Đoạn này chúng ta phải ghi nhớ, đây là lý luận y cứ cho việc trợ niệm. Con người lúc lâm chung nếu chúng ta gặp phải, chúng ta làm thế nào giúp đỡ họ? Lúc lâm chung, thời khắc mấu chốt nhất vô vùng ngắn ngủi này phải dùng phương pháp có hiệu quả cao nhất để giúp họ. Bất luận họ cả đời học Phật hoặc chẳng học Phật, thậm chí phản đối Phật, hủy báng đức Phật mình cũng không cần để ý tới. Lúc lâm chung họ mang bịnh nặng nằm trên giường, họ chẳng làm chủ được thì chúng ta làm chủ thay họ, chúng ta niệm A Di Đà Phật cho họ nghe, họ không muốn nghe thì cũng phải nghe, trồng thiện căn cho họ. Vả lại còn phải khuyến dụ họ, phần lớn hầu hết lúc lâm chung cả đời chẳng tin Phật, đến lúc lâm chung hoặc có thể sẽ tin, lúc đó mình nhắc họ, nói cho họ biết lợi ích của sự niệm Phật. Trong lúc đó nếu họ có thể nghe được danh hiệu một vị Bồ Tát, một vị Phật, lúc ấy dùng danh hiệu Phật, Bồ Tát đối với họ là việc có lợi ích lớn nhất. “Kinh điển Đại Thừa, nhất cú nhất kệ”, nói “nhất cú nhất kệ” thì không cần phải đi tìm kinh nào, trong lúc quan trọng nhất này phải buông xuống vạn duyên, nhất tâm niệm Phật cầu sanh Tịnh Độ, bất luận cảnh giới gì hiện ra, bạn có thể nói cho họ nghe câu kinh “phàm những gì có tướng đều là hư vọng”, hết thảy đều đừng để ý tới, cứ nói một cách dứt khoát với họ, chẳng có mảy may nghi ngờ gì hết thì mới thật sự là giúp đỡ họ. Cho dù trong đời họ đã tạo tội cực nặng, nhờ thiện duyên này mà tội nghiệp và tội báo của họ sẽ tạm thời không thể hiện ra.
Cho nên quỷ vương nói “Ngã quán như thị bối nhân, trừ Ngũ Vô Gián sát hại chi tội”, tội này chẳng có cách chi hết, tại sao vậy? Tội này quá nặng, Ngũ Vô Gián là giết cha, giết mẹ, giết A La Hán, làm thân Phật ra máu, phá hòa hợp tăng, tội này quá nặng. Ngài nói ngoại trừ tội Ngũ Vô Gián, quỷ vương chẳng giúp được. Nhưng chúng ta hiểu rõ, cho dù tạo tội Ngũ Vô Gián nếu lúc lâm chung đầu óc còn tỉnh táo, nếu có thể sám hối niệm Phật cũng được vãng sanh, trong kinh có nêu thí dụ. Trong kinh Quán Vô Lượng Thọ Phật nói với chúng ta, vua A Xà Thế tạo tội sát hại Ngũ Vô Gián, lúc lâm chung sám hối, niệm Phật cũng được vãng sanh. Đức Phật Thích Ca Mâu Ni nói với chúng ta, người đó vãng sanh phẩm vị rất cao, Thượng Phẩm Trung Sanh. Cho nên chúng ta đối với người tạo tội nghiệp cũng chẳng dám coi thường, không chừng họ vãng sanh phẩm vị còn cao hơn chúng ta, chẳng thể coi thường. Chỉ cần chưa chết thì vẫn còn cứu được, đến phút lâm chung một hơi thở còn chưa đứt thì vẫn còn cứu được, nếu đứt hơi rồi thì chẳng có cách gì, chẳng cứu nổi. Như việc người nhà thân quyến giúp họ tu đại bố thí cũng chỉ có thể độ họ, cao nhất cũng chỉ độ họ lên trời Ðao Lợi mà thôi, họ chẳng được vãng sanh, chẳng thể thoát ra khỏi tam giới. Nếu chưa tắt thở thì có thể giúp họ vãng sanh, khuyên họ thật sự tin tưởng, thật sự sám hối, thật sự niệm Phật cầu vãng sanh, chẳng có người nào không được độ, do đó mới biết pháp môn Tịnh Tông chẳng thể nghĩ bàn. Một đời tạo ác nghiệp nhỏ “hiệp đọa ác thú giả”, đọa súc sanh, đọa ngạ quỷ, đọa địa ngục nhỏ, những tội nghiệp trên đây nếu bạn tu những điều thiện này thì “tầm tức giải thoát”, “tầm” nghĩa là thời gian rất ngắn. Do đó công đức nghe danh hiệu Phật chẳng thể nghĩ bàn, đây là lời những người niệm Phật thường nói “công đức danh hiệu Phật chẳng thể nghĩ bàn”.
