Kinh Bảo Tích nói: “Phụ vương Tịnh Phạn đảnh lễ dưới chân Phật, một lòng chắp tay bạch Phật rằng:
– Bạch Thế Tôn, làm sao tu hành để được đạo của chư Phật?
Đức Phật đáp:
– Tất cả chúng sinh đều là Phật. Nay Phụ vương nên niệm Phật A Di Đà ở thế giới Tây Phương, thường siêng năng tinh tấn thì sẽ được đạo của chư Phật.
Phụ vương hỏi:
– Bạch Thế Tôn, tại sao tất cả chúng sinh đều là Phật?
Đức Phật đáp:
– Tất cả pháp không sinh, không dao động, không lấy bỏ, không tướng mạo, không tự tánh. Phụ vương nên ở trong pháp Phật ấy mà an trụ tâm mình, đừng tin nơi người khác!
Khi ấy, vua Tịnh Phạn và bảy vạn người dòng họ Thích nghe nói về pháp này, ai nấy đều tin hiểu hoan hỷ, tỏ ngộ Vô sinh nhẫn”.
Đức Phật mỉm cười nói bài kệ rằng:
Dòng Thích trí quyết định
Thế nên trong Phật pháp
Tâm quyết tin an trụ
Sau khi mạng chung rồi
Được sinh cõi An Lạc
Gặp Phật A Di Đà
Vô úy thành Bồ đề.
Trích LIÊN TÔNG BẢO GIÁM
Đại Sư Ưu Đàm
Thích Minh Thành dịch
___ CÁ ĐẦU THAI THÀNH NGƯỜI, TÌM ĐẾN BÁO THÙ__
Có một chú Sa di pháp danh Thích Thông Huệ, chú xuất gia khi mới tầm 8 tuổi. Bổn phận của chú hàng ngày chỉ là quét sân chùa, làm những việc lặt vặt… Đến năm 14 tuổi, chú Sa di Thông Huệ được các thầy giao cho việc gánh nước, mỗi ngày phải xuống núi gánh khoảng 20 gánh nước lên cho mọi người sử dụng.
Một hôm, trong lúc chú gánh nước lên núi, có một bà bán cá, đội trên đầu một cái chậu đựng đầy cá ra chợ bán. Khi đi ngang qua gánh nước của chú Sa di, bà dừng lại, hạ cái chậu cá xuống đất, vô ý thế nào làm văng một con cá vào thùng nước chú Sa di đang gánh.
Thế là thùng nước trong lành của chú bị con cá đó làm cho tanh ngòm đi, không thể dùng được nữa, nhất là ở trong chùa kị mùi tanh của thịt cá, nên buộc phải đổ đi. Do khi đó chưa hiểu Đạo nhiều, chú nổi cáu lên, nhìn con cá mà tiếc công sức mình hì hục gánh nước, gần về tới nơi, lại vì con cá này mà đành đổ đi hết.
Tức quá chú túm lấy con cá, khi đó đang còn sống, đập mấy nhát liền vào thùng nước, vừa đập vừa chửi rủa nó, và đương nhiên, con cá chết ngay tại đó.
—–
30 năm sau, chú Sa di đã trở thành một thiền sư, sau khi sư Trụ trì viên tịch, ngài tiếp nối làm trụ trì ngôi chùa đó. Một hôm, khi đang ngồi thiền trong chùa, thì có một vị tướng trẻ, tên là Trương Tuấn dẫn quân đi ngang qua chùa.
Viên tướng ghé vào chùa, nhìn thấy thiền sư Thông Huệ, trong tâm bỗng dưng bừng bừng khởi lên sự giận dữ mà chính Trương Tuấn cũng không hiểu được là vì sao. Trương Tuấn không kiềm chế được , liền rút kiếm ra định đâm vị thiền sư mà mình chưa từng gặp bao giờ.
Khi ấy, thiền sư mở mắt, điềm tĩnh nói:
– Ta đã chờ ông 30 năm rồi.
Viên tướng Trương Tuấn liền hỏi:
– Tại sao tôi với ngài chưa từng gặp nhau lần nào, đây là lần đầu tiên tôi đi qua vùng này, vậy mà không hiểu vì sao cảm giác trong tôi thay đổi bất thường, vừa nhìn thấy ngài là tôi muốn giết ngài liền.
Thiền sư Thông Huệ trả lời :
– Không phải ngẫu nhiên, mọi chuyện đều có nhân duyên của nó.
