Sa môn Thích tử, Bồ tát tại gia đã tu Tịnh nghiệp Tây phương, nên vận dụng lòng từ bi rộng lớn, đúng như pháp tiến tu, khéo làm theo lời Phật dạy, biết rõ nhân quả, phân biệt phải trái, chứa nhóm tư lương phước đức và trí tuệ xuất thế gian, tròn đầy công đức của bậc Đại trượng phu, bậc Đẳng giác(1), Diệu giác(2). Thế nên, đức Thế Tôn răn dạy nhiều lần: “Các đệ tử của ta tùy ở nơi nào thì nên bố thí giáo pháp và thức ăn, cứu tế tất cả loài hữu tình trong pháp giới, giải trừ nỗi cực khổ đói khát của chúng sanh, giáo hóa khiến họ đồng tiến đến Bồ đề. Nếu không bố thí thức ăn thì không có tâm từ bi, người ấy chẳng phải đệ tử của ta mà là đồ chúng ác”.
Trong kinh có nói rõ ràng: “Xét kỹ tất cả chúng sanh không rõ tự tánh nên sinh khởi tham lam, tật đố, sân hận, ngu si. Trong các loài Trời, Người, A tu la, Địa ngục, Ngạ quỷ, Súc sanh bị đói khát nung nấu ưu sầu khổ não, ở trong đêm dài tăm tối, dù mong cầu ra khỏi nhưng chẳng biết đến bao giờ. Xét theo lý, mọi chúng sanh là cha mẹ đời trước của ta. Như lời Phật nói, họ đều là kẻ oán người thân của chúng ta trong nhiều kiếp. Thế nên, vận dụng lòng từ bi của Quán Âm, tu hạnh nghiệp Phổ Hiền, thệ đều cứu tế tất cả cứu thoát khỏi trầm luân. Người có khả năng thì thiết lập trai đàn cúng dường, người không có khả năng thì trì chú thí thực, phóng sanh. Công đức của việc thí thực thù thắng rộng lớn vô biên, đầy đủ những lợi ích nhiệm mầu nói không thể hết. Nay nêu sơ lược vài điều bày tỏ cùng các bậc Hiền nhân rằng:
Vừa phát tâm bố thí, hạnh vi diệu toàn bày, đầy đủ Tam đàn, tu trọn Lục độ, lợi mình lợi người, tự giác giác tha. Khéo tập hợp phước đức và trí tuệ xuất thế, mãi làm tư lương Tịnh Độ, bồi đắp nền tảng rộng lớn, thành tựu thể dụng trọn vẹn. Cho đến việc chôn lấp xương khô, mai táng tử thi vô chủ, vì mọi u hồn thay thế tỏ bày sám hối; bắc cầu, đào giếng, giúp đỡ khách vãng lai; ẩm thực, tiền tài tùy sức mình mà ban ân bố thí. Mỗi khi thấy người nghèo túng cơ hàn, thống thiết xót thương, đến như người già cả cô độc bệnh hoạn, càng thêm thương xót, thường tìm cách giúp đỡ, uyển chuyển vận dụng lòng từ bi chân thật.
Phàm tu tất cả các căn lành đều nguyện chúng sanh thành Phật, đem việc lợi ích thù thắng ấy hướng về Tây phương, mong mọi loài hữu tình cùng lên bờ giác. Thế nên, do trong nước rối loạn mà Lương Võ Đế tu nghì Thủy Lục, Tam Tạng Bất Không có pháp cứu tế cô hồn”.
Như thế, thật đáng gọi là:
Một trận mưa khắp cùng pháp giới
Bao tâm hồn khô khát thắm tươi.
CHÚ THÍCH:
(1) Đẳng Giác: Cũng gọi là Đẳng chánh giác, một trong mười tôn hiệu của Phật. Đẳng giác là sự giác ngộ chân chánh bình đẳng, tức giác ngộ chân lý hoàn toàn, chỉ cho sự giác ngộ của chư Phật.
Cũng gọi Đẳng Chánh Giác, Hữu Thượng Sĩ, Nhất Sanh Bổ Xứ, Kim Cương Tâm, Lân Cực.
Về nội dung thì ngang hàng với Phật, nhưng về mặt tu hành thực tế còn kém Phật một bậc, gọi là Đẳng giác. Trong năm mươi hai giai vị tu hành của Bồ tát, Đẳng giác ở giai vị thứ 51; trong sáu chủng tánh thì thuộc chủng tánh thứ năm. Đây là giai vị tu hành cùng tột của Bồ tát.
(2) Diệu Giác: Một trong năm mươi hai giai vị, một trong bốn mươi hai giai vị tu hành của hàng Bồ tát Đại thừa, chỉ cho quả Phật rốt ráo giác hạnh viên mãn, bởi thế, Diệu giác cũng là tên khác của quả Phật. Còn gọi là Diệu giác địa, biểu hiện cảnh giới lý tưởng cùng tột. Bồ tát ở giai vị Đẳng giác, đoạn trừ một phẩm vô minh cuối cùng mà được vào giai vị Diệu giác. Ở giai vị này, Bồ tát đã dứt sạch tất cả phiền não, trí tuệ viên mãn vi diệu, đã giác ngộ lý Niết bàn.
Khi phân tích sự sai khác giữa giai vị Diệu giác của Biệt giáo và Viên giáo, Thiên Thai tứ giáo nghi cho rằng, vị Diệu giác của Biệt giáo hiên báo thân viên mãn, ngồi ở tòa Đại Bảo Hoa Vương dưới cây bồ đề thất bảo trong thế giới Liên Hoa Tạng, vì các Bồ tát độn căn mà quay bánh xe pháp vô lượng Tứ Đế. Còn vị Diệu giác của Viên giáo thì thành tựu pháp thân thanh tịnh, ở trong cõi Thường Tịch Quang, lấy hư không làm tòa ngồi.
Trích LIÊN TÔNG BẢO GIÁM
Đại Sư Ưu Đàm
Thích Minh Thành dịch
SỰ THĂNG ĐỔI CỦA ĐÔNG NHẠC ĐẠI ĐẾ VÀ TAI NẠN CỦA NAM THIỆM BỘ CHÂU.
Cảm ân phật lực gia bị ! ngồi hoa sen trắng xuất phát !
A Di Đà Phật ! A Ngọc hợp chưởng hướng Phán Quan hành lễ !
“Phán Quan ! hôm nay xin ngài hãy dẫn con đến thăm Đông Nhạc Đại Đế trong truyền thuyết.”
Phán Quan nói : “ Đông Nhạc Đại Đế trong hiện tại,là một vị Diêm Vương dưới sự thống lĩnh của Minh Quân Diêm Vương.Vào đời Tống lúc trước,Đông Nhạc Đại Đế hay còn gọi là Phong Đô Đại Đế,là người thống trị tối cao của minh phủ,tương ứng với chức vị Minh Quân Diêm Vương trong hiện tại;nhưng hiện tại Đông Nhạc Đại Đế lại là một trong 12 vị Diêm Vương dưới quyền Minh Quân Diêm Vương,chức vị đã bị điều động.Vì địa ngục không ngừng xây thêm,sau đời Tống tốc độ xây thêm gia tăng đột phá hơn trước;cho đến năm 1995 tại dương gian bắt đầu,địa ngục lại càng tăng tốc xây thêm,cho đến hiện tại địa ngục đã rơi vào trạng thái bão hòa,tại vì những kẻ phạm tội tại dương gian thật là quá nhiều quá nhiều rồi ! bổn quan biết rằng có một số tín chúng,đọc qua sách Âm Luật Vô Tình,cảm thấy sao minh phủ lại có việc xây thêm địa ngục cùng thay đổi chức vị ? thử nghĩ tại dương gian các cơ quan công chức cũng luôn tăng giảm nhân viên,âm dương hai giới,thật ra đạo lý cũng giống nhau thôi,cõi trời cũng không khác được,A Ngọc con đi theo ta !
Phán Quan nói : “năm thứ 350 sau đời Tống,nhân gian không cách nào giải quyết được,bao nhiêu án oan lớn nhỏ không có kết bắt đầu không ngừng gia tăng;loại oan hồn này sau khi xuống địa phủ,toàn bộ đều muốn thượng cáo đến chỗ Đông Nhạc Đại Đế,đại điện phán xét của Đông Nhạc Đại Đế biến thành nơi tụ tập của rất nhiều oan hồn,Đại Đế cũng rất mực bận rộn;sau đó địa phủ xây thêm Phủ Minh Quân Diêm Vương mô hình lớn hơn,từ đó Phong Đô Đại Đế cũng đổi tên là Minh Quân Diêm Vương rồi.Phủ Minh Quân Diêm Vương mới xây là phủ đệ hợp nhất lại vừa là chỗ ở vừa là nơi làm việc của Minh Quân Diêm Vương,như vậy sẽ càng thuận tiện hơn cho Minh Quân Diêm Vương quản lí địa phủ,lần trước A Ngọc có tham quan qua đại điện xét xử của Minh Phủ tối cao,đó là lúc xây mới vậy,Phong Đô Đại Đế cũng đã chuyển đến Phủ Minh Quân Diêm Vương làm việc rồi.
Đông Nhạc Đại Đế trong hiện tại là do Tần Quảng Vương của đệ nhất điện đảm nhiệm,Tần Quảng Vương của đệ nhất điện là một vị chánh nghĩa nhân quân tại dương gian,sau khi thọ chung được ủy nhiệm làm Diêm Vương đệ nhất điện.Nội dung công việc của Đông Nhạc Đại Đế cũng không khác gì so với của Minh Quân Diêm Vương,chỉ có điều là một số quỷ hồn sau khi vào địa ngục,nhất định phải tố cáo đến vị Diêm Vương tối cao;loại hồn này trên căn bản đa số đều được an bày đến đại điện của phủ đệ Minh Quân Diêm Vương,do chính Minh Quân Diêm Vương tự mình xét xử.Thật ra đây là thói quen của người tại dương gian,tất cả người đến minh phủ,mỗi một vị Diêm Vương trong minh phủ đều công chính nghiêm minh xét xử.Tất cả Diêm Vương đều làm theo âm luật phép tắc,dựa theo nhân quả mà xử lí các vụ án,tuyệt đối không thể nào thiên vị cho thân quyến bạn bè,mọi người đều xem tội hồn phạm tội gì mà phán vào địa ngục nào,có oan tình nào thì phát loại lệnh bài đòi mạng đó.”
