Triều Tống có quan đại phu Tưởng Viện, sinh được 10 đứa con. Đứa thứ nhất gù lưng, đứa thứ hai chân thọt, đứa thứ ba thân hình co quắp, đứa thứ tư què cả hai chân, đứa thứ năm điên loạn, đứa thứ sáu si độn, đứa thứ bảy tai điếc, đứa thứ tám mắt mù, đứa thứ chín câm không nói được, đứa thứ mười chết trong lao ngục.
Công Minh Tử Cao thấy vậy hỏi rằng: “Đại phu đã từng làm những gì mà chiêu cảm tai họa đến mức này?” Tưởng Viện đáp: “Tôi cả đời chẳng làm điều gì xấu ác, chỉ hay ganh tỵ. Thấy người tài ba hơn thì tôi ghét, được người nịnh hót thì tôi vui, nghe điều tốt lành của người khác thì sinh nghi ngờ, nghe điều xấu ác của người khác thì tin ngay, thấy người khác có được điều gì thì buồn bực như mình bị mất, thấy người khác bị mất cái gì thì vui như mình được vậy.”
Tử Cao than rằng: “Đại phu mà còn giữ mãi tâm tánh như thế, sợ rằng phải chịu đến đại họa tuyệt diệt cả dòng họ chứ không chỉ như thế này thôi đâu!”
Tưởng Viện nghe như thế hoảng hốt lo sợ. Tử Cao liền nói: “Trời tuy cao nhưng xét việc rất gần, nếu có thể bỏ điều xấu trước đây mà từ nay sửa đổi thì sẽ chuyển họa thành phước, kết quả đến không lâu.”
Tưởng Viện từ đó tu tâm sửa tánh, thay đổi hoàn toàn ngược hẳn với những tâm niệm nhỏ nhen trước đây. Chẳng mấy năm sau, những khuyết tật của các con dần dần được khỏi.
- Lời bàn:
[1] Theo sách Lễ ký, thiên Đàn cung, vào đời Xuân Thu chiến quốc, quan đại phu nước Vệ là Thạch Đài Trọng chết mà không có con trai dòng đích. Sáu người con dòng thứ nhờ người bốc quẻ để quyết định ai là người chính thức nối chức đại phu của cha. Người bốc quẻ khuyên rằng: “Nên tắm gội sạch sẽ đeo ngọc vào sẽ bói được quẻ tốt.” Có năm người nghe lời ấy đều tắm gội rồi đeo ngọc trước khi bói quẻ, chỉ riêng Thạch Kỳ nói rằng: “Có ai lại đang để tang cha mà đeo ngọc trang sức được sao?” Nói rồi quyết không đeo ngọc. Kết quả chính Thạch Kỳ lại bói được quẻ tốt nhất. Người nước Vệ đều cho rằng việc bói mu rùa quả nhiên chọn được người hiền.
[2] Vào thời Xuân Thu chiến quốc, có một năm ở địa phận nước Tống xuất hiện hỏa tinh trên trời, báo hiệu điềm xấu cho đất nước. Tống Cảnh công lo buồn lắm. Quan coi việc thiên văn là Tử Vi tâu lên rằng: “Tôi có thể làm cho tai họa này hướng đến một mình quan Thừa tướng.” Cảnh công nói: “Thừa tướng là đại thần tâm phúc, như tay chân của ta, sao có thể làm như vậy được?” Tử Vi lại nói: “Vậy tôi có thể chuyển tai họa đến cho dân thường.” Cảnh công nói: “Chỗ dựa của bậc quân chủ chính là dân thường. Sao có thể làm như thế được?” Tử Vi lại nói: “Vậy tôi có thể chuyển đổi tai họa này thành nạn mất mùa trong năm nay.” Cảnh công nói: “Mùa màng nếu thất bát, nhân dân cùng khổ, ta còn dựa vào đâu để làm bậc quân vương? Không thể làm như thế được.” Tử Vi liền chúc mừng, nói rằng: “Trời tuy cao nhưng có thể lắng nghe hết thảy những lời nói trong nhân gian. Nay bệ hạ có thể nói ra được ba câu nhân từ thương xót dân lành, nhất định hỏa tinh rồi sẽ ra khỏi địa phận nước Tống.”
Trích An Sĩ Toàn Thư – Khuyên Người Tin Sâu Nhân Quả
Nguyên tác Hán văn: Âm Chất Văn Quảng Nghĩa
Tác Giả: Chu An Sĩ
Việt dịch và chú giải: Nguyễn Minh Tiến
Tôi thấy xung quanh tôi, ngay trong họ hàng, có những kẻ tâm ý như con bọ chét. Ruột rà thì ko thương lấy, toàn thấy tị hiềm ganh ghét, đi xúc xiểm bêu rếu khắp làng. Mà anh em đâu làm gì quá đáng với họ, vẫn thương yêu giúp đỡ trong mọi sự. Học Phật thì biết là nhân quả, nghiệp báo, oan gia trái chủ đến đòi nợ. Nhưng tình hình thực tế, cái chuyện ân oán nghiệp quả khó lường. Sao biết ai tội nợ với ai. Mấy người đó chết đi ko biết có xuống địa ngục ko? Tâm niệm xấu xa như vậy là tâm địa ngục phải ko?
Nam Mô A Mi Đà Phật
Nếu Thật Sự Là Người Tu Đạo Chẳng Nhìn Thấy Lỗi Lầm Của Kẻ Khác
http://www.duongvecoitinh.com/index.php/2015/04/neu-that-su-la-nguoi-tu-dao-chang-nhin-thay-loi-lam-cua-ke-khac/
Nhìn Thấy Lỗi Người Chính Là Bản Thân Mình Phạm Lỗi
http://www.duongvecoitinh.com/index.php/2014/06/nhin-thay-loi-nguoi-chinh-la-ban-than-minh-pham-loi/
Vì Sao Chúng Ta Không Nên Nói Lỗi Người Khác?
http://www.duongvecoitinh.com/index.php/2013/03/vi-sao-chung-ta-khong-nen-noi-loi-nguoi-khac/
Niệm Phật Không Nên Nhìn Thấy Lỗi Người Khác
http://www.duongvecoitinh.com/index.php/2011/09/niem-phat-khong-nen-nhin-thay-loi-nguoi-khac/
Muốn Tâm Thanh Tịnh Đừng Nên Để Ý Đến Lỗi Người Khác
http://www.duongvecoitinh.com/index.php/2014/05/muon-tam-thanh-tinh-dung-nen-de-y-den-loi-nguoi-khac/
Không Nên Nhìn Lỗi Của Người
http://www.duongvecoitinh.com/index.php/2010/07/khong-nen-nhin-loi-cua-nguoi/
Cái Ta Của Mình Còn Quá Lớn Nên Nhìn Thấy Lỗi Người
http://www.duongvecoitinh.com/index.php/2014/02/cai-ta-cua-minh-con-qua-lon-nen-con-nhin-thay-loi-cua-nguoi/
Nam mô a di đà phật.
Nếu xoay lại ý niệm thì sẽ có cách nghĩ khác hơn. Khả năng anh, chị nghĩ vậy thôi chớ cái tánh thanh tịnh của mỗi người đều giống nhau mà.
Chào bạn Vy Nhật Thanh,
Mình là Phật tử nên để ý một chút trong việc gieo nhân, ví dụ, nói tâm ý người khác như con bọ chét là gieo ác nghiệp, nếu thấy họ không ổn, mình chỉ nên nói họ không tốt là được rồi. Nhân quả thông ba đời, ngày nay khi một người bị ai đó nói xấu thì ắt hẳn trong quá khứ người đó đã làm điều không tốt với người kia. Nếu ngay đây, người đó biết đó là nhân quả, không sanh tâm khó chịu, giữ tâm thanh tịnh thì sạch nghiệp đó, ngược lại nếu sanh tâm ghét hận, đời sau gặp lại ắt chẳng vui vẻ gì, và nếu không biết tu thì sẽ theo nghiệp mà “đòi nợ” (nói xấu,..) họ lại.