Nói rồi thiền sư kể lại câu chuyện đập chết con cá 30 năm về trước. Sau khi đập chết con cá, ngài cảm thấy rất hối hận, ngài hay sám hối về việc này, và chắc hẳn, ngài cũng thường tạo các công đức hồi hướng cho con cá ấy. Và ngài sẵn sàng chờ đợi cái ngày mà quả báo xảy đến, khi mà con cá tìm đến báo thù. Ngày đó cuối cùng đã đến.
Thiền sư nói tiếp:
– Con cá đó đã chuyển kiếp thành người , chính là ông đó. Sở dĩ hôm nay ông đi ngang qua đây, không dưng cảm thấy nóng giận, muốn lấy mạng tôi, là vì kiếp trước tôi đã giết ông, khi bị giết, ông đã khởi tâm sân hận, muốn báo thù. Khi tái sinh , ông không nhớ kiếp trước của mình, nhưng tôi biết, và tôi đã chờ đợi ngày này từ nhiều năm qua.
Trương Tuấn nghe xong, liền hạ thanh kiếm xuống. Sau đó, ông ta xin xuất gia làm đệ tử của thiền sư Thông Huệ.
——
Chính nhờ sự sám hối và hồi hướng công đức cho oan gia trái chủ, chính là con cá đó, thiền sư Thông Huệ đã hóa giải được mối oan oan tương báo mà nếu là người khác không hiểu Đạo, chắc chắn sẽ tạo thành mối thù truyền kiếp, “kiếp này ông giết tôi, kiếp sau tôi giết ông” không biết bao giờ mới chấm dứt.
——–
( Đạo hữu Quang Tử – viết lại theo bài giảng của sư cô Thích Nữ Như Lan)
PHÍ PHẠM CỦA TRỜI TỘI RẤT LỚN
Một nữ ký giả tờ báo X nhiều lần nghe sư phụ giảng pháp, chỉ rõ nguyên nhân bịnh cho những người đến cầu khai thị.
Một hôm, cô hỏi sư phụ:
Con bệnh bao tử nhiều năm, đã chữa trị mà không thấy kết quả, có phải do đời trước con làm điều gì xấu không?
Sư phụ hỏi:
Phải chăng cô không ưa ăn da bánh bao, nên mỗi lần ăn đều xé lột lớp da bánh vứt đi?
Ký giả kinh ngạc nói:
Ôi trời ơi! Sư phụ! Đúng là có việc này. Con từ nhỏ đã không ưa ăn da bánh bao, vậy mà cũng là tội ư?
Sư phụ cười nói:
Phải biết phí phạm là tội rất lớn. Lương thực và thức ăn trong thế giới này có sứ mệnh để cho người dùng no bụng, nhưng con vì không ưa, thấy không hạp khẩu vị nên vứt bỏ, như vậy rất lãng phí. Phải biết trên thế giới hiện nay còn rất nhiều người không có ăn và bị chết đói (Dân Phi châu từng đói đến không có gì ăn, phải ăn cỏ mà không có đủ cỏ để ăn). Con phải cảm thất xấu hổ vì điều này. Lại nữa, quốc gia nào cũng đều có người bươi bãi rác kiếm ăn, ngay cả các nước đang phát triển cũng không ngoại lệ. Những người đói kém này đều do đời trước đã lãng phí lương thực, chà đạp thức ăn, nên đời nay mới bị quả báo như vậy.
Nếu đời trước ném bỏ đồ ăn, thì đời này sẽ phải đi kiếm nó về nuốt. Vì vậy con phải tuyệt đối cẩn trọng, không nên phí phạm!
Nữ ký giả tỏ vẻ ăn năn hỏi:
Con phải làm sao đây Sư phụ?
Phải phát tâm sám hối, từ đây về sau thệ không bao giờ lãng phí vật thực nữa thì bệnh con sẽ dần dần lành.
Nữ ký giả lại hỏi:
Con cũng lạy Lương Hoàng Sám có được chăng?
Sư phụ cười hài lòng:
Rất tốt!
Trích BÁO ỨNG HIỆN ĐỜI – Tập 3
Xin quý đồng tu hỏi có nguòi dùng lọc nhung(sừng nai hươu) có bị phạm vào giới sát sanh không?
