Triều Tống, ông Từ Lục, một ông nhà nông ở Ngô Hưng, ăn chay trường niệm Phật. Tại nhà thờ tượng A Di Đà sớm tối lễ kính, luôn 40 năm tu hành. Ông thường mơ thấy đến Cực Lạc thế giới. Ông có sắm sẵn một cái khánh. Một hôm, ông tắm rửa sạch sẽ thay y phục, mang dép rơm vào ngồi ngay thẳng trong khánh niệm Phật. Một lát sau ông nói to: “Đức Phật đã đến rước tôi!” Rồi yên lặng mà mất.
Ông Trần Đức Tâm, một nhà nông ở Tô Châu. Ngày nóng bức ông đi hóng mát, tình cờ thấy bản “Kính tín lục” nơi trường làng. Ông nhờ thầy học giảng nghĩa cho. Ông tỏ ngộ lý nhơn quả, gắng làm việc phước thiện và thường đi theo đường lượm giấy chữ. Cư sĩ Bành Nhị Lâm thấy thế biết là người có thiện căn, bèn mời vào Văn Tinh Các, khuyên ông niệm Phật, ông vốn không biết chữ, nhưng tu trì rất chuyên cần, rồi tự nhiên lần lần biết đọc biết viết.
Ít lúc sau, ông lãnh chức quản đốc các việc phóng sanh, an táng nơi hội Diệu Tế tại Tô Quận. Mỗi khi thấy thây chết, xương người, ông luôn than thở nhơn mạng vô thường, nên công phu niệm Phật của ông càng thêm tinh tấn. Năm ông 69 tuổi, đương mạnh khỏe như thường, ông bỗng đi từ biệt thân thuộc cùng các bằng hữu mà hẹn ngày từ giã cõi đời. Đến kỳ, ông đóng cửa yên lặng ở trong phòng. Các bạn đồng sự xô cửa vào xem, thời thấy trên bàn cúng một tượng Phật, đôi nến đương cháy sáng, hương lạ thơm ngát. Còn ông Đức Tâm đã chết ngồi, mặt xoay về hướng Tây. Bấy giờ là ngày Rằm tháng Tám năm Gia Khánh thứ 18 triều Thanh.
Ông Lại Tường Lân người Giang Tây, tánh chơn chất, trọn đời làm ruộng. Năm sáu mươi ngoài tuổi, con trai chết, ông phải làm nuôi dâu góa cháu côi. Nhơn đó ông rất nhàm chán đời người phiền khổ, muốn tìm phương thoát ly.
Một hôm được nghe cư sĩ Lại Thiền Dung, cháu họ của ông, giảng giải pháp môn Tịnh độ, ông liền ăn chay trường niệm Phật, quyết chí vãng sanh. Chỉ có bệnh rượu, vì ghiền đã lâu nên chưa bỏ được. Cư sĩ Lại Thiền Dung cắt nghĩa những sự tội lỗi của người uống rượu, ông cố gắng chừa. Lúc đầu ông nghe khắp trong thân thể mỏi mê mệt nhọc, nhưng rồi lần lần thân thể càng khỏe, tâm trí lại có phần minh mẫn hơn và với sự niệm Phật lại sanh quan niệm ưa thích. Được ít lâu, niệm lực thuần thục, dầu cày cuốc suốt ngày, nhưng câu Phật không rời tâm. Người lân cận gặp ông đều chào rằng: “A Di Đà Phật”, ông cũng đáp lại: “A Di Đà Phật” .
Năm Dân Quốc thứ 8, chân ông sưng, đi đứng không tiện. Một hôm ông bảo người cháu đặt bàn hương án vọng về Tây phương và nói: “Cảnh giới Tây phương Cực Lạc rất đẹp! Cháu xem biết bao nhiêu là hoa sen báu sáng chói. Ông sẽ về Tịnh Độ trong ngày nay.” Người cháu nói: “Chân ông sưng yếu đi sao được.” Ông bảo: “Tâm đi chớ không phải thân máu thịt này đi!” Người cháu vâng lời trần thiết hương án, và giữa lúc người cháu thắp hương, ông ngồi kiết già xoay mặt về hướng Tây, chắp tay niệm Phật vài câu mà từ trần, thọ 75 tuổi.
Trích Đường Về Cực Lạc
Cố hòa thượng Thích Trí Tịnh
Nam Mô A DI Đà Phật . Lành thay Pháp Môn Tịnh Độ .
” Thời Mạt Pháp Phật Trời Đại Xá
Hễ Có Tu Kết Quả Là Thành
Tại Gia Niệm Phật Làm Lành
Cũng Đồng Giải Thoát Siêu Sanh Phật Đài ‘
Xin quý đạo hữu cho mình hỏi khi nằm mình niệm thầm không ra tiếng mà nhép môi có được không ạ
Mình cũng hay niệm như vậy ạ. Hình như đó gọi là niệm Kim Cang Trì
A Di Đà Phật
Bạn có thể nhép môi hoặc niệm trong tâm đều được. Ngoài ra khi đang tắm, hoặc đi wc hãy nên niệm thầm. Những thời khóa hãy nên niệm lớn tiếng. Nói chung là rãnh lúc nào nên buộc tâm vào câu Phật hiệu lúc đó, đời người vô thường sớm còn tối mất, nên tận dụng tu hành mọi lúc, mọi nơi bạn nhé.
Tại sao những câu chuyện vãng sanh thường là vào thời cổ xưa mà thời bây giờ lại ít có nghe như vậy ạ.
Có lẽ bạn chưa đọc qua cuốn sách Chuyện Vãng Sanh Ở VN. 🙂
https://drive.google.com/open?id=0B3MRefgYDnFVd3ZmcVRxWE1zaTg
GƯƠNG NHÂN QUẢ: CẮT CỔ GÀ VỊT – QUẢ BÁO UNG THƯ LƯỠI PHẢI MỔ QUANH CỔ ĐAU ĐỚN Y NHƯ TỪNG GIẾT HẠI CHÚNG SANH
Cô Đàm Thị Hoa, pháp danh Diệu Phước, sinh năm 1970, sống ở quận 12. Cô sinh ra trong một gia đình miền quê, thuộc tỉnh Thanh Hóa. Năm 1984 cô theo cha vào Nam sống chung với chú thím. Thấy hoàn cảnh chú thím khó khăn, nên cô bắt đầu xin đi làm ở hãng kem ăn để kiếm tiền phụ giúp thêm gia đình. Làm việc được hai năm, cô thấy lương quá ít, nên chuyển sang cắt cổ gà cho nhà hàng bán Hambuger. Sau ba năm nhà hàng phá sản, cô lại chuyển sang phụ bếp tại các nơi khác, công việc vẫn là cắt cổ gà. Ngày tháng trôi qua, cô vẫn sống bình yên như vậy, cho đến khi cô lập gia đình và sinh em bé. Chồng cô làm việc ở xa thỉnh thoảng mới về nhà, một mình cô vừa đi làm, vừa nuôi con nhỏ. Nhưng vì em bé ốm yếu, bệnh tật liên miên, và cô cũng phát bệnh liên tục, nên cô đành phải bỏ việc phụ bếp. Cô ở nhà, nhận vài đứa trẻ chăm sóc để có tiền chi phí hàng ngày, vừa tiện lo cho con.
Năm 2007, lưỡi cô bắt đầu lở bên phải. Cô đã đi khắp các bệnh viện như Tai Mũi Họng, Da Liễu, Thống Nhất, Hòa Hảo, Hoàn Mỹ v.v. Nhưng các bác sĩ đều bảo, lưỡi cô bị viêm nóng và mọc nấm, chỉ cho thuốc uống. Cô uống suốt mấy tháng vẫn không hết bịnh.
Năm 2008, lưỡi cô đã bị thủng một lỗ lớn bằng đầu ngón tay. Cô thường khóc vì rất đau nhức, ăn cơm không được chỉ ăn cháo và ngày nào cũng phải ghé bác sĩ gần nhà để xin chích thuốc giảm đau. Cô hoàn toàn không biết bịnh này là do nghiệp sát sanh trước đây chiêu cảm. Sau đó, cô đến bệnh viện Da Liễu tái khám. Bác sĩ bảo chữa không khỏi, nên chuyển sang bệnh viện Ung Bướu. Sang bệnh viện này, cô bị cắt một ít ở lưỡi để sinh thiết. Sau một tuần có kết quả, bác sĩ không giấu mà báo thẳng cho biết cô đã bị ung thư lưỡi nên phải nhập viện mổ gấp. Vừa nghe xong, cô bủn rủn tay chân, giống như người mất hồn; cô đi lang thang mãi về đến nhà cô chỉ biết khóc và thở than với người thân.
