A Ngọc hôm nay muốn thỉnh vấn Phán Quan mấy vấn đề liên quan đến hồn trẻ bị phá thai.
“Xin hỏi Phán Quan, công đức người mẹ dương gian phá thai niệm kinh và phóng sanh, thì hồn trẻ tại Thành Thác Oan Khóc có nhận được không? Niệm kinh nào tốt nhất? Phải niệm bao nhiêu lần mới có hiệu quả? Hồn trẻ sau khi nhận được rồi sẽ đi về đâu? Người dương có nên đặt bài vị hồn trẻ, thắp nhang, cho nghe kinh trong nhà hay tại Phật đường không? Làm như vậy có ích lợi gì chăng? Hồn trẻ trong Thành Thác Oan Khóc có lớn lên không? Bọn chúng duy trì sự sống bằng cách nào?”
Phán Quan trả lời nói: “Có thể nhận được. Chúng tôi sẽ căn cứ vào tất cả việc thiện đã làm bởi cha mẹ dương gian và quyến thuộc chỉ định hồi hướng để phân chia cho hồn trẻ, ví như: phóng sanh, niệm kinh, cúng Phật, bố thí, xây cầu, đắp đường v.v… Nếu như công đức lớn, phân chia cho hồn trẻ tương đối khá một chút; còn công đức nhỏ thì phân chia cho hồn trẻ cũng ít đi một chút. Công đức của mỗi việc thiện là lớn hay nhỏ liên quan đến điểm xuất phát của người hành thiện. Người hành thiện lúc hành thiện là vì giúp đỡ chúng sanh thoát khổ được vui, cứu khổ cứu nạn, tuyệt không có tơ hào ý niệm cần đối phương hồi báo cho mình, sau khi hành thiện tâm không chướng ngại, công đức không cầu tự được, mà còn có thể đạt được công đức vô lượng vô biên. Nếu dùng công đức vô lượng vô biên này hồi hướng cho hồn trẻ tại Thành Thác Oan Khóc, hồn trẻ bị phá thai trong 49 ngày tất có thể siêu thăng thiện thú. Nói đến sự phân chia công đức, nếu có 7 phần công đức thì người hành thiện tại dương gian được 6 phần, địa phủ hồn trẻ được 1 phần.”
“Cho chí niệm kinh thì niệm “Kinh Địa Tạng” là thích hợp cho việc siêu độ vong linh nhất. Địa Tạng Bồ Tát đại từ đại bi phát nguyện: “Địa ngục không trống, thề không thành Phật.” Địa Tạng Bồ Tát và chúng sanh địa ngục rất có duyên, ít nhất niệm 49 lần. Đây là cách giúp siêu thăng nhanh nhất trong ghi lục của địa phủ chúng tôi, tức là niệm 49 lần “Kinh Địa Tạng”, lại thêm phát đại nguyện hành thiện thì sẽ mau chóng giúp hồn trẻ siêu thăng rồi, có người mẹ tại dương gian cũng làm như vậy và đã thành công, người mẹ này về sau cũng trở thành một người tu hành thanh tịnh lợi mình lợi người. Sau khi phá thai từ ngày thứ nhất tính, cho đến 49 ngày sau đã được siêu thăng, nhưng người như vậy tại dương gian cực kỳ ít, có thể nói là trong vạn người chỉ có một mà thôi. Trước mắt, những hồn trẻ đến địa phủ gần như không ai nhận lãnh, những người thật lòng sám hối thật quá ít đi! Rất nhiều người cho rằng không nhìn thấy thì không có chuyện gì, thật ra là sai vậy. Những hồn trẻ này mỗi ngày trong Thành Thác Oan Khóc đều sống trong đau khổ. Cha mẹ của chúng một mực không chịu phát tâm hóa giải oan kết này, oán hận này sẽ tùy theo thời gian trải qua mà gia tăng. Khi phước báo của cha mẹ tại dương gian hết rồi, khi nhân duyên hội tụ, hồn trẻ nhất định sẽ tìm đến báo oán. Mà âm luật của địa phủ cũng không tha cho, đến lúc đó thì thật là cam tận khổ lai. Cho đến chịu khổ ra sao thì một lời khó nói hết, từ đầu đến chân đủ loại bệnh đều có thể phát sinh, thậm chí tan nhà nát cửa v.v…”
“Mỗi một hồn trẻ cần lượng công đức cũng không giống nhau, vì ân oán của mỗi án khác nhau, tự nhiên thời gian hóa giải cũng có khác. Nếu như đến báo ân thì sẽ đỡ hơn, nhưng cũng sẽ vì phá thai mà sản sinh oán hận mới, do đó mà nói ân ân oán oán đeo bám mãi. Bọn chúng lúc nào cũng sẽ đang tạo ra ân ân oán oán mới, nếu là báo oán thì lại như trên tuyết thêm sương, khổ không thể nói.”
“Sau khi hồn trẻ nhận được công đức, sẽ tùy theo nghiệp lực của tự thân mà siêu thoát khỏi địa ngục Thành Thác Oan Khóc, tình huống siêu thăng đại khái chia làm 3 loại: Thứ nhất, phước báo nhiều và mượn cơ hội công đức này siêu thăng Tây Phương Tịnh Thổ, nhưng loại hồn trẻ được siêu thăng tịnh thổ này cực kỳ ít. Thứ hai, được siêu thăng cõi trời làm thiên nhân. Thứ ba, siêu thăng cõi người. Bất luận là siêu thăng Tây Phương Tịnh Thổ, cõi trời hay nhân gian đều sẽ căn cứ vào phước báo tự thân hồn trẻ mà có phân biệt cao thấp. Tây Phương Tịnh Thổ có 9 phẩm hoa sen khác biệt, cõi trời có dục giới, sắc giới, vô sắc giới khác biệt, cõi người có phú quí bần tiện khác biệt. Hồn trẻ sau khi nhận được công đức rồi đi về đâu là phải xem cha mẹ phá thai tại dương gian công đức nhiều hay ít, có đủ công đức để chia cho hồn trẻ siêu thăng không. Hồn trẻ càng sớm siêu thăng dương gian, tai nạn của cha mẹ phá thai sẽ sớm được giải quyết. Nguyện dương gian tất cả cha mẹ từng phá thai mau chóng phát tâm sám hối ác nghiệp, hành thiện tích đức cho nhiều, siêu độ cốt nhục tội nghiệp của mình trong Thành Thác Oan Khóc.”
“Nói đến vấn đề an bài vị cho hồn trẻ, dương gian phụ mẫu không cần để trong nhà, như thế sẽ kéo dài sự siêu thăng của hồn trẻ, thậm chí làm cho vong khác nhập vào bài vị. Cho đến Phật đường an bài vị, thắp nhang, nghe kinh, làm như vậy thì cũng có hiệu quả; nhưng Phật đường cần phải thanh tịnh như lí như pháp, mới có được công hiệu siêu thăng. Hiện nay dương gian có rất nhiều Phật đường tự xưng có cao tăng, pháp sư trấn giữ, chuyên môn siêu độ hồn trẻ v.v… nhưng xem kỹ thì cũng chỉ là những kẻ lừa gạt kiếm tiền, chỉ làm người bị lãng phí tiền bạc, lãng phí thời gian và tinh thần tinh lực, thậm chí chiêu cảm yêu ma nhập thân. Nhân vì hồn trẻ bị phá thai rất oán hận cha mẹ chúng, tự mình kết tự mình giải, thay vì đem tiền cho người sám hối giúp, không bằng tự mình thật lòng sám hối thì có công hiệu mau hơn nhiều.”
“Khi hồn trẻ bị phá thai đến Thành Thác Oan Khóc, đa số sẽ hiện hình đứa trẻ 6 tháng tuổi tại dương gian, sau đó sẽ giữ nguyên hình như vậy cho đến lúc đầu thai hay siêu thăng. Hồn trẻ tại Thành Thác Oan Khóc sống nhờ vào xúc thực. Nếu dương gian cha mẹ có bái tế hồn trẻ, hồn trẻ sẽ hút tinh hoa của đồ ăn; nhưng đáng tiếc là những hồn trẻ bị bỏ rơi này không cách nào được bái tế, sống cùng với chúng chỉ là đau khổ, vì thế bọn chúng đau khổ khóc to mỗi ngày. Sự oán hận của hồn trẻ sẽ không ngừng âm thầm tiêu hao phước đức của cha mẹ chúng, đợi đến khi cha mẹ dương gian chết rồi thì lại tiếp tục một đoạn ân oán đeo bám nữa. Do đó phụng khuyến tất cả chúng sinh dương gian không nên phá thai. Phàm là người phá thai, nhất định phải hành thiện tích đức, rộng tạo thiện công, lấy công chuộc tội. Nếu lấy tin tức này nói cho người khác để kẻ có tội thật lòng hối ngộ thì minh phủ sẽ giảm nhẹ tội lỗi của người truyền bá.”
Trích từ Âm Luật Vô Tình
Thượng Quan Ngọc Hoa trước tác
Thỉnh Kinh Địa Tạng Bồ Tát Bổn Nguyện
Đường Về Cõi Tịnh: Bài viết đã được dời vào trang Phật Pháp Nhiệm Màu.
Thọ Khang Bảo Giám: bấm vào đây
Rất hữu ích cho chúng ta, hãy nhớ truy cập và like nhé
Khi đọc kinh trường thọ diệt tội hộ chư đồng tử Đà La Ni, con có in 30 quyển kinh để cúng dường nhưng khi con đem đến chùa thì các chùa đều không nhận. Giờ con phải làm thế nào?
NGƯỜI CHẾT TÁI SINH LÀM NGƯỜI
—————-
Khi lâm chung liền nhìn thấy hòn núi đá rất lớn, sắp rơi đè lên mình, liền đưa tay chống đỡ, bỗng thấy núi đá hóa ra như dải lụa trắng, liền leo lên đó, đến nơi lại thấy hóa ra dải lụa đỏ, lần lượt lại nhìn thấy ánh sáng rực rỡ, bên trong ánh sáng có đôi nam nữ đang giao hợp. Nếu sinh làm thân nam, liền tự thấy mình đến giao hợp với người nữ(mẹ), bị người nam(cha) cản trở(khởi tâm sân hận với người nam), hoặc nếu sinh làm thân nữ, sẽ thấy ngược lại(giao hợp với người nam, khởi tâm sân hận với người nữ). Trong giây lát, thân trung ấm diệt mất, lập tức nhập vào bào thai.
(Dựa theo Kinh Chánh Pháp Tứ Niệm Xứ)
TỤNG KINH THOÁT NỮ THÂN
Đời Tùy, huyện Bác Lang, có ông Thôi Ngạn Võ, niên hiệu Khai Hoàng làm quan Thứ sử Châu Ngụy. Một hôm, nhơn đi thanh ntra trong địa phận mình cai quản, đến một ấp nọ, bỗng ngạc nhiên vừa sợ vừa mừng; bảo kẻ tùy tùng rằng: “Ta xưa từng làm vợ người ở trong ấp này, nay vẫn biết nhà cũ”. Liền cưỡi ngựa đi vào đường hẻm trong ấp, quanh quẹo đến một nhà, sai người gõ cửa. Ông chủ nhà đó đã già chạy ra lạy chào.
Ông Ngạn Võ vào nhà chỉ trên vách phía Đông cách đất chừng năm sáu thước có chỗ lồi cao lên mà bảo chủ nhà rằng: “Chổ trên cao đó là chỗ mà ta xưa kia cất năm đôi thoa vàng, với bộ Kinh Pháp Hoa của ta đọc hằng ngày. Bộ Kinh ấy cuối quyển bảy, lửa cháy xém mất hết một tờ. Vì cớ đó nên hiện nay mỗi khi ta tụng Kinh Pháp Hoa đến trang đó, thường quên lãng không nghĩ nhớ đặng”. Nói xong sai người đục chỗ vách đó ra, quả thật đặng hộp đựng Kinh, thoa vàng cùng quyển thứ bảy cháy xém một tờ cuối quyển đúng như lới nói trước. Ông chủ nhà rơi nước mắt khóc rằng:
– Thoa vàng cùng Kinh quả thật là vật của vợ tôi, ngày còn sanh tiền, vợ tôi thường đọc bộ Kinh Pháp Hoa này.
Ông Ngạn Võ lại nói:
– Cây hòe trước sân kia ngày trước khi ta sắp sanh, tự cổi đầu tóc mượn để vào bọng cây đó. Nói xong bảo người thử lại tìm, quả thật đặng tóc.
Chủ nhà thấy việc như thế, biết chính là quan Thứ sử hiện nay là vợ của mình ngày trước tái sanh vừa buồn vừa mừng. Thôi Ngạn Võ để đồ vật vàng bạc lại, hậu cấp cho ông chủ nhà mà đi.
Kinh Diệu Pháp Liên Hoa
Trong Kinh Pháp Hoa phẩm “Dược Vương Bồ Tát Bổn Sự” có nói: Nếu có người nữ nào nghe Kinh này mà có thể thọ trì, thời sau khi bỏ báo thân đàn bà đó, không còn thọ lại nữa”. Chuyện của ông Thôi Ngạn Võ trên đây đủ chứng thật lời trong Kinh. Làm cho chúng ta lại càng kính tin Đức Như Lai là Đấng chơn thật ngữ.
Như thật tôi nghe, một thời Đức Phật ở thành Câu-thi-na. Như Lai sẽ nhập niết-bàn trong vòng ba tháng nữa, nên các tỷ-khưu, tỷ-khưu ni cũng như vô số các loài hữu tình đến để cung kính đảnh lễ. Thế tôn tĩnh lặng , ngài không nói một lời và hào quang không xuất hiện. Ngài A-nan cung kính đảnh lễ và hỏi:
“Bạch Thế tôn, từ trước đến nay khi nào Thế tôn thuyết pháp, ánh sáng oai nghi của Thế tôn đều tự nhiên xuất hiện, nhưng hôm nay trong đại chúng, không thấy ánh hào quang ấy từ Thế tôn tỏa ra nữa, chắc hẳn có nhân duyên gì, chúng con mong muốn nghe Đức Thế tôn giảng giải.”
Đức Phật vẫn im lặng không trả lời, cho đến khi A-nan cầu thỉnh đến ba lần, lúc đó Đức Phật mới bảo A-nan:
“Sau khi Như Lai nhập niết-bàn, khi giáo pháp bắt đầu suy yếu, trong đời ngũ trược ác thế, ma đạo sẽ rất thịnh hành, ma quỷ biến thành sa-môn, xuyên tạc phá hoại giáo pháp của ta. Chúng mặc y phục thế tục , ưa thích y phục đẹp đẽ, cà sa sặc sỡ; uống rượu, ăn thịt; giết hại sinh vật tham đắm mùi vị; không có lòng từ, thường mang sân hận, đố kỵ lẫn nhau.
“Vào lúc ấy, sẽ có các vị Bồ-tát, Bích-chi Phật, A-la-hán hết sức tôn kính, siêng năng tu đức, được mọi người kính trọng tiếp đãi., họ đều giáo hóa bình đẳng. Những người tu đạo này thường cứu giúp kẻ nghèo, quan tâm người già, cứu giúp người gặp cảnh nghèo cùng khốn ách. khuyến khích mọi người thờ phượng, hộ trì kinh tượng. Họ thường làm công đức, hết lòng từ bi làm lành, không hại kẻ khác. hy sinh giúp đỡ không tự lợi mình , thường nhẫn nhục nhân hòa.
“Nếu có những người như vậy, thì các tỷ-khưu tà ma đều ganh ghét họ, ma quỷ sẽ nổi ác phỉ báng, xua đuổi trục xuất các vị tỷ-khưu chân chính ra khỏi tăng viện. Sau đó, các tỷ-khưu ác ma này không tu đạo đức, chùa chiền tu viện sẽ bị hoang vắng, cỏ dại mọc đầy. Do không chăm sóc bảo trì, chùa chiền trở thành hoang phế và bị lãng quên, các tỷ-khưu ác ma sẽ chỉ tham lam tài vật tích chứa vô số của cải không chịu buông bỏ, không tu tạo phước đức.
“Vào lúc đó các ác ma tỷ-khưu sẽ buôn bán nô tỳ để cày ruộng, chặt cây đốt phá núi rừng, sát hại chúng sanh không chút từ tâm. Những nam nô trở thành các tỷ-khưu và nữ tỳ thành tỷ-khưu ni không có đạo đức, dâm loạn dơ bẩn, không cách biệt nam nữ. Chính những người này làm đạo suy yếu phai dần. Những người chạy trốn luật pháp sẽ tìm đến quy y trong đạo của ta, xin làm sa-môn nhưng không tu giới luật. Giữa tháng cuối tháng tuy có tụng giới, nhưng chỉ là trên danh nghĩa. Do lười biếng và phóng dật, không còn ai muốn nghe nữa. Những ác sa-môn này sẽ không muốn tụng toàn văn bản kinh, tóm tắt đoạn đầu và cuối bản kinh theo ý của họ . Chẳng bao lâu, việc tụng tập kinh điển cũng sẽ chấm dứt. Cho dù vẫn còn có người tụng kinh, nhưng họ lại không hiểu câu văn. vẫn khăng khăng cho họ là đúng, tự phụ, kiêu căng mong cầu danh tiế ng , ra vẻ tao nhã để mong cúng dường.
Khi mạng căn của các ma ác tỷ-khưu này chấm dứt, thần thức của họ liền đọa vào địa ngục A-tỳ. Đã phạm phải 5 tội trọng, nên họ phải tái sinh liên tục chịu khổ trong loài quỷ đói và súc sinh. Họ sẽ nếm những nỗi thống khổ trong vô số kiếp nhiều như cát sông Hằng. Khi tội hết, họ sẽ tái sinh ở những vùng biên địa, nơi không có Tam bảo lưu hành.
“Khi chánh pháp sắp biến mất, phụ nữ sẽ trở nên tinh tấn và thường làm việc công đức. Đàn ông sẽ trở nên lười biếng và sẽ không còn ai giảng pháp . Những vị sa-môn chân chính sẽ bị xem như đất phân và không ai tin ở các vị ấy nữa. Khi chánh pháp sắp suy tàn, chư Thiên sẽ bắt đầu khóc lóc, sông sẽ khô cạn và năm thứ cốc loại không chín (mất mùa, đói kém). Bệnh dịch thường xuyên xảy ra, cướp đi vô số mạng người. Dân chúng phải làm việc cực khổ, quan chức địa phương mưu tính lợi riêng, không thuận theo đạo lý, đều ưa thích rối loạn. Người ác gia tăng nhiều như cát dưới biển, người thiện rất ít, hầu như chỉ có được một hoặc hai người.
“Khi kiếp sắp hết, vòng quay của mặt trời và mặt trăng trở nên ngắn hơn và mạng sống của con người giảm lại. Bốn mươi tuổi đầu đã bạc . Đàn ông dâm dục, cạn kiệt tinh dịch nên sẽ chết trẻ, thường là trước 60 tuổi. Khi mạng sống của nam giới giảm, thì mạng sống cuả nữ giới tăng đến 70, 80, 90 hoặc đến 100 tuổi.
«Những dòng sông lớn sẽ dâng cao bất thường không đúng với chu kỳ tự nhiên, nhưng con nguời không để ý hoặc không quan tâm. Khí hậu khắc nghiệt được xem là điều bình thường. Người các chủng tộc lai tạp lẫn nhau không phân quý tiện, chìm đắm, trôi nổi như cá rùa kiếm ăn .
«Lúc đó các vị Bồ-tát, Bích-chi Phật, A-la-hán bị chúng ma xua đuổi trục xuất không còn cùng dự trong chúng hội . Giáo lý Tam thừa vẫn được lưu hành ở vùng hẻo lánh, những người tu tập vẫn tìm thấy sự an lạc và thọ mạng kéo dài. Chư thiên sẽ bảo vệ và mặt trăng sẽ chiếu sáng họ, giáo pháp Tam thừa sẽ có dịp hòa nhập và chính đạo sẽ hưng thịnh. Tuy nhiên, trong năm mươi hai năm, kinh Thủ-lăng-nghiêm và Kinh Bát-chu Tam-muội sẽ bị sửa đổi trước tiên rồi biến mất. Mười hai bộ kinh sau đó sẽ dần dần bị tiêu trầm cho đến khi hoại diệt hoàn toàn và không bao giờ xuất hiện lại nữa. Văn tự kinh điển sau đó hoàn toàn không được biết đến, giới y của sa-môn sẽ tự bị biến thành màu trắng.
«Khi giáo pháp của ta sắp biến mất, cũng giống như ngọn đèn dầu tỏa sáng lên trong chốc lát trước khi tàn lụi, chánh pháp cũng bừng sáng rồi suy tàn. Từ đó về sau khó nói chắc được điều gì sẽ xảy ra.
«Thời kỳ này sẽ kéo dài suốt mười triệu năm. Khi Đức Di-lặc sắp thị hiện ở thế gian để thành vị Phật tiếp theo, các cõi nước đều được hoàn toàn an vui. Khí độc sẽ bị tiêu tán, mưa nhiều và đều đặn, n ăm thứ cốc loại tươi tốt , cây cối sum suê cao lớn, và loài người sẽ cao đến tám trượng (hơn 24 mét) tuổi thọ trung bình của con người sẽ đến 84.000 năm, chúng sanh được độ khó có thể tính đếm được.»
Ngài A-nan thưa thỉnh Đức Phật :
«Bạch Thế tôn, chúng con nên gọi Kinh này là gì, và làm thế nào để phụng trì kinh ấy?»
Đức Phật bảo :
«Này A-nan, kinh này gọi là Pháp Diệt Tận. Hãy dạy cho mọi người truyền bá rộng rãi kinh này. Những ai truyền bá kinh nầy, công đức của những người ấy không thể nghĩ bàn, không thể nào tính đếm được.»
Khi bốn chúng đệ tử nghe nói kinh này rồi, họ đều rất đau lòng và buồn tủi, mỗi người đều phát tâm tu đạo để đạt đến quả vị Thánh tối thượng, họ cung kính đảnh lễ Đức Phật rồi lui ra.
