Cao Thiên Hựu, người huyện Dĩnh Thượng, tỉnh An Huy, trước đây đã từng cùng hai người bạn đồng học đến Giang Ninh dự thi. Mọi người nghe danh thiền sư Thủ Nguyên ở núi Kê Minh là người đạo hạnh, liền rủ nhau đến tham bái.
Thiền sư nhân đó nói với ba người rằng: “Hai vị này đều sẽ thi đỗ, chỉ riêng ông Cao không thể đỗ vì đã mê muội dùng kinh Lăng nghiêm làm gối kê đầu.”
Nghe thế, Cao Thiên Hựu ngạc nhiên lắm, nhưng bình tĩnh suy nghĩ lại hồi lâu, mới nhớ ra trong tráp có một bộ kinh Lăng nghiêm, lúc nằm nghỉ chẳng bao giờ lấy ra, lại dùng cái tráp ấy gối đầu.
Đến lúc có bảng báo kết quả thi, quả thật đúng như lời thiền sư.
- Lời bàn:
Xét như việc Cao Thiên Hựu khinh thường kinh Phật mà phải chịu hậu quả đi thi không đỗ như thế, thì người phát tâm in ấn lưu truyền Kinh điển được công đức lợi ích như thế nào hẳn có thể biết được.
Trích An Sĩ Toàn Thư – Khuyên Người Tin Sâu Nhân Quả
Nguyên tác Hán văn: Âm Chất Văn Quảng Nghĩa
Tác Giả: Chu An Sĩ
Việt dịch và chú giải: Nguyễn Minh Tiến
THIÊN LONG BÁT BỘ
“Các cư sĩ”: Đây là một danh xưng, dùng trong việc xưng hô. Người khác xưng hô mình như vậy chớ không phải chính mình tự xưng là “cư sĩ”. Tôi thấy có một số người, dĩ nhiên không phải hàng xuất gia, nhận mình là cư sĩ, rồi cho in lên tấm danh thiếp tên của mình với danh xưng cư sĩ; nói chuyện với ai cũng tự xưng tôi là cư sĩ tên này, cư sĩ tên kia chẳng hạn. Như vậy là kém hiểu biết.
Lối xưng hô phổ thông tại Trung Hoa là dùng hai chữ “tiên sinh”. Người khác có thể dùng hai chữ đó để xưng hô ta, chớ ta không thể tự xưng là tiên sinh được. Thí dụ tôi hỏi: “Ông là ai?” Anh trả lời: “Tôi là Triệu tiên sinh, là Lý tiên sinh, hoặc Tiền tiên sinh v.v..” Trả lời như vậy tức là chẳng biết tiếng Trung Hoa.
Chữ “tiên sinh” thường dùng để xưng hô đối với những vị có học vấn, hoặc lớn tuổi và có đức hạnh, hoặc những người lịch lãm. Chữ “cư sĩ” là dành cho những ai đủ mười loại mỹ đức. Nếu quý vị chẳng được như vậy thì không xứng đáng với danh xưng này. Lại nói đến mấy chữ “Pháp sư” nữa, phải để cho người khác gọi ta, chớ ta không thể tự xưng mình là Pháp sư được, bởi như vậy có khác gì tự mình tán tụng mình, tự mình xưng mình là hoàng đế? Chữ “hoàng đế” cũng phải để người khác tung hô, như tung hô: “Hoàng đế vạn tuế!” Tự mình không thể xưng hô như vậy! Dùng chữ “cư sĩ” để xưng hô là có ý cung kính, cung kính người khác, chớ không phải cung kính chính mình. Anh đối với chính anh, trong lòng cung kính, điều này nên lắm, nhưng không cần biểu lộ ra ngoài. Về văn hóa Trung Hoa, vấn đề học vấn là vô cùng tận. Sai một ly đi một dặm. Trên đây chỉ là những điều thường thức, chẳng có gì là thâm sâu, nhưng chúng ta phải lưu ý.
“Tám bộ trời rồng” (Thiên Long Bát Bộ): Đạo tràng của chúng ta hiện nay đều có các vị thiên long che chở. Chắc mọi người còn nhớ thời gian mới dọn tới Kim Luân Thánh Tự và khi bắt đầu tu sửa, ở lưng trời người ta thấy có đức Bồ tát Quán Âm hiện ra. Ngài đặt chân trên lưng con rùa và thị hiện ở không trung.
Một chuyện khác là hồi đó, có người cho tôi hay rằng ngay tại góc đường phía đông của khu này có một quán rượu. Trong quán có đủ thứ trò quỷ quái, nào ma túy, nào rượu, nào thoát y vũ, đi vào đi ra toàn là hạng ăn chơi trụy lạc. Đương lúc chúng ta sửa soạn để khai quang cho đạo tràng thì quán rượu này bị cảnh sát ra lệnh đóng cửa. Khu này ngày trước uế tạp nay trở thành khang trang sạch sẽ. Đó chính là nhờ tám bộ Thiên long ủng hộ cho đạo tràng nên mới có sự cảm ứng như vậy.
Chỗ đạo tràng này nguyên là một ngôi giáo đường (nhà thờ) cũ. Cư dân đa số là hỗn tạp, họ ăn ở thiếu sạch sẽ, khi ăn khi uống tùy tiện xả rác, thành thử loài chuột kéo đến rất đông. Chúng ta đến đây để hoằng dương Phật Pháp, nên bổn phận của bát bộ thiên long tất phải hộ trì đạo tràng, do đó họ phải đuổi loài chuột đi nơi khác. Thực ra, tôi chẳng có vấn đề gì với loài chuột, nhưng có chuột thì thiếu vệ sinh, khiến cho những ai đến đây đều có cảm tưởng nơi này là dơ bẩn. Bởi vậy chúng ta phải cầu sự giúp đỡ của thiên long bát bộ, xin các vị ấy hãy làm nhiệm vụ ủng hộ đạo tràng, bằng cách xua đuổi chuột cùng các thành phần bất hảo ra khỏi nơi này.
“Tám bộ” (bát bộ) là chỉ trời, rồng, dạ xoa, càn-thát-bà, a-tu-la, khẩn-na-la, ma-hầu-la-già và ca-lâu-la. Các vị này đều hộ trì đạo tràng. Hôm nay, nhân dịp tôi giảng tới chỗ này mà nhắc tới các vị thiên long. Vậy xin các vị hãy làm nhiệm vụ của mình, nhất định sẽ ra tay hộ trì cho đạo tràng của Phật.
