Triều Minh có Dương Sĩ Trừng là người làng Kính Xuyên thuộc huyện Ngân, tỉnh Triết Giang. Ban đầu Sĩ Trừng làm chức thư lại trong huyện, luôn giữ tâm nhân hậu, thi hành theo đúng pháp luật công bằng. Bấy giờ, quan huyện lệnh nghiêm khắc quá độ, từng dùng roi đánh một người tù đến nỗi máu chảy đầy sân mà vẫn chưa nguôi giận. Sĩ Trừng quỳ xuống xin tha, nói: “Trong việc tra xét cho rõ tình thật, phải khởi lòng thương xót phạm nhân, không được có ý mừng vui. Xử tội người khác mà vui còn không được, huống chi là tức giận?”[*] Quan huyện nghe ông nói đúng lý lẽ nên phải quay lại xét mình, tự nguôi cơn giận.
Nhà Sĩ Trừng nghèo lắm, nhưng có ai mang quà biếu đến đều tuyệt đối không nhận. Gặp lúc tù nhân đói thiếu, ông tìm mọi cách cứu giúp. Ngày kia, có một số tù nhân mới đưa đến, đang đói lắm. Trong nhà Sĩ Trừng khi ấy chỉ còn đủ gạo ăn trong ngày đó thôi. Ông hỏi những người tù kia từ đâu đến, họ nói: “Từ Hàng Châu, đã phải chịu đói mấy hôm rồi.” Sĩ Trừng nghe vậy thì về lấy hết gạo trong nhà, nấu cháo mang đến chia cho số tù nhân ấy.
Về sau, Sĩ Trừng sinh được một con trai là Dương Thủ Trần, làm quan thăng dần đến chức Hàn lâm Học sĩ. Sĩ Trừng cũng được phong tặng cùng tước quan như con.
[*] Ở đây Dương Sĩ Trừng đã mượn lời Tăng tử nói về việc tra xét án tụng để khuyên quan huyện.
- Lời bàn:
Trích An Sĩ Toàn Thư – Khuyên Người Tin Sâu Nhân Quả
Nguyên tác Hán văn: Âm Chất Văn Quảng Nghĩa
Tác Giả: Chu An Sĩ
Việt dịch và chú giải: Nguyễn Minh Tiến
GIỚI LUẬT CỦA NHÀ PHẬT RẤT CHẶT CHẼ NHƯNG MỖI ĐIỀU ĐỀU CÓ KHAI DUYÊN
Hỏi: Phật pháp lấy từ bi làm bổn hoài nên người xuất gia không mang giày da, vậy thì tại sao trong chùa còn dùng trống làm bằng da?
Ðáp: Bạn không phải là người đầu tiên hỏi câu này, người xưa đã hỏi rồi, cũng có điển tích nữa. Nhà Phật lấy: ‘từ bi làm gốc, phương tiện làm cửa’, lúc nãy nói người đó ‘noi theo lý trí chứ không noi theo cảm tình’. Nếu vậy thì người xuất gia có thể mặc áo choàng bằng lông không? Ðược. Có khai duyên. Người trên bảy mươi tuổi, thể lực yếu đuối thì có thể, đây gọi là khai duyên. Vì họ phải giữ gìn thân thể và dùng thân mình để phục vụ đại chúng, đây cũng là từ bi; da của những động vật này được cúng dường cho pháp sư, pháp sư lại đem cúng dường đại chúng, như vậy những động vật này cũng có công đức! Cùng chung một đạo lý, tuy trống này làm bằng da bò, con bò này đã tạo tội nghiệp đọa làm súc sanh, nó rất may mắn, da nó được đem làm trống để trong chùa, trống được dùng để cảnh tỉnh đại chúng, công đức vô lượng!
Tuy giới luật Phật pháp rất nghiêm túc, điều luật nào cũng có khai duyên, đều không phải chết cứng, quý vị phải biết điểm này. Thí dụ rượu, rượu là giới trọng, giới căn bản. Lúc tôi còn trẻ vừa mới học Phật và chưa xuất gia, có một lão hòa thượng trên bảy mươi tuổi rất thích uống rượu, tôi thường đến đạo tràng làm công quả nên ngài thường mời tôi ở lại dùng cơm, cũng không cấm kỵ gì hết, mỗi bữa cơm lão hòa thượng đều uống một ly rượu, tôi thấy và rất thắc mắc nhưng chẳng dám hỏi. Sau này đến học với thầy Lý ở Ðài Trung, tôi bèn hỏi thầy. Thầy Lý nói: ‘Ðây là khai duyên, người lớn tuổi thân thể không khỏe, ly rượu này giúp cho huyết mạch trong thân thể được tuần hoàn’. Hiểu được đạo lý này thì đó chẳng gọi là phá giới mà gọi là khai duyên.