Nam Mô A Di Đà Phật
Gửi bạn Kim Thúy, để trả lời câu hỏi của bạn, chùng ta cần tìm hiểu 2 vấn đề
Thứ nhất, sát sanh là gì ?? Sát sinh là cướp đoạt lấy mạng sống của chúng sinh gồm có người và vật. Cụ thể:
+ Tự mình giết hại bằng dao, kiếm, gậy gọc,…
+ Khuyên bảo, dạy dỗ, xúi giục kẻ khác giết
+ Thấy kẻ khác giết lòng sinh vui sướng
+ …
*******
Thứ 2 Lộc nhung là gì?? Là sừng non của con hươu hoặc nai đực. Từ 2 năm tuổi trở đi, hươu nai đực bắt đầu có sừng. Mỗi năm vào cuối mùa hạ, sừng hươu nai cũ sẽ rụng đi và mọc lại sừng khác vào mùa xuân năm sau. Tuy nhiên chỉ sừng non mới mọc mới đem lại nhiều hiệu quả kinh tế, vì vậy người ta thường khai thác lộc nhung vào mùa xuân bằng cách dùng cưa, dao bén, cưa thật nhanh vào gần sát gốc sừng, việc lấy nhung thường không tiêm thuốc gây mê khiến các con vật hết sức đau đớn. Đây là hành động man rợ và thể hiện sự tàn ác của con người với động vật. Tăng cường sức khỏe bản thân trên sự đau đớn của các loài hữu tình, người tu Phật nên nhận thức rõ điều này là tội ác, sử dụng nhung hưu chẳng khác gì việc cổ súy cho việc lấy nhung hưu có lý do để tồn tại.
********
Ngoài việc dùng Nhung hưu, còn rất nhiều sự tàn ác khác mà con người “hiện đại ” nghĩ ra để cung phụng cho bản thân: Cao gấu, cao hổ, dùng ngà voi, sừng tê giác làm thuốc , áo, giày, ví làm từ da cá sấu, da rắn,…. Thiết nghĩ chúng ta nên tìm hiểu và tẩy chay những sản phẩm phi nhân đạo thế này. Người tu Phật cần sáng suốt để nhận thức, càng đi sâu vào thời mạt pháp con người càng ngày càng ác
*******
Clip cưa nhung hưu man rợ
https://m.youtube.com/watch?v=ScJaKCbdsEg
NGƯỜI ĂN MÀY NIỆM PHẬT ĐƯỢC VÃNG SANH CỰC LẠC QUỐC
Có một gã ăn mày là Kỷ Đại Phúc , cũng tới lui chòi rơm lễ bái Hòa Thượng. Gã thỉnh vấn Hòa Thượng : “Tại sao đời này con lại bần cùng như vậy?” Hòa Thượng giảng giải đạo lý nhân quả ba đời và nói với gã :”Trong Kinh Thư nói: Do nhân gì đời này được phú quý? Là bởi đời trước trai tăng bố thí người nghèo; Do nhân gì mà đời này chịu cảnh nghèo hèn? Là bởi đời trước keo kiệt, là bởi đời trước keo kiệt không muốn cứu tế người nghèo.”
Kỷ Đại Phúc nói : “Con thường tự nghĩ, con đã không làm chuyện gì thiếu lương tâm, mà giờ đây bị cảnh cùng khốc phải đến từng nhà ăn xin, vậy chắc do đời trước con đã keo kiệt, bủn xỉn, không biết bố thí. Ngài có biện pháp nào cứu vãn cho đời sau của con không? “ Hòa Thượng đáp : “Quân tử học cách tạo mạng, chỉ cần ông bắt đầu từ đây, nỗ lực làm việc thiện, quảng tích âm đức; tức ông có thể tự tạo cho mình một vận mạng mới, vậy thì phúc nào mà cầu không được? Ngày xưa có vị Chu Kỳ, cũng là ăn mày, nhưng từ lúc ông ta hiểu rõ đạo lý nhân quả báo ứng, rồi nỗ lực tích lũy công đức, tu tạo cầu Song Thiện, mà đời sau ông đầu thai vào nhà Đế Vương, thọ hưởng tôn vinh phú quý ở ngôi vị Thái Tử. Đây chẳng phải là đã tự cứu vãn vận mệnh của mình hay sao?” Kỷ Đại Phúc nghe xong rất đỗi vui mừng, phát nguyện từ đây sẽ tích thiện tu đức và thỉnh cầu quy y Tam Bảo.
Từ đó về sau, lúc đi ăn xin, miệng ông niệm “Nam Mô A Di Đà Phật” không gián đoạn. Khi xin được tiền, gạo, ông đem tế bần giúp người và qua nhiều năm tháng ông đều làm thiện như vậy không tiếc sức lực. Vào mùa đông năm Dân Quốc thứ 29 (1940) ông biết trước ngày vãng sanh mà an tường qua đời trong tiếng niệm Phật .
