Tôi tên Phạm Thị Hiền, sinh năm 1934, hiện sống tại số 9 ngõ 78 Phố Thái Thịnh, Hà Nội. Gần hai mươi năm nay, tôi bị chứng bệnh xương khớp, đau đầu gối, đau lưng… dày vò, dù đã chạy chữa khắp nơi, nào bệnh viện tư, nào thầy thuốc danh tiếng, nào là lương y gia truyền, cứ nơi nào báo đăng là có thầy thuốc giỏi là tôi tìm đến, có khi mấy trăm ngàn một thang thuốc mà uống chỉ đỡ được vài hôm là bị lại như cũ, không tài nào khỏi được.
Mà bệnh xương khớp ai bị rồi thì đều biết, nó hành hạ con người ta khổ sở tới mức nào, ngày đêm đau nhức, ăn không ngon, ngủ không yên với cái cơn đau dai dẳng ấy, cứ như có người cưa cắt, đục đẽo gì trong xương tủy mình vậy. Nhiều khi chỉ muốn tháo hẳn cái khớp này mà vứt quách đi cho xong, thế mà tôi cứ bị liên miên như thế suốt mười mấy hai chục năm trời.
Mới gần đây, con gái tôi thông qua facebook, có thỉnh về một cuốn sách, tựa là “Bệnh viện trả về, Phật Pháp cứu sống”, tôi xem qua và như bừng tỉnh. Hóa ra trên đời này quả thực có báo ứng, có nhân, có quả , chi ly từng chút không hể sai sót. Đáng sợ thật ! Và cứ thế tôi vừa đọc, vừa hồi tưởng lại những sai lầm suốt hơn tám mươi năm cuộc đời của mình. Có những câu truyện tôi xem qua mà như thấy chính mình trong đó, cũng tội lỗi như thế, cũng báo ứng như thế, khiến tôi thực sự thấm thía cái đạo lí nhân quả , nghe thì thấy thường, vì tôi từng này tuổi thì cũng đã nghe người ta nói chán rồi, nhưng để thấm thía thì lại là chuyện khác.
Thế là, tôi bắt đầu thực hành theo những phương pháp trong cuốn sách ấy. Đầu tiên là sám hối. Tôi lần lượt nhớ lại những sai lầm thủa xưa mình đã trót phạm. Tôi đã từng mang thai hai mươi tư lần, sinh ra chín người con, sẩy hai lần, và… phá bỏ mười ba cái thai nhi. Đối với một người phụ nữ ở thế hệ của tôi, thì có lẽ chuyện này bình thường, vì khi ấy đất nước còn nghèo, các phương pháp tránh thai rất hạn chế. Nhưng không ngờ đó là nguyên nhân chủ yếu khiến tôi bị dày vò bệnh tật như thế này. Chính các vong linh thai nhi đó ôm mối căm hận, bám theo tôi mà hành hạ, thành ra bệnh tật như thế. Chừng nào các vong linh ấy chưa siêu thoát, thì sao mà khỏi bệnh được.
Trước kia tôi theo Tứ Phủ , hầu đồng cũng nhiều, nhưng việc ấy không có kết quả gì. Cũng từng sám hối chung chung các tội, nhưng chưa cụ thể. Đến giờ tôi nhận ra tội lỗi to lớn của mình, theo như hướng dẫn trong sách, tôi hướng tâm đến những oan gia trái chủ của mình , chính là mười ba vong linh thai nhi đã phá bỏ, thành tâm sám hối, thành khẩn nói lên lời xin lỗi, rồi xin được tụng kinh, niệm Phật cầu cho các vong thai ấy đều được siêu sinh về Tây Phương Cực Lạc. Tôi kiên trì niệm Phật hơn một tháng, kết hợp với tụng kinh Kim Cang, chú Đại Bi, hết thảy công đức đều xin hồi hướng cho các thai nhi đã phá bỏ, cùng với các vị oan gia trái chủ khác.
