Vào thời Tiền Đường [*] có người cư sĩ họ Kim, thành tín kiên trì giữ gìn trai giới. Sau khi chết, người này có lần nhập vào một bé trai nói với người nhà rằng: “Ta tuy có tu hành nhưng nghiệp lành vẫn còn chưa đủ để được vãng sinh Tịnh độ. Nay đang ở cõi âm nhưng được an vui lắm, có thể tự do đi lại.”
Sau đó một thời gian, họ Kim cũng nhập vào đứa bé trai ấy mà trách mắng vợ con rằng: “Tại sao lúc xây mộ cho ta lại giết gà cúng tế? Vì việc ấy mà bây giờ ta đi đâu cũng có hai người theo giám sát, không còn được tự do nữa.”
Khi ấy, đứa con dâu của họ Kim đang mang thai, người nhà liền đem việc ấy ra hỏi, họ Kim nói: “Lần này sẽ sinh con trai, mẹ tròn con vuông. Nhưng lần sau cũng sinh con trai nữa, mẹ con đều chết.” Mọi người đều lấy làm lạ, liền ghi chép lại lời ấy. Sau quả nhiên xảy ra đúng như vậy.
- Lời bàn:
Tiếp đó lại thấy khoảng mấy trăm người hình dung tốt đẹp vừa đi vừa khóc, ngài A-nan lại thưa hỏi, đức Phật dạy rằng: “Con cháu những người này giết hại sinh mạng để cúng tế, không chịu tu phước, nên họ sắp phải đọa vào địa ngục bị lửa dữ thiêu đốt. Vì thế mà họ khóc lóc.”
[*] Nhà Đường cai trị từ năm 618, đến năm 690 thì Võ Tắc Thiên lập ra nhà Võ Chu. Đến năm 705, Đường Trung Tông lên ngôi nối lại nhà Đường nên gọi là Hậu Đường. Giai đoạn trước nhà Võ Chu được gọi là Tiền Đường.
Trích An Sĩ Toàn Thư – Khuyên Người Tin Sâu Nhân Quả
Nguyên tác Hán văn: Âm Chất Văn Quảng Nghĩa
Tác Giả: Chu An Sĩ
Việt dịch và chú giải: Nguyễn Minh Tiến
Kính gửi các vị liên hữu,
Mình 29t, theo Tịnh độ cũng vài năm nay, mình thường nghe HT Tịnh Không giảng, và niệm Phật dù không thường xuyên (không có định khóa)nhưng cách đây vài tháng mình nghe được tiếng niệm Phật trong tâm (tự tánh/Phật tánh), đó là lần duy nhất mình được nghe. Tiếng niệm Phật đó vang rộng khắp, ngân vang, và thanh thoát, an lạc vô cùng. Sau lần đó, mình không còn được nghe nữa.
Vì muốn nghe tự tánh nó niệm nữa, mình quyết định “chuyên tu”. Chuyên tu ở đây là mình vẫn đi làm, sinh hoạt bình thường, chỉ dành thời gian còn lại cho việc nghe pháp và niệm Phật. Gần 1 tháng nay, mình bỏ xem TV, tin tức, nghe nhạc…. nhưng vô cty làm thì gặp đồng nghiệp mở nhạc trong phòng, bàn tán chuyện này chuyện kia,…. Về nhà, tình trạng cũng giống y vậy, thật không thể nào tập trung tu đc.
Khi xác định chuyên tu là PH xác định phải từ bỏ thú vui tuổi trẻ (tụ tập bạn bè, cafe, beer…), dục vọng (tiền bạc, địa vị, tình ái) của mình. Nhưng hỡi ôi, quá khó. 1 là do mình đang trong độ tuổi còn ham vui, thích khám phá, cái gì cũng muốn biết qua, 2 là do ngoại cảnh nó tác động khiến mình ko tập trung được. Chứ như ông lão, bà lão 60, 70t trở lên thì họ dễ buông vì họ kinh qua mọi thứ và biết mọi thứ là giả tạm.
Hiện tại, mình cũng ko biết làm sao nữa.
Xin chư vị cho PH lời khuyên, cảnh tỉnh, la mắng cũng được.
Kinh Vô Lượng Thọ dạy “Phát bồ đề tâm, nhất hướng chuyên niệm”
Ngài Mộng Đông nói “Thật vì sinh tử, phát bồ đề tâm, dùng tín nguyện sâu, trì danh hiệu Phật”
Bạn hãy tự xét xem mình có thật sự phát bồ đề tâm hay không? Hay chỉ vì ham thích những cảnh giới khác lạ?
Chào bạn Pure Heart,
Bạn nhớ lưu ý mục đích tu niệm Phật là để vãng sanh Cực Lạc, chứ không phải để nghe tự tánh niệm Phật. Việc nghe được tự tánh niệm Phật là cái quả của việc huân tập nhiều chủng tử niệm Phật trong Tạng thức. Bạn nhớ đừng để bị lệch hướng. Ngoài ra khi mong cầu thái quá thì tâm sẽ chộn rộn không yên, như thế là đi ngược lại với tâm thanh tịnh. Mà muốn nghe tự tánh niệm Phật thì tâm cũng phải thanh tịnh.
Bạn quyết tâm như thế là rất tốt, nhưng cần có sự kiểm soát, tiết chế cho cân bằng thì mới ổn. PH có thể thấy hiện giờ bạn đang khá nôn nóng, tuy nhiên có vẻ nền tảng của bạn chưa sẵn sàng cho việc chuyên tu. Chuyên tu muốn có hiệu quả thì phải buông xả được từ trên tâm những thói quen, sở thích, chấp trước, vọng tưởng…Muốn buông được mấy thứ đó, đòi hỏi bạn phải nhìn thấu được bản chất vô thường của chúng, khi thấu được thì từ từ sẽ buông được. Cho nên, chớ nên cưỡng ép buông bỏ trên mặt hình thức khi tâm chưa thuần thục chín muồi cho việc đó, vì không khéo sẽ thành chướng ngại.
Người già có những trở ngại tu tập của người già như: sức khỏe không đủ, tinh thần mệt mỏi, thương lo con cháu,.. Chớ nên cho rằng người già thì dễ tu, vì lứa tuổi nào cũng có vấn đề cả. Quan trọng là mình giải quyết được vấn đề của mình ở thời điểm hiện tại, chứ không chờ đến lúc già vì ai chắc rằng mình sống được đến già?
PH xin nói thêm về buông bỏ trên tâm. Khi bạn muốn tập trung niệm Phật, nhưng bên ngoài quá ồn ào làm bạn không tập trung được. Nhưng nhìn cho kỹ hơn, mình không tập trung được là tại tâm mình còn duyên theo, còn để ý những âm thanh đó (PH không chê trách gì bạn cả, vì ai cũng thế, chỉ là chỉ rõ ra để mình nhận biết cho rõ ràng thôi). Nên, bạn cần tập làm sao cho tâm mình không để ý, duyên theo những âm thanh đó nữa (chính là mình đang tập buông bỏ cái thói quen tâm dính vào, nghe theo những âm thanh đó), khi đó bạn sẽ thấy mình sẽ dễ tập trung niệm Phật.
