Vào mùa hạ, năm Dân Quốc thứ 13 (1924 TL), ở am Cực lạc tại Bắc Kinh có một vị Cư sĩ già. Hằng ngày, mọi người chẳng biết ông là người tu pháp Niệm Phật. Vào ngày nọ, người nhà được Cư sĩ trao cho rất nhiều lá thư, nhưng không hiểu ý nghĩa việc làm này, ngày hôm sau trời mưa thật lớn, có rất nhiều bạn già của Cư sĩ mặc áo mưa đến khá sớm. Người trong nhà hỏi khách đến có việc gì không?
Quý khách liền đưa thư cho người nhà xem và nói rằng: “Tôn ông gửi thư hẹn chúng tôi đến để tiễn ông vãng sanh về Cực Lạc, tại sao quý vị là người nhà mà không biết?”
Con cháu trong nhà nghe vậy đều tái mặt nói: “Sáng sớm hôm nay, ông chúng tôi ngồi ăn cháo vẫn khỏe mạnh, sau đó ít phút thấy ông trở lại phòng bình thường mà!” Rồi, tất cả mọi người đi vào phòng, tiến đến gần giường của Cư sĩ, thì thấy Cư sĩ đang ngồi kiết già trên giường và đã vãng sanh rồi, sắc diện vẫn tươi tỉnh như người đang sống.
(Hà Khản Như – Hiện Đại Niệm Phật Vãng sanh Thân Kiến Thân Văn Ký)
Trích Niệm Phật Nhất Định Vãng Sanh
Tuyển thuật: Pháp sư Huệ Tịnh
Biên đính: Pháp sư Tịnh Tông
Dịch giả: Thích Giác Quả
Kính thưa Quý Thầy.
Hôm nay còn có một số câu hỏi mà còn chưa hiểu. Con mong Quý Thầy hoan hỉ, dành chút thì giờ quý báu để chỉ dẫn cho con, để cho con mỗi ngày mỗi tinh tấn thêm.Câu hỏi như sau :
Đức Phật dạy trong người chúng ta có Ngũ Uẩn (là Sắc, Thọ, Tưởng, Hành,và Thức)để tạo TÂM và THÂN. Vậy Ngũ Uẩn trong Tâm chúng ta hoạt động ra sao ? Và ta phải tu tập như thế nào để Ngũ Uẩn (Tâm) chúng ta mỗi ngày mỗi an lạc.
Con kính xin Quý Thầy hoan hỉ chỉ dạy cho Con.
Và xin kính chúc Quý Thầy luôn luôn được An Lạc.
Con : Nguyễn Văn Thanh
A Di Đà Phật
Chào Chú. Chú hãy Chuyên Tâm xưng niệm A DI ĐÀ PHẬT (hoặc NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT). Hiện tiền Thân Tâm an lạc, lâm chung được Phật tiếp dẫn về An Dưỡng Cực Lạc.
Chú hãy đọc cuốn sách NIỆM PHẬT NHẤT ĐỊNH VÃNG SANH bên trên đi. Thật quý giá và lợi ích vô cùng, giúp người niệm Phật tăng trưởng tín tâm rất nhiều. Thật đúng là Pháp bảo trong thời Mạt pháp này. Xin chân thành cảm ân BBT.
TT xin trích lại một đoạn của sách có liên quan:
“Hiện tại chính là cuộc sống đời hiện tại, như đã trình bày tóm lược, rõ ràng ở trước. Người niệm Phật, hiện tại sẽ được Năm thứ Tăng thượng duyên hay Năm thứ phước đức tốt đẹp; đó là, Chúng sanh và Phật đà là nhất thể; được hào quang đức Phật A-di-đà chiếu soi, chư Phật hộ niệm, Bồ-tát thân cận, Trời Thần ủng hộ; tội chướng tiêu trừ; phước đức tăng trưởng; tuổi thọ dài lâu.
Tương lai chính là cuộc sống về sau trong đời tương lai, cũng là ý nghĩa mà Đại sư Thiện Đạo đã giải thích: “Khi xả bỏ thân mạng liền hội nhập nhà chư Phật, tức hội nhập Tịnh Độ Cực lạc”. Cũng có nghĩa, khi lâm chung sẽ vãng sanh về Cực lạc, cùng đức Phật A-di-đà đồng chứng vô lượng quang, vô lượng thọ.
Lợi ích trong hiện tại gọi là Hoa báo, lợi ích trong tương lai gọi là Quả báo. Đã gieo hạt giống xuống thì hẳn nhiên sẽ khai hoa kết quả – khai hoa trong hiện tại và kết quả trong mai sau. Nếu niệm Phật mà cầu nguyện vãng sanh thì Hoa Quả đồng thời.
Hiện tại đã có lợi ích thì hẳn nhiên tương lai cũng sẽ có lợi ích, một mà hai, hai mà một. Hiện tại sinh hoạt được an ổn, tương lai được vãng sanh chứng quả, đều do Thuần nhất tinh chuyên xưng niệm danh hiệu đức Phật A-di-đà không thay đổi danh hiệu, không xen tạp tu các pháp khác, nhất tâm đến tận đáy lòng, lấy thời gian trọn đời làm giới hạn.”
Chào bạn Nguyễn Văn Thanh,
Bạn hãy xem chi tiết về ngũ uẩn theo đường dẫn bên dưới nhé.
https://thuvienhoasen.org/a11651/bai-2-nam-uan-ngu-uan
Bạn cũng hãy tìm nghe bài giảng Kinh Sáu Sáu do hoà thượng Thích Giác Khang chỉ dạy, trong đó ngài giảng về ngũ uẩn một cách rõ ràng, dễ hiểu.
PH xin đưa một ví dụ nhỏ như sau. Khi mắt bạn tiếp xúc với những câu chữ này thì mắt của bạn và những câu chữ này chính là Sắc (căn và trần), ở ngay chỗ tiếp xúc giữa mắt và chữ sẽ sinh ra Thọ (thích hoặc không không thích, hoặc dửng dưng), ví dụ cho là bạn cảm thấy thích, vậy cảm giác đó chính là Thọ. Lúc này tâm bạn sẽ nhớ lại những thông tin liên quan về ngũ uẩn, về đức Phật,…đó chính là Tưởng. Thế là bạn khởi tâm muốn đọc, tìm hiểu thêm (hoặc ngược lại),…thì đó chính là Hành. Còn Thức là thứ khó nhận biết, tất cả những tiếp xúc giữa mắt với chữ, rồi sinh ra Thọ, rồi Tưởng rồi Hành,..đều được Thức âm thầm ghi nhận, và khi các giác quan tiếp xúc với bên ngoài thì tâm sẽ lấy những thông tin ở trong Thức ra xài. Trở lại ví dụ lúc mắt tiếp xúc với chữ, ở đó đã có mặt của Thức nên bạn nhận ra đó là chữ (chứ không phải con vật, đồ vật,..) và đọc được nó,.. Rồi Thọ: thích, hay không thích,..thường cũng xuất phát từ những chủng tử kinh nghiệm được chứa trong Thức, rồi sự liên tưởng, nhớ nghĩ,..cũng chính là lấy chất liệu từ Thức, rồi khi khởi tâm muốn làm gì thì cũng chính là thói quen, sự ghi nhớ mình đã từng huân tập trong Thức,.. PH nêu ví dụ đơn giản như thế, có thể sẽ có sai sót vì sự việc chắc là phức tạp hơn nữa, bạn chỉ nên tham khảo thôi nhé.
Còn tu tập như thế nào thì trong Bát Nhã Tâm Kinh đã dạy là “chiếu kiến ngũ uẩn giai không”, rất giản dị nhưng thực hành thì khó vô cùng vì chúng ta đều luôn nhận ngũ uẩn là có, là thật. Nếu ngồi mà nghĩ thì mình cũng suy luận và chấp nhận được ngũ uẩn là không có thật, nhưng ngay khi sáu căn tiếp xúc sáu trần thì mình thấy ngũ uẩn hoàn toàn thật, cho nên ngài Bồ tát Quán Tự Tại phải “hành thâm”, theo như PH hiểu là phải là thực hành hoài (24/24) bền bĩ và thâm sâu thì mới “sống” được trong “ngũ uẩn giai không”.
Trong chia sẻ trước đây, PH có khuyên bạn tìm hiểu pháp môn Tịnh Độ vì so với cách tu trong Bát Nhã Tâm Kinh thì Tịnh Độ dễ tu hơn một chút. Khi bạn nhiếp tâm niệm Phật, thì tâm chỉ tiếp xúc với câu niệm Phật, từ lúc khởi tâm phát ra câu Phật hiệu, nghe, rồi huân tập trở lại, mỗi mỗi đều là Phật hiệu, như vậy Thức sẽ dần chứa toàn là Phật hiệu, nhờ lực nhiếp thọ của Phật mà Thức sẽ dần trong sáng, thanh tịnh. Đó là nói trên phương diện tâm thức, chứ mục đích của Tịnh Độ là cầu vãng sanh về Cực Lạc, tuy nhiên tâm thức được thanh tịnh cũng chính là một kết quả tất yếu của việc nhiếp tâm niệm Phật.
Kính chúc bạn thường tinh tấn và an lạc.
Nam Mô A Di Đà Phật.
KINH MI TIÊN VẤN ĐÁP
30. Tự ngã trong thân?
Đức vua hỏi:
– Tất cả mọi nhận thức, hiểu biết dường như là do một tự ngã ở trong thân, phải vậy không, đại đức?
– Đại vương hiểu điều đó như thế nào, có thể nói rộng ra được chăng?
– Trẫm nhận thấy thế này. Tất cả chúng sanh có sanh mạng, phải có một chủ thể nhận thức nương gá ở trong thân, nhờ thế mới có thể thấy sắc bằng mắt, nghe tiếng bằng tai, ngửi hương bằng mũi v.v…Nghĩa là tự ngã ấy có thể thấy được ngoại cảnh bên ngoài qua sáu cửa sổ giác quan vậy. Ví như chúng ta đang ngồi trong bảo điện này, nếu muốn nhìn thấy cảnh phía đông, ta mở cửa phía đông, muốn nhìn cảnh phía tây, phía nam, phía bắc thì ta mở cửa phía tây, phía nam, phía bắc. Mở bốn cửa sổ ở bốn hướng ta nhìn thấy ngoại vật như thế nào, thì tự ngã ở trong thân nhìn thấy ngoại vật qua sáu giác quan cũng y như thế. Đấy là ví dụ của trẫm, không biết có đúng chăng?
– Bần tăng đã hiểu. Như bốn cửa sổ ở bốn hướng này, ta muốn xem hướng nào thì mở hướng ấy?
– Đúng thế.
– Nếu tự ngã muốn thấy sắc thì nó mở nhãn môn để thấy sắc?
– Đúng thế.
– Vậy thì tự ngã ấy có thể thấy sắc bằng nhĩ, tỷ, thiệt, thân và ý môn được chăng?
– Không thể.
– Có thể nghe âm thanh bằng mắt, mũi, lưỡi, thân và ý chăng?
– Không thể.
– Có thể ngửi được mùi hương bằng mắt, tai, lưỡi, thân và ý chăng?
– Không thể.
– Tương tự như thế, nếm vị bằng mắt, tai, thân và ý? Xúc chạm bằng mắt, tai, mũi, lưỡi và ý? Và suy nghĩ bằng mắt, tai, mũi, lưỡi và thân?
– Không thể.
– Vậy tại sao đại vương lại bảo là muốn thấy hướng nào thì mở cửa hướng ấy bằng ví dụ những cửa sổ? Sáu giác quan mà ví dụ là sáu cửa sổ, ấy là thí dụ không thích đáng, không tương hợp chút nào cả. Đại vương có thấy như thế chăng?
– Trẫm đã thấy.
