Ở quê tôi, trước đây có một người làm quan Lễ bộ Thượng thư tên Cố Tích Trù, sống tại Ôn châu, bị viên phó tướng là Hạ Quân Nghiêu giết hại. Không lâu sau, người ấy giáng cơ nơi nhà của một gia nhân là Trương Điều Đỉnh, nói rằng: “Trong đời trước ta có lỡ tay giết chết một con rắn. Con rắn ấy nay chính là Hạ Quân Nghiêu, vào ngày 16 tháng 6 vừa qua đã hại chết ta ở giữa dòng sông. Việc nhân quả đời trước nay phải gánh chịu, hãy nói với 2 con ta đừng nghĩ đến việc báo thù.”
Họ Trương khi ấy chưa hề nghe tin Cố Tích Trù đã chết, nên lập tức cho người đến Ôn châu tìm hiểu tin tức. Khi ấy có Ngô Quốc Kiệt là người huyện Thái Thương, đang ở tại Ôn châu, có mời Cố Tích Trù đến dự tiệc trên thuyền ở giữa sông. Sáng sớm nghe tin Cố Tích Trù đã bị hại chết, liền sai rất nhiều ngư dân lặn xuống dò tìm thi thể, nhưng không tìm được. Đêm ấy nằm mộng thấy Cố Tích Trù đứng thẳng trong nước mà nói rằng: “Ta ngày trước là một vị tăng ở núi Thiên Đài, có đánh chết một con rắn, nay phải đền mạng. Ông có ý tốt với ta, vì trong đời trước vốn từng là môn đồ của ta. Nay ông chỉ cần cho người đến tìm bên ngoài dòng nước xoáy ở chỗ này, chỗ này… thì sẽ tìm được.” Ngô Quốc Kiệt y theo lời chỉ dẫn trong mộng, quả nhiên tìm được xác, liền đưa linh cữu về Côn Sơn mai táng.
- Lời bàn:
Trích An Sĩ Toàn Thư – Khuyên Người Tin Sâu Nhân Quả
Nguyên tác Hán văn: Âm Chất Văn Quảng Nghĩa
Tác Giả: Chu An Sĩ
Việt dịch và chú giải: Nguyễn Minh Tiến
QUÝ VỊ MUỐN THỈNH KINH SÁCH, TƯỢNG PHẬT TẠI HOA KỲ XIN LIÊN HỆ:
Chú Nhuận Tuệ: +1 (408) 591 2799
Email: [email protected]
1 – KINH VÔ LƯỢNG THỌ
2 – KINH : ĐẢNH LỄ NGŨ BÁCH DANH
3 – SÁCH : ĐẢNH LỄ 48 ĐẠI NGUYỆN CỦA PHẬT A DI ĐÀ
4 – SÁCH : ẤN QUANG ĐẠI SƯ GIA NGÔN LỤC
5 – SÁCH : CHÚ GIẢI KINH VÔ LƯỢNG THỌ
6 -TƯỢNG PHẬT A DI ĐÀ
Quý vị có thể giới thiệu cho người thân, bạn bè thỉnh tượng Phật, kinh, sách, công đức quý vị vô lượng vô biên.
Xin chân thành cảm ơn. A Di Đà Phật!
http://voluongtho.vn/tintuc/THINH-KINH-SACH-TUONG-PHAT-TAI-HOA-KY-287.html
Bác cho con đia chỉ đươc không ah? Con muốn thỉnh tượng Phật ah.
KINH CŨ, RÁCH PHẢI TIÊU HỦY NHƯ THẾ NÀO ĐỂ KHÔNG BỊ PHẠM LỖI?
Hãy nên ở chỗ thanh tịnh trong nhà, dùng một cái nồi lớn hoặc một cái chậu sắt Tây to, phía dưới lót giấy thiếc, đặt kinh lên trên, phía trên lại phủ giấy thiếc để khỏi bị bay lung tung. Chờ khi lửa tắt, thu lấy tro ấy chứa trong đãy vải mới, bên trong lại bỏ thêm cát sạch, hoặc đá sạch, ngói sạch, bỏ nơi chỗ sâu trong sông hay biển, để khỏi mắc lỗi. Nếu chẳng bỏ thêm cát đá bên trong, đãy tro sẽ nổi lên không chìm, lại trôi tấp vào bờ, rốt cuộc bị ô uế. Đốt kinh mà dụng tâm như vậy ắt có công đức, ắt chẳng bị tội khiên. Nếu không, tôi chẳng dám nói!