Đến tháng 3 năm 2009, cô bị mổ nguyên đường vòng ngang cổ, giống như cô từng cắt cổ gà, lưỡi cũng bị cắt một nửa, hành cô đau đớn quằn quại; lại không nói được, không ăn được, thức ăn loãng xay nhuyễn lỏng mà phải đưa ống dẫn vào đường mũi, đau đớn vô cùng. Cô lâm vào tình cảnh đúng như trong kinh nói, sống không được mà chết cũng không xong. Mổ hơn một tuần thì bác sĩ điều trị yêu cầu cô phải nhổ năm cái răng cấm mới tiến hành xạ trị ung thư. Cơn đau này chưa dứt thì cơn đau khác lại đến, sức khỏe suy yếu, cô phải chịu nỗi đau không thể nào diễn tả được, miệng lúc nào cũng đầy máu, đêm không ngủ được. Bệnh tật ập đến khiến cô tuyệt vọng không còn tha thiết sống, nhưng phải cố vì đứa con nhỏ.
Sau khi nhổ răng xong được hai tuần thì cô đi xạ trị. Xạ đến tia thứ mười lăm thì mặt cô đen thui giống như da con gà ác, miệng và cổ cứng ngắc, không ăn, không nói được, cô quyết định bỏ cuộc.
Lúc cô lâm vào tình cảnh đau đớn thể xác cần người động viên, an ủi thì chồng cô lặng lẽ chạy theo bóng hồng khác. Lần này, chồng chất lên cô nỗi đau tinh thần, cô chỉ biết ôm mà con khóc. Ba tháng cô ăn cháo liên tục, có uống chút sữa nào cũng ói ra, cô nằm thiêm thiếp một chỗ. Cô phải dùng thuốc ngủ nhiều lần, vẫn không thể ngủ được, thức trắng suốt ngày đêm bị suy nhược thần kinh.
Cũng may! Cô còn một chút duyên lành, bà Phật tử gần nhà biết chuyện của cô. Bà đến động viên, khích lệ cô ăn chay, niệm Phật. Ban đầu cô không nghe, bà vẫn kiên nhẫn khuyên bảo, mang các loại đĩa giảng về Phật pháp, đĩa niệm Phật chuyển hóa tế bào ung thư tặng cho cô và muốn dẫn cô đi chùa, cô vẫn không chịu đi.
Một hôm ở chùa gần bên nhà, có mở khóa tu một ngày, bà dìu cô đi. Cô vào nghe quý Thầy giảng kinh, niệm Phật, cũng không hiểu nhiều. Cứ nhiều lần đi như vậy, dần dần cô được bà hướng dẫn quy y Tam bảo. Nhờ đó cô mới biết rõ quả báo, mình mắc bệnh là do sát sinh, vì cắt cổ gà quá nhiều, khiến cô sợ hãi vô cùng. Bà tiếp tục hướng dẫn cô thỉnh Phật về nhà, hàng ngày tụng kinh, niệm Phật, lạy sám hối.
Từ đó, ngày nào cô cũng đến trước Bồ-tát Quán Thế Âm chí thành sám hối, phát nguyện ăn chay, niệm Phật, không dám sát sinh. Tâm cô bắt đầu chuyển biến tốt, không còn nghĩ đến chuyện tự tử, mà biết chấp nhận trả nghiệp, đi phóng sinh chung với các Phật tử ở chùa Hoằng pháp, khuyên người phóng sinh v.v. Ban đầu, cô ăn chay kỳ dần dần về sau cô ăn chay trường. Từ khi, cô phát tâm sám hối, ăn chay, tụng kinh, niệm Phật thì sức khỏe cô ngày càng tiến triển tốt. Cô tăng lên được mười mấy ký và bệnh cô từ từ thuyên giảm, cô không còn nghĩ đến bệnh tật và người chồng bội bạc. Cô dạy cho con không được sát sinh, ngay cả con kiến cũng thương nó; bởi vì trải nghiệm từ bản thân mình mà cô sợ hãi.
Đến tháng 9 năm 2011, cô khi đi xét nghiệm máu ở bệnh viện thì bác sĩ báo sức khỏe cô hoàn toàn bình phục và không còn một chút tế bào ung thư. Cô cảm động mừng rỡ khóc nức nở. Nhờ cô chí thành sám hối mà được cảm ứng đến Bồ-tát Quán Thế Âm. Thật đúng như trong kinh dạy:
Tội từ tâm khởi đem tâm sám
Tâm được tịnh rồi tội liền tiêu
Tội tiêu tâm tịnh thảy đều không
Thế mới thật là chân sám hối.
Phật pháp đã cứu cuộc đời cô như thế. Phật pháp thật sự không thể nghĩ bàn. Hiện nay cô trở thành một Phật tử tin theo Phật pháp tuyệt đối.
Con người sinh ra ở cõi đời này ai cũng phải làm việc để mà tồn tại, nhưng phần đông hàng phàm phu chúng ta đều tạo nghiệp ác. Có người vì chén cơm manh áo mà tạo nghiệp nói dối; có người vì cơm áo gạo tiền bức bách mà tạo nghiệp sát sinh v.v. khi nhân duyên chín muồi thì quả báo đến chúng ta phải nhận lãnh. Vì thế trong kinh Đức Phật thường nói: “Bồ-tát sợ nhân, chúng sinh sợ quả”. Câu chuyện của Phật tử Diệu Phước trả quả báo ngay đời hiện tại, là do cô tạo nghiệp sát sinh.
Diệu Âm Lệ Hiếu kính ghi lại từ Phật pháp nhiệm mầu kỳ 27 (4/2014)
KIÊN QUYẾT CHÂN THẬT NIỆM
“[Chưa được không loạn,
Trước học thành phiến]
Không thể làm được một chút cũng không loạn thì trước hết phải làm thành phiến. Bạn không thể không tán loạn nhưng mà bạn có mấy chục câu niệm thành một phiến, trong mấy chục câu này không có tạp niệm. Đây là tình trạng của người chân thật dụng công. Một hôm có một người nói với tôi rằng anh không thể tìm ra được hai câu Phật hiệu niệm được thanh tịnh hết. Tôi nói với anh rằng anh nói thiệt không sai tí nào. Cho nên chúng ta phải kiên quyết chân thật niệm, trước hết phải niệm thành phiến.
[Thiệt là chuyên cần]
(phải thiệt chuyên cần)
“Nếu trời không lạnh thấu xương
Làm sao mai nở rực mùi hương”.
Lạnh thấu xương không phải là chuyện nhỏ. Chúng ta đã trầm luân trong biển sanh tử không biết bao nhiêu kiếp rồi. Đức Phật có nói: “Chỉ tính những khi làm chó trắng, xương của tôi cũng cao bằng núi Tu Di”. Luân chuyển trong lục đạo vô lượng kiếp sanh tử, bây giờ phải chuyển biến lại ngay trong đời này không đi luân hồi nữa. Đây là một chuyện vô cùng trọng đại mà chúng ta không thể nào không giải quyết cho xong. Chuyện này rất quan trọng, những chuyện khác đều là trò chơi của trẻ con, đều là bọt bong bóng, như mộng huyễn bào ảnh, dầu cho tốt đẹp mấy đi nữa thì cũng là bọt bong bóng. Cho dù rất đẹp nhưng mà qua một phút chốc thì nó nhất định phải vỡ tan.”
(Trích “Thơ Nhắc Nhở Người Niệm Phật” – Hoàng Niệm Tổ)
Kính gửi chú Thiện nhân, Phước huệ, chú Tâm Tịnh , chú NguyenPhu và các bạn liên hữu khác. Cho con hỏi là chân thật cầu sanh tịnh độ là ko cần phẩm vị cao mà chỉ cầu vãng sanh là phải đúng ko ạ. Hay là chân thật niệm cầu sanh khi gặp A di đà phật rồi, xin ngài cho ở lại tu tiếp lam biểu pháp thì có đc gọi là chân thật cầu sanh ko ạ. Mong các chú giúp con ạ. Con cảm ơn
A DI ĐÀ PHẬT
Gửi bạn Lê Văn Thăng,
*Chân thật niệm Phật và phẩm vị cao tuy nói hai nhưng thực là một, bởi chân thật niệm Phật là tin sâu-nguyện thiết-thực tâm hành. Nếu cả 3 điều này này bạn đều hội đủ = thiện căn-phước-đức-nhân duyên tròn đầy thì việc phẩm vị cao thấp đã không cần phải đặt ra nữa.
*Mỗi người đều có một hạnh nguyện riêng, chư Phật, chư Bồ tát cũng tương tự. Vì thế bạn phải khéo léo mà chân thật tu học cũng như giữ vững hạnh nguyện của chính mình. Phàm phu chúng ta nếu không nương vào đại nguyện lực của Phật cho dù có phát nguyện tái sanh nơi cõi Ta bà để độ thế cũng khó mà không bị vòng vô minh che lấp tới điên đảo. Vì vậy theo ngu ý của TN, dẫu đã về nơi Tịnh Độ cũng phải luôn nguyện, trong kiếp hậu lai, dẫu con sanh nơi đâu đều được nương tựa nơi Phập pháp và được sự trợ dưỡng của đức Từ Phụ A Di Đà Phật và hai vị Đại Bồ Tát là Quán Thế Âm và Đại Thế Chí. Được vậy, mọi hành trình cho kiếp vị lai mới không gặp chướng ngại.