– Các cửa sổ ở cung điện này nếu được mở rộng ra thì ta có thể thấy ngoại cảnh xa rộng hơn. Nhưng mắt mà được khoét rộng ra thì có thể thấy ngoại cảnh xa rộng hơn chăng?
– Không thể.
– Tương tự như thế ấy. Nếu tai, mũi, lưỡi, thân, ý mở rộng ra thì ta có thể nào nghe xa rộng , ngửi xa rộng, nếm xa rộng, xúc xa rộng, suy nghĩ xa rộng được chăng?
– Thật không thể được.
– Như vậy chứng tỏ luận cứ của đại vương là không tương hợp, không thích đáng. Lại nữa, ví dụ đại vương đứng ở cổng thành bố thí cho dân nghèo, một người ở hướng đông đến, nhận vật bố thí rồi đi, đại vương có thấy chăng?
– Dĩ nhiên là trẫm thấy.
– Một người ở hướng tây lại, nhận của bố thí xong, người ấy không đi mà đứng yên trước mặt đại vương, thế đại vương có thấy chăng?
– Có thấy.
– Tương tự như vậy, khi lưỡi nếm vị, cái lưỡi biết rõ ấy là vị chua, ngọt, béo, bùi chăng?
– Dĩ nhiên là biết.
– Nhưng nếu cái vị ấy chưa đến lưỡi, còn đứng ở ngoài lưỡi, thì đại vương có thể nào biết nó là đắng, chát, ngọt, bùi không?
– Không thể biết được.
– Như vậy, rõ ràng là lối ví dụ so sánh của đại vương là không tương hợp, không thích đáng. Lại nữa, nếu ta đem mật ong đổ đầy trong lu lớn, bắt một người nằm vào trong và bịt kín miệng người đó lại, thì y có thể nào biết được cái ngọt của mật chăng?
– Không nếm thì làm sao biết được.
– Như vậy, thêm một lần nữa, đại vương biết rõ đâu là không tương hợp, không thích đáng.
Đức vua Mi-lan-đà suy nghĩ hồi lâu:
– Bây giờ trẫm đã thấy rõ sự kém cỏi, nông cạn của mình, xin đại đức giảng giải cặn kẽ cho trẫm nghe thêm.
Na-tiên tỳ khưu bèn thuyết như sau:
– Tâu đại vương! Con mắt tiếp xúc với sắc nhưng chưa chắc con mắt ấy biết rõ sắc ấy là xanh, đỏ, trắng, vàng đâu, nếu không có nhãn thức. Và nhãn thức ấy cũng không phải là một tự ngã, một chủ thể. Nhãn thức sanh lên khi căn xúc với trần, nhưng nó không phải sanh khởi một mình, nó có những tâm sở đồng sanh khác, gọi là biến hành tâm sở: xúc, tác ý, thọ, tưởng, tư, nhất tâm, mạng căn.
– xúc là xúc chạm trần cảnh,
– tác ý là khởi ý đến trần cảnh,
– thọ là cảm giác,
– tưởng là tri giác, nhận biết,
– tư là tư tác do tham sân hoặc bất động,
– nhất tâm làm cho các tâm sở được liên tục
– mạng căn duy trì mạng sống của một tiến trình tâm.
Và nhĩ thức, tỷ thức, thiệt thức, thân thức và ý thức cũng được hiểu như thế. Tất cả căn, trần, thức, và những tâm sở đồng sanh ấy chúng tương quan tương duyên với nhau. Như vậy thì thức, cái nhận biết, đâu phải là chủ thể, đâu phải là cái độc lập, đâu phải là tự ngã thường hằng nương gá ở trong thân? Đại vương có biết rằng luận cứ của đại vương đã rơi vào thường kiến, một tà kiến nguy hiểm cho những người học Phật chăng?
– Cảm ơn đại đức, cái tự ngã ấy chỉ là ảo giác, ảo tưởng, trẫm đã rõ rồi.
* * *
31. Nhãn thức và tâm thức (Cakkhu vinnana – Mano vinnana)
– Bạch đại đức! Khi nhãn thức sanh khởi thì tâm thức có cùng sanh khởi không?
– Thưa, có.
– Vậy cái nào trước, cái nào sau?
– Nhãn thức sanh trước, tâm thức sanh sau, tâu đại vương!
– Điều này trẫm nghi ngờ lắm! Phải chăng nhãn thức và tâm thức quen biết nhau, hoặc giả nhãn thức có nói với tâm thức rằng: “Nếu tôi sanh tại chỗ nào thì anh cũng sanh tại chỗ ấy.” Hoặc tâm thức nói với nhãn thức rằng: “Anh hãy sanh trước đi, tôi sẽ nương theo anh mà sanh sau.”
– Chúng không giao hẹn với nhau như thế đâu, tâu đại vương.
– Nếu không có sự kết ước của hai bên, sao anh thì đi trước, anh thì đi sau luôn luôn như thế được?
– Ây là bởi có bốn tính chất sau đây khiến chúng cùng sanh một chỗ, đi liền nhau chứ không có ký kết, giao ước gì hết.
Một là hành trình theo chỗ thấp, xuôi chiều.
Hai là hành trình theo một hướng, một cửa.
Ba là hành trình theo dấu cũ, đường cũ.
Bốn là hành trình theo thói quen, theo huân tập, theo quán tính.
– Hành trình theo chỗ thấp, xuôi chiều là như thế nào, hở đại đức?
– Nước mưa trên trời rơi xuống, nó chảy về đâu, hở đại vương?
– Chảy vào chỗ đất thấp.
– Nếu có đám mưa khác nữa?
– Cũng chảy vào chỗ đất thấp ấy thôi.
– Thế trận mưa trước có nói với trận mưa sau rằng: “Hễ tôi chảy chỗ nào thì anh chảy chỗ đó.” Hoặc đám mưa sau nói với đám mưa trước: ” Chỗ nào anh chảy xuống thì chỗ ấy tôi sẽ chảy theo” không?
– Chúng không hề giao ước như vậy. Nước chảy xuống chỗ thấp là chuyện tự nhiên thôi.
– Nhãn thức sanh khởi trước, tâm thức sanh khởi sau cũng y như thế, chẳng giao ước gì cả, tâu đại vương .
– Trẫm đã hiểu ví dụ ấy. Còn hành trình theo một hướng, một cửa là thế nào?
– Ví như có một tòa trấn thành tường cao, hào sâu nhưng vào ra chỉ có một hướng, một cổng thành duy nhất. Vậy người bên trong muốn đi ra bên ngoài phải làm thế nào, đại vương?
– Phải đi ra bằng cổng lớn.
– Thế người thứ hai, thứ ba?
– Cũng từ cổng ấy mà ra.
– Những người ấy có hò hẹn gì với nhau chăng mà họ đi ra cùng một cửa?
– Thưa không.
– Người ra trước có nói với người ra sau, người ra sau có nói gì với người ra trước mà họ lại cùng đi chung một hướng, một cửa như thế?
– Thưa không.
– Nhãn thức đi trước và tâm thức đi sau cùng ra một hướng, một cửa là thế đó, tâu đại vương .
– Thế còn hành trình theo dấu cũ, đường cũ là sao?
– Ví như có chiếc xe đi qua cánh rừng để lại một dấu vết, chiếc xe theo sau có theo dấu vết đó mà đi hay tự mở con đường mới?
– Dĩ nhiên là theo dấu vết, theo đường cũ mà đi.
– Họ có hẹn ước gì với nhau chăng?
– Thưa không.
– Nhãn thức và tâm thức cũng thường theo dấu vết cũ, đường cũ mà sanh khởi y như thế đó, tâu đại vương .
– Tính chất thứ tư của chúng là theo thói quen, huân tập, quán tính là thế nào, đại đức?
– Ví như các môn học tập viết, làm toán v.v… ban đầu ai cũng vụng về, chậm chạp. Nhưng về sau do sự cố gắng, tập luyện, làm nhiều, viết quen tay…; từ vụng về, chậm chạp đã trở nên mau lẹ, nhậm lẹ, tính nhanh, viết thạo. Đấy chính là thói quen, là huân tập, lâu ngày trở thành quán tính, như phản xạ tự nhiên vậy. Nhãn thức và tâm thức cùng sanh khởi trước sau cũng mau lẹ, theo thói quen, theo quán tính như vậy đó, tâu đại vương!
– Trẫm đã hiểu.
– Không những nhãn thức mà cho chí nhĩ thức, tỷ thức, thiệt thức, thân thức và ý thức cũng phải được hiểu như trên, cũng có đầy đủ những tính chất nêu trên, tâu đại vương .
– Trẫm đã hết nghi về điều ấy rồi.
* * *
Xin chư vị giúp cho. Con thấy cuộc đời quá mệt mỏi, đủ thứ trách nhiệm, con cảm thấy áp lực quá. Vì con học hành không giỏi nhưng cha mẹ kỳ vọng rất nhiều, nếu cứ lo học thì lỡ đường tu, còn bỏ làm lơ chuyện học không tới nơi tới chốn thì con thấy phụ lòng cha mẹ. Có khi nào là con cầu toàn quá không ạ. Có thể gác qua thế sự mà chuyên tâm tu hành. Nhưng như thế thì việc đời lại không được chu toàn. Con hiểu thế gian là vô thường, được hay mất cũng là huyễn. Nhưng sao tâm vẫn không buông xuống được. Con thật sự không hiểu đã lầm ở đâu mà vẫn chưa thể buông thế gian này.
A Di Đà Phật
Tu học là việc cả đời. Trước hết giai đoạn này bạn hãy cố gắng học hành cho tốt, hãy lo tròn bổn phận người con hiếu thảo, người trò ngoan, người công dân tốt đã. Đó cũng là nền tảng tu học, Phật pháp không rời thế gian pháp. Bên cạnh đó những lúc có thể bạn hãy niệm A Di Đà Phật cho nhiều vào, hồi hướng về Cực Lạc. Công đức niệm Phật là tối thượng, không có công đức nào sánh nổi. Thế nên hãy chuyên niệm Phật. Ngoài ra có thời gian thì đọc Kinh, nghiên cứu giáo lý, tập ăn chay, phóng sanh, không sát sanh, cúng dường Tam bảo, ấn tống Kinh sách, bố thí, khuyên người niệm Phật… tích lũy phước đức.
Ấn Quang Đại sư cả đời dạy người:
Đốn luân tận phận
Nhàn tà tồn thành
Tín nguyện trì danh
Cầu sanh Tịnh Độ.
Nam Mô A Di Đà Phật
a di đà phật.chào e.nghe e tâm sự chắc cũng tầm ít hơn chị vài 3 tuổi thôi.nên những gì chị tâm sự sau đây có lẽ cũng dễ đồng cảm hơn.
thứ nhất chị muốn nói với e về việc học hành nhé: đầu tiên e muốn tu học phật pháp tốt thì e phải là một người con có hiếu.phàm là 1 đứa con có hiếu tâm thì chúng phải để cho cha mẹ an lòng.chúng hi vọng về sau có thể làm cho đời sống của cha mẹ được tốt hơn.cho nên chúng ko ngừng nâng cao năng lực cùng đức hạnh của chính mình.ở trong đệ tử quy có 1 câu “cha mẹ thích dốc lòng làm”.vì vậy nếu cha mẹ muốn e học hành tốt để sau này có 1 công việc tốt thì e hãy cố gắng để học,như vậy cũng là hiếu đối với cha mẹ rồi.tuổi e đang còn trẻ, hãy tranh thủ thời gian quí báu của tuổi trẻ mà ra sức học tập,rèn luyện đức hạnh của chính mình.chị rất mong e có thể học đệ tử quy.những gì thầy giảng ở trong ấy sẽ làm e học hỏi được nhiều điều và chị tin chắc e sẽ vui vẻ và an lạc hơn bây giờ rất rất nhiều.
