Vào đời nhà Tùy, trong khoảng niên hiệu Đại Nghiệp năm thứ 8 [tức là năm 612] tại huyện Nghi Châu, tỉnh Quảng Tây, có người tên Hoàng Phủ Thiên, lấy trộm 60 đồng tiền của mẹ. Người mẹ mất tiền không tìm thấy, truy xét tra hỏi khiến cho tất cả người trong nhà đều phải chịu đòn roi.
Qua năm sau, Phủ Thiên chết, lại thác sinh thành một con lợn trong nhà. Lợn lớn lên rồi, người nhà liền bán cho ông xã trưởng ở một thôn xa, được sáu trăm đồng tiền. Đêm đó, người vợ của Phủ Thiên vừa ngủ thiếp đi thì mộng thấy một con lợn nói rằng: “Tôi là chồng cô trước đây, vì lấy trộm sáu mươi đồng tiền của mẹ nên khiến cho cả nhà đều bị đòn roi. Do tội ấy phải sinh làm thân lợn, nay lại bị đem bán đi. Mong cô hãy mau mau chuộc tôi về, nếu để chậm ắt là tôi sẽ bị người giết thịt.”
Người vợ giật mình tỉnh dậy, trong lòng hoàn toàn không tin. Nhưng khi thiếp ngủ lại thì cũng mơ thấy như vậy nữa, lại còn nghe lợn hối thúc khẩn thiết hơn. Khi tỉnh dậy suy nghĩ rằng tình hình đã gấp rút lắm, liền lập tức mặc áo vào, sang gõ cửa phòng mẹ chồng. Hóa ra bà mẹ Phủ Thiên cũng đã thức giấc từ lâu, vì bà cũng nằm mộng thấy giống hệt như cô. Khi ấy đã quá nửa đêm, mà nhà ông xã trưởng mua lợn cách đó đến ba mươi dặm. Bà mẹ sợ không chuộc được lợn, liền lấy ra 1.200 quan tiền, sai người con cả cùng đi với đứa con trai của Phủ Thiên sang chuộc. Nào ngờ lễ tế của làng đã sắp xếp đâu vào đó, nên ông xã trưởng nhất quyết cự tuyệt không cho chuộc lợn.
Nhân lúc còn đêm tối, gia đình Phủ Thiên liền nhờ một đám hung đồ có thế lực đến ép buộc xã trưởng phải cho chuộc lại. Xã trưởng bất đắc dĩ không dám chống cự, đành thả lợn ra. Trên đường về, khi đi ngang qua một bãi đất hoang rộng lớn, người anh cả liền nói với lợn: “Nếu đúng là em ta thì hãy đi lên trước.” Lợn lập tức chạy lên phía trước, theo đúng đường về nhà.
Sau đó, xóm giềng biết chuyện đều cười chê, đàm tiếu. Con cái của Phủ Thiên lấy làm xấu hổ lắm, suy nghĩ rồi bàn với nhau: “Nếu để cha ta thế này, ắt con gái trong nhà chẳng ai nhìn đến. Trước đây cha ta rất thân với nhà họ Từ, có thể mang gửi nhờ bên ấy, chúng ta định kỳ chu cấp thức ăn là được.”
Lợn nghe qua những lời ấy, nước mắt chảy ra ràn rụa, liền vẫy đuôi rồi tự đi đến nhà họ Từ, cách đó bốn mươi dặm. Đến niên hiệu Đại Nghiệp thứ 11 [tức là năm 615] lợn chết ở nhà họ Từ.
- Lời bàn:
Trích An Sĩ Toàn Thư – Khuyên Người Tin Sâu Nhân Quả
Nguyên tác Hán văn: Âm Chất Văn Quảng Nghĩa
Tác Giả: Chu An Sĩ
Việt dịch và chú giải: Nguyễn Minh Tiến
*Tu Ðạo Không Thể Sanh Tâm Sân
Trước đây có một vị tu định gọi là phi phi tưởng xứ định, ý muốn sanh lên tầng trời phi phi tưởng xứ. Ông ngồi tu bên bờ biển. Lúc sắp vào định ông nghe có tiếng động từ dưới nước phát lên. Ông ngó xuống thấy một con cá bơi lội dưới nước. Ông bèn tiếp tục việc tu, không để ý gì tới con cá. Tuy nhiên, dưới nước lại phát ra tiếng động ồn ào, liên miên không dứt. Ông mở mắt ra trông xuống, hóa ra lại vẫn con cá đó bơi đi bơi lại trước mặt ông. Một niệm bực tức nẩy sinh trong lòng, ông bèn nói với con cá: “Mày còn phá không cho ta nhập định, ta sẽ ăn thịt mày, nuốt trửng mày vào bụng đó!” Con cá nghe nói vậy, bèn bơi đi không dám trở lại nữa.
Vị tu hành nói trên vào trong định phi phi tưởng, và ngày sau sanh lên tầng trời phi phi tưởng xứ, hưởng phước dài trong tám vạn đại kiếp. Khi hết phước, vị này đọa xuống kiếp súc sanh, làm thân chim biển (ngư ưng), ngày ngày bắt cá ăn để sống, thỏa được nguyện của mình. Tới lúc Ðức Phật Thích Ca thành đạo, nhân Ngài giảng pháp độ cho loài chim biển, vị đó mới được giải thoát. Ðời sau, vị này làm người, theo Phật xuất gia và chứng quả A-la-hán. Chiếu theo công án này, chúng ta thấy phàm người tu đạo phải tuyệt đối tránh tâm sân hận. Nếu không thận trọng, để tâm sân hận khởi lên, thì tương lai sẽ lãnh hậu quả. Chúng ta nên ghi nhớ để cảnh giác.