TN
Cảm ơn chú TN nhưng con vẫn chưa hiểu cho lắm, mong chú giải thích rõ cho con được ko ạ. Niệm phật cầu sanh Tịnh độ mà khi phật đến tiếp dẫn lại xin phật cho ở lại tu tiếp như vậy có phải là chân thật niệm phật cầu sanh tịnh độ ko ạ. Con cảm ơn
A DI ĐÀ PHẬT
Gửi bạn Lê Văn Thăng,
Khi Phật lai nghinh mà bạn từ chối để ở lại tu tiếp chỉ nên hiểu=đồng nghĩa: bạn đã đủ định lực để có thể một niệm tất đắc vãng sanh Tịnh Độ. Nhưng nếu quá tan 3 bận mà bạn vẫn từ chối, đồng nghĩa bạn đã không tha thiết về Tịnh Độ.
Vì lẽ đó TN viết: “Vì thế bạn phải khéo léo mà chân thật tu học cũng như giữ vững hạnh nguyện của chính mình. Phàm phu chúng ta nếu không nương vào đại nguyện lực của Phật cho dù có phát nguyện tái sanh nơi cõi Ta bà để độ thế cũng khó mà không bị vòng vô minh che lấp tới điên đảo”.
Câu này hàm nghĩa: đừng vội mong làm Bồ tát khi đức hạnh chưa tròn đầy. Khi nào đức hạnh tròn đầy? Khi đã về Tịnh Độ và đã được Tây Phương Tam Thánh an bài.
TN
Chào bạn Lê Văn Thăng,
Tiếp lời huynh Thiện Nhân, PH xin được chia sẻ thêm với bạn. Như câu hỏi của bạn thì trong tâm của vị hành giả tu niệm Phật đó đang có hai mong muốn, và nơi tái sanh của họ sẽ tuỳ theo mong muốn nào mạnh hơn mà tương ưng. Theo PH, người tu Tịnh Độ chỉ nên gắng giữ một mong muốn cầu vãng sanh, còn những loại mong muốn khác, dù là thiện, dù là đúng chánh pháp, nhưng đều không phù hợp với Tịnh Độ. Bạn thấy trong kinh A Di Đà, Đức Bổn sư Thích Ca khuyên mình cầu vãng sanh, chứ không khuyên mình làm “biểu pháp” gì hết, cho nên mình phải nên “y giáo phụng hành” và cần cẩn thận với tâm mong muốn làm biểu pháp.
Lúc lâm chung chỉ nên khởi một mong muốn cầu vãng sanh, chớ nên khởi tâm gì khác. Bởi vì sao? Bởi vì khi khởi tâm mong muốn làm biểu pháp thì tâm đó xuất phát từ vọng tâm, chứ không phải chân tâm, lại còn có thêm tâm ngã mạn trong đó (vì cho là mình có đủ khả năng, tư cách để “biểu pháp”), thì ma sẽ theo đó mà dẫn dụ mình, nên phải hết sức cẩn thận. Hãy nên không khởi tâm gì hết mà được thì mới dám theo. Nghĩa là mình chỉ có một nguyện cầu sanh Cực lạc, nhưng thấy Đức A Di Đà bảo, “À, con còn có duyên độ người, thôi ở lại thêm một năm nữa rồi ta đến đón con”. Thì trong trường hợp đó, mình mới dám tin theo. Và người tu thì càng phải dè dặt, những chuyện như thế chớ nên tiết lộ ra ngoài, mà hãy đợi một năm sau, tới lúc Phật rước thì mình có thể tuỳ duyên mà chia sẻ, xong rồi là đi luôn, như vậy mới không sợ ma nương vào phá hoại.
Chúc bạn tu tập tinh tấn.
Nam Mô A Di Đà Phật.
Vâng con cảm ơn 2 chú ạ. Như vậy tùy duyên cứ tu hành tốt cầu ngài tiếp dẫn. Ngài bảo ở lại thì ở lại còn ngài nói đi thì đi luôn. Con cảm ơn 2 chú TN và PH. A di đà phật
A Di Đà Phật
Chào Thăng. Tâm chúng ta thế nào Phật đều biết rõ. Thế nên không có chuyện mình chưa muốn đi mà Phật đến tiếp dẫn đâu. Khi chúng ta thực sự muốn về, thực sự muốn lìa bỏ thế gian này, Ngài mới đến lai nghinh chúng ta [khi đã đầy đủ thiện căn – phước đức – nhân duyên]. Còn khi dụng công đạt đến cảnh giới “tâm không Phật hiện” thì chúng ta sẽ thấy được Phật lúc công phu, chỉ là thấy Phật thôi chứ không phải Ngài đến lai nghinh, đạt đến cảnh giới ấy thì có thể tùy nguyện mà có thể đi lúc nào cũng được, có thể đi ngay nếu muốn hoặc tiếp tục ở lại tu tập tăng phẩm vị, làm biểu pháp…. Thế nên có người trong một đời tu tập của mình đã được nhiều lần thấy Phật nhưng không nói, đợi sau này gần ra đi mới nói.
A Di Đà Phật
Con xin cảm ơn chú TT nhiều ạ, nhờ các chú mà con đã có hướng đi rồi ạ. Chúc các chú luôn mạnh khỏe
Con sẽ thật tinh tấn
A DI ĐÀ Phật
Con xin tùy hỷ công đức huynh Thật Thà Niệm Phật bố thí pháp nhân quả cho con thêm phần tín tâm. A DI ĐÀ PHẬT, nguyện chúng sanh đồng sanh về Cực Lạc.
Tôi muốn đi hộ niệm và muốn có người hướng dẫn để sau này hộ niệm cho người mất được viên mãn bạn nào ở phả lại,chí linh ,hải dương có cùng mục tiêu thì cùng tôi lập hạnh nguyện này. Một mình thì chả làm nên tích sự gì cả. Nguyên 01698317498
chào bạn Nguyên
Bạn hãy chọn 1 BHN thanh tịnh và gần nhà để tham gia học hỏi kinh nghiệm, sau này vững vàng thì bạn tự làm cho hiệu quả.
80. Tỉnh/TP : Hải Dương – tên BHN: BHN Chùa Đống Cao – Tên trưởng Ban hộ niệm: Trần Thị Thái – PD Trịnh Nhân Hạnh – Điện thoại: 0946.033.783 – Đ/C:32/5 đường Nam Cương, TP. Hải Dương
81. Tỉnh/TP : Hải Dương – tên BHN: BHN Chùa Đình Sinh – Tên trưởng Ban hộ niệm: Thích Tuệ Hải – Điện thoại: 0947.857.857 – Đ/C:thôn Thanh Liễu, xã Tân Hưng, thành phố Hải Dương
82. Tỉnh/TP : Hải Dương – tên BHN: BHN sen Vàng 3 – Tên trưởng Ban hộ niệm: Nguyễn Thị Thanh – Điện thoại: 0168.6112.252blank0168.6112.252 – Đ/C:54C, phố Ngân Sơn, phường Ngân Sơn, TP Hải Dương
83. Tỉnh/TP : Hải Dương – tên BHN: BHN sen Vàng 4 – Tên trưởng Ban hộ niệm: Vũ Thị Huệ – Điện thoại: 0902.012.976blank0902.012.976 – Đ/C:8C, phố Chương Dương, TP. Hải Phòng
84. Tỉnh/TP : Hải Dương – tên BHN: BHN sen Vàng 5 – Tên trưởng Ban hộ niệm: Hoàng Thị Nhung – Điện thoại: – Đ/C:thôn Tam Nương, xã Tân Tiến, Gia Lộc, Hải Dương.
85. Tỉnh/TP : Hải Dương – tên BHN: BHN sen Vàng 6 – Tên trưởng Ban hộ niệm: Nghiêm Thị Lanh – Điện thoại: 0320.3835.647 – Đ/C:161 phố Chương Dương, TP Hải Dương
86. Tỉnh/TP : Hải Dương – tên BHN: BHN sen Vàng 7 – Tên trưởng Ban hộ niệm: Ngô Thị Hòa – Điện thoại: 0166.6067.003blank0166.6067.003 – Đ/C:18A, phố An Ninh, TP Hải Dương
87. Tỉnh/TP : Hải Dương – tên BHN: BHN sen Vàng 8 – Tên trưởng Ban hộ niệm: Mai Thị Nhờ – Điện thoại: 0320.3854.098 – Đ/C:số 17, Tuệ Tĩnh, TP. Hải Dương
88. Tỉnh/TP : Hải Dương – H. Thanh Hà – tên BHN: BHN Nhất niệm – Tên trưởng Ban hộ niệm: Lê Quang Trọng – Điện thoại: 0985.137.017 – Đ/C:Chùa An Ninh, thôn Nhân Bầu, xã Thanh Hồng, huyện Thanh Hà, Hải Dương
89. Tỉnh/TP : Hải Dương – H. Thanh Miện – tên BHN: BHN Sen Vàng – Tên trưởng Ban hộ niệm: Nguyễn Hữu Chình – PD Diệu Thông – Điện thoại: 0320.3730.047 – 0168.3529.449blank0168.3529.449 – Đ/C:đội 11, xã Thanh Giang, huyện Thanh Miện, tỉnh Hải Dương.
