Tôi họ Đặng, là một bác sĩ trị liệu tâm lí, trong chuyên khoa của tôi có một phương pháp gọi là thôi miên trị liệu. Trong quá trình điều trị cho các bệnh nhân, tôi, cũng như rất nhiều bác sĩ khác (nổi tiếng nhất có lẽ là tiến sĩ Brian Weiis ở Hoa Kì) đã phát hiện ra cách thức thôi miên để cho bệnh nhân nhớ lại các kiếp quá khứ, và nhờ phương pháp này, rất nhiều bệnh nhân đã khỏi bệnh một cách rất đáng kinh ngạc.
Hôm qua một cô gái từ Đông Hoan gọi điện thoại tới, ngỏ ý muốn được thôi miên và hỏi ngày nào rảnh? Tôi hẹn cô tuần sau. Nghe vậy cô tỏ vẻ rất sốt ruột, nói:
– Không được, ông Đặng ôi, xin hãy làm ơn… ông có thể giúp cho tôi sớm hơn không?
Nghe giọng nói gấp gáp của cô, tôi đoán chắc cô có chuyện gì cần lắm, bèn hẹn cô ngày mai.
Hôm nay, mới hơn 9 giờ sáng, cô đã đến. Đó là một cô gái 29 tuổi, chưa kết hôn. Cô kể mình họ Thẩm, tôi tưởng cô có gì cấp bách mới cần thôi miên gấp, hóa ra là do cô tò mò chỉ muốn biết tiền kiếp mà thôi.
Cô Thẩm là người thật thà chất phác, lớn lên ở miền quê, cha mẹ đều là nông dân. Cô có một em trai và một chị. Trong mắt mọi người ai cũng tưởng cô có tuổi thơ hạnh phúc, nhưng không phải vậy. Ngay từ nhỏ cô đã bị xem là đứa bé ngu ngốc, vì 8 tuổi mới đi học nhưng cô không thể viết chữ. Do vậy mà cha mẹ không thương.
Phụ thân thường đánh cô, còn mẹ thì luôn thấy cô chướng mắt nên hay la mắng cô, cư xử rất bất công. Ngay cả em trai và chị gái cũng khi dễ, ăn hiếp cô. Cho nên từ nhỏ đối với cha mẹ ôm nhiều hận oán… Cô còn bị bệnh viêm gan lâu năm, trước đây gan hay bị đau. Cô có trí nhớ cực tồi, cô đã đến chùa làm công quả hai năm, được mọi người dạy niệm câu: “Nam Mô A Di Đà Phật”, nhưng cô không nhớ nổi. Ngực cô thường đau, luôn có cảm giác khó thở. Ngón tay út và áp út bên phải bị đơ cứng, khiến nhiều lúc cầm đũa cũng không được. Từ nhỏ cô hay bị ảo thính, tức là thường nghe có tiếng người nói bên tai. Tôi hỏi cô vài câu đơn giản xong, thì bắt đầu giúp cô vào cuộc viễn du thám thính tiền kiếp.
Đầu tiên, tôi dẫn dụ theo phương thức thông thường, nhưng thấy cô không có chút phản ứng gì. Chả lẽ cô thực sự quá ngu độn ư? Xem tướng cô thấy cũng không đến nỗi tối tăm lắm, có vẻ là người thật thà. Do cô không thông minh lanh lợi, nên tôi đành hướng dẫn từ từ để khơi lại ký ức tiền kiếp của cô.
Khi tôi bảo: Cô hãy nhớ về năm lớp 10! Thì cô mô tả mình thấy cảnh một bạn gái cùng lớp đang trò chuyện yêu đương tình tứ với một thanh niên, cô bèn chỉ cho một nữ sinh khác nhìn, thế là cô nữ sinh này liền đem chuyện ấy mách với nữ giáo sư, cô giáo bèn xử phạt nữ sinh kia, khiến cô ta xấy hổ bỏ nhà ra đi và bị người lường gạt đem bán đến một nơi rất xa, may là cô ta lanh trí chạy trốn được, nên không bị xâm hại. Khi cô Thẩm thấy đến đây, thì lộ vẻ rất hối hận, cô bật khóc, lệ tuôn đầm đìa.
Tôi lại hướng dẫn cô nhớ về thời thơ ấu, cô bỗng tỏ vẻ rất sợ hãi, toàn thân phát run, tôi hỏi: Chuyện gì khiến em sợ dữ vậy?
Cô đáp bằng giọng trẻ thơ, đầy sợ sệt nói:
– Cha đang đánh tôi.
Ký ức ấu thơ đang ùa về, cô miêu tả:
Cha hay đánh tôi lắm, ông dùng roi quất vào bắp chân, rất đau, hu hu! Cô vừa khóc vừa kể.
Tôi hỏi tiếp:
– Hồi nhỏ, chuyện gì khiến cô khó quên nhất?
Một lúc sau, cô đột nhiên bật khóc, hét to lên: “Mẹ cư xử thiên vị, không công bằng!” Do người mẹ luôn thấy cô chướng mắt nên chẳng thương. Hễ cái gì tốt thì mẹ dành cho chị và em trai chứ không cho cô. Tết đến, chị và em cô được may y phục mới, nhưng cô thì không. Khi cô bị cha đánh đòn thì chị và em cô đứng bên ngoài nhìn vào cười. Điều này khiến cô rất buồn. Cô kể đến đây thì sự uất ức bị dồn nén suốt hai mươi mấy năm như hỏa diệm sơn phun trào, cô thét lên với vẻ cừu hận qua màn nước mắt:
– TÔI HẬN HỌ! HẬN CHẾT ĐI ĐƯỢC!
Khi viết đến đây, lòng tôi xúc động dạt dào, mặc dù tôi hành nghề chỉ mới hơn hai năm ngắn ngủi, nhưng qua những gì chứng kiến được, tôi cảm thấy giáo dục gia đình là cực kì quan trọng. Trong khoảng từ ba đến bảy tuổi, ảnh hưởng cha mẹ đối với trẻ cực kỳ lớn.
Cô Thẩm từ nhỏ đối với cha mẹ, chị em lòng đã ôm oán hận thâm sân, vì từ nhỏ luôn bị cha mẹ làm tổn thương. Khi tôi khuyên cô nên hóa giải oán hận, cô bật khóc to. Những oan khuất và oán hận hóa thành suối lệ tuôn tràn. Xong rồi thì cô chịu tha thứ cho người thân, đôi mày hết cau có và mặt cô dãn ra, lộ vẻ thanh thản.
Tôi tiếp tục hạ lịnh cho cô đi về kiếp trước đó nữa, để tìm cho ra nhân duyên không tốt giữa cô với cha mẹ. Té ra vào một kiếp thuộc triều nhà Thanh, cô là một phụ nữ ở nông thôn, có hai con trai: con cả 5 tuổi, con út 3 tuổi. Chồng cô thường vắng nhà vì phải ra ngoài làm việc kiếm tiền. Kiếp đó cô đối với hai con trai không tốt, nhất là đối con trai đầu, cô rất ghét, bởi vì nó rất ngu và cô thường đánh đòn nó. Đứa con trai út cũng làm cô chướng mắt, có lúc cô mua đồ cho con cả, mà không thèm mua cho con út. Hai con đối với cô cũng cực kì oán hận. Trong cơn thôi miên cô Thẩm kể: Đời này, cậu cả sinh làm phụ thân, cậu út nay là mẫu thân cô.
Lại tiến sâu về kiếp trước nữa thì cô Thẩm nhìn thấy: Vào đời Minh, mình là một thiếu nữ khoảng mười mấy tuổi, mặc váy hồng, đang đứng một mình trong vườn hoa, lúc đó trời chạng vạng tối, tâm tư rất buồn khổ. Bởi vì cha mẹ đối với cô rất tệ. Phụ thân luôn thấy cô chướng mắt, thường hay đánh đòn, mẹ cũng rất ghét cô. Cho nên vào kiếp đó cô cũng rất oán hận cha mẹ. Cảnh đó giống hết như thời ấu thơ đời này mà cô đã trải qua. Kiếp đó cô có một em trai.
Lẽ nào đây là chân tướng luân hồi? Đời đời kiếp kiếp không ngừng báo oán, đền bồi, giày vò nhau? Không ngừng diễn lại vòng lặp nhân quả ? Tình hình cô Thẩm và cha mẹ cứ tiếp diễn vần xoay mãi như thế, xem ra chẳng biết bao nhiêu đời rồi. Nếu kiếp này không minh bạch, không giác ngộ, không chịu buông xả hết oán hận cưu mang trong lòng, thì cảnh khổ này sẽ tiếp tục kéo dài mãi đến đời sau, biết bao giờ mới kết thúc? Không lẽ đây chính là điều mà Phật giáo thuyết giảng: Đời đời yêu, oán tình, thù… xui ta tìm nhau đòi nợ, đền nợ, tâm báo ân, báo oán không ngừng tái diễn, luân lưu không dứt.
Tôi thầm cầu cho tất cả chúng sinh sớm thoát ly luân hồi thống khổ, vĩnh viễn sống trong hạnh phúc. Trong quá trình thôi miên, tôi còn phát hiện ra một câu chuyện nhân quả khác của cô Thẩm nữa.
Lần thôi miên đầu kết thúc, cô bảo ngực mình đã cảm thấy dễ thở rất nhiều, nhưng hình như vẫn còn chút gì đó ngăn trệ bên trong. Khi tôi bắt đầu cuộc thôi miên lần hai, chuyện ngoài sức tưởng phát sinh. Cô Thẩm nói: Hình như có gì đang ở trong ngực, trong não tôi! Tôi liền hướng dẫn tiếp tục, thì đột nhiên cô nói bằng giọng đàn ông, nghe rất hung ác. Tôi vội hỏi:
– Ông là ai?
– TA LÀ KẺ BỊ TÊN NÀY SÁT HẠI!
– Giờ ông muốn thế nào?
– TA MUỐN NÓ CHẾT! QUYẾT KHÔNG THA!
Giọng nam thốt ra với vẻ vô cùng hung ác. Tôi ngẩn ngơ. Vậy rốt cuộc là chuyện gì nữa đây? Dần dần tôi hỏi chi tiết mọi chuyện, mới hiểu ra: Sự việc phát sinh vào đời Tống. Lúc đó cô Thẩm là một ông quan đại thần, hơn 40 tuổi (tạm gọi là Khánh cho độc giả dễ phân biệt). Trong cơn thôi miên hiện thời, cô Thẩm (đang nhớ lại kiếp làm ông Khánh) với vẻ cực kì tức giận và nói bằng giọng đàn ông đầy phẫn nộ xung thiên:
– Đáng hận quá, ta muốn giết tên Khang!
– Vì sao muốn giết?
– Hắn rất đáng chết vì dám khởi ý phản bội, mưu tính lấy đầu ta!
Té ra tên Khang là quan thuộc hạ trong triều, đang âm thầm liên kết với nhiều người để làm hại ông Khánh. Do đã biết trước, nên một ngày nọ ông Khánh dẫn theo nhiều binh sĩ, xông vào nhà thuộc hạ Khang, giết sạch toàn gia trang tổng cộng ba trăm lẻ ba người, riêng quan thuộc hạ Khang bị ông Khánh đâm trúng tim mà chết. Còn hai người nữa cũng bị chặt đầu mà chết. Vì vậy kẻ gá vào ngực hành hạ cô Thẩm hiện nay chính là Khang (do hắn bị đâm trúng tim mà chết, nên bây giờ trả thù bằng cách hành đau nơi ngực) còn hai vong bị chặt đầu thì gá vào não cô. Riêng ba trăm người kia thì một số gá vào đầu, số thì gá vào tay phải (vì lúc tàn sát họ, cô cầm gươm bên tay phải).
Cô Thẩm đến 8 tuổi mới đi học, nhưng không thể viết chữ, trí óc không thông minh linh họat, tim thường bị đau là do có liên quan đến vụ “Đại thảm sát ba trăm lẻ ba mạng” này. Sau khi thôi miên kết thúc, tôi bảo cô Thẩm:
– Hồi nhỏ không phải cô ngu ngốc hay đần độn gì cả!