Ấn Quang Đại Sư
Nam mô a di đà phật,
Con xin hỏi một chuyện ko mấy liên quan trong chuyên mục này:
Con là nữ, năm nay 14 tuổi. Gia đình con lục đục từ năm con 8,9 tuổi. Bố mẹ con thường xuyên cãi nhau. Năm 9 tuổi vì thấy bố con hay chửi bới, đánh mẹ mà con bênh mẹ, không nói chuyện với bố nữa. Lúc ấy con còn quá trẻ con, chỉ định giận bố 1 thời gian để bố nhận ra mình sai, không ngờ từ khi ấy ông cũng không nói chuyện với con nữa, và cũng không còn có tình cảm với con như trước kia. Con từ khi ấy thấy vậy cũng hay nói trống không, rất hiếm khi nói chuyện. Con rất lo phạm tội bất hiếu. Nhưng giờ làm sao chuộc lại tội nữa? Bố con cũng không chấp nhận.
Con biết bố con và cả nhà nội rất có tư tưởng trọng nam khinh nữ, con có một đứa em trai. Và tất nhiên bố con chỉ nói chuyện với em, con cảm nhận thấy và ai cũng nói rằng ông thương em hơn rất nhiều.
Gia đình con hay đọc báo chí, thường kể với con về những vụ việc trên báo. Con thấy xã hội bây giờ quá loạn, dù là ai thì họ cũng sẵn sàng xâm hại các bé gái. Thành thử ra con thường nghi ngờ đàn ông, dù đấy là ng thân, bởi vì xã hội bây giờ thực sự quá nguy hiểm. Con ko muốn mình lúc nào cũng nghi ngờ vô cớ thế, nhưng bây giờ xã hội thay đổi nhiều quá rồi, người ko còn là người nữa.
Bố mẹ con đang đứng trước quyết định li hôn, và dĩ nhiên bố con từ chối nuôi con bằng mọi giá, và thậm chí còn nói rằng: không có tình cảm với con nên không thể sống với con được. Mọi người đều lo lắng cho con và nói: “Bố mày không còn tinh cảm với mày, nếu như nuôi mày thì sẽ có ngày mày bị xâm hại”. Từ khi nghe những câu nói đó, con thấy nghi ngờ bố con đến tột cùng. Con không biết nghi ngờ như vậy có phạm vào tội bất hiếu không, nhưng sự thực không phải là không có căn cứ. Bố con đi ngoại tình rất nhiều. Con rất mệt mỏi, khi mà lúc nào cũng lo lắng như vậy. Từ bé con đã nhận ra được rằng, người ta lừa nhau ntn, ngay cả trong gia đình cũng chẳng thể thật lòng với nhau. Nhưng con muốn chấm dứt sự nghi ngờ đó. Bố lại đã sa chân vào cờ bạc, nhân tình quá nhiều rồi, giờ muốn khuyên không phải là điều dễ. Con nên làm gì bây giờ ạ?
Nam mô a di đà phật!
Tu Đạo Đừng Xem TV, Phim Ảnh, Sách Báo
Chúng ta hãy bình tâm suy nghĩ thử xem, chúng ta đến thế giới này để làm gì chứ? Người hiện nay đều thích xem tivi, phim ảnh, ca hát, báo chí, tạp chí, họa san. Những thứ này đều là làm lục đạo luân hồi. Chúng chẳng can hệ gì đến chúng ta, nhất loạt đừng chạm đến những thứ đó, điều này phải biết.
Mỗi ngày tôi xem kinh Phật, mỗi ngày niệm A Di Đà Phật. Người trong nhà muốn xem tivi, cứ mắc kệ họ, nhưng hãy nên thường khuyên nhủ họ nếu họ ý thức được,… Tốt! Như thế nhà chúng ta sẽ không cần đến những thứ ấy nữa. Nếu họ không hồi tâm chuyển ý, vậy cứ để họ xem. Chúng ta đừng xem, bản thân mình đừng xem, chính mình ngày ngày niệm Phật. Đến lúc vãng sanh, biểu diễn cho mọi người thấy, họ sẽ tin ngay thôi. Đây là cách thức tốt nhất để độ chúng sanh “tôi làm ra tấm gương rồi, mọi người có thể làm được không?”. Vì thế, thông thường con người đều là bị hoàn cảnh xoay chuyển. Nhìn thấy những thứ này khởi tâm động niệm, phân biệt chấp trước, sanh ra phiền não.
