Nguyên liên lạc số 0909998300 (Phòng ấn tống kinh sách của Chùa Thầy Giác Nhàn) xin thỉnh Kinh. Hoặc bạn vô voluongtho.vn để biết thêm chi tiết.
AdiđàPhật.
Lần này sẽ không từ chối.
Trần sĩ nguyên, ĐỘI 8 THÔN PHAO SƠN,PHƯỜNG PHẢ LẠI,THỊ XÃ CHÍ LINH. TP HẢI DƯƠNG.
SDT 01698317498