Thứ 2 là về tu học phật pháp: đầu tiên chị muốn hỏi e tu pháp môn gì vậy?
nếu là niệm phật thì chị có thể cho e một vài gợi ý nhé. điều quan trọng trong tu học phật pháp ko phải trên hình thức mà là chú trọng nơi tâm.ko cứ phải nhất nhất trong mọi thời mọi lúc ngồi trước bàn thờ phật niệm phật,lạy phật mà gọi là tu đâu. e hãy nhớ kĩ cho chị 3 điều sau nhé:
1. thời khóa sáng tối tuyệt đối ko được bỏ
2.khi làm việc,học tập,..mà cần phải dùng tâm suy nghĩ thì hãy buông câu phật hiệu xuống.làm xong rồi tiếp tục niệm phật.
3.ngoài những việc ko chướng ngại suy nghĩ như mặc áo, ăn cơm,đi,đứng,nằm,ngồi,đại tiện,tiểu tiện,….thì mọi lúc mọi nơi trong tâm e luôn phải giữ chặt 1 câu phật hiệu đừng để mất.(những nơi ko tiện niệm ra tiếng thì e niệm thầm trong tâm)
tiếp theo, chị muốn khuyên e 1 vài điều như thế này.e đang còn trẻ, điều dễ dàng vướng phải nhất chính là tình cảm nam nữ.đó chính là sợi dây cột chân người tu đạo cực kì ghê ghớm.e hãy cảnh giác với điều này.ở đây chị ko nói rõ.e có thể lên facebook vào trang Thọ Khang Bảo Giám.ở đấy sẽ có các huynh đệ chỉ rõ cho e nhiều điều.
Và còn đối với việc tu học thì e nên chọn cho mình một vị thầy để học thôi.hiện giờ thì chị đang nghe pháp của lão HT Tịnh Không, còn đệ tử quy thì chị nghe giảng của thầy giáo Thái lễ Húc.
có lẽ nãy giờ chị nói hơi dài dòng,nhưng mong e có thể đọc hết nhé.chúc e thành công!
A DI ĐÀ PHẬT! Chào Cưng nhé.tschüss(^_^)
Dạ. Cảm ơn mọi người. Em cũng nhẹ lòng ít nhiều. Nhiều lúc chuyện này chuyện kia lu bu quá, thật khó mà quản hết, việc thì còn mênh mông mà đã quên niệm Phật. Từ nay phải lập thời khóa, để không quên niệm mới được. Vẫn là hy vọng được Phật làm chủ thay em, nhiều lúc chẳng biết làm sao mà quản nổi mọi việc. (^-^)
A Di Đà Phật
Bạn Nguyễn Văn Thanh,
Ngũ uẩn (sắc-thọ-tưởng-hành-thức) không phải là tâm và cũng không tạo ra tâm và thân. Có lẽ bạn đã hiểu chưa đúng lời Phật dạy.
Chúng sanh chúng ta từ quá khứ-hiện tại-vị lai đều nương nhờ thân tứ đại (Đất-Nước-Gió-Lửa) mà hình thành, nhờ có tứ đại nên các căn trên thân 6 căn (mắt, tai, mũi, miệng, thân, ý) cũng hình thành nên tạm gọi đó là thân. Phật dạy: trong thân tứ đại đó có chứa chủng tử Phật (còn gọi là tự tánh Phật). Vì thế nếu rời thân tứ đại tự tánh Phật chẳng rõ xứ lai, vì chúng ta không có nhân để tu đạo, để nhận ra bản lai diện mục tức tự tánh Phật, nhưng nói thân tứ đại ấy là tâm (tức tự tánh Phật) thì cũng không đúng. Nguyên do? Thân ấy (tứ đại) không phải là tâm (chân tâm, tự tánh tánh Phật) bởi nó luôn bị chi phối bởi ngũ uẩn (sắc-thọ-tưởng-hành-thức). Ngũ uẩn hiểu đơn giản nhất: Sắc khởi liền có cảm thọ. Có cảm thọ tất có nghĩ tưởng. Có nghĩ tưởng tất có hành động. Có hành động tất có tư duy. 6 quá trình này là một guồng quay không ngưng nghỉ khi hàng ngày 6 căn của chúng ta tiếp xúc với 6 trần, khởi lên sự phân biệt, chấp trước và chúng ta ngộ nhận rồi cho đó là tâm, thực tế đó chẳng phải tâm. Nếu có chăng đó là vọng tâm, bởi nó có nhân khởi lên từ sự phân biệt, chấp trước. Vì nhân là vọng, vọng là sanh diệt không ngưng nghỉ nên đó là tâm hư diệt.
Hàng ngày bạn niệm Phật, tụng kinh, trì chú nếu bạn dụng tâm hư diệt (tức tâm khởi lên từ sự phân biệt, chấp trước) dĩ nhiên bạn sẽ không bao giờ có sự an lạc trong tâm.
Để bạn dễ hiểu hơn, TĐ xin nêu một ví dụ khác cụ thể hơn: bạn nhìn thấy một bông hoa đẹp. Ngay khi niệm đẹp đó khởi lên, tâm bạn muốn chiếm giữ bông hoa đó. Tâm muốn chiếm giữ này là tâm gì? Chắc chắn không phải là chân tâm, bởi chân tâm vốn luôn tịnh lặng (không có xấu , đẹp) do vậy tâm đó chỉ có thể là tâm khởi lên từ sự phân biệt, chấp trước: đẹp-xấu! khi nhãn căn tiếp xúc cảnh trần. Khi về nhà, đi, đứng, nằm, ngồi, ngủ, nghỉ, rồi sáng-trưa-chiều-tối-ngày-đêm (6 thời) bạn thường khởi niệm sống với cái niệm xấu-đẹp đó, tâm bạn làm sao an lạc? Nguyên do? Khi niệm đẹp khởi lên, đồng nghĩa niệm xấu cũng song hành. Muốn biết nó có thực song hành hay không, chỉ cần cần ai đó nói với bạn: bông hoa đó xấu hoắc (ngược với ý niệm đẹp của bạn), ngay lập tức niệm „đẹp“ lập tức biến mất, thế đó là niệm bực bội (niệm sân) khởi lên. Sân vì có người nói khác ý, chê bai bông hoa đẹp của mình. Rồi sân không kìm hãm được niệm oán đối cũng đồng khởi lên, niệm ngu si đã hình thành. Như vậy từ một niệm tưởng đơn giản: niệm „đẹp“ nhưng không được hậu thuẫn, ngay lập tức niệm tham (muốn nắm giữ cái đẹp), sân và si đồng khởi lên. Cứ thế mà nhân rộng ra, trong nhà, ngoài đường, khi 6 căn bạn tiếp xúc với 6 cảnh trần, bạn tiếp tục dùng tâm phân biệt (tham, sân, si) nói trên và nương chúng để sống với chúng, đương nhiên sự an lạc của tâm sẽ chẳng bao giờ xuất hiện được.
Nguyên nhân từ đâu? Phật ví trường hợp này như việc chúng ta dùng cát để nấu cơm mà mong thành cơm vậy. Cơm đó Phật nói: dẫu có thành cũng chỉ là cơm từ cát vậy. Nói trực diện: cái nhân đã điên đảo tất quả cũng phải điên đảo theo.
Do vậy hàng ngày nếu chúng ta lấy tâm vọng tưởng đó để niệm Phật, tụng kinh, toạ thiền, trì chú, dẫu có thấy khinh an, sự khinh an đó là khinh an từ điên đảo. Điều này chúng ta phải hết sức thận trọng và khéo léo quán chiếu thì mới nhận ra được.
Trong Kinh Vô Ngã Tướng Phật dạy như sau: „Này các thầy, các thầy nghĩ sao? Sắc là thường hay vô thường?
– Sắc là vô thường, thưa Thế Tôn.
– Cái gì vô thường là khổ hay sướng?
– Là khổ, thưa Thế Tôn.
– Như vậy, đối với cái gì vô thường, khổ, chịu sự biến hoại, người ta có thể nói: “Cái này là của ta, cái này là ta, cái này là tự ngã của ta” được chăng?
– Không thể được, thưa Thế Tôn.
Các thầy nghĩ sao? Cảm thọ là thường hay vô thường?
– Cảm thọ là vô thường, thưa Thế Tôn.
– Cái gì vô thường là khổ hay sướng?
– Là khổ, thưa Thế Tôn.
– Như vậy, đối với cái gì vô thường, khổ, chịu sự biến hoại, người ta có thể nói: “Cái này là của ta, cái này là ta, cái này là tự ngã của ta” được chăng?
– Không thể được, thưa Thế Tôn.
Các thầy nghĩ sao? Tri giác là thường hay vô thường?
– Tri giác là vô thường, thưa Thế Tôn.
– Cái gì vô thường là khổ hay sướng?
– Là khổ, thưa ThếTôn.
– Như vậy, đối với cái gì vô thường, khổ, chịu sự biến hoại, người ta có thể nói: “Cái này là của ta, cái này là ta, cái này là tự ngã của ta” được chăng?
– Không thể được, thưa Thế Tôn.
Các thầy nghĩ sao? Tâm tư là thường hay vô thường?
– Tâm tư là vô thường, thưa Thế Tôn.
– Cái gì vô thường là khổ hay sướng?
– Là khổ, thưa Thế Tôn.
– Như vậy, đối với cái gì vô thường, khổ, chịu sự biến hoại, người ta có thể nói: “Cái này là của ta, cái này là ta, cái này là tự ngã của ta” được chăng?
– Không thể được, thưa Thế Tôn.
Các thầy nghĩ sao? Ý thức là thường hay vô thường?
– Ý thức là vô thường, thưa ThếTôn.
– Cái gì vô thường là khổ hay sướng?
– Là khổ, thưa Thế Tôn.
– Như vậy, đối với cái gì vô thường, khổ, chịu sự biến hoại, người ta có thể nói: “Cái này là của ta, cái này là ta, cái này là tự ngã của ta” được chăng?
– Không thể được, thưa Thế Tôn.
Này các thầy, như thế thì tất cả những gì thuộc sắc thân quá khứ, vị lai hay hiện tại, ở trong hay ở ngoài, thô hay tế, xấu hay tốt, xa hay gần, tất cả những gì là sắc thân cần phải được nhận định theo chánh trí huệ, đúng như thật: “Cái này không phải của ta, cái này không phải là ta, cái này không phải là tự ngã của ta”.
Cũng thế, tất cả những gì thuộc cảm thọ , tri giác, tâm tư và ý thức quá khứ, vị lai hay hiện tại, ở trong hay ở ngoài, thô hay tế, xấu hay tốt, xa hay gần, tất cả những gì là sắc thân cần phải được nhận định theo chánh trí huệ, đúng như thật: “Cái này không phải của ta, cái này không phải là ta, cái này không phải là tự ngã của ta”.
Khi nhận định sự vật như thế, này các thầy, người hành giả thông minh xa lìa và nhàm chán sắc thân, xa lìa và nhàm chán cảm thọ, tri giác, tâm tư và ý thức. Do nhàm lìa nên vị ấy không còn ham muốn. Do hết ham muốn nên được giải thoát. Khi được giải thoát, trí huệ khởi lên: “Ðây là sự giải thoát” và vị ấy biết: “Tái sinh chấm dứt, phạm hạnh đã thành, điều nên làm đã làm, không còn trở lại thế gian này nữa”. (Trích Kinh Vô Ngã Tướng do Thầy Thích Trí Siêu dịch)
Hy vọng qua đoạn kinh văn này bạn có thể nhận rõ đâu là tâm, đâu là tứ đại và ngũ uẩn.
TĐ
Kính gởi Quý Thầy : Tâm Tịnh, Cư Sĩ Phước Huệ và Thầy Trung Đạo.