Đi qua cái cầu hình tròn này,tòa quan phủ phía sau chính là phủ của Đông Nhạc Đại Đế rồi.Phủ quan viên thật đông người,trên cầu có đầy Dạ Xoa đi lại tuần hành,bọn họ gặp Phán Quan đều hành lễ.Có Phán Quan dẫn đường không cần bốn bề tìm kiếm chỉ dẫn,đơn giản nhanh chóng rất nhiều;chúng tôi đi bộ trong địa ngục thật ra rất mau vậy,không giống nhân gian một bước một dấu chân in trên đất từ từ đi.Có lúc Phán Quan đi nhanh,tôi cũng phải gia tốc lên;chúng tôi dùng tâm lực để đi mà chân không dính đất.Địa ngục đúng là lớn quá,lúc trước con đường này chưa từng đi qua,nhưng tôi cũng không muốn nhớ đường tại địa ngục,chúc nguyện chúng sanh địa ngục sớm ngày nghe hiểu chánh pháp tu hành,sớm ngày toàn bộ siêu thoát cái khổ địa ngục.Hiện tại đã nhìn thấy phủ Đông Nhạc Đại Đế rồi,trước cửa có Dạ Xoa đứng ngay ngắn trước hai cánh cứa lớn màu đỏ,sau khi Dạ Xoa hướng Phán Quan hành lễ,mở cửa cho chúng tôi tự đi vào.
Sau khi đi vào lại có hai quỷ sai khác mỉm cười nghênh tiếp Phán Quan,và dẫn chúng tôi đi xuyên qua hành lang một hoa viên rồi sau đó đến đại điện xét xử,xem có vẻ Phán Quan rất quen thuộc với chúng Dạ Xoa ở đây.Đại điện xét xử này rất rõ ràng là nhỏ hơn đại điện xét xử tối cao của Minh Quân Diêm Vương,ở đây cảm giác cổ đại hơn,nhà kiểu xưa cửa sắt lớn màu đỏ,đồ dùng trong nhà và trang trí đều là cổ sắc cổ hương,trên tường treo ảnh họa đều là hình người xưa,hai bên tường phía dưới còn có binh khí thời xưa,đối diện cửa chính có tấm biển ghi bốn chữ Đông Nhạc Đại Đế,có vị Diêm Vương ngồi đó hình như là Đông Nhạc Đại Đế.Đông Nhạc Đại Đế thân mặc trang phục Diêm Vương,sắc mặt màu nâu,đầu mang vương miện,đôi mắt phát ra ánh sáng màu đen,A ! xem kỹ thì ra là một vị Diêm Vương có dung mạo cực kỳ nghiêm túc mang chút hung ác,trên bàn làm việc của Diêm Vương có ghi bốn chữ Đông Nhạc Đại Đế.
“dân nữ Thượng Quan Ngọc Hoa,khấu kiến Đông Nhạc Đại Đế !”
Đông Nhạc Đại Đế nói : “Thượng Quan Ngọc Hoa miễn lễ ! hoan nghênh con đến ! con có vấn đề gì thì cứ nói thẳng đừng sợ !”
A Ngọc :”vâng ạ,Đại Đế Diêm Vương ! dân nữ muốn xin hỏi Diêm Vương vài vấn đề :
Thứ nhất,dân nữ nghe nói địa ngục đã bảo hòa,nếu như người dương tiếp tục phạm tà dâm,địa ngục đã tràn ngập hết rồi có phạm tội tà dâm thì cũng không có địa ngục mới có thể sắp xếp,cho dù đến lúc thọ chung,cũng sẽ tạm thời miễn thọ hình phạt địa ngục,đợi khi địa ngục có chỗ mới thọ hình phạt ? hay phải phóng thích bớt chúng sinh địa ngục trong hiện tại,nhường chỗ cho tội hồn mới chịu tội ?
Thứ hai,những người đã phạm nhiều tội tà dâm,theo âm luật pháp tắc phải giảm phước giảm thọ,có cách nào để chúng sinh phạm tội tà dâm khi thọ chung triệt để miễn thọ hình phạt địa ngục không ?
Thứ ba,có cách nào có thể triệt để tránh phạm tà dâm không ?
Đông Nhạc Đại Đế nói : “ ôi ! một luồng khí tà dâm to lớn của dương gian,đã trực tiếp xông lên đại điện của thiên đế,tà dâm đã nghiêm trọng chướng ngại sự quân bình chánh khí của đại tự nhiên;nhân gian nếu tiếp tục mất đi sự quân bình chánh khí của đại tự nhiên,sẽ làm phát sanh đủ loại thiên tai tự nhiên.Ví dụ như : thời tiết không ổn định,trong sát na sẽ có đủ thứ biến hóa,lúc thì mưa lúc thì nắng,nhiệt độ trong ngày có thể thay đổi rất nhanh,trong một ngày có thể trải qua bốn mùa xuân hạ thu đông,sóng thần,thủy tai,hỏa tai,động đất,các loại bệnh truyền nhiễm lớn tại nhân gian đều là lời cảnh cáo.
A Ngọc ! con thử nghĩ xem tại sao lại có bao nhiêu chuyện bi ai xảy ra tại địa cầu Nam Thiệm Bộ Châu ? chắc chắn là có nguyên nhân cộng nghiệp do một số hành vi con người hậu thiên.Vì thế mà bổn tọa hy vọng “âm luật vô tình” có thể mau chóng đánh thức lòng người mê muội tại dương gian,có được tác dụng cứu vãn lòng người,thay đổi phong khí xã hội,làm cho quảng đại chúng sinh an phận giữ mình nghiêm trì ngũ luân đạo đức.Chuyển biến khí tà dâm đã đem lại cho nhân gian đủ loại tai nạn,cũng để cho địa ngục tràn ngập này được thư thả,nhân gian trong thời gian ngắn khỏi phải liên tục phát sinh các tai nạn lớn.Nếu tình hình tà dâm tại nhân gian tiếp tục tràn ngập tiếp diễn như trước mắt,thì trong thời gian ngắn sẽ xảy ra tai nạn mô hình lớn,long trời lở đất mà tiếp nối đến;tất cả những chúng sinh phạm tà dâm hoặc những tội khác,sẽ không thoát khỏi được lưới trời vô lậu vô tình của âm luật,tất cả đều sẽ bị lưới trời pháp tắc âm luật vô tình vô lậu dọn sạch trong tai nạn mô hình lớn,đọa lạc chịu vô lượng vô biên hình phạt địa ngục.
Địa ngục minh phủ này tuy đã tràn đầy,địa phủ sẽ sắp xếp tìm nơi khác mà xây thêm địa ngục.Cho dù địa ngục này có hư hết,nếu chúng sanh trong địa ngục vẫn chưa hết nghiệp,chúng tôi sẽ chuyển những tội hồn này đến địa ngục phương khác để tiếp tục thọ phạt,cho đến lúc tất cả tội nghiệp của bọn họ triệt để tiêu trừ,mới được rời khỏi.Chúng sinh trong địa ngục nếu muốn rời khỏi địa ngục thì chỉ có hai nguyên nhân : một là tội nghiệp địa ngục đã trả hết,sẽ tùy theo dư báo địa ngục đầu sanh thân phận tương ứng.Minh phủ cũng có Pháp Hội Đường do Địa Tạng Bồ Tát từ bi khai thị,nếu trong các đại địa ngục có tội hồn nào phát tâm chân thật sám hối,sẽ được Dạ Xoa dẫn đến nghe Bồ Tát Địa Tạng từ bi khai thị,từ đó nhờ Phật gia trì,phát khởi thiện căn,được siêu thăng cõi lành.Đáng sợ nhất là những kẻ không bao giờ sám hối những lỗi lầm quá khứ,một mực chấp mê bất ngộ đọa lạc chịu khổ,thậm chí còn không ngừng làm tăng trưởng tội nghiệp của mình.
Một niệm thật lòng sám hối,đủ để tiêu trừ vô lượng vô biên tội nghiệp,pháp tắc của âm luật vô tình tuyệt đối không bao giờ trói buột những hữu tình chúng sanh thật lòng chân tâm hối lỗi.Đa số những hồn từ địa ngục ra,đều đầu sanh làm những con vật nhỏ bé tư duy đơn giản trong súc đạo;cho dù đầu sanh nhân gian cũng làm người phúc báo thiển bạc,ngũ căn không đủ v.v…Thứ hai là loại chúng sanh may mắn được đại lực siêu bạt của thân quyến dương gian,cũng có thể rời khỏi địa ngục.Nếu mong đợi đại lực siêu bạt của thân quyến dương gian thì hơi khó,vì phải nhờ nhân duyên tha lực siêu độ.Trong ghi lục của minh phủ có những trường hợp được thân quyến dương gian siêu bạt đến cõi lành,có người còn được siêu thăng lên cõi trời hay cực lạc tịnh thổ nữa.Nhưng đây không phải là ngẫu nhiên,mà đều do những tội hồn này trước khi đọa địa ngục trong kiếp xưa,có tích lũy một số phước báo,chứ không phải đột nhiên được siêu độ,tất có thiện nhân duyên trong đó dẫn đến.Vì thế mà tất cả chúng sanh nên thừa lúc ngũ quan đầy đủ,thân thể khỏe mạnh mà cố làm nhiều việc thiện,tuân thủ pháp luật,giữ gìn giới luật,tích lũy công đức,cố vì bản thân tích lũy phước báo,tuyệt đối đừng dùng thân thể khỏe mạnh này làm các hành vi phạm giới đọa lạc địa ngục,một khi đọa địa ngục sẽ chịu vô lượng vô biên đau khổ,không có ngày ra.
Những chúng sanh đã phạm tội tà dâm hoặc đã tạo ác nghiệp địa ngục,có nhân thì có quả,tạo phải ác nghiệp địa ngục,tương lai nhất định phải chịu quả báo địa ngục.Nếu như không muốn thọ quả báo này,thì lúc quả báo chưa thành hình phải đoạn tuyệt tất cả trợ duyên tạo nên quả báo.Nếu muốn kiếp này hoàn toàn miễn trừ phạm tà dâm mà đọa địa ngục,thì chỉ có một cách,đó là cần triệt để bỏ hết nhất thiết hành vi tà dâm,đầu tiên là phải luôn nghiêm túc quản lý ý niệm của mình,không được buông lung để trong lòng khởi lên một chút ý niệm tà dâm nào,một niệm cũng không được,cho dù có khởi lên ý niệm tà dâm vi tế cũng phải sám hối ngay,lập tức phát tâm triệt để,sau này sẽ không khởi niệm tà dâm như vậy nữa,đồng thời không ngừng chuyển lời khuyên người không được tà dâm,phát tâm như vậy rất quan trọng.