Tóm lại, khi tâm còn nhiều yêu thích những thứ thế gian thì việc đề ra mục đích chuyên tu là một sự gượng ép (hai việc này không thể song hành). Nếu tâm không còn nhiều yêu thích, tuy vẫn bận rộn với cuộc sống (để đảm bảo có cơm ăn áo mặc) thì lúc này có thể bắt đầu tập chuyên tu được. Riêng bạn, nếu tâm chưa buông được thì không nên nôn nóng. Bạn hãy tập buông từ từ, mỗi ngày một ít, nếu làm được thế, một thời gian sau tự bạn sẽ thấy mình sẳn sàng tập trung niệm Phật, không còn gặp vấn đề như hiện nay nữa.
Chúc bạn tỉnh giác tinh tấn.
Nam Mô A Di Đà Phật.
Xin chân thành cám ơn bạn Thanh Phong và cư sĩ Phước Huệ đã cho mình lời khuyên hữu ích.
Kính chúc quý vị thân tân thường an lạc, sớm đạt được chí nguyện vãng sanh Cực lạc.
Nam mô A Mi Đà Phật.
Bạn Pure Heart nếu chưa có định khóa có thể tham khảo Thập Niệm Pháp của pháp sư Tịnh Không:
https://tinhtongvn.blogspot.com/2017/11/tinh-yeu-thap-niem-phap.html
A Di Đà Phật. Xin thỉnh giáo các vị thiện tri thức có cách nào chống lại sự buồn ngủ khi nghe pháp không ạ. Vì mỗi bài giảng của PS Tịnh Không dài gần 2 giờ mà TP chỉ nghe 1 giờ là buồn ngủ không chịu nổi rồi.
A DI ĐÀ PHẬT
Gửi bạn Thanh Phong,
*Buồn ngủ chưa hẳn là ma chướng nhưng nếu huân tập lâu dài nó sẽ biến thành ma chướng, cản trở đường tu đạo của chúng ta.
Thông thường khi nghe pháp, công phu (tụng kinh, trì chú, niệm Phật, ngồi thiền…) chúng ta thường rơi vào hai trạng thái: hôn trầm và trạo cử.
Hôn trầm: là trạng thái cơ thể quá xung mãnh trong việc ăn uống và ngủ nghỉ.
Trạo cử: là trạng thái lăng xăng của tâm. Phật ví tâm lúc này giống như con khỉ, leo trèo, truyền hết nơi nọ sang nơi kia không biết mỏi mệt.
*Trường hợp của bạn nếu luôn thấy buồn ngủ khi nghe pháp bạn có thể kiểm tra lại: liệu trước khi nghe bạn có quá mỏi mệt về thân tâm không? ví thử: ăn uống quá no, thân thể đã quá mỏi mệt hoặc nghe vào lúc quá khuya? Nếu những điều này không phải là nguyên nhân, nghĩa là bạn nghe pháp trong trạng thái tỉnh thức mà chỉ một lát là buồn ngủ thì đó là ma chướng, tức con ma ưa ăn uống ngủ nghỉ trong bạn luôn trỗi dậy khi bạn muốn làm khác đi (còn gọi là nội ma, tức ma trong tâm mình dấy khởi).
Đây là bình thường nếu chúng ta biết các chấn chỉnh ngay và thường xuyên, nghĩa là trước khi nghe pháp:
– Nên chọn thời gian thích hợp không quá khuya,
– Thân thể không quá mỏi mệt, ăn uống vừa đủ.
– Trước khi nghe pháp bạn nên chắp tay lại, nguyện chư Phật, chư Bồ tát, chư Long thần, Hộ pháp đồng thuỳ gia hộ, giúp bạn và các chúng hữu hình, vô hình, hữu tình, vô tình đồng nhiếp tâm nghe kinh, thỉnh pháp đề đồng được lợi lạc.
– Khi nghe pháp, nên nhiếp tâm theo lời thoại trong bài pháp, không để tâm trạo cử (tâm lăng xăng) khởi. Khi tâm trạo cử khởi, ngay lập tức phải chắp tay lại, sám hối, nguyện giữ tâm thanh tịnh để nghe pháp. Được vậy, ít ngày sau mọi chuyện sẽ tốt đẹp.
Chúc thường tinh tấn.
TN
A Di Đà Phật,
xin các vị Tiền Bối,Thiện Tri Thức giải nghi cho HVCL . Trong “Phật học vấn đáp.PDF.Niệm Phật” -PS Tịnh Không- trang 64, có phần trả lời của Lão Pháp sư Tịnh Không như sau:..
..”Tuy đức Phật A Di Ðà có thọ mạng rất dài, tương lai cũng có lúc sẽ nhập diệt. Khi đức Phật A Di Ðà nhập niết bàn, buổi sáng nhập niết bàn, buổi chiều Quán Thế Âm Bồ Tát liền
vào vị Phật, thị hiện thành Phật, ai nói không có sanh diệt?”
HVCL nhớ đã có lần có người hỏi vấn đề này và cũng đã đọc được phúc đáp của vị nào đó trên trang DCVT này, nhưng do sơ học nên có rất nhiều kiến thức đọc rồi lại quên.HVCL chỉ nhớ là mình ko cần phải lo lắng về điều này, nhưng để hiểu rõ thì mình chưa hiểu,chỉ sợ mình ko hiểu rành thì có lúc sẽ biến thành mối nghi.
Theo như phần trả lời của PS TK:
1) Đức Phật A Di Đà là vô lượng Quang, Vô lượng thọ,tại sao lão PS lại nói “Phật A Di Đà rồi cũng sẽ co lúc nhập Niết Bàn? thời điểm đó là bao giờ?TPCL ko phải là thù thắng nhất rồi sao Đức Phật ko ở còn đi đâu nữa ạ? cõi Niết Bàn đó là ở đâu? dành cho những ai ở?Ngài ở đó có còn tiếp dẫn chúng sanh về TPCL hay “nơi đó” của Phật nếu như chúng ta chấp trì danh hiệu của Phật ko?
2) Nếu như vậy thì quốc độ của Phật A DI Đà ngoài sự thay đổi là Ngài Quán Thế Âm thay thế ,vậy sự thường hằng của cõi TPCL và chúng sanh ở đó có ảnh hưởng gì không?cụ thể là thọ mạng dài lâu đến đâu? Chúng sanh mười phương sau đó nếu muốn sanh về cõi TP Tịnh Độ thì vẫn chấp trì danh hiệu Phật A Di Đà hay sẽ như thế nào?
3) Tại sao lại phải có sự thay đổi này?
HVCL xin cậy nhờ các vị Tiền Bối,Thiện tri Thức học rộng hiểu nhiều giải đáp thắc mắc cho HVCL một cách dễ hiểu thôi ạ,xin đừng nói là thắc mắc ít thôi và tập trung vào tu tập đi, về đến TPCL rồi cái gì cũng thông suốt hết cả..xin hoan hỷ chỉ dạy! A Di Đà Phật!
Có lẽ do bạn chưa đọc kỹ
Nguyên văn phần trả lời mà bạn trích dẫn như sau:
Hỏi: Từ tượng vẽ để xem thì thân Phật Bồ Tát cũng giống thân thể của phàm phu, cũng có máu có thịt, xin hỏi tại sao lại không sanh không diệt?
Đáp: Tượng vẽ và tượng bằng nhựa mà bạn nhìn thấy có sanh có diệt, [b]ứng hóa thân[/b] của Phật Bồ Tát cũng có sanh có diệt. Tuy đức Phật A Di Đà có thọ mạng rất dài, tương lai cũng có lúc sẽ nhập diệt. Khi đức Phật A Di Đà nhập niết bàn, buổi sáng nhập niết bàn, buổi chiều Quán Thế Âm Bồ Tát liền vào vị Phật, thị hiện thành Phật, ai nói không có sanh diệt?