Con đã nhận những lời vàng, thước ngọc của Quý Thầy, thật là quý báu vô cùng, con thành tâm mang ơn Quý Thầy.
Con thiển nghĩ : Những Pháp báu của Đức Phật để lại cho chúng sanh, dù có học đến 10 kiếp cũng chưa hiểu thấu đáo. Huống chi con chỉ mới học có một vài ngày. Nhưng nhờ có Quý Thầy chỉ dạy thì con mới từ từ hiểu Pháp Báu của Đức Phật.
Thành ra, con chẳng dám mơ tưởng đến cõi Cực lạc, mà chỉ cầu mong kiếp sau được sanh vào cõi Người để tiếp tục tu tập theo lời dạy của Ngài. Vì con biết Nghiệp của chúng sanh từ muôn lượng kiếp rất nặng.
Vài lời bộc bạch cùng Quý Thầy, và cầu xin Quý Thầy được nhiều Phước Báu
Xin kính chào.
Con : Nguyễn Văn Thanh
Bạn Nguyễn Văn Thanh mến,
Nguyện vọng của người tu Tịnh là được vãng sanh, sao bạn lại nghĩ mình ko dám mơ ước vãng sanh kia chứ?
Giống như 1 người vừa mới hoạch định điều gì. Người đó phải xác định rõ mục tiêu của mình, mục tiêu ấy liệu có khả thi không? có thực hiện được hay không?
Cũng giống như vậy: bạn hãy cố gắng tìm hiểu, liệu bạn tái sanh, bạn sẽ còn gặp được Phật pháp không? điều kiện tu học ở cõi Ta bà còn tốt không? điều kiện sống còn tốt không và có ảnh hưởng như thế nào tới đời sống tu tập? Một người phàm tái sanh sẽ bị chi phối thế nào bởi nghiệp lực và còn tu tập dễ dàng thối tâm?…và quan trọng hơn hết “mình có đủ lực để bơi vào dòng nghiệp này hay không?”
Kế đó bạn hay tìm hiểu tiêu chí và pháp hành của Tịnh Độ, để xem mình có thể là 1 hành giả Tịnh độ được hay không bạn nhé!
Mỗi người mỗi nghiệp mỗi con đường. Mình hy vọng sau khi tu tập, bạn sẽ xác định được con đường mình đi. Chúc bạn mau chống thành tựu. A Di Đà Phật
A Di Đà Phật! Mình xin chào bạn Nguyễn Văn Thanh. Hòa thượng Tịnh Không có dạy, tất cả chúng sanh đều có Phật tánh, bởi vì tham, sân, si che đi nên mình không thấy được thật tướng của vạn vật. Phàm cái gì có hình tướng đều là giả, không gì là thật, kể cả bản thân ta. Tại sao bạn không cầu vãng sanh Tây Phương Cực Lạc của Đức Phật A Di Đà mà lại đi cầu được làm người ở kiếp sau để tiếp tục tu học. Chi bằng đời này kiếp này chuyên niệm danh hiệu A Di Đà Phật, nguyện vãng sanh Tây Phương Cực Lạc, rồi bạn sẽ thành Phật. Mình phải tin có cõi Cực Lạc của Đức Phật A Di Đà, tin vào 48 Đại nguyện của Ngài. Hễ ai trì niệm danh hiệu Ngài thì Ngài sẽ tiếp dẫn. Tất cả chúng ta đều nghiệp chướng sâu dày nhưng mình phải tin là mình niệm Phật rồi sẽ thành Phật. Vì đã được sanh làm người rất là khó. Chỉ cần bạn thành tâm niệm Phật, cầu vang sanh Tây Phương Cực Lạc thì hoa sen ở Cực Lạc đã ghi tên bạn rồi đó. A Di Đà Phật. Mình có đôi lời chân thành gởi đến bạn để cùng nhau học Phật tốt hơn, sớm gặp nhau ở “Quê nhà”. A Di Đà Phật.
* Xin thường niệm A Di Đà Phật!
Nam Mô A Di Đà Phật
Xin thành tâm mang ơn Diệu Âm Huệ Thiện và Phát.
Cầu xin Chư Phật gia hộ cho Quý Vị được nhiều phước báu.
Kính : Nguyễn Văn Thanh
Chào chú. Chú hãy tin tưởng vào câu A Di Đà Phật. Lúc nào cũng niệm Phật, trong thời khóa, ngoài thời khóa, đi đứng nằm ngồi, sinh hoạt, tắm rửa, ăn cơm,…từ sáng đến tối, luôn niệm Phật để cầu vãng sanh Cực Lạc. Chỉ niệm A Di Đà Phật, ngoài ra không niệm thêm bất cứ danh hiệu nào khác, bất cứ thứ gì khác. Chuyên ròng một câu Phật hiệu này mà thôi. Vì sao vậy? Là vì trong danh hiệu này có đầy đủ tất cả rồi, nên không cần niệm thêm bất cứ thứ gì khác. Chú hãy đọc kỹ cuốn sách NIỆM PHẬT QUYẾT ĐỊNH VÃNG SANH đi, sẽ thấu rõ tất cả. Càng đọc kỹ cuốn sách này càng thấy quý, mang lại lợi lạc khôn cùng cho hành giả Tịnh Độ, thật đúng là Pháp bảo vậy.
“Nếu chỉ tinh chuyên niệm Phật nên biết người này chính là hoa Phân-đà-lợi trong loài người. Bồ-tát Quán Thế Âm, Đại Thế Chí là bạn tối thắng của người đó. Người đó sẽ được sanh vào nhà chư Phật và an tọa tại đạo tràng (Liên trì).” – Trích Niệm Phật Quyết Định Vãng Sanh. Chương VI. Chứng cứ về lý – phần Kinh Quán Vô Lượng Thọ.
Nam Mô A Di Đà Phật.
Chào bạn Nguyễn Văn Thanh,
PH cũng để ý là bạn chỉ mong được an lạc, chứ không cầu giải thoát. Với cuộc sống, tình hình gia đình của bạn như bây giờ, mọi thứ đều viên mãn thì mong muốn như thế cũng dễ hiểu. Tuy nhiên, PH xin chia sẻ thêm với bạn vài điều với mong muốn bạn không bỏ phí cơ hội được làm người trong kiếp sống này.
– Đức Bổn sư Thích Ca Mâu Ni Phật ra đời để chỉ con đường cho chúng sanh, hay nói đúng hơn là cho chính bạn, thoát khổ. Thoát khỏi nỗi khổ gì? Khổ luân hồi sanh tử. Ngài hướng mình đến quả vị Phật, để được giải thoát giống như Ngài vậy. Chúng mình được một khoảnh khắc làm người được an ổn thế là ngay tức khắc quên phắt đi lúc đau đớn trong vạc dầu địa ngục, lúc đói khát khổ sở làm ngạ quỷ, lúc mang lông đội sừng làm thú mặc cho người giết hại, đau đớn, khổ sở không thể nào kể xiết. Khổ là vậy nhưng mình u mê chẳng nhớ. Nên đức Bổn sư mới chỉ dạy là cõi Ta Bà này khổ lắm, ngay cả việc mà mình đang thấy an vui đây rồi cũng dẫn mình đi chịu khổ, nên hãy nghe lời Phật mà mau thoát khỏi cái nhà lửa (cõi Ta Bà) đang cháy hừng hực, đầy hiểm nạn này.
– Đã là chúng sanh ở cõi Ta Bà này thì ai cũng mang nghiệp nặng nề. Và đức Bổn sư Thích Ca Mâu Ni Phật vì chúng sanh nghiệp nặng như bạn, như PH mà giảng kinh A Di Đà, năm lần bảy lượt (như là nài nỉ) khuyên bọn chúng ta hãy phát nguyện cầu sanh về Cực Lạc. Chắc bạn đã có đọc qua kinh A Di Đà, nhưng chắc cho rằng đức Phật đang khuyên ai khác. Nhưng chính là đức Phật đang khuyên bạn đó. Trong kinh, ngài không có nhắc đến nghiệp nặng, nhẹ gì hết, tiêu chuẩn để sanh về không cần phải nghiệp nhẹ, mà chỉ cần bạn nghe rồi tin, rồi phát tâm nguyện sanh về đó, dốc lòng niệm Phật là được về ngay. Cho nên, PH tha thiết mong bạn đừng e ngại mình nghiệp nặng mà từ bỏ cơ hội vãng sanh, làm phụ lòng đức Bổn sư tha thiết mong mỏi chúng ta được sanh về cõi Cực Lạc. Đức Bổn sư thương chúng sanh như cha mẹ thương con, nên Ngài hướng dẫn mình sanh về cõi Cực Lạc để tu học trong khoảng thời gian không có Phật ra đời ở cõi Ta Bà. Ở Cực Lạc có đức A Di Đà sẽ dạy bảo cho chúng ta. Mong rằng bạn hiểu được tấm lòng của đức Bổn sư mà phát nguyện cầu sanh Cực Lạc.
– Thiện căn, phước đức như thế nào đủ để làm Nhân duyên được sanh về Cực Lạc? Theo lời giảng của sư bà Hải Triều Âm, chính Phật tánh sẳn có của ta là đại thiện căn làm Nhân; câu Phật hiệu chứa vô lượng công đức làm Duyên, như vậy, người tu Tịnh Độ chỉ cần hiểu rõ mình có Phật tánh (chẳng qua do vô minh mà bị che khuất thôi), dốc lòng tin tưởng niệm Phật cầu vãng sanh thì sẽ được sanh về. Chỉ như vậy thôi, nghĩa là bất cứ ai (cho dù nghiệp nặng) mà tin tưởng, phát nguyện, niệm Phật thì đều được sanh về, cho nên mong bạn đừng e ngại, chần chừ.
– Đức Bổn sư đã dạy, người được tái sanh trở lại làm người rất hiếm, mà đa số là sẽ sanh vào các đường ác địa ngục, ngạ quỷ, súc sanh,.. Mình biết pháp Phật, mà tu kiểu “hên, xui” thì rất uổng, không nên theo kiểu may mắn thì được làm người, còn ngược lại thì thôi, như thế là phí cơ hội mình được gặp Phật pháp, tu tập. Trong lúc lâm chung, có một loại nghiệp mà người tu ai cũng e sợ, đó là Cận tử nghiệp. Đó là loại nghiệp (lành/dữ) bất chợt phát hiện ra lúc lâm chung, và dẫn ta đi tái sanh. Trong lịch sử có vua A Xà Thế, làm biết bao Phật sự thiện lành, nhưng đến lúc hấp hối, nghiệp ác phát hiện, làm cho người hầu đánh rơi cây quạt trúng mũi ông, thế là tâm sân phát khởi và trong khoảnh khắc liền hoá sanh làm con mãng xà. Bạn trong đời này, được cuộc sống viên mãn, lại biết tu tập chút ít, theo lý chắc sẽ tái sanh vào cõi tốt; tuy nhiên, bạn đâu thể nào biết được những nghiệp ác trong những đời kiếp trước như thế nào, nếu đến lúc lâm chung mà nghiệp ác phát hiện, hoặc vào đời sau, nghiệp ác phát hiện, mà bạn không được làm người nữa thì phải làm sao đây? Lúc đó thần trí đã mờ mịt, còn nhớ gì đến Phật, Pháp, Tăng mà biết hối hận! Cho nên mong là bạn ở điểm này phải suy nghĩ chín chắn.
– Ngay cả nếu làm người, chắc gì bạn có cơ hội gặp lại được Phật pháp. Ngay cả gặp Phật pháp, chắc gì bạn có cơ hội thuận tiện để tu tập? Bạn không biết được duyên nghiệp của mình thế nào, thì không có gì đảm bảo đời sau được thuận lợi như ý mình. Sao không ngay lúc mình còn tỉnh táo, được thuận lợi như thế này mà phát tâm tu học để giải thoát. Chúng ta lăn lộn trong vòng sanh tử lâu nay, theo như lời Phật dạy, ở cõi Ta Bà này, đức Bổn sư là vị Phật thứ bảy ra đời, bạn có tự hỏi..”Đã bảy vị Phật ra đời, như vậy không biết mình đã trải qua bao nhiêu kiếp rồi, phải chăng chính do cái tâm mình không chịu phát tâm tu tập để giải thoát nên giờ này vẫn còn trôi lăn hoài trong sanh tử luân hồi?”
