Đời Bắc Chu, chùa Đại Truy Viễn ở kinh thành có vị tăng hiệu Tăng Thật, vốn họ Trình, quê ở Hàm Dương, là bậc chân tu đạo hạnh. Một hôm, vào lúc giữa trưa ngài bỗng lên lầu gióng chuông rất gấp, tụ tập chúng tăng, dặn tất cả đều phải chuẩn bị hương trầm. Mọi người mang hương trầm đến, thưa hỏi nguyên nhân, ngài liền dạy: “Trong giờ khắc này, tại Giang Nam ở chùa xxx có một giảng đường sắp bị sụp đổ, có thể đè chết cả ngàn người. Nếu mọi người ở đây đồng tâm trì niệm danh hiệu Bồ Tát Quán Thế Âm, có thể cứu được nạn ấy.” Chúng tăng vâng lời, cùng nhau niệm Phật hiệu, âm thanh vang rền cả vùng.
Mấy ngày sau có tin từ Giang Nam đến, quả nhiên đúng là trong giờ ngọ ngày hôm trước, có giảng đường tại Dương Châu đang tổ chức thuyết pháp, thính chúng ngồi chật bên trong đến cả ngàn người. Bỗng thấy từ hướng tây bắc có đám khói hương lạ bay đến, cùng với tiếng nhạc trong trẻo ngân nga. Mây hương từ cửa phía bắc của giảng đường bay vào, rồi bay thẳng ra cửa phía nam. Người trong giảng đường lấy làm kinh dị, tất cả đều đổ xô chạy theo đám mây hương ấy mà ra khỏi giảng đường. Mọi người vừa ra hết thì giảng đường cũng vừa sụp đổ. Nhờ đó mà không ai bị thương tổn gì.
Vua nhà Lương nghe biết chuyện này, ba lần xuống chiếu thỉnh ngài triều kiến nhưng ngài đều không đến. Niên hiệu Bảo Định năm thứ 3 [tức là năm 563] vào ngày 18 tháng 10, ngài thị tịch, trong triều ngoài nội ai ai cũng đều thương tiếc.
- Lời bàn:
Một niệm chí thành có thể tạo ra khói hương, âm nhạc, chỉ trong chớp mắt đã đến được nơi xa ngàn dặm, từ đó có thể hiểu ra được ý nghĩa “tất cả đều do tâm tạo”. Thế thì sao có thể cho rằng việc tu phước cầu siêu thoát cho hương linh không thể trong một chớp mắt thông suốt chốn u minh địa phủ; rằng người niệm Phật cầu vãng sinh không thể trong một sát-na thẳng đến cảnh giới Tây phương Cực Lạc?
Trích An Sĩ Toàn Thư – Khuyên Người Tin Sâu Nhân Quả
Nguyên tác Hán văn: Âm Chất Văn Quảng Nghĩa
Tác Giả: Chu An Sĩ
Việt dịch và chú giải: Nguyễn Minh Tiến
Nam Mô A Di Đà Phật
Nam Mô A Di Đà Phật
Nam Mô A Di Đà Phật
Xin các vị hãy cho con lời khuyên ,bây giờ con phải làm sao đây ?
Chuyện là mẹ con trứớc lúc bị bệnh có giữ em bé và làm giấy thủ công nên sẵn tiện chăm bà nội của con luôn ,đùng cái mẹ con bị tai biến nên giờ con phải thay mẹ con giữ em bé cho người ta mà ngặt nỗi ông chú út của con lại ghét bà ngoại của thằng nhóc nên kiếm chuỵên với gia đình của con , con cũng trong gia đình nội con có ai đó có thể nói giúp cho gia đình của con, nhung that k the tin nỗi họ cá mè 1 lứa muốn ép chết gia đình con,con hận lắm giờ con phải làm sao đây? Xin các vị hãy cho con lời khuyên nếu không con sợ con sẽ lam ra nhung chuyện sai trái vì thù hận nữa thì khổ,chứ hiện giờ là con nóng lắm rồi. Xin các vị hãy cho con biết bây giờ con phải làm sao đây ? Nam mô A Di Đà Phật
Nam Mô A Di Đà Phật, xin đạo hữu hãy bình tĩnh, bây giờ việc cần làm là đạo hữu hãy thỉnh Kinh Diệu Pháp Liên Hoa, và siêng năng đọc tụng Phẩm Phổ Môn trong Kinh Diệu Pháp Liên Hoa và trì niệm danh hiệu Nam Mô Quá Thế Âm Bồ Tát, cầu ngài từ bi gia hộ cho gia đình được bình an và hóa giải các mối oán thù từ đời trước.
Mỗi người ai cũng có kẻ thù, vì chúng ta đã từng gây oán với chúng sanh trong các kiếp quá khứ. Trong Kinh Pháp Cú, Đức Phật từng dạy:
“Hận thù diệt hận thù
Đời này không có được
Từ bi diệt hận thù
Là định luật nghìn thu”.
Chỉ có tình thương, lòng từ bi, sự tha thứ mới có thể chấm dứt hận thù một cách vĩnh viễn. Đây là quy luật của muôn đời, nghĩa là nó không chỉ có giá trị trong hiện tại mà còn tiếp tục có giá trị vĩnh viễn trong tương lai.
PHÁP MÔN NHẪN NHỤC
Hòa Thượng Tuyên Hóa (Tổ Sư Đời Thứ 9 Của Quy Ngưỡng Tông)
Quý vị nên biết rằng Sư Phụ nầy của quý vị rất nghiêm khắc, chứ không ngọt ngào gì đâu. Có lúc tôi nghiêm khắc đến nỗi đệ tử tôi phải chảy cả nước mắt, nước mũi nữa đó. Nay tôi xin kể cho quý vị biết là tôi làm sao mà học được cái tánh như thế.
Khi mười sáu tuổi, tôi đã bắt đầu giảng kinh Kim Cang. Trong kinh có nói về một vị tiên nhẫn nhục, vị nầy dù bị vua Ca Lợi chặt đứt cả tứ chi mà vẫn không hề sanh tâm sân hận. Sau khi đọc câu chuyện đó, tôi bèn phát nguyện học theo và một lòng nhất tâm tu pháp môn nhẫn nhục.
Tôi biết tánh mình bẩm sinh là nóng nảy và cang cường bướng bỉnh. Cho nên tôi phải tu pháp môn nhẫn nhục là thích hợp nhất. Nhưng một khi tôi hạ quyết tâm, thì bao nhiêu khảo nghiệm thử thách từ bốn phương tám hướng ào ào kéo tới. Có người xưa nay chưa từng mắng tôi, giờ nầy cũng mắng tôi; người vốn chưa hề đánh tôi, giờ đây cũng đánh tôi. Bạn bè trước đây vốn đối xử với tôi rất tốt, kết quả lại chuyên môn công kích tôi. Thế nên tôi tự xét rằng: “Mình giảng kinh Kim Cang cho người ta, trong kinh có nói về ông tiên nhẫn nhục bị cắt đứt cả tay chân mà không sanh lòng sân hận. Hiện nay những người nầy chỉ chửi mắng mình, công kích mình, chớ họ chưa đến đổi chặt đứt tay chân của mình, nếu mình không thể nhẫn nhục thì làm sao mình còn giảng được kinh Kim Cang nữa đây?”
