Ở trấn Tra Khê, huyện Tân Hóa thuộc tỉnh Hồ Nam có người tên Chu Ninh Ước, tự là Sỹ Phong, rất thích môn thư pháp. Trong khoảng niên hiệu Khang Hy triều Thanh, vào tháng 2 năm Ất Sửu [1685] ông bất ngờ mắc bệnh nhẹ rồi chết, bạn bè thân thiết đều đến khóc thương.
Bỗng nhiên ông sống lại, bảo mọi người rằng: “Tuổi thọ của tôi vốn được 42 năm, nhưng vì thường ngày chuyên cần luyện viết chữ, viết rồi tùy tiện đốt bỏ, mang tro đổ bừa bãi, không có sự kính trọng quý tiếc. Âm ty ghi chép lỗi lầm đó của tôi, giảm bớt 5 năm tuổi thọ, nên nay 37 tuổi mà số mạng đã dứt. Quý vị nên biết, khi đốt giấy có chữ viết, phải cẩn thận không đổ tro bừa bãi.” Nói xong thì nhắm mắt qua đời.
- Lời bàn:
Ở Tường Sinh, Côn Sơn có người tên Cát Tử Hòa. Vào triều Thanh, niên hiệu Khang Hy năm thứ 26 [1687] thường đọc sách dưới lầu phía tây điện Dược Sư, phía trên là phòng nằm nghỉ. Một hôm ở phòng trên lỡ tay làm nghiêng đổ nước trong bô phẩn, nước phẩn dơ theo kẽ ván sàn chảy xuống nhằm chỗ quyển sách Tử Hòa đang đọc, làm nhớp một đoạn có mấy chữ “Thành Gián nói với Tề Cảnh Công”. Tử Hòa bèn xé trang sách bị dơ ấy ra, nhúng vào nước, nhưng chưa rửa thật sạch đã lấy ra rồi để khô mà đốt bỏ.
Không ngờ đến kỳ thi, đề mục thứ ba lại rơi đúng vào đoạn “Thành Gián nói với Tề Cảnh Công”. Tử Hòa viết bài này, đến câu “Chu Công há lại dối gạt ta sao?” chẳng biết vì sao lại vô ý bỏ sót mất một chữ, do đó mà bị đánh rớt.
- Lời bàn:
Trích An Sĩ Toàn Thư – Khuyên Người Tin Sâu Nhân Quả
Nguyên tác Hán văn: Âm Chất Văn Quảng Nghĩa
Tác Giả: Chu An Sĩ
Việt dịch và chú giải: Nguyễn Minh Tiến
Dạ cho hỏi nhà con ở thôn quê nên thường dùng giây báo để đi vệ sinh với lại để đốt nhóm lửa hàng ngày.mà giấy báo thì chữ rất
.Vậy thì việc sử dụng giấy báo của nhà con có mang tội ko ạ
xin quý vị cao nhân giải thích dùm con để con biết mà tránh.
Nam mô Địa Tạng vương bồ tát !
Nam mô A Di Đà Phật !
còn mang xác thân thì còn tội lổi. Mọi hành động của bạn đều vô tình phạm phải rất nhiều những tội lổi, khi chết đi sẽ chịu nhận quả báo nên chết cũng chẳng yên thân đâu.
Chẳng lẻ bạn không bao giờ uống nước, mà chỉ có uống nước thôi cũng phạm tội sát sinh. Bởi Đức Phật có nói trong ly nước này có bốn vạn tám ngàn chúng sinh, bạn nên suy nghĩ và tìm cho mình một con đường.\
Nếu bạn thấy hết đường thì mail cho tôi tại [email protected] tôi sẽ giúp bạn nếu có thể….
Chào bạn Phi và bạn Hùng Tiến,
PH đoán rằng ngày xưa các vị Nho gia bên Trung Hoa rất quý trọng chữ viết vì quan niệm cho đó là “chữ thánh hiền”, có thể quan niệm đó xuất phát từ ý nghĩ là chữ viết truyền tải những đạo đức, những việc hiền thiện. Ngoài ra, còn một lý do nữa là vì ngày xưa giấy rất khan hiếm. Cho nên, họ có quan niệm phải hết sức trân quý giấy có chữ viết.
Nhưng quan niệm đó không phải luôn luôn đúng bởi lẽ như bạn có thể thấy, ngày nay các sách ngôn tình, tiểu thuyết, báo lá cải,..kích động người ta làm những việc không hay, thì những sách ấy lại cần phải tiêu hủy. Cho nên, PH cho rằng mình cần trân quý những kinh sách (của Phật, hoặc của chư vị thánh, hiền cả Nho lẫn Thiên chúa,..) bởi vì những sách ấy truyền tải đạo đức, hướng con người đến những điều thiện lành. Chúng ta cũng cần quý những sách truyền tải kiến thức vì giúp con người có được những tri thức nhất định cần thiết trong cuộc sống. Còn với những sách hướng người ta đến bạo lực, dâm dục, những việc vô đạo đức, những chuyện thị phi không cần thiết,.. thì có lẽ không nên để lưu hành tràn lan mà phải nên tiêu hủy.
Trở lại câu hỏi của bạn, nếu trong báo có những bài viết về đạo đức, hoặc có những hình ảnh của Phật, chư vị thánh hiền, Tăng, Ni,…thì hãy nên cắt ra, để dành lại và nếu có thể thì phổ biến những thông tin đạo đức đó đến những người xung quanh thì càng tốt.
Bạn Hùng Tiến nếu có thể bạn hãy bỏ vào thùng rác dành cho các loại rác có thể tái chế lại để tiếp tục sử dụng (recycle).
Thêm một ý nữa, trong Phật pháp, không có vị thần linh nào ban phước hay giáng tội cả, tất cả là do nhân duyên, nghiệp lực, quả báo của chính mình chiêu cảm ra. Cho nên trước khi bạn làm một việc gì, hãy suy nghĩ xem nó có đi ngược lại với pháp luật hiện hành không, có trái với giới mình đã thọ không (nếu có thọ giới), có trái với lời Phật dạy không, có gây hại đến mình và các chúng sanh trong hiện tại và tương lai không,.. Nếu câu trả lời là không thì bạn có thể an tâm thực hiện.
Chúc hai bạn an vui.
Nam Mô A Di Đà Phật.
A Di Đà Phật. Bất cứ giấy có chữ nếu không cần dùng nữa, hoặc sách báo đồi trụy cần tiêu hủy thì bạn có thể đốt rồi đem tro thả ra sông, biển, hoặc đào đất chôn. Tuyệt đối không nên đổ vào thùng rác. Như vậy là được. Các bậc thánh hiền xưa nay đều quý trọng giấy có chữ, nếu đi đường nhìn thấy giấy có chữ nằm dưới đất liền nhặt lên, không dám giẫm lên trên. Nên nếu giấy có chữ nếu không cần chúng ta cũng không nên dùng vào những mục đích bất kính. Ngoài An Sĩ Toàn Thư mà Ấn Tổ luôn đề xướng ở trên, các sách khác như Thái Thượng Cảm Ứng Thiên hay Liễu Phàm Tứ Huấn đều khuyên răn: Đừng nên tùy tiện vứt bỏ giấy có chữ. Vì thế chúng ta nên tin nghe theo người xưa thì vẫn tốt hơn.