Trước mắt bạn hãy quan tâm xem tâm mình hiện giờ có gây quả địa ngục không, chứ đừng để ý, muốn người khác sửa đổi, vì không khéo sẽ chỉ làm tăng trưởng ngã mạn, sân si của chính mình thôi. Nên lỡ có khó chịu thì nên sám hối, sửa tâm mình lại bạn nhé.
Chúc bạn tỉnh giác an vui.
Nam Mô A Di Đà Phật.
A Di Đà Phật,
Kính xin các vị thiện tri thức giải thích giúp HVCL ý thắc mắc sau ạ:
Trong Tịnh Độ thực hành vấn đáp của Lão Pháp Sư Tịnh Không, trang thứ 45 có đoạn viết:”-Huân tập nhiều chủng tử niệm Phật trong tạng thức, dù hiện đời chưa đủ điều kiện (chưa chín mùi) để khởi hiện hành (nhập Tâm) nhưng cũng tương đối nhiều, lớn mạnh (chín nhưng chưa mùi mà thôi) để trước giờ phút lâm chung, thánh chúng và Phật đến phóng hào quang gia hựu (tăng thượng duyên, nâng cấp, giúp cho thêm điểm để đủ điểm đậu) giúp hành giả có chánh niệm, niệm Phật để Phật tiếp dẫn vãng sanh. Phải hiểu gia hựu (gia hộ, gia bị) là tăng thượng duyên (cho thêm điểm) Thí dụ: mười điểm được đậu, Phật đến cho thêm hai điểm, bản thân mình phải có tám điểm mới đậu. Bằng như mình chỉ có từ một đến bảy điểm thì đành chịu rớt.
Bởi vậy, trước giờ phút lâm chung, người niệm Phật nào cũng đều được Phật đến gia hựu (cho thêm điểm, nâng cấp), nhưng đâu phải người nào cũng được Phật tiếp dẫn đâu, đương sự phải có đủ điểm tối thiểu (tám điểm nói trên, nhân sắp chín mùi, gọi là đủ duyên, Phật mới độ được là vậy) Không thể hoàn toàn dựa vào tha lực mà phải có tự lực làm nhân, làm duyên”..
HVCL sợ mình hiểu nhầm nên xin nhờ các vị giải thích giúp để bản thân khỏi những suy nghĩ bất an..
a Di Đà Phật!
Theo mình biết thì quyển “Tịnh Độ Thực Hành Vấn Đáp” là của ĐĐ Thích Minh Tuệ, không phải của pháp sư Tịnh Không.
Bạn có thể xem giải đáp của Pháp Sư Tịnh Không ở đây:
Trích Tịnh Độ Đại Kinh Khoa Chú 2014:
“Nhất tâm bất loạn”, xem thấy câu này trên Kinh Di Đà họ e ngại, việc này tôi làm không được, không chịu niệm Phật, tôi gặp qua loại người này. Nguyên bổn tiếng Phạn cũng không có nhất tâm bất loạn, hay nói cách khác nhất tâm bất loạn là đại sư Cưu Ma La Thập ngài dịch, ngài dùng nhất tâm bất loạn. Có đạo lý hay không? Có đạo lý, chúng ta niệm Phật muốn niệm đến thành khối thì có thể vãng sanh.
Công phu thành khối không phải nhất tâm bất loạn, chính là trong tâm chỉ có A Di Đà Phật, ngoài A Di Đà Phật ra, không có vọng tưởng, không có tạp niệm, đây gọi là công phu thành khối, đây là mỗi một người đều có thể làm đến được, có được công phu này thì có thể tự tại vãng sanh.
Ba vị lão nhân của chùa Phật Lai, đều đạt đến cảnh giới này, tại vì sao đại sư La Thập dịch thành nhất tâm bất loạn? Khi A Di Đà Phật đến tiếp dẫn, trước tiên dùng Phật quang chiếu đến bạn, khi Phật quang chiếu đến bạn, công phu của bạn liền nâng cao gấp bội, công phu thành khối chính là nâng lên sự nhất tâm bất loạn.
Ngài không dịch sai, thế nhưng người thông thường không biết, không giảng rõ ràng họ không biết được, người sự nhất tâm bất loạn, thì nâng lên đến lý nhất tâm bất loạn, Phật quang vừa chiếu, công phu lập tức tăng lên gấp bội, vậy người không có công phu, Phật quang vừa chiếu liền được công phu thành khối, chỉ cần bạn có thật tin thiết nguyện, khi lâm chung đầu óc rõ ràng niệm mười câu Phật hiệu, thậm chí Một câu Phật hiệu đều có thể vãng sanh, đó chính là Phật quang phổ chiếu, đem bạn nâng lên đến công phu thành khối, quyết định không thể hoài nghi, quyết định không thể xen tạp vọng tưởng tạp niệm, tâm phải thanh tịnh…
A Di Đà Phật
Nếu con có hiểu nhầm thông tin mà trích dẫn như vậy xin tạ lỗi với lão pháp sư Tịnh Không. Con xin Sám hối! A Di Đà Phật!
Xin cám ơn đạo hữu Tuấn Linh đã share thông tin giúp HVCL cũng như rất rất nhiều người an tâm bội phần.
A Di Đà Phật!
Nhiều người xem đến bản dịch kinh Di Đà của Pháp Sư Cưu Ma La Thập có nói đến “Nhất Tâm Bất Loạn” nên nghĩ rằng nếu không niệm đến nhất tâm bất loạn thì không thể vãng sanh được. Nhưng mà có thể niệm đến trình độ này rất khó, rất hiếm, cho nên họ bi quan thất vọng và trở nên tiêu cực lo rầu. Thực ra đây không phải là ý của Đức Phật vì trong Kinh Vô Lượng Thọ, phẩm Tam Bối Vãng Sanh (Ba Bậc Vãng Sanh) có đề ra điều kiện căn bản của những người vãng sanh là “nhất hướng chuyên niệm”. Nghĩa là chỉ cần bạn thực thà niệm, chuyên niệm câu Phật hiệu này, chứ không đòi bạn phải nhất tâm bất loạn.
Hơn nữa Kinh Di Đà của Huyền Trang Pháp Sư dịch là “Hệ Niệm Bất Loạn”. Câu này nghĩa là lúc bạn niệm Phật rất chuyên tâm, không có suy nghĩ lung tung, điều kiện này thì dễ làm hơn. Nhất tâm có phân ra “Sự nhất tâm” và “Lý nhất tâm”. Niệm đến “Sự nhất tâm” thì kiến hoặc và tư hoặc đều tự nhiên dứt hết. Niệm đến “Lý nhất tâm” thì tối thiểu cũng phải phá một phần vô minh (vô minh tổng cộng có 42 phần”.
Kiến hoặc có chia ra 10 loại: thân kiến, biên kiến, kiến thủ, giới thủ, tà kiến, tham, sân, si, mạn, nghi. Tư hoặc gồm có những thứ tham, sân, si, mạn vi tế. Ai có thể diệt trừ những thứ chướng ngại này? Chỉ còn một chút tham, sân, si, mạn là bạn không thể đạt đến “sự nhất tâm”. Thí dụ như tâm tham, ai cũng muốn dùng đồ tốt. Không những tham vật chất lại còn tham được người khác cung kính, đây là tham danh, tham địa vị.
Bạn có thể không giận không? Thí dụ một câu chuyện thật xảy ra trong thập niên 1930. Có một bà vợ của một ông tướng, bà này tu niệm đã lâu năm. Trong nhà có chuyện xích mích với con dâu, một hôm bà đang tu niệm, nhưng mà trong bụng còn giận con dâu, đè nén không nổi tâm niệm xấu này, bà nghĩ đến chuyện phải giết chết con dâu thì mới hả giận. Bà đi kiếm con dâu và đến khi nhìn thấy được xâu chuỗi đang đeo trên tay thì mới giựt mình ăn năn và bỏ đi cái tâm muốn giết người này.