Vì thế tôi bèn hạ quyết tâm là phải nhẫn nhục. Bất luận những ai đối với tôi không tốt, thậm chí là họ muốn hại tôi, tôi cũng đều nhịn nhục hết. Kết quả là tôi không bị cảnh giới bên ngoài làm dao động. Kỳ thật những người nầy không phải muốn đến hại tôi, mà trái lại họ giáo hóa tôi, xem tôi có chịu nổi mấy thứ khảo nghiệm đó không. Ai mắng tôi thì tôi hướng về người đó khấu đầu đảnh lễ. Có ai đánh tôi thì tôi ngủ ngay một giấc cho họ xem. Lúc còn ở nhà, tôi vẫn thường thường bị mấy thứ như thế đả kích. Nhưng sau khi xuất gia, các bậc thiện tri thức cũng lại tới lui không dứt. Ôi thôi những vị xuất gia trước sau, tả hữu bao quanh bên tôi, chẳng một ai xem tôi ra gì. Họ đều coi tôi như cái gai trước mắt, đều muốn ức hiếp tôi. Có ông thầy khi thấy tôi thắp hương bèn mắng lớn: “Chú mà xuất gia cái gì? Thắp một cây nhang cũng không biết. Thật là đần độn! Còn dám nói tới xuất gia nữa sao!”
Lúc bấy giờ tôi nghĩ rằng: “A! Khảo nghiệm lại đến nữa rồi. Tiên nhân nhẫn nhục bị vua Ca Lợi chặt đứt tay chân mà không sân hận. Còn hiện nay mình chưa bị như thế mà. Được rồi! Thì cứ khấu đầu đảnh lễ ông ta!” Thế là tôi đến trước mặt thầy đó khấu đầu cúi lạy để cám ơn ông ta đã giúp đỡ tôi. Lúc bấy giờ, bất luận là những bậc “thiện tri thức” xuất gia hay tại gia, họ đã không ngừng đến giúp đỡ tôi như thế, nhưng lòng tôi đối với họ vẫn không một mảy may sân hận. Mỗi lần như vậy, tôi đều hồi quang phản chiếu: “Nhất định là lúc xa xưa mình đã không hề giúp họ, trái lại hôm nay họ lại giúp mình, vậy mình phải cảm tạ họ mới phải chớ!”
Bây giờ các vị đã hiểu rõ chưa? Sư Phụ của quý vị là ông thầy như thế đó. Là ông thầy chuyên môn tu hạnh nhẫn nhục, chuyên môn bị người ta ức hiếp. Tôi chuyên môn nhẫn nhịn những cái người ta không thể nhẫn, nhường những cái người ta không thể nhường. Con người như vậy thì có lợi lộc gì? Nhưng quý vị đã quá bất hạnh, vì gặp phải một người chẳng có ích lợi. Vậy sao quý vị vẫn còn muốn học tập theo cái ông Sư Phụ ngu si nầy? Nhưng khi quý vị đã theo tôi rồi, tôi cũng không thể không kể lại chuyện quá khứ từng trải của tôi, là tôi đã đến từ con đường tu hạnh nhẫn nhục đó.
Quý vị học Phật, không nên nghe cho nhiều Phật Pháp rồi lại không chịu thực hành, mà hãy nên cung hành một cách thực tiễn. Quý vị nên tự bản thân y chiếu và cố gắng áp dụng theo những điều răn dạy của đức Phật.
Chúa Giê-Su đề xướng chủ thuyết “Ái địch” là yêu thương kẻ thù địch. Đối với người không tốt với ta, thì ta lại càng phải yêu thương người đó.
Còn Phật giáo chủ trương “Oán thân bình đẳng,” là dù thân hay thù, mình cũng đều xem như nhau. Lòng nhân từ của chúng ta đối với ai cũng nên bình đẳng, không phân biệt thân sơ, khinh trọng. Nếu người học Phật không thể thực sự hành theo, thế thì học đến bao giờ cũng chỉ là học cạn cợt bên ngoài, chứ không thể nào đạt được sự lợi ích chân thật!
Hãy nhớ kỹ! Nhớ kỹ! Bước đầu học Phật nhất định là phải tu nhẫn nhục! Cứ kể như là có người muốn giết mình, mình cũng không nên có tâm sân hận. Thậm chí là nếu so với chỗ tu hành của ông tiên nhẫn nhục, chúng ta lại càng phải tiến hơn một bước. Nhưng đó cũng không phải có ý nói: “Ông tiên tu nhẫn nhục bị chặt đứt tay chân mà không khởi tâm sân hận, vậy bây giờ anh có thể chặt thân thể của tôi đi, tôi cũng không sân hận đâu!” Đó là bắt chước người ta, chứ không phải là từ ý của mình, như vậy là bị hạng nhì rồi. Không những tay chân mình dù có bị chặt, mình chẳng giận hờn, thậm chí nếu thân bị bằm tan xương thịt nát, mình cũng không nên sân hận! Bởi vậy khi có người phỉ báng tôi, hoặc giả đối xử không tốt với tôi, tôi cũng chẳng giận hờn.
Nhẫn Là Bảo Vật Vô Giá
Đã là Phật tử, chúng ta nhất định phải biết nhẫn. Nhẫn cái gì? Là nhẫn nhịn những cái người ta không thể nhẫn. Có người nói: “Tôi thật là nhịn hết nổi rồi!” Nếu chúng ta nhịn hết nổi, tức là không thể “hết” được. Hết cái gì? Là hết nghiệp chướng. Nếu nghiệp không tiêu, tình chưa không, tức là còn có sanh tử. Cho nên nói: “Nghiệp bất trọng, bất sanh Ta-bà. Ái bất đoạn, bất sanh Tịnh độ.” Chừng nào nghiệp tận, tình không, đến lúc đó chúng ta mới hết sanh tử và được giải thoát thật sự.
Người tu hành nên có công phu tu nhẫn nhục. Nhẫn đói, nhẫn khát, chịu gió, chịu mưa, chịu nóng, chịu lạnh, đến nỗi phải nhẫn sự chửi mắng, và nhẫn sự đánh đập luôn. Những cảnh nầy đều là thử thách. Như tôi thường nói: “Tất cả là khảo nghiệm, xem bạn sẽ làm sao? Đối cảnh mà không biết, phải luyện lại từ đầu.” Dù gặp nghịch cảnh như thế nào đi nữa, chúng ta cũng nên tiếp nhận với tâm lý “nghịch lại thuận thọ.” Chúng ta đừng để cảnh giới xoay chuyển, hoặc dựng cờ trắng mà đê đầu xin hàng phục. Người xưa nói: “Việc nhỏ mà không nhịn tức sẽ làm hư chuyện lớn.” Nhẫn nhịn là bảo vật vô giá: “Nhịn giây lát, gió yên sóng lặng; lui một bước, biển rộng trời xanh.”
