Thế Tôn từ vô lượng kiếp, vì tất cả chúng ta mà tu đạo Bồ đề. Ngài làm được việc khó làm, nhẫn được điều khó nhẫn. Cho nên, khi nhân quả tròn đủ, Ngài mới thành Phật. Sau khi thành Phật, giáo hóa hoàn tất, Ngài vào Niết bàn. Nay thời chánh pháp đã qua, thời tượng pháp đã hết; dù Phật và pháp vẫn còn đó, mà không có người tu hành. Tà chánh chẳng phân, phải trái lẫn lộn. Tranh đua nhân ngã, toàn phường lợi danh. Ngước mắt nhìn quanh, mọi người đều như vậy, chẳng ai thoát khỏi. Mịt mù chẳng biết Phật là ai? Pháp là gì? Tăng nghĩa ra sao? Suy tàn đến thế, không thốt nên lời! Nhưng mỗi khi nghĩ đến những việc ấy, thì bất giác lệ tuôn. Ta là Phật tử mà không thể đền đáp công ơn Phật? Trong vô ích cho mình, ngoài chẳng lợi cho người. Sống vô ích cho đời, chết vô ích cho hậu thế. Trời tuy cao không che nổi ta, đất tuy dày không chở nổi ta. Người mang tội nặng, không phải ta thì là ai? Do đó, lòng đau không thể chịu nổi, toan tính cũng chẳng đề xuất được kế gì. Bỗng nhiên, vụt quên rằng mình quê mùa, chợt phát tâm trí rộng lớn. Tuy chưa thể kéo mạt vận trở lại ngay trong lúc này, nhưng quyết định phải hộ trì được chánh pháp mai sau. Cho nên, cùng các Thiện hữu dắt nhau đến đạo tràng, soạn thuật sám pháp, lập pháp hội này. Phát bốn mươi tám đại nguyện, nguyện nào cũng nhằm hóa độ chúng sinh, cầu trăm ngàn kiếp thâm tâm, tâm nào cũng hướng đến chỗ làm Phật. Kể từ hôm nay cho đến tận cùng đời vị lai, thề hết thân này, thề quyết phải sinh về An Dưỡng. Sau khi lên xong chín phẩm, trở lại Ta Bà(*), khiến cho mặt trời Phật pháp sẽ được sáng lại, cửa vào chánh pháp phải được mở toang. Tăng chúng thanh tịnh ở cõi này, nhân dân được độ khắp tất cả. Kiếp vận nhờ đó kéo dài, chánh pháp do đây bền vững. Đây là tâm nguyện chân thành, từng được thiết tha ấp ủ!
Cúi xin đại chúng xót thương cho tấm lòng thành ngu muội của tôi, thương tiếc xét cho cái chí nguyện khổ sở của tôi, để cùng nhau cùng lập nguyện ấy, cùng phát tâm này. Ai chưa phát thì nay phát, ai phát rồi thì nên tăng trưởng, ai tăng trưởng rồi thì nay cứ tiếp tục. Đừng thấy khó mà sợ hãi lùi bước, đừng cho dễ mà khinh thường, đừng ham mau mà không giữ được bền lâu, đừng lười nhác mà mất lòng dõng mãnh, đừng rụt rè mà giảm khí thế đang lên, đừng vì chần chờ mà hẹn nay, hẹn mai. Đừng tự cho mình ngu mà buông thả tất cả, đừng vì căn cơ chậm lụt mà mặc cảm rằng mình không được dự phần. Ví như trồng cây, trồng lâu thì rễ lần càng ăn sâu. Lại ví như mài dao, mài hoài thì dao cùn cũng phải bén. Đâu nên vì cạn mà không trồng, để mặc cho cây khô héo; hay vì cùn mà không mài, để mặc cho dao sét rỉ, thành vật vô dụng. Lại nữa, nếu bảo tu là khổ, đâu biết lười biếng lại khổ hơn. Tu chỉ nhọc nhất thời mà an vui vĩnh viễn, lười biếng thì tạm thong thả một đời mà chịu khổ muôn kiếp. Huống nữa, lấy pháp môn Tịnh độ làm tàu thuyền, thì lo gì thối chuyển; lại thêm có trí tuệ vô sinh làm sức đẩy, thì ngại gì gian nan. Nên biết, tội nhân ở Địa ngục còn phát tâm Bồ đề từ kiếp trước; nay được làm người lại là Phật tử, sao không lập đại nguyện ngay trong đời này?