Kì diệu thay, chứng đau nhức gần hai chục năm qua, bao nhiêu thuốc không khỏi, thế mà nay đỡ dần, đỡ dần, rồi khỏi hẳn. Chẳng phải uống thuốc gì cả, mà chính cái tâm thành sám hối, ăn năn, cùng với câu niệm “ Nam Mô A Di Đà Phật”, với những bài kinh chú của Đức Phật là liều thuốc thần diệu, chữa lành căn bệnh trên thân tôi, và cả trong tâm hồn tôi. Bỗng dưng một đêm, khi mà bệnh đã đỡ hẳn, tôi đột nhiên bị đau trở lại. Từ chỗ đầu gối trở xuống bị đau nhức dữ dội, không tài nào ngủ được. Tôi liền kiểm lại, không biết còn tội gì mà mình chưa sám hối không ? Được một lúc, tôi chợt nhớ ra. Thôi chết , còn một tội này tôi đã bỏ sót! Hồi trẻ, trong lúc kinh tế khó khăn, sợ mấy đứa con còn nhỏ thiếu dinh dưỡng, tôi hay đi bắt những con cóc về, đặt lên thớt, chặt đứt đôi chân rồi nấu nướng. Còn thân mình thì quăng bỏ. Để cải thiện bữa cơm cho đám con thơ, mà tôi đã gieo rắc kinh hoàng, đau đớn cho rất nhiều chú cóc tội nghiệp như thế. Có lẽ vì nay tôi đã biết ăn năn, tu tập, nên các vị oan gia “Cóc” ấy tìm về đòi nợ một thể.
Thế là, tôi liền khấn với các vị “ Cóc” ấy, xin sám hối tội giết hại, chặt chân các vị, xin các vị ấy tha cho tôi. Sau đó thì tôi niệm Phật cầu cho các vị ấy siêu thoát, và cơn đau từ từ lắng xuống rồi biến mất. Đến nay, tôi có thể đi lại bình thường, không còn đau đớn nữa. Trong khi bao nhiêu người trẻ hơn tôi, trong cái lạnh mùa Đông ở Bắc Bộ cắt da cắt thịt cũng còn thấy đau nhức, mà tôi giờ lại chẳng hề hấn gì, sức khỏe ngày càng tốt hơn. Tôi cũng thường đem cuốn sách “Bệnh viện trả về, Phật Pháp cứu sống” ấy, photo ra nhiều bản, tặng cho những người bị bệnh nặng, tự tin mà nói với họ rằng : “Cứ theo đó mà thực hành , nhìn tôi đây này…” Mong rằng họ cũng sẽ được Phật Pháp cứu chữa, như tôi đã từng được cứu chữa, cả về thể xác lẫn linh hồn.
Phật Pháp quả thật nhiệm màu, lời Phật dạy quả thật là chân lí. Trăm người thực hành, trăm người thấy linh ứng. Ngàn người tu tập, ngàn người đều được an vui.
Quang Tử viết lại theo lời kể của bác Phạm Thị Hiền
Con xin kể tình hình của con. Tinh thần con có bệnh rất nặng, hay hỗn loạn, lo lắng đủ việc dù là việc nhỏ nhặt. Suy nghĩ thường không ổn định, kết quả khám là con bị trầm cảm nặng, có dấu hiệu tâm thần
Rồi có lẽ con được Phật gia hộ nên mới chịu trì niệm chú Dược Sư. Thời gian này con thấy tinh thần mình đã ổn định hơn. Con nghiệm ra ở đời đều vận hành theo quy tắc nhân quả nên thường nghe kinh Nhân Quả Ba Đời. Không nên lo nghĩ nhiều nữa mà nên lo tu nhân lành.
Con thấy trong Phật giáo tu hành Pháp Tịnh độ niệm Phật A Di Đà rất rộng rãi. Nhưng con xin thành thật là bây giờ con không có lòng muốn vãng sanh sâu đậm. Nên khi niệm danh hiệu Phật A Di Đà thấy bản thân rất là dở, làm không đến chỗ Phật kỳ vọng. Nhưng con lại rất mong được hết bệnh, được vô ưu vô phiền, xa lìa tất cả khổ sở ở đời, tất cả cầu mong đều thành tựu nên con rất thích trì chú Dược Sư. Con cũng thấy trong kinh Dược Sư cõi Tịnh Lưu Ly cũng giống hệt cõi Cực Lạc. Vậy con có thể nên cầu vãng sanh cõi Tịnh Lưu Ly không ạ
Tình hình con là như vậy, con cũng từng thưa hỏi vài người. Có người nói nên tu trì một pháp chuyên nhất mới tốt, nhưng mà có vài lúc con cũng muốn niệm Phật A Di Đà, Quán Thế Âm Bồ Tát, vì con không làm lơ được các ngài. Quả thật kinh Phật cùng tôn danh của chư Phật Bồ Tát rất nhiều, mỗi vị đều không thể nghĩ bàn, con đọc qua một lần liền muốn trì niệm cả đời, mỗi pháp đều có chỗ hay riêng. Con nên nghĩ thế nào cho thoáng vấn đề này ạ. Tinh thần con có hạn mà Phật Pháp quá nhiều làm sao trì cho hết, làm lơ thì có phải coi nhẹ.