Khi đức Phật Thích Ca còn tại thế, có một hôm Ngài đi ngang qua bờ sông và thấy một con dã can (thuộc loài lang sói), muốn ăn thịt con rùa. Nhưng con rùa thì rút đầu, thụt cả chân tay vào trong cái mai, rồi nó nằm yên không động đậy một lúc thật lâu. Dã can vì không có tâm kiên nhẫn nên bỏ đi, còn rùa nhờ có lòng nhẫn nại mà bảo tồn được sanh mạng. Đức Phật nói với Tôn giả A Nan rằng: “Người tu hành cũng nên như vậy.” Bậc cổ đức nói: “Gần đây tôi mới học được cách của con rùa, lúc nào đáng rút đầu thì hãy rút đầu.”
Trong lúc nóng giận mà quý vị nhịn được, thì quý vị sẽ miễn lo âu cả trăm ngày. Nếu người ta chửi mình, xem như mình đang thưởng thức một bài hát đang thịnh hành. Nếu có người đánh mình, xem như mình đi đường vô ý va vào cột cửa. Nếu quý vị quán tưởng như thế, dù là giáo mác gì cũng tự nhiên biến thành ngọc lụa. Nếu không, ngọn lửa vô minh nổi cơn lôi đình sẽ bốc cao ba trượng, mà phát thành một trận đại chiến. Kết quả hai bên đều bị thương, không những tổn thương tình cảm, lại còn mất cả nhân cách và bị người ta chê bai là mình thiếu tánh điềm tĩnh.
Cho nên nói: “Thọ tận thiên hạ bá ban khí, dưỡng tựu hung trung nhất đoạn xuân,” tức là chịu được hết trăm lần lời chỉ trích của thiên hạ, sẽ nuôi dưỡng thành khúc nhạc xuân trong tâm ta. Chúng ta có thể lấy những lời vàng ý ngọc nầy để làm câu châm ngôn cho mình.
Chào chi ! Việc thứ nhất là bạn hãy bình tĩnh và trấn an tinh thần lại, nóng nảy sẽ hư hết mọi chuyện và xử lý mọi việc sẽ không tốt và cũng không phải là cách mà người có trí huệ làm ! Việc thứ 2 là bạn hãy đọc nhiều mẫu chuyện nhân quả báo ứng , lúc đó bạn sẽ hiểu rõ tại sao ta lại luôn gặp những nghĩh cảnh như thế mà không phải là người khác , đó là do nhân kiếp trước mình tạo ra nên bây giờ mình mới gặp lại oan gia , bạn nên vui vui vẻ vẻ đón nhận nghịch cảnh để trả nhân kiếp trước mà mình đã tạo ra khổ đau cho họ ! Việc thứ 3 là bạn nên dùng phật pháp để hoá giải , đó là bạn nên ngày đêm niệm phật trì kinh để hồi hướng mà hoá giải mối ân oán này. Bạn phải kiên nhẫn không phải 1 hay 2 ngày mà thành công liền , bao lâu bạn không nên để ý mà phải dùng hết lòng chân thành mà làm , chân thành với chính mình và chính oan gia ! Ban ngày bạn không rảnh thì bạn nên lập 2 thời công phu sáng tối cố định mà làm , có ngày mọi chuyện sẽ tốt đẹp trở lại , và nút thắt kia sẽ được mở ! A di đà phật , chúc bạn thành công.
Trước tiên nên dùng phương pháp tu nhẫn nhục rồi sau đó chuyên tâm đọc kinh địa tạng va niệm danh hiệu ngài, cố gắng niệm 10 ngàn biến.
A Di Đà Phật!
Kính gửi các vị Tiền Bối ,Thiện Tri Thức, các bạn.Xin mọi người cho HVCL lời khuyên!
Sáng sớm nay vừa đến cty HVCL đã gặp ngay 1 chuyện “khó chịu”.Do là chiếc ghế để NV ngồi làm việc và ghế chuyên để ngồi họp- ko khác chi nhau về giá tiền-màu sắc ko quan trọng, chỉ là HVCL thấy thoải mái hơn khi ngồi trên đó- nó ko có 2 bên tay vịn,nên cảm giác rộng hơn, thêm nữa là cảm giác nhiều người ngồi thì ko được sạch sẽ,,nên HVCL ko thích ngồi những ghế đó .Có đôi lần đồng nghiệp nhắc nhở,nhưng là AE nên HVCL ko cho đó là vấn đề, chỉ khi chiều qua bị anh trưởng phòng bên cạnh (ko phải phòng mình) nhắc 1 lần,sáng nay đến lại quen tay,nghĩ chắc ko có ai nói gì đâu vì ko có ai ngồi họp-ko ngờ người trưởng phòng đó,sẵn tức ở đâu lại mắng ra uy.HVCL đã kịp bình tĩnh,lúc đầu hơi bất ngờ và khá khó chịu vì AE trươc snay ko có vấn đề gì cả + sáng sớm đã bị nói (NV cả mấy phòng ngồi khá đông).Ngay sau vài S kịp trấn tĩnh lại,niệm Phật + suy ngẫm lại những gì mình được học để vượt qua sự bực bội này:rằng mình sai đầu tiên, rồi thì người ta mắng mình phải cảm ơn..( mất khoảng vài phút để lắng lòng và khoảng 10~15 phút để lấy lại “năng lượng thoải mái” làm việc. Nhưng vấn đề HVCL muốn hỏi sau cùng khi đã kể hết cả câu chuyện ra đây, là tuy rằng mình ko còn cảm giác giận ghét người đó nữa, sự bực bội đã ko còn,nhưng HVCL tự thấy mình quá hẹp hòi khi lúc đó đã nghĩ “nếu bây giờ có ai hỏi mình có còn ” nguyện độ khắp chúng sanh” ko? HVCL lại thấy e dè khi nghĩ đến người kia, hoặc như nghĩ ” sau này mà gặp chuyện gì thì mình kệ ..A Di Đà Phật! .. chưa đỗ ông nghè đã đe hàng tổng. 1 niệm khởi ra là Phật,Bồ Tát đã hiểu. Ôi sao mình xấu xa nhỏ nhen, nghiệp chướng ,tập khí sâu nặng như vầy. HVCL thấy đáng báo động bản thân quá, nên khẩn cấp viết ra đây nhờ các Tiền Bối,Thiện Tri Thức giúp đỡ cho HVCL cách đối trị, cách dứt trừ.. qua sự việc này,HVCL thấy mình áp dụng thực tiễn lời Phật dạy chỉ”miễn cưỡng”và được bề nổi, mảng chìm chưa thực như Người đã dạy. Làm sao để thực sự có tâm từ bi như dòng nước mát rửa sạch mọi tâm hồn đen tối. Khi được viết hết ra như vậy, HVCL đã hối cải -ko còn suy nghĩ hẹp hòi với người đó nhưng mình định lực ko có, liệu còn bao nhiêu chông gai thử thách phía trước mình có giữ vững,phát huy tốt được không? A Di Đà Phật !