Hòa thượng Tuyên Hóa
Trong Tịnh Độ Đại Kinh Giải Diễn Nghĩa của PS Tịnh Không có đoạn:
“Cư sĩ Duy Ma giảng kinh, Thích Ca Mâu Ni Phật sai hai người học trò ấy đi nghe kinh. Họ trông thấy cư sĩ Duy Ma, vừa đảnh lễ ba lạy, vừa đi nhiễu ba vòng theo chiều phải, lễ tiết hoàn toàn giống như gặp A Di Đà Phật.”
Các vị đạo hữu cho NM hỏi đoạn này nằm trong phẩm thứ mấy của kinh Duy Ma Cật mà NM tìm không thấy vậy?
A Di Đà Phật. Đệ không rõ câu ấy nằm trong phẩm nào trong kinh Duy Ma Cật, nhưng kinh điển cũng nói rằng cư sĩ Duy Ma Cật chính là hóa thân của Phật Kim Cương Trì, vì trợ duyên đức Thích Ca mà hiện thân cư sĩ đến cõi Ta bà này. Cho nên đệ tử Phật Thích Ca khi gặp cư sĩ Duy Ma Cật phải đảnh lễ là điều đương nhiên vậy. Huynh có thể tra khảo google về hóa thân của cư sĩ Duy Ma Cật sẽ biết ngài là ai. Vậy thì huynh sẽ không còn thắc mắc về lời giảng của pháp sư Tịnh Không nữa.
A Di Đà Phật.
Tựa bài: MƯỜI DANH HIỆU CỦA ĐỨC PHẬT THÍCH CA
Nguồn: http://www.pagodethienminh.fr/?page_id=211
1. NHƯ LAI:Bậc thành đạo, Phật tánh chân như, Niết Bàn thường trụ, bất biến. Như lai là thật tướng vi diệu, không có đi cũng không có đến.
2. ỨNG CÚNG: Bậc phước điền và trí tuệ đầy đủ được thọ lãnh sự cúng dường. Mọi hương hoa, anh lạc, tràng phan, thất bảo cúng dường đều được hưởng phước báo.
3. CHÁNH BIẾN TRI: Bậc chánh trí và thể tánh sáng suốt, giác ngộ hoàn toàn. Hiểu biết rõ sự biến đổi mọi sự vật trong trời đất một cách đúng đắn và chân thật.
4. MINH HẠNH TÚC: Bậc đức hạnh viên mãn, thiện nghiệp hoàn toàn và đầy đủ. Chứng đạt tam minh lục thông, thấu triệt chân lý nguyên nhân các duyên sanh diệt.
5. THIỆN THỆ: Bậc hoàn thiện tất cả mọi việc lành, hạnh nguyện tế độ đã rốt ráo đến nơi. Chấm dứt những duyên nghiệp, không còn luân hồi nữa.
6. THẾ GIAN GIẢI: Đấng hiểu biết sự lý viên dung và thấy rõ ràng mọi chuyện ở thế gian. Từ loài hữu tình đến vô tình đều rõ suốt thấu đáo.
7. VÔ THƯỢNG SĨ, ĐIỀU NGỰ TRƯỢNG PHU: Bậc cao tột, có thể chế ngự và đối trị mọi nhân duyên trong pháp giới, giáo hóa điều phục đến giác ngộ và giải thoát.
8. THIÊN NHƠN SƯ:Bậc Thầy của cõi trời và người, chỉ dạy con đường tu phước đức và tu trí tuệ để thoát khỏi đau khổ sanh tử luân hồi.
9. PHẬT: Phật là thể tánh thanh tịnh, trí tuệ sáng suốt. Bậc giác ngộ hoàn toàn, tự giác, giác tha, giác hạnh viên mãn. Phúc Tuệ lưỡng toàn.
10. THẾ TÔN: Bậc đức hạnh vẹn toàn muôn loài đều tôn kính. Thế tôn còn có tướng lành cao quí, ba mươi hai tướng tốt, tám mươi vẽ đẹp, người trời đều cung kính.
QUẢ BÁO CỦA VIỆC GIẾT CHÓ NHÀ ĂN THỊT
Xin người đọc hãy tha thứ cho tôi vì không nói rõ tên, chỉ lấy họ để thay thế. Nhân vật chính của câu chuyện này chính là ông cậu của tôi. Ông họ Đường, sống ở huyện Đài Trung, làm nghề nông. Năm 1952, vì thân thể tiều tụy, ông nghe lời bạn bè xúi giục bày ăn thịt chó vào thân thể sẽ được khỏe mạnh, mập mạp. Ông ta liền nghe lời đem con chó rất trung thành nuôi từ thời Nhật xâm chiếm Trung Quốc ra giết. Mọi người trong gia đình ông không những không ngăn cản mà còn khuyến khích, giúp đỡ ông làm thịt chó.
Một sáng nọ, cậu và mợ cùng hợp sức dùng cái bừa đập vào đầu con chó, ngay tức khắc con chó bị ngất. Ông đem nó tới hồ cá, định bụng dìm nước cho nó chết, không ngờ khi vừa bị nhận đầu xuống nước thì con chó liền tỉnh lại, lặn xuống nước chạy trốn. Nhưng vài tháng sau, khi vết thương đã lành, nó liền quay trở lại giữ nhà cho ông chủ.