HÒA THƯỢNG TỊNH KHÔNG
KHUYÊN NGƯỜI ĐỪNG ĂN TỔ YẾN
Có 1 lần lâu lắm rồi tôi có gặp người bạn nói ngày xưa ở VN trước năm 75 có lần ông trúng thầu để lấy tổ yến…
Sau lần đó ông giải nghệ luôn vì thấy ác độc quá…Ông nói tội lắm cô ơi…đôi khi phải vứt trứng yến hay chim non xuống biển để lấy tổ…Chim mẹ bay về quanh quẩn nơi tổ yến đã mất kêu thảm thiết lắm…Nghe ông nói mà tôi ứa nước mắt thương cho chim mẹ…
CHUYỆN CỦA CHIM YẾN
Câu chuyện ray rức lòng người.Xé gió biển, đôi cánh nhỏ dang rộng hết cỡ, lượn lên mất hút trên không trung rồi bất thần lao xuống hết tốc lực. Chẳng có gì ngăn cản nổi, Yến mẹ lao đầu vào vách đá dựng đứng để lại trên vách núi vệt máu tươi uất nghẹn và tiếng kêu khản đặc xé lòng của chim trống…Cảnh tượng đó lặp đi lặp lại trong những ngày vào mùa, mùa mà một loài hân hoan trên sự chết chóc đau thương của một loài khác. Mùa khai thác Tổ Yến.Yến, sống trung thành – chết thuỷ chung.
Một đôi Yến khi đã sống cùng nhau là trọn đời trọn kiếp. Khi đã xây tổ ở đâu là vĩnh viễn không dời đi nữa. Tập tính đó giết hại Yến. Người vẫn thầm ngưỡng mộ và tự hỏi: Trong hàng ngàn chim Yến bay rợp biển kia mà vì sao các cặp đôi không bao giờ nhầm lẫn, không đời nào lang chạ? Hàng vạn tổ Yến ken đặc trên vách đá đó mà Yến luôn về đúng nhà của mình, không bao giờ chiếm tổ chim khác? Rồi người lợi dụng triệt để đặc tính này để dụ Yến, nuôi Yến, lấy tổ Yến và vô tâm nhìn xác Yến…Nếu không may gặp một thợ hái tổ không chuyên hay thiếu kinh nghiệm, không chừa lại một phần tổ, hoặc lấy đúng chiếc tổ của Yến sắp sinh. Chim mẹ trở về trong tình trạng mất tổ, không chịu nỗi đau đớn vì cơn chuyển dạ, yến sẽ quẩn và chọn cách gieo mình vào vách núi, chính nơi đã xây mái ấm để quyên sinh.
Đa số chim Yến trống sau đó bay lượn điên cuồng, kêu gào thảm thiết rồi lao thẳng vào đúng chỗ vợ chết. Vì thế, các vệt máu khô buồn in lại trên vách đá lạnh lẽo thường là vệt đôi bên nhau, thậm chí là chồng lên nhau. Nếu không tự tử, chim Yến trống sẽ sống cô độc suốt quảng đời còn lại.
Xưa, kẻ cùng đinh mạt vận mới phải ra nơi heo hút, leo trèo nguy hiểm tìm hái tổ Yến để mong đổi đời. Thường thì khi có chút vốn họ bỏ nghề và ăn năn sám hối. Họ không đời nào muốn con cái tiếp tục cái việc quá sức mạo hiểm, quá sức thất đức. Và đó là lý do không có “nghề lấy tổ Yến gia truyền” là vậy.
Nay, lòng tham con người vô cùng vô tận.
Tạo hoá không ban phát cho ai tất cả. Loài chim hiền hoà xinh đẹp và thuỷ chung đó lại có đôi chân cực ngắn và mềm yếu. Yến dường như không thể đậu trên mặt đất, Yến treo thân trên vách cheo leo lúc đêm về. Còn lại gần như bay suốt, liên tục từ 12-15 giờ mỗi ngày. Yến săn mồi và ăn trong khi đang bay, ngủ trong lúc bay, thậm chí là “làm chuyện vợ chồng” trên không luôn.