Vì hôn mê từ bao kiếp trước, nên những gì qua rồi không thể cản ngăn. Nhưng ngày nay đã tỉnh ngộ, thì những gì sắp đến còn có thể đón bắt. Còn nếu mê mà chưa tỉnh đương nhiên là việc đáng thương, nhưng biết mà không làm mới thật là điều đáng tiếc. Nếu sợ cái khổ Địa ngục thì tự sinh khởi tinh tấn, nếu nghĩ cái chết gần kề thì sẽ không còn lười nhác.
Lại nữa, phải lấy Phật pháp làm roi giục, lấy bạn lành làm tay dắt. Vội mấy cũng không rời, trọn đời luôn bám chặt. Như vậy, không còn lo gì thối chuyển nữa. Chớ bảo rằng một niệm chẳng đi đến đâu, đừng cho rằng nguyện suông chẳng ích gì. Tâm chân thì việc thật, nguyện rộng lớn thì tâm hạnh sâu xa. Hư không chẳng có rộng lớn, tâm vương mới là rộng lớn; kim cương chẳng bền chắc, chỉ nguyện lực mới bền chắc.
Nếu đại chúng thật tâm, không vứt bỏ lời tôi, thì xin nguyện cùng làm quyến thuộc Bồ đề, bạn lành Tịnh độ. Nguyện cùng sinh Tịnh độ, cùng thấy Di Đà, cùng độ chúng sinh, cùng thành Chánh Giác.
Biết đâu, ba mươi hai tướng tốt và trăm phước trang nghiêm sau này, chẳng phải bắt đầu từ buổi phát tâm lập nguyện hôm nay! Nguyện cùng đại chúng cùng nhau gắng sức!
Rất mong lắm thay! Rất mong lắm thay!
CHÚ THÍCH:
(*) Ta Bà: Chỉ cho thế giới Ta Bà, tức là thế giới hiện thực do đức Phật Thích Ca Mâu Ni giáo hóa. Chúng sinh trong thế giới này làm mười điều ác, chịu đựng các phiền não mà không muốn lìa bỏ, vì thế gọi là nhẫn. Lại khi chư Phật, Bồ tát làm việc lợi lạc ở thế gian này, các ngài phải chịu mọi thứ phiền não, để biểu thị lòng vô úy và từ bi của các ngài, cũng gọi là nhẫn. Ta Bà còn được dịch là tạp ác, tạp hội, nghĩa là cõi Ta Bà là chỗ Tam ác, Ngũ thú tụ hội phức tạp.
Ngoài ra danh từ Ta Bà chỉ cho cõi Diêm Phù Đề, nơi cư trú của chúng sinh. Đời sau, Ta Bà trở thành một thế giới Tam thiên đại thiên do đức Phật Thích Ca Mâu Ni giáo hóa, cho nên gọi chung thế giới có trăm ức núi Tu Di là Ta Bà.
Trích LIÊN TÔNG BẢO GIÁM
Đại Sư Ưu Đàm
Thích Minh Thành dịch
Nam mô a di đà Phật. Mình nghe pháp sư Tịnh Không nói Phật Pháp còn tồn tại trên thế gian này là khoảng 9 ngàn năm nữa. Sau khi kinh sách bị huỷ hết Đức Phật ưu ái để lại kinh Vô Lượng Thọ bị huỷ sau cùng là thêm 100 năm nữa. Và câu hồng danh Nam mô A Di Đà Phật sẽ vẫn còn sau khi tất cả bị huỷ, nên ai niệm vẫn được về Tây Phương. Mình có câu hỏi các cư sĩ là: làm thế nào để tâm khi đối với cảnh luôn ở TRUNG ĐẠO? Thấy việc tốt việc hay cũng không nên quá vui mừng, việc xấu, lỗi mà tâm mình không thấy lỗi ở người? Đúng sai , đẹp xấu nhìn là biết mà để tâm coi như không thì khó quá. Mình có nghe ps Tịnh Không bảo mọi người, mọi vật đều là thầy, Phật. Cứ thế mà thực hành mà cũng chưa được.