Nhưng ông cậu của tôi chẳng có chút động lòng khi thấy con chó trở về. Khoảng hai tuần sau, ông lấy cục đá lớn nên vào đầu nó, lần này con chó cũng ngất xỉu. Do bị đập vào đầu nên lưỡi nó thè ra ngoài, máu trong miệng chảy ra, óc văng đầy đất, hình trạng nó nằm chết rất thê thảm. Sau đó, ông đem nó ra thọc huyết ngay chứ không nhận nước, để tránh tình huống xấu xảy ra. Chỉ sau vài giờ, con chó đã nằm gọn trong nồi, nó được nằm chung với sả và gia vị. Tối đó cả gia đình cậu tôi cùng nhau hưởng hương vị của thịt chó.
Hôm sau , đang làm ngoài đồng bỗng nhiên ông thấy đau bụng dữ dội, ông vội chui vào lùm cỏ để giải quyết, nhưng ngồi hoài mà không đi được. Đến ngày thứ ba, đúng giờ ông đã giết con chó, lúc này ông cũng đang làm ngoài đồng, đột nhiên thấy choáng váng mặt mày, hoa mắt, sau đó ho một tiếng. Thật kinh hãi! Ông khạc ra một đống máu trước mặt mợ. Mợ tôi liền dìu cậu lên bờ để nghỉ ngơi, nhưng vẫn không thấy đỡ hơn chút nào, càng nghỉ đầu càng buốt. Mợ vội đưa cậu về nhà, rồi mời vị dược sĩ gần nhà qua khám. Ông ta chích thuốc, cho uống thuốc nhưng đều không thấy hiệu quả.
Đêm đó, đang ngủ cậu bỗng nghe đau đầu không thể chịu đựng được nổi, rên rỉ lên mấy tiếng giống như tiếng tru của chó khi bị đập đầu, máu trong miệng vẫn tuôn ra như thác. Mợ tôi cố gom góp tiền, nhờ người đi mời vị bác sĩ Tây y, nhưng ông ta cũng bó tay trước căn bệnh kỳ quái của cậu.
Đến ngày thứ tư, vì mỗi ngày thổ huyết đến mấy lần nên cổ họng sung to, lưỡi không còn cảm giác gì cả, miệng cũng không tài nào ngậm lại được, lưỡi luôn lè ra ngoài, đau đầu đến độ hai mắt chảy máu.
Đến ngày thứ năm, không thể chịu nỗi sự thống khổ, cậu đã trút hơi thở cuối cùng. Nhưng thịt chó thì ăn vẫn chưa hết, chỉ mới hết 2/3 thôi mà quả báo đã như vậy rồi, đừng nói chi đến khi ăn hết.
Chuyện càng kỳ quái hơn, lúc cậu sinh bệnh lạ cho đến khi ra đi, trong cổ luôn phát ra những âm thanh rất kỳ lạ. Những âm thanh này giống như tiếng rên rỉ của con chó trung thành sắp từ giã cõi trần. Kỳ quái nữa là trên đầu ông lòi ra một cục rất to giống như mới vừa bị một tác động rất mạnh của vật cứng vào đó. Theo tôi, đây có lẽ là báo ứng của việc trước kia cậu dùng đá đập vào đầu con chó.
Tướng nằm của cậu khi chết giống y như tướng nằm của con chó kia, chính là báo ứng rõ ràng của việc giết chó. Đây là một câu chuyện có thật của dòng họ tôi mà chính mắt tôi chứng kiến. Hôm nay, qua “Tạp chí Chính Luân”, tôi có vài lời khuyên mọi người: “Con chó có nhiều khi nó còn trung thành hơn con người nữa. Tại sao chỉ vì muốn phì da béo thịt mà nỡ giết nó, ăn thịt nó?” Mong những người thích ăn thịt nên suy ngẫm! Thật suy ngẫm cho kỹ.
Ác nghiệp trong thế gian rất nhiều, mà sát sinh lại là ác nghiệp đứng đầu. Xin các chư vị hãy luôn mở rộng lòng từ bi, thương yêu tất cả muôn loài vạn vật. Trong cuộc sống mà chúng ta có thể không sát sinh, tích chứa phước thiện thì sẽ không có oán thù. “Nhân quả báo ứng tơ hào không sai”, gieo nhân ác ắt nhận quả ác, một ác báo không thể nào chạy trốn được, xin hãy cẩn trọng!
Nam Mô A Di Đà Phật.
(Diệu Âm Lệ Hiếu kính ghi lại từ quyển Nhân quả báo ứng, những điều mắt thấy tai nghe – Cư sĩ Tịnh Tùng)
Nàng dâu hiểu thảo được thần linh bảo hộ khiến quỷ phải sợ
Đời Minh, có gia đình họ Triệu, cô con dâu họ Vương. Vì bố chống và chồng của cô thường đi xa vắng nhà. Mẹ chồng Chu Thị của cô thì thường nghe những lời xiểm nịnh của cô con gái út, bà thường thừa dịp bố chồng và chồng đi vắng ở nhà ngược đãi cô.
Nhưng nàng dâu hiền thục Vương Thị luôn hiếu thảo với bà ta, không có nửa lời than oán. Các cô bác lân cận nhìn thấy nhịn không được. bèn đến khuyên giải mẹ chồng cô. Bà mẹ chồng lại nghi ngờ là con dâu đem chuyện bà ngược đãi đi bêu xấu với hàng xóm, bèn đuổi con dâu về nhà cha mẹ ruột.
