Vào ngày mùng 3 tháng 5 năm 1997, tôi nhận được một lá thư của ông bạn già gần 70 tuổi. Ông báo cho biết, ông bị sỏi bàng quang vài ngày nữa sẽ nhập bệnh viện để phẫu thuật, lập tức tôi gửi thư nhanh hồi đáp cho ông, và nhắc nhở rằng, trước khi và đang khi phẫu thuật, ngay cả bây giờ, nên thành tâm niệm Phật không gián đoạn, và chuẩn bị tư tưởng đối diện với cái chết, và chết thì sẽ được vãng sanh.
Vào ngày mồng 6 tháng 5, ông ấy vào viện chuẩn bị phẫu thuật. Trước khi phẫu thuật, các bác sĩ kiểm tra lần cuối cùng, họ rất ngạc nhiên vì không thấy các viên sỏi nữa. Cả hội đồng bác sĩ đều thắc mắc rằng: Mấyngày trước siêu âm thì thấy rõ hai viên sỏi màu vàng lớn như hạt đậu, hiện tại không có là bởi lý do gì! Chỉ có ông lão ấy thì biết rất minh bạch, bởi lẽ, mấy chục năm về trước, ông đã bị sưng gan, ông phát tâm niệm Phật suốt ba năm, khi tái khám thì gan đã trở lại bình thường, chức năng gan hoạt động tốt như xưa.
(Cư sĩ Bi Phước ghi đúng sự thật ngày 28 tháng 2 năm 2001)
Lúc bấy giờ, tôi (Pháp sư Đạo Chứng khi chưa xuất gia) đang thực tập tại khoa sản, một hôm gặp một phụ nữ vì thai nhi đã chết nên nhập khoa để phẫu thuật. Bà vốn đang buồn khổ vì đứa con đã chết, nay phải đối diện với sự mổ xẻ lại càng lo lắng đau khổ gấp bội, tinh thần rất rối loạn. Tôi đến thăm và khuyên bà niệm Phật, rồi nói: Đức Phật là đấng Đại Từ Đại Bi, nên không nhẫn tâm bỏ sót bất cứ một chúng sanh nào đang bị khổ đau, nhất định Ngài sẽ bảo hộ bà. Bà nghe lời, nhất tâm niệm Nam mô A-di-đà Phật và dần dần lịm đi do ảnh hưởng của thuốc gây mê.
Sau khi phẫu thuật xong, bà tỉnh lại. Tôi đến thăm thấy sắc diện của bà rất tươi vui, bà nói: Niệm Phật thật sự vô cùng kỳ diệu, vô cùng tốt đẹp!”. Bà kể: Trong khi phẫu thuật, tôi mộng thấy một vị nữ Bồ-tát với hào quang rực rỡ, Ngài phóng hào quang dẫn tôi đến du ngoạn ở một cảnh giới rất trang nghiêm tráng lệ. Ở đó rất nhiều, rất nhiều hoa sen đủ thứ màu sắc, chiếu sáng đan xen lẫn nhau vô cùng lộng lẫy… Sau đó, bỗng tôi nghe: Thời gian đã hết, con hãy trở về đi!
Và tôi từ từ tỉnh lại.
(Pháp sư Đạo Chứng, thuật lại khi giảng)
Ở tỉnh Thiểm Tây, huyện Quý Dương có bà Lưu Diệu Quả, vốn là người bị mù bẩm sinh. Vào khoảng tháng 3 năm 1996, bà đến hồ để tắm rửa, bỗng nhiên lo sợ bất an, liền bảo người con gái là Dương Hội Cầm dìu về nhà để nghỉ. Dương Hội Cầm thấy thân thể của mẹ dần dần co rút lại, da thịt căng cứng, móng tay móng chân lớn dần lên. Dương Hội Cầm quá sợ khóc to, kêu réo mẹ, nhưng bà chẳng nghe thấy gì. Tuy nhiên, thần thức của bà Quả vẫn tỉnh táo, bà cảm nhận da thịt của bà càng lúc càng co rút lại, khô cứng như da trâu; lại thêm, lông dài mọc đầy thân, móng tay móng chân cũng trở thành móng chân trâu.
Trong thâm tâm, bà Quả rất lo sợ mình biến thành trâu. Đang khi sống trong hoàn cảnh rối loạn ấy, đột nhiên bà nghĩ đến đức Phật A-di-đà và nhiếp tâm xưng niệm Nam mô A-di-đà Phật, cứ niệm một câu thì lông trâu trên thân ngắn đi một ít, niệm liên tục như thế thì lông trâu và móng tay – chân như trâu đều biến mất, trở lại hình dáng như cũ. Bấy giờ, bà cảm thấy nhẹ nhàng, hắt hơi, thở một hơi dài và tỉnh lại. Dương Hội Cầm thấy mẹ mình đã tỉnh, hình dáng bình thường thì rất vui mừng và cất tiếng niệm Nam mô A-di-đà Phật. Riêng bà Quả, từ đây trở về sau, nhất tâm nhất ý niệm Phật cầu vãng sanh thế giới Cực lạc, chứ không dám nghĩ đến một điều gì khác.