PH thấy tâm bạn chân thật, khiêm tốn, rất là đáng quý. Cùng là bạn đồng tu, PH không muốn nhìn thấy bạn mình biết đâu lại “lỡ sảy chân” nên mới nhiều lời như vậy, mong bạn hoan hỷ. Kinh A Di Đà rất ngắn, bạn hãy gắng đọc đi đọc lại vài lần, mong rằng bạn sẽ hiểu được tấm lòng thiết tha mong mỏi của đức Bổn sư Thích Ca Mâu Ni Phật.
Chúc bạn thường tỉnh giác.
Nam Mô A Di Đà Phật.
A Di Đà Phật,
Xin tán thán lời chia sẻ của sư sĩ Phước Huệ. Cháu đọc mà thấm thía từng từ, thấy chính mình trong đó.
Cháu có câu hỏi này xin cư sĩ giải đáp giúp:
Mục đích của tu tập là giải thoát, giác ngộ thành Phật.Đức Phật dạy rằng giải thoát là khi ta không còn vọng niệm, phân biệt, chấp trước, vô minh và thấy được chân tâm của mình.
Và HT Tịnh Không dạy rằng Phật A Di Đà sẽ tiếp dẫn tất cả những chúng sinh, người mà không còn vọng niệm, phân biệt, chấp trước, phiền não.
Như vậy để vãng sinh về cực lạc, ta cần tu tập đạt đến mức giống như ta đã giải thoát rồi, tức là đã giác ngộ thành Phật rồi.
Như vậy trước khi vãng sang chúng ta đã giải thoát rồi thì sao lại cần đến Thế giới Cực Lạc nữa ạ.
Kính mong cư sĩ giải đáp giúp cháu ạ.
Cảm ơn cư sĩ đã vì người khác mà khuyên bảo, kính chúc cư sĩ sớm trọn thành Phật đạo, cứu độ chúng sinh.
Nam mô a di đà Phật. gửi bạn Diệu Vi, mình có được biết là muốn vãng sanh TPCL chỉ cần TÍN NGUYỆN trì danh niệm Phật, còn phẩm vị cao hay thấp là ở trì danh sâu hay cạn mà thôi. còn đạt được không phân biệt, chấp trước,không phiền não, vọng niệm thì mình nghĩ chẳng ai đời này làm được. Làm được thì thành Phật luôn rồi. Trong 48 nguyện của Đức Phật bạn đọc lại nguyện 18 và 19 để rõ nhé
Chào bạn Diệu Vy,
PH xin cảm tạ lời chúc của bạn. PH xin được chia sẻ vài ý như sau.
– Mỗi lúc mình nhiếp tâm niệm Phật là lúc vọng tưởng, phiền não các thứ lắng xuống. Nghĩa là ba độc tham, sân, si vẫn còn, nhưng nhờ tâm mình đang nghĩ đến Phật mà chúng không có hiện hữu ra. Lúc mình lâm chung, chỉ một sát na tâm cuối cùng quyết định vãng sanh hay đoạ lạc. Cho nên mới có những trường hợp như trong sách đã ghi lại, người cả đời làm ác, nhưng lâm chung có được phước duyên thù thắng, được nghe thiện tri thức khai thị. Nghe rồi liền tin, liền phát nguyện, liền niệm Phật, và được vãng sanh ngay lúc đó. Như vậy, tâm người đó lúc ấy họ không nhớ nghĩ đến các việc ác đã làm, mà tâm họ chỉ có sự tha thiết niệm Phật, nhớ nghĩ đến Phật, vì vậy lúc đó phiền não, vọng tưởng các thứ tạm lắng xuống, tâm được thanh tịnh trong một chốc lát. “Đới nghiệp vãng sanh” nghĩa là như thế. Vì tâm chỉ được thanh tịnh một lúc, nếu không cố gắng nhiếp tâm thì vọng tưởng, phiền não,.. sẽ nổi lên lại, cho nên rất cần vãng sanh về Cực Lạc để tiếp tục tu học.
Về ý không vọng tưởng, chấp trước,.., mình còn phải xét đến việc mình giữ được sự thanh tịnh đó trong bao lâu. Có người giữ được vài giây, có người giữ được vài phút, có người giữ được vài ngày,… Chín phẩm hoa sen chính là do công phu (tín, nguyện, hạnh) sâu cạn đó mà cảm ứng ra. Bạn thấy đó, dù lúc lâm chung chỉ cần một khoảnh khắc sát na thanh tịnh là được vãng sanh, nhưng nếu mình không tập cho thuần thục thì lại thành rất khó vì tâm mình vốn sanh diệt, biến đổi không ngừng.
– Trong trường hợp người đạt được công phu nhất tâm bất loạn, mặc dù vọng tưởng, ba độc không dấy khởi, nhưng vẫn chưa thể ngang với Phật được (còn có tướng người niệm, người được niệm). Người đó phải “nhận” được A Di Đà Phật là mình, không một cũng không hai, thì có lẽ lúc đó mới nhận được chân tâm. Ý này thâm sâu, PH chỉ theo lời giảng dạy trong kinh sách mà hiểu, đoán như thế (trên mặt văn tự), chứ chẳng phải tự mình biết được, cho nên bạn chỉ nên tham khảo thôi. Như vậy, ngay cả người đạt nhất tâm bất loạn thì cũng phải vãng sanh về Cực Lạc để tiếp tục tu học mới thành Phật được.
Cho nên, dù lúc vãng sanh là lúc tâm mình không có vọng tưởng, phiền não các thứ dấy khởi, nhưng đó là chúng chỉ tạm thời lắng xuống thôi (ngay lúc đó thôi), vẫn còn cách xa quả vị Phật lắm, nên trong mọi tình huống đều cần phải sanh về Cực Lạc để tiếp tục tu học.
Hy vọng giải đáp được thắc mắc của bạn.
Chúc bạn tu tập tinh tấn, đồng sanh Cực Lạc.
Nam Mô A Di Đà Phật.
Nếu đã thành Phật thì chẳng cần phải cầu về đâu, chư Phật bình đẳng như nhau, trí tuệ như nhau…một người từ lúc sơ phát tâm đến lúc tu học rồi dần dần chứng nhập tự tánh thẳng tiến đến Phật đạo là cả một chặng đường dài. Cầu về Tây phương là để sớm thành Phật đạo, vì sao thì đạo hữu Phước Huệ đã giải thích rõ, tu học ở ta bà nếu ko đủ dõng mãnh thì khó mà giác ngộ chứng nhập cảnh giới của các vị A La Hán chứ chưa nói đến hai quả vị cao hơn, một vị A La Hán thị hiện nơi đời giáo hoá đã đem lại lợi lạc vô lượng cho chúng sanh, huống hồ chư Phật và Bồ Tát. Vì vậy cầu về Tây phương là con đường ngắn và viên mãn mà đức Thích Ca muốn chúng sanh hãy tin, tu học và phát nguyện về đó. Từ giải thoát đến quả vị Phật khoảng cách rất xa. Hãy nhìn thử xung quanh ta, bao nhiêu người tin Phật, bao nhiêu người tu học, trong số những người tu học đó bao nhiêu người chân thật tu cầu giải thoát, và bao nhiêu người đã ở gần quả vị giải thoát, hay đã giải thoát….con số rất rất ư là nhỏ, và hầu như chẳng thấy, nếu những vị ấy đã chứng ngộ giải thoát thì cũng khó lòng biết được,chịu tin chịu tu đã là khó, giải thoát lại càng khó, từ giải thoát đến Vô thượng Bồ Đề là khó trong khó. Còn vãng sanh, có mấy ai biết được rằng ta đã giải thoát, chúng ta chỉ nương nhờ vào nguyện lực mà đi, chẳng thể tự tại như các vị đã giải thoát, bao nhiêu việc lành, tu tập phạm hạnh tâm tâm hồi hướng cầu về cực lạc là tôn chỉ của phần lớn chúng ta. Một câu hỏi lớn của đời người khi tin, học Phật là làm sao để giải thoát, làm sao để vãng sanh, làm sao nhìn rõ được sinh tử, mà làm chủ nó, làm sao chắc chắn phần vãng sanh của mình, khi mà xung quanh đầy rẫy hiểm nguy, một phút lơ là lại tạo nghiệp. Còn mơ hồ khi học Phật thì làm sao nhận ra điều này, sinh tử từ đâu, đau khổ từ đâu, có phải từ cái tâm tham ái mà ra, có phải vì vô minh mà ra, vì vô minh ko biết đâu là giặc đâu là thầy, lao theo tên vua ái rồi tạo vô số nghiệp, tự chuốc lấy khổ đau, phiền não, cứ như vậy mà quanh quẩn trong ngồi nhà lửa, nay làm người, mai lại làm loài thú….ko thể tả hết được nỗi khổ, cũng chỉ vì cơn bão vô minh tâm tối kia che lấp đi tự tánh. Hãy dõng mãnh học đạo, hồi hướng vô thượng bồ đề, chỉ có ngọn lửa trí tuệ mới đưa ta vượt qua cơn bão đen tối đó, sinh tử chẳng là gì khi trong tâm ta ngọn lừa trí tuệ luôn rực cháy.
Nam Mô A Di Đà Phật,
Cháu cảm ơn phúc đáp của cư sĩ Phước Huệ và Buông Xuống, đã tận tình chỉ cặn kẽ những điều cháu chưa hiểu.
Vì kiến thức còn nông cạn nên nhiều điều cháu còn chưa tỏ rõ, cháu còn một số thắc mắc nữa, kính mong cư sĩ giải đáp thêm ạ. Đức Phật đã dạy các đệ tử về Tứ Diệu Đế, trong Đạo Đế có 37 phẩm trợ đạo, trong 37 phẩm trợ đạo thì Tám thánh đạo được coi là tiêu biểu và căn bản nhất của Đạo đế, nỗ lực thực hành sẽ đạt được giải thoát. Vậy đời này chúng ta có thể tu theo Bát Chánh Đạo để được giải thoát hoàn toàn không ạ?
Và trong pháp môn Tịnh Độ:
Giới: có phải là giữ 5 giới của người tại gia?
Định: có phải là niệm Phật nhất tâm bất loạn?
Huệ: có phải là vãng sinh cực lạc?
Kính mong cư sĩ giúp cháu thông tỏ những vấn đề trên ạ.
Cháu cảm ơn cư sĩ ạ.