90. Tỉnh/TP : Hải Dương – H. Thanh Miện – tên BHN: BHN Sen Vàng – Tên trưởng Ban hộ niệm: Nguyễn Hữu Trinh – Điện thoại: 0168.3529.449 – 0320.3730.047 – Đ/C:Đội 11, xã Thanh Giang, Huyện Thanh Miện, Hải Dương
91. Tỉnh/TP : Hải Dương – H. Thanh Miện – tên BHN: BHN sen Vàng 2 – Tên trưởng Ban hộ niệm: Nguyễn Văn Hoan – Điện thoại: 0320.3739.541 – Đ/C:thôn My Động, xã Tiền Phong, huyện Thanh Miện, tỉnh Hải Dương
92. Tỉnh/TP : Hải Dương – H. Tứ Kỳ – tên BHN: BHN Từ Tâm 2 – Tên trưởng Ban hộ niệm: Thái Thị Thệ – PD Huệ Nhẫn – Điện thoại: 0320.3864.223 – Đ/C:thôn Mỹ Xá, xã Ngọc Sơn, huyện Tứ Kỳ, Hải Dương
NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT
Rất cám ơn cư sĩ HỮU ĐẠI. Rất cần lắm những vị trợ niệm vãng sanh. Cơ hội này rất là quý báu có thể đưa người mất được an lành
Quý đạo hữu nếu có thời gian rảnh rỗi xin hoan hỉ vào link facebook niệm Phật online để trợ niệm gieo trồng căn lành nhé. Mỗi ngày đều có đạo hữu nhờ quý vị trợ niệm để tiếp thêm sức giúp người mất cũng như còn sống được phần lợi lạc. Khánh Giác xin chia sẻ với quý đạo hữu ạ:
https://www.facebook.com/groups/1428061327489564/
Rất sợ lâm chung nghiệp thức mê
Không thành chánh niệm lưỡi hầu tê
Nếu như bình nhật không chuyên niệm
Tây phương Cực lạc khó mà về
Xin thường niệm Nam Mô A Di Đà Phật _()_
Bất hạnh giáng xuống gia đình, con tôi đã TỬ VONG chỉ vì loại cây cảnh mà nhà nào cũng chưng
Cảnh báo gấp cho các bố mẹ chứ nếu không e mọi chuyện muộn mất!
Một ông bố vừa mất đứa con trai 5 tuổi đầu của mình chỉ vì bé đã lỡ cho một loại lá cây vào miệng. Ông bố này rất bàng hoàng khi chứng kiến mọi chuyện xảy ra nên đã chia sẻ những dòng tâm thư này cho các bố mẹ:
“Con trai tôi đã chết vì đã cho vào miệng một loại cây mà tôi tin là hầu hết các gia đình đều chưng trong nhà. Nó đã khiến con tôi đau đớn cho đến khi bị chết ngạt. Loại cây này đã được rất nhiều gia đình và văn phòng chọn làm cây cảnh dù đã được cảnh báo độc hại đến mức có thể gây chết người. Nếu chạm vào nhựa có nó có thể gây mù vĩnh viễn.
Ban đầu con tôi chơi với cái cây đó mà mẹ nó không biết. Sau đó nó vào nói với mẹ: “Mẹ ơi con khó chịu quá à!”.
Vợ tôi lại nghĩ con đau là do con ăn gì đó bậy bạ nên bị khó tiêu và hơi sốt nhẹ. Nhưng sau đó mọi thứ chuyển biến rất nhanh khiến vợ tôi rất lo lắng. Da của thằng bé bắt đầu chuyển màu bất thường, tim đập nhanh như trống dồn. Lúc đó vợ tôi gọi xe cấp cứu đi con đi bệnh viện ngay. Nhưng chỉ sau 30 phút, bác sĩ nói con tôi đã chết.
Chứng kiến con chết mà không thể làm được gì, đối với vợ chồng tôi giây phút đó còn hơn cả khi đi qua cơn địa chấn.
Rồi sau đó, vợ tôi sực nhớ ra và nói với bác sĩ có thể con tôi đã ăn phải cái gì đó và yêu cầu họ xét nghiệm máu. Kết quả là họ đã tìm thấy một chất cực độc đó là canxi oxalat – một hóa chất dễ dàng tìm thấy trong các cây môn trường sinh mà nhà tôi đã dùng để làm cảnh”.
Đây là một trường hợp có thật, được chính bố bé trai chia sẻ trên trang cá nhân và bác sĩ Sutheera ở Thái Lan kể lại. Có thể các mẹ đã nghe ở đâu đó về những trường hợp trẻ bị bỏng, ngứa do nghịch mũ cây môn trường sinh (vạn niên thanh) nhưng thực sự nếu mức độ nặng nó có thể đoạt mạng trẻ chỉ trong tích tắc.
Điều đáng nói, cây môn trường sinh với khả năng sống trong nhà không cần ánh sáng mặt trời nên rất được các gia đình ưa chuộng, trồng làm cảnh.
Các báo cáo của Cục Y tế Mỹ cho thấy số người bị nhiễm độc bởi nhựa của cây môn trường sinh đã lên tới 64 250 người, trong đó có đến 75% là trẻ em dưới 5 tuổi.
Các bố mẹ ơi, thú thật em cũng từng nghe về cái cây này rồi nhưng nghĩ nó không độc như mọi người nói nên vẫn để trong nhà để nó lọc không khí. Nhưng giờ đọc thấy trường hợp bé này rồi chắc em tởn tới già, không dám để cây này trong nhà nữa quá! Em có đọc một thông tin khoa học thấy bảo cây này có thể giết chết cả trẻ em và người lớn chỉ trong vòng có 15 phút thôi đó! Cụ thể:
Nếu độc tố cây này chỉ tiếp xúc qua da thì nó có thể gây ngứa, phồng rộp như phỏng và có thể lan rộng ra.
Nếu nuốt phải, nó có thể gây kích ứng đường tiêu hóa, tạo cảm giác nóng rát và đau buốt ở miệng, lưỡi, má cũng như quanh vùng cổ. Đồng thời, dạ dày cũng quặn cơn đau đớn và bụng sưng to. Bé sẽ rất khó nuốt và độc chất sẽ nhanh chóng đoạt mạng bé. Nếu cho bé uống nhiều nước khi đã bị ngộ độc chất của cây môn trường sinh thì nội tạng sẽ nhanh chóng bị phá hủy và cái chết cận kề là điều rất khó tránh khỏi.
Những kỹ năng giúp con thoát chết khi nhiễm độc cây môn trường sinh:
– Nếu bé tiếp xúc qua da: Ngay lập tức rửa sạch vùng tiếp xúc với xà phòng hoặc chất tẩy rửa nhẹ. Nếu da bị kích ứng hoặc sưng đỏ thì nhờ bác sĩ kê thuốc giảm đau. Tuyệt đối không để bé dùng tay để vệ sinh mắt hoặc quệt vào mắt vì nó có thể gây mù lòa vĩnh viễn.
– Nếu bé nuốt: Ngay lập tức súc rửa miệng nhiều lần cho con bằng nước sạch và đưa đi cấp cứu.
Sau cùng, vì các bé dưới 5 tuổi đa phần đều thích cho vật lạ vào miệng nên tốt nhất bố mẹ nên để con tránh xa những loại cây độc này. Nếu muốn chọn cây làm cảnh trong nhà phải hỏi han người có chuyên môn về cây cảnh cẩn thận trước khi mua nha!
Theo Webtretho
Xin mọi người cho mình hỏi khi niệm Phật tâm nên nghĩ gì ạ? Mình quán tượng hình Phật A Di Đà mà thấy khó, lúc được lúc không
Mình nghĩ bạn khi niệm Phật tâm luôn tưởng nhớ, luôn hướng về Đức Phật A Di Đà ở cõi Cực Lạc trang nghiêm trang tịnh. Bạn nên xem kinh Vô Lượng Thọ.
A Di Đà Phật
Xin cảm ơn bạn rất nhiều. Mình sẽ xem kinh Vô Lượng Thọ. Mong rằng tất cả cả mọi người đều chuyên tâm niệm Phật sanh về cõi nước Cực Lạc trang nghiêm thanh tịnh. A Di Đà Phật
Khi niệm Phật hãy nghĩ và hiểu rõ bản thân vô đức vô năng, tội nghiệp chồng chất, nếu không nương tựa Phật lực thì chẳng có cửa mà được vãng sanh. Nương tựa thật là nương tựa, vậy thì một niệm cũng là nương tựa Phật lực, nhất định vãng sanh. Nếu cứ cậy sức mình, thì niệm bao nhiêu cũng là tự lực, tội nặng cũng khó diệt, cũng không đủ vãng sanh.
Xin chư vị đồng tu giải đáp giùm mình, niệm Phật ở đây cũng có nghĩa là nhớ nghĩ tới A Di Đà Phật chứ không riêng gì là miệng niệm danh hiệu A Di Đà Phật phải không ạ?Xin cảm ơn chư vị đồng tu.
Đúng vậy đó bạn, khi niệm tâm mình luôn hướng về Đức Phật A Di Đà. Còn miệng niệm mà tâm còn nhớ nghĩ thứ khác thì vô nghĩa ( theo mình là vậy, có gì sai xin mọi người chỉ đáp )
Đúng là niệm Phật là nghĩ nhớ Phật nói chung. Nhưng còn nếu bạn hỏi mình nên niệm Phật thế nào xin trả lời là hãy siêng xưng danh hiệu Phật.