Những chúng sinh nào có duyên với quyển sách này,cần thật lòng phát tâm triệt để đoạn trừ tà dâm mà nhiều lần thất bại,có thể mỗi tháng mùng một,mười lăm đối thiên phát nguyện,từ đây về sau đời đời kiếp kiếp không phạm tà dâm,cùng trợ in hay chuyển trao sách thiện “âm luật vô tình”,bình thường nghiêm khắc chấp hành đoạn tuyệt nhất thiết ngôn hạnh liên quan đến tà dâm.Chấp hành ăn chay,càng không ăn những thức ăn nâng cao dục vọng,cũng như hành tỏi nấu chín sẽ gia tăng dục vọng,những dược thảo có tính kích dục phải dùng càng ít càng tốt, ví dụ như Ba Can(một loại nấm).
Dục vọng của động vật thường cao hơn con người,do đó đừng ăn những thức ăn liên quan đến động vật,ngoài việc làm loạn tánh còn bị nợ mạng,rượu cũng làm loạn tánh không nên uống.Mắt và tai đừng xem nghe những sản phẩm sắc tình làm động tâm,bình thường cần tinh tấn tu trì phật pháp,cùng phát tâm hoằng dương hộ trì chánh pháp,thật lòng sám hối những tội nghiệp tà dâm đã tạo.Thật lòng phát khởi tâm triệt để buông bỏ hành vi tà dâm rất quan trọng,nếu như có thể làm được “tâm vong tội diệt cả hai đều không” thì không cần lo ác nghiệp địa ngục rồi.
Niệm thánh hiệu Nam Mô Quan Thế Âm Bồ Tát cũng có thể từ từ trừ bỏ hành vi tà dâm,chỉ cần mỗi ngày thành tâm niệm thánh hiệu bồ tát,nhất định sẽ được cảm ứng bồ tát âm thầm từ bi gia trì,tiêu giảm tội nghiệp tà dâm đọa lạc địa ngục.Nếu có chúng sanh sau khi phát nguyện nghiêm trì lời nguyện,sẽ miễn trừ ác nghiệp đọa lạc địa ngục khi thọ chung,tức sẽ đầu sanh cõi lành.Còn việc cụ thể tiêu giảm bao nhiêu hình phạt địa ngục,phải xem lực phát tâm sám hối của hữu tình chúng sanh mà định đoạt sau cùng.”
“Thượng Quan Ngọc Hoa ! con còn có câu hỏi nào nữa không ?”
“tạm thời không có nữa,rất cảm ơn sự trả lời của Đại Đế,dân nữ đảnh lễ bái lui !”
A Ngọc đảnh lễ Đông Nhạc Đại Đế,Phán Quan,cùng các vị quan viên !
Ngồi hoa sen trắng về thôi !
Xin hỏi tôi có đọc được 1 số liệu bên fb của chùa Hoằng Pháp là bình quân trong 1000 người chết đi có tới 997 người rơi vào 3 đường ác, tính chung cho tất cả tôn giáo và tín ngưỡng. Số người được sanh về cõi lành như Nhân, Thiên rất ít. Người được sanh về cõi Phật càng ít hơn.
Tôi có hỏi lại tư liệu để cập nhật thông tin nhưng ko thấy hồi âm.
Trong 1 bài giảng Hòa thượng Tịnh Không nói người ngày nay chết phần đông đọa làm Ngạ quỷ. Tôi được biết Ngạ quỷ là tội nhân ở địa ngục, còn vong linh vất vưởng nơi trần thế là số khác nữa.
Tôi rất phân vân về tính xác thực của những điều đó.
Xin hỏi bạn post bài trong ĐỊA NGỤC KÍ SỰ, nếu bạn có thể cho tôi sự phản hồi giải đáp thắc mắc của tôi, xin chân thành cảm ơn.
Trên trần gian làm gì có tài liệu nào để biết chính xác bao nhiêu người chết sanh về 3 đg ác, bnhiu sanh về Thiên, Nhân? GH nghĩ tài liệu đó nằm trong quyển sanh tử do Phán Quan cầm đó bạn. 🙂 Chỉ có sổ sanh tử mới là đáng tin nhất, hoặc nếu có vị nào chứng A la Hán trở lên, hoặc các vị chư Thần mới biết đc chính xác. Còn ngoài ra, người phàm chúng ta ai có thần thông để biết đc bao nhiêu người chết một ngày và bnhiu sanh cõi nào, cảnh giới nào mà làm tư liệu? Nếu phải nói ra con số chính xác thì khó, phải do bậc đắc đạo nói rồi. Còn nếu nói phần đông, thì GH có thể nói đa phần sẽ sanh vào 3 đường ác là đúng rồi. Điều đó chắc ai cũng biết vì đa phần người đời bây giờ tạo ngũ nghịch thập ác. Còn người giữ trọn ngũ giới thì ít, nên khi chết đi, không có lại thân người nữa – nên phải vào 3 đg ác. Muốn sanh lên Thiên giới phải giữ đc thập thiện, nhưng ng giữ đc 10 giới lại càng ít ỏi. Đức Phật từng nói số người chết đc lại thân người như đất trên bàn tay Ngài, còn số người đọa 3 đường ác nhiều như đất trên địa cầu. Dựa vào câu nói của Phật chúng ta chẳng cần thông tin nào khác cũng hiểu đc đa phần chúng sanh đầu thai vào ác đạo nhiều hơn Nhân Thiên rồi đúng không?
–
”Tôi được biết Ngạ quỷ là tội nhân ở địa ngục, còn vong linh vất vưởng nơi trần thế là số khác nữa. Tôi rất phân vân về tính xác thực của những điều đó.”
Không phải bạn à, ngạ quỷ không ở địa ngục. Vì họ không bị phán ”đọa địa ngục”, mà bị đọa làm ”ngạ quỷ”. Tức họ phải bị đói khát, suốt kiếp không đc ăn uống, thọ thân hình xấu xí, và có loại ngạ quỷ thân hình thường bóc lửa cháy nữa. Tất cả khác nhau hết, vì nghiệp lực của mỗi ngạ quỷ mỗi khác, nên thọ hình và thọ mạng khác nhau. Nhưng họ khác với tội hồn nơi địa ngục, vì sự đau khổ của ngạ quỷ tương đối ít hơn cõi địa ngục. Tội hồn nơi địa ngục là loại chúng sanh chịu sự thống khổ nhiều nhất! Vì bị chém chặt muôn lần chết đi sống lại đau khổ hơn cả cảnh giới ngạ quỷ. Và tội hồn bị giam nơi địa ngục để ngày đêm hành hình không ngừng, nên khi nói về họ thì chúng ta chỉ nói ”chúng sanh nơi địa ngục” hoặc ‘người đọa địa ngục’ chẳng hạn. Chứ chẳng gọi là ngạ quỷ. Vì ngạ quỷ không bị giam cầm nơi địa ngục, cũng không có bị hành hình như chúng sanh ở địa ngục. Cho nên khi bạn nói câu ”vong linh vất vưởng nơi trần thế”, là bạn đang nói về ‘ngạ quỷ” bạn nhé.
Nam Mô A Mi Đà Phật
Cảm ơn GH.
Tôi thấy hiện tại tôi đang sống mà những người xung quanh tôi đều giống quỷ hết. Tâm niệm của họ, cách hành xử của họ, tôi nghĩ họ sẽ xuống địa ngục hay làm ngạ quỷ.
Nhưng Phật A Di Đà từ bi vô hạn, ban danh hiệu để cứu tất cả chúng sanh tội ác. Chỉ là họ có đủ duyên và tiếp nhận hay không.
Đúng rồi. Những người chưa giác ngộ khó tránh khỏi lỗi lầm, bạn nhỉ. Họ rất tội nghiệp, bởi vì vô minh nên tạo nhân địa ngục. Trong kinh Địa Tạng Bổn Nguyện, Bồ Tát cũng có nói câu ”Chúng sanh Nam diêm phù đề sanh tâm động niệm không chi là chẳng phải tội.” Tâm niệm ý nghĩ của họ cũng đã là tội huống hồ những việc họ làm.
May mắn thay, chúng ta đều tin vào cõi Cực Lạc, tu tịnh nghiệp, đều sẽ đc thoát khỏi tam giới. Chỉ mong cầu cho pháp giới chúng sanh mau giác ngộ, quy hướng về giáo pháp của Phật.