Trích Kinh Địa Tạng Bồ Tát Bổn Nguyện Giảng Ký
Hòa thượng Tịnh Không giảng tại Tịnh Tông Học Hội Tân Gia Ba, 5-1998
chào mọi người cho con hỏi là nghi lễ cầu siêu cho người mới mất là làm khi nào thì tốt ạ. con phàm phu nhưng với lòng thành mà cầu siêu thì có bị làm sao ko hay phải vị sư nào đó ạ. và nghi thức ra sao. rồi đưa cho những ai đọc hay chỉ người làm lễ ấy thôi ạ. mong thầy thiện nhân chỉ rõ chỗ này ạ, chứ ko phải là khai thị cho người lâm chung. A DI ĐÀ PHẬT
A DI ĐÀ PHẬT
Gửi bạn Chuỗi Ngày Vắng Em,
*cho con hỏi là nghi lễ cầu siêu cho người mới mất là làm khi nào thì tốt ạ?
Tốt nhất là trong vòng 49 ngày, tốt hơn nữa là tới 100 ngày. Lý do? Vì trong 49 ngày, nếu người chết chưa đủ, không đủ phước duyên để lập tức tái sanh, đây là cơ hội để thân quyến tạo các phước thiện thanh tịnh, hồi hướng, trợ duyên giúp cho người vừa mất giác ngộ, và đủ phước duyên để tái sanh vào những cảnh giới tương xứng với họ. Vì thế trong KINH ĐỊA TẠNG BỒ TÁT BỔN NGUYỆN Phật và Địa Tạng Bồ tát đã căn dặn rất kỹ về việc này.
*con phàm phu nhưng với lòng thành mà cầu siêu thì có bị làm sao ko hay phải vị sư nào đó ạ?
Tu học và làm các phước thiện đều nhờ tâm thành kính. Nếu tâm không thành kính, dẫu bạn đang đối trước Phật hay Bồ tát cũng chỉ là giả dối. Do vậy, nếu bạn đủ khả năng và có lòng thành kính, hàng ngày bạn có thể phát tâm trì tụng kinh chú, niệm Phật, làm phước thiện để hồi hướng cho người vừa mất, khai thị cho họ thấy cuộc đời là sanh tử vô thường, khi mất thân người, nếu trong vòng 49 ngày mà không kịp thời giác ngộ, phát tâm tu đạo để hồi hướng về Tịnh Độ thì không thể thoát khỏi vòng sanh tử luân hồi. Các vị Tu sĩ và bạn chỉ có thể là người trợ duyên chứ không thể là người quyết định người vừa mất sẽ sanh về đâu. Do vậy, nếu cùng chư Tăng Ni cùng tụng trì kinh chú để siêu độ cho vong linh mà tâm thành kính không có thì người chết cũng không được hưởng chút lợi lạc nào.
*và nghi thức ra sao? Rồi đưa cho những ai đọc hay chỉ người làm lễ ấy thôi ạ?
Nghi thức cầu siêu có rất nhiều, nhưng phổ biến nhất là Nghi Thức Trì Tụng A Di Đà Kinh. Kinh A DI ĐÀ là kinh Phật Thích Ca giới thiệu về cảnh giới Tịnh Độ và hướng chúng sanh phát tâm tu học để hồi hướng về Tịnh Độ, vì thế khi dùng kinh này để trì tụng cho người mất là nhằm hướng người mất phá mê, khai ngộ để hướng tâm về Tịnh Độ mà thoát khỏi cõi luân hồi sanh tử. Hoặc cũng có thể dùng Kinh Vô Lượng Thọ, nhưng kinh này khá dài, nếu bạn hoặc đại chúng không tu học thường xuyên, khi trì tụng sẽ dẫn tới tán tâm, nên không có lợi lạc. Nhưng A Di Đà Kinh thì ngắn, tất thảy mọi nghi thức chỉ trong vòng 45 phút là viên mãn. Điều này bạn và các liên hữu phải nắm cho rõ; hoàn toàn không phải A Di Đà Kinh là kinh dùng để tụng cho người chết như không ít người thường nói và thường hiểu. Kinh Phật không dùng để thuyết cho người chết, mà để dạy người sống tu đạo, nhờ tu đạo mà biết nhân quả, nên mới có thể hướng dẫn người mất cùng nương theo, tu học mà được siêu sanh.