Các chư thiên ở trên cõi trời trong quá khứ đã từng phát nguyện ủng hộ đạo tràng của Phật.
Rồng thuộc loài linh vật, cũng là một chúng sanh. Tại sao lại làm thân rồng? Trong quá khứ họ đã tu đạo, nhưng tu theo kiểu “thừa cấp giới hoãn”, nghĩa là tu các thừa thì gấp gáp, mà trì giới thì trễ nãi. Chữ “thừa” ở đây là chỉ Tiểu thừa, Đại thừa. Họ nguyện tu các pháp Đại thừa, nguyện tinh tấn, dũng mãnh, nhưng lại muốn đi đường tắt cho mau, muốn được thần thông. Do đó họ đi khắp nơi tìm Phật Pháp, kiếm Mật tông và chuyên tu theo tông này. Cách thức họ tu như thế nào? Họ không chú trọng giới luật, không giữ giới. Những người giữ giới phải luôn luôn theo đúng câu: “Việc ác thì tránh, việc lành thì làm”, trong khi đó, họ ăn cắp đầu lâu của xác chết để luyện công, niệm chú. Có khi họ ăn cắp bài vị tổ tiên của gia đình người ta, rồi biến các vong linh đó làm quỷ để sai khiến. Chữ “thừa cấp” là nói về sự tinh tấn, dũng mãnh của họ trong việc luyện công, đặng có thể tiến bộ mau như hỏa tiễn vậy. “Giới hoãn” là nói họ không coi trọng giới luật, mặc sức hành động; kể cả các giới như giết hại, ăn cắp, dâm dục, họ đều không tuân thủ. Vậy thì còn nói gì nữa! Quý vị coi! Họ ăn cắp đầu lâu, ăn cắp bài vị tổ tiên của nhà người ta, lấy cả mấy cây trồng trên mộ phần để luyện phép; vì tu pháp với tâm tham như vậy, do đó mới có câu “thừa cấp, giới hoãn”.
Vì thế mà phải đọa mang thân rồng, tuy có thần thông, nhưng vẫn là loài súc sinh. Tuy nhiên, rồng cũng là loại linh vật, có thể thu nhỏ, có thể hiện lớn, khi ẩn khi hiện vô chừng. Có điều chúng rất sợ ánh sáng mặt trời, bởi một khi có ánh sáng chiếu tới chúng cảm thấy khổ sở như bị lửa đốt thân, khiến chúng phải đổ mưa xuống, giống như người ta tắm gội vậy.
Dạ xoa còn gọi là “tiệp tật quỷ”, nghĩa là con quỷ chạy nhanh. Có loại chạy trên không, gọi là không hành; có loại chạy dưới đất gọi là địa hành; cũng có loại đi dưới nước gọi là thủy hành. Chúng chạy nhanh hơn xe hơi, hơn cả máy bay, có thể so với hỏa tiễn, nhưng hỏa tiễn cũng không thể thần tốc bằng dạ xoa, chỉ cần một niệm là ngàn dặm, vạn dặm cũng tới được.
Dạ xoa cũng có nhiều chủng loại, kể cả ngàn vạn thứ khác nhau, giống như các loại chư thiên và rồng, không thể kể hết được. Loài người chúng ta cũng có loài da trắng, da đen, da vàng chẳng hạn, rồi trong số này lại phân chia thành quý vị ở phương bắc, tôi ở phương nam, người này ở đông, kẻ kia ở tây. Trong số rồng thì có rồng xanh, rồng vàng, rồng lửa, rồng trắng, rồng đen v.v.. Mỗi loài chúng sanh đều chia thành nhiều hạng. Trên thế giới này có biết bao nhiêu loại chúng sanh, rồi mỗi loại lại phân thành ngàn vạn giống có hình tướng khác nhau, đa dạng vô cùng, đó chính là điều kỳ diệu của thế gian.
Không ai hiểu được sự bí mật của tạo hóa. Có người bảo rằng: “Ngày nay người ta đã lên tới cung trăng, vậy chuyện gì con người cũng sẽ làm được cả, chẳng có gì là không biết được”. Quý vị nên nhớ rằng dẫu từ địa cầu này quý vị có thể lên tới các tinh cầu khác, nhưng có biết đâu, chỉ cần một trái bom nguyên tử hay bom khinh khí nổ tung, một trận động đất hay núi lửa bộc phát, dù đó là thiên tai hay do con người tác động, thì nguy cơ hủy diệt nhân loại vẫn có thể xảy ra. Càng ngày bí mật của thế giới càng được khám phá, các vấn đề lần lượt được sáng tỏ, nhưng khi sáng tỏ đến cực điểm thì màn hắc ám lại trở lại. Tôi nói một tỷ dụ: buổi ban mai chúng ta thức dậy, trời rạng sáng, rồi tới khi sáng đến cực điểm thì dần dần về chiều; trời tối, chúng ta đi ngủ và nhắm mắt đi vào giấc mơ với đầu óc mù mờ. Trong thế gian này, chuyện lớn chuyện nhỏ tất cả đều đi theo cái vòng tuần hoàn này.
Càn-thát-bà là loại biết âm nhạc, tấu nhạc hay vô cùng. Mỗi khi chúng cử nhạc thì tất cả chư thiên thượng giới đều chú ý lắng nghe đến say mê túy lúy như người uống rượu, không còn biết đến chuyện gì chung quanh. Tuy nhiên không dễ gì bảo chúng tấu nhạc cho chúng ta nghe. Chúng có một nhược điểm là ưa ngửi mùi hương. Ở đâu có mùi hương thì dầu xa xôi cả ngàn vạn dặm chúng cũng tới ngay được để thưởng thức hương thơm. Vua trời có một thứ hương, chuyên dùng để chiêu dụ càn-thát-bà. Có mùi hương thì càn-thát-bà liền tới, rồi ở đấy nhảy múa, ca hát, tấu nhạc, nên càn-thát-bà còn được gọi là “khứu hương thần”, nghĩa là thần ngửi hương.
Ở trên đã nói qua về loài rồng. Vậy trong loài rồng có tám vị long vương (vua rồng), loài càn-thát-bà thì có bốn càn-thát-bà vương.
