Vào đời Đường, ở huyện Vạn Niên thuộc Ung châu [nay là tỉnh Thiểm Tây] có người họ Nguyên, cưới vợ họ Tạ. Hai vợ chồng có đứa con gái gả cho Lai A Chiếu là dân ở Long thôn. Niên hiệu Vĩnh Huy năm cuối [tức là năm 655] đời Đường Cao Tông, Tạ thị qua đời. Đến tháng 8 năm đầu niên hiệu Long Sóc [tức là năm 661], bà hiện về báo mộng cho đứa con gái, nói rằng: “Mẹ lúc còn sống dùng đấu nhỏ hơn để đong rượu bán, gian lận tiền của người khác quá nhiều, nay đang phải chịu tội, làm con trâu ở nhà một người dưới chân núi Bắc Sơn, gần đây lại bị bán về nhà Hạ Hầu Sư ở gần chùa Pháp Giới để cày ruộng, khổ cực vô cùng. Mong con có thể mang tiền đến đó chuộc mẹ ra.” Đứa con gái thức dậy, đem việc ấy mà khóc kể với chồng.
Tháng giêng năm sau, tình cờ gặp một vị ni sư ở chùa Pháp Giới đến Long thôn, hỏi ra mới biết tường tận mọi việc. Hai vợ chồng liền chuẩn bị tiền bạc tìm đến nhà kia để chuộc trâu. Trâu nhìn thấy người con gái thì khóc. Cô ta mua được trâu về, tận tâm nuôi dưỡng. Vương phi và thị nữ của Vương Hầu ở kinh thành nghe biết chuyện này, liền cho gọi người con gái của Tạ thị, bảo dắt trâu đến cho Vương phi xem, rồi ban cho tiền bạc, vải lụa.
- Lời bàn:
Dùng đấu nhỏ hơn để đong cho người là thói gian lận thường gặp ở dân phố chợ, ắt phải chịu sự trừng phạt đến như thế. Cho nên những kẻ gian lận của người để thủ lợi, ỷ thế cưỡng bức mua lấy vật dụng của người, nói chung đều không tránh khỏi sự nguy hiểm.
Trích An Sĩ Toàn Thư – Khuyên Người Tin Sâu Nhân Quả
Nguyên tác Hán văn: Âm Chất Văn Quảng Nghĩa
Tác Giả: Chu An Sĩ
Việt dịch và chú giải: Nguyễn Minh Tiến
Bài trích dẫn từ KINH ĐẠI BÁT NIẾT BÀN
PHẨM DI GIÁO – THỨ HAI MƯƠI SÁU
Lúc bấy giờ Đức Phật bảo An Nan và đại chúng : Sau khi ta diệt độ, hàng tứ chúng phải siêng hộ trì kinh Đại Bát Niết Bàn của ta. Trong vô lượng vô số kiếp ta tu tập pháp Đại Niết Bàn khó đặng nầy, nay đã giải thuyết rõ ràng cho đại chúng.
Các người nên biết pháp Đại Niết Bàn nầy là bảo tạng Kim Cang thường , lạc, ngã, tịnh hoàn toàn viên mãn của tất cả chư Phật. Tất cả chư Phật đều ở nơi pháp Đại Niết Bàn nầy mà nhập Niết Bàn. Pháp nầy là pháp tối hậu rốt ráo chí lý cùng tột không thiếu sót. Chư Phật đều phóng xả thân mạng nơi đây, do đó nên gọi là Đại Niết Bàn.
Đại chúng muốn đặng chơn thật báo ân Phật, mau chứng Bồ Đề, được chư Phật rờ đầu, đời đời sanh ra chẳng mất chánh niệm, thập phương chư Phật thường hiện trước mình ngày đêm giữ gìn làm cho tất cả mọi người được pháp xuất thế, thời phải siêng năng tu tập kinh Đại Niết Bàn nầy.
Phật bảo A Nan : Lúc ta chưa thành Phật thị hiện vào trong pháp ngoại đạo của Uất Đầu Lam Phất, tu học tứ thiền bát định.
Từ khi ta thành Phật đến nay bác bỏ những pháp ấy khuyến dụ lần lần các phái ngoại đạo, cuối cùng đến ông Tu Bạt Đà La, cho họ đều vào Phật Đạo.
Đức Như Lai dùng đuốc đại trí đốt tràng tà kiến, như đem lá cỏ khô ném vào trong ngọn lửa lớn.
Nầy A Nan ! Nay những người dòng Thích Ca ta rất lo nghĩ đến họ. Sau khi ta nhập Niết Bàn, ông phải siêng năng đem điều lành dạy răn, hàng quyến thuộc của ta, hết lòng dạy dỗ cho họ được diệp pháp. Chớ để họ phóng dật tán tâm chơi bời hoặc theo tà pháp.
Người chưa thoát khỏi sự thống khổtrong ba cõi phải sớm cầu giải thoát. Phải lo sợ chốn ngũ trược ái dục nầy, một khi mất thân người rất khó được lại, trọn đời phải thường soi xét. Khó lấy tình để cầu thoát khỏi quỉ vô thường.
Phải thương xót chúng sanh, chớ giết hại dầu là côn trùng nhỏ nhít.
Thân nghiệp thanh tịnh thường sanh cõi tốt đẹp. Khẩu nghiệp thanh tịnh xa lìa những lỗi ác . Chớ ăn thịt, chớ uống rượu.
Điều phục con rắn tâm cho nó vào đạo quả.
Phải suy nghĩ kỹ nghiệp nhơn thiện ác cảm báo tốt xấu. Nhơn quả trong ba đời tuần hoàn chẳng mất, như bóng theo hình. Đời nầy luống qua về sau ăn năn không kịp.
Giờ Niết Bàn đã đến, ta tóm tắt dạy bảo như vậy.
A Nan nghe lời Phật dạy, thân thể rung tâm động, buồn khóc nghẹn ngào, mê muội té xuống trước mặt Phật như người chết.
Lúc đó ngài A Nâu La Đà an ủi A Nan rằng : “ Đâu nên quá sầu khổ như vậy ! Đã đến giờ Đức Như Lai nhập Niết Bàn, ngày nay dầu có Phật, sáng mai thời đã không. Ông y theo lời tôi để thưa hỏi Đức Như Lai bốn điều.
_ Sau khi Phật nhập Niết Bàn Lục Quần Tỳ Kheo làm việc ô tha gia, cùng Xa Nặc ác tánh, các Tỳ Kheo làm thế nào để cùng họ cộng trụ và chỉ dạy họ ?
Đức Như Lai còn thời dùng Phật làm Thầy, Đức Như Lai đã diệt độ rồi lấy gì để làm Thầy ?
_ Lúc Phật còn nương nơi Phật mà trụ, Như Lai đã diệt độ nương gì để trụ ?
_ Sau khi Phật diệt độ, lúc kết tập pháp tạng, đầu các kinh phải để những lời gì ?
A Nan như ở trong mộng nghe ngài A Nâu Lâu Đà khuyên bảo hỏi Phật bốn điều. Lần lần được tỉnh ngộ chẳng xiết buồn thảm, A Nan đem bốn điều trên hỏi Phật.
Đức Như Lai bảo A Nan : “ Sao lại quá buồn khổ như vậy ! Chư Phật thuyết pháp giáo hóa việc làm đã xong, theo phải về nơi đây.
Lành thay ! Lành thay ! Bốn điều ông vừa hỏi, là lời hỏi tối hậu, có lợi ích lớn cho tất cả thế gian. Các ông lóng nghe và khéo suy nghĩ ghi nhớ.
Sau khi Phật nhập Niết Bàn, Tỳ Kheo Xa Nặc tâm tánh sẽ lần lần điều phục nhu hòa bỏ ác tánh cũ.
Nầy A Nan ! Ông Nan Đà trước kia rất nặng ái dục, tánh rất xấu ác, Đức Như Lai dùng thiện phương tiện chỉ dạy cho ông ấy được lợi ích vui mừng. Phật rõ biết căn tánh của ông ấy, dùng huệ bát nhã mà giảng thuyết mười hai nhơn duyên : Chính là vô minh duyên hành, hành duyên thức, nhẫn đến lão tử ưu bi khổ não, đều là rừng bụi vô minh yêu ghét, tất cả hành khổ đầy tràn trong ba cõi, chạy khắp trong lục đạo. Cội gốc sự khổ từ vô minh khởi lên. Dùng huệ bát nhã hiển bày tánh tịnh, quán sát kỹ cội gốc thời dứt được tội lỗi trong ba cõi. Vì cội gốc vô minh dứt nên vô minh dứt, vô minh dứt thời hành dứt, nhẫn đến lão tử ưu bi khổ não đều dứt.
Lúc được quán niệm nầy nhiếp tâm đứng dừng thời được nhập Tam Muội, do sức Tam Muội được nhập sơ thiền lần lượt nhập tứ thiền không rời chánh niệm luôn tu tập như vậy, rồi sau tự sẽ được chứng thượng quả thoát khỏi khổ trong ba cõi Nan Đà Tỳ Kheo, tin sâu lời dạy của Phật, siêng năng tu tập trong một ít lâu được chứng quả A La Hán.
Nầy A Nan ! Sau khi ta nhập Niết Bàn, các ông nên y theo giáo pháp chánh quán của ta mà chỉ dạy cho Lục Quần cùng Xa Nặc, hết lòng nương theo chánh pháp thanh tịnh nầy, tự sẽ được chứng thượng quả.
Nầy A Nan ! Phải biết rằng đều do nơi vô minh mà tăng trưởng cây sanh tử trong ba cõi, nên mãi trôi chìm trong ái hà, chịu khổ mãi dưới vực tối tăm, vòng quanh cột sanh tử. Sáu thức là nhánh, vọng niệm là gốc, lượn sóng vô minh xúc khiến tâm thức dạo chơi theo lục trần, sanh mầm các sự khổ não. Vô minh nó tự tại như vua, không ai chế ngự được. Do đây nên ta nói ông chủ vô minh niệm niệm làm hại, chúng sanh chẳng hay biết, mãi luân chuyển trong sanh tử.