Cô nói cô cũng biết rõ mình không có ngốc, nhưng hễ muốn viết chữ, thì tay cứng đơ không nghe theo, giống như cố ý chống lại cô vậy. Hơn nữa trong não cô luôn lộn xộn rối ren, nên không thể nhớ được gì.
Đối diện với hơn ba trăm mạng còn ôm đầy hận oán, tôi chỉ có thể hướng dẫn, điều đình xin họ hóa giải. Tôi khuyên cô Thẩm hãy nhận lỗi, sám hối. Thế nhưng chỉ có một số ít vong linh chịu tiếp nhận, còn đa số khăng khăng ôm oán, cương quyết không tha thứ, nhất định đòi báo thù. Tôi nhắc họ: Đây là nhân quả, cái gì cũng có nguyên nhân đầu tiên. Do họ không phục nên tôi đành phải thôi miên cô Thẩm tiếp, dẫn dụ cô đi sâu vào kiếp trước đó nữa, để tìm cho ra nguyên nhân đầu tiên, hầu có thể giúp hai bên hóa giải hận thù. Lần này cô Thẩm kể:
Kiếp đó vào triều Đường, cô là một phú ông họ Trương khoảng ba mươi mấy tuổi, rất giàu, có đông người hầu hạ. Thình lình một hôm nọ, có ba người bịt mặt, dẫn theo mấy chục người, tay cầm vũ khí xông vào dinh thự của Trương phú gia để cướp, nhưng ông Trương cương quyết chẳng nộp tiền cho chúng, nên cuối cùng không những ông bị bọn cướp giết chết, mà toàn gia ông (hơn trăm người) cũng bị chúng giết sạch để diệt khẩu.
Khi cô Thẩm nhớ đến đây thì lộ vẻ vô cùng sợ hãi, toàn thân run rẩy, cất tiếng van xin như thể đang là Trương Phú gia:
– Xin đừng giết tôi! Đừng giết tôi!
Thế nhưng tên đầu đảng bịt mặt vẫn giết chết ông, hắn ra tay độc ác: Đâm một đao vào tim ông Trương. Cô Thẩm nói, mặc dù họ bịt mặt, nhưng cô vẫn nhận ra tên đầu đảng giết mình chính là kẻ từng làm công cho mình trong kiếp đó. Do thấy hắn làm việc quá tệ nên Trương phú hộ không hài lòng, đã đuổi cổ hắn, vì vậy mà hắn ôm hận, kết bè đảng, rủ nhau đi cướp của ông.
Ngay giây phút cô Thẩm nhớ lại tiền kiếp kia, thì trong số ba trăm oan quỷ kia, rất nhiều oan quỷ cũng đồng thời nhận ra được họ từng là những kẻ cướp gian ác nên không còn ôm lòng oán hận nữa! Có thể do lúc cô Thẩm nhớ lại tiền kiếp ở triều Đường, thì bọn oan quỷ cũng nhìn thấy và nhận ra lỗi lầm của mình, cho nên không cần tôi phải khuyên gì nữa, tất cả bọn họ đều đồng ý hòa giải, buông hết hận thù. Sau đó, tôi kể cho họ nghe về thế giới Cực Lạc của Phật A Di Đà, về hạnh nguyện từ bi của Ngài, tôi miêu tả quốc độ này rất thù thắng trang nghiêm và khuyên họ hãy niệm Phật cầu sinh Tây Phương. Bọn họ rất hoan hỉ tiếp thọ.
Cuối cùng tôi hướng dẫn họ đồng niệm “Nam Mô A Di Đà Phật” theo tôi! Ngay trong lúc Phật hiệu vang vọng, cô Thẩm bảo tôi, cô thấy rõ bọn họ xếp thành hàng, từng người, từng người đứng trên hoa sen, theo Phật A Di Đà, Bồ Tát Quan Thế Âm, Bồ Tát Đại Thế Chí và dần dần biến mất giữa không trung.
Khi cuộc thôi miên kết thúc, cô Thẩm bảo toàn thân cô nhẹ nhõm, đầu óc tỉnh táo hẳn. Khi cô từ biệt ra về, tôi thầm nghĩ: Nếu như tôi chọn công việc khác, không biết mình sẽ ra sao? Có được làm những việc ý nghĩa như thế này không? Tôi thầm cảm ơn công việc hiện tại đã giúp tôi hiểu sâu thêm về nhân quả, rút ra được rất nhiều bài học hay, tăng thêm niềm tin kiên cố và tự biết mình cần phải tu sửa cho rốt sáo. Dù sức tôi kém, nhưng cũng nguyện giúp đỡ hết tất cả chúng sinh.
Nhân quả báo ứng không sai mảy may, oan oan tương báo, không bao giờ dứt, hơn nữa càng báo oán, thù càng sâu nặng. Mới đầu là giết hơn trăm người, đến lúc báo thù thì thành ba trăm lẻ ba người. Chỉ có buông bỏ oán thù, chân thành sám hối. Trong sinh hoạt thường nhật, cần đem hết tâm thành đối đãi bình đẳng với tất cả, như vậy thì oán kết đời trước tự nhiên sẽ được tháo gỡ.
Giáo sư Đặng
Trích Báo ứng hiện đời 6
Hạnh Đoan sưu tầm và biên dịch
Việt nam mình ai có khả năng như giáo sư Đặng nhỉ. Vì con có oan gia trái chủ theo quấy quá, đòi nhập vào, người thì đủ thứ bệnh ko chữa khỏi dc .
Theo tôi biết tại chùa Ba Vàng, Quảng Ninh các thầy chuyên làm lễ thỉnh oan gia trái chủ để giúp những người gặp vấn đề với oan gia tiền kiếp đấy ạ
Xin cảm ơn cô Bích Liên .Có dịp e sẽ tới .
Em nên làm theo video này. Thành tâm làm nhé. 100% hiệu quả vì anh đã giúp 3 người và thấy hiệu quả rõ ràng. Anh sống từ nhỏ bên Mỹ, trên 32 năm, anh không tin bất cứ chuyện gì, nhưng khi thấy cái này hiệu quả nên sám hối mỗi ngày. Cầu mong sẽ giúp được em.
A Di Đà Phật
Tham khảo: Sám hối
Đường Về Cõi Tịnh: Mong quý đạo hữu hoan hỉ gõ tiếng Việt đủ dấu để mọi người tiện trao đổi.
Đúng là âm luật vô tình thật !
Mau mau niệm Phật về Tây Phương Cực Lạc thôi các bạn, đừng nhỡn nhơ nữa.Vô thường đến rồi thọ mạng hết một cái là khổ lắm người ơi
A DI Đà Phật !
A DI Đà Phật !
A DI Đà Phật !
A Di Đà Phật…
Xin chào các liên hữu:
– Như thế nào gọi là chân niệm Phật???
Xin chân thành cảm ơn các liên hữu…
A Di Đà Phật…
A DI ĐÀ PHẬT
Gửi bạn Tịnh Độ
Chân niệm Phật tức chẳng còn một mảy xen tạp, vọng tưởng dấy khởi khi niệm Phật. Cốt tuỷ là: niệm trước bặt – niệm sau chưa kịp dấy khởi – ở giữa không có xen tạp = chân niệm.
TN
Hihi con cảm ơn chú Thiện Nhân đã giai thich giúp bạn Tịnh Độ:)))
Con xin phép được góp ý thêm một chút xíu, đó là bạn Tịnh Độ hãy vào youtube nghe PS Tịnh Không giảng thêm nữa nhé:))) về vấn đề niệm Phật chân thật.hihi
ÂM LUẬT VÔ TÌNH 2
PHƯỚC THỌ MÀ CON NGƯỜI KHỔ CỰC TÍCH LŨY ĐƯỢC , LẠI DO HÚT THUỐC MÀ MẤT TRẮNG !
Cảm ân phật lực gia bị ! ngồi hoa sen trắng xuất phát !
A Di Đà Phật ! A Ngọc hợp chưởng hướng Phán Quan hành lễ !
Hôm nay muốn hỏi Phán Quan : “liên quan đến vấn đề hút thuốc.Thuốc lá trong nhiều thành phố đều có quảng cáo,tại một số thành phố hơi tiên tiến còn tốt,trên quảng cáo sẽ ghi rõ thuốc lá có chứa ni cô tin,hút thuốc nguy hại đến sức khỏe,hoặc tại một số nơi công cộng nghiêm cấm hút thuốc.Tương phản tại một số thành thị lạc hậu,quán ăn,tiệm rượu,trên bàn đều có cái gạt tàn thuốc,chỗ nào cũng thấy có người hút thuốc.Theo âm luật thì hút thuốc có thể cấu thành tội lỗi bị trừng phạt hay không vậy ?”
Phán Quan nói : “hút thuốc có quá nhiều điều hại,trăm hại mà không một lợi,đại khái mà nói ngoài trực tiếp ảnh hưởng đến sức khỏe,giảm phước giảm thọ,tiền tài tiêu tán,người không yêu thích,miệng có mùi lạ,ánh sáng thân ảm đạm,thường sinh bệnh tật,chánh khí không đủ,còn trực tiếp cấu thành sự ô nhiễm môi trường,tổn hại sức khỏe người khác,nếu là người học Phật thì hộ pháp rời xa,không cách nào vãng sanh tịnh độ.
Theo âm luật hút thuốc sẽ dẫn đến một số trừng phạt,người dương hút thuốc sẽ bị tổn phước báo của bản thân,sự tổn phước báo này chia làm hai loại : thứ nhất là tổn hại đến các loại công năng của nội tạng thân thể máu thịt này.Ví dụ như những nội tạng quan trọng của cơ thể,phổi,gan,đại não,mắt,mũi,khí quản,các động mạch lớn nhỏ v.v…sẽ mau chóng thoái hóa,càng có thêm đủ loại bệnh tật trường kỳ của nội tạng.Loại bệnh này do hút thuốc mà sinh ra,chỉ cần bỏ thuốc là bệnh tình sẽ thuyên giảm thôi;còn việc bị giảm phước giảm thọ do hút thuốc lúc trước,có thể thông qua việc sám hối tích phước,khuyên người ta bỏ thuốc v.v…để bù đắp lại.Thứ hai là tổn giảm đến ánh sáng linh tánh tiên thiên,mức độ ảnh hưởng tổn giảm này sẽ lớn hơn,con người chung cuộc cần phải luôn nâng cao ánh sáng tiên thiên của tự thân;nếu ánh sáng tiên thiên tổn giảm rồi,sinh mệnh của bất cứ ai cũng sẽ nhất định đi về hướng bóng tối,đều là đau khổ vậy,bất cứ ai cũng không hy vọng mình đau khổ,tất cả hữu tình đều mong muốn mình được hạnh phúc.Tự thân người hút thuốc sẽ không khỏe mạnh,người hút thuốc luôn có thọ mạng ngắn hơn người không hút thuốc,thiếu nam thiếu nữ hút thuốc sẽ dẫn đến vô sinh,đặc biệt là thiếu nữ hút thuốc sẽ dẫn đến rối loạn sinh lý kinh nguyệt,khi chu kỳ kinh nguyệt đến sẽ sản sinh ra các loại trạng thái đau bụng,đau lưng,nhức vai,đau đầu,trong lòng lo âu,cơ thể lúc nóng lúc lạnh hay phát sốt v.v…Rất nhiều người dương nghĩ rằng như vậy đều là bình thường,thật ra là do hút thuốc gây ra đó;nếu cai thuốc được,kỳ sinh lý sẽ tốt trở lại.
Đương nhiên là có một số trường hợp không liên quan gì đến hút thuốc,kỳ sinh lý của người nữ cũng có quan hệ đến nghiệp lực kiếp trước của họ,sẽ có một số người nữ có kỳ sinh lý đặc biệt,bọn họ không hề hút thuốc nhưng kỳ sinh lý của bọn họ cực kỳ thống khổ,đau kinh một cách nghiêm trọng,cho dù có uống thuốc khám bệnh như thế nào cũng không có hiệu quả,chỉ có thể đợi kỳ kinh nguyệt của mỗi tháng tự nhiên trôi qua,tức là mượn đau khổ tiêu nghiệp chướng.Trường hợp khác là cứ phải đối mặt với kinh nguyệt hết tháng này đến năm khác,cứ phải sống trong sự khốn khổ đủ loại bất tiện mà kinh kỳ gây ra,máu cứ từ từ mà chảy ra,mãi mãi không thể chuyển tốt được,khám bác sĩ cũng vô ích.