(Tại chùa Long Tuyền cạnh con sông của huyện Quý Dương, người bạn của bà Lưu Diệu Quả thuật lại. Lưu Diệu Âm ghi đúng theo lời thuật, ngày 19 tháng 3 năm 2001)
Trích Niệm Phật Nhất Định Vãng Sanh
Tuyển thuật: Pháp sư Huệ Tịnh
Biên đính: Pháp sư Tịnh Tông
Dịch giả: Thích Giác Quả
Danh mục sách Tịnh Độ Thập Yếu do Ngẫu Ích Đại Sư tuyển định
1. Đệ Nhất Yếu
– Phật Thuyết A Di Ðà Kinh Yếu Giải
http://www.niemphat.net/Luan/adidakinhyeugiai.htm
2. Đệ Nhị Yếu
– Vãng Sanh Tịnh Độ Sám Nguyện Nghi
https://tangthuphathoc.net/vang-sanh-tinh-do-sam-nguyen-nghi/
– Vãng Sanh Tịnh Độ Quyết Nghi Hành Nguyện Nhị Môn
https://tangthuphathoc.net/vang-sanh-tinh-do-quyet-nghi-hanh-nguyen-nhi-mon/
3. Đệ Tam Yếu
– Quán Vô Lượng Thọ Phật Kinh Sơ Tâm Tam Muội Môn
– Thọ Trì Phật Thuyết A Di Đà Kinh Hạnh Nguyện Nghi
(chưa có bản dịch tiếng Việt)
4. Đệ Tứ Yếu
– Tịnh Độ Thập Nghi Luận
http://www.niemphat.net/Luan/thapnghiluan.htm
5. Đệ Ngũ Yếu
– Niệm Phật Tam Muội Bảo Vương Luận
https://tangthuphathoc.net/niem-phat-tam-muoi-bao-vuong-luan/
6. Đệ Lục Yếu
– Tịnh Ðộ Hoặc Vấn
http://www.niemphat.net/Luan/tinhdohoacvan.htm
7. Đệ Thất Yếu
– Tây Trai Tịnh Độ Thi
http://hoibongsen.com/diendan/showthread.php?t=8458
8. Đệ Bát Yếu
– Bảo Vương Tam Muội Niệm Phật Trực Chỉ
https://tangthuphathoc.net/bao-vuong-tam-muoi-niem-phat-truc-chi/
9. Đệ Cửu Yếu
– Tịnh Độ Sinh Vô Sinh Luận
https://tangthuphathoc.net/luan-tinh-do-sinh-vo-sinh/
– Tịnh Độ Pháp Ngữ (Đại Sư U Khê)
http://www.tinhdo.net/khaithi/56-khac/341-phapngutinhdocuadaisuukhe.html
10. Đệ Thập Yếu
– Tây Phương Hợp Luận
https://tangthuphathoc.net/tay-phuong-hop-luan/
Nam Mô A Di Đà Phật.
Da chao thay.thưa thay la con có tính sợ ma, mà hôm trước con có nghe bài pháp thầy Thượng Toạ nói là không được sợ ma.nên hôm nay con mong thầy có cách nào cho con hết sợ để con còn có thể đi leo núi 1 mình được, chứ mỗi lần con muốn leo núi lên chùa là phải rủ mẹ đi chung mà bây giờ mẹ con đau chân không leo được nữa,còn mấy người bạn con nghe tới leo núi la chạy mất dép,
Một người đàn ông bị lở lưỡi vì nói sai sự thật
Khổng Tử, Lão Tử và Phật giáo đều nhấn mạnh “Tu khẩu”, có câu nói của Trung Quốc là “Gây đau khổ cho người khác bằng miệng lưỡi”, có nghĩa nói những điều ghê gớm để gây đau khổ cho người khác, ai làm như vậy tự họ đã gây nghiệp xấu. Hơn nữa, cố tình nói sai sự thật, phỉ báng, vu khống làm người khác đau khổ vô vàn. Đó là tư cách và đạo đức suy đồi của những kẻ thấp kém. Cách cư xử như vậy sẽ phải trả nghiệp rất đắt.
Ngày xưa ở Trung Quốc có người tên là Vũ Quý Sang. Hắn thích bẻ cong sự thật, chế nhạo, đùa bỡn những lỗi lầm và những sự không tương xứng của người khác – thích thú thấy mọi người đều xấu.