Nầy A Nan ! Tất cả chúng sanh vì vô minh nầy mà khởi những tham ái, bị ngã kiến che đậy, tám muôn bốn ngàn phiền não sai sử thân họ, làm cho thân tâm họ tan vỡ không được tự tại.
Nầy A Nan ! Nếu vô minh dứt thời ba cõi đều hết, nên gọi là người xuất thế.
Nầy A Nan ! Nếu có thể quán sát kỹ mười hai nhơn duyên rốt ráo không có ngã, sâu vào nơi bổn tánh thanh tịnh, thời có thể xa lìa ngọn lửa lớn ba cõi.
Nầy A Nan ! Đức Như Lai là đấng chơn ngữ nói lời thành thật, đây là lời phó chúc tối hậu, các ông phải y theo tu hành.
Nầy A Nan ! Ông hỏi sau khi Phật diệt độ lấy gì làm Thầy ?â Nên biết giới Ba La Đề Mộc Xoa là Đại Sư của các ông. Nương theo đó tu hành thời có thể được định huệ xuất thế.
Nầy A Nan ! Ông hỏi sau khi Phật nhập Niết Bàn nương gì để trụ ? Phải nương pháp tứ niệm xứ mà trụ : Quán sát tánh tướng của thân đồng như hư không gọi là thân niệm xứ, quán sát sự cảm thọ chẳng ở trong, chẳng ở ngoài, chẳng ở chặn giữa, gọi là thọ niệm xứ, quán sát tâm chỉ có danh tự tánh danh tự rời rạc gọi là tâm niệm xứ, quán sát pháp thiện chẳng thể được pháp bất thiện cũng chẳng thể được gọi là pháp niệm xứ. Tất cả người tu hành phải nương theo pháp tứ niệm xứ nầy mà trụ.
Nầy A Nan ! Ông hỏi sau khi Như Lai diệt độ lúc kết tập pháp tạng, đầu tất cả kinh để những lời gì ?
Nầy A Nan ! Sau khi Như Lai diệt độ lúc kết tập pháp tạng đầu tất cả kinh nên để như vầy : “ Như thị ngã văn nhứt thời Phật trụ mỗ phương mỗ xứ, cùng hàng tứ chúng mà nói kinh nầy “.
A Nan lại bạch Phật : Lúc Phật ở đời, hoặc sau khi Phật nhập Niết Bàn, có tín tâm đàn việt đem vàng bạc bảy báu cùng tất cả đồ cần dùng dưng cúng cho Như Lai thời phải xử trí thê nào ?
Phật nói : Lúc Phật còn, những vật cúng dường Phật, thời chúng Tăng nên biết. Sau khi Phật diệt độ những vật cúng dường Phật, thời nên dùng tạo tượng Phật và tạo y của Phật, phan lọng bảy báu, sắm các thứ hương dầu bông để cúng dường Phật. Trừ việc cúng dường Phật ngoài ra chẳng được dùng. Người lạm dụng thời phạm tội lấy trộm vật của Phật.
A Nan lại bạch : Lúc Phật còn có người đem vàng bạc bảy báu điện đường phòng nhà y phục đồ uống ăn tất cả đồ cần dùng, hoặc vợ con tôi tớ mà cung kính cúng dường Như Lai. Sau khi Phật nhập diệt nếu có người đem những vật như trên mà cung kính cúng dường tượng Phật. Bạch Thế Tôn ! Phước đức của hai người nầy ai nhiều hơn ?
Phật nói : Vì đều cung kính cúng dường cả nên phước đức của hai người được đồng nhau. Dầu Phật diệt độ nhưng pháp thân vẫn thường còn, nên cung kính cúng dường được phước vẫn đồng như Phật hiện tại.
A Nan lại bạch ; Lúc Phật hiện tại nếu có người đem những vật như trên cung kính cúng dường Phật, sau khi Như Lai nhập Niết Bàn, nếu có người đem những vật như trên cung kính cúng dường toàn thân Xá Lợi, phước đức của hai người nầy, ai nhiều hơn ?
Phật nói : Hai người nầy được phước đồng nhau công đức rộng lớn vô lượng vô biên nhẫn đến hết khổ, phước đó chẳng hết.
A Nan lại bạch : Lúc Phật hiện tại, nếu có người cung kính cúng dường Phật như trên, sau khi Phật nhập Niết Bàn nếu có người cung kính cúng dường nửa thân Xá Lợi ai được phước nhiều hơn ?
Phật nói : Vì hai người đều cung kính cúng dường nên được phước đồng nhau phước đức nầy vô lượng vô biên.
Nầy A Nan ! Nhẫn đến cung kính cúng dường một phần tư Xá Lợi, một phần tám , một phần trăm, một phần ngàn, một phần muôn, một phần hằng hà sa, hoặc chừng bằng hột cải, người nầy được phước cũng đồng như người cung kính cúng dường Đức Như Lai hiện tại.
A Nan nên biết rằng hoặc Phật hiện tại hoặc đã nhập Niết Bàn, nếu có người cung kính cúng dường lễ bái tán thán, được phước đức đồng nhau không khác.
Phật bảo A Nan cùng đại chúng : Sau khi ta nhập Niết Bàn, tất cả chúng sanh hoặc thiên thượng hay nhơn gian , được Xá Lợi của ta mà vui mừng thương cảm cung kính lễ bái cúng dường thời được vô lượng vô biên công đức.
Nầy A Nan ! Nếu thấy Xá Lợi của Như Lai thời là thấy Phật, thấy Phật là thấy Pháp, thấy Pháp là thấy Tăng, thấy Tăng là thấy Niết Bàn.
A Nan nên biết rằng do nhơn duyên trên đây mà Tam Bảo thường trụ không biến đổi, có thể làm chỗ quy y cho tất cả chúng sanh.
A Nan bạch Phật : Sau khi Như Lai nhập Niết Bàn, tất cả đại chúng y theo phép tắc nào để trà tỳ thân Như Lai để được Xá Lợi cung kính cúng dường.
Phật nói : “ Khi ta nhập Niết Bàn rồi, đại chúng nên y theo phương pháp trà tỳ Chuyển Luân Thánh Vương.”
A Nan bạch Phật : “ Pháp tắc trà tỳ Chuyển Luân Thánh Vương như thế nào ?”
Phật nói : Sau khi Chuyển Luân Thánh Vương mạng chung, đình thi hài bảy ngày mới để vào quan tài vàng, rồi lấy dầu thơm vi diệu đổ đầy quan tài đậy lại thật kín. Đủ bảy ngày đem thi hài ra, dùng nước thơm tắm rửa, đốt hương thơm cúng dường. Dùng bông Đâu La Miên bao khắp thân thể, sau đó dùng ngàn bức bạch điệp tốt đẹp vô giá thứ tự vấn chồng lên nhau khắp thi hài của Luân Vương. Vấn xong đổ dầu thơm đầy trong kim quan rồi mới để thi hài Luân Vương vào. Đậy kín quan tài xong, chở trên xe thất bảo, bốn mặt treo các chuỗi ngọc, dùng châu báu trang nghiêm xe ấy, vô số phan lọng bằng châu báu tốt đẹp giăng treo trên xe. Đốt hương thơm , trổi đại nhạc để cúng dường. Sau đó dùng thuần những gỗ thơm cùng những dầu thơm mà trà tỳ. Trà tỳ xong hốt lấy Xá Lợi, xây tháp thất bảo giữa đường ngã tư trong thành, bốn phía tháp có bốn cửa an trí Xá Lợi trong đó, để cho tất cả mọi người đồng chiêm ngưỡng.
Nầy A Nan ! Chuyển Luân Thánh Vương kia do chút ít phước đức được nối ngôi vua, chưa thoát khỏi ba cõi, còn đủ ngũ dục thê thiếp, ác kiến tham, sân, si, tất cả phiền não kiết sử chưa dứt được một mảy. Sau khi mạng chung mà thế gian còn theo cách thức như vậy, dựng tháp cúng dường để mọi người chiêm ngưỡng, huống là Đức Như Lai đã trải qua vô lượng, vô biên, vô số kiếp bỏ hẳn ngũ dục, tinh tấn thật hành tất cả khổ hạnh xuất thế của Bồ Tát, đã thành tựu đạo hạnh thậm thâm vi diệu thanh tịnh, giới, định, huệ, giải thoát, giải thoát tri kiến, sáu môn Ba La Mật, tu tập thập lực, đại bi, bốn vô sở úy, ba môn giải thoát, mười tám đại không, lục thông, ngũ nhãn, ba mươi bảy phẩm, mười tám bất cộng, ba mươi hai tướng tốt, tám mươi vẻ đẹp, thọ mạng của tất cả chư Phật, tất cả cõi Phật thanh tịnh, tất cả pháp thành tựu chúng sanh, tất cả khổ hạnh khó làm, tất cả nhiếp luật nghi giới, tất cả nhiếp thiện pháp giới, tất cả nhiếp chúng sanh giới, tất cả công đức, tất cả trí huệ, tất cả trang nghiêm, tất cả đại nguyện, tất cả phương tiện, tất cả trí huệ phước đức chẳng thể nghĩ bàn như vậy, đều đã thành tựu đầy đủ, dứt trừ tất cả ác, dứt trừ tất cả phiền não, dứt trừ tất cả phiền não tập khí, thông đạt tứ đế thập nhị nhơn duyên, nơi cội Bồ Đề hàng phục bốn ma thành tựu nhứt thiết chủng trí. Được tất cả chư Phật xướng lời khen lành thay ! Lành thay ! Đồng lấy nước trí pháp tánh, rưới trên đỉnh pháp thân, mới thành vô thượng Bồ Đề. Do nhơn duyên như vậy nên nay ta hiệu là Thiên Nhơn Sư thập lực đẳng giác, Thế Tôn vô thượng, nhơn gian thiên thượng không ai bằng, bình đẳng xem chúng sanh như La Hầu La, do đó ta hiệu là Như Lai, Ứng Cúng, Chánh Biến Tri, Minh Hạnh Túc, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Vô Thượng Sĩ, Điều Ngự Trượng Phu, Thiên Nhơn Sư, Phật Thế Tôn.
