Vùng Huy Lăng thuộc tỉnh Giang Tô có người tên Lương Thạch Trụ, nhà giàu có, sinh được một đứa con trai, hết sức thương yêu. Niên hiệu Thuận Trị năm cuối cùng [tức là năm 1661] đứa con ấy được mười chín tuổi, bị bệnh nặng, Thạch Trụ đau buồn lắm.
Một hôm, đứa con bỗng gọi tên Thạch Trụ mà nói rằng: “Tôi đời trước chính là người mang tên ấy họ ấy… ở Từ Châu, có 300 lượng bạc, cùng ông đi buôn chung. Tôi bị bệnh lỵ, giữa đường vào nhà xí đi tiêu, ông thừa cơ hội dùng mũi nhọn xuyên qua một lỗ trống ở vách nhà xí mà đâm vào giữa ngực tôi đến chết. Sau đó ông tự cắt tay cho chảy máu để làm bằng chứng nói dối với gia đình tôi là giữa đường tôi bị bọn cướp giết chết. Sau khi chết, tôi thác sinh vào nhà họ Vương ở Huy Lăng. Cách đây 20 năm, tôi chính là người họ Vương mang tên ấy… Ngày đó, sau khi tôi chết thì 3 năm sau ông chết, rồi cũng thác sinh ở Huy Lăng, chính là thân ông ngày nay. Những năm trước tôi tìm ông không gặp, tình cờ một hôm vào huyện nộp tiền, bỗng gặp ông ngay phía trước. Khi ấy tôi lập tức nổi giận, dùng nắm đấm nện ông, nhưng tự mình cũng chẳng hiểu vì sao lại giận dữ như thế. Khi ấy ông cho tôi là kẻ mất trí nên không lưu tâm. Tôi không trả thù được ông, trở về sinh lòng buồn giận phẫn uất, mấy ngày sau thì chết, cuối cùng lại thác sinh làm con ông, nay đã mười chín tuổi. Tính ra từ khi tôi bị bệnh đậu mùa, ông tốn kém một số tiền, mời thầy dạy học cho tôi tốn kém một số tiền, cưới vợ cho tôi tốn kém một số tiền, tôi đi thi lại tốn kém một số tiền, cộng thêm các khoản tốn kém linh tinh khác nữa, cũng đã trả đủ số tiền cướp đoạt của tôi. Tuy là mạng sống của tôi vẫn chưa đền lại được, nhưng bao năm qua ông đối đãi với tôi quá nặng tình, tôi thật không nỡ nhắc lại chuyện cũ nữa, nay xin từ biệt. Tôi chỉ sợ Diêm vương nơi âm phủ không tha thứ cho tội của ông mà thôi.”
Nói xong thì chết. Từ đó Lương Thạch Trụ đêm ngày than khóc, lại nói với mọi người rằng: “Con tôi hiếu thảo, thông minh, vì sợ tôi đau buồn nên mới bịa ra những chuyện như vậy. Trong thiên hạ liệu ở đâu lại có được tình cha con như thế chăng?”
Rồi không lâu sau, Thạch Trụ lấy một cây thương mài thật sắc, có ai hỏi thì nói: “Năm nay mất mùa, nhà tôi lại ở cuối thôn vắng vẻ nên phải chuẩn bị để khi cần thì có thể tự vệ.” Một hôm, Thạch Trụ đặt cán thương quay vào tường, quay đầu nhọn ra ngoài hướng vào ngực mình rồi bỗng nhiên kêu lớn: “Con đợi ta tự đâm là được rồi.” Liền hướng về phía mũi nhọn, lấy hết sức mà lao vào. Mũi thương đâm sâu vào ngực đến bảy tám tấc, ghim thấu tận xương.
- Lời bàn:
Trích An Sĩ Toàn Thư – Khuyên Người Tin Sâu Nhân Quả
Nguyên tác Hán văn: Âm Chất Văn Quảng Nghĩa
Tác Giả: Chu An Sĩ
Việt dịch và chú giải: Nguyễn Minh Tiến
A Di Đà Phật
Cho con hỏi có phải chúng ta đang trong thời kì mạt pháp không? Và thời kì này chúng sanh sẽ ra sao và bao lâu mới dứt thời kì này.