Phật Thuyết Kinh Pháp Diệt Tận
Trích từ sao lục của SENG YU Bản dịch Hán văn: Vô danh
Đại Chánh Tạng Quyển 13 Hịệt 1118 Số 396 Niết Bàn Bộ
Bản dịch Anh ngữ: Tỷ-khưu THÍCH HẰNG THẬT Vạn Phật Thánh Thành – Hoa Kỳ
Bản dịch Việt ngữ: THÍCH NHUẬN CHÂU (Tịnh thất Từ Nghiêm, Đại Tòng Lâm)
Ban Việt Dịch Vạn Phật Thánh Thành đối chiếu Hán văn và hiệu đính
A Di Đà Phật, cho con hỏi đọc kinh Địa tạng 49 lần là : con phải đọc hết trong 1 lần hay sao, hay là có thể chia ra nhiều lần đọc, rồi hồi hướng tất cả công đức cho trẻ được siêu thoát
Bạn nên đọc 1 ngay 1 lần và ráng niệm 1000 biến danh hiệu địa tạng bồ tát.
A Di Đà Phật
Chào bạn Ngọc Hướng!
“Đọc Kinh Địa Tạng 49 lần” có nghĩa là đọc 49 bộ Kinh Địa Tạng. Một bộ còn gọi là một quyển Kinh- quyển Kinh Địa Tạng rất dài, nếu không đủ lực bạn nên chia một quyển thành 3 lần đọc. Trong Kinh Địa Tạng có chia thành 3 quyển: Quyển Thượng, quyển trung, quyển hạ- bạn chia theo 3 lần đọc là thích hợp nhất.
Ngoài việc đọc Kinh cầu siêu cho trẻ, hơn cả là bạn phải thực sự ăn năn hành vi phá thai, không tái phạm nữa, được như vậy việc đọc tụng Kinh mới thực sự mang lại lợi ích.
Nam Mô A Di Đà Phật
Tại sao chỉ được nghe nói thai nhi luôn theo người Mẹ trả thù, phá phách… Vậy còn người cha, người đàn ông cũng góp phần tạo ra thai nhi ấy thì sao ?! Họ thảnh thơi, thanh thản, không dính dáng gì sao ?! Tại sao chỉ có người phụ nữ là mang tội?! Có công bằng không?!
Thật ra thì người đàn ông cũng chịu quả báo phá thai chứ chẳng phải là không, nhưng người mẹ là người trực tiếp và đi đến quyết định cuối cùng để phá thai nên vì thế phụ nữ thường chịu quả báo nặng hơn. Điều này hình như trong sách Âm Luật Vô Tình có đề cập đến bạn ạ. A Di Đà Phật.
Chuyện Người Đàn Ông Chịu Quả Báo Vì Phá Thai
http://www.duongvecoitinh.com/index.php/2012/12/chuyen-nguoi-dan-ong-chiu-qua-bao-vi-pha-thai/
Gửi phúc đáp
Con đã 2 lần phá thai . Đứa con lần đầu con phá là ngày 13/06/2016 vì công việc của con không tốt nên con đã lỡ có thai và con không biết bố của đứa bé là ai . Con đã rất sợ hãi nên đã quyết định phá thai . Lúc trước mỗi ngày trước khi đi ngủ con có niệm phật cầu siêu cho bé . Mỗi đêm trước khi ngủ con đều đọc . Và đọc được 1 năm . Lúc trước con có nằm mơ thấy bé về báo mộng với con là bây giờ bé đã được siêu thoát và không oán hận mẹ nữa . Vậy cho con hỏi là bé đã được siêu thoát chưa ạ ?
Và bây giờ con lại phá thai thêm lần thứ 2 vì con thực sự không biết phải giải quyết tất cả vấn đề như thế nào , con là vợ bé của người ta . Con sợ sau này khi sinh em bé thì sẽ lm cho con của con khổ thêm , và có rất nhiều vấn đề con không giải quyết được khi phải sinh em bé ra . Và tự trong lòng con củng chưa chuẩn bị sẵn sàng để làm mẹ nên con và chồng đã quyết định đi phá . Con có đọc được vài bài viết về cách cầu siêu cho vong hồn của bé được siêu thoát là phải đọc kinh địa tạng 49 bộ . Bây giờ mỗi ngày trước khi ngủ con có đọc chú đại bi và A di đà phật . Bây giờ con muốn đọc thêm kinh địa tạng nữa có được không ạ ? Và kinh địa tạng con phải tìm ở đâu . Con có tìm trên mạng nhưng không tìm được
Thỉnh kinh Địa Tạng Bồ Tát Bổn Nguyện: https://drive.google.com/open?id=12YBeVCTTHfbzD1Al3gBMVrJq-qQRiTYo
Chị ơi cho em hỏi chị niệm câu gì trước khi đi ngủ để cầu siêu cho bé vậy ạ
Xin chào các chư vị liên hữu, em của con hiện đang có thai và đang trong tình thế không thể giữ đứa trẻ, trong vài ngày tới sẽ phải bỏ đi. Cho con hỏi từ giờ tới những ngày tiếp theo sau này em của con nên làm những gì, ngoài việc tụng kinh, phóng sanh, niệm phật…?
Thế nào gọi là “tụng” ạ, do gia đình con không có đạo Phật, nếu có tụng hay niệm thì đều là ” thầm” thôi. Kinh Địa Tạng dài như vậy, nếu như không tụng mà chỉ đọc thầm thôi thì có được hiệu quả không ạ? Trong kinh có một số trang 25,30,36,37,38,39,40,45,46,47,52… để là “Whoops! There was a problem loading this pape” thì phải làm thế nào? Hay là em con phải đến Chùa để xin quyển này về đọc?
Danh hiệu Địa Tạng Bồ Tát có phải là “Đại Nguyện Địa Tạng Vương Bồ Tát, trước đó mình thêm câu “Nam mô” hay sao ạ?
Do thường ngày con hay niệm Nam mô A di đà phật, bây giờ con có thể niệm phật hay làm gì để hồi hướng cho đứa trẻ, cũng như là giúp em của con ạ? Con mong sẽ được chỉ dẫn những gì tốt nhất mà em con và con có thể làm, con mong được hồi âm sớm và con rất cảm ơn.
Nam mô A di đà phật
A Di Đà Phật
Chào bạn Lỗi Lầm!
Bạn có thể chia sẻ thêm về tình trạng của em gái bạn không, thế nào gọi là “đang có thai và trong tình trạng không thể giữ đứa trẻ”, bạn có thể nói rõ hơn để các đạo hữu cùng có cách “giúp đỡ” không?
Khi thai nhi còn sống mà không dùng Phật pháp để hóa giải chướng nghiệp, nhẫn tâm giết thai nhi rồi thì không còn cách nào để hóa giải nữa cả. Cũng giống như việc thấy người đói thì nhất quyết không cho ăn, quyết giết chết rồi ngày nào cũng cúng cơm cầu siêu- bạn nghĩ vấn đề này có trái nghịch, bất đạo không?
?
Bạn Lỗi Lầm thân mến,
Theo mình nghĩ thì em bạn trong lúc đang mang thai thì dù thế nào đi nữa thì cũng đừng nên có ý nghĩ “phải bỏ cái thai này”, nếu y học hiện tại đã bó tay, thì bạn nên giúp cho người em thực hành Phật pháp hầu mong phước đức có được sẽ hóa giải oan nghiệt cho cã hai mẹ con.
“tụng” là đọc kinh mà không cần nhìn mặt chữ (vì đã thuộc lòng).Để khỏi gián đoạn trong lúc đọc làm mất đi sự nhất tâm (làm giảm công đức có được), theo mình thị bạn nên đến chùa để xin một quyển Kinh Địa Tạng Bồ Tát Bổn Nguyện; tùy theo hoàn cảnh mà đọc thầm hay đọc ra tiếng đều có công đức như nhau miễn sao tâm mình thực sự chí thành (“một phần thành kính thì được một phần công đức, mười phần thành kính thì được mười phần công đức”).
Bồ Tát Địa Tạng có nguyện lớn nên có danh hiệu là Đại Nguyện Địa Tạng Vương Bồ Tát, và bạn thêm hai chữ “Nam Mô” khi tụng đọc.
Bạn và em bạn cứ tiếp tục niệm Phật, tụng (đọc) kinh với tâm chí thành và phóng sanh, bố thí…v.v. được vậy là tốt lắm bạn ạ!
Chúc bạn và mẹ con người em của bạn được mọi phước lành.
Nam Mô A Di Đà Phật!
Dạ, gia đình cha mẹ con kinh tế cũng tương đối khó khăn, em con trước đây có chồng sớm và do không duyên nợ thế nào nên lúc chuẩn bị cưới cho đến sau khi cưới chừng vài tháng thì luôn có chuyện và đã chia tay cách đây khoảng 10 năm rồi. Thời gian gần đây em con có qua nước ngoài đi làm, quen và vô ý có thai ngoài mong muốn với người đàn ông đó, giờ gần như người đó không nhìn nhận và em con cứ không muốn nhắc đến người đàn ông đó nữa.
Hiện chỉ có 4 chị em gái trong nhà là biết chuyện với nhau, ngoài ra- cha mẹ và những người khác đều không biết. Em của con cũng rất thương con nít, cũng muốn giữ cái thai này nhưng vẫn chưa dám nói với ba mẹ. Cái mà em con lo lắng nhất là không có đủ tiền bạc để lo cho con được đàng hoàng thì tội nghiệp nó và sợ ba mẹ con sẽ lo lắng cho em con, cho cháu (đứa bé trong bụng) rồi sanh thêm bệnh, lại thêm không vui với người đời (chuyện mà nhiều người vẫn có tâm lý chung như vậy). Chị gái và một em gái khác của con cũng đã có ý định kêu bỏ đi. Đứa em của con nó cũng đang dằn vặt khó xử vì lỡ dại. Mong các đạo hữu cho lời khuyên tới em con trong hoàn cảnh lúc này, con xin thành tâm cảm ơn.
Nam mô A di đà phật
A Di Đà Phật. Chị hãy cố gắng khuyên em gái dù trong bất kỳ hoàn cảnh nào cũng không được phá bỏ thai nhi. Phá thai cũng tương tự như giết đi một con người dù hiện giờ chỉ là một mầm mống sống đang hình thành trong tử cung mẹ. Quả báo cho những phụ nữ phá thai về sau vô cùng thê thảm và không tốt đẹp chút nào. Đừng vì những lời chê bai trước mắt mà cam tâm giết con mình. Rồi thời gian trôi qua, mọi lời dè bỉu chê bai cũng sẽ phai nhạt và nguôi ngoai. Nếu đứa bé là người đã từng mang ơn mẹ nó kiếp trước, giờ đến đầu thai để trả ơn mà bị phá bỏ, đứa bé ấy sẽ trở thành oan gia oán hận chứ không còn mang ơn nữa. Còn không may lỡ như đứa bé ấy chính là oan gia đến để đầu thai đòi nợ, giờ bị phá đi thì oan khiêng càng chồng chất, nó sẽ căm hận mẹ nó nhiều hơn và quyết sẽ không buông tha, nó sẽ tìm mọi cách để trả mối thù đoạt mạng bằng cách gá vào thân mẹ và làm cho mẹ nó mang nhiều chứng bệnh nan y như ung thư tử cung, bao tử… Thật không thể tả được oán hận của một thai nhi đang mong muốn chào đời mà bị chính mẹ nó giết chết. Cho nên chị hãy ráng khuyên em gái đừng lỡ dại nhé. Chị hãy tham khảo thêm vài bài dưới đây sẽ rõ:
Quả Báo Của Người Mẹ Phá Thai
http://www.duongvecoitinh.com/index.php/2014/07/qua-bao-cua-nguoi-me-pha-thai/
Quả Báo Sau Phá Thai Của Cô Gái Trẻ Khiến Người Khác Rùng Mình
http://www.duongvecoitinh.com/index.php/2016/12/qua-bao-sau-pha-thai-cua-co-gai-tre-khien-nguoi-khac-rung-minh/
Hậu Quả Khôn Lường Của Việc Nạo Phá Thai Nhi
http://www.duongvecoitinh.com/index.php/2015/02/hau-qua-khon-luong-cua-viec-nao-pha-thai-nhi/
Hồn Thai Nhi Ở Cõi Âm Oán Hận Quyết Trả Thù Cha Mẹ Vì Đã Phá Thai
http://www.duongvecoitinh.com/index.php/2017/08/hon-thai-nhi-o-coi-am-oan-han-quyet-tra-thu-cha-me-vi-da-pha-thai/
Nếu em gái chị chưa có điều kiện để lo cho đứa con, xin chị hãy liên hệ địa chỉ dưới đây để nhờ giúp đỡ cho đến khi đứa trẻ cứng cáp, rồi sau đó xin về nuôi khi đã đủ điều kiện.
A Di Đà Phật
Chào bạn Lỗi Lầm!
Bạn hãy đặt bản thân vào hoàn cảnh của đứa bé: mẹ bạn vì hoàn cảnh mà nhẫn tâm ra tay sát hại bạn, bạn có bằng lòng chấp nhận không? Hay thay vào đó là sự đau đớn không cùng về thể xác, tinh thần và không cùng của sự oán hận. Chúng ta hãy đặt mình vào trong hoàn cảnh của người, nếu những gì mình không muốn, không can tâm chấp nhận, xin đừng giáng xuống người khác. Đứa bé hoàn toàn vô tội, có hay không đó là lỗi lầm của chính mình, chúng ta không vì những khó khăn cố chấp mà tướt đoạt mạng sống của con. Cũng là một mạng sống, người khi biết mình có thai thì nâng niu, yêu chiều, nào là ăn gì để thai nhi khỏe mạnh, thông minh, phải cho con nghe nhạc gì khi còn trong thai; còn con của mình thì không được thừa nhận, không có quyền làm người, bị cào ra khỏi bụng mẹ? Bạn có thấy xót thương không? Có thấy quá bất công và vô cùng tàn nhẫn với chính con ruột, cháu ruột của mình không?
Tôi không nói đến Nhân quả vì hiển nhiên người phá thai, người xúi giục phá thai, bác sỹ phá thai và những người đồng tình đều sẽ chịu chung quả báo tàn khốc. Có thể các bạn chưa thấy quả báo ngay lúc này vì nó chưa đến, khi quả báo đến rồi thì oán trời, trách người… Ở đây chỉ nói đến đạo đức nhân bản, ngay cả con cháu mình còn ra tay giết chóc được thì liệu cuộc đời này có còn hay không trái tim con người???
?
Con rất cảm ơn vì những lời khuyên của các Cô Chú đạo hữu, con và em gái thực sự cũng muốn giữ đứa bé này lắm. Do trong nhà giờ chỉ có đứa em này là chưa có chồng, Mẹ con lo lắng cho nó nhất. Tính Mẹ lại hay ái ngại miệng lưỡi người đời, Mẹ lại có bịnh đau tim, huyết áp… trong người, sợ là không chấp nhận được chuyện này nên tụi con vẫn chưa dám bắt đầu từ đâu để nói với Mẹ. Con cũng ước gì mọi chuyện đã lắng xuống để em con chỉ chờ sanh đứa bé ra thôi.
Nam mô A di đà phật
Chị thử đề nghị với người em liên hệ với ngôi chùa nêu trên, rồi vào đó ở, sau khi sinh em bé xong rồi hãy tính tiếp, nhưng nói dối với mẹ chị rằng người em đi làm xa một thời gian. Lựu thấy cách này cũng tạm ổn đó!
Chúc chị và gia đình thân tâm thường lạc.
Nam Mô A Di Đà Phật!
A Di Đà Phật
MD rất đỗi vui mừng vì bạn và em gái hình như đã chuyển ý. Nhân đây, MD xin kể về chuyện của gia đình mình mong bạn hãy đọc hết. Ba mẹ của MD đều là bộ đội phục viên, sau ngày giải phóng vì kinh tế khó khăn mà chủ yếu là ba mẹ không hiểu Phật pháp nên đã bỏ hai đứa con. Lúc anh em MD còn nhỏ thì gia đình mình luôn bị người ta ức hiếp phải chuyển nhà liên tục. Khi anh em MD lớn kinh tế gia đình có phần khá giả, ổn định thì bố mẹ nảy sinh mâu thuẫn, rồi ly hôn trong máu và nước mắt. Kể từ đó anh trai MD ngày nào cũng say, đánh cha chửi mẹ rồi đột tử sau đó. Mai táng cho anh xong, cơn đau chưa qua thì em trai MD phát bệnh tâm thần. Tuổi thơ của chị em MD gắn với những giọt nước mắt chảy dài và chảy dài như thế. Khi học Phật rồi MD mới biết đó chính là quả báo của hành động phá thai, ba mẹ MD đã gánh chịu hiện báo rất lớn cho việc làm của mình, không những vậy anh chị em của MD đều bị liên lụy vì cộng nghiệp. Một cái kết quá đắng cho một hành động thờ ơ của ba mẹ, nhưng nếu so với những đau đớn và khổ sở mà ba mẹ đã gây ra cho hai thai nhi- đó là anh và em của MD thì vẫn chưa thấm vào đâu cả.
Hiện giờ gia đình MD đều hướng Phật, ác nghiệp xưa theo từng nút thắc lần được tháo gỡ, điều MD mong muốn trong sự thành khẩu: đừng có ai mắc phải sai lầm như ba mẹ MD đã từng làm: phá bỏ thai nhi.
Mong rằng bạn sẽ động viên, che chở cho em gái yên tâm và sớm vượt qua “cơn bão mùa hè” này. Chúc bình an!
Nam Mô A Di Đà Phật
Gửi Cô Nguyễn Thị Lựu!
Con thấy cách của Cô có phần ổn, hy vọng là ngôi Chùa trên sẽ nhận cho em con ở lại đó, con sẽ nói lại với em về chuyện này. Rất cảm ơn Cô! Nam mô A di đà phật
Gửi Cô Mỹ Diệp!
Con không biết rằng gia đình Cô Mỹ Diệp cũng đã từng xảy ra nhiều chuyện đau buồn như vậy, xin được đồng chia sẻ cùng Cô. Con cũng chỉ mới biết đến Phật pháp cách đây vài tháng thôi, con cảm thấy đạo Phật rất hay và tiếc là ở chỗ con và trong gia đình hiếm người có đạo quá. Một phần cũng do không hiểu đạo và cuộc sống khó khăn nên Mẹ con cũng từng bỏ thai nhi, chị con cũng có bỏ, ở chị dâu thì bị hư, em gái thì có ngoài tử cung, những người Cô, Thiếm và những người phụ nữ ở gần chỗ con cũng có nhiều người đã từng một lần bỏ đi thai nhi của mình. Nhân đây con cũng muốn hỏi khi thai bị hư, do vô ý bị sảy thai hoặc có ngoài tử cung- người Mẹ không muốn bỏ nhưng không thể giữ được thì sẽ có tội như thế nào ạ?
Do vô minh nên khi đã bỏ con đi rồi, dù cũng thấy có phần tội nghiệp, có lỗi nhưng lại nghĩ đó cũng chỉ mới là giọt máu nên hầu như ai cũng dần mau quên đi chuyện này và không làm gì khác để giúp đứa bé có thể siêu thoát. Khi bản thân có bịnh này bịnh kia thì cũng chỉ biết là bịnh vậy chứ cũng không ai nghĩ rằng do quả báo của việc phá thai mà ra. Vừa tội cho những đứa bé, mà bản thân người Mẹ sau này không biết phải đền tội bao nhiêu nữa. Bản thân con cảm thấy may mắn khi không bị vướng vào những chuyện này (hư hay bỏ thai), giờ chỉ mong có thể giải quyết được chuyện của em con thôi.
Nam mô A di đà phật
A Di Đà Phật
Bạn Lỗi Lầm thân mến!
Đúng là có rất nhiều người phá thai vì cho rằng đó chỉ là cục máu vô tri, họ không biết rằng từ khi tinh cha gặp huyết mẹ thì liền có thần thức nhập thai, chính vì vậy dù thai nhi còn rất nhỏ đã biết cảm nhận đau đớn, nóng lạnh, yêu thương… Song dù không biết đi nữa âm luật vô tình không chừa một ai, nhân quả không sai chạy. Rất may chúng ta biết đến Phật pháp, hiểu rõ nhân quả, nên không những tự thân mình không dám làm việc ác, lại còn có thể ngăn chặn, khuyến hóa người thân không làm việc ác, thật lành thay! Bạn đã gặp được ánh sáng Phật pháp lại gặp Trang Đường Về Cõi Tịnh hẳn bạn có căn lành rất lớn, cần nắm bắt thời cơ này tu hành mà giải thoát. Kiếp người vô vàng đau khổ như vậy nhưng cũng không dễ gì có được “Thân người khó được, Phật pháp khó gặp”, thân người khó được tựa như con rùa mù dưới đáy bể tìm bọng cây. Nay chúng ta vừa có thân người, cơ duyên tu hành cũng lại chín mùi, hãy buông thế nhân sầu khổ, ảo huyền nầy mà sớm tối niệm Phật tu hành vậy.
Trở lại với thắc mắc của bạn. Người bị sẩy thai, hư thai có mang tội gì không? Trường hợp này thì không có tội vạ chi cả, vì đấy không phải là hành động phá thai, thai nhi và người mẹ không có nhân duyên mà cũng bởi ác nghiệp của cả mẹ và thai nhi nên khiến mẹ phải mất con, con thì không có cơ hội làm người. Còn về trường hợp có con ngoài tử cung, buột người mẹ phải bỏ thai. Cũng là một hành động bỏ thai- MD thật không dám chắc có tội hay không tội- chỉ chắc một điều: nếu có tội thì quả báo sẽ nhẹ hơn rất nhiều so với hành động cố ý giết thai. Có thai ngoài tử cung cũng giống như thai nhi không được nằm trong tổ mà nằm ngoài tổ, không có chỗ bám víu; khi cái thai lớn lớn dần vì không có chỗ bám nên sẽ bị rớt xuống hay gọi là vỡ ra; đúng- khi ai rơi vào tình cảnh này sẽ khó tìm được sự lựa chọn nào khác. Nếu như người mẹ khi biết mình có thai liền hành trì Phật pháp thì sẽ tránh được những rủi ro, không những vậy con sinh ra sẽ khỏe mạnh, thông minh, hiếu thảo.