(Trích “Cuộc đời và Đạo Nghiệp của Hòa Thượng Tuyên Hóa)
Thật không vậy. tôi thấy rất nhiều người chết vì bệnh này.bụng cứ to mỗi ngày sau một tháng thì chết.
Có lần tôi di qua Trung Quốc và có đặt chân ngang qua Quảng Châu bất chợt nghe được tiếng niệm phật Amitofo xuất khởi từ một kẻ ăn xin, tôi cảm thấy làm lạ nên quây lại xem thử và muốn biết về chú này vì khá ư là đặc biệt, chúng tôi đến gần ông ấy và hỏi thử ông ấy vài câu, khi chúng tôi lai gần thi nghe được tiếng niệm phật rất tha thiết, ông ấy ngồi dựa ở góc cây, còn cái túi để xin tiền thì ông ấy để một bên coi tuy lòng có ai đi qua cho thi cho chứ ông ấy không có mở miệng xin, ông ấy trong rất là gầy nhưng diện mạo trên mặt rất là khỏe va tươi đẹp và hai chân ông ấy ngồi cuống lại, và rồi chúng tôi vào liền vấn đề và bèn hỏi ông ấy vì ăn xin mà ngồi ở đây niệm phật và ông niệm phật để mong cầu người ta đến để cho ông tiền hay là ông niệm phật có mục đích gì, ÔNG ẤY ĐÁP LẠI RẰNG TÔI NGỒI ĐÂY AI ĐI QUA CHO BAO NHIÊU THÌ CHO ĐỂ TÔI SỐNG QUA NGÀY CHỨ RIÊNG TÔI CHỈ MUỐN NIỆM PHẬT ĐỂ VỀ VỚI PHẬT, và chúng tôi lại đặc thêm một câu hỏi nửa, hằng ngày ông xin ăn nếu người ta cho ông ít hoặc là cho ông nhiều ông có suy nghỉ gì không tại vì bản thân chúng tôi đang hành trì Pháp Môn niệm phật nên rất hiếu kỳ, ÔNG ẤY LẠI TRẢ LỜI NGƯỜI TA CHO TÔI ÍT THÌ TÔI ĂN ÍT VÀ NẾU NGƯỜI TA CHO TÔI NHIỀU THÌ TÔI ĂN NHIỀU, HOẶC GIẢ NẾU KHÔNG CÓ ĐƯỢC ĐỒNG NÀO THÌ TÔI KHỎI ĂN. chúng tôi rất lấy lòng hâm mộ mà càng nhìn ông ấy thì thấy trên mặt rất là hồng hào đẹp cực kỳ chúng tôi bèn rút tiền ra và cho ông ấy phản ứng của ông ấy nhìn chúng tôi mà trên môi vẫn cứ niệm phật chứ không có vội lấy tiền, chúng tôi cảm nhận được công đức niệm phật bảo hộ cho ông ấy mặc dù ông ấy đời này tuy bần khổ trong mạng không có tài, nhưng sắc diện rất là hoan hỷ vui tươi không có sự khổ tâm, còn ngược lại có những kẻ nhà cao cửa rộng đầy đủ vật chất nhưng khổ tâm vẫn là khổ tâm, vậy khổ là do đâu? chắc chắng sự thật là không phải qua chiều hướng của vật chất mà chính là Tâm Bất An, Nếu Tâm Thật Sự An Vui Thì Làm Gì Có Khổ, mà bạn muốn tâm mình an vui thì niệm A Di Đà Phật thì tâm liền an vui. Quý vị muốn tâm mình an vui là chuyện không phai dễ làm đâu, ngày thường thì bạn xem vậy đó và khi đến sự việc nó đến như mất nhà, mất cha, mất mẹ, mất vợ, mất chồng, tán gia bại sản, mà bạn muốn giử thăng bằng cho cái tâm của mình là một sự việc khó trong khó, mà sự việc không ai tránh khỏi không sớm thì muộn, vì nhân ác chúng ta đã gieo trồng sẵn rồi mà muốn nó không đến thì chuyện ấy không bao giờ sẩy ra,
Đức Phật cũng có nói cõi này là cõi khổ, mà ngay tự bây giờ quý bạn không có công phu để có cái pháp để tâm an và khi sự việc đến chở tay không kiệp nhưng ngược lại nếu tâm an vui từ lúc này thì khi sự việc đến nó vẫn đến hoan hỷ vui vẻ sử lý rồi dần dần nó cũng nguôi ngoai.
