Ðiều bi thảm nhất trong thế gian không chi bằng cái chết, nhưng người trong khắp cả cõi đời, không một ai may mắn thoát được! Vì vậy, người có tâm muốn lợi mình, lợi người, chẳng thể không sớm lo liệu! Thật ra, một chữ CHẾT vốn chỉ là giả danh, do kỳ hạn của quả báo chiêu cảm từ [các nhân] đời trước đã hết nên bỏ tấm thân này rồi lại thọ cái thân khác vậy. Kẻ chẳng biết Phật pháp thì đúng là không tìm được cách gì, chỉ đành mặc cho nghiệp xoay chuyển. Nay đã được nghe pháp môn Tịnh Ðộ phổ độ chúng sanh của đức Như Lai thì phải nên tín nguyện niệm Phật, sắp đặt sẵn tư lương vãng sanh, hầu mong thoát được nỗi khổ luân hồi sanh tử giả huyễn, chứng sự vui Niết Bàn thường trụ chân thật.
Nếu ai có cha, mẹ, anh, em và các quyến thuộc mắc phải bệnh nặng, bệnh tình khó bề thuyên giảm, thì hãy nên phát tâm hiếu thuận, từ bi, khuyên họ niệm Phật cầu sanh Tây Phương và trợ niệm cho họ, để mong người bệnh nhờ vào đó sau khi chết liền được sanh về Tịnh Ðộ. Sự lợi ích như thế làm sao diễn tả được? Nay tôi nêu lên ba điều trọng yếu để làm căn cứ hòng thành tựu sự vãng sanh cho người lâm chung; lời lẽ tuy thô vụng, quê kệch, nhưng ý vốn lấy từ kinh Phật. Gặp được nhân duyên này, hãy đều nên làm theo. Ba điều trọng yếu vừa nói đó chính là:
– Một là khéo chỉ dạy, an ủi, khiến cho [người sắp mất] sanh chánh tín.
– Hai là mọi người thay phiên niệm Phật để giúp [cho người sắp mất] giữ được tịnh niệm
– Ba là hết sức tránh dời động, khóc lóc, kẻo làm hỏng việc.
Nếu có thể tuân theo ba pháp này để hành thì [người sắp mất] chắc chắn sẽ tiêu trừ được túc nghiệp, tăng trưởng Tịnh nhân (cái nhân để vãng sanh Tịnh Độ), được Phật tiếp dẫn vãng sanh Tây Phương. Hễ được vãng sanh thì sẽ siêu phàm nhập thánh, liễu sanh thoát tử, dần dần tấn tu, ắt sẽ đạt tới viên thành Phật quả mới thôi. Sự lợi ích như vậy hoàn toàn nhờ vào sức trợ niệm của quyến thuộc. Có thể làm được như thế mới là chân hiếu đối với cha mẹ, mới thật là chân đễ đối với anh em trai, chị em gái, mới thật là chân từ đối với con cái, mới thật là chân nghĩa, chân huệ đối với bằng hữu và đối với mọi người. Dùng những điều ấy để vun bồi cái nhân Tịnh Ðộ của chính mình, khơi gợi lòng tin tưởng của những đồng nhân, lâu ngày chầy tháng, đâu có khó gì mà chẳng tập quen thành lề thói cho được? Nay tôi sẽ trình bày từng điều một để chẳng đến nỗi có những điều không thích đáng lúc lâm chung vậy.
a. Ðiều thứ nhất là khéo chỉ bày, an ủi, khiến cho [người sắp mất] sanh chánh tín
Thiết tha khuyên người bịnh buông xuống hết thảy, [chỉ] nhất tâm niệm Phật. Nếu như cần phải giao phó việc gì thì phải mau giao phó. Giao phó xong bèn chẳng đếm xỉa đến nữa, chỉ nghĩ ta nay sắp theo Phật vãng sanh cõi Phật; tất cả sự giàu sang, vui sướng, quyến thuộc thế gian, các thứ trần cảnh đều là chướng ngại, thậm chí khiến ta bị mắc hại. Vì thế, chẳng nên sanh một niệm quyến luyến, vướng mắc.
Phải biết: Một niệm chân tánh của chính mình vốn chẳng có chết. Sự chết vừa mới nói đó chỉ là xả thân này để lại thọ cái thân khác mà thôi! Nếu chẳng niệm Phật thì sẽ phải thuận theo nghiệp lực thiện, ác để lại thọ sanh trong nẻo lành, đường dữ (Đường lành là trời – người. Đường ác là súc sanh, ngạ quỷ, địa ngục. A Tu La vừa gọi là đường lành vừa gọi là đường ác vì họ tu nhân cảm quả đều là thiện – ác xen tạp). Nếu như trong lúc lâm chung, nhất tâm niệm Nam Mô A Di Ðà Phật thì do tâm niệm Phật chí thành ấy, ắt quyết định cảm được Phật dấy lòng từ bi lớn lao, đích thân tiếp dẫn khiến cho ta được vãng sanh.
Thêm nữa, đừng nghi rằng: Ta là nghiệp lực phàm phu, chỉ do niệm Phật trong một thời gian ngắn, sao lại có thể thoát khỏi sanh tử, vãng sanh Tây Phương? Nên biết rằng: Vì đức Phật đại từ bi nên dẫu là kẻ tội nhân Thập Ác, Ngũ Nghịch rất nặng, lúc lâm chung tướng địa ngục đã hiện ra, mà nếu có thiện tri thức dạy cho niệm Phật bèn niệm mười tiếng hoặc chỉ một tiếng thì cũng được Phật tiếp dẫn, vãng sanh Tây Phương. Hạng người ấy chỉ niệm mấy câu mà còn được vãng sanh, sao vẫn cho rằng ta nghiệp lực nặng nề, niệm Phật ít ỏi để rồi sanh lòng nghi ư?