Duyên giáo hóa thế gian đã xong, ta vì chúng sanh ên hôm nay thị hiện nhập Niết bàn. Vì muốn cho chúng sanh khắp được cúng dường, nên ta theo pháp thế gian như vua Chuyển Luân, mà tẩn táng cùng trà tỳ.
Tứ chúng nhơn thiên đem Xá Lợi của Như Lai đựng trong bình thất bảo xây dựng tháp thất bảo để cúng dường Xá Lợi, có thể làm cho chúng sanh được công đức lớn, lìa khổ ba cõi đến vui Niết Bàn.
Nầy A Nan ! Hàng tứ chúng xây tháp thất bảo cúng dường Xá Lợi của Phật rồi, lại nên xây ba thứ tháp để cúng dường : Tháp Bích Chi Phật, tháp A La hán, tháp Chuyển Luân Thánh Vương, vì muốn cho mọi người biết chỗ quy y vậy.
A Nan bạch Phật : Đức Như Lai ra đời thương xót chúng sanh, hiển bày thập lực, đại bi, bốn vô sở úy, ba môn giải thoát, tứ đế, mười hai nhơn duyên, tám thứ phạm âm vang rền ba cõi, từ quang ngũ sắc soi khắp lục đạo, tùy thuận tâm nghiệp của chúng sanh mà chuyển pháp luân, có người chứng được bốn quả của nhị thừa tu tập, hoặc chứng đạo Duyên Giác vô lậu vô vi, hoặc nhập lực Bồ Tát bất diệt bất sanh, hoặc được vô lượng Đà La Ni, hoặc được ngũ nhãn, hoặc được lục thông, hoặc thoát ba ác đạo, hoặc ra khỏi tám nạn, hoặc lìa khổ trời người ba cõi. Đức từ thanh tịnh của Như Lai, pháp môn giải thoát của Như Lai đều chẳng thể nghĩ bàn.
Sau khi nhập diệt, hàng tứ chúng dựng tháp bảy báu cúng dường Xá Lợi được công đức lớn, có thể làm cho chúng sanh thoát khổ ba cõi, được chánh giải thoát. Do nhơn duyên nầy nên khi Phật nhập Niết Bàn, tất cả thế gian vì báo đáp từ ân vô lượng của Phật mà xây tháp thất bảo để cúng dường Xá Lợi, theo lẽ phải như vậy. Ba thứ pháp kia có những lợi ích gì đối với chúng sanh mà đức Phật bảo dựng tháp cúng dường ?
Pật nói : “ Bích Chi Phật tỏ ngộ nhơn duyên của các pháp chứng nhập pháp tánh, đã thoát tất cả khổ hoạn trong tam giới, có thể làm phước điền cho nhơn thiên. Do đây nên xây tháp cúng dường Bích Chi Phật được phước đức kế nơi sự cúng dường Như Lai, có thể làm cho chúng sanh đều được diệu quả.
Nầy A Nan ! A La Hán kia đối với ba cõi đã hết sanh tử chẳng thọ thân đời sau, phạm hạnh đã lập có thể làm phước điền cho thế gian, nên xây tháp cúng dường được phước đức kế sự cúng dường Bích Chi Phật, cũng làm cho chúng sanh được nhơn duyên giải thoát.
Nầy A Nan ! Chuyển Luân Thánh Vương dầu chưa dứt phiền não, chưa giải thoát ba cõi, nhưng do phước đức mà cai trị bốn thiên hạ, đem pháp thập thiện giáo hóa nhơn dân, là bực tôn kính của mọi người, nên tứ chúng dựng tháp cúng dường, được phước đức cũng là vô lượng .”
A Nan bạch Phật : “ Sau khi Phật nhập Niết Bàn, hàng tứ chúng nên làm lễ trà tỳ đức Như Lai tại chỗ nào ?”
Phật nói : “ Sau khi ta nhập Niết Bàn, nếu tứ chúng làm lễ trà tỳ ở trong thành Câu Thi Na nầy, người trong thành tất tranh giành đánh đập nhau, và cũng làm cho tất cả mọi người được phước chẳng đồng nhau. Nên tứ chúng phải làm lễ trà tỳ ở ngoài thành, cho mọi người đều bình đẳng được phước.”
A Nan bạch Phật : “ Trà tỳ xong, tứ chúng dùng bình báu để đựng Xá Lợi, thời nên dựng tháp thất bảo ở tại chỗ nào để cho tất cả mọi người đều được cung kính cúng dường ?”
Phật nói : “ Nên ở trong thành Câu Thi Na, nơi ngã tư đường mà xây tháp cao mười ba từng, trước pháp có tướng pháp luân, phan lọng, lan can đều bằng thất bảo, bốn mặt tháp đều mở một cửa, từng lớp cửa nẻo xứng nhau an trí bình báu đựng Xá Lợi của Như Lai trong đó cho tất cả trời người chiêm ngưỡng cúng dường.
Tháp của Bích Chi Phật nên mười một từng . Tháp của A La Hán nên bốn từng. Cũng đều dùng các thứ báu mà trang nghiêm.
Tháp của Chuyển Luân Vương cũng xây bằng bảy báu nhưng không có từng cấp, vì Luân Vương chưa thoát khổ sanh tử trong ba cõi.”
A Nâu Lâu Đà bạch Phật : Khi trà tỳ xong, tất cả Trời người cùng bốn bộ chúng phân chia Xá Lợi của Phật như thế nào ?
Phật nói : “ Nên dùng tâm bình đẳng phân chia Xá Lợi của Phật khắp ba cõi để tất cả thế gian đều được cúng dường .”
Thiên Đế Thích Đề Hoàn Nhơn bạch Phật : “ Nay tôi xin cung kính thỉnh nửa thân Xá Lợi của Như Lai để cúng dường.”
Phật bảo Thiên Đế : “ Đức Như Lai bình đẳng xem chúng sanh như La Hầu La, ông chẳng nên thỉnh nửa thân Xá Lợi. Nay ta cho ông một cái răng nanh Xá Lợi hàm trên bên hữu, có thể xây tháp cúng dường ở trên Trời, làm cho ông được phước đức vô tận.”
Lúc đó tất cả đại chúng Trời người buồn thương rơi lệ không tự dằn được.
Đức Thế Tôn bảo khắp đại chúng : “ Khi Phật nhập Niết Bàn rồi, đại chúng chớ quá sầu não. Vì dầu Phật nhập Niết Bàn mà Xá Lợi vẫn thường còn để cúng dường. Lại có những pháp bảo vô thượng, tạng Tu Đa La, tạng Tỳ Nại Da, tạng Ma Ha Đạt Ma, do đây Tam Bảo và tứ đế vẫn thường trụ ở thế gian, làm chỗ quy y cho chúng sanh. Vì cúng dường Xá Lợi tức là Phật Bảo, thấy Phật Bảo là thấy pháp thân, thấy pháp thân là thấy hiền thánh ,thấy hiền thánh là thấy tứ đế, thấy tứ đế là thấy Niết Bàn. Do đây nên biết rằng Tam Bảo thường trụ không biến đổi, có thể làm chỗ quy y cho thế gian.
Đại chúng chớ quá sầu khổ. Nay ta ở đây sắp nhập Niết Bàn. Trong những pháp : Quy y, giới luật, thường, vô thường, Tam Đảo, tứ đế, lục độ, mười hai nhơn duyên v.v…, nếu ai có điều chi nghi phải mau thưa hỏi, đây là lời hỏi rốt ráo cuối cùng để sau khi Phật nhập Niết Bàn không còn nghi hối.”
Đức Phật phổ cáo trong đại chúng ba lần như vậy.
Tất cả đại chúng không ai thưa hỏi, vì ai nấy đều thông đạt hiểu rõ không còn nghi ngờ.
Đức Thế Tôn khen rằng : Lành thay ! Lành thay Đại chúng đã có thể thông đạt các pháp không còn nghi ngờ như nước sạch rửa hết bụi nhơ nơi thân. Đại chúng phải tinh tấn sớm được giải thoát, chớ sầu não mê muội loạn tâm.
Lúc đó Đức Thế Tôn ngồi trên tòa Sư Tử, lấy tay vàng vạch y tăng già lê để lộ ngực huỳnh kim cho đại chúng thấy rồi bảo rằng : Tất cả đại chúng Trời người nên chí tâm nhìn xem sắc thân hùynh kim của Như Lai !
Đại chúng chiêm ngưỡng sắc thân vàng ròng của Phật thảy đều sung sướng như Tỳ Kheo nhập đệ tam thiền.
Sau đó Đức Thế Tôn phóng vô lượng vô biên trăm ngàn muôn ức ánh sáng Đại Niết Bàn chiếu khắp tất cả thế giới mười hương, che khuất ánh sáng của tất cả mặt trời mặt trăng.
Phóng ánh sáng trên đây rồi Đức Phật bảo đại chúng : Mọi người nên biết rằng Đức Như Lai vì tất cả đại chúng mà cần khổ trong nhiều kiếp, đến chặt tay chơn lóc da thịt, đại bi đại nguyện thành bực vô thượng chánh giác nơi đời ngũ trược nầy, được sắc thân Kim Cang bất hoại đủ ba mươi hai tướng tốt, tám mươi vẻ đẹp, vô lượng ánh sáng chiếu khắp tất cả. Ai thấy được hình, gặp được ánh sáng của Phật, đều được giải thoát cả.
Nầy đại chúng ! Phật ra đời rất khó gặp khó thấy như hoa Ưu Đàm. Đại chúng gặp ta đây là lần sau cùng, đối với thân nầy chớ để luống qua. Do sức thệ nguyện mà ta sanh nơi cõi uế ác nầy. Duyên giáo hóa đã hòan tất, nay ta muốn nhập Niết Bàn. Đại chúng nên chí thành nhìn xem sắc thân hùynh kim của ta, cố gắng tu tập nghiệp thanh tịnh như vậy, đời vị lai sẽ được quả báo nầy.