Lại còn si, còn mạn nữa, cống cao, ngã mạn, đố kỵ, chướng ngại, mình đúng, người sai. Phá hết tham, sân, si, mạn này thì mới là “sự nhất tâm”, thiệt là quá khó. A La Hán đoạn dứt kiến hoặc và tư hoặc, đạt đến lậu tận thông, đoạn (cắt đứt) nhân ngã, thoát ra khỏi sanh tử. Nếu pháp môn niệm Phật phải đoạn dứt kiến hoặc và tư hoặc rồi mới thoát ly ra khỏi sanh tử luân hồi thì cũng khó giống như chứng A La Hán, tại sao lại nói pháp môn dễ tu, là con đường tắt nhất? Đương nhiên là không cần đạt đến trình độ đoạn kiến hoặc và tư hoặc, vãng sanh Cực Lạc Phàm Thánh Đồng Cư Độ không cần đạt đến “sự nhất tâm”. Nếu có thể đạt được thì càng tốt, có thể sanh về Phương Tiện Hữu Dư Độ. Nếu chứng được “lý nhất tâm”, phá một phần vô minh, thì có thể chứng một phần pháp thân, sanh về Thật Báo Trang Nghiêm Độ (quốc độ của Bồ Tát), một phần chứng được Thường Tịch Quang Độ.
Chúng ta căn cứ vào “Hệ Niệm Bất loạn” trong bản dịch của Huyền Trang Pháp Sư và “nhất hướng chuyên niệm” trong Kinh Vô Lượng Thọ thì có thể khẳng định rằng nhất hướng chuyên niệm là điều kiện cần thiết phải có. Chuyên nghĩa là chuyên nhất không thay đổi và cũng là chuyên tâm trì niệm và hệ niệm bất loạn.
Dĩ nhiên nếu đạt đến nhất tâm bất loạn thì vãng sanh thượng phẩm càng tốt. Nhưng nếu chưa được nhất tâm trước hết phải chuyên niệm. Chuyên nhất bất biến là nói với những người thường thay đổi ý kiến. Ở núi này trông núi nọ, họ không thể vừa lòng với pháp môn tu niệm của mình. Hôm nay muốn tham thiền, ngày mai lại muốn học trì chú, niệm Phật được hai ngày rồi lại muốn học khí công. Những người này học môn gì cũng luống công. Chúng ta là Phật tử thì phải nghe theo lời dạy của Đức Phật: tu hành thời Mạt Pháp chỉ có pháp môn niệm Phật là có thể giải thoát, phải nên nhất hướng chuyên niệm A Di Đà Phật.
(Trích THƠ NHẮC NHỞ NGƯỜI NIỆM PHẬT – Hoàng Niệm Tổ)
Nam Mô A Di Đà Phật,
Pháp sư Cưu Ma La Thập chẳng phải bình thường. Trong tiểu sử của ngài có một đoạn như sau.
“Trước khi lâm chung, ngài Cưu Ma La Thập cho mời tăng chúng đến dặn rằng:
– Sau khi ta mệnh chung, hãy đem nhục thể của ta hỏa thiêu. Nếu quả thực các kinh điển do ta phiên dịch không có điều gì sai lầm thì lưỡi của ta không bị hoại. Còn như nếu là sai với tâm ý của Phật thì lưỡi của ta tất bị thiêu hóa.
Sau khi lửa tàn, thi thể cháy hết mà lưỡi của Pháp sư vẫn giữ màu hồng tươi như khi còn sống. Xem như vậy mới biết rằng tất cả các kinh do ngài Cưu Ma La Thập phiên dịch hoàn toàn không sai lạc, thật đúng với tâm ý của Phật.”
Cho nên chúng mình phải nhớ cẩn trọng khi có khởi tâm liên quan đến các bản dịch của ngài.
Chúc các bạn sen đồng tỉnh giác tinh tấn.
Nam Mô A Di Đà Phật.
A Di Đà Phật
CS Phước Huệ không hiểu ý mình rồi. Ở đây mình chỉ muốn trích dẫn một đoạn của Ngài Hoàng Niệm Tổ trong sách Thơ Nhắc Nhở Người Niệm Phật, rằng trong Kinh A Di Đà do Ngài Cưu Ma La Thập dịch có đề xướng đến NHẤT TÂM BẤT LOẠN, còn trong Kinh Vô Lượng Thọ do Ngài Hạ Liên Cư hội tập chỉ đề xướng PHÁT BỒ ĐỀ TÂM, NHẤT HƯỚNG CHUYÊN NIỆM mà thôi. Điều này nghĩa là gì? Điều này chứng tỏ rằng người công phu không đạt tới NTBL vẫn có thể vãng sanh, để cho chúng ta an tâm mà niệm Phật, chớ hoài nghi mất chánh tín mà mất đi lợi ích, hãy tin tưởng tuyệt đối vào Bổn Nguyện rộng sâu của Phật A Di Đà cứu độ tất cả mọi hàng căn cơ từ Thánh nhân đến phàm phu hạ liệt, ai ai cũng có phần cả. Hãy tin tưởng mà niệm Phật. Niệm Phật niềm tin là tối quan trọng, quan trọng hơn bất cứ thứ gì. Dĩ nhiên nếu đạt được NTBL thì càng hay, phẩm vị cao.
Vài chia sẻ thôi. Kính chúc quý vị tinh tấn!
Nam Mô A Di Đà Phật
Trích Chú giải Kinh Vô Lượng Thọ (Cư Sĩ Hoàng Niệm Tổ):
Hiện tại, Tiểu Bổn Di Đà có ba thứ:
* A Di Đà kinh, do ngài tam tạng pháp sư Cưu Ma La Thập dịch vào đời Diêu Tần.
* Xưng Tán Tịnh Độ Phật Nhiếp Thọ kinh của ngài Huyền Trang dịch đời Đường.
* A Di Đà kinh Tần Đường lưỡng dịch hội tập bản do Bồ Tát giới cư sĩ Hạ Liên Cư hội tập thời hiện đại.
Hai bản dịch đời Tần và Đường đại thể tương đồng, chỉ sai biệt đôi chút. Bản dịch đời Tần tinh yếu, lưu loát, được mọi người coi trọng. Bản Đường dịch thì chuẩn xác, tường tận, tận lực giữ trọn nguyên tác. Thầy tôi hội tập hai bản dịch này, gạn hết những điểm tinh yếu, lại dựa vào bản kinh khắc đá thời Lục Triều bổ túc hai mươi chữ bị sót mất trong bản dịch đời Tần.
Xét theo bản kinh đá ở Tương Dương và bản chép tay của người thời Lục Triều để khắc đá, sau chữ ‘nhất tâm bất loạn’ còn có dòng chữ ‘chuyên trì danh hiệu, dĩ xưng danh cố chư tội tiêu diệt, tức thị đa thiện căn phước đức nhân duyên’ gồm hai mươi mốt chữ.
Sư Nguyên Chiếu đời Tống cũng chép như vậy trong tác phẩm Linh Chi Sớ. Đại sư Cừ Am đời Minh cũng đề cao bản Thạch kinh. U Khê đại sư trong tác phẩm ViênTrung Sao còn lớn tiếng hô hào: ‘Bản được lưu truyền hiện tại (chỉ bản dịch đời Tần) bị sai sót, phàm đọc tụng, tu tập nên dựa theo cổ bản để bổ túc cho đúng’.
Hội bản nương theo ý các vị tiên đức, thu nhập thêm hai mươi mốt chữ đó. Trong hội bản này gồm đủ ưu điểm của hai bản dịch lại bổ khuyết chỗ thiếu sót của bản dịch đời Tần. Thánh ý được hiển lộ trọn vẹn, dễ được hiểu thấu đúng đắn. Như vậy, nguyên văn của bản dịch đời Tần phải là ‘nhất tâm bất loạn chuyên trì danh hiệu’ (tám chữ này phải nên đọc một hơi) thật tương đồng bản dịch đời Đường ‘hệ niệm bất loạn’, cũng tương đồng ý chỉ ‘nhất hướng chuyên niệm’ của kinh này, chỉ bày tỉ mỉ diệu pháp Trì Danh từ quả khởi tu, quả giác nhân tâm, tha lực thầm gia hộ chẳng thể nghĩ bàn.