Phải biết: Chân tánh vốn sẵn có của chúng ta và chân tánh của Phật chẳng hai; chỉ vì ta Hoặc nghiệp sâu nặng nên chẳng thọ dụng được! Nay đã quy mạng nơi Phật như con nương về với cha, chính là trở về với quê nhà ta vốn sẵn có, chứ nào có phải là điều gì vượt ra ngoài khả năng của ta đâu!
Hơn nữa, xưa kia đức Phật đã phát nguyện: “Nếu có chúng sanh nghe danh hiệu của ta mà chí tâm tin ưa, dẫu chỉ mười niệm mà nếu chẳng được vãng sanh thì chẳng lấy ngôi Chánh Giác”. Vì thế, hết thảy chúng sanh lúc lâm chung phát tâm chí thành niệm Phật cầu sanh về Tây Phương thì không một ai là chẳng được Ngài rủ lòng Từ tiếp dẫn. Ngàn vạn phần chẳng được hoài nghi nữa! Hoài nghi tức là tự mình lầm lạc, họa ấy chẳng nhỏ đâu! Huống hồ, lìa khỏi thế giới khổ não này, sanh về thế giới vui vẻ kia là chuyện hết sức sung sướng, hãy nên sanh tâm hoan hỷ, ngàn vạn phần chẳng được sợ chết! Dẫu sợ chết vẫn chẳng thể không chết, lại còn đâm ra mất phần vãng sanh Tây Phương nữa, vì tâm mình đã trái với tâm Phật rồi! Dẫu Phật sẵn lòng đại từ bi cũng không làm thế nào được đối với những chúng sanh chẳng nương theo lời dạy của Phật!
Vạn đức hồng danh của Phật A Di Ðà giống như lò luyện lớn lao; tội nghiệp trong nhiều kiếp của chúng ta như một mảnh tuyết trong hư không. Nghiệp lực phàm phu do bởi niệm Phật nên nghiệp liền tiêu diệt, giống như mảnh tuyết ở gần bên lò lửa lớn liền bị tiêu hết chẳng còn gì nữa. Vả lại, huống chi nghiệp lực đã tiêu thì bao nhiêu thiện căn sẽ tự nhiên tăng trưởng thù thắng; sao lại còn ngờ chẳng được vãng sanh và Phật chẳng đến tiếp dẫn nữa ư?
Mềm mỏng, uyển chuyển chỉ dạy, an ủi như thế thì người bệnh sẽ có thể tự sanh tâm chánh tín. Ðấy chính là những điều chỉ dạy cho người bệnh. Còn như những chuyện do lòng tận hiếu chí thành mà chính ta phải nên làm thì hãy chú trọng nơi những điểm ấy.
b. Thứ hai là mọi người thay phiên nhau niệm Phật để giúp [cho người chết giữ được] tịnh niệm.
Trước đó, đã chỉ dạy người bệnh khiến cho kẻ ấy sanh chánh tín; nhưng vì người bệnh tâm lực yếu ớt, đừng nói chi hạng người lúc còn khỏe mạnh chưa bao giờ niệm Phật, chẳng dễ gì niệm liên tục lâu dài được, ngay cả người một mực chuyên trọng niệm Phật đến lúc ấy cũng hoàn toàn nhờ vào người khác trợ niệm thì mới có thể hữu hiệu. Vì vậy, quyến thuộc trong nhà hãy nên cùng nhau phát tâm hiếu thuận, từ bi, vì người ấy trợ niệm Phật hiệu.
Nếu bệnh tình còn chưa đến nỗi sắp chết vào bất cứ lúc nào thì nên chia ban niệm Phật. Nên chia thành ba ban, mỗi ban hạn định mấy người. Ban đầu tiên niệm Phật ra tiếng, ban thứ hai và thứ ba niệm thầm. Niệm một tiếng đồng hồ thì ban thứ hai niệm tiếp; ban thứ nhất, ban thứ ba niệm thầm. Nếu có chuyện nhỏ thì nên lo liệu trong lúc niệm thầm; còn trong lúc trực ban trọn chẳng nên bỏ đi. Ban thứ hai niệm xong, ban thứ ba niệm tiếp. Xong rồi liền trở lại từ đầu. Niệm một tiếng, nghỉ hai tiếng; [như vậy thì niệm] suốt cả ngày đêm cũng không mệt nhọc lắm.
Phải biết: Chịu giúp cho người khác đạt được Tịnh niệm vãng sanh thì cũng sẽ được hưởng quả báo có người trợ niệm. Chớ có nói “chỉ vì cha mẹ nên mới phải tận hiếu như vậy”, đối với người dưng cũng nên vun bồi ruộng phước của chính mình, trưởng dưỡng thiện căn của chính mình thì mới đúng là đạo tự lợi, chứ chẳng phải chỉ vì người khác mà thôi! Thành tựu một người được vãng sanh Tịnh Ðộ chính là thành tựu một chúng sanh làm Phật. Công đức như thế há thể nghĩ lường được ư?