A DI ĐÀ PHẬT
Gửi bạn Phan Thị Hạ,
Bạn đang thấy mình sướng hay khổ? Sướng bâu lâu? và Khổ bao lâu? Tại sao sướng? Tại sao khổ? Khổ-sướng từ đâu tới? Lý giải được những điều này bạn sẽ biết thời nay là thời gì và nó sẽ kéo dài bao lâu.
TN
Dù nói kiểu nào thì đây cũng đang là thời kỳ mạt pháp, giáo pháp từ khi Phật diệt độ kéo dài 12000 năm và mạt pháp kéo dài 10000 năm, sau đấy chẳng còn Kinh Phật nữa.
Mà: Có giáo lý, không hành trì, không quả chứng gọi là Mạt Pháp.
Nói chung là chúng ta đã không còn tìm gặp tỳ kheo chứng quả thánh được nữa.
NHÂN DUYÊN GIỮA TÔI VÀ BỒ TÁT
Việc này xảy ra vào cuối năm 2003, lúc đó tôi làm hướng dẫn du lịch tại công ty Tam Á ở Hải Nam.
Hằng ngày tôi phụ trách lái xe đưa rước khách, chở họ tham quan đảo hay các thắng cảnh. Lúc đó tôi rất ưa tụng “chú Đại Bi”, mỗi khi lái xe tôi thường mở đĩa tụng chú Đại Bi, các du khách cũng rất thích nghe, đặc biệt là những người già, họ càng ưa dữ.
Ngày ngày tôi mở nghe không biết chán, đối với tôi mà nói, chẳng cần học thuộc chi, tôi nghe mãi đến nhuyễn nhừ, cũng thường lẩm nhẩm tụng theo nơi miệng, đây có lẽ là thiện căn nhiều kiếp.
Có lần, tôi đi du ngoạn phố cổ Phượng Hoàng ở Hồ Nam và ở chơi tại đây ba ngày, sau đó chuẩn bị ra phi trường đáp máy bay về nhà.
Sáng hôm đó, khí trời không tốt, mưa xối xả. Tôi bận lo thuê xe, tài xế đòi giá 350 đồng, sau đó chúng tôi cùng đi ra phi trường.
Dân Hồ Nam ai cũng biết, tuy cảnh ở đây có núi non xinh đẹp, nhưng nếu mưa lớn sẽ tạo thành chướng ngại tai ách cho lữ khách. Nghĩa là lái xe mà gặp lúc trời mưa thì cực kỳ nguy hiểm. (Vì bùn đá trên núi chảy xuống sẽ gây sạt lở hoặc làm tắc nghẽn đường, không những cản trở giao thông mà còn làm cho xe tan người mất).
Tôi là khách viễn phương nên đâu có rành gì chuyện ở đây, hễ lên xe rồi, thì ngồi nhắm mắt lại, lòng không ngừng tụng “chú Đại Bi”. Tôi rất ưa tụng chú, không có bất kỳ mục đích chi, cũng chẳng để cầu gì, chỉ tụng theo thói quen, hễ rảnh là tụng vậy thôi. Cũng chẳng hề biết là tụng chú sẽ đem đến cho tôi điều hay gì? Tóm lại, mang tâm tư hoan hỉ, tôi cứ tụng “chú Đại Bi” không ngừng. Cũng có thể nói là có lẽ “chú Đại Bi” đem đến cho tôi cảm giác bình an khoái lạc, thế thôi.
Từ phố cổ Phượng Hoàng đến phi trường đi mất ba tiếng. Khi xe rời Phượng Hoàng được 40 phút, thì xảy ra chuyện. Do.đất cát trên núi bị mưa lớn tạo thành dòng chảy mạnh mẽ khiến đất đá rơi ào ạt xuống, còn nhắm thẳng vào xe chúng tôi công phá, khiến mặt trước và sau của xe đều móp, nát: kính xe bị vỡ, xe hư hại nghiêm trọng, nhưng may mắn là tôi và tài xế bình an, lúc đó trong lòng tôi hoàn toàn không có chút sợ hãi, còn nghĩ thầm: “Hôm nay số mình thật hên, gặp đại nạn hiểm ác mà thoát khỏi, không bị mạng vong”…
Vài năm sau, nhờ nghiên cứu Phật pháp mà tôi hiểu rõ: Té ra không phải số tôi may, gặp đại nạn được thoát chết, mà chính nhờ Bồ tát Quan Âm đã âm thầm gia hộ, Ngài biết mệnh tôi có nạn này và đã cứu sống chúng tôi. Vì trong “chú Đại Bi” từng giảng:
“Bồ tát Quan Thế Âm phát đại nguyện cứu chúng sinh, khi đó Ngài từ Sơ địa thăng lên Thập địa (ngàn mắt ngàn tay là biểu hiện cho lòng đại từ đại bi của Bồ tát Quan Âm). Nhìn thấy chúng sinh ở đâu bị khổ nạn, thì Ngài đến đó trợ giúp”.