Nếu bạn còn trẻ, thân thể rất khỏe mạnh mà uống rượu thì đó gọi là phạm giới. Hai việc này chẳng giống nhau! Phải không? Nếu bạn bị bịnh, thân thể không khỏe, cần những thứ này để giúp thể lực của bạn thì được. Vì vậy tuy giới luật trong Phật pháp rất chặt chẽ nhưng mỗi điều luật đều có khai duyên, đều không phải cứng chắc, như vậy mới biết Phật pháp rất ‘dễ thương’ — hợp tình, hợp lý, chẳng phải đặt ra rồi không thể nào biến đổi, vô cùng uyển chuyển.
HÒA THƯỢNG TỊNH KHÔNG
.Năm mới cùng mọi người phát nguyện ăn ,rau củ quả cho đời sống thêm an lành.
Chẳng cần phải làm giả chay ,cũng chẳng cần rườm rà nhiều món. Thú thực với bạn tôi ban đêm quằn quại vì những món gọi là thịt…
……..
Điều này không biết mọi người đêm ngủ có ngon không nhưng với tôi đích thực phải chuyển sang ăn những thứ rau củ đơn giản. Điều này tuy chẳng phải đề tài mới lạ gì nhưng chí ít thì nó cũng giúp tôi tiêu hoá dễ dàng.
A Di Đà Phật
Bạn Nguyên. Mình thành tâm khuyên bạn hãy TRƯỜNG CHAY đi. Lợi ích thì đâu cần bàn nữa, đúng không?
Mình lúc đầu nghĩ thôi tuỳ duyên đến gặp ai,làm gì,ở đâu người ta nấu gì ăn đấy.Nhưng mỗi lần nghĩ lại. PHẬT,BỒ TÁT đã chứng quả nên khuyên chúng ta không sát sanh. Ngày nay thì các loại món ăn đều toàn là thịt. Hội hè cũng cả lợn quay, mâm xôi gà.v.vv…Tết vừa rồi ăn uống thế nào mình bụng đau quặn lại. Phải chăng đều là do ăn uống.?.
……..
Không thể thế này mãi được .Phải kiên quyết hơn nữa dù là cha mẹ hay vợ có lời ngọt tỷ tê khen những món thịt kia bổ dưỡng cũng quyết không nghe. Phải lo bản thân khoẻ mạnh không có bệnh để cho mọi người biết lợi ích của việc ăn đơn giản mới được.Cảm ơn bạn TÂM TỊNH nhắc nhở.
A DI ĐÀ PHẬT…
Xin chào sư đệ ” Hãy Niệm A Di Đà Phật”:
– Lý giải dùm huynh: vì phân biệt, vọng tưởng, chấp trước mà mình không chứng đắc Như Lai.? Phân biệt?, vọng tưởng? Chấp trước? . Xin chân thành cảm ơn sư đệ HNADDP.
A DI ĐÀ PHẬT…
A Di Đà Phật
Đây là ba loại phiền não từ thô đến tế.
-Chấp trước chính là Kiến Tư phiền não hay nói rộng ra là thân kiến,biên kiến,tà kiến,giới thủ kiến,kiến thủ kiến,tham,sân,si,mạn,nghi hay nói rộng hơn nữa gọi là 88 phẩm kiến hoặc và 81 phẩm tư hoặc
Kiến Tư phiền não là loại phiền não đặc chưng của chúng sanh trong lục đạo luân hồi.Đoạn hết Kiến Tư phiền não thì Đắc A la hán thoát khỏi tam giới.
-Phân biệt còn gọi là trần sa phiền não.Đây cũng là Kiến Tư phiền não,nhưng không phải là của mình mà là phiền não của chúng sanh.Phiền não của chúng sanh nhiều như cát bụi trần sa,nếu các vị A la hán thấy phiền não của chúng sanh quá nhiều mà nản lòng không muốn đi giáo hóa chúng sanh nữa thì những vị A la hán ấy không thể thành bồ tát được,và tất nhiên cũng ko thể chứng đắc Phật Qủa.