Đức Thế Tôn ba phen ân cần khuyên bảo như vậy, đồng thời bày thân chơn kim cho đại chúng thấy.
Sau đó Đức Phật từ trên giường thất bảo sư tử bay lên hư không cao bằng một cây Đa La, bảo một lần rằng : “ Ta sắp nhập Niết Bàn, đại chúng nhìn xem sắc thân huỳnh kim của ta !”
Lần lượt đức Phật bay trên cao bằng bảy cây Đa La, bảy lần bảo rằng : Ta sắp nhập Niết Bàn, đại chúng nên chí tâm nhìn xem sắc thân huỳnh kim của ta !
Từ hư không xuống ngồi trên giường sư tử Đức Phật lại bảo : Ta sắp nhập Niết Bàn, đại chúng nên chí tâm nhìn xem sắc thân huỳnh kim của ta !
Đức Thế Tôn từ trên giừơng sư tử lại bay lên hư không cao bằng một cây Đa La, thời một lần bảo đại chúng, lần lượt bay cao bằng bảy cây Đa La, bảy lần bảo rằng : Ta sắp nhập Niết Bàn, đại chúng nên chí tâm nhìn xem sắc thân huỳnh kim của ta !
Từ hư không xuống ngồi trên giừơng sư tử Đức Phật lại kêu đại chúng mà bảo rằng : Ta sắp nhập Niết Bàn, đại chúng nên chí tâm nhìn xem sắc thân huỳnh kim của ta!
Lần thứ ba, Đức Thế Tôn cũng từ trên giừơng sư tử bay lên hư không cao bằng bảy cây Đa La, đồng thời cũng bảy lần bảo đại chúng như vậy. Từ hư không xuống ngồi trên giừơng thất bảo Đức Phật lại bảo : Ta sắp nhập Niết Bàn , đại chúng nên chí tâm nhìn xem nơi sắc thân của ta !
Đức Phật hai mươi bốn lần ân cần bảo đại chúng như vậy, rồi lại bảo rằng : Ta sắp nhập Niết Bàn, đại chúng nên chí tâm nhìn xem sắc thân vô úy Kim Cang bất hoại của ta rất khó gặp gỡ như hoa Ưu Đàm, như người quá khát gặp nước trong mát thời uống đến no không còn khao khát, đại chúng cũng phải như vậy, nên chí tâm chiêm ngưỡng sắc thân của Như Lai lần sau cùng, sau lần thấy nầy không còn thấy lại nữa. Đại chúng nên chiêm ngưỡng cho thỏa mãn để về sau khỏi ăn năn.
Sau khi ta nhập Niết Bàn, đại chúng phải tinh tấn tu hành sớm ra khỏi ba cõi, chớ có giãi đãi phóng dật tán tâm.
Lúc đó tất cả đại chúng Trời người trong tất cả thế giới mười phương được gặp ánh sáng Niết Bàn, được chiêm ngưỡng đúc Phật đều được giải thoát. Những chúng sanh được gặp được thấy đều được dứt hẳn tam đồ bát nạn, bốn tội trọng, năm tội nghịch, đến tất cả phiền não đều dứt hẳn không còn thừa.
Sau khi lộ bày sắc thân huỳnh kim cho tứ chúng chiêm ngưỡng và ân cần khuyến cáo xong, Đức Thế Tôn kéo y tăng già đắp lại như cũ.
Ăn thịt gây trở ngại cho phép dưỡng sinh, ăn chay có tác dụng dưỡng sinh
Nói về ăn chay thì vốn là thương chúng nó đau khổ, nuôi dưỡng lòng nhân từ của ta. Mỡ và thịt nào có phân biệt chi, nước súp thịt cũng chớ nên ăn. Nhưng chúng sanh căn tánh khác nhau, nếu ăn chay trường được thì dạy họ trường trai. Nếu không, dạy họ giữ Thập Trai, Lục Trai, ăn những món rau ở cạnh thịt. Đấy chính là pháp phương tiện cho những ai không ăn chay trường được, chứ không phải là thật nghĩa! Ông đã khổ vì bệnh, hãy nghĩ thương nỗi khổ của chúng sanh, nên ăn đồ chay thanh tịnh, đừng để miệng bụng làm lụy tâm tánh.
Phàm những thứ có tri giác đều chẳng nên ăn. Tuy không có tri giác nhưng có mầm sống như các loại trứng cũng không nên ăn. Uống sữa bò thì không trở ngại gì, nhưng sữa cũng là lấy chất bổ béo của bò để bồi bổ thân thể ta; do vậy, cũng không nên dùng. Đậu nành, dầu đậu nành có nhiều chất bổ nhất, hãy nên thường dùng. Trong cháo ăn điểm tâm nên bỏ thêm đậu nành đã xay vỡ. Với loại dầu để thường ăn thì chuyên dùng dầu đậu nành, so với mỡ heo, dầu đậu nành có nhiều chất bổ hơn, sao lại khổ sở đem tiền chuốc họa để mong được bồi bổ ư? (Bởi ăn thịt sẽ mắc nợ giết chóc, nên nói là “chuốc họa”). Người ăn mặn nếu chịu ăn chay chắc chắn ít bệnh, khỏe mạnh, bởi ăn thịt gây trở ngại cho phép dưỡng sinh, ăn chay có tác dụng dưỡng sinh.
Mắm tôm độc nhất, muôn vàn chớ có ăn, vì lúc làm, người ta đào một cái hố to bên bờ biển, trong vòng năm sáu tháng, đánh bắt các loài tôm và những thứ cá nhỏ, đổ vào trong hố, phơi dưới nắng gắt, cả hố trở mùi, thối suốt mấy dặm. Những loài ruồi, kiến, rắn v.v… ưa mùi đó đều tự gieo mình chết ngủm trong hố. Đến khi mắm đã ngấu, bèn cà nhuyễn, đựng trong sọt đem bán. Người ăn mặn coi như món hàng quý báu, đáng thương quá chừng! Đây là do một vị Tăng trông thấy cách làm kể cho Quang nghe. Ông đã ăn chay, nếu chẳng thể làm cho cả nhà ăn chay thì bảo họ hãy bớt ăn mặn đi, chớ mua con vật còn sống về giết trong nhà, trong nhà hằng ngày giết chóc sẽ trở thành chỗ giết hại, xui xẻo lắm đấy!
Thư trả lời cư sĩ Bào Xung Sĩ
Tổ Ấn Quang
Khuyên người chớ nên tham đắm chuyện dâm dục
Người đang độ thiếu niên nếu chẳng gặp được thầy lành bạn tốt, ngày ngày qua lại với lũ bạn nhậu nhẹt, tà vạy sẽ nguy hiểm muôn phần. Nặng thì không bao lâu sẽ chết, nhẹ thì cũng thành yếu ớt, hoặc thành tàn phế. Xét đến nguyên do, đều là do chúng cứ nghĩ tìm hoa hỏi liễu là vui, chẳng biết là chuyện thảm khốc, hoặc giống như giết người, hoặc giống như giết hại con cháu đời đời. Những kẻ ham ăn chơi thường mắc bệnh phong tình, con cái sanh ra lúc nhỏ còn chưa thấy gì, đến khi mười hai, mười ba tuổi, tới lúc dậy thì sẽ thấy rõ. Con lại truyền cho con, cháu truyền cho cháu, chẳng đáng buồn ư? Chẳng đáng đau đớn ư? Cha ông là Châu Tử Quyền bán thân bất toại sợ rằng cũng là do tham sắc mà ra. Chớ nên tham tà sắc, dẫu vợ chồng sống với nhau cũng chớ nên tham đắm. Hễ tham thì sẽ bị mất mạng hay sanh bệnh! Người ấy đã phát tâm muốn quy y, hãy nên chí thành niệm thánh hiệu “nam-mô A Di Đà Phật” và “nam-mô Quán Thế Âm Bồ Tát”, hết thảy tạp niệm trong tâm nhất loạt chẳng cho khởi lên, sửa lỗi hướng thiện, và kiêng giết, ăn chay. Cần phải vĩnh viễn dứt bỏ chuyện ăn nằm; nếu chưa phải là khi bệnh tình đã bình phục hơn một năm, muôn vàn chẳng được gần gũi phụ nữ! Nếu không, muôn phần khó lành bệnh được! Lại nên dạy vợ con ông ta cũng nên niệm Phật và niệm Quán Âm cho ông ta. Nếu thật sự chí thành sẽ mau được lành bệnh.
Thư trả lời cư sĩ Thang Huệ Chấn
Ấn Quang đại sư
Xét đến chỗ phát khởi pháp này thì quả thật từ cuối hội Hoa Nghiêm, Thiện Tài tham học khắp các tri thức, đến chỗ Phổ Hiền Bồ Tát được oai thần của đức Phổ Hiền gia bị, sở chứng bằng với Phổ Hiền, ngang với chư Phật, trở thành Đẳng Giác Bồ Tát. Phổ Hiền bèn xưng tán công đức Như Lai thù thắng nhiệm mầu, khuyến tấn Thiện Tài và Hoa Tạng hải chúng đều cùng dùng công đức của mười đại nguyện vương hồi hướng vãng sanh Tây Phương Cực Lạc thế giới để mong viên mãn Phật Quả. Do Hoa Tạng hải chúng đều là các Pháp Thân đại sĩ thuộc bốn mươi mốt địa vị: Thập Trụ, Thập Hạnh, Thập Hồi Hướng, Thập Địa, Đẳng Giác. [Do các vị ấy] đi trọn khắp các cõi Phật số nhiều như vi trần, nên thệ nguyện Di Đà, cảnh duyên Cực Lạc, nhân quả vãng sanh, mỗi mỗi đều hiểu rõ, không cần phải nói nữa. Nhưng trong hội Hoa Nghiêm, trọn chẳng có ai là phàm phu Nhị Thừa và Quyền Vị Bồ Tát; do vậy, tuy hoằng dương lớn lao pháp này, nhưng phàm phu, tiểu căn không cách chi vâng nhận được!
