Ở Đài Châu có ông Thượng Thư tên là Ứng. Lúc còn trẻ học trong vùng núi. Ban đêm nhiều ma tụ lại la hú ghê sợ. Mọi người đều sợ không dám ở, song ông Ứng không sợ. Một đêm ông nghe ma nói chuyện với nhau rằng: «Có một bà, người chồng đi xa lâu quá không tin tức, cha mẹ chồng tưởng con đã chết cho nên ép bà này lấy người khác. Bà không chịu cho nên định tối nay treo cổ tự tử ở đây. Vậy ta sẽ có người thế (1) rồi». Ông Ứng nghe vậy ngầm bán đi miếng ruộng của mình được bốn lạng vàng, và viết thêm một lá thư giả làm như người con từ xa gửi tiền về. Cha mẹ chồng thấy chữ viết không giống sanh nghi ngờ. Nhưng lại nghĩ rằng thư có thể giả nhưng ai mà giả mạo gửi tiền về để làm gì? Vì thế mà tin con mình còn sống, không ép con dâu lấy chồng khác nữa. Sau con trở về, vợ chồng ái ân không bị tan rã nữa.
Một đêm khác ông Ứng lại nghe ma nói nhau rằng: «Tôi đáng lẽ đã tìm được người thay thế, không ngờ lại bị gã Tú-tài này làm hỏng việc». Ma bên cạnh bảo: «Sao không hại nó?» Rằng: «Thượng đế cho rằng ông này có lòng tốt, đã phong cho ông chức Âm Đức Thượng Thư, cho nên ta hại không được.» Ông Ứng biết vậy càng cố gắng hành thiện thêm. Điều thiện ngày càng tu thêm, âm đức ngày càng trữ nhiều. Gặp năm mất mùa nạn đói, ông Ứng đều lấy gạo của mình ra cứu trợ. Khi bà con bạn bè gặp khó khăn ông đều hết lòng giúp đỡ. Khi gặp người khác đối xử không tốt với ông, ông chỉ trách mình có thái độ nào không đúng cho nên người khác hiểu lầm và đối xử không tốt với mình, nghĩ như vậy ông liền cam tâm chấp nhận. Con cháu của ông Ứng thi đậu làm quan nhiều không kể được.
Chú thích:
(1) Ma treo cổ chết phải đợi người treo cổ khác thay thế mới được đi đầu thai.
Ở huyện Thường Thục tỉnh Giang Tô có ông Từ, hiệu Phụng Trúc, tên Thức. Cha ông là chủ ruộng khá giàu. Thỉnh thoảng gặp phải năm mất mùa, cha ông đều không lấy tiền thuê ruộng của các nông dân, làm gương cho các chủ ruộng khác noi theo. Ngoài ra còn lấy gạo cứu giúp dân nghèo. Đêm thường nghe quỷ la trước nhà rằng: «Trăm không dối (1), ngàn không dối, tú tài nhà Từ sắp lên cử nhân lối». Đêm nào cũng la hét như vậy. Quả nhiên trong năm đó đứa con Phụng Trúc thi đậu cử nhân. Vì vậy ông càng cố gắng tích trữ công đức thêm, hăng say không ngừng. Thấy cầu hư sửa cầu, thấy đường hư sửa đường, cúng dường trai tăng, tiếp tế cứu trợ dân nghèo. Chuyện gì hễ có lợi cho công cộng ông đều hết lòng mà làm. Sau đó lại nghe quỷ la trước nhà rằng: «Trăm không dối, ngàn không dối, cử nhân nhà Từ đi đến Đô Đường (2) lối». Cuối cùng đứa con Phụng Trúc làm đến quan Tuần Phủ (3) trông coi cả miền đông và miền tây tỉnh Triết Giang.
Chú thích:
(1) Dối trá.
(2) Quan Đô Đường: quan chức cao cấp trong Đô sát viện, gọi là Tả Đô Ngư Sử.
(3) Quan Tuần Phủ: quan cao nhất trong tỉnh.
Trích Liễu Phàm Tứ Huấn
Viên Liễu Phàm
Câu chuyện trên mình có đọc khá lâu rồi, vẫn thắc mắc nếu Thượng Đế không phong chức thì lẽ đâu người này lại bị hạ rồi chăng ? Và Thượng Đế là ai ? Thích Đề Hoàn Nhơn hay Đại Phạm Thiên Vương hay là một đấng nào khác, vả lại Phật giáo cho rằng không có Thượng Đế chỉ có vua Trời liệu dùng từ như thế có đúng chăng ?
Và mình có rất nhiều người bạn, ngay cả một số người đạo cao đức trọng có thể nói rằng họ là người tốt, tu hằng siêng năng , họ tin Phật nhưng không cho là Phật là bậc nhất , là thấy của Trời ,người .Họ bảo với mình rằng thế giới do Ngọc Đế cầm cân nẩy mực, dù Đức Phật có đi qua truyền đạo cũng phải xin phép @@ Và bạn mình thì bảo Phật do con người tu thành Phật có nhiều vị nhưng Ngọc Đế chỉ có một, nên phải kính Trời trước kính Phật ! Mình không biết giải thích sao cho họ hiểu,theo mình biết Phật là tối thắng, giác ngộ cùng tột nhưng hệ nói với họ, thì họ bảo không có Trời thì sao có người, không có người thì sao tu thành Phật ! Mong mọi người giúp mình không có ý muốn tranh luận mà chỉ muốn, hướng dẫn cho bạn mình hiểu để kín tin Phật, mong hiện tiền tương lai thấy Phật gặp Phật được giải thoát ạ ! A Di Đà Phật
Có gì khó hiểu đâu bạn. Ví dụ đơn giản thế này. Chủ tịch tỉnh là đứng đầu 1 tỉnh, nhưng vẫn dưới quyền của Trung ương, mà cơ quan trung ương đâu có phải chỉ 1 người mà là rất nhiều người.
Thượng đế là cách nói dân gian dễ hiểu, đó là vị vua trời của các cõi trời. Trong cái tam giới (dục giới, sắc giới và vô sắc giới) hay lục đạo luân hồi này thì Thượng đế đứng đầu các cõi nhưng vẫn chưa vượt ra khỏi tam giới. Còn đức Phật thì đã vượt ra khỏi tam giới rồi, là bậc giác ngộ trí tuệ bậc nhất. Là Thượng đế phước báu rất lớn, cuộc sống sung sướng dài lâu nhưng vẫn là cái phước hữu lậu. Còn Đức Phật thì không một vị vua trời nào có thể so sánh được.
Adidaphat.