Ba ban niệm liên tục, tiếng niệm Phật chẳng ngớt. Nếu sức bệnh nhân niệm được thì nương theo đó niệm nho nhỏ theo. Chẳng thể niệm nổi thì lắng tai nghe kỹ, tâm không có niệm gì khác sẽ tự có thể tương ứng với Phật vậy. Tiếng niệm Phật chẳng nên quá to; niệm to sẽ hao hơi, khó niệm lâu được; cũng chẳng thể quá nhỏ khiến cho bệnh nhân nghe chẳng rõ. Chẳng nên niệm quá mau, cũng chẳng nên quá chậm. Quá mau, bệnh nhân niệm theo chẳng nổi, dẫu có lắng nghe [tiếng niệm] cũng khó nghe rõ. Quá chậm thì chẳng tiếp hơi nổi nên cũng khó có ích!
Hãy nên niệm chẳng lớn tiếng, chẳng nhỏ tiếng, chẳng rề rà, chẳng gấp gáp; từng chữ phân minh, từng câu rành mạch, khiến cho từng chữ, từng câu lọt tai thấu dạ bịnh nhân; như vậy thì dễ có sức [niệm theo]. Đối với pháp khí dùng để niệm Phật, chỉ nên dùng dẫn khánh, hết thảy các thứ khác đều nhất loạt chẳng nên dùng. Tiếng dẫn khánh trong trẻo khiến tấm lòng người nghe thanh lương. Tiếng mõ trầm đục chẳng thích hợp cho việc trợ niệm khi lâm chung.
Lại nữa, nên niệm Phật hiệu gồm bốn chữ. Lúc bắt đầu thì niệm vài câu sáu chữ; rồi sau đó chuyên niệm bốn chữ A Di Ðà Phật, chẳng niệm Nam Mô. Do ít chữ dễ niệm nên bệnh nhân sẽ niệm theo được hoặc nhiếp tâm lắng nghe, đều đỡ tốn tâm lực. Quyến thuộc trong nhà niệm như vậy mà thỉnh thiện hữu bên ngoài đến [trợ niệm] thì cũng niệm như vậy. Dù nhiều người hay ít người đều phải niệm như thế, chẳng nên niệm một chốc lại ngưng nghỉ, rồi lại niệm khiến cho bịnh nhân niệm Phật gián đoạn. Nếu gặp lúc ăn cơm thì nên ăn vào lúc thay phiên, đừng ngớt tiếng niệm Phật. Nếu như lúc bịnh nhân sắp tắt hơi thì cả ba ban nên cùng niệm cho đến tận sau khi đã tắt hơi hẳn rồi mới lại chia ba ban niệm suốt ba tiếng đồng hồ nữa. Sau đấy, mới ngưng niệm để lo liệu, sắp đặt mọi việc. Trong lúc niệm Phật, chẳng để cho bè bạn đến trước bệnh nhân thăm hỏi, vỗ về. Ðã có lòng đến thăm thì hãy theo đại chúng niệm Phật mấy thời. Ấy mới là tấm lòng yêu mến chân thật, có ích cho bịnh nhân. Còn nếu cứ theo thói tục thường tình thì chính là đã xô người ta xuống biển. Tình ấy tuy đáng cảm, nhưng [để xảy ra] sự ấy thật đáng đau đớn. Toàn là cậy vào người chủ chốt hiểu rõ đạo lý, bảo trước với người [đến thăm] để khỏi tổn thương tình cảm, lại khỏi gây hại cho bệnh nhân bị phân tâm chẳng được vãng sanh vậy.
c. Thứ ba là kiêng dè dời động, khóc lóc để khỏi làm hỏng đại sự
Lúc người bệnh sắp chết chính là lúc phân biệt giữa thánh, phàm, người, quỷ, [tình trạng khác nào] ngàn cân [treo] đầu sợi tóc; quan trọng cùng cực! Chỉ nên dùng Phật hiệu để hướng dẫn thần thức của người ấy, trọn chẳng nên tắm rửa, thay áo, hoặc dời chỗ nằm. Mặc kệ [người ấy] nằm – ngồi như thế nào, cứ để yên người đó trong tư thế ấy, chẳng nên dời động chút nào. Cũng chẳng nên đối trước [người ấy] mà lộ vẻ buồn bã, thương xót, hoặc đến nỗi khóc lóc. Vì khi đó, [người sắp chết] thân chẳng tự chủ được; hễ lay động là toàn thân lẫn chân tay đều bị đau đớn như bị bẻ, chặt, giằng xé. Hễ đau đớn thì sanh tâm sân hận nên [tâm] niệm Phật bị ngưng dứt. Mang tâm sân hận ra đi, phần nhiều bị đọa vào độc loại (những loài vật hung dữ, độc địa như rắn, bò cạp, rết…), đáng sợ hãi quá sức! Nếu [người sắp chết] thấy [thân quyến] đau đớn, khóc lóc thì tâm mến luyến phát sanh nên [tâm] niệm Phật cũng bị ngừng nghỉ. Vì mang tâm ái luyến mà ra đi nên đến nỗi đời đời, kiếp kiếp chẳng được giải thoát. Lúc ấy, có lợi nhất thì không gì bằng nhất tâm niệm Phật; điều gây hại nhất không chi bằng vọng động, khóc than. Nếu như vọng động, khóc than đến nỗi [người chết] sanh lòng sân hận hay mến luyến thì dẫu có muốn sanh Tây Phương, cả vạn trường hợp cũng chẳng được một!
