Vào lúc thiên kỵ nên kiêng dâm:
– Khi nắng gắt, hoặc lúc giá buốt. Hễ phạm phải sẽ mắc bệnh ngặt, chẳng chữa được.
– Khi gió bão, giông tố, trời đất tối tăm, lúc nhật thực, nguyệt thực, lúc cầu vồng hiện ra, lúc mặt đất rúng động, phạm dâm sẽ sanh ra quái vật, mất mạng.
– Vào lúc ban ngày, hoặc dưới trăng sao, trước ánh đèn mà phạm dâm sẽ đều bị giảm thọ.
Chỗ địa kỵ hãy nên kiêng dâm:
– Trong phạm vị của miếu, đền, chùa, quán, điện thờ. Phạm dâm [ở nơi ấy] sẽ bị giảm lộc và thọ rất lớn.
– Bên cạnh giếng, bếp, nhà vệ sinh, vườn hoang, mồ mả, xác chết, quan tài. Phạm dâm nơi đó sẽ có ác thần nhập thai, sanh ra quái vật, mất mạng!
Đối với chuyện nhân kỵ, nên kiêng hành dâm:
– Khi uất hận, giận dữ khiến gan bị tổn thương. Phạm dâm ắt bị bệnh.
– Khi đi xa, ân ái rồi đi xa trăm dặm sẽ bị bệnh. Khi vượt trăm dặm rồi ân ái sẽ chết.
– Khi uống say, ăn no mà ân ái, ngũ tạng sẽ bị đảo lộn.
– Khi đói bụng mà ân ái sẽ tổn thương nguyên thần.
– Sau khi bệnh, phạm dâm thì biến chứng sẽ trở lại.
– Khi có thai mà hành dâm sẽ tổn thương thai nhi. Vì thế, sau khi biết có thai, hãy nên ngủ riêng, tuyệt dục. Một là nghiêm ngặt tuân thủ giáo huấn về thai sản, không lo bị đọa thai, cũng như trẻ nhỏ bị nhiễm các bệnh độc từ trong thai, sanh ra các chứng bệnh đậu nguy hiểm, kinh phong, cam tẩu mã v.v… Hai là đứa con sanh ra, con trai ắt đoan nghiêm, chững chạc, gái ắt trinh lương, nhỏ nhẹ, hiền dịu, tự nhiên chẳng phạm lỗi dâm dật.
– Trong vòng mười ngày sau khi sanh mà ân ái, ắt vợ phải chết. Trong vòng một trăm ngày mà ăn nằm, ắt vợ mắc bệnh.
– Khi có kinh nguyệt, hành dâm sẽ trở thành chứng bần huyết, nam nữ đều bị bệnh.
– Chiếu tre: Tánh của trúc là lạnh mát. Hành dâm trên chiếu tre dễ bị cảm nhiễm khí lạnh.
– Mền mỏng: Hành dâm sẽ bị hơi lạnh thấu xương.
– Nên tránh để cửa sổ có gió lọt qua khe, thức khuya nên kiêng hành dâm.
– Vừa giao hợp xong, con thơ khóc nỉ non bên cạnh, chớ cho nó bú.
– Giao hợp xong, chớ quạt ngay, và uống nước trà lạnh, vì nếu bị lạnh, có thể bị chết ngay.
– Một đêm chớ giao hợp hai lần.
– Đừng uống những thứ thuốc kích dục.
– Đừng kềm hãm không xuất tinh.
– Khi ngã bệnh, nổi ghẻ chốc, lở loét, lên đậu, trừ phi đã bình phục hoàn toàn, vàn muôn phần đừng hành dâm. Nếu trái phạm, quá nửa sẽ bị chết!
– Khi bị bệnh mắt chưa khỏi, hoặc vừa mới lành, phạm dâm ắt sẽ bị mù.
– Khi bị bệnh hư lao, tuy đã dưỡng bệnh lành mạnh, vẫn nên đoạn dục một năm. Nếu nghĩ là đã lành bệnh bèn phạm dâm, quá nửa ắt phải chết.