A-tu-la là loài hay nổi giận. Người nào hay tức giận đều ít nhiều có hạt giống a-tu-la. Tại thiên giới, a-tu-la được gọi là loài không có rượu (vô tửu), bởi chúng không có rượu để uống. Chúng còn được gọi là loại phi thiên, tức không phải là dân thuộc thiên giới. Tại chốn này chúng chỉ là kẻ cư ngụ bất hợp pháp, tuy rằng a-tu-la cũng được xếp vào hàng chúng sanh của một cõi lành (thiện đạo) trong sáu cõi của dục giới. Tại thiên giới chúng thường giao tranh với các thiên tướng, thiên binh, để lật đổ ngôi vua trời đặng có thể trở thành Thích-đề-hoàn-nhân (Đế thích).
A-tu-la cũng có bốn loại. Chúng có thiên phước mà không có thiên quyền, nghĩa là chúng ở trên thiên giới và được hưởng phước nơi đây, nhưng lại chẳng có quyền hành như chư thiên; đại loại như các cư dân sống bất hợp lệ ở nước Mỹ, tuy được hưởng các tiện nghi của nước Mỹ (đó là phước báo của họ), nhưng họ không có quyền tham gia vào việc điều hành của quốc gia này.
Ca-lâu-la là giống chim đại bàng cánh vàng, có thể biến thành lớn, thành nhỏ, khi ẩn, khi hiện. Cánh chim trải rộng ra có thể tới ba trăm ba mươi do-tuần. Mỗi do-tuần dài chừng 40 miles (dặm), vậy ba trăm ba mươi do-tuần thì quý vị tưởng tượng nó xa tới đâu! Mỗi khi chim bằng vỗ cánh, nước biển bị quạt hết thì cung điện loài rồng đâu còn nữa! Rồng lớn, rồng nhỏ đều bị nuốt hết. Quý vị bảo: “Ghê gớm như vậy ư!”. Cũng chưa ghê gớm lắm đâu!
Ca-lâu-la thần thông quảng đại, nên loài rồng rất sợ ca-lâu-la. May là chúng đã quy y Phật, sống hòa bình không còn tàn sát các giống khác. Ca-lâu-la cũng có bốn loại, muốn biết thêm chúng có những tên gì, thì hãy xem trong “Phẩm Tựa” của Kinh Diệu Pháp Liên Hoa, ở đấy nói rất rõ ràng.
Thần thông biến hóa của loại đại bàng cánh vàng này thật là không thể nghĩ bàn. Chúng vỗ cánh một cái thì nước biển bị tát cạn, vỗ cánh hai cái là núi bị bạt đi, lấp bằng đáy biển. Đó là thần thông dời núi lấp biển của ca-lâu-la.
Khẩn-na-la thì như thế nào? Chúng cũng biết âm nhạc, còn được gọi là “nghi thần” bởi vì hình dáng giống người, ngoại trừ trên đầu có một cái sừng. Chúng chơi âm nhạc rất giỏi.
Ma-hầu-la-già là một loại trăn lớn.
Nói chung, thiên long bát bộ đều xuất thân từ các hạng yêu ma quỷ quái, rồi về sau cải tà quy chánh, theo về Phật, trở thành một giới hộ pháp. Ngẫm lại, người bạc ác mà biết hồi đầu, đều biết làm các điều thiện, cho nên có câu nói: “Bể khổ không bờ, quay đầu là bến”. Phạm những tội thập ác, ngũ nghịch, nhưng biết sửa lỗi lầm thì vẫn có thể trở thành người tốt.
Tám bộ quỷ thần này tự cảm thấy nhiều lỗi lầm trong quá khứ, bởi đã phá hoại pháp Phật, làm tổn thương Phật giáo. Tới khi lương tâm nhận ra điều này, chúng đã phát nguyện làm hộ pháp.
-Hòa thượng Tuyên Hóa
Nhờ Chép Kinh Pháp Hoa Cứu Bạn Thoát Khỏi Địa Ngục
Đời Tùy, niên hiệu Đại Nghiệp, có vị khách Tăng đi đến miếu núi Thái Sơn, muốn tạm nghỉ. Người giữ miếu nói: “Đây không có nhà nào khác, chỉ dưới hiên của miếu Thần có thể tạm nghỉ, nhưng vì gần đây, những người nghỉ nơi đó đều chết cả”.
Khách Tăng nói: “Không hề gì cho ta tạm nghỉ nơi đó”. Người giữ miếu bất đắc dĩ y lời dọn giường cho khách Tăng nghỉ dưới hiên miếu.
Tối đến, khách Tăng ngồi ngay thẳng tụng Kinh. Ước chừng một canh sau, nghe trong màn có tiếng vàng ngọc khua, giây lát có vị Thần từ trong màn ra lễ lạy khách Tăng. Khách Tăng nói: “Nghe người nói trước đây nhiều người bị chết tại chốn này, có phải là Đàn việt hại đó chăng, xin chớ hại ta”. Thần nói: “Ngày trước tình cờ những người mạng số sắp chết, nghe tiếng động của đệ tử, nhân quá sợ mà chết, chớ chẳng phải đệ tử làm hại, xin thầy chớ lo”. Khách Tăng mời Thần ngồi nói chuyện. Lát sau, khách Tăng hỏi: “Nghe nói Thần Thái Sơn cai trị loài quỷ, có thật chăng?”
-Thần đáp: “Đệ-tử phước bạc, chính có thế. Có phải thầy muốn biết rõ việc người thân của Thầy đã chết chăng?”
-Tăng nói: “Ta có hai bạn đồng học đã chết muốn thấy đó”.
-Thần hỏi tên họ rồi nói: “Một người đã đầu thai làm người, còn một người bị tội nặng đương ở địa ngục, không thể kêu đến, nếu Thầy muốn thấy cũng có thể được”.
-Tăng rất mừng, liền đứng dậy đi theo Thần. Không bao xa thấy nhà ngục lửa cháy đỏ rực. Thần dắt Tăng vào một nhà, xa thấy một người đương ở trong lửa rên la nói không ra tiếng, thân thể nám đen không nhìn được, mùi thịt cháy hôi khét khiến người đau lòng.
-Thần nói: “Chính ông ấy đó, Thầy còn muốn đi xem vài nơi khác chăng?”
Tăng buồn rầu xin trở về. Giây lát đến miếu, lại cùng Thần ngồi, Tăng hỏi Thần cách cứu bạn học. Thần nói; “Có thể được lắm. Thầy có thể tả được cho ông ấy một bộ Kinh Pháp Hoa, thời chắc ông ấy đặng khỏi”.
Bấy giờ gần sáng. Thần từ biệt Tăng vào trong.
Sáng, người giữ miếu thấy khách Tăng vẫn yên lành lấy làm lạ hỏi. Tăng thuật lại chuyện trong đêm.