Sách Yếu Giải viết: ‘Nếu chấp trì danh hiệu chưa đoạn kiến, tư thì tùy theo là tán hay định, chia thành ba bậc, chín phẩm nơi cõi Đồng Cư’, đủ thấy chúng sanh chỉ cần tín, nguyện, trì danh, quyết được vãng sanh cõi Phàm Thánh Đồng Cư của Cực Lạc. Thật chẳng đợi phải đạt đến sự nhất tâm bất loạn hoặc lý nhất tâm bất loạn. Diệu dụng của pháp môn Trì Danh được giãi bày hết ra, đủ chứng minh hội bản thật có công với thánh giáo vậy.
Trích A DI ÐÀ KINH SỚ SAO – Liên Trì Ðại Sư soạn – Hòa Thượng Hành Trụ dịch Việt:
Sớ: Lại dưới câu “nhứt tâm bất loạn” có bản kinh thêm câu chuyên trì danh hiệu v.v… hai mươi mốt chữ. Văn đây chẳng dùng do vì văn nghĩa chẳng thành, nhưng y theo bản xưa, không thêm. Mà dùng cái ý câu “tức thị đa thiện phước”, lời ngoài bổ vào, chắc có lẽ như vậy.
Sao: “Văn nghĩa không thành” là gì? Văn trên đã có câu chấp trì danh hiệu bốn chữ, không nên viết thêm một câu chuyên trì danh hiệu nữa. Bởi vì trên dưới trùng lặp, không thành văn nghĩa.
Lời cựu truyền 21 chữ đây là thấy khắc trong bản đá ở đất Tương Dương. Nên biết 21 chữ đây là lời giải kinh của người thuở trước mà bản kinh đất Tương Dương khắc lầm vào lời chánh văn, viết lộn không phân biệt đấy, những người thạo văn nghĩa sẽ tự thấy đặng.
MỘT CÂU NÓI DỐI THẬT TAI HẠI LẮM – THAM QUAN HÀN BĂNG BẠT THIỆT TÚY THÂN ĐỊA NGỤC.
Cảm ân Phật lực gia bị ! cưỡi hoa sen trắng xuất phát !
“A Di Đà Phật ! A Ngọc hợp chưởng đảnh lễ Phán Quan ! xin hỏi Phán Quan người dương nếu phạm vọng ngữ,sẽ có quả báo địa ngục như thế nào ? lúc nhỏ thường nghe bà nói vọng ngữ sẽ đọa địa ngục bị quỷ đánh v.v…hôm nay muốn thỉnh Phán Quan dẫn con đi tham quan một chút “.
Phán Quan nói : “liên quan đến vọng ngữ thì hơi dài dòng,hôm nay bổn quan đại khái giải thích một chút.Vọng ngữ thật sự có mức ảnh hưởng rất lớn,một câu nói dối đủ để làm tổn hại đến sinh mạng một người thậm chí nhiều mạng người.Vọng ngữ là bạn đồng hành với tham lam,thù hận và si mê.Người dương phạm vọng ngữ sẽ chiêu cảm quả báo địa ngục.
Khi nói dối phải xem lúc khởi tâm động niệm của người dương,khi nói dối thì lúc đó tâm hướng về tham lam,hận thù,si mê ba độc tố này cái nào nhiều hơn.Có lúc chỉ có một thứ trong ba loại,ví dụ như chỉ có tham lam không có thành phần khác;có lúc chỉ có hận thù,có khi chỉ có si mê,có loại gồm cả hai thành phần hay ba thành phần.
Vọng ngữ toàn bộ có chia ra hai loại vọng ngữ thật và vọng ngữ giả.vọng ngữ thật sẽ chiêu cảm các tầng lớp quả báo địa ngục,đương nhiên là phải xem mức độ tổn hại của người bị hại do vọng ngữ mà quyết định quả báo địa ngục nặng hay nhẹ.Còn vọng ngữ giả khỏi phải chịu quả báo địa ngục,có loại vọng ngữ giả lại tạo được công đức.
Sao gọi là vọng ngữ giả ? cũng như vì cứu độ chúng sinh,quyết không có chút nào tư tâm tư lợi,hoàn toàn chỉ vì cứu độ chúng sanh mà nói dối,đó gọi là vọng ngữ giả.Còn có một loại rất giống vọng ngữ giả mà người dương thường dùng,ví dụ như : có người hỏi A Ngọc con ăn cơm chưa,A Ngọc vì không muốn làm phiền người khác nấu cơm hay sợ nợ người ta mà nói ăn cơm rồi,cái này gọi là phương tiện vọng ngữ.Loại phương tiện vọng ngữ này có chứa đựng một tâm niệm tự lợi,tất cả vọng ngữ chỉ cần chứa đựng tâm niệm tự lợi đều là vọng ngữ giả.Nếu đã từng nói qua phương tiện vọng ngữ thì trước khi thọ chung phải phát tâm thật lòng sám hối thanh tịnh,nhất định phải sám hối,tại vì phương tiện vọng ngữ là tiền đề của vọng ngữ thật.Phương tiện vọng ngữ nếu sử dụng thường xuyên sẽ làm ô nhiễm linh tánh tiên thiên của chúng ta,từ từ sẽ nuôi dưỡng thành thói quen vọng ngữ thật.
Sám hối phương tiện vọng ngữ có thể bẩm báo trước Phật,lúc nào nơi nào bản thân vì chuyện gì đó đã từng dùng phương tiện vọng ngữ,hiện phát tâm chân thật sám hối phương tiện vọng ngữ này.Nếu có quên đi chuyện đó rồi,thì cố phát tâm thành thay đổi lỗi trước vĩnh viễn không tái phạm nữa.Hãy nhớ kỹ,âm luật tuy vô tình trừng gian phạt ác,nhưng ơn trên luôn xót thương những hữu tình chúng sinh nào thật lòng sám hối,nhất định lưu lại một nấc thang để những hữu tình chúng sinh này bước lên cõi quang minh,khôi phục ánh sáng tiên thiên của chúng sinh trước lúc đọa xuống nhân gian,lại cầu mong nương tựa Phật lực gia trì,nghiệp chướng tiêu trừ,từ đây về sau phát tâm niệm Phật cầu sanh tịnh thổ.Nếu trong nhà không có tượng Phật thì có thể hướng lên hư không mà bẩm báo,chỉ cần thật lòng sám hối,phật Bồ tát nơi nào cũng có cả,ở hai bên của mỗi người đều có hai vị Hắc Bạch Vô Thường ghi lại mọi việc thiện ác của đại chúng trong cuộc sống thường nhật.
Nhân địa bất chánh,Quả tự xiên lệch,nói phương tiện vọng ngữ cũng sẽ chiêu cảm quả báo của vọng ngữ,do đó mà phương tiện vọng ngữ phải được sám hối thanh tịnh,nếu không thật mượn tâm lực chân thành sám hối cùng phật lực của sự niệm phật triệt để tịnh hóa mất đi,thì nhất định sẽ bị quả báo.Sử dụng tâm niệm gì để nói phương tiện vọng ngữ thì sẽ chiêu cảm quả báo tương ưng với tâm ý lúc nói dối.Những địa ngục liên quan đến vọng ngữ có rất nhiều,ta dẫn con đi tham quan một địa ngục vọng ngữ mới nhất.A Ngọc,đi theo ta !”
Làm phiền Phán Quan ! đi theo Phán Quan lên đường thôi,chúng tôi bay nhanh đến một khu vực địa ngục.