Cổ đức dạy: “Người xưng niệm không có Phật, không có ta,
Chỉ có âm thanh Nam mô A-di-đà Phật mà thôi”.
https://drive.google.com/file/d/0ByH30LLt5v7fRmpwR1FhaE5rRXc/view?usp=drivesdk
Bạn xem thêm sách Niệm Phật Nhất Định Vãng Sanh thì sẽ tỏ tường được nhiều điều nha. Chúc bạn được nhiều an lạc.
A di đà phật, chư vị đồng tu cho mình hỏi có những lúc tác động bên ngoài làm cho mình hết hồn thì miệng mình cứ thốt ra tiếng A di đà phật, lúc nào cũng vậy như vậy thì có tốt không, mình niệm như thế nào để tốt hơn. A di đà phật.
A Di Đà Phật
Chào bạn Quỳnh Mai,
Bạn phản xạ được vậy là tốt lắm, chủng tử câu A Di Đà Phật trong bạn rất mạnh. Thế nhưng lúc bình thường thì thế nào, bạn có thường niệm liên tục không? Mỗi mỗi câu A Di Đà Phật “vạn đức hồng danh” chúng ta đừng quên niệm phí lắm nhé.
Việc niệm Phật như thế nào để tốt? Mỗi người có một cách niệm, dưới đây xin chia sẻ một đoạn trong bài kệ niệm Phật của Ngài Hạ Liên Cư:
*****************
Thanh hòa vận ổn
Tự chánh âm viên
Mạo thiết miên mật
Trầm trước an nhàn
Thanh hiệp hô tâm
Tâm ứng hô thanh
Tâm thanh tương y
Vọng niệm tự thanh
Dịch:
Tiếng hòa nhịp đều
Chữ ngay âm tròn (rõ)
Thành khẩn khắn khít
Điềm đạm an nhàn
Thanh hợp với tâm
Tâm hợp với thanh
Thanh tâm nối liền
Vọng niệm tự dứt
[Tiếng hòa nhịp đều] chỉ âm thanh niệm Phật hòa hài, an hòa.
Âm thanh rất quan trọng, nếu tiếng niệm mà khàn khàn, không
rõ không đều thì không tốt. Khi người nghe được âm thanh
trong trẻo thanh tịnh thì tự nhiên tâm thần sảng khoái thân tâm an hòa, ngược lại thì tâm sẽ loạn, bức rức và không an.
[Nhịp đều] là âm thanh êm dịu hòa hài, an định, trầm tịnh, khí
vận cao nhã, có nhịp điệu .
[Chữ ngay âm tròn (rõ)] chữ phải niệm đúng âm. Chữ A trong
danh hiệu đức Phật A Di Đà phải đọc là “A” chứ không phải
là “Ơ”. Nếu người bắt đầu mà niệm không đúng thì phải sửa.
Tiếng niệm ra phải rõ, đừng có khàn hoặc đục. Tai nghe được
âm thanh này thì tinh thần khó chịu không thích, ngược lại âm
thanh trong trẻo rõ ràng làm cho người nghe hoan hỷ dễ chịu
tâm dễ an tịnh. Âm nhạc có ảnh hưởng rất lớn, nghe tiếng đàn
tỳ bà và nghe âm nhạc kích động hiện nay có hiệu quả hoàn
toàn khác nhau. Đàn tỳ bà tốt thì hiệu quả còn đặc biệt hơn
nữa, chỉ cần nghe vài tiếng thì tâm bồn chồn không yên của
người nghe có thể lắng dịu xuống. Âm thanh có ảnh hưởng rất
lớn cho nên âm thanh niệm Phật phải nên rõ ràng (viên hòa).
[Thành khẩn khắn khít
(Mạo thiết miên mật)]
Lúc niệm Phật phải thành khẩn cũng như lúc đứng trước đức
Phật thiệt, hoặc là như lúc đi trên biển lớn, đang bị nạn sắp
chìm phải hết lòng kêu cứu, lúc đó mỗi niệm đều phát ra từ
tâm vô cùng chí thành, vô cùng khẩn thiết, từng câu Phật hiệu
nối liền theo câu trước, niệm như vậy gọi là khắn khít, miên
mật, và cũng là “tịnh niệm tương kế (liên tục)”. Đối với
những người có công khóa sáng tối nhất định, trước hết phải
làm cho được khắn khít miên mật trong thời gian niệm Phật
này, tránh đừng bị quấy nhiễu. Niệm được lâu rồi thì không
những trong thời khóa nhất định niệm được miên mật mà phải
ở bất cứ chỗ nào lúc nào cũng phải luôn luôn có câu niệm Phật
trong tâm. Điều này khó không? Sự thật thì đâu có ai cản trở
không cho bạn niệm đâu? Nếu bạn muốn niệm thì cứ niệm đi,
cho nên đều do mình quyết định, đều là không khó. Thật ra
người làm được việc này rất hiếm. Nếu tùy thời tùy chỗ đều
giữ được câu Phật hiệu này thì niệm thành phiến không thành
vấn đề, sắp đạt được “sự nhất tâm” rồi.
Pháp môn Tịnh Độ tốt là tốt ở chỗ này, người đời ai cũng có
thể làm được, không phải là chuyện cao siêu quá khó không ai
làm nổi, còn như chuyện khai ngộ thì rất khó, không phải ai
cũng có thể làm được, trong trăm triệu người khó mà có được
một người làm được. Ở Trung quốc bạn có thể nói ra tên của
mười người khai ngộ không? Niệm Phật thì khác, ai cũng có
thể niệm. Niệm Phật phải miên mật, trong tâm luôn luôn phải
có câu Phật hiệu. Chuyện này có thể làm được, vấn đề là bạn
tự mình có chịu niệm không. Khi có phiền não sanh ra thì bạn
không chịu niệm nữa. Sân hận, hấp tấp, bồn chồn là phiền não,
vui mừng cũng là phiền não. Khi bạn cao hứng, bạn bè khách
khứa tấp nập, nói chuyện vui vẻ thì bạn quên niệm Phật rồi.
Đây đều là phiền não. Thật ra trong lúc phiền não cũng có thể
niệm Phật, chỉ tại bạn không muốn niệm thôi. Nếu bạn niệm
thì tự nhiên sẽ được thành phiến.
[Điềm đạm an nhàn
(Trầm trước an nhàn)]
Câu này chỉ rõ căn bịnh của nhiều người niệm Phật hiện nay.
Có nhiều người rất dụng công nhưng mà hấp tấp muốn mau
thành công cho nên rất nôn nóng khẩn trương. Như vậy là có
tâm mong cầu. Sự thù thắng của pháp môn niệm Phật là từ có
niệm dần dần đi đến vô niệm, từ chỗ có cầu mà khế nhập đến
không cầu, từ vãng sanh chứng đến vô sanh. Phải điềm đạm
yên định, không có các thứ âu lo, bồi hồi, tâm trạng sợ được,
sợ mất, tâm bồn chồn không an. Ngoài ra còn phải an nhàn.
Có người rất nỗ lực nhưng mà tại vì hấp tấp nôn nóng cho nên
trở thành khẩn trương, đứng ngồi không yên. Từ chỗ an nhàn
đi lên thêm một bậc nữa phải muôn duyên buông xả, không
ham không cầu, làm một người nhàn hạ nhất trong thế gian,
trong tâm không lo gì hết ngoài chuyện niệm Phật. Một câu
Phật hiệu luôn luôn hiện tiền, không quái ngại, không điên
đảo, cho nên được “tịch nhiên” tâm an. Cho nên hai chữ an
nhàn rất là quan trọng. Ngược lại nếu nôn nóng muốn thấy
Phật, thấy hào quang, muốn có điềm lạ thì trước sau gì cũng
bị bịnh và bị chướng ngại. Chúng ta vì sao mà có thể an
nhàn? Đó là nhờ tín tâm. Nếu bạn có tín tâm thì tâm bạn rất
an. Có người nói tại sao tôi niệm hoài mà vẫn còn vọng tưởng
quá nhiều, chắc mà khó được vãng sanh. Đây là chướng ngại
của họ tự tạo nên. Ngẫu Ích đại sư có nói: “Vãng sanh được
không toàn do nơi tín nguyện có hay không”. Bạn có tín tâm
vững chắc, bạn có chân thật phát nguyện không? Có thiệt là
không lưu luyến thế giới Sa Bà này, hâm mộ thế giới Cực Lạc,
nguyện cầu vãng sanh không? Thật ra thì rất nhiều người còn
lưu luyến thế giới này, còn muốn sống thêm vài năm, còn
muốn trường sanh bất lão! Cho nên nếu hâm mộ thế giới Cực
Lạc thì phải phát đại nguyện. Những thân bằng quyến thuộc
trong nhiều đời nhiều kiếp của mình hiện nay đang trầm luân
trong biển khổ đang đợi mình đi cứu giúp. Nhưng mà bạn hiện
nay còn là người vẫn đang trầm luân trong biển khổ, hiện giờ
không có năng lực gì để cứu người khác. Chỉ sau khi vãng
sanh rồi, nhờ vào Phật lực gia trì thì mới có năng lực và trí
huệ để cứu người khác. Có tâm trạng như vậy, có đại nguyện
như vậy, và có tín nguyện như vậy thì tự nhiên sẽ biết niệm
Phật, nhất định sẽ vãng sanh. Nếu bạn muốn vãng sanh thì
phải hạ thủ công phu trên tín và nguyện. Nếu bạn tin sâu
nguyện thiết thì bạn nhất định được vãng sanh. Được như vậy
thì khi bạn niệm Phật, trong tâm sẽ không còn hấp tấp bồn
chồn và tự nhiên sẽ an nhàn.