Đến hội Phương Đẳng, đức Phật vì khắp hết thảy trời, người, phàm, thánh, nói kinh Vô Lượng Thọ, chỉ rõ nhân hạnh quả đức xưa kia của Phật A Di Đà, cảnh duyên Cực Lạc đủ mọi thứ thù thắng, nhiệm mầu, nhân quả, phẩm vị tu chứng của hành nhân. Kinh này chính là chỗ quy tông cuối cùng của kinh Hoa Nghiêm vậy. Tuy được nói trong thời Phương Đẳng, nhưng giáo nghĩa quả thật thuộc thời Hoa Nghiêm. Hoa Nghiêm chỉ hạn cuộc nơi Pháp Thân đại sĩ, nhưng kinh này nhiếp trọn khắp thánh – phàm trong chín giới. Dẫu dùng thời Hoa Nghiêm để luận thì kinh này vẫn là đặc biệt, huống là các thời khác ư? Nếu đức Như Lai chẳng mở ra pháp này, chúng sanh đời Mạt không một ai có thể liễu sanh tử!
Do lòng đại từ, đức Phật rất sợ chúng sanh chẳng thuận tiện thọ trì được, bèn lại nói kinh A Di Đà, ngõ hầu họ thường đọc tụng hằng ngày. Lại nói kinh Quán Vô Lượng Thọ Phật để y báo, chánh báo trang nghiêm cõi Tây Phương thường hiện hữu trong tâm mục của các hành nhân. Ba kinh này tuy kinh văn rộng – lược khác nhau, nhưng lý chẳng hề khác biệt.
(Trích “Lời tựa cho bài Ca Tụng Kinh Vô Lượng Thọ” – Ấn Quang Đại Sư)
Xin quý thầy cho con lời khuyên! Con sống ở Hàn Quốc được hơn 6 năm biết đến pháp môn tịnh độ khoảng 5 năm. Từ nhỏ đến giờ con niệm A DI ĐÀ PHẬT bằng tiếng Việt. Thế nhưng hôm nay mẹ chồng con trách con là sống ở Hàn Quốc thì phải niệm bằng tiếng Hàn thì Phật mới nghe và những chúng sanh vô hình cũng có thể nghe được! Mẹ chồng con nói vậy có đúng không?
Chào bạn Kim Thuý,
PH không phải là thầy. PH nghĩ Phật nghe được vô lượng tiếng nên dù ở đâu, bạn niệm Phật tiếng Việt, Ấn,..gì Phật cũng đều nghe. Về ý những chúng sanh vô hình thì PH không rõ, tuy nhiên, khi chúng ta đọc, trì thần chú, thì đâu có hiểu ý nghĩa của thần chú, mà chú đó chẳng phải là tiếng Việt (giữ âm từ tiếng Phạn), mà chúng ta, cũng như các chúng sanh vô hình đều được lợi lạc. Đó là do năng lực bất khả tư nghì của Phật, Bồ tát trên Phật hiệu, thần chú đó, chứ chẳng phải nơi hình tướng tiếng (Việt, Hàn,..), cho nên ý của mẹ chồng bạn là không có cơ sở. Tuy nhiên, nếu bà không vui khi bạn niệm bằng tiếng Việt thì bạn có thể chuyển sang niệm thầm. PH không khuyến khích bạn niệm bằng tiếng Hàn, chẳng phải có sự phân biệt gì, mà là do thói quen tâm thức của bạn đã quen với câu Phật hiệu bằng tiếng Việt, nên khi niệm bằng tiếng Việt thì tâm chân thành dễ khởi. Trong trường hợp bạn vào đạo tràng mà họ niệm Phật bằng tiếng Hàn, thì bạn nhiếp tâm thầm niệm bằng tiếng Việt theo.
Chúc bạn tu tập tinh tấn, an vui.
Nam Mô A Di Đà Phật.
Con cảm ơn lời chỉ dạy của cư sĩ Phước Huệ! Cư sĩ có thể chia sẽ về những trải nghiệm trên con đường tu tập mà cư sĩ đã trải qua được không( oan gia trái chủ báo oán, nghịch duyên trong gia đình, Phậtt Bồ Tát thử lòng…v.v.) bởi vì trên đường đạo lắm chông gai thử thách cần phải có thiện tri thức chỉ dạy nương nhờ Phật lực gia hộ mà cố gắng vượt qua. Có lẽ tuổi đời và tuổi đạo của cư sĩ đều lớn hơn con, có lẽ cũng đã trải qua rồi nên nếu có thể cư sĩ có thể hoan hỉ chia sẽ để cho con và các bạn khác học hỏi. Nếu không tiện thì cũng không sao và nếu có điều gì thất lễ xin hoan hỉ bỏ qua cho! A DI ĐÀ PHẬT…()()()
Chào bạn Kim Thuý,
PH cũng chỉ đang bước một bước đầu tiên thôi, mà đường thì còn dài lắm. PH cũng không ngại chia sẻ với bạn vài điều.
– Người thật tu thì sẽ có lúc gặp chướng ngại, tuỳ duyên nghiệp mỗi người mà chướng ngại sẽ khác nhau, muôn hình vạn trạng. Tuy nhiên, đừng nghĩ đó là oan gia trai chủ hay là Phật, Bồ tát thử thách gì hết, chỉ cần bạn bình tâm, để cho Đức A Di Đà xử lý, còn bạn thì ôm câu Phật hiệu vào lòng mà niệm thì cái gì rồi cũng sẽ an ổn, nên bạn đừng quá lo sợ.
– Chướng ngại lớn, nhỏ, thô, tế sẽ thường khởi, chứ không phải mình dẹp được một chướng ngại là xem như an ổn tu hành đâu. Nhưng bạn đừng sợ những chướng ngại vì đó là những bài thực tập cần thiết cho sự tiến bộ của từng người một. Chúng khởi bây giờ sẽ tốt hơn rất nhiều so với lúc lâm chung mới khởi.
– Mình thường để ý để tự “biết” mình. Ví dụ, bạn có thể xét lại cuộc đời mình từ nhỏ đến bây giờ thì sẽ nhận thấy mình có tập khí gì nặng, có nghiệp gì nhẹ, phước báu gì,.. Ví dụ, một người không bao giờ hoặc ít khi bị mất tiền của, nghĩa là họ không có nghiệp trộm cắp (nếu có thì rất nhẹ). Với một người có nhiều người yêu, hoặc nhiều đời chồng, vợ,..là nghiệp ái nặng. Hoặc người phá thai là người có tập khí sát sanh nặng,.. Nghĩa là mình tự xét, tự biết để tự mình dè chừng, tự sửa đổi vì sẽ chẳng có ai luôn ở cạnh mình mà chỉ lỗi giúp mình.
– Những cái nhỏ nhặt cũng có thể thành chướng ngại. Ví dụ, PH từ nhỏ không thích và khó chịu khi nghe tiếng chưởi tục (chỉ khó chịu chút thôi) đến khi biết tu thì cái tập khí không thích này hiện khởi quấy nhiễu. Thành ra, PH vẫn thường khuyên các bạn ráng giữ tâm bình tĩnh, đừng khởi tâm khó chịu (ngay cả với việc không đúng chánh pháp, việc ác), tại vì khi tu, khi đủ duyên thì nó sẽ khởi lên quấy nhiễu tâm mình.
– Phật hiệu có năng lực không thể nghĩ bàn. Trong kinh Niệm Phật Ba La Mật có dạy, đại ý là nếu đem tâm mình mà duyên mãi với Phật hiệu thì Phật hiệu sẽ âm thầm chuyển Thức của mình dần dần thành Trí. Cho nên, khi đã nắm được căn bản tu học như thế nào rồi thì hãy tập trung nhiếp tâm niệm Phật cho thật nhiều. Đó mới là việc thiết thực nhất với người tu Tịnh Độ.
Mong sẽ giúp bạn chút ít. Chúc bạn tinh tấn tu tập.
Nam Mô A Di Đà Phật.
II. Ngày được nhất tâm
Cả đêm hôm trước vì buồn cho cái đầu nên tôi ngủ
không được yên. Sáng hôm sau vừa mới thức dậy, tôi
thử khởi niệm để xem mình có niệm Phật thầm được
không? Nhưng không ngờ tôi vừa mới khởi niệm, thì nghe
được cả trời niệm Phật. Lúc đó, tôi tưởng con của tôi hay
là hàng xóm mở nhạc niệm Phật. Nhưng sau đó, tôi nghĩ:
“Không thể nào vì trong nhà mình không có loại nhạc niệm
Phật bốn chữ này. Còn hàng xóm toàn là người Mỹ, thì
họ đâu có mở nhạc niệm Phật tiếng Việt Nam làm gì”.
Lúc đó, cảm giác của tôi cho biết đây không phải là
nhạc niệm Phật bình thường, mà là tiếng niệm của chư
Phật và tôi tự hỏi thầm: “Không lẽ mình có duyên nên
mới nghe được tiếng niệm của chư Phật ở trên trời?”.
Tiếng niệm Phật làm cho lòng tôi thanh thản và an lạc
không chi sánh bằng. Lúc đó, tôi cứ nằm im lắng nghe
và tự sung sướng mỉm cười mãi. Bỗng nhiên tôi khựng
lại và tự nói với mình rằng: “Không được, mình không
được tham nghe vì sẽ bị ma mê hoặc”. Sau đó, tôi vội
ngồi dậy chắp tay sám hối. Sau khi sám hối xong tôi tự
nói với mình rằng: “Phải siêng năng niệm Phật không
được tham thần thông, không được mong cầu vì đây là
điều cấm kị của người tu hành”. Sau đó, tôi lại khởi tâm
niệm Phật để quên đi chuyện trước đó, nhưng lạ thay
tôi lại nghe được cả trời niệm Phật.
http://dieuamdieungo.com/tinh-do-that-chung-2/
==
Thân gửi bạn Kim Thúy.