[b]Nói không sanh không diệt là nói ‘Pháp thân’, Pháp thân[/b] không có sanh diệt, [b]Báo thân[/b] có sanh không diệt, [b]Ứng hóa thân[/b] có sanh có diệt. Tây phương Cực Lạc thế giới có bốn cõi, [b]Ứng hoá thân[/b] của A Di Đà Phật vẫn có sanh có diệt. Hiện nay chúng ta cũng có ba thân, thân bằng máu thịt của chúng ta là ‘ứng thân’, thân này có sanh có diệt; chúng ta cũng có báo thân nhưng chưa chứng được; chúng ta cũng có pháp thân nhưng cũng chưa chứng được. Pháp thân là căn tánh của sáu căn, căn tánh của sáu căn không sanh không diệt, ở mắt thì gọi là ‘tánh thấy’, ở tai thì gọi là ‘tánh nghe’, kiến văn giác tri (thấy nghe hiểu biết), cánh cửa của sáu căn phóng quang động địa, đó thì không sanh không diệt.
…
A DI ĐÀ PHẬT
Gửi bạn HVCL,
TN nhớ đã lâu lắm, có chia sẻ về cụm từ niết bàn mà Phật đã dạy. Nay bạn khởi duyên hỏi, TN xin dùng bài kệ Phật Thích Ca đã nói trước đại chúng trước khi Ngài nhập Niết Bàn để chúng ta hiểu sâu sắc hơn về cụm từ này, từ đó là phát nguyện hộ trì Tam Bảo và tinh tấn tu đạo quyết không thối chuyển.
“Đức Thế-Tôn vì muốn an ủi tất cả đại chúng mà nói kệ rằng:
Đại chúng chớ buồn than,
Pháp chư Phật phải vậy.
Phật nhập nơi Niết-Bàn,
Đã trải vô lượng kiếp.
Thường hưởng vui vô thượng,
Vĩnh viễn ở an ổn.
Mọi người lóng lòng nghe!
Phật sẽ nói Niết-Bàn:
Phật đã lìa ăn uống.
Trọn không khổ đói khát,
Phật sẽ vì mọi người,
Nói nguyện tùy thuận kia,
Khiến tất cả đại chúng,
Đều được vui an ổn,
Nghe xong nên tu hành,
Pháp thường trụ của Phật.
*Giả sử quạ chim cắt,
Chung một cây làm ổ.
Như anh em thân yêu,
Phật mới Niết-Bàn hẳn.
*Như-Lai xem tất cả,
Thương như La-Hầu-La,
Thường làm thầy chúng sanh,
Sao lại Niết-Bàn hẳn.
*Giả sử rắn chuột sói,
Đồng ở chung một hang,
Thương nhau như anh em,
Phật mới Niết-bàn hẳn.
*Như-Lai xem tất cả,
Thương như La- Hầu-La,
Thường làm cha chúng snh,
Thế nào Niết-Bàn hẳn.
*Giả sử hoa thất- diệp,
Thơm như hoa bàn-sư.
Trái cây ca-lưu-ca,
Chuyển làm trái trấn-đầu,
Như-Lai xem tất cả,
Thương như La-Hầu-La,
Sao lại bỏ Từ-Bi.
Vĩnh viễn nhập Niết- Bàn.
*Giả sử nhứt-xiển-đề,
Hiện thân thành Phật đạo,
Thọ hẳn vui đệ nhứt,
Phật mới vào Niết-Bàn.
*Như-Lai xem tất cả,
Đều như La-Hầu-La,
Sao lại bỏ Từ-Bi,
Vĩnh viễn nhập niết-Bàn.
*Giả sử tất cả chúng.
Đồng thời thành Phật đạo,
Xa lìa các lỗi lầm,
Phật mới nhập Niết-Bàn.
Như-Lai xem tất cả,
Đều như La-Hầu-La,
Sao lại bỏ Từ-bi,
Vĩnh viễn nhập Niết-Bàn.
*Giả sử nước đái muỗi,
Ngập lụt cả đại địa,
Ngập núi và trăm sông,
Biển cả đều đầy tràn.
Nếu có việc như vậy,
Phật mới vào Niết-Bàn.
Lòng bi xem tất cả,
Đều như La-Hầu-La,
Thường làm thầy chúng sanh,
Sao lại Niết-Bàn hẳn.
Vì thế nên mọi người,
Phải ưa thích chánh pháp.
Chẳng nên sanh buồn rầu,
Than thở mà khóc lóc.
Muốn có hạnh chơn chánh,
Phải tu Phật thường trụ,
Nên xét pháp như vậy,
Còn mãi chẳng biến đổi.
Lại nên suy nghĩ rằng :
Tam-Bảo đều thường trụ,
Thời đặng lợi ích lớn,
Như cây khô sanh trái.
Đây gọi là Tam-Bảo,
Tứ chúng phải khéo nghe,
Nghe rồi thêm vui mừng,
Liền phát tâm Bồ-Đề.
Nếu biết được Tam-Bảo,
Thường trụ đồng chơn-đế,
Đây thời là thệ nguyện,
Tối-thượng của chư Phật.
Nếu có Tỳ-kheo, Tỳ-kheo-ni, Ưu-bà-tắc, Ưu-bà-di, có thể y cứ theo thệ nguyện tối thượng của Như-Lai mà tự phát nguyện, nên biết người nầy không có ngu si, kham lãnh thọ sự cúng dường. Bởi nguyện lực nầy có công đức quả báo rất thù thắng nơi thế gian, như A-La-Hán. Nếu ai chẳng thể quan sát Tam-bảo thường trụ như vậy, kẻ nầy là chiên-đà-la.” (Trích Kinh Đại Niết Bàn)
Bạn nên khéo quán xét những câu TN đánh dấu “*”, bởi những câu này Bổn Sư nói chung cho 10 phương ba đời chư Phật.
A Di Đà Phật.
Con có chuyện cần mọi người chia sẻ cùng, mà cậu chuyện này con đã gắng tự giải quyết mà chẳng thể giải quyết đc. Đó là trong cái đầu con luôn luôn nghĩ về cô gái. Con cũng k hiểu làm sao nữa nó cứ nghĩ là thể hiện bản thân, hay là cứ nghĩ chuyện vớ vẩn về cô gái đó. Mà bây giờ thì không giữ vững được chánh niệm mà cứ nghĩ hoài về cô ta. Và nghĩ song lại buồn, vì là con thấy cô ta gần gũi với mình rồi thỉnh thoảng nói chuyện,…
Không biết nói như vậy mọi người có hiểu k? Mong mọi người giúp đỡ ạ. Con cảm ơn ạ.
Các cô chú ơi góp ý rùm cháu với, lâu quá mà k có ai chia sẻ cho cháu. Giúp cháu với ạ
Chào bạn SK Telecom T1,
PH cũng không hiểu rõ ý bạn lắm. Có phải ý bạn là bạn muốn giữ được chánh niệm, không nghĩ đến cô gái đó nữa? Để giữ được chánh niệm, e rằng không có con đường tắt nào hết, muốn được thì phải nỗ lực thực hành. PH nghĩ bạn cần phải thực hành giữ chánh niệm nhiều hơn nữa (dành nhiều thời gian, nhiều tâm lực hơn). Có một vài cách bổ sung có thể giúp được cho việc duy trì chánh niệm là quán cho thông “ý niệm đang nghĩ, nhớ về cô gái đó cũng chỉ là vọng tưởng, không thực”, hoặc bạn tập quán “thân bất tịnh” ngay trên thân của chính mình.