Phán Quan giới thiệu nói : “đây là phần phía Bắc của địa phủ chúng ta,toàn bộ khu này đều là loại địa ngục vọng ngữ.”
Oa ! lại là một khu vực có diện tích cực lớn ! khả năng nhìn của tôi cũng không thể nhìn hết cho được,mà nơi đây lại cần phải xây thêm nữa,thật bất khả tư nghị !
Phán Quan nói : “hôm nay A Ngọc con đi tham quan một trong những địa ngục vọng ngữ trước ! sau này sắp xếp thời gian đi thăm những nơi khác .”
Cảm ân Phán Quan ! ở đây nhiệt độ rất thấp,thật lạnh quá ! có chút không thích nghi được,phương Nam Bắc tại dương gian nhiệt độ sai biệt vào mùa đông rất lớn nhưng còn thích ứng được,còn nhiệt độ tại cái địa ngục này thật là quá thấp rồi,lạnh quá ! phải lập tức niệm phật điều chỉnh tâm lực để thích ứng hoàn cảnh cực kỳ giá lạnh của cái địa ngục này !
Phán Quan nói : “nhiệt độ ở đây là âm 150 độ,là khu vực địa ngục dành cho vọng ngữ được bắt đầu xây thêm vào thời gian năm 2000 tại dương gian,trước mắt chúng ta đang ở khu vực trừng phạt nặng nhất cho vọng ngữ Hàn Băng Bạt Thiệt Túy Thân Địa Ngục,ở đây là nơi lạnh nhất và đau khổ nhất.Phía Nam địa phủ nơi cũ thập điện có một cái địa ngục vọng ngữ cũ,tất cả trừng phạt phải chịu là đau khổ cấp 1,Ôi ! hiện tại thế đạo sa đọa,lòng người vô tình,ở đây có rất nhiều người lúc sống vì nói vọng ngữ dẫn đến một số người dương từ bỏ cuộc sống thanh tịnh tu thân dưỡng tánh,tin theo lời nói dối đi khắp nơi tìm kiếm,chìm đắm trong cuộc sống ngũ dục say sống chết mê,đoạn người tuệ mạng,thọ chung chiêu cảm đọa lạc Hàn Băng Bạt Thiệt Túy Thân Địa Ngục,hôm nay A Ngọc con hãy tham quan trước Hàn Băng Bạt Thiệt Túy Thân Địa Ngục vậy !”
Không cần tôi phải giới thiệu mọi người cũng biết,đặc sắc của địa ngục là,tiếng kêu gào,tiếng đau khổ,tiếng kêu thét khủng khiếp mãi không dứt;nhưng cảm giác đau khổ ở đây,thời không gian như bị cái lạnh kéo chậm hơn,cảm giác tất cả đều rất chậm.
“Hàn Băng Bạt Thiệt Túy Thân Địa Ngục”,mấy cái chữ lớn màu đồng cũ,đập ngay vào mắt,cánh cửa của cái địa ngục này rất hiện đại,Dạ Xoa đứng trước cửa thấy chúng tôi đến,bọn họ hướng Phán Quan đảnh lễ,cùng mở cửa để chúng tôi đi vào.
Cái địa ngục này siêu lớn,tôi nhìn thấy có rất nhiều người trong đó đau khổ mà thọ hình phạt,một bộ phận tội hồn phía bên trái gần như có quả báo giống nhau.Trong địa ngục có rất nhiều hình cụ máy tính,máy tính toàn là nhiều bộ tự động hóa,trong đó thường bắn ra những hình cụ để đuổi bắt chúng tội hồn,mục tiêu trăm phần trăm chính xác,không bao giờ bỏ sót tội hồn nào.Bức tường và trên trần cũng có cơ quan,sẽ bay ra một số hình cụ,nơi đây là cái địa ngục đã được hiện đại hóa.Dạ Xoa ngoài việc phẫn nộ đối đãi những tội hồn trốn tránh,mà còn bận rộn thao tác các máy tính để trừng phạt tội hồn.Những tội hồn ở đây thật sự rất đau khổ,ngoài việc luôn phải đối mặt với những Dạ Xoa cực kỳ hung ác,mà còn phải chịu đựng hình cụ máy tính vô tình.Địa ngục này có nhiều tội hồn lẫn máy tính hình cụ,Dạ Xoa ít.Trước tiên xem bên tường có hai tội hồn này ! một nam một nữ thọ báo đều giống nhau.
Nữ tội hồn lạnh đến bắt đầu run lập cập rồi,cô ta rất đau khổ,động tác cực kỳ chậm chạp mà bò dậy từ mặt đất,cũng hay là khôi phục lại hình dáng của con người.Lúc này ngay lập tức bị Dạ Xoa hung ác dùng trường mâu đâm một cái vào sau lưng nữ hồn,nữ tội hồn đau khổ kêu lớn rồi bị Dạ Xoa xiên lên đem đến một bộ máy tính bàn,màn hình máy tính trong sát na phóng ra hai con rắn,một con màu đen một con màu đỏ,hai con rắn hung ác phóng đến miệng của tội hồn,rắn đỏ cắn nát miệng,rắn đen cắn kéo đầu lưỡi ra,kéo đứt cái lưỡi ném trên mặt đất,sau đó lại có thể chính xác bay vào cái miệng máu thịt bầy nhầy của tội hồn.
Trong máy tính có rất nhiều hình dáng như dao nhọn rất bén(tôi tại dương gian chưa từng nhìn thấy loại này),lại cũng như đinh nhọn bay đến đâm vào người tội hồn,sau khi những hình cụ đinh nhọn đóng vào người tội hồn,nữ hồn gần như đau khổ đến nỗi chết ngất đi,sau khi chết ngất đi lại có rất nhiều con trùng ăn hết thân thể của cô ta;máu của nữ tội hồn bắn tung tóe,những vũng máu chảy trên mặt đất rồi cũng bị những con trùng hút hết;vì nguyên nhân nghiệp lực,sau đó tội hồn cũng tỉnh lại,như thế mà tuần hoàn không ngừng thọ tội.
Nam tội hồn thọ báo cũng như vậy.Có tội hồn đang bị Dạ Xoa dùng thiết côn có đinh sắt đánh vào hai bên miệng,đánh mấy cái thì miệng bị nát bét chảy đầy máu rồi,đánh xong lại bị lôi đi đến một cái máy tính bàn khác,cái máy tính bàn có loại trùng như con rết đen hút hết máu trên miệng tội hồn,đồng thời con trùng từ từ ăn hết cái lưỡi của tội hồn,tiếp theo có phi châm bay ra may lại cái miệng của tội hồn,có kẻ bị Dạ Xoa dùng móc câu móc vào miệng và phần đầu kéo đến máy tính,một lượng lớn máu tươi chảy mãi không dứt.
Hiện tại nhìn thấy nữ tội hồn bị móc câu móc vào kêu gào đau khổ,bộ máy tính này được treo trên tường,bộ máy tính này phát ra âm thanh cực kỳ khủng khiếp khó nghe,trong đó phóng ra một số vật thể nhỏ bé màu lửa hồng rất bén nhọn;khi những vật thể này chạm vào miệng của tội hồn,tiếng ”xì,xì,xì” lập tức làm tan chảy miệng của tội hồn.Ôi ! thật khủng khiếp thật đau khổ quá đi ! thảm quá !
Lúc này Phán Quan dặn dò một Dạ Xoa đang chấp hành hình phạt,qua đây giải thích một chút địa ngục tội hồn đã phạm tội gì,mà đọa lạc vào Hàn Băng Bạt Thiệt Túy Thân Địa Ngục thọ hình phạt.