Có lần có người hỏi cư sĩ Lý Bính Nam rằng: Pháp thế gian khuyên người ta mến tiếc giấy có chữ, hãy nên thiêu hủy những tờ giấy bỏ đi ấy, nhưng người nghèo khổ trong thế gian chuyên nhặt giấy bỏ đi, đem bán cho xưởng chế giấy mong kiếm chút lời, trọng chẳng bỏ phí giấy. Một cử chỉ được hai điều lợi. Như vậy thì hai cách trước và sau, cách nào tốt nhất? (Hành Ngọc)
Ngài đáp: Kinh Phật hư nát, chẳng thể tu bổ thì có thể chọn cách thứ nhất (thiêu hủy). Nếu là giấy có những chữ thông tục, có thể chọn cách sau.
Dưới đây là bài trích “Khuyên người tôn trọng giữ gìn giấy có chữ viết”:
Khoảng niên hiệu Đại Minh, sách Khuyến thiện dạy rằng: “Kẻ sĩ trong đạo Nho đều nên kính trọng giấy có chữ viết.”
Lại như vào triều Tống, người cha của Vương Nghi Công mỗi khi thấy giấy có chữ viết rơi dưới đất thì nhặt lên, dùng nước thơm rửa sạch chỗ dơ, rồi sau mới đốt đi.
Một đêm kia ông nằm mộng thấy Tiên Thánh vỗ vai bảo rằng: “Ta cảm cái công khó của ông kính trọng giấy có chữ viết của ta, nhưng tiếc vì ông đã lớn tuổi không còn thành tựu được nữa. Ngày sau sẽ cho Tăng Sâm sanh vào nhà ông, làm hiển vinh gia thế.”
Quả nhiên, chẳng bao lâu sanh được một con trai, liền đặt tên là Vương Sâm, thông minh, ham đọc sách, về sau thi đỗ Trạng nguyên.”
Theo đó mà suy ra, đối với giấy có chữ viết thật không nên vất bỏ bừa bãi và giày đạp lên. Nếu biết y theo lời dạy của người xưa mà kính trọng giữ gìn giấy có chữ viết, thì đời đời sanh ra đều được tài biện luận. Nếu không làm như vậy ắt phải chịu tội báo lớn.
Kệ rằng:
Giấy mang chữ viết cũng như kinh,
Rơi vãi, nhặt cho vào lửa hồng,
Hoặc thả trôi sông, chôn đất sạch,
Mai sau được phước thọ khôn cùng.
Ngũ kinh của nhà Nho,
Cùng kinh Phật, sách Lão,
Giấy chữ không dùng nữa,
Như kinh điển, khác nào.
Kẻ ngu không hiểu biết,
Dùng vào chỗ nhớp nhơ.
Thân đọa muôn ngàn kiếp,
Làm giòi trong phẩn dơ.
Tiếc nhặt muôn ngàn chữ,
Tuổi thọ thêm một kỷ,
Sanh con thảo, cháu hiền,
Phước dài lâu chẳng dứt.
Trích QUY NGUYÊN TRỰC CHỈ
Đại sư Tông Bổn – Nguyễn Minh Tiến dịch và chú giải
Nguyễn Minh Hiển hiệu đính Hán văn
Nhà mình có nhiều giấy nháp . nếu k dùng nữa thì có thể gói đồ . hoặc có thể bỏ vào thùng rác . Nếu vậy thì mang tội . Vậy phải làm sao . mong các bạn chia sẽ
A Di Đà Phật
Bạn Hùng Tiến!
Theo vụng ý của MD, giả như không dùng hết thì chớ nên bỏ thùng rác, hãy đem bán phế liệu, số tiền bán giấy tất nhiên không nhiều nhưng nếu đem chút tiền nhỏ này mua ít cái bánh, ít quyển vở cho trẻ em nghèo hẳn sẽ nhận được nhiều tiếng cười và niềm vui.
Nam Mô A Di Đà Phật xin thường niệm
Xin mọi người cho con hỏi, trong kinh Bồ Tát Thọ Ký có ghi “Cũng như vậy, Hoa Đức Tạng! Ông nên biết điều này. Những sự trang nghiêm ở quốc độ của Đức Phật Vô Lượng Thọ thì như giọt nước ở trên đầu sợi lông, còn quốc độ của Kim Quang Sư Tử Du Hí Như Lai thì như dung lượng của nước trong biển lớn”, như vậy có phải Tây Phương Cực Lạc không đẹp nhất trong vũ trụ nữa ạ, vậy có đúng với kinh Vô Lượng Thọ không ạ? kính mong mọi người chỉ giáo.
A Di Đà Phật
A Di Đà Phật
Chào bạn NPTP,
TT xin chia sẻ vài ý. Chúng ta nên đọc kỹ Kinh văn từ đầu đến cuối để rõ hết nội dung. Quốc độ của Kim Quang Sư Tử Du Hí Như Lai ngày trước nay chính là Thế Giới Cực Lạc mà chúng ta đang ngày đêm muốn vế đấy, chứ chẳng khác. Dưới đây xin trích dẫn một vài đoạn trong Kinh có nội dung liên quan:
*******************
Lúc bấy giờ Hoa Đức Tạng Bồ-tát bạch Phật rằng:
“Bạch Thế Tôn! Cõi nước Vô Lượng Đức Tụ An Lạc Thị Hiện của ngày trước, bây giờ là ở nơi nào?”
Đức Phật bảo:
“Thiện nam tử! Thế giới Cực Lạc ở phương tây bây giờ, vào thuở xưa gọi là Vô Lượng Đức Tụ An Lạc Thị Hiện.”
****************
Thiện nam tử! Ở vào đêm mà Chánh Pháp của Đức Phật Vô Lượng Thọ diệt hết, ngay sau nửa đêm đó, khi ngôi sao minh tướng xuất hiện, Quán Thế âm Bồ-tát ngồi xếp bằng với tư thế hoa sen ở dưới cội Đạo thụ bảy báu và sẽ thành Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác, hiệu là Phổ Quang Công Đức Sơn Vương Như Lai, Ứng Cúng, Chánh Biến Tri, Minh Hạnh Túc, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Vô Thượng Sĩ, Điều Ngự Trượng Phu, Thiên Nhân Sư, Phật, Thế Tôn.
Quốc độ của Đức Phật ấy sẽ tự nhiên có bảy báu vi diệu hợp thành. Dù chư Phật Thế Tôn trong Hằng Hà sa kiếp nói về những sự trang nghiêm nơi đó thì cũng chẳng thể hết.
Thiện nam tử! Ta bây giờ sẽ nói một thí dụ cho ông hiểu. Như những sự trang nghiêm ở cõi nước của Kim Quang Sư Tử Du Hí Như Lai kia, cõi nước của Đức Phổ Quang Công Đức Sơn Vương Như Lai còn gấp ức lần, tỷ lần, ức tỷ lần, và cho đến toán số thí dụ cũng chẳng thể biết.
Quốc độ của Đức Phật đó không có tên Thanh Văn và Duyên Giác; thuần nhất chỉ có chư Bồ-tát đầy khắp cõi nước ấy.”