Lại có vị tu tịnh độ thì nói nên niệm Phật A Di Đà thôi, nhưng con niệm Phật A Di Dà lại không chuyên tâm như niệm chú Dược Sư.
Mong có vị nào có cái nhìn bình đẳng vạn pháp cho con đôi lời chỉ bảo. Nên nghĩ thế nào cho thoáng ạ, con không thể ép bản thân làm trái ý mình, con căng thẳng là liền phát cáu lên. Thật là không biết thế nào cho phải.
A DI ĐÀ PHẬT
Gửi bạn Nhất Long,
Các pháp của Phật đều là phương tiện pháp, nếu pháp nào bạn thực tâm hành trì mà thấy tâm an lạc, tất đó là pháp có lợi lạc cho bạn và như vậy cứ nhất tâm mà hành trì để đi đến đích mà mình mong nguyện. Cõi Đông Phương Dược Sư Lưu Ly Quang Như Lai cũng là Tịnh Độ cõi. Vì thế nếu bạn có thể sanh về cõi đó rồi khởi niệm muốn sanh về Tịnh Độ của A Di Đà, đó chỉ còn là một niệm, ngay lập tức bạn đã có thể sanh về Cực Lạc. Điều này 48 Đại Nguyện của Phật A Di Đà đã nói. Vấn đề là bạn cần phải nhất tâm, nhất nguyện mà hướng về cõi Đông Phương Dược Sư Lưu Ly Quang Như Lai chứ đừng hôm nay Dược Sư, mai mốt lại A Di Đà và ngược lại.
TN
A Di Đà Phật…
Xin chào Nhật Long:
Bạn ở Việt nam hay ở nước ngoài?
Bệnh trầm cảm của bạn uống thuốc ra sao?
Uống thuốc Tây, thuốc bắc hay thuốc năm trị bệnh trầm cảm?
Vì mình đã bị bệnh trầm cảm qua, nên mình có ích kinh nghiệm để chỉ bạn. Nhớ hồi âm cho đệ.
A Di Đà Phật…
A Di Đà Phật
Bạn Nhật Long thân mến!
MD từng có xem video của Thầy Thích Phước Tiến giảng Pháp với tựa đề “Phật ơi! con biết khổ rồi”. Quả thực trong đời không có khổ đau thì ít người tìm ra được chân lý nhân sinh, sống trong cảnh đầy đủ thì dục lạc tăng trưởng, cái ác tăng trưởng. Vì thế giờ đã học Phật rồi, đã ngộ thấu Nhơn quả rồi thì phải thấu triệt sự khổ cùng sinh tử, nếu ở ngay trong đời mà muốn hết đau hết bệnh, vô ưu vô phiền, xa lìa tất cả khổ sở, tất cả đều được thành tựu- há chẳng là người ở trong ngục lại mơ ước cảnh nhàn hạ, giàu sang sao. Một niệm cầu giải thoát thì thành Phật, một niệm cầu túc lạc là ma, bạn niệm Kinh Dược Sư để thành Phật hay thành ma- điều này hết sức cẩn trọng.
Bổn nguyện của chư Phật đồng chẳng gia trì cho chúng sanh có đầy đủ sự ham cầu ở thế gian này, thế nên chúng ta cảm thấy niệm Phật rất dỡ, đối trước Phật mà sợ Phật kỳ vọng là phải rồi. Khi nào mới để Phật kỳ vọng vào chúng ta, chúng ta có định được thời gian của sự bất trắc, định được thời gian cho cái chết không? Sự giác ngộ và tu hành thì không bao giờ là trễ cả, nhưng nếu đã biết đến Phật pháp mà sự tu hành lại hẹn nay hẹn mai thì là trễ thật rồi.
Nam Mô A Di Đà Phật
NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT
Kính thưa chư vị phật tử tôi có 1 câu hỏi xin chư vi từ bi giải đáp dùm tôi rằng : khi chúng ta làm việc lành tụng kinh.niệm phật .phóng sanh…và đem hồi hứơng cho người thân còn sống
thì người thân sẽ nhận đựơc bao nhiêu phần công đức và phứơc đức của mình làm ra?
NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT
A Di Đà Phật. Theo như kinh Địa Tạng Bồ Tát Bổn Nguyện thì người được hồi hướng sẽ nhận được 1 phần 7 số công đức đó.