Trong công án đầu tiên có nhắc đến Thượng đế, bạn phải hiểu đó là Chư Thiên, Thiện Thần ủng hộ những chúng sanh làm việc thiện. Kinh Địa Tạng cũng đã nói rõ. Còn họ là Thiên Nhân, Đao Lợi Thiên chủ, Đại Phạm Thiên Vương,… thì bạn đừng quá bận tâm. Kinh Kim Cang nói “Phàm cái gì có hình tướng đều là hư vọng”. Mã Minh Bồ tát trong Đại Thừa Khởi Tín Luận có dạy: “Lìa tướng danh tự, lìa tướng ngôn thuyết, lìa tướng tâm duyên”.
Đối với những người bạn của bạn, thì không nên tranh luận. Khi đủ duyên thì họ sẽ hiểu. Đủ duyên thì chỉ nói 1 lời là họ liền thông đạt, còn khi nhân duyên chưa thành thục, bạn có nói thế nào, tranh cãi thế nào, nói đến hết đời, suốt kiếp thì họ cũng không tin. Quan trọng là bạn phải tu học Phật pháp có thành tựu trước đã. Thành tựu cái gi? Tự tại vãng sanh Tây Phương. Làm biểu pháp tốt nhất cho ngừoi khác xem thấy. Chúng ta nói nhiều nhưng không làm được thì dù có nói khan cổ cũng không ai tin, chúng ta chỉ cần làm được thì dù không nói gì mà người ta tự khắc tin và làm theo. Tự độ thì mới độ tha. Tự độ và độ tha không hai. Nhưng tuỳ chúng sanh tâm mà mình phải làm việc nào trước.
Vấn đề này không chỉ của riêng bạn mà hầu như mỗi người học Phật đều gặp phải. Chúng ta không cần luận bàn luận cao thấp. Phật pháp vốn dĩ là Bình đẳng. Phàm phu chấp trước sâu nặng mới tranh giành hơn thua. Hễ có tranh giành thì tạo nghiệp của Lục đạo luân hồi. Chúng ta vốn dĩ là muốn thoát khỏi luân hồi, vãng sanh thành Phật nên hà tất phải để trong lòng những chuyện ấy. Trong tâm chỉ có Aididaphat. Đến 1 lúc nào đó, trí tuệ của bạn khai mở, khi đó bạn sẽ tự biết phải trả lời bạn của bạn như thế nào. Như trong Đại Thế Chí Bồ Tát Niệm Phật Viên Thông Chương có dạy: “Bất giả phương tiện, tự đắc tâm khai”.
Đôi lời chia sẽ, hy vọng bạn cố gắng nghe pháp của Lão Pháp Sư Tịnh Không và hành trì theo Lão Hoà Thượng Hải Hiền thì chắc chắn bạn sẽ được thành tựu.
Adidaphat
Chào bạn Tịnh Tây,
Vua các cõi Trời (theo các đạo khác thì họ cho là Thượng Đế), Diêm vương, các vị quỷ thần,…đều là chúng sanh như chúng ta. Do phước báo, nhân duyên, nghiệp lực của chúng sanh có sai khác nên có chúng sanh được làm vua Trời, diêm vương, và cũng có chúng sanh làm người, làm súc sanh, làm chúng sanh bị thọ khổ nơi địa ngục. Cõi trời, người, địa ngục, súc sanh, quỷ thần,..đều do nghiệp lực của mỗi mỗi chúng sanh mà chiêu cảm ra. Tâm, nghiệp lực thiện, ác thì sẽ luân hồi ở các cõi thiện, ác tương ưng (nghiệp chiêu cảm ra cõi). Tâm, nghiệp lực thanh tịnh thì sẽ tương ưng với cảnh giới Thánh thanh tịnh (Phật, Bồ tát, A la hán,..), cảnh giới này không dùng ngôn từ để diễn tả được.
Trở lại câu chuyện trên, nếu có thật, thì bạn hãy hiểu rằng do nghiệp quả của vị đó chiêu cảm mà thấy có các hành động phong chức. Kỳ thật mà nói, quả báo tốt của vị đó có được không phải do vị vua Trời nào ban phát, mà đó là do cái “nhân” tốt ông đã cứu giúp gia đình người con dâu kia.
Bạn hãy bỏ chút thời gian tìm hiểu câu “vạn pháp do tâm” thì sẽ không còn những băn khoăn về Trời, địa ngục hay sự cao thấp giữa Phật và Trời. Phật là một vị thực chứng ra rằng các cõi Trời (bao gồm các vua Trời), người,..đều như người ngủ mê thấy mộng, và Phật là người đã thức, đã tỉnh mộng, thì bạn hãy thử nghĩ mình có nên làm cái việc so sánh với các thứ mình đã thấy trong mộng không?
Bạn thấy đó, ý này thật khó hiểu, khó tin, cho nên tốt nhất là đừng nên tranh luận về địa vị Trời, Phật. Bạn hãy tập trung tu tập trên tâm mình mới là việc đáng, cần làm và đem lại lợi ích thiết thực. Khi bạn tu tập thực có chút công phu, đôi khi không cần nói gì nhiều mà người ta tự nhiên thay đổi, hướng thiện.
Chúc bạn tu tập tinh tấn.
Nam Mô A Di Đà Phật.
Ngọc Hoàng Thượng Đế Vẫn Chưa Thoát Khỏi Sanh Tử
http://www.duongvecoitinh.com/index.php/2012/11/ngoc-hoang-thuong-de-van-chua-thoat-khoi-sanh-tu/
Xin hãy nghe kỹ Ấn Quang Pháp Sư Văn Sao Tục Biên và Ấn Quang Đại Sư Gia Ngôn Lục.
Sẽ không bị lầm lạc .
A Di Đà Phật.
A Di Đà Phật.
Xin mọi người giới thiệu giúp tôi kính thỉnh sách Ấn Quang Pháp Sư Văn Sao Tục Biên và Ấn Quang Đại Sư Gia Ngôn Lục tại Hà Nội ở địa chỉ nào không ạ.
Nam mô A Di Đà Phật.
Cho phép được dùng từ tôi (con) để xưng hô.
Kính chào các thầy, đạo hữu và các bạn.
Tôi có duyên lành đến với Đạo Phật 5 năm và tu theo pháp môn Tịnh độ. Ban đầu tôi nghĩ và đã làm là ngoài niệm Phật còn cố gắng đọc để hiểu thật nhiều bộ kinh, thuộc nhiều câu thần chú. Sau đó qua học hỏi tôi lại đi về cực đoan là chỉ cần niệm Phật và theo học 1 bộ kinh Tịnh độ là đủ. Và thế là tôi chọn bộ kinh A Di Đà vì ngắn gọn, dễ thuộc, còn các kinh sách khác không xem nên thực sự vẫn có nhiều bất kính với kinh sách Đức Phật đã dạy mặc dù ý thức của mình biết không được như thế.