Khách Tăng về chùa vì bạn tả Kinh Pháp Hoa, tả xong, đóng bìa cắt xén tử tế lại mang Kinh đến miếu. Đêm đó Thần ra chào hỏi mừng rỡ, hỏi thăm đến có việc chi. Khách Tăng đem chuyện tả Kinh xong nói với Thần.
-Thần nói: “Đệ tử đã biết rõ việc ấy, Thầy vì bạn tả Kinh, lúc mới chép đề mục thời ông ấy đã khỏi khổ, hiện đã thác sanh vào nhân gian rồi, chỗ này không được tịnh khiết không thể thờ Kinh, xin Thầy đem về chùa”.
Cùng nhau đàm luận đến gần sáng, Thần từ biệt khách Tăng vào trong, Tăng lại mang Kinh về chùa.
Quan biệt Giá Trương Đức tự nói: “Khi ông trấn nhậm ở Châu Duyện có biết rõ việc trên”.
(Lại bộ Thượng thơ Đường Lâm biên)
KINH DIỆU PHÁP LIÊN HOA
Tam Tạng Pháp Sư CƯU MA LA THẬP – Hán dịch
Hòa thượng THÍCH TRÍ TỊNH – Việt dịch
KINH DIỆU PHÁP LIÊN HOA QUYỂN THỨ NĂM
SỰ TÍCH TẢ KINH CỨU BẠN ĐỒNG HỌC
Các vị bồ tát tâm giờ đang trụ ở nơi đâu?
A di đà phật
các vị Bồ Tát luôn trụ tâm trong thiện pháp, luôn tìm cách mở mang trí tuệ hiểu biết nhân quả, và luôn làm những việc lợi ích mang đến an vui hạnh phúc cho chúng sinh. Bồ Tát phẩm vị càng cao thì sự hiểu biết nhân quả càng sâu sắc và thấu đáo.
Học phật con thấy thật là khó…. càng phát nguyện nếu chẳng gắng lên thì như bị dập tan tành.
Đó chính là cái khó của cõi này, khó tu, khó phát tâm nhưng lại nhanh thoái thất, nhanh nhụt chí…dẫu vậy chư Phật cùng các vị Bồ Tát vẫn từ bi thị hiện nơi đây dẫn dắt chúng sinh về chánh pháp, giải thoát.
Cố gắng giữ tâm dõng mãnh tu học, mỗi mỗi cần đề phòng cái tâm mình, buông lỏng ngay lập tức bị lũ giặc dụ hoặc kéo ra xa bờ giác. Bạn làm tôi nhớ đến cái câu mà hay nghe mọi người nói trong tu học ” đạo vào thì đời ra, đời vào thì đạo ra”, chúc bạn luôn tinh tấn trong tu học, sớm khai mở trí tuệ cho chúng sinh được nhiều lợi lạc.
Tóm tắt nội dung: VÌ SAO CHÚNG TA NÊN GIỮ GIỚI KHÔNG TÀ DÂM?
Hiện nay, càng lúc các nhiều tai họa trên thế giới, trong khi đó càng lúc càng ít người tu Đạo Bồ Đề. Thêm nữa, càng lúc càng có nhiều người phá giới. Tại sao thế giới ngày càng trở nên tệ hại? Chúng ta hãy nghiên cứu câu hỏi căn bản này. Nguyên nhân của vấn đề này là con người không giữ năm giới, đặc biệt là giới không tà dâm. Đàn ông và đàn bà đều sai lầm nghĩ rằng thỏa mãn ham muốn tình dục là một loại khoái lạc. Như có câu nói là “Quay lưng với giác ngộ, Phối hợp với bụi trần” (bội giác hợp trần) và “nhận kẻ giặc làm con”. Họ cho đau khổ là khoái lạc, đen là trắng, và cho sự thật là hão huyền. Họ quá mê lầm đến nỗi họ hành động cẩu thả và không chánh đáng, dường như họ đi ngược đầu thay vì đứng thẳng. Thêm vào đó, thay vì biết giữ gìn tinh lực quý giá, những người nam nữ mỗi ngày làm những việc mà cuối cùng chỉ là thương tổn chính họ. Đàn ông không biết cư xử như người đàn ông chính trực, phụ nữ không biết cư xử như người phụ nữ chính trực; những điều họ biết chỉ là làm cách nào để thỏa mãn ham muốn nhục dục của họ.
Ngày nay, nam nữ sinh viên, nhất là những người trong những đại học nổi tiếng, họ sống chung và tham gia những hành vi chung chạ. Những hành động này đưa đến những sự mang thai ngoài ý muốn. Đề tránh những sự mang thai ngoài ý muốn này, các phương tiện ngừa thai được phát minh. Nhiều người nghĩ rằng dùng phương tiện ngừa thai tốt hơn là đối phó với những khó khăn do những sự có thai ngoài ý muốn. Thật ra, dùng biện pháp ngừa thai là không đúng vì nó ngược lại những chức năng sinh học trong việc giao hợp, và đó cũng là một loại nghiệp chướng. Thêm vào đó, những người phát minh ra những phương pháp ngừa thai cuối cùng đã gây hại cho nhiều thanh niên nam nữ , vì những người trẻ sẽ dễ dàng tham gia hành vi tà dâm hơn khi nghĩ rằng họ không phải lo lắng về chuyện có thể mang thai.
Ngoài phương pháp ngừa thai, nam nữ còn dùng sự phá thai để đương đầu với những bào thai ngoài ý muốn do những hành vi đồi trụy của họ. Bằng cách phá thai, họ tạo ra một tội nặng nề hơn – tội sát sanh. Nói cho rõ, trong khi dùng biện pháp ngừa thai là một hành động sát sanh gián tiếp; thì phá thai là hành vi sát sanh trực tiếp. Tất cả những việc sát sanh này làm gia tăng lòng oán hận trên thế gian. Những năng lực xấu này cũ chồng chất, kết quả là có những bệnh lạ. Khi quý vị nghiên cứu sâu xa hơn, quý vị sẽ thấy rằng nếu đàn ông, đàn bà không luôn phá luật về hành vi luân lý thì đã chẳng xảy ra quá nhiều những bệnh tật lạ với những triệu chứng khác thường không giải thích được và không chữa được.