******************
Sau khi Chánh Pháp đã diệt tận, Đại Thế Chí Bồ-tát sẽ ở trong cõi nước đó mà thành Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác, hiệu là Thiện Trụ Công Đức Bảo Vương Như Lai, Ứng Cúng, Chánh Biến Tri, Minh Hạnh Túc, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Vô Thượng Sĩ, Điều Ngự Trượng Phu, Thiên Nhân Sư, Phật, Thế Tôn.
Quốc độ, quang minh, thọ mạng, chư Bồ-tát, và cho đến thời gian Chánh Pháp trụ thế của Đức Phật ấy thì cũng giống như của Đức Phổ Quang Công Đức Sơn Vương Như Lai không chút sai khác.
*******************
Chút chia sẻ hy vọng bạn rõ mọi thứ.
Chúc bạn kiên định tín tâm, tinh tấn!
Nam Mô A Di Đà Phật.
Chào bạn Niệm Phật Thành Phật,
Theo như trong kinh Bồ Tát Quán Thế Âm Thọ Ký thì cõi nước của Kim Quang Sư Tử Du Hí Như Lai là cõi Phật trong quá khứ (nơi cõi ấy bây giờ là thị hiện cõi nước Cực Lạc của đức Phật A Di Đà). Theo như trong kinh thì cõi nước của đức Phật đó (quá khứ) và cõi Phật của ngài Quán Thế Âm Bồ tát ( tương lai), đều tốt hơn cõi Cực Lạc. PH không thuộc kinh Vô Lượng Thọ nên không rõ lắm về ý “đẹp nhất trong vũ trụ” của bạn. Nhưng có thể thấy ý của hai kinh này không mâu thuẫn nhau vì một kinh thì nói về cõi Phật trong quá khứ và tương lai, một kinh nói về cõi Phật trong hiện tại. Theo như hiểu biết hiện thời của PH thì trong thời hiện tại này, cõi Cực Lạc của Đức Phật A Di Đà là thù thắng nhất. Thù thắng ở hai đặc điểm: Đức A Di Đà có nguyện tiếp dẫn chúng sanh mười phương, và sanh về đó thì không bị thối chuyển nữa. Thiết nghĩ hai đặc điểm đó mới là điểm chánh yếu để người tu Tịnh Độ cầu sanh về đó.
Chúc bạn tu tập tinh tấn.
Nam Mô A Di Đà Phật.
Cảm ơn các bạn rất nhiều. Mình còn hơi thắc mắc là sau khi Phật A Di Đà vào Niết Bàn thì chúng ta niệm ai ạ? Lúc ấy còn pháp niệm Phật không ạ?
A Di Đà Phật
A DI ĐÀ PHẬT
Gửi bạn Niệm Phật Thành Phật,
*Trong A Di Đà Kinh Phật Thích Ca nói: “Xá-Lợi-Phất! Nơi ý của ông nghĩ thế nào, vì sao tên là Kinh: Nhứt-Thiết Chư Phật Sở Hộ Niệm?
Xá-Lợi-Phất! Vì nếu có thiện-nam tử, thiện-nữ nhơn nào nghe kinh này mà thọ trì đó, và nghe danh-hiệu của đức Phật, thời những thiện-nam tử cùng thiện-nữ nhơn ấy đều được tất cả các đức Phật hộ- niệm, đều được không thối-chuyển nơi đạo vô-thượng chánh-đẳng chánh-giác.
Xá-Lợi-Phất! Cho nên các ông đều phải tin nhận lời của Ta và của các đức Phật nói”.
Có một ý kinh bạn cần lưu tâm: “nếu có thiện-nam tử, thiện-nữ nhơn nào nghe kinh này mà thọ trì đó, và nghe danh-hiệu của các đức Phật, thời những thiện-nam tử cùng thiện-nữ nhơn ấy đều được tất cả các đức Phật hộ niệm, đều được không thối chuyển nơi đạo vô thượng chánh-đẳng chánh-giác”.
Điều này có nghĩa: Nếu ai có lòng tin chân chánh nhất tâm trì tụng, xưng niệm hồng danh A DI ĐÀ PHẬT chẳng những được Phật A DI ĐÀ mà cả mười phương chư Phật, trong đó có cả Phật Thích Ca đều hộ niệm. Điều đó cho thấy: chư Phật mười phương đều tán thán, đều diễn thuyết pháp môn niệm Phật. Phật Thích Ca là Phật hiện tại đã thuyết pháp niệm Phật mà chư Phật quá khứ đã thuyết; và kể cả sau này Phật vị lai ra đời cũng sẽ đều diễn thuyết pháp môn thù thắng này. Do vậy bạn chớ nên lo ngại khi Phật A DI ĐÀ nhập niết bàn thì cõi Tịnh Độ sẽ không còn nữa và Pháp niệm Phật cũng không tồn tại, bởi Tịnh Độ cõi là tâm hạnh, bổn nguyện không cùng tận của Phật A DI ĐÀ vì thế nó sẽ thường trụ. Còn Niết Bàn, nghĩa Phật nói là không có sanh diệt. Niệm Phật chính là nguyện về cõi không còn sanh diệt. Điều bạn nên lưu tâm là làm sao trong những tháng ngày ngắn ngủi của mình phải phát tâm dũng mạnh tu hành chân chánh pháp niệm Phật để mà sanh về cõi vô sanh, vô diệt của Phật A DI ĐÀ, đó mới là điều đáng và nên làm.
TN
Bạn Niệm Phật Thành Phật,
TT xin góp vài ý. Đúng vậy, câu trả lời là vẫn niệm A Di Đà Phật. Đoạn kinh văn sau giúp chúng ta thấu rõ tất cả:
“Danh hiệu Phật chính là Thật Báo Trang Nghiêm Tịnh Độ, vì hiển thị Báo thân viên mãn lưỡng túc của giác quả.
Danh hiệu Phật chính là Phàm Thánh Đồng Cư Tịnh Độ, vì dung nhiếp Hóa thân tùy nguyện vãng sanh của chư vị Thượng thiện nhân khắp mười phương thế giới.
Danh hiệu Phật chính là cõi Cực-Lạc vì tự thân trang nghiêm và tự tâm trang nghiêm.
Danh hiệu Phật chính là ba đời mười phương chư Phật, vì A-Di-Đà tức là Pháp-giới Tạng-thân, có lực dụng thu nhiếp và hiện Pháp thân của ba đời mười phương chư Phật.
Nầy Phật tử, danh hiệu Nam-mô A-Di-Đà Phật thành tựu vô lượng vô biên công đức như thế. Cho nên, phải nói rằng danh hiệu Phật chứa đựng vô lượng vô biên công đức của hết thảy Phật pháp, khai vô lượng vô biên diệu dụng, hiển thị vô lượng vô biên uy lực, giải ngộ vô lượng tri kiến giải thoát, siêu việt mọi tư duy, ngôn từ.
Tại làm sao thế ?