Nếu bạn là người phát tâm trì tụng một mình, thì bạn sẽ là người chủ lễ; nhưng nếu bạn không đủ khả năng mà cùng tu học với một nhóm khác, nếu ai đó có thể làm được thì nên để cho người đó làm chủ lễ. Quan trọng vẫn là phải giữ tâm thanh tịnh và thành kính trong suốt quá trình trì tụng thì mới có lợi lạc cho cả người chết lẫn người sống.
Chúc bạn vững tin nơi Phật pháp.
TN
CÁCH LÌA DỤC NIỆM
Có cặp vợ chồng trẻ đến thỉnh giáo Hòa thượng Diệu Pháp, họ kể mình quy y Phật rồi, ăn chay dễ dàng, rượu thuốc gì cũng đoạn trừ được hết, chỉ duy nhất giới dâm, kiêng cữ mấy lần đều thất bại.
Nam cư sĩ kể mỗi khi trong lòng khởi dục, anh thường niệm thầm Nam mô Quan Thế Âm Bồ tát! Nhưng cuối cùng cũng bị niệm dâm đánh bại, vì vậy anh rất khổ tâm, xin Hòa thượng chỉ dạy giúp cho.
Sư phụ khai thị:
– Con tinh tấn tu hành, thực đáng tán thán. Hoa sen sở dĩ thanh khiết, là vì nó xuất thân từ bùn mà bất nhiễm. Phật Thích Ca lìa vợ đẹp con ngoan xuất gia tu hành, là thị hiện con đường tu thẳng tắt cho chúng ta! Người tại gia nếu có thể đoạn dục thì cũng đồng như xuất gia không khác, sẽ thành bậc tu hành xuất thế mẫu mực…
Niệm thánh hiệu Bồ tát Quan Thế Âm có thề trợ giúp đình chỉ tâm dâm. Nhưng không phải để dâm niệm khởi lên rồi mới lo cầu Bồ tát cứu trợ, mà bình thường phải luôn niệm “Nam mô Quan Thế Âm Bồ tát!”, như vậy mới có thể ly dục!
Quan trọng nhất là trước tiên phải minh lý, hiểu rõ đạo lý rồi thì nhờ am tường Phật pháp, mà việc giữ giới dâm tự nhiên thành. Càng thực hành càng thể ngộ đạo lý trong đó, nên tín tâm càng vững vàng bền chắc.
Đề nghị hai con nên xem và học thuộc “Bốn Điều Răn Dạy Minh Bạch về Tánh Thanh Tịnh” trong Kinh Lăng Nghiêm, sau đó lúc rảnh thì tụng thầm, hoặc đọc nhỏ tiếng. Những khi tản bộ sớm tối, cưỡi xe, ngồi xe bus, ra ngoài, bất kể làm gì… đều có thể tận dụng thời gian hiện hữu để tu trì… Nên học thuộc thêm chú Đại Bi, chú Lăng Nghiêm. Mỗi ngày tụng “Bốn Điều Răn Dạy Minh Bạch về Tánh Thanh Tịnh” ít nhất một biến, nếu tụng càng nhiều thì càng tốt. Nhất là trước khi ngủ phải tụng một biến. Có thể lấy đây làm thời khóa tụng cho người sơ học (có thể dùng “Bốn Điều Răn Dạy Minh Bạch về Tánh Thanh Tịnh” làm thời khóa tụng sớm tối cho người tại gia). Nếu có thể tụng thành tiếng, không những bản thân mình được lợi, mà các chúng sinh chung quanh (mắt phàm không nhìn thấy) cũng đang quỳ nghe con tụng, thảy đều được lợi ích, thế thì tự nhiên các con sẽ có công đức vô lượng.
Nếu chuyên cần tu như thế, sau ba tháng, nhất định sẽ khiến niệm dâm nơi thân tâm đều đoạn dứt, mà tính đoạn cũng không. Chẳng những bản thân đoạn được dâm, mà cả trong ý nghĩ niệm dâm cũng không còn. Lúc này quý vị sẽ sống rất thoải mái ung dung, không ngôn ngữ văn tự nào có thể diễn tả hết, đây là thánh cảnh mà chỉ người đoạn được dâm rồi mới cảm nhận hết những an lạc vi diệu trong đó!