Chúc bạn Lạc Anh thân tâm thường an lạc. A Di Đà Phật
Xin mọi người làm ơn tư vấn giúp con với .me con năm nay 71 tuổi, người đu thứ bệnh: tiểu đương, thiếu máu naõ, hơ van tim, nhức các khớp tay chân. Con có thằng em ut năm nay nó khoảng 27t nó làm công nhân ở bình dương. Quê con thì ở Ba chúc huyện tri tôn tỉnh an giang. Mỗi lần đi 300 cây số đi về 300 cây số. Xa như vạy đo mà mẹ con từ tết đến giờ đi đi về về khoảng 4 hay 5 lần gì đó. Mỗi lần đi và về khoảng 400 ngàn. Mẹ con thì ko có 1 đồng. Tiền toàn la con cho.con bảo mẹ con ở nhà ăn rồi niệm phật đi,(me con bảo ở nhà niêm phật buồn) đi lên xuống tiền đo mẹ đi bô thí cúng dường kiếm it phước. Mẹ con it ki va bon xẻn lắm a. Chả bao giờ cho cho tiền con cháu chứ nói chi cho ai, từ khi con biết phật pháp thì con biết gia đình con thiếu phước. Cuộc sống của gia đình con thiếu trước hụt sau. Nhà con được hơn 20 công đất làm lúa ( đất của ông ngoại đe lại chứ ko phải ba mẹ con mua) , năm nào cũng thất mùa rồi ba mẹ con cầm cô cho họ hơn 10 công tính ra khoảng hơn 200tr đến giờ chưa có tiền chuộc ( đến nay gần 14 năm) con bảo mẹ con bán đi gom cho gon lại tại vì gia đình ko có khả nang chuộc. Nhưng mẹ con ko chịu. Ơ quê con có cô phật tử nào đo phát tâm mỗi tháng 1 lần ai muốn lên chùa cộng tư thì chở đi, đông ngươi đi lắm, mẹ con cũng có đi vài lần nhưng con thấy mẹ con chẳng thay đổi gì cả, vẫn sát sanh hại mạng , gặp con gì cũng giết ăn được cũng giết ăn ko được cũng giết , ngay xưa gia đình con sát sanh dư lắm , cắt đầu ếch, nhái, cua, ca, lươn, chuột..b.a mẹ cứ la mắng nhau, gia đình ko bao giờ yên. Con bảo mẹ con ko biết bao nhiêu lần là đừng sát sanh hại mạng nữa, niêu mẹ ko ăn chay được thì mua con nào làm sẵn hay chết rồi ăn. Me con bảo là trời phật sanh chúng ra cho mình ăn ( thật là bo tay)ko ăn thi chúng ở đâu cho hết ? Rồi con nói là vi du như con người sanh ra đe cho con cọp hoặc một ngươi khổng lô nào đó ăn thịch thì mẹ nghĩ sau ? Rồi mẹ con nói chết là hết. Nói tóm lại là con dùng mọi cách đe nói cho mẹ con hiểu nhưng mẹ con vẫn trơ trơ ra đó .con đọc kinh cho mẹ nge hay mơ pháp cho nge thì khoảng 5 10 phút thì ngủ mất tiêu . Nhà con co 3 chị em gái và 2 anh em trai. Con thấy mẹ ko tiền , con đe giành tiền giấu chồng con , con cho me con có thích ăn gì thì ăn, nhưng mẹ con ko dám ăn đe dành sắm vàng cho thằng ut rồi nó đem đi cầm. Con ở gần mẹ con con cảm thấy bực bội khó chịu lắm.em gái và chị gái con cung vậy . Có lúc con nghĩ niêu bản thân con có chuyện gi mà con ko giải quyết được thì con sẽ nhảy luôn xuống sông luôn chứ tuyệt đối con ko về với mẹ con. Bây giờ thấy mẹ con con rất mệt mỏi, con ko biết phải làm sau? Xin các cô chú anh chị chỉ dẫn giúp con
A Di Đà Phật! Bạn có tu không? Mà bạn mong nguoi nhà bạn chuyển tâm! Không thể đọc ít giáo lý rồi về thấy người nhà mình toàn là chúng sanh trong địa ngục cả, bạn khuyên mẹ bạn nhưng không khác gì dạy mẹ bạn thì ai nghe cho được. Mình học Phật trước hết mình phải tu, tâm phải rộng lớn đại từ, đại bi. Đừng nhìn lỗi người bạn à! Cho dù đó là ai đi nữa cũng như người qua đường mà thôi. Thấy ngườ nhà tạo ác thì mình phải tinh tấn hơn, khi nào bạn tu tâm địa thanh tịnh thì mới khuyên người được, mà cũng còn tuỳ duyên. Bạn tu tốt mẹ bạn nhìn cảm động sẽ chuyển tâm không có chuyện nói dăm ba câu mà giáo hoá đượcc đâu nếu thế thì lục đạo làm gì có, tam đồ cũng trống không rồi. Hãy hoan hỷ sống trong an lạc vì ta đời này có duyên gặp Phật nghe pháp biết được. Con đường giải thoát. Sau này bạn về Cực Lạc quay về cứu mẹ cũng chưa muộn đâu… A Di Đà Phật
Đường Về Cõi Tịnh: Mong bạn hoan hỉ gõ tiếng Việt đủ dấu và không viết tắt để mọi người tiện theo dõi.
Chào bạn Sang!
Tôi tin và nương theo Niệm Phật cầu giải thoát.
Trong các bài giảng và pháp âm về Niệm Phật, tôi chỉ tin và quan tâm những lời của Pháp Nhiên Thượng nhân, Pháp sư Huệ Tịnh.
Căn tánh mỗi người khác nhau, người nhà bạn có quay về Phật đạo hay không còn tùy duyên. Đủ duyên thì mẹ bạn sẽ tự hồi đầu. Trường hợp của bạn cũng giống tôi, tôi đã từng đi hỏi nhưng khó nhận được cách giải quyết thuyết phục. Các Thầy Tổ trong các bài giảng và có đạo hữu chuyên Niệm Phật khuyên tôi là hãy một mực xưng Nam Mô A Di Đà Phật. Ánh sáng của Phật Di Đà sẽ nhiếp thủ người xưng danh và lan tỏa đến môi trường xung quanh, công đức của Phật hiệu sẽ tạo duyên lành và chuyển hóa họ.
Nhưng cũng có Thầy nói rằng, nếu người nhà chúng ta mà cang cường khó quá thì mình lo Niệm Phật phần mình, về được Tây Phương rồi tất sẽ giúp được họ.
Thân mến
Có cách nào giúp cho người thân mình bị bệnh tâm thần phân liệt theo con đường Phật giáo trong khi người đó không tin về Phật không thể tự hành trì ( niệm Quan Âm Bồ Tát chẳn hạn). Mình thay người thân mình làm thì có hiệu quả chăng? Xin quí thầy chỉ daỵ! A DI ĐÀ PHẬT…
NGHE CHÚ ĐẠI BI HẾT BỆNH TÂM THẦN
Câu chuyện nầy do một cặp vợ chồng kể cho chúng tôi nghe và nhờ chúng tôi phổ biến đến những gia đình có người bị bệnh tâm thần biết để thân nhân họ cứu họ ra khỏi cơn mê. Cách đây vài năm, theo lời người chồng cho biết người vợ đột nhiên bị một cú sốc mạnh rồi biến thành bệnh tâm thần. Mặc dù gặp nhiều bác sĩ giỏi và uống nhiều loại thuốc an thần nhưng không có kết quả.
Do người vợ bị bịnh tâm thần, người chồng rất là khốn khổ, buồn chán. Một hôm để cho khuây thỏa trong lòng, người chồng dẫn người vợ đi chùa để nghe câu kinh tiếng kệ.
Sau khóa lễ, người chồng đến kệ để kinh sách, DVD mà Phật tử ấn tống thỉnh vài đĩa DVD về xem.
Sự may mắn đến với người vợ, đĩa DVD đầu tiên mà người vợ được xem là đĩa DVD chỉ chuyên tụng Chú Đại Bi. Người chồng nhận ra người vợ có vẻ tỉnh táo ra sau khi nghe những bài Chú Đại Bi trong ngày đầu tiên.
Sau đó mỗi ngày người chồng tiếp tục cho người vợ nghe Chú Đại Bi. Những câu chú bí mật nầy đã tác động lên tâm thức của người vợ mạnh mẽ, kết quả là sau một thời gian người vợ tỉnh ra và lành hẳn bệnh.
Nguồn:https://www.facebook.com/groups/565482133571947/?multi_permalinks=1394649927321826¬if_t=group_highlights¬if_id=1501599975459336
Ôi bạn Kim Thúy!
Mạo muội góp ý ạ!
Nam Mô A Mi Đà Phật
Phép Niệm Phật công đức rất lớn.
Trong 1 tích chuyện ở Ấn Độ xưa, có vị Bà La môn phạm tội bị đọa xuống địa ngục, vô tình nghe tiếng khua kim loại của Quỷ sứ mà ông ta buột miệng đọc Nam Mô A Di Đà Phật theo thói quen khi còn sống. Những tội nhân địa ngục ở gần đó nghe được câu Phật hiệu liền được sanh về Cực Lạc. Còn vị Bà La Môn vì công đức xưng danh (chỉ là vô tình) mà làm kinh động Diêm vương được tha mạng cho trở về trần thế. Chuyện này tôi lấy từ bài giảng ĐẠI Ý 3 KINH 1 LUẬN TỊNH ĐỘ của Huệ Tịnh Pháp sư.
Bạn nhận ra không? Tên hiệu của Phật A Di Đà là dùng để CỨU ĐỘ CHÚNG SANH. Chỉ cần nghe tới Tên A Di Đà Phật thôi, chứ chưa phải là tự hành trì mà người đó vẫn được cứu.
Nên trường hợp người thân của bạn dù không thể tự xưng niệm, bạn vẫn có thể đọc 6 chữ Nam Mô A Di Đà Phật cho họ nghe. Chỉ cần họ nghe được, công đức của Phật danh sẽ nhiếp thủ và tiếp độ họ.
Mỗi Ngày Nhờ Thành Tâm Sám Hối Người Đồ Tể Được Vãng Sanh Tịnh Độ
Theo sách Pháp Hoa Trì Nghiệm, vào đời Tống, ở phía Nam thành Hồ Châu có người đồ tể tên là Lục Ông. Năm hai mươi ba tuổi, thấy một vị vân thủy tăng [Tức du tăng, do những vị ấy thường du hóa, không ở nơi nào nhất định, giống như mây trôi nước chảy tùy duyên tự tại nên gọi là Vân Thủy Tăng] đến cửa, miệng nói: “Giáo hóa người hữu duyên”. Họ Lục chẳng hiểu, vị Tăng nói: “Ông giết trâu, dê vô số. Nếu chẳng đổi nghề, đời sau ắt đọa làm những loài ấy. Ông có thiện căn từ đời trước, hãy nên cật lực trì kinh Pháp Hoa, kinh Kim Cang hòng tiêu trừ ác nghiệp, tăng trưởng thiện phước”. Nói xong, chẳng thấy đâu nữa! Họ Lục bèn tỉnh ngộ, ăn chay, kiêng giết, vẽ hình A Di Đà Phật, Quán Âm, Thế Chí. Sáng tối cúng dường, hằng ngày tụng hai kinh ấy để sám hối, nguyện độ những chúng sanh đã bị giết sớm được sanh về Tịnh Độ. Năm tám mươi mốt tuổi, khoảng nửa tháng trước [khi mất], ông hẹn khắp các thân hữu: Trong ngày mồng Chín tháng Mười Một sẽ đãi cơm, cáo biệt. Đến hạn, ông tắm gội, ngồi ngay ngắn, đọc kệ tụng rồi mất. Kệ tụng như sau:
Ngũ thập dư niên ly sát nghiệp.