Gửi chú Thiện Nhân. Con có một điều rất khổ sở cần chú chỉ dẫn cho rõ ràng ạ. Nó là như thế này ạ con thì thật sự là ko muốn phạm vào bất kỳ thứ gì liên quan tới giới DÂM, nhưng con tu tại gia nên việc lấy vợ rồi sinh con cuối cùng cũng phải có. Xong con muốn cái thứ này nó không bao giờ liên quan gì tới con trên cuộc đời này của con. Vậy theo chú con có lên lấy vợ sinh con, nếu lấy vợ cũng được nhưng sinh con, lại phải quan hệ như vậy nó có làm phá tới cái Tâm Thanh tịnh của con hay không? Nếu giả dụ cho con chọn con sẽ muốn chọn sống một mình mãi, nhưng còn có mẹ con, mà mẹ con lại muốn con có một người vợ. Rồi sinh con thì là một người con con ko nỡ làm trái ý mẹ. Sợ rằng điều đó khiến mẹ con thêm khổ hơn, nhưng giả dụ như con tu để tâm được Thanh tịnh nhưng mắc vào thứ này con thật sự không muốn. Con chỉ muốn tu hết cuộc đời này thật Thanh tịnh nhưng con lại gặp phải cái này. Con thật sự khó hiểu rằng nếu tu hành mà phải quan hệ thì làm sao mà nói là Thanh tịnh chứ. Mong chú Thiện nhân cho con một lời khuyên để sáng tỏ giúp con. Con xin cảm ơn. A Di Đà Phật
A DI ĐÀ PHẬT
Gửi bạn Khổ,
*6 Chúng đệ tử của Phật bao gồm:
– Tỳ Kheo (nam),
– Tỳ kheo Ni (nữ),
– Thức Xoa Ma Ni (nữ),
– Sa Di,
– Cư sĩ nam và
– Cư sĩ nữ.
4 Chúng đầu là hàng Tu sĩ, 2 chúng sau là hàng tại gia.
Đệ tử của Phật thì ai ai cũng đều phải nương theo giới luật của Phật để tu học và hoàn thiện mình để giác ngộ, giải thoát. Hàng cư sĩ tại gia, nếu hiểu đúng nghĩa Cư Sĩ thì nó cao cả lắm, chẳng phải như chúng ta nghĩ cứ thọ Tam quy Ngũ giới, hay tự phát tâm ăn chay, tụng kinh, trì chú, toạ thiền, niệm Phật thì đã là cư sĩ đúng nghĩa, trái lại, người cư sĩ muốn làm tròn trách nhiệm của mình, ngoài việc tu học, giữ giới còn phải là người cùng với 4 chúng Tu sĩ nói trên cùng hộ trì tam bảo. Nói vậy để bạn hiểu, việc tu không phải cứ độc thân mới dễ tu, mới có thể tu. Thực tế thì rất nhiều người độc thân nhưng không quan tâm tới Phật pháp và cũng rất nhiều người quan tâm nhưng cũng chỉ dưới hình thức kết duyên. Như vậy bạn có thể hiểu: Tu nói chung là để sửa mình, hoàn thiện chính mình. Cổ ngữ có câu: tu thân, tề gia, bình thiên hạ, nghĩa là muốn thiên hạ thái bình, trước nhất phải tu thân, giúp gia đình được an lạc. Nếu thân (tâm) không tu=gia đình không an=xã hội bất an. Do vậy, việc tu dù đời hay đạo đều mang nghĩa cao cả, tốt đẹp cả.
*Lấy vợ, sanh con sẽ cản trở đường tu?sẽ khiến tâm không thanh tịnh? Điều này đúng nếu chúng ta chỉ lo hưởng ngũ dục và để nó lôi kéo, chi phối, khuynh đảo. Mà ngũ dục, tâm thụ hưởng ngũ dục vốn không giới định cho người tu và kẻ không tu, bởi chúng ta vì tham đắm ngũ dục nên mới có mặt trong đời này, vì thế khác chăng, hiểu được ngũ dục là tâm đoạ lạc, thế đó cùng dìu dắt nhau (vợ chồng, con cái, cha mẹ, anh em…) cùng tu đạo để chuyển hoá cái tâm đó, giúp cuộc sống gia đạo an lạc. Như vậy không thể nói: có gia đình là không có lợi lạc.
Phật dạy: tâm tịnh, cõi Phật tịnh. Muốn tâm tịnh chúng ta phải làm lành, lánh dữ. 5 Giới, 10 thiện chính là kim chỉ nam để gia đạo bình an. Độc thân mà 5 giới, 10 thiện không hiểu, không giữ thì vẫn là đắm mình trong vòng sanh tử luân hồi. Do vậy, việc cưới vợ (chồng), sanh con không phải là chướng duyên mà đó là thiện duyên để chúng ta chứng tỏ bản lĩnh tu đạo của mình.