Lại duyên may nữa với tôi là tôi được nghe lời giảng của Lão Hòa thượng Tịnh Không. Ban đầu lời giảng của Hòa thượng gây cảm giác khó chịu như kiểu là “ Tôi giảng như thế đó, các vị có biết không, các vị phải hiểu chứ…”. Nhưng dần dần một số lời giảng đó tôi ngẫm nghĩ và suy luận lại trong cuộc sống, trong thực hành tu tập mới thấy dần được giá trị của lời giảng. Tôi nghĩ Hòa thượng có lẽ là vị Đại bồ tát tái lai mới có y báo, chánh báo như vậy, có sức học rộng, giảng pháp sâu xa đến thế. Con xin chân thành sám hối những tội lỗi trên. Sau khi nghe được bài giảng của Hòa thượng (mới nghe được 10 bài trong tổng số 51 bài) về kinh Địa tạng giảng năm 2005 tôi nhận thấy lâu nay mình chưa biết CÁI GỐC để tu học Phật pháp đó là HIẾU THÂN TÔN SƯ. Tôi áp dụng hiểu biết này trong tu tập và nhận thấy bản thân đã (và phải) hiếu dưỡng với cha mẹ nhiều hơn, cha mẹ trong hiện kiếp, trong nhiều kiếp trước và đến mọi người… Tâm tôn kính các quý Thầy, kinh sách, chư vị Phật, Bồ tát, chư vị hộ pháp thiện thần … rõ ràng hơn.
Trước đây tôi có đọc qua một lần kinh Lăng nghiêm và chỉ biết đây là bộ kinh quý, ý nghĩa thâm diệu nhưng không hiểu nên chỉ đọc dở dang để biết câu chuyện của ngài A Nan nêu trong kinh. Tuy vậy tôi vẫn tự phát nguyện học thuộc thần chú Lăng nghiêm, thi thoảng đọc để cầu thành quả trong tu tập và mong Phật pháp được trường tồn. Sau đó tôi không đọc tụng nữa vì sợ mình không nhất hướng tu NIỆM PHẬT. Hiện giờ đã quên đến gần nửa bài chú.
Gần đây tôi đọc lại kinh Lăng nghiêm trên mạng. Tuy cũng đang rất khó hiểu nhưng tôi thấy dễ chấp nhận hơn những điều mà Phật đã dạy như: tất cả các pháp do tâm tưởng sinh; cuộc sống mà mình đang sống đây chỉ (như) là giấc mộng; tất cả chúng sinh và mình đồng một thể. Những điều này trước đây tôi bắt mình phải tin vì Phật dạy chỉ những điều đúng và cần thiết. Thật tâm tôi không thấy thỏa mãn và tự nhủ mình rằng khi nào vãng sinh về với Phật A Di Đà tự khắc sẽ hiểu. Vì vậy tôi lại có ý định xin mọi người cho tôi địa chỉ bài giảng pháp MP3 của Hòa Thượng Tịnh Không hoặc Hòa thượng Tuyên Hóa giảng giải về kinh Lăng nghiêm.
Tôi tự biện hộ cho mình rằng tất cả các kinh luận Đức Phật đã dạy đều quy về Pháp môn tịnh độ nên tôi học kinh Lăng nghiêm để hiểu về chân tâm của mình và để cố gắng áp dụng vào tu học tịnh độ chứ không phải tạp tu cũng như con đã áp dụng hiểu về kinh Địa tạng và áp dụng vào câu Phật hiệu.
Tôi (con) kính xin các thầy, các đạo hữu, các bạn khai thị, chia sẻ cho con được không ạ.
Nam mô A Di Đà Phật.
bạn à bạn nên nghe bài này của thầy Thích Phước Tiến thì sẽ hiểu rõ con đường mình đang đi
“tạp tu một nhận định vội vàng ”
bạn vào youtube nghe nhé
A Di Đà Phật
Đây là website pháp ngữ của pháp sư Tịnh không. Link giảng kinh Vô Lượng Thọ.
http://www.tinhkhongphapngu.net/downloadfilegoc/
TC có thể đọc hay nghe Mp3 đều được.
Nam mô A Di Đà Phật!
Pháp Sư Tịnh Không Chủ Giảng (mp3)
http://www.tinhthuquan.com/PhapAmViet/tinhkhongps.htm
Pháp Sư Tịnh Không Chủ Giảng
Kinh Lăng Nghiêm
Quán Thế Âm Bồ Tát Nhĩ Căn Viên Thông Chương
http://www.tinhthuquan.com/PhapAmViet/KinhLangnghiemQuanAmVienThong.htm
Pháp Sư Tịnh Không Chủ Giảng
Kinh Lăng Nghiêm
Thanh Tịnh Minh Hối Chương
http://www.tinhthuquan.com/PhapAmViet/KinhLangnghiemThanhTinhMinhHoi2015.htm
youtube
Kinh Lăng Nghiêm – Pháp Sư Tịnh Không
https://www.youtube.com/playlist?list=PLA55C735DB9930B05
youtube
Kinh Thủ Lăng Nghiêm – Hoà Thượng Tuyên Hóa Giảng Thuật
https://www.youtube.com/playlist?list=PLuYboFK5X6aYspLm1H1jWyCss6cenKgfp
A Di Đà Phật
Chào bạn Tịnh Châu
Bạn chưa có một sự quán chiếu ngay thẳng và đúng đắn về phương pháp tu hành của chính bạn nên bị kẹt vào chấp trước không đáng có.
mỗi người,tùy theo căn cơ,thiện duyên,chí nguyện và sự tin tấn tu hành của mình mà được gặp gỡ,tìm hiểu,hành trì các pháp môn trong đạo Phật. Phật Pháp như biển lớn,tùy seo sức mình mà uống được bao nhiêu nước biển thì uống.
Bạn tu niệm Phật phát nguyện vãng sinh Tây Phương Cực Lạc mà còn hiểu biết được nhiều nghĩa lý kinh điển,thọ trì được thần chú Thủ Lăng Nghiêm thì vô cùng lợi ích cho bạn chứ sao. Như vậy là bạn có thiện căn lớn,đã gieo trồng nhiều căn lành thì bây giờ mới được như vậy,đây không phải là tạp tu. Nếu ai nói là tạp tu tức là người đó đang phỉ báng Phật Pháp.