Không bao lâu vùng đó nơi gia đình họ Triệu cư ngụ bị bệnh ôn dịch truyền nhiễm, mẹ chồng và cô út đều nhiễm bệnh rất nặng, bà con thân thích vì sợ bị lây bệnh, không một ai dám đến nhà họ Triệu thăm hỏi.
Chỉ duy nhất một mình Vương Thị biết mẹ chồng và cô út lâm bệnh, cô bất chấp tất cả, chẳng sợ chính mình sẽ bị nhiễm bệnh, lập tức trở về nhà chồng chăm sóc họ. Và quả thật, không bao lâu thì cô con dâu thảo hiền cũng bị bệnh, xong cô vẫn cố hết sức có thể chăm sóc cho mẹ chồng, em chồng. Một lần, noi theo gương hiếu thuận của tiền nhân, cô quỳ trước bàn thờ Táo Quân, cắt thịt ở bắp vế nấu canh cho họ ăn.
Tối hôm đó Vương Thị nằm mộng, trong giấc mộng cô ta phảng phất nghe tiếng quỷ thần nói với nhau: “Người con dâu hiếu thảo này trên đầu có ánh hào quang cao một trượng, được các vị thần linh bảo hộ, chúng ta hãy mau bỏ đi!”
Sau ngày hôm đó, kỳ lạ là bệnh dịch mà cô bị lây nhiễm bỗng nhiên dần dần hết hẳn, bệnh tình của mẹ chồng và cô út cũng hết theo cô.
Tấm lòng hiếu thảo của nàng dâu họ Vương khiến quỷ thần kinh động, phước báo tăng vọt, nên cô được chư thần ủng hộ và loài quỷ hành bệnh tránh xa, không những cô mà những người xung quanh cũng được hưởng phước lây.
Sưu tầm : Câu Chuyện Nhân Quả
Trích “Thư trả lời cư sĩ Trác Trí Lập” (Ấn Quang Pháp Sư Văn Sao Tam Biên):
Những chuyện ông hỏi kèm theo thư [cho thấy] quả thật là quý địa đã dần dần được gội ân Phật. Do người ở quý địa trồng quất để bán; nếu có thể dùng lòng chí thành trì chú Đại Bi vào nước sạch 108 lần, rồi dùng nước ấy để tưới lên cây quất, vừa đi vừa niệm chú vừa tưới, dẫu quất có sâu, quyết cũng chẳng đến nỗi quá đáng. Nếu cực kỳ cung kính, chí thành, sâu sẽ không sanh nữa. Nếu chẳng biết trì chú Đại Bi thì niệm chú Chuẩn Đề, hoặc chú Vãng Sanh, hoặc Tâm Kinh đều được. Nếu hoàn toàn chẳng biết, chỉ chí thành niệm Nam Mô Đại Từ Đại Bi Cứu Khổ Cứu Nạn Quán Thế Âm Bồ Tát một vạn tiếng (trước hết cúng sẵn một chén nước sạch, niệm xong bèn đem tới cây để rưới), lúc đem đi tưới thì vừa đi vừa niệm. Đến chỗ trồng cây thì vừa đi vừa niệm vừa tưới. Nếu chịu hằng ngày thường niệm hoặc niệm chung quanh vườn cây, cây ấy nhất định xum xuê, lắm trái. Người trong thế gian chẳng biết đạo, chỉ biết lợi. Nếu có thể y theo điều này, [quất] chẳng sanh sâu bọ, sai quả thì ai nấy đều chịu niệm. Nếu có sâu, khó thể chẳng bắt. Phải làm sao cho sâu đừng sanh sản thì mới là cách giải quyết căn bản; chứ sâu bọ đã sanh sôi mà chẳng bắt, chắc chắn sẽ không thể làm được!
Phàm chuyện gì thuận theo tình cảm của con người thì mới dễ theo! Nếu trái lòng người, họ sẽ không theo. Ông hãy làm theo cách này trước, nếu thật sự linh nghiệm thì sau đó sẽ đem cách này khuyên khắp cả làng, cả làng sẽ đều cùng được thấm nhuần sự giáo hóa của Phật.
(Nếu thường niệm, không cần phải niệm trọn “đại từ đại bi cứu khổ cứu nạn”, chỉ niệm “Nam-mô Quán Thế Âm Bồ Tát” là được rồi! Phàm bị bệnh do oán nghiệp, thuốc chẳng trị lành được, và phạm phải quỷ thần, phạm hồ ly, niệm Quán Âm sẽ có thể giải trừ, tiêu diệt, xua tan [quỷ thần, hồ ly]. Phàm gặp những nguy hiểm như nước, lửa, ác thú, ác nhân v.v… nếu chí thành niệm sẽ có chuyển biến hoặc giảm trừ lớn lao. Nếu kẻ nào tâm không chí thành và có tâm nghi hoặc không tin, cũng như tâm ôm ác niệm muốn thành tựu chuyện ác, sẽ không có hiệu nghiệm. Nếu ông có thể chân thật làm như thế, giáo hóa hướng dẫn như thế thì làng ông sẽ có thể trở thành ngôi làng Phật giáo “nhà nhà Quán Thế Âm, người người Di Đà Phật”)
A Di Đà Phật…
Xin chào Phước Huệ:
Người khi lâm chung, bị bệnh trầm cảm, tâm có thể điên đảo, niệm Phật cầu vãng sanh Tây phương cực lạc? có cơ hội vãng sanh Tây phương được không? Chân thành cảm ơn Phước Huệ làm ơn lý giải dùm cho Tịnh Độ.