Thủ phao đao xứng ám tu hành,
Kim triêu đắc phó Bồ Đề lộ,
Thủy lý liên hoa hỏa lý sanh.
(Năm chục năm hơn lìa sát nghiệp,
Ngấm ngầm tu tập, vứt cân, đao,
Bồ Đề nay bước trên đường ấy,
Nước trổ sen tươi giữa lửa hồng)
Trích Quán Thế Âm Bồ Tát Bổn Tích Cảm Ứng Tụng – Quyển 4
PHÚC ĐỨC CHÁNH THẦN THỔ ĐỊA CÔNG.
A Di Đà Phật ! A Ngọc đảnh lễ Phán Quan !
Hôm nay xin hỏi Phán Quan : liên quan đến Thổ Địa Công mà người ta thường lạy tại thổ địa miếu,bọn họ là thiên thần hay địa thần ? do trời phái xuống đây hay là một loại linh quỷ bay lên đây ? chức vụ và phạm quy quản lí của bọn họ là gì ? Thổ Công trong mỗi nhà mỗi nơi với Thổ Công trước cửa có phân biệt khác nhau không ?
Phán Quan nói : “ Thổ Công trong thổ địa miếu đều là Phúc Đức Chánh Thần,quy về thuộc loại Phúc Đức Chánh Thần,bọn họ có thể thọ hưởng hương hỏa của người dương cúng bái,do bề trên ủy nhiệm vậy.Loại thần này có phân biệt khác nhau theo phước đức lớn nhỏ,Thổ Công có phước đức lớn sẽ quản lí khu vực lớn hơn,ví như Thổ Công tại các vùng nông thôn sẽ quản lí cả một thôn trang,nếu là thành thị thì phân ra nhiều vị Thổ Công quản lí.Những vị Thổ Công khu vực lớn này,người dương thường xây một cái miếu để thờ họ,những Thổ Công này thường phụ trách quản lí phước đức và sự ra vào bình an của chúng sinh trong khu vực,chỉ cần có người được sanh ra hay tử vong,địa phủ sẽ thông báo cho Thổ Công;hoặc là lúc điều động Thổ Công rời khỏi khu vực quản hạt,Thổ Công cũng sẽ nhận được bản thông cáo.
Công việc của Thổ Công là duy trì trị an của khu vực chúng hữu tình cư ngụ,nếu có tà linh quỷ thần đi vào khu vực quản hạt của Thổ Công,Thổ Công sẽ xử lí ổn thỏa,thực hành tốt chức vụ bảo vệ người dương.Tất cả các Thổ Công đều là người thích giúp người khi còn sống,lại rất chánh nghĩa,thọ chung được phái làm Thổ Công thọ nhân gian hương quả,chỉ có những Thổ Công có phước đức lớn mới thọ được sự cúng dường lễ bái của công chúng.
Còn Thổ Công trong mỗi nhà hay trước cửa là thuộc loại Phúc Đức Chánh Quỷ ít phước đức.Những Thổ Công trong nhà hay trước cửa này,thật ra là do người dương đặt cái bài vị cúng tế rồi gọi là Thổ Công trong nhà hay trước cửa,thực ra bọn họ là quỷ,bản thân cứ ở trong nhà đó,thọ mạng của bọn họ dài hơn con người.Nếu con người không vào nhà ở,thì quỷ sẽ không được cúng tế;nếu người dương cúng tế,quỷ cũng sẽ báo ơn,tự nhiên bảo hộ người ra vào bình an.Hiện tại người dương thường mua bán nhà ở,quỷ sẽ không đi theo,chỉ đổi chủ nhân căn nhà còn Thổ Công do trời phái thì không.Những Thổ Công khu vực lớn do trời phái thường như trung tâm thương mại hay nhà cao tầng,cũng như nhà lầu chung cư người dương ở hiện tại;trước cửa những nhà cao tầng này đều được địa phủ phái Thổ Công đến,những Thổ Công cao tầng này thuộc sự quản lí của Thổ Công khu vực lớn,những Thổ Công trước cửa nhà lầu thương trường này,vì trung tâm và tiệm buôn có nhiều người ra vào,nên cần một số Thổ Công có phước đức lớn đến thọ hưởng hương hỏa.Được rồi,A Ngọc hôm nay đến đây là đủ,con về trước đi.”
A Di Đà Phật ! A Ngọc đảnh lễ Phán Quan ! cưỡi hoa sen trắng bay về.
trước khi về nhà phải đến thăm hỏi Thổ Địa trong khu vực trước đã.
tôi nói : “A Di Đà Phật ! xin chào ông Thổ Địa ạ !”
Ông Thổ Địa nói : “chào A Ngọc ! muộn như vậy mới về nhà,chú ý an toàn đó !”
Tôi nói : “cám ơn Thổ Địa Công gia gia,mỗi ngày ông đều ngồi ở đây không thấy buồn sao ?”
Thổ Công nói : “bây giờ ta còn bận hơn lúc trước nữa !”
Tôi nói : “lúc trước đi ngang qua không thấy ông ngồi đây vậy ?”
Thổ Công nói : “tôi nói lúc trước là lúc mà A Ngọc chưa sanh ra kìa ! khoảng 150 năm trước.Lúc trước không bận rộn như bây giờ.Con người hiện tại vấn đề sinh hoạt tình cảm phức tạp hơn nhiều,mắc bệnh,tử vong,sinh con,đủ loại vấn đề gia tăng hơn trước.
Tôi nói : “Thổ Địa Công gia gia ! người bị bệnh thì đi khám bệnh,chết rồi thì đem đi hỏa thiêu,đẻ con thì đi vào bệnh viện,đâu có phiền đến lão gia gia,sao làm ông bận rộn đến thế ?”
Thổ Công nói : “A Ngọc con không biết,ta phụ trách sự bình an ra vào của chúng sanh dương gian,nếu có chúng sanh sắp xảy ra chuyện ta đều biết trước,có một số việc liên quan đến việc phước báo tăng giảm,nên ta phải canh lúc sự việc chưa xảy ra mà xử lí ngay,xử lí những việc này cần phải có thời gian và nhân vật để an bày.Mỗi một người đều có ánh sáng trên người,mỗi một người đều có oan thân trái chủ,con thử xem chúng sinh đi trên đường,lưu ý một chút có phải họ đều không giống nhau.”
Đúng rồi ! tôi xem thấy bên cạnh mỗi một chúng sanh đều có thật nhiều oan gia đi theo,xếp mấy hàng lận,có một số trông rất phẫn nộ ! có kẻ cứ đánh vào đầu người dương,người đó cảm giác đầu cứ đau mãi;có rất nhiều dựa trên thân người dương,lại có một số xoa tay nắm đấm làm như muốn đánh nhau vậy.
Lúc này tôi thấy có một người nam trên người có chút ánh sáng trắng,anh ta có vẻ có chút chánh khí;khi anh ta đi vào một con hẽm hơi tối không có đèn,quỷ cũng nhường đường cho anh ta,đợi sau khi anh ta đi qua,quỷ mới quay lại;như vậy xem ra,cũng có chút khác biệt.
Thổ Địa Công gia gia nói : “gần đây tại nơi này có một người nam chưa kết hôn,anh ta phạm tà dâm và lừa đảo;anh ta lừa gạt tình cảm và tiền bạc của một người nữ,cùng nhiều lần xúi giục cô ta phá thai.Cô gái này cũng không phải thiện nam tín nữ,cô ta đã có ý định giết chóc,muốn chết chung với người nam này,nhưng người nam này phước báo chưa hết mạng chưa phải mất.Anh ta kiếp trước là người tu hành giữ giới không thanh tịnh,phạm phải tà dâm,kiếp này lại phạm tà dâm nữa,hiện tại ta đang sử dụng một số phương pháp để giúp đỡ,nhắc nhở anh ta,mấy ngày gần đây anh ta hình như cảm thấy có gì không ổn rồi.Ví như mấy ngày trước anh ta đi rút tiền,máy không chạy tiền ra.sau đó cũng lấy được,nhưng không thuận lợi,tuy rằng tất cả trình tự làm việc đều chính xác,nhưng cứ phát sinh những vấn đề không thể lí giải được,sự giúp đỡ của ta có thể làm anh ta từ từ tỉnh ngộ.
Đây chỉ là một chúng sinh,mỗi ngày có rất nhiều loại chúng sinh khác nhau,công việc cũng rất nhiều,tự nhiên thì cũng sẽ rất bận rộn.Lúc nãy con xem thấy có chúng sinh quỷ cũng sẽ nhường đường cho họ,thực ra ta cũng sẽ giúp đỡ loại chúng sinh này.Nếu lúc anh ta sắp ngã,ta sẽ đỡ giúp một tay hoặc giúp anh ta mọi cách để khỏi té ngã,nhưng người dương sẽ không cảm giác được sự tồn tại của ta,người dương chỉ cảm thấy mình không bị té ngã,chỉ một chút nữa là ngã rồi,thật là may mắn ! thực ra cái chút nữa này là phước báo của họ mà thôi.”
Tôi nói :”vất vả cho Thổ Công gia gia quá rồi ! thì ra ông âm thầm giúp đỡ mọi người nhiều như vậy,A Ngọc hôm nay mới biết được.Thật là cảm ân quá ! Tạm biệt Thổ Địa Công gia gia !”
A Ngọc hợp chưởng !
1. NIỆM NIỆM tương tục (không gián đoạn) là như thế này:
Thí dụ như có người ở nơi đồng vắng bị giặc cướp cầm gươm rượt theo muốn giết (dụ cho sanh tử, vô thường, không tha mạng sống).
Người đó sợ hải quá, cắm đầu chạy riết, đến chỗ gặp một con sông chắn ngang qua (con sông sanh tử. Bờ bên này là sanh tử ngạn, bờ bên kia là giải thoát ngạn).
Người ấy vừa chạy trốn vừa thoáng nghĩ trong đầu rằng:
Nếu ta lội qua khỏi được con sông này, đến BỜ BÊN KIA thì mới mong bảo toàn thân mạng. Nhưng để y phục mà lội hay là cởi bỏ ?
Nếu để y phục mà lội sợ e vướng mắc, lúng túng tay chân khó bơi. Còn cởi bỏ thì không kịp nữa rồi, vì giặc cướp đã rượt tới sau lưng (đây là dụ cho cái chết đã gần kề không còn xa nữa).