Thêm nữa, người sắp chết hơi nóng rút từ dưới rút lên trên là tướng siêu thăng, còn [hơi nóng] từ trên rút xuống dưới là tướng đọa lạc. Vì vậy, có thuyết:
Ðảnh thánh, nhãn thiên sanh
Nhân tâm, ngạ quỷ phúc
Súc sanh tất cái ly,
Ðịa ngục cước bản xuất (1)
Nhưng nếu mọi người chí thành trợ niệm thì [người chết] ắt tự có thể sanh thẳng về Tây Phương; chẳng nên thăm dò nhiều lượt khiến cho khi thần thức [người chết] chưa rời [khỏi xác], có thể sẽ do bị kích thích như vậy mà tâm sanh phiền đau nên chẳng được vãng sanh. Lỗi lầm ấy thật là vô lượng vô biên. Xin các thân hữu ai nấy đều khẩn thiết niệm Phật, chẳng cần thăm dò xem hơi nóng cuối cùng bị lạnh đi ở chỗ nào. Kẻ làm con hãy nên lưu tâm điều này mới là hiếu thật sự. Nếu cứ thuận theo các tình cảm thông tục trong thế gian thì chính là xô người thân xuống biển khổ chẳng thương xót, mong một lũ vô tri vô thức xúm lại khen ngợi ta đã tận hiếu! Hiếu như vậy thì có khác chi là tình yêu của La Sát Nữ!
Kinh dạy: “La Sát Nữ ăn thịt người, bảo: ‘Vì ta yêu ngươi nên ăn thịt ngươi!’ Kẻ vô tri kia thể hiện lòng hiếu khiến cho người thân mất vui, bị khổ, há chẳng phải là giống hệt cái tình yêu người của La Sát Nữ hay sao? Tôi nói ra lời này, chẳng phải là không đếm xỉa tình người, chỉ là muốn cho ai nấy đều xét rõ sự thực, cốt sao người chết vãng sanh, kẻ còn sống được phước, nhằm thỏa tấm lòng thành sắt son của con hiền, cháu thảo thương yêu người thân, chẳng ngờ lời lẽ dường như quá khích. Người thương yêu cha mẹ thật sự ắt sẽ lượng thứ cho!
Trích Ấn Quang Đại Sư Văn Sao Tinh Hoa Lục
(1) Đảnh đầu nóng sẽ sanh vào cõi thánh, mắt còn nóng thì sanh vào cõi trời. Ngực nóng thì sanh vào cõi người. Bụng nóng thì sanh vào đường ngạ quỷ. Đầu gối nóng thì sanh vào đường súc sanh. Bàn chân nóng thì sanh trong địa ngục.
(Nguyện hai mươi mốt: Sám hối được vãng sanh)
………
Do nguyện này mang tên “hối lỗi được vãng sanh” nên ta biết: Sám Hối là chìa khóa để vãng sanh vì do sám hối sẽ diệt được hết thảy tội. “Trì” (持) là phụng trì.
“Mạng chung bất phục cánh tam ác đạo, tức sanh ngã quốc”
(Mạng chung chẳng đọa tam ác đạo nữa, liền sanh về cõi ta) chính là yếu chỉ của lời nguyện này. Nếu đời trước trót làm ác, có nghiệp quyết định thì sau khi mạng chung ắt phải ở cõi này hoặc trong thế giới phương khác đọa trong ba ác đạo. Do đời này hối lỗi tu đạo hành thiện, tụng kinh, trì giới, phát Bồ Ðề tâm, chuyên niệm Cực Lạc, chí tâm hồi hướng cầu sanh Tịnh Ðộ v.v… thì nhờ vào công đức của lời nguyện này của
Phật Di Ðà để ngăn chặn túc nghiệp, được Phật tiếp dẫn chẳng đọa tam đồ, nhanh chóng sanh về Cực Lạc. Vì vậy, kinh chép: “Vô bất toại giả” (Không ai chẳng được toại nguyện). Chữ “toại” (遂) nghĩa là ý nguyện cầu sanh Cực Lạc được thỏa mãn trọn vẹn. Rõ ràng, người túc nghiệp sâu nặng đều chẳng bị đọa vào tam đồ nữa, được mang nghiệp đi vãng sanh. Bi nguyện Phật Di Ðà sâu thẳm, sức nhiếp độ mênh mông vượt trỗi mười phương.
Trích CHÚ GIẢI KINH VÔ LƯỢNG THỌ
Nam mô a di đà phật. Bài này mình cùng mọi ngưởi nên chép lại để làm tài liệu trợ niệm. Niệm PHẬT lúc còn trẻ còn khoẻ ngay bản thân mình còn thấy khó. Thật không dễ chút nào.
Nam mô a di đà Phật. MÌnh xem video này cũng lâu rồi,nay muốn mọi người cho ý kiến về sự kiện này:https://www.youtube.com/watch?v=APoK4AewZwk
Mọi người hãy nên nghe Ấn Quang Đại Sư Gia Ngôn Lục
Và Ấn Quang Pháp Sư Văn Sao Tục Biên
Lợi ích thật lớn lao
A DI ĐÀ PHẬT!
CON XIN THÀNH TÂM SÁM HỐI!!!