A Di Đà Phật…
Nam Mô A Di Đà Phật !
Nam Mô A Di Đà Phật !
Nam Mô A Di Đà Phật !
Nam Mô Thích Ca Mâu Ni Phật !
Nam Mô Thích Ca Mâu Ni Phật !
Nam Mô Thích Ca Mâu Ni Phật !
Nam Mô Đại Từ Đại Bi Tầm Thinh Cứu Khổ Cứu Nạn Quán Thế Âm Bồ Tát Ma Ha Tát !
Nam Mô Đại Từ Đại Bi Tầm Thinh Cứu Khổ Cứu Nạn Quán Thế Âm Bồ Tát Ma Ha Tát !
Nam Mô Đại Từ Đại Bi Tầm Thinh Cứu Khổ Cứu Nạn Quán Thế Âm Bồ Tát Ma Ha Tát !
Nam Mô Đại Tạng Vương Bồ Tát Ma Ha Tát !
Nam Mô Địa Tạng Vương Bồ Tát Ma Ha Tát !
Nam Mô Địa Tạng Vương Bồ Tát Ma Ha Tát !
Nam Mô A Di Đà Phật ! Xin thường niệm.
A mi đà phật! Con kính chào ban quản trị và các liên hữu đồng tu! Con xin mọi người tháo gỡ khúc mắc này cho con với ạ. Chuyện là con lấy chồng có 1 cuộc sống bất hạnh mà con lại rất muốn tu hành đạo hạnh nên có không ít nhiều chuyện khiến con trăn trở ảnh hưởng đến sức khỏe và sự tu tập của mình.con có chồng hay bạc đãi và không thật lòng với con, mẹ chồng con cũng hay dối gạt con.thật sự học phật thì con không chấp gì.chồng con có ngoại tình con cũng không thấy buồn nhưng chuyện làm tâm con cứ thăng trầm hay tư lự là chuyện về mẹ chồng.bà không ở cùng nhà với 2 vợ chồng con nhưng cứ mỗi khi bà lên chơi 1 thời gian (khỏag 1 tuần) là con lại đau khổ vì những lời nói dối quanh vòng vo vì những uẩn khúc mà gia đình chồng con đã dấu con.khi bà về con cứ trăn trở rằng nếu không hỏi thăm bà thường xuyên thì có tạo tội bất hiếu không con rất muốn hỏi thăm bà nhưng không hiểu sao mỗi lần nghĩ đến bà là hàng loạt chuyện buồn không minh bạc h hiện ra trong đầu con khiến tim con đập mạnh đầu óc con hoảng loạn tâm trí con rối bời thế là bao công phu trí huệ từ nghe kinh niệm Phật lại tiêu hết.giờ con muốn định tâm là không bao giờ nghĩ đến bà hay hỏi thăm bà nữa thì con mới định tâm được.việc con cách ly như thế là có hợp đạo không ạ? Bà có 4 người con và đang ở với vợ chồng anh thứ 2 bà không phụ thuộc gì về kinh tế với vợ chồng con và cũng không lo thiếu thốn gì về vật chất cả.Con cứ ngỡ rằnng nhiều lần mình giải quyết xong vấn đề này rồi hóa ra là không phải con vẫn rất phiền não khi nghĩ đến chuyện này. Quả thực khi học Phật mọi chuyện con buông xả được không khó khăn lắm con không hay cố chấp những chuyện trong cuộc sống này lắm nhưng riêng chuyện mẹ chồng đã làm còn tư lự ngày đêm khiến thân tâm con bệnh.những chuyện khúc mắc đó bắt nguồn từ âm mưu chồng con cưới con với 1 ý đồ gì đó rồi sau đó bỏ để trở về với người cũ nhưng không may con lại có con nên chồng không bỏ được nhưng cuộc sống của con giờ như địa ngục vì chồng có cuộc sống riêng tư và bạc đãi con .giờ con xin mọi người chỉ cho con hướng đi con ở trong cuộc thấy mù mịt quá không thấy ánh sáng nữa.con xin cảm ơn mọi người ạ.A mi đà Phật
Xin chào Học theo thánh hiền !
Trước hết chia buồn với hoàn cảnh của bạn hiện tại. Bạn phải cố gắng mạnh mẽ lên . Chúng ta học phật điều đầu tiên đó là tin Phật , mà Phật thì dặn dò chúng ta rất kỹ là phải tin Nhân quả , mọi thứ ở lục đạo điều không rời nhân quả , khi nói tới đây chắc bạn cũng hiểu ra 1 phần , đó là những hoàn cảnh khó khăn và không như ý của bạn hiện tại đều do nghiệp và hành vi của bạn từ kiếp trước tạo ra nên bây giờ gặp duyên thì sẽ trổ ra quả báo tốt hay xấu mà thôi . Cho nên khi bạn hiểu rõ rồi thì nên thật lòng sám hối . Có 1 cách sám hối tốt và nhanh tiêu nghiệp nhất đó là dùng chiêm sát sám , do xưa kia pháp sư ngẫu ích hoằng truyền mạnh mẽ , còn bây giờ thì có pháp sư định hoằng là đệ từ của pháp sư tịnh không hoằng truyền . Ngài có giảng rất nhiều về chiêm sát sám này , bạn có thể lên youtube để tìm nghe . Mình xin chia sẻ 1 link để bạn nghe và tìm hiểu https://m.youtube.com/watch?v=CmvkWtfAsd0 . Bạn nên dùng phương pháp sám hối này cộng với niệm phật a di đà để hồi hướng cho chồng và mẹ chồng thì những ân oán khi trước sẽ được hoá giải tốt đẹp . A di đà phật phù hộ cho bạn !