Dạ Xoa thu lại gương mặt hung ác,rồi nói với tôi : “nữ tội hồn lúc nãy A Ngọc nhìn thấy,cô ta lúc còn sống tại vì lòng đố kị,nói vọng ngữ hủy báng một vị tu hành giữ gìn thanh tịnh giới luật,cố ý phá hoại sự hoằng truyền chánh pháp của vị tu sĩ.Cũng vì vọng ngữ của cô ta,dẫn đến rất nhiều người tín thọ,có rất nhiều người vì thế đánh mất đi niềm tin học phật,hành thiện,giữ giới luật.Chính vì tội vọng ngữ này nên khi thọ chung đọa lạc địa ngục này thọ phạt,Minh Quân Diêm Vương đại nộ đánh cô ta vào địa ngục này một kiếp;khi mãn kỳ tại địa ngục này,còn phải đến địa ngục khác tiếp tục thọ báo.
Còn nam tội hồn đó lúc sống làm công việc quảng cáo trị liệu,tại vì vọng ngữ nên trong thời gian ngắn kiếm được rất nhiều tiền,rất nhiều người dương vì tin lời nói dối quảng cáo của anh ta nên bị tổn thương đến các loại công năng nội tạng của thân thể,người bị nhẹ thì dẫn đến suốt đời bị công năng nội tạng mãn tính ngặt nghèo,người bị nặng thì cơ năng thân thể trong thời gian ngắn tụt dốc,thậm chí tử vong.Nhưng đa số người không biết rằng do quảng cáo trị liệu sai lầm của hắn ta dẫn đến như vậy,nam tội hồn đã bị minh phủ giảm phước giảm thọ,sớm ngày bị tai nạn xe cộ đọa lạc địa ngục tiếp thụ hình phạt.
Đọa lạc địa ngục này toàn bộ là lúc sống đều phạm vọng ngữ,lúc sống vọng ngữ hủy báng người hoằng dương chánh pháp,lúc sống ác tâm vọng ngữ dẫn đến tổn hại tánh mạng và tài sản của người khác,hoặc là vọng ngữ xúi dục người khác làm các việc phạm giới,lúc sống vọng ngữ buôn bán các vật phẩm tổn hại đến thân tâm người dương,lúc sống vọng ngữ lừa gạt tài sản,trinh tiết của người khác v.v…đẳng các ác nghiệp.Ở đây có quá nhiều quá nhiều trường hợp nói vọng ngữ,không thể từng người kể hết được,lúc nãy nói là các tội hành nhiều nhất trước mắt đọa lạc địa ngục này.”
Phán Quan nói tiếp : “nói chung là tất cả vọng ngữ cố ý lúc sống,chỉ cần là có làm tổn hại đến thân tâm tánh mạng sức khỏe của người dương,đều phải đọa lạc địa ngục thọ trừng phạt tương ứng.Nếu có duyên đọc được bản văn chương này hy vọng có thể phát tâm chân thật thay đổi lỗi lầm,mà càng cố gắng khuyên đại chúng niệm phật (ngưỡng nhờ phật lực gia trì,tiêu trừ quá khứ vọng ngữ hắc nghiệp lực đã tạo),lúc nào cũng giữ gìn ý niệm của thân tâm được thanh tịnh,khuyên giải đại chúng không được vọng ngữ.Mỗi lần nói dối,thì ánh sáng tiên thiên của chúng ta sẽ ảm đạm bớt đi một ít,ánh sáng tiên thiên của người dương nếu ảm đạm thì dễ xuất hiện những việc bất như ý,chiêu cảm đủ loại bệnh tật,thậm chí có đủ loại tai nạn nối nhau mà đến.
Được rồi,A Ngọc hôm nay tạm thời tham quan đến đây ! một lúc bổn quan phải đi họp rồi,ngày mai đủ cơ duyên lại đến !”
“A Di Đà Phật ! cảm ân Phán Quan ! tôi lập tức về nhà viết sách thôi,viết hết hồi này sẽ đến làm phiền Phán Quan nữa.”
Cưỡi hoa sen trắng về nhà !
-Trích Âm luật vô tình 2
A Di Đà Phật,
HVCL xin hỏi thêm là niệm Phật mà mỗi lúc một kiểu niệm ( như theo nhạc niệm, hoặc ngôn ngữ (lúc tiếng Trung lúc tiếng việt..), hoặc đọc đơn thuần -mặc dù biết là không nên thay đổi cách niệm (vì khó nhập tâm) nhưng vì cứ tự nhiên nghĩ đến kiểu niệm nào thì tự mình phát ra như vây, như vậy HVCL muốn hỏi là về lâu dài có chướng ngại gì không ạ? công phu có thể tiến bộ được không? làm sao để ko bị chán mãi 1 cách niệm? Có phải chỉ đơn thuần là đọc niệm thì tốt hơn không? khi vào thời khóa niệm theo cách đọc ,nhưng khi bình thường thì lại “hát” theo nhạc niệm.. HVCL nên thay đổi như thế nào thì tốt ạ?…
A Di Đà Phật!
A Di Đà Phật
Tốt nhất là bạn hãy tăng cường Tín – Nguyện. Tín nguyện còn yếu ớt hời hợt niệm Phật khó có công hiệu lắm, lúc nhớ lúc quên lúc mạnh lúc yếu. Tăng cường nghe nhiều đọc nhiều giáo lý Kinh điển, gần gủi thân cận Tam Bảo, chùa chiềng, Đạo tràng, thiện tri thức, các quý đồng tu tinh tấn dũng mãnh… Điều này rất có lợi ích, giúp tăng trưởng Đạo tâm, Đạo lực. Một khi tâm sanh tử tha thiết thì niệm lực mới mạnh được, lúc đó sẽ tự khắc chọn lựa được cho mình một phương pháp niệm Phật hợp với căn cơ hoàn cảnh. Bằng ngược lại thì dù có diệu pháp gì đi nữa thì cũng chỉ được một thời gian, cả thèm chóng chán.
Vài lời vụng ý thôi. Các quý đồng tu khác sẽ chia sẻ thêm.
Chúc tinh tấn nhé!
A Di Đà Phật
Gửi Đạo hữu Hướng Về Cực Lạc. Tôi xin phép nói điều này.
A Di Đà là vô lượng quang, ánh sáng vô lượng luôn tìm chúng sanh Niệm Phật để nhiếp thủ, đồng nghĩa sức cứu độ là vô ngại, nên mới gọi là A Di Đà. A Di Đà là lực cứu độ, chỉ duy nhất một mục đích này. Nếu Ngài không cứu độ thì không gọi là A Di Đà. Chúng ta đã xưng gọi Nam Mô A Di Đà Phật thì hẳn nhiên Ngài phải cứu. Cái tên A Di Đà cứu độ này đã rào đón mọi nghịch cảnh khổ đau của chúng sanh. Nhận ra được chỗ này thì sẽ được an ổn, phát khởi tín tâm vào tha lực của Phật A Di Đà, an yên mà xưng niệm.
Thậm chí người ở nhân gian có điều gì muốn khẩn cầu, có thể dùng tín tâm đó để cầu niệm thì đều được toại ý.
(Trích từ lời giảng của Huệ Tịnh Pháp sư – Giảng giải nguyện 18)
Trở lại câu hỏi của bạn về phương pháp Niệm Phật, xin nói với bạn là Ngài Pháp Nhiên đã chỉ rõ rằng Niệm Phật không có hình thức, chỉ có xưng đọc 6 chữ mà thôi.
Những cách niệm mà bạn dẫn ra đều là phương tiện từ các hành giả kinh nghiệm đưa ra ứng hợp với căn cơ từng người. Mấy cách đó đi từ tự lực trau dồi công phu, khác với Tông chỉ Tông Tịnh độ của Ngài Thiện Đạo Đại sư là TIN NHẬN THA LỰC NƯƠNG BẢN NGUYỆN XƯNG DANH.
Việc phát khởi tín tâm tha lực như thế nào, phía trên tôi có trích lời giảng của Huệ Tịnh Pháp sư. Và đó cũng là trải nghiệm của tôi, mạn phép chia sẻ cùng bạn.
Còn bạn có hoan hỷ hay không, và căn cơ của bạn phù hợp với cách hành trì nào thì tùy nghi nơi bạn.