Nếu bạn đọc tụng thọ trì được chú Lăng Nghiêm ,tu hành đúng theo kinh Lăng Nghiêm thì đức A DI ĐÀ PHẬT và mười phương chư PHẬT rất hoan hỷ vui mừng khen ngợi bạn,vì bạn đang hộ trì CHÁNH PHÁP. Các Ngài sẽ gia hộ cho bạn,giúp bạn tăng trưởng tâm bồ đề,đạo quả mau thành tựu,các chướng ngại không ngăn cản được đường tu của bạn,các hạnh nguyện sẽ được viên mãn rốt ráo.
Bạn có thể tu hành đúng pháp,có thể chân thật niệm Phật,có hiểu biết sâu rộng nghĩa lý kinh Đại Thừa,lại thọ trì đúng pháp chú THỦ LĂNG NGHIÊM thì phẩm vị vãng sanh của bạn sẽ cao.
Các pháp viên dung vô ngại,hỗ tương dung thông tăng trưởng lẫn nhau,không phải tạp tu gì cả,bạn chớ lo lắng vô ích.
Mấy lời sơ sài như vậy xin chia sẻ với bạn,chúc bạn tinh tấn tu hành.
NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT.
VIÊN NỮ SĨ
Mùa hạ năm 2004, tôi đến thăm cư sĩ Quả Trụ, gặp một đồng nghiệp là Viên nữ sĩ, cô mới vừa theo Phật giáo. Cô kể hai năm trước cảm thấy tim mình bị đau, đập nhanh, thường có cảm giác hồi hộp, khó chịu, nhưng đi khám không ra bệnh.
Tôi hỏi:
– Mấy ngày trước khi phát bệnh này, có phải cô đã từng ăn ba ba?
Cô nói với vẻ quả quyết:
– KHÔNG HỀ CÓ! Tôi đâu ưa ăn mấy thứ này!
– Chẳng đúng! Cô nhớ lại xem, chuyện xảy ra trong buổi họp mặt, lúc ấy trên bàn tiệc có canh ba ba. Mọi người đều cho đây là thức ngon đại bổ, xúm nhau khuyên ăn. Tuy cô không ưa, nhưng vì lịch sự, nên đã múc cho mình khoảng một chén để dùng. Cô kiểm lại xem có việc này hay chăng?
Viên nữ sĩ động não một lúc rồi kinh ngạc nói:
– Quả thực CÓ việc này, nhưng chỉ một chén canh ba ba… mà cũng bị báo ứng như vậy ư?
– Dù cô chỉ ăn một chén canh thịt ba ba thì ngay đó đã kết ác duyên cùng chúng sinh rồi. Cô nghĩ xem, nếu có người đem cô giết rồi nấu canh ăn, cô đối với họ không sinh lòng oán ư? Con ba ba này hiện đang hướng tôi tố cáo tội lỗi của cô đấy!
– Vậy tôi phải làm sao?
Biết mình làm sai thì phải phát tâm sám hối, hễ làm tổn hại ai thì nhất định phải hướng người đó xin lỗi.
Từ rày trở đi, tận đáy lòng cô phải hướng con ba ba mình từng ăn qua xin lỗi, phát nguyện tụng “Kinh Địa Tạng” cầu siêu cho nó và xin nó tha thứ. Cô còn phải phát nguyện vĩnh viễn không sát sinh, hãy thử làm như vậy xem!
Một tháng sau, cô mách với cư sĩ Quả Trụ, sau khi cô làm y theo lời tôi bày, thì bệnh tim đã hoàn toàn lành.
Có một điểm cần nêu rõ: Chúng ta không nên uống thuốc có thành phần động vật trong đó, vì làm vậy cũng giống như ăn thịt.
Còn câu sám văn nói: “Dùng độc dược hại chúng sinh”, ta có thể hiểu tương tự như thuốc diệt chuột, giết côn trùng. Chuyện “Dùng độc hại người” tuy chúng ta không thường thấy, nhưng có thể hiểu là: Hiện nay rất nhiều người ham làm giàu, đã cho thêm vào thực phẩm các chất gia vị độc, gây tổn hại đến sức khỏe con người và vật. Quả báo này khi trổ sẽ khiến họ khổ không kể xiết.
Còn nữa, mỗi lần gặp giỗ quảy, lễ tiệc hay mừng năm mới… người ta thường sát sinh hại vật, hại cá tôm, giết thú cầm… Phạm những tội này cần tha thiết sám hối.
Sám văn:
Đối với kinh tượng Phật Thánh, tâm không cung kính, do tính kiêu ngạo, khinh người mà gây ra… do ba ác nghiệp của thân, miệng, ý, mà tạo vô biên tội.
PHÒNG DỊCH KINH
Năm 1995, có cô Ni làm trong Ban phiên dịch thuộc một tự viện ở Mỹ quốc, cô đến hỏi Quả Lâm: Không biết vì sao mấy ngày nay trong người cảm thấy không khỏe?
Quả Lâm hỏi:
– Có phải trong phòng chứa nhiều kinh Phật?
– Đương nhiên rồi. Tôi làm công tác phiên dịch kinh mà…
– Nhưng bình thường cô để kinh rất lộn xộn?
– Kinh sách nhiều quá, nên tôi không chú ý đến…
Vậy Sư hãy về kiểm lại xem, nếu thấy kinh sách để trên bàn mà có quyển nào bị rớt xuống, thì hãy lượm lên sắp cho ngay ngắn, như vậy thì chỗ bệnh khó chịu nơi thân sẽ lành.
– Vậy sao? Để tôi về kiểm xem. Việc này hệ trọng dữ vậy ư?
– Kinh là Pháp bảo hiện hữu, giống như có Phật tại đó, do vậy mà được Thiên long Bát bộ hộ vệ. Nên khi có quyển kinh rơi xuống, dù Sư không biết, nhưng hiện vẫn có một vị thần hộ pháp đang đứng đó hai tay nâng đỡ mãi. Vị thần này phải ở tại đó suốt mấy ngày nay rồi, Sư rất có lỗi vì đã khiến cho thần hộ pháp không thoải mái, như vậy thì sao bản thân Sư dễ chịu được chứ? Mong Sư từ nay về sau, đối với kinh sách phải hết sức chú ý cẩn thận, cất giữ nên tôn kính, trân trọng hết lòng…
Cô Ni này về chùa kiểm xem, thì thấy quả thực có quyển kinh trên bàn bị rớt xuống, nên vội chỉnh lại và sám hối trước Phật, sau đó cô hướng thần hộ pháp xin lỗi, thì bệnh đau trên thân liền lành.