Bạn hãy động viên, an ủi em gái trong lúc khó khăn này. Có một người chị biết lo lắng, quan tâm, em gái bạn rất may mắn! MD vô cùng hoan hỷ cho tấm lòng của bạn. Làm người mẹ đơn thân không có gì là không tốt cả bởi hạnh phúc sẽ chào đón với những người luôn hướng tới cái thiện, cái đẹp… Làm thiện sẽ gặt quả thiện.
Nam Mô A Di Đà Phật
A Di Đà Phật
Gửi Cô Mỹ Diệp!
Con đang sống ở nước ngoài, từ hôm có chuyện – con và em gái chỉ có thể liên lạc nhau bằng tin nhắn. Do chỉ có chồng con đi làm, con ở nhà chăm 2 con nhỏ nên về mặt kinh tế cũng không giúp em gái được nhưng con nghĩ khi đi làm được rồi, con sẽ giúp em trong khả năng cho phép. Cũng nhờ gần đây biết đến Phật pháp nên con phần nào cũng có lý để khuyên em gái hơn, em con cũng có chút biết đạo nên cũng tin vào nhân quả và thương con của mình, quan trọng hơn nữa là nhờ vào sự chỉ dẫn của các Cô-Chú.
Hiện em gái con đang hướng nhiều về chuyện sẽ giữ lại con, sau khi ở nhà vài tháng thì sẽ tìm cách xin vào chùa ở. Khi mọi chuyện được rõ ràng con cũng muốn một lần nữa thông báo lại cho Cô và mọi người được vui. Con cảm ơn rất nhiều!
Nam Mô A Di Đà Phật
Chị Lỗi Lầm thân mến,
Theo Lựu nghĩ cách tốt nhất để giúp cho mẹ con thai nhi vào lúc này là bản thân chị cũng như người em nên quyết tâm tụng kinh, niệm Phật để tăng trưởng phước đức, nghiệp chướng tiêu trừ; được như vậy thì tự nhiên mọi điều tốt lành sẽ đến với mẹ con người em thôi! Chị đừng quá quan tâm đến cách kiếm tiền để giúp em gái mà sinh phiền não, cho dù có giúp được nhiều tiền đi nữa mà nghiệp chướng sâu dày thì khổ vẫn khổ.
Được ở chùa cũng là cách tốt để dễ dàng niệm Phật, tụng kinh, lợi lạc cho bản thân và thai nhi, nên chị khuyên người em sớm liên lạc đi nhé!
Cầu chúc tất cả được thân tâm thường lạc.
Nam Mô A Di Đà Phật!
A Di Đà Phật
Chùa Huệ Đức, thôn 2, xã Sơn Mỹ, huyện Hàm Tân, tỉnh Bình Thuận.
*Liên hệ:
-Đại đức Thích Đồng Khánh (ĐT 091. 993. 5449)
-Nguyễn Hữu Phú (ĐT 097. 263. 7767).
Đây cũng là một cơ sở đáng tin cậy nữa nuôi dưỡng bà bầu và nhận nuôi trẻ, nếu tiện nơi nào thì mạnh dạng liên lạc lỗi Lầm nhé!
Thời gian ở nhà chăm hai con nhỏ sẽ rất bận rộn, bạn nên nhiếp tâm niệm hồng danh A Di Đà Phật và Bồ Tát Quan Thế Âm cầu Phật, cầu Bồ Tát gia hộ cho em gái vượt qua mọi trở ngại, mẹ và thai nhi đồng bình an, khỏe mạnh. Cố gắng lên!
Nam Mô A Di Đà Phật
A Di Đà Phật
Gửi Cô Nguyễn Thị Lựu, Cô Mỹ Diệp!
Cô nói đúng, mỗi khi chỉ nghĩ đến chuyện đi làm thôi là con đã cảm thấy phiền não rồi. Chắc sẽ có một dịp khác con hỏi thêm về vấn đề này. Hiện tại hằng ngày con vẫn ăn chay và niệm phật, để khi cuối ngày con sẽ đặc biệt hồi hướng đến cho mẹ con người em của con.
Do ngôi chùa ở Đồng Nai chỉ nhận trẻ nhỏ nên em con vẫn còn ái ngại chưa biết hỏi thế nào và đang cố gắng tìm một nơi thích hợp hơn, nếu các Cô còn biết thêm một nơi, chùa nào khác ở gần Sài Gòn hoặc Tây Ninh thì cho con biết nhé ạ. Con cảm ơn nhiều lắm. Chúc 2 Cô luôn an lạc!
Nam mô A Di Đà phật
A Di Đà Phật
Chào bạn Lỗi Lầm!
MD vừa tìm được địa chỉ này:
Thôn trang A Di Đà, Ấp Thanh Bình, Xã Lộc An, Huyện Long Thành, Tỉnh Đồng Nai.
Liên lạc: cô Thanh Hảo- đt 0937255477 hay email địa chỉ: [email protected]
Cơ sở sẽ đón tiếp thu nhận giúp đỡ các bà bầu bắt đầu từ ngày 1 tháng 9 năm 2013 hay sau Rằm tháng 7 năm 2013. Chúng tôi cam đoan sẽ giữ kín bí mật trong thời gian quý cô bầu lưu trú tạm dung chờ sanh nở…
LL hãy truy cập Trang http://tamduc.net.vn/news.php?id=361 để tìm hiểu rõ hơn về Trung Tâm Từ Thiện này nhé! MD đã đọc kỹ, nhìn thấy nơi đây là nơi thích hợp nhất, về cảnh quang cũng như cách sinh hoạt rất thoải mái.
?
A Di Đà Phật
Chào các chư vị đạo hữu! Có vị nào biết một nơi thích hợp như Chùa… để cho bà bầu có thể nương náo, sanh con- ở gần Sài Gòn hoặc Tây Ninh thì cho con xin địa chỉ nhé ạ, con xin cảm ơn rất nhiều.
Nam Mô A Di Đà Phật
A Di Đà Phật!
Chuyện không hay khi Mẹ con đã biết chuyện và cũng bảo bỏ đứa bé đi. Thai nhi không thể bỏ nên không thể nghe theo lời của Mẹ, con biết rồi đây Mẹ con sẽ có nhiều suy nghĩ, lo lắng, buồn phiền rồi.
Con cũng đã đọc kỹ về Thôn Trang mà Cô Diệp gửi, nó quả thật rất hay, điều quan trọng lúc này là ráng thuyết phục để Mẹ con có thể chấp nhận, giữ lại đứa bé được thì mới có thể tới Thôn Trang được. Con coi xong con cũng rất mong được vào đó sống để chuyện hướng Phật có thể nề nếp, chuyên tâm hơn để mong cầu một điều cần thiết nhất: có thể vãng sanh để ít nhất có thể giác ngộ được người thân nghiệp chướng sâu dày trong nhà con. Con sẽ lưu giữ địa chỉ Thôn Trang này kỹ, con vô cùng cảm ơn Cô Mỹ Diệp, chúc Cô an lạc
Nam mô A Di Đà Phật
Chị Lỗi Lầm thân mến,
Chuyện Mẹ chị đòi bỏ thai nhi trong trường hợp như thế là chuyện thường tình của thế gian khi mà họ chưa học được Phật pháp, chưa hiểu được duyên nghiệp, nhân quả báo ứng. Lựu nghĩ đây cũng là cơ duyên để chị tinh tấn tu học, đem chút kiến thức có được giải thích cho Mẹ hiểu rõ hậu quả của việc phá thai, một khi Mẹ đã hiểu rõ thì chẳng còn lý do gì phải buồn phiền, đồng thời khuyên Mẹ nương theo pháp Phật để có cuộc sống an lạc trong hiện tai cũng như tương lai; đây là cách báo hiếu cao thượng nhất như đức Phật đã dạy trong kinh:
“Phật hỏi các Thầy Sa môn: Con nuôi cha mẹ, lấy cam lồ trăm vị làm thức ăn, dùng thiên nhạc làm vui tai, sắm y phục hảo hạng mặc nơi thân, vai cõng cha mẹ đi khắp bốn phương, suốt đời phụng dưỡng như vậy, đáng gọi là hiếu chăng?
Các Thầy Sa môn thưa: Người này là đại hiếu.
Phật dạy: Chưa gọi là hiếu.
Phật bảo các Thầy Sa-môn: Xem người thế gian không có hiếu thảo, chỉ thế này mới gọi là hiếu: Hãy khuyên cha mẹ bỏ ác làm lành, thọ Tam quy giữ Ngũ giới. Dù cha mẹ sớm mai thọ trì quy giới, chiều về cõi chết, đối với ơn nặng cha mẹ nuôi dưỡng, cũng gọi tạm đền”. (Kinh Tạp Bảo Tạng).
Mẹ chị cũng có thể nghĩ rằng em gái có con riêng rồi sau này khó lấy chồng, hoặc có chồng cũng khó hạnh phúc, điều này có thể đúng nhưng không phải là tuyệt đối đâu chi! Phước đức mới quyết đinh có hạnh phúc hay không thôi! Nếu mình có nhiều phước báu thì chắc chắn sẽ gặp được hạnh phúc nhiều hơn mọng đợi; nhưng mà phước đức là do chính mình và gia đình mình tạo nên (cộng nghiệp), nên chị cố gắng khuyên giải cha mẹ cùng em gái tu học Phật pháp nha! ( theo như Lựu hiểu thì nghiệp của người cha rất dể chiêu cảm đến con gái, còn nghiệp của người mẹ rất dể chiêu cảm đến con trai, nên chị đặc biệc chú ý đến người cha nhiều nhé!)
Chúc chị và gia đình luôn an lạc.
Nam Mô A Di Đà Phật!
A Di Đà Phật
Trong nhà chỉ có mình Mẹ con có đạo Cao Đài. Mẹ con không phải là người không lương thiện. Chuyện này nếu làm được như các Cô nói: “giấu Mẹ rồi đến chùa/ Thôn Trang sanh” thì sẽ tốt đẹp rồi. Do chị con không chịu được chuyện này nên đã đi nói với Mẹ, mong dễ bảo em con hơn nhưng chị đâu biết nếu nghe theo mọi người mới là làm điều xấu.
Từ hôm con hiểu được chút đạo là đã gọi về khuyên nhủ Ba Mẹ, con nói ra- cảm nhận Mẹ nghe nhiệt tình và cũng làm theo những gì có thể. Nhưng chuyện này thì con thấy tiếc quá khi mẹ khg hiểu được.
Con cũng từng nghe là người Cha dễ chiêu cảm con gái nhưng chắc do Ba con nghiệp quá nặng (con khuyên cũng không thay đổi được gì) nên em con cũng không tránh được chuyện khó xử ngày hôm nay. Chính đứa em này- ngày xưa Mẹ con cũng không muốn giữ, nhiều lần muốn cho trôi thai đi nhưng chắc nhờ em con mạng lớn nên mới có mặt trên đời ngày hôm nay.
Các Cô cho con hỏi thêm là: nếu trong trường hợp đứa bé trong bụng bị dị tật gì đó thông qua tầm soát Down thì mình nên giải quyết như thế nào là tốt ạ?
Nam Mô A Di Đà Phật
A Di Đà Phật
Chào bạn Lỗi Lầm!
Một người con hiếu thuận không phải nhất nhất nghe theo lời ba mẹ, nếu nghe theo mà làm việc bất thiện thì vô tình hay hữu ý chúng ta khiến tội nghiệp của ba mẹ nặng nề thêm. Trong tình cảnh của bạn dù để cha mẹ có chút muộn phiền (không nghe theo lời mẹ) nhưng đấy chính là chữ hiếu- nghĩa thật sự. Thời gian thấm thoắt sẽ trôi đi nhanh chóng, muộn phiền cũng sẽ trôi đi, rồi có ngày ba mẹ bạn sẽ mỉm cười khi bế đứa cháu đáng yêu, xinh đẹp trên tay.
Phật pháp không phải ai cũng dễ dàng tiếp nhận nếu họ chưa có duyên, chưa đủ duyên, vì vậy cũng tránh trường hợp ‘lội ngược dòng” nghĩa là khi ba mẹ chưa đủ duyên để tiếp nhận Phật pháp, song ngày nào chúng ta cũng ca kệ về Nhân quả, báo ứng… càng cố giảng giải sẽ khiến họ sinh tâm tức giận mà chê bai, phỉ báng trở lại. Hãy tạo những không gian khi mà tâm thái họ đang “mát mẻ”, lựa những lời nhẹ nhàng để khuyên lơn, nếu gặp phản ứng hãy lắng chuyện xuống. Đấy là về phần ba mẹ, còn về phần em gái bạn phải thường xuyên hướng em đến những chuyện tích cực (ví dụ: em nhớ uống viên sắt nhé, bắt đầu tháng thứ 5 hãy uống thêm can xi. Chà mới đây mà gần 4 tháng rồi chị em mình sẽ biết là trai hay gái- Hạnh phúc em nhỉ?!…), luôn tạo cho em có cảm giác hạnh phúc khi có thiên thần nhỏ, tránh nhắc đến những khó khăn, nếu không ở bên cạnh bạn hãy thường gọi điện để em gái có cảm giác được che chở. Dù ba mẹ bạ không muốn có đứa cháu này nhưng quyết định hoàn toàn là ở em gái, do vậy hãy đem Phật pháp mà khuyến hóa cho em, khuyên em nên nghe Pháp trên Youtube việc làm này vô cùng có lợi ích cho cả mẹ và con.
Về câu hỏi của bạn “nếu trong trường hợp đứa bé trong bụng bị dị tật gì đó thông qua tầm soát Down thì mình nên giải quyết như thế nào là tốt?”, MD xin khẳng định: Phật pháp là thuốc trị liệu hết thảy những chướng nghiệp. Trẻ còn trong thai rất dễ chuyển hóa được nghiệp, mỗi ngày nên tụng Kinh Địa Tạng Bổn Nguyện, nếu không có thời gian thì mọi nơi mọi chốn đều nhiếp tâm niệm thánh hiệu A Di Đà Phật, cùng Quan Thế Âm Bồ Tát. Kể ra cũng ngần ngại, khi xưa mang thai nhóc nhà mình, mỗi ngày MD chỉ niệm vẻn vẹo 20 niệm Nam Mô A Di Đà Phật và 10 niệm Nam Mô Quan Thế Âm Bồ Tát cho bé thôi, ngoài ra MD cũng hay mua hoa cúng dường Phật- Bồ Tát cầu cho con có tướng mạo xinh đẹp. Vì cái thai cũng có “vấn đề” nên MD tụng được 21 bộ Kinh Trường Thọ Diệt Tội Hộ Chư Đồng Tử Đà La Ni và 7 bộ Kinh Địa Tạng Bổn Nguyện. Và MD đã có một đứa con đúng như tâm nguyện. Các nhà khoa học cũng đã chứng minh giữa mẹ và thai nhi có sự tương thông, khi mẹ buồn, vui, cáu gắt… thai nhi đều cảm nhận được, vậy nên mỗi ngày nếu đều niệm Phật, hành trì Phật pháp thì con cũng đều cảm thọ được và từ đó những ác nghiệp sẽ được chuyển hóa.
Nam Mô A Di Đà Phật
A Di Đà Phật
Do Mẹ con sức khoẻ không hề tốt, thỉnh thoảng là phải đi nằm cấp cứu. Mẹ có tính rất hay suy nghĩ, nghĩ rồi thì càng khó ngủ, mà khó ngủ thì huyết áp lại dễ lên cao, tim thì cũng không ổn định. Mới biết chuyện một ngày thôi, Mẹ con đã không ăn ngủ được, mấy chị em bắt đầu lo sợ cho Mẹ… nếu sức khoẻ Mẹ con bình thường thì tụi con cũng đỡ lo hơn. Tuy nhiên con vẫn đang cố gắng thuyết phục và chờ đợi.
Con nghĩ từ bây giờ Con và em gái sẽ liên lạc nhau hơn trước rất nhiều, vì bây giờ em con chỉ có thể nương vào con là nhiều.
Con cảm nhận được Phật pháp đã giúp được cho đại gia đình Cô Mỹ Diệp nhiều, con sẽ nương theo tấm gương này để hằng ngày niệm phật… để giúp phần nào cho em con nữa. Con rất cảm ơn Cô!
Mà Cô cho con hỏi thêm, dù thai nhi đã bỏ hay vẫn đang trong bụng Mẹ thì vẫn nên tụng kinh Địa Tạng là tốt nhất hả ạ? Giống như Cô tụng “7 bộ kinh Địa Tạng” nghĩa là Cô tụng 7 lần của quyển Kinh và Kinh Địa Tạng chỉ có 1 loại (1 quyển) thôi phải không Cô? Con thấy Chú Đại Bi cũng hay nhưng trong trường hợp này có phải em con chỉ nên chuyên 1 kinh Địa Tạng và niệm phật thôi phải không Cô?
Nam Mô A Di Đà Phật
Chị Lỗi Lầm thân mến,
Trong khi chờ đợi chị Mỹ Diệp phúc đáp cho chị, Lựu xin gỡi link Audio này cho chị nghe để tha khảo thêm:
http://www.duongvecoitinh.com/index.php/2015/03/tung-kinh-dia-tang-loi-ich-thai-nhi-audio/
Nam Mô A Di Đà Phật!
A Di Đà Phật
Lỗi Lâm thân mến!
MD hoàn toàn đồng cảm với nỗi lo hiện tại của bạn- có lẽ một phần MD đã từng trải qua quá nhiều nỗi đau nên dễ đồng cảm, mà cũng bởi chúng ta có duyên. Cũng bởi chữ duyên mà MD đã vô tình đọc được tâm sự của bạn rồi chia sẻ, và cũng bởi chữ duyên này mà LL mới dành cho MD cùng các đạo hữu ở đây sự tin cậy để sẻ chia những khó khăn- MD vô cùng trân trọng điều đó!
Có thể ban đầu mẹ của LL chưa chấp nhận được chuyện này nhưng qua thời gian (chắc không lâu) Mẹ sẽ nguôi ngoai dần thôi. Khi tâm chúng ta phát khởi niệm thiện lành, chư Phật đều hoan hỷ; khi tâm phát khởi một niệm thành kính hướng về chánh pháp Phật, tất cả chư Phật đều hộ niệm. Có cầu ắc có cảm ứng, được sự gia trì của Phật, mọi việc rồi sẽ an vui cả thôi.
Phật cùng Phật đại đồng, bổn nguyện của các Ngài là cứu vớt chúng sanh, độ thoát hết thảy chúng sanh. Dù bổn nguyện các Ngài có khác nhưng đức từ bi vô lượng thì đồng nhất. Song mỗi chúng sanh đều có căn cơ khác nhau, có duyên với một vị Phật- Bồ tát khác nhau. Có người nghe đến hồng danh A Di Đà Phật thì long tóc dựng đứng, có người đọc Kinh Địa Tạng mà nước mắt tuông rơi, có người lại cảm thấy Chú Đại Bi rất hay… Có sự khác nhau như thế đều do duyên, chúng sanh nào có niềm kính tin với vị Phật, vị Bồ tát nào cùng cách hành trì Phật pháp hợp căn cơ thì thực hành, quan trọng là trong lúc hành trì hành giả cảm thấy tâm an định, một lòng hướng đến cầu giải thoát tức đã đi đúng đường. Giả như em gái của LL muốn chấp trì Chú Đại Bi thì hãy để em ấy trì tụng vậy.
Một bộ Kinh Địa Tạng Bổn Nguyện bao gồm có 3 quyển nhỏ (trong cùng 1 quyển lớn) Quyển Thượng- Quyển Trung- Quyển Hạ. Nếu ước tính thời gian trì tụng với âm điệu vừa phải thì đọc tụng 1 bộ Kinh Địa Tạng mất khoảng 3 giờ. Vậy nên lúc đó MD không đọc hết 1 bộ mà chia thành 3 lần đọc, như thế 7 bộ Kinh MD đọc hết 21 ngày. Bổn nguyện của Đức Địa Tạng Vương Bồ Tát là “Địa ngục vị không, thệ bất thành Phật, chúng sanh độ tận, phương chứng Bồ đề”, Ngài có duyên rất lớn với chúng sanh trong ba đường ác. Thế nên đa phần tất cả vong linh đều ưa thích Kinh Địa Tạng. Vì vậy trì Kinh Địa Tạng để siêu độ vong linh khiến họ sanh tâm hoan hỷ, dễ tiếp nhận hơn, dễ được cảm ứng hơn. Tuy nhiên như đã nói ở trên, trong lúc hành trì Phật pháp quan trọng là dụng tâm: chí thành kính, tha thiết, ắc nhận được cảm ứng như nhau.
Nam Mô A Di Đà Phật
A Di Đà Phật
Con đã coi, nghe Audio và cũng đã gửi cho em gái. Con cảm ơn Cô Lựu nhiều.
Nam Mô A Di Đà Phật
Các bạn ơi cho mình hỏi
Mình từng đọc một bài viết trên duongvecoitinh thì mình thấy có một đoạn
“Đại Sư nói:”Người đã tin sâu nguyện thiết niệm Phật,nhưng lúc niệm Phật tâm nhiều tán loạn thì sinh ở hàng Hạ Phẩm hạ sinh.”
Vậy tại sao có nhiều người họ niệm Phật 10 năm,20 năm thậm chí rất nhiều mà sao lúc lâm chung không vãng sanh được? Vậy tạisao niệm Phật nhiều năm tâm không thanh tịnh cần phải cảnh tỉnh? Vả lại PS.Tịnh Không cũng nói là niệm Phật liên tục có tạp niệm trong đó sẽ phá hoại thành công của mình dù niệm nhiều năm cũg không hiệu quả vì có vọng niệm trong đó. Mà mình lại nghe nói nữa là niệm Phật có vọng tưởg là chuyện bình thuờg cứ tiếp tục niệm mặc kệ nó.
Rốt cuộc là sao? Ai có thể giải thích giúp mình với
Chào bạn,
Xin được chia sẻ nhanh với bạn như sau.
– Người niệm Phật nhiều năm mà không vãng sanh được vì họ không có “Tin sâu, Nguyện thiết”. Ví dụ: có người lúc lâm chung, quyến luyến muốn ở lại với vợ con, như vậy là không có ý Nguyện thiết tha về Cực Lạc. Hoặc, có người mơ hồ không biết mình niệm vậy Phật có rước không, như vậy là họ không có niềm Tin ở mình, cũng như không có niềm Tin ở Phật, không tin, không hiểu rõ về nguyện lực, Phật lực. Vì không tin sâu, nguyện thiết nên họ không thể vãng sanh.