Không Có Sự Bình An Hạnh Phúc Nào
Bằng Sự Bình An Tỉnh Lặng Của Tâm Hồn
Đây là mẫu chuyện người thật việc thật chúng tôi đã chứng kiến nay chân thành muốn chia sẽ đến các bạn hữu đồng tu
A di đà phật
TL ĐĐ Thích Giác Nhàn
Xin cảm ơn phúc đáp của Tịnh Tâm. Mẹ chồng mình mua sừng nai về nấu với thuốc bắc kêu cho con mình uống sẽ tăng sức đề kháng không bị cảm lạnh ho sổ mũi…v.v nhưng mình không đồng ý con mình đi nhà trẻ thường xuyên bị cảm ho viêm phổi bà nói tại mình cứng đầu không nghe lời bà nên con mình mới yếu như vậy dễ bị bệnh. Mình buồn lắm vì mình ăn chay giữ giới không sát sanh không nhẫn tâm khi thấy con nai bị đè xuống cưa lấy sừng, mình đưa đoạn clip ấy cho bà coi thì bà la. Giải thích nhiều lắm nhưng mẹ chồng mình không tin nhân quả bào ứng với lại lúc bị cưa sừng nó đau cho nên sanh oán khí tích tụ trong máu không tốt chút nào. Thời tiết lạnh con mình lại bị viêm phổi và nhập viện rồi mẹ chồng đỗ lỗi tại mình không cho uống sừng nai, mình buồn lắm.
Chị đừng lo. Hãy niệm NAM MÔ QUÁN THẾ ÂM BỒ TÁT.
Gửi Kim Thúy. Trước mắt Tịnh Tâm khuyên bạn nên nhẫn nhịn để mọi chuyện dần chìm xuống trước đã. Nếu Mẹ chồng bạn vẫn muốn cho bé uống nhung nai, bạn cũng đừng nên phản đổi, hay giải thích gì cả. Việc giải thích lúc này không những chẳng giúp được gì mà còn khiến mối quan hệ giữa bạn và Mẹ chồng thêm rạn nứt. Bạn hãy nên nhận lỗi về mình và xin lỗi Mẹ chồng để bà nguôi giận.
*****
Bạn biết không để truyền bá cho ai đó hiểu được những lời dạy của đức Phật trong thời mạt pháp này thực sự rất khó, phước đức của chúng sinh ngày nay rất kém nên họ dễ dàng gạt bỏ đi. Tuy nhiên đối với những người đã càng thân thiết với nhau thì lời nói ra giữa đôi bên sẽ dễ dàng được chấp nhận. Vì thế Tịnh Tâm khuyên bạn thời gian tới nên cố gắng thân thiết hơn với Mẹ chồng thì khi lúc đó bạn nói gì Bà cũng dễ nghe và chấp nhận hơn. Có thể dành thời gian nói chuyện với Bà nhiều hơn, nấu nhiều hơn những món Bà thích ăn, tìm hiểu sở thích của Bà. Khi 2 bên đã thật sự thân thiết thì lúc này bạn nên khéo léo truyền đạt những lời dạy của Phật.
Bản thân Thúy cũng nên siêng năng hành thiện, thành tâm nguyện cầu Chư Phật,Bồ tát gia bị cho bản thân cũng như gia đình tăng trưởng tín tâm, tinh tấn tu hành để đồng sanh về Cực lạc thì khi đó sẽ không phải vướng vào những rắc rối như vậy nữa
*****
Mời bạn đọc thêm bài viết này
http://bloglamcha.com/chen-thuoc-doc-cua-nang-dau-va-cai-ket-bat-ngo-cho-con-dau.html
chào các bạn đồng tu .mẹ tôi bị gan nhiễm mỡ và bị thoái hóa cột sống, uống thuốc nhiều mà ko nhẹ ko biết các bạn có ai có bài thuốc nào hay trị bệnh này ko .