Chúng ta hiện giờ đang sống trong vọng tâm.Cái tâm hiện giờ đang dùng là vọng tâm nên cái tâm giả này đang làm chủ chính ta.Tôi hằng ngày đều niệm phật mong được nối thông đường dây nóng liên lạc với Phật di đà.Hằng ngày đều gửi tín hiệu liên lạc đến thế giới cực lạc của phật di đà.Đức Phật liền tiếp nhận tín hiệu này nhưng ngài chưa đến tiếp dẫn vì tín hiệu của tôi còn yếu,còn hay bị ngắt quãng,gián đoạn chưa có được liên tục thông suốt.Chính vì vậy tôi càng phải nỗ lực cố gắng phát tâm niệm phật cho thật dũng mãnh thì tín hiệu gởi đến mới mạnh và đường truyền tín hiệu này sẽ duy trì liên tục không gián đoạn.Chắc chắn đức Phật di đà sẽ đến tiếp dẫn tôi vì đường dây nóng này đã thông liền với nhau rồi.Bởi vì mỗi ngày tôi không cầu gì hết,tiển tài ai cần thì tôi đưacho họ,tiếng tăm,địa vị tôi cũng không cầu nó nữa,thế gian này không cầu ở lại thêm nữa,không còn lưu luyến,tham tiếc mọi thứ nữa hầu như đã cảm thấy xa lạ hết rồi,không còn ấn tượng gì nhiều nữa tất cả đều đã phai nhạt dần rồi.Chỉ thấy thế giới cực lạc thật sự rất quen thuộc rất muốn đi về thế giới ấy ,nguyện cầu mau mau được vãng sanh ngay lúc này.
Hãy buông bỏ cái ngã của mình ra. Mọi việc có gì mà ta phải nhọc tâm lao theo.
Ngã lớn thì phiền não lớn
Ngã nhỏ thì phiền não nhỏ
Ngã mất thì phiền não chẳng còn
Việc thế gian nhu cát bụi vô thường
Lúc được lúc mất chẳng chân thật
Cớ sao ta gữ cho thêm sầu.
A Di Đà Phật
Các Đạo hữu nói rất chuẩn. Trong tu học chúng ta phải luôn phản tỉnh quán xét cái Ngã của mình. Có chút cơ hội là nó ‘lớn mạnh’ lên ngay, thế là rắc rối, phiền não được ‘chiêu cảm’ ngay. Bởi thế, đối với hành phàm phu tục tử như chúng ta, Ngài Ấn Quang mới đặc biệt nhấn mạnh trong quy tắt tu học “Hãy coi mọi người đều là Bồ tát, mà ta chỉ là kẻ phàm phu”.
A Di Đà Phật!
A DI ĐÀ PHẬT
Gửi bạn Buông Xuống,
*”Trung đạo” là không thiên A, chẳng kẹt B. Đời nay làm được như vậy đã khó lắm rồi, nhưng làm được rồi thì chính cái “trung đạo” tưởng không kẹt A-B đó lại bị vướng kẹt. Kẹt chỗ nào? Kẹt ngay cái chỗ tâm phân biệt mình đang không kẹt A và kẹt B đó. Trong đạo gọi trường hợp này là “trung đạo” chấp thủ, nghĩa là chấp thủ cái mình không vướng kẹt.