Con xin kính ghi lại đầy đủ Nguyện Thứ Hai Mươi Mốt trong sách Chú Giải để chúng ta cùng có duyên đọc lại:
Ngã tác Phật thời, thập phương chúng sanh, văn ngã danh hiệu,
hệ niệm ngã quốc, phát Bồ Đề tâm, kiên cố bất thoái, thực chúng đức bổn, chí tâm hồi hướng, dục sanh Cực Lạc, vô bất toại giả. Nhược hữu túc ác, văn ngã danh tự, tức tự hối quá, vi đạo tác thiện, tiện trì kinh giới, nguyện sanh ngã sát, mạng chung bất phục cánh tam ác đạo, tức sanh ngã quốc. Nhược bất nhĩ giả, bất thủ Chánh Giác.
Lúc tôi thành Phật, mười phương chúng sanh nghe danh hiệu
tôi, hệ niệm cõi tôi, phát Bồ Ðề tâm kiên cố bất thoái, gieo các cội đức, chí tâm hồi hướng muốn sanh về Cực Lạc thì không ai chẳng được toại nguyện. Nếu có nghiệp ác đời trước, nghe danh hiệu tôi liền tự hối lỗi, tu đạo làm lành, liền trì kinh giới, nguyện sanh cõi tôi, mạng chung chẳng đọa vào tam ác đạo nữa, liền sanh trong cõi tôi. Nếu chẳng được vậy chẳng lấy Chánh Giác.
(Nguyện hai mươi mốt: Sám hối được vãng sanh)
Giải:
Ðây là nguyện thứ hai mươi mốt: “Sám hối được vãng sanh”. Ý
của đoạn văn từ câu đầu đến câu “vô bất toại giả” (không ai chẳng được toại nguyện) giống ý của nguyện hai mươi trong bản Ngụy dịch (câu văn và chữ dùng trong hội bản được chọn từ bản Ðường dịch lẫn Tống dịch); phần còn lại trích từ nguyện thứ năm của bản Ngô dịch (bản Hán dịch chép giống vậy) để kết thành nguyện này, đặt tên là nguyện “hối lỗi được vãng sanh”.
Khác với nguyện thứ mười tám và nguyện hai mươi, nguyện này
chú trọng kẻ tạo ác nghiệp trong đời trước tội nghiệp sâu nặng phải chịu quả báo trong tam đồ. Ðời này được nghe danh hiệu liền phát tâm, chí tâm hồi hướng, vun bồi đức hạnh cầu vãng sanh. Lúc lâm chung được Phật nguyện gia bị, chẳng đọa ba ác đạo, vãng sanh cõi kia. Nguyện này thể hiện từ đức thù thắng của Phật nguyện nên cổ đức bảo: “Bốn mươi tám nguyện, nguyện nào cũng vì cứu độ chúng sanh”. Ðại bi từ phụ ân đức vô cực, chúng ta học Phật lẽ nào chẳng báo?
“Hệ niệm” (繫念) nghĩa là tâm niệm chuyên chú một chỗ, chẳng
nghĩ đến điều gì khác, như Quán Kinh dạy: “Ưng đương chuyên tâm, hệ niệm nhất xứ, tưởng ư Tây Phương” (Phải nên chuyên tâm, hệ niệm một chỗ tưởng nơi Tây Phương).
Chữ “thực” (植) trong “thực chúng đức bổn” (trồng các cội đức)
có nghĩa là trồng trọt. “Ðức bổn” (德本) là thiện căn. Ðức là thiện, Bổn là cội rễ. “Ðức bổn” còn có nghĩa là căn bản của các đức vậy. Hiểu theo nghĩa này, danh hiệu A Di Ðà Phật chính là cội đức như sách Giáo Hạnh Tín Chứng giảng: “Ðức bổn là đức hiệu của Như Lai. Xưng niệm đức hiệu ấy một tiếng thì chí đức (đức cùng tột, cao tột nhất) được thành tựu trọn vẹn, chuyển được các họa. Do [đức hiệu A Di Ðà] là gốc của mười phương tam thế đức hiệu nên gọi là Đức Bổn”.
Câu “túc ác” chỉ các nghiệp ác đã gây tạo trong đời trước, tức là tội ác trong đời quá khứ. “Hối” (悔) là sửa đổi, sửa đổi quá khứ, tu tập tương lai. “Hối quá” (悔過) là hướng về Tam Bảo Phật, Pháp, Tăng mà sám hối tội lỗi, thề chẳng tái phạm.
Do nguyện này mang tên “hối lỗi được vãng sanh” nên ta biết: Sám Hối là chìa khóa để vãng sanh vì do sám hối sẽ diệt được hết thảy tội. “Trì” (持) là phụng trì. “Mạng chung bất phục cánh tam ác đạo, tức sanh ngã quốc” (Mạng chung chẳng đọa tam ác đạo nữa, liền sanh về cõi ta) chính là yếu chỉ của lời nguyện này. Nếu đời trước trót làm ác, có nghiệp quyết định
thì sau khi mạng chung ắt phải ở cõi này hoặc trong thế giới phương khác đọa trong ba ác đạo. Do đời này hối lỗi tu đạo hành thiện, tụng kinh, trì giới, phát Bồ Ðề tâm, chuyên niệm Cực Lạc, chí tâm hồi hướng cầu sanh Tịnh Ðộ v.v… thì nhờ vào công đức của lời nguyện này của Phật Di Ðà để ngăn chặn túc nghiệp, được Phật tiếp dẫn chẳng đọa tam đồ, nhanh chóng sanh về Cực Lạc. Vì vậy, kinh chép: “Vô bất toại giả” (Không ai chẳng được toại nguyện). Chữ “toại” (遂) nghĩa là ý nguyện
cầu sanh Cực Lạc được thỏa mãn trọn vẹn. Rõ ràng, người túc nghiệp sâu nặng đều chẳng bị đọa vào tam đồ nữa, được mang nghiệp đi vãng sanh. Bi nguyện Phật Di Ðà sâu thẳm, sức nhiếp độ mênh mông vượt trỗi mười phương.