Bây giờ, ngoài ung thư còn có những bệnh khác cũng khó chữa hoặc không thể chữa được. Những vấn đề này đều đầu tiên bắt nguồn từ phạm giới về tà dâm, rồi thì giới sát sinh. Những hành động không chính đáng này sẽ có tiếp theo sau là sự phạm giới ăn cắp, nói dối và dùng chất say. Năm giới luật này là những luật lệ quan trọng nhất trong đời sống chúng ta. Vì thế, mọi người phải giữ năm giới.
HOA THUONG TUYEN HOA
BỊ MA DẪN ĐƯỜNG TRÊN ĐÈO ‘LỘC BẮC’
Các bạn có thể tin hoặc có thể ko, nhưng hãy đọc để rút kinh nghiệm.
Nhớ mang máng là tháng 3 hay tháng 4 thì ấy team vẫn mở tour như hằng tuần, cung Bảo Lộc Tà Pao quen thuộc, vào phút chót của buổi off tour có vài thành viên trong team ý kiến “Chạy Lộc Bắc đỗi gió đi, đèo Bảo Lộc hoài chán quá”. Biểu quyết xong cả team nhất trí chạy Lộc Bắc – Tà Pao (xa hơn 80km và khó chạy hơn) thay vì Bảo Lộc Tà Pao.
Cũng tò mò như mọi khi, tui mon men hỏi nhỏ 1 sư tỷ trong nhóm dc tỷ ấy bảo “Lộc Bắc là đèo hoang sơ, rừng rừng núi núi, ko nhà ko cây xăng, từ 5h chiều trở đi kể cả dân địa phương cũng ko ai dám bén mảng lên đấy, thay vì đi hướng đèo bảo lộc thì chúng ta chỉ mất khoảng 20-30p vào tới TP Bảo Lộc, đi Lộc Bắc có thể mất hơn 1 tiếng, khó chạy và xa hơn gấp 6-7 lần đèo bảo lộc, bù lại, chúng ta sẽ dc trải nghiệm cảm giác chạy xuyên vào đám mây, rùng rơn hoang vu, nổi tiếng là đèo xảy ra nhiều chuyện tâm linh, dân địa phương còn hay gọi là đèo ma tóc dài, vì những tá lao trắng mọc rải rác bên các sườn núi, ban đêm đi có gió nó phấp phới như cái đầu của người phụ nữ, rợn lắm. hahaha”
Tưởng bả hù cho vui, tui chép miệng rồi hào hứng chuẩn bị đồ mai chạy.
Như thường lệ, 19h có mặt, 19h30 xuất phát, trời có vẻ ko đẹp lắm. Lần này chỉ có 11 xe do điều kiện thời tiết khiến vài tv hơi nản ko đi. Team vừa tới dầu giây thì mưa to, kéo dài mãi suốt quãng đường chạy.
Tầm 9h hơn team có mặt tại ngã 3 Đạ Huoai, xe Hoa Tiêu ra hiệu tấp vào kiểm xe và dặn dò vài thứ trước vào Đạ Tẻh.
– “Tý nữa vào đến chân đèo xe có bao nhiêu đèn yêu cầu bật lên hết, ko dc tiết đèn, tất cả các xe di chuyển thành cụm, ko di chuyển thành hàng dài, xe nào có kính chiếu hậu nên cụp kính xuống hết nếu các thím ko muốn thấy điều ko muốn thấy, nếu sau lưng các bạn ko còn xe nào thì cấm kị xoay đầu nhìn lại phía sau, khi đi vào những đám mây – sương mù, yêu cầu hạ hết đèn, xe nào còn đèn vàng thì bật, đèn led trắng thì tắt, bật xi nhan lên chạy theo tim đường. Oke let’s go”
Nói riêng về bản thân, tui lì lợm từ nhỏ chưa biết sợ cái gì kể cả ma cỏ, nếu vô tình nó xuất hiện trong tầm mắt tui cũng coi như ko, trừ khi nó tác động gì đó tới tui. Tui nghĩ thầm “họ có quan trọng hóa vấn đề lên quá ko nhỉ, cứ chạy thôi sợ quái gì chứ…”
Mưa nặng hạt dần, có thể gọi là khá to, team vừa quẹo trái vào thì thấy có 1 nhóm tầm 5 xe chạy ngược ra, tui nghĩ thầm “chắc ít quá sợ ma ko dám đi đây mà, rồi cười thầm nghĩ họ yếu bóng vía”
Tui ko định hình dc đã chạy dc bao nhiu phần đèo vì lần đầu đi, tui chỉ thấy hơi mệt vì chạy mãi dưới mưa mà chưa tới, đúng là hoang vu thật, vừa lạnh vừa mệt vì di chuyển dưới mưa to và sương mù dày đặc gây cho tui cảm giác rờn rợn khó tả, khi chạy qua đám mây dày đặc tui bị choáng ngợp và khó thở vì hồi hộp hay gì ấy tui ko rõ, tui bị tuột đoàn lại phía sau tầm 6-7 xác xe, tui đá led trợ sáng ra hiệu, cả team hãm tốc lại chờ tui. Hoa tiêu hỏi
– “E ổn ko ?”
– “Dạ có chút ko ổn, e ko thấy đường chạy”
– “Nhét con bé vào giữa đoàn kèm lại đừng để tuột”
Hoa tiêu vừa nói dứt, đề máy lên đi dc vài giây tự nhiên sương khói ở đâu dày lên khiến tui ko còn nhìn thấy gì, tui hạ đèn, bật xinhan như lời hoa tiêu chỉ, quái lạ, rõ ràng cả đám vừa đứng vây quanh tui, giờ lại ko có ai, tui bò chậm rãi theo tim đường, tui ko nhớ mình chạy bao lâu, tui cũng thầm trách đoàn là vừa bảo sẽ kèm tui mà giờ lại ko có ma nào, chạy mãi ko thấy ai, lại thêm 1 đám mây phía trước, vừa chui vào khung cảnh trắng xóa đó tui nhác thấy có bóng người đứng ven đường, lại gần thì thấy 1 cô mặc đồ đen, đầu đội nón 3/4 ngoắc ngoắc tui rẻ vào lói mòn nhỏ, tui mừng hết lớn nghĩ chắc gấu của anh nào trong team cứ ra đón tui vào. Tui chạy tà tà theo, còn chỉ đi bộ vào đường mòn bề ngang tầm 1met toàn đất đỏ.