*Trong Bát Chánh Đạo Phật dạy: phải có chánh kiến, chánh tư duy. Nhờ chánh kiến và chánh tư duy chúng ta biết sai-đúng, thật-giả, đen-trắng, chánh-tà. Biết nhưng không bài bác không phủ nhận, không noi theo, mà ác thì nhất quyết không hành, thiện thì nhất tâm hành. Hành rồi thì thiện-ác đều buông xả. Buông xả là nấc thứ nhất của tâm trung đạo, nhưng chánh trung đạo là cả cái niệm buông xả cũng không còn. Đây là nấc thứ hai còn gọi là vi tế niệm. Để đến đến chặng này chúng ta phải từng bước tỉnh táo, chậm rãi, chắc chắn đi đến chặng thứ nhất đã…
Chúc bạn luôn tỉnh giác tu đạo.
TN
Chẳng buông, chẳng giữ, trong sáng tỏ, ngoài vô ngại, tâm tâm bình đẳng, chậm rãi suy xét, rõ biết rồi thì ngã chẳng còn, phiền não mất đi, thường xuyên quan sát cái ngã của mình, nếu chưa thấy chưa biết thì ta cần nổ lực thêm, phải dốc sức mà tu học, có thể xem được mọi người ai ai cũng là Bồ Tát thì cái ngã kia cũng chẳng còn, phải tự mình cảm nhận lấy, tự tu tự ngộ nơi tâm, tự cảm nhận, khéo giữ cái tâm, đừng cho nó chạy rong. Thấy được cái vô ngã kia thì chính là trung đạo.
Xin cảm ơn chân tình những chia sẻ của các cư sĩ thuần dương tử, cư sĩ Thiện Nhân, cư sĩ Nguyenphu , cư sĩ Tâm Tịnh. Mỗi người bỏ công chăm bón một chút, tất hoa sẽ đua nhau nở. Nam mô a di đà Phật
A Di Đà Phật
TT nhận thấy việc niệm Phật liên tục một ngày đêm rất thù thắng. Rất nhiều gương vãng sanh họ có công phu liên tục suốt ngày đêm. Thế nên, thỉnh thoảng (mỗi tuần hay mỗi tháng,…) chúng ta nên sắp xếp công phu niệm Phật liên tục suốt một ngày đêm 24h, công đức thật không thể nghĩ bàn. Nếu không Quý vị phải đạt mức độ niệm Phật được trong lúc ngủ (cái này thì khó rồi), như thế câu Phật hiệu mới liên tục trong 24h.
TT xin chia sẻ lại Nguyện thứ 19, 20 của Đức Phật (trích Chú Giải Kinh Vô Lượng Thọ):
Ngã tác Phật thời, thập phương chúng sanh, văn ngã danh hiệu,
phát Bồ Đề tâm, tu chư công đức, phụng hành lục Ba La Mật, kiên cố bất thoái. Phục dĩ thiện căn hồi hướng, nguyện sanh ngã quốc, nhất tâm niệm ngã, trú dạ bất đoạn. Lâm thọ chung thời, ngã dữ chư Bồ Tát chúng, nghênh hiện kỳ tiền, kinh tu du gian, tức sanh ngã sát, tác A Duy Việt Trí Bồ Tát. Bất đắc thị nguyện, bất thủ Chánh Giác.
Lúc tôi thành Phật, mười phương chúng sanh nghe danh hiệu tôi liền phát Bồ Ðề tâm, tu các công đức, phụng hành sáu Ba La Mật
kiên cố bất thoái, lại đem các thiện căn hồi hướng nguyện sanh cõi tôi, nhất tâm niệm tôi, ngày đêm chẳng ngớt. Lúc lâm chung, tôi cùng các Bồ Tát chúng hiện đến đón trước mặt, trong khoảnh khắc liền sanh sang cõi tôi, thành bậc A Duy Việt Trí Bồ Tát. Chẳng thỏa nguyện này, chẳng lấy Chánh Giác.
(Nguyện mười chín: Nghe tên phát tâm; nguyện hai mươi: Lâm
chung tiếp dẫn)
Con là một người mới tu tịnh độ, xin cho con hỏi, về một số phép tắc khi tu học.