Bạn Bảo Tuấn thân mến, bản thân mình cũng có một số bệnh. Mình xin chia sẻ với bạn câu này : “cầu mong cho tất cả chúng sinh, mọi bệnh tật đều thuyên giảm dần, thuyên giảm dần rồi hết hẳn” mình có một số câu khác nữa. Bạn liên hệ với mình qua email : [email protected] để mình gửi cho nhé
Chào các liên hữu
Tôi đang tu học theo pháp môn Tịnh độ được 3 năm. Hàng ngày tôi vẫn hành trì ngồi niệm phật theo hai thời khoá sáng tối ( từ 30 p đến 1.5 tiếng cho mỗi buổi). Khoảng 4 tháng nay tôi không duy trì được đều đặn bỏ trống rất nhiều buổi. Tôi đang lo mình đã bị dán đoạn thì coi như phải tu lại từ đầu? Vậy tôi phải làm gì, hay hiểu thê nào về “niệm Phật”, vì tuy tôi không “ngồi” niêm theo thời khoá nhưng trong cs tôi vẫn cố gắng làm những viêc tốt.
Mong các đồng tu chia sẻ.
Nam mô a di đà phật
PD: Diệu Hậu
A DI ĐÀ PHẬT
Gửi bạn Diệu Hậu,
*Công phu thì phải cố định chứ không nên từ 30 đến 1,5 tiếng. Lý do? bởi cho thấy tâm bạn thực chưa bền chắc, vì còn giao động nên hoặc 30 phút, hoặc 1,5 tiếng. Nghĩa là hôm nào thấy vui, an lạc thì ngồi lâu, ngược lại thì ngồi ít đi. Định giờ cho công khoá là quan trọng, nhưng đó là nói về lý, còn quan trọng hơn cả là khi ngồi công phu mình sẽ làm gì? Dưới đây là đôi hàng chia sẻ, mong bạn ráng suy ngẫm để xác định lại mục tiêu tu học của mình nhé.
NIỆM PHẬT CHÍNH LÀ NIỆM GIÁC
Giác điều gì? Giác nhân-quả báo ứng và xuyên suốt ba đời tơ hào không sai. Nhân là hạt, quả chính là trái. Ví như gieo hạt lúa, tất mọc cây mạ rồi trổ đòng, kết hạt lúa chứ chẳng thể ra cây ngô, trổ hoa rồi kết bắp ngô; trồng hạt bầu, tất lên cây bầu rồi ra trái bầu chứ chẳng thể ra cây bí rồi sanh trái bí. Giác cũng là nhận thức rõ đời là sanh-tử vô thường, mạng sống mong manh trong từng hơi thở. Một hơi thở ra không thể hít vào là mạng sống đã chấm dứt. Giác cũng là nhận thức rõ 8 nổi khổ của thế gian: sanh, lão, bệnh, tử là khổ; yêu thương mà phải xa lìa là khổ; thù ghét nhau mà phải đối diện, chung sống là khổ; cầu mong mà không toại nguyện là khổ; nỗi khổ của thân ngũ ấm luôn thường bức bách là khổ. Giác cũng là nhận thức rõ tham, sân, si chính là tam độc chưa chúng ta trôi lăn trong tam ác đạo. Tham, huân tập niệm tham ắt đi vào đường ngạ quỷ; sân hận và huân tập niệm sân hận ắt sanh vào đường địa ngục; ngu si và huân tập niệm ngu si ắt đi vào đường súc sanh. Giác này hoàn toàn khác với việc cho rằng niệm Phật hoặc là phải niệm: Nam Mô A Di Đà Phật hay niệm Ami Đà Phật; hay niệm Namo Ami tofu hay là niệm A Di Đà Phật. Giác cũng không phải là niệm sáu chữ Nam Mô A Di Đà Phật hay là 4 chữ A Di Đà Phật cho thành thục; Giác cũng không phải ngồi niệm Phật từ 2-5-8-10-15-20 ngàn tiếng danh hiệu; giác cũng không phải là ngồi vừa niệm Phật vừa lần 5-10-15-20 chuỗi tràng hạt, cũng chằng phải là niệm thập ký số, hay niệm lớn, niệm thầm, niệm kim cang; giác cũng chẳng phải là niệm nhanh, niệm vừa hay niệm chậm…v.v…
Tại sao đó không phải là giác? Bởi đó chỉ là lý niệm Phật. Vì nương chấp vào lý nên chúng ta sanh vọng tưởng, vì có vọng tưởng nên khởi sanh phân biệt, chấp trước: đúng pháp-không đúng pháp; hay-dở; nhiệm màu-chẳng nhiệm màu… Vậy niệm Phật chính là niệm giác là nghĩa gì? Đó là sự quán chiếu khi hành trì pháp môn niệm Phật.