Đạt đến niệm dâm nơi thân tâm đều đoạn sạch cả rồi, thì dù không học thuộc “Tứ trọng thanh tịnh minh hối” vẫn có thể hành trì cả đời (bởi lời Phật dạy đã ghi khắc trong tim).
Lúc này mới phát hiện câu nói: “Trên thế giới không gì khoái lạc hơn dâm dục là sai!”. Vì khoái cảm do dục mang đến chỉ trong chớp mắt, nó không thực sự là khoái lạc, bởi nếu phải tiếp diễn thì càng thêm mệt mỏi, tinh lực cạn kiệt, lúc này không còn là lạc nữa, mà rất khổ… chưa kể chính vì dâm hừng thịnh mà sản sinh nhiều tật bệnh, xảy ra mâu thuẫn xung đột giữa phu thê… dẫn tới ly hôn, thậm chí còn khiến đương sự tử vong, yểu mạng!
Người tại gia cần tiết chế thích hợp, nhưng người tu hành nhất định phải đoạn dâm! Bởi: “Dâm tâm không trừ, trần khó thể xuất”.
Có người đoạn dâm được thời gian, tình cờ xuất hiện chứng di tinh, mộng tinh, hiện tượng này là bình thường, đừng thèm lý tới, tự nhiên sẽ hết.
Một khi đã đoạn trừ được dâm, không những thể xác khang kiện, mà còn thu nạp, bảo tồn tinh hoa, có thể kết tụ xá lợi kiên cố không gì sánh. Thời gian đoạn dục càng dài, thì khi viên tịch hỏa thiêu xá lợi lưu càng nhiều. Xá lợi là thánh vật đồng chư Phật Bồ tát, thế nhân thành tâm lễ bái sẽ được nhiều lợi ích!
Cho nên, người tu hành khéo đoạn trừ dâm, sát, đạo, vọng… tất sẽ thành tựu được tri giác vô thượng của Bồ tát.
Trích Nhân Quả Giải Theo Phật Giáo
Vì sao có những người bị đồng tính luyến ái?
A Ngọc hướng Phán Quan hành lễ! Hôm nay muốn thỉnh giáo Phán Quan vấn đề liên quan đến đồng tính luyến ái. Phán Quan nói: “Đồng tính luyến ái cũng là phạm tội tà dâm, thọ chung vào tà dâm địa ngục, liên tưởng địa ngục thọ phạt 500 năm. Nếu còn phạm những tội tà dâm khác thì phải đến những địa ngục tà dâm khác thọ báo.”
Lúc này, Phán Quan lập tức dẫn tôi đến liên tưởng địa ngục, nam nữ tội hồn ở đây đều chịu chung quả báo như nhau. Tôi nhìn thấy thời gian thọ hình người cây của hồn nam nữ đều khác nhau, trong đó có một nam hồn tôi quen biết, không phải là BLX sao? Vì anh ta là một ca sĩ rất nổi tiếng, lúc sống mở qua rất nhiều đại nhạc hội, có rất nhiều fan hâm mộ. Lúc đó nhìn thấy anh ta đang suy nghĩ việc gì, có một cây hình người chạy đến, sau khi thấy rồi thì anh ta vui vẻ nắm tay với cái cây này, ôm hôn thân mật. Cái cây lập tức dùng dây cành cột anh ta lại và dùng cành cây đánh vào đầu. Khi anh ta bị đánh đến cả đầu đầy máu, chết ngất đi thì lá cây thổi một cái làm anh ta từ từ hồi phục, lúc này cây hình người đã đi mất.
Xem đến đây, tôi thỉnh vấn Phán Quan, có phải sau khi cây chạy đi rồi thì hình phạt xem như đã kết thúc? Phán Quan nói: “Không phải! Vì đồng tính luyến ái là một loại sai lầm trên tư duy. Lúc nãy con nhìn thấy những hồn đó, toàn là sau khi suy nghĩ chiêu cảm cây hình người chạy đến. Có người nghĩ chậm một chút, chứng tỏ loại ái dục này khá nhẹ; nghĩ mau một chút là nặng hơn.”