Bởi vì nhân nơi danh hiệu Phật mà xuất sanh và lưu bố tất cả Bồ-đề tâm, tất cả bồ đề nguyện, tất cả Bồ-đề hạnh. Ba đời mười phương Như-Lai thảy đều từ danh hiệu Phật mà phát sanh ra. Ba đời mười phương Như-Lai thảy đều do danh hiệu Phật mà thành đạo, chuyển pháp luân, giáo hóa nhị thừa, điều phục chúng sanh cang cường, tội khổ, tham đắm. Ba đời mười phương Như-Lai thảy đều y cứ danh hiệu Phật mà kiến lập Hoa-Tạng Thế-Giới Hải, trang nghiêm vi trần số cõi Phật.”
Với lại, thời ấy hãy còn rất lâu xa, theo Kinh nói:
“Thiện nam tử! Thọ mạng vô lượng của Đức Phật Vô Lượng Thọ dài đến trăm ngàn ức kiếp, rồi cuối cùng sẽ chấm dứt.
Thiện nam tử! Trong tương lai không thể tính xuể số kiếp lâu xa về sau, Đức Phật Vô Lượng Thọ sẽ vào Cứu Cánh Tịch Diệt.”
Thế nên chúng ta chẳng cần bận tâm chuyện ấy, nếu có thắc mắc thì đọc cho biết vậy thôi. Việc trọng đại trước mắt của mỗi chúng ta là trong một đời này phải giải quyết được bài toán sinh tử đã từ vô thủy kiếp tới nay trôi lăn trong lục đạo luân hồi rồi. Ngăn dòng chảy vạn dặm ấy không chi khác hơn là Niệm Phật. Niệm Phật sẽ vãng sanh. Niệm Phật sẽ thành Phật. Chúng ta tin tưởng và thực hành thì chúng ta chắc chắn thành tựu.
Nam Mô A Di Đà Phật.
TỘI KHINH NHỜN CỰC KỲ NGHIÊM TRỌNG
Tội khinh nhờn khó thể tưởng được nổi. Dẫu cho được làm người, sanh lên trời, trọn khó thể dự vào hải hội. Đối với tượng Phật nên coi như là Phật thật, chẳng thể xem như đất, gỗ, đồng, sắt v.v… Kinh điển là thầy của tam thế chư Phật, như xá-lợi của Pháp Thân Như Lai, cũng nên xem như Phật thật, chẳng được coi như giấy, mực v.v… Lúc đối trước kinh tượng, nên như trung thần thờ thánh vương, như con hiếu đọc di chúc. Làm được như thế thì không nghiệp chướng nào chẳng tiêu, không phước huệ nào chẳng đủ. Nay những sĩ đại phu học Phật thì nhiều, nhưng thảy đều là đọc kinh văn, hiểu ý nghĩa, lấy đó để ăn nói, hòng được tiếng là một tay thông gia mà thôi. Còn như cung kính chí thành, y giáo tu trì, thật khó được mấy kẻ!
Vị tổ thứ hai mươi mốt ở Tây Thiên (Ấn Độ) là tôn giả Bà Tu Bàn Đầu (Vasubandhu) tự nói trong kiếp xưa khi sắp chứng Nhị Quả (Thánh Quả Tư Đà Hàm), nhân vì lầm lỗi dựa mình vào hình Phật vẽ trên vách nên bị thoái thất hết sạch. Tôi nói: “Bậc Nhị Quả còn mất quả vị. Nếu là phàm phu ắt vĩnh viễn mất thân người, thường ở trong ác đạo chẳng còn ngờ chi”. Ví như kẻ cự phú phạm phải đại tội, dốc sạch của cải trong nhà để chuộc tội chết, còn kẻ nghèo ắt lập tức bị chém đầu. Chuyện này được chép nơi chương ghi về vị tổ thứ hai mươi là Xà Dạ Đa tôn giả trong sách Truyền Đăng Lục. Vì thế biết tội khinh mạn chẳng phải nhỏ.
Tôi thường nói: “Muốn được lợi ích thật sự nơi Phật pháp thì phải hướng về cung kính mà cầu. Có một phần cung kính thì tiêu tội nghiệp một phần, tăng phước huệ một phần. Có cung kính mười phần, thì tiêu tội nghiệp mười phần, tăng phước huệ mười phần. Nếu không cung kính đến nỗi khinh nhờn thì tội nghiệp càng tăng, phước huệ càng giảm”. Than ôi! Hễ gặp bạn tri giao, hãy nên ra rả đem lời này bảo cho họ biết, không còn pháp thí nào lớn hơn.
Trích từ quyển ẤN QUANG PHÁP SƯ VĂN SAO
Nam Mô A Di Đà Phật ! Cháu chào các Cô, Chú. Cô Chú giúp cháu một thắc mắc nhỏ ạ. Làm thế nào để phân biệt giữa việc thu nhỏ “bản ngã” và “giữ lòng tự trọng” ạ? Ví dụ :
1-người A vì thái độ ko niềm nở ( hơi cau có, gắt gỏng ) của một người bán hàng mà sẵn sàng đi thêm vài trăm m để mua hàng khác ( mãi mãi ko mua gì )
2-người A ngỏ lời xin người B ( ngồi cùng bàn ) một hình ảnh Khuyến mại từ túi Bánh về cho cháu mình chơi. ( nghĩ là cả hai đều đã lớn, ko chơi trò Trẻ con nữa, 17t ) Thấy người B tỏ vẻ coi thường, người A ko chơi với người B nữa ( lạnh nhạt, giữ kẽ ). Vậy trong 2 trường hợp trên, cháu nghĩ là bản ngã, là cái tôi bị chạm tới, và người A ko có lòng rộng lượng, khoan dung. Cháu xin cảm ơn ạ. Nam Mô A Di Đà Phật
Chào bạn Đỗ Bảy,
Người có lòng tự trọng là người biết giữ tư cách, phẩm chất đạo đức của mình và tôn trọng tư cách phẩm giá của người khác. Còn “thu nhỏ bản ngã”, theo PH, là một trong những bước để tiến tới vô ngã, và như vậy đây không phải là một phẩm chất đạo đức thế gian, mà là một bước đi để tiến đến quả xuất thế gian.
Vô ngã là hướng đến của người tu học theo Phật, tuy nhiên bạn cần phải hiểu rõ, mỗi người chúng ta cần phải xoay vào chính mình, tu tập, rèn luyện, hành trì để “thu nhỏ bản ngã” của chính chúng ta; hoàn toàn không phải nhìn ra bên ngoài để đòi hỏi người này, người kia phải “thu nhỏ bản ngã”. Cho nên, bạn cần lưu ý là mình tu, không phải bắt buộc, đòi hỏi người khác tu.
Nếu bạn là nhân vật B trong ví dụ trên, hoặc bạn chỉ là người quan sát thì hãy tập đừng bận tâm đến cách hành xử của người A, hãy thấy rõ đó là cách hành xử bình thường, do nhân duyên, nghiệp lực, tập khí mà họ cư xử như thế. Cho nên, mình không nên đòi hỏi người A phải rộng lượng, khoan dung. Nếu bạn là người đang tập tu thì trong hoàn cảnh này mình phải tập để bỏ đi cái chấp của mình về cách hành xử của người A, hoặc phải tập sao cho mình “rộng lượng, khoan dung” với người A.
Nếu bạn là nhân vật A, thì phải thấy rõ mình đã để tâm sân chi phối trong cách hành xử của mình, đúng như bạn đã nhận xét là đã chạm đến tự ái, cái tôi của mình, như vậy, mình cần nhìn rõ mình như thế để có thể sửa đổi.