Và cũng nên nguyện Tam Bảo gia hộ cho mình vượt qua được chướng ngại hiện thời.
Chúc bạn tu tập tinh tấn.
Nam Mô A Di Đà Phật.
Con xin hết sức cảm ơn CS ạ. Chúc CS luôn mạnh khỏe. A Di Đà Phật
A Di Đà Phật!
Kính gửi Tiền Bối Thiện Nhân!
HVCL đã hiểu ý của đoạn Kinh văn cũng như ý Tiền Bối muốn truyền đạt.Những sự việc như vậy quả thực phả mất thời gian tỷ tỷ hằng hà sa vô số kiếp ko thể tính đếm được ,nếu có tính đếm được thì cũng như Đức Phật a Di Đà nói trong 48 Đại Nguyện” Ngài thề không giữ ngôi Chánh Giác” có phải như vậy không ạ? Điều HVCL thắc mắc là Ngài Tịnh Không giảng nói là “..”Tuy đức Phật A Di Ðà có thọ mạng rất dài, tương lai cũng có lúc sẽ nhập diệt. Khi đức Phật A Di Ðà nhập niết bàn, buổi sáng nhập niết bàn, buổi chiều Quán Thế Âm Bồ Tát liền
vào vị Phật, thị hiện thành Phật, ai nói không có sanh diệt?” HVCL không hiểu ý này ạ.. A Di Đà Phật!
A DI ĐÀ PHẬT
Gửi bạn HVCL,
Câu này bạn trích dẫn không đầy đủ vì thế bạn đã rơi vào kẹt trong văn tự. Nguyên văn như sau:
*”Hỏi: Từ tượng vẽ để xem thì thân Phật Bồ Tát cũng giống thân thể của phàm phu, cũng có máu có thịt, xin hỏi tại sao lại không sanh không diệt?
Ðáp: Tượng vẽ và tượng bằng nhựa mà bạn nhìn thấy có sanh có diệt, ứng hóa thân của Phật Bồ Tát cũng có sanh có diệt. Tuy đức Phật A Di Ðà có thọ mạng rất dài, tương lai cũng có lúc sẽ nhập diệt. Khi đức Phật A Di Ðà nhập niết bàn, buổi sáng nhập niết bàn, buổi chiều Quán Thế Âm Bồ Tát liền vào vị Phật, thị hiện thành Phật, ai nói không có sanh diệt?
Trong câu Đáp của HT Tịnh Không có câu rất quan trọng mà bạn không để ý “ứng hóa thân của Phật Bồ Tát cũng có sanh có diệt”.
Các ứng hoá thân của chư Phật, chư Bồ tát đều là tuỳ theo duyên, hạnh, nguyện của chúng sanh trong các quốc độ mà các Ngài ứng hoá các thân để thuyết pháp và độ sanh. Khi sự độ sanh đã hoàn mãn, các Ngài sẽ lại biểu diễn nhập niết bàn và lại ứng hoá đến các quốc độ khác để tiếp tục hạnh nguyện của mình.
*Phật Thích Ca khi thị hiện nơi cõi Ta Bà này cũng là ứng hoá thân chứ không phải pháp thân thật của Phật – Pháp thân thật của Phật chỉ có Phật với Phật mới có thể biết rõ. Vì thế khi Ngài hoàn thành xứ mệnh, liền nhập Đại Niết Bàn.
*Phật A Di Đà và cõi Tịnh Độ của Ngài cũng tương tự. Ngài kiến lập nên cõi Tịnh Độ và cũng thị hiện nơi cõi đó để độ chúng sanh mười phương, sau khi hạnh nguyện nơi cõi này hoàn mãn (thời gian là bao lâu chẳng ai có thể nói, ngoài Phật với Phật), Ngài cũng sẽ biểu diễn nhập niết bàn như Phật Thích Ca và sẽ lại tiếp tục ứng hoá thân để tuỳ duyên, hạnh, nguyện của mình mà độ sanh trong mười phương thế giới.
*TN nghĩ có lẽ bạn khúc mắc ở cụm từ Niết Bàn và Sanh Diệt? Niết Bàn không phải là sanh diệt. Sanh diệt là ứng hoá thân – thân giống như chúng phàm chúng ta trong mười phương cõi nước. Thân này (có thể) sanh ra từ máu, thịt, gân, xương… nên vẫn bị chi phối bởi thành-trụ-hoại-diệt, nhưng khác ở chỗ là khi các Ngài biểu diễn nhập diệt thì thân tứ đại hoại diệt chứ pháp thân của các Ngài không hoại diệt. Còn Niết Bàn là chẳng sanh, chẳng diệt.
Trong Kinh Đại Niết Bàn Phật cắt nghĩa cho ngài Cao Quý Đức Vương Bồ Tát như sau:
“Nầy Thiện nam tử! “Niết” nghĩa là chẳng, “Bàn” nghĩa là diệt, nghĩa chẳng diệt gọi là Niết Bàn.
– “Bàn” lại có nghĩa là che, chẳng bị che bèn gọi là Niết Bàn.
– “Bàn” lại có nghĩa là đi đến, chẳng đi chẳng đến gọi là Niết Bàn.
– “Bàn” lại có nghĩa là bất định, không bất định gọi là Niết Bàn.
– “Bàn” lại có nghĩa là mới cũ, không mới cũ gọi là Niết Bàn.
“Bàn” lại có nghĩa là chướng ngại, không chướng ngại gọi là Niết Bàn.
TN
Học phật đừng suy nghĩ nhiều quá. Ảnh hưởng tâm trạng. Rồi sanh tâm nghi ngờ ….cứ bình thường gắng nỗ lực học và tu cho nhiều. Bố thí, trì giới, nhẫn nhịn, tinh tấn, niệm phât…. cho nhiều vào. Đừng soi bói chuyện ko tốt. Ảnh hưởng tâm trạng. Ma trong tâm muốn phá mình đó muốn mình nghi ngờ suy tưởng lung tung.bước chân vào cửa phật đầu tiên nên học nhân quả cho thuộc đi. Kinh nhân quả 3 đời, thiện ác nhân quả, nghiệp báo sai biệt…. nên học cho nhiều vào đọc thuộc rồi tự động biết nên làm gì để vãnh sanh theo phật. Cứ học căn bản trước đừng học những giáo lý cao siêu. Từ từ sau này mình cũng biết. Nên nghe pháp thầy thich giác nhàn vị thầy chuyên tu tịnh độ. Nam mô a di đà phật
Cuộc sống của con không được tốt như những người khác,phần lớn qúa khứ do con làm. Nhưng giờ muốn buông mọi thứ mà cố gắng mãi không làm được,giờ đã giữ tính tốt hơn trước bình thường thì không sao nhưng nhắm mắt hay ở nơi lạnh tối lại có những ý nghĩ không hay cứ hiện lên.cũng vì còn thứ con không bỏ được mà nghĩ linh tinh, như không dứt nó ra được vậy.xin cho con cách thoát khỏi những điều đó
A Di Đà Phật!
Kính gửi Tiền Bối Thiện Nhân!