*Tu không ở nơi thanh vắng, không ở nơi chùa, không ở nơi pháp hay-dở, không ở nơi độc thân hay gia đình, cũng không ở nơi xuất gia, tại gia, mà ở ngay cái tâm biết quán chiếu nhân quả, đời là bể khổ, sanh tử vô thường trong gang tấc, để chuyển hoá cái nhân khổ đó, giúp cho cuộc sống được an lạc. Đó mới là nghĩa đích thực của sự tu.
Mong bạn giác ngộ điều này thì bước vào tu học mới có ý nghĩa.
TN
Con cảm ơn chú ạ. Chú cho con hỏi là nếu như người tu hành đang cố tu để giữ được chánh niệm nhưng họ lại đi quan hệ vợ chồng. Như vậy có phá cái tâm Thanh tịnh ko ạ. Con chỉ lo rằng vướng phải cái này thì tâm nó ko đc chánh niệm ko tốt. A Di Đà Phật
Với cả cho con hỏi luôn là người tu hành thì tình yêu có nên có ở họ hay ko, nếu mà một người con trai yêu một cô con gái thì là người tu hành có nên có hay ko. Nếu có thì tình cảm ấy gọi là tình yêu nó sẽ ko bình đẳng vì sao bởi vì nó là tình yêu nên chẳng bao giờ bình đẳng với những chúng sinh khác. Đoạn này mong chú trả lời tỉ mỉ giúp con với ạ. Con xin cảm ơn. A Di Đà Phật
A DI ĐÀ PHẬT
Gửi bạn Khổ,
Tình yêu của đời và đạo có sự khác biệt. Ngoài đời tình yêu luôn gắn với nghiệp báo, bởi chúng sanh đến với nhau đều do 4 nghiệp nhân: trả nợ, đòi nợ, báo ân, báo oán. Vì thế tình yêu của ngoài đời nếu là đòi nợ và báo oán thì không sớm thì muộn bi kịch cũng sẽ xảy ra. Khá hơn tình yêu hình thành từ cái nhân trả nợ và báo ân, mọi chuyện có thể sẽ diễn ra tốt đẹp. Tuy nhiên hai chữ tốt đẹp chỉ là sự hình thành và tồn tại mong manh, bởi tâm chúng sanh chúng ta vốn lấy và luôn khởi lên từ sự phân biệt, chấp trước. Điều này đồng nghĩa: hễ yêu thì mến, quý, thích gần gũi, chia sẻ, thậm chí hy sinh cho nhau; nhưng hễ ghét, thù, oán, hận thì sẽ có sanh ly tử biệt. Cả hai yêu và hận xét cho cùng, trong đời cũng chỉ là mối quan hệ trong gang tấc, bởi nó được hình thành trên một nền tảng không vững chắc. Do vậy để có một tình yêu thật sự, thật bình đẳng và bền lâu, chúng ta phải xây dựng từ nền tảng nhân-quả; thứ đến phải lấy 5 giới, 10 thiện làm đầu. Tại sao? Bởi nếu xa rời nhân quả, 5 giới, 10 thiện, chúng ta không sớm thì muộn cũng xa vào hoặc là sự cám dỗ của ngũ dục, hoặc sẽ bị tam độc thúc, đẩy, lôi kéo để đắm chìm trong ngũ dục. Khi tâm chìm đắm trong ngũ dục=tạo nghiệp vô cùng tận và như thế tình yêu thực sự lúc đó sẽ không thể hình thành, chưa nói tới độ bền lâu. Như vậy có thể nói: 5 giới, 10 thiện chính là phương tiện để chuyển hoá những bất thiện nghiệp, giúp cho sự hình thành, mối quan hệ nam-nữ được bền lâu và trong sáng, xa hơn cùng giúp nhau cải tà, quy chánh, tu tâm, dưỡng tánh, cùng tu đạo, giác ngộ và giải thoát. Điều này TN có thể khẳng định: nếu một tình yêu lấy Phật học chân chánh làm nền tảng, tình yêu đó chắc chắn sẽ vững bền bởi nhân đã thiện, quả ắt sẽ thiện.
Điều này bạn có thể quán sát xung quanh chúng ta và những diễn biến trong xã hội đương thời, bạn sẽ nhận ra lý do những bất cập trong mối quan hệ nam nữ hiện nay.