Hai loại phụ nữ này đều do dư báo của nghiệp sát và nghiệp dâm kiếp trước dẫn đến bệnh chứng kinh kỳ trong kiếp này.Hai loại người nữ này phải phát tâm sám hối nghiệp lực của kiếp xưa,phải điều chỉnh tâm lý để tiêu nghiệp trước,một là ăn chay niệm phật,hành thiện tích đức,lại phải dùng một số loại thức ăn phù hợp tẩm bổ,sau đó theo thời gian sẽ từ từ khỏe lại.Loại người nữ có bệnh chứng này phải nhất định phát tâm tiêu trừ nghiệp ác quá khứ,sức mạnh sám hối ác nghiệp quá khứ mỗi ngày,cộng với sức gia trì lớn của việc niệm phật,thiện hạnh công đức lực của việc hành thiện tích đức,ba loại sức mạnh này gồm sám hối lực,phật lực,công đức lực hợp lại.Nếu theo chỉ dẫn trên thực hành mỗi ngày,dùng ba loại sức mạnh này sẽ làm tiêu nghiệp từ từ mà trở lại bình thường.
Còn thời gian hồi phục của mỗi người sẽ không giống nhau;vì nghiệp lực quá khứ của mỗi người khác nhau,cho nên thời gian quả báo hiển hiện chịu đựng có sai biệt,nghiệp lực trước sau cần một khoảng thời gian để chúng sinh cảm nhận đủ loại đau khổ,rồi từ từ mới tiêu dần.
Có rất nhiều người dương không cách nào nhìn thấy những hành vi phạm giới của mình trong quá khứ,chỉ thấy trước mắt đủ loại nghịch duyên quả báo,mà sanh ra đủ thứ oán trách bất mãn đối với cuộc đời người việc xung quanh,phần lớn là do đương sự không nhìn thấu nhân quả ba đời là nguyên nhân chính dẫn đến như vậy,nên bản thân khởi lên nhiều hiểu lầm cùng kiến giải không đúng,do đó mà hiểu lầm của con người với nhau từ đó được sinh ra.
Khi mọi người gặp phải đủ loại hoàn cảnh không như ý trong cuộc sống,thì nên tự hỏi lòng mình xem tại sao người khác đều bình thường,chỉ có bản thân gặp phải những việc như vậy.Đây là do nghiệp chướng của bản thân hiện tiền,trước phải sám hối nghiệp lực tự thân,phải tu chỉnh các hành vi ngày thường của bản thân,tất cả các việc phải như lý như pháp mà làm;dù là khả năng không đủ,chỉ cần tận lực mà làm,về mặt nhân quả cũng có thể được xem là viên mãn không khiếm khuyết,nhân quả pháp tắc của âm luật vĩnh viễn công chính nghiêm minh vậy.
Nếu phụ nữ mang thai hút thuốc,sẽ làm giảm sức miễn dịch tiên thiên của đứa bé,ảnh hưởng đến sự phát triển não bộ của đứa bé,và cũng ảnh hưởng đến các loại công năng của nội tạng.Thai phụ hút thuốc sinh ra những đứa trẻ thường có sức miễn dịch kém,dễ sinh bệnh cảm mạo phát sốt,khí quản không tốt dễ ho,tánh khí cũng không tốt,sức tập trung tư duy khi đi học cũng không đủ,dễ tán tâm.
Tất cả sinh mạng trong bụng mẹ thời kỳ mang thai,là thời kỳ kiến tạo tiên thiên của sinh mệnh,tức là thời kỳ kiến tạo nhục thân của kiếp sau của con người đó.Mỗi một người trước khi nhập thai đã quy định phước báo của kiếp sau mỏng dày rồi,tuy là định nghiệp đã định,nhưng tập khí hành vi thiện ác hậu thiên có thể sửa đổi được,tức là có thể tiếp tục lên cao hay xuống thấp.
Thời kỳ mang thai 10 tháng của người mẹ rất quan trọng.Nếu trong lúc mang thai người mẹ hút thuốc,thì thai nhi này thuộc về tánh chất khiếm thuyết tiên thiên,còn việc khiếm khuyết bao nhiêu phải xem mật độ người mẹ hút thuốc mà định.Nếu thai phụ có ý niệm hành vi thai giáo tốt,sẽ kiến tạo nền tảng tiên thiên tốt đẹp cuộc sống mấy mươi năm sau của đứa trẻ.Có duyên xem được bản văn chương này đều là những chúng sanh có phước báo,hy vọng mọi người truyền bá cho nhau xem.Nếu như thai phụ giữ phạm hạnh thanh tịnh trong 10 tháng mang thai,ngay cả chánh dâm cũng ngừng,không hút thuốc không uống rượu,thanh tịnh ăn chay niệm phật,tâm hồn luôn giữ gìn trạng thái bình hòa,như thế đối với sự phát dục của não bộ,việc điều chỉnh sự phát triển nội tạng cùng tính cách hậu thiên của thai nhi,cực kỳ có ích lợi tốt đẹp.Thức ăn chay trước mắt tại dương gian tuy có thuốc hóa học,nhưng còn đỡ hơn tác hại của thức ăn thịt cùng tránh kết ác duyên với chúng sanh,còn về lợi ích của việc ăn chay thì không nói thêm ở đây,tại dương gian có nhiều sách liên quan đến việc ăn chay có thể tham khảo.
Thai nhi ăn chay còn gọi là chay trong thai,đứa trẻ ăn chay trong thai nhất định sẽ có trí tuệ hơn đứa trẻ ăn thịt trong thai,cơ thể sẽ khỏe mạnh hơn,còn có thể bảo vệ sự tốt đẹp của ánh sáng linh tánh tiên thiên,điểm này rất quan trọng vậy.
Ánh sáng tiên thiên của mỗi người sẽ tùy theo hoàn cảnh sau khi đầu sanh nhân gian mà từ từ bị ô nhiễm,nếu như vì thai phụ hút thuốc mà dẫn đến thai nhi tiên thiên bất túc,đợi sau khi thai nhi sanh ra rồi thì phải cần tốn rất nhiều thời gian và đủ loại nhân duyên để bù đắp sự bất túc tiên thiên này.
Người hút thuốc ngoài việc bị tổn phước tổn thọ ra,nếu người hút thuốc trường kỳ làm cho người bên cạnh hút khói thuốc mình thở ra,thì kẻ hút thuốc sẽ bị giảm tổn nhiều phước báo hơn.Vì người đó trực tiếp làm tổn hại sức khỏe người khác,là đang làm một hành vi hại người mà không ích gì cho mình.
Người hút thuốc mỗi lần hút một điếu thuốc,bên cạnh đều có hắc bạch thiện ác nghiệp câu sinh thần,hắc nghiệp câu sinh thần tức khắc ghi lại tự mình hút một điếu thuốc,đợi đến lúc đủ một bao thì sẽ ghi lại tổn giảm phước báo một lần,sự tổn phước này ví dụ như bị gặp phải đủ loại chướng ngại,như thế mà suy ra hút trên hai bao thì chướng ngại nặng hơn;nếu có người bên cạnh người hút thuốc,thì tổn phước nhiều hơn,ví như quan hệ nhân sự sẽ không tốt,đột nhiên bị mắng chửi v.v…Người trường kỳ hút thuốc ngoài việc bị tổn phước còn bị tổn giảm thọ mạng.
Nếu như người hút thuốc trong số mạng quy định năm nay tăng lương,cái phước báo này sẽ bị tiêu trừ mất.Còn như làm kinh doanh,anh ta vốn rất thuận lợi như ý kiếm được một số tiền,nhưng trong thời khắc quan trọng nhất lại xảy ra sự cố không thể hoàn thành giao dịch được v.v… Người trường kỳ hút thuốc sẽ làm ánh sáng linh tánh tiên thiên lu mờ dần,đến lúc thọ chung không cách nào vãng sanh thiện đạo,chỉ có đọa lạc,tại vì tất cả ánh sáng của thân thể đã bị khói thuốc che mất rồi.
Tôi nói : “Phán Quan à ! ông nội con cũng hút thuốc nhiều năm,vậy mà ông cũng sống được đến 92 tuổi ! việc này làm con khó khuyên cha bỏ hút thuốc rồi !”
Phán Quan nói : “ông của con kiếp trước là một người thiện,có tích lũy một ít phước báo trường thọ,người nhà hưng thịnh,con cháu đầy nhà,ông ta kiếp này có tuổi thọ đến 102 tuổi,rất tiếc là vì hút thuốc,đã bị tổn đi 10 năm rồi.
Ông nội con vốn là một người trường thọ,92 tuổi là số tuổi đã bị tổn giảm,ông ta trước khi lâm chung thì công năng phổi thoái hóa,do ho và đói chết mà đứt hơi vãng sanh.Ông ta chết sớm hơn dự định,cũng không hoàn toàn do nguyên nhân hút thuốc gây ra,còn có một yếu tố khác là thím của con vào khi ông ta 90 tuổi,sau khi bà của con chết,không ai bên cạnh chăm sóc ông.Thím của con ngược đãi ông,lúc bình thường không cho ông ta ăn gì cả,còn thường chửi rủa ông.Thím của con lúc đầu cực lực yêu cầu đến chăm sóc ông,mục đích là muốn chiếm đoạt toàn bộ tài sản của ông con,bà ta không hiểu rõ nhân quả cứ nghĩ rằng mình đã thành công rồi;ngược lại ông của con lại muốn bảo vệ sự bình yên trong gia đình,chọn lựa tự mình chịu đựng tất cả,không nói cho ai biết đến khi cô độc ra đi,một nguyên nhân khác dẫn đến cái chết của ông là chết đói.Nhờ việc này ông ta không những tiêu đi nghiệp lực mà còn tích được một ít phước,vì thế sau này khi A Ngọc con bắt đầu học phật ông ta có niệm phật chút ít mà được siêu độ lên cõi trời rồi.Đó là do ông của con trước khi chết cam tâm chấp nhận tất cả mà được thiện báo như vậy,còn thím của con đã gieo trồng một ác nghiệp rất lớn.Bất hiếu đến như vậy,6 năm sau con trai kháu khỉnh duy nhất của bà ta sẽ rời bà ta mà đi,quả báo của bà ta vẫn chưa hết,rồi con gái của bà ta sẽ đoạt hết gia sản mà bỏ đi,cũng bất hiếu như vậy đối với bà,thím của con cũng sẽ đau khổ mà bệnh chết.
Có thể nói : thiện ác chung cuộc đều có báo ứng,nhân quả công bằng đã từng tha cho ai ? ! bổn quan phụng khuyên thế nhân,đừng có che mờ lương tâm mà làm chuyện xấu,tất cả những gì con người làm đều bị âm ty ghi lại hết.Làm nhiều điều bất nghĩa,sẽ bị trời phạt;thành tâm hành thiện,trời tất ban phước,mọi người nên nhớ kỹ lời nói của bổn quan.
Tôi nói : “lời nói của Phán Quan thật làm con ngỡ ngàng,trong lòng cảm thấy thật chua xót.Ông nội lúc trước có bị bệnh công năng phổi thoái hóa,bị ho đứt hơi mà chết.Còn tài sản của ông con có nghe cha mẹ kể chút ít,nói là bị thím lấy hết bỏ đi,cha mẹ đối với chuyện này cũng thấy ngại.Còn việc chết đói,con nhớ ra rồi,khó trách là mỗi lần con đến thăm ông nội,mua thức ăn cho ông nội ăn,ông cứ bán mạng ăn hết.Lúc đó thím có nói,trong nhà từ lớn đến nhỏ chỉ có con biết mua đồ ăn,nói thức ăn con mua ông nội rất thích ăn,không xấu hổ là được ông nội nuôi lớn,lúc đó khi nghe được còn rất vui mừng,thật là không có chút trí tuệ nào ! con còn nhớ là mỗi lần đến thăm ông thím cứ đi theo sau,lúc đó nghĩ rằng lần sau đến thăm sẽ mua nhiều thức ăn ông thích hơn,tại vì con làm việc bên ngoài mỗi nữa năm mới về quê một lần,đến lần về sau thì ông đã…trong lòng thật đau xót !!!