Hiện thời, giới Phật Giáo hải ngoại đang tranh cãi về thuyết “đới nghiệp vãng sanh”, nay ta cứ dựa trên kinh này thì biết ngay thuyết đới nghiệp vãng sanh thật đã căn cứ trên lời Phật nguyện. Hơn nữa, cái nghiệp được mang theo đó chính là ác nghiệp!
————————-
Ấn Quang Đại Sư dạy: “Thường có lòng hổ thẹn và tâm sám hối.”
(trong Quy Tắt Tu Học https://www.niemphat.vn/quy-tac-tu-hoc-cua-an-quang-dai-su/)
Ngẫu Ích Đại Sư: “Sám Hối, Hồi Hướng cùng Niệm Phật không ai chẳng thành”
(http://www.duongvecoitinh.com/index.php/2011/10/sam-hoi-hoi-huong-cung-niem-phat-khong-ai-la-chang-thanh/)
Kính chúc Quý vị tinh tấn!
A Di Đà Phật.
A DI ĐÀ PHẬT…
Xin chào Tâm Tịnh:
Xin liên hữu giải thích dùm: “đới nghiệp vảng sanh???”. Xin chân thành cảm ơn Tâm Tịnh.
A DI ĐÀ PHẬT…
Trong khi chờ các liên hữu trả lời xậpp xin được trả lời, mong đạo hữu Tịnh ĐỘ hoan hỉ. A Di ĐÀ Phật.Đới nhiệp vãng sanh là mang cái nghiệp của chúng ta chưa đoạn được mang về Tây phương Cực lạc thành đạo. cái nghiệp là do chúng ta tạo từ vô thủy kiếp tới nay. Pháp môn niệm phật cho phép điều đó, mang nghiệp về tây phương. Mặc dù chưa đoạn được song vẫn có thể vãng sanh được. Đó pháp môn niệm phật nó thù thắng đến như vậy. Nam mô A Di Đà Phật
Chào Huynh,
Đới nghiệp vãng sanh theo TT hiểu nôm na là nghiệp cũ từ trước đến nay dù nặng nhẹ đến đâu xin ‘gói ghém’ lại đó, từ giờ trở đi chẳng tạo thêm mới nữa. Rồi một lòng một dạ chuyên tu Tịnh Nghiệp. Cứ như thế đến cuối đời thì dù nghiệp cũ chưa tiêu trừ hết vẫn có thể vãng sanh, theo Bi Nguyện của Phật.
TT chỉ nói được vậy, các Huynh, Liên hữu khác cùng chia sẻ thêm để mọi người rõ hơn.
A Di Đà Phật!
A DI ĐÀ PHẬT…
Xin chào các liên hữu:
Xin cảm ơn Lê văn Thăng, Tâm Tịnh đã phúc đáp dùm cho Tịnh Độ.
– những người nào thì đới nghiệp vảng sanh???
Chân thành cảm ơn các liên hữu lý giải dùm.
A DI ĐÀ PHẬT…
Hết thảy các chúng sanh, chúng sinh nào cũng đới nghiệp hết. Chỉ cần một niệm cuối sẽ quyết định tất cả. Vậy nên bình thường chúng ta phải gắng niệm Phật cho thuần thục thì lâm chung mới đảm bảo. Chúng ta ngày nay tu phước để dự phòng lúc lâm chung, nếu tu phước mà cứ hưởng thì đến lúc sao mà tỉnh táo được. Vì vậy chúng ta nên tu phước nhiều chớ nên hưởng phước. Đến khi nào hưởng vậy, chờ tới lúc lâm chung hưởng thân bớt khổ, không bệnh tật, giữ được chánh niệm. A Di Đà Phật
A Di Đà Phật.
CON ĐƯỜNG TU TẮT – PHÁP MÔN TỊNH ĐỘ
Trích trong Tây-Qui Trực-Chỉ và Lão-Nhơn Đắc-Ngộ
Đôi Liễn Ấn-Quang Pháp-Sư
Soạn Giả: Cư Sĩ Thiện-Tâm
Muốn sanh Tây phương phải tin sâu, nguyện thiết. Thiếu hai điều này, dù có niệm Phật đến đâu cũng không thể cảm ứng với Phật; chỉ được phước báu ở cõi người hoặc cõi ngườI và gieo nhân giải thoát về sau mà thôi. Nếu tín nguyện đãy đủ thì muôn ngườI vãng sanh không sót một. Ngài Vĩnh Minh bảo: Muôn tu muôn người về, là chỉ cho ai có tín nguyện đầy đủ.
Ngài Ngẫu Ích Đại Sư nói: Được sanh cùng chăng toàn do tín nguyện có hay không, phẩm sen cao thấp đều bởi do trì danh sâu hay cạn. Đây là một luận án sắt dù ngàn Phật ra đời cũng không thay đổi.