Niệm Phật mà nhân quả vẫn mê mờ; niệm Phật mà vẫn không biết sanh-tử vô thường, mạng sống mong manh trong từng hơi thở; không biết rõ 8 nỗi khổ của thế gian; không thấu rõ tam độc tham, sân, si luôn thường đồng hành với chúng ta trong từng niệm niệm – Niệm Phật như thế là chúng ta có niệm mà không có giác. Nói khác đi chúng ta mới chỉ thiên về lý niệm Phật mà bỏ qua sự (sự quán chiếu và hành trì).
Vậy là cách nào để biết hàng ngày chúng ta đang niệm giác? Hàng ngày niệm Phật mà tham giảm, sân giảm, si giảm – đó là đang niệm giác; hàng ngày nhận rõ 8 nổi khổ thế gian và tìm cách, biết cách chuyển hoá chúng, giúp cho cuộc sống thêm an lạc – đó chính là niệm giác; hàng ngày thấy được sanh tử vô thường trong gang tấc, bệnh tật luôn thường rình rập, xảy ra với chúng ta trong mọi nơi, mọi lúc và biết hoan hỉ trả nghiệp, khéo léo chuyển hoá nghiệp – đó là đang niệm giác.
A Di Đà Phật là Vô Lượng Giác. Hàng ngày chúng ta niệm niệm A Di Đà Phật chính là nhắc nhở mình phải niệm niệm sống trong tỉnh giác. Được vậy chúng ta mới thực sự là người đang học Phật, nhớ nghĩ tới Phật.
Niệm Phật chính là thường nhớ nghĩ tới Phật và nguyện hành theo hạnh của Phật. Niệm Phật – Niệm Giác!
Thiện Nhân
Chào bạn Diệu Hậu,
Huynh Thiện Nhân đã có những chia sẻ rất quý giá, PH chỉ xin được góp thêm một chút.
Làm việc tốt thì được quả tốt (giàu sang, thông minh, trường thọ,..), nhưng vẫn trong vòng luân hồi (nhưng không có nghĩa là mình thôi không làm việc tốt nữa), còn niệm Phật là gieo nhân làm Phật, mà quả đạt được là về sống gần với Phật A Di Đà ở cõi Cực lạc, thoát khỏi luân hồi sanh tử khổ, và thành Phật. Cho nên hai việc đó hoàn toàn khác nhau.
Nếu đã cố gắng hết sức mà vẫn không có thời gian, không có điều kiện thuận tiện ngồi công phu được thì mỗi ngày bạn cũng nên nhớ niệm ít nhất vài chục câu Phật hiệu, không được bỏ quên. Nếu mình quyết tâm nhớ thì những lúc tắm rửa, ăn uống, đi lại,..mình vẫn niệm thầm được mà. Hoặc nếu gia đình không trở ngại thì bạn hãy gắng thức khuya, dậy sớm một chút để niệm Phật (mỗi thời khoá chỉ 15′ cũng được, rồi từ từ tăng lên).
Niệm Phật không chỉ ở miệng mà phải lóng tâm niệm, nghe câu Phật hiệu cho rõ ràng.
Ngoài ra, bạn hãy gắng đắp bồi thêm phần Nguyện cho vững chắc nhé. Người tu niệm Phật nhiều mà ít người vãng sanh một phần là do mong muốn vãng sanh không thiết tha nên gặp lúc chuyện đời bận rộn là mình bị nó kéo đi lúc nào không hay.
Có phải tu lại từ đầu hay không, không quan trọng. Quan trọng là ngay hôm nay, mỗi ngày từ đây cho đến lúc lâm chung, bạn luôn giữ nguyện cầu vãng sanh và thường niệm Phật.
Chúc bạn tu tinh tấn.
Nam Mô A Di Đà Phật.
Thế gian này chỉ là quán trọ. Thế sự toàn là vô thường, sầu khổ cả.
Liên hữu hãy “Siêng năng niệm Phật cầu sanh quyết đến Cực Lạc” – như lời Phật dạy, đừng giải đãi, để luống qua cuộc đời này thì uổng phí biết bao. Mình đã có nhân duyên bắt gặp Pháp Môn Tịnh Độ thù thắng này rồi.
Còn “niệm Phật” như thế nào? Thì ngắn gọn đây
“…mình phải thành tâm niệm Phật, khẩn thiết niệm Phật mới về được Tịnh Độ. Nơi Đức Phật A Di Đà không có cảnh khổ . Lúc nào mình cũng niệm “A Di Đà Phật” tới lúc lâm chung sẽ thấy Phật A Di Đà. Gắng niệm Phật và đừng có tham, sân, si…”
Như lời Bồ Tát Thiện Căn mới vãng sanh nói.