A DI ĐÀ PHẬT
Gửi bạn HVCL,
*Để trải được tâm từ trước chúng sanh muôn loài là khó lắm. Cái khó thứ nhất vì tâm chúng ta là tâm phàm phu: tham, sân, si, mạn, nghi, phân biệt, chấp trước. Vì thế hễ khởi động niệm đều bị những cái nhân kia nó chi phối đầu tiên. Nay chúng ta học Phật, học niệm Phật là phương tiện để từng ngày, qua ngày tập khắc chế cái tâm tạo nghiệp trên, vì thế, ngay một lúc vốn chẳng thể.
*Mọi sự trong đời đều có nhân-duyên-quả. Câu hỏi nên đặt ra là tại sao (ví dụ thôi) có người khác ngồi vị trưởng phòng nọ không lên tiếng, mắng mỏ, nhưng thấy bạn ngồi thì có chuyện? Ngay cái lúc xảy ra này mình quán nhân duyên, liền khởi tâm sám hối, nguyện sửa không phạm=thực sám. Nhưng sám rồi lại thấy tâm không an thì sự sám của mình chưa trọn vẹn. Việc bạn khởi niệm thương, ghét vị nọ cho thấy tâm từ chưa thực khởi mà mới chỉ mức độ manh nha thôi. Do vậy theo thiện ý của TN, hàng ngày mọi hoàn cảnh, chúng ta phải luôn thực hành trải tâm từ trước người, vật. Khi nào biết chúng ta thực có tâm từ? Khi người, vật làm trái ý mình, xúc phạm mình, làm đủ những điều không tốt với mình mà mình vẫn thương họ, vẫn muốn giúp họ giác ngộ, không tìm cách xa lánh họ=tâm từ đang hiện tồn. Ngược lại, tâm thương-ghét còn tri phối, vì thế tâm từ không thể dấy khởi. Để thực hành luôn trải tấm lòng từ-bi-hỉ-xả trước muôn loài là khó lắm, nhưng chúng ta nguyện về Cực Lạc mà không làm được thì đó là khó trong khó.
Yếu quyết để trải tâm từ: không có tôi và không có của tôi. Bạn thử quán xét thử nhé.
TN
Tổ Sư Ấn Quang (Hóa Thân Của Đại Thế Chí Bồ Tát) dạy như sau:
Sân tâm chính là tập tánh từ đời trước, nay nghĩ mình đã chết, mặc kệ người ta dao cắt hay hương bôi, chẳng ăn nhập gì đến mình. Đối với tất cả những cảnh trái ý, cứ nghĩ như mình đã chết, ắt sẽ chẳng khởi tâm sân được nữa! Đấy chính là tam-muội pháp thủy do đức Như Lai đã truyền để rửa sạch khắp các kết nghiệp của hết thảy chúng sanh.
Hòa Thượng Tuyên Hóa (Tổ Sư Đời Thứ Chín Của Quy Ngưỡng Tông) cũng từng dạy như sau:
Cả hai thứ này—thân và tâm– đều cần phải buông bỏ, phải không thấy có thân mà cũng chẳng thấy có tâm–thân không kiêu ngạo mà tâm cũng không kiêu ngạo. Bị ai mắng chửi thì coi như người ta hát cho mình nghe vậy. Một thầy Tỳ-khưu chân chánh tu hạnh nhẫn nhục thì phải coi kẻ mắng mình là người đang ca hát cho mình nghe!
Nếu quý vị không mắng người ta mà người ta lại vô cớ chửi mắng quý vị, thì quý vị nên không hiểu họ nói gì cả–hãy xem như họ đang nói tiếng Nhật, tiếng Anh, hoặc một thứ ngôn ngữ lạ tai nào đó mà quý vị chưa hề biết tới! Người Trung-Hoa chưa từng học Anh-ngữ mà nghe tiếng Anh tất nhiên là không hiểu được; người Tây phương chưa học Hoa-ngữ thì nghe tiếng Trung-Hoa cũng chẳng hiểu gì cả. Nghĩ như vậy, thì họ mắng quý vị mà quý vị sẽ không giận dữ mắng lại họ. Cho dù rõ ràng là họ mắng thẳng quý vị đi nữa, thì quý vị cũng nên xem như họ đang tán tụng mình: “Ồ! Họ đang nói tốt về mình đấy!” Quý vị cần phải đảo ngược sự việc lại mà nhìn. Nếu bị người ta đánh, hãy xem như mình đi đứng không cẩn thận nên bị va phải vách đụng phải tường mà thôi!
Giả sử quý vị vì sơ ý nên đâm sầm vào tường, trán u lên một cục; chẳng lẽ quý vị xoay người đấm vào tường một cú: “Tại sao mày đụng tao?” cho hả giận hay sao? Có cần phải làm như thế không? Không cần! Quý vị đâm đầu vào tường, rồi lại đấm vào tường một cú “trả đũa,” như thế chỉ làm cho quý vị phải chịu đau đớn thêm mà thôi. Do đó, nếu có người đánh quý vị, quý vị hãy xem như mình rủi ro đi đụng phải tường vậy, đừng cho đó là người ta đánh mình, được như thế thì sẽ không có chuyện gì xảy ra cả. Cho nên, người ta mắng mình thì cứ xem như họ hát cho mình nghe cho vui tai vậy.
“Thân thịt, xương, máu chung cùng với chúng sanh.” Ðây không chỉ nói đến bậc Tỳ-khưu chân chánh phát tâm Bồ-tát, mà nếu có người muốn lấy thịt hoặc xương từ thân thể quý vị, hoặc muốn uống máu của quý vị, thì quý vị đều nên thí xả cho họ. Người muốn thực hành Bồ-tát Ðạo cần phải có thể xả bỏ đầu, mắt, nảo, tủy của chính thân mình nếu cần.
Trước đây tôi có kể cho quý vị nghe rằng khi Ðức Phật Thích Ca Mâu Ni còn ở tại nhân địa, Ngài trông thấy một con cọp sắp chết đói vì không có gì để ăn, Ngài bèn tự hiến thân mình cho cọp ăn đỡ đói. Cọp là một ác thú thuộc loại độc ác nhất trên thế giới, thế mà khi còn ở nhân địa, Ðức Phật Thích Ca Mâu Ni vẫn bố thí thân thể của mình cho cọp như đối với mọi loài khác.
Trích Tịnh Độ Đại Kinh Giải Diễn Nghĩa – Pháp Sư Tịnh Không:
“Thật ra, trong cuộc sống thường ngày, mọi người đều biết năm mươi ba lần tham học trong kinh Hoa Nghiêm, năm mươi ba tham học là gì? Từ sáng thức dậy đến tối đi ngủ, trong lúc ấy, lục căn tiếp xúc cảnh giới chính là năm mươi ba lần tham học, nam, nữ, già, trẻ, các ngành, các nghề.