A mi đà phật! Con thành kính xin tri ân Thầy Diệu Âm ạ.Thầy đã mở lối chỉ bảo cho con 1con đường ạ. Đúng là nghiệp chướng con nặng nề nên tâm trí con cứ rối bời.con sẽ cố gắng hành trì ạ.con cảm ơn Thầy nhiều và chúc Thầy thân tâm luôn an lạc ạ! A mi đà phật!
CỨU NGƯỜI CHẲNG CẦN BÁO ĐÁP, HỎA HOẠN KHÔNG CHÁY ĐẾN NHÀ
Xưa có viên nha lại họ Cố ở Bắc Tân Quan, Hàng Châu, vâng lệnh quan sang Giang Nam lo việc. Ban đêm, ông dừng thuyền bên bờ sông tại Tô Châu, thấy một thiếu phụ toan trầm mình tự vẫn, bèn ngăn lại, hỏi han.
Cô ta đáp: “Chồng thiếp do thiếu quan lương mà bị bắt giam, tánh mạng sẽ mất trong sớm tối, vì không nỡ lòng thấy chồng chết trước, cho nên tự tận”.
Ông Cố mở túi tiền, biếu cô năm mươi lạng bạc để cứu chồng. Cô ta cảm tạ, liền đi ngay. Trên đường trở về, thuyền lại đi qua một chỗ phong cảnh hữu tình, ông cập bến, đến quán rượu ngồi, khéo sao đối diện cửa quán chính là nhà của thiếu phụ ấy.
Người vợ nhìn thấy ân nhân, liền kể chuyện ấy với chồng, rồi mời ông về nhà, bày rượu tiếp đãi. Chồng bảo vợ: “Cái ân cứu mạng do nghèo nàn chẳng báo đáp được. Nàng hãy ngủ với ông ta để đền đáp”. Do vậy, họ giữ ông Cố ngủ lại. Nửa đêm, người vợ đến chỗ ông Cố ngủ toan dụ dỗ ân ái. Ông Cố dứt khoát cự tuyệt, khoác áo bỏ về thuyền.
Một thời gian sau, trong thành Hàng Châu bị hỏa hoạn, ngọn lửa hừng hực, lan nhanh khiến mấy chục nhà cháy rụi. Mọi người trong cơn nguy biến, thấp thoáng thấy trong ánh lửa có vị thần mặc giáp vàng, tay vung vẩy lá cờ đỏ vòng quanh một ngôi nhà. Lửa cháy tới đó, bèn dồn ngược lại, không cháy vào nhà. Khi lửa tắt, nhìn xem thì ra là nhà nha lại họ Cố, mọi người đều cho đó là vì âm đức mà ra!
Sưu tầm
TRỪNG MẮT NHÌN CHA, NGHIỆP QUẢ KHÓ THOÁT
Vào đời Đường, ở Hà Nam Trịnh huyện, có một vị thư sinh tên là Trương Nghĩa. Anh ta suốt đời cẩn thận, từ trước đến giờ… cố gắng không làm một việc bất thiện nào cả và tự nghĩ rằng mình một đời không có lỗi lầm.
Đến khi tuổi già, Trương Nghĩa qua đời, thần thức xuống gặp Diêm Vương. Diêm Vương nói:
– Ngươi ở trần gian, cố gắng không làm điều gì lầm lỗi, thế nhưng ngươi vẫn phạm tội ngỗ ngịch bất hiếu, tội này thì không thể mất được. Ngươi hãy tự xem cuốn sổ ghi chép tội phước này đây!
Trương Nghĩa liền cầm cuốn sổ xem qua một lượt thì thấy trong sổ ghi rằng:
“ Lúc còn thiếu thời, phụ thân bảo anh ta đi cắt cỏ, anh ta đã tức giận trừng mắt nhìn lại cha mình”. Trương Nghĩa chợt nhớ lại ngày xưa thật có việc đó.
Diêm Vương nói:
– Làm việc bất hiếu không luận là lớn hay nhỏ cũng đều không mất, tội ngươi sẽ bị đầu thai làm súc sinh!
Người đời nên nhớ kỹ, cái tội bất hiếu trời đất không dung. Trương Nghĩa nhờ chút căn lành, báo mộng cho người thân mà lưu lại chuyện này.
*************
Đạo lý nhân quả báo ứng xưa nay không hề thay đổi, nhưng tùy theo sự hiểu biết, kiến thức của mỗi người rồi tin hay không mà thôi. Người có kiến thức sâu rộng, tin vào nhân quả thì không bao giờ dám làm những việc bất thiện.
Thế gian bách hạnh, hiếu hạnh đứng đầu. Những kẻ bất hiếu thì thiện bất lập, đức bất thành, chẳng khác gì nấu cát mà mong thành cơm là điều không bao giờ có.
Kính mong mọi người hãy báo hiếu ngay khi cha mẹ còn sống, đừng để một mai phải thốt lên “con muốn nuôi cha mẹ nhưng cha mẹ không còn”.