Phán Quan nói : “nghiệp lực vậy ! tất cả đều không ngoài nhân quả ! pháp tắc âm luật không bao giờ bỏ sót một nhân quả cực kỳ phức tạp đan xen trong đường tơ kẽ tóc nào,nhân nào quả nấy.Ông nội con hút thuốc có quả báo của hút thuốc,ông ta trường kỳ hút thuốc làm cho phổi của bà con bị ảnh hưởng,bà của con chính vì phổi bị thoái hóa ho,đờm bị kẹt nơi cổ họng không ra được cản trở hô hấp,hít không được hơi tiếp theo mà chết,trong việc này ông của con phải gánh chịu một phần nhân quả,mà ông của con tu nhẫn nhục cũng có phần công đức.
Bất cứ ai cũng không nên hút thuốc,hút thuốc sẽ phá hoại tư duy bình thường của mình,nếu là đệ tử Phật phải cai thuốc.Hút thuốc thuộc vào giới thứ năm không uống rượu trong ngũ giới,năm xưa phật chế định ra ngũ giới cho cư sĩ tại gia,căn cứ vào kinh văn chủ yếu trong hiện tại,tuy không trực tiếp nói rằng không được hút thuốc,chỉ khai thị không được uống rượu.Mà rượu lại càng làm tê liệt hệ thống thần kinh của chúng ta,phá hoại sự tư duy bình thường của con người,phá hoại sự tu hành,làm chúng sanh tạo ác,cuối cùng đọa địa ngục.Trừ khi dùng vào việc trị bệnh cùng cứu nguy tánh mạng cần dùng để pha chế dược phẩm mà không cách khác thay thế,thì một giọt rượu cũng đừng chạm đến;đừng có tự lừa rồi lừa người,cho rằng uống rượu không say là không có tội.
Vì thế mà mục đích chân chính của việc giữ giới thứ năm không uống rượu là : phàm là tất cả những vật thực phẩm làm tê liệt phá hoại sự tư duy bình thường của chúng ta phải giới cấm.Không chỉ có rượu,khoa học xã hội hiện tại cứ một mực thay đổi,sau này nhân gian sẽ xuất hiện những sản phẩm mới như rượu và thuốc,chỉ cần là loại thực phẩm có tánh tê liệt phá hoại sự tư duy bình thường đều phải toàn bộ giới bỏ,điểm này mong mọi người tuân thủ tốt,nếu không phạm phải âm luật sẽ bị giảm phước giảm thọ,cuối cùng chịu khổ chỉ tại bản thân thôi !
Được rồi ! A Ngọc hôm nay nói chuyện về vấn đề hút thuốc đến đây là được rồi,con có thể về rồi ! hoan nghênh lần sau lại đến !.”
Tôi nói : “A Ngọc hợp chưởng cảm ân Phán Quan,hôm nay nói cho con nghe sự kiện nhân quả trong gia đình mà không ai biết được,đúng là thọ ích nhiều !”
Ngồi hoa sen trắng bay về thôi !
Xin hỏi nhân vật Thượng Quan Ngọc Hoa (A Ngọc) dẫn chuyện Địa ngục Ký sự có thật ko và ở thời đại nào ạ?
Mô Phật
Nếu không có thật, thì mọi người in ấn ra sách và truyền bá trên mạng để đc lợi ích gì bạn? Tất cả là có thật và nếu đọc từ đầu đến cuối, thì có nhiều chi tiết cho chúng ta biết là cô ấy ở thời đại của chúng ta bây giờ. A Di Đà Phật
Dạ nhưng tôi cần thông tin cụ thể về nhân vật A Ngọc… địa ngục kí sự là tác phẩm quan trọng, tác giả nên thông tin nhiều hơn về bản thân để làm chứng tín cho người đọc, nếu ko sẽ có nhiều người phân vân về tính xác thực
Sách Âm luật vô tình là từ tiếng tàu dịch ra, A Ngọc là người hoa, nên thông tin thì GH không biết, không thấy có, nhưng nếu người biết tiếng hoa thì có thể tìm đc thông tin không chừng.
Nhưng không biết bạn có biết quyển Báo ứng hiện đời không? Rất nhiêu ng đọc và tin theo. GH thấy trong Báo ứng hiện đời 3, có một bài tên là: ‘Những điềm mộng được báo trước’. Và trong bài đó có một khúc ghi:
”Còn có một lần điềm mộng báo tôi rằng, hiện nay những người phóng túng tình dục, quan hệ tà vạy, phá bỏ con bừa bãi, sẽ tự chuốc họa và sau này dù kết hôn cũng rất khó có con. Trong mộng còn nói: Con người không biết “Âm luật rất nghiêm”. Điển hình là Thượng quan Ngọc Hoa từng mộng du địa phủ, sau đó đã viết cuốn “Âm luật vô tình” trong đây phần lớn ghi quả báo tà dâm rất thê thảm.
Điều này tuyệt đối có thật không dối. Bởi vì trong mộng tôi cũng thường đến cõi âm và địa ngục, nên biết rõ sách này câu câu đều là lời chân thật.”
Link sách:http://monchaythanhtinh.blogspot.com/p/blog-page_1.html
GH không biết bạn có tin vào sách Báo ứng hiện đời không, hay lại phải cần thông tin khác thì GH chịu, tùy bạn vậy. Có nhiều chuyện trên đời, nếu ta không tin, chờ tới lúc thấy mới tin, thì đã muộn vậy. A Di Đà Phật.
Dạ cảm ơn GH. Tôi có biết và đọc qua 2 tập Báo ứng hiện đời, tập 3 thì chưa đọc. Tôi có Niệm Phật cầu sanh Cực Lạc. Dĩ nhiên đến được với việc hành trì là vì cuộc đời tôi trải qua nhiều chướng duyên nghịch cảnh, bản thân phạm nhiều sai lầm, oán ân nghiệp báo chất chồng. Hà tất phải hoài nghi chuyện tôi có tin nhân quả hay ko. Tôi đồng tình với câu chuyện trong Địa ngục Ký sự. Chỉ là tôi muốn biết thêm về tác giả A Ngọc, nhưng search tiếng Việt thì ko thấy. Chỉ đơn giản là vậy thôi.
Còn 1 điều này nữa ạ, xin mạn phép được nói.
Nam Mô A Mi Đà Phật
Những kẻ hành nghiệp tà dâm, điển hình như những cô gái hay đàn ông đóng phim sex, người sản xuất phim khiêu dâm (ở Nhật Bản có hẳn ngành công nghiệp làm phim người lớn, hiện nay Hàn Quốc cũng đang phát thành trào lưu…) tôi nhận ra 1 điều quan trọng là, tất cả những người phạm tội tà dâm đáng quả địa ngục kia, nếu họ hồi đầu CHỊU XƯNG 6 CHỮ NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT thì dựa vào BỔN THỆ CỨU ĐỘ của Đức Phật A Di Đà, họ vẫn chắc chắn được sanh về Cực Lạc. Chỉ cần nương vào CÂU PHẬT HIỆU, dù chỉ 1 lần, mấy cô gái nude sex cả đời kia vẫn được cứu.
Chào bạn Vy Nhật Thanh
Theo như mình tìm được bằng tiếng trung thì đây là blog của tác giả Thượng Quan Ngọc Hoa: http://blog.sina.com.cn/u/2163451163
Tác giả viết Âm Luật Vô Tình bắt đầu từ năm 2011.
Nam Mô A Di Đà Phật!
Mong mọi người giải đáp giùm có phải Chỉ cần niệm Nam Mô A Di Đà Phật là đủ?
“Có ý kiến cho rằng trào lưu Tịnh độ tông được truyền bá hiện nay ở nước ta do ảnh hưởng từ Trung Hoa nên có sự khác biệt với giáo lý Tịnh độ tông trong kinh A Di Đà [1]. Điểm khác biệt căn bản được nêu lên ấy là Tịnh độ tông trong kinh A Di Đà dựa vào 5 tiêu chí để được vãng sinh Tây phương khác hoàn toàn với 3 yếu tố tín, hạnh, nguyện mà ý kiến đó cho là do Trung Quốc đặt ra vốn không dựa vào bài kinh quan trọng nhất là kinh A Đi Đà và đó cũng chính là điểm mà phần lớn các vị giảng sư Tịnh độ tông không đề cập đến. Quan điểm đó cho rằng: “Trong kinh A Di Đà có 5 tiêu chí mà theo đó ai thực tập thì hiện tại được an lạc, sau khi chết đủ tiêu chuẩn để vãng sinh Tây phương mà không cần phải phát nguyện, không cần ai hộ niệm, tình trạng đó diễn ra như một quy luật tất yếu về phương diện nhân quả[2]”. Quan điểm đó cho rằng năm tiêu chí trong kinh A Di Đà mà hành giả tu Tịnh Độ đạt được vãng sinh là phải có căn lành lớn, có công đức lớn, có nhân duyên lớn, có quán phát âm lớn và có sự chuyên nhất tâm nghĩa là có niệm Phật nhất tâm bất loạn. Quan điểm đó còn nêu rõ: “Cốt lõi của kinh A Di Đà nằm ở chỗ không phải nhấn mạnh về sự hiện hữu của thế giới Tây phương mà là 5 điều kiện này. Bất kỳ ai đạt được 5 điều kiện này, ngay trước pháp hiện tại này, nơi người đó ở chính là Cực lạc, thì người đó chính là an vui và lúc đó, người hội tụ 5 điều kiện đó sẽ không còn nguyện vọng sinh về Tây phương để làm gì nữa. Cốt lõi và chiều sâu triết lý của Tịnh độ tông nằm ở chỗ này. Người đi theo tín ngưỡng của Tịnh Độ tông thì không quan tâm đến chuyện đó, chỉ quan tâm là sau khi chết mình được vãng sinh và do đó nhấn mạnh đến cái phương diện tín ngưỡng của Tịnh Độ vốn không phải do Đức Phật dạy. Đó là sự khác biệt rất căn bản giữa Tịnh độ tông trong kinh A Di ĐÀ và Tịnh Độ tông do Trung Quốc biên soạn”
A Di Đà Phật
Chào Bạn Hạ,
Xin chia sẻ với bạn vài ý.
Về vấn đề này chúng ta cần đọc lại 48 ĐẠI NGUYỆN CỦA ĐỨC PHẬT A DI ĐÀ. Cụ thể chỉ xin trích lại 2 NGUYỆN THỨ 18 VÀ 19:
******
Ngã tác Phật thời, thập phương chúng sanh, văn ngã danh hiệu,
chí tâm tín nhạo, sở hữu thiện căn, tâm tâm hồi hướng, nguyện sanh
ngã quốc, nãi chí thập niệm, nhược bất sanh giả, bất thủ Chánh Giác; duy trừ Ngũ Nghịch, phỉ báng chánh pháp.
Lúc tôi thành Phật, mười phương chúng sanh nghe danh hiệu tôi chí tâm tin ưa, tất cả thiện căn tâm tâm hồi hướng nguyện sanh cõi tôi, dẫu chỉ mười niệm, nếu chẳng được sanh thì chẳng lấy Chánh Giác. Chỉ trừ kẻ Ngũ Nghịch, phỉ báng chánh pháp.
(Nguyện mười tám: Mười niệm ắt vãng sanh)
Ngã tác Phật thời, thập phương chúng sanh, văn ngã danh hiệu,
phát Bồ Đề tâm, tu chư công đức, phụng hành lục Ba La Mật, kiên cố
bất thoái. Phục dĩ thiện căn hồi hướng, nguyện sanh ngã quốc, nhất
tâm niệm ngã, trú dạ bất đoạn. Lâm thọ chung thời, ngã dữ chư Bồ
Tát chúng, nghênh hiện kỳ tiền, kinh tu du gian, tức sanh ngã sát, tác A Duy Việt Trí Bồ Tát. Bất đắc thị nguyện, bất thủ Chánh Giác.