Phật Tử Yêu Và Sống Như Thế Nào?
http://www.duongvecoitinh.com/index.php/2015/02/phat-tu-yeu-va-song-nhu-the-nao/
Tôi có lời khuyên bạn thế này nếu lấy vợ người bạn đời nhất định phải là người học Phật , thứ hai bạn nên tìm hiểu thêm bài giảng về thanh tịnh tâm để hiểu rỏ thêm, ở đây chú TN cũng đã giải đáp thắc mắc của bạn rồi đó hãy đọc đi đọc lại nhiều lần bạn sẽ rỏ ngay. Rất hiểu nổi khó khăn của bạn nhưng không sao? Nếu tâm bạn thật sự thanh tịnh mọi vấn đề đều được giải quyết. Chính bạn sẽ giải quyết gút mắc của mình. A DI ĐÀ PHẬT
A Di Đà Phật xin cam ơn Cá Hóa Lòng. A Di Đà Phật
A DI ĐÀ PHẬT
Gửi bạn Khổ,
*Ở đây chúng ta nên tách làm hai đối tượng:
Một: người quyết tâm giữ giới thanh tịnh=đoạn tuyệt tất thảy những nhân bất tịnh.
Hai: Vì gia duyên ràng buộc, phải duy trì mối quan hệ hôn nhân và sanh con cái để tạo dựng một gia đình.
Đối tượng Một thì khỏi cần bàn, vì hễ khởi niệm ái dục=bất tịnh. Nhưng đối tượng Hai, nếu biết tiết dục, nghĩa là quan hệ vợ chồng biết tiết độ, không tìm lạc thú trong mối quan hệ đó thì nó nằm trong giới hạn của việc giữ giới không tà dâm dành cho người tại gia.
*Điều này là khá tế nhị, đặc biệt là với các cặp vợ chồng trẻ, nếu không khéo léo trong việc tu học sẽ dẫn tới đổ vỡ trong quan hệ vợ chồng, từ đó sẽ tạo nhân để cho người đối diện tạo nghiệp tà dâm bên ngoài hôn nhân.
*Với người tại gia, Phật chỉ chế giới không được tà dâm, tức đã có vợ, chồng rồi không được khởi niệm tà dục hay quan hệ với các đối tượng khác giới ngoài hôn nhân; nhưng với hàng tu sĩ thì việc tà dâm là phải đoạn tuyệt. Do vậy phải thật khéo léo để làm sao đời-đạo đều vẹn toàn.
A Di Đà Phật. Con xin cảm ơn chú TN về comment vừa rồi ạ. ” tình yêu lấy Phật học chân chánh làm nền tảng” làm cách nào để làm đc ạ, nó như thế nào khi con người vẫn có sự phân biệt người mình yêu với chúng sinh khác. Vậy nên làm cách nào để mà vừa phải đeo trên Mik nhiệm vụ gia đình mà vừa giữ đc tâm Thanh tịnh. Con rơi vào trường hợp thứ 2 mà chú TN đã nói ở trên, vậy nếu với người yêu mà….. Giờ còn sẽ chia làm 2 trường hợp là yêu kiểu chống đối kiểu như là có thổi và yêu dành tình yêu cho người ta nhưng nó chắc chắn sẽ phá tâm Thanh tịnh của con, nó sẽ phá tâm Bình đẳng của con. Không biết nói thế này chú có hiểu ý con ko ạ. Nói chung là con đứng ở trường hợp 2 như trên(như chú đã đưa ra). Vậy con tu hành như nào mới đúng khi vừa mang nhiệm vụ là phải làm tròn trách nhiệm gia đình mà vẫn giữ đc tâm Thanh tịnh của Mik. A Di Đà Phật
A DI ĐÀ PHẬT
Gửi bạn Khổ,
Những vấn đề bạn đặt ra rất ý nghĩa, TN xin được tiếp tục chia sẻ cùng bạn:
*Tình yêu lấy Phật học chân chánh làm nền tảng” làm cách nào để làm đc ạ, nó như thế nào khi con người vẫn có sự phân biệt người mình yêu với chúng sinh khác.