Bù lại, Mẹ Thiên Nhiên dạy Yến cách sinh tồn, mách bảo Yến sống trên cao, làm tổ nơi vách núi thẳng đứng, hẻo lánh và trơn trượt hòng tránh loài ăn thịt hiểm ác như rắn hay cú vọ. Có điều, ngay cả thiên nhiên cũng không biết được có loài ăn…tạp còn tàn độc hơn thú dữ. Loài có thể chinh phục bất cứ núi cao vực sâu hiểm trở nào hầu nhét cho đầy lòng tham tanh tưởi. Loài đã làm những cuộc tàn xác đẫm máu mang tên “Yến Sào”.
Yến chống chọi để tồn tại, tạo hoá không đành lòng diệt vong một biểu tượng của tình yêu, tình mẫu tử. Trong thiên nhiên hoang dã, chắc Yến là loài duy nhất được mệnh danh “rút ruột cho con” nhờ đặc tính làm tổ bằng nước dãi. Cả chim mẹ và chim cha cùng nhau xây tổ. Nước dãi kết dính cây cỏ và chính những chiếc lông rứt ra đau đớn thành chiếc tổ kỳ diệu. Con người ranh mãnh khi lấy tổ yến đã cố tình chừa một ít. Yến hồn nhiên xây lại, dãi không đủ cho mùa sinh nên thổ huyết ra xây. Tước lông đến xơ rơ đôi cánh, trơ da thịt trân mình chịu đựng cơn gió biển rít buốt đến xương tuỷ. Cho đến chết đi rồi Yến vẫn không thể hiểu được một số giống người man rợ hoan hỷ gọi đó là “Hồng Yến”…
Cuộc đời loài chim yến hiện nay thật quá thương tâm, vì lòng tham và sự tàn nhẫn của con người chưa từng giảm bớt…Hãy dừng lại việc nuôi yến, bán tổ yến cho đến tiêu thụ các sản phẩm từ chim yến.
Nhân nào quả đấy, nếu mình phá hoại nhà cửa của người ta, chia rẽ gia đình người ta, cướp đoạt cái mà chẳng phải thuộc về mình, ăn nuốt vật phẩm dựa trên máu, nước mắt và sinh mạng của chúng sanh thì tương lai gia đình mình, con cháu mình, và cá nhân mình chẳng lẽ không bị quả báo tương tự hay sao?
Vì vậy: Trước khi làm điều gì, hãy nghĩ đến hậu quả của nó.
(Sưu tầm)
NÓI LỠ LỜI PHẢI ĐỌA LÀM KIẾP CHÓ
Một thời, Đức Phật Thích Ca Mâu Ni ngụ tại tinh xá Kỳ Viên, khi ấy tôn giả Xá-lợi-phất mỗi ngày thường dùng thiên nhãn xem xét chúng sinh đang thọ khổ trong sáu đường luôn hồi, xem ai là người có nhân duyên đáng được độ, tức liền đến giáo hoá giúp chúng sinh ấy thoát khổ được vui.
Lúc ấy, có rất nhiều thương nhân, kết bạn đi buôn. Họ tìm đến nước lân cận buôn bán. Trong số đó có một thương buôn mang theo con chó để nó canh giữ hàng hoá ban đêm.
Trên đường đi, họ dừng ngủ ở một doanh trại bên đường. Con chó lẻn cắp thịt của những thương buôn khác. Sau đó, người chủ phát giác bị mất thịt, loan báo khiến mọi người trong đoàn hết sức tức giận, hè nhau lấy cây đánh chó gãy chân rồi đem nó vất ngoài đường.
Cũng lúc đó, tôn giả Xá-lợi-phất bằng thiên nhãn thanh tịnh thấy rõ hết sự việc, Ngài biết con chó không thể đi nổi, đau đớn rên la, chắc chắn bị đói lạnh mà chết. Tôn giả đi xin thức ăn rồi vận dụng thần thông mang đến cho con chó. Con chó được cho ăn, nên mạng sống được kéo dài, nó vẫy đuôi lộ vẻ vui mừng. Tôn giả Xá-lợi-phất vì con chó giảng nói Phật pháp vi diệu, sau khi được nghe pháp mầu, tội chướng của nó tiêu trừ, nó cảm tạ ân cứu mạng và chết ngay khi ấy.