[Thanh hợp với tâm,
Tâm hợp với thanh]
Âm thanh niệm Phật phát ra từ tâm thành khẩn, tâm thanh tịnh
thì tự nhiên sẽ hòa hài, an tịnh, diệu thiện, cao nhã. Âm thanh vi diệu của câu niệm Phật này từ tai đi vào bổn tâm, âm thanh tai nghe được cũng là âm thanh của mình niệm, cho nên tự
nhiên tương hợp, âm thanh hợp với tâm. Âm thanh này là Phật
hiệu vạn đức trang nghiêm, âm thanh này từ nhĩ căn đi vào là
tự tâm sở niệm. Tự tâm niệm Phật, tự tâm là Phật. Cho nên tự
tâm phải tương ứng với âm thanh nghe được (sở văn chi thanh). Thanh hợp với tâm, tâm ứng với thanh. Cho nên nói:
[Âm thanh tương y]. Nói cho dễ hiểu là: tôi niệm Phật, niệm
Phật có âm thanh, âm thanh giúp cho tôi. Tôi niệm Phật phát
ra âm thanh, âm thanh này lại giúp cho tôi, cho nên nói là
nương nhau mà niệm. Cứ niệm như vậy hoài thì không cần dẹp trừ vọng niệm, [vọng niệm tự dứt].
(Trích “Thơ Nhắc Nhở Người Niệm Phật” – Hoàng Niệm Tổ)
cảm ơn Tâm Tịnh,câu phật hiệu rất quan trọng trong đời sống của mình là kim chỉ nam vì thế lúc nào mình cũng phải nhớ, chỉ trừ lúc ngủ, nhưng thỉnh thoảng trong lúc ngủ gặp chuyện mình vẫn nhớ niệm. A di đà phật.
A di đà phật hằng ngày khi đi đứng nằm ngồi mình điều niệm thầm câu phật hiệu, chỉ những lúc giao tiếp với mọi người về vấn đề nào đó thì mình ngưng niệm nhưng vẫn nhớ.Trong tâm lúc nào cũng nghĩ về nước cực lạc là nơi sau khi chết mình sẽ về.A di đà phật không biết diễn tả sao cho hết, mình chỉ biết nắm giữ câu phật hiệu để tìm đường về nhà nếu mình buông câu phật hiệu thì sẽ không về được nhà.A di đà phật
chào bạn quỳnh mai bạn thật là thiện tri thức mà mình cần mình cũng niệm phật giống bạn nhưng vì nghiệp ác của mình rất nặng nên k đc bằng bạn.. bạn ở đâu mấy tuổi mình có thể cùng bạn kết bạn không
Mình tình cờ đọc được Sách Niệm Phật Nhất Định Vãng Sanh của trang duongvecoitinh.com đây đăng. Thấy có thể giúp bạn hiểu thêm nhiều về vấn đề này đó.
https://drive.google.com/file/d/0B3MRefgYDnFVdHZremctdVhOT1E/view
Đại khái sau khi đọc mình hiểu là phải tự hiểu rõ bản thân rất là vô dụng, tội nghiệp vô biên nếu không nương tựa Phật lực thì chẳng làm sao vãng sanh. Cứ như vậy mà niệm Phật, dù một niệm cũng là nương Phật lực, sẽ quyết chắc vãng sanh. Niệm nhiều thì phẩm cao, niệm ít thì phẩm thấp. Ngoài ra, nếu cứ trông cậy nơi sức mình thì niệm bao nhiêu cũng là tự lực, mà tự lực của chúng sinh thì bao nhiêu cũng không đủ vãng sanh. Phật Thích Ca dạy niệm Phật thì mình niệm Phật nhất định vãng sanh, Phật A Di Đà thệ cứu độ người niệm Phật, mình niệm Phật thì Ngài nhất định đến đón. Ngoài ra không cần tin gì nữa, không cần biết gì nữa, không cần hiểu phải trái, trắng đen thế nào. Cứ siêng năng niệm Phật. Tài mọn, xin thứ cho mình chỉ lĩnh hội được vậy.
A di đà phật. Kính mong các qúy Thầy Cô cùng các huynh đệ đồng tu cho con hỏi : khi niệm Phật thì ta nên quán về cảnh giới Tây Phương về hình tượnh tam thánh,hình tượnh đức Phật A di Đà như trong kinh Vô Lượng Thọ hay trog đầu lúc nào cũg chỉ có 4chữ hoặc 6chữ Nam mô A Di Đà Phật mà ko phải quán về hình tượng nào hết ạ.
A Di Đà Phật. Theo lời của chư cổ đức dạy thì thời nay chúng sanh tâm trí luôn loạn động nên pháp Quán Tưởng Niệm Phật rất khó thành tựu. Vì thế nên chúng ta nên hành theo pháp Trì Danh Niệm Phật (miệng niệm rõ ràng, tai chú ý nghe từng âm không sót không mập mờ) là ổn thỏa nhất. Trì Danh Niệm Phật là con đường tắt trong tất cả các con đường tắt của pháp môn Tịnh Độ, thưa bạn.
Trích dẫn từ sách Thư Cho Người Em Tịnh Độ:
” Niệm Phật có 4 cách:
1. Thật tướng niệm Phật: Bản tánh chúng sinh có đủ thật tướng, nhưng bị nghiệp chướng nặng nề nên ít có người được giác ngộ.
2. Quán tượng niệm Phật: Khi tượng mất lại về không, do đó mỗi niệm trở thành giai đoạn.
3. Quán tưởng niệm Phật: Chúng sinh rất khó quán tưởng vì tâm thô mà Thánh cảnh rất vi tế, diệu quán khó thành.
4. Trì danh niệm Phật: Phương pháp này vô cùng giản yếu, thẳng tắt. Chỉ gắng niệm danh hiệu Phật không gián đoạn sẽ được vãng sinh. Khi được vãng sinh rồi, lo gì không tỏ ngộ. Lúc ấy, không cần thật tướng, mà thật tướng hiện rõ ra. Niệm Phật pháp môn là con đường tắt tu hành, mà trì danh là ngõ tắt nhất trong con đường tắt ấy.”
Mình tình cờ đọc được Sách Niệm Phật Nhất Định Vãng Sanh của trang duongvecoitinh.com đây đăng. Thấy có thể giúp bạn hiểu thêm nhiều về vấn đề này đó.
https://drive.google.com/file/d/0B3MRefgYDnFVdHZremctdVhOT1E/view
Đại khái sau khi đọc mình hiểu được là tâm tưởng chúng sinh thời nay thô trệ, phù động, muốn quán thành công rất khó. Không bằng tự hiểu rõ bản thân rất là vô dụng, tội nghiệp vô biên nếu không nương tựa Phật lực thì chẳng làm sao vãng sanh. Cứ như vậy mà niệm Phật, dù một niệm cũng là nương Phật lực, sẽ quyết chắc vãng sanh. Niệm nhiều thì phẩm cao, niệm ít thì phẩm thấp. Ngoài ra, nếu cứ trông cậy nơi sức mình thì niệm bao nhiêu cũng là tự lực, mà tự lực của chúng sinh thì bao nhiêu cũng không đủ vãng sanh. Tài mọn, xin thứ cho mình chỉ lĩnh hội được vậy.
A di đà phật. Con xin cảm tạ ân đức của thiện tri thức Xin niệm Phật A Di Đà đã cho con hiểu rõ hơn ạ!
DƯƠNG KIỆT
Cư sĩ Dương Kiệt, tự Thứ Công, người đời Tống, ở huyện Vô Vi, nên tự hiệu là Vô Vi Tử. Trong niện hiệu Nguyên Phong, ông làm quan Thái thường, ban sơ mến thích Thiền tông, hằng đến pháp hội của Thiên Y Hoài thiền sư, tham cứu về cơ ngữ của Bàng cư sĩ. Đến khi phụng chiếu đi tế ở đỉnh Thái Sơn, thấy vầng hồng mọc lên như chiếc mâm tròn rực rỡ, bỗng nhiên đại ngộ.