Đây là điều thực vi tế, vì vậy khi tu học, nếu chúng ta không cẩn trọng sẽ có sự lầm lẫn. Một: vì chúng ta còn sống trong phàm cảnh, bản thân còn là thân phàm phu, vì vậy có những chuyện phải tuân thủ theo nguyên tắc sống dựa trên giáo lý của Phật để duy trì cuộc sống đời-đạo song hành. Bạn phải khéo quán xét: yêu một người=sẵn sàng làm mọi việc cho người mình yêu theo lẽ đời là chỉ cần đáp ứng tất thảy những mưu cầu của đối phương, nhiều khi bất chấp thủ đoạn, hậu quả. Nhưng khi tu đạo, mối quan hệ sẽ được đặt trên nền móng nhân-quả; mọi hành vi động niệm đều lấy bát chánh đạo làm phương tiện, nhờ đó mà mối quan hệ sẽ đi theo con đường trong sáng. Điều này hoàn toàn khác biệt khi yêu một đối tượng nhưng lại muốn trải thêm lòng mình cho nhiều đối tượng khác khác giới khác và cho đó là trải tấm lòng từ, hay vì tâm không còn phân biệt giữa người mình yêu và những người cùng giới khác. Điều này chỉ có Bồ tát mới có thể hành được, bởi tâm của các ngài là vô duyên đại từ, vô ngại đại bi, nghĩa là: trước các chúng sanh tâm đều bình đẳng; sống trong ngũ dục tâm chẳng gợn nhơ. Nếu bạn thấy mình có thể thực hành theo hạnh nguyện này, thật là điều không thể nghĩ bàn, nhưng nếu mình chưa đạt được mà cố bám chấp và hành theo, tất sẽ dẫn tới sự bất đồng, hiểu lầm, phiền não xảy ra trong mối quan hệ. Do vậy, TN nghĩ: sống trong đời để tu đạo nên cũng phải tuỳ duyên để giúp, giữ việc đời trọn vẹn, kế đó mới có thể lo việc đạo. Nếu việc đời chưa chọn vẹn, nghĩa là đối tượng mình thương yêu mình lo chưa chọn vẹn, chưa giúp cho họ hiểu được lẽ sống trong đời, lẽ đạo ra sao mà mình lại cố chấp muốn làm những đại sự nhân duyên khác, ắt sẽ tạo sự rạn nứt, đổ vỡ trong mối quan hệ. Bạn phải thực tỉnh giác để không phạm sai lầm.
*Vậy nên làm cách nào để mà vừa phải đeo trên mình nhiệm vụ gia đình mà vừa giữ đc tâm Thanh tịnh.
Đây là cái khó của người tại gia chúng ta, bởi một lúc chúng ta phải gánh 2 trọng trách: đời-đạo song hành. Vì thế muốn lưỡng toàn, chúng ta phải khéo dụng pháp của Phật và phải thường biết tuỳ duyên. Ví thử: người mình yêu, quan tâm chưa muốn, chưa đủ duyên để đến với Phật pháp mà chúng ta ráng bằng mọi cách tác duyên cho họ=tạo chướng duyên. Khi chướng duyên khởi, đồng nghĩa mình sẽ bị liên đới. Muốn tâm tịnh thì đừng để cảnh chuyển mình, đừng lo đối phó với đời, với người, mà chỉ xoay cái nhìn vào tâm mình để chuyển hoá những bất thiện nghiệp, nhưng phiền não trong tâm mình đã. Triết lý giản đơn là: tâm mình còn cấu uế mà mong, lo chuyển hoá tâm cấu uế của người khác là điều chẳng thể. Điều này giống người chưa biết bơi nhưng nhảy xuống dòng nước xiết để cứu người vậy. TN đã nhiều lần chia sẻ về cụm từ: Niệm Phật-Niệm tâm-Tâm niệm Phật! Nghĩa là hãy dùng cái tâm chân thành, thanh tịnh, bình đẳng giác của chính mình mà niệm Phật, thay vì dùng tâm phân biệt chấp trước. Rất tiếc là nhiều khi chúng ta hành ngược lại, nghĩa là niệm Phật rất tinh tấn nhưng lại dùng cái tâm phân biệt, chấp trước để niệm=niệm Phật trong phiền não=không có lợi lạc=không thể thanh tịnh. Muốn cảnh giới xung quanh mình tịnh, trước nhất phải tịnh hoá tâm mình trước=muốn chuyển hoá người mình yêu, trước phải chuyển hoá mình đã. Bằng không đời không thể chuyển, đạo chẳng thể tiến.
*Con rơi vào trường hợp thứ 2 mà chú TN đã nói ở trên, vậy nếu với người yêu mà….. Giờ còn sẽ chia làm 2 trường hợp là yêu kiểu chống đối kiểu như là có thổi và yêu dành tình yêu cho người ta nhưng nó chắc chắn sẽ phá tâm Thanh tịnh của con, nó sẽ phá tâm Bình đẳng của con.