HVCL dường như đã có thể dần hiểu rồi ạ! vì HVCL nghĩ Quốc Độ TPCL là cõi Niết Bàn rồi và Ứng Thân của Phật hay Bồ Tát chỉ thị hiện ở cõi Ta Bà này mà thôi,nên khi đọc đi- đọc lại-đọc mãi vẫn ko hiểu ý này 🙁
và nếu không có kiến giải rõ rằng của Tiền Bối thì HVCL chắc ko thể hiểu nổi.Nhưng HVCL xin hỏi thêm 1 ý nhỏ này nữa thôi thưa Tiền Bối ,vì sao mà Phật A Di Đà ở TPCL cũng đang là Ứng Thân được ạ? vì Ứng thân là thân như Phàm Phu chúng ta” từ máu,thịt,gân ,xương..?
A Di Đà Phật!
A DI ĐÀ PHẬT
Gửi bạn HVCL,
*vì sao mà Phật A Di Đà ở TPCL cũng đang là Ứng Thân được ạ? vì Ứng thân là thân như Phàm Phu chúng ta” từ máu, thịt, gân, xương..?
Câu hỏi của bạn vô cùng ý nghĩa. TN xin mạo muội chia sẻ như sau:
*Ứng hoá thân không nhất thiết phải là thân phàm (máu, thịt, xương, gân), mà nơi nào cần thị hiện thân Phật, tất nơi ấy chư Phật sẽ hiện thân Phật; nơi nào cần thị hiện thân Bồ tát, Thanh Văn, Duyên Giác… các ngài sẽ thị hiện tương ưng để độ thế. Điều này trong Kinh Thủ Lăng Nghiêm Quán Thế Âm Bồ tát (một đại cổ Phật) cũng đã nói về 32 ứng hoá thân của Ngài; trong Kinh Pháp Hoa và nhiều kinh khác chư Phật, chư Bồ tát đều nói về những ứng hoá đó. Đó gọi là tuỳ lúc hoá thân, tuỳ cơ nói pháp.
*Cõi của chúng ta đang sống gọi là Ta Bà uế trược nhưng là trược của chúng phàm phu chúng ta, nhưng với Phật Thích Ca và mười phương chư Phật lại là Tịnh Độ Ta Bà. Khi sự giáo hoá nơi cõi này đã viên mãn, Phật Thích Ca sẽ nhập Đại Niết Bàn và Ngài đã làm cách đây 2561 năm.
*Tại sao Phật A Di Đà nơi Cực Lạc cũng là ứng hoá? Bởi nơi đó được kiến lập từ tâm đại từ, đại bi, đại hỉ, đại xả của Ngài để cứu độ chúng sanh trong 10 phương. Khi sự giáo hoá chúng sanh trong cõi đó hoàn mãn, Ngài sẽ nhập Đại Niết Bàn giống như Phật Thích Ca đã làm cách đây 2561 năm vậy.
*Cõi Tây Phương là quốc độ của Phật A Di Đà nhưng Ngài chẳng trụ riêng cõi đó, bởi nếu có trụ thì đã chẳng gọi là Phật. Xung quanh chúng ta hằng hà sa số chư Phật, Bồ Tát thị hiện độ sanh trong mọi thân phận, mọi chủng loại, nhưng chúng ta chỉ có nhãn phàm, tâm phàm nên không nhận biết được thôi. Vì thế chúng ta phải ráng tinh tấn niệm Phật chân chánh để sanh về Tịnh Độ. Lúc đó mọi nghi vấn sẽ tự được giải toả.
Ráng lên nhé!
TN
A Di Đà Phât,
Cháu cảm ơn cứ sĩ Thiện Nhân, dù cháu không thắc mắc về vấn đề này nhưng đọc phần phúc đáp của cư sĩ rất hữu ích đối với cháu.
Cháu hi vọng được học hỏi cư sĩ trên con đường tu tập để không bị sai đường lạc lối.
A Di Đà Phật.
A DI ĐÀ PHẬT
Gửi bạn Diệu Vy và HVCL,
Nghi (hoài nghi) là một chướng duyên trên đường tu đạo, vì thế nếu có nghi các bạn cứ hoan hỉ hỏi, TN và các liên hữu sẽ cùng chia sẻ để chúng ta hiểu rõ hơn, nhờ đó chúng ta sẽ đi đúng hướng. Đường tu vốn rất gian nan nếu chúng ta thật tu, gian nan sẽ luôn cận kề. TN hy vọng các bạn phải luôn tỉnh giác và dũng mãnh hơn nữa khi tu đạo cũng như việc quán chiếu tâm của mình, được vậy những phiền não trong tâm mới dần được đẩy lùi và cuộc sống của chúng ta sẽ dần thêm an lạc.
Chúc các bạn thường tinh tấn.
TN
A Di Đà Phật! Kính gửi Tiền Bối Thiện Nhân! HVCL biết ơn Tiền Bối rất nhiều! Tiền Bối và tất cả các vị ở đây đã là người Thầy trong lòng của HVCL. HVCL đang theo học ở trường DVCT và ngày càng trưởng thành hơn . Về vấn đề này HVCL đã minh bạch rồi ạ! Đa tạ Thầy! A Di Đà Phật!
Giả sử bách thiên kiếp, chúng sanh tạo nghiệp bất vong,
Nhân duyên hội tụ thời, quả báo hoàn tự thọ .
Thưa các anh/chị, em muốn hỏi 1 việc như sau: Em thường hay thề với Phật là sẽ không làm việc X, Y nào đấy và nếu vi phạm thì sẽ bị sét đánh hoặc xe cán,… giống như 1 lời thề độc ý ạ. Nhưng em vẫn vi phạm hết lần này đến lần khác rồi lại thề lại và rồi lại vi phạm. Em muốn hỏi như vậy thì có hậu quả nặng nề không ạ. Vì em đọc 1 số truyện thấy lời thề có tính ứng nghiệm rất cao. Có cách nào để sám hối để những hậu quả không xảy ra không ạ ? Cái tội này có được coi là lừa dối Phật không ạ?
Em cảm ơn các anh/chị
A Di Đà Phật
Bạn Sám Hối,
Bạn chớ nhầm lẫn giữa thề và phát nguyện và chớ nên coi thường những lời thề độc của bạn. Chư Phật chư Bồ tát không yêu cầu hay buộc ai phải thề thốt hay phát nguyện cả, nhưng chư Phật và Bồ tát thì khuyên các chúng sanh khi phát tâm tu phải tinh tấn, muốn thế phải có sự phát nguyện. Nhưng sự phát nguyện phải tuỳ theo tâm, sức của mỗi người, đặc biệt là khi mới phát tâm tu thì bạn phải thận trọng với mọi lời nguyện. Bởi có nhiều người khi mới phát tâm tu thì phát rất nhiều đại nguyện, nhưng khi bước vào tu một thời gian thì trở nên giải đãi, thoái lui, hoặc có nguyện mà không hành, cũng vì đó mà lời nguyện trở nên vô giá trị.
Chư Phật và Bồ tát chẳng khi nào phiền trách chúng sanh vì sao thất nguyện, nhưng nếu phát nguyện mà không thực hành theo nguyện thì đó là vọng ngữ. Ở đời, vọng ngữ đã là một tật xấu, hệ quả là không ai tin và xa lánh, trong tu đạo mà vọng ngữ thì nghiệp quả thật khó nghĩ bàn.