Bình sanh không tín nguyện, lúc lâm chung khó được nhờ sức Phật tiếp dẫn. Cổ Đức bảo: Tâm nghiệp rất nhiều, ngả về một mối nặng như người mắc nợ, chủ nợ mạnh kéo đi. Lúc lâm chung nghiệp lành dữ đều hiện, nếu không tín nguyện, nghiệp lực lôi cuốn mất sự tự chủ. Nếu chỉ nương cậy sức mình, dù nghiệp còn mảy tơ cũng không thoát khỏi sanh tử. Niệm Phật đến nhứt tâm mà không tín nguyện, trong vô số người may mới có một vài người được vãng sanh. Dùng lòng tín nguyện chơn thiết thì không luận nghiệp nặng hay nhẹ, đều được nhờ từ lực vãng sanh. (nên suy ngẫm đều này cho kỹ càng)
Ví dụ một hột cát nhỏ để vào nước liền chìm, trái lại tảng đá dù nặng ngàn cân được chở trên thuyền to cũng có thể đem đi nơi khác. Kinh Hoa Nghiêm nói: Người ấy khi gần lâm chung, trong sát na tối hậu, tất cả các căn đều bại hoại, tất cả các thân thuộc đều xa vời, tất cả các uy thế đều tan rã, chỉ còn nguyện nương là hằng còn theo dõi hướng dẫn trước mắt, trong một khoảnh khắc liền được vãng sanh thế giới Cực Lạc.
—————————-
TĐ: “những người nào thì đới nghiệp vảng sanh???”
*** Kinh A Di Đà: “Xá Lợi Phất! Bất khả dĩ thiểu thiện căn phước đức nhơn duyên, đắc sanh bỉ quốc.
Xá Lợi Phất! Nhược hữu thiện nam tử, thiện nữ nhơn, văn thuyết A Di Đà Phật, chấp trì danh hiệu, nhược nhứt nhựt, nhược nhị nhựt, nhược tam nhựt, nhược tứ nhựt, nhược ngũ nhựt, nhược lục nhựt, nhược thất nhựt, nhứt tâm bất loạn. Kỳ nhơn lâm mạng chung thời, A Di Đà Phật dữ chư Thánh chúng, hiện tại kỳ tiền, thị nhơn chung thời, tâm bất điên đảo, tức đắc vãng sanh A Di Đà Phật Cực Lạc quốc độ.”
*** Niệm Phật Tông Yếu – Pháp Nhiên Thượng Nhân ***
49) Phút lâm chung, nỗi khổ của cái chết bức bách, thân thể chịu vô lượng thống khổ, giống như trăm nghìn lưỡi dao đâm vào. Mắt mũi bỗng nhiên mờ mịt, muốn thấy cũng không thể thấy. Miệng lưỡi co cứng, muốn nói cũng không nói được.
Đây là tứ khổ trong tám sự khổ của kiếp người, dù người tu Niệm Phật, tin Bổn Nguyện, cầu vãng sinh chăng nữa cũng khó tránh khỏi nỗi khổ nầy. Nhưng dù mờ mịt, đến khi tắt thở, do Nguyện Lực của Đức Phật A Di Đà, sẽ thành chánh niệm mà vãng sinh.
Sát na lâm chung dễ như cắt sợi tơ, điều nầy người khác không biết được, chỉ có Phật và người tu Niệm Phật biết được mà thôi.
50) Người Niệm Phật mà có lòng cầu vãng sinh và không nghi A Di Đà Phật Bổn Nguyện thì khi lâm chung không bị điên đảo. Sở dĩ được như vậy là nhờ Phật lai nghinh.
Phật lai nghinh là để người tu Niệm Phật lúc lâm chung được chánh niệm, chứ không phải lúc lâm chung cần phải chánh niệm thì Phật mới lai nghinh.
Người không biết nghĩa nầy đều cho rằng lúc lâm chung cần phải chân chánh niệm Phật, Phật mới lai nghinh. Kiến giải như vậy là không tin vào Phật Nguyện và cũng không hiểu kinh văn nữa.
64) Hỏi: Thiện Đạo Hòa Thượng cho rằng Thánh Đạo môn là giáo pháp phương tiện, xuất phát từ đâu?
Đáp: Cuốn PHÁP SỰ TÁN chip:
“ Như Lai xuất hiện nơi ngũ trược.
Tùy nghi phương tiện dạy chúng sanh.
Hoặc nói “đa văn” mà được độ.
Hoặc thuyết “tiểu giải” chứng tam minh.
Hoặc dạy “phước huệ” cùng trừ chướng.
Hoặc giáp “thiền niệm” ngồi tư duy.
Tất cả pháp môn đều giải thoát.
Không hơn Niệm Phật vãng Tây Phương”.
Hỏi: Đã nói rằng: “Tất cả pháp môn đều giải thoát”, sao lại lấy đoạn văn nầy làm chứng cứ?
Đáp: Ở trên nói: “Tùy nghi phương tiện dạy chúng sanh”, kế đến là “Tất cả pháp môn đều giải thoát”, và cuối cùng là “Không hơn Niệm Phật vãng Tây Phương”. Rõ ràng là ngoài Niệm Phật vãng sinh ra, tất cả đều là phương tiện. (nên suy ngẫm đều này cho kỹ càng)
Nam Mô A Di Đà Phật.
Hỏi mình muốn thoát tử sanh.
Hỏi ta có đủ lòng thành hay chưa?
Đừng nên viện cớ buông lòng
Người xưa thành tựu phải nhiều gian nan.