Chân thành
chị VI nói rất giống em khi trước . Cái tâm niệm ngã mạn này sẽ như sợi dây cột mình mà càng giãy càng chặt. Dù có thêm bớt gì cũng là câu thừa rồi. Không sao, vì tương lai chị cũng là vị PHẬT .Hiện tại những việc đang diễn ra hằng ngày thành thói quen .Sự kiểm soát hành vi tuỳ theo khả năng mỗi người.Nhưng nếu cứ sân nộ khi đối diện với người mình không ưa. Thì lũ MA được dịp vỗ tay ,vì bạn đã trúng kế của ma rồi.
Chớ nên nói: “Tôi thích cái gì đó” hay cũng không được nói: “Tôi không thích cái gì đó.”
Lúc Hòa Thượng Tuyên Hóa 18 tuổi đã gặp phải sự khảo nghiệm của nữ sắc. Hòa Thượng nói: “Tất cả đều là khảo nghiệm, coi ta phải làm sao. Ở ngay trước mặt mà không nhận ra thì phải luyện lại từ đầu.” Tu đạo không dễ dàng, lúc nào cũng phải bảo trì chánh niệm, tránh phải “một lần sẩy chân để hận ngàn đời.” Hòa Thượng kể:
Vào lúc đó, tôi cho rằng mình tu hành có chút công phu, nên mới gặp phải khảo nghiệm. Tại Đông Bắc, lúc chưa bị bịnh, tôi tham gia hội Đạo Đức và làm Tổng Khoa Trưởng, chuyên môn giảng thuyết về đạo đức, nhân nghĩa, khuyên mọi người làm lành. Vậy khuyên người ta làm việc thiện, còn tôi có làm việc tốt không? Tất nhiên tôi càng phải làm tốt hơn nữa, chớ không phải chỉ đơn giản khuyên người ta làm lành còn tự mình thì không làm thiện.
Có một hôm, tôi xem một cuốn sách nói về Trương Nhã Hiên, một vị có nghĩa cử cao thượng biết trọng đạo và tránh xa nữ sắc. Trong sách nói đến một cô tên Vu Thục Nhàn, tức cháu của Vu Phụng Chí (vợ của Trương Học Lương). Vu Thục Nhàn đem lòng thương Trương Nhã Hiên rồi giả vờ quỳ trước mặt ông, nói cô nhất định phải gả cho ông. Trương Nhã Hiên vừa thấy, biết là không ổn, liền uyển chuyển khuyên lơn cô ta thoái lui. Thấy hành vi đứng đắn của vị này, tôi liền nguyện với trời rằng: “Ông Trời linh thiêng! Con nhất định sẽ học theo gương ông Trương Nhã Hiên này.” Nguyện xong, tôi lập tức cảm thấy có ý tưởng không đúng, tôi bèn hối hận nghĩ: “Tôi muốn gặp phải sự việc như vậy để làm chi, có nghĩa lý gì chứ, đây có phải là quá ngu si không?” Nói xong, có một đêm, kỳ quái thay, tôi gặp ngay loại khảo nghiệm này, xem tôi cuối cùng có thể làm được như ông Trương Nhã Hiên hay không?
Nguyên ký túc xá của hội Đạo Đức có một gian phòng. Ở Bắc phương người ta đều ngủ trên kháng. Túc xá nữ và nam nối liền nhau, chỉ ngăn ra bởi một vách gỗ ở giữa, phía dưới có khe hở. Tối đó ma nữ đến, cô từ vách gỗ thò tay qua, rất không đàng hoàng. Lúc đó tôi biết ngay là: “Mới ban ngày phát nguyện, tối đến gặp loại ma khảo nghiệm đó liền, để coi mình có làm được như Trương Nhã Hiên hay không? Đây thật là việc không thể tưởng tượng!” Vậy phải làm sao đây? Tôi mặc kệ cô ta và sau đó cô ta tự động rút lui.
Qua điều này, tôi biết rằng, nếu chúng ta phát nguyện gì, hoặc giả sẽ có Bồ Tát âm thầm tới khảo nghiệm mình ngay. Vì vậy chúng ta không nên thốt ra những lời tự mãn. Các vị nên nhớ kỹ, đừng nói: “Tôi thích cái gì đó,” cũng không được nói: “Tôi không thích gì gì đó.” Vì sẽ có cảnh giới như vậy đến khảo các vị bất cứ lúc nào. Nói tóm lại, tốt hơn hết, chúng ta chớ nên thốt ra những lời không có ý nghĩa.
Trích Cuộc Đời Và Đạo Nghiệp Của Hòa Thượng Tuyên Hóa
Vạn Phật Thánh Thành
A Di Đà Phật,
HVCL Cảm ơn phúc đáp của 2 vị Tâm Tịnh và Đức Hiếu.
Rất cám ơn các vị luôn bên cạnh chia sẻ và động viên HVCL.
A Di Đà Phật!
A Di Đà Phật.
Ba của con là một người hay nóng tính, khó tính, rất hay xét nét mọi thứ. Ba rất thích mọi người khen mình nên mỗi lần được khen ba con đều ngã mạn. Mỗi lần đi nhậu về lại cằn nhằn với mẹ. Những năm gần đây thì càng ngày ba càng khó tính làm cho gia đình lục đục, mẹ con khổ tâm và buồn lắm. Giờ giữa con và ba như có 1 bức từng vô hình nào đó. Con biết phải bằng tất cả lòng yêu thương mới mong thay đổi được ba. Nhưng mà mỗi khi ba nóng tính vô cớ thì con lại bực bội trong người và nói khó nghe. Bây giờ phải làm sao để ba con có thể thay đổi được ạ?
Chào bạn Dã Quỳ,
Bạn có đề cập là mỗi khi ba bạn nóng tính vô cớ thì bạn thấy bực bội và nói khó nghe lại với ba, bạn có nhận ra là lúc đó bạn cũng đang nổi sân lại với ba mình không? Mà mình còn sân dữ vậy, thì mình dùng lời nói mà khuyên người khác đừng nổi sân, bạn nghĩ có hiệu quả không? Giảm, bỏ được sân khó lắm, nói như vậy để bạn có sự cảm thông với sự nổi sân của ba mình.
Để người thân giảm được sân, mạn,.. thì việc dùng lời nói rất khó có hiệu quả, cách tốt nhất là bạn hãy chân thật tu tập, rồi dùng công đức chân thật đó mà hồi hướng đến người thân. Ví dụ, bạn hãy tập chân thật niệm Phật, tự mình tập cho mình trở nên bớt sân, tâm đối với ai cũng dễ dàng, cởi mở, ít phán xét tốt/xấu (đặc biệt là đối với ba), khiêm hạ với tất cả,…rồi đem công đức ấy mà hồi hướng đến cho ba bạn, nếu bạn thực làm được vậy, sẽ thấy có hiệu quả.
Bạn cũng cần tìm hiểu về giáo lý nhân quả, nghiệp duyên,..để thấu được rằng đây chính là nhân quả giữa ba bạn và những người trong gia đình, nhờ đó bạn sẽ dễ dàng tu tập hơn.
Người có ngã mạn, mà mình nói họ ngã mạn là họ nổi sân liền (đặc biệt khi là con nói với cha, mà con thì cũng nóng tính!), thành ra bạn đừng nên phê phán, góp ý nữa. Hãy âm thầm thực tu trên Tâm mình (cũng mất thời gian lắm, chứ không chỉ vài ngày, vài tháng) rồi hồi hướng đến cho cha với tất cả sự từ bi, chân thành, thì sẽ có chuyển biến.
Chúc bạn tinh tấn, an vui.
Nam Mô A Di Đà Phật.