Mọi người thử nghĩ xem, đối với Tam bảo, không phải do ác ý vô tình mà lỡ phạm sai sót cũng còn lãnh ác báo, huống nữa là những ai cố ý phá hoại kinh, tượng… không cung kính Tam bảo, thì hậu quả có thể tưởng tượng được.
Sám văn:
Khẩu nghiệp là cửa họa của tất cả oán thù. Cho nên chư Phật dạy: ‘‘Không được nói hai lưỡi, nói lời hung ác, nói dối, nói thêu dệt”. Nên biết lời nói ác đem lại tai họa không ít, phải trả báo rất nặng.
Giải thích:
Quả báo do ba nghiệp tạo rất kinh khủng. Trong kinh Hiền Ngu kể có vị trưởng giả sinh ra không có tai, mắt, lưỡi v.v… là do làm chứng gian, nói dối. Cảnh báo chúng ta hiểu là: Nghiệp vọng ngữ rất đáng sợ.
TÀ KIẾN BÁNG TAM BẢO
Tôi có vị sư đệ tên Quả Trí ở Thượng Hải, mẹ chồng cô tin Phật mấy mươi năm, nhưng là người tà kiến, ngang bướng khó độ, luôn luôn cho mình là đúng. Lại hay ác khẩu, ưa phê bình, nói lỗi người. Vào thời tà giáo “Pháp Luân Công” thịnh hành, bà biến thành “Đại tướng tiên phương”, hăm hở gom kinh sách, tượng Phật… trong nhà đem thiêu hủy hết và bắt đầu tuyên truyền tà giáo, phỉ báng Phật pháp.
Nửa năm sau, miệng bà sinh ung bướu phải mổ hai lần, sau đó còn bị may cả hai mép, miệng thường rỉ nước hôi dơ, nên thường dùng khăn lau mãi và phải mổ tới lần ba. Mổ rồi thì bệnh lại tái phát tiếp diễn mãi không lành. Khi tôi tới nhà Quả Trí, thấy mặt bà đã đổi sắc xanh đen.Tuy thân không còn khỏe, nhưng bà vẫn rất cố chấp, ôm tà kiến mạnh mẽ, hung hăng không chịu nghe ai khuyên.
Tôi bảo Quả Trí, hãy tụng “Kinh Địa Tạng” giúp cho mẹ chồng, bởi bà tạo ác quá nhiều: Hủy báng Tam bảo, vọng ngữ tà kiến, tội khẩu nghiệp quá nặng. Bà lại hay sát sinh ăn thịt, không nghe ai khuyên, mạng của bà không còn thọ nữa. May là có con dâu tu theo chính pháp, biết giúp bà, nếu không chắc chắn bà sẽ đọa vào địa ngục A tỳ thọ khổ…
Ngày 14 tháng 4 năm 2007, Quả Trí gọi điện báo tin: Mẹ chồng cô mất ngay sáng hôm đó, thống khổ không thể tả. Mặc dù dưới sự hướng dẫn của Quả Trí, cộng đồng gia quyến dù không tin Phật cũng ráng hộ niệm cho bà gần hai tiếng. Trong suốt quá trình niệm Phật, Quả Trí luôn quỳ cạnh mẹ chồng, cô thấy mặt bà đang biến tướng rất hung dữ, thầm đoán biết bà đi về nơi không tốt.
Sám văn:
Chúng con quen tạo khẩu nghiệp bất thiện nên hay tuyên truyền điều ác. ưa nói lời thô tục hung bạo, hủy báng chê bai, thích tụ hội xúm nhau nói xấu, nói lén, nói lời vô nghĩa… Không nói có, có nói không, rắp tâm vu oan giá họa, đổi trắng thành đen… miệng thường buông lời dè bĩu khinh khi, xảo biện, phát ngôn luôn nói dối, ý tính toan quỷ quyệt, làm đảo lộn sự thật để lợi mình hại người, lời nói không đi đôi với việc làm, do vậy mà chiêu vời ác báo nhiều kiếp không dứt…
Hễ nói đến mình thì bao nhiêu phước đức đều quy về cho mình. Còn nói đến người thì bao nhiêu xấu ác đều đổ hết cho họ.
Thậm chí ưa phỉ báng Thánh Hiền, còn đố kỵ, dèm chê người thiện, sống vô đạo, vô nhân… dùng lời ác làm hại tất cả…
Giải thích:
Lỗi vọng ngữ rất nguy hại, mọi người không nên cho rằng “Nói dối có thể đạt được thành công”. Phải biết: Vọng ngữ chỉ lừa được nhất thời chứ không gạt được cả đời! Sớm muộn gì cũng sẽ thành là: “vác đá đập chân mình”.
Như vừa rồi một Khoa học gia nước Hàn, đã giả mạo, lấy luận án của người làm của mình, tuy nở mày mặt một thời nhưng cuối cùng thì thân bại danh liệt. Từ vị trí được xem như một anh hùng dân tộc bỗng biến thành kẻ dối lừa, bị thiên hạ rẻ khinh.
Mọi người hãy quan sát kỹ xem: Trên thế giới có nhiều xí nghiệp tiếng tăm, được lưu danh trường cửu, há chẳng phải nhờ họ xây dựng cơ nghiệp trên nền tảng thành thật trung tín hay sao? Nếu một người, một xí nghiệp cương quyết không vọng ngữ, luôn giữ phẩm chất thực thà trung tín, chẳng sợ thiệt thòi, nhất định sẽ chiêu thiện báo.
Từ đây mà suy, cách sống không thành tín, tạm thời thấy như có lợi, nhưng thực sự là đang tự hủy hoại, làm tổn phúc báo mình, cuối cùng phải lãnh hậu quả cực xấu. Muốn thay đổi phong khí tệ lậu thì phải để thuyết nhân quả lưu truyền rộng thấm sâu vào lòng người để thiên hạ tỉnh giác, biết tự bảo vệ mình, thì đây mới là cách hay giúp trị độc tận gốc!
Lưu ý: sống mà “Ngôn hành trái nhau, nói đến, làm không đến, cũng là vọng ngữ”. Vì vậy hễ đã phát thiện nguyện gì rồi thì nhất định ta phải thực hành cho tới nơi, nếu không sẽ nhận lãnh quả xấu.