Xin hỏi Phán Quan: “Có phải tội hồn khi không suy nghĩ thì khỏi phải thọ báo không?” Phán Quan nói: “Nếu như khi bọn họ hoàn toàn không nghĩ tới nữa thì có thể thoát khỏi địa ngục, tất cả nhất thiết nghiệp báo đều do điên đảo vọng tưởng mà ra. Ngoài ra có một bộ phận kẻ đồng tính có nghiệp địa ngục khá nhẹ, ví như thân hiện tại là nam nhưng trong nhiều kiếp trước hắn là thân nữ, nay chuyển thân nam, trong tiềm thức của hắn chứa đựng tư duy của nữ tính không chuyển qua được, do đó hắn không thích người nữ mà lại thích nam giới. Tương phản là người nữ cũng vậy, đây chính là nguyên nhân mà đồng tình luyến ái tại nhân gian phạm tà dâm.
Loại người đồng tính này nếu không phạm những tội tà dâm khác như chỉ là cần một người bạn dưới danh vợ chồng để sống chung thì hình phạt chỉ là vào địa ngục liên tưởng thọ báo 50 năm. Nếu như sau khi thọ phạt 50 năm mà các hạt giống tà dâm đồng tính bị tiêu trừ hết thì được thoát ly; nếu như vẫn không thanh trừ được thì cần phải gia tăng 30 năm thọ phạt nữa.”
Ở bên cạnh liên tưởng địa ngục có một địa ngục lớn, trong đó cái gì cũng không có. Tôi cảm thất rất kỳ lạ, tại sao trong địa ngục nào cũng tràn ngập chúng sanh thọ khổ, không hề có một ngục nào không có người, vì thế mà hỏi Phán Quan tại sao như vậy. Phán Quan nói: “Hiện tại nhân gian có một vài chúng sanh đang nghiên cứu một loại thuốc kích dục, loại thuốc này đang trong thời kỳ nghiên cứu, sau khi thành công sẽ đưa ra thị trường bán. Cái địa ngục này là dành cho toàn bộ những người tham gia công tác tương lai đến thọ hình phạt.”
Lại xin hỏi Phán Quan: “Vậy ý niệm phạm tà dâm cũng là phạm giới phải không?” Phán Quan nói: “Đúng vậy! Mỗi lần động niệm tư duy đã động đến chân khí của thân người, chánh khí đã bị tổn hại rồi!”
Hôm nay học được nhiều điều bổ ích, A Ngọc cảm ân Phán Quan rồi! Đảnh lễ Phán Quan!
Trích Âm Luật Vô Tình
A di đà Phật
Gần nhà con có những người cả đời không tin phật pháp, cô bán cá sống ở chợ lúc lâm chung cảm thấy nhức nhối trong người, cảm thấy cá đang rúc rích rỉa toàn thân, vô cùng hoảng sợ. Lại còn nhìn thấy hàng vạn con người đang kéo đến khiến cô thảng thốt cầm dao đâm chém khắp nơi, miêng liên tục đuổi chúng nó đi.
Câu chuyện này bác con kể lại. Hồi đó bác không tin phật pháp nên cũng không hiểu tại sao. Mọi người chỉ nghĩ là cô đó bị bệnh nên mới thế. Giờ ngẫm ra thì đúng là nghiệp. Oan gia trái chủ kéo đến lúc lâm chung thì không còn tỉnh táo nữa, đường đi đến ắt là đường ác.
Những trường hợp có oan gia trái chủ, bị đọa lạc thì cơ thể thường bị cứng và có phân tiểu bẩn. Những trường hợp được vãng sanh, theo con nghe thầy Tịnh Không thuyết giảng: Ngoài việc biết trước ngày giờ được Phật đến đón đi thì các dấu hiệu khác đều không chắc chắn. Mẹ của con trước lúc ra đi đã dặn dò xong xuôi cả, kể cả việc tổ chức đám tang cho mẹ, ăn chay cho mẹ… bình thường mẹ bị bệnh muốn quay người cũng cần phải nâng đỡ, nhưng đương lúc hộ niệm, mẹ chợt quay người về bên phải, tay đặt lên đầu kê nằm, mặt tươi tắn, niệm phật rồi trút hơi thở cuối cùng,sau 8 tiếng trợ niệm, thân thể mềm mại, không chút hôi hám, phân tiểu, không ruồi muỗi, quả là vi diệu. Tuy vậy, con chỉ nghĩ chắc chắn mẹ đã về cõi lành, còn cõi Phật thì con vẫn chưa chắc chắn. Sự ra đi của mẹ là động lực nhắc nhở con tu học cầu vãng sanh mỗi ngày.
A Di đà Phật.