Chúc bạn tu tập tinh tấn.
Nam Mô A Di Đà Phật.
Gửi bạn Niệm Phật Thành Phật
khi đức A Di Đà Phật vào Niết Bàn thì chúng ta vẫn niệm danh hiệu Ngài ,vẫn tu hành theo pháp môn Tịnh Độ để được vãng sanh về Cực Lạc.
Điều quan trọng là chúng ta phải thực sự tu hành đúng theo lời Phật dạy. Hộ trì chánh pháp, cùng tiến tới vô thượng bồ đề, viên mãn Phật quả.
chúc bạn tinh tấn.
Cảm ơn mọi người rất nhiều.
A Di Đà Phật
Nam Mô A Di ĐÀ PHật . Các vị cho con hỏi là loại giấy như giấy viết vở ghi chép của con hồi học tiểu học, hay trung học cơ sở, mà viết xong rồi, giờ không dùng nữa , và không có việc gì cần dùng đến nó nữa thì có đem đốt bếp hay gói đồ bẩn. Như vậy có tội không ạ ? Nếu có tội thì con niệm Phật sám hối hàng ngày để không phạm phải nữa ạ. Vì trước đây con chưa đọc bài pháp này nên chưa biết như vậy là mang tội ạ. Nam Mô A Di Đà PHật
Gần đây mẹ con hay nằm mơ thấy ác mộng (giết người, máu me…), vậy cho con hỏi trước khi đi ngủ con mở nhạc chú Đại Bi để đầu giường cho mẹ con nghe có được không ạ.
Nam mô A Di Đà Phật.
A DI ĐÀ PHẬT
Gửi bạn Linh,
*Bạn nên khuyên mẹ thỉnh quyển Kinh Địa Tạng Bồ Tát Bổn Nguyện rồi phát tâm thanh tịnh, trì tụng liên tục trong vòng 21 ngày (tức 7 quyển lớn), rồi hồi hướng cho những oan gia trái chủ mẹ bạn đã gặp trong mộng, kết hợp mẹ bạn nên thường xuyên niệm Phật mọi thời khắc, đặc biệt trước khi đi ngủ nên niệm thầm cho tới khi ngủ thì thôi. Nếu làm đúng như vậy, kết hợp phóng sanh theo đúng chánh pháp, chỉ trong vòng 2-3 tuần, mọi chuyện tốt lành sẽ đến. Trường hợp mẹ bạn không thể tự trì tụng được, bạn nên phát tâm trì tụng rồi hồi hướng cho mẹ và những oan gia trái chủ của mẹ bạn cũng tốt.
*Việc mở Chú Đại Bi để cho mẹ bạn nghe cũng là trợ duyên tốt, nhưng nếu mẹ bạn không có từ bi tâm, nói khác đi, hàng ngày sống trong tham, sân hận thì việc mở Đại Bi chú cũng chẳng có lợi lạc gì.
Hy vọng bạn dũng mãnh tìm ra phương pháp để trợ giúp mẹ, giúp mẹ và bạn cùng đến với đạo Phật, cùng tu hành để giúp cuộc sống thêm an lạc.
TN
Nam Mô A Di Đà Phật, cháu cảm ơn chú Phước Huệ. Chú vui lòng giảng thêm cho cháu một chút. Vì cháu vẫn suy nghĩ về làm sao để ” thu nhỏ bản ngã ” mà vẫn ” giữ được lòng tự trọng ” ? . trước một sự việc trái ý, ta nên ” Buông ” sự việc đó ngay tại chỗ ( ngược lại với ” Chấp ” vào sự việc, chấp vào đối tượng ) , rồi lại Buông cả trong Tâm , giữ tâm bình an, thanh thản, ko giận, ko hờn ( chưa đến mức Sân ) . Như vậy, vẫn giữ được lòng tự trọng chứ ạ ? ( ví dụ, bị Xúc phạm Thật Sự hơn thế cũng Buông được ). Nam Mô A Di Đà Phật
Chào bạn Đỗ Bảy,
Để không chấp ngã, trước hết bạn cần tìm hiểu những yếu tố tạo thành cái ngã của mình. Nói nôm na, chúng ta chấp thân và tâm (vọng tâm) là mình, là của mình. Để đến vô ngã, thì Phật dạy mình phá chấp thân, tâm là mình, là của mình. Về thân thì có lẽ dễ thấy, về tâm thì vi tế hơn. Vọng tâm là tất cả những quan niệm, cảm xúc, ý nghĩ,..của mình. Và từ lâu, mình đã luôn chấp đó là mình, là đúng, là thật. Nhưng không chấp vào đó không phải cho đó là sai, rồi hành xử ngược lại. Bạn cần lưu ý ở điểm này, “không chấp” không phải do mình nói hoặc suy nghĩ “thôi, tôi không chấp” mà được không chấp, không chấp là dựa trên sự tu tập chứng thực ở tâm, không phải ở lời nói hay ý nghĩ. PH phải nhắc bạn cẩn trọng ở điểm này để tránh bị nhầm lẫn rồi vướng nạn.
Bây giờ mình đi vào chi tiết. Ví dụ bạn thấy thái độ của người bán hàng cau có, gắt gỏng, thì bạn khó chịu. Ở ngay cái điểm bạn thấy họ cau có, gắt gỏng là đã xuất hiện cái ngã, cái chủ quan của mình; là ở điểm gán cho thái độ đó là “cau có, gắt gỏng”, mà thật sự đó chỉ là “một thái độ” thôi, không hơn/kém, tốt/ xấu so với các thái độ vui, buồn, hoà nhã,.. Như vậy, ở đây mình nhìn về chất của một sự việc, chứ không nhìn tướng của nó. Nếu bạn thực chứng, thực nhìn ra được đây chỉ là một loại thái độ thì bạn đã phá được cái chấp của mình về cái chấp “thái độ đó là cau có, gắt gỏng”.
Trở lại câu hỏi của bạn, trước một việc trái ý, nếu bạn tu theo pháp môn Tịnh Độ thì dùng câu Phật hiệu mà thu nhiếp cái tâm khó chịu đó vào câu Phật hiệu, không cho nó mạnh hơn nữa, ngay vừa lúc thấy nó khởi là dừng nó lại ngay mà thay vào đó câu Phật hiệu. Nếu bạn tập tu vô ngã theo bên Thiền thì phải quán cho được tâm đó, ý đó, cảm xúc đó không phải là mình, dựa theo kinh Bát Nhã, Lăng Nghiêm,..mà tu tập. Hoặc bạn cũng có thể kết hợp cả hai. Thật ra, khi bạn tập được cho cái tâm không đi theo cảm giác khó chịu đó thì ngay đó là tâm đã bình an rồi, đâu cần phải “giữ tâm bình an, thanh thản, không giận, không hờn”.