Chào bạn Dã Quỳ,
PH xin chia sẻ thêm để bạn có cái nhìn sâu hơn về sự nóng tính vô vớ của ba bạn. Trong cuộc sống, thỉnh thoảng ta nhìn thấy một người, dù chưa từng tiếp xúc, không biết gì về người đó, nhưng ta cảm thấy quý mến họ, hoặc tự nhiên thấy không ưa họ. Hoặc thích, hoặc ghét một người (dù người ta chưa nói, làm gì tới mình cả) cho thấy duyên nghiệp hoặc tốt, hoặc xấu giữa mình và người đó. Duyên nghiệp này là có từ quá khứ, qua nhiều đời kiếp rồi. Trở lại việc ba bạn nổi nóng vô cớ, khó tính,..đó là xuất phát từ một sự khó chịu, căm ghét từ trong Tàng thức mà ba bạn không hề biết. Có thể mẹ bạn, gia đình bạn trong những kiếp lâu xa đã làm gì đó hại đến cha bạn, và Tàng thức của ba bạn đã lưu giữ lại tâm căm ghét này, nay có duyên gặp lại, dù là người cùng một gia đình, nhưng cái sự ghét ấy vẫn âm thầm khởi phát và ba bạn đã bộc lộ nó ra bằng sự khó tính, nổi nóng vô cớ. Như vậy, khi bạn nhìn thấu suốt một chút thì sẽ hiểu tại sao ba mình như thế, và hiểu khi cha, mẹ hoặc bất kỳ ai đối với mình xấu, tốt thế nào thì đều là do mình đã từng tạo nghiệp tương ứng trong quá khứ, chứ không phải tự nhiên mà người ta nổi sân/ hoặc tốt với mình (dù mình thấy giống như là tự nhiên, khơi khơi vậy). Khi mình hiểu là do mình rồi thì mình phải biết sửa đổi chính mình, như vậy mới không bị nghiệp lực lôi kéo gây nghiệp ác. Ngày nay có khá nhiều người con, vì căm hận cha, mẹ đã đối xử không tốt với mình nên trong lúc nóng giận đã gây ra ác nghiệp, là do người con không biết đó là quả báo, không hiểu nhân quả nghiệp lực, nếu biết tu tập sửa đổi cái sự căm ghét, sân hận trên chính mình, kiểm soát, giảm bớt tâm sân của mình lại thì đã không gây ác nghiệp.
Vì ba bạn chưa biết tu, lại đang “đòi nợ” nên bạn khó mà khuyên được. Bạn hãy khuyên mẹ bạn âm thầm tu học, và cả bạn nữa, khi tu được chân thật như PH đã đề cập thì do công đức mà bạn đã hồi hướng, sẽ âm thầm ảnh hưởng đến tâm thức của ba bạn, khiến ông cảm thấy không khó chịu trước những việc “vô cớ” nữa, và thế là sẽ bớt sân, cũng như biết tự mình tu tập.
Chúc bạn an vui.
Nam Mô A Di Đà Phật.
Nhờ Cung Kính Chuyển Giao Tài Sản Cho Người Anh Sau Người Em Được Phước
https://media.rongmotamhon.net/audiobook/4135.mp3
Đời nhà Minh có người tên Triệu Ngạn Tiêu, sau khi cha mẹ mất rồi, cùng với người anh là Triệu Ngạn Vân làm ăn sinh sống với nhau đến 12 năm. Sau đó, Ngạn Vân thường ăn chơi lười nhác, bỏ phế cơ nghiệp, Ngạn Tiêu liền xin với anh phân chia gia sản để mỗi người tự lập.
Vừa qua được 5 năm, gia sản của Ngạn Vân đã hết sạch. Một hôm, Ngạn Tiêu bày tiệc rượu mời anh đến chơi rồi nói: “Em trước đây vốn không có ý muốn phân chia gia sản, chỉ vì anh không biết tự kiềm chế lo việc làm ăn, nên em vì thương anh mà buộc phải phân chia ra để tự mình có thể giữ gìn được phân nửa sản nghiệp cha mẹ để lại, dẫu có bề gì cũng còn có thể tạm duy trì sự sống cho anh em mình. Nay mời anh quay trở lại nhà, xin giao quyền làm chủ gia đình này cho anh.”
Ngạn Vân nói rồi đem chứng từ phân chia gia sản ngày trước ra đốt sạch, lấy chìa khóa nhà kho giao hết cho anh, lại hỏi tất cả các khoản nợ nần hiện nay của anh rồi thay anh thanh toán hết. Ngạn Vân hết sức xấu hổ, nhận lời em rồi từ đó nỗ lực hối cải, chí thú lo việc làm ăn, không còn ham chơi như ngày trước.
Năm sau, cả hai cha con Triệu Ngạn Tiêu cùng lúc thi đỗ Tiến sĩ.
Lời bàn
Khi chạm đến vấn đề phân chia tài sản, anh em trong một nhà thường rất dễ trở nên chia cách, ly tán. Khi còn sống dựa vào cha mẹ, nhờ cậy qua lại mọi việc rồi cũng qua; đến lúc thực sự phân chia tài sản riêng tư, mới thường nảy sinh chuyện tranh chấp, giành giật lẫn nhau.
Lành thay, sách Công quá cách (功過格) có câu rằng: “Phận làm con trong khi nuôi dưỡng cha mẹ, hoặc lo việc tang ma, nên nghĩ tưởng rằng cha mẹ chỉ sinh ra được mỗi một mình ta; đến lúc phân chia gia sản, nên nghĩ tưởng rằng cha mẹ sinh ra anh em đông đúc, chẳng riêng gì mình ta.”
Đến như quán xét việc làm của Triệu Ngạn Tiêu, nào thấy ông ta có nghĩ tưởng gì đến việc tranh giành tài sản đâu?
Trích An Sĩ toàn thư – Khuyên người tin sâu nhân quả
A di đà phật ạ
Thưa phật liệu bây giờ con thành tâm niệm phật liệu mai sau nhan sắc của con có thể chuyển xấu thành đẹp ko ạ?
A Di Đà Phật
Chào Đức Tú!
Nhân của diện mạo xinh đẹp là “Hoa tươi dâng cúng Phật”, ngoài ra còn tránh sự sân si. Người hay sân si thì không chỉ kiếp sau mà kiếp hiện tại sẽ nhận sự xấu xí khó coi trên gương mặt. Điều này không quá khó để nhận ra, nếu lúc nào đó tức giận, chúng ta hãy đứng trước gương mà xem, sẽ thấy gương mặt rất xấu xí, khó coi. Si mê, buồn bã cũng như vậy, đem vẻ mặt u buồn thường trực thì gương mặt sẽ dần tạo hình như thế, chưa kể sự tức giận, u buồn làm đầu óc căng thẳng mất ngủ, sáng thức dậy nhìn mắt vầng thâm, nết nhăn- như vậy thì làm sao đẹp được.
Đối lập với những ý trên, chúng ta buông xả việc trần ai, không giận hờn, không si mê, nên gương mặt lúc nào cũng tươi tắn. Lại người biết niệm Phật luôn có Phật trong tâm. Tổ dạy “cảnh từ tâm chuyển”, trong tâm của chúng ta có 32 tướng tốt, 80 vẻ đẹp thì làm sao bên ngoài chúng ta không có sự đẹp đẽ trang nghiêm của Phật?
Tuy nhiên là người tu hành chúng ta phải ý thức rằng sắc đẹp bề ngoài chỉ mang đúng bản chất là tô điểm vẻ bề ngoài, thậm chí nó còn giống như là rắn độc, bởi sự đẹp đẽ của bề ngoài khiến chúng sanh không ngừng sự tham ái mà bị đọa lạc. Sự tô tạo là giả, mê cũng giả nhưng đọa lạc vào ác đạo là thật, chẳng giả.
Một phụ nữ xinh đẹp là thế, ai ai cũng muốn nhìn ngắm, chiếm hữu là thế. Song khi người phụ nữ ấy chết đi, da dẻ bị sình thối, có ai còn muốn ngắm nhìn nữa không, có ai còn muốn yêu thương nữa không? Tất cả đều chấm dứt khi sự sống không còn thì trên đời này có gì quan trọng bằng cái chết?
Nam mô A Di Đà Phật