-Niệm Phật có vọng tưởng là bình thường, cứ tiếp tục niệm: đó là với người mới biết niệm Phật trong những năm đầu tiên. Thông thường nếu có đủ sự kiên trì, quyết tâm thì người niệm Phật càng lâu năm, vọng tưởng sẽ càng giảm.
-Niệm Phật nhiều năm không thanh tịnh cần phải cảnh tỉnh: như PH đã chia sẻ bên trên, niệm nhiều năm thì vọng tưởng phải giảm, tâm phải có chút thanh tịnh rồi. Nếu không được như vậy thì phải xét lại xem mình đã dụng công sai ở đâu. Ví dụ: có người quen miệng niệm Phật, nhưng tâm không nương theo tiếng niệm mà nghĩ lung tung, như thế, dù niệm ở miệng nhiều, mà tâm cứ chạy theo tham, sân, si,..như người không tu. Đây là nói về Hành, nhưng liên hệ mật thiết tới Tín, Nguyện. Ví dụ: ngay lúc lâm chung, con cháu hay oan gia trái chủ gì đó đến quấy phá, nếu người đó không có Nguyện thiết, tâm lại thường không nhớ Phật (thường đi theo tham, sân, sĩ), thì sẽ bị cơn sân lôi cuốn đi mà quên đi Nguyện vãng sanh.
-Niệm Phật liên tục có tạp niệm là phá hoại thành công: đúng là như vậy. Chúng ta thực tập thì phải có tiến bộ. Ví dụ: lúc mới tập thì 100 câu Phật hiệu toàn là vọng tưởng, qua tuần thứ hai thì trong 100 câu phải được 1,2 câu gì đó không có vọng tưởng mới được. Chứ niệm 10 năm mà 100 câu, còn đủ vọng tưởng 100 câu (Liên Tục có tạp niệm) thì chứng tỏ mình tu vậy quá hời hợt, quá xem thường chuyện vãng sanh.
Tóm lại, bạn đừng quá lo lắng khi có vọng tưởng, nhưng như thế không phải là buông lung theo nó, mà phải tập từng ngày, từng ngày nhiếp tâm vào câu Phật hiệu. Chỉ cần kiên trì như thế, qua một thời gian, bạn sẽ thấy vọng tưởng giảm bớt. Đó là về Hành. Còn về Tín, Nguyện, phải tự xét mình cho rõ vì khi mình nghĩ hoặc nói “con tin sâu lời Phật dạy, con nguyện thiết tha vãng sanh”, không có nghĩa là mình được tin sâu, nguyện thiết. Những điều đó phải thể hiện được ở trong cuộc sống, trong hành động, trong khởi tâm của mình. Ví dụ: PH nói muốn đi Mỹ, mà để đi được thì phải xin visa, phải học tiếng Anh, phải có tiền,…nhưng nếu PH không lo kiếm tiền, học tiếng Anh thì cũng không cố gắng, vậy thì ý nguyện đi Mỹ đó của PH rất hời hợt, không có thực tâm. Ngược lại, nếu PH ngày đêm lo học, lo kiếm tiền, tìm hiểu xin visa,..thì dù cho tiếng Anh chưa đủ tốt, hoặc tiền kiếm có thể chưa đủ,..nhưng rõ ràng là PH thực tâm muốn đi, và có quyết tâm, cố gắng. Đây là sự khác nhau để thấy Nguyện có thiết (thật) hay không.
Hy vọng giúp được bạn chút ít.
Chúc bạn tu tập tinh tấn.
Nam Mô A Di Đà Phật.
A Di Đà Phật
Nghe Cô MD nói mà con cảm thấy ái ngại. Những ngày qua con đã mang một câu chuyện khó xử làm cho mọi người/ các Cô cũng phải suy nghĩ tìm nhiều cách giúp, an ủi, động viên… cho chị em con. Vì không rành rẻ nên con vẫn cứ nhờ, con cảm thấy rất biết ơn.
Cách đây 2 ngày con đã gọi điện về nói chuyện với Mẹ, mẹ vẫn còn phản ứng kịch liệt lắm. Con biết cái chính vì sợ con, cháu khổ. Nếu mẹ con bớt lo nghĩ về cuộc sống ở đời thì chắc mẹ cũng cảm thấy nhẹ nhàng hơn. Có lẻ con phải nên đặc biệt hồi hướng cho Mẹ nữa, để mong mẹ con thân tâm có thể được an lạc.
Em con biết Chú Đại Bi là do con giới thiệu thôi, em cũng đã đọc được mấy ngày nay (kèm theo niệm Phật) nhưng giờ biết rồi thì em ấy sẽ chuyển hẳn qua Kinh Địa Tạng. Chắc cũng nhờ có duyên với Phật pháp nên em con cũng dễ dàng tiếp nhận, con nói gì (tích góp từ các Cô) thì em ấy đều dễ dàng nghe theo. Chỉ là hiện tại em con thấy mẹ không vui, sợ mẹ sanh bịnh nên cảm thấy ray rứt trong lòng vì không thể vẹn toàn giữa mẹ và con của em ấy được.
Con cũng đã hiểu về chuyện đọc tụng Kinh Địa Tạng, em của con sẽ y theo đó mà làm, rất cảm ơn Cô.
Nam Mô A Di Đà Phật
Dạ cám ơn cư sỹ Phước Huệ giải đáp cho mình. Mình cũg xin chia sẻ nữa là mình không có y phục thuờg mặc khi đi chùa mình mặc nhữg bộ đồ đi chơi ra ngoài đứng trước Phật lạy Ngài và trong lúc đọc kinh* mở video trên youtube xong rồi nhép theo*. Với lại mỗi lần đọc kinh trong ngày nếu cứ phải thay ra thay vô mình cảm thấy hơi bất tiện tại nếu ba mẹ mình mà biết mình lên youtube xem mấy cái này thì sợ không hay nên mình thắc mắc vài điều
Thứ nhất mình mặc đồ ngủ đọc kinh nhưng kiểu như đọc nhép miệng cố gắng không ra tiếng như lúc nói chuyện bình thg có sao không? Dạng như đọc thầm mà có tướng miệng niệm vậy?
Thứ hai có lẽ mặc đồ đồng phục áo dài với mặc đồ đi ra ngoài lạy Phật có sao không ạ?
Thứ ba là trong kinh cũng có những đoạn có lạy mà mình mặc đồ ngủ thì không rõ sao nữa? Với lại kinh tụng dài cỡ 3 tiếng mấy mà có nhữg lúc mình tạm nghỉ vì đôi mắt khôg thể tiếp xúc lâu như vậy có mất thành kính hay công phu bị gián đoạn không?
Xin giải đáp giúp mình ạ cảm ơn
Chào bạn,
Khi đọc, tụng kinh trong thời khóa (mặc dù không ra tiếng) thì không nên mặc đồ ngủ. Tuy nhiên, lúc nghiên cứu kinh điển (đọc và suy gẫm) thì nếu mặc đồ ngủ, phải là quần dài và áo dài tay, hoặc có tay, tránh mặc quần ngắn, áo sát nách,..
Khi lạy Phật, mặc đồ đồng phục áo dài là rất ổn, còn nếu mặc đồ đi ra ngoài thì cũng phải tránh quần ngắn, áo sát nách. Nói chung là nên tránh mặc đồ hở hang, tỏ lòng cung kính Tam Bảo.
Thay đồ ra vô có chút bất tiện, nhưng tỏ được tâm cung kính của mình, có một chút khó nhọc nhưng tạo thành công đức, bạn hãy cố gắng.
Bạn không cần đọc kinh một lúc quá nhiều như vậy. Bạn hãy chia ra làm hai lần, hoặc ba lần, vì khi đọc quá nhiều một lúc như thế, đôi mắt và cơ thể có sự mệt nhọc thì tâm sẽ khó tập trung vào câu kinh, như thế là không cung kính.
Nói về công phu, không gián đoạn nghĩa là tâm ý lúc nào cũng bám vào câu kinh mình đang đọc, câu này qua câu khác, cứ như vậy từ đầu cho đến lúc cuối, không khởi nghĩ gì khác, như vậy là không gián đoạn. Nếu mình đang đọc, mà lo ba mẹ biết, nghe bên ngoài có tiếng động liền nghĩ theo đó, cảm thấy mắt mỏi, nghĩ là cần phải nghỉ ngơi một chút,…thì đó là gián đoạn. Nói đến công phu là xét trên tâm, chứ không phải ở hình thức miệng đọc, tụng liên tục bài kinh. Tuy nhiên, để không gián đoạn là rất khó, ai cũng phải đi từng bước từ gián đoạn nhiều, rồi tới gián đoạn ít, rồi mới tới không gián đoạn.
Chúc bạn tinh tấn.
Nam Mô A Di Đà Phật.
A Di Đà Phật
Kinh gửi Cô Mỹ Diệp, Cô Lựu, cũng như các vị liên hữu!
Những ngày qua do tập trung vào chuyện với Mẹ con thôi, hôm nay em con báo lại là em đã gọi cho cô Hảo (người ở Thôn trang A Di Đà) thì Cô Hảo cho biết: “người cai quản Thôn trang đã đột ngột qua đời và Thôn trang cũng đã đóng cửa lâu rồi”. Con nghe mà sốc quá- thứ nhất vì sự đột ngột ra đi của người cai quản, thứ hai là thấy tiếc vì sự ngưng hoạt động của Chùa. Nếu các Cô Chú còn biết được một nơi nào thích hợp cho em con trong hoàn cảnh lúc này thì cho con biết nhé ạ. Khi cái thai được 4-5 tháng là em con cũng sẽ tới chùa để ở. Con xin cảm ơn nhiều
Nam Mô A Di Đà Phật
A Di Đà Phật
Bạn có thể liên lạc chùa Diệu Pháp – Đồng Nai dưới đây xem sao:
http://vietnamnet.vn/vn/doi-song/song-la/chua-dieu-phap-co-sinh-vien-mang-bau-7-thang-go-cua-nha-chua-363159.html
http://nguoigiaodan.blogspot.com/2013/12/chua-dieu-phap-30-nam-cua-chua-chua-he.html
https://www.google.com/maps/place/House+of+Love+Temple+Marvelous/@10.9231369,106.9461013,15z/data=!4m5!3m4!1s0x0:0x84a4cacce10e112c!8m2!3d10.9231369!4d106.9461013
Một số địa chỉ khác:
Địa chỉ một số Mái ấm, Nhà tạm lánh dành cho phụ nữ mang thai cần nương tựa để sinh con – KHU VỰC MIỀN NAM:
1) Mái ấm Giê Su
38 Kỳ Đồng, P.9, Q.3, Tp HCM
Chăm sóc phụ nữ lầm lỡ mang thai
9.316322 ( ext 255 ) – 9.319835
Email: [email protected]
2) Mái ấm Tình mẹ 1
1329/1 Phan Văn Trị, phường 10, quận Gò Vấp
( số cũ 94/1 PVT )
6.6539560 – 3.9966289 Sơ Thy
3) Nhà Tình Thương Giêrađô (DCCT)
352/5/16 Bình Quới, P. 28, Q. Bình Thạnh, Tp. HCM
Chăm sóc các chị em có thai nhưng quyết giữ lại em bé, sinh và nuôi con.08.35.565.846 – 0987.312.137 (Ông bà Huyến Mai)
4) Gia Đình Đức Tin (Giáo Xứ Đức Tin)
99/1 Phan Văn Trị, P. 10, Q. Gò Vấp, Tp. HCM
Chăm sóc các chị em quyết không phá thai, sinh và nuôi con 08.39.966.289 (Sr. Hàn Lệ Thúy) – 0913.168.299 (Cha Đinh Huy Hưởng)
5) Mái ấm Mai Linh (Dòng Nữ Tử Bác Ái Vinh Sơn)
4/805 C Lê Đức Thọ, P. 17, Q. Gò Vấp, Tp. HCM
Chăm sóc các chị em quyết không phá thai, sinh và nuôi con08.39.842.847 – Sr. Thúy Nga
6) Mái Ấm Mai Tâm (Dòng Camillo)
29/84/17 Đoàn Thị Điểm, P. 1, Q. Phú Nhuận (sắp chuyển đi)
Chăm sóc các bà mẹ, thai nhi và trẻ em bị nhiễm HIV08.39.900.063 – 0908.603.503 (Cha Toại, Sr. Hương)Trung Tâm Phát Huy (Dòng Đaminh Rosa Lima)Bình Triệu27
Chăm sóc trẻ em đường phố, bụi đời08.37.269.450 – Sr. Bùi Thị Hồng Hạnh
7) Nhà Nuôi trẻ khu Phát Triển
Khu Phát Triển, Nhà Thờ Hà Nội, Hố Nai, Tỉnh Đồng Nai
Chăm sóc phụ nữ mang thai, trẻ em nghèo, cơ nhỡ, mồ côi ĐT: 0813.989.047 (Sr. Lành
8) Mái ấm Thanh Tâm (Dòng Đức Bà Truyền Giáo)
40 Bến Cát, P. 7, Q. Tân Bình, Tp. HCM12
Chăm sóc các bà mẹ mang thai và con mới sinh
08.38.637.373 (Sr. Hằng)
9) Nhà Sarnelli (Dòng Chúa cứu thế)
32/6A đường 59, P. 12, Q. Gò Vấp, Tp. HCM12Chăm sóc các cặp mẹ – con trong chương trình BVSS đã sinh và đang nuôi con08.7.260.776 – 0977.210.174 (Cô Bích Phượng)
10) Mái ấm Nhật Hồng
923/5 Tân Kỳ Tân Quý, Kp. 5, Q. Bình Tân, Tp. HCM50
Chăm sóc phụ nữ mang thai, nuôi dưỡng trẻ mồ côi, trẻ bị bỏ rơiĐT: 08.35701807- 0989.035.074 (Seour Nguyễn Thị Cự
11) Nhà Bầu
74/805C Lê Đức Thọ, P.17, Q. Gò Vấp
3.9842847
12) Mái ấm Tình Mẹ 2 ( Bình Dương )
333 Hưng Định, Thị xã Thuận An, tỉnh Bình Dương
0650.3720711 – 01634847765 ( Sơ Kim Anh )
13) Nhà tạm lánh Mai Tiến ( Đồng Nai )
Khu phố 4, Phường Hố Nai, Tp Biên Hòa
Linh mục Nguyễn Văn Tịch
Số điện thoại: 0906697444
Cầu nguyện Chư Phật Bồ Tát gia hộ cho bạn, mẹ con người em cùng gia đình được mọi sự tốt lành, bình an!
Nam Mô A Di Đà Phật
Nam Mô Đại Bi Quán Thế Âm Bồ Tát
A Di Đà Phật
Lỗi Lầm thân mến!
Đọc phúc đáp MD vô cùng mừng rỡ vì em gái của LL đã quyết định đúng đắn. Các cơ sở nuôi dưỡng MD truy cập ở Facebook và các Trang mạng thì nhiều nhưng điều cần thiết là chúng ta phải cẩn trọng khi chọn nơi nương tựa hợp cả về vật chất lẫn tinh thần. LL hãy liên lạc địa chỉ mà hôm trước MD đã gửi xem sao:
Chùa Huệ Đức, thôn 2, xã Sơn Mỹ, huyện Hàm Tân, tỉnh Bình Thuận.
*Liên hệ:
-Đại đức Thích Đồng Khánh (ĐT 091. 993. 5449)
-Nguyễn Hữu Phú (ĐT 097. 263. 7767).
Chùa Diệu Pháp cũng là nơi đáng tin cậy nhưng lại ko có số điện thoại để liên lạc trước (31 Thành Thái, xã Phước Tân, tp.Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai)
Có điều này MD muốn hỏi, không biết hiện giờ em gái LL đang ở VN hay nước ngoài?
?
Mình hơi không hiểu chia ra làm 2 3 phần là sao? Vậy là mỗi lần 1 tiếng chăng? Như vậy chẳng phải gián đoạn rồi ư?
Nếu như bạn nói thì mức không gián đoạn khó xảy ra với kình vì mình k thể tụng hết một bộ kinh dài cỡ 3 tiếng?
Chào bạn,
Thông thường nghi thức đọc, tụng kinh có ba phần chính.
Phần đầu: lễ Tam Bảo, Nguyện hương, Tán Phật, Cửu Bái Tây Phương, Bài Sám hối phát nguyện, Tán Lư hương, các bài chú sạch khẩu, thân, ba nghiệp,..kệ khai kinh.
Phần giữa: là phần kinh văn mình muốn đọc tụng. Một số kinh dài, thì ta chia ra làm nhiều lần. Ví dụ: ngày 1 ta đọc từ phẩm 1 đến 10, ngày thứ 2, sau khi thực hiện xong nghi thức phần đầu, ta đọc tiếp từ phẩm 11 đến phẩm 20.
Phần cuối: Bài kinh Bát nhã, kính lễ chư Phật, Bồ tát, Tam tự quy, hồi hướng.
Các mục ở phần đầu và cuối có thể khác nhau chút ít tùy theo các đạo tràng khác nhau.
Với những kinh dài như Pháp Hoa, Địa Tạng,…thông thường đều phải chia ra để đọc tụng nhiều lần. Nói về gián đoạn, như PH đã chia sẻ, chủ yếu xét trên tâm của người đọc trong suốt buổi đọc kinh. Để đạt mức không gián đoạn là rất khó, và nếu bạn muốn đạt được mức đó, bạn phải cố gắng thật nhiều, thật dũng mãnh, chứ không đơn giản chỉ gắng gượng đọc cho hết bài kinh trong ba tiếng còn tâm trí thì lúc nhiếp tâm, lúc không. Nên bạn cần chia nhỏ ra và tập trung hết mức vào từng câu chữ trong kinh. Tuy nhiên, nếu muốn thì bạn cứ đọc trong ba tiếng và hãy gắng nhiếp tâm hết mức có thể.
Chúc bạn tinh tấn.
Nam Mô A Di Đà Phật.
Người Niệm Phật Phải Đoạn Ác Tu Thiện Thì Công Phu Mới Hiệu Quả
Chấp trì danh hiệu ở mức thấp nhất là bạn phải ứng dụng thập thiện nghiệp đạo, đoạn thập ác, tu thập thiện nghiệp, thì niệm Phật mới sinh ra tác dụng. Nếu không thể đoạn ác, tu thiện thì câu Phật hiệu này là niệm suông, đại đức xưa gọi là “Đau mồm, rát họng cũng uổng công”. Lời này là thật, không phải giả. Tại sao có người niệm Phật có hiệu quả, nhưng có người niệm Phật cả đời vẫn là tùy nghiệp lưu chuyển vậy? Mấu chốt này là ở “biết” với “không biết”. Biết, nói thực ra rất đơn giản, không khó, đối nhân xử thế tiếp vật hoàn toàn dùng thập thiện, nghiêm túc tu thập thiện, nhất định phải đoạn ác, thì chúng ta niệm một câu danh hiệu này chắc chắn vãng sanh, chắc chắn thành công. Quí vị nhất định phải hiểu rõ, phải sáng tỏ.
(Trích Phật Thuyết Thập Thiện Nghiệp Đạo Kinh giảng ký – tập 76)
Xin cho hỏi mình niệm Phật rất hay bị ngáp dù niệm ra tiếng hay niệm k ra tiếng cũg đều bị ngáp mình dạo này hằg ngày cũg có đọc bài hồi hướng”…trên đền bốn ơn nặng…” mình nghĩ cũg là hồi huớg oan gia trái chủ rồi thế sao còn bị ngáp?
Chào bạn Niệm Phật,
Khi bị ngáp như thế, không hẳn là do oan gia trái chủ. Những khi cơ thể mệt nhọc, thiếu ngủ, thì cũng bị như thế, đó là bình thường. Nếu cơ thể không mỏi mệt, thiếu ngủ thì đó là dấu hiệu của chứng hôn trầm, nếu vậy bạn hãy tìm xem cách đối trị hôn trầm trong quyển Niệm Phật Thập Yếu của ngài Thích Thiền Tâm nhé.
Chúc bạn tinh tấn.
Nam Mô A Di Đà Phật.
Nam Mô A Di Đà Phật
Kính gửi đạo hữu “Nam Mô A Di Đà Phật” và cô “Mỹ Diệp”
Con rất cảm ơn về những thông tin, địa chỉ mà hai vị đã gửi cho con.
Hiện em con đang ở VN, ở chung với Ba Mẹ luôn ạ.
Con nói ra điều này chắc cô Mỹ Diệp và các vị đạo hữu chắc sẽ thất vọng: từ bữa đó tới giờ con chỉ nói chuyện với mẹ con có một lần. Lúc đầu mẹ rất phản ứng, sau đó thì cũng có nghe con nói, sau cuộc nói chuyện thì không bảo em con đi bỏ nữa nhưng bên cạnh đó thì cũng không nghe máy của con nữa (lần đầu tiên mẹ giận con luôn) chủ yếu cũng vì sợ đứa em khổ. Tuy mẹ không bảo phá nhưng chắc hẳn không vui vì còn lo rầu, em con vì thế mà ray rứt, rồi khi gọi cho Thôn Trang A Di Đà biết tình hình không còn hoạt động, em lại thêm phần bất an và cảm thấy trước mắt có quá nhiều khó khăn (tuy nhà con không khá giả gì nhưng do em ấy là út, lại ốm yếu nhỏ nhắn nên từ nhỏ cũng được bảo bọc nhiều). Nếu như con ở VN, có thể thường xuyên đi thăm nom cũng an ủi hơn. Em con hiện tại nghĩ: không chồng, mẹ, chị lớn và chị kế đều không đồng tình, nó thấy lạc lỏng và hơi nản lòng. Em con cũng nói “chưa trả hiếu được gì mà giờ để mẹ lo rầu, buồn phiền vậy, em cảm thấy đau trong lòng; ai không buồn lo khi thấy con mình vậy…”. Con thực sự không còn biết nên khuyên sao nữa.
Nam Mô A Di Đà Phật
Chị hãy tham khảo những địa chỉ cưu mang những bà bầu lỡ bước tình duyên dưới đây nhé.
https://www.google.com/search?q=n%C6%A1i+c%C6%B0u+mang+b%C3%A0+b%E1%BA%A7u&ie=utf-8&oe=utf-8&client=firefox-b-1
Hy vọng chị và em gái sớm tìm được nơi nương tựa. A Di Đà Phật.