Lúc tôi thành Phật, mười phương chúng sanh nghe danh hiệu tôi liền phát Bồ Ðề tâm, tu các công đức, phụng hành sáu Ba La Mật kiên cố bất thoái, lại đem các thiện căn hồi hướng nguyện sanh cõi tôi, nhất tâm niệm tôi, ngày đêm chẳng ngớt. Lúc lâm chung, tôi cùng các Bồ Tát chúng hiện đến đón trước mặt, trong khoảnh khắc liền sanh sang cõi tôi, thành bậc A Duy Việt Trí Bồ Tát. Chẳng thỏa nguyện này, chẳng lấy Chánh Giác.
(Nguyện mười chín: Nghe tên phát tâm; nguyện hai mươi: Lâm chung tiếp dẫn)
********
Chỉ đọc các NGUYỆN này thì đã có câu trả lời cho câu hỏi bên trên của bạn rồi vậy [điều kiện để vãng sanh]. Để hiểu rõ hơn, bạn hãy đọc CHÚ GIẢI KINH VÔ LƯỢNG THỌ – PHẦN PHẨM THỨ 6 PHÁT ĐẠI THỆ NGUYỆN nhé.
Trong KINH QUÁN VÔ LƯỢNG THỌ, Phật thuyết:
“Ðức Phật bảo A Nan và Vi Ðề Hi: “Người sanh Cực Lạc thế giới, bậc Thượng Phẩm Thượng Sanh ấy. Nếu có chúng sanh nguyện sanh Cực Lạc thế giới phát ba thứ tâm liền được vãng sanh. Những gì là ba tâm?
Một là chí thành tâm, hai là thâm tâm và ba là hồi hướng phát nguyện tâm. Người đủ ba tâm này ắt sanh Cực Lạc thế giới.”
Trong đoạn trích của bạn, có đoạn
“Bất kỳ ai đạt được 5 điều kiện này, ngay trước pháp hiện tại này, nơi người đó ở chính là Cực lạc, thì người đó chính là an vui và lúc đó, người hội tụ 5 điều kiện đó sẽ không còn nguyện vọng sinh về Tây phương để làm gì nữa. Cốt lõi và chiều sâu triết lý của Tịnh độ tông nằm ở chỗ này. Người đi theo tín ngưỡng của Tịnh Độ tông thì không quan tâm đến chuyện đó, chỉ quan tâm là sau khi chết mình được vãng sinh và do đó nhấn mạnh đến cái phương diện tín ngưỡng của Tịnh Độ vốn không phải do Đức Phật dạy.” Xin chia sẻ, trong KINH NIỆM PHẬT BA LA MẬT Đức Phật dạy rằng:
“Lại nữa Diệu-Nguyệt, nếu có chúng sanh nào chí thành xưng niệm danh hiệu Nam-mô A-Di-Đà Phật, thì uy lực bất khả tư nghị của danh hiệu khiến cho Tâm-thể thanh tịnh mà chúng sanh ấy không hề hay biết, tự nhiên chứng nhập Sơ-phần Pháp-thân, âm thầm ứng hợp với BI TRÍ TRANG NGHIÊM của Phật – nhưng chưa thể đắc Tam-minh, Lục-thông, vô lượng Đà-ra-ni, vô lượng Tam-muội, nhẫn đến chưa thể đắc Nhất-thiết Chủng-trí, chẳng thể đồng đẳng với chư Phật được mà chỉ thành tựu bước đầu tiên trên lộ trình Như-Thật-Đạo.
Thí dụ như làm gạch để xây nhà vậy. Tuy đã nhào trộn đất sét, bỏ vô khuôn và đã đúc ra hình dạng của viên gạch. Nhưng muốn viên gạch được bền lâu, chắc chắn, không hư rã, chịu được nắng chói mưa sa, thì cần phải đưa vào lò lửa nung đốt một hạn kỳ. Người niệm Phật cũng lại như thế. Tuy công phu niệm Phật trong hiện kiếp đã đặt nền tảng vững vàng cho sự nghiệp giải thoát, nhưng sau đó phải vãng sanh Tịnh-độ, lãnh thọ sự giáo hóa của Phật và Thánh-chúng cho tới khi thành tựu Vô-sanh Pháp-nhẫn. Sau đó, mới đủ năng lực hiện thân khắp mười phương hành Bồ-Tát đạo, ra vào sanh tử mà không trói buộc, trở lại chốn ác trược mà chẳng nhiễm ô, cứu độ chúng sanh không có hạn lượng.
Thí dụ như việc khắc họa hình tượng. Tuy đã dùng gỗ tốt đẽo gọt lâu ngày và tạo nên hình dáng con người. Nhưng phải bỏ ra một thời gian lâu xa để chạm trổ thêm mắt, tại, miệng, nét mặt, nếp nhăn, dáng vẻ, bộ tịch, thần sắc … Người niệm Phật cũng lại như thế. Tuy đã phát khởi tín tâm dũng mãnh, và công phu không gián đoạn, bê trễ, nhưng nếu tái sanh cõi Ta-bà thì vẫn bị luân chuyển vì Định Tuệ còn non kém, quả đức chưa hoàn mãn. Cần phải vãng sanh Cực-Lạc thế giới, cận kề Phật và Thánh-chúng, thành tựu vô lượng Ba-la-mật thâm nhập Tam-muội Tổng-trì-môn, phát hoằng thệ nguyện đi khắp mười phương giáo hóa vô số chúng sanh. Không lâu, lấy cỏ rãi nơi Bồ-đề đạo-tràng, hàng phục ma quân, thành Đẳng-chánh-giác, Chuyển-pháp-luân Vô-thượng.
Diệu-Nguyệt cư sĩ, nên biết rằng được vãng sanh Cực-Lạc thì không bao giờ trở lại địa vị phàm phu với thân xác ngũ uẩn nữa. Do đó, mới gọi là Bất-thối-chuyển. Từ đó về sau, dần dần thành tựu mười thứ Trí-lực, mười tám pháp Bất-cộng, năm nhãn, sáu thông, vô lượng Đà-ra-ni, vô số Tam-muội, thần thông du hí, biện tài vô ngại … đầy đủ bao nhiêu công đức vô lậu của Đại Bồ-Tát, cho đến khi đắc quả Phật. Bởi vậy mà Ta, Thích-Ca Mâu-Ni Thế-Tôn hôm nay trân trọng xác quyết rằng : VÃNG SANH ĐỔNG Ý NGHĨA VỚI THÀNH PHẬT, VÌ VÃNG SANH TỨC LÀ THÀNH PHẬT.”
Vài chia sẻ. Mong bạn giữ vững Chánh Tín, tinh tấn niệm Phật!
Nam Mô A Di Đà Phật
Mô Phật
Có quá nhiều kiến giải về điều kiện Niệm Phật vãng sanh.
Trong khi đó cụm từ Niệm Phật vãng sanh (kinh Vô Lượng Thọ,kinh niệm Phật Ba La mật…) không có điều kiện gì cả. Đức Thích Ca nói “Muốn vãng sanh chỉ cần Niệm Phật là đủ”. Chỉ có Xưng danh 6 chữ Nam Mô A Di Đà Phật là được vãng sanh.
Hãy đọc lại Tông chỉ tông tịnh độ của Thiện Đạo Đại Sư, di huấn Tuyển trạch Bổn nguyện Niệm Phật Tập Yếu của Pháp Nhiên Thượng Nhân, Đại ý 3 kinh 1 luận Tịnh độ và Giảng giải nguyện 18 của Huệ Tịnh Pháp sư. Chỉ có Niệm Phật mới là Bổn thệ của Đức Di Đà và Phật Thích Ca.
Những kiến giải khác chỉ bày ra thêm phương tiện ứng với căn cơ sai khác của chúng sanh.
Chân thành
Nam Mô A Đi Đà Phật
Kính chào quý Thầy cùng các vị đạo hữu!
Cách đây hơn hai năm rồi. Hôm đó khoảng 4h 30 phút sáng, con thức dậy sau đó ngủ lại con nghe trong tâm thức dạy rằng:” Mỗi ngày tâm tâm phải phát hiện những lỗi lầm, tâm tâm sám hối, tâm tâm phải lau chùi, tâm tâm dứt trừ, tâm tâm hồi hướng và tâm tâm phát nguyện cầu sanh Cực Lạc”. Những câu này con chưa nghe qua ở ngoài quý pháp sư giảng. Nhưng con không hiểu sao cứ lâu lâu con nằm mơ lại nghe dạy và nhắc nhở ráng niệm Phật thật nhiều… Xin quý Thầy và các vị đạo hữu cho con biết đó là do tâm thức mình nhắc nhở mình hay là có vị Hộ Pháp theo nhắc nhở để con tu tinh tấn hơn. Nam Mô A Đi Đà Phật!
Chào bạn Phương Ngọc,
Như vậy là bạn đã từng tu Tịnh Độ trong kiếp nào đó và chủng tử này rất sâu dày. Những câu bạn “nghe” có thể là lời dạy của vị thầy, hoặc của chính bạn đã được ghi khắc sâu sắc, giờ đủ duyên nên nó phát khởi ra. Như thế, có lẽ bạn hãy tự vấn mình “Mình đã tu Tịnh Độ, sao giờ này vẫn còn mê muội lưu lạc ở cõi Ta Bà này?” Tự vấn thế để quyết tâm ngay trong kiếp này phải gắng tu tập tinh tấn để nắm chắc vãng sanh nhé.
Chúc bạn tỉnh giác tu tập tinh tấn nhé.
Nam Mô A Di Đà Phật.
Nam Mô A Di Đà Phật!
Cảm ơn cô(chú) Tâm Tịnh
NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT.
Kính gửi quý thầy cùng quý đạo hữu. Con năm nay 23 tuổi, cách đây khoảng 5 năm con từng rất sợ hãi vì hay bị bóng đè, sau đó con biết đến pháp niệm Phật nên dần tỉnh ra, không còn sợ hãi và cũng không còn bị bóng đè nữa nhưng giờ ngặt một nỗi là con rất sợ rắn rết. Con cũng có xem, đọc thần chú trừ rắn độc nhưng sợ mình tu tâm không đủ, ko thể áp dụng thần chú trừ rắn độc, hàng đêm con hay sợ những góc tối, xó xỉnh, giàn cây nhưng con cũng sợ nghĩ đến nhiều sẽ chiêu cảm những điều này đến vì gần đây đã 2 lần con gặp rết, 1 lẩn rết mò vào dép, gần tới chân con rồi con liền rụt chân lại, một lần nữa thì khi con ngồi làm ở phòng khách bắt gặp và tối ngủ liền mơ thấy rắn cùng hoàn cảnh gần giống lúc gặp buổi tối. Con vì si mê, sợ hãi nên nhiều khi đã khởi tâm sát, giết hại những loài như rết( vì rắn thì con chưa đối diện bao giờ). Con không biết phải làm sao để loại trừ điều này, hằng ngày con niệm Phật sám hối, con luôn sợ vô thường không cho mình cơ hội thì mình lại trầm luân trong bể khổ không biết bao giờ mới thoát ra được. Đợt tới đây con phải xuống vùng núi ở Hoà Bình nữa. Xin được quý thầy, quý đạo hữu chỉ dạy để con sớm nhận ra sai lầm, đoạn trừ tâm sợ hãi, tinh tấn tu niệm mà không khởi phát tà tâm.
NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT.
Bạn Bá thân mến!
Bạn niệm Phật A Di Đà thì rắn độc, trùng độc, đao gông xiềng xích và các thứ tai nạn chẳng thể làm hại tới bạn. Đây là lợi ích của Niệm Phật trong Kinh Quán Vô lượng thọ đã chỉ ra.
Tôi rất nhiều lần gặp rắn độc.
Có lần trong đêm tối mờ trăng, giữa đường tôi thấy rắn mà cứ ngỡ là sợi thun đen, còn ngờ ngợ sao có màu bóng loáng, bèn cúi xuống kề đầu cổ nhìn nhưng chưa kịp nhận ra thì có việc bước lên vài bước. KTrong chốc lát quay lại thì ko thấy sợi thun đen đó nữa. Run giật cả người, mới biết là vừa kề mặt vào rắn. Nhiều trường hợp khác tôi cũng đụng phải rắn nhưng ko bị cắn, lạ hơn nữa là giẫm phải bò cạp mà cũng ko bị chích; trượt thang mà bước xuống giống như có ai đỡ, nhiều tư thế dao hay các vật nguy hiểm có thể làm tôi bị thương nhưng cùng lúc đó có cái gì vô hình đỡ nhẹ nhàng giúp tôi,.. tôi ko hề bị tổn hại gì cả.