– Thương tổn gân cốt: Sau khi đã lành, vẫn phải kiêng dâm một trăm bảy mươi hoặc một trăm tám mươi ngày. Nếu chưa quá trăm ngày, phạm phải phòng sự, ắt sẽ chết. Dẫu sống sót, ắt cũng đến nỗi tàn phế.
– Quá vất vả, quá lo lắng, quá nóng, quá sợ hãi, quá ưu sầu, đều chớ nên phạm dâm. Hễ phạm dâm, ắt sẽ thành bệnh dây dưa. Nặng thì sẽ chết ngay.
Xét những kỳ hạn kiêng hành dâm theo từng tháng cũng như những ngày kiêng kỵ về khí trời hoặc con người đã nêu trên đây ra, mỗi tháng còn có sáu bảy ngày chẳng có mảy may nào vi phạm. Nếu nói theo người biết giữ gìn thân thể, mỗi tháng chỉ nên ân ái tối đa ba bốn lần, sẽ có thể chẳng bị bệnh tật, tinh thần mạnh mẽ, vững vàng. Hơn nữa, kẻ ít dục sẽ có nhiều con trai. Về sau, thân thể của người ấy cũng mạnh mẽ. Những kẻ trẻ tuổi vừa mới lấy vợ, thường buông lung dục vọng hại thân, khiến cho niềm hòa hợp trăm năm trong nhất thời bị diệt sạch sành sanh, rất đáng đau buồn! Sao bằng kính cẩn vâng giữ giới kỳ (những kỳ hạn nên kiêng hành dâm), giữ thân lập mạng, ngõ hầu mai sau được hưởng niềm vui tề mi giai lão, may mắn lắm cháu đông con, sung sướng chi bằng?
Trích Thọ Khang Bảo Giám
Ấn Quang đại sư tăng đính
Bửu Quang Tự đệ tử Như Hòa chuyển ngữ
A Di Đà Phật _()_
“Vạn ác dâm vi thủ, vạn hạnh hiếu vi tiên”. Tà dâm đứng đầu trong các việc ác, hiếu hạnh đứng đầu trong các việc thiện. Phàm người náo muốn cai trừ tà dâm, thủ dâm, muốn thân thể khỏe mạnh không gì khác ngoài việc siêng năng hành thiện, vì hành thiện khiến dương khí tăng trưởng, đẩy lùi bệnh tật, đẩy lùi ý niệm xấu. Thế nao là hành thiện. Làm việc thiện điều cơ bản trước nhất cần phải là người có HIẾU.
Ông Bà Cha Mẹ là “tiên thiên” là cội nguồn của chúng ta, cội nguồn của sự sống, mạng sống, hơi thở, vận mạng của ta đều do họ ban cho. Phàm hoa quả muốn tốt tươi cần phải vun bồi từ gốc rễ. Người biết hiếu thuận thì trí tụê dần khai mở, hiếu hạnh giúp thanh tịnh hóa tâm hồn, quét sạch ý niệm tà dâm khỏi tâm trí, khiến tập khí tà dâm dần tiêu trừ giúp sức khỏe, thân tâm, vận mạng ngày cang tươi sáng.
Hãy đến với ĐỆ TỬ QUY sách hay dạy việc thực hành đạo hiếu.
ĐỂ TỬ QUY
http://detuquy.com/wp-content/uploads/2016/10/De-Tu-Quy-Phep-Tac-Nguoi-Con.pdf
Xin thưa là con vừa mới hứa trước bàn thờ Phật là trong 1 tuần không thủ dâm và xem phim sex, nhưng sau đó là pham phải ngay. không biết có cách nào để sám hối không ạ??
Cách sám hối tốt nhất là hãy cai nghiện thủ dâm, đừng bao giờ tái phạm nữa.