(Trích: Nhân Quả Phụ Giải Lương Hoàng Sám – Hạnh Đoan dịch)
Chào chị Tịnh Châu. Hòa Thượng Tịnh Không là A DI ĐÀ PHẬT chứ ko phải là bồ tát nữa đâu chị ạ. khi ngài giảng ko phải chỉ có cõi người nghe kinh mà còn rất nhiều cảnh giới mình ko biết. còn kinh lăng nghiêm phật thích ca giảng cho cảnh giới bồ tát. mình tu tập thì có lẽ nên trạch pháp tùy vào căn cơ là tốt nhất. duyên chưa chín thì học và làm không thuận dễ sinh phiền não
Chào bạn Nguyện Tâm
Xin bạn hoan hỷ cho biết,bạn căn cứ vào đâu mà khẳng định HT TỊNH KHÔNG là hóa thân của Phật A DI ĐÀ.?
A di đà phật
Gửi: Thanh Minh
Có những lời nói khiến tâm can người ta lộn lạo
Nhưng có lời nói khiến người ta An lạc vô vàn.
Rất cần những người như Thanh Minh để người đọc thấy Tâm nhẹ nhàng, không sợ cái này , sợ cái kia, đọc bài của Thanh Minh mình không thấy hoang mang mà rất hoan hỷ, cảm thấy không có chữ Tôi cá nhân trong mỗi câu nói.
Pháp Phật rất vi diệu, mà không kén chọn ai. Đạo Phật là Đạo từ bi
Cái gì đến, ắt tự duyên đến.
Vạn sự tùy duyên !
Nam mô A Di Đà Phật !
Gửi lời cảm ơn đến người như bạn đã vì người đọc như Tôi thêm Tín tâm vào Phật Pháp.
CHào bạn Thanh Minh. nếu bạn thường xuyên ghe hòa thượng giảng để ý thì bạn sẽ nhận ra. tất cả cảnh giới từ chứng sơ quả cho đến quả vị phật ko cảnh giới nào ngài không thông suốt. hòa thượng cũng nói giảng kinh mà không khế nhập cảnh giới thì ko có công đức. mà y báo. chánh báo của hòa thượng chắc bạn rõ. trên này dùng đôi lời không thể nói thông. bạn có thể nghe ở đây nếu muốn HÒA THƯỢNG TỊNH KHÔNG..PHẦN 1..MỘT NGƯỜI ĐỜI NÀY KHÔNG THỂ KHÔNG BIẾT ĐẾN https://www.youtube.com/watch?v=zVnIZr7epgw
Gửi bạn Nguyện Tâm
Theo tôi thì dù HT TỊNH KHÔNG có là PHẬT hoặc BỒ TÁT tái lai đến thế giới này đi chăng nữa thì Ngài cũng không muốn chúng ta tìm hiểu thân phận của các Ngài.
Vì thế mà chúng ta chỉ nên giữ tâm cung kính ở bên trong,không nên nói thẳng ra.
Mà bạn nói rằng HT là Phật A DI ĐÀ,không phải là BỒ TÁT,A LA HÁN. Nếu là vậy,thì chắc hẳn bạn đã chứng đắc NGŨ NHÃN,LỤC THÔNG .bởi chỉ có thể chứng đắc NGŨ NHÃN thì mới có thể biết rõ ai là Phật,ai là Bồ Tát,ai là A La Hán như vậy.
Xin mạn phép hỏi bạn đã thực sự khai mở Ngũ Nhãn chưa?
A Di Đà Phật
Chào bạn Nguyện Tâm,
Nếu bạn là một phàm phu như PH thì chắc là bạn chỉ đoán thôi phải không? Vì mình chưa chứng quả Phật thì làm sao biết chắc một vị nào đó là Phật hay Bồ tát, nếu chỉ dựa trên những kiến giải của mình (mà mình thì chưa chứng quả), ắt là sẽ có lúc sai sót.
Bạn có tâm cung kính như vậy đối với ngài Tịnh Không thì thật là đáng quý, nhưng dựa trên sự suy đoán của mình mà nói ra một điều to lớn như vậy thì chắc là bạn hãy cẩn trọng một chút vì lợi, hại như thế nào thật khó mà biết được. PH có đọc những tích hoá thân của chư Phật, và Bồ tát thì thông thường hoặc là do họ tự nói ra, hoặc là do vị khác nói, nhưng có một điểm chung là khi tin ấy xuất hiện thì ngay đó vị hoá thân ấy liền tịch. Đó là để Thiên Ma không nhân đó mà quấy phá chúng sanh. Cho nên nếu trong thời này mà mình nghe một vị nào đó xưng là hoá thân Phật, Bồ tát mà mãi vẫn chưa tịch thì biết đó là giả mạo.
Phật dạy “y pháp bất y nhân”, mong rằng bạn tin và hành theo lời dạy của ngài Tịnh Không bởi vì ngài giảng đúng với Chánh pháp mà Phật Thích Ca đã dạy, chứ không bởi vì do ý nghĩ cho rằng ngài là hoá thân của Phật A Di Đà.
Chúc bạn tu tập tinh tấn.
Nam Mô A Di Đà Phật.
HÓA THÂN CỦA BỒ TÁT
Cuối năm 2006, Văn cư sĩ ở phố Tuy Hòa , tỉnh Hắc Long Giang, gọi điện kể cho tôi ( Quả Khanh) : Nửa tháng trước cô gặp một việc, đến giờ nhớ lại vẫn còn sợ vô cùng. Cô thuật lại câu chuyện như sau:
“Tòa lầu nhà tôi trú ngụ rất gần đường lộ, cách “Công ty sản xuất thực phẩm chay” của tôi chỉ có hai ngã tư. Chồng tôi là bác sĩ bệnh viện thì ở cách xa nhà tôi.
Hơn 7h sáng tôi mới ra khỏi cửa, cổng nhà đối diện đường lộ, phía trong có một kệ để giày. Tôi có thói quen mỗi sáng sớm trước khi đi làm thường lau nhà sạch sẽ từ trong ra ngoài . Lúc lau đến cửa, thì tôi dựng cây lau nhà qua một bên, lấy giày trên kệ xỏ vào chân thì lui ra và khóa cửa lại, ngày nào cũng vậy.
Hôm đó, tôi lau nhà vừa xong , đang chuẩn bị ra khỏi cửa thì bên ngoài có người nhấn chuông.
Tôi ra mở cổng, thấy một bà già nhà quê ăn mặc sạch sẽ, tươm tất, mỉm cười đứng trước cửa.
Tôi hỏi:
– Thưa, dì tìm ai ạ?
Bà cười nói:
– Tìm cô đấy! Khuê nữ ơi, ta là dì con nè, không nhận ra, hay sao?