Vừa quẹo vào dc tầm 10met thì bà ý đứng lại, tui cách bả vài met cũng thắng lại tưởng tới rồi, bả đứng im bất động, tui chợt nhận ra có điều bất thường, team toàn bộ đều mặc áo mưa, sao bà này lại dầm mưa ? nãy giờ trong team ko có ai ko mặc áo mưa cả. Vừa dứt suy nghĩ thì bà ấy xoay lại, người tui sởn hết gai óc lên, bà ấy ko có mắt mũi, trên khuông mặt chỉ có cái miệng nhoẻn cười, tay chân tui bủng rủng tui vội lui xe về, bà ấy đứng đó cười 1 cách man rợ, tui nhảy xuống xe dắt xe lui về, cái ống chân quần mưa bộ móc vào cần số té 1 phát đau điếng, tui lòm còm bò dậy de xe ra, vừa de tới đầu lối mòn thì nghe tiếng xe hoa tiêu
– “Hương” – “con bé đây nè”
Ôi trời mẹ ơi, cả team xuất hiện như những vị thần cứu lấy đời tui, mà quái lạ sương mù và mây mới tức thì đây giờ biến đâu hết, tui bật kính lên la quan quác kể lại chuyện vừa xảy ra, mọi người cũng kể lại là ban nãy đang kèm tui giữa đoàn, chỉ vừa chui vào đám sương mù thì tui đột nhiên mất tiêu, tầm nhìn chỉ còn 2m-3m nên team chỉ chạy dc 20-30km/h đâu có nhanh tới nỗi bỏ lại tui dc, thấy mất nên team quay lại tìm, mà quay lại những hơn 20km thì tóm dc tui ở ngã rẻ nhỏ này, trong khi chuyện chỉ xảy ra tíc tắc.
Team kè tui chạy đến 1 ngã 3 lớn có lác đác vài nhà dân, chui vô mái hiên bàn lại chuyện vừa xảy ra, họ kết luận tui bị che mắt dẫn đi nơi khác, hoa tiêu hỏi tui trước khi vào đèo có nói hay suy nghĩ cái gì xúc phạm đến mấy “ông bà khuất mặt” ko ? tui mới sực nhớ lại là có, họ bảo tui khấn, xin lỗi ng ta đi. Quả thật chính cái thái độ coi thường họ khiến tui bị nhát, tui cũng ráng khấn xin lỗi. Ngoài trời mưa gần như ko yếu đi tý nào, team tiếp tục di chuyển.
Đến đoạn gần cuối đèo 2 bên rừng cây gì ấy cao và thẳng chót vót sắp thành hàng như rừng cao su nhưng ko phải, dù mưa đang rất to mà tui lại nghe giọng cười của ma vô diện khi nãy, bả cười 1 cách man rợ dài và dai, tui ko rõ mọi người xung quanh có nghe ko, hay chỉ cười cho mình tui nghe, tui cố căn mắt ra bám sát vào xe trước, sau lưng và bên hông tui đều có xe kiềm, nhưng tui hoảng loạn thật sự.
Mất hơn 4 tiếng ngoài dự đoán để vượt Lộc Bắc vào tới TP Bảo Lộc, hoa tiêu ko ngờ mưa quá to, sương mù và mây kéo dài toàn bộ con đèo. Vô tới KS tui có hỏi giọng cười, tất cả đều nghe thấy. Ko ai ngủ dc, trằn trọc mãi tận gần sáng mệt quá mới ngủ thiếp đi dc tý….8h sáng cả team dậy chạy tà pao về SG.
Tui bị ám ảnh gương mặt vô diện ấy cả tháng, và cả giọng cười man rợ khô khốc.
Bài học rút ra, dù sợ hay ko, dù tin hay ko cũng ko nên có lối suy nghĩ khinh khỉnh hay có lời lẽ xúc phạm mấy ông bà khuất mặt.
Và điều tui trăn trở nhất là khúc khi tui bị tuột đoàn, cả team dừng lại chờ cho tời lúc di chuyển, đâu là thật đâu là giả ko thể xác định. Team đó có phải do thế lực vô hình tạo ra giữ chân tui lại, và tạo ra 1 con Hương khác di chuyển chính giữa team thật cho tới khi vào đám mây thì biến mất ???? Tui bị che mắt hay team tui bị che mất tui ??
Có vài chi tiết ko thể làm rõ
1. Tui bị tụt đoàn – trong khi lúc gặp lại họ vẫn xác nhận là vẫn thấy tui chạy giữa đoàn
2. Tui kể loại đoạn đối thoại với hoa tiêu thì hoa tiêu và mọi ng đều xác nhận team chưa hề dừng lại chờ vì vẫn thấy tui di chuyển trong đoàn và cũng chưa nói chuyện với tui từ lúc đầu đèo trở vô
3. Vừa qua đám mây là thấy mất tui team lập tức quay lại, nghĩa là thời điểm phát hiện mất tui xảy ra chưa đến 1p là họ đã quay lại, nhưng phải chạy những ~20km mới bắt gặp e ngay đàu ngã 3 lối mòn nhỏ khi tui đang lui xe ra khỏi lối đó
4. Toàn bộ sự việc tụt đoàn, đối thoại với hoa tiêu, chạy 1 mình xảy ra với tui hơn mấy chục phút
Hương Qua đèo. (Ờ phượt )
___________
LẠM BÀN
( Quang Tử)
Ở đây có một sự thật rất thú vị. Thực ra những gì chúng ta cho là thật, ví như cảnh vật, trời đất, núi non, người này, người khác.v.v… ai cũng thấy, cũng sờ, cũng tiếp xúc được, và vì thế mọi người đều cho là chúng có thật, phải không các bạn ?
Nhưng mọi người không biết rằng, những sự vật, sự việc đó không phải ai cũng thấy biết giống nhau, giống như mỗi người có một cái màn hình trước mặt, màn hình ấy đa số chiếu những cảnh giông giống, ná ná nhau đối với những người có duyên ở gần nhau ( không duyên ở xa nhau thì đương nhiên thấy khác xa rồi). Thế nhưng, thực ra những màn hình của mỗi người có thể hiện ra những cảnh khác nhau không tưởng tượng nổi dù cùng ở một vị trí.
Ai cũng cho là cái mình thấy là thật, như ví dụ trong chuyện này, team cả mười mấy người luôn thấy là Hương đang chạy giữa đoàn . Trong khi Hương thì thấy cảnh dừng lại, cả nói chuyện với hoa tiêu nữa, rồi bỗng dưng không thấy ai cạnh mình nữa. Hai cái thấy khác xa nhau, vậy cái nào thật ???