Trong kinh nói: “Nếu ai chí thành tụng chú Đại Bi thì sẽ luôn được Bồ tát Quan Âm gia hộ”… điều này là ngàn chân muôn thật, tuyệt đối chẳng nên hoài nghi. Có lẽ bạn không tin và cho đó là tình cờ mà tôi được bình an? Vậy thì tôi xin kể một chuyện nữa, để chứng minh là Bồ tát có “ngó” đến tôi.
Chuyện mới xảy ra gần đây. Con gái tôi thi lên cao trung, tuy thành tích học tập thuộc loại trung bình, nhưng nó rất chăm học và có chí. Nó luôn ao ước, mong được thi vào ngôi trường nổi tiếng ở trung tâm thành phố. Vì: “Chúng bạn hiền lương phẩm hạnh cao, chim nương loan phượng cũng bay xa”… nếu gặp môi trường hoàn cảnh tốt thì việc học tập và phẩm hạnh sẽ được thăng hoa.
Trước lúc thi, con gái tôi hướng giáo sư chủ nhiệm trình bày chí nguyện và điền tên ngôi trường nó muốn thi vào là: “Trung học Chuyên khoa Thượng Hải” (đây là một ngôi trường nổi danh, tiêu chuẩn tuyển sinh rất cao, rất khó thi vào)… Giáo sư vừa xem qua đã trợn mắt kinh ngạc, ông dòm nó từ đầu tới chân rồi bảo:
– Chắc trò bị điên rồi! Thành tích học tập bình thường như trò không vào nổi trường này đâu!
Vì vậy, ông thẳng thừng từ chối.
Nhưng con gái tôi không chịu thua, nó lại điền tên một trường khác, cũng ở trung tâm thành phố nhưng tiêu chuẩn chiêu sinh cực kỳ khắt khe và khó hơn ngôi trường trước đó nữa…Trưởng này hoàn cảnh học tập cực kỳ thượng đẳng, quy tụ toàn giáo sư giỏi, phẩm hạnh tư cách rất cao, đã có nhiều danh nhân xuất sinh từ trường này. Nhiều gia tộc tiếng tăm lẫy lừng cũng cho con theo học trường này.
Giáo sư chủ nhiệm thấy nó ghi như vậy (thì nghĩ là bệnh “điên” của nó đã hết thuốc chữa) bèn phán:
– Thôi được, cho trò toại nguyện! Dù sao ta dám khẳng định là trò chẳng thi vào đây nổi đâu! Nhưng thôi, cứ cho trò mơ mộng hão một chút vậy! Có toi công cũng ráng mà chịu nghe!
Con tôi về nhà lòng rất không vui, nó uất ức khóc kể với tôi:
– Ba à, giáo sư chủ nhiệm khinh thường con, ổng cười nhạo khi thấy con ghi tên thi vào ngôi trường đó, nhưng thực sự là con có cố gắng, con đã phấn đấu không ngừng mà, hu hu…
Tôi vỗ về, an ủi nó:
– Con gái cưng à, cổ nhân thường nói: “Có chí thì nên”… Con có hoài bão cao thì chịu khó siêng năng học tập, nhất định sẽ được như nguyện mà. Đây gọi là “Đạo trời bù đắp cho người có lòng!”… Ba hứa sẽ hỗ trợ, vì con làm nhiều việc thiện, rộng tích âm đức đề hồi hướng phúc lành đến cho con!
Suốt thời gian con bé thi, tôi giữ đúng lời hứa. Thường ngày cứ hai giờ sáng là tôi thức dậy tụng kinh niệm Phật, nhưng mấy ngày này tôi phải vì con bé cung kính tụng “Kinh Kim Cang”, nguyện đem công đức này đặc biệt hồi hướng cho nó. Bởi “Kinh Kim Cang” là khai mở đại trí huệ, tôi hi vọng con gái mình sẽ tiêu trừ ác nghiệp, tăng trưởng phúc huệ, được Phật gia hộ…
Vào khóa tụng tối, tôi chí thành tụng “Chú Đại Bi” nhất tâm nhất ý cầu Bồ tát Quan Thế Âm gia trì cho con bé, khiến nó được toại nguyện.