A Di Đà Phật
Cách đây khá lâu một người bạn thân của MD cũng rơi vào trường hợp tương tự như em gái của LL. Cô bạn này là bạn học cùng trường Cao đẳng với MD, gia đình cô ấy có bố mẹ đều là viên chức Nhà nước. Khi chuyện xảy ra, cả bố mẹ anh trai đều ra sức ngăn cản. May có phước duyên cô ấy đọc được Kinh Nhân quả, câu chuyện về báo ứng nên quyết giữ lại cái thai. Cô ấy có gọi điện cho MD, nhưng MD không biết giúp đỡ thế nào vì MD ở miền Trung, cô ấy ở tận miền Bắc. Lúc ấy không có các cơ sở từ thiện nuôi dưỡng bà bầu như bây giờ, gia đình lại từ không nhìn mặt cô ấy nữa. Đúng là đã rơi vào hoàn cảnh nan giải gần như bế tắc. Hai đứa bàn tính mãi mới đưa ra kế sách: dốc hết tiền bạc cô ấy có được, thuê phòng trọ rồi tìm thuê một bà nuôi dưỡng, cô ấy chạy vạy cũng tìm được một bà đưa đi đẻ và nuôi em bé trong mấy tháng đầu. Kế hoạch của hai đứa là vậy. Tuy nhiên có câu: con bỏ cha mẹ, cha mẹ không bỏ con. Đến gần ngày sanh, cha mẹ cô ấy tìm đến lo liệu tất cả. Hiện cô ấy đã có gia đình, sanh thêm đứa nữa, rất hạnh phúc.
MD thấu hiểu hoàn cảnh của em gái LL, nhưng không giúp được gì ngoài những lời khuyên. MD có một ít tiền, tiền này không phải của MD mà trong quá trình công tác dư ra, và MD chuyên dùng để làm việc thiện, nếu có thể xin hoan hỷ cho MD tài khoản của em gái LL để MD gửi đến. Dù số tiền quá ít ỏi nhưng được san sẻ phần nào những nỗi lo âu của em gái LL- với MD là niềm hạnh phúc. Hãy động viên em gái LL nhé, MD tin rằng cái kết như chúng ta mong đợi sẽ đến! Tâm hướng thiện sẽ nhận được điều thiện lành, nhân và quả công bằng.
Nam Mô A Di Đà Phật
thật là đáng tiếc mình k có duyên biết đến trang này sớm hơn.:( Mình đã rất hối hận vì hành động ngu si bỏ thai của mình.Mong bạn đừng để bạn ấy suy nghĩ dại dột.Giá như mình có thể biết đc nhũng mái ấm tình thuơng này sớm hơn 🙁
Cảm ơn Cư sỹ Phước Huệ đã giải đáp giúp mình. Mình cũng chúc bạn tinh tấn.
Nam mô A Di Đà Phật
Cho mình hỏi khi mình trì giới thì trong đó có giới không nói dối (cũg như k nói lời thêu dệt,xuyên tạc,2 lưỡi…) thì ví dụ mình nói 1 câu có ngụ ý mà mình biết chắc chắn ng ta không hiểu đúng ý mình thì có được cho là nói dối không ạ? Với lại ví dụ như trong giờ học thầy kêu em nói suy nghĩ của em về…thì em nói vs thầy 1 phần và chỉ thế thôi thì đc coi là ns dối k ạ?
Em biết em ngốc vs là người hay suy nghĩ nhiều xin mấy bạn giải đáp em về giới này ạ.
A Di Đà Phật
Trước mắt con cũng chỉ mong cho em gái con có thể bình tâm lại và mạnh mẽ hơn. Về phần Mẹ thì có thể bớt lo đi, để tâm được an ổn hơn thì em con mới có thể chỉ tập trung vào đứa con được.
Con rất cảm kích trước tấm lòng mà Cô Diệp dành cho em gái con. Con nghĩ những gì Cô đã giúp thời gian qua là đã quá nhiều, nếu sau này thực sự cần, chị-em con sẽ liên lạc lại Cô sau nhé. Chúc Cô luôn an lạc
Nam mô A Di Đà Phật
A Di Đà Phật
Cuộc đời này là giả nhưng nỗi đau là thật, bởi nếu chúng ta không cảnh giác, không phản tỉnh sẽ dễ bị cuốn vào vòng xoáy của những ác nghiệp mà khởi nguồn của nó từ những nỗi đau trong cuộc sống. Từ đó, đời là giả tạm, song nghiệp đã tạo tác trong đời này là thật. Và nếu biết quán xét tất cả đều là giả tạm, vui cũng giả, buồn cũng chẳng có thật. Từng miếng ăn hớp nước đã có mệnh sẵn thì có lo sầu tất chỉ mang nặng tâm tư. Học Phật rồi, có A Di Đà Từ phụ lo rồi, việc của chúng ta là niệm Phật làm thiện, còn lại có phó thác cho Từ phụ lo liệu. Lời này là của Hòa Thượng Tịnh Không giảng, MD chỉ chép lại lời Ngài. Song trong thực tiễn, MD có ngầm đối chiếu và thấy lời Ân Sư thật chẳng hư dối.
MD mong muốn khi chúng ta đã niệm Phật tu hành thời nên nhận biết: nơi nương tựa thực sự an toàn của mình là ở đâu? Chỉ có phước đức mới bảo vệ được chúng ta và chỉ có Chánh pháp mới là nơi chúng ta nương tựa.
Hy vọng LL có thể dùng Phật pháp củng cố niềm tin cho em gái, chỉ có niềm tin vào pháp Phật mới giúp cho chúng ta “đứng dậy” trước số phận của mình.
Thân ái!
?
Kính gửi đến các vị trong DVCT này, đặc biệt con xin gửi đến Cô Mỹ Diệp, Cô Nguyễn Thị Lựu… đã từng quan tâm đến chuyện của chị-em con. Hôm nay con xin chia sẻ vài điều:
– Đầu tiên là con xin cảm ơn đến các Cô-Chú đã cho chị-em con hiểu biết nhiều hơn về Phật pháp, từ đó là động lực ngày qua ngày… cuối cùng-đứa Cháu của con đã được giữ lại. Cháu của con đã mang ơn các vị rất nhiều
– Hơn 1 tháng trở lại đây Mẹ con cũng đã chấp nhận chuyện này, cùng những anh-chị biết chuyện đều đồng cảm
– Lúc thai 12 tuần, em con đi siêu âm Độ mờ Da Gáy thì bình thường, hôm qua em con mới tái khám, thai được 16.5 tuần, vẫn bình thường
Đó là những tin vui mà con đặc biết muốn báo cho cô Mỹ Diệp biết, chắc Cô cũng sẽ vui lắm.
Nam mô A Di Đà Phật
Thật đúng là tin tốt. Chúc mừng bạn và gia đình đã hiểu đạo. Cháu bé khỏe mạnh bình thường, thật Phật pháp nhiệm màu.
A Di Đà Phật.
Dạ, con xin cảm ơn liên hữu Tâm Từ rất nhiều, cũng đã quan tâm đến chuyện của em gái con từ những ngày đầu.
Có điều là gia đình con, nhất là em gái con rất thích con Gái, hôm qua thông qua siêu âm thì biết được đứa bé trong bụng là con Trai- em con hơi mất vui một chút. Trong đạo Phật con có nghe “làm thân Trai mới đáng quý” nhưng con chưa biết được giá trị của Người Nam và Người Nữ khác nhau như thế nào. Xin hoan hỉ chỉ dạy dùm con, con xin cảm ơn.
Nam mô A Di Đà Phật
A Di Đà Phật
Lỗi Lầm thân mến!
Đọc phúc đáp của LL vào 2 ngày trước MD rất đỗi vui mừng, nhưng vì đa đoan nên không hồi âm ngay được. MD có vui mừng thật, song cũng không quá bất ngờ khi được LL quý báo, bởi ngay từ những phúc đáp đầu tiên với sự nhiệt thành và toàn tâm muốn cầu Pháp chuyển hóa việc của em gái, MD đã tin chắc rằng ý nguyện của LL sẽ được toại. Được như vậy âu là nhờ tấm lòng từ bi của LL đã cảm hóa em gái và gia đình lánh xa việc ác, gần hơn với ánh sáng Phật pháp- MD vô cùng hoan hỷ và tán thán!
Khác với suy nghĩ của người đời, không hiểu sao em gái của LL lại “chê” con trai, vì đa phần mọi người đều thích con trai hơn con gái. Có lẽ vì còn ảnh hưởng tư tưởng cũ xưa: con trai sanh dòng nối dõi, thờ phụng ông bà. Nếu chúng ta không ảnh hưởng bất kỳ tư tưởng nào thì con trai cũng được, con gái cũng xong, quan trọng hơn cả là con cái có hiếu thuận cha mẹ hay không, ông bà tổ tiên có được hưởng phần lợi ích nào từ đứa con này không? Câu “Làm thân trai mới đáng quý” thì MD chưa từng nghe qua, tuy nhiên nếu nhìn nhận thì quả thực các vị thần Tăng xưa nay đều mang thân nam nhân, cho đến hóa thân của Phật, Bồ Tát thị hiện đa số đều làm thân nam cả. Có lẽ vì thân nữ có một số việc “bất tịnh” nên cũng gây ra một số bất tiện trong cuộc sống thường nhật, do vậy nếu dùng thân nam để hoàng pháp lợi sanh thì sẽ không phải vướn bận chi cả. Về sự là như vậy, nhưng xét về lý một khi đã mang thân người thì đều ô uế, bất tịnh như nhau vì thân này thực chất là một bọc máu mủ với chín lỗ thường chảy, và làm sao có sự khác nhau khi máu cùng đỏ và nước mắt cùng mặn?
Con cái đến với cha mẹ là một nhân duyên lớn, duyên này chúng ta cố làm sao để trở thành thiện duyên. Và rồi dù là con trai hay con gái, nhiệm vụ chúng ta là làm tròn bổn phận người cha, người mẹ. “Phụ từ tử hiếu” như vậy là tốt lắm rồi.
Cố gắng nhắc nhở em gái cố gắng niệm thánh hiệu A Di Đà Phật càng nhiều càng tốt LL nhé! Xin cảm niệm sự tin tưởng của LL dành cho MD cũng như các đạo hữu trên Trang ĐVCT ?
? Nam Mô A Di Đà Phật ?
Bài viết này tác giả là Emachewb. Nhân có người hỏi nên mình xin phép đăng lại.
Về nữ giới:
-Trong luân hồi hễ ai có nghiệp,tạo tội sẽ bị đọa làm thân nữ
-Vì sao phải làm thân người nữ? Quý vị hãy nghiền ngẫm đạo lý này: Nếu hiện đời, quý vị mang nặng những tập khí như ganh ghét đố kỵ, chướng ngại, tham lam, ích kỷ, ưa lợi dụng, thích trau chuốt, thích làm duyên làm dáng, vân vân …, thì đời sau quý vị phải sanh làm người nữ. Thế nhưng, nếu quý vị cung kính chiêm lễ Ðịa Tạng Vương Bồ Tát, thì vấn đề sẽ được giải quyết—quý vị sẽ không phải làm thân nữ nữa; còn nếu không giải quyết được vấn đề này, tức là quý vị sẽ phải mang thân nữ, và như thế thì chẳng vui vẻ gì cả bởi thân nữ thì có năm điều chướng ngại (Ngũ Chướng) và mười việc xấu (Thập Ác).
Năm sự chướng ngại của thân nữ là gồm có những gì? Ðó là:
1) Người nữ không thể làm Ðại Phạm Thiên Vương.
Tại sao người nữ lại không thể làm Ðại Phạm Thiên Vương? Bởi vì Ðại Phạm Thiên Vương vốn do tu hạnh thanh tịnh mà thành (“phạm” có nghĩa là thanh tịnh, trong sạch); trong khi đó, thân thể người nữ có nhiều nhiễm ô bất tịnh, không được sạch sẽ, cho nên không thể nào làm Ðại Phạm Thiên Vương được.
2) Người nữ không thể làm Ðế Thích (Thiên Chủ).
Thế thì quý vị sẽ thắc mắc rằng vị Thiên Chủ của cõi trời Tam Thập Tam không phải là người nữ sao? Ðúng vậy! Có điều, vị ấy đã chuyển thành thân nam; cho nên Thiên Chủ vẫn là nam, chứ không phải nữ. Ðế Thích thì rất ít dục niệm; còn người nữ thì lòng dâm dục nặng nề, cho nên không thể làm Thiên Chủ được.
3) Người nữ không thể làm Ma Vương.
Ðiều này là tốt nhất! Ma Vương vốn rất cang cường, lại vô cùng cứng rắn; còn người nữ thì quá yếu đuối, hễ có việc gì xảy ra là liền hoảng hốt, bối rối, mất tự chủ, phải cầu cứu người khác, cho nên không thể làm Ma Vương được.
4) Người nữ không thể làm Chuyển Luân Thánh Vương (Luân Vương).
“Luân Vương” tức là Kim Luân Thánh Vương, Ngân Luân Thánh Vương, Thiết Luân Thánh Vương và Ðồng Luân Thánh Vương.
Vì sao người nữ không thể làm Chuyển Luân Thánh Vương? Chuyển Luân Thánh Vương thì rất từ bi, rất nhân hậu, thường dạy người đời trì Ngũ Giới, hành Thập Thiện; còn người nữ thì tâm địa nhỏ nhen, lòng đố kỵ rất lớn, cái gì cũng so đo ganh tỵ cả, hễ thấy người khác được điều gì tốt đẹp là trong bụng mình liền bứt rứt xốn xang, sanh tâm ghen ghét. Bởi đố kỵ là bản tánh của người nữ, cho nên họ không thể làm Chuyển Luân Thánh Vương được.
5) Người nữ không thể làm Phật, không thể thành Phật.
Thân Phật thì có vạn đức trang nghiêm; còn thân người nữ thì lại quá nhiều nhơ uế, nhiều xấu ác, lại thường đố kỵ chướng ngại, tâm lượng hẹp hòi, tâm tướng nhỏ nhoi như hạt mè vậy, cho nên người nữ không thể thành Phật được.
Tuy rằng người nữ có năm sự chướng ngại như thế, nhưng nếu họ không còn lòng đố kỵ, không còn lòng dâm dục, không còn yếu đuối nhẹ dạ, không còn những nhơ uế xấu ác, không còn tâm nhiễm ô bất tịnh, thì họ có thể được chuyển nữ thành nam; cho nên, họ vẫn có hy vọng. Ðiển hình là trường hợp của Long Nữ, con gái của Long Vương. Khi nghe Tôn Giả Xá Lợi Phất nói cô ta không thể thành Phật, Long Nữ bèn lấy viên bảo châu mà cô yêu thích nhất, không đành lòng cho đi nhất, đem cúng dường cho Ðức Phật. Phật hoan hỷ thọ nhận sự cúng dường của cô ta.
Bấy giờ, Long Nữ hỏi Tôn Giả Xá Lợi Phất rằng: “Tôi có thể thành Phật ngay bây giờ. Ngài xem, tôi đem bảo châu cúng dường cho Ðức Phật và Phật đã đón nhận; chẳng hay việc đó có nhanh chóng chăng?”
Ngài Xá Lợi Phất đáp: “Thật rất nhanh chóng!”
Long Nữ bèn nói: “Bây giờ tôi thành Phật cũng nhanh chóng như thế, nhanh như tôi đem bảo châu dâng cúng cho Ðức Phật vậy!” Nói vừa dứt lời thì Long Nữ quả nhiên liền chứng đắc Phật thân, tức thời thành Phật.
Cho nên, quý vị nữ giới đừng than thân trách phận hoặc chán ghét cuộc đời, cũng đừng nghĩ là vì có Ngũ Chướng mà mình không còn hy vọng! Chỉ e rằng quý vị phát tâm không được dũng mãnh mà thôi, chứ nếu phát tâm một cách dũng mãnh thì ai nấy đều được thành Phật như nhau cả. Trường hợp “Long Nữ hiến châu, tức khắc thành Phật,” đó là nhờ cô ta dũng mãnh xả bỏ, đem hạt bảo châu là vật mà mình yêu quý nhất dâng cúng cho Ðức Phật, cho nên lập tức được thành Phật.
Về mười điều xấu (Thập Ác) của người nữ, bây giờ tôi chỉ nói sơ lược thôi, chứ không giảng giải cho cặn kẽ được, vì e rằng chúng ta không có đủ thì giờ.
-Ðiều xấu thứ nhất là ngay từ khi vừa lọt lòng, đứa con gái liền làm cho cha mẹ không vui rồi—bởi đó là con gái, nếu là con trai thì cha mẹ rất vui mừng. Tuy rằng không phải là cha mẹ nào cũng đều như thế cả, song có thể nói rằng hầu hết mọi quốc gia đều có một phong khí tương đồng—đó là thích sinh con trai, không thích sinh con gái. Vì thế, vừa mở mắt chào đời, đứa con gái đã gây cho cha mẹ một ấn tượng không vui rồi.
-Ðiều thứ hai là cha mẹ cảm thấy việc nuôi dưỡng con gái là không có ý nghĩa, không thấy vui.
-Thứ ba, con gái thường có tính rụt rè, nhút nhát, hay sợ sệt. Con trai thì không sợ xấu, trong khi đa số con gái đều sợ xấu, sợ người.
-Thứ tư, cha mẹ thường vì chuyện hôn nhân của con gái mà nhọc lòng lo lắng. Khác với người Mỹ là cha mẹ không bận tâm lắm về chuyện hôn nhân của con cái, tại nhiều quốc gia, như Trung Hoa chẳng hạn, lại có phong khí là cha mẹ đặc biệt quan tâm về việc cưới gả của con cái, nhất là việc tìm cho con gái mình một người chồng tốt.
-Thứ năm, con gái rồi sẽ sống xa cha mẹ. Trong tương lai, nhất định con gái sẽ rời bỏ cha mẹ.
-Thứ sáu, con gái sau khi kết hôn thì nể sợ chồng, thận trọng từng li từng tí đối với sự vui buồn của chồng—chồng vui vẻ thì vợ vui theo, chồng nổi nóng thì vợ khép nép sợ hãi.
-Thứ bảy, từ khi thai nghén cho đến lúc sinh nở còn rất nhiều khó khăn trắc trở, người con gái cảm thấy rất lo âu, sợ hãi.
-Thứ tám, khi người con gái phạm lỗi lầm thì mọi người đều trách móc cha mẹ cô ta, rằng họ đã sinh ra một đứa con gái hư hỏng. Cho nên, con gái nết na đức hạnh thì không nói làm gì; rủi mà ăn ở vụng về thì cha mẹ sẽ bị mang tiếng xấu.
-Thứ chín, người con gái thường bị chồng quản chế, không cho phép làm việc này việc nọ. Có rất nhiều phép tắc hạn chế mà người vợ phải tuân theo; bằng không, nếu không phục tòng thì sẽ bị chồng bỏ, buộc phải ly hôn.
Quý vị xem, thật là quá nhiều rắc rối phiền phức, có phải không? Trên đây là chín điều không tốt có thể xảy ra lúc người nữ còn trẻ.
-Thứ mười, người nữ đến khi già cả thì lại bị con cái, cháu chắt xem thường. Con trai, con gái, hoặc cháu nội cháu ngoại, nghĩ rằng: “Bà đã già yếu đến thế rồi mà vẫn chưa chịu chết!” Có câu: “Già mà chưa chết thì thành kẻ cắp”—ngay cả con cái cũng mắng mẹ nữa, quý vị xem có đáng thương không?
Cho nên, người nữ có rất nhiều sự phiền toái phức tạp. Trên đây là mười điều xấu (Thập Ác) của thân nữ; ngoài ra còn có hai mươi điều nữa, nếu kể ra nữa thì nhiều quá, nói không hết được.
-Ngoài ra còn năm thứ lậu của phụ nữ:
Còn sao gọi là năm thứ lậu? Một là chẳng đặng làm chủ cái thân Hai là chẳng đặng làm chủ trong nhà Ba là chẳng đặng làm chủ người khác. Bốn là chẳng đặng làm chủ vật nuôi. Năm là chẳng đặng làm vị thánh. Đây gọi là năm thứ lậu của người đàn bà.
-Nhưng ngoài ra phụ nữ lại có từ tâm và tính tâm
Về nam giới
-Tội nhẹ hoặc không có tội
-Tu 9 kiếp
-Thân thể thanh tịnh
-Mang trong mình bảy báu:Một là cái báu có chí khí: đi dạo chơi chỗ nào cúng không lo sợ Hai là cái báu làm chủ: Làm việc gì cũng được nắm giữ quyền hành. Ba là cái báu Tạo thành: tự mình hay sanh tài, lập nghiệp. Bốn là cái báu an thân: Giúp vua, quan an thiên hạ, nuôi dưỡng cha mẹ. Năm là cái báu Thánh Trí: xét đoán việc phải quấy. Sáu là cái báu an bang:khắp cả sự lý dung hòa. Bảy là cái báu Định Tánh: gần gũi người hiền, tôn thờ vị thánh. Cho nên goi là người đàn ông trong mình có bảy báu.
CHƯỚNG DUYÊN CỦA THÂN NỮ
Rite M. Gross – Thiện Ý chuyển ngữ
Những chướng duyên có thể giúp hành giả trên đường giải thoát. Ý niệm này, thường tìm thấy trong kinh Phật, dạy cách đánh giá cao những chướng duyên mà chúng ta gặp phải, vì nhờ chúng nên trí tuệ và từ bi mới được nảy sinh. Nếu thấy như vậy, chướng duyên chính là điều kiện có thể khiến sự giác ngộ xảy ra. Thế nhưng, xuyên suốt lịch sử của đạo Phật, sinh ra làm thân người nữ bị xem là bất hạnh, một chướng duyên, nhưng không phải là một chướng duyên tốt giúp cho sự giác ngộ; mà ngược lại, khiến cho sự giác ngộ cực kỳ khó khăn, nếu không nói là không thể nào! Nhưng nếu chướng duyên là điều lợi ích trên con đường tu, tại sao chướng duyên sinh ra làm thân nữ lại bị xem là khác biệt? Không phải thân phụ nữ cũng có nhiều điểm tốt để trở thành vị thầy dạy đạo đáng kính đó sao? Điều này chưa bao giờ là quy luật trong suốt lịch sử Phật giáo, dù đã từng có một vài biệt lệ quan trọng. Ngược lại, chúng tôi, những người phụ nữ, thường được bảo rằng: Không nên quan tâm đến sự giác ngộ mà nên cố gắng tích lũy đủ công đức để được sinh làm thân nam trong kiếp sau. Có 2 điều trái ngược cho rằng: Chướng duyên giúp sức trên đường tu, nhưng sinh ra là thân nữ thì không. Như vậy, có vẻ không ổn vì chúng gây ra một mâu thuẩn lớn ngay trong trọng tâm của Phật giáo.