Chẳng cái nào thật cả ! Chỉ là nghiệp duyên đồng nhau thì màn hình hiện ra những cảnh vật, con người, sự việc… ăn khớp nhau. Còn duyên khác nhau, nghiệp khác nhau, thì cùng một không gian thời gian, mỗi người hiện ra một cảnh vật, cảm giác khác nhau, tùy nghiệp lực biến hiện.
Suy rộng và kĩ hơn, thì dù 2 người tâm trí tỉnh táo, bình thường nhưng luôn không nhận biết thế giới giống nhau dù ở cạnh nhau. Một đĩa thức ăn 2 người cùng ăn, người thì thấy tuyệt vời, người thì lắc đầu ngao ngán, cùng nói về một người nào đó, A thì cho là dẽ thương, B thì bảo khó ưa. Cùng một khung cảnh, A thì thấy thơ mộng, B thì thấy chán ngắc.v.v…
Thế đó, con người, thế giới – cả đến vũ trụ này bản chất là thế đó. Chúng chỉ là những hình ảnh – âm thanh- hương -vị -xúc chạm – hiện tượng biến hóa một cách có trật tự (theo quy luật Nhân quả) nhưng bản chất vẫn là hư ảo trong ” MÀN HÌNH TÂM” của mỗi người , mỗi chúng sinh.
Những người, những chúng sinh tương đồng nhau về nghiệp duyên, sẽ hiện ra cảnh tương đồng, giao thiệp với nhau được ( giống như các avatar trong game online có thể giao thiệp, đánh nhau, hay hợp tác với nhau… nhưng dù thế thì các avatar ấy vẫn chỉ là ảo giả thôi) Còn từng người , từng chúng sinh, vì nghiệp duyên không thể giống nhau 100 %, nên bên cạnh những cảnh tượng ai cũng thấy giống nhau ( do cộng nghiệp) thì từng người sẽ thấy sự sai khác nhau ít nhiều ( do biệt nghiệp) Nhưng dù thế nào đi nữa thì chúng vẫn không thật, nhưng lại hiếm ai nhận ra được, cứ cho rằng hễ nhìn thấy, nghe thấy, sờ thấy, cảm nhận thấy.. thì là thật. ( Sao người ta không để ý rằng, mỗi người thấy biết đều có sự khác biệt với nhau, ai cũng cho cái thấy của mình là thật, 1000 người thì 1000 cảnh vật sai khác, mà chẳng ai giống ai 100% cả, thế cái cảnh nào THẬT trong số 1000 cảnh khác biệt nhau đó ???)
Thế cái nào thật ? Chính là cái ” MÀN HÌNH ” của mỗi người , đó là cái CHÂN TÂM. CHÂN TÂM khác với cái mà mọi người vẫn cho là tâm. Mọi người cho rằng các suy tưởng, ý nghĩ, cảm xúc vui buồn, giận tức, khoái lạc, đau khổ .v.v… là tâm, nhưng thật ra đó là các tưởng trạng biến hóa vô thường trong CHÂN TÂM, không phải là tâm chân thật, giống như mây biến hóa đủ mọi hình tượng trên bầu trời, nhưng mây không phải bầu trời, mà khoảng hư không trong suốt, không hình tướng rộng mênh mông mới thật là bầu trời.
CHÂN TÂM ví như bầu trời, là khoảng không bao la vô hạn, không sinh diệt, không đau khổ, không tăng giảm ( ví thôi nha, chứ CHÂN TÂM có nhiều tính chất quan trọng mà bầu trời không có được, như bầu trời trơ trơ không hay biết gì cả, nhưng CHÂN TÂM thì sáng suốt biết hết mọi việc, mọi chân lí). Nếu trở về được với CHÂN TÂM này, thì mọi đau khổ biến mất, không luân hồi sinh tử, không Ngã – nhân – chúng sinh – thọ mạng. Đó là nơi mà Đức Phật gọi là NIẾT BÀN, cũng có khi Phật gọi là PHẬT TÁNH, thì ra không ở đâu xa cả, chính là CHÂN TÂM của mỗi chúng sinh, khi mà các hình tướng ảo giả đã được thanh lọc hết, trở lại với bản chất thật KHÔNG HÌNH TƯỚNG SAI KHÁC NHAU, tức là KHÔNG TƯỚNG, là VÔ TƯỚNG, không sinh không diệt.
Pháp môn giúp chúng ta thấy được điều này, gọi là Bát Nhã Ba La Mật. Và làm như thế nào có thể tu được Bát Nhã Ba La Mật, thì … là một chân trời khác, không thể nói ở đây được vì Bát Nhã quá vĩ đại, quá khó hiểu, quá khó chấp nhận. (Phật giảng Bát Nhã trong khắp các kinh điển Đại Thừa, số kinh điển đó xe tải chở mới hết, thế thì ở đây làm sao diễn tả được ) Thôi hẹn các bạn ở một dịp khác vậy.
( Phần phân tích này là rất khó chấp nhận với nhiều bạn, cũng bình thường thôi, đây là một vấn đề khó tin, khó hiểu, khó chấp nhận. Thế nên Qt sẽ vui vẻ chấp nhận những phản bác như một lẽ đương nhiên. Còn nếu bạn nào đủ duyên, thấy thú vị muốn tìm hiểu sâu hơn, có thể cmt hoặc nói chuyện inbox với Quang Tử)
Kinh Chữa Bệnh Trĩ
Tôi nghe như vầy:
Một thuở nọ, Đức Phật cùng với 500 vị đại Bhikṣu ở trong Tinh xá Trúc Lâm gần Đại thành Vương Xá.
Bấy giờ có rất nhiều vị Bhikṣu mắc bệnh trĩ, thân thể gầy gò. Suốt ngày lẫn đêm, họ phải chịu thống khổ đau xiết không ngừng.
Khi thấy việc như vậy, Tuệ mạng Khánh Hỷ đến chỗ của Thế Tôn.
Sau đó, ngài đỉnh lễ với trán chạm sát đôi chân của Phật, rồi đứng qua một bên và bạch rằng:
“Bạch Thế Tôn! Hiện đang có rất nhiều Bhikṣu ở thành Vương Xá mắc bệnh trĩ, thân thể gầy gò. Suốt ngày lẫn đêm, họ phải chịu thống khổ đau xiết không ngừng.
Bạch Thế Tôn! Làm sao mới chữa khỏi các bệnh trĩ đó?”
Phật bảo ngài Khánh Hỷ:
“Ông hãy nghe Kinh Chữa Bệnh Trĩ này, đọc tụng thọ trì, ghi nhớ vào lòng và chớ lãng quên, rồi cũng rộng tuyên giảng cho người khác, thì các bệnh trĩ đó tất sẽ trị lành.