Hiếu xin gửi bạn một trích đoạn về thực chứng lúc được nhất tâm của cư sĩ Diệu Âm Diệu Ngộ (trích trong cuốn sách Tịnh Độ Thực Chứng cùng tác giả). Theo đó thì mình quen niệm Tiếng Việt thì dù mình ở Mỹ hay ở Ấn, ở Trung Quốc hay ở đâu thì vẫn cứ niệm Tiếng Việt nhé. Chư Phật và Bồ Tát đều nghe được hết không như phàm phu chúng ta đâu.
Thưa cư sĩ! Mẹ chồng con là người Hàn lúc trước thỉnh thoảng bà cũng có đi chùa vào dịp Tết hoặc 1 năm đi được 1, 2 lần. Bà không biết chữ nên không tụng kinh, con khuyên bà niệm A DI ĐÀ PHẬT thì bà không tin có lẽ bà chưa đủ duyên. Cuộc đời bà cực khổ vì anh em bên chồng con rất nhiều có lẽ những người con này đến đây là để đòi nợ bà thì phải bởi vì con thấy bà làm được bao nhiêu tiền cũng đều bị họ mang đi hết rồi làm những chuyện cho bà xấu hổ với hàng xóm nữa….vvrất là nhiều chuyện mà con không tiện nói ra. Cũng từ đó bà quay lưng lại với Phật Pháp không tin nhân quả báo ứng, không tin sát sanh là có tội. Ở Hàn Quôc có một tổ chức Tôn giáo cúng tế ông bà tổ tiên kết hợp với cầu nguyện, 5 ngày là phải đến giáo hội đó một lần để cầu nguyện và mỗi tháng quyên
góp 100 000won(khoảng 1.8 triệu tiền việt) số tiền đó họ dùng vào giáo dục xây trường học, bệnh viện, tạo công ăn việc làm cho người trong giáo hội…tất cả những điều đó là do mẹ chồng con nói lại và con tìm hiểu qua mạng cũng có nói như vậy. Bạn của mẹ chồng con có con trai làm ăn thua lỗ vướng nợ tưởng đâu là không trả nỗi nhờ bà ta gia nhập giáo hội này xuyên năng cầu nguyện và quyên góp tiền mà chỉ trong 3 năm con bà ấy đã trả hết nợ và làm ăn phát tài. Mẹ chồng thấy vậy nên hai năm trước đã gia nhập giáo hội này với mong muốn cho em chồng của con khôi phuc lại sự nghiệp(vì công ty em chồng con bị phá sản) từ đó mẹ chồng con những gì liên quan đến Phật pháp bà đều vứt bỏ( chuỗi hạt vứt vào thùng rác..) con có khuyên mẹ chồng con không nên làm vậy nhưng bà không tin bà bảo rằng tao đi chùa gần 30 năm mà không có kết quả gì, tôn giáo này còn hay hơn chùa nữa hãy để tao theo để cho tao hết khổ. Con có giải thích nhân quả báo ứng cho bà nghe, khuyên bà không nên làm những chuyện tổn phước như sát sanh, bỏ phí thức ăn, tích chứa rượu trong nhà…thế nhưng bà chẳng tin. Con đem bản thân mình ra chứng minh cho bà thấy con ăn chay niệm Phật phóng sanh…điều quan trọng là có hiếu với bà. Thế nhưng bà vẫn không tin Phật! Bữa hôm rồi con lại khuyên thế là bà nổi giận la con lại còn hỏi con chứ mày niệm Phật có thấy có hiệu quả gì không? Lại còn niệm bằng tiếng việt nữa…con có cho bà biết là khi con mang thai đứa con đầu vì cổ tử cung ngắn nên phải đi khâu rồi phải nằm dưỡng thai nữa đến khi sinh nhưng khi mang thai bé thứ hai thì con thực hiện trường chay, tụng kinh Cứu Khổ Cứu Nạn phẩm Phổ Môn 1200 biến, hàng ngày niệm Thánh hiệu A DI ĐÀ PHẬT ít nhất 2000 nhiều nhất là 100000,và những công việc thiện khác (không phải con muốn khoe công phu tu tập của mình mà con muốn chứng minh cho mẹ chồng thấy Phật Pháp nhiệm màu cho dù không biết chữ cũng có thể niệm Phật được mà) và kết quả là bác sĩ cho biết cổ tử cung của con đã dài ra bình thường. Thế nhưng bà vẫn không tin, có lần những người trong giáo hôi đến nhà để cầu nguyện xua đuổi tà ma ra khỏi nhà( vì mẹ chồng con cho rằng tại ma quỷ làm cho bà khổ sở nên thỉnh mời những người trong giáo hội đến cấu nguyện) họ khuyên con nên gia nhập giáo hội của họ nên theo mẹ chồng. Con đã từ chối nhưng không phỉ báng họ. Mẹ chồng con không biết chữ nhưng vẫn cố gắng cầu nguyện theo kinh giáo đó, có chữ bà đọc được có chữ không, thấy mà thương bà quá! Con có hồi hướng công đức phước báu có được cho bà sớm ngày quay về với chánh pháp nhưng có lẽ do bà chưa đủ duyên chăng?
Chào bạn Kim Thuý,
Tổ chức mà mẹ chồng bạn đang tham dự, mặc dù không phải Phật giáo và theo tính chất truyền thống, tuy nhiên họ đã làm rất nhiều việc lợi ích cho cộng đồng, xã hội, nên bạn cũng không cần quá e ngại khi bà tham gia. PH không ngạc nhiên khi thấy những người tham gia được những lợi ích đó vì nó phù hợp với tinh thần Phật giáo, đó là bố thí và hồi hướng công đức. Bạn giảng cho bà về nhân quả, về những câu chuyện nhân quả, nhưng trong cuộc sống hiện tại, khi những lợi lạc theo nhân quả đang diễn ra thì bạn không để ý thấy. Cho nên, nếu bạn khéo léo nhận ra đây cũng là đang hành theo lời Phật dạy thì sẽ xem như có điểm chung để nói chuyện với bà rồi. Dĩ nhiên về việc đuổi tà ma có tính chất truyền thống thì đó không phải theo quan điểm Phật giáo, nhưng cũng không cần phải gay gắt chống lại.
PH nhận thấy đa phần người mới tu chúng ta đều rất ít thành công khi dùng lời lẽ thuyết phục người thân. Đó cũng là điều dễ hiểu vì chúng ta còn quá nhiều nhược điểm như: giới hạnh chưa tròn, chưa có đủ đức, bản thân còn quá nhiều tập khí xấu ác, khi khuyên người thì cứ chăm chăm giành phần phải về mình, chẳng có được chút bình tâm,.. Trong trường hợp mình khuyên mà họ nghe, thì đó là duyên Tam Bảo của họ đã chín muồi và giữa mình với người đó có duyên tốt nên việc thành tựu (chứ chẳng phải do mình có tài cán gì đặc biệt).
Trong gia đình của PH, để ba PH tu theo Phật thì mẹ của PH đã niệm Bồ tát Quán Thế Âm rất nhiều năm và nhẫn chịu thật nhiều những chỉ trích, khó chịu của ba. Và người dẫn ba PH vào đạo không phải là mẹ, mà là một vị Tăng. Ở điểm này, PH mong bạn đừng quá nôn nóng, cứ bình tâm làm công việc của mình là tin tưởng, tu tập, và hồi hướng. Còn chuyện khi nào người thân chuyển đổi thì hãy để Tam Bảo sắp xếp. Bạn hãy tập đặt gánh lo âu này qua một bên nhé, vì PH biết khi nó còn đè nặng trong lòng thì lúc bạn niệm Phật sẽ khó nhiếp tâm vì thường nhớ tới nó hoài. Mình tu thì phải ráng bớt được gánh nặng (về tâm trí), càng nhiều càng tốt, chớ đừng nên cứ bỏ thêm chuyện vào cho nặng, thì đi đường (tu) mới ít mệt mà lại đi được xa.
Chúc bạn bình tâm, an vui.
Nam Mô A Di Đà Phật.
Cư sĩ nói đúng ạ! Con nên thành tựu bản thân mình trước rồi mới độ người. Bản thân mình còn phiền não tập khí quá nặng mà đi khuyên người khác thì làm sao mà có thành tựu được! Gia đình cư sĩ quả là có đại phước báu có cha mẹ đi theo con đường chánh pháp. Phận làm con không nỡ nhẫn tâm nhìn thấy cha mẹ bị đọa lạc nên mới có đôi lời phân trần chứ không giám chê bai. Cảm ơn cư sĩ đã dành thời gian quý báu chỉ dạy, chúc cư sĩ và gia đình an vui hạnh phúc! A DI ĐÀ PHẬT….
Vạn sự tuỳ duyên, giữ Tâm luôn sáng, bền chí tu hành chắc chắn trí tuệ sẽ khai mở bạn ạ. Chúc bạn và gia đình an lạc, riêng bạn đạo tâm ngày càng tăng trưởng, vững bước trên đường tu. Đời như một bức tranh, nhìn thấy điều đó ta tự tại bước đi, không nhìn thấy ta bị đời vẽ, đừng để mình bị bước đi như người mù, hãy thường vào diễn đàn tu học cùng mọi người.
CON QUỶ MƯỢN BÀI VỊ Ở TẠM
Thời Nam Tống, có người tên Tư Mã Văn Tuyên, một lòng qui kính ba ngôi báu, lại thường thỉnh chư tăng về nhà tụng kinh, niệm Phật.
Tư Mã Văn Tuyên có người em trai, hai anh em rất thương yêu nhau, thường xuyên ngồi lại đàm luận, nghiên cứu Phật pháp. Nhưng bất hạnh thay, người em qua đời khi tóc hãy còn xanh. Khoảng một năm sau, người mẹ hiền cũng qui tiên. Tư Mã Văn Tuyên hết sức đau buồn, ở mãi trong nhà nói chuyện với hai bài vị.