Một tuần trước khi có kết quả thi, tôi nằm mơ thấy Bồ tát Quan Âm báo mộng, nói con tôi thi được 597 điểm.
Sáng ra, tôi lập tức báo tin mừng này cho vợ và con hay. Bọn họ chẳng ai chịu tin. Con gái tôi còn nói:
Lần này thi đậu hay không con chẳng dám nghĩ tới nữa, vì môn văn con làm chẳng đạt lắm. Có thể điềm mộng này là “trái ngược” với thực tế đó ba!
Bảy ngày sau, con tôi lên mạng kiểm tra điểm thi, trong lòng cực kỳ lo sợ, tim nó đập như trống trận (có thể dùng câu “đảm chiến tâm kinh” diễn tả nỗi hồi hộp giống như ra pháp trường để mà hình dung)… Nhưng nó đã thấy rõ trên màn hình vi tính điểm số mình hiện ra rất cao: Môn ngữ văn dư hơn 15 điểm. Tôi bảo:
– Mau lấy bảng tính ra cộng hết lại thử xem?
Sau một hồi cộng tính, đúng y chang 597 điểm, không thừa không thiếu.
Tôi vội nhắc:
– Con có nhớ tuần trước ba đã thông báo cho con kết quả như vầy rồi không? Bồ tát Quan Âm đã báo mộng, nói con thi đậu, được 597 điểm mà!
Lúc này, hai mẹ con cùng ngây người một lúc, sau đó thì mừng vui cực điểm, cả nhà vui đến không gì có thể diễn tả, bởi nguyện vọng thi vào trường cao cấp ở trung tâm thành phố của con bé đã đạt thành. Con gái tôi mừng đến nói không thành lời, nó cứ ấp úng:
– Ba… Ba ơi!…
Tôi bảo:
– Hãy mau đến lễ tạ Bồ tát Quan Thế Âm!
Cả nhà chúng tôi vội đi thắp hương lễ bái, tôi lễ Ngài trăm lạy, bày tỏ lòng tri ân vô cùng.
Bản thân tôi hằng ngày niệm Phật 15 tiếng đồng hồ, khóa tối thì đọc văn phát nguyện của “chú Đại Bi”, sau đó tụng 5 biến “chú Đại Bi” rồi niệm A Di Đà Phật! Tiếp theo là Niệm Quan Thế Âm Bồ tát!…
Trên đời không có may mắn nào vô duyên vô cớ, con người ta gặp lúc quan trọng, nếu không nhờ phúc đức mình gia hộ cho thì chỉ có nương vào quý nhân tương trợ…
Tôi là một phàm phu nhiều tội lỗi, nghiệp chướng sâu nặng, phúc mỏng huệ bạc, nếu không có Bồ tát Quan Thế Âm cứu, thì mạng tôi sớm đã đi đời, trôi lăn trong ác đạo thọ khổ… Hiển nhiên có thể thấy, quý nhân của tôi chính là Bồ tát Quan Thế Âm! Đây cũng thực sự chứng minh uy thần oai lực không thể nghĩ lường “ngàn xứ cầu, ngàn xứ ứng; thuyền từ độ khắp chúng sinh trong biển khổ” của Bồ tát!
Tôi đem kinh nghiệm có thật của mình chia sẻ, là mong các pháp lữ đối với Bồ tát Quan Thế Âm tăng thêm lòng tin. Gặp thời điểm quan trọng, nguy cấp, hãy chí thành khẩn cầu Ngài gia trì cho. Phải tin sâu không nghi, dốc lòng niệm danh Ngài để dẹp trừ tạp niệm vọng tưởng, giúp tâm trong lặng thành một phiến, không nên có tạp niệm loạn cuồng.
Trong kinh Đại Bi có giảng; Nếu người phát nguyện hằng ngày tụng khoảng 5 biến “chú Đại Bi”, có thể giúp tiêu trừ trăm ngàn vạn ức kiếp sinh tử tội nặng, lúc lâm chung, tùy nguyện vãng sinh, thậm chí có thể đến Tây phương Cực lạc Thế giới. Nếu lời nguyện này không viên mãn, Ngài tuyệt chẳng thành Phật. Nếu người phát nguyện hằng ngày tụng khoảng 5 biến “chú Đại Bi”, lúc lâm chung mà đọa vào ba nẻo ác, Ngài vĩnh viễn chẳng thành Phật.