Bấy giờ người ấy chỉ còn có một NIỆM DUY NHẤT là làm sao cho qua sông được thì thôi chớ không còn có ý nghĩa chi khác…
Thì người NIỆM PHẬT chúng ta đây cũng y như vậy, nghĩa là:
Chỉ chuyên tâm tha thiết niệm,
Ðừng nghĩ ngợi điều chi khác cả (tức là dứt hết mọi tạp tưởng).
Câu NIỆM PHẬT này vừa DỨT thì câu NIỆM PHẬT khác TIẾP NỐI theo liền (đừng có để phí thời giờ).
NIỆM NIỆM nối nhau liên tục như vậy cho đến MƯỜI NIỆM.
Ðây gọi là “THẬP NIỆM tương tục” (Tức là 10 niệm nối nhau không dứt).
(ÐÀM LOAN PHÁP SƯ dạy).
2. Ðức PHẬT (Thích Ca và A DI ÐÀ) xót thương, khuyên TA nên chuyên xưng danh hiệu A DI ÐÀ Phật.
Bởi vì phép niệm “Xưng danh hiệu A DI ÐÀ PHẬT” này rất dễ, nếu có thể giữ mãi mỗi niệm nối nhau như thế, lấy suốt cả đời mình để làm hạn định, thì:
Mười người tu, mười người vãng sanh.
Trăm (ngàn) người tu, trăm (ngàn) người vãng sanh.
Tại sao vậy?
Bởi vì:
Không có duyên tạp (Không có suy nghĩ điều chi khác hết) nên được CHÁNH NIỆM.
Hạp với bản nguyện của Phật A DI ÐÀ (Ðại nguyện thứ 18, 19, 20).
Vì không trái với lời kinh (kinh vô lượng Thọ, kinh Thập lục Quán, kinh Phật thuyết A DI ÐÀ v.v…).
Vì thuận theo lời PHẬT dạy, cho nên dễ vãng sanh.
(Liên Tông nhị Tổ – Thiên Ðạo Ðại Sư dạy).
3. Chí tâm niệm PHẬT nghĩa là: Ý nghiệp làm lành.
Xưng danh hiệu PHẬT nghĩa là: KHẨU nghiệp làm lành.
Chấp tay, cúi mình lạy PHẬT nghĩa là: THÂN nghiệp làm lành.
Nếu giữ ba nghiệp THÂN, KHẨU, Ý làm lành như vậy trọn đời, thì một câu niệm PHẬT có thể diệt được tội nặng trong 80 ức kiếp sanh tử.
(HOÀI CẢM ÐẠI SƯ dạy).
4. Lúc lễ bái, niệm PHẬT và phát nguyện phải:
– Khẩn thiết, chí thành.
– Không xen lẫn tạp tưởng.
– Như người sắp sửa bị giết mà cầu được tha.
– Như người bị giặc cướp rượt đuổi .. mà muốn được thoát.
– Như bị nước trôi, lửa cháy, một lòng mong được cứu nạn.
Niệm Phật phải khẩn cấp và chí thành như thế thì mới thành tựu được công phu.
Tóm lại nếu:
Nói một đường, làm một nẻo (Tức là miệng thì nói niệm PHẬT mà lòng không chịu niệm).
– Lời nói và hành động chẳng giống nhau.
– Lòng TIN (nơi Tịnh Ðộ pháp môn) không vững chắc.
– Nay thì niệm, mai mốt lại bỏ bê, biếng trễ vv…
– Niệm như thế ắt khó được vãng sanh.
(Liên Tông Lục Tỗ Vĩnh Minh đại sư dạy).
5. Người tu pháp NIỆM PHẬT, dù cho đang khi làm công việc nặng nhọc chi, song TRONG TÂM LÚC NÀO CŨNG KHÔNG QUÊN CÂU NIỆM PHẬT… Giả sử như lỡ có quên thì phải cảnh tỉnh ngay lập tức và nhiếp tâm niệm trở lại… Tập như thế lâu ngày thành quen…Ðến khi gần lâm chung thì dù cho thân có bị bịnh khổ dày vò, đau đớn, nhưng tâm vẫn KHÔNG QUÊN câu niệm PHẬT…
Khi vừa tắt thở thì thần thức liền nương theo câu niệm PHẬT ấy mà đi, quyết định sẽ được vãng sanh về nơi CỰC LẠC…
(Tuân Thức đại sư dạy).
6. a. Người tu Tịnh độ muốn được vãng sanh thì việc CHÁNH YẾU là phải CHUYÊN TÂM NIỆM PHẬT… còn phần phụ thì phải dứt trừ điều ác, làm những hạnh lành …
Ðem các công đức ấy mà hồi hướng và nguyện sanh về chốn Tây Phương, ắt sẽ được mau thành tựu, như thuyền đi xuôi gió, lại còn thêm được thuận dòng (nước) vậy.
b. Sớm tối chuyên tâm lễ PHẬT như người (làm quan) đi chầu vua không dám sơ sót. Còn như người niệm PHẬT thì phải:
– Miệng niệm PHẬT, tâm phải tưởng PHẬT.
– Tâm và miệng đều hợp nhau,
– Phát lòng chí thành, trân trọng.
– Tin chắc (nơi lời Phật dạy về pháp môn Tịnh độ) đừng có nghi ngờ.
– Mỗi ngày đều phải siêng năng chớ đừng nên biếng trễ.
Thì chắc chắn là sẽ thành tựu được môn NIỆM PHẬT Tam muội. Chừng đó lo gì không được vãng sanh.
(Từ Chiếu đại sư dạy).
7. a. Người niệm PHẬT phải nên:
Giữ một câu Nam mô A DI ÐÀ PHẬT như dựa vào núi Tu di, lay chuyển chẳng động (Tức là dù cho có ai bài bác, phá hoại thế mấy đi nữa quyết cũng chẳng nghe). Thường nhớ, thường niệm. Sáng cũng niệm, tối cũng niệm, đi cũng niệm, ngồi cũng niệm…
Tâm niệm PHẬT chẳng bỏ qua, câu niệm PHẬT chẳng rời lòng.
Mỗi giờ, mỗi khác, cũng nhớ niệm, niệm hoài không bỏ lỡ, giống như gà ấp trứng phải thường cho hơi ấm tiếp tục thì trứng mới nở con. Còn niệm Phật hoài mà không bỏ qua thời giờ gọi là “Tịnh niệm tương tục” ắt bông sen của mình sẽ mau nở vậy.
b. Chuyên lòng xưng danh hiệu PHẬT, nhứt tâm, nhứt ý nắm giữ một câu A DI ÐÀ PHẬT.
Bởi vì:
– Chỉ một NIỆM này tức là PHẬT A DI ÐÀ.
– Chỉ một NIỆM này là viên mãnh tướng (tướng mạnh) phá địa ngục.
– Chỉ một NIỆM này là thanh gươm báu chém bầy ma, tà.
– Chỉ một NIỆM này là ngọn đuốc sáng phá cảnh tối tăm (Vô minh).
– Chỉ một NIỆM này là con thuyền to vượt qua biển khổ.
– Chỉ một NIỆM này là thuốc hay trị dứt bệnh sanh tử.
– Chỉ một NIỆM này là đường tắt mau ra khỏi tam giới.
– Chỉ một NIỆM này là tự tánh DI ÐÀ.
– Chỉ một NIỆM này là duy tâm Tịnh độ.
Giữ chắc một câu NIỆM: Nam mô A DI ÐÀ PHẬT này đừng cho quên mất…
– Có việc cũng niệm như vậy.
– Không việc cũng niệm như vậy.
– Có bệnh cũng niệm như vậy.
– Không bệnh cũng niệm như vậy.
– An vui cũng niệm như vậy.
– Buồn khổ cũng niệm như vậy.
– Sống cũng niệm như vậy.
– Chết cũng niệm như vậy.
cứ NIỆM NHƯ VẬY mãi thì cần chi phải hỏi ở nơi người khác để tìm ra đúng đường về ư ?
(Ưu Ðàm đại sư dạy).
8. Kinh “Ðại Tập Nguyệt Tạng” dạy:
Niệm Phật lớn tiếng có 10 công đức là:
1. Ðánh tan cái tâm hôn trầm, mê ngủ.
2. Thiên ma kinh sợ.
3. Tiếng vang xa khắp 10 phương.
4. Ba đường ác được nhờ vào đó mà dứt khổ.
5. Tiếng động chung quanh không xâm nhập vào làm loạn thâm mình được.
6. Niệm tâm không tán loạn.
7. Mạnh mẽ tinh tấn.
8. Chư PHẬT vui mừng.
9. Tam muội hiện tiền.
10. Ðược vãng sanh Cực lạc.
9. Nên biết pháp môn TỊNH ÐỘ này chẳng cần lựa chọn kẻ trí, ngu, sang, hèn, nghèo, giàu.
Cũng chẳng cần phân biệt kẻ nam, nữ, già, trẻ, tăng, tục.
Chẳng luận kẻ mới tu hay tu lâu.
Tất cả đều có thể niệm PHẬT được.
Hoặc niệm lớn, hoặc niệm nhỏ, niệm ra tiếng, niệm thầm, vừa lạy vừa niệm, nghiên cứu mà niệm, nhiếp tâm mà niệm, quán tưởng mà niệm, lần chuỗi mà niệm, vv…
Giữ câu NAM MÔ A DI ÐÀ PHẬT liên tục không dứt như dòng nước chảy mà niệm, cho đến đi cũng niệm, đứng cũng niệm, ngồi cũng niệm, nằm cũng niệm, ngàn muôn niệm (đời lộn xộn) đều gom về nơi một câu NAM MÔ A DI ÐÀ PHẬT như thế…
Niệm theo cách nào cũng được, điều cốt yếu là giữ cho lâu bền đừng lui sụt (đây tức là HẠNH đó), phát lòng TIN quyết định đừng cho bị lay chuyển (đây tức là TÍN đó).
Nếu quả thật hành trì câu niệm PHẬT được đúng như thế, thì cần chi tìm bậc tri thức để hỏi đường (nào về Cực lạc) ư!
(Tông Bổn đại sư dạy).
10. a. Niệm Phật có:
+ Niệm thầm (tiếng nhỏ).
+ Niệm ra tiếng (lớn).
+ Niệm không ra tiếng (mặc niệm).