Ngày nọ, Tư Mã Văn Tuyên đang đọc sách trong phòng, bỗng thấy em trai hiện hình trên bài vị, cách ăn mặc, cử chỉ chẳng khác ngày thường. Thấy kì lạ quá, Tư Mã Văn Tuyên đến gần xem cho tường tận.
Em trai trên bài vị cười hì hì, nói với tiên sinh:
– Ây, em đã đợi trong này rất lâu rồi, sao mãi đến hôm nay anh mới phát hiện ra? Em đói quá! Anh mau lấy thức ăn cho em!
– Em thật là em của anh sao?
Tư Mã Văn Tuyên thấy quỉ, thắc mắc nghi ngờ:
– Nếu quả thật là em của anh, lúc sinh tiền em luôn giữ năm giới, tu mười điều lành, chiếu theo kinh Phật, lẽ ra sau khi chết đã được sinh về cõi trời rồi, sao có thể đọa làm quỉ được?
Quỉ đứng trước bài vị của người em, nghe Tư Mã Văn Tuyên nói, cứng họng, nhìn Văn Tuyên một lúc, rồi biến đi.
Đêm đó, Văn Tuyên mơ thấy em trai. Hình như em đến từ một nơi rất đặc biệt. Vừa thấy Văn Tuyên, anh liền nói:
– Khi còn sống em thực tập các hạnh lành, sau khi chết được sinh về cõi trời, người mà anh thấy trên linh vị lúc sáng đó không phải là em. Hắn giả em để xin ăn đấy, em sợ anh không biết, cho nên đến báo cho anh.
Nói xong, em trai Văn Tuyên liền biến đi. Sáng sớm hôm sau, vừa thức dậy Văn Tuyên đến chùa, thỉnh chư tăng tụng một đoạn kinh Lăng Nghiêm, sau đó bảo tất cả gia nô ra đứng giữ cửa, chuẩn bị bắt quỉ.
Con quỉ đó cũng thật xảo quyệt, vừa thấy tình thế bất ổn, liền tìm cách chạy trốn. Đầu tiên nó trốn dưới giường, nhân lúc không có ai, liền chạy ra ngoài và hiện nguyên hình.
Nó xấu xí vô cùng, hình tướng hết sức dữ tợn, khiến cho người nhà của Văn Tuyên đều kinh hồn khiếp vía. Mọi người quơ chổi, múa gậy để đuổi nó đi. Nó van nài:
– Tôi đói quá, chỉ muốn thức ăn thôi, vài ngày nữa sẽ đi ngay. Nói xong, biến mất.
Một lát sau, Văn Tuyên phát hiện quỉ lại xuất hiện, lần này là trên linh vị của mẹ ông. Tiên sinh thở dài, thầm nhủ: Xem ra con quỉ này đuổi không đi, mau đem thức ăn đến cho nó ăn, chỉ còn cách đợi nó chán rồi tự bỏ đi mà thôi!
Mỗi ngày người nhà tiên sinh đều phải đem thức ăn đến cho quỉ, còn quỉ cũng biết phận mình, chỉ đi tới đi lui mà chẳng làm loạn hoặc hại ai. Trải qua một thời gian lâu sau, mọi người thấy con quỉ này cũng hay hay, ai cũng thích nói chuyện với nó; không ngờ, nó cũng biết đạo lí, điều lành, bên hỏi bên đáp, thật tâm đầu ý hợp.
Lúc đầu, mọi người có chút gì đó sợ nó làm hại, sau đó dần dần quen thân, mọi người không còn thấy sợ quỉ nữa và ngược lại quỉ cũng vậy. Từ đó, quỉ ở lại nhà Văn Tuyên, cũng ra vào, sinh hoạt y như một thành viên chính thức trong nhà.
Chuyện kì lạ này chẳng mấy chốc được truyền khắp kinh thành, người đến xem đông đến nỗi đoạn đường vào nhà tiên sinh lúc nào cũng không có lối chen chân.
Có nhiều vị tăng đến xem, trong đó có một vị ở chùa Nam Lâm cũng đàm luận với quỉ, quỉ cũng không sợ thầy. Hai bên đàm luận rất tâm đầu ý hợp, quỉ còn kể lại thân thế của mình cho mọi người biết:
– Đời trước tôi là người giàu sang, có địa vị, hưởng tất cả vinh hoa phú quí, nhưng không biết tu nhân tích đức, lại gây tạo rất nhiều nghiệp xấu, cho nên sau khi chết mới đọa làm quỉ như thế này.
Quỉ còn nói một cách kiêu hãnh:
– Tuy là quỉ, nhưng địa vị của tôi chẳng thấp chút nào! Năm ngoái có 400 con quỉ đến đây gieo rắc dịch bệnh, những người chết trong đợt dịch đó đều là người không tin Phật pháp. Cho nên, tôi được cử đến giám sát, xem xét ai là người làm thiện, tin Phật, thì giúp họ tránh trận dịch này.
Vị tăng lại hỏi quỉ:
– Người và quỉ không giống nhau, không nên sống chung. Ta nghĩ ngươi đến đây không phải chỉ để tìm thức ăn, nếu không thì sao ở lại lâu đến như vậy?
– Thú thật chẳng dám giấu gì, trong nhà này có một cô gái, đáng lẽ cô ta đã bị bắt vào địa ngục rồi, nhưng nghe nói cô ta trì giới rất nghiêm mật, tinh tấn thực tập Phật pháp, ít ai sánh bằng. Cho nên tôi đến ở đây là vì muốn xem xét coi thử cô ta có thật sự giữ giới, tinh tấn hay giả bộ hình tướng bên ngoài.
Cứ như vậy, người và quỉ cùng nhau chung sống thêm một thời gian nữa. Một ngày nọ, quỉ nói với Văn Tuyên: Tôi sắp phải đi rồi, hôm nay xin từ biệt mọi người.
Mọi người trong nhà Văn Tuyên thấy có chút gì đó lưu luyến không nỡ xa, và một vấn đề họ không hiểu là tại sao quỉ lại hiện hình trên linh vị. Họ hỏi:
– Chúng tôi nghĩ hoài không ra, tại sao ngươi có thể chiếm đoạt linh vị của người khác được?
Quỉ cười đáp:
– Những người đã mất trong nhà này, lúc còn sống đều thọ trì năm giới, tu mười điều lành, thực hành phương pháp giải thoát của Phật Đà như: Niệm Phật, ăn chay, phóng sinh… Sau khi chết đều được vãng sinh về thế giới Cực lạc hay cõi trời cả rồi. Những bài vị này chỉ đặt cho có vậy thôi, cho nên tôi mới mượn ở tạm!
Nguồn: Fanpage Nhân Quả _ Luân Hồi _ Nghiệp Báo
CHỌC PHÁ TỔ KIẾN BỊ QUẢ BÁO ĐỜI NÀY KHÔNG CÓ NHÀ Ở, Ở NƠI NÀO CŨNG KHÔNG YÊN
Có hai vợ chồng dắt đứa con trai khoảng mười mấy tuổi đến xin gặp Hòa thượng Diệu Pháp, để thỉnh giáo.
Bọn họ ba năm trước từ Đài Loan ra nước ngoài định cư. Trước tiên họ tạm thuê một phòng để trú ngụ, và dự tính là sau này sẽ chọn mua một biệt thự thích hợp để ở.
Nhưng việc mua nhà khó thành là do cả nhà bốn người luôn bất đồng, hễ chồng ưa thì vợ không chịu, hoặc ngược lại. Hay con thích thì cha mẹ không đồng ý. Chẳng dễ gì gặp ngôi nhà cả bốn người đều hài lòng. Mà tới khi cả gia đình đồng ý thì cắc cớ là chủ nhà lại không muốn bán. Cứ thế, diễn tiến này kéo dài ngót ba năm. Cho đến nay họ vẫn chưa tìm mua được ngôi nhà nào thích hợp, điều này khiến họ suy nghĩ mãi mà không hiểu tại sao.
Do hai vợ chồng rất kính tin Phật, họ đâm ra hoài nghi, nghĩ là chắc phúc báo bản thân mình không đủ, cho nên nhân dịp nghỉ phép, họ mới sang Đại Lục lên Ngũ Đài Sơn bái Phật, thỉnh cầu Hòa thượng Diệu Pháp giải nghi cho họ.
Nghe họ kể lể, Sư phụ chỉ mỉm cười, dịu dàng hỏi hai đứa con trai:
– Hai con tinh nghịch, có ưa chọc phá tổ kiến hay không vậy?
Nghe Sư phụ hỏi, cả nhà bốn người không hẹn mà đều bật cười.
Người mẹ nói:
– Dạ, hai cháu hồi nhỏ rất ưa phá tổ kiến, nói là muốn nghiên cứu cấu tạo tổ kiến, còn khen trong tổ kiến thiết kế rất hay, có cung điện cho kiến chúa, có doanh trại oai nghiêm cho kiến thợ, còn có rất nhiều thực phẩm kho lẫm…Dạ, hai cháu nghiên cứu chơi nghịch say mê, đến quên cả ăn uống…
Sư phụ nói:
– Hai cháu này ưa chọc phá tổ kiến, hủy đi bao ngôi nhà lũ kiến “thiên gian vạn khổ” tạo dựng nên, còn phá hoại, làm tiêu tan số thực phẩm suốt bao năm dài lũ kiến đi khắp nơi tha về tích trữ, việc làm của hai cháu đã khiến chúng mất chỗ an thân, ăn nghỉ.
Vì lí do đó mà ngày nay các con ở đâu cũng không yên, tìm nhà không ra! Đây mới chỉ là sơ báo, nếu các con chẳng biết sám hối sửa lỗi, thì trong tương lai bản thân có được nhà ở, nhà chúng con sẽ rơi vào trường hợp nhà bị hủy hoại bất ngờ. Cho dù các con có giàu sang đến mấy, tương lai cũng khó thoát cảnh có lúc phải chật vật tìm kiếm món ăn.
Quay sang hai người lớn, Hòa thượng quở:
– Còn hai con nữa, thân làm cha mẹ, đã quy y cửa Phật nhiều năm, vì sao có thể đứng yên nhìn, mặc tình nhìn con mình làm việc tổn đức như thế mà không ngăn cấm, khuyên dạy chúng?