Khi Vũ Quý Sang gặp người xấu xí, hắn cười anh ta, khi gặp người đẹp trai, hắn nhạo anh ta, khi gặp người trí thức hắn nạt anh ta, khi gặp người tinh ranh hắn cố tìm lỗi lầm và chỉ trích anh ta, khi gặp người nghèo khổ hắn coi thường anh ta, khi gặp người giàu có hắn vu khống anh ta, khi gặp quan chức hắn moi móc đời tư của vị này cho mọi người biết, khi gặp một học giả, hắn loan truyền bí mật của người này, khi gặp người hoang phí tiền bạc, hắn ca tụng anh ta là người rộng rãi; khi gặp kẻ nham hiểm chuyên lừa lọc, dữ tợn, độc ác với mọi người, hắn ca tụng gả này là cao cả. Khi gặp người nào nói về thuyết của nhà Phật, hắn nhạo báng và gọi vị này là Sư; khi gặp người nào nói về Lão Giáo và tu đức hạnh, hắn cười và gọi anh ta là đạo đức giả. Khi thấy ai nói lời tử tế hắn phê bình “Chỉ được lời nói hay”. Khi gặp người làm việc thiện, hắn chỉ trích: “Thật là kỳ cục, tại sao anh làm việc tốt này mà không làm việc tốt kia?”. Đi tới đâu hắn cũng bình luận và nói trái sự thật.
Về sau Vũ Quý Sang bất ngờ bị lở lưỡi. Hắn luôn phải đâm kèm vào lưỡi, để máu chảy đầy miệng, làm như vậy mới bớt đau đớn. Hằng năm hắn bị đau từ năm đến bảy lần. Hắn quằn quại rên siết cực độ khi muốn nói. Cuối cùng hắn chết vì lưỡi bị teo.
Trong khi tu hành có những loại nghiệp khác nhau, chúng gây ra những bệnh dị biệt. Bây giờ ung thư phổi và bệnh hô hấp xảy ra bởi những nhân tố, gốc rễ đều do nghiệp xấu. Có thể những người bị bệnh hô hấp đã nói xấu để gây đau khổ cho người khác. Cũng có thể những người này nói những lời bất kính với Thần Phật. Những người không tu phải trả nghiệp bằng bệnh tật. Nếu phạm tội nặng phải trả nghiệp cả đời.
Câu chuyện có thật trên đây như là một tấm gương để người đời cùng soi.
Tác giả: Qing Yan
Dịch từ:
http://www.minghui.org/mh/articles/2005/9/25/110763.html
Con vẫn đang nghi ngờ pháp môn niệm phật mặc dù con đã đọc rất nhiều gương vãng sanh nhưng vẫn chưa hết nghi, cái tâm con nó cứ cố chấp như vậy
Thứ hai con nghĩ việc nghi ngờ phật a di đà bắt nguồn từ việc con nghi phật thích ca . Mong chư vị các cô các chú các bác cùng các bạn giúp con giải quýêt hai mối nghi ở trên . Con xin cám ơn…
Bạn nghi gì ở Phật Thích Ca Mâu Ni? Bạn cần nói rõ ra mọi người mới giải nghi giúp bạn được.
Chào bạn Tín Căn,
PH xin chia sẻ vài ý sau, bạn tham khảo nhé.
– Có một số vị cho rằng kinh A Di Đà không phải do Đức Thích Ca Mâu Ni thuyết giảng, tuy nhiên tất cả đều không có bằng chứng xác thực, kiến giải ấy xuất phát dựa trên một số thông tin khảo cổ, cộng với sự suy luận của chính họ. Nếu bạn không tin bởi vì đọc, nghe qua những suy luận như thế thì hãy bình tĩnh suy xét. Bằng chứng đó thì không có, nhưng bằng chứng người được vãng sanh thì có quá nhiều, không phải chỉ trong thời quá khứ, mà hiện tại vẫn có. Như vậy, nếu mình vẫn nghi thì là do mình vô minh, chứ chẳng phải không thật có. Tâm cố chấp là một chướng ngại. Nếu đã hiểu rõ mình không tin là tại mình sai, thì phải hiểu luôn là, cái tâm cố chấp đó chẳng qua là một dạng vọng tưởng như bao tâm niệm lăng xăng khác thôi. Nhìn nhận nó rõ như thế thì bạn đừng để ý đến nó nữa, cứ bình tâm tập trung tu tập.
– Một số vị cho rằng cõi Cực Lạc không có thật, và đó chỉ là một dạng phương tiện, hoặc còn cho rằng cõi ấy tương tự một cõi Trời nào đó (PH không nhớ rõ cõi Trời này được nhắc đến trong kinh Phật hay là trong các sách Ấn giáo). Cũng như PH đề cập phía trên, chư vị đó cũng chỉ dựa trên kiến giải của chính họ mà suy luận như thế, chứ chẳng có vị nào đạt đến mức thực dạo chơi được khắp 10 phương thế giới, biết tường tận các cõi nước, để có thể khẳng định rằng không có cõi Cực Lạc. Trong khi đó, kinh Phật A Di Đà, Hoa Nghiêm,..đều nhắc đến cõi Cực Lạc. Nếu tu theo Phật, thì dĩ nhiên phải dựa trên kinh Phật để tin, và thực hành theo. Kiến giải mà không dựa trên thực chứng, lại đi ngược lại với kinh điển thì quá nguy hiểm, chẳng những có thể gây hại cho mình mà còn gây hại cho người nghe theo mình nữa. Kiến giải của chư vị (dù là Tăng, Ni), nếu không dựa trên thực chứng thì đều là dựa trên duyên nghiệp của mỗi người mà có. Mà duyên nghiệp thì muôn hình vạn trạng, và đúng/sai đều tuỳ theo duyên, có người không hề có duyên gì với Tịnh Độ thì dĩ nhiên khi nghe đến cõi Cực Lạc là họ thấy dửng dưng hoặc cho đó là giả, điều đó không có gì lạ, chúng ta chỉ cần bình tĩnh suy xét, đem so sánh với kinh điển kỹ càng thì sẽ không bị những kiến giải ấy làm cho sai lạc.