Nói đến con chó chết rồi, chuyển kiếp sinh làm người, sinh gia trong một gia đình Bà-la-môn trong thành Xá-vệ. Hôm ấy tôn giả Xá-lợi-phất cầm bát đi đến trước cửa Bà-la-môn khất thực, Bà-la-môn hỏi tôn giả: ”Thưa tôn giả, Ngài đi một mình, không có thị giả theo hầu sao?”
Tôn giả đáp: ”Tôi không có thị giả. Nghe nói gia chủ có một đứa con trai, vậy gia chủ có bằng lòng cho đứa bé theo hầu tôi không?”
Gia chủ đáp: ”Tôi có một đứa con tên Quần Đề, song tuổi còn rất nhỏ, chưa biết gì hết, nên không thể theo hầu ngài được. Đợi nó lớn một chút, thì tôi sẽ cho theo Ngài làm thị giả”.
Tôn giả bằng lòng. Thời gian trôi qua, người con trai của Bà-la-môn ấy được 7 tuổi, tôn giả Xá-lợi-phất nhớ lời hứa cũ nên tìm đến nhà Bà-la-môn để xin cho đứa bé xuất gia. Bà-la-môn ấy vô cùng hoan hỉ, cho con trai Quân Đề xuất gia làm Sa-di.
Tôn giả dẫn Quân Đề đến tinh xá Kỳ Viên, thế phát cho làm sa-di. Quân Đề sáng tâm hiểu đạo, chứng được quả A-la-hán được thần thông tự tại. Sau khi chứng đạo, sa-di Quân Đề vận dụng trí túc mạng nhớ lại những kiếp trong đời quá khứ của mình đã làm gì? Ở đâu? Do đó nhớ duyên đời trước khi làm con chó được tôn giả Xá-lợi-phất từ bi cứu mạng, nói pháp tế độ, nên được làm thân người, đời này vẫn tiếp tục tế độ khiến cho ngài thoát khỏi đau khổ ràng buộc trong vòng luân hồi. Khi ấy sa-di Quân Đề rất đỗi vui mừng, muốn báo đáp ân trọng, nên phát nguyện trọn đời theo hầu tôn giả Xá-lợi-phất”.
Sa-di Quân Đề kể lại: ”Đời trước sở dĩ ta phải mang thân chó là do kiếp xa xưa ta đã lỡ tạo khẩu nghiệp. Vào thời Phật Ca-diếp, ta từng xuất gia tu học. Bấy giờ ta cùng với đại chúng tụng kinh. Trong ấy có một Tỳ-kheo già âm thanh tụng kinh khàn đục, rất khó nghe. Ta ỷ mình tuổi trẻ, âm thanh trong trẻo, nhiều người khen ngợi, nên khởi niệm chê tụng kinh của vị Tỳ-kheo già giống như chó sủa. Lúc đó, vị Tỳ-kheo đã chứng A-la-hán, Ngài bảo ta:” Tỳ-kheo kia, ngươi chê lầm ta rồi”.
Tỳ-kheo trẻ nói:” Tôi biết ngài là bậc Tỳ-kheo thượng toạ ở đây phải không?”
Tỳ-kheo già nói:” Ta tuy tụng niệm âm thanh khó nghe, song ta đã thoát ly sinh tử, không còn thân sau nữa”.
Lúc bấy giờ khi nghe vị Tỳ-kheo già nói thế, tâm ta kinh sợ, tự biết đã lỡ lời, vô cùng hổ thẹn, cầu xin sám hối. Nhưng khi tội đã thành rồi thì không còn cách nào tiêu trừ, từ đó ta bị quả báo liên tiếp năm trăm đời mang thân chó, trả nợ cho câu nói chê bai bậc đã chứng thánh quả.
Song, cũng do nhân lành trước kia đã xuất gia học Phật pháp, giữ giới thanh tịnh, chính nhờ công đức ấy mà ngày nay ta được gặp tôn sư cứu mạng, còn tế độ giúp ta chứng được quả thánh. Ôi! Công đức của Thầy thật là thênh thang vô kể!
Khuyên tất cả mọi người, dè dặt từng tiếng nói, không để phạm lỗi lầm bị quả báo khổ như ta.
Chê người tụng kinh tiếng như chó sủa,
Phải bị năm trăm đời làm thân chó.