Từ bồ tát lục tín đến thập tín,các vị ấy phải học vô lượng pháp môn để có thể độ được vô lượng chúng sanh với đủ các căn tánh khác nhau.Bồ tát thuyết pháp để giúp chúng sanh đoạn Kiến Tư phiền não thì cũng chính là bồ tát đang đoạn trần sa phiền não của mình.Đây là loại phiền não đặc chưng của các vị bồ tát thập tín.
-Vọng tưởng đây là loại phiền não vi tế nhất,nó là khởi tâm động niệm,là nghiệp tướng,kiến phần,tướng phần của tang thức alaida.Đây là phiền não đặc chưng của các vị từ sơ trụ bồ tát đến Đẳng Giac Bồ tát.41 phẩm vô minh chính là vọng tưởng.Do có vọng tưởng mà xuất hiện chin pháp giới,đoạn vọng tưởng thì thoát khỏi chin pháp giới.
Đoạn sạch hết 3 loại phiền não này thì thành Phật
Những dục lạc trong thế gian, dầu chúng sanh diệt liên tục chẳng thường trụ, nhưng chúng lại đánh lừa được lục căn khiến ta ham thích mà tìm cầu, khiến ta mê mờ, tạo nghiệp duyên để thọ lấy quả báo, những người không trí vì ngã chấp quá nặng vào ái dục của thế gian mà không tin không cầu tìm phạm hạnh, rồi chịu sự trói buộc triền miên trong sinh tử, lâu dần hạt giống Phật bị che đậy bởi lớp đất vô minh kia khiến họ chẳng còn tin, khiến họ dần đi vào con đường bất tin, con đường nhất xiển đề, theo đó mà họ tự tạo nhân ngạ quỹ, xúc sinh, địa ngục….sự vô minh làm cho họ đi sai hướng, ở trong sinh tử lại bị ái dục đánh lừa rồi tạo nghiệp, cứ thế chồng chất lớn mãi, khổ đau không thể hình dung được. Người trí khéo quán khổ, sợ khổ, mà tìm cầu học phạm hạnh, gieo nhân giải thoát, học đạo bồ đề, ngày đêm tinh tấn, cầu tiến trong pháp, dẫu sống trong nhà lửa nhưng chẳng ngại, vì họ khéo biết rõ nhân duyên của ngôi nhà kìa, họ chẳng như người không trí kia lao vào biển khổ, dầu ở nhà lửa nhưng họ chẳng dính mắc vào, thân tâm họ đặng tự tại, giải thoát.
Nam Mô A Di Đà Phật!
Mình đang niệm Phật A Di Đà và theo pháp môn Tịnh Độ.
Lâu lâu mình hay nằm mơ thấy đang quan hệ với người nam, hoặc người nữ, có quen, cũng có lạ.
Ban ngày mình không có xem phim bậy ạ! =.=
Quý vị đạo hữu giải thích chỉ bảo mình với ^^~
Cảm ơn rất nhiều ạ!
Bạn nên cảm thấy vui vì tìm được thuốc hay. Trước tôi cũng hay bận tâm chuyện này nhưng sau này dù có vợ nhưng cũng không bận tâm tới chuyện này. Đừng để tâm cứ niệm NAM MÔ QUÁN THẾ ÂM BỒ TÁT. Đừng nghi vì ý này cũng rút ra từ PHẨM PHỔ MÔN trong kinh PHÁP HOA.
Nam Mô A Di Đà Phật! Không biết có phải đạo hữu Nguyên phúc đáp cho mình không, nhưng cũng xin cảm ơn nhiều ạ!
A DI ĐÀ PHẬT…
Xin chào sư đệ ” Hãy Niệm A Di Đà Phật “:
Xin chân thành cảm ơn sư đệ đã phúc đáp cho huynh. Nhưng trình Độ học Phật pháp của huynh chỉ có lớp 5,6, mà sư đệ giảng bài (vọng tưởng, phân biệt, chấp trước? ), đến lớp 11,12 làm sao huynh thấu hiểu cho được? Xin chân thành cảm ơn sư đệ lý giải dùm huynh.
A DI ĐÀ PHẬT…
A DI ĐÀ PHẬT:
Chú TỊNH ĐỘ có cái tên rất hay.
Tịnh = thanh tịnh.
Độ=quốc dộ.