Tôi nghi ngại nói:
– Mẹ tôi không có chị em gái chi cả, nên tôi đâu có dì, bà nhìn nhầm người rồi !
Bà ta nói:
– Ôi chao! Người ở thành thị ngay cả bà con thân thích cũng quên hết ráo!…
Rồi bà có vẻ lúng túng không biết làm sao nên định bỏ đi.
Khi đó tôi thấy tội nghiệp bèn kêu:
– Dì ơi, dì có việc chi muốn nhờ con chăng? Nếu có thể giúp được con sẽ làm…
Bà liền quay người lại, nói:
– Thế thì tốt rồi , nhưng mà nói…ở đây hả?
Thực tình tôi không muốn mời bà vào nhà , vì thấy giày bà dính đầy bùn đất, mà nhà tôi vừa mới lau xong còn ướt. Nhưng đây là một bà lão, tôi không thể làm được gì khác hơn, bất đắc dĩ đành phải mời bà vào. Khi ngồi xuống ghế xô-pha tôi thầm nghĩ : “Lát nữa mình phải lau nhà lại thôi”
Tôi hỏi:
– Dì có chuyện chi cần, xin hãy nói ra….xem con có thể giúp được chăng?
Bà mỉm cười nói:
– Cũng không có gì quan trọng, chỉ là ta lên thành mua đồ còn thiếu chút tiền, nên muốn tìm cô để mượn một it…
Tôi nghe vậy liền nói:
– Không hề chi, con sẽ cho dì, nhưng xin mời dì đến công ty lấy nha. Do nhà chúng con hay bị trộm vào, mà chúng con đều đi làm cả, trong nhà lại không có ai, vì vậy mà tiền bạc đều cất ở công ty, cách đây không xa lắm, đi năm phút là tới!
Vừa nói tôi vừa đưa tay kéo bà ra , do sợ bị trễ giờ làm.
Nhưng bà lão không nhúc nhích , bà nói:
– Không cần phải thế đâu, tôi chỉ mượn 30 đồng trong túi cô là được rồi!
Vừa nói bà vừa đưa tay chỉ vào túi bên phải của tôi.
Tôi nói:
– Dì à, trên mình con thiệt không có tiền !
Tôi đáp và đưa tay sờ vào túi, bỗng phát hiện trong túi mình giuống như là có tiền, liền rút ra xem : Quả nhiên có đúng 30 đồng! Trong lòng tuy cảm thấy kinh ngạc, nhưng do nôn nóng đi làm nên tôi vội kéo bà ra cửa, vừa nhét tiền vào tay bà vừa giải thích:
– Con phải đi làm rồi, nếu không đủ thì bà đến “Công ty đồ chay” tìm con mà lấy nhé.
Bà nói:
– Con gái à, con từ nhỏ đã rất tốt bụng, tương lai sẽ làm nên việc lớn đấy!…
Tôi một tay mở cửa, tay kia dẫn bà ra, cúi đầu chào từ biệt:
– Dì đi thong thả nhé !
Rồi tôi đóng cổng lại. Nưng khi ngó vào trong thì phát hiện 30 đồng mình vừa cho bà lão đang nằm trên kệ giày. Thật vô lý ! Làm sao có việc này được chứ? Bởi lúc tôi cho tiền thì đã kéo bà đi ngay ra cổng, đâu hề thấy bà lui vô tới gần kệ mà để tiền?
Tôi vội quay ra, nhìn quanh tìm bà lão, lúc này người đi đường thưa thớt, thời gian chỉ trong nháy mắt, nhưng không còn thấy bóng dáng bà đâu…
Trong lòng quá thắc mắc, tôi liền quay vào nhà, thuận tay cầm cây lau, định lau nhà…nhưng tôi tròn mắt ngạc nhiên: Vì nền nhà tuy vẫn còn ướt như cũ, song không hề thấy vết giày bùn của bà lão lưu lại… Lúc đó tôi bỗng sợ đến nổi ốc, kinh hoàng đến toát mồ hôi đầm đìa! Bởi hồi nhỏ tôi thường nghe người lớn nói:” Ma quỷ đi trên đất không lưu lại dấu chân”. Còn nữa, vì sao bà biết trong túi tôi có tiền và nói ra đúng con số “ba chục ngàn “trong khi ngay cả chính tôi còn không biết? Và tại sao tiền tôi đã đặt vào tay ngay lúc bà ra khỏi nhà rồi vậy mà bà vẫn có thể bỏ lại trên kệ giày? Vì sao bà mới vừa ra cổng, nhưng trong chớp mắt đã không tìm thấy?
Tôi chạy một hơi đến công ty, khi các bạn đồng nghiệp nhìn thấy tôi, đều ngạc nhiên hỏi:
– Vì sao mặt giám đốc lại tái nhợt như không còn chút máu như thế ?
Họ đoán đồn rằng :” Chắc nhà tôi vừa xảy ra chuyện lớn”…nên xúm nhau hỏi thăm.
Tôi hấp tấp kể lại chuyện vừa xảy ra.
Nhân viên thứ nhất nói:
– Giám đốc ơi, bà đó nhất định là quỷ rôi, bởi vì quỷ sợ ánh sáng, nên phải lo mà biến mất trước ban ngày…vì bây giờ mặt trời đã lên hơn một tiếng rồi, nên đâu còn thấy quỷ nữa?…
Người thứ hai thì bảo:
– Bà ta bỏ tiền lại, là không có ý lấy của hay hãm hại giám đốc chi…
Người thứ ba lại nói :
– Bà lão này nhất định là thần tiên, do quá khứ có duyên nên tìm đến điểm hóa cho chị đó…
Nghe họ nói một hồi tôi bớt sợ, nhưng vẫn không dám về nhà một mình”….
Kể xong câu chuyện, cô nói:
– Bây giờ xin ngài vui lòng giải đáp dùm tôi.
Tôi ( tức Quả Khanh – một cư sĩ có túc mạng thông, thiên nhãn thông, thấy suốt các cảnh giới siêu hình) mỉm cười bảo:
– Chúc mừng Văn giám đốc! Nhân viên thứ ba nói đúng. Bà ấy đến là để điểm hóa cho cô, tương lai sẽ làm nên việc lớn. Bà cũng thử xem cô có tâm từ bi và lòng bố thí hay không?
Cô hỏi tôi:
– Tôi sẽ làm nên việc lớn gì ạ? Có phải Công ty sản xuất đồ chay của tôi sẽ ngày càng phát chăng?