Quý vị chẳng cần phải hâm mộ Thiện Tài, Ngài gặp nhiều thiện tri thức dường ấy, ta chẳng gặp một ai! Từ sáng đến tối, những người quý vị đã gặp đều là thiện tri thức, nhưng quý vị chẳng nhận ra! Quý vị thấy kẻ này làm lành, đó là thiện tri thức, hãy lập tức nghĩ: Ta có những điều tốt đẹp giống như kẻ ấy hay chăng? Nếu ta chưa có, phải học theo kẻ ấy. Nếu ta có, tốt lắm, hãy gìn giữ, đừng để mất đi! Thấy kẻ làm ác, kẻ ấy là thầy ta, hồi quang phản chiếu, ta có làm chuyện ác như kẻ ấy hay chăng? Hễ có, phải sửa đổi; nếu không có, từ nay ta chớ nên phạm khuyết điểm ấy. Quý vị thấy đó: Họ chẳng phải là thầy ta ư? Chẳng đều là Phật ư? Thiện Tài mỗi ngày gặp gỡ, mỗi ngày không ngừng nâng cao cảnh giới, thành Phật viên mãn trong một đời. Chúng ta gặp gỡ mỗi ngày đều bỏ lỡ, không hiểu biết vốn là [thiện tri thức luôn hiện diện trong] cuộc sống thường ngày!”
Chị HVCL
Mình cũng mới tu đây thôi. Những gì là quán tâm từ bi đến tất cả chúng sanh, đối với mình đều quá cao siêu, mình sợ không làm nổi. Chuyện khó chịu trong chỗ làm của chị mình đều đã trải qua. Sau mấy ngày(những mấy ngày lận đó) tức giận , mình đã chọn cách này : luôn luôn mang theo một cai khăn để lau ghế trước khi ngồi, và chọn một cái ghế có tay dựa. Lúc đầu , tự ái lắm , nghĩ là ” Ồ mình bị mắng , ai nấy cũng cười , mình thua rồi v.v… nhưng vẫn tiếp tục niệm Phật( hi hi để đè cái cục tức xuống thôi ) nhưng sau một hồi niệm Phật, tự nhiên mình có ý nghĩ là “Ồ cái ghế có tay này cũng có lý lắm , mình khỏi sợ té bất tử. Tứ một ý nghĩ đó , mình tiếp tục nghĩ rằng, tay dựa của ghế cũng giống như giới luật , giữ cho mình được an vui. Ý nghĩ tiếp theo ý nghĩ, mình nhận ra rằng, lựa chọn ghế này ghế nọ là vì lợi ích của chính mình , như thế người ta tức giận là đúng rồi…Khi mình nghĩ được như thế liền tự nhiên cảm thấy thoải mái. Mình nghĩ rằng chư Phật, chư Bồ tát đã cho mình những ý nghĩ tốt lành như vậy để mình được an vui trong đời sống. Từ đó về sau, những chuyện khó chịu như thế dần dần bớt đi. Nếu như những cách đối trị tức giận khác không giúp được, chị thử cách này xem sạo Chúc chị thân tâm an lạc, tu hanh tinh tấn.
A Di Đà Phật!
Kính gửi các vị Tiền Bối Thiện Nhân,Chánh Pháp Trụ Thế,Tuấn Linh, đạo hữu Tịnh Pháp!
Ngay sau khi nhận được hồi âm của Tiền Bối Thiện Nhân, HVCL đã chưa dám trả lời ngay mà chờ xem mình thay đổi thế nào sau khi trực tiếp nhận được những lời khuyên đó. Hôm nay thấy có thêm nhiều bài Pháp hay của các vị ,HVCL đã suy gẫm , nhìn ra được vướng mắc,vấn đề của chính mình, để từ hôm nay bắt đầu thêm 1″ môn học mới” tinh vi hơn – mà chính mình phải vượt qua được.
Cảm ơn mọi người đã luôn có mặt kịp thời động viên khuyến khích HVCL!
HVCL có cảm nghĩ là mình sẽ phải cố gắng rất nhiều để đối trị được phiền não này, nhưng với những pháp” ko có Tôi, ko có của Tôi”, hay “như nghe người ta hát”, “người ta đang khen mình”.. HVCL tin là sẽ rất nhiều người -ko riêng HVCL -“mát lòng mát dạ” vượt qua được cửa ải Sân khó khắc phục này.
Sâu hơn nữa để thực tâm từ bi hiện hữu ,HVCL nghĩ mình cần thêm chỉ bảo,khai thị, để thực sự hiểu,thực sự ngấm, có như vậy mới mong thực hành tốt ạ!
Nam Mô A Di Đà Phật!
A DI ĐÀ PHẬT
Gửi bạn HVCL,
*Cổ Đức dạy: không sợ niệm khởi, chỉ sợ giác chậm! Nghĩa là niệm phiền não khởi không đáng sợ, chỉ sợ khi nó khởi mình không nhận biết được để khắc chế mà giác ngộ.
*Khi bước vào tu đạo sẽ có nhiều sự khảo nghiệm lắm. Có thể là người thân (cha, mẹ, chồng, vợ, con cái, hàng xóm, thân quyến); có thể từ bạn bè, đồng nghiệp; có thể từ ngoài xã hội…Chư Phật, chư Bồ tát luôn tìm cách, tìm phương tiện giúp chúng ta thành tựu tâm bồ đề để sớm ngày giác ngộ. Vì thế khi cảnh khởi mà chúng ta không kịp tỉnh giác để nhận biết đó là mê, là vọng, tất chúng ta sẽ bị cảnh đó chuyển và đương nhiên chúng ta sẽ chìm đắm trong mê, vọng đó. Phật gọi trường hợp này là: người đi từ tối vào tối. Nghĩa là nhân đã mê mờ, sanh ra trong cõi này, nay gặp duyên mê vọng không biết cách chuyển hoá để thoát ra=chìm trong mê vọng.
*Sở dĩ dạo này TN hay nói thẳng, trực diện vào mọi vấn đề là muốn giúp các liên hữu, đặc biệt mới phát tâm tu đạo hiểu rõ: Tu không phải là cưỡi ngựa xem hoa đâu, mà tu, thực tu sẽ rất cam go, từng bước, từng niệm chúng ta đều phải cảnh giác tâm mình, đấu tranh với mọi tật xấu (chủng tử xấu): tham, sân, si, mạn, nghi, tật đố, phân biệt, chấp trước…Phật gọi đó là chủng tử luân hồi mà chúng sanh nào cũng có. Vì vậy, muốn thoát ra khỏi vòng luân hồi, bản thân mỗi chúng ta phải dũng cảm nhìn vào sự thật, nhất quyết không hướng về quá khứ, cũng không mê mộng vào tương lai, mà phải luôn sống với thực tại hiện có. Hiện có là gì? Chúng ta còn mê mờ nhân quả, còn tham đắm ngũ dục, còn để lục trần luôn lôi kéo. Nhận ra điều này, từng ngày, từng bước chúng ta chuyển hoá cái tâm đó, giúp nó trở lại thanh tịnh. Tu=mỗi ngày tâm phải thêm thanh tịnh=thực tu. Điều này nói dễ, hành khó. Khó thì mới phải hành và hễ hành là có lợi lạc.