………
Nếu là quốc độ thanh tịnh thì vấn đề này chú bỏ đi. Và dùng kinh VÔ LƯỢNG THỌ kế hợp vào trong tâm tưởng của mình.Nếu chú hỏi phân biệt,vọng tưởng ,chấp trước thì phải hỏi tâm mình đối với cảnh TÂY PHƯƠNG mình có tương ưng không. Nếu chẳng tương ưng thì vọng tưởng chỗ nào? Ví như suy nghĩ lúc này là DÂM DỤC thì chắc sẽ là tưởng nam nữ. Vậy là tưởng cái gì thì tâm duyên theo cái đó ,sao lại không thể xoay chuyển lại tưởng PHẬT,TƯỞNG BỒ TÁT,TƯỞNG TÂY PHƯƠNG QUỐC ĐỘ. Nên tâm PHẬT tâm MA cũng là tuỳ người dụng tâm mà biến hiện ra cả.
Chào huynh Tịnh Độ
Những gì khiến cho tâm ta không an lạc thì đó chính là phiền não, vọng tưởng, chấp trước…những gì làm cho tâm ta an lạc, thanh thoát, tự tại thì là Bồ Đề. Vì vô minh nên ta nên ta ngã chấp sai lầm, rồi tự chuốc lấy phiền não, vọng tưởng, phân biệt…bởi sự đánh lừa của lục căn, lục căn tiếp cảnh trần vì không khéo biết nên sanh tâm ái, có ái có phiền não…có ái thì có sinh tử….vì không biết nên cứ lao theo mà sinh tử luân hồi triền miên, vì không khéo biết nên cứ bị sinh tử trói buộc, cứ vậy mà vô minh thêm chồng chất, không có lối thoát. Đức Phật vì thương sót chúng sanh, người thị hiện nơi đời chỉ rõ cội nguồn sanh tử. Nhưng cõi này quá hiểm nguy, chỉ một giây không khéo giữ chánh niệm, lập tức thối thất Bồ Đề nếu không phát nguyện dũng mãnh, khéo tu tập đạo Bồ Đề, khéo biết căn nhà lửa này, khéo điều phục tâm, khiến cho ta chẳng còn đắm chìm trong nó, vì ta rõ biết nó, đã rõ biết thì tự nhiên an lạc, thanh thoát, tự tại, Niết Bàn an lạc mọi nơi, đâu đâu cũng thấy Tây Phương.
A DI ĐÀ PHẬT…
Xin chào sư đệ Nguyên:
Huynh chưa đủ tư cách để “Quán Tưởng”: PHẬT, Tây Phương cực lạc. Như sư đệ là học Phật pháp quá cao rồi, huynh ko bằng sư đệ, huynh chỉ ăn chay niệm Phật, nguyện vảng sanh Tây Phương cực lạc. Sư đệ phải cẩn thận nhe, quán tưởng là cảnh giới hơi cao đó nhe, coi chừng tổ quả nhập ma. Huynh đọc nhiều phúc đáp của sư đệ thấy chưa đúng câu hỏi của các liên hữu.
Vài lời góp ý cho Nguyên, xin cảm ơn sư đệ.
A DI ĐÀ PHẬT…
A Di Đà Phật.
Tịnh Độ: “Huynh đọc nhiều phúc đáp của sư đệ thấy chưa đúng câu hỏi của các liên hữu.”
Câu nói này đã tự lý giải dùm cho TĐ về vấn đề phân biệt?, vọng tưởng? chấp trước? rồi đấy.
Xem ra bạn Nguyên đã giúp có phần lý giải cho TĐ lâu rồi mà không thấy đó thôi.
Nam Mô Thường Bất Khinh Bồ Tát.
Nam Mô A Di Đà Phật.
A DI ĐÀ PHẬT…
Xin chào các liên hữu:
Xin chân thành cảm ơn sư đệ Nguyenphu, và Huệ Tịnh đã phúc đáp cho huynh.
Làm thế nào “buông xã vạn duyên???
Xin chân thành cảm ơn các liên hữu giải thích dùm “buông xã vạn duyên?” Tịnh Độ.
A DI ĐÀ PHẬT…
Cháu có phương pháp này:
Hãy nhìn những nấm mộ. Và tự ngẫm nghĩ xem số phận của mình sẽ mang cái gì theo được.
…………
Chẳng bao lâu thân này.
Sẽ nằm dài trên đất.
Bị vứt bỏ vô thức.
Như khúc cây vô dụng.
(Kinh pháp cú)
Xin cám ơn huynh Tịnh Độ đã hỏi.