(Bồ tát Quan Thế Âm thực ra sớm đã thành Phật, hiệu là Chánh Pháp Minh Như Lai, lời Ngài hoàn toàn chân thực, không dối).
Cư sĩ Lâm Long Đạt
Lời người dịch: Bài viết này thực cảm động, trong đây tràn đầy lòng từ bi Phật dành cho chúng sinh và tình cha thương con.
Nếu bạn muốn nói là Phật từ bi, vì sao đợi chúng sinh kêu cầu, niệm danh mới cứu? Cũng giống như mặt trời mặt trăng tỏa ánh sáng dành cho tất cả, nhưng ai muốn đón nhận thì phải mở cửa. Nếu cứ đóng chật cửa thì ánh sáng không thể chiếu vào.
Các đài phát thanh, truyền hình… kênh nào cũng chiếu, phát cho ta xem, nhưng ta phải bật đúng tần số mới xem được. Tương tự vậy, muốn giao cảm với chư Phật Bồ tát thì phải niệm danh, trong thời gian niệm đó tâm ta tạp loạn ngừng, trí thanh tịnh, thì việc kết nối giao cảm với chư Phật mới được dễ dàng. Đó là lý do phải niệm danh Ngài là vậy.
Còn người cha trong đây, là một đệ tử Phật điển hình. Thông thường, nếu người không biết đạo, thường chạy theo vật dục, tài sắc… và ít quan tâm đến con cái, gia đình. Nhưng người cha trong đây, ngoài việc tự tu niệm còn rất quan tâm, thương yêu con. Con đi thi, cha phát nguyện tu thân hành thiện, tạo phúc, tích âm đức để hồi hướng cho con.
Vì vậy khi thành đệ tử Phật, đời sống con người dù chưa xuất gia vẫn hạnh phúc nhiều, vì nhờ quyết tâm giữ gìn giới cấm, chồng-vợ cư xử thủy chung, gia đình thuận hòa êm ấm, cuộc sống chan chứa tình yêu thương… Do không tạo ác, trong lòng thuần thiện, nên họ được hưởng phúc lạc ngay trong hiện đời. Đây chính là lợi ích của những gia đình Phật hóa.
Trích NHÂN QUẢ GIẢI THEO PHẬT GIÁO
Giờ thì con đã hiểu bản thân Pháp không có “Chánh ,Tượng ,Mạt”nhưng tâm con người thì có sự phân biệt về”Chánh,Tượng,Mạt” bất cứ khi nào còn có người dụng công tu hành thì đó là Chánh Pháp còn đang trụ thế.
Có phải ý người là vậy không ạ!
A DI ĐÀ PHẬT
Gửi bạn Phan Thị Hạ,
Bạn hiểu gần đúng nghĩa rồi đó. Phật pháp là chân lý. Đã là chân lý thì xuyên suốt 3 thời: quá khứ-hiện tại-vị lai nó vẫn không đổi rời. Do vậy Phật nói thời nay là thời mạt pháp, ý Phật là con người thời nay chỉ con đắm nhiễm trong ngũ dục và bị lục trần lôi kéo tới mê mờ, điên đảo nên không ai còn muốn nhớ, nghĩ, tu đạo Phật nữa, vì thế mà chánh pháp sẽ dần bị lu mờ. Lu mờ chẳng phải chân lý bị thay đổi mà nó giống như một quyển sách hay nhưng không ai để ý tới mà để cho bụi thời gian che lấp. Quyển sách dụ cho Phật pháp; bụi thời gian dụ cho sự mê mờ điên đảo của tâm chúng sanh. Hiểu được vậy thì mỗi chúng ta phải phát tâm thanh tịnh, dũng mãnh để tu đạo, nhờ tinh tấn tu mà chúng ta giúp cho chánh pháp được lưu truyền.
TN
Quả thật như vậy, đừng để Phật pháp tận diệt, chừng nào còn tin còn tu học thì chừng đó Phật pháp còn, đừng để quyển sách quý kia ẩn mất. Hãy phát tâm dũng mãnh tu đạo, lưu truyền Phật pháp mãi mãi về sau, rồi tất cả sẽ đồng dự pháp hội của chư Phật.