Nhiều người Tây phương theo đạo Phật không biết được mâu thuẩn này, hoặc cảm thấy khó xử với khái niệm trên. Họ có lẽ sẽ chối bỏ nó. Họ có thể chế giễu hay bực tức đối với những ai nói lên điều này. Nhiều người sẽ chối phăng truyền thống trọng nam, khinh nữ và địa vị ưu thế của người nam trong đạo Phật là điều không phù hợp đối với Phật tử phương Tây, vì chúng ta đang sống trong một xã hội tương đối bình đẳng. ‘Cuộc chiến phụ nữ bình quyền’ hiện đang ở đỉnh cao trên xứ Mỹ hẳn sẽ làm thức tỉnh những ai còn có quan niệm rằng địa vị ưu thế của người nam là chuyện của quá khứ!
Ưu tư và tư tưởng của các Phật tử đòi bình quyền cho phụ nữ đã giải tỏa các cấu trúc cho rằng sinh làm người nữ là một chướng duyên không thể thay đổi được, đã khám phá rằng học thuyết kỳ lạ này đang lâm nguy, và đã giải thích rõ một vài nguồn gốc lịch sử của chủ thuyết này. Các vị Phật tử này đã bác bỏ lời tuyên bố cho rằng sinh ra làm người nữ là tiêu cực, là bất toàn, và cho thấy rằng lời dạy này đi ngược lại với những giáo lý căn bản của đạo Phật. Thế nhưng, sự kiện này vẫn tiếp tục ngoan cố cho rằng Phật tử nữ đối diện với chướng duyên mà Phật tử nam không hề có. Phật tử nam chưa bao giờ được bảo rằng họ có một khả năng tâm linh hạn chế vì họ là người nam. Nhưng Phật tử nữ được thường xuyên cho biết là họ không có đủ những khả năng này với lý do duy nhất là bởi vì họ là người nữ.
Những hành giả thực tập Phật pháp trong vài thập niên có thể sẽ đánh giá cao những gì họ học được từ những chướng duyên mà họ phải đối diện. Họ chắc cũng đã từng gặp một ai đó chỉ bảo cho họ rằng trong lúc gặp những khó khăn họ nên học hiểu giá trị của nó vì về lâu dài những khó khăn này rất là bổ ích. Tôi thường được nghe những lời khuyên như vậy; nhưng luôn luôn có vẻ bề ngoài và đôi lúc hàm ý mỉa mai. Tuy nhiên, giờ đây tôi trân quý những điều tôi học được từ những chướng duyên mà tôi đã vượt qua, và tôi tự hỏi làm sao giúp các học trò của tôi đánh giá cao những kinh nghiệm như vậy mà không mang vẻ hợm hĩnh, thiếu trung thực.
Bất kể và như thế nào sự đánh giá cao đó liên cang đến chuyện chướng duyên mà tôi kinh qua chỉ vì là phụ nữ, là một câu hỏi Phật pháp quan trọng, và câu trả lời của tôi vẫn còn rất mơ hồ. Tôi sinh năm 1943, và là một phụ nữ thuộc thế hệ trước, sinh làm thân đàn bà vào thời ấy chắc chắn đã là một chướng duyên. Một chướng duyên mà tôi có nên biết ơn chăng? Nhờ làm thân đàn bà mà tôi thành đạt nhiều hơn hay tôi đã có thể thành đạt bằng một cách khác?
Cách đây vài năm, một nhóm bạn đồng nghiệp trong những buổi hội thảo của tổ chức chuyên nghành đã có một buổi thuyết trình vinh danh sự nghiệp đời tôi, một học giả thuộc tôn giáo học. Vào buổi sáng cuối cùng của buổi hội thảo, tôi ăn điểm tâm với một bạn đồng nghiệp nam mà tôi đã từng làm chủ bút chung cho một tạp chí nghiên cứu về đạo Phật và đạo Cơ-đốc. Trong lúc chúng tôi đang ôn lại những kỷ niêm quá khứ, anh ta nói: “Rita, bạn biết không, nếu bạn là đàn ông thì bạn đã ngồi trên đỉnh vinh quang rồi đó!” Ý của chữ ‘ngồi trên đỉnh’ có nghĩa là có một vị trí tốt ở một trường đại học danh tiếng, một điều mà mặc dù đã có rất nhiều thành tích về mặt học thuật, tôi chưa bao giờ được công nhận. Tôi đáp: “Nhưng làm sao biết được tôi đã có thể tìm được một việc làm như vậy nếu tôi là đàn ông?” Tôi không nghĩ rằng tôi theo đuổi công việc đang làm về giới tính nếu tôi là đàn ông, và tôi cũng chắc rằng không có đề tài nào nổi cợm hơn trong đạo Phật, hay lãnh vực học thuật trong 40 năm qua bằng môn học về giới tính. Đó là một nan đề. Là một phụ nữ liên cang đến những chướng duyên nghịch lý và độc đoán, nhưng ai có thể giải tỏa việc này ngoại trừ người thực sự trải nghiệm chúng?
Câu chuyện về ‘chướng duyên’ sinh làm thân nữ đã từng ám ảnh và hạn chế tôi trong suốt cuộc đời và sự nghiệp không cần phải lặp lại. Điều cần nói là những cống hiến của tôi, như là một nhà nghiên cứu, phê bình và xây dựng, liên quan đến giới tính và tư tưởng phụ nữ bình quyền mà xuyên qua những tác phẩm đó tôi đã đóng góp cho nền kiến thức của nhân loại. Nếu một người đàn ông khám phá những điểm nổi bật và thú vị về đàn ông, chắc hẳn ông ta đã đi ‘đến đỉnh vinh quang.’ Ngược lại, riêng tôi thì vẫn còn làm việc ở một trường đại học địa phương. Ngay như sau khi tôi đã xuất bản 3 quyển sách, hoàn cảnh của tôi cũng không khá gì hơn, ngoại trừ rằng, tôi được mời thỉnh giảng ở các trường đại học danh tiếng, nơi mà họ dùng các sách của tôi để giảng dạy.
Câu chuyện như vậy có liên quan gì đến việc điều tra xem những chướng duyên có bổ ích gì cho hành giả, hoặc sinh ra làm thân nữ? Trước hết, chúng ta phải đặt câu hỏi là: như vậy, thực sự chướng duyên là gì? Nó không làm người phụ nữ giảm đi khả năng hoặc thành đạt ít hơn; không có một sự bất toàn nào liên quan đến thân và tâm thức là nữ nhân. Chướng duyên rõ ràng nằm ngay bên trong chính hệ thống, một hệ thống thiên vị theo quan điểm của nam giới mà không dựa theo lý lẽ hợp theo Phật pháp, và cũng chẳng thèm giải thích những thành kiến kỳ thị như vậy. Đối với các vị cố vấn và đồng nghiệp của tôi trong lãnh vực học vấn, dường như họ đều cho rằng quan điểm của người nam là quan điểm duy nhất đáng quan tâm và hệ trọng. Dưới nhãn quan của những người có ý niệm như vậy nên điều này được xem là ‘bình thường’, do vậy mà tuyệt nhiên không cần phải cải chính gì cả. Trong đạo Phật cũng vậy! Kinh Phật truyền thống thực sự công nhận, dù không công khai, rằng chướng duyên về việc làm thân người nữ là do vị trí độc tôn của nam giới, không phải do có cái gì sai trái trong thân người nữ. Theo bảng liệt kê truyền thống về việc sai trái của thân nữ nhân bao gồm 3 điều phụ thuộc và 5 tai họa, mà đều liên hệ đến địa vị độc tôn của người nam trong xã hội, hay là sự đánh giá của người nam về sinh lý của phụ nữ, mà không có ý kiến của người nữ. Nói chung, những ý nghĩ thuộc về văn hóa độc quyền, nói theo kiểu nam giới khiến sinh ra những tư tưởng nhầm lẫn như là một điều tự nhiên cần thiết và phổ cập.
Về việc nhầm lẫn này, các Phật tử, với tạng pháp bảo giồi dào, lẽ ra đã dễ dàng nhận dạng sự sai phạm này: Xem sự tương đối giống như là tuyệt đối. Cứ cho là vậy đi, sự sai lầm này mang đến sự giải thích sai lạc về luân hồi. Dù rõ ràng nhận biết vô số những sai lầm phạm phải, nhưng theo phân tích của đạo Phật truyền thống đã không thừa nhận cái giả định nói rằng việc khiến cho địa vị độc quyền của người nam trong xã hôi có vẻ tự nhiên là chỉ có về mặt hình thức chứ không phải là thực sự tồn tại sẵn có.
Những chướng duyên to lớn nhất của chúng ta thực ra có thể là người bạn đồng hành tốt nhất trên con đường tu tập, nhưng có một tiền đề cần nêu ra: Ý niệm trên chỉ được thực dụng nếu chướng duyên không tiêu diệt chúng ta trước. Chướng duyên có thể làm hại người nhiều hơn là điều bổ ích, và có vẻ thường thường chúng là như vậy. Chúng ta không nên tìm lý do để bào chữa mà bỏ qua những chướng duyên có ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc tu tập như bần cùng, kỳ thị chủng tộc hay giới tính, đồng tính luyến ái, hay đại loại như vậy, bằng cách ngây thơ cho rằng chướng duyên là bạn lành trên đường tu. Nếu trình bày không khéo léo, những lời bình luận trên chỉ có tính cách bề mặt và có hàm ý mỉa mai. Một trong những khuyết điểm lớn nhất của tư tưởng đạo Phật truyền thống đó là việc không sốt sắng lên án những vụ bạo động có tổ chức, và thường quy những việc này cho nghiệp và khuyên mọi người phải chấp nhận những bất công như là một hành động xứng hợp với luật nghiệp quả. Trong trường hợp của tôi, chỉ vì tôi mang thân người nữ nên khiến cho tôi có lý do muốn khám phá hết những vấn đề liên quan giữa Phật pháp và giới tính từ thấp tới cao. Chướng duyên có công dụng như là một vết thương cắt thẳng vào trái tim, một trở ngại làm yếu đi mục đích của Đại thừa là tận dụng thân người quý giá của tôi để phụng sự cho chúng sinh. Thế nhưng, nhờ nhìn thẳng vào mặt chướng duyên, một cách kiên định và suốt cuộc đời tôi, nên tôi đã chuyển hóa chướng duyên của mình thành một nguồn ơn phước cho chính mình và qua đó tôi đã có thể giúp đỡ những người khác. Nhưng, những việc làm trên sẽ không thể nào thành tựu nếu tôi nghe theo những lời khuyên cho rằng tôi đã hành động quá đáng, rằng không có chuyện gì đâu mà phải ầm ĩ, rằng những điều tôi thấy và nghe đều không hợp tình, hợp lý. Tôi đã may mắn không nghe theo những lời khuyên trên. Tôi biết rằng cố bỏ qua hay đè nén một cái gì đó rành rành sẽ chỉ làm vấn đề thêm sai lạc, như nó thường xảy ra cho những người phụ nữ thiếu lòng tự trọng, tâm trí thiển cận, trầm cảm, và thiếu những thành tựu đáng kể.
Trong giáo pháp Đại Ấn (Mahamudra) thuộc Phật giáo Mật tông, hành giả được hướng dẫn tiếp xúc trực tiếp, sâu thẳm, và trần trụi với những cảm thọ khó chịu, như là chấp thủ, mà không thừa nhận hay chối bỏ nó, do vậy, mà giải thoát được sự trong sáng và năng lượng giác ngộ của nó. Từ ‘tiếp xúc trực tiếp và trần trụi’ có tính quyết định trong những lời dạy này. Lời chỉ dạy không nói gì về việc phản ứng hay hành động đối với cảm xúc đó, và cũng không nói gì về việc làm lơ toàn bộ câu chuyện. Không may, do sợ hành động quá đáng vì xúc động mạnh thường dẫn người ta đến chỗ khuyên nên bỏ qua. Điều này có vẻ an toàn hơn, nhưng chỉ trong giai đoạn ngắn mà thôi!
Sau vài năm đương đầu với những chướng duyên ứng dụng thiền Minh Sát Đại Thủ Ấn (Mahamudra-based vipashyana), tôi đã gặt hái được kết quả không ngờ đó là thuần hóa được cơn thịnh nộ và sáng tỏ được nhiều điều về địa vị độc tôn của nam giới, trong đạo Phật nói riêng và những lĩnh vực khác nói chung. Khi tôi bắt đầu viết về đề tài này trong đầu thập niên 1980, tôi liền nghe rằng có những hành giả nữ rất giận tôi. Tôi nghĩ có thể là vì họ tìm thấy một trong những bài báo tôi viết khi đó về ‘làm sáng tỏ cơn bực giận,’ như là một sự đe dọa đến cơn hờn mát của họ. Cơn giận có thể biến thành hờn mát vì nó cung cấp cái cảm giác hợp tình, hợp lý là: ‘Tôi là người bực mình về sự bất công này!’
Không lâu sau khi tôi xuất bản quyển sách tựa đề Đạo Phật sau Chế Độ Phụ Hệ (Buddhism after Patriarchy) năm 1992, một bạn đồng nghiệp báo cho tôi rằng một người quen biết đã gọi ông ta và nói rằng tôi đã xử dụng nhiều nguồn kinh tạng quen thuộc nhưng với một cái nhìn mới mẻ không ngờ. Ông ta bảo rằng; ‘sự giải thích của bà ta rõ ràng rất chính xác! Tại sao chả có ai trong chúng ta trước đây giải thích như vậy?’ Tôi nghĩ lý do rất đơn giãn: Điều này chưa bao giờ nằm trong sự hiếu kỳ của ông ta vì là một người nam làm sao có thể để tâm đến việc diễn dịch quy ước các kinh tạng theo kiểu nam giới độc quyền! Sự thật rất đau lòng là người duy nhất có thể bẻ khóa giải thoát tiềm năng của một chướng duyên, chính là người đang đối diện chướng duyên đó. Nhưng một chướng duyên, theo định nghĩa, là làm suy yếu và thêm cực kỳ khó khăn cho mọi sự chuyển hóa, thay đổi. Ai cũng biết rằng, vì tự vệ, nên người nào không có quyền lực và đặc ân thường thấy rõ 2 mặt của sự việc. Chúng tôi có thể nhìn thấy từ quan điểm của người không được ưu thế, cũng như những điều mà người nào được đặc quyền, có ưu thế, không thể thấy. Điều này dạy cho chúng ta rằng, trong tất cả mọi lĩnh vực mà chúng ta có được đặc quyền, mình phải biết khiêm cung. Đó là lý do tại sao người da trắng thường không nhìn thấy sự kỳ thị chủng tôc, hay người bình thường không hiểu người đồng tính luyến ái. Và cũng chính lý do đó, các Phật tử phải càng thêm thận trọng về việc loại bỏ vấn đề công bằng xã hôi vì bất hợp lý đối với Phật pháp. Nhưng kiến thức, mà chúng tôi sở hữu được từ cách biết nhìn 2 mặt trái và phải, thật là đau thương và cực kỳ khó chịu, và thấu hiểu được tuệ giác này thật khó khăn và thường bị thất bại do những nổ lực tự hại mình.
Điều này có nghĩa là gì cho những người gặp phải chướng duyên làm thân nữ trong một hệ thống Phật pháp do người nam độc tôn? Trước tiên, thật là hệ trọng khi chúng ta thừa nhận chướng duyên về mặt xã hội, không phải siêu hình. Căn cứ vào lịch sử Phật giáo và điều kiện hiện tại của Phật giáo trên thế giới, cái gì (có tính cách xì-căn-đan) sẽ tạo nên một sự chối bỏ thẳng thừng. Sự thống trị của người nam trong đạo Phật chính thực làm tổn thương các nữ Phật tử, và trong một chừng mực nào đó, làm tổn thương luôn cả các nam Phật tử. Nó cũng là một việc hết sức hổ thẹn cho các Phật tử khi tuyên bố đạo mình là một đạo hợp tình lý, nhân bản, và trên hết, từ bi.
Đây là thời điểm mà phụ nữ chúng tôi cần có sự tôn trọng và hỗ trợ từ phía các pháp huynh nam và họ nên trao cho chúng tôi cả hai thứ trên. Khi mà tuệ giác chúng tôi đau đớn dành được từ cách biết nhìn 2 mặt phải và trái, bị nhóm độc quyền chối bỏ hay không được đếm xỉa đến, thì sự đau khổ của những chướng duyên về sự kỳ thị giới tính càng tăng cao thêm cường độ. Chúng tôi mong chờ các vị giáo thọ và các pháp huynh nam nhận rõ những bằng chứng với tâm trong sáng và thành thật. Chúng tôi cũng mong mỏi và xin các giáo thọ và Phật tử nam đừng nói rằng vì sự giác ngộ vượt quá giới hạn giới tính, nên vị trí độc tôn của người nam trong các lãnh vực Phật học không còn là một vấn đề nghiêm trọng. Những tuyên bố như vậy thường gây ra hiểu lầm đáng tiếc. Hơn nữa, chúng tôi cũng từ chối không làm theo điều mà một số Phật tử bảo chúng tôi rằng sự đối kháng của chúng tôi về địa vị độc tôn và phẩm hạnh cho nữ quyền là dựa trên bản ngã của chúng tôi và rằng, nếu chúng tôi sáng suốt hơn thì nên chấp nhận những điều kiện đã được định đặt trong xã hội. Chưa bao giờ có một nhóm Phật tử có địa vị ưu thế về mặt xã hội lên tiếng về sự bất công trên. Chỉ có những nhóm bị áp bức. Thay vì phải làm theo cái cách lý giải ngược ngạo như vậy, chúng ta có thể quay lại yêu cầu các Phật tử nam ứng dụng lời khuyên của họ cho chính mình, để chứng minh sự giác ngộ về vô ngã của họ bằng cách không lạm dụng đặc quyền của mình.
Ví dụ, một hôm nọ tôi đi Bhutan với thầy tôi, Khandro Rinpoche, và những học trò khác. Chúng tôi đến một chổ linh thiêng do một người bảo vệ nam canh chừng, dù chúng tôi chả quan tâm gì đến chuyện này cả! Nhưng hóa ra tác dụng của người bảo vệ nam là không cho người phụ nữ đi vào chổ tôn nghiêm. Thầy tôi, em gái của bà, và các nữ tu cứ tự nhiên đi đại vào. Bởi vì họ là bậc thầy có uy tín, không ai dám ngăn họ lại. Khi chúng tôi, những học trò, chuẩn bị đi vào bên trong thì bị ngăn lại tức thì và bảo rằng: ‘Không cho phép phụ nữ vào.’ Một vài bạn nam người Tây phương vừa bước vào, vừa vẩy tay chào chúng tôi. Còn chúng tôi, những người nữ, nổi xung thiên. Người nam không chỉ lợi dụng ưu thế của mình mà còn hoàn toàn không hiểu tại sao phụ nữ chúng tôi nổi giận đối với họ cũng như gã bảo vệ cửa. Thầy chúng tôi bèn dẫn chúng tôi đến một nơi biệt lập để nói về biến cố trên. Một người phụ nữ bèn hỏi, ‘Khi chúng con viếng thăm nữ tu viện, có một cái phòng không cho người nam vào phải không?’ Một người đàn ông bạo gan trả lời, ‘phải đó, phòng của đàn bà!’ Một người nam khác hỏi tôi rằng họ nên làm gì trong tình cảnh đó. Anh ta chẳng hiểu nổi khi tôi đáp rằng, ‘Anh lẽ ra không nên vào trong mà nên ở bên ngoài với chúng tôi.’
Bất kể các pháp huynh của chúng tôi sẽ bình tâm chấp nhận những sự thật rõ ràng đã phơi bày hay không, điều hệ trọng là chúng tôi hành xử với tuệ giác về sự thật đó. Chúng ta không nên rơi vào sự cám dổ của ba độc, mà độc hại nhất là vô minh. Chúng tôi chịu nhiều áp lực từ các nam Phật tử và các vị lãnh đạo Phật giáo bởi vì họ đơn giản không ngó ngàng gì đến những tài liệu lịch sử của đạo Phật nói về những thành kiến đối với phụ nữ và địa vị ưu thế của nam giới hiện nay. Phụ nữ được dưỡng nuôi trong nền văn hóa phụ hệ, bất kỳ là phụ nữ Á châu hay Tây phương, đều dạy học cách làm hài lòng và chiều theo các ông. Rốt cuộc, tránh đối đầu với đàn ông còn quan trọng hơn cà việc nhận biết và bảo vệ quyền lợi của chính mình, nhu cầu của mình, và hợp tác với những phụ nữ khác. Đó là lý do tại sao phụ nữ thường dạm nhờ nam giới đề nghị những luật nghi dành cho nữ giới theo dòng truyền thừa của họ, thay vì nhận biết rằng người nữ cũng có khả năng tương tự.