-“Nuôi mà không dạy là lỗi của cha mẹ” Các con phải biết nhân quả báo ứng như bóng theo hình. Nếu các con sớm sám hối, tạo phúc, siêng năng tụng kinh hồi hướng công đức cho hằng ngàn vạn con kiến đã bị các con làm tổn hại thân mạng lẫn tài sản, thì có lẽ sẽ thay đổi được tai nạn trong vị lai. Hiểu rõ chưa?
Hai vợ chồng được Hòa thượng khai thị xong, xúc động ăn năn sám hối thưa:
– Sư phụ, đệ tử đã biết lỗi, mặc dù quy y nhiều năm, cứ tưởng là chúng con đã biết ăn chay niệm Phật, như vậy là đủ tốt rồi! Không ngờ chuyện lại nghiêm trọng đến như thế này. Sau khi chúng con về, cả nhà sẽ sám hối trước Phật, và tụng kinh Địa Tạng, chú Đại Bi hồi hướng công đức đến cho lũ kiến, có được không ạ?
– Lành thay, lành thay! Được rồi, các con lúc nào cũng phải ghi nhớ kỹ: “Tất cả chúng sinh đều có khả năng thành Phật” cho nên không được xem thường loài vật, không được tùy tiện làm hại chúng sinh! – Sư phụ tha thiết nhắc nhở.
Trích : Báo ứng hiện đời – Cư sĩ Hạnh Đoan (Quả Khanh)
BUÔN GIAN BÁN LẬN, NHÀ TAN NGƯỜI CHẾT
Tôi có một ông bạn thân, nhà ở miền nam. Ông kể, chuyện xảy ra ở quê ông trước đây cũng là chuyện báo ứng nhân quả cực rõ, đủ giúp người cảnh giác.
Vào thời Nhật chiếm đóng, có một nhà buôn gạo trứ danh ( tạm giấu tên), xin gọi là San cho tiện. Bình thường ông San khi mua bán đều lén cân thiếu, đến sau này giàu rồi thì bắt đầu nịnh hót, giao kết với đám Nhật Bản quyền quý. Ông còn mua chuộc lấy lòng đám xã hội đen khu đó, tác oai tác quái ức hiếp dân làng.
Ông thao túng giá lương thực đương thời để thu lợi lớn. Lúc đó cư dân sợ uy ông nên chẳng dám làm gì, đành cắn răng chịu. Lòng rất căm giận nhưng không dám nói ra.
Báo ứng cũng theo đó mà đến với nhà này. Đầu tiên là con trai trưởng ông San, du học ngành y tại Nhật, tốn kém gia sản vạn ngàn, sau khi học thành tài về nước. Năm sau, ngay lúc cậu cả đang chuẩn bị khai trương bệnh viện để hành nghề thì đột nhiên mắc bệnh cấp tính, chạy chữa thuốc thang đủ hết, nhưng trong chớp mắt đã lìa đời.
Không lâu sau, ông San lại bị đám xã hội đen mà ông từng kết giao, dọa dẫm bắt chẹt. Có lần do yêu sách của chúng không được đáp ứng, chúng đánh ông đến máu me đầm đìa, thương tích trầm trọng, không bao lâu thì ông chết .
Lúc này bà vợ ông gom hết tiền của, trốn đi xây dựng tổ ấm với người tình, bỏ lại đám con bất tài, không biết nghề ngỗng gì nên không cách gì mưu sinh.
Con gái ông cuối cùng phải hạ mình đi làm gái, còn mấy đứa con trai thì du thủ du thực, lêu lổng say sưa.
Ngồi không ăn núi cũng lở, sau đó tất cả đều rơi vào tăm tối. Đây là chuyện có thật, người người đều biết. Do ông San là gian thương, trường kỳ cân non bán thiếu, lại ưa hại người. Hậu quả là nhà tan người mất, tài sản hết sạch. Còn di họa đến con cháu khiến chúng chẳng thể ngóc đầu lên. Đây gọi là trả báo ngay hiện tại.Tôi đã tận mắt chứng kiến ngay hiện đời, những tác giả viết tiểu thuyết có nội dung đồi trụy, khiêu dâm, muốn phổ biến điều xấu ác, gieo rắc họa hại cho xã hội … Về sau, con cháu họ đều hư hỏng, thậm chí cầm súng đi cướp ngân hàng, còn người phối ngẫu của họ thì phản bội ngoại tình. Báo ứng hậu vận của họ phải nói rất bi thảm, cực kỳ tồi tệ.
Trong lịch sử, nhiều bạo chúa giết người tạo ác, cuối đời không những chẳng được chết an, họ còn bị tuyệt tự tuyệt tôn, là chuyện ai cũng thấy.
(Trích “ Hiện tượng báo ứng nhân quả – Vân Hạc”)
THÁNH NHÂN ĐÃI KẺ KHÙ KHỜ
Người mà người khác cho rằng khù khờ, lại là người không tranh giành hơn thua với người khác, hơn nữa còn tốt bụng, hay giúp đỡ người… Vì vậy mà tích được đức lớn và đắc phúc báo.
Người xưa có câu “Thánh nhân đãi kẻ khù khờ”, kỳ thực đều có căn nguyên xuất phát từ luật nhân quả báo ứng. Câu chuyện về “chàng khờ” sau đây là một ví dụ.
Đời nhà Thanh có một người họ Mục sống tại một thị trấn nhỏ. Họ Mục sinh ra vốn đã may mắn vì cha mẹ có của ăn của để, tuy nhiên người này lại không sắc sảo nhanh nhẹn như bao người khác. Khi cha mẹ mất đi, họ Mục được thừa hưởng gia tài kha khá.
Hàng xóm tính hay dòm ngó cứ nghĩ kiểu gì rồi cậu ấm ngờ nghệch này cũng khuynh gia bại sản mà thôi, bởi có biết thế nào là làm ăn đâu ! Vậy mà không hiểu sao cửa tiệm của họ Mục vẫn kinh doanh rất tốt, lời lãi còn nhiều hơn khi cha mẹ chưa qua đời.
Họ Mục tính khờ khạo nhưng tốt bụng, luôn đối đãi với gia nhân trong nhà như anh em. Gặp người khốn khó đều thiện tâm giúp đỡ. Tính tình họ Mục cũng vô tư, gặp ai cũng cười nói vui vẻ và chẳng để ý gì tới những lời soi mói, chê bai của hàng xóm.
Và được cái họ Mục tuy không mấy thông minh nhưng lại rất khỏe mạnh, tư bé đến lớn chưa bao giờ đau ốm gì nặng.
Một ngày nọ, có tin đồn rằng một người làm trong nhà họ Mục treo cổ tự tử. Dân thị trấn nghe vậy, vốn đã ghen tức với sự may mắn của họ Mục, vội vàng báo quan. Nhiều người chắc mẩm, kiểu gì lần này họ Mục cũng sẽ gặp hạn, lại còn chưa nói đầu óc không được thông thái, làm sao mà thoát !
Khi nha sai tới khám nhà họ Mục, quả thật thấy một người nằm sóng soài trên mặt đất. Tuy nhiên vừa lúc pháp y động vào để kiểm tra thi thể thì người hầu này đột nhiên động đậy rồi ngồi bật dậy, khiến ai ai cũng hốt hoảng bất ngờ.
Người hầu vươn vai ngáp dài, vặn vẹo người rồi ngạc nhiên hỏi vì sao lại lắm nha sai, chòm xóm tụ tập bên cạnh vậy ?
Nha sai bèn truy hỏi có phải người hầu bị ép buộc chuyện gì đến nỗi phải treo cổ tự vẫn không ? Nhưng người hầu mỉm cười lắc đầu và bảo:
“Tôi đang hạnh phúc thế này sao mà tự vẫn được ? Tôi chỉ là ngủ một giấc thật say để thả hồn mình ngắm nhìn bầu trời trong xanh mà thôi”.
Nha sai thấy chẳng còn việc gì nữa nên cáo từ về phủ. Còn dân trong trấn thì thầm với nhau để thắc mắc:
“Họ Mục nhìn khờ khạo ngốc nghếch như vậy mà sao lúc nào cũng gặp may thế nhỉ ? Gia nhân trong nhà cứ tưởng treo cổ tự vẫn mà cũng sống lại rồi mất trí nhớ, thật khó tin quá”.
Tuy nhiên một thầy bói có mặt ở đó đã giải thích với mọi người rằng:
“Các vị không hiểu ngọn ngành câu chuyện rồi. Họ Mục là người có Đức từ kiếp trước, sang kiếp này vẫn tích Đức nên luôn được may mắn.
Kiếp trước cậu ta cũng sống vô tư và độ lượng, luôn sẵn lòng giúp đỡ người gặp khó, không bao giờ trách cứ bất kỳ ai, luôn đối xử với mọi người như nhau không phân biệt sang hèn. Khi bị bắt nạt hay lừa gạt, cậu ta cũng không trách cứ kẻ hại mình.
Họ Mục cũng chưa từng dối gạt ai bao giờ, trái tim luôn lương thiện và độ lượng. Bởi vậy nên kiếp này được đầu thai vào nhà giàu có, vận may tới tấp đến thăm là nhờ vào Đức.
Cho dù có chuyện gì xảy ra, họ Mục luôn gặp hảo sự bởi tích nhiều Đức , từ đời trước cho tới tận đời này.
Cậu ta khờ khạo cũng là điều hay, bởi vì cho dù các vị có gièm pha, chê bai hay làm gì đi chăng nữa, cậu cũng chẳng để tâm. Các vị nếu học được như cậu ta, chắc chắn sẽ được may mắn”.
Nghe vị thầy bói nói xong, ai nấy đều im lặng. Họ lúc ấy mới thấy rằng, họ Mục không hề khờ khạo, và câu nói “Thánh nhân đãi kẻ khù khờ” quả thật đúng, tất cả đều do luật nhân quả báo ứng mà ra.
Theo Minhbao.net