+ Niệm Kim cang trì (se sẽ động môi, lưỡi mà niệm).
Niệm thầm thì dễ bị hôn trầm.
Niệm lớn tiếng thì bị mau mệt. (hao hơi)
Duy chỉ có cách niệm “KIM CANG TRÌ” là có thể bền lâu.
Tuy nhiên cũng không nhứt định, nếu như thấy cần thiết thì có thể thay qua, đổi lại cũng không sao.
b. Tâm hôn trầm, tán loạn đã có lâu kiếp nhiều đời rồi, ắt nhiên không thể nào trong một lúc mà an định được. Cho nên người niệm PHẬT nếu thấy tâm không được thanh tịnh cũng đừng có lo ngại chi. Chỉ cần khi niệm PHẬT, mỗi chữ, mỗi câu, đều do từ nơi TÂM mà phát ra, dụng công phu như vậy lâu ngày, sẽ có hiệu quả.
c. Tạp niệm là bịnh, niệm PHẬT là thuốc.
Niệm PHẬT chính là hành môn để trị tạp niệm đó.
Nếu niệm PHẬT mà không thấy hiệu quả, đó là tại mình dụng công chưa được chơn thành và tha thiết.
Cho nên mỗi khi tạp niệm nổi lên, phải chuyên tâm, cố gắng trì niệm, mỗi chữ, mỗi câu phải rành rẽ, rõ ràng. Thì tạp niệm tự nhiên được dứt trừ.
d. Người học PHẬT, niệm PHẬT đừng quá nên chạy theo hình thức bên ngoài, chỉ quý là ở nơi CHÂN THẬT TU HÀNH.
Hàng cư sĩ Phật tử tại gia không cần phải cạo tóc, mặc áo đà làm chi. Tự có thể để tóc, mặc áo trang (lam) mà niệm Phật cũng được.
Người thích thanh vắng, không cần phải đánh chông mõ. Tự có thể yên lặng mà niệm PHẬT cũng được.
Người sợ công việc phiền phức, không cần phải kết bè, lập hội làm chi. Tự mình có thể đóng cửa mà niệm PHẬT.
Người biết chữ, nếu có thật tâm quyết tu, không nhứt định và bắt buộc phải vào chùa nghe kinh. Tự có thể xem kinh, y theo lời dạy trong ấy mà niệm PHẬT.
Trải qua ngàn dặm xa xôi hành hương không bằng hiếu thuận với cha mẹ mà niệm PHẬT.
Giao du với bạn bè kém đạo đức, không bằng kẻ dốt nát mà chuyên tâm niệm PHẬT.
Hạnh thấp mà vọng nói đạo lý cao siêu, không bằng kẻ thiệt thà, chất phát mà niệm PHẬT.
Tánh ưa thích sự háo kỳ, ham cầu sự lịnh thiêng của thần thánh, ma quỷ, không bằng chánh tâm tin nơi lý nhơn quả mà niệm PHẬT.
Tóm lại:
a. Người niệm PHẬT:
+ Giữ lòng ngay.
+ Dứt hạnh ác.
Ðây gọi là THIỆN NHƠN.
b. Người niệm PHẬT.
+ Nhiếp tâm trừ tán loạn.
Ðây gọi là HIỀN NHƠN.
c. Người niệm PHẬT.
+ Tỏ rõ tâm tánh.
+ Dứt được hoặc nghiệp.
Ðây gọi là THÁNH NHƠN.
(Liên Tông Bát tổ LIÊN TRÌ đại sư dạy).
11. a. Pháp môn niệm PHẬT không có chi là kỳ lạ cả.
Chỉ cần: TIN SÂU, NGUYỆN THIẾT và CỐ GẮNG THẬT HÀNH mà thôi.
Ðiều cần yếu là phải:
+ TIN cho thấu đáo.
+ GIỮ cho bền lâu.
+ MỘT LÒNG chuyên niệm.
Mỗi một ngày đêm niệm hoặc là 30 ngàn câu, 50 ngàn câu, 100 ngàn câu niệm PHẬT, nhứt định không để cho thiếu.
Nếu giữ được như thế trọn đời mà không được vãng sanh thì chư Phật ba đời thành ra vọng ngữ.
(Nhứt định là không có lẽ đó).
b. Người chơn thật niệm PHẬT:
– Buông bỏ cả thân, tâm, ấy là ÐẠI BỐ THÍ.
– Không khởi tâm Tham, Sân, Si, ấy là ÐẠI TRÌ GIỚI.
– Không cải cọ, phải quấy, hơn thua, ấy là ÐẠI NHẪN NHỤC.’
– Không gián đoạn, xen tạp, ấy là ÐẠI TINH TẤN.
– Không để cho vọng tưởng buông lung, ấy là ÐẠI THIỀN ÐỊNH.
– Không bị các đường lối tu khác làm cho mê hoặc, ấy là ÐẠI TRÍ HUỆ.
Trái lại, nếu chẳng như thế thì không được gọi là CHƠN THẬT NIỆM PHẬT.
c. Niệm PHẬT có SỰ TRÌ và LÝ TRÌ:
1. SỰ TRÌ là TIN có Phật A DI ÐÀ ở phương Tây, có thế giới Cực lạc, có 9 phẩm sen vàng… quyết chí niệm PHẬT, cầu được sanh về nên niệm PHẬT hoài, thiết tha như con nhớ mẹ không lúc nào quên.
2. LÝ TRÌ là tin Phật A DI ÐÀ, cõi Tây Phương, 9 phẩm sen vàng… trong tâm mình đều có đủ hết, do tâm mình tạo ra hết cả.
Rồi đem câu Nam mô A DI ÐÀ PHẬT ấy, tạo thành ra cái CẢNH để buộc chặc Tâm mình vào đó, khiến cho không lúc nào quên.
(Liên Tông Cửu Tổ NGẪU ÍCH đại sư dạy).
12. a. Một chữ NGUYỆN bao gồm cả TÍN và HẠNH.
TÍN là tin nơi TỰ, THA, NHÂN, QUẢ, SỰ và LÝ.
Tin TỰ là tin tất cả đều do tâm mình tạo, nên nếu mình niệm PHẬT ắt sẽ được PHẬT tiếp dẫn.
Tin THA là tin Phật THÍCH CA không nói dối, Phật A DI ÐÀ chẳng bao giờ nguyện suông.
Tin NHÂN là tin niệm PHẬT đó chính là gieo nhân vãng sanh, giải thoát.
Tin QUẢ là tin sự vãng sanh, thành Phật là kết quả.
Tin SỰ là tin cõi Tây Phương và tất cả sự tướng nơi nước Cực Lạc mà Phật thuyết ra trong kinh thảy đều có thật (cũng như cõi Ta bà này có thật vậy).
Tin LÝ là tin “lý tánh duy tâm”, tức là TÂM của mình bao trùm hết tất cả các thế giới khắp 10 phương.
b. HẠNH là thực hành, là chuyên trì danh hiệu (A DI ÐÀ PHẬT) không xen tạp và không tán loạn (suốt cả đời mình).
c. NGUYỆN là mỗi tâm của mình (khởi ra) đều có lòng ưa thích (cõi Cực Lạc), mỗi niệm của mình (khởi ra) đều có ý mong cầu (được sanh về).
Trong 3 điều TÍN, HẠNH, NGUYỆN này, người tu Tịnh độ cần phải hội đủ, quyết định không thể thiếu được một điều nào cả.
NGUYỆN là điều cần yếu nhất.
Có thể có TÍN, HẠNH mà không có NGUYỆN.
Chớ chưa từng thấy có việc: có NGUYỆN mà không có TÍN, HẠNH bao giờ cả. (Cho nên nói chữ NGUYỆN bao gồm cả TÍN và HẠNH chính là như vậy).
d. Niệm PHẬT mà không phát tâm “BỒ ÐỀ” thì không tương ưng (không hợp) với bổn nguyện của Phật A DI ÐÀ, sẽ không được vãng sanh.
(Tâm Bồ Ðề là tâm: Lợi mình, lợi người, trên cầu thành Phật quả, dưới nguyện độ chúng sanh).
Còn nếu như vẫn có phát tâm Bồ Ðề mà không chịu niệm PHẬT (thì) cũng không được vãng sanh nữa.
Vì vậy nên phải:
Lấy sự phát tâm Bồ đề làm CHÁNH nhơn.
Niệm PHẬT làm TRỢ (duyên) nhơn.
Sau đó rồi mới phát nguyện cầu sanh Cực lạc.
Người Phật tử tu Tịnh độ cần phải biết rõ các điều này.
(Liên Tông thập nhứt Tổ – TĨNH AM đại sư dạy).
13. Ðại sư dạy:
a. Thiệt vì sanh tử,
Phát lòng Bồ đề.
Lấy TÍN, NGUYỆN sâu,
Trì danh niệm PHẬT.
16 chữ này là tông yếu (Quan trọng bực nhất) của pháp môn Tịnh độ…
(Bởi tất cả sự khổ trong đời này không gì hơn việc sống, chết. Cho nên nếu tu hành, niệm Phật, mà không cầu để thoát vòng sanh tử là một điều sai lầm rất lớn).
Nhưng đã phát ÐẠI TÂM (Bồ đề tâm) rồi thì phải tu ÐẠI HẠNH. Mà trong các hành môn tu, thì phương pháp dễ dụng công, mau thành tựu, rất yên ổn, rất viên đốn (đầy đủ) thì không có môn tu nào bằng.
DÙNG TÍN, NGUYỆN SÂU,
TRÌ DANH NIỆM PHẬT.
Nói TRÌ DANH đây là chấp giữ một câu A DI ÐÀ PHẬT trong lòng KHÔNG PHÚT NÀO QUÊN. Nếu quên hoặc là có một niệm nào khác xen vào thì không được gọ là CHẤP GIỮ (chấp trì).
Như thế mà hành trì cho đến trọn đời, ắt sẽ được vào cảnh “Nhứt tâm bất loạn” mà thành tựu được sự nghiệp Tịnh độ vậy.
b. Tâm tạo nghiệp được,
Thì:
– Tâm cũng chuyển nghiệp được.
Và:
– NGHIỆP đã do TÂM tạo,
Thì:
– Cũng tùy theo TÂM mà chuyển được.
Nếu:
– TÂM mình không chuyển được NGHIỆP
Thì:
– Bị NGHIỆP trói buộc.