Vì tôi có niệm Phật, oai thần của câu Phật hiệu đã bảo vệ tôi khỏi tai nạn.
Bạn có niệm Phật nên bạn ko cần lo lắng.
A DI ĐÀ PHẬT.
Gửi Phật tử Vy Nhật Thanh, vì rất nhiều vị tỳ kheo đạt đến định lực thâm sâu nhưng thực tế vẫn gặp phải tai ương, rắn rết nên Bá cũng có chút lo lắng. Nhnwg vì có định lực thâm sâu nên họ đọc thần chú trừ rắn độc liền sẽ không bị rắn tấn công nhưng Bá tu hành còn non kém nên sợ không những chú không hiệu nghiệm mà ngược lại còn chiêu cảm những thứ rắn rết độc hại. Thực không biết phải làm sao
https://giacngo.vn/PrintView.aspx?Language=vi&ID=32D443
Dạ đạo hữu Bá thân mến!
Tôi quên chưa nói với bạn là, việc niệm Phật có 2 hướng là theo Tự lực và Tha lực. Phần hồi đáp của bạn có lẽ chọn Danh hiệu Phật làm đối tượng hành trì để tích bồi công phu như bên Thiền hay các môn phương tiện của Thánh Đạo. Còn tôi nương vào Tha lực, tin nhận Bổn thệ cứu độ của Phật A Mi Đà (sức Phật quyết định) nên mình chỉ lo niệm Phật, những sự còn lại trong đời đã có Phật lo. Tất cả những tai ách mà tôi đi qua đều do Thần lực của Phật, Bồ Tát và chư vị Thiện thần giúp đỡ. Chứ tôi chả có sức lực gì, càng ko có định lực hay công đức chân thật gì cả. Nói về chỗ nương tha lực này thì khó vì tôi cũng mất nhiều năm mới dám nhận, gọi là tạm tin nhận.
Do đó bạn theo phương pháp tự lực thì một khi định lực chưa đủ, tai ách chướng nạn rình rập nên còn lo lắng là phải.
A Di Đà Phật
“Người nào xưng niệm Phật A-di-đà để cầu nguyện vãng sanh, thì đời này tuổi thọ sẽ được tăng thêm, không gặp tai họa của Cửu hoạnh(Chín hoạnh).”
__________
Cửu hoạnh: Có 2 nghĩa. I: Chỉ 9 nguyên nhân gây ra cái chết bất
đắc kỳ tử. Đó là: 1- Không nên ăn mà cứ ăn, 2- Ăn quá lượng, 3- Ăn
đồ lạ, 4- Ăn không tiêu, 5- Ăn đồ chưa chín, 6- Không giữ Giới,
7- Gần Ác tri thức, 8- Vào xóm làng không đúng giờ, 9- Đáng tránh
mà không tránh (Kinh Cửu Hoạnh). II: Chỉ 9 loại chết bất đắc kỳ
tử. Đó là: 1- Đau không có thuốc. 2- Bị pháp vua tru diệt, 3- Bị loài phi nhân đoạt tinh khí, 4- Bị chết cháy, 5- Bị chết đuối, 6- Bị ác thú ăn thịt, 7- Bị té xuống núi, 8- Bị thuốc độc, bùa chú, 9- Chết đói (Kinh Dược Sư).
(Trích sách NIỆM PHẬT NHẤT ĐỊNH VÃNG SANH – Pháp Sư Huệ Tịnh biên soạn)
Chào bạn Bá,
Theo đường link bạn chia sẻ thì bài chú đó dựa trên từ tâm của mình đối với các chúng sanh rắn, rết,.. mong cho họ được an lành, và xin họ đừng hại mình (chứ không phải trừ khử họ). Như vậy, bạn cần chuyển đổi tâm mình một chút. Tâm bạn hiện giờ là có sự không ưa các chúng sanh đó (vì họ có thể làm hại bạn), từ đó dẫn đến nỗi sợ đối với họ. Bạn hãy tập gieo tâm từ đến họ. Hãy bắt đầu bằng việc cảm thông. Họ thật ra không khác gì mình, chẳng qua do vô minh, nên giữ tâm sân hận ác độc mà phải mang thân rắn rết. Vậy mình phải thấy thương xót họ. Mình được thân người, đầy đủ phước duyên để nghe chánh pháp, vậy là mình có cơ hội giải thoát, còn họ, nếu cứ mãi ôm tâm sân độc thì không biết đến kiếp nào mới thoát ra được. Cho nên bạn có thấy họ rất đáng thương không? Nên khi trì chú, bạn phải phát khởi được tâm từ bi chân thật đối với họ mới được. Mà khi tâm từ đã phát khởi thì tâm ghét bỏ hoặc tâm sợ sệt sẽ bị diệt.
Ngay cả trong trường hợp xấu nhất (là bị rết cắn), thì bạn hãy dũng mãnh sáng suốt biết rõ đó là quả báo do mình đã từng gieo nhân xấu ác, biết thế rồi thì không sân, không sợ hãi mà hãy nhiếp tâm niệm Phật cầu vãng sanh cho mình và cho cả vị rết đã cắn mình. Nếu mình hết duyên ở Ta Bà thì sẽ vãng sanh, nếu còn duyên thì ắt sẽ được cứu. Bạn không nên lo lắng, sợ hãi nữa nhé.
PH không rõ bài chú này nên được tụng thường xuyên hay chỉ mỗi khi gặp rắn, rết mình mới trì tụng? Tuy nhiên, tốt nhất là bạn nên nhiếp tâm niệm Phật trong mọi lúc, mọi nơi vì mục đích cuối cùng của mình là được vãng sanh Cực lạc, chứ không phải là để không bị rết cắn, hoặc là được sống sót sau khi bị rết cắn. Nhận định rõ như thế thì mình sẽ an tâm niệm Phật.
Chúc bạn thường tinh tấn.
Nam Mô A Di Đà Phật.
Kính chào Quý vị đồng tu
Tôi là một phật tử tu theo pháp môn Niệm Phật đã được 3 năm.
Xin Quý vị hỏi 2 việc ạ
– Việc thứ nhất: về việc thờ Phật
Nhà Tôi ở thuộc khu Chung cư, căn phòng Tôi thờ Phật rộng khoảng 8m2 nên ban thờ là ban treo. Ban đầu Tôi chỉ treo có 1 ảnh Tây Phương Tam thánh, sau đó có vài lý do khác mà Tôi lại treo thêm 1 ảnh Phật A Di Đà và 1 ảnh Địa Tạng Bồ Tát ( tức hiện tại có 3 ảnh treo trên ban thờ này).
Tôi đang băn khoăn là việc treo nhiều ảnh như thế này có đúng cho người tu Tịnh độ không, và nếu chỉ treo 1 ảnh Phật A Di Đà, hoặc chỉ 1 ảnh Tây Phương Tam Thánh thôi thì 2 bức ảnh kia phải làm thế nào và có lỗi gì không?
– Việc thứ hai: về việc thờ Thần Linh, thổ địa
Ban đầu khi chuyển về ở Tôi cũng chỉ lập ban thờ Phật thôi, sau đó có vài chuyện rắc rối trong gia đình nên Tôi lại lập thêm 1 ban thờ thần linh, thổ địa ( cùng trong phòng thờ Phật luôn vì nhà Tôi chỉ có 2 phòng, 1 phòng ngủ và 1 phòng thờ).
Hàng ngày Tôi vẫn dành 2 buổi sáng, tối để niệm Phật và việc sắp đồ lễ cho cả 2 ban thờ đều như nhau ( nhưng Tôi sẽ ngồi trước ban thờ Phật để Niệm Phật, lạy Phật, đọc kinh còn ban thờ thần linh Tôi chỉ vái 3 vái sau khi kết thúc khoá lễ.
Xin Quý vị cho Tôi hỏi là mình tu Tịnh Độ thì việc thờ Thần Linh, Thổ địa là đúng hay sai ( Tôi cũng không thờ gia tiên vì Tôi là con gái út đã ly hôn lai ở riêng).
Và việc hàng ngày Tôi vẫn thực hiện việc sắp lễ (thắp hương, hoa, nến, nước) cho cả ban thờ Phật và ban thờ thần là đúng hay sai.
Cho Tôi hỏi thêm là mỗi tối trước khi ngồi niệm Phật Tôi đọc 5 lượt chú Đại bi thì có đúng không, hay là bị tạp tu?
Tôi xin cám ơn các Quý Vị đã hoan hỉ
Nam mô bổ sư thích ca mâu ni Phật, Nam mô a di đà Phật
Chào bạn,
Về việc thờ Thần linh, Thổ địa, PH xin chia sẻ với bạn khác với ý của bạn Thanh Minh. Bạn có đề cập là vì có một vài chuyện rắc rối trong gia đình nên bạn mới lập thêm bàn thờ Thần linh. Như vậy, khi bạn lập bàn thờ này là có ý muốn các vị Thần gia hộ cho bạn. Như thế là đi ngược lại với ý quy y Tam Bảo. Quan trọng không phải ở chuyện thờ cúng, mà là ở trong tâm mình, là mình thực sự có tin và nương theo Tam Bảo không. Theo đúng chánh pháp, khi có chuyện bất an, mình nên nương vào giáo lý của Phật dạy để chuyển hoá, chứ không nên cầu xin sự gia hộ từ các vị Thần, vì như thế thì có khác gì người không tu, và chính vì thế mà mình sẽ lại tiếp tục trong mê lầm.
Cho nên, bạn cần thay đổi suy nghĩ của mình cho đúng với tinh thần quy y Tam Bảo. Với các vị Thần, như lời dạy của cổ đức, nên kính trọng nhưng không gần gũi. PH nghĩ hiện giờ bạn vẫn có thể tiếp tục thờ các vị đó, cho đến khi bạn hiểu rõ ràng ý quy y Tam Bảo và dũng mãnh toàn tâm toàn ý chỉ nương theo Tam Bảo để tu tập và hành xử đối với tất cả việc xấu/ tốt xảy đến, khi ấy bạn hãy quyết định đến việc có nên tiếp tục thờ cúng hay không.
Chúc bạn tỉnh giác.
Nam Mô A Di Đà Phật.
Gửi bạn thờ Phật,thờ Thần,đọc chú Đại bi.
bạn thờ 3 ảnh phật bồ tát như vậy cũng không sao cả,nếu như có ảnh Tây Phương Tam Thánh rồi thì không nhất thiết phải có thêm ảnh Phật A Di Đà( vì phật A Di Đà là 1 trong 3 vị Thánh Tây Phương). Không biết lí do của bạn là gì. Còn thờ bồ tát Địa Tạng thì vô cùng đúng đắn và cần thiết rồi. Theo tôi bạn nên giữ nguyên 3 ảnh phật để thờ,không nên thay đổi gì cả.
bạn thờ Xá Trạch Thần( thần nhà cửa) cũng không sao cả.việc cúng lễ như vậy là tốt,không có sao cả. Mình thờ thần Thổ Địa là tỏ lòng kính trọng với thần,đâu có gì sai đâu.
Bạn đọc chú Đại Bi thì Phật Bồ Tát hoan hỷ vô cùng,bạn lại thành tựu được trí huệ phước đức lớn,rất tốt bạn ạ. Bạn yên tâm,không phải tạp tu đâu.
Chúc bạn tinh tấn
Nam Mô A Di Đà Phật.
Phương Ngọc cảm ơn lời chia sẻ của Cư sĩ Phước Huệ rất nhiều!
Kính gửi cư sĩ Phước Huệ
Xin cư sĩ chia sẻ 1 chút quan điểm về vấn đề thờ cúng thần linh.