Hiện giờ bạn đang chấp vào quan điểm “phải giữ được lòng tự trọng”, và dĩ nhiên là bạn nghĩ đó là cái cần phải tuân theo trong lúc hành xử. Và nếu muốn tiến đến vô ngã thì mình phải phá cái chấp của mình về nó (chứ không phải cho nó là sai nhé, điểm này hết sức quan trọng, đừng nhầm!). Phá nó là mình “thực nhận” ra bản chất nó chỉ là một loại quan niệm, một loại suy nghĩ và nó không phải là mình, không phải là của mình. Để làm được điều này, bạn cần phải tu tập hành trì sâu, chứ không phải vài ba ngày mà được. Ở đây bạn cần nhận rõ, mình chấp ở đâu thì phá ở đó. Và phá chấp không phải là phủ định nó, mà cũng không khẳng định nó, không nương vào đâu cả mới được (nhưng, rồi mình cũng phải phá luôn cái chấp “không nương vào đâu cả mới được”). Thì khi bạn thực sự phá được cái chấp này, tự nhiên tới lúc đó sẽ biết “tuỳ duyên” mà hành xử.
Hiện giờ bạn chưa một lúc mà phá chấp được thì hãy dùng tâm cảm thông, quán nhân duyên, vô thường,..để không khởi tâm khó chịu với người, và phải hiểu rõ mục tiêu của người tu theo Phật là để dứt các độc tham, sân, si, vô minh, và giải thoát khỏi sanh tử luân hồi, chứ không phải để giữ lòng tự trọng.
Chúc bạn tu tập tinh tấn.
Nam Mô A Di Đà Phật.
Chào bạn Đỗ Bảy,
Xin được chia sẻ thêm với bạn về “ý cảm thông, quán nhân duyên,..”. Nếu bạn nghĩ biết đâu người bán hàng đó đang gặp chuyện không vui, ví dụ: bị chồng xúc phạm, con không nghe lời, bị lừa đảo mất tiền, gia đình có người bệnh,..như thế bạn sẽ dễ cảm thông với thái độ của họ. Hoặc quán nhân duyên như: trong quá khứ mình đã gieo nhân gì đó không tốt nên người này mới có thái độ như vậy đối với mình. Như vậy thì lỗi là ở mình, vậy thì sao mình có thể khó chịu được.
Phá chấp ngã rất khó, vì bạn còn chưa nhận ra cái ngã của mình. Cho nên có lẽ trước mắt bạn hãy tập quán nhân duyên, “chỉ thấy lỗi mình, không xét lỗi người” trước đã.
Quán nhân duyên là nhìn thấy được các sự việc xảy đến với mình đều do nhân, duyên hợp lại mà thành. Bạn xin, nhưng người không cho, thì phải thấy hiểu được, trong quá khứ, người này hoặc ai đó đã xin mình vật gì đó, nhưng mình đã không cho. Như vậy, đây là quả cho hành động (ở ba nghiệp thân, khẩu, ý) ngày xưa của mình. Như vậy thì đâu phải tại người, mà là tại mình, vậy thì còn nên khó chịu không? Quán rõ hoài như thế thì bạn sẽ dần chỉ thấy lỗi mình thôi (chứ người không có lỗi), và như thế tâm khó chịu sẽ dần được bạn nhiếp phục.
Chúc bạn an vui.
Nam Mô A Di Đà Phật.
Nam Mô A Di Đà Phật , Cháu cảm ơn chú Phước Huệ nhiều, Chúc các Cô, Chú cư sỹ có thêm nhiều sức khỏe, luôn An Lạc ạ. Nam Mô A Di Đà Phật
mọi người cho mình hỏi mình muốn lấy tôn ảnh Phật làm ảnh nên điện thoại không biết có được không ạ ? vì khi bỏ túi thì màn hình đã tắt nên chắc không có lỗi phải không mọi người
Chào bạn Tịnh Tây
theo tôi nghĩ thì không nên lấy hình Phật làm hình nền điện thoại.
vì như vậy không được cung kính cho lắm.
Đi đường hay nhặt giấy có chữ sau tự biết đọc biết viết
Ông Trần Đức Tâm, một nhà nông ở Tô Châu. Ngày nóng bức ông đi hóng mát, tình cờ thấy bản “Kính tín lục” nơi trường làng. Ông nhờ thầy học giảng nghĩa cho. Ông tỏ ngộ lý nhơn quả, gắng làm việc phước thiện và thường đi theo đường lượm giấy chữ. Cư sĩ Bành Nhị Lâm thấy thế biết là người có thiện căn, bèn mời vào Văn Tinh Các, khuyên ông niệm Phật, ông vốn không biết chữ, nhưng tu trì rất chuyên cần, rồi tự nhiên lần lần biết đọc biết viết.
Ít lúc sau, ông lãnh chức quản đốc các việc phóng sanh, an táng nơi hội Diệu Tế tại Tô Quận. Mỗi khi thấy thây chết, xương người, ông luôn than thở nhơn mạng vô thường, nên công phu niệm Phật của ông càng thêm tinh tấn. Năm ông 69 tuổi, đương mạnh khỏe như thường, ông bỗng đi từ biệt thân thuộc cùng các bằng hữu mà hẹn ngày từ giã cõi đời. Đến kỳ, ông đóng cửa yên lặng ở trong phòng. Các bạn đồng sự xô cửa vào xem, thời thấy trên bàn cúng một tượng Phật, đôi nến đương cháy sáng, hương lạ thơm ngát. Còn ông Đức Tâm đã chết ngồi, mặt xoay về hướng Tây. Bấy giờ là ngày Rằm tháng Tám năm Gia Khánh thứ 18 triều Thanh.
Trích Đường Về Cực Lạc
Cố hòa thượng Thích Trí Tịnh
Con biết pháp môn tịnh độ và cách hành trì rồi nhưng tín tâm không đủ và còn có tâm nghi.Cho con hỏi là làm sao để diệt nghi sanh tín ạ . Có phải con thiếu thiện căn .
Con phải làm sao . Mong các thiện tri thức giúp con với ạ .
Chào bạn Tín căn,
Nghi thì có rất nhiều kiểu, ví dụ không tin có cõi Cực Lạc, không tin mình có thể vãng sanh,… Bạn hãy chia sẻ chi tiết về mối nghi của bạn thì các bạn sen mới có thể góp ý với bạn những cách/giáo lý tương ưng để diệt nghi.
Không biết bạn đã xem qua quyển Niệm Phật Thập Yếu của hoà thượng Thích Thiền Tâm chưa? Nếu chưa thì bạn hãy xem nhé (search trên mạng) vì sách này có khá đầy đủ chi tiết về Tịnh Độ, trong một số trường hợp có thể giúp diệt nghi sanh tín.
Chúc bạn an vui.
Nam Mô A Di Đà Phật.
Dạ chào cư sĩ Phước Huệ cùng mọi người. Mối nghi của con đang là không tin phật a di đà và cõi cực lạc có thật.Mong cư sĩ và mọi người giúp con . Vì nghi chướng này nên con không thể niệm phật được. Con hoang mang lắm
Trong quyển Niệm Phật Thập Yếu mà Cư sĩ Phước Huệ giới thiệu có giải thích mối nghi này, bạn đọc kỹ nhé:
“Để giải thích điều này, xin đáp:
– Những ý nghĩ đó đều còn cuộc hạn theo sự nghe thấy của tai mắt phàm tình. Người muốn học Phật không nên đem trí phàm phu mà suy lường cảnh thánh. Đừng nói đâu xa, ngay ở Việt Nam ta, khi cụ Phan Thanh Giản đi sứ sang Pháp trở về thuật lại, nói bên ấy đèn không đốt mà cháy, xe thuyền không ngựa kéo người bơi mà tự chạy. Cụ có vịnh hai câu thi:
Bá ban xảo kế tề thiên địa.