Vô minh thường biến dạng thành sự chối bỏ hay không nhận biết rằng giới tính luôn là đề tài tranh luận trong Phật giáo, rằng sự thực trong kinh Phật nhan nhản những mẩu chuyện và phê bình, hạ thấp hay nhạo báng nữ giới và đề cao địa vị ưu thế của nam giới. Từ lúc Bà di mẫu của Phật, Ma Ha Ba-Xà Ba-Đề (Mahaprajapati), không chấp nhận lời từ nan để thành lập Giáo đoàn Ni, Các vị ni và một vài vị tăng đã từng tích cực ủng hộ những lý tưởng về sự dung hòa giới tính và tính bao dung, không kỳ thị giới tính hay thân nữ nhân. Thật là một điều đáng buồn đến độ không hiểu nổi, khi có người Phật tử chối bỏ truyền thống tuyệt vời đó, và xưa cũ từ thời đức Phật, mà tuyên bố rằng những phong trào đương thời ủng hộ quyền lợi và nhu cầu của nữ Phật tử là ‘ngoại lai’, bắt nguồn từ phong trào bình quyền của phương Tây. Người phụ nữ đã bước một bước dài học cách hòa nhập và chiều theo nam giới; dù phải bỏ qua những di sản và lợi ích, nhu cầu cho bản thân. Đã đến lúc chúng ta không thể làm ngơ đối với cái phần di sản Phật giáo sai lầm và nguy hại này, xem thân nữ là chướng duyên. Nếu ai đó có thể phá vỡ cái khuynh hướng vô minh đối với giáo thuyết về thân nữ, thì họ là đầu tàu phải chịu nhiều đòn sân hận dữ dội. Đạo Phật coi sân hận như là một sự hủy hoại đối với phần tâm linh và nên cần tránh né. Sự chẩn đoán đó rất chính xác. Một trong những điều khó khăn nhất khi đối đầu với chướng duyên này là ý nghĩ sai lầm cho rằng không có gì thay thế cho cơn sân hận đối với sự bất công; rằng nếu mình không nổi giận, thì mình là kẻ không tình cảm. Nếu ai có thực hành thiền tập, sẽ thấy rằng cơn giận thường không tồn tại lâu, và có thể thay thế bằng sự thấu hiểu sáng suốt về nguyên nhân của nó. Nhưng sau khi đã thuần hóa cơn giận, chúng ta không nên quay lại làm ngơ với nguyên nhân gây cơn giận phát sinh, mà nên giải thích rõ ràng và chính xác sự sai lầm của việc nam giới chiếm địa vị độc tôn trong Phật giáo.
Sự liên hệ giữa sân hận và tỉnh giác là một trong những giáo lý bổ ích trong đạo Phật để học cách đương đầu với những chướng duyên này. Một phụ nữ có lần hỏi sư phụ tôi làm sao giải quyết cơn sân hận. Thầy tôi trả lời, ‘sân hận luôn luôn là hành động phí thời gian’. Người hỏi sửng sốt, lầm bầm nói, ‘Nhưng còn cái chuyện mà mình nên tức giận thì sao, như là bị đánh đập chẳng hạn?’ Ngay lập tức thầy tôi đáp, ‘Tôi bảo cho cô biết sân hận là phí thời gian. Tôi đâu có nói là cô phải từ bỏ cái tuệ giác của cô!’ Duy trì tuệ giác là căn bản. Nếu ai đó không thích nghe về kết cục tốt đẹp của tuệ giác và tiếp tục giận mình, đó là vấn đề của họ. Chúng ta không nên đè nén tuệ giác của mình, nhưng nên giải thích hợp lý, không ác ý vì có người không muốn nghe những điều khó chịu. Chúng tôi không muốn giới tính hóa Phật pháp khi nêu lên vấn nạn kỳ thị giới tính và vị trí độc tôn của nam giới, và chứng minh chúng có hại như thế nào. Câu trả lời duy nhất cho sự kết án này là Phật pháp đã bị giới tính hóa từ lâu do những người đầu tiên dựng lên chủ thuyết đạo Phật độc quyền cho người nam. Họ tuyên bố rằng sinh làm thân nữ là bất hạnh và đề nghị giải pháp tốt nhất là nên tái sinh làm thân nam hơn là muốn tạo ra sự bình đẳng trong Phật pháp lúc này.
Có một chiều hướng rất khác để đối đầu với mọi chướng duyên, nhưng đặc biệt là cho chướng duyên có dính líu đến sự bất công. Những người Phật tử sinh ra làm thân nữ thường bị chối bỏ tiềm năng toàn diện của kiếp người quý giá. Điều này không may lẫn không công bằng, nhưng trong kiếp người ai cũng đều dính líu đến một cái gì đó trắc trở, hoặc bị từ chối một việc gì đó quan trọng dù không có lý do rõ rệt. Ai biết cách sống với sự từ nan đó sẽ được xem là người thành công về mặt hành trì. Sau khi, người này đã làm mọi thứ mình có thể để vượt qua chướng duyên đó, dù là không được hoàn toàn mãn nguyện, liệu người này có thể duy trì sự buông xả, tri túc, và hoan hỉ, tránh được sự than thở và tự thương hại mình hay không? Làm được như vậy không phải dễ, nhưng đây chính là lợi ích lớn lao nhất nhờ biết hành trì. Nếu có người biết sống mãn nguyện trước những chướng duyên thử thách, người này hiểu rằng sự an lạc của mình không phải do điều kiện, cũng như không phải chỉ do những hoàn cảnh may mắn mà thôi. Sự thành tựu này mang đến niềm hạnh phúc và bình an rộng lớn. Chắc chắn đây chính là lời dạy của các vị đạo sư khi họ nói rằng chướng duyên chính là ơn phước về lâu, về dài.
Một điểm cuối cùng xin được nhấn mạnh. Vài chướng duyên, như kỳ thị giới tính và chủng tộc, nghèo khổ, đồng tính luyến ái, không hòa đồng tôn giáo, hủy diệt sinh môi, và chủ nghĩa dân tộc không thể nào tránh được trong kiếp làm người, nhưng nguyên nhân gây ra là do ba độc tham, sân, si của con người. Vì vậy, chúng ta có thể vượt qua được. Để thích ứng với chướng duyên sinh ra làm thân người là đã đủ khó khăn rồi. Vì có một số người thích ứng được với những chướng duyên do xã hội gây ra; không có nghĩa là cách biện hộ cho một ai đó đề cao và trục lợi từ những chướng duyên này. Các vị Phật tử, đặc biệt là các thầy giáo thọ, không nên bao giờ cho rằng vì có một vài người biết cách sống với những chướng duyên do xã hội gây ra, nên những việc làm như vậy được cho phép để các lãnh đạo Phật giáo, hay các tổ chức Phật giáo tiếp tục làm. Đó là sự xuyên tạc và bóp méo lời dạy hữu ích và khích lệ của Phật vì cho rằng chúng ta cảm kích những chướng duyên như vậy, như là một ân phước lành trên đường tu.
*Vài dòng về tác giả:
Bà Rita M. Gross là tác giả nhiều sách về Phật học, thầy giáo thọ, và giáo sư danh dự nghành tôn giáo tỷ giảo. Những tác phẩm nổi danh của bà là Đạo Phật Sau Thời Kỳ Phụ Hệ: Lịch sử Về Quyền Giới Tính, Phân Tích, và Tái Cấu Trúc Đạo Phật , và Vòng Hoa Chiến Thắng Cho Tư Tưởng Bình Quyền: 40 năm Khám Phá Tôn Giáo.
Nguồn Anh ngữ:
The Man-Made Obstacle – Distinguishing between problems of human birth and problem of human making, by Rita M. Gross, published by Tricycle Magazine Online, June 8, 2014.
Tháng 7, 2014
Thiện Ý chuyển ngữ
A Di Đà Phật
Cảm ơn sự giải đáp của 2 vị Mai Ly và Nguyễn Thành Châu Quang, M sẽ đọc kỹ hơn về những “chướng duyên” của người Nữ. M xin cảm ơn rất nhiều.
Con xin chia sẻ cùng Cô Mỹ Diệp: Ba Mẹ của con có cháu Nội và Ngoại cũng đã nhiều, mà đa số cứ là con Trai. Bản thân em gái con thì từ nhỏ đã mê bé Gái nhiều nên bây giờ chính bản thân em con có con thì cứ hy vọng là con Gái nhiều lắm.
Em con thích con Gái hơn vì nghĩ con Gái dễ thương hơn, không tinh nghịch nhiều, gần gũi với Mẹ hơn, nhẹ lo hơn… hiện tại em con nghĩ có lẻ sau này khó có thể lấy chồng, chỉ sanh lần này nên mong muốn có được một đứa con như đã từng mong muốn.
Có thể bây giờ em con chưa thông được, con hy vọng thời gian từ từ sẽ giúp em ấy cảm nhận và thích con Trai hơn, giống như em ấy cũng biết nghĩ là “sau này con Trai có cưới vợ cũng sẽ ở gần Mẹ chứ không đi xa như con Gái”
Nam mô A Di Đà Phật
A Di Đà Phật
Lỗi Lầm thân mến!
Chúng ta gặp nhau ở đây hẳn là có duyên, MD cùng các đạo hữu lại nhận được sự tin tưởng để LL chia sẻ nhiều điều, nhiều tâm tư như vậy giữa chúng ta có nhơn duyên rất lớn- MD vô cùng trân trọng điều đó. Nhân nhơn duyên này MD muốn LL có thể cùng tu học pháp môn niệm Phật một đời liễu thoát sanh tử, MD biết nói ra lời này thật đường đột nhưng không hiểu sao MD có một sự tin tưởng ở LL đến thế nữa. Thôi thì lời này xem như là tâm tư của MD gửi đến LL vậy.
Nam Mô A Di Đà Phật
A Di Đà Phật
Kính gửi Cô Mỹ Diệp, sự mong muốn của Cô thật sự đã làm cho con cảm động, con may mắn một lần tình cờ mà tìm được trang này, nhất là khi đã gặp được Cô. Nay nhờ “tâm tư” của Cô, con rất mong Cô có thể giúp con có thêm động lực để bước tiếp trên con đường tu học này.
Con cũng nhận thấy bản thân có chút duyên lành với Phật pháp nhưng do nghiệp chướng sâu dày từ vô lượng kiếp đến nay nên con đã gặp phải không ít chướng ngại, con muốn được ăn Chay cũng là một vấn đề. Con đang cố gắng nhiều để hạn chế phạm vào 5 giới cấm của nhà Phật nhưng cũng gặp phải cảnh nghịch duyên, một phần do con ở xa Vn, không được đi đến chùa, cũng không được nhận lễ “thực hành theo 5 giới cấm”, những khi nghĩ cách đi làm kiếm tiền để lo cho Cha Mẹ… thì có nhiều khi con cũng xao lãng chuyện niệm Phật nhưng mong muốn được vãng sanh chính là ước muốn to lớn nhất trong kiếp này của con. Con mong có thể được Cô chỉ dẫn nhiều hơn để con có thể tu học tinh tấn hơn để trước hết là thoát đau khổ cho bản thân, tiếp theo là độ được cho người thân và những chúng sanh nào cần đến mình.
Địa chỉ email của con là : [email protected]
Con cũng mong nhận được email của Cô để những khi cần sự chỉ dẫn từ Cô mà không gặp được, con có thể liên lạc bằng e mail ạ.
Con xin cảm ơn nhiều
Nam Mô A Di Đà Phật
A Di Đà Phật
Lỗi Lầm thân mến!
MD lại hồi đáp chậm nữa rồi. Định là sẽ gửi qua email cho LL, nhưng nghĩ rằng những thắc mắc trong sự tu học thì nên viết trên Trang để các đồng học cùng nhau tháo gỡ, cũng như những phúc đáp có khi được nhiều người đọc đến, có sự lợi ích. Vì vậy nếu là tâm tư riêng cần chia sẻ thì LL cứ mail cho MD ([email protected]), còn như những nghi vấn về Phật pháp thì chúng ta cứ phúc đáp qua Trang LL nhé!
Mỗi người đều có một cơ duyên để đến với Phật pháp theo mỗi hoàn cảnh khác nhau. Nhưng đa phần đều thức tỉnh mà tìm đến Phật khi rơi vào cảnh khổ cùng cực. Bản thân MD từng chia sẻ rất nhiều lần trên diễn đàn này về cơ duyên để tìm đến với pháp môn niệm Phật. Giờ đây ngẫm lại, MD nghĩ rằng nếu gia đình mình không rơi vào hoàn cảnh khốn khổ tột bậc như vậy liệu mình có biết giác ngộ không?! Lúc ấy giữa bế tắc của vòng quây nghiệp lực MD đã gặp được cuốn Lá Thư Tịnh Độ của Ấn Quang Đại Sư, MD đã bừng tỉnh và bắt đầu ngay việc tu hành giải thoát bằng pháp trì danh niệm Phật mà không tham cứu Kinh luận nào cả. Vì mỗi người mỗi căn cơ khác nhau nên xây dựng nền tảng cho sự tu học sẽ không giống nhau. Do đó nếu có ai hỏi rằng: tu Tịnh độ nên bắt đầu từ đâu? Thì thật khó trả lời rồi. Pháp môn niệm Phật là pháp môn khó tin, người không có căn lành thì không thể nào tin được, còn người đã tin ưa rồi thì hãy nên bắt tay vào tu hành ngay kẻo trễ, trong quá trình niệm Phật tu hành ắc A Di Đà Phật sẽ gia bị để chúng ta đọc được thêm những kinh- sách nhằm củng cố tín- nguyện. Cái này đích thực là A Di Đà Phật gia bị, nên đủ duyên thì đọc thêm Kinh sách, bằng không thì niệm A Di Đà Phật một lòng cầu vãng sanh. Hòa Thượng Tịnh Không dạy rằng: việc của chúng ta là niệm Phật tu hành, còn lại hết thảy cứ để A Di Đà Phật lo liệu. MD ngẫm thấy đúng LL ạ, nhiều khi lên Trang đọc phúc đáp muốn hồi âm lắm mà nghĩ mãi không viết được gì, thế rồi nghĩ đến A Di Đà Phật, niệm A Di Đà Phật thì bỗng dưng các ý trong đầu hiện ra và mới viết được. Chỉ có việc nhỏ này mà Từ phụ còn lo cho nữa thì huống gì việc niệm Phật cầu vãng sanh, thật sự chúng ta có tâm muốn niệm Phật cầu vãng sanh, Di Đà Từ phụ sẽ chỉ lối.
MD không ngờ LL đã có ước muốn được vãng sanh, từ giờ trên con thuyền nguyện lực lại có thêm người nữa ? Vậy thì LL hãy bắt tay vào việc niệm Phật ngay đi, điều quan trọng không phải là phải có nhiều thời gian mới niệm Phật được mà quan trọng là việc niệm Phật phải chắc chắn, bền lâu. Có rất nhiều người mỗi ngày chỉ niệm 10 câu Phật mà được thành tựu, 10 câu này tuy ít nhưng không gián đoạn và không xen tạp. Còn chúng ta tuy niệm nhiều nhưng bị xen tạp bởi vọng tưởng, phiền não.
MD hiểu nỗi lòng của một người con muốn giúp đỡ cha mẹ có cuộc sống sung túc hơn, tuy nhiên hiếu dưỡng không bằng hiếu đạo, vả lại mỗi người mỗi phước báo riêng, chúng ta muốn vậy nhưng nếu trong mạng cha mẹ không có phước tiền tài thì không cách chi là giúp đỡ được. Hiểu và chấp nhận nhân quả thì sẽ không cầu chi cả, cái gì thuộc về chúng ta có tránh cũng không được, còn những gì vốn không thuộc về có cưỡng cầu chỉ sanh thêm phiền não. Mong rằng LL có thể hiểu và tự gỡ “khúc rối” cho mình.
Nếu có thời gian chia sẻ, MD mong nhận được hồi âm từ LL qua Trang hay qua mail.
Nam Mô A Di Đà Phật
Các quý thầy ơi, khi đọc kinh Địa Tạng Bồ Tát Bổn Nguyện, con để ý thấy ngài Địa Tạng Vương Bồ Tát có khai thị một đoạn như thế này (Kinh Địa Tạng Bồ Tát Bổn Nguyện – Phẩm Thứ Ba: Quán Chúng Sanh Nghiệp Duyên):
(…)
2) Bồ Tát Lược Thuật – Bây giờ, Ngài Địa-Tạng Bồ Tát thưa Thánh-Mẫu rằng: ‘Danh hiệu của những tội báo trong cõi Nam-Diêm-Phù-Đề như dưới đây:
Bây giờ, Ngài Ðịa Tạng Bồ tát thưa Thánh Mẫu rằng: “Danh hiệu của những tội báo trong cõi Nam Diêm Phù Ðề như dưới đây:
Như có chúng sinh chẳng hiếu thảo với cha mẹ, cho đến giết hại cha mẹ, kẻ đó phải đọa vào Vô Gián địa ngục mãi đến nghìn muôn ức kiếp không lúc nào mong ra khỏi được.
Như có chúng sinh nào có lòng ác, làm than Phật bị thương chảy máu, khinh chê ngôi Tam
Bảo, chẳng kính Kinh điển, cũng phải đọa vào Vô Gián địa ngục, trong nghìn muôn ức kiếp không khi nào ra khỏi được.
Hoặc có chúng sinh xâm tổn của thường trụ, ô phạm Tăng, Ni, hoặc tứ tình làm sự dâm loạn trong chốn chùa chiền, hoặc giết hoặc hại… Những chúng sinh đó phải đọa vào Vô Gián địa ngục, trong nghìn muôn ức kiếp không lúc nào mong ra khỏi được.
Như có chúng sinh giả làm Thầy Sa Môn kỳ thật tâm chẳng phải Sa Môn, lạm dụng của thường trụ, trái phạm giới luật, gạt gẫm hàng bạch y, tạo nhiều điều tội ác. Hạng người như thế phải đọa vào Vô Gián địa ngục, trong nghìn muôn ức kiếp không lúc nào mong ra khỏi được.
Hoặc có chúng sinh trộm cắp những tài vật lúa gạo, đồ ăn uống y phục, v.v… của thường trụ, cho đến không cho mà lấy một vật, kẻ đó phải đọa vào Vô Gián địa ngục trong nghìn muôn ức kiếp không lúc nào mong ra khỏi được.
_____________________________________________________________
Các quý thầy ơi, con thắc mắc ngài Địa Tạng Vương Bồ Tát có nói đến cõi Nam-Diêm-Phù-Đề, nghĩa là sao ạ?
Con rất mong được các quý thầy khai thị, con xin cảm tạ ạ…!
Quanh núi Tu Di, có 4 bộ châu, Đông Tây Nam Bắc, và chúng ta thuộc về phía Nam, cõi khổ nhất trong 4 bộ châu.
Nam diêm phù đề cũng gọi là Nam thiệm bộ châu , chính là cõi Ta Bà chúng ta đang ở đây. Địa Tạng Bồ Tát nói về Nam diêm phù đề là đang nói về cảnh giới chúng ta đang sống đây, và những tội báo chúng sanh gây tạo trong cõi này.
ADi Đà Phật
Cách đây 5 năm con có bị sẩy thai sau đó có chôn cất bé. do không biết làm lễ cầu siêu cho bé nên mãi đến năm nay con mới gửi bé vào đền làm lễ cầu siêu cho bé . được biết khi mình bị mất bé trong vòng 49 ngày làm lễ cầu siêu bé mới đc siêu thoát. nhưng lúc đó con cũng không biết được ý nghĩa của việc cầu siêu nên giờ con muốn hỏi bây giờ con muốn tụng kinh niệm phật hồi hướng cho bé thì bé còn nhận được nữa k ak . con làm lễ cầu siêu trong đền thờ thánh có thể tụng kinh địa tạng siêu thoat cho bé không ak.
A Di Đà Phật
Chào bạn Hồng Thiết!
Việc niệm Phật, tụng Kinh nói riêng và làm phước lợi nói chung hồi hướng cho người quá vãng thì không bao giờ là muộn cho dù họ đã tái sanh vào con đường nào đi chăng nữa. Nếu họ đang ở ác đạo nhờ công đức hồi hướng mà mau thoát khỏi, còn như họ đang ở cõi trời, cõi người thì cũng nương công đức ấy mà phước trời, phước người thêm lớn.
Chỉ có điều trong vòng 49 ngày sau khi mất, nếu sớm biết mà làm các việc công đức hồi hướng cho người mất thì họ sẽ mau siêu sanh vì khoảng thời gian 49 ngày các vong linh đang bị luận tội ở địa ngục.
Về việc làm lễ cầu siêu bạn nên đến chùa thỉnh Sư thầy làm lễ siêu độ. Còn việc tụng Kinh, niệm Phật cho con bạn cứ hành ngay tại nhà, dưới bàn thờ Phật.
Nam Mô A Di Đà Phật
Mình đã từng sát sinh rất nhiều. may mà có cơ duyên được biết đến kinh Địa tạng và mình đã đọc và hiểu được 1 chút ý nghĩa cao quý của Kinh này. nếu ai cần Kinh này thì liên hệ với mình. mình sẽ gửi cho nhé
Mậu: 0915116885
A di đà Phật
Mong mọi người đều cố gắng đọc tụng kinh Địa tạng sẽ thấy lợi lạc rất nhiều
Mình đã không biết trang này sớm hon.mình hận mình đã bỏ mất con
A Di Đà Phật
Kính gửi Cô Mỹ Diệp, Chú Tâm Từ, Cô Nguyễn Thị Lựu
Vì vui mừng và cũng nhờ sự động viên, chỉ dẫn của các Cô-Chú mà em con đã giữ lại được đứa con và cách đây 2 ngày em con đã sanh bé ra đời, một bé Trai kháu khỉnh, dễ thương và đều nhận được sự yêu thương của người thân, em con cũng vô cùng hạnh phúc khi nhìn thấy đứa con của mình, đúng là nhờ có Phật pháp đã giúp chúng con hướng tới cái thiện và giờ đây hưởng được niềm vui. Có đôi khi con và em gái cũng nghĩ: may mà lúc trước đã quyết định đúng đắn, nếu không giờ này đã không thể có được đứa con, đứa cháu này rồi. Chúng con cũng không quên sự tận tâm một lòng muốn giúp đỡ của các Cô-Chú, con và em gái cảm ơn nhiều lắm ạ.
Nam mô A Di Đà Phật
A Di Đà Phật
Lỗi Lầm thân mến!
Vậy là quá tốt rồi- một cái kết mà tất cả chúng ta đã mong đợi phải không? Giờ chỉ mong sao cho cháu bé bình an, khỏe mạnh, là người có thiện căn; và muốn được như vậy Lỗi Lầm thường khuyên em gái niệm Phật cho con nhé! Thời đại này muốn dạy dỗ con nên người là việc rất khó, quả thực với MD- nếu không dụng Phật pháp- chắc cũng không biết làm thế nào để con nên người được.