1. Niệm Phật ra tiếng ở trong nhà, ở trong phòng ngủ, trong phòng bếp, có phạm lỗi bất kính hay không? Cho đến nge giảng kinh pháp ở những nơi đó có được hay chăng( vì vừa làm việc vừa nghe pháp ở trong máy niệm Phật mà để ở xa nơi tôn nghiêm thì sẽ không nghe thấy)?
2. Máy niệm Phật đặt ở trên đầu nằm để nghe niệm Phật lúc ngủ, có thể làm như vậy không? Và xin quý liên hữu chỉ dạy một số trường hợp dùng máy NP một cách đúng đắn thích hợp( nếu có).
A Di Đà Phật
Chào Đạo hữu. Những nơi sạch sẽ (như phòng thờ, phòng khách, bếp, sinh hoạt…), những lúc ăn mặc kín đáo, thì niệm Phật ra tiếng (nếu có thể); còn những nơi bất tịnh (nhà tắm, vệ sinh,phòng ngủ…) những lúc thân người hở hang, ăn mặc không kín đáo, thì nên niệm thầm trong tâm thôi, để giữ sự cung kính. Mọi lúc mọi nơi đều nên niệm niệm liên tục nhé. Còn nghe Pháp thì có thể nghe mọi lúc mọi nơi (trừ nhà vệ sinh không nên để máy nghe Pháp).
Máy niệm Phật để đầu giường trong lúc ngủ, nếu có thể làm được vậy là rất tốt rồi, giúp câu Phật hiệu có thể đi vào giấc ngủ của mình. Ngoài ra tốt nhất trong nhà vẫn nên có riêng một máy niệm Phật đặt cố định (ở phòng thờ, phòng khách,…) và mở suốt 24/24. Như thế có rất nhiều lợi ích.
Ý TT là thế. Các Liên hữu khác góp ý thêm.
A Di Đà Phật
Nam Mô A Di Đà Phật ! Kính chào các Quý Đạo Huynh ! Xin các Đạo huynh giúp tôi một lời khuyên. Tôi có người chị ( kết nghĩa ) mới bắt đầu tu tập. Từ trước tới nay, gia đình chị sống rất hoà thuận, hay làm nhiều việc tốt, thỉnh thoảng có đi lễ chùa nhưng chưa bao giờ tụng kinh, niệm Phật hay sám hối . Nay cả gia đình mới chuyển về nhà mới, lập ban thờ Phật và ăn chay 10 ngày ( chồng và các con ). Chị ấy cũng có ý nhờ tôi giúp đỡ ( trợ duyên ) ( tôi tạm dùng từ như vậy ). Do 2 nhà gần nhau, tôi có ý định sang nhà chị ấy Lễ Phật, sám hối, tụng kinh…, thời gian đầu, cả nhà sẽ chỉ ngồi cùng tôi , nghe toi tụng đọc , cho quen dần nghi thức…sau đó gia đình chị ấy sẽ tự thực hiện. Nhưng một bạn đạo khác ko đồng ý định đó, nói rằng, gia đình chị ấy phải tự làm, ai tu nấy đắc, làm sao giúp đỡ thế được, làm sao lại có chuyện ” tu hộ ” như vậy, tự chị ấy phải Lễ, phải Lạy, phải đọc Kinh. Tôi chỉ nghĩ giản dị là, tôi hàng ngày sang đó tụng đọc, ( cầu Chư phật gia hộ ), giúp chị ấy gieo duyên lành, như giọt nước thấm từ từ… Mong cácĐạo huynh giúp tôi ý kiến ( hình thức giúp đỡ thế nào cho đúng )Tôi xin chân thành cảm ơn nhiều ạ !
Nam Mô A Di Đà Phật !
Đạo hữu khéo giúp gia đình người bạn kia vào đạo, trước mắt nếu họ tin họ nhờ thì làm như vậy, cốt yếu làm sao chọ họ nhận ra được lợi ích chân thật khi phát tâm học Phật, rồi từ đó sách tấn họ dõng mãnh trên đường đạo. Học đạo là cả một chặng đường dài, ta cùng dìu dắt nhau, người đi trước dắt người đi sau, đồng thành Phật đạo.