Bạn ráng đọc kỹ phần chia sẻ bên dưới nhé.
NĂNG RỬA ĐỒ – QUÊN RỬA TÂM
Một thiền Sư trong một bài pháp nhủ đã nói một biểu dụ: Người phụ nữ khi nổi sân, bà ta bèn đem chén bát ra lau, rửa rồi chà lấy chà để lên những cái chén bát hòng làm cho những cái chén bát đó phải sạch sẽ, nhưng có một điều bà ta quên khuấy rằng: cái tâm của bà ta lúc ấy lại vô cùng uế trược, và đang cần gột rửa, nhưng lại không được ngó ngàng tới. Đó là trái đạo.
Trong cuộc sống hàng ngày, mọi nơi, mọi chốn, dẫu ở nông thôn, hay chốn thị thành; dẫu miền xuôi, hay miền ngược, dẫu ở đường hay ngoài chợ; dẫu ở nhà hay hãng sở, dẫu tại gia hay xuất gia… những chuyện „giận cá-chém thớt“ như trên vốn và vẫn thường xảy ra, thậm chí nhiều như cơm bữa. Nguyên nhân từ đâu? Từ tâm sân hận. Người đời có câu: Giận quá mất khôn! Chữ „khôn“ ý nói tới sự sáng suốt, minh mẫn trong suy nghĩ và hành động. Trong đạo chữ „khôn“ chính là tư duy và hành động chân chánh. Nhưng khi „mất khôn“ – tâm sân nổi lên, chúng ta thường quên mất mình là ai, đang làm gì, từ đó chúng ta sẵn sàng làm tất thảy mọi việc, nhiều khi bất chấp hậu quả, miễn sao thoả mãn được cơn lửa đang hừng hực cháy trong tâm. Trong đạo gọi đó là hiện tượng thiêu trụi công đức của chính mình. Công đức từ đâu có? Phải từ nơi trì giới mà có. Với người Phật tử tại gia thì 5 Giới:
– Không sát sanh
– Không trộm cắp
– Không tà dâm
– Không nói dối
– Không uống rượu bia hay dùng chất kích thích.
phải luôn luôn được quán chiếu và nghiêm cẩn hành trì. Vậy nhưng hễ ai (nhỡ, chót) đụng đến ta; chê bai ta; làm trái ý ta; không ngưỡng mộ hay dám vượt mặt ta… ngay lập tức ta sẽ tìm nơi để xả…giận.
Ta là ai? Nếu nói ta là cái thân này, nhưng Phật nói: cái thân này là giả tạm, là cửu khướu bất tịnh, là vô thường, nay còn, mai mất. Vậy thì việc „đụng, chê, trái ý, không ngưỡng mộ, vượt mặt…“ mà thế gian đối với ta liệu có gì đáng để ta phải nổi cơn thịnh nộ? Lý là thế, nhưng đi vào sự, để quán chiếu được cái „ta“ hư giả đó thật khó vô cùng. Khó, bởi ta đang, thường, luôn sống, bám chấp vào cái „ta“ bất định, bất tịnh và hư giả. Vì bám chấp nên ta ngỡ và nhiều khi lấy cái hư giả đó làm lẽ sống, làm chân lý sống, làm cái phao để bơi lội, vùng vẫy trong đời cho thoả thích. Cũng vì thế hễ ai có ý định, muốn đi ngược, làm ngược theo chân lý, đụng đến lẽ sống của ta, khiến cái „phao“ của ta chòng chành, ắt ta chẳng thể ngồi yên. Ngồi yên có hai nghĩa: thân tịnh, nhưng tâm bất tịnh. Nghĩa là thân một đống, nhưng tâm tham, sân, si, mạn, nghi, phân biệt, chấp trước trùng trùng dấy khởi. Ngồi yên như thế gọi là ngồi yên trên đống lửa. Ngồi yên cũng lại có nghĩa: cả thân và tâm đều thanh tịnh, đó là 6 căn tiếp sáu trần mà chẳng khởi vọng thức. Trong đạo gọi đó là đối cảnh mà chẳng sanh tâm.
Hàng ngày, đối người, tiếp vật nếu chúng ta không hằng quán chiếu sâu sắc, chuyện lấy vật làm ta, biến ta thành vật, rồi hàng ngày miệt mài lấy vật ra để lau chùi, đánh bóng hầu cho chúng sạch sẽ là điều chẳng thể.
Cổ nhân có câu: Nhà sạch thì mát, bát sạch ngon cơm! Nhà và bát dẫu sạch, nhưng tâm chẳng sạch, dẫu cơm tiên đầy bát cũng chẳng thể nào ngon miệng.
Ráng gột rửa tâm như thường gột rửa chén bát vậy.
TN
BẠN VỐN CÓ THỂ CHỨNG QUẢ, NHƯNG MỘT KHI NÓNG GIẬN NỔI LÊN, THÌ CHẲNG CÓ PHẦN
Ác ma tức là ma lợi hại nhất, tức cũng là ma vô minh phiền não. Chúng ta người tu hành, phải luôn luôn hồi quang phản chiếu. Phản chiếu gì ? Phản chiếu trong tự tánh của mình có phiền não tồn tại chăng ? Nếu có người nói bạn không tốt, bạn có phiền não chăng ? Có người nói bạn không đúng, bạn có phiền não chăng ? Có người đến mắng bạn, bạn có phiền não chăng ? Có người đến đánh bạn, bạn có phiền não chăng ? Nếu bạn không sinh phiền não, tức là tiêu diệt được vô biên chúng ác ma. Nếu sinh phiền não, thì chẳng phá được chúng ác ma. Người tu đạo phải mỗi ngày hồi quang phản chiếu, nghĩa là kiểm thảo chính mình, phản tỉnh chính mình : Tại sao phải nóng giận ? Sao lại nổi giận ? Nên biết nóng giận là lửa vô minh, lửa vô minh thì thiêu hủy rừng công đức.
Nếu chúng ta không có phiền não, không nóng giận, thì người đó cao thượng, khiến cho người cung kính, nếu vô minh phiền não và nóng giận quá lớn, thì người đó chẳng có giá trị, không cao thượng, không đáng cho người cung kính. Ðức tánh thanh cao của người tu đạo là, chẳng có phiền não. Ai không có phiền não, thì người đó sớm chứng quả, sớm khai ngộ. Ai có phiền não thì chứng quả muộn, khai ngộ muộn. Ðó là đạo lý thực tế, ai ai cũng biết, nhưng chẳng ai thực hành được.