Về phần Lỗi Lầm chắc là bận bịu lắm?! Năm mới đến rồi, xoay qua xoay lại công phu niệm Phật chưa đến đâu, nhưng cái chết mỗi năm mỗi năm đều đến gần hơn với mình…
Nam Mô A Di Đà Phật
A Di Đà Phật
Cô Mỹ Diệp kính mến
Trước đây khi mọi chuyện chưa chắc chắn, con không dám nghĩ là mọi chuyện được như hôm nay. Điều quan trọng nhất cũng là lo cho sức khoẻ của Mẹ con vì Mẹ vốn là người khó ngủ, lại hay suy nghĩ, lo cho con…một khi thiếu ngủ thì rất dễ dàng bị huyết áp lên cao và rồi sẽ nhập viện. Vậy mà những ngày qua khi em con sanh, Mẹ đã túc trực ở bịnh viện từ ngày đi đến ngày về (em con mới về hôm qua, vì sanh mổ nên ở đến 6 ngày) ngủ không được bao nhiêu nhưng đáng mừng là Mẹ con đã không bị bịnh. Vì những chuyện đã qua, cũng như những thiếu thốn và mất mát, con nghĩ đứa cháu này sẽ được Mẹ con yêu thương nhiều nhất trong những đứa cháu và chắc hẳn ai trong gia đình cũng vậy. Con và em gái cũng đã suy nghĩ cần phải dạy dỗ nghiêm khắc một chút để cho đứa bé thành người và hy vọng chúng con có thể làm được.
Nam mô A Di Đà Phật
Nam mô a di đà phật.
Cách đây 1 thời gian vì Lý do cá nhân nên con đã bỏ đi giọt máu của mình,con cảm thấy rất ân hận cho việc làm của mình và mong muốn sửa sai, con muốn tụng kinh cầu siêu cho thai nhi của mình nhưng con k biết bắt đầu từ đâu,mong mọi người chỉ giúp con với ạ.
KINH NGHIỆM CẦU SIÊU VONG THAI NHI
Tôi tên Vân Phong. Năm 2001, con gái tôi không cẩn thận bị dính thai lần hai, nó gọi điện tối hỏi phải làm sao? Tôi bảo: Phá thai là tội sát nghiêm trọng, vì vậy nếu con đã mang thai rồi thì phải sinh ra, tuyệt đối không được phá!
Ái nữ tôi đã có con trai 7 tuổi, nên rất muốn có thêm một bé gái nữa, nó cảm thấy lần mang thai này phản ứng không giống lần trước, nên cho rằng rất có thể là con gái, liền thuận theo ý kiến của tôi.
Nào ngờ ba tháng sau, khi y viện chẩn khám thì phát hiện thai nhi không có nhịp tim và đã ngưng tăng trưởng cả tuần nay rồi. Do vậy mà bác sĩ đề nghị làm phẫu thuật lấy ra, thế là con tôi đồng ý.
Sau khi học Phật rồi, hiểu rõ người chết còn mang thân trung ấm trong vòng 49 ngày là rất quan trọng, vậy nên suốt thời gian này, nếu vong linh được thân quyến tụng kinh niệm Phật, siêu độ cho thì sẽ rất có hiệu quả, thu được lợi ích, vì qua 49 ngày họ sẽ nương vào lực hỗ trợ tạo thêm của thân nhân mà được đầu sinh vào cảnh tốt lành.
Do vậy, sau khi biết con gái bất đắc dĩ phải bỏ thai rồi, tôi quyết định dốc sức vì vong thai bé bỏng bất hạnh, tụng 7 bộ Kinh Địa Tạng cầu siêu cho cháu.
Tôi nghĩ đứa bé này khi nhập thai đã hành mẹ ngót ba tháng ròng rồi mới đi, xem ra rõ ràng là oan gia trái chủ tìm đến báo oán, do vậy việc tụng kinh của tôi có thể giúp hai bên tháo gỡ oan kết và cũng giúp con gái tôi được bình an vô sự.
Vì lo cho con gái chẳng khéo tự chăm sóc mình, nếu như không nghỉ dưỡng tốt thì rất dễ sinh bệnh, nên từ Nam Kinh tôi vội vàng mua vé đến Bắc Kinh để chăm sóc cho con gái và tụng kinh siêu độ cho cháu luôn.
Do vé xe khó mua mà tôi lại cần đi gấp, nên phải dùng vé chợ đen. Tôi tới nhà con gái vào chiều hôm sau, dùng cơm tối xong thì đã mệt đuối, bèn nhủ thầm với vong thai:
Cháu à, hôm nay ta mệt quá, thôi thì sáng mai, bà sẽ bắt đầu tụng kinh cho cháu nhé.
Nhưng mới hơn 4 giờ sáng, tôi đã bị thằng rể vào phòng đánh thức, nói:
Mẹ hãy vào ngủ với bé Tài, Ngọc Hân (là tên con gái tôi) đau bụng dữ dội suốt cả đêm qua, giờ con phải chở vợ đến bệnh viện khám…
Tôi nhìn đồng hồ thấy đã gần 5 giờ, bèn vội đi khai Kinh Địa Tạng, tụng bộ đầu tiên.
Con gái tôi đến bệnh viện khám thì thấy không có vấn đề gì, bèn quay về nhà nằm nghỉ thông tiện xong thì hết đau.
Sau này các bạn đạo của tôi phân tích, diễn giải rằng: Có thể do tôi phát nguyện tụng Kinh siêu độ cho cháu bé, nên cháu làm vậy để cảnh tỉnh tôi tụng sớm cho cháu.
Do tôi vừa trải qua chuyến đi đường dài khá mệt, hằng ngày phải lo đảm trách việc bếp núc, chăm sóc con gái và tụng Kinh cầu siêu cho cháu nên rất bận. Buổi trưa nghỉ ngơi chút thì tôi tranh thủ tụng Kinh Địa Tạng. Nấu cơm chiều xong thì lo khóa công phu tối và niệm Phật một tiếng.
Lúc này tôi đã 67 tuổi, tuy cảm thấy rất mệt, nhưng trong lòng luôn vững tin, vì nghĩ rằng mình đang làm việc cần làm của một đệ tử Phật.
Mấy ngày này hễ tụng khóa tối xong, do quá mệt nên tôi vừa nằm xuống là ngủ ngay, không chút mộng mị.
Nhưng một đêm nọ, tôi thấy một điềm mộng lạ và sau khi thức dậy vẫn còn nhớ rất rõ ràng: Tôi mơ thấy cách vách có hai tiếng người nói chuyện với nhau, một vị nói:
– Hãy quán sát xem vong này sẽ sinh về đâu? Cõi người hay cõi trời?
Vị kia đáp: Theo ta thấy thì vong này sẽ sinh về cõi trời!
Nghe đến đây thì tôi giật mình tỉnh giấc, lòng rất ngạc nhiên.
Bao đêm rồi tôi không hề nằm mộng, hơn nữa từ lúc học Phật đến nay, tôi chưa hề mơ thấy giấc mộng nào có nội dung lạ như thế.
Tôi sực nhớ ra trong Kinh Địa Tạng có nói: Nếu thân quyến tụng xong đủ số, vong linh ắt được giải thoát. Vậy có phải là tôi đã tụng kinh đủ 7 biến rồi chăng?
Do mấy ngày này tôi bận rộn đến tối tăm mặt mày nên cũng không lưu tâm tính đếm số biến kinh đã tụng. Bây giờ tôi mới bắt đầu nhẩm tính: “Chiều thứ tư tôi đến Bắc Kinh, sáng thứ năm thì bắt đầu tụng, vậy tối hôm qua là thứ tư, cũng vừa xong bảy bộ”…
Trong lòng tôi rất mừng, không phải vì từ khi học Phật đến nay, lần đầu được thấy mộng có nội dung đặc biệt, mà bởi vì giấc mộng này cho tôi hiểu rõ rằng: Mình đã tụng kinh cầu siêu cho cháu ngoại thành công, chứng minh rằng lời chư Phật, Bồ Tát chẳng hề hư dối. Tôi càng thấm thía sâu sắc câu: Lời chư Phật, Bồ tát là chân ngữ, thật ngữ, bất dối… (trong Kinh Kim Cang có đoạn : “… Như Lai là bậc nói lời chân chánh, lời chắc thiệt, lời không phỉnh phờ, lời không sai khác”)
Giấc mộng này tôi thấy rất rõ, và có ấn tượng sâu sắc, tôi thầm tri ân chư Phật, Bồ tát đã điểm hóa, khiến tôi đối với việc học Phật càng tăng thêm lòng tin kiên cố.
Tôi lập tức rời giường đến trước chư Phật, Bồ tát… chí thành lễ lạy và niệm một ngàn danh hiệu Bồ tát Địa Tạng để bày tỏ lòng tri ân vô cùng vô tận.
Hôm sau tôi nghĩ: “ Việc siêu độ đã hoàn tất mỹ mãn, sức khỏe con gái cũng đã hồi phục tốt”, nên tôi cho phép mình được thư thả, có quyền hưởng nhàn, giải trí đôi chút, bù lại những ngày nhọc mệt đã qua…
Vừa vặn tối đó truyền hình cho chiếu bộ phim trinh thám mà tôi rất thích (do tôi học Phật chưa đủ thâm nhập nên chưa kháng lại sức cám dỗ của truyện phim).
Tối đến, khi tôi đang ngồi xem phim một mình trong phòng, thì bỗng nghe tiếng động vang lên ngoài cửa, xin giải thích: Nắm cửa nhà con gái tôi là vạch ngang chứ không phải hình tròn, mỗi khi ta nắm xoay thì nó sẽ chuyển từ hình ngang thành dọc, tôi chăm chú nhìn nắm cửa đang xoay và biến đổi từ hình ngang sang dọc rất rõ nên cứ đinh ninh nghĩ rằng bé Tài muốn vào chơi với tôi. Nhưng đợi một lúc lâu và vẫn không thấy cháu vào, tôi nhủ thầm: “ Cháu không vào quấy phá làm ồn thì cũng tốt , xem như tôi được an ổn xem phim”…
Nhưng đúng lúc phim vừa kết thúc, thì tôi chợt nghe ngoài cửa vang lên tiếng gọi: “Bà ơi!”
Tôi khen thầm: Thằng bé này ngoan quá, đợi tôi xem phim xong rồi mới đòi vào chơi, bèn lên tiếng:
– Cháu Tài hả, vào đây chơi với ngoại nào!
Nhưng không thấy tiếng hồi đáp, cũng không nghe bên ngoài có động tĩnh gì.
Tôi liền bước tới mở cửa, nhìn quanh thì thấy bên ngoài chẳng có ai.
Tôi liền gọi: “Tài ơi!”
Con gái tôi đang nằm ở phòng kế bên, vội lên tiếng:
Bé Tài ở dưới lầu chơi từ lâu rồi mẹ à
Tôi hỏi:
– Thế chẳng phải hai mươi phút trước nó có đến mở cửa phòng mẹ hay sao?
Nó xuống dưới chơi nãy giờ hơn cả tiếng rồi, đâu có ở đây.
Vậy thì là con hay đứa nào đã đến xoay cửa nơi phòng mẹ?
Ngọc Hân đáp:
Tụi con cũng muốn để mẹ được an tĩnh xem phim, đâu ai qua đó quấy rầy mẹ làm gì!
Tôi bảo:
– Không đúng, quả thực hồi nãy có ai đến xoay tay nắm nơi cửa làm nó chuyển động, hơn nữa mẹ còn nghe rõ ràng tiếng gọi “Bà ơi” mà!
Lúc này, tôi đột nhiên nhớ ra: Trong “kinh Bách Nghiệp” có một đoạn kể rằng: Chư thiên mới sinh có nguyên tắc là: Họ sẽ lập tức làm ngay ba điều:
1. Xem mình từ đâu đến?
2. Nhờ nhân duyên gì mà sinh thiên ?
3. Sẽ đi đến đó cảm tạ.
Tôi lập tức hiểu ra: Đây nhất định là vong thai đã sinh thiên rồi và quay xuống cảm tạ tôi, bởi vì nếu như cháu được thuận lợi sinh ra thì cũng sẽ kêu tôi bằng ‘bà’.
Bản thân tôi vốn là một người lý trí, từ khi học Phật đến nay, tôi không hề có bất kì ảo giác nào, hơn nữa những việc này phát sinh sau khi tôi đã tụng Kinh cầu siêu hoàn mãn, và vào lúc tôi hoàn toàn nghỉ ngơi thư thái thì tuyệt đối không thể đổ cho là do ảo giác hay giải thích theo các kiểu tương tự thế.
Tôi bỗng nhớ đến giấc mộng hôm trước và trong lòng tôi thầm chấn động cả kinh, càng thấm thía lời chư Phật, Bồ tát quả vô cùng chân thực không hư dối và tôi chợt nhận ra: Công đức của Kinh Địa Tạng thật vi diệu khôn lường.
Hồi mới học Phật, khi đọc Kinh Địa Tạng tôi chỉ nghĩ là chư Phật, Bồ tát do vì muốn dạy người ngưng ác hướng thiện nên mới thuyết như vậy thôi, nên đối với những lời trong kinh tôi chưa hoàn toàn tin hẳn. Ngay cả khi đọc Kinh Bách Nghiệp, tôi cũng thấy những chuyện kể trong đây sao mà giống như thần thoại.
Thế nhưng sau khi trải qua những việc lần này (và các sự tình khác nữa), tôi đã cảm nhận sâu sắc rằng: Dù kinh Phật có khiến người ta cảm thấy quá kỳ bí, cao xa, khó hiểu , khó nghĩ lường, nhưng những điều chư Phật, Bồ tát đã nói ra quả là rất chân thật, không dối… Chỉ cần chúng ta có tín tâm kiên cố, chịu hành trì trung thực đúng như Phật dạy, thì sẽ thể nghiệm được Phật tính sẵn có nơi mỗi người.
Từ đó, tôi đối với Bồ tát Địa Tạng sinh lòng tri ân sâu nặng: Bất kể đi đâu, đến đâu, hễ nhìn thấy tượng Ngài là tôi chí thành lễ bái. Bởi vì Bồ tát Địa Tạng đã giúp tôi tín tâm học Phật, chính nhờ công đức chân thực của Bồ tát và Kinh Địa Tạng… đã dìu dắt, giúp tôi kiên định bước đi trên con đường trí tuệ giác ngộ của Phật.
Hôm nay là ngày vía Bồ tát Địa Tạng, để báo đáp thâm ân vô tận của ngài, tối qua tôi đã viết ra bài văn này, xin đem một phần kinh nghiệm tự thân đã nếm trải qua, trân trọng chia sẻ cùng mọi người, hi vọng quý vị có thể thâm tín nhân quả, tin sâu lời Phật: Không sát sinh, không phá thai… Thành tâm sám hối tất cả nghiệp đã tạo trong quá khứ. Xin hãy vì những chúng sinh mình từng làm hại trong quá khứ, mà tụng kinh siêu độ, cầu họ sinh cõi lành gặp Phật pháp tu hành đồng chứng Bồ đề.
Vân Phong
con xin chào các thầy
con đã tạo nghiệp chướng ,con đã bỏ đứa con đầu của con đi ạ
con đã rất ăn năn và hối hận vì những việc thiếu suy nghĩ .
hiện tại con muốn siêu thoát cho thai nhi bằng những việc làm tốt của con để giúp thai nhi bớt oán hận con ạ ,con có tìm hiểu việc tụng kinh Địa Tạng trong 49 ngày để hồi hướng cho thai nhi
con muốn hỏi các thầy một số câu hỏi liên quan đến việc tụng kinh Địa Tạng Bồ Tát Bổn Nguyện ạ
thầy cho con hỏi là một bộ kinh địa tạng có 3 quyển
quyển thượng
quyển trung
quyển hạ
vậy con cần đọc cả 3 quyển hay con sẽ chỉ cần đọc một số phần trong từng quyển ạ
con cám ơn thầy đã giúp đỡ con
con chúc các thầy mạnh khỏe để giúp đỡ chúng sinh ạ
Trường hợp của bạn không phải chỉ là 49 ngày mà BẠN PHẢI SÁM HỐI BẰNG CÁCH CẢ PHẦN ĐỜI CÒN LẠI ĂN CHAY, TỤNG KINH NIỆM PHẬT, NIỆM QUÁN ÂM, LỄ LẠY MỔI NGÀY…LÀM TẤT CẢ VIỆC LÀNH
BÊN CẠNH ĐÓ HÃY NHỜ VỊ CAO TĂNG THẠC ĐỨC ĐẶT PHÁP DANH VÀ CẦU SIÊU HỒI HƯỚNG EM BÉ VÃNG SANH CỰC LẠC THÌ MỚI MONG GIẢI ĐƯỢC NỔI OÁN HẬN SÂU ĐẬM NÀY
BẠN NÊN NHỚ KỸ SIÊU ĐỘ THAI NHI KHÔNG PHẢI AI CŨNG LÀM ĐƯỢC ĐÂU
A Di Đà Phật
Thân chào bạn!
Một quyển Kinh Địa Tạng Bổn Nguyện có ba quyển Thượng- quyển Trung- quyển Hạ; nếu thời gian cho phép thì mỗi ngày bạn tụng một bộ, còn gọi là một biến, nghĩa là tụng từ đầu cho đến cuối, không bỏ sót phần nào cả; còn nếu thời gian không cho phép thì mỗi ngày tụng một Quyển, nghĩa là chia một Bộ thành ba lần đọc tụng.
trong quá trình đọc tụng Kinh Địa Tạng sám hối bạn cần phải thiết thực hành trì sám hối, chẳng phải miệng đọc Kinh đã là sám hối. Trước hết bạn cần phải nguyện từ nay về sau không tạo nghiệp phá thai nữa (bản thân không phá thai, không đồng tình người khác phá thai). kế nữa bạn nên ăn chay, không ăn ngũ vị tân, nếu việc ăn chay quá bất tiện thì bạn phải hạn chế đến mức tối thiểu lượng thịt trong bữa ăn của mình. Đồng thời, bạn phải đoạn ác tu thiện, thấy việc ác dù nhỏ cũng lánh xa, việc lành dù nhỏ cũng siêng năng làm. Bạn nên phóng sanh, hùn phước in ấn Kinh sách hồi hướng cho vong nhi. khi đọc tụng Kinh phải dùng tâm chân thành, nếu đọc qua loa, ắc không cảm ứng được thai nhi buông bỏ sự oán hận mà nương về đường lành để được giải thoát. Ngoài ra, mọi thời mọi lúc bạn niệm thánh hiệu A Di Đà Phật, nguyện cho con đồng niệm theo để được Phật tiếp dẫn về Tây Phương Cực Lạc. Tốt nhất bạn tạo thói quen niệm Phật bằng cách mỗi sáng thức dậy niệm 10 câu A Di Đà Phật, buổi tối trước khi đi ngủ cũng niệm 10 câu A Di Đà Phật.
Chúc việc sám hối của bạn được như nguyện!
A Di Đà Phật
Con xin chào các thầy ạ. Con trước đây có bỏ thai 3 lần ạ con rất ân hận và cũng có hối lỗi xin lỗi các bé . Và có đặt thờ bát nhang cho 2 bé tại nhà chồng và nhà con, Còn 1 bé con chưa có làm con cũng có làm việc như phóng sinh, bố thí . Nay con biết được là phải làm lễ cầu siêu cho các bé và đọc kinh địa tạng cho các bé . Thì mới chuộc hết lỗi lầm của con đã gây ra Và giúp các con của con hết khổ đau , nhưng con bỏ thai cũng rất lâu rồi . Nên con muốn đọc kinh địa tạng cho các bé thì con phải đọc như thế nào mới được ạ. Và phải chia ra đọc sao cho trọn vẹn ạ . Do con cũng đang nuôi 2 con nhỏ nên thời gian con rảnh rỗi không nhiều a chủ yếu là buổi tối là dc rảnh hơn . Nên con muốn hỏi là con là đạo thiên chúa. Con đã xưng tội phá thai theo đạo thiên chúa rồi nhưng con vẫn luôn ăn năn. Nên khi con biết đến và được nghe đạo pháp Phật giáo nói về lỗi khổ đau của thai nhi sau khi bị phá thai thì con càng ân hận bản thân mình hơn nữa , nên con mong các thầy hoan hỷ chỉ bảo giúp cho con cách đọc kinh địa tạng sao cho đúng và đầy đủ con có in ra mà con không biết phải đọc sao cho đúng . Con thấy được chia ra thành 2 phần là phần khai kinh và phần kinh văn ( gồm 3 bộ : thựong, trung, Hạ) vậy con cần đọc phần nào ạ ?. Đọc phần khai kinh hay là cả 2 hay là chỉ mỗi phần kinh văn thôi ạ. Và nhà con thuộc thiên chúa giáo nên con lúc đọc thì con đọc trong phòng ngủ được không ạ và nhà con không có thờ Phật do con có thấy bên dưới phần khai kinh có để là phải đứng trước bàn thờ phật chắp tay ngang ngực đọc. Mà con không biết trường hợp của con phải làm sao cho đúng ạ. Con mong các thầy chỉ dạy ạ con xin cảm ơn ạ .
A Di Đà Phật
Chào bạn Trang!
Nhà bạn không có bàn thờ Phật, nhưng chắc chắn có bàn thờ Chúa. Bạn hãy kê một chiếc bàn nhỏ (bàn học sinh) ở dưới bàn thờ Chúa để Kinh trên bàn rồi đọc (không được đặt Kinh dưới đất), chớ đọc trong phòng ngủ nhé. Khi đọc bạn phải mặc đồ trang nghiêm sạch sẽ, quần dài áo dài tay, nên đánh răng rửa mặt trước khi đọc tụng Kinh điển.
Về phần đọc tụng, đọc từ đầu đến cuối (phần khai kinh và phần kinh văn) thì gọi là một biến (không đọc phần chú thích ở cuối Kinh). Đúng như bạn nói, một bộ Kinh Địa Tạng có 3 quyển: Thượng- Trung- Hạ, nếu thời gian không cho phép bạn hãy chia một bộ thành 3 lần đọc ứng với 3 quyển. Bạn nên phát nguyện đọc 49 bộ Kinh Địa Tạng để hồi hướng cho các con.
Nguyện cầu cho các vong nhi sẽ được siêu sinh về cõi lành!
Nam Mô A Di Đà Phật
Dạ con xin cảm ơn lời thầy chỉ bảo ạ