Các bệnh trĩ như là: ung nhọt do phong, ung nhọt do nhiệt, ung nhọt do tâm khởi, hoặc ung nhọt do ba thứ trên hợp lại, ung nhọt do máu, ung nhọt trong bụng, ung nhọt trong lỗ mũi, ung nhọt ở răng, ung nhọt ở lưỡi, ung nhọt ở mắt, ung nhọt ở tai, ung nhọt ở đầu, ung nhọt ở tay chân, ung nhọt ở lưng, ung nhọt ở hậu môn, và ung nhọt phát sinh ở các đốt xương khắp toàn thân.
Nếu ai muốn các ung nhọt phát sinh như thế thảy đều khô ráo, rơi rụng, diệt trừ, và lành hẳn hoàn toàn, thì họ đều nên tụng trì thần chú này.”
Chú thuyết như vầy:
|| ta đi a tha, ôm, sa qua, gờ ra thi ta, me, sờ rị, sờ rị, ma, ca sờ ti, sâm – ba qua tu, sờ qua ha ||
|| tadyathā oṁ sarva grathita me śṝ śṝ mā kaṣṭi saṁ-bhavatu svāhā ||
“Này Khánh Hỷ! Từ đây về hướng bắc có một ngọn núi chúa Tuyết lớn. Ở nơi ấy có một cây sāla rất to tên là Nan Thắng.
Nó có ba thứ hoa:
1. hoa hé nở
2. hoa nở rộ
3. hoa héo tàn
Đây cũng như khi lúc các đóa hoa kia héo tàn và rơi rụng, các bệnh trĩ cũng lại như vậy. Chúng sẽ chẳng còn chảy ra máu hoặc mủ nữa, trừ dứt cơn đau đớn, và thảy đều khô ráo.
Lại nữa, nếu ai thường tụng Kinh này thì sẽ đắc Túc Mạng Thông. Họ có thể nhớ những việc trong bảy đời quá khứ và thành tựu Pháp trì chú.”
Đức Phật lại nói chú rằng:
|| ta đi a tha, sa me, sa me, sa, sa me, sa, ma ni sa, cha đi, sờ qua ha ||
|| tadyathā śame śame sa śame śa manīsā jaḍi svāhā ||
Khi Phật thuyết Kinh này xong, Tuệ mạng Khánh Hỷ cùng các đại chúng đều rất hoan hỷ và tín thọ phụng hành.
Kinh Chữa Bệnh Trĩ
Dịch từ Phạn văn: Pháp sư Nghĩa Tịnh (635-713)
Dịch sang Tiếng Việt: Tại gia Bồ-tát giới Thanh tín nam Nguyên Thuận
HAI CÔ GÁI PHÁT TÂM XUẤT GIA
Niên hiệu Như Ý thứ nhất (692), ở Hàng châu có hai cô gái đều có tính tình điềm đạm, nhân từ. Thuở nhỏ, hai cô nương theo một ni sư tụng kinh Hoa nghiêm được hơn ba mươi quyển. Ni sư có giới hạnh tinh nghiêm, hành trì khổ hạnh, thường lấy việc tụng kinh Hoa nghiêm làm sự nghiệp. Muốn độ cho hai cô xuất gia, nhưng không bao lâu, ni sư bỗng ngồi ngay thẳng mà thị tịch. Thế là sáng nào hai cô cũng đến bên mộ thầy khóc thảm thiết suốt ba năm như thế.
Một hôm, bỗng trên mộ ni sư mọc lên năm cành hoa sen đỏ. Thấy hoa, hai cô có cảm giác lạ thường, càng thương nhớ, buồn khóc không nguôi. Bất chợt gặp một vị Phạm tăng có tướng mạo cao lớn khác thường, đến hỏi hai cô:
– Vì sao các con khóc bi thảm như thế?
Hai cô thưa:
– Lâu nay, chúng con nương theo thầy tụng kinh Hoa nghiêm là mong được xuất gia, chẳng ngờ chí nguyện chúng con chưa thành tựu mà thầy chúng con đã sớm viên tịch.
Vị tăng bảo:
– Hai con đã tha thiết mong cầu xuất gia, thì lo gì mà không được?
Nói xong, vị tăng đưa tay vào bụng, lấy ra một tượng Phật bằng đất nung cỡ sáu bảy tấc, trao cho hai cô và bảo:
– Các con đem tượng Phật này về nhà thờ cúng, chẳng bao lâu sẽ được xuất gia!
Hai cô cung kính nhận tượng Phật và lạy tạ vị Phạm tăng, trong khoảnh khắc thì không thấy vị ấy đâu nữa.
Vâng theo lời dạy, hai cô mang bức tượng về nhà, như pháp cúng dường, tinh tiến kính tin, nhất tâm không biếng trễ. Bức tượng ấy rất lạ, mỗi ngày cao thêm một tấc, suốt mười ngày như thế thì cao hơn một trượng[21]. Mọi người trong châu, huyện nghe biết việc này, ai cũng đến xem, dâng hoa cúng dường và trình tấu lên vua. Nghe tin này, thái hậu Tắc Thiên lấy làm lạ, ban chiếu bảo người đưa hai cô gái và các cành hoa vào cung. Bấy giờ, họ đào mộ để lấy cây hoa thì thấy cành hoa từ trong quan tài mọc ra, bật nắp quan tài ra thì thấy cành hoa mọc lên từ lưỡi của ni sư với màu sắc tươi đẹp. Mọi người trong châu, huyện đều thấy biết.
Cảm động trước lòng chí thành của hai cô, thái hậu Tắc Thiên cho gọi hai cô vào cung, tự tay cầm dao cạo tóc, ban cho ba y, bình bát v.v…, đồng thời ban sắc cho hai cô ở chùa Thiên Nữ. Nhân đây, thái hậu hạ chiếu cho phép các chùa trong nước được thế độ cho cả hai bộ tăng ni.
Trích “Những truyện cảm ứng về kinh Đại phương quảng Phật hoa nghiêm”
Biên Soạn: Cư Sĩ Hồ U Trinh Ở Núi Tứ Minh
Việt Dịch: Chúc Giải-Huệ Hạnh-Diệu Tuyền
Hiệu Đính: Định Huệ – Biên tập: Thích Quảng An
Xin thường niệm Nam mô a Di Đà Phật giữ tâm thiện thế giới hòa bình