Bạn có thể tham khảo các trang sau:
https://facebook.com/thokhangbaogiam/
http://cainghientinhduc.net
Bạn nên niệm quan âm bồ tát nhieu vào. Đọc chú đại bi. Phải thường xuyên nghĩ rằng thân này bất tịnh. Đam mê sắc dục là trong vui có khổ . Nó ko mang lại hạnh phúc và an lạc. Chính tà dâm nó dẫn mình vào tam ác đạo. Bạn nên xem thât nhiều vào âm luật vô tình. Để cảnh tỉnh lại bản thân mình lại. Nhất là nhìn phụ nữ đừng suy nghĩ bậy bạ. Đó là bạn đang tu ý nghiệp . Ý nghiep thanh tịnh là mình thanh tịnh
A Di Đà Phật, bạn nên tránh tiếp xúc với điện thoại, máy tính… để mở những web sex. Thay vào đó, bạn hãy mở những bài thuyết Pháp về Phật Pháp và chặn những web sex lại để phòng khi định lực không đủ sẽ phạm lại. Trên facebook nên tham gia các group Phật Pháp, kết bạn với những người theo Phật Pháp, bỏ theo dõi bớt bạn bè, đặc biệt là những bạn hay đăng những thứ không lành mạnh. Bạn nên hiểu rõ nhân quả của việc phạm giới dâm làm ảnh hưởng đến nhan sắc, nhân duyên, học hành, công danh, và may mắn,… Chưa kể sau khi lâm chung sẽ bị đọa vào Địa Ngục vô gián nhận các đủ các hình phạt đau đớn. Nên nhớ dù bạn ở bất cứ nơi đâu đều có thần linh và những người vô hình khác. Bạn nên đứng trước bàn Phật kể rõ tội lỗi của mình và chân thành sám hối với Phật.
Xin quý đạo hữu cho mình hỏi, khi mình in ra nhiều hình Phật nhưng chỉ dùng một hình, những hình kia không dùng đến, để cũng không tiện thì làm thế nào để tiêu hủy ạ
Thế thì gửi hết cho tôi đừng đốt.tôi sẽ giúp bạn i cho người cần. Dạ bạn có thể gửi cho tôi không? Sách cũ ảnh cũ về giáo lý nhà PHẬT.
Mình chỉ in ảnh đen trắng trên giấy a4 để lạy thôi. Cũng có ảnh bị lỗi mà bây giờ không biết làm sao. Mình cũng tu thầm thôi, ba mẹ mình không tin Phật Pháp lắm, nên mình chỉ muốn giữ 1 ảnh thôi cho tiện, không biết làm sao bây giờ
Niệm Phật khi phẫu thuật, Thần thức du ngoạn Liên trì.
Lúc bấy giờ, tôi đang thực tập tại khoa sản, một hôm gặp một phụ nữ vì thai nhi đã chết nên nhập khoa để phẫu thuật. Bà vốn đang buồn khổ vì đứa con đã chết, nay phải đối diện với sự mổ xẻ lại càng lo lắng đau khổ gấp bội, tinh thần rất rối loạn. Tôi đến thăm và khuyên bà niệm Phật, rồi nói: Đức Phật là đấng Đại Từ Đại Bi, nên không nhẫn tâm bỏ sót bất cứ một chúng sanh nào đang bị khổ đau, nhất định Ngài sẽ bảo hộ bà.
Bà nghe lời, nhất tâm niệm Nam mô A-di-đà Phật và dần dần lịm đi do ảnh hưởng của thuốc gây mê.
Sau khi phẫu thuật xong, bà tỉnh lại. Tôi đến thăm thấy sắc diện của bà rất tươi vui, bà nói: Niệm Phật thật sự vô cùng kỳ diệu, vô cùng tốt đẹp!”. Bà kể: Trong khi phẫu thuật, tôi mộng thấy một vị nữ Bồ-tát với hào quang rực rỡ, Ngài phóng hào quang dẫn tôi đến du ngoạn ở một cảnh giới rất trang nghiêm tráng lệ. Ở đó rất nhiều, rất nhiều hoa sen đủ thứ màu sắc, chiếu sáng đan xen lẫn nhau vô cùng lộng lẫy… Sau đó, bỗng tôi nghe: Thời gian đã hết, con hãy trở về đi!. Và tôi từ từ tỉnh lại.