Tôi đáp:
– Không phải! Nghĩa là sẽ có ngày cô làm nên việc lớn: Hoằng pháp lợi sinh! Bà lão không phải quỷ, cũng không phải tiên, mà chính là hóa thân của Bồ Tát Quán Thế Thế Âm!
Cô nghe xong hết sức mừng rỡ.
Tôi bảo cô:
– Không nên lo âu. Hãy dốc sức tu tập, chỉnh sửa lại tất cả tật tính khuyết điểm của mình, dùng “Tứ chủng thanh tịnh minh hối” trong Kinh Lăng Nghiêm làm kim chỉ nam, thường tự phản tỉnh, kiểm lỗi mình để sống không phạm sai lầm. Ráng tô bồi phẩm hạnh cho ngày càng “hoàn mỹ”, được vậy thì sẽ có nhiều người vây quanh cô quy hướng, nương hợp.
Cuộc điện đàm kết thúc trong vui vẻ.
Sau này cô trích máu chép Kinh Địa Tạng, “Tứ chủng thanh tịnh minh hối” tu hành rất tinh tấn .
Chư Phật, Bồ Tát và các hộ pháp thiện thần lúc nào cũng chiếu cố chúng ta, nếu chúng ta nỗ lực tu tốt.
A Di Đà Phật.
Tôi là độc giả thường xuyên của trang Duongvecoitinh nhưng tại chuyên mục này là lần đầu tôi viết bài xin giảng giải. Các bài pháp, bài viết và giảng giải đã giúp tôi (và chắc rất nhiều người) có hiểu biết, tín tâm hơn về giáo pháp và pháp môn Tịnh độ. Tôi chân thành biết ơn cư sỹ Diệu Âm, các thầy cùng các đạo hữu đã lập và tham gia trao đổi tại trang web này.
Bài viết của bạn Như Quyết giới thiệu giống như có một vị Thầy mới được thỉnh về tỉnh tôi (Nghệ An) giúp khôi phục và trụ trì một ngôi chùa. Thầy khuyến tấn tu thiền định, có sức học rộng, uy nghiêm và được phật tử rất tôn trọng. Có lần tôi cùng gia đình nghe một người phật tử nói rằng Thầy không tin vào Đức Phật A Di Đà có thật mà Tây phương cực lạc là phương tiện giáo hóa của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni. Tôi hơi chột dạ vì tôi tin chắc rồi nhưng trên xe còn có nhiều người, có vợ và con tôi còn nhỏ chưa hiểu biết lắm nhưng tôi không tranh cãi. Về nhà tôi mới giải thích cho gia đình rằng quanh ta có rất nhiều vị Bồ Tát, có những vị chịu tội khổ để dùng phương tiện này giáo hóa cho chúng ta. Có thể vị Thầy trên cố tình nói ra như thế để cho ta tạm phân tâm, cố gắng tìm hiểu để tự mình tin chắc vào Đức Phật A Di Đà chứ không tin theo cách mù quáng. Bản thân tôi cũng tin tưởng như vậy.
Tôi xin có đôi lời như vậy.
Chân thành cảm ơn sự chia sẻ của mọi người.
A Di Đà Phật.
Thưa thầy con chưa quy y tam bảo con không thọ bát quan trai nhưng con trì bát quan trai có được không thầy.và lợi ích của trì bát quan trai có bằng lợi ích của thọ bát quan trai không thầy
Chào bạn Hành giả,
“Thọ” là hiểu và tiếp nhận. “Trì” là gìn giữ. Như vậy, muốn “trì” được thì phải “thọ” trước, vì nếu không hiểu, không tiếp nhận được một quy định gì đó thì làm sao có thể giữ cho không phạm được. Cho nên, thọ và trì thường đi cùng nhau, người chỉ “thọ” mà không “trì” thì cũng không được lợi ích. Ví dụ, như người thọ giới không sát sanh, nếu không “trì” giới, giữ cho mình không phạm giới thì sẽ không được lợi gì từ việc thọ giới đó.
Bạn muốn “trì” Bát quan trai thì bạn phải hiểu rõ được Bát quan trai là những quy định gì trước, sau đó bạn mới có thể giữ gìn. Về mặt hình thức, bạn cần ở trước Tam Bảo phát nguyện thọ trì Bát quan trai giới, như vậy mới đúng pháp, và khi bạn thọ trì, giữ giới chân thật thì sẽ nhận được sự ngầm gia hộ từ Tam Bảo.
Tuy nhiên, nếu không thuận tiện để làm những nghi thức cần thiết trước Tam Bảo, bạn vẫn có thể âm thầm thọ trì, và vẫn được lợi ích theo quy luật nhân quả, bởi vì Bát Quan trai là những giới giữ cho mình không làm điều ác, hướng mình giữ tâm thanh tịnh, và như vậy bạn sẽ được quả tốt từ những nhân tốt như thế. Tuy nhiên, đây là giới của Phật dạy, nếu bạn không thể tiến hành được các nghi thức cần thiết, thì cũng cần hướng về phía Tây, cung kính nghĩ như Phật đang ở trước mặt rồi thầm khấn nguyện thọ trì giới trong tâm. Và khi hết thời gian thọ trì (ví dụ, 1 ngày 1 đêm) thì bạn cũng cần hướng về Tây, nghĩ như Phật ở trước mặt, cung kính thầm nguyện xả giới.
Chúc bạn tu tập tinh tấn.
Nam Mô A Di Đà Phật.
Xin chân thành cám ơn sự khuyên bảo của sư huynh phước huệ. và trả lời câu hỏi của huynh thanh minh trước ((? bởi chỉ có thể chứng đắc NGŨ NHÃN thì mới có thể biết rõ ai là Phật,ai là Bồ Tát,ai là A La Hán như vậy.)) đệ có nhân duyên biết 1 người là thừa nguyện tái sanh ở cõi đó. còn dạng phàm phu như đệ đối với các hàng bồ tát thì như ((( gặp thì. ko biết . biết thì ko gặp)) do cư sĩ tịnh châu có thắc mắc về HTTK. nên đệ lỡ lời. và cũng vì muốn mọi người tin sâu cảnh giới cực lạc là thật có thôi ạ. có gì ko đúng xin mạn phép. còn cư sĩ Phước Huệ dạy chính xác y pháp bất y nhân. đệ hiểu 1 điều chúng ta ko tu thì dù có gặp phật ngài muốn rước chúng ta cũng ko đi nổi Hòa TTK. cũng chưa bao giờ nhận ngài là bồ tát hoặc phật tái lai ạ. cám ơn sự nhắc nhở của huynh chúc huynh tinh tấn