……
Chú TỊNH ĐỘ có suy nghĩ gì về câu này không giúp cháu với.?
Nam mô a di đà Phật. Mọi người cho con hỏi về việc: Tu Tịnh Độ và lập gia đình. Con rất cảm ơn mọi người chia sẻ.
Chào bạn Buông Xuống
Cũng rất nhiều người có thắc mắc như bạn vậy ,TM xin chia sẻ 1 chút với bạn.
Lập gia đình theo thế gian là 1 chuyện bình thường và cần thiết phải như vậy. Nhưng người thấm nhuần sâu sắc lời Phật dạy thì không có quan điểm như trên.
Bởi vì con người mê lầm nên cứ thuận theo dục vọng cố kết và hướng tới thành tựu pháp thế gian trói buộc .” Nối dõi tông đường” là 1 pháp thế gian trói buộc như thế,nên ai chưa thấu suốt đạo lý phật pháp sẽ mắc vào sự trói buộc này.
Phật Pháp dạy ái dục làm chúng sinh trôi lăn trong trần lao luân hồi. Muốn khôi phục bản lai tự tánh thanh tịnh vô nhiễm thì thân tâm phải dứt sạch lòng dâm ái. Giữ gìn giới hạnh cho thanh khiết là đường thẳng dẫn tới thành tựu trí huệ quang minh vô lậu.
Vì vậy người có thiện căn nhân duyên với Phật Pháp cần minh bạch,giác ngộ pháp xuất thế ra sao để có chánh kiến trong tu hành.nếu có thể giữ thân đồng tử mà tu hành thì đường tu rất ngay thẳng và rất dễ khai ngộ khi tinh tấn tu học đúng pháp. Nếu như đã lập gia đình thì cũng tu hành để khai ngộ được,nhưng thời gian sẽ lâu xa hơn và gặp vô vàn khó khăn,nếu không có chí nguyện kiên cố vững chắc thì rất dễ thối lui.
Mấy điều thiển cận sơ sài như vậy xin được chia sẻ với bạn,chúc bạn an lạc tự tại.
NAM MÔ GIẢI THOÁT BỒ TÁT
A Di Đà Phật
Bạn Lê Văn Thăng,
1. “Hết thảy các chúng sanh, chúng sinh nào cũng đới nghiệp hết”.
Nói vậy không chính xác, bởi Phật cũng là chúng sanh. Thứ nữa 9 trong 10 cảnh giới từ hàng Bồ tát-thanh văn-duyên giác-trời-người-atula-địa ngục-ngạ quỷ-súc sanh cũng chẳng thể vãng sanh, nói gì đới nghiệp?
2. “Chỉ cần một niệm cuối sẽ quyết định tất cả”.
Bạn có thể hoan hỉ giải nghĩa cụm từ: Một niệm cuối quyết định tất cả là niệm gì không?
3. “Chúng ta ngày nay tu phước để dự phòng lúc lâm chung, nếu tu phước mà cứ hưởng thì đến lúc sao mà tỉnh táo được. Vì vậy chúng ta nên tu phước nhiều chớ nên hưởng phước”.
Câu này chẳng đúng, vì nhiều người tu phước đấy, tích phước đấy mà lúc lâm chung vẫn chẳng thể sanh về cõi lành, nói gì sanh về Tịnh Độ. Vậy nguyên nhân là sao?
4. “Đến khi nào hưởng vậy, chờ tới lúc lâm chung hưởng thân bớt khổ, không bệnh tật, giữ được chánh niệm”.
Câu này cũng chẳng đúng. Nếu nói: “lúc lâm chung thân bớt khổ, không bệnh tật, giữ được chánh niệm” là nhờ tu phước thì nhiều người đã vãng sanh hết rồi. Thực tế không vậy. Lý giải sao đây?
TĐ
A DI ĐÀ PHẬT…
Xin chào các liên hữu:
-Xin cảm ơn các liên hữu phúc đáp dùm cho Tịnh Độ, “những người nào thì đới nghiệp vảng sanh? “, theo mình nghe lời giảng của Pháp Sư Tịnh Không là chỉ có Phật là không đới nghiệp vảng sanh, còn tất cả Bồ tát và chúng sanh đều đới nghiệp vảng sanh. Có gì sai sót xin các liên hữu góp ý thêm.
Gởi Nguyên: “sanh tử là chuyện bình thường, tử sanh mới là chuyện đại sự???”
Vài lời gởi đến các liên hữu góp ý thêm cho.
-Xin cảm ơn sư huynh Thiện Nhân đã phúc đáp ngày 1/3/2017.
A DI ĐÀ PHẬT…
TT xin kính ghi lại một đoạn trong sách CHÚ GIẢI (trang 312):
“Người đời thường ưa thích sự huyền diệu mà chẳng biết rằng sự huyền diệu tối cực lại chỉ nằm trong cái bình thường, nên cổ đức bảo: “Tâm bình thường là đạo”. Chỉ cần bình bình thường thường, ròng rặt chuyên tinh, miên mật niệm Phật thì tự nhiên thầm hợp diệu đạo, niệm niệm ly niệm. Dùng cái tâm phàm phu mà nhập được Thật Tướng các pháp thì chỉ có trì danh và trì chú là dễ nhất. Vì sao niệm Phật lại có công đức như thế? Là vì niệm niệm đều thầm ứng hợp với Thật Tướng vậy!”