Cuối năm Hy Ninh, ông cư tang mẹ ở quê nhà, nhân lúc rảnh duyệt tạng kinh, liền quy hướng về Tịnh độ. Cư sĩ vẽ tượng Phật A Di Đà cao một tượng sáu, hằng đem theo mình để quán niệm. Thuở bình sanh có những trứ thuật, phần nhiều đều chỉ đạo về Cực lạc. Ông từng viết lời tựa trong quyển Tịnh Độ Thập Nghi Luận của ngài Thiên thai như sau:
“Ái tâm chẳng nhiễm nặng, thì không sanh ở Ta bà. Niệm Phật chẳng chuyên nhứt tất không sanh về Cực lạc. Ta bà là cõi ác nhơ, Cực lạc là miền đẹp sạch. Mạng sống ở Ta bà có hạn. Thọ số ở Cực Lạc không cùng! Nơi Ta bà đủ các sự khổ, ít có niềm vui. Miền Cực lạc phiền khổ chẳng còn, an vui vô lượng. – Ta bà theo nghiệp luân hồi, không biết lúc nào được thoát ly. Cõi Cực lạc một khi được sanh, tất không thối chuyển, lần lượt chứng đến quả đại giác. Nếu muốn hóa độ mười phương, tùy ý tự tại, không còn bị nghiệp buộc ràng. Xét qua hai cõi, các sự: ác nhơ, đẹp sạch, phiền khổ, an vui, mạng sống ngắn ngủi, thọ số dài lâu, mãi luân hồi, mau chứng ngộ, đều trái khác nhau. Như thế, mà chúng sanh mê mờ không biết, há chẳng đáng thương xót lắm ư?”
Đức Di Đà là bậc nhiếp thọ tiếp dẫn ở Cực lạc. Phật Thích Ca là vị chỉ đạo Tịnh độ ở Ta bà. Cho nên trong các giáo điển Đại thừa của Ngài, phần nhiều đều hết lời cặn kẽ khuyên bảo vãng sanh. Bồ tát Quán Âm, Thế Chí theo phụ trợ đức A Di Đà, cùng nương thuyền đại nguyện vào biển luân hồi, chẳng trụ bờ bên này bên kia cùng giữa dòng, mà làm việc tế độ. Cho nên kinh A Di Đà nói: “Nếu có thiện nam tử, thiện nữ nhơn nào, nghe nói Phật A Di Đà, niệm giữ danh hiệu, hoặc từ một ngày cho đến bảy ngày, một lòng không loạn. Kẻ đó đến lúc mạng chung, được Phật A Di Đà cùng các Thánh chúng hiện ra ở trước. Người ấy khi mạng chung lòng không điên đảo liền được vãng sanh về cõi nước Cực lạc của Phật A Di Đà!”. Cho nên khi xưa ở viện Vô Thường tại Kỳ Hoàn tinh xá, Phật dạy người bịnh nằm day mặt hướng phương Tây, tưởng sanh về Tịnh độ. Tại sao thế? Bởi đức A Di Đà phóng ánh sáng soi khắp pháp giới, nhiếp lấy chúng sanh niệm Phật không bỏ sót. Vì thánh phàm đồng một tâm thể, nên cơ cảm hợp nhau, có niệm tất có ứng. Cho nên chúng sanh trong tâm chư Phật, nếu biết quay về, mỗi niệm đều là Tịnh độ. Chư Phật trong tâm chúng sanh, áng linh soi khắp, mỗi chỗ đều là từ bi.
Lấy đây mà xét: người trí tuệ dễ vãng sanh, vì dứt trừ nghi hoặc. Người thiền định dễ vãng sanh, vì lòng không tán loạn. Người trì giới dễ vãng sanh, vì xa các nhiễm ô. Người bố thí dễ vãng sanh vì xả bỏ của trần. Người nhẫn nhục dễ vãng sanh vì không cưu mang oán hận. Người tinh tấn dễ vãng sanh, vì mau thành tựu tịnh niệm. Người không tạo thiện không tạo ác cũng dễ vãng sanh, vì một lòng quy hướng thuần nhứt. Người làm các điều ác, nghiệp báo đã hiện, cũng dễ vãng sanh, nếu biết thẹn sợ mà niệm Phật. Trái lại, kẻ tuy tạo các công đức lành, nếu không có lòng tin nguyện hồi hướng, tất không được vãng sanh vậy!
Ôi! Hiệu Di Đà rất dễ niệm, cõi Tịnh độ rất dễ sanh! Chúng sanh không muốn niệm, không cầu sanh, Phật dù xót thương cũng chẳng biết làm sao được? Vả chăng: tạo ác nghiệp đọa đường khổ, niệm Di Đà sanh cõi vui, hai điều ấy đều là lời Phật dạy. Chúng sanh chỉ lo sợ đọa địa ngục, mà nghi ngờ sự vãng sanh, há cũng chẳng mê lầm ư?
Trong năm Nguyên Hựu, ông làm quan Đề hình tại Lưỡng Triết, rồi mãn phần ở đó. Khi lâm chung, nói kệ rằng:
Sống vẫn không chi luyến
Thác cũng không chi xả
Giữa khoảng thái hư không
Mặc chi hồ giả dã!
Đem lầm đến sai khác
Cõi Tây phương Cực lạc!
Trước đó, quan Hữu tư tham quân là Vương Trọng Hồi, người lân lý với Thứ Công, vẫn từng theo ông thọ học pháp môn Niệm Phật, có hỏi rằng: “Làm thế nào để được không gián đoạn?”. Ông đáp: “Sau khi đã tin chắc chẳng còn nghi, tức là không gián đoạn!”. Trọng Hồi nghe nói lãnh ngộ, vui mừng khấp khởi, từ tạ ra về. Năm sau, Thứ Công làm quan ở Đơn Dương, một đêm mơ thấy Trọng Hồi đến thưa rằng: “Trước kia nhờ ngài chỉ dạy về Tịnh độ, nay tôi đã được vãng sanh, nên đến đây tạ ân!”. Nói xong đảnh lễ rồi lui. Mấy hôm sau, ông được thơ cáo phó của con Vương Trọng Hồi. Trong ấy, kể rõ cha mình dự biết vãng sanh, có đi khắp nhà thân hữu từ biệt. Khi Thứ Công đã mãn phần, có Kinh Dương phu nhơn nằm mộng dạo chơi đến cõi Tây phương, thấy một vị thân tướng đoan nghiêm ngồi trên hoa sen, đội mão ngọc, đeo anh lạc, tà áo phất phơ theo gió nhẹ. Bà hỏi là ai, được cho biết là Vô Vi Tử Dương Kiệt.
(Trích từ: Mấy Điệu Sen Thanh – Dịch Việt: HT Thích Thiền Tâm)
– Thọ-giáo và phát tâm không hẳn là cùng lúc, vì phát tâm thì gặp duyên mà phát khởi. Trước đây có một vị sơn tăng hỏi tôi rằng: “Tôi học pháp môn Tịnh-Độ đã lâu, hiểu được đôi chút nhưng chưa phát khởi được tín tâm. Phải dùng phương-tiện gì để thành lập tín-tâm?”. Tôi đáp: “Hãy cầu-nguyện Tam Bảo gia-bị”. Vị tăng kia tuân theo lời dạy. Một hôm ông ấy đến chùa Đại-Đông, gặp lúc đang gác cây đòn dông ở chánh điện. Ông bèn đứng
xem, bỗng nhiên tín tâm phát khởi rồi tự nhủ rằng: “Nếu không có sự tính toán khéo của người thợ thì làm sao cây đòn dông lên đó được?! Người thợ tầm thường còn vậy huống gì sức thiện-xảo không thể nghĩ bàn của Như-Lai!. Mình có cái chí-nguyện vãng-sinh, Phật có lời thề tiếp-dẫn. Vãng-sinh Tịnh-Độ hẳn-nhiên là tương-ứng!”. Từ đó không còn tâm nghi ngờ nữa. Sau nầy ông có đến cho tôi biết. Ba năm sau thì được vãng-sinh, điềm lành rất nhiều. Bởi thế nên thường cầu-nguyện Tam-Bảo gia-bị.
(Pháp ngữ Pháp Nhiên Thượng Nhân)
xin cho con hỏi là con đã phạm phải tội xem phim wex và thủ dâm, nay con có thể sám hối bằng cách quyêt không tái phạm và thường xuyên niệm Phật được không ạ?
Chào bạn, bạn làm được như vậy là rất tốt. Bạn hãy tìm hiểu thêm về tác hại và quả báo của thủ dâm, tà dâm trong các sách Thọ Khang Bảo Giám, Âm Luật Vô Tình để tăng thêm quyết tâm. Trước khi đi ngủ hãy niệm Phật trong tâm cho đến khi chìm vào giấc ngủ (chú tâm lắng nghe câu Phật hiệu đừng nghĩ gì khác).
Bạn có thể tham khảo nghi thức niệm Phật hàng ngày ở đây:
http://www.duongvecoitinh.com/index.php/doi-dong-to-bay/nghi-thuc-niem-phat-hang-ngay/
Theo theo kinh văn, Kinh Đại Thông Phương Quảng Sám Hối Diệt Tội Trang Nghiêm Thành Phật.