Bạn nên thành tâm sám hối những lời thề độc của bạn và nguyện từ nay về sau quyết không tái phạm. Khi mới tu, điều quan trọng là phải có chánh kiến, chánh tư duy và chọn pháp môn tu cho hợp căn cơ bản thân, hàng ngày phải năng nghe pháp, ghi lại những câu pháp quan trọng, hữu ích cho việc tu hành. Tiến xa hơn phải luôn kiểm soát tâm ý của mình để bớt đi tâm tạo nghiệp. Tu hành là bỏ ác, hành thiện, sửa đổi sai quấy bản thân chứ không phải là chúng ta nghe thật nhiều pháp, biết thật nhiều pháp sư hoặc phát thật nhiều nguyện nhưng tâm mình thì không chuyển đổi, luôn sống trong phiền não.
Mong bạn tự cảnh tỉnh chính mình để tu đạo.
TĐ
Các vị đồng tu xin cho con hỏi, con có thai còn 1 tháng nửa là sanh, con có nghe HT Tịnh Không giảng có thai nên tụng kinh Địa Tạng Bồ Tát trong vòng 7 ngày, trễ nhất là sau sanh trong vòng 7 ngày, hiện nay con chỉ mới đọc tụng được 2 bộ. Do con về nhà bố mẹ, ko có thời gian riêng tư để đọc tụng, xin cho con hỏi có thể ngồi trong phòng đọc thầm quyển kinh Địa Tạng rồi hồi hướng cho thai nhi được không ạ? Thời gian sanh nở của con không còn nhiều nữa. Rất mong được chư vị đồng tu chỉ dạy và khuyên bảo.
A DI ĐÀ PHẬT
Gửi bạn Hồng Vân,
*Tụng kinh, trì chú, niệm Phật quan trọng nơi tâm chân thành và thanh tịnh, vì thế nó không phụ thuộc vào nơi chốn bạn tụng kinh, trì chú hay niệm Phật (ngoại trừ những nơi bất tịnh). Nếu điều kiện sinh hoạt của bạn bất tiện mà bạn vẫn muốn phát tâm tụng KINH ĐỊA TẠNG BỒ TÁT BỔN NGUYỆN, TN nghĩ bạn vẫn có thể thực hiện được, quan trọng là khi tụng kinh bạn phải thân thể sạch sẽ, trang nghiêm và không nên đặt kinh trên giường gối, trên nền đất hay trên thân thể vì như thế sẽ tạo tội bất kính. Trường hợp tụng kinh không thuận lợi, bạn có thể phát tâm niệm hồng danh A DI ĐÀ PHẬT cũng rất tốt, mỗi khi niệm nên khuyên thai nhi cùng nhiếp tâm niệm theo mẹ, được vậy thai nhi sẽ rất hoan hỉ.
*Khi sanh nở bạn ráng đừng hoảng sợ, nên cho ông xã vào trợ niệm để niệm hồng danh Quán Thế Âm Bồ tát trong suốt khoảng thời gian chuẩn bị và sanh con, vì lúc này nếu hoảng loạn, đau đớn mà không biết khắc chế sẽ khiến cho thai nhi hoảng loạn theo và sẽ khiến cho thai nhi ra đời không được an lạc.
*Khi sanh nở xong hai bạn nên làm gì cho lợi lạc, khi tụng KINH ĐỊA TẠNG BỒ TÁT BỔN NGUYỆN chắc bạn đã nắm vững những lời dặn dò rồi, vì thế phải thực hành cho bằng được.
Nguyện chúc bạn vững tin nơi chánh pháp và phát tâm tu đạo chân chánh, giúp cho thai nhi ra đời trong chánh pháp và cuộc sống gia đạo được an lạc.
TN
Con cảm ơn bác Thiện Nhân đã có những lời chia sẻ, con sẽ cố gắng để đứa trẻ có thể kết duyên cùng tam bảo ngay từ trong bụng mẹ. A Di Đà Phật.
HAM CHÚT LỢI NHỎ BỊ THIỆT TO
Một cô gái khoảng 27-28 tuổi, tai nghe lúc được lúc không. Đi bệnh viện kiểm tra, bác sĩ nói là không có bệnh, nhưng thính giác cô vẫn nghe không rõ, chẳng biết tại sao?
Sư phụ hỏi:
– Cô làm việc liên quan đến gì mà trong lỗ tai … đầy tiền lẻ như thế kia?
Cô nhất thời ngơ ngác hoang mang, không hồi đáp được.
Tôi thay sư phụ giải thích cho cô hiểu:
– Những đồng lẻ này vốn không thuộc của cô, nhưng do cô ham chút lợi đã lấy tiền này tiêu xài riêng. Lỗ tai cô vì vậy mà sinh bệnh, chứ chẳng phải trong lỗ tai có đầy tiền! Cô hãy kiểm xem, thực có chuyện này chăng?
Cô lập tức hồi đáp mình là viên thu ngân tại trạm bán xăng, mỗi ngày tính sổ thường có nhiều tiền lẻ, cũng chỉ độ một – hai hào, do khách hàng không cần thối nên bỏ lại. Cô hàng ngày tới công sở thường đi, về bằng xe buýt, thấy tiện nên đã lấy mấy xu lẻ này trả tiền xe. Cô cho rằng đây không phải là tham ô.
Tôi nói:
– Đây không phải là tham ô, nhưng là tham tâm, đúng không?
Cô có vẻ ngượng, lúng túng gật gật đầu.
Sư phụ hỏi:
– Từ rày con còn tham những món tiền lẻ này nữa không?
Cô nói với vẻ dứt khoát:
– Thế thì tốt!
Sư phụ vừa dứt lời, cô lộ vẻ kinh ngạc kêu lên:
– Tai con giờ đã nghe rất rõ ạ!
Sư phụ mỉm cười bảo:
– Trong tai con bây giờ ta nhìn không thấy có tiền lẻ nữa, nhưng thấy vẫn còn “thịt dăm bông, trái cây nước giải khát”… đây là thế nào vậy?
Cô tròn mắt kinh ngạc, hét lên:
– Ôi mẹ ơi, Ngài làm sao mà… cái gì cũng nhìn thấu hết vậy?! Thỉnh thoảng lúc tính tiền, khách hàng có đưa dư mấy đồng lẻ, chúng con thường lấy đó mua thịt dăm bông, trái cây, nước uống, v.v… cho bữa dùng trưa, đây cũng tính là tội ư?
– – Con là thu ngân, vốn không thể tính sai mà. Tiền thuộc công quỹ thì không nên dùng riêng, con đâu có quyền tự tiện làm như thế?
Cô gật đầu lia lịa:
– Ngài nói đúng. Từ nay về sau con chẳng dám vậy nữa.
– Đã nói thì phải giữ lời đấy!
Cô hân hoan đứng dậy thưa:
– Sư phụ, tai con hoàn toàn thông suốt rồi, là ngài “Phát công lực” cho con ư?
Tôi đáp thay sư phụ:
– Đây là kết quả của uy lực (cô vừa sám hối) phát thệ vượt qua cám dỗ vật chất, quyết tâm không phạm lỗi nữa!
Cô rất mừng, chuyển sang thắc mắc khác:
– Đôi mắt con mấy năm nay hay có cảm giác xốn, mờ. Vạch ra xem, thấy không có gì, nhưng mí mắt luôn bị đỏ, có phải bị báo ứng do liên quan đến lỗi sai trái nào nữa chăng?