(Pháp sư Đạo Chứng, thuật lại khi giảng)
* Trích NIỆM PHẬT NHẤT ĐỊNH VÃNG SANH
Xin chào các cô chú trên trang, con có một điều cần hỏi cần các cô chú giúp ạ. Đó là khi con niệm phật miệng niệm tai nghe, miệng niệm nhưng tâm thì chẳng nghe rõ rành gì cả, tâm phải nghe từng chữ từng câu. Xong cái tâm con nó ko nhớ nổi câu A Di Đà Phật, ví dụ câu ‘ A ‘ thì trong tâm có phải tưởng cho rõ câu A ko hay chỉ tưởng câu A cho thế nào cũng đc nó méo mó như nào cũng đc ạ. Chỗ này con ko hiểu cái đoạn này ạ, ko hiểu. Mong cô chú các thiện tri thức trả lời cho con. Con cảm ơn.
A Di Đà Phật
Chào bạn Lê Văn Thăng,
Khi bạn niệm chữ “A” thì lắng tâm nghe chữ A, niệm chữ “Di” thì lắng tâm nghe chữ “Di”, và cứ thế cho đến hết rồi trở lại (chứ không phải nhớ nguyên cả câu Phật hiệu). Không phải là tưởng tượng ra chữ A. Bạn nói gì thì tai nghe đó. Nếu tâm không nghe rõ thì hoặc là bạn không đủ sự chú tâm, hoặc là do bạn niệm quá nhanh. Bạn hãy thử niệm chậm lại, thong thả, từng tiếng một cho rõ ràng, chắc chắn, xem có nghe rõ không nhé. Nếu niệm chậm lại rồi mà vẫn không thể lắng tâm để nghe cho rõ thì hãy tập niệm thầm (không ra tiếng), cách này là để trừ cái thói quen ỷ là có tiếng niệm Phật đều đều từ miệng phát ra nên tâm làm biếng, trốn đi chơi lang thang, không tập trung. Niệm thầm sẽ bắt tâm bạn chú ý hơn vào Phật hiệu.
Bạn hãy thử như thế xem sao nhé.
Chúc bạn thành công.
Nam Mô A Di Đà Phật.
Cảm ơn chú PH rất nhiều ạ, ra là vậy hóa ra là khi niệm miệng niệm rồi tâm nghe ạ. Con tưởng rằng là phải tưởng chữ A chứ, may quá.
Chú cho con hỏi nữa là miệng niệm chữ A thì tâm nghe rõ chữ A, vậy thì tâm phải nghĩ tới cái gì ạ. Chỉ là chuyên tâm niệm A Di Đà Phật thôi ạ. Hay không nghĩ gì khác nữa chỉ miệng niệm tai nghe là được rồi ạ.
Thảo nào con niệm kiểu đó nó khó nhất tâm lắm. Rất may cảm ơn chú đã giúp ạ. Con cảm ơn. A Di Đà Phật
À cho con hỏi thêm câu này nữa ạ. Đó là ý niệm vừa khởi thì chuyển thành A Di Đà Phật, ý niệm nghĩ tới câu phật hiệu là sao ạ. Chẳng phải là nghĩ tới câu phật hiệu sao ạ. Nó lại khác so với cách niệm của chú nói là miệng niệm tâm nghe, ko tưởng đến câu phật hiệu. Chú thấy khó hiểu ko ạ. Con cảm ơn
Chào bạn Thăng,
Bạn niệm chữ A, tâm lắng nghe rõ tiếng “A”, không nghĩ gì khác, không để tâm vào việc gì khác hết, chỉ tập trung nghe tiếng đang niệm thôi. Tiếp liền theo đó niệm chữ Di, lắng tâm nghe rõ tiếng “Di”. Nghe nói thì có vẻ dễ, chứ lúc thực hành không dễ. Khi niệm Phật, mình nghĩ hoặc chú ý qua chuyện khác (dù cũng là Phật pháp) thì dễ, chứ buộc tâm vào lắng nghe từng tiếng Phật hiệu liên tiếp nhau thì không dễ chút nào.