Chào bạn Diệu Tiến,
Mặc dù ý của người bạn đó hơi khe khắt nhưng cũng không sai. Ai cũng phải có sự khởi đầu (dù không hoàn hảo). Cho nên, PH cho rằng bạn nên hướng dẫn họ và trong những lần đầu tiên hãy cùng đọc tụng, thực hành nghi lễ cùng họ (chứ không phải chỉ một mình bạn làm, rồi họ chỉ ngồi xem). Việc đọc, tụng, lạy Phật, đánh chuông, gõ mõ,..đâu có khó gì, dĩ nhiên lúc đầu hơi lọng cọng một chút. Bạn hãy đóng vai trò của vị chủ lễ, còn họ thì cũng phải đọc kinh, lễ lạy theo bạn. Lúc đầu có thể họ đọc kinh tiếng không hay, đánh chuông không thanh,.. như mình thường nghe nhưng điều đó không quan trọng. Quan trọng ở tâm chí thành, cung kính. Bạn hãy đóng vai trò khuyến khích họ đừng ngại ngùng, và cổ vũ họ. Bạn có thể cùng thực hành nghi lễ với họ vài lần, rồi sau đó hãy để họ tự làm. Trong các quyển Nghi thức trì tụng đã có đầy đủ các bài kinh, chỉ rõ khi nào đánh chuông, lễ lạy,.. khá là rành rẽ, họ chỉ cần làm theo đó là được rồi.
Ngoài ra, bạn hãy khuyến khích họ tìm hiểu về lý vô thường, vô ngã, nhân quả,..để nương vào đó tu tập nhằm đạt được an lạc trong cuộc sống.
Chúc bạn thường tinh tấn.
Nam Mô A Di Đà Phật.
Nam Mô A Di Đà Phật ! Cảm ơn ĐVCT ! Xin cảm ơn các Đạo huynh, những người bạn hàng ngày luôn đồng hành cùng tôi trên một con đường, giúp tôi thêm vững bước đi theo Chánh Đạo ( cảm giác mỗi lần tôi loạng choạng hay đuối sức sẽ có rất nhiều cánh tay bạn bè chìa ra giúp đỡ …) Nam Mô A Di Đà Phật !
Diệu tiến hãy vững bước trên đường đạo, tất cả chúng ta đều là con Phật, thường nguyện về với Phật, thường sách tấn, thường dìu dắt nhau, chánh pháp sẽ còn mãi khi chúng ta còn như vậy, chư Phật, Bồ Tát luôn luôn bên cạnh gia hộ cho chúng ta.
A DI ĐÀ PHẬT
Gửi bạn Diệu Tiến,
*Các đạo hữu đã góp ý đủ rồi, TN chỉ xin chia sẻ thêm chút ít: Đường đạo rất chông gai và luôn gặp mọi sự thử thách từ nhiều phía: Phật, Bồ tát, Hộ pháp, ma chúng, oan gia trái chủ… vì thế khi tu học bạn phải có chánh kiến và chánh tư duy. Nhờ đó tâm đạo của bạn luôn sáng suốt, thông tỏ, không ai có thể lung lạc bạn.
*Việc thiện mình gieo, với người khác chưa chắc là thiện, lý do? Bởi tâm họ bất thiện. Tương tự sự giác ngộ của bạn chưa hẳn người khác chấp nhận, lý do? Vì họ đang sống trong mê tối. Nếu hàng ngày bạn để tâm bất thiện và mê tối lôi kéo, thúc đẩy để bạn lạc hướng thì bạn đã tự đánh mất chính mình. Bổn Sư Thích Ca gọi đó là: đánh mất bản tâm (tâm thanh tịnh) của chính mình. Do vậy việc dìu dắt người sơ cơ là rất tốt, giống như cứu người chết đuối vậy. Khi họ đã lên được bè rồi, họ sẽ phải tự chèo chống.
Hãy vững tin!
TN
Mong mọi người thường niệm Phật pháp tăng Tam Bảo . NAm Mô a Di ĐÀ Phật