Còn như:
– NGHIỆP mà không chuyển được theo TÂM,
Thì:
– Có thể buộc TÂM.
NHƯNG:
– DÙNG TÂM THẾ NÀO mới chuyển được NGHIỆP?
ẤY LÀ:
– Giữ TÂM hợp với điều kiện ÐẠO ÐỨC, hợp với PHẬT.
VÀ:
– NGHIỆP làm sao buộc được TÂM?
ẤY LÀ:
– Cứ để TÂM y theo “đường xưa lối cũ”, buông lung theo cảnh lục trần.
(Sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp) vậy.
(Liên Tông thập nhị Tổ, TRIỆT NGỘ đại sư dạy).
TRÊN ÐÂY:
Người giải thích đã vì chư vị PHẬT TỬ và quý LIÊN HỮU mà lược thuật lại đôi lời dạy bảo về phương cách niệm PHẬT của chư Tổ sư, để làm “Kim chỉ nam” trên con đường tu Tịnh độ.
Những mong sao cho quý chư hiền học PHẬT, niệm PHẬT, nguyện cầu được sanh về cõi CỰC LẠC xem xong rồi nên phát lòng trân trọng, ít nhiều chi cũng nên y theo đó mà cố gắng thực hành…
Và như thế,
Mới mong thành tựu bước đường “Tây quy” mà lòng ta vẫn hằng luôn ước ao, mong mỏi. Lành vậy thay!
HT. Thích Thiền Tâm
OAN GIA TRÁI CHỦ PHÁT TÂM TU HÀNH
Hôm qua ở đây chúng ta có vị đồng tu, cũng là người làm công quả lâu năm của đạo tràng chúng ta. Hôm qua đến thăm tôi. Có oan thân trái chủ dựa vào người anh ta, anh rất đau khổ. Oan thân trái chủ bảo với anh ấy rằng, đời trước vị oan thân trái chủ này bị anh giết hại. Anh ấy hoàn toàn không phải bịa chuyện để lừa dối tôi, các bạn rất nhiều người đều nhìn thấy. Anh ấy cũng không phải người hay thích bịa đặt chuyện. Vị oan gia này là đến đòi mạng, nhưng anh ấy đời này học Phật rất nhiều năm, tâm địa rất lương thiện. Con quỷ này cũng rất hiếm có, thấy anh ấy như vậy nên không nhẫn tâm ra tay.
Vấn đề hiện nay là nó ở trong thân anh ấy, nó ra không được. Sự việc này trước đây chúng tôi cũng đã từng gặp mấy lần rồi. Chúng tôi biết rõ, sau khi vào rồi họ ra không được, rất muốn tu hành. Đến hỏi tôi, mong tôi giới thiệu một nơi để họ đi tu hành. Tôi giới thiệu họ đến núi Đông Thiên Mục, họ rất hoan hỷ. [Chuyện này] không phải giả. Oan có đầu, nợ có chủ. Một người ở trong đời này làm người ở thế gian này, bất kể bạn ở thân phận nào, bất kể ở địa vị nào, bất kể sống cuộc sống như thế nào, cũng phải thật thà, dứt khoát không được hại chúng sanh. Không phải nói là không được hại người, mà súc sanh cũng không được hại, cũng không nên phá hoại môi trường tự nhiên.
(trích trong bài giảng Lấy Khổ Làm Thầy)
VÌ SAO KHÔNG TÌM ĐƯỢC VIỆC LÀM ?
Bất kỳ bệnh tật hay gặp chướng ngại gì,bao gồm cả sự nghiệp như: Tìm không được việc làm, đều thuộc về báo ứng nhân quả.
Tôi (Q…uả Khanh – một cư sĩ có túc mạng thông, thấy được nhân quả nghiệp duyên của người khác) gặp một anh đã tốt nghiệp Thạc sĩ, nhưng mãi tìm không được việc làm. Cho dù anh có xin bán vé, chào mời kiếm khách cho nhà xe, cũng không ai mua, cũng không ai đi.
Bạn có thấy lạ không?
Năm ngoái tình cờ gặp nhau, tôi liền hỏi:
– Anh có làm qua việc gì xấu không?
– Không !
– Không có thực ư? Chẳng phải anh phạm lỗi tà hạnh: Ưa lăng nhăng loạn bầy với phái nữ hay sao?
Anh đáp:
– Hiện nay ai cũng đều sống như thế cả!
Tôi nói :
– Xin cảnh báo anh, đừng có quan niệm “Hiện nay ai cũng đều như thế!”… dù anh không nói tôi cũng thừa biết. Nhưng sống như vậy là phi lễ, vô đạo, rất thiếu đạo đức! Do anh sống không đạo đức, chưa kết hôn mà phạm đủ lỗi dâm tà loạn bậy. Phải biết cho dù đối phương có đồng ý ưng thuận thì anh cũng không được phạm lỗi. Vì chưa kết hôn thì không được “ quan hệ vượt rào” huống nữa là không có ý kết hôn chỉ muốn phóng túng tình dục, truy tìm hoan lạc, ăn nằm bừa bãi.
Làm như thế là thương thiên hại lý. Luât tự nhiên không cho phép. Do vậy mà dù đã tốt nghiệp thạc sĩ, nhưng anh vẫn không thể nào tìm ra việc làm, tất cả là do anh sống vô đạo đức, thiếu phẩm hạnh, nên trời chẳng ủng hộ anh, ngược lại còn nghiêm trị anh.
Nếu anh muốn có công tác tốt, thì đầu tiên nên về quỳ lạy tôn tượng Phật trong nhà, hoặc hãy đến chùa, quỳ trước Phật: Thành tâm phát lộ sám hối hết những tội tà dâm và các tội mình đã làm. Nếu anh biết ăn năn sám hối, thề chẳng tái phạm nữa, thì có lẽ anh sẽ tìm được việc làm.
Quả Khanh
MẸ CHUYỂN SINH THÀNH CHÓ ĐÒI NỢ CON
Có một đôi vợ chồn nọ nuôi một con chó nhỏ, và đặt tên cho nó là Lulu. Lulu lớn lên vô cùng xinh đẹp, bộ lông màu trắng của nó luôn được nữ chủ nhân chải chuốt và tắm sạch hàng ngày.
Cả nhà họ đều yêu quý Lulu, mỗi ngày, họ đều cho nó uống sữa bò, và ăn thịt chân giò hun khói, chỉ cần Lulu thích ăn đồ gì, là vợ chồng họ liền mua về cho nó.
Nhìn thấy Lulu như vậy, ai cũng nói nó là một con chó có phúc. Nhưng thật đúng là mọi việc không biết trước được điều gì, vì không bao lâu thì con Lulu đột nhiên lăn ra chết. Cả nhà họ khóc thương, mãi cho đến mấy tháng sau, đôi vợ chồng trẻ vẫn không hết buồn. Hàng xóm thấy vậy đều không hiểu nổi, họ bàn tán với nhau rằng: “ Chẳng phải nó chỉ là một con chó thôi sao ? Có cần thiết phải khổ sở như vậy không ? Lúc mẹ của họ chết, tôi không thấy họ rơi nhiều nước mắt như thế.”
Lời nói tuy rằng có chua cay một chút, nhưng sự thật đúng là như vậy. Gia đình họ vẫn chưa nguôi nỗi buồn, thì vào một đêm nọ, người vợ mơ thấy mẹ chồng cô hiện về, và nói với cô:
– Lúc mẹ sắp qua đời, hai con quá bận rộn làm ăn, mà không chăm sóc mẹ, kết quả là đã để mẹ lẻ loi, trơ trọi nơi góc nhà. Thậm chí, lúc mẹ qua đời, còn không có ai ở bên mẹ cả. Sau khi mẹ lìa trần, các con cũng không hề thương xót, mấy giọt lệ cũng chẳng rơi. Là con, nhưng các con đã không làm tròn bổn phận của mình.
Con chó Lulu chính là mẹ đầu thai, đến để đòi món nợ các con còn nợ mẹ. Các con nghĩ lại sẽ thấy thời gian các con chăm sóc Lulu là bằng với thời gian các con bỏ mặc mẹ bị bệnh đấy. Ngoài ra, mẹ cũng nói cho con về lai lịch của Lulu để các con có thể kiểm chứng lời mẹ nói có đúng không.
Lulu là do Yến Nhi mang về từ một người bạn học. Mà người bạn học này lại là bắt Lulu từ nhà cô của nó. Nhà cô người bạn học của Yến Nhi là ở Giang Tô. Mẹ của Lulu sinh được 5 con, nó là con chó đáng yêu nhất trong đó. Con hãy đi kiểm tra xem nhé! Duyên hết rồi, nợ cũng đã trả xong, mẹ phải đi đây!”
Sau khi nói xong, mẹ chồng cô liền rời đi. Người vợ tỉnh lại, mướt mát mồ hôi, trong lòng cảm thấy có chút kỳ quặc. Mặc dù nửa tin nửa ngờ, nhưng lại thấy lời nói của mẹ chồng và hoàn cảnh rất rõ ràng như vậy nên cũng không khỏi băn khoăn suy nghĩ. Từng lời nói, cử chỉ và ánh mắt của bà rõ mồn một hiện ra trước mắt cô: Từ chuyện hai vợ chồng bỏ mặc mẹ ốm đau bệnh tật ở góc nhà đến chuyện hai vợ chồng họ mải kiếm tiền mà quên mất bổn phận làm con. Rồi cả việc mẹ chồng ra đi lúc không có người ở bên cạnh…
Để kiểm chứng những điều trong mơ, người vợ đã gọi cô con gái của mình là Yến Nhi đến hỏi: “Con hãy hỏi lại bạn của con về lai lịch rõ ràng của Lulu xem.” Không ngờ, chỉ một cuộc điện thoại của Yến Nhi gọi cho người bạn học đã xác thực được hết thảy những lời nói mà người vợ nghe được mẹ chồng cô nói trong mơ đều là trùng khớp.
Cuối cùng người phụ nữ đã kể lại câu chuyện này với mọi người xung quanh, ai ai cũng lặng yên trầm mặc lắng nghe. Sau khi kể xong, một người trong số họ thốt lên: “Hóa ra thiếu nợ người khác cái gì đều phải hoàn trả. Người xưa nói: “Thiện hữu thiện báo, ác hữu ác báo” quả là không sai.”
Theo Letu.life
Mai Trà biên dịch