PH không rõ có phải bạn đang nghi như thế không? Và sự nghi đó bắt nguồn từ việc đọc, nghe các bài của những vị bác Tịnh Độ, hay đơn thuần là không tin (không bắt nguồn từ gì cả, tự nhiên thấy không tin thôi). Nếu tự nhiên không tin thì nên cầu Tam Bảo gia hộ cho mình khởi được lòng tin. Nếu nghi bắt nguồn từ các kiến giải bác Tịnh độ thì mình dùng lý trí phán đoán, suy xét để phá nghi. Nếu sự nghi của bạn bắt nguồn từ những điều khác thì bạn hãy chia sẻ chi tiết thêm nhé.
Chúc bạn tỉnh giác.
Nam Mô A Di Đà Phật.
Con biết đến pháp môn niệm phật và kinh địa tạng đầu tiên mặc dù trước đó con không hiểu gì về phật pháp. Sau khi biết con rất tin và chuyên niệm phật. Nhưng một hôm tự nhiên con nghi ngờ và cái nghi đó cứ tăng lên . Chư vị giúp con với ạ.
Con nghi trí huệ thấu khắp mười phương và lời nói chơn thật của phật cùng sự chứng ngộ của ngài.
Ps Lúc đầu con tin rồi nhưng tự nhiên cái nghi nó sanh mà không do đâu . Con phải hóa giải làm sao ạ .
Chào bạn Tín Căn,
PH xin được góp thêm vài ý. Có lẽ đây là lúc bạn cần tìm hiểu thêm về giáo lý của Phật, cũng như hành trì miên mật thêm để tự mình biết rõ giáo lý Phật dạy là đúng. Đa phần khi học Phật, nếu mình chỉ mới nghe qua nhưng đã có cảm tình và tin ngay là do mình có duyên, tuy nhiên, mình cần mỗi ngày bồi dưỡng giáo lý để có sự hiểu biết rõ ràng (chứ không đơn thuần chỉ là lòng tin) thì mới ít bị thối chuyển (khi bỗng dưng khởi nghi). Niềm tin và sự kính trọng Phật, Pháp nếu xuất phát từ sự hiểu rõ giáo lý, tự mình chấp nhận đó là đúng do suy xét và trải nghiệm (chứ không phải do người khác nói là đúng thì mình cho là đúng), rồi từ đó mình hành trì theo và khởi ra niềm tin, kính trọng người đã nói cho mình biết chân lý đó (Phật) thì niềm tin đó mới vững bền. Nếu mình chỉ tự nhiên khởi tin, thì một ngày cũng có thể mình tự nhiên khởi nghi (giống như trường hợp của bạn). Các gương vãng sanh không phải là giáo lý Phật nên sẽ không giúp được bạn trong trường hợp này. Cho nên bạn hãy tìm hiểu thêm về giáo lý nhân quả, vô thường, vô ngã,.. Điều này mấu chốt cho trường hợp của bạn. Bạn hãy đọc và tìm hiểu kinh Niệm Phật Ba La Mật, và kinh Thủ Lăng Nghiêm (đặc biệt ở phần về tâm). Hai kinh này không nhấn mạnh về lòng tin, mà chứa đựng giáo lý thâm sâu, PH tin sẽ giúp được bạn.
Cái nghi Phật không nói lời chơn thật là do bạn chưa hiểu rõ cái quả của sự chơn thật và dối trá. Mọi hành động gieo nhân đều tạo quả. Sở dĩ ta cần nói lời chân thật bởi vì ta hiểu rõ lời dối trá sẽ gây hại cho người và cả cho mình. Bạn có thể thấy rõ điều đó trong đời sống hằng ngày. Người thực tu thì càng ngày sẽ càng nhận thức rõ điều này và biết rõ giá trị của chân thật, cũng như biết đó ắt là việc cần phải như vậy (chứ không phải do Phật hay ai khuyên bảo). Từ đó mà suy ra, mình mới bắt đầu tu mà đã biết, hiểu và hành trì như thế, thì Phật (là người tu cao và sâu hơn mình) thì ắt cũng sẽ như thế, hoặc hơn thế, vậy thì rõ ràng Phật luôn nói lời chân thật. Đây không phải là tin hay không tin nữa, mà mình biết rõ như thế, dựa trên sự tu tập và suy luận của chính mình. Cho nên, với sự biết rõ như thế, sẽ không khi nào bỗng dưng khởi nghi nữa (nếu có thì mình biết rõ đó là dạng vọng tưởng xằng bậy, nên không thèm chú tâm đến) và sẽ chẳng ai lung lay được mình. Cho nên đó là lý do mà PH khuyên bạn nên hành trì miên mật hơn, đọc, suy gẫm giáo lý cho thấu đáo rồi thực hành.