Tại nước Mỹ nầy, Phật pháp mới bắt đầu, chúng ta nhất định cần nhiều người chứng quả, nhiều người khai ngộ. Chúng ta phải tạo Thánh hiền, Bồ Tát, La Hán, tạo Thánh nhân sơ quả, nhị quả, tam quả, và tứ quả. Chúng ta phải tạo bậc Thánh hiền, chẳng phải tạo người dư thừa. Người dư thừa là gì ? Tức là người mà mọi người không cần.
Tại nước nầy, mọi người đừng bỏ qua cơ hội tốt. Bạn vốn có thể chứng quả, nhưng một khi nóng giận lên, thì chẳng có phần. Bạn hãy xem có vị Thánh nhân nào có vô minh, có phiền não, có nóng giận chăng ? Vì họ đã chứng đến cảnh giới người cũng không, pháp cũng không, thì tự nhiên chẳng còn vô minh phiền não và nóng giận. Bạn phải tôn trọng mình, đừng khinh mình, tìm cách để sớm chứng quả, đừng rơi vào phía sau. Bạn muốn chứng quả chăng ? Vậy trước hết phải phá ác ma. Ác ma tức là vô minh phiền não của bạn.
Khi tôi giảng Kinh Diệu Pháp Liên Hoa Phẩm Phổ Môn có nói rằng : “Ngàn ngày nhặt củi, chút lửa đốt sạch”. Khổ công nhặt củi cả ngàn ngày, chỉ một chút lửa thì thiêu sạch. Giống như công làm được ngàn ngày, đức tu được ngàn ngày, một khi phát lửa vô minh (nóng giận), thì bao nhiêu công đức tu được đều cháy sạch. Cho nên, người tu đạo, tối kị nhất là nóng giận, nhất định phải tu pháp môn nhẫn nhục !
Ác ma chuyên phá đạo nghiệp của bạn, nó thấy bạn tu được chút công đức, thì đến quấy nhiễu bạn, ngày ngày đợi cơ hội xem bạn chừng nào nổi nóng, thì nó thừa cơ mà vào trong tâm của bạn, khiến cho bạn thối đạo tâm. Bổn lai muốn tu hành, bây giờ suốt ngày đến tối muốn hoàn tục, không muốn tu hành nữa, đó là bị ma vương chi phối. Ma vương chuyên môn phá hoại đạo tâm. Nếu người tu hành ý chí không kiên cố, thì sẽ đầu hàng ma vương, làm quyến thuộc của chúng. Cho nên, muốn thoát khỏi khổ luân hồi, thì phải nhận chân tu hành.
Hòa Thượng Tuyên Hóa (Tổ Sư Đời Thứ Chín Của Quy Ngưỡng Tông)
ĐH HVCL biết quay về tự xét mình như thế thật đáng học hỏi
A Di Đà Phật!
Cảm ơn các vị Tiền Bối Thiện Nhân, Chánh Pháp Trụ Thế!
HVCL sẽ ghi nhớ những lời này và cố gắng để thực tâm hành trì .
A Di Đà Phật!
Xin chào mọi người, thật sự hôm qua con đã ngộ ra một điều mà trước giờ con chưa biết. Lúc trước con chỉ biết là thành Phật là khó nhất, gian nam mô đại bi quán thế âm bồ tát nhất, nhưng bây giờ con suy nghĩ thấy rằng cứu độ chúng sinh mới là chuyện khó nhất, khó đến nỗi mà công việc này các vị Phật vẫn còn đang làm dở dang. Thật sự con rất xấu hổ khi nghĩ lại lúc trước chỉ muốn về Cực Lạc để hưởng cuộc sống đầy đủ, an nhàn.
Nam Mô Địa Tạng Vương Bồ Tát.
Đường Về Cõi Tịnh: Mong bạn hoan hỉ gõ tiếng Việt đủ dấu và không viết tắt để các liên hữu tiện theo dõi.
Long Thọ Bồ Tát Khai Thị:
Hỏi: Bồ tát phải thường ở cõi trần lao để giáo hóa chúng sanh, sao lại nguyện sanh về Tịnh Độ?
Đáp: Nếu chưa vào Vô sanh nhẫn của Bồ Tát vị, chưa được thọ ký, chưa đến ngôi Bất Thối chuyển, mà xa lìa chư Phật, tất sẽ chìm trong biển phiền não, hư mất hết các căn lành! Như thế, đã không thể độ mình, làm sao độ chúng sanh được? Ví như, kẻ dùng chiếc thuyền không bền chắc để đưa người, khi gặp sóng to gió lớn, tất thuyền sẽ bị hư rã, mình và người đều chết đắm. Lại như người đem ấm nước sôi đổ vào ao băng tuyết, muốn cho ao băng tuyết tiêu tan, ban sơ chỉ tan được chút ít , kết cuộc chính nước sôi ấy sẽ trở thành băng tuyết. Bồ tát chưa vào Vô sanh pháp vị mà xa lìa chư Phật cũng lại như thế! Nếu Bồ Tát chưa đủ nhẫn lực, chưa đủ phương tiện, muốn dùng chút ít công đức để ra hóa độ chúng sanh, sự lợi ích tuy có đôi phần, nhưng trái lại chính mình sẽ bị đọa lạc.
Lại nữa, nếu bồ Tát mắt thường thấy sắc tướng của Phật, tại thường nghe âm thanh Phật nói, thì tâm sẽ được thanh tịnh, được pháp lạc, được trí huệ lớn, kế đó y theo lời dạy tu hành, tất sẽ mau giải thoát. Gặp Phật được vô lượng sự lợi ích như thế, tại sao không nhất tâm cầu về cõi Phật? Như trẻ thơ không nên rời mẹ, người đi xa không rời lương thực, lúc nóng bức không rời gió nước trong mát, tiết nghiêm hàn không rời sưởi ấm, sang sông không rời thuyền câu, đau bệnh không rời thuốc hay; Bồ Tát không rời chư Phật còn qúa hơn các việc như trên. Tại sao thế? Bởi dù là cha mẹ, hàng thân thuộc, bậc thiện tri thức, ngôi vua chúa, hay các đấng thiên vương cũng không thể làm lợi ích cho chúng sanh bằng Phật. Chư Phật có đủ năng lực đưa loài hữu tình lìa các cảnh khổ, lần lần tiến lên ngôi vị Thế Tôn….
Hỏi: Làm thế nào để thường được gần gũi chư Phật?
Đáp: Chúng sanh luân hồi từ vô thỉ kiếp, tạo vô lượng tội chướng nhân duyên. Cho nên, dù có tu phước đức, trí tuệ vẫn kém ít, dù có tu trí huệ, phước đức cũng không được bao nhiêu. Bồ tát khi cầu Phật đạo, cần phải thực hành sanh nhẫn và pháp nhẫn. Do thực hành sanh nhẫn, đối với tất cả chúng sanh phát tâm từ bi hỷ xả, nên diệt được tội chướng trong vô lượng kiếp, sanh vô lượng phước đức căn lành. Do thực hành pháp nhẫn, nên phá hết các vô minh về pháp chấp, sanh vô lượng trí tuệ. Nếu hai hạnh ấy được hòa hiệp, thì đời đời không xa rời chư Phật.