“Ý niệm vừa khởi thì chuyển thành A Di Đà Phật”: đây là nói lúc mình đang nghĩ qua chuyện khác. Ví dụ như lúc bạn đang công phu, nhưng tâm khởi nghĩ đến những thứ khác (những thứ không phải là A Di Đà Phật), thì ngay lúc đó phải liền chuyển tâm về câu A Di Đà Phật liền, là tập trung niệm chữ A, lắng nghe tiếng “A”, niệm chữ Di, lắng nghe tiếng “Di”,… Cho nên câu đó là để áp dụng trong trường hợp mình xao nhãng, bị vọng tưởng kéo đi, chứ không phải ý nói lúc mình đã đang tập trung niệm A Di Đà Phật rồi.
Khi công phu, bạn chỉ cần làm một việc là niệm và tập lắng tâm nghe câu Phật hiệu cho rõ ràng, không cần tưởng nghĩ gì khác cả. Và phải duy trì liên tục từng tiếng, từng câu Phật hiệu nối nhau không dứt, không bị tâm gì khác chen vô là được. Lúc ban đầu, đừng nên niệm quá nhanh, mà hãy niệm thong thả, tập trung tâm ý cho sát vào từng tiếng Phật hiệu. Làm được như vậy thì bạn mới có thể cảnh giác biết được ngay khi vọng tưởng vừa bắt đầu khởi mà kéo tâm liền trở lại vào Phật hiệu.
Chúc bạn tinh tấn.
Nam Mô A Di Đà Phật.
Vậy cho con hỏi là nếu vừa niệm tai nghe rồi tưởng nghĩ chữ A có đc ko ạ ? Vì con thấy cái này phù hợp với con, chắc là có nhiều phương pháp khác nhau. Nhưng cho con hỏi là tưởng chữ A nhưng nó cứ lúc thì ko méo mó lúc thì méo mó, lúc thì là chữ ‘ a’ vậy cho con hỏi có đc ko. Còn phương pháp chú nói cho con con thấy nó khó nhất tâm lắm chẳng biết nó sẽ nghĩ gì nữa niệm và nghe vậy tâm nghĩ về câu A Di Đà Phật, tưởng nó nhớ từng chữ ạ. ngoài sự trợ giúp của chú PH còn ai có cách niệm giống con k. Con rất rất cảm ơn chú PH nhiều lắm ạ, chú giải giúp con câu kia nhé. Chào chú
Chào bạn Thăng,
Sở dĩ cách vừa niệm vừa tưởng ra chữ (ví dụ chữ A), bạn (và có cả PH trong đó) thấy phù hợp, dễ làm vì nó thuận theo vọng tâm của chính mình. Vọng tâm của chúng ta luôn nghĩ chuyện nọ qua chuyện kia, chứ không chịu dừng ở một việc. Theo lời cổ đức, nếu muốn thực hành pháp quán tưởng thì phải hành theo các pháp quán tưởng như trong kinh Quán Vô Lượng Thọ đã dạy. Trong kinh ấy có câu đại khái là: quán đúng như kinh đã dạy mới là chính quán, còn không đúng như thế thì là tà quán. Còn bạn đã quyết định theo cách trì danh thì phải “miệng/tâm niệm, tai/tâm nghe”. Không nên sanh ra thêm phần tưởng vì khi mình tưởng là mình đang tiếp sức cho vọng tâm, thay vì mình phải dừng nó lại.