Sưu tầm : Câu chuyện Nhân quả
ĐỐI VỚI MỌI TIỀN TÀI, DANH VỌNG ĐỀU CHỚ NÊN THAM CẦU, VÌ THAM KHÔNG ĐƯỢC ĐÂU.
Trước đây khi chưa học Phật, tôi chưa từng tiếp xúc qua với việc đoán mạng xem số, mà là sau khi học Phật rồi mới tiếp xúc, tôi tiếp xúc bằng cách nào? Là qua Hàn Quán Trưởng, bà rất ưa thích việc xem số đoán mạng này. Khắp Đài Loan bất cứ nơi nào có thầy tướng số nổi tiếng là bà đều đến thăm viếng. Do bà biết ngày tháng năm sinh của tôi nên bà đem đến khắp nơi nhờ xem qua. Khi trở về bà liền đem kết quả ở nhiều nơi tổng hợp lại rồi đem đến cho tôi xem, tôi xem rồi thì liền tin tưởng.
Những thầy tướng số này nói tôi mạng rất khổ, trong mạng tuy có tài khố nhưng tài khố lại trống không, không có tiền. Đây chính là không luận bạn làm trong ngành nghề nào, bạn đều không thể kiếm được tiền. Và một cái nữa chính là trong mạng của tôi không có quan ấn, nếu không có quan ấn thì bạn không làm được chủ quản. Không luận là bạn làm bất cứ việc gì, bạn chỉ có thể làm trợ thủ cho người khác mà thôi, chứ không làm được chủ quản. Bạn xem, dù là những chức vụ nhỏ như trưởng thôn, trưởng xã….đều phải có quan ấn thì mới có thể làm. Bạn không có quan ấn, thì dù bạn xuất gia cũng không làm được trụ trì.
Tôi sau khi nghe những lời nói này rồi thì nghĩ lại, đích thật số mạng của tôi họ nói rất đúng. Cho nên, tôi đối với mọi tiền tài đều không tham, bởi vì tham không được đâu. Nếu trong mạng của bạn không có mà bạn vẫn một mực tham lam, một mực phải có cho được thì nhất định tai nạn liền đến. Tai nạn này có 2 loại:
1. Bị bệnh.
2. Gặp phải hoạ hoạn.
Vì thế, chớ nên tham lam muốn có cho được. Nếu bạn dùng thủ đoạn không chánh đáng để có được mà bạn vẫn bình an vô sự, vẫn có thể sống tốt thì đó là do trong mạng của bạn có đại phước báo, chính đại phước báo này đã che chở cho bạn. Thế nhưng đại phước báo này sẽ nhanh chóng mất đi, vì đã bị tổn giảm, khi phước hết rồi thì tai nạn liền hiện tiền.
Địa vị cũng là như vậy. Trong mạng của bạn chỉ có địa vị ngần đó, nhưng bạn không cam chịu bạn lại muốn hướng lên cao hơn, thế thì tai nạn, ma bệnh thẩy đều sẽ tìm đến bạn.
Năm tôi 28 tuổi, lão cư sĩ Châu Kính Trụ có tặng cho tôi quyển Liễu Phàm Tứ Huấn, tôi một mạch liền đem nó xem qua 30 lần, đại khái đã dùng hết 2 tuần lễ. Tôi thật rất cảm động và bội phục tiên sinh Viên Liễu Phàm rất nhiều. Ông Viên Liễu Phàm được Khổng tiên sinh phê đoán bát tự rất rành rẽ, mỗi năm ông thu nhập bao nhiêu, thi cử đậu đến hạng thứ mấy đều chẳng sai mẩy may. Cho nên, Viên Liễu Phàm biết số mạng đã định sẵn là như vậy rồi, ông liền tin tưởng, vọng niệm gì cũng chẳng dấy khởi. Vì sao? Trong mạng đã định sẵn là không có rồi thì dù ta có muốn cũng chẳng được, trong mạng là có thì dù ta có không muốn cũng chẳng được luôn, coi như xong, đơn giản là chẳng nghĩ đến nữa, tâm ông liền thanh tịnh, liền đắc Định.
Cho nên, một người thật sự tin tưởng vào vận mạng của chính mình, cái gọi là “Một bữa ăn, một ngụm nước đều do tiền định”, thì tâm của họ liền được Định, không có vọng tưởng. Tại sao vậy? Vì dù có mong cầu cũng không được gì, mọi suy tưởng đều là vọng tưởng mà thôi. Vậy thì hà tất gì mình phải chịu khổ, phải làm khó cho chính mình chứ?
A Di Đà Phật
Pháp sư Tịnh Không
Thiếu Tiền Không Trả Chết Thành Bò Trả Nợ
Biện Sỹ du người ở Dương Châu có người cha thời Tùy do có công diệt được nhà Trần, được phong chức Nghi đồng Tam Ty (tương đương Tể tướng – ND) có tính tham lam keo kiệt. Có lần thuê người xây nhà quỵt tiền công không trả. Thợ đến đòi tiền, cha du còn vác roi đánh. Thợ tức nói: “Nếu cố tình ăn quỵt của tôi thì chết sẽ phải làm bò cho tôi”. Ít lâu sau cha Du chết. Cũng năm đó nhà người thợ có con bò chửa đẻ được một con bê vàng, ngang lưng có vòng đen quấn vòng một lượt như thắt lưng của người, mông phải có vằn trắng xiên xiên to đúng vừa cái hốt ngà. Chủ bê gọi: “Ông biện sao quỵt tiền tôi?”. Bê bèn khuỵu chân trước xuống, đập đầu xuống đất. Du đem mười vạn đồng đến chuộc, chủ bê vẫn không nghe. Tới khi bò chết
Mới đem được về mai tang. Chính Du đã đích thân nói lại với Lâm chuyện này.