Về trí Phật, PH có nhớ kinh ghi lại một chi tiết là Phật dạy chư Tỳ kheo khi uống nước thì phải lọc vì có vô số chúng sanh rất nhỏ có ở trong nước. Thời đó thì đâu có kính hiển vi mà soi thấy, cho nên PH hết sức bất ngờ về sự thấy biết, trí tuệ và sự chứng đắc của Phật. Rõ ràng, trí tuệ của Phật hơn mình biết bao nhiêu, nên mình phải nương theo đó mà tu tập, tới mức được ngang như Ngài vậy. Dựa trên cái thấy, biết của Phật về nước và sự hiểu, biết rõ Phật luôn nói lời chân thật mà PH không nghi trí tuệ trùm khắp của Ngài. Tuy nhiên, đó là kiến giải, hiểu biết của PH, bạn chớ vội vàng nghe theo, chỉ nên tham khảo rồi suy gẫm mà tự phá nghi.
Chúc bạn tỉnh giác.
Nam Mô A Di Đà Phật.
Chào bạn Tín Căn,
Phương pháp giải các mối nghi của bạn chỉ có thể dựa vào Tín, Giải , Hành , Chứng. Bốn điều này bổ sung cho nhau và không thể thiếu 1 trong 4 điều này. Có Tín (tin) mới Giải (hiểu ý nghĩa), có Giải mới Hành (thực làm), có Hành mới Chứng, rồi có Chứng mới Tín thêm nữa,….
Bạn muốn thật tin pháp môn Tịnh đô, không nghi ngờ gì nữa, cách duy nhất chỉ có nghe pháp, nghe pháp và nghe pháp. Hòa thượng Tịnh Không có dạy: “Nhất môn thâm nhập, trường kỳ huân tu”. Bạn nên nghe pháp của hòa thượng Tịnh Không hàng ngày, hàng ngày và hàng ngày, và chỉ nên nghe 1 bộ Kinh là Kinh Vô Lượng Thọ. Nếu như bạn huân tập như thế hàng ngày, đảm bảo là mối nghi trong bạn sẽ giảm từ từ, cho đến khi không còn nghi nữa.
Còn bạn chỉ đọc lời khuyên của mọi người trên đây rồi thôi, thì bạn chỉ nhớ trong hôm nay, ngày mai, ngày mốt bạn sẽ khởi mối nghi nữa. Vậy nên bạn hãy nghe pháp hàng ngày nhé!
Xin giới thiệu cho bạn các trang có đầy đủ video, audio để bạn xem , thậm chí down về phone nghe hàng ngày:
http://www.tinhkhongphapngu.net
http://www.tinhthuquan.com
http://www.voluongtho.vn
http://www.phapsutinhkhong.com
Chúc bạn luôn tinh tấn!
“Lại nói một chuyện, đây là trong Mật pháp có, nhớ đến liền nói, một hồi liền quên. Ngày mồng tám tháng chạp đã đến, theo cách nói của Mật tông, nhờ nguyện lực của Thích Ca Mâu Ni Phật, từ mồng một đến mười lăm, trong mười lăm ngày này, bất luận làm một công đức gì, cũng sẽ tăng thêm mười vạn lần, bạn cúng dường một đồng tiền công đức tương đương cúng dường mười vạn khối tiền, niệm một câu Phật hiệu tương đương niệm mười vạn câu, mùng một tháng tư đến mười lăm tháng tư, cũng là như thế. Cái này rất là diệu. Bởi vì chúng sinh – bạn muốn bảo họ cả năm thời gian đều phải phi thường dụng công, làm rất nhiều công khóa, rất khó khăn, có rất nhiều việc phải xử lý, nhất là tương lai, con người sẽ càng bận rộn, sẽ cần càng nhiều tri thức, khoa học tiến bộ, cái gì cũng điện khí hoá, cái gì cũng phi thường phức tạp, lúc đó sinh hoạt đơn giản là không thể, đều đang tranh đấu, đều đang liều mạng, bề bộn muốn chết, cho nên nói dùng loại này thuận tiện.