Khó cho nên mình phải tập. Lúc không tập trung, chỉ trong một câu thôi mà PH cũng bị vọng tưởng xen vào, không tròn được một câu. Cho nên phải ráng tập, lúc ban đầu, vọng tưởng nhiều cũng đừng ngại, vì ai cũng bị như thế cả. Cái chính là bạn tập cho tâm mình có sự giác, tập trung. Thấy đường xa vạn dặm chớ có nản, bạn chỉ cần biết bước đi trước mặt thôi, cho nên bạn hãy kiên nhẫn hành trì, vọng tưởng có nhiều cũng cứ mặc kệ, cứ tập lắng tâm niệm/nghe. Bạn chớ nôn nóng mong muốn nhất tâm mà hỏng việc, cứ thong thả niệm/nghe, mặc kệ vọng tưởng.
Cách mà PH chia sẻ với bạn là nương theo lời dạy của chư vị cổ đức, và có thể nói, dựa trên phần đông căn cơ của chúng sanh, đây là cách dễ nhất tâm nhất. Dù thời đại xưa nay có sai biệt, nhưng tâm chúng sanh từ xưa đến nay không có khác nhau, nghĩa là vọng tâm chúng sanh hoặc xưa, hoặc nay đều chạy nhảy không ngừng. Nói thế để biết phương cách của cổ đức là phù hợp, đúng đắn cho các chúng sanh ngày nay.
Chúc bạn tinh tấn.
Nam Mô A Di Đà Phật.
Rất cảm ơn chú PH ạ, chúc chú luôn tinh tấn
A Di Đà Phật
Con Kính chào thay và các bạn đạo hữu . Trước tiên con xin chúc các Thầy và các bạn luon khỏe mạnh . Và kiên định .. thầy và cac bạn cho con hỏi một chút. Con đang tìm hiểu va cố gang làm theo đạo phật . Con đã ăn chay trường được mấy tháng. Cố gang giữ 5 giới.. sáng ra con đọc chú lăng nghiêm. Tap thiền định . Hăng ngày và toi đi ngủ con niêm thầm Nam Mo A Di Đà Phật. Mong quý thầy và các bạn hiểu biết chỉ giúp con . Xem như thế có được không … hoac cho con biết phương pháp tu của phật tử tại gia …con xin trân thành cảm ơn ..
Chào bạn Yên Ha
Bạn có thể tham khảo nghi thức niệm Phật hàng ngày ở đây:
http://www.duongvecoitinh.com/index.php/doi-dong-to-bay/nghi-thuc-niem-phat-hang-ngay/
Có thể thêm vào trì chú, tụng kinh… nhưng đều phải đem những công đức đó hồi hướng cầu vãng sinh Cực Lạc mới có thể giải thoát khỏi sinh tử luân hồi ngay trong đời này.
Bạn xem thêm ở đây nhé:
Lá thư gửi khắp của Đại Sư Ấn Quang
https://rongmotamhon.net/xem-sach_La-thu-gui-khap-cua-Dai-su-An-Quang_ddqcppqc_show.html
cho tôi hỏi khi phật di lặc ra đời và đi thuyết pháp thì ngài sẽ thuyết kinh mới hay thuyết các kinh cũ , nếu ngài thuyết kinh mới thì chú đại bi hay kinh lăng nghiêm có được nhắc lại không .
Bạn hỏi câu này thật khó trả lời cho rốt ráo được, NP cũng muốn chia sẻ chút ít, hy vọng có thể giúp bạn được phần nào. Tất cả chư Phật khi thị hiện nơi đời, dù ở thời kỳ nào, các ngài cũng lăn bánh xe chuyển pháp luân giúp chúng sanh phá mê khai ngộ, khéo đưa chúng sanh về an trú pháp lành, an trú nơi giải thoát…kinh điển chư Phật thuyết đều đồng qui về biển giác, đều làm tan biến vô minh cho chúng sanh….quá khứ, hiện tại, vị lai đều như vậy, và tuỳ vào từng thời kỳ từng nhân duyên mà có thể có tên gọi khác nhau, nhưng cốt lõi tinh tuý bên trong vẫn cùng là một vị giải thoát. Chỉ cần bạn gieo nhân giải thoát, niềm tin mãnh liệt vào điều đó, hết lòng tu học chắc chắn bạn sẽ được gặp chư Phật.