Nhân quả theo nhau nghìn muôn kiếp
Mảy may không sót phải răn dè.
ST
Cứu con rắn bạch tạng 2 đầu kì lạ, người đàn ông không ngờ con rắn vô ơn quay lại cắn mẹ già đang bệnh. Đến khi bác sĩ tiết lộ bệnh tình của mẹ ông chỉ còn biết ôm mặt hối hận.
Ông Vương là một tiều phu chuyên lên rừng đốn củi để mang đi bán. Một hôm khi đang trên đường đi kiếm củi, bất chợt ông thấy một con rắn 2 đầu cả người trắng toát, mắt đỏ lòm đang nằm quằn quại bên vệ đường. Lại gần nhìn thử, hóa ra con rắn đang bị thương rất nặng ở phần đuôi. Ông Vương vội mang nó về nhà chăm sóc. Dưới sự chăm sóc của gia đình ông dần dần con rắn cũng khỏe lại. Thế nhưng sau khi lành đuôi con rắn đã bỏ đi lúc nào không ai biết.
Bẵng qua hơn 9 năm, người mẹ của ông tuổi ngày càng cao, sức khỏe cũng yếu dần, bệnh tật liên miên không thuốc gì trị hết. Vợ chồng ông cũng lo đủ mọi thứ để chuẩn bị hậu sự cho mẹ. Bỗng một hôm, khi cả nhà đang ăn cơm, đột nhiên nghe thấy tiếng mẹ trong buồng kêu thất thanh:
– Đau quá, con ơi! Mẹ đau quá!
Cả nhà chạy vội vào trong phòng mẹ xem thử có chuyện gì xảy ra. Ông gần như chết lặng khi thấy con rắn bạch tạng ông cứu năm nào đang cắn chặt vào tay của mẹ không buông. Ông dùng sức mãi mới kéo nó ra được.
Vợ ông vội nói:
– Mau, mau mang mẹ đến bệnh viện. Nhanh lên còn kịp. Còn ông nữa, đứng ở đây làm gì vào viện nhanh đi. Tôi đã bảo thứ động vật làm gì biết thế nào là ơn nghĩa. Ông xem giờ nó còn quay lại cắn cả người đã cưu mang chăm sóc nó.
– Bà im đi, nói nhiều quá. Mang mẹ vào viện nhanh lên.
Đến lúc vào viện, sau khi xem xét tổng quan, bác sĩ bỗng thốt lên “Trời ơi! Sao chuyện này lại xảy ra được. Quá thần kỳ”. Thì ra con rắn ông cứu năm nào đã quay lại dùng nọc độc của nó để cứu mẹ ông. Theo các bác sĩ, nọc độc của rắn có thể chữa những bệnh mãn tính như thấp khớp, nhức mỏi cơ, thậm chí nọc rắn còn là nguyên liệu quan trọng để điều trị thuốc cầm máu và chống chảy máu nội tạng.
Sau khi mẹ ông ra viện, ông đã nhiều lần quay lại khu rừng năm xưa để tìm con rắn bạch tạng 2 đầu nhưng đều vô ích. Thế nhưng, qua đó, ông hiểu được đến cả động vật cũng hiểu thế nào là ân nghĩa, oán thù.
Bài học cuộc sống: Trong cuộc sống này, không ít người cho rằng những loài vật được như trăn, rắn,… đều là những loài vật hung dữ, “máu lạnh”, chỉ biết tấn công và làm hại con người. Cũng như không ít người quan niệm rằng động vật mãi chỉ là động vật, là loài sống theo bản năng, không hề biết đến tình cảm, cảm xúc, ân nghĩa, oán thù. Thế nhưng, trên thực tế điều đó không hoàn toàn chính xác. Động vật, thậm chí cả những loài “máu lạnh” cũng hiểu thế nào là “lấy ơn báo ơn, lấy oán báo oán”. Động vật cũng có tình cảm, cũng biết khóc biết cười, biết vui vẻ biết khổ đau. Hành động của con rắn khiến con người phải tự nhìn nhận lại mình, tự nhìn nhận lại cách sống cách đối nhân xử thế của chính mình. Đừng làm hại bất kỳ loài vật nhỏ bé đáng thương nào chỉ vì suy nghĩ “Con vật này chắc chắn sẽ làm hại đến mình”.
ST