Vì vậy nói chính là mười lăm ngày này, hai cái mười lăm ngày, bình thường đều bề bộn nhiều việc, ngay tại hai cái nửa đầu tháng này, có khả năng ta tập trung một chút, đem mọi chuyện có thể làm trước đều làm xong; việc có thể lùi lại, liền lùi lại một chút, bởi vậy, trong mười lăm ngày đầu này, trong nhà cũng đều an bài tốt, chiếu cố nhiều hơn, hoặc là mười lăm ngày này, tiên sinh dụng công nhiều hơn, lần sau đến tháng tư, phu nhân dụng công nhiều hơn, có một cái đột xuất cùng bình thường tu trì không giống.
Chúng ta đại lục thường thường nói, “dĩ điểm đái diện”, một điểm đột xuất tới kéo theo toàn diện. Đây cũng là như thế, bởi vì ngày sinh của Phật vốn là thù thắng, vì lợi ích dạng này, Phật liền phát một cái nguyện như thế, ngươi chỉ cần chịu làm như vậy, Phật gia trì ngươi đến mười vạn lần công đức.”
(Hoàng Niệm Tổ lão cư sĩ chủ giảng)
Trích dịch từ http://www.dizang.org/rm/aa/huangnz.htm
CẢN NGƯỜI XÂY CHÙA QUẢ BÁO VÔ BIÊN
Một hôm, Long vương A-nậu-bà-đạt-đa thỉnh Đức Phật đến Long cung thiết trai cúng dường. Đức Phật dẫn 500 vị đệ tử cùng đến thọ trai. Phía trước cung điện có một ao lớn, gọi là ao A-nậu-đạt. Trong ao có nước bát công đức của ao Thất bảo liên nơi thế giới cực lạc Tây Phương. Phàm những người có duyên phước, chỉ cần uống vào một giọt, liền chứng trí túc mạng, có khả năng biết được tất cả việc quá khứ. Những vị đệ tử của Đức Phật phần nhiều đã chứng quả A-la-hán đủ sáu thần thông, chỉ còn một số ít chưa chứng quả. Từ khi uống bát nước công đức ấy thảy đều chứng trí túc mạng, thấy biết hết những việc đã xảy ra trên thế gian.
Đức Phật vì muốn cho mọi người thấy rõ sự nghiêm trọng của luật nhân quả nghiệp báo, ngài đứng bên ao A-nậu-bà-đạt-đa bảo 500 đệ tử sau khi uống bát nước công đức, mỗi người phải tự chân thật nói về nghiệp báo nhân quả của mình để cảnh giác tất cả chúng sinh.
Tôn giả A-bi-đề thưa trước: “Thuở xưa, sau khi Phật Câu-lâu-tôn nhập niết-bàn, có nhiều đệ tử phát tâm xây chùa rộng lớn để có chỗ cúng Phật và tăng chúng yên nghỉ. Khi đó, tôi là người ở gần chùa Phật, thấy nhiều người phát đại nguyện rộng lớn xây chùa, bỗng nhiên nảy tâm ngu si tật đố.
Lúc đó tôi sinh ý xấu đến trước những người phát tâm xây chùa nói: “Hoạch định một công trình to lớn, tháp cao tới mây, chánh điện rộng lớn như thế, chắc phải lao tâm phí sức, mà không biết đến bao giờ mới hoàn thành? Chỉ bằng xây nhỏ lại một chút, cũng có công đức vậy, vừa không hao tiền bạc mà lại không phí công sức nữa”. Đúng là “hoạ từ miệng sinh” chỉ câu nói ấy mà đã chiêu cảm nghiệp xấu, phải chịu khổ không thể tính kể.
Không bao lâu, tôi mạng chung. Sau khi chết bị đoạ vào địa ngục, chịu lửa phiền não đốt cháy, sự đau đớn không thể nào chịu nổi, ngày đêm kêu gọi những người đến cứu, nhưng không ai có thể giúp được.
Lúc đó, tôi tự kiểm xét nỗi lầm của mình do nhân gì mà phải chịu quả đau khổ thế này. Khi hiểu ra, tôi rất xấu hổ, sám hối tội lỗicủa miệng, ngay một niệm sám hối trồng được căn lành, thoát khổ địa ngục bỏn sẻn. Sau đó, lại tái sinh làm thân chim quạ, mang hình sắc đen xấu, là quả báo của người thô ác, mọi người trông thấy đều chán ghét, cười nhạo khinh chê, nhiều đời tôi phải chịu quả súc sinh khốn khổ như thế, trải qua một vạn năm không biết pháp giải thoát.