Gửi chú Phước Huệ: chú cho con hỏi trong THAM SÂN SI thì THAM có tham ngủ nghỉ, đó cũng là một tập khí cần loại bỏ. Theo khoa học thì ngủ 8 tiếng là đủ và có lợi cho sức khoẻ. Còn khi biết đến Phật Pháp con nghe nên tập ngủ ít đi. Các cư sĩ khuyên chỉ nên ngủ từ 10 hoặc 11 giờ tối đến 4 giờ sáng rồi dậy niệm Phật, lạy Phật. Con cũng đang tập theo mà sáng dậy uể oải quá, niệm Phật mà k tập chung cái là mê ngủ liền. Chú cho con hỏi 1 ngày ngủ như thế có phản khoa học không và chú có thể chia sẻ kinh nghiệm thời gian ngủ nghỉ và niệm Phật của chú cho mọi người cùng biết thêm được không? Nam mô a di đà Phật
Chào bạn Diệu Vy,
Thực hành Bát Thánh Đạo đúng pháp thì sẽ giải thoát, đây chính là lời dạy của đức Bổn sư. Với câu hỏi của bạn là “đời này chúng ta có thể tu Bát Thánh Đạo để được giải thoát hoàn toàn không?”, câu trả lời sẽ tuỳ vào năng lực tu tập, nghiệp duyên của mỗi người. Gọi là giải thoát, thì chí ít phải đạt được quả vị Nhập lưu thì mới có thể bảo đảm được việc xuất ly tam giới. Mà bạn hãy xét xem, trong đời này có mấy ai đạt được quả vị Nhập lưu, cho nên đó là rất khó. Bạn có thể nghe một số bài giảng của sư Thích Giác Khang thì sẽ biết khó cỡ nào. Biết bao nhiêu vị tu hành tinh tấn, kiến giải thông tuệ, mà vẫn ở ngoài cửa Đạo (không đạt quả Thánh) và dĩ nhiên họ phải theo nghiệp lực mà đi luân hồi. Về phần PH, dựa trên hiểu biết về năng lực của mình, biết rõ mình chẳng phải bậc đại trí, cũng chẳng có đại tinh tấn, cái gì cũng quá tệ, không bằng một chút xíu của người xưa; mà người xưa còn làm không nổi, chẳng lẽ mình làm nổi sao, cho nên PH sẽ không dám chọn pháp môn đó để tu tập.
Tuy nhiên, pháp môn Tịnh Độ cũng có Bát Thánh Đạo ở trong đó. Nói nôm na, niệm Phật chính là chánh niệm (nhớ tới Phật), chánh tư duy (nghĩ về Phật) chánh ngữ (phát ra danh hiệu Phật), chánh nghiệp (gieo nhân làm Phật). Tín, Nguyện chính là chánh kiến. Tín, Nguyện, Hạnh mệt mỏi không lui sụt chính là chánh tinh tấn. Công phu đến nhất tâm thì sẽ sanh ra chánh định.
Về Giới Định Tuệ, theo lời dạy của sư Thích Giác Khang, thì chính là Hành, Tín, Nguyện trong Tịnh Độ.
-Giới – Hành: Người niệm Phật đúng pháp (tâm niệm, chứ không chỉ niệm suông ở miệng), thì nơi khởi ý chỉ toàn là Phật, không khởi ý đi vào luân hồi. Mà ý là chủ. Người dùng ý mà niệm Phật chính là trì giới. Theo lý mà nói là như thế, nhưng với kẻ sơ cơ như chúng ta, chưa nhiếp tâm niệm Phật được trong mọi lúc thì nên giữ ít nhất là Tam quy, Ngũ giới.
-Định – Tín: Trong Yếu Giải kinh A Di Đà có ý “tin sâu không bao giờ nghi” chính là “Nhất tâm bất loạn”. Ý này thật rất thâm sâu, PH đoán rằng ý này là tin sâu thật trong tâm, thành ra một thứ niềm tin vĩ đại không nói được, chứ chẳng phải mở miệng nói suông là tin sâu. Theo lời giảng của thầy Chơn Hiếu, thì niềm tin đó giống như niềm tin người sắp bị chết đuối, quên hết thân mạng để niệm Quán Thế Âm xin cứu mạng, niệm đến lúc mà họ tin chắc thật là kiểu nào họ cũng sẽ không chết đuối vì chắc chắn sẽ có Ngài Quán Thế Âm cứu. Thì Tín được như vậy chính là Định (vững chắc, không gì lay chuyển, thay đổi được).
– Huệ – Nguyện: PH cho rằng trí tuệ chân thật là trí tuệ giải thoát, thì Nguyện cầu vãng sanh về Cực Lạc chính là xuất phát từ loại trí tuệ này.
Nên PH cho rằng về ý bạn hiểu về Giới Định Tuệ trong Tịnh Độ là đúng rồi.
PH chỉ hiểu và đoán vậy, bạn chỉ nên tham khảo thôi nhé, hy vọng giải đáp được thắc mắc của bạn.
Chúc bạn thường tỉnh giác, an vui.
Nam Mô A Di Đà Phật.
Chào bạn Buông Xuống,
PH có đọc một bài viết trên báo Giác Ngộ (hình như là của thầy Thích Trí Quảng), thầy dạy rằng các vị sư tu có công phu, phước duyên đầy đủ thì họ ăn, ngủ gì cũng rất ít, còn phàm phu chúng ta vì không có công phu tu tập (nên không có đủ phước duyên) nên cần ăn nhiều, ngủ nhiều. PH nghĩ là đúng vì có nhớ là ngài Trí Tịnh ngủ rất ít. Dù ngủ nghỉ ít nhưng mà họ rất khoẻ mạnh, minh mẫn. Còn mình, khi chưa đủ nội lực mà làm giống như họ là có chuyện liền. Nếu trong ngày bạn không đủ thời gian để tu tập thì cũng nên bớt thời gian ngủ một chút để lấy thời gian tu tập, nhưng không nên thay đổi quá nhiều vì cơ thể mình không quen, mình lại không đủ ý chí, phước duyên cho việc đó. Cụ thể là bạn có thể chỉ nên dậy sớm hơn khoảng 30′ hoặc 45′, tập dần như thế cho đến khi cơ thể mình quen và chịu đựng được. Buồn ngủ quá nên niệm Phật bị hôn trầm thì cũng không được lợi ích. Điều quan trọng khi niệm Phật là sự chú tâm, khi bạn tập được sự chú tâm vào Phật hiệu và giữ nó được trong khoảng thời gian lâu dài, nghĩa là tâm mình ngày càng tỉnh giác nhiều hơn thì tự nhiên cái ngủ sẽ giảm lại.
PH có chút trở ngại vì người thân không ủng hộ việc tu tập của mình. Để tránh người nổi sân (rồi mình cũng nổi sân luôn!) nên PH không có thời khoá cố định, nên thiệt là tệ, không đáng nói ra. PH cho rằng bạn hãy dựa vào hoàn cảnh thực tế của mình lập thời khoá sao cho thuận tiện, thoải mái để có thể hăng hái duy trì mỗi ngày rồi khi thấy thích thú, an ổn thì tăng lên. Bạn đừng quên, khi niệm Phật, sự chú tâm là tối quan trọng.
Chúc bạn thường tinh tấn.
Nam Mô A Di Đà Phật.
Gửi chú Phước Huệ. Con hiểu rồi ạ, cảm ơn chú đã dành thời gian. Nam mô a di đà Phật
Nam Mô A Di Đà Phật,
Cháu xin cảm ơn lời chia sẻ của cư sĩ Phúc Huệ.
Kính chúc cư sĩ thân tâm luôn an lạc.
Chào bạn Diệu Vy,
Trong phần phúc đáp trước về “Định-Tín”, PH có chia sẻ ý là “Trong Yếu Giải kinh A Di Đà có ý “tin sâu không bao giờ nghi” chính là “Nhất tâm bất loạn””, tuy nhiên ý đó không phải trong Yếu Giải kinh A Di Đà, là do PH đã nhớ sai, PH xin được thành tâm sám hối với bạn, với ngài Trí Húc đại sư (tác giả của sách Yếu giải kinh A Di Đà) và toàn thể đại chúng.
Ý đó là trong quyển Mấy Điệu Sen Thanh – tập 2, phần viết về cư sỹ Dương Kiệt, tự là Thứ Công, xin được trích dẫn như sau.
“Trước đó, quan Hữu tư tham quân là Vương Trọng Hồi, người lân lý với Thứ Công, vẫn từng theo ông thọ học pháp môn Niệm Phật, có hỏi rằng: “Làm thế nào để được không gián đoạn?”. Ông đáp :”Sau khi đã tin chắc chẳng còn nghi, tức là không gián đoạn!”. Trọng Hồi nghe nói lãnh ngộ, vui mừng khấp khởi, từ tạ ra về. Năm sau, Thứ Công làm quan ở Đơn Dương, một đêm mơ thấy Trọng Hồi đến thưa rằng:”Trước kia nhờ ngài chỉ dạy về Tịnh độ, nay tôi đã được vãng sanh, nên đến đây tạ ân”. Nói xong đảnh lễ rồi lui. Mấy hôm sau, ông được thơ cáo phó của con Vương Trọng Hồi. Trong ấy kể rõ cha mình dự biết ngày vãng sanh, có đi khắp nhà thân hữu từ biệt. Khi Thứ Công đã mãn phần, có Kinh Dương phu nhơn nằm mộng dạo chơi đến cõi Tây phương, thấy một vị thân tướng đoan nghiêm ngồi trên hoa sen, đội mão ngọc, đeo anh lạc, tà áo phất phơ theo gió nhẹ. Bà hỏi là ai, được cho biết là Vô Vi Tử Dương Kiệt”.
PH xin được thành tâm sám hối, mong tất cả rộng lòng hoan hỷ.
Nam Mô A Di Đà Phật.
A Di Đà Phật,
Cháu xin tán thán công đức vì chúng sinh mà chia sẻ của cư sĩ Phước Huệ. Kính chúc cư sĩ tu tập tinh tấn, vãng sinh cực lạc, cứu độ chúng sanh.
Chào bạn Nguyễn Văn Thanh.
Xin hãy phát tâm nghe Ấn Quang Đại Sư Gia Ngôn Lục và Ấn Quang Pháp Sư Văn Sao Tục Biên.
Sẽ hiểu rõ tường tận pháp môn Tịnh Độ và cách tu trì hợp với mình.
Xin chư vị hoan hỉ giải đáp giùm về vấn đề oan gia trái chủ: nếu như mình làm nhiều phước đức hồi hướng cho họ khuyên họ niệm phật cầu vãng sanh tây phương cực lạc với lại trong tâm mình luôn nghĩ điều thiện thì có thể nhất thời họ để cho mình yên một thời gian nhưng họ có thể tác động đến người thân của mình được không vì mình với người thân trong gia đình là cộng nghiệp với lại oan gia trái chủ nhiều vô số kể có vị thì tha thứ cho mình nhưng cũng có vị không tha thứ.
A Di Đà Phật
Hằng ngày bạn cứ niệm Phật rồi hồi hướng cho người thân, oan gia trái chủ nhiều đời nhiều kiếp, chúng sanh khắp pháp giới, rồi hồi hướng về Cực Lạc. Như vậy họ cảm thọ được lợi lạc nên đỡ quấy nhiễu, đòi nợ. Nhưng chỉ đỡ vậy thôi, không phải dứt hết được, mối oán thù nhiều đời nhiều kiếp nó sâu nặng lắm, vô lượng vô biên, không thể nghĩ bàn. Chúng ta niệm Phật cầu vãng sanh muốn được an ổn để hành trì thì cần phải thêm trì giới cho tốt, cho tinh nghiêm nữa. Để làm gì? Thứ nhất, tránh tạo thêm nghiệp, thứ hai là giữ thân tâm thanh tịnh, thứ ba là luôn được các thiện thần, hộ pháp, long thiên, bát bộ,… bảo vệ người niệm Phật. Nếu trì giới không tốt, dù chỉ một ý nghĩ tà niệm (sát, dâm, vọng,…) nổi lên, lập tức thiện thần rời bỏ, lúc đó oan gia trái chủ đang chực chờ thừa dịp kéo đến quấy nhiễu lôi cuốn đòi nợ bằng nhiều hình thức khác nhau, cả trực tiếp hay gián tiếp, thông qua những người thân cận mình. Lúc đó nếu đạo tâm không vững, phiền não tham sân si dễ nổi lên, thiêu đốt hết công đức khó nhọc gầy dựng. Như vậy nói cho cùng cũng là ở mình [cách mình tu hiện tại] mà thôi. Trì giới tốt sẽ đỡ chướng ngại rất nhiều, dù [quá khứ] nghiệp chướng mình có sâu nặng bao nhiêu. Với lại người niệm Phật luôn được quang minh Phật chiếu soi, hai đức Quán Thế Âm và Đại Thế Chí thường bên cạnh bảo vệ nên luôn an ổn. Vậy nên cứ tập thói quen lúc nào cũng niệm Phật, như thế thì nơi nơi đều là Đạo tràng, cuối đời được Phật tiếp dẫn về An Dưỡng Cực Lạc. Phát khởi lòng tin chắc chắn như thế để câu Phật hiệu được thường trực, đỡ bị quên.