Người Việt ta cũng như nhiều nước Á Đông như Trung Hoa,Đài Loan,Hàn Quốc…có tục thờ cúng thần nhà cửa,đất đai( còn gọi là Táo Quân,Thổ Công,Thổ Địa). Trong kinh điển cũng nói tới những vị thần này(và rất nhiều vị khác nữa). Thời xưa,mỗi gia đình người Hoa đều lập 1 ban nhỏ để thờ Táo thần với niềm tin Thần sẽ bảo hộ cho gia đình và ghi chép mọi việc xảy ra của nhà mình để báo về Trời.Vì thế mà những ai tin vào sự hiện hữu,giám sát của Thần đều cố ăn ở sao cho lương thiện để không bị Táo Thần báo tội về Trời.
Vậy như thế có phải là mê tín chăng?
Kinh Địa Tạng có nói tới vị KIÊN LAO ĐỊA THẦN phát nguyện ủng hộ Phật Pháp và người tụng trì kinh cũng như người thờ cúng,lễ bái bồ tát Địa Tạng. Kinh nói tất cả cỏ,cây,cát,đá,thóc,gạo,vàng,bạc của báu…đều nương sức lực của Kiên Lao Địa Thần mà có,vậy việc thờ cúng vị thần này để tỏ lòng biết ơn Ngài liệu có được chăng?
Mong có được lời chia sẻ của cư sĩ để mọi người đều hết mối nghi.
A DI ĐÀ PHẬT.
“Có nhiều Phật tử quy y mà không quan tâm ghi nhớ những lời quý thầy giảng dạy trong khi làm lễ quy y. Khi quy y, quý thầy y theo Kinh có nêu ra và chỉ dạy rất rõ: Trong Tam quy y, quy y đầu tiên là quy y Phật. Quy y Phật, thì người Phật tử nguyện suốt đời chỉ quy y Phật thôi, tuyệt đối, không được quy y Thiên, Thần, Quỷ, Vật. Đó là lời phát nguyện của Phật tử nói trước Tam Bảo…
Rãi rác trong các Kinh điển Phật giáo, đôi khi cũng có đề cập đến các vị Thần. Như Kinh Địa Tạng cũng có nêu ra rất nhiều vị Thần. Tuy nhiên, theo Phật giáo, Quỷ Thần cũng là một trong nhiều loài chúng sanh. Cho nên, Phật dạy người Phật tử không được quy y với các vị Quỷ Thần. Người Phật tử, sau khi quy y Tam Bảo, trong nhà chỉ nên thiết lập một bàn thờ Phật và nếu có thờ thêm, thì cũng chỉ thờ tổ tiên, ông bà, hay cha mẹ mà thôi. Ngoài ra, không nên thờ bất cứ vị Thần nào khác. Vì thờ như thế, là trái với lời Phật Tổ dạy. Đã chống trái lại, tất nhiên, là mình đã có lỗi rồi. Nếu là Phật tử, thì chúng ta nên lưu tâm về vấn đề nầy. Có thế, thì chúng ta mới xứng danh mình là người Phật tử chơn chánh tu học Phật vậy.” (Thích Phước Thái)
http://www.duongvecoitinh.com/index.php/2015/12/nguoi-hoc-phat-co-nen-tho-than-tai-khong-video/
Chào bạn Thanh Minh,
Quan điểm của PH xuất phát từ ý nghĩa Quy y Tam Bảo, nên chia sẻ của bạn Thanh Vy hoàn toàn trùng khớp với quan điểm của PH. Đa phần Phật tử đều được dạy như thế, và PH cũng chỉ “y giáo phụng hành” thôi, chứ không phải là ý riêng của chính mình. Nên, PH chỉ gượng chia sẻ vài ý về thắc mắc của bạn như sau.
Mê tín là niềm tin mê lầm. Người Phật tử chân chính, nương theo luật nhân quả, biết rõ ràng là gieo nhân thì sẽ gặt quả, chứ chẳng phải do vị thần, trời nào ban phước hay giáng hoạ, tất cả đều là do ở chính mình. Nếu họ thấy có trời, thần ban phước, giáng họa thì đó chính là do duyên nghiệp của họ và các vị trời thần đó chiêu cảm ra nên mới thấy những cảnh, việc như thế. Vì thấy theo duyên nghiệp nên cái thấy đó không đúng (duyên nghiệp khác nhau thì cái thấy sẽ khác nhau), nên gọi là mê lầm. Nếu thấy thế, mà không hiểu đó là theo nhân duyên của chính mình nên có, lại nghĩ chính các vị trời thần ban phước, giáng hoạ, rồi nương theo đó mà cầu xin thì lại thêm một lần mê lầm. Mê thì không tỉnh giác, không tỉnh giác thì việc giải thoát còn xa. Nên PH cho rằng đó là một trong những lý do tại sao Phật tử chúng ta chỉ nên thờ, nương theo bậc giác ngộ (Phật, Bồ tát) và không quy y, nương theo, thờ cúng thần linh.
Trong kinh Địa Tạng có nhắc tới vị Kiên Lao Địa Thần, nhưng nếu đọc kỹ, bạn sẽ thấy không có lời kinh nào Thế Tôn dạy mình phải quy y, thờ cúng vị thần đó hết. Thế Tôn dạy mình quy y, thờ cúng Đức Địa Tạng Bồ tát (thì vị thần đó sẽ do việc thờ cúng Đức Địa Tạng mà bảo hộ mình). Nếu bạn vì nhân duyên đặc biệt nào đó mà cung kính, thờ cúng vị thần đó thì tuỳ ý thích của bạn, nhưng nếu bạn hỏi ý PH thì PH sẽ không khuyến khích việc thờ cúng đó đâu vì thứ nhất, trong kinh Phật không dạy như thế, thứ hai, đó là đi ngược lại ý quy y Tam Bảo. Chúng ta là Phật tử, “y giáo phụng hành” còn chưa xong, có lẽ không nên thêm thắt những việc khác. Bạn muốn thờ cúng vị đó cũng không sao, nhưng có lẽ không nên khuyên những Phật tử khác thờ cúng vì đó là theo ý thích của mình, mà còn không rõ có đúng như pháp không thì không nên phổ biến.
Kiến giải của PH có lẽ không giống với của bạn, nên mong bạn hoan hỷ và thông cảm vì kiến giải của mỗi chúng ta đều dựa trên nghiệp duyên khác nhau của từng người, nên ắt sẽ có lúc không có sự tương đồng. PH cũng không ngại chia sẻ thêm là hình như bạn có chút nhân duyên đặc biệt với các vị thần linh, bạn hãy để ý điểm này nhé, vì trong quá trình tu tập sâu hơn, có thể bạn sẽ “gặp” một số thứ có liên quan, PH nhắc vậy để bạn có sự cẩn trọng cần thiết khi gặp chuyện gì “lạ” thôi.
Chúc bạn tu tập tinh tấn.
Nam Mô A Di Đà Phật.
Xin cảm ơn cư sĩ Phước Huệ đã chia sẻ và cho lời khuyên.
A DI ĐÀ PHẬT
Tho Phat, tho Than
Cám ơn các bạn Sen đã thảo luận vấn đề của Tôi – Thờ Phật, Thần Linh
Tôi cũng đã gửi thư hỏi ý kiến của Đại Đức Thích Trí Huệ ( Chắc các bạn cũng biết Thầy và cũng đã nghe Pháp của Thầy). Thầy bảo thờ Thần linh là phong tục của dân gian, không phải của Phật giáo nên có thờ hay không là tuỳ mình.
Tôi đã chia sẽ trong thư là do có sự cố xảy ra trong gia đình nên Tôi đã lập thêm ban thờ Thần Linh, và tôi đã hỏi ý kiến của một sư thầy tại chùa Liên Phái( quận Hai Bà Trưng Hà Nội). Tồi hỏi Thầy rằng Con Tu tịnh Độ thì thờ Thần Linh có được không, Thầy nói là được và Thầy đã lập bát hương này cho Tôi. Vậy 2 ý kiến của 2 vị Sư ( tức Thấy Trí Huệ và Sư đã lập Ban thờ Thần cho Tôi thì đều không phản đối việc Tôi thờ Thần Linh). Vậy Tôi lại xin các bạn Sen trao đổi thêm về việc này để Tôi yên tâm hơn.
Nam mô a di Đà Phật
Diệu Hậu
A Di Đà Phật!
Xin kính chào các đạo hữu!
Tôi tình cờ đọc được nội dung trao đổi giữa các đạo hữu về vấn đề Quy y Tam Bảo nhưng vẫn thờ thần linh như trên. Tôi cũng suy ngẫm và xin mạo muội được đưa ra quan điểm của mình, với mong muốn đứng trước một vấn đề ta nên trao đổi cho rốt ráo, tôn trọng nhưng thẳng thắn, như vậy mới mong sáng tỏ tất cả khúc mắc của đại chúng. Vì khúc mắc của một người có thể đại biểu cho khúc mắc chung của nhiều người. Qua đó hầu được sự bày dạy của các thiện tri thức đã thấu tỏ vấn đề. Như học trò có khúc mắc mà giấu dốt ngại hỏi thì thầy giáo cũng không biết dạy như thế nào. Mong các đạo hữu hoan hỉ.
Tôi có ba vấn đề muốn đưa ra để trao đổi.
Vấn đề thứ nhất: Thờ cúng có đồng nghĩa với Quy y không?
Chúng ta đều là người Á Đông, trong nhà có thờ cúng Tổ tiên, ông bà, cha mẹ. Như vậy có phải chúng ta cũng quy y Tổ tiên, ông bà, cha mẹ không?
Vấn đề thứ hai. Giả sử ta theo học một Thầy giáo. Giảng đường của Thầy tọa lạc trong khuôn viên của một vị trưởng giả. Hàng ngày ta đến giảng đường học, người trưởng giả đều ra mở cửa cho ta, ta có cất công chào hỏi vị ấy một câu chăng?
Vấn đề thứa ba. Giả sử Thầy ta dạy môn văn học, ta theo thầy để học văn, hầu sau này theo đường khoa cử. Vị trưởng giả nọ thì là một thương nhân, thạo việc buôn bán. Hàng ngày ta đến học, đều đối với vị trưởng giả rất cung kính, lễ phép, tôn trọng. Sau một thời gian dài miệt mài theo học, liệu ta sẽ thành một văn nhân hay thành một thương nhân?
Kiến giải của tôi:
Tôi được ba mẹ cho quy y Tam Bảo từ hồi còn rất nhỏ. Hồi mà Phật Tổ với tôi chỉ tồn tại trong Tây Du Ký được chiếu mỗi mùa hè đến. Cho đến ngày hôm nay, có lẽ tôi còn chưa lĩnh hội được một phần nhỏ bé của hai chữ Quy y này. Trong cuộc sông bộn bề, trong thời đại mà chúng ta gọi là thời hiên đại này, có lẽ không khi nào mà sự giao lưu, pha trộn, tìm cầu học hỏi giữa các nền văn hóa bản địa, các tín ngưỡng, khoa học, tôn giáo bùng nổ đến vậy. Tôi nhận thấy một điều Phật giáo thực sự là rất hòa hảo, đúng như câu “Tùy thuận chúng sinh” hay “Vạn sự tùy duyên”. Phật giáo đối đãi với chúng sinh bình đẳng, tôn trọng – từ xưa đến nay, từ Tây sang Đông. Các Tổ cũng tùy thuận địa phương, phong tục, thời vận mà lập ra tông phái, lễ nghi; các Tăng, Ni cũng lại tùy căn cơ hoàn cảnh chúng sinh mà thuyết pháp. Cái hòa hợp, thuận hòa chúng sinh ấy thể hiện tinh thần Từ Bi của Phật, mà nếu suy gẫm sâu sa, phải chăng đó lại chính là Trí Tuệ sâu thẳm nhất? Người Á Đông thờ cha mẹ, người Âu Mỹ không thờ cha mẹ, A Di Đà Phật … không chướng ngại gì hết. Người da trắng, người da đen, người da vàng, người một vợ một chồng, người nhiều vợ một chồng, người làm khoa học, người làm kỹ nữ, người đầu bạc, kẻ đầu xanh,… A Di Đà Phật … không sao cả … tất cả đề được chào đón trên chuyến tàu đến Tây Phương Tịnh Thổ. Có loài cá hễ gọi A Di Đà Phật là chúng bu đến cho ngư dân tha hồ đánh bắt. Dân làng gọi là cá A Di Đà Phật, thật sung sướng mà đánh bắt mỏi tay. Vậy Phật A Di Đà có khuyến khích sát sanh chăng? Có bà cụ thờ cái răng chó vì tưởng đó là răng Phật, mà ánh hào quang chói sáng cả vùng. Vậy Đức Phật Thích Ca có nhầm lẫn gì chăng? Quả đúng là Trí tuệ của Phật chúng ta khó mà nghĩ bàn được vậy.