Duy hữu tử sanh tạo hóa quyền!
Hai câu này ngụ ý khen người Pháp trăm việc hay khéo sánh bằng trời đất, duy có sự sống chết là còn thuộc quyền tạo hóa định đoạt mà thôi! Vua Tự Đức và triều thần nghe nói thế đều không tin. Đến như ông Nguyễn Tri Phương là chỗ bạn thân, cũng mỉm cười cho là cụ Phan đi xa về nói khoác. Thử hỏi: – Vua Tự Đức cùng triều thần đều tự nhận mình là người học thức, cho sự việc đó tai không nghe, mắt không thấy, vượt quá sức tưởng tượng, nên không tin. Nhưng các điều ấy quả thật không có chăng? Lấy một việc nhỏ này suy ra, ta thấy nếu đem những định kiến theo tai nghe mắt thấy và sự tưởng nghĩ phàm thường mà đo lường cảnh thánh đều thành sai lạc. Hơn nữa, nếu không có Phật A Di Đà tiếp dẫn, tại sao nhiều người niệm Phật khi sắp chết biết trước ngày giờ, thấy các cảnh tướng Tây Phương, cùng Phật, Bồ Tát hiện thân đón rước? Nếu cõi Cực Lạc là hư huyễn, tại sao có những vị tu Tịnh Độ trong lúc hiện tiền bỗng được tâm khai thấy rõ ràng cảnh Tây Phương trang nghiêm y như lời Phật nói? Đệ tử của Phật hay người muốn học Phật mà không lấy lời Phật dạy trong kinh làm mực thước, thử hỏi còn lấy chi để làm chỗ tựa nương? Cho nên do theo Thánh Ngôn Lượng và Hiện Chứng Lượng (cách suy lường dựa theo lời Phật nói và sự hiện chứng của người tu), ta phải tin rằng những sự trang nghiêm ở Cực Lạc đều có thật.”
A Di Đà Phật
Bạn nên đọc nhiều các gương vãng sanh để tăng trưởng tín tâm nhé
https://hoasenvanno.wordpress.com/tinh-do-vang-sanh-truyen/
http://www.tinhdo.net/sachdao/69-may-dieu-sen-thanh-phan-1.html
Hỏi: Ngày nay giấy [để in] rất nhiều và rất phổ biến, mỗi năm chúng ta làm công khoá cũng dùng rất nhiều giấy, đem giấy này để gói đồ càng nhiều, xin hỏi như vậy sẽ phải chịu quả báo và giảm phước không?
Ðáp: Hiện nay giấy [để in] so với ngày xưa thì không còn quý nữa, huống chi ngày nay sách vở báo chí đều dạy người ta ‘sát, đạo, dâm, vọng’, chánh thức khuyên dạy đạo đức cho người rất ít, cho nên giảm phước thì rất ít. Ngày xưa giấy đều dùng để viết chữ nghĩa truyền bá đạo lý của những người học theo thánh hiền, cho nên họ đối với ‘giấy’ rất tôn trọng, không liệng bậy, không đem đi chùi bàn ghế hay gói đồ. [Ngày xưa] Quý tiếc giấy [có chữ] này tức là tích phước đức.
Chúng ta nhất quyết không được hủy hoại giấy dùng để in kinh Phật hoặc vẽ tượng Phật, nếu không thì sẽ tổn phước. Phần lớn cách xử lý chung cho những tượng Phật hoặc kinh điển bị hư hoại rồi là đem đi đốt. Tốt nhất là đốt riêng trong những lò đốt nhỏ đặt trong các chùa; hoặc là đem đốt ở nơi đồng trống sạch sẽ ở ngoài trời, đốt xong đem tro chôn dưới đất, như vậy là có lòng cung kính. Nhưng phần lớn trong những đô thị, thành phố hiện nay, tuỳ tiện đốt đồ vật là phạm pháp vì vậy tốt nhất nên đem thiêu ở những lò đốt nhỏ trong các chùa. Nếu là những kinh điển thời xưa (sách đóng theo lối xưa, dùng chỉ khâu các tờ giấy xấp đôi, đóng thành sách) thì không thể đốt, những loại kinh sách này cũng phải có mấy chục năm, mấy trăm năm lịch sử. Nếu hư rồi vẫn có thể tu sửa lại được, có thể đem dán chỗ rách, rồi đem đóng lại như cũ. Ðây đều là những vật có liên quan đến lịch sử Phật giáo, chúng ta phải biết quý tiếc, không nên đem đốt. Ngày nay phần đông những sách in thông thường, không phải tác phẩm nghệ thuật, thiêu đốt thì không sao hết. Tượng Phật cũng vậy, nếu là tượng in thông thường, dùng lâu rồi thì có thể đem thiêu; nếu là tượng vẽ thì không được, nhất định phải dán lại, tại vì đó là tác phẩm nghệ thuật Phật giáo. Ngoài ra phải biết đừng dùng giấy có in chữ để gói đồ ăn, tại vì mực có chất độc, nếu đem gói những thứ không phải thức ăn thì được.
(Phật Học Vấn Đáp – HT Tịnh Không)
Các quý thầy ơi…
Nếu như cố tình dùng những chất liệu không phải giấy nhưng có in chữ viết (như các bao bì của các sản phẩm in nhãn hiệu, in những dòng chữ hướng dẫn sử dụng,…) để làm những việc ô uế như lau chùi, hoặc ném vào những chỗ dơ bẩn,…
Tội đó có nặng không ạ?
Kính chào bạn Hoàng Nam,
Bạn xem kỹ phần chia sẻ của bạn Tuấn Linh ở ngay phía trên (trích Phật Học Vấn Đáp – HT Tịnh Không) thì sẽ rõ. Chúng ta cẩn trọng với giấy hoặccác chất liệu khác có in kinh điển, các lời dạy đạo đức, có hình Phật, Bồ tát, Chúa,.. Tờ giấy đó trở nên quý do nội dung in trên đó, chứ không phải do nó có chữ viết vì các loại sách xấu, in các nội dung bạo lực, tình dục,..thì đâu có gì quý. Loại mà bạn đang hỏi nếu chỉ in những thông tin bình thường, không có hình Phật,…khi chúng không thể dùng được vào việc gì khác mà bạn tận dụng được thì tốt, chứ không có tội. Bạn nhớ để ý tìm hiểu cho rõ nguyên nhân thì khi ứng dụng mới không bị rối.
Kính chúc bạn an vui.
Nam Mô A Di Đà Phật.
Ở trên bài Phật Học Vấn Đáp, HT Tịnh Không có dạy: “Ngày nay phần đông những sách in thông thường, không phải tác phẩm nghệ thuật, thiêu đốt thì không sao hết.” Như vậy là đem đi thiêu rồi chôn tro xuống đất hay thả sông thì được, chứ không nên đem giấy in có chữ viết “làm những việc ô uế như lau chùi, hoặc ném vào những chỗ dơ bẩn”. Vậy quả thật là không nên bạn nhé. A Di Đà Phật.