Lại một hạnh: Ví như chúng sanh tâm dục nặng; thì đọa làm thân dâm điểu; tâm sân nặng thì thọ sanh trong loài độc trùng. Nếu kẻ nào thường niệm Phật, ưa thích cõi Phật, không tham phước báu cõi nhân thiên, tất sẽ tùy tâm mến trọng của mình, quyết được sanh về Tịnh độ, thường gần gũi chư Phật….”
Còn sau đây là lời dạy của Tổ Sư Ấn Quang (Hóa Thân Của Đại Thế Chí Bồ Tát:
Thư trả lời mẹ cư sĩ Trí Chánh
Bà đã quy y Phật pháp niệm Phật thì hãy nên y theo lời Phật dạy để hành. Phật dạy bà cầu sanh Tây Phương, bà thiên chấp, chẳng chịu cầu sanh Tây Phương, cứ khăng khăng muốn cầu [phước báo trong] đời sau! Nay bà đã sống được mấy chục năm rồi, chẳng biết đã trải qua bao nhiêu tai nạn đao binh, lũ lụt, hạn hán, đói kém, tật dịch v.v… Nếu chưa gặp Phật pháp, chẳng biết phương cách thoát lìa thì sẽ chẳng có phương pháp gì, chỉ đành phó mặc luân hồi sau khi đã chết! Nay đã gặp được Phật pháp, lại còn quy y làm đệ tử Phật, vẫn cứ chấp nhặt chẳng tin lời Phật, mặc tình chấp vào ngu kiến của chính mình, suy nghĩ lung tung, mong đời sau vẫn được làm người!
Bà phải hiểu: “Đời sau sẽ được làm người còn khó hơn lâm chung vãng sanh!” Vì sao vậy? Những tội nghiệp đã tạo trong suốt một đời người chẳng biết là bao nhiêu! Khoan đừng nói bà có tạo những tội khác hay không, [chỉ riêng] cái tội ăn thịt giết hại sanh vật từ nhỏ đến lớn quả thật đã nhiều khôn xiết kể rồi! Bà phải phát tâm đại từ bi, cầu sanh Tây Phương. Đợi sau khi thấy Phật đắc đạo sẽ độ thoát những chúng sanh ấy; cậy vào Phật từ lực để có thể chẳng phải đền trả món nợ ấy! Nếu bà cầu [phước báo] đời sau thì không có đại đạo tâm. Dẫu công phu tu hành tốt đẹp nhưng công đức hữu hạn; bởi đã dùng cái tâm phàm phu nhân ngã (tâm phân biệt ta – người) để tu tập cho nên chẳng có công đức lớn lao! Huống chi, từ vô lượng kiếp đến nay, chẳng biết bà đã tạo bao nhiêu tội nghiệp? Nếu túc nghiệp phát hiện, nhất định khó trốn khỏi tam đồ, ác đạo. Mong lại được làm người sẽ thiên nan, vạn nan! Do vậy nói: “Cầu sanh Tây Phương còn dễ hơn cầu đời sau lại được làm người!” Do cậy vào Phật lực gia bị, nên ác nghiệp đời trước dễ tiêu. Dẫu chưa thể tiêu hết, nhưng cậy vào Phật lực nên chẳng đến nỗi phải trả báo.
Phật nói: “Trong thế gian có hai loại tội nhân. Một là phá giới, hai là phá kiến. Tội phá giới còn nhẹ, chứ tội phá kiến rất nặng”. Thế nào gọi là “phá kiến?” Chính là như bà đã nói: “Cầu đời sau, chứ chẳng cầu vãng sanh!” Ấy chính là chấp trước tà vạy, tri kiến sai lầm; đấy chính là tà kiến phá hoại Phật pháp và dẫn dắt hết thảy mọi người khởi lên những chấp trước tà vạy, tri kiến lầm lạc. Tội ấy cực lớn, cực nặng, vì tâm trái nghịch với Phật, lại còn gây lầm lẫn cho hết thảy mọi người!
Tôi nói những lời này, bà đừng nghĩ là tôi bịa chuyện gạt gẫm bà! Tôi muốn gạt bà thì phải nhằm đạt được điều gì đó! [Đằng này], tôi chẳng vì danh lợi, thế lực, lại khơi khơi gạt gẫm bà vốn là một bà lão trọn chẳng biết gì, chỉ gặp mặt một lần, há tôi chẳng trở thành một gã si ngốc hay sao? Do bà tin tưởng tôi, coi tôi là thầy; con bà nói với bà, bà không tin, liền cậy tôi nói với bà, muốn cho bà được liễu sanh thoát tử ngay trong đời này, vĩnh viễn lìa khỏi hết thảy các nỗi khổ trong thế gian, thường hưởng hết thảy sự vui trong Cực Lạc. Bà phải biết tốt – xấu! Tôi đã nói với bà như thế, nếu bà chẳng nghe, vẫn chiếu theo tâm tướng ngu si của chính mình thì là vong ân phụ nghĩa! Đừng nói bà đã cô phụ ân Phật độ chúng sanh, mà còn phụ bạc tôi một phen khổ tâm chẳng tiếc tinh thần nói với bà rất nhiều lời như thế này!
Bà phải nên phát khởi cái tâm quyết định cầu sanh Tây Phương. Lại phải dạy con cái, dâu, cháu, và thân thích, bằng hữu đều cùng phát tâm quyết định vãng sanh Tây Phương ngay trong đời này; đem công đức dạy người ấy phụ trợ cho công đức tu tâm của chính mình. Khi lâm chung, liền được A Di Đà Phật đích thân tiếp dẫn bà lên phẩm vị tối thượng nơi đài sen chín phẩm. Nếu tôi gạt bà tức là Phật gạt người. Vì sao vậy? Tôi nương theo ý Phật để nói với bà. Há có lẽ nào Phật lại gạt người ư? Bà hãy nên bỏ hết những tâm tri kiến kém hèn từ trước thì chắc chắn sẽ được vãng sanh Tây Phương!
Chân thành cảm ơn đạo hữu chánh pháp trụ thế.
Chào mọi nguoi, từ 8thag truoc toi đã nhận thức đuoc xuất gia lúc còn trẻ càng tốt,nên đã có ý niệm định giữa năm sau sẽ xin phép ba mẹ cho đi tu (chưa biết ba me đồng ý hay khong) nhưng mà mấy hôm truoc tôi phải đi ký giấy vay nợ ngân hàng, chuyện là do chị tôi mất nợ tiền nóng, chị năn nỉ keu toi vay ngân hàng dùm cho đỡ tiền lãi, dù bjet vay tiền dùm chị là sẽ kéo dài thời gian trong vòng 2năm trả nợ là sẽ khong xuất gia đuoc (huhu). Thôi kệ để 22tuổi đi cũng khong sao (chứ bây giờ cũng khong thể khong giúp chị). Viết những dòng này chỉ muốn trãi lòng.