Về sau, đến thời Đức Phật Ca Diếp, tôi đầu thai làm người xấu xí, đoạ lạc trong đường xấu, lại sinh vào trong loài chim đáng ghét, đến đâu cũng bị người xua đuổi. Khi ấy, tuy tôi là một con chim nhỏ, đời quá khứ đoạ trong địa ngục xan tham, đã từng nhờ ánh sáng của một niệm sám hối nên cũng có căn lành, nhân đây tôi cũng nhớ được nghiệp ác khẩu đời trước. Mỗi ngày, tôi ở dưới gốc cây bên đường tại nước Ba-la-nại, từ xa thấy hào quang của Phật Ca-diếp sáng hơn cả ánh mặt trời, cùng rất nhiều thánh chúng Tỳ-kheo, vây quanh lễ bái cung kính nghe pháp âm. Tôi cũng theo đoàn người lễ bái, lắng nghe Phật thuyếtpháp, trong miệng thường phát ra tiếng kêu bi ai hướng đến Phật thành tâm sám hối. Đức Phật Ca-diếp du hành giáo hoáchúng sinh nơi nước ấy, tôi vẫn theo sau Ngài kêu khóc, khẩn cầu Thế Tôn từ bi cho tôi được sám hối, giúp tôi sớm tiêu trừ tội nghiệp, giải thoát kiếp súc sinh đoạ đầy. Đến nay được gặp đấng chánh giác Thích-ca Mâu-ni là bậc đạo sư vô thượng, bấy giờ tôi theo Phật xuất gia học đạo, chứng quả A-la-hán đầy đủ sáu phép thần thông.
Nhớ lại thời quá khứ do một lời nói không ý thức mà phải chịu vô lượng khổ sở, khiến tôi còn kinh sợ. Cũng nhân đây tôi hiểu rõ tội khẩu nghiệp cao như núi, nếu không chân thành sám hối thì không biết đến bao giờ tôi mới sớm thoát khổ đây?”
Một lời nói ác khổ vạn năm
Thốt câu thô ác tội vô biên
Nếu hay phỉ báng người tu đạo
Muôn kiếp sầu buồn thật đáng thương.
1-Câu chuyên này cảnh giác chúng ta về tội đáng sợ của khẩu nghiệp. Chúng ta đã biết rõ “Hoạ từ miệng ra” nên phải giữ miệng hộ tâm, chớ nói lời vô ích, càng không nên phỉ báng Tam Bảo, chiêu tội báo rất nặng.
2-Người đoạ vào ba đường khổ súc sinh, ngạ quỷ, địa ngục phần nhiều đều là do đời quá khứ tạo khẩu nghiệp. Tội” khẩu nghiệp” nghiêm trọng như thế, không thể không dè dặt!
3-Trong cửa Tam Bảo phước đức có thể cầu, song cũng dễ tạo tội. Do vì không biết nên dễ tạo thành nghiệp ác, về sau nếu biết hối cải, hướng đến Phật cầu xin sám hối, phát tứ hoằng nguyện và nỗ lực tẩy trừ nghiệp chướng, tương lai ắt sẽ được thành tựu quả Phật.
Dạ thưa
Pháp môn thiền định có giúp chứng tứ thánh quả không ạ
PHƯỚC LÀ DO TỰ MÌNH TU MÀ CÓ
Thế gian hiện nay rất nhiều người có phước, hưởng phước, phước từ đâu mà có? Đều do đời quá khứ cúng dường Tam bảo, bố thí chư thiên nhân dân, quyên phi nhuyễn động, đều tu được từ đây. Hiện nay hưởng phước, nếu như không hiểu được đạo lý này, không tiếp tục tu phước, khi phước hưởng hết sẽ không còn nữa. không như ngày xưa, quý vị xem Tam giáo ngày xưa, tam giáo Nho Thích Đạo thịnh hành ở thế gian, người người đều học, người người đều hiểu. Người tu phước họ có trồng phước, nên phước báo của họ hưởng hoài không hết, đời này truyền qua đời khác. Con người bây giờ rất đáng thương, hưởng hết phước báo là xong. Quý vị quan sát tỉ mỉ nhiều người, không truyền đến được đời thứ hai, chỉ một đời là hết. Còn có rất nhiều người đến một đời cũng không có, hiện nay rất hưng thịnh, đến tuổi già là hết, đóng cửa, phá sản. Đến một đời mình cũng không giữ được, nguyên nhân gì? Vì phước đã hưởng hết, lại không tiếp tục tu, vì thế hưởng phước phải biết cách tu phước, không có phước càng phải biết tu phước. Tôi là một người không có phước báo, lúc trẻ rất nhiều người xem tướng, tôi gặp rất nhiều người đều nói rằng: Tôi là người có số mạng bần cùng. Bần là không có của cải, cùng là không có địa vị, nguyên nhân gì? Học Phật rồi mới biết, do trong đời quá khứ không tu phước, cũng may có tu được chút trí tuệ. Nghĩa là trong ba loại bố thí chỉ thích pháp bố thí, lơ là việc bố thí tài và bố thí vô úy. Có được chút trí tuệ, không có của cải, thọ mạng lại ngắn. Học Phật