(trong bài này http://www.duongvecoitinh.com/index.php/2017/02/nam-phat-tu-28-tuoi-niem-phat-3-nam-vang-sanh-luu-xa-loi-dep/)
Đôi lời nhỏ hẹp để chia sẻ thêm với Liên hữu. Liên hữu cũng nên thường ghé trang này duongvecoitinh.com tìm hiểu chia sẻ tu học với mọi người nhé, sẽ được nhiều lợi ích.
A Di Đà Phật
Bạn hãy xem sách VƯƠNG PHỤNG NGHI NGÔN HÀNH LỤC để tìm hiểu gốc bệnh.
Con phạm tội thủ dâm ngót 3 năm, con rất ân hận,, phải sám hối ra sao ạ??
NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT. Đạo hữu đọc bài: Làm Cách Nào Để Chuộc Lại Lỗi Lầm Nếu Lỡ Phạm Giới Tà Dâm Từ Sách Báo Phim Ảnh?, cụ thể hơn là đọc sách Âm Luật vô tình để hiểu rõ mọi sự, tích cực sám hối tội xưa, không được để tái phạm thêm nữa bởi dâm dục mang lại quả báo rất nghiêm trọng chứ không phải chuyện đùa. Đạo hữu phải tu cho tốt, được thân người thật khó thay, nay Đạo hữu hãy tin tưởng và phát nguyện vãng sanh về thế giới Tây Phương Cực Lạc của Đức Phật A Di Đà, nguyện rồi thì tu cho tinh tấn, đừng giải đãi, tích cực nhiều điều thiện lành với khả năng của mình, đem đến lợi ích thật sự, hồi hướng công đức, trang nghiêm Phật Tịnh độ, nếu bây giờ cái tâm dâm chưa hết thì tu dần dần cho xa lìa bằng được thì thôi, thay đổi thói quen xấu thành thói quen niệm Phật, sám hối, nếu có thể ăn chay được thì tốt. Chúc Đạo hữu thành công.
Bạn Hiếu thân mến!
Thủ dâm có thể là do nghiệp của bạn, nó làm bạn khởi tâm ham muốn. Bạn phải cố gắng vượt qua tật thủ dâm, nếu không về lâu về dài nó sẽ gây ra nhiều bệnh lắm. Mình có câu này :” cầu mong cho tất cả chúng sinh, đời đời kiếp kiếp sau và hiện đời này, không bao giờ bị nhu cầu tình dục đòi hỏi bức bách”.
Mỗi khi bị “nhu cầu” khởi lên, bạn hãy thấy nó thật ghê tởm, thật xấu xa, thật dơ bẩn với một lòng mong muốn thoát ra nó.
Bạn cố gắng lên. ” Kẻ thù lớn nhất đời người là chính mình”
Bạn biết ko, thủ dâm sẽ làm bạn hao tổn về sức khoẻ thể chất, giảm phước báo tâm linh, có thể gây ra bệnh về thần kinh và nặng hơn là khiến bạn bị đoạ súc sanh. Nếu bạn ko giúp đc chính mình thì ko ai giúp được bạn. Bạn hãy dành thời gian để đọc về những điều cao thượng như những tấm gương hiếu thảo, những người biết vượt khó thành công đóng góp nhiều điều tốt đẹp cho cộng đồng. Sao bạn lại chọn trầm mình trong vũng bùn dục vọng, hãy bước ra và hướng đến ánh sáng bạn nhé!!
Gửi Hiếu!
Bạn vào Facebook, tìm trang Thọ khang bảo giám đọc rồi sẽ tìm được câu trả lời nhé!
A Di Đà Phật!
Nam Mô A Di Đà Phật
Kính gửi Hiếu, xin được dẫn link trang Thọ Khang Bảo Giám theo ý của Phạm Xuân Kiên:
1. https://www.facebook.com/thokhangbaogiam/
2. https://www.facebook.com/noikhongvoivanhoaphamdoitruy/
Hai trang này NĐ cũng hay theo dõi và thấy rất hay nên nhân tiện dẫn link, hy vọng có ích.
Nam Mô A Di Đà Phật
Nam Mô Đại Từ Đại Bi Tầm Thanh Cứu Khổ Cứu Nạn Quảng Đại Linh Cảm Quán Thế Âm Bồ Tát