Thưa quý vị!
Ai có thể giải đáp giúp tôi…
Tôi đang có một nỗi buồn mãi chưa vơi: Em bé chó Tun của tôi chết thảm quá. Em rất bé bỏng (như lon bia), em bị anh chó Bấc to như con bê đánh tổn thương cột sống, do tranh nhau mẩu xương. Em đã bị liệt. Sau nhiều ngày điều trị Đông y và Tây y, em đã đi lại đựơc rồi, nhưng do nằm viện dài ngày, thể trạng em yếu quá, về nhà em bị nhiễm vi rút nên lại sinh bệnh đi ngoài. Tôi lại đưa em tới viện, và em đã qua đời tại viện.
Tôi thương quá. Tối tối, tôi tụng kinh để nguyện cầu đức Phật A di đà tiếp dẫn em về Tây phương cực lạc. Nhưng tôi còn chưa đủ hiểu biết, Tun còn là súc sinh thì có vãng sinh được không? Hay phải đợi đầu thai kiếp Người, biết tu thì mới vãng sinh được?
Nếu chưa biết được điều này thì tôi cứ khóc mãi như vầy thì làm sao em vãng sinh được?
Xin chân thành cảm ơn!
Nếu bé Chó ấy là súc sanh nhưng đã là thuộc loài súc sanh thì nó sẽ bị nghiệp ngu si chi phối làm chủ,loài súc sanh cũng có ngôn ngữ của nó.Bạn tụng kinh,niệm Phật thần thức của chú chó ấy sẽ nghe không hiểu vì không đồng ngôn ngữ hiểu biết của loài vật,vì loài vật nó có ngôn ngữ riêng nhưng bạn phải đem nó về nhà niệm phật cho nó thì thần thức nó mới cảm nhận được từ trường của phật lực gia trì,phải niệm ra tiếng rõ ràng,chậm rãi không niệm nhanh từ từ theo nhịp.Niệm bằng cái tâm chân thành,khẩn thiết vốn có của mình thì nếu chú chó ấy thấy phật di đà xuất hiện mà đồng ý chịu theo phật về cực lạc thì chú chó ấy mới vãng sanh,nếu chú ấy vẫn mê muội do nghiệp ngu si của loài vật ấy thì chỉ sanh vào 3 con đường thiện đạo.Bất kì chúng sanh nào cũng đều có phần vãng sanh ở tây phương cực lạc quan trọng nhất ở chỗ có muốn đi hay không thôi.Nếu như cơ duyên vãng sanh thành phật của chú chó ấy đã đầy đủ chín muồi thì chú ấy sẽ được vãng sanh nhưng đáng tiếc rằng nghiệp lực đang làm chủ nó dẫn dắt chú ấy vào lục đạo luân hồi ví như thọ mạng hết nó sai khiến phải bị này bị kia để chết.Tuy chết nhưng vẫn còn cảm thấy hơi ấm trên thân của chú chó ấy thì hãy nên niệm phật a di đà cho thần thức của chú ấy nghe bởi vì a lại da thức(thứ thứ 8) vẫn chưa rời khỏi thân xác trong vòng 12 tiếng đồng hồ có khi kéo dài hết 24 tiếng thức này mới rời khỏi thân xác.Có những trường hợp thần thức ấy quyến luyến chấp trước cái thân xác không chịu rời bỏ,do sự tham tiếc ấy dẫn đến thần thức ấy không đi đầu thai kéo dài luẩn quẩn hàng chục năm,hàng trăm năm trong lục đạo luân hồi
Theo như mình biết,loài vật sau khi chết thì thần thức xuất ra liền chứ không mất nhiều thời gian như con người.HT Tịnh Không nói hộ niệm cho các con vật chỉ từ 15’₫ến 1h thôi.
Thần thức con vật phải xuất ra ngay sau khi chết vì người ta thường xử lý xác con vật ngay sau khi chết,nếu thần thức không xuất ra thì sẽ rất thống khổ vì còn cảm giác như khi sống.
Còn việc bé chó có vãng sanh hay không thì chỉ có ai có năng lực như cư sĩ Qủa Khanh,Qủa Hồng mới biết được.Dù sau thì nếu bạn sau này được vãng sanh Cực Lạc thì có cách độ cho bé cho được vãng sanh Cực Lạc.