Duyên thì có duyên lành và duyên không lành, ta nên buông duyên không lành để không bị phiền não, khéo dụng duyên lành để đường đạo thêm tăng trưởng. Buông chứ không chấp buông, giữ cũng vậy, không nên chấp nặng mà sanh tà kiến, pháp Phật là Pháp trung đạo, chẳng buông, chẳng chấp, chẳng phải có pháp mà cũng chẳng phải là không pháp, vì như vậy nên vô lượng vô biên, siêu vượt tất cả, chẳng đồng với một Pháp nào khác của thế gian, khéo dụng tâm để thấy pháp.
Vạn sự ở thế gian vốn dĩ không bền chắc, như cát bụi chẳng thật thì có gì ta lại giữ, người thế gian vì cái ái quá nặng lại không chịu tin, ko chịu học Phật cứ lao vào tìm cầu tranh giành, được thì vui mừng hớn hở, ko được thì sinh buồn phiền. Giàu, nghèo ….cũng ăn ngày 2,3 bữa, thức ăn có ngon hay dở qua cơ thể rồi cũng chỉ còn lại thứ mà không ai muốn gần, nhìn thấy vậy ai còn muốn tranh giành, nắm giữ, chỉ những người ko trí mới lao vào chúng, họ lao tâm lao lực tìm mọi cách để được giàu, được công danh, được ăn ngon, được hơn với thiên hạ….cuối cùng vô thường đến thì đã muộn, họ lãng phí một kiếp được làm thân người, cũng tại vô minh, không chịu tin không gieo nhân giải thoát. Khéo biết vô thường thì chẳng còn gì để ta đắm chìm mà sinh buồn phiền, ai còn cố chấp chẳng tin thì tự mình đi vào chỗ hiểm.
Đã biết hiểm nguy ai lại lao vào
Ngu muội lao vào tự mình đoạn diệt
Người trí khéo thấy nên chẳng vậy
Gieo nhân giải thoát cầu Bồ Đề.
A Di Đà Phật.
Tịnh Độ: “Làm thế nào “buông xã vạn duyên???”
Khi nào TĐ “đầy đủ cơ duyên và căn lành thù thắng” (lòng tin thật sự khởi phát) thì sẽ siêng năng niệm Phật, không còn thắc mắc lý giải một vấn đề gì nữa tức đã buông xã vạn duyên. Mọi người chúng ta mỗi cơ duyên và căn lành khác nhau, không thể nói ra làm thế nào, chỉ có thể là tùy duyên đến sớm hay muộn.
Khi còn gánh nặng gia duyên thế sự thì làm thế nào có thể để buông xã vạn duyên? Nghiệp chướng chăng?
Có nhiều người cơ duyên quá tốt (an nhàn rảnh rỗi-các cụ ông cụ bà già) nhưng không thể buông xã vạn duyên, cũng vì không đủ căn lành để siêng năng niệm Phật. Quả là điều đáng tiếc vậy.
Nam Mô A Di Đà Phật.
A DI ĐÀ PHẬT. ..
Xin chào các liên hữu:
Xin cảm ơn Nguyên, và sư đệ Nguyenphu đã phúc đáp dùm Tịnh Độ.
Buông xã vạn duyên: “tự tư, tự lợi, danh văn lợi dưỡng, ngũ dục, lục trần, tham, sân, si, mạn? ” xin Nguyenphu, và các liên hữu góp ý dùm cho 16 chữ trên. Xin chân thành cảm ơn.
A DI ĐÀ PHẬT. ..
Huynh Tịnh Độ hỏi, NP cũng chỉ có thể nói chung quy không ngoài hai chữ vô thường, 16 chữ trên nhìn lại chỉ thấy vô thường, như cát bụi, chẳng thật, có gì ta phải vướng bận. Đã không thật thì cớ gì ta phải giữ cho thêm sầu.
Chú TỊNH ĐỘ hãy tìm hiểu trong KINH VÔ LƯỢNG THỌ từ phẩm 32 đến phẩm 37 sẽ nói rõ cho cho chú biết.Chỉ có nương vào KINH thì hơn chú à.
Tu tập thì chúng ta nên dụng Pháp nào đó của Chư Phật, Bồ Tát mà mình cảm thấy phù hợp với căn tánh, hoàn cảnh của chính mình, rồi dụng mãi lâu ngày dài tháng thì những phiền não tập khí kia sẽ vơi dần vơi dần.
NHẤT MÔN THÂM NHẬP – TRƯỜNG KỲ HUÂN TU
A Di Đà Phật
A DI ĐÀ PHẬT…
Xin chào các liên hữu:
Xin cảm ơn huynh đệ NguyenPhu, Huệ Tịnh, Tâm Tịnh, và Nguyên đã phúc đáp dùm.