Cuối cùng, tôi hiểu thô thiển Quy y là Theo, đơn giản vậy thôi các đạo hữu. Như cha mẹ sinh ra ta lúc còn đỏ hỏn, ta chỉ biết nương tựa theo cha mẹ mà duy trì sự sống, cho đến cả thời thơ ấu cũng là theo cha mẹ. Vậy ta cũng nương tựa Tam Bảo như thế suốt thời “thơ ấu” của vạn kiếp luân hồi. Ta đã Quy y Tam Bảo thì nguyện Theo Tam Bảo đến cùng trời cuối đất, đến vô tận thời gian. Còn đối với các hữu tình ba cõi, Cổ nhân dạy nên phải tôn trọng họ, tùy phong tục, điều kiện mà làm cho họ được đẹp lòng. Ví như một hôm bạn đi về quê, vì muộn mà phải đi tắt qua con đường rừng hẻo lánh. Ở đây là địa bàn của một bộ tộc cổ, mà người lạ đi qua phải vào đền vái ông Thành hoàng 3 vái, không thì phải chết. Vậy bạn có chịu 3 vái ấy không? Hay vì chút hào khí “ngoài cha mẹ ta ra ta không vái ai hết” để rồi mạng vong. Cha mẹ bạn thích lựa chọn nào hơn đây? Qua sông còn phải lụy đò, đất còn có thổ công, sông còn có hà bá. Người hiểu lễ nghi thì Quỷ thần còn vui vẻ, huống hồ Thần minh Trời đất vốn luôn phò trợ chánh pháp, lại còn tạo thêm duyên lành trên đường tu tập. Vậy bỏ chút công sức tìm hiểu về phong tục, tập quán, lễ nghi có là quá đáng chăng?
Xin chúc các đạo hữu luôn tinh tấn trên đường tu tập!
Chào bạn Bất Ngộ,
Quy y Tam Bảo chẳng phải là thờ cúng, mà nghĩa là nương theo giáo lý Phật dạy để tu tập. PH nghĩ thờ cúng tổ tiên là một hình thức tỏ lòng biết ơn và kính trọng, nhưng không có nghĩa là nương theo tổ tiên để tu tập.
Phật tử quy y Tam Bảo thì vẫn thờ cúng tổ tiên, nhưng không thờ cúng quỷ thần. Không thờ cúng nhưng không có nghĩa là chúng ta không cung kính vì khi ta khởi tâm cung kính là ta giảm một phần kiêu mạn. Không thờ cúng vì đối với người không tu, hoặc không hiểu rõ việc thờ cúng, khi thấy một Phật tử thờ cúng quỷ thần, họ sẽ hiểu lầm rằng đệ tử Phật cũng tin vào việc thờ thần để cầu may, cầu an, mà đó là điều nên tránh.
Thần có thiện thần và ác thần. Trong ví dụ về Thành hoàng thì đây là một vị ác thần. Người không tu thì nghĩ vị thần này có được quyền lực làm chết người. Hoặc ngay cả vị thần đó cũng tin như vậy. Nhưng là một người Phật tử hiểu về nhân quả thì cần biết rõ khi một người “bị thần bắt chết” là do nghiệp lực, nhân duyên giữa vị thần đó và người đó, chứ chẳng phải vị thần có quyền giết ai cũng được. Và cũng hiểu rõ vị thần đó đang tạo ra nghiệp sát, chứ chẳng phải không có lỗi. Một vị ác thần như thế, rất cần một người Phật tử có đủ tâm từ và đức hạnh đến khai thị để phá kiến chấp sai lầm, ngừng nghiệp sát lại. Người Phật tử đi ngang ghé vào vái cũng không sao, nhưng cần hiểu rõ đó là vì thương chúng sanh đó đang ôm giữ tâm kiêu ngạo, cố chấp, sân hận to lớn mà tùy thuận để tránh cho họ tạo thêm nghiệp, chứ không phải tin là họ có quyền sanh sát, rồi cầu xin sự sống từ họ.
Cho nên PH nghĩ quan trọng là ta khởi tâm như thế nào. Cũng một hình thức cung kính, tùy theo khởi tâm mà có nghiệp quả sai biệt.
Chúc bạn tu tập tinh tấn.
Nam Mô A Di Đà Phật.
A Di Đà Phật
Bạn Diệu Hậu,
Căn cứ vào pháp danh của bạn cho biết bạn đã thọ Tam Quy Ngũ Giới? Nếu đúng vậy thì khi thọ Tam Quy bạn sẽ phải nguyện:
– Quy Phật: Nguyện đời đời kiếp kiếp không quy y Thiên, Thần, Quỷ, Vật.
– Quy Y Pháp: Nguyện đời đời kiếp kiếp không quy y tà ma ngoại đạo.
– Quy Y Tăng: Nguyện đời đời kiếp kiếp không quy y tổn hữu, ác đảng.
Khi tu học bạn phải có chánh kiến và chánh tư duy tức phải có trạch pháp, nghĩa là phải biết phân biệt đâu là chánh, đâu là tà. Trường hợp của bạn nếu đã quy y Phật rồi mà hàng ngày bạn còn thờ cúng rồi vái lạy cả Thần linh nữa thì bản thân bạn đã tự phủ nhận mình không phải là Phật tử và đã phạm giới rồi, đương nhiên bạn chưa phải là một Phật tử chân chánh của Phật.
Phía ngoài Bắc Phật tử thờ phụng nhiều nơi còn rất phức tạp, nghĩa là thờ Phật, còn phải kèm thêm thánh, mẫu, thần tài, thổ địa..v.v… vì thế càng tu càng rối, càng tu càng không biết mình đang chính hay đang tà. Đây là điều các bạn phải quán chiếu thật tỉ mỉ, bằng không sự tu tập trở nên mê tín, hoặc khá hơn là kết duyên Phật pháp.
Việc bạn đưa hai vị Tăng lên Đường Về Cõi Tịnh để hỏi ý kiến là không nên, bởi Tăng thì có phàm, có Thánh, vả lại ý kiến của hai vị đều là nương theo sở nguyện của bạn mà khuyên. Nếu các liên hữu mà không hiểu Phật pháp, thốt những lời chê bai hay phỉ báng tăng, hậu quả thật khó lường, mà lúc đó bạn là người tạo duyên để họ tạo nghiệp.
TĐ khuyên bạn: Tu mà không tin Phật thì sớm hay muộn sẽ đi vào đường tà.
TĐ
Diệu Hậu xin cám ơn tất cả các liên hữu đã trao đổi và cho ý kiến về vấn đề mà Tôi đã hỏi.
Chúc các bạn tinh tấn và có nhiều trí huệ để con đường tu tập của mình sáng sưốt không bị lầm lạc.
Tôi đã lăn tăn về việc thờ Thần Linh của mình từ lâu nhưng nay mới chia sẻ trên Đường về cõi Tịnh và đã được các liên hữu cho ý kiến. Tôi-Vì trí huệ cạn mỏng, nghiệp chướng còn sâu dày, sự tu hành còn giải đâi, nhận thức còn mê lầm nên hàng ngày Tôi vẫn cầu nguyện Đức Phật, Bồ Tát gia trì để mình đựoc gặp các vi Minh Sư chỉ dạy cho Tôi được đi đúng đường, đúng hướng, không lầm lạc.
Qua sự chia sẽ của các ban Tôi đã biết mình phải làm gì
Nam mô a di đà phật
Nhờ niệm Phật và trì Kinh Kim Cang giải được oan gia báo thù, tự tại vãng sanh
Xứ Giang Lăng có nàng họ Lý, con ông Lý Ngươn Tôn, mới lên tám tuổi mẹ đã lìa trần. Nhờ thân phụ giáo dưỡng nghiêm minh, nên nàng luôn ôn hòa nhu nhuận. Tuổi còn nhỏ 13 tuổi mà đã biết thảo với cha, biết kính trên nhường dưới, ai ai cũng hết lời khen ngợi.
Một đêm nọ, nàng bỗng nằm mộng thấy một vị Phạm Tăng nói với nàng rằng: “Con có căn lành, sao chẳng ra công mà tụng kinh Kim Cang. Phàm người trong đời, nếu mỗi ngày trì t…ụng được một quyển kinh Kim Cang, lúc ở dương gian đã không bệnh hoạn lại thêm tuổi sống lâu, đến lúc lâm chung được sanh về cõi trời nữa. Còn nếu cứu cánh được “thật tướng Bát Nhã”, thì sẽ chứng bậc Niết Bàn. Hay như tụng kinh ấy mà chưa rõ biết ý nghĩa đi nữa, thì cũng có thể thoát tai ách, đến lúc mạng chung được hưởng thiện báo”.
Từ đó, nàng càng đem lòng tín ngưỡng Phật pháp, mỗi đêm đều tụng ba quyển kinh Kim cang, chẳng khi nào xao lãng. Đến năm 24 tuổi, nàng đã tỏ lẽ chân thường, chán duyên trần thế nên chẳng để ý đến mọi điều gia thất. Một bữa nọ, đột nhiên bị cảm thương hàn mà ngưng thở, hồn lạc cõi u minh. Diêm vương thấy nàng thì phán rằng: “Vì ngươi bình sanh có công đức Bát Nhã nên ta tha về. Còn phụ thân ngươi ở dương thế thường tạo ác nghiệp nên phải giảm thọ hết hai kỷ (tức 24 năm), vì cha ngươi ưa bắt cá sống giết làm gỏi nên đã có hơn 7 ngàn thủy tộc đến đây kêu oan đòi mạng. Vậy ngươi về hỏi lại thân phụ ngươi coi có phải mỗi đêm đều nằm chiêm bao thấy sa vào lưới, còn ban ngày ưa bị nhức đầu. Đó là sự oan báo bắt cá làm gỏi”.
Người nhà đang sắm sửa tẩm liệm thì nàng đột nhiên tĩnh lại, ít ngày nàng bình phục, khi ấy nàng mới thuật lại chuyện cho cha rõ. Ông Lý Ngươn Tôn nghe con nói đúng sự thật thì thất kinh, lật đật sắm đồ trai lễ đến chùa Thiên Minh thỉnh một trăm vị Tăng lập đàn cầu siêu cho những chúng sanh thủy tộc đã bị ông giết hại. Từ ấy, ông cũng không uống rượu nữa, và còn tự chép 49 quyển kinh Kim Cang để cúng dường cho người trì tụng.
Một đêm, ông nằm mộng thấy rất nhiều thanh y đồng tử, vui mừng đến bái tạ ông rằng: “Chúng tôi chịu hàm oan đã lâu, nay cũng nhờ công đức chép kinh Kim Cang của ông mà được lìa đường khổ thú, sanh về cõi trời. Chính ông cũng giải kết được oan vong mà hưởng thọ lâu dài. Tỉnh dậy, ông Lý tự quyết không đổi dời tín tâm, cứ chăm lòng niệm Phật và tụng kinh Kim Cang, sớm hôm công phu không xao lãng, đến 120 tuổi chẳng bệnh tật chi vào ngày rằm tháng giêng, ông tắm gội sạch sẽ xong ngồi niệm Phật mà tịch.
Còn Lý thị, sau khi cha vãng sanh, nàng cất một cái am tại triền núi Tung Sơn, sớm khuya tụng niệm, dưa muối trai lòng, “Chỉ quán song tu” cho thấu đáo lẽ chân thường và cầu được quả vô vi tịch diệt “Niết Bàn”. Đến 60 tuổi, Lý thị ngồi kiết già niệm Phật mà vãng sanh.
Chưa rõ tác giả
e ở tphcm ko biết có ai như giáo sư đặng ko a gd hối thúc e lấy ck nhưng e ko sao đồng ý dc e ko biết kiếptrước mình đã lam gi nên tội nữa de biết ma sam hoi nua a