Nam Mô A Di Đà Phật.
“Không thể bảo Niệm Phật là Quán Niệm, hay Niệm Phật là Niệm Tâm; vì rằng, vãng sanh Cực lạc chỉ do xưng niệm Nam mô A-di-đà Phật mà không nghi ngờ, chỉ tư duy Nhất định vãng sanh mà xưng niệm chứ không vì việc chi khác.
Nhưng mà, cái được gọi là nội dung của Ba tâm, Bốn tu đều chứa đựng trong sự Xưng niệm Nam mô A-di-đà Phật, và trong niệm tưởng Nhất định vãng sanh.
Nếu bên ngoài ý nghĩa này còn có sự tinh thâm khác, thì sự tinh thâm ấy nằm ngoài sự lân mẫn của hai đức Thế Tôn; đồng thời cũng nằm ngoài Bổn nguyện.
Người muốn tin niệm Phật, giả như suốt đời học hỏi Phật pháp, cũng chỉ có được một số kiến thức mà chẳng hiểu gì, đã là hạng người dốt nát thì đồng hạng với những người vô trí, chớ biểu hiện hình tướng người có trí mà chỉ nên thuần nhất niệm Phật.
Lấy bắt ấn ở hai tay để làm chứng.
An tâm để thực hiện pháp Tịnh Độ, bởi vì những gì ghi trên tờ giấy này là chỗ cùng tột. Nguyên Không biết rằng, ngoài điểm cốt lõi này hoàn toàn không có nghĩa lý gì khác. Để đề phòng có những tà nghĩa sau khi tôi tịch, nên ghi hết sự hiểu biết tại đây.”
(Nguyên Không: Pháp danh của Ngài Pháp Nhiên)
Trích Niệm Phật Nhất Định Vãng Sanh. Chương IV. Phụ lục quyển Niệm Phật Kim Ngôn Lục – Đoạn văn Thỉnh Cầu.
*******
1- Phần Lưu Thông – Quán Kinh dạy: Đức Phật
bảo A Nan: “Thầy hãy khéo léo bảo trì lời căn dặn này,
bảo trì lời căn dặn chính là bảo trì danh hiệu đức Phật
Vô Lượng Thọ”.
Trong Quán Kinh Sớ, Đại sư Thiện Đạo giải thích
rằng: “Đức Phật bảo A Nan – Thầy hãy khéo léo bảo
trì căn dặn này” kế đến những câu tiếp theo, chính là
xác minh sự phú chúc bảo trì danh hiệu đức Phật A-diđà
mãi được lưu thông lâu xa trong tương lai.
Ở trên, khi trình bày về lợi ích của “Hai môn Định
thiện và Tán thiện”, nhưng hướng vọng về Bổn nguyện
đức Phật A-di-đà, thì tâm ý của chúng sanh chỉ “Thuần
nhất chuyên niệm danh hiệu đức Phật A-di-đà” mà thôi.
********
13- Thứ nhất, thâm tín nhất định rằng: Bản thân hiện tại là kẻ phàm phu đang chứa đựng những tội ác sanh tử, từ vô thủy đến nay mãi bị chìm đắm, trôi lăn trong vòng sanh tử ấy, không có cơ hội thoát khỏi.
Thứ hai, thâm tín nhất định rằng: Bốn mươi tám đại nguyện của đức Phật A-di-đà luôn nhiếp thọ hết thảy chúng sanh nên không lo nghĩ không nghi ngờ, mà chỉ nương vào nguyện lực của Ngài thì nhất định được vãng sanh.
14- Thâm tâm chính là tín tâm chân thật: Tin hiểu bản thân là kẻ phàm phu đầy đủ phiền não, thiện căn yếu kém, đang lưu chuyển trong ba cõi, không ra khỏi
nhà lửa, nay tin hiểu Bổn thệ nguyện rộng sâu của đức
Phật A-di-đà, và xưng niệm danh hiệu cho đến mười
tiếng, một tiếng v.v… thì nhất định được vãng sanh. Dù
cho một niệm cũng không khởi nghi tâm, vì thế gọi là
thâm tâm.
*********
(Lược trích trong “Niệm Phật Nhất Định Vãng Sanh” – Chương VI. Chứng Cứ Về Lý. Phần Pháp Ngữ Đại Sư Thiện Đạo)
A Di Đà Phật.
Tất cả tùy duyên… bất quá duyên chưa đến thì nhất định chưa thật lòng niệm Phật cầu vãng sanh…
Nam Mô A Di Đà Phật.
a di đà phật. con vô minh xin mọi người cho con hỏi quy y tam bảo là gì, thọ ngũ giới là như thế nào, không giữ giới có sao không,
A Di Đà Phật
Chào bạn mony kiet
Theo như cảm nhận của mình thì quy tam bảo là đễ giúp mình nương tựa về Phật, Pháp, Tăng.Cũng là căn bản đầu tiên đễ mình có được một tương lai tốt đẹp.
Thọ trì ngũ giới là:
1.Không sát sanh
2.Không trộm cướp
3.Không tà dâm(Chỉ có thể quan hệ vợ chồng mà thôi)
4.Không nói dối
5.Không uống rượu.
Những đều trên nếu mình thực hành được, thì mình sẽ cảm nhận có được hạnh phúc, an lạc ở hiện tại và cả tương lai.Còn không giữ được thì mình sẽ có thể cảm nhận nhiều sự sợ hãi, lo âu(phiền não) trong cuộc sống.
Đôi dòng đơn sơ chia sẽ cùng bạn, nếu có đều gì sai mong bạn và những vị thiện tri thức lượng thứ( cũng mong được sự chỉ bảo thêm)
A Di Đà Phật
Mô Phật
Nam Mô A Di Đà Phật
Về giới tà dâm của cư sĩ thì các bạn hãy tìm đọc ,phi thời,phi địa,phi khí, tốt hơn hết là đọc Âm Luật Vô Tình thì sẽ biết nhiều điều về giới này, chúc mọi người thân tâm thường an lạc và tịnh nghiệp sớm thành ạ,
Nam Mô A Di Đà Phật
Nam mô A DI ĐÀ PHẬT.
Như trong Phật Học Phổ Thông có nói,nếu Tam Quy là nền tảng thì ngũ giới là 5 nấc thang của Phật tử tại gia để bước dần lên Phật quả. Nếu không giữ ngũ giới thì chỉ là mới bước 1 nấc đầu tiên trên nấc thang giải thoát,rồi dừng lại,không thể tiến đến giải thoát thật sự được.
Ngũ giới không những đưa người tiến trên đường giải thoát,mà còn đem lại trật tự cho xã hội.
Ngũ giới là người thầy ngăn Phật tử làm điều sai trái.
Giới là chiếc bè đưa lữ hành qua sông mê. Giới là ngọn đèn soi sáng đưa người khỏi chỗ tăm tối. Giới luật chính là phương tiện bảo vệ hành giả trên lộ trình tu tập giải thoát được an toàn.
Nam mô A DI ĐÀ PHẬT.
Một cụ Bồ Tát đứng tự tại vãng sanh mới sáng ngày hôm nay 01-05-2017.
(Bà xả mình mới cho mình tin này bên facebook và mình tìm thấy trên youtube 2 video và chỉ dịch đoạn đầu)
https://www.youtube.com/watch?v=SQ3zwlUSrfc
https://www.youtube.com/watch?v=h8JYI487p6s
2017/05/01 sáng nay, bốn giờ sáng, ở Chiết Giang Núi Đông Thiên Mục Sơn (昭明寺 Chùa Chiêu Minh) huynh đệ đến chủ yếu nhắn tin. Lão Nhân Niệm Phật Đường (Niệm Phật Đường người gìa) có một cụ Bồ Tát (繞佛Nhiễu Phật) đi vòng quanh Phật niệm Phật khoảng vào ba giờ sáng, nói lớn lên Tây Phương Tam Thánh đến rồi mười lăm phút sau đứng tự tại vãng sanh, và bây giờ vẫn còn đứng. Tán thán! Niệm Phật công đức bất khả tư nghị! Đây là Tịnh Độ pháp môn niệm Phật thành Phật. Vì Đại Thừa Hạ lão cư sĩ làm chứng, vi Đại Lão Tịnh Không Pháp Sư làm chứng.
A Di Đà Phật!
今早2017/05/01清晨四點鐘,在浙江臨安東天目山 ( 昭明寺 ) 護持的師兄傳來一則消息。老人念佛堂中一位老菩薩三點多繞佛,大喊西方三聖來了,十五分鐘後便站著往生了,到現在仍是站著。讚嘆!念佛功德不可思議!這是為淨土法門念佛成佛作證轉,為大乘《無量壽經》夏老居士版作證轉,為淨空老法師作證轉!阿彌陀佛!
Tán thán! Niệm Phật công đức bất khả tư nghị! Đây là Tịnh Độ pháp môn niệm Phật thành Phật. Vì Đại Thừa Kinh Vô Lượng Thọ Hạ lão cư sĩ làm chứng, vi Đại Lão Tịnh Không Pháp Sư làm chứng.
[GƯƠNG VÃNG SANH]: Đứng Tự Tại Vãng Sanh
https://www.youtube.com/watch?v=jfHbIwygaH4
A Di Đà Phật! Sáng nay, tại Đông Thiên Mục Sơn Hàng Châu, lão bồ tát chùa Chiêu Minh thị hiện đứng vãng sanh Tây Phương Cực Lạc Thế Giới. Tề Lão Sư khai thị. Pháp môn Niệm Phật quá thù thắng. Công đức Niệm Phật bất khả tư nghì! Niệm Phật Thành Phật! A Di Đà Phật! CƯ SĨ Ở LÀNG DI ĐÀ ĐÔNG THIÊN MỤC SƠN NIỆM PHẬT ĐỨNG MÀ VÃNG SANH BỒ TÁT ĐỨNG VÃNG SANH TỪ 3h SÁNG 01/05/2017 đến 19h 01/05/2017 (06/04/2017 ÂL) . VẪN CÒN ĐỨNG CHO MỌI NGƯỜI LÀM KÝ SỰ VÃNG SANH. CHỨNG MINH MỘT CÂU PHẬT HIỆU NIỆM ĐẾN CÙNG TỰ TẠI VÃNG SANH – BẤT KHẢ TƯ NGHÌ Lão Bồ Tát Tề Khai Thị Niệm Phật vãng sanh cực lạc thế giới sáng nay tại Làng Di Đà – Chiêu Minh Thiền Tự – Đông Thiên Mục Sơn – Lâm An Thành Phố – Triết Giang Tỉnh – Quốc Gia Trung Quốc. A DI ĐÀ PHẬT
Video này có hình và góc quay khác của cụ Bồ Tát đứng tự tại vãng sanh sáng nay ở Chiết Giang
https://www.youtube.com/watch?v=V06lPCCTBE0
A Di Đà Phật
Xin chân thành cảm ân sự chia sẻ của Đạo hữu!
Xin hạ mình đảnh lễ Bồ tát!
Nam Mô A Di Đà Phật
Tăng tục nên tư duy rằng: Bản thân ta chẳng có một chút tài năng nào, nếu không nhờ vào Bổn nguyện của đức Phật A-di-đà, thì chỉ là một kẻ hèn mọn, làm sao thành tựu đại sự vãng sanh được!