TÔN TRỌNG – YÊU TIẾC CHỮ VÀ ẤN TỐNG SÁCH THIỆN ĐƯỢC QUẢ BÁO LÀNH .
Tằng Thuần Nho tự Đế Trân ở Hải châu, đảm nhiệm chức đoàn trưởng của bảo thương đoàn huyện nọ. Cả đời sống liêm khiết, thích nhất là đọc sách nhân quả, sách thiện khác, ngoài ra còn ấn tặng rất nhiều sách quý cho các bạn đồng nghiệp, như Âm Chất Văn, Công Quá Cách, Giới Sát Phòng Sinh Văn…
Vả lại, còn đề xướng thành lập hội tích chữ, chuyên thu mua tất cả giấy có chữ, sách cũ nát, cho đến các loại sách dâm, hình dâm… sau đó thiêu hủy, rải tro xuống sông. Ông còn thường xuyên khuyến khích các tiệm bán tạp hóa không được dùng giấy có chữ hoặc giấy báo bao đồ vật, để đáp ứng lòng thành của ông, tất cả mọi người đều hoan hỉ làm theo, thậm chí các ngành công nghiệp, trường học, cũng đều phát động chương trình tôn trọng và yêu tiếc chữ. Chương trình này dần trở thành trào lưu trong xã hội lúc bấy giờ, thật hợp với lòng trời, lợi ích thế nhân, công đức không thể nói hết.
Trong thời gian ông làm đoàn trưởng bảo thương đoàn, hễ thấy ai gặp tai nạn, khốn khó gì, liền đứng ra phát động quyên góp cứu tế, một người có tấm lòng nhân ái, cả một làng được nhờ ân, người được thọ ân cứu tế nhiều không thể kể xiết. Tằng Thuần Nho sinh được 5 người con, chúng đều học hành đỗ đạt, đạo đức ưu tú, công danh sự nghiệp huy hoàng. Riêng ông thọ đến 91 tuổi, khi mãn duyên liền lìa trần không bị bệnh khổ, con cháu đầy nhà, phước báo và thọ mang đầy đủ. Tất cả đây đều là quả báo lành của việc tôn trọng và yêu tiếc chữ, khuyên dạy mọi người làm lành, lợi ích tha nhân.
Trích TÔN TRỌNG VÀ YÊU TIẾC CHỮ.
Ngày nay đạo đức con người thật đi xuống quá mức, chẳng biết quý trọng chữ viết như người xưa nữa. Dùng giấy có chữ viết vào mục đích ô uế.
Những cuộn giấy vệ sinh được bày bán tại Bảo tàng Nghệ thuật của một trường Đại học ở Bắc Kinh, Trung Quốc. Những cuộn giấy vệ sinh in từ vựng tiếng Anh kèm theo giải nghĩa tiếng Trung được bán với giá 10 NDT (hơn 30.000 đồng). Giấy vệ sinh được in từ vựng Tiếng Anh giúp học sinh ôn bài trong toilet.
Quả thật xã hội ngày càng xuống cấp, con người càng ngày càng đắm chìm trong lục đạo, chiếc xe cũng về gần cuối đường rồi, ai đã lên thì ráng giữ, ai chưa lên, sắp lên thì hãy mau mau.
Cho mình hỏi: tất cả chữ viết điều quý tiết hay riêng có chữ Trung Quốc, vậy bất kỳ sách, giấy có chữ nào cũng phải đốt và tha thả trôi sông hoặc là chôn phải không?
Mong mọi người chia sẽ.
Đúng vậy. Nếu nhiều thì bạn có thể gom lại đem bán để tái chế.
A Di Đà Phật
Mỗi quốc gia đều có tiếng nói và chữ viết, đều có giá trị như nhau.
Sách vở có hai loại chính: sách có nội dung thiện và sách có nội dung bất thiện. Những sách thiện, sách có ích khi chúng ta không xem nữa có thể chuyển tặng cho người khác đọc.
Còn sách bất thiện (là những sách hướng con người đến sát- đạo- dâm- vọng), nên gom lại, rút đinh đóng tập để các trang sách rời ra từng tờ, tốt nhất là đem bán phế liệu. Hiện nay chúng ta đều biết để có giấy in ấn, viết vẽ- người ta phải dùng một khối lượng gỗ rất lớn, rừng cũng theo đó mà bị tàn phá. Vậy nên tái sử dụng bột giấy là cách tốt nhất để bảo vệ rừng. Tiền bán giấy phế liệu hãy để giành làm các việc thiện, ấy là cách xử lý tốt nhất.
Nam Mô A Di Đà Phật
Mình hỏi là giấy báo bình thường (ko phải khuyến thiện) như quảng cáo, tin tức xã hội đó đây cũ ko xài nữa thì đem đi gói thức ăn thừa bỏ đi đc ko? Mình nghĩ như vậy sẽ tốt hơn là dùng túi nilon làm hại môi trường…
IN CHỮ DƯỚI ĐẾ GIÀY, BỊ QUẢ BÁO MỤN ĐỘC, MẤT MẠNG
Tại Tô Châu có công ty chế tạo giày da hiệu Thái Hòa, chuyên làm các loại giày cao cấp.
Giám đốc công ty là Vương An Lạc, người Lâu Hà tỉnh Sơn Đông. Ông là người không biết tôn trọng và yêu tiếc chữ, cho in thương hiệu dưới tất cả các đế giày, mặc sức cho người ta giẫm đạp, làm dơ bẩn chữ, sự việc đã đến mức hết sức nghiêm trọng rồi.
Mấy năm sau, bỗng nhiên trên cẳng chân của Vương An Lạc mọc mụt độc rất lớn, máu mủ luôn tuôn chảy ra, tanh hôi không thể chịu được, không ai không nhờm gớm. Sau đó, gân chân co rút, đi lại khó khăn, còn bị trúng gió, cho nên bán thân bất toại, chữa trị khắp nơi, nhưng đều vô hiệu. Không lâu sau, nhắm mắt lìa trần, khi tuổi đời vừa mới 30, để lại đứa con côi cút bơ vơ, vô cùng nghèo khổ.
Giày da dùng để đi mưa, chắc chắn không tránh khỏi phải giẫm đạp bùn đất. Nếu in nhãn hiệu công ty dưới đế giày, hoặc các chữ khác, khi đi cố nhiên làm dơ bẩn chữ. Khi giày hư không thể sử dụng được, bị vứt vào hố rác, càng dơ bẩn bội phần, do đó tội nghiệp không nhỏ.
Thay vì in chữ dưới đế giày, sao chúng ta không
in hoa, họa tiết, sẽ tránh được người ta giẫm đạp. Dám khuyên những ai đã, đang và sẽ không biết kính trọng văn tự, thì nên lấy Vương An Lạc làm điển hình, hãy gấp rút hối cải, làm mới lại mình, sẽ được phước lành rất lớn.
_Trích TÔN TRỌNG VÀ YÊU TIẾC CHỮ_
Nguồn: Truyền thông giáo dục Phật Đà.
XIN THƯỜNG NIỆM PHẬT & LẠY PHẬT:
NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT 🙏🙏🙏
Nguồn: Nhân sinh vô vi