Sư phụ đáp không cần suy nghĩ:
– Con biết tự giác phản tỉnh như vậy là tốt! Nơi mí mắt con ta thấy có nhiều bột giặt!
Cô la lên:
– Ô! Con biết rồi! Chúng con làm ở tiệm xăng, phải dùng xà phòng để tẩy rửa các vết dơ, cho nên hằng ngày công tác, thường dùng bột giặt rửa tay. Do ở tiệm công việc không bận lắm nên bọn con gái chúng con lúc rảnh thường tranh thủ giặt y phục mình, sau đó còn đem quần áo, các vật dụng ở nhà đến tiệm, dùng xà bông này giặt giũ luôn – vừa tiết kiệm được thời gian làm việc nhà, vừa tiết kiệm bột giặt và nước –
– Các cô làm vậy là tham, vì đã trưng dụng lấn chiếm tài sản quốc gia lẫn thời gian công tác, như vậy là phạm lỗi, vì đã lấy những “ của công” không nên lấy, đúng không?
Cô gật đầu:
– Thưở giờ con chưa từng nghĩ làm vậy là phạm tội. Thế chẳng phải con đã thành người xấu rồi sao? – Cô nói mà nước mắt lưng tròng.
Tôi không nhịn được chen vào:
– Hồi tôi chưa biết Phật Pháp thì cũng hành xử giống y như cô vậy. Trong “ Kinh Địa Tạng” có nói: “Chúng sinh ở cõi này khởi tâm động niệm không gì mà không tạo nghiệp, không gì mà không tạo tội”. Bởi kẻ sống trong cõi dục này dù nhiều hay ít đều có tập tính tham, sân, si. Như cô bị bệnh, nguyên nhân là do tâm tham, không hiểu pháp, không rõ lý. Một khi cô biết ăn năn sám hối thì bệnh sẽ tiêu thôi.
Sư phụ từ bi bổ sung thêm:
– Từ rày con phải nghiên cứu xem kinh sách cho nhiều để tăng trưởng trí huệ. Về công tác cần phải làm nhiều việc phụng hiến, hầu cứu chuộc lại lỗi tham chiếm tài vật của cơ quan.
Lúc ra về, cô cảm thấy đôi mắt đã tốt hơn rất nhiều nên trong lòng tràn đầy niềm tin và tôn kính đối với Phật Pháp.
Trích trong “Báo ứng hiện đời-tập 3”
A Di Đà Phật
Xin chia sẻ với các liên hữu 2 quyển sách về Đức Phật Thích Ca là Thích Ca Phổ và Thích Ca Phương Chí, đây là 2 quyển sách mà Chương Gia Đại Sư đã giới thiệu cho Pháp Sư Tịnh Không khi ngài mới bắt đầu học Phật:
“Tôi xem bộ sách đầu tiên có liên quan đến Phật giáo là Đại Sư Chương Gia dạy tôi, ngài bảo tôi xem “Thích Ca Phổ”, “Thích Ca Phương Chí”. Hai quyển sách này chính là truyện ký của Thích Ca Mâu Ni Phật, ngài nói với tôi “Học Phật, nếu như không nhận biết đối với Phật sẽ đi sai đường. Bạn nhất định phải nhận biết ngài, hiểu rõ ngài, bạn mới có thể học tập với ngài”.”
(Trích Tịnh Độ Đại Kinh Khoa Chú)
Thích Ca Phổ: https://drive.google.com/file/d/1P5zlA1REyz2QrzpTCs00oqBLcITm6VLq/view?usp=drivesdk
Thích Ca Phương Chí: https://drive.google.com/file/d/1TDr9wKG6ZrGj8m_KEp-Jo1gOKCG1P6QL/view?usp=drivesdk
Thưa thầy, con xin phép hỏi thầy về vấn đề sau:
Con thấy trên Internet có các video về lương y Võ Hoàng Yên chữa được các bệnh như mù, câm, điếc, liệt…rất hiệu nghiệm. Báo chí cũng cho biết rằng từ năm 16 tuổi lương y đã vào cửa chùa học bốc thuốc, bấm huyệt nên được như vậy. Con xin hỏi thầy là như vậy có thực không? Nói đến cửa chùa là con rất tin, cũng thấy rất nhiều người kêu hiệu nghiệm, nhưng sao con lại cứ thấy có gì đó hơi nghi ngờ. Con mong thầy giải đáp giúp con để con khỏi phân tâm.
Nam mô a di đà phật!
con có một chuyện làm con hoang mang,con niệm phật đã gần hai năm rồi con có phát đại nguyện,không hiểu khoảng một tuần đầu óc nghĩ những thứ bất tịnh và thủ dâm và một hành động ghê tởm là con uống luôn tinh trùng của mình, khoảng hai phút con tự hỏi mình, con đang làm cái việc gì ghê tởm thế này. cảm xúc và ý nghĩa của con muốn nói là đừng tu nữa,con đang gặp ma chướng hay bị nhiễu loạn tâm nên mới điên đảo vậy.xin các vị chia sẻ
Chào bạn Thanh,
Bạn đang gặp chướng nạn, theo PH đoán thì nạn này đến từ bên trong bạn. Bạn có thể nói rõ thêm đại nguyện mà bạn đã phát nguyện không? Ngoài ra, bạn thử xét lại xem mình đã từng hoặc thường xuyên khởi tâm phỉ báng, ghê tởm, chê trách nặng nề các việc dâm dục, thủ dâm? Nếu quả thật như thế thì bạn cần sám hối cái ý phỉ báng đó. Chỉ cần biết rõ đó là không nên, và không nuôi dưỡng, không nương theo nó (chấm dứt được thì quá tốt) là được rồi. Giữ trung đạo như thế thì sẽ ít bị chướng ngại. Thêm nữa, khi niệm Phật, bạn có thường để ý nhiếp tâm để niệm hay chỉ niệm suông nơi miệng còn tâm thì buông lung?
Bạn hãy chia sẻ thêm nhé.
Chúc bạn tỉnh giác.
Nam Mô A Di Đà Phật.
a di đà phật,con thường khuyên mọi người tránh dữ làm lành,khuyên người niệm phật, làm việc thiện, con khuyên người tránh xa dục lạc, con giúp đỡ và làm các thiện, con thấy ta bà này chỉ là biển khổ,chúng sanh thì mê chẳng ngộ, con quỳ trước phật phát nguyện như sau.
.nguyện đời này kiếp này không được vãng sanh về cực lạc và trở lại độ độ chúng sanh ,nếu có như vậy con không chịu làm phật.
.nguyện khi con ở bậc bồ tát,và khi con thành phật, con quán sát tất cả chúng sanh ,con độ chúng sanh mà có thể tính đếm được, nếu có như vậy con thề chẳng chịu làm phật.
.nguyện khi con thành phật, có chúng sanh nào mười phương, trong giấc mộng hay thọ mạng sắp chắm dứt,được con xoa đầu và lấy y áo trùm cho,thì chúng sanh ấy tùy ý vãng sanh về mười phương tịnh độ,nếu không như vậy, chẳng chịu làm phật.