Mình đọc thì hiểu đại khái là tội ngũ nghịch, tứ trọng, báng pháp, xiển đề,… những tội không thể trừ đó, pháp môn thông thường sám hối không được. Chỉ có các pháp môn đặc biệt thù thắng. Như niệm Phật mới sám hối được. Có sám hối được diệt tội đều do lòng tin mà thành tựu. Tốt nhất là biết rõ bản thân vô dụng, rất là vô dụng, tội nghiệp trùng trùng, lòng dạ đủ thứ điều tệ lậu. Nếu không nương tựa Phật lực thì chỉ có trầm luân. Cứ như vậy mà niệm Phật thì một niệm cũng là nương Phật lực, cũng được diệt tội vãng sanh. Nếu cứ trong cậy tự lực thì niệm bao nhiêu cũng là tự lực, bao nhiêu cũng ko đủ để diệt tội, bao nhiêu cũng ko đủ vãng sanh.
VIỆT QUỐC PHU NHƠN
Việt quốc phu nhơn Vương thị, nguyên là vợ của Kinh Vương. Kinh Vương lại là chú của Triết Tôn hoàng đế đời Tống. Phu nhơn chuyên niệm Phật ngày đêm không gián đoạn, lại hướng dẫn các hàng tỳ thiếp đều tu Tịnh độ cầu sanh Cực lạc. Trong hàng tỳ thiếp ấy, có một cô thường hay biếng trễ. Phu nhơn gọi lên bảo: “Không thể vì một mình ngươi, mà phá hoại quy củ của ta!”. Rồi liền đuổi ra khỏi đoàn thể.
Người thiếp sợ hãi ăn năn, phát tâm tinh tấn niệm Phật không nài mỏi nhọc. Một hôm, cô bảo bạn đồng sự rằng: “Em sắp đi xa!”. Đêm lại mùi hương lạ bay đầy phòng, cô không bịnh chi mà qua đời. Cách vài hôm sau, cô bạn đồng sự thưa với phu nhơn rằng: “Đêm vừa rồi, con mơ thấy người thiếp mãn phần nhờ chuyển lời kính xin cảm tạ ân đức vô lượng của phu nhơn. Bởi nhờ phu nhơn răn trách, mà cô đã được sanh về Cực lạc!’. Phu nhơn bảo: “Nếu nó có thể ứng mộng cho ta biết thì ta mới tin!”. Đêm ấy, phu nhơn nằm mộng thấy người thiếp quá cố đến tạ ân như lời đã nói, liền hỏi: “Cõi Tây phương có thể đến được chăng?”. Cô đáp rằng được, rồi dẫn phu nhơn bay đi. Độ giây phút, đến một bảo trì to rộng mênh mang, ánh sáng giao hòa chói suốt. Trong ao báu, hoa sen lớn nhỏ xen lẫn gồm nhiều màu sắc và quang minh, có đóa hoặc tươi màu sắc và quang minh, có đóa hoặc tươi hoặc héo. Phu nhơn hỏi duyên cớ, người thiếp thưa: “Chúng sanh ở Ta bà vừa phát tâm niệm Phật cầu về Cực lạc, thì nơi đây liền hóa sanh một hoa sen. Nếu đương nhơn mỗi ngày tinh tấn tu niệm, thì hoa càng thêm lớn và tươi đẹp. Trái lại nửa chừng lần lần biếng trễ, tất hoa sẽ héo. Như không tiếp tục tu hành, hoa liền tàn rồi ẩn mất. Còn phát tâm tinh tấn niệm Phật trở lại, thì một hoa sen khác mọc lên. Nếu công tu lâu ngày vẫn không thối chuyển, tất tịnh quả sẽ thành thục. Khi đương nhơn bỏ báo thân ở Ta bà, thần thức sẽ nương gởi vào thai sen ấy, đợi đến khi hoa nở thấy Phật”. Nhìn ra xa, trên một đài hoa có vị đầu đội mão ngọc, cổ đeo chuỗi anh lạc, phục sức và thân tướng trang nghiêm, phu nhơn hỏi: “Ai đấy thế?”. Người thiếp thưa: “Đó là Vô vi cư sĩ Dương Kiệt. Vị ấy vừa mới vãng sanh về đây”. Phu nhơn thấy một người khác mặc triều phục, ngồi trên đóa sen hơi kém hơn, lại hỏi thăm. Cô thiếp đáp: “Đó là cư sĩ Mã Vu, chờ khi công thành quả mãn, cũng lại sắp vãng sanh về đây”. Phu nhơn hỏi: “Còn ta sẽ sanh về chỗ nào?”. Người thiếp liền dẫn bà bay đi độ vài dặm. Nơi ấy có một hoa tòa to lớn, cánh bích ngọc, đài hoàng kim, phóng ánh sáng rực rỡ. Người thiếp chỉ đóa hoa nói: “Đây là chỗ sanh của phu nhơn, thuộc về kim đài thượng phẩm!”.
Khi thức dậy, phu nhơn ghi nhớ rõ điềm mộng, nỗi vui mừng bi cảm lẫn lộn, càng tinh tấn tu hành. Đến hơn tám mươi tuổi, nhằm ngày sanh nhựt, sáng sớm bà thức dậy, hai tay bưng lò trầm hương nhỏ, khói thơm bay tỏa, nghiêm kính đứng hướng về phía Quan Âm Các. Tất cả tỳ thiếp y phục chỉnh tề, sắp thành hàng bước đến định làm lễ chúc thọ. Nhưng khi nhìn xem lại, thì phu nhơn đã thoát hóa.
Lời bình: Ấn Quang pháp sư nói: “Tác dụng của thần thức và nghiệp lành dữ đều không thể nghĩ bàn! Có kẻ tạo ác, tuy còn sống ở trên dương thế, mà một phần hình thần đã thọ khổ nơi địa ngục. Lại có hành giả tu Tịnh độ, tuy hiện đang ở cõi trược, mà một phần thần thức đã sanh về Liên bang”. Trường hợp của Mã Vu trên đây cũng như thế.
Người nữ sinh về Cực lạc, đều chuyển thành thân nam đủ ba mươi hai tướng tốt trang nghiêm. Nhưng cô thiếp lại hiện ra thân nữ cho đồng bạn và Kinh Vương phu nhơn trông thấy cũng chỉ là phương tiện hóa hiện, để người quen dễ được nhận thức đó thôi. Điều này độc giả nên thông hiểu và đừng lấy làm nghi hoặc.
(Trích MẤY ĐIỆU SEN THANH – HT Thích Thiền Tâm dịch)
LÀM THẾ NÀO ĐỂ KHUYÊN CHA MẸ NIỆM PHẬT?
Hỏi: Làm thế nào để giúp cha mẹ già khởi tín tâm đối với Phật pháp, để khi lâm chung gặp được duyên lành niệm Phật vãng sanh thế giới Tây Phương Cực Lạc?
Hòa Thượng Tịnh Không: Câu hỏi này rất hay, có đưa ra câu hỏi này chúng tôi mới thấy được lòng hiếu thảo của quý vị đối với cha mẹ mình, có thể đưa cha mẹ sang thế giới Tây Phương Cực Lạc, đây mới là đại hiếu đó, không có gì thù thắng hơn việc hiếu thuận cha mẹ đây. Cha mẹ đến Tây Phương làm Phật rồi, không chỉ là vĩnh viễn thoát khỏi luân hồi mà họ còn vĩnh viễn thoát khỏi mười pháp giới. Thật sự mà nói, thì mỗi một bạn đạo niệm Phật đây, đối với người già nên có cái tâm này, đây là tâm đại hiếu đó.
Vậy thì làm thế nào để ảnh hưởng đến họ? Mình cần phải đích thân làm, bắt đầu làm từ nơi mình, làm từ nơi thân mình, tâm mình, khiến cho cha mẹ cảm động. Nhất là phải nắm chắc cơ hội, cơ duyên, lúc mà cha mẹ đang vui vẽ, hoặc là lúc đang ăn cơm, hay là lúc rãnh rổi, phải nói nhiều một chút về cái lý niệm Phật cầu sanh Tịnh Độ, rồi kể câu chuyện quả báo thù thắng của việc vãng sanh, như là Tịnh Độ Thánh Hiền Lục, Vãng Sanh truyện vậy. Đương nhiên tốt nhất vẫn là thời cận đại này, tướng điềm lành hiếm có về niệm Phật vãng sanh ngay trước mắt đây. Những câu chuyện đây sau khi nghe rồi rất có khả năng làm người ta cảm động. Kể nhiều những câu chuyện để người già nghe, khuyên nhắc người già phải biết niệm Phật vãng sanh là thù thắng hơn hết, hiểu ra họ mới có thể buông bỏ vạn duyên, nhất tâm chuyện niệm.
Xin hỏi quý đạo hữu. Mình gặp vấn đề là tinh thần hay trở nên hôn trầm, mệt mỏi, hay mất ổn định. Chẳng riêng gì khi niệm Phật, bình thường cũng hay thế. Mình không biết nên làm sao cho tốt. Quý đạo hữu có kinh nghiện xin hỏi có phương tiện chi giúp mình với. Mình ở chung người khác, họ lại không theo đạo nên chẳng lập bàn thờ nữa. Còn như đi chùa lễ Phật, chẳng biết sao mình lại thấy rất không thuận mắt, vì có khi thấy người xuất gia lo việc thế gian, sao mình cảm thấy không được nghiêm trang, thanh tịnh. Mình đúng là hơi rắc rối, thật không biết sao nữa a.