gặp được đại sư Chương Gia, gặp được thầy Lý, những người này đều rất giỏi, vừa nhìn đã nhận ra. Nên dạy tôi tu phước, bổ sung điều còn thiếu! Đại sư Chương Gia dạy tôi phải tu tài thí. Số mạng con không có của cải, hóa độ chúng sanh vẫn cần tiền tài, nên tu như thế nào? Tu bố thí tài, dùng tài vật bố thí cho chư thiên nhân dân. Tôi thưa với đại sư, cuộc sống của con vô cùng khó khăn, tự nuôi sống mình cũng rất miễn cưỡng, thì tiền đâu mà bố thí? Đại sư hỏi tôi: Một hào có chăng? Tôi nói một hào thì được. Một đồng được chăng? Được, có thể, vậy thì con bắt đầu bố thí từ một hào, một đồng. Thực hành, luôn giữ tâm bố thí, có bao nhiêu bố thí bấy nhiêu, đừng suy nghĩ đến ngày mai, sang năm. Tôi là người biết nghe lời, nghe lời đại sư, đại sư dạy sao tôi làm theo vậy, tôi liền y giáo phụng hành. Quả nhiên, thu nhập đúng là ngày càng nhiều, càng nhiều càng bố thí, bây giờ đã làm được một năm bố thí một ngàn vạn tiền Mỹ, nằm mơ cũng không nghĩ đến! Nhưng tôi bố thí chỉ có ba hạng mục, thứ nhất là kinh điển, ấn tống kinh điển. Đây là bố thí pháp, khiến thông minh tăng trưởng trí tuệ. Thứ hai là phóng sanh, thứ ba là thuốc men. Trong bệnh viện tôi bố thí thuốc men, giúp những người nghèo khó trả tiền thuốc, không hề gián đoạn. Ngay nơi chỗ tôi ở, thành phố Đồ Văn Ba- Úc Châu, mỗi năm đều ủng hộ tiền thuốc men là 20 vạn tiền Úc, đây là bố thí vô úy, mỗi năm đều như vậy. Tặng học bổng cho nhiều trường học trên thế giới, giúp người nghèo khó. Bản thân tôi không cần gì cả, sinh hoạt vô cùng đơn giản, tất cả đều vì chúng sanh.
Pháp Sư Tịnh Không
Bài viết rất bổ ích, xin cảm ơn thiện hữu.
A Di Đà Phật! Xin cho con hỏi sao gần đây trừ hình A Di Đà Phật và Quán Âm Bồ Tát ra thì khi con nhìn thấy hình của những Phật Bồ Tát khác thì con thấy sợ quá ạ? Ngược lại khi thấy hình A Di Đà Phật và Quán Âm Bồ Tát thì con lại cảm thấy lòng nhẹ vô cùng.
A Di Đà Phật! Con mong nhận được sự cứu cánh ạ
Chào bạn Quốc Bảo,
PH xin chia sẻ với bạn suy đoán của mình, bạn tham khảo nhé. PH nghĩ có lẽ hiện tượng này xuất phát từ tâm phân biệt quá mạnh mẽ giữa Đức A Di Đà, Quán Thế Âm với các vị Phật, Bồ tát khác. Có một số Phật tử tu Tịnh Độ chỉ quan tâm đến Tây phương Tam Thánh, còn các vị khác như Đức Bổn sư, Đức Lưu Ly Dược Sư, Văn Thù, Phổ Hiền,..thì họ không “để tâm” đến. Nếu quả thật đúng như vậy thì bạn hãy sám hối, và sửa tâm mình lại. Các vị Phật vốn đồng nhau không khác, tuy nhiên do cơ duyên ứng hoá, và lúc gieo nhân trong quá trình tu tập có khác biệt nên có Ứng thân khác nhau. Nếu mình quá chấp vào sự khác biệt đó, rồi khởi tâm so sánh cao thấp thì chẳng giúp gì được cho sự tu tập của mình, mà đôi khi còn gây ra quả báo không tốt khó lường. Người Phật tử tu theo bất kỳ pháp môn nào cũng hãy nên giữ lòng cung kính đối với các vị Phật, Bồ tát, Tăng chúng (tu theo những pháp môn khác) như nhau, đừng nên khởi tâm phân biệt quá mà gây chướng ngại cho mình.
Còn nếu bạn không có tâm đó thì hãy chia sẻ thêm về thói quen tu tập của mình để các bạn sen có những chia sẻ xác đáng.
Chúc bạn an vui, tinh tấn.
Nam Mô A Di Đà Phật.
A Di Đà Phật! Sau khi con đọc những dòng chia sẽ của thầy Phước Huệ thì con thấy quả thật con đang có tâm như thầy nói ạ. Rất cảm ơn thầy đã chỉ bảo và con sẽ cố gắng sám hối, sửa đổi bản thân. Mong tiếp tục được thầy giúp đỡ
Chào bạn Quốc Bảo,
PH không phải là thầy, cũng là đang tập tu giống bạn vậy. Trong quá trình tu tập, khi có thắc mắc, chướng ngại,..thì bạn hãy chia sẻ trên đây, nếu PH hoặc các bạn sen đọc được và có thông tin, kinh nghiệm,..liên quan có thể giúp được thì sẽ chia sẻ với bạn, “Ăn cơm có canh, tu hành có bạn” mà.
Chúc bạn tinh tấn.
Nam Mô A Di Đà Phật.