.nguyện khi con hướng hoặc vào cõi khổ nào mà không có chúng sanh giải thoát, nếu không được như vậy, thề chẳng chịu làm phật.
nguyện luôn thắng thiên ma,quỷ quái, và các thứ ngoại đạo, nếu không như vậy thề không chịu làm phật.
con nghĩ là con gặp chướng nạn ở nguyện cuối này,đầu óc cứ khởi lên đừng tu nữa,ma chướng quấy phá, cảm giác con người khác hơn bình thường,hay nghĩ những thứ bất tịnh và lạnh ở lưng, quý vị có phát nguyện thì suy nghĩ trước khi phát nguyện và gánh chịu những gì mình phát nguyện.ma chướng luôn quấy phá.a di đà phật
A Di Đà Phật. Phát nguyện chẳng phải chuyện đơn giản, nguyện phát ra phải phù hợp với chân tánh, khi chúng ta vẫn còn vọng tưởng, phân biệt, chấp trước thì không nên tự phát nguyện theo ý mình, chỉ nên nương theo lời nguyện mà chư cổ đức đã dạy.
Chào bạn Thanh,
PH xin chia sẻ đôi điều cùng bạn.
– Ở nguyện thứ nhất, bạn đã thực hành niệm Phật như thế nào để chắc chắn được vãng sanh trong đời này? Nguyện như thế mà niệm Phật lơ là, một ngày 24 tiếng mà chỉ niệm 1,2 tiếng thì không thể gọi là thật nguyện được.
– Ở nguyện hướng về cõi khổ, thắng thiên ma,.., PH thấy bạn không có ý “khi con thành Phật..”, suy ra là ngay hiện giờ bạn sẽ và làm được như thế. Nghĩa là, bây giờ bạn hướng tâm về cõi địa ngục thì có chúng sanh được giải thoát, hoặc có thiên ma đến quấy phá thì bạn thắng được. Bạn cần hiểu rõ, để làm được các việc phi thường như thế đều là do công phu tu hành thật sự của vị Bồ tát phát nguyện, chứ chẳng phải hoàn toàn do nguyện lực. Nguyện là thể hiện rõ sự quyết tâm của vị đó. Vị Bồ tát hướng tâm đến cõi khổ mà có chúng sanh giải thoát được là do công đức tu hành bất khả tư nghì, lòng từ bi của vị đó ứng với chúng sanh có duyên mà được. Bồ tát trước khi phát nguyện, đã nắm rất rõ những điều kiện cần làm để đạt được nguyện, cũng như biết rõ khả năng mình làm được nên mới phát nguyện, chứ không chỉ đơn giản là xuất phát từ lòng từ bi. Bạn đã biết mình cần tu tập những pháp gì, hướng tâm ra sao để đạt được nguyện như thế không? Khi chưa đủ lực mà phát nguyện như thế thì nguy hiểm. Vì bạn có nguyện nên có chúng sanh hữu duyên đến tìm, cũng như các ác nghiệp bên trong gặp duyên mà trỗi dậy.
Nếu bạn thật nguyện, thì hãy nên xuất gia, nghiêm hành giới luật, thực tu, thực chứng để thực hành đúng như nguyện. Nếu thấy vượt quá khả năng thì hãy nên đối trước Tam Bảo khẩn thiết sám hối, và xin rút lại, hoặc thay đổi những điều đã nguyện. Lại nên sám hối thật nhiều nghiệp dâm của mình, vì có thể thấy nghiệp này đang hiện khởi khá rõ.
Chúc bạn tỉnh giác.
Nam Mô A Di Đà Phật.
QUẢ BÁO CỦA BÀ CHỦ QUÁN ỐC
Diệu Ân có người em nhỏ tên Phương. Phương đi khám bệnh gặp một bà ngồi bên cạnh tên Lan, bị bệnh ung bướu rất nặng.
Bà Lan tâm sự, bà theo đạo Công giáo, là chủ một nhà hàng rất đông khách, nổi danh nhờ tài chế biến món ốc tuyệt ngon. Mỗi buổi sáng bà luộc 200kg ốc, mỗi ngày tiền lời thu được từ 5-7 triệu, kinh tế rất phất.
Nhưng dạo gần đây, bà bị bệnh nặng. Bà thường có cảm giác như lúc nào cũng có hàng ngàn con ốc đeo bám vào thân, rứt rỉa từng mảng thịt khiến toàn thân bà đau đớn, nhức nhối không kể xiết. Sau khi siêu âm, bác sĩ nói dưới mỗi tế bào của bà đều có dòi. Nghĩa là toàn thân bà dòi ẩn lúc nhúc, lúc nào bà cũng rên siết quằn quại.
Bé Phương chỉ im lặng nhìn không biết nói gì. Theo nhà Phật thì đây chính là ác báo của nghiệp sát sinh, nhưng hiếm ai chịu tin. Đúng là bây giờ tuy bà rất giàu có, mỗi ngày lời rất nhiều, nhưng tiền đó vẫn không đủ để cho bà chữa bệnh, không mang hạnh phúc cho bà. Không biết bà phải chịu đựng bao lâu, nhưng quả là sự đau đớn này cứ kéo dài cho đến khi bỏ mạng, thử hỏi làm sao mà tái sinh được vào cõi thiện lành?
Nhân quả báo ứng chân thật không dối. Bạn tin sâu Nhân quả mà làm theo lời Phật dạy thì tự bản thân bạn tránh được quả báo sát sinh. Nếu như bạn không tin, thiện căn bạn không có thì cũng đành chịu. Quả báo chưa đến thì bạn còn có thể sám hối, tích đức tu thiện để tránh được duyên ác; còn nếu quả báo đã đến rồi thì chỉ còn cách đón nhận mà thôi. Không thể oán trách ai cả, vì đều chiêu cảm từ chính hành động tạo tác của mình “tự làm, tự chịu”.
Nếu đủ thiện căn, bạn tin sâu nhân quả, làm lành lánh ác, ăn chay, phóng sinh, hướng thiện….cuộc sống của bạn sẽ tự nhiên được an vui mà thôi.
Và một câu chuyện thật từ bạn Duy Tiểu Tử kể lại:
Chuyện thật như vậy, có một nhà trong ngõ ở đường Lạch Tray – Hải Phòng, gần cầu Vượt làm nghề bán ốc sinh nhai. Một ngày luộc, xào không biết bao nhiêu con ốc. Đến đầu năm 2014, con trai gia đình sn 1994 ( nếu nhớ không nhầm thì ĐH Hàng Hải) đi dự đám cưới về tai nạn giao thông ảnh hưởng đến não.
Tôi và hai người em đều giật mình khi nhìn thấy gương mặt cậu mọc cục u hình con ốc quái ác to bằng 1/3 mặt cậu, trông rất đáng sợ, nó hút đến người cậu gầy trơ xương, yếu sức đến nháy mắt cũng khó khăn. Chân tay gầy guộc bé. Sắc tướng 21 mà nhìn như 40. Bệnh viện trả về, chỉ nằm chờ ngày chết để giải thoát. Và cậu đã mất ngày 23/7 AL năm 2014. Trước khi lâm chung cũng có duyên được BHN cộng tu một số buổi và hàng ngày khai thị sách tấn cho cậu.
Ai nhìn cục u trên đều liên tưởng ngay đến một con ốc khổng lồ bám lên mặt vậy. Ba anh em tôi nhìn thấy mà đều ăn năn, em nhỏ bệnh tật này chính là tấm gương cảnh cáo trước mặt chúng tôi vậy.
Quy luật bạn ăn miếng, bạn trả miếng. Bạn tin thì thay đổi. Bạn không tin, chúng tôi cũng chỉ biết lắc đầu không giúp được gì thêm.
https://m.facebook.com/nhanquabaoung123/photos/a.421511931248656.99601.375272335872616/736084109791435