Lục Đạo tập
Tác giả: T.T Thích Viên Thành
LÀM VIỆC THIỆN VẪN VỊ TAI ƯƠNG LÀ DO NGUYÊN NHÂN GÌ?
Nhiều người có lúc làm việc tốt giúp người nhưng lại gặp không ít việc xui xẻo, bất hạnh. Liệu có phải ông trời không có mắt? Hãy cùng đọc câu chuyện dưới đây để biết nguyên do của việc này.
Năm ấy, có một đợt mưa to liên tiếp mấy ngày liền không ngớt khiến nước sông dâng cao, sóng cuồn cuộn ngất trời. Những con thuyền nhẹ, không chịu được sóng và gió lớn, thường thường bị lật úp mà gặp tai ương.
Hôm ấy đúng vào những ngày mưa to, Lưu Hoành bỗng nhìn thấy dưới sông có một phụ nữ mang thai, đang gắng sức ôm lấy một mái chèo đã bị sóng đánh vỡ một miếng lớn, giãy dụa, thất thanh kêu cứu.
Lúc ấy, tuy rằng bên bờ sông có rất nhiều người nhìn thấy nhưng vì sóng gió đều mạnh nên không ai dám mạo hiểm nhảy xuống dòng nước chảy xiết để cứu cô.
Lưu Hoành trong lòng rất sốt ruột nói: “Mọi người có đúng là nam tử hán đại trượng phu không ? Đâu có đạo lý thấy chết mà không cứu ?”
Vừa dứt lời, Lưu Hoành không một chút do dự kéo chiếc thuyền nhỏ xuống sông rồi xuôi theo dòng đi xa cách bờ khoảng ba, bốn dặm. Bởi vì sóng cao nên chiếc thuyền của Lưu Hoành mấy lần gần bị lật úp. Cuối cùng anh cũng đến được chỗ người phụ nữ ấy và cứu được cô lên bờ.
Mấy ngày hôm sau, người phụ nữ này hạ sinh được một bé trai. Một tháng sau, Lưu Hoành đột nhiên mắc bệnh nặng, không thể đi lại và ăn uống được, rất thống khổ. Anh dặn dò vợ con mình chuẩn bị lo việc hậu sự.
Mọi người thấy vậy, ai nấy đều thương Lưu Hoành và oán trách trời đất rằng: “Tại sao người làm việc thiện lại gặp tai ương còn những người đứng trên bờ sông không cứu người phụ nữ kia thì đều sống khỏe mạnh như vậy ? Ông trời thật không có mắt !”
Lưu Hoành liền thở dài và nói với mọi người:
“Mọi người đừng vội oán trách ! Vào đúng đêm hôm cứu được người phụ nữ kia, tôi đã gặp một giấc mộng. Trong giấc mộng ấy, tôi vô cùng hoảng hốt.
Trong lúc hoảng hốt, tôi được đưa đến trước cửa quan phủ. Một quỷ tốt dẫn tôi vào gặp một vị quan đang mở một cuốn sổ ra. Vị quan này chỉ tay vào tôi và nói: ‘Ngươi cả đời này đã tích đủ loại ác nghiệp, vốn là năm nay sẽ bị chết và đầu thai thành heo, sau năm đời làm heo đều bị đồ tể giết mổ thì mới có cơ hội đầu thai làm người. Nhưng may mắn là ngươi vừa cứu sống được hai sinh mạng, đã lập được đại âm đức.
Căn cứ pháp luật của âm phủ, ngươi sẽ được kéo dài thọ mệnh thêm 24 năm. Thọ mệnh được kéo dài này bù vào những ác nghiệp mà ngươi đã gây ra, cho nên năm nay ngươi vẫn phải chết, tuy nhiên năm đời bị chuyển sinh thành heo và bị giết mổ sẽ được miễn trừ.
Hiện tại tử kỳ của ngươi đã đến, chỉ e thế nhân không rõ chân tướng mà hoài nghi nói rằng người làm việc tốt lớn thế mà vẫn chết sớm.
Cho nên, nay ta triệu ngươi đến đây để nói rõ cho ngươi biết, ngươi tranh thủ thời gian nói lại để mọi người hiểu. Nhân quả đời này của ngươi coi như kết thúc, đời sau chuyển sinh làm người cố gắng hành thiện tích công đức !”.
Sau khi tôi tỉnh lại, cảm thấy giấc mộng này là xui xẻo do đó đã không kể sớm cho mọi người nghe. Hiện tại đến tử kỳ, tôi quả nhiên bị bệnh nặng, nên tôi tin vào giấc mộng đó !”.
Không lâu sau, Lưu Hoành thực sự qua đời.
Qua câu chuyện có thể thấy rằng, việc Thần thưởng phạt cho người làm việc thiện, việc ác là rất phân minh, một chút cũng không mờ ám. Vận mệnh của một người tốt hay xấu luôn là dựa vào hành vi của người ấy qua nhiều đời mà định đoạt.
Không nên dựa vào một số việc xảy ra mà nghĩ rằng Trời không có mắt, không có Thiên đạo. Nhân quả báo ứng là không sai lệch một điểm; không phải làm việc ác là không có báo mà chỉ là chưa đến thời điểm mà thôi !
Theo Daikynguyenvn