Kính ngưỡng Bi nguyện của đức Phật A-di-đà và xưng niệm danh hiệu Ngài, ấy chính là nương vào Bổn nguyện của đức Phật. Hết thảy pháp môn đều không thể vượt qua pháp môn ngưỡng mong đức Di-đà cứu độ. Ngoài pháp này ra, nếu nghĩ rằng có nhiều pháp thiện xảo hơn, thì đây là những người tâm đầy kiêu mạn.
Phàm gọi là nương tựa đức Phật A-di-đà, không phải quán tưởng về Ngài, mà chỉ xưng niệm danh hiệu, ấy chính là nương tựa Bổn nguyện của đức Phật vậy.
Hành giả niệm Phật không thể dừng lại ở sự quán tưởng (Phật), mà một niệm khởi lên tức thì xưng niệm danh hiệu Phật.
Ngoài pháp xưng niệm danh hiệu Phật, thì không có một Chánh nhân nào nhất định được vãng sanh; ngoài pháp xưng niệm danh hiệu Phật, thì không có một Chánh hạnh nào nhất định được vãng sanh; ngoài pháp xưng niệm danh hiệu Phật, thì không có một
Chánh Nghiệp nào nhất định được vãng sanh; ngoài pháp xưng niệm danh hiệu Phật, thì không có một Quán tưởng nào nhất định được vãng sanh; ngoài pháp xưng niệm danh hiệu Phật, thì không có một Trí tuệ nào nhất định được vãng sanh; ngoài pháp xưng niệm danh hiệu Phật, thì không có Ba tâm nào nhất định được vãng sanh; ngoài pháp xưng niệm danh hiệu Phật, thì không
có Bốn tu nào nhất định được vãng sanh; ngoài pháp xưng niệm danh hiệu Phật, thì không có Năm niệm nào nhất định được vãng sanh.
Đức Phật A-di-đà chọn pháp xưng danh hiệu làm Bổn nguyện; đồng thời, ý nghĩa chán ghét cõi uế độ, yêu thích cõi Tịnh Độ cũng nằm trong quan điểm xưng danh hiệu ấy. Vì xưa kia Bồ-tát Pháp Tạng đã phát khởi Bổn nguyện như thế, do vậy cần tin tưởng thần lực tự tại của đức Như Lai A-di-đà.
Ngoài pháp xưng niệm danh hiệu Phật này ra, nếu ai bảo rằng, vẫn hiện hữu một pháp thâm áo khác, thì đời này người ấy sẽ bị tất cả các vị Hộ pháp, Thiện thần Bát bộ trách phạt, đời sau sẽ không gặp được Bổn nguyện của đức Phật A-di-đà và bị đọa vào Địa ngục Vô gián.
(Trích Niệm Phật Nhất Định Vãng Sanh – Chương VI. Chứng Cứ Về Lý – Phần Pháp Ngữ Pháp Nhiên Thượng Nhân – Đoạn Văn Thỉnh Cầu 2)
Nam mô A Đi Đà Phật. Hoan hỉ quá! Cảm ơn đạo hữu đã chia sẻ!
cho con hỏi nếu trong đầu có suy nghĩ xấu thì phải làm sao để dừng ý nghĩ đó lại được trước khi tạo thêm nghiệm chướng ạ?
A DI ĐÀ PHẬT
Gửi bạn Tội,
*Muốn đoạn hành vi xấu, ác bạn phải tìm cách đoạn từ nhân sanh hành vì xấu ác. Nhân đó là từ đâu? Chẳng phải từ suy nghĩ trong đầu óc bạn khởi, mà chúng khởi lên từ Ý. Chính vì vậy trong Kinh Pháp Cú Phật mới dạy: “Ý dẫn đầu các pháp, ý làm chủ ý tạo, nếu với ý ô nhiễm, khổ não bước theo sau, như xe chân vật kéo”.
Ví thử bạn ra đường, thấy một chiếc ví của ai đó rơi xuống đất. Ý niệm đầu tiên khởi lên sẽ là gì? Ví-tiền! Kế đó là gì? mắt sẽ rảo nhìn trước sau, nếu không có ai, rất có thể bạn sẽ tiến thật nhanh đến chiếc ví nọ để cầm lên. Rồi những ý niệm kế tiếp đó sẽ trùng trùng khởi nếu chiếc ví đó đầy nhóc tiền bạc… Với người tu đạo chúng ta khi nhìn thấy tiền bạc mà không quan tâm (tức không khởi tâm tham) cũng là khó lắm, nhưng không bị tiền bạc làm vấy bẩn còn khó hơn nữa. Vì vậy, trong trường hợp nêu trên bạn nên làm gì? Cứ nhặt ví lên, chẳng cần săm soi xem nó nhiều hay ít tiền làm gì, kế đó nhờ cơ quan chức năng gần nhất giải quyết với điều kiện: có sự bảo chứng của bạn với cơ quan chức năng về những đồ vật trong ví (điều này TN dùng lý thiện và hoàn cảnh, phương tiện thiện lành để lý giải). Làm được như vậy rồi sao? Xả luôn cái việc thiện mà mình làm, chẳng phải so đo, suy tính gì thêm=Tâm thiện lành đã hiện hữu; tâm xấu ác đã tiêu trừ.
Như vậy đem sự việc trên để quán chiếu: nhìn thấy Ví tiền=mắt tiếp cảnh trần – nếu khởi ý tham = tay, chân lập tức sẽ hành tham; ngược lại ý không khởi tham, tay, chân dẫu tiếp vật, nhưng để làm thiện. Do vậy trong tam nghiệp thì Ý nghiệp là quan trọng hơn cả, bởi nó chính là nhân để sanh ra vạn pháp và tạo ra vô lượng nghiệp chướng tội.
Chốt lại: Muốn đoạn việc xấu phải trừ nhân xấu. Nhân đó chính là ý xấu.
TN
cho con hỏi nếu muốn buông 1 thứ gì đó thì phải làm sao ạ? có 1 số chuyện dù con cố tìm cách để quên và cố tránh đi nữa thì cũng chẳng thể nào quên được, làm thế nào đi nữa thì 1 lúc nào đó nó lại hiện quanh quẩn trong đầu con không sao quên được, không thì đi ngủ lại mơ thấy chuyện đó. nếu giờ con muốn dứt hẳn chuyện đó thì phải làm sao thưa thầy? phật nói có duyên nợ thì sẽ gặp, nếu là duyên nợ thì thật sự không tránh được sao?
Xin chào các bạn đồng tu, mình mới thành lập một page trên facebook, truyền tải nhân quả, kinh sách,… Mong mọi người ủng hộ để mình thêm tinh tấn.
https://www.facebook.com/TriDanhNiemPhatHoaLienHoa/
Cảm ơn đã dành thời gian ạ.
thật sự con không nghĩ được cái gì hay hơn ngoài lên đây làm phiền mấy thầy. con cũng chẳng biết nói về mình ra sao nữa, trần ngập ý nghĩ xấu, không thực hiện sẽ thấy tiếc, khó chịu. còn thực hiện thì 1 lúc sau thành 1 người khác vậy nhận ra rằng mình thật đáng sợ. khi nghĩ xấu thì không khống chế nó nổi, chẳng quan tâm sống chết tội lỗi chỉ cần biết sẽ có được cái mình muốn và tìm mọi cách để thực hiện nó. không sợ vì vốn trong cuộc sống con không có niềm tin, mà chẳng có gì hết nên không ngại thực hiện nó, con còn chẳng biết vì sao mình lại tồn tại trên đời, cuộc sống như vô hình vậy. niềm vui cũng chẳng có, lại có nội tâm sâu nên chẳng để ý tội lỗi, cũng chẳng có 1 cái gì để cố gắng sống hay không phạm điều xấu nữa.con chẳng thể dừng bản thân mình lại. vậy mỗi khi các thầy có ý nghĩ không tốt thì làm sao dừng nó lại trước khi nó thực hiện ạ? có cách gì như bắt buộc được không?
A DI ĐÀ PHẬT
Gửi bạn Tội,
*Biết xấu mà vẫn làm, đó chẳng phải tỉnh giác.
*Làm xấu mà không biết hồi đầu, đó chẳng phải muốn giác ngộ.
*Niệm xấu khởi lên, không biết nhiếp tâm niệm A DI ĐÀ PHẬT, tâm chẳng có Phật.
Thiện-ác, tốt-xấu, tà-chánh cũng đều một tâm bạn cả. Hãy dùng A DI ĐÀ PHẬT để tự chuyển hoá tâm thức của bạn.
Cổ Đức dạy:
Tu mà không học là tu mò.
Học mà không tu là đãi sách.
Bạn hỏi nhiều, nhưng tâm không hướng thiện, chẳng hành thiện cũng chỉ là suông miệng, tất chẳng lợi ích. A DI ĐÀ PHẬT là lợi ích pháp. Ráng học.
TN
Chào ban Tội,
Tâm bạn vọng loạn quá rồi. Nhưng có một điều luôn luôn đúng là nếu bạn cố gắng thì sẽ dứt trừ được những ý nghĩ xấu đó. Bạn chỉ cần làm hai việc sau.
– Tin rằng các ý nghĩ đó không sai khiến được bạn, chúng chỉ là ý nghĩ thôi, nếu bạn thật tâm cố gắng thì chúng sẽ chẳng còn sức mạnh gì, và đến một lúc, chúng sẽ chẳng xuất hiện nữa. Chia sẻ này là dựa trên kinh nghiệm của PH và chư vị đồng tu, cũng như chư vị cổ đức, chứ không phải lời nói suông.
– Mỗi ngày bỏ ra ít nhất 30′ niệm thầm (không niệm ra tiếng nhé) danh hiệu “Nam Mô A Di Đà Phật”. Cách niệm là niệm chậm, chú tâm nghe cho rõ từng tiếng một. Khởi tâm niệm chữ “Nam” thì lắng tâm nghe biết chữ “Nam” thôi, không nghĩ đến gì khác, rồi đến chữ “Mô” cũng vậy, rồi đến hết câu. Từng chữ một như thế, ở lúc này không cần niệm nhiều, mà cần niệm cho rõ ràng, chú tâm, chắc chắn từng tiếng một. Trong lúc niệm hoặc lúc không niệm, chắc chắn ý nghĩ xấu sẽ nổi lên rất nhiều, lúc này bạn hãy nhớ kỹ là không để tâm chú ý tới nó, mà tâm phải khởi niệm Phật từng chữ một như PH đã chia sẻ.
Ý thì chỉ có thể dùng ý mà buộc ý thôi, dùng ý niệm Phật mà buộc. Nếu bạn thật tâm cố gắng, ắt sẽ thành công, vì nhiều người đã bị giống như bạn và khi họ thật tâm cố gắng thì đã thành công. Vọng tưởng càng nhiều thì càng cố gắng, như thế tâm ý của bạn sẽ càng có định lực. Cho nên chỉ có 4 chữ thôi, đó là “tự mình cố gắng”.
Chúc bạn sớm an vui.
Nam Mô A Di Đà Phật.
an vui sao được thầy? con sức khỏe đã yếu, lười, niềm tin không có, mun thoát khỏi sự điều khiển của ác ý nhưng ngay cả niềm tin mình làm được cũng chẳng có, con chẳng tin trong cuộc sống này sẽ có gì tốt đẹp sẽ xảy ra với con. còn không có cả niềm tin sống hết ngày mai, tồn tại như máy móc, niềm vui không có, cũng chẳng có gì dựa vào. con có thể thay đổi thành 1 con người khác rất nhanh, và con đã tự thay đổi thành như bây giờ va con không muốn thay đổi nữa, như vậy mệt lắm. cứ thay đổi đi đổi lại, con đổi 3 lần rùi, con người này tuy không có niềm vui cũng tốt hơn phải buồn………..con sẽ thử theo cách thầy nói vậy, chắc là làm được