Nguyên, Kinh Vô Lượng Thọ từ phẩm 32 đến phẩm 37 nói rõ về buông xã vạn duyên, huynh có Kinh Vô Lượng Thọ trong nhà, nhưng huynh ít tụng kinh, vì mình bệnh hay quên nên ít tụng kinh, và đọc chữ r, p không chuẩn, nên huynh chỉ niệm Phật, và NSTPCL thôi.
A DI ĐÀ PHẬT…
Chỉ Vì Một Lời Nói Ác Bị Đọa Suốt 500 Kiếp
Vào thời Già Diệp Như Lai, có một nhà sư trẻ tuổi hát rất hay. Sư thường coi thường những tăng nhân khác khi cậu cùng họ hát những bài hát ca ngợi Phật. Sư tin rằng giọng hát của sư là hơn hẳn người khác, cả về sự trong trẻo và sâu sắc. Sư đã hành xử kiêu ngạo và luôn thể hiện mình là siêu thường.
Một vị sư già với giọng khàn khàn không thể hát tốt những bài hát ca ngợi Phật. Nhà sư trẻ luôn nhạo báng vị sư già này và nói với ông rằng giọng ông thật tồi tệ. Tất nhiên, cậu không biết rằng vị sư già đã tu đến quả vị La Hán.
Một ngày nọ, vị sư già hỏi nhà sư trẻ: “Cậu biết tôi không?”
Nhà sư trẻ đáp: “Tôi đã biết ông từ lâu lắm rồi. Ông là nhà sư già với giọng hát khàn khàn khiến người ta khó chịu.”
Vị sư già nói với cậu: “Mặc dù tôi không thể hát hay, tôi đã giải thoát bản thân khỏi sự ràng buộc của sinh tử và không còn khổ não nơi thế gian này.”
Sau khi nghe điều này, nhà sư trẻ cảm thấy hoang mang và xấu hổ. Cậu hướng về vị sư già để sám hối, thế nhưng ác nghiệp đã được thiết lập. Cậu phải chịu đựng 500 năm luân hồi trong khổ báo vì ác khẩu.
Một lần nọ, có 500 lái buôn tụ tập lại để tới một nơi xa. Một trong số họ mang theo một con chó để canh gác vào ban đêm. Trên đường đi, con chó đã cắp mất một miếng thịt khi chủ nó đang ngủ. Khi người lái buôn thức giấc và thấy điều đã xảy ra, ông rất giận dữ và đánh đập con chó thậm tệ. Ông đã bỏ rơi con chó sau khi đánh gãy chân nó.
Lúc ấy, Xá Lợi Phất nhìn thấy điều này bằng thiên mục; ông đã tới cho con chó ăn uống và rồi thuyết pháp cho nó. Sau khi nghe thuyết pháp, con chó lập tức lăn ra chết và chuyển sinh vào một gia đình Bà La Môn ở thành Xá Vệ.
Khi Xá Lợi Phất đang một mình hành khất, một Bà La Môn trông thấy ông và hỏi: “Tôn giả, ông đi một mình hay đi với ai?”
Xá Lợi Phất đáp: “Ông có một cậu con trai. Ông có để để nó làm sa di cho tôi được không?”
Vị Bà La Môn nói: “Nó mới chỉ lên bảy. Nó quá ít tuổi phải không?
Xá Lợi Phất đáp: “Vừa đúng tuổi.”
Bởi vì Xá Lợi Phất đã cho con chó ăn uống và thuyết pháp cho nó nghe, con chó đã chuyển sinh thành tiểu sa di để báo đáp ân cứu mạng của ông.
Khi nghe Xá Lợi Phất giảng pháp, tiểu sa di lĩnh ngộ rất nhanh và mau chóng đắc chính quả. Khi tự giải thoát, cậu nhận thấy mình đã phải chịu đựng 500 năm luân hồi trong khổ báo chỉ vì ác khẩu với vị sư già.
Cố sự này đã nói với chúng ta rằng: Ngay cả trong các đệ tử, người ta không thể lấy thế mạnh của mình để so sánh với thiếu sót của người khác. Đó là bởi vì chúng ta vĩnh viễn không thể đo lường mức độ tâm tính của người khác cũng như tầng thứ chứng ngộ Pháp lý của họ.
Tác giả: Quả Chính
Dịch từ: http://www.zhengjian.org/zj/articles/2006/6/27/38280.html
http://pureinsight.org/node/4078