Chào bạn Thành Đạt
Phật pháp,kinh điển thì không có cũ,không có mới. Là do bạn chưa hiểu rõ thôi.
bạn đọc Tâm Kinh chắc có biết:”…bất sinh bất diệt,bất tăng bất diệt,bất cấu bất tịnh…”,điều đó đã nói lên trí bát nhã đâu có phụ thuộc vào thời gian đâu mà phân biệt mới,cũ .
Quan trọng là chúng ta phải tu học đúng pháp,xiển dương,hộ trì kinh điển phật pháp.
kinh LĂNG NGHIÊM là đại biểu của CHÁNH PHÁP,oai lực chú Lăng Nghiêm không thể nghĩ bàn.
Thời mạt pháp này cần đặc biệt bảo vệ,hộ trì,tuyên dương rộng rãi kinh và chú Lăng Nghiêm ( cũng như tất cả kinh chú khác) .
Chúc bạn thường an lạc
Nam mô Hư Không Tạng Bồ Tát Ma Ha Tát.
chào các bạn mình pháp danh minh hiếu năm nay đã 22 tuổi mình muốn tìm 1 bạn nữ tu tịnh độ đồng hành cùng mình vì mình phát nguyện về tây phương nên tìm 1 bạn cùng ý chí tu tập
Dạ xin phép cho con được hỏi kiêng dâm này có nên kiêng ở con nít từ 15-16 tuổi ko ạ hay kiêng dâm này chỉ dành cho người lớn ?
A Di Đà Phật. Không luận là người lớn, trường hợp bạn nói vẫn nên kiêng dâm, TP đây mới 16 tuổi mà vẫn hay tự mình kiêng cử dâm dục, cái tuổi dậy thì càng nên kiêng, khi lửa dục hẫy hừng đều trấn cái tâm lại không cho phát tác, hoặc đem tâm buộc nơi Thánh hiệu Phật A Di Đà hoặc Quán Thế Âm Bồ Tát để dục vọng vơi đi. Các thiếu niên tầm tuổi này hay trước các sắc dục bị lôi cuốn khiến lửa dục tăng lên dẫn đến phát sanh dâm dật rồi tạo nghiệp ác, để thỏa mãn dục vọng đó mà nhiều các nhân bị giảm thọ, giảm âm đức, làm tiêu hao tinh lực đẫn đến nhiều hậu quả xấu, hiện tại bị ác báo, tương lai đọa Địa Ngục thọ báo rất kinh khủng, lúc đó khó mà kham được. Trái lại, người mà hay giữ gìn tâm trong sáng, không dâm dật, không làm các hạnh tà dâm, không xem và hưởng ứng sách làm hư tâm chí, tùy duyên khuyên bảo các chúng sanh không nên dâm dục thì hậu báo tốt đẹp, lúc ấy tự biết mình được những gì vậy.
Cho con hỏi các sư thầy và các bạn đồng tu: ở nhà con có thờ tượng Phật, con có gắn một hộp kính trắng con úp lên tượng cho khỏi bụi thì có được không ạ?
Đường Về Cõi Tịnh: Mong bạn hoan hỉ gõ tiếng Việt đủ dấu để mọi người tiện theo dõi.
A Di Đà Phật
Hoàn toàn không nên. Phật là biểu tượng cho sự khiết trong tịnh lặng vì thế không có bụi bẩn nào có thể phủ bám lên thân thể của các Ngài. Còn bức tượng trong gia đình bạn chỉ là biểu tượng để hàng ngày bạn nhìn vô mà lễ kính, phát tâm tu học theo hạnh nguyện của quý ngài. Nếu tượng bám bụi, hàng tháng hay 1 vài tháng bạn có thể dùng nước thơm để lau rửa tượng Phật. Làm vậy không chỉ biểu tỏ được lòng tôn kính của bạn với chư Phật mà còn cảnh tỉnh chính mình phải luôn giữ gìn tâm ý mình khiết trong tịnh lặng như chính chư Phật vậy.
TĐ