Bạn đang rơi vào sự chấp trước rất mãnh liệt. Tâm thanh tịnh, bình đẳng là chân tâm của bạn ai có thể phá vỡ? Sở dĩ bạn thấy có bất tịnh, bất bình đẳng vì trong bạn khởi lên sự phân biệt: Gần A mình phải làm thế này; gần B mình phải làm thế nọ; gần C phải làm như thế kia… Cái tâm phân biệt này sẽ khiến tâm bạn luôn quay cuồng, bất an, vì bạn phải tìm cách đối phó. Trong quan hệ, đặc biệt tình cảm không thể dùng phương thức đối phó, ngoài đời gọi là giả nhân, giả nghĩa, trong đạo gọi là không chân chánh. Nay muốn chuyển hoá tâm thức đó, bạn hãy dùng pháp nhân duyên để đối người tiếp vật. Ví thử: đối tượng bạn yêu, họ không thích Phật pháp=bạn chẳng thể tác duyên, cũng chớ nên tác duyên. Không thể, không nên chỉ là nhất thời, bạn nên hoan hỉ chấp nhận đó là sự thật, thay vì sanh tâm buồn ưu=phiền não, bất tịnh khởi; nhưng những người xung quanh bạn nếu duyên khởi, có thể tác pháp, bạn nên hoan hỉ. Tác pháp rồi thì hoan hỉ xả; không tác được pháp cũng hoan hỉ xả. hỉ-xả=tâm an=có định=sanh huệ. Như vậy giữa A-B-C…bạn đã dùng bình đẳng pháp để quan hệ, đối xử thì lý do nào khiến tâm bạn bất tịnh?
*Vậy con tu hành như nào mới đúng khi vừa mang nhiệm vụ là phải làm tròn trách nhiệm gia đình mà vẫn giữ đc tâm Thanh tịnh của mình?
Chúng ta tu là để giảm bớt gánh nặng về tâm thức cũng như dục lạc thế gian, tức phải buông xả, nhưng nhiều khi chúng ta lại chất thêm cho mình vô số gánh nặng khác. Bạn cứ thong thả, hoan hỉ, tuỳ duyên mà tu, đừng câu chấp, đừng đặt áp lực tu quá lớn như vậy. Từng bước, từng ngày, thực hành buông xả trong từng ý niệm. Chư Tổ dạy: Mới tu thì giữ thiện, bỏ ác. Tu lâu…dần phải tiến tới thiện-ác đều buông xả=tâm sẽ dần thanh tịnh.
Quan trọng: đừng lo tâm mình sẽ bất tịnh rồi tìm cách đối phó mà hãy năng triệt phá những nhân bất tịnh. A Di Đà Phật là phương tiện để triệt phá. Nhiều ít, nhanh chậm vốn ở bạn, chẳng nơi người.
TN
A Di Đà Phật con đã hiểu rồi ạ. Con xin cam ơn chú TN rất nhiều ạ, chúc chú luôn mạnh khỏe ạ. Nhờ chú mà con hiểu ra nhiều điều ạ. Con cam ơn ạ. A Di Đà Phật
A di đà phật ! Con xin Thầy một lời khuyên với ạ . Chuyện là cách đây 1 năm rưỡi, vì muộn phiền tình cảm gia đình con có đi xem bói bài tây(Trước đây con không mê tín chuyện coi bói và on biết coi bóibài tât, tử vi,hầu đồng không đúng với quan điểm Phật Pháp) . Thầy bói có phán rằng vợ chồng con nếu sinh thêm bé nữa thì được con mất mẹ. Hiện giờ vợ con đang mang thai bé thứ hai , bé đầu đã được gần 6 tuổi ạ.Vợ chồng con đã từng một lần bỏ thai và hàng năm đều làm lễ cầu siêu cho con trên chùa gần nhà. Vì chuyện đó vợ chồng con mỗi khi nghĩ lại đều rất khổ tâm và hối hận vì sự ngu muội của mình . Cộng thêm việc xem bói bài tây về việc sinh nở của vợ (sức khỏe vợ con không được tốt ạ )nên khiến con rất lo lắng . Con xin cám ơn Thầy !
A Di Đà Phật
Chào bạn Minh Nguyễn!
Bạn nói trước đây không xem bói, tử vi, hầu đồng vì nó không đúng với quan điểm Phật giáo- câu nói này quả sai lầm. Vì sao? Giống như câu “ban đêm thì không nhìn thấy mặt trời”- nếu nói câu nói này là quan điểm của tôi, hay quan điểm của người A, người B thì lầm quá rồi không. Cũng vậy, Phật giáo không hề có quan điểm vì nếu nói đến 2 chữ quan điểm nghĩa là nói đến những gì có mang tính cá nhân, phiếm diện —> sẽ có sự sai và đúng.
Vũ trụ và nhân sinh cùng với sinh tử và luân hồi là một quy luật hiển nhiên, Phật là đấng giác ngộ đã nhìn thấu quy luật ấy và chỉ rõ, dạy bảo cho chúng sanh. Chúng ta học Phật, liền giác ngộ lý nhân sinh, chẳng phải theo quan điểm của ai cả. Còn nếu tự cho rằng mình là người tu hành, song vẫn cứ tin vào bói toán thì vẫn còn mê lầm.
Nam Mô A Di Đà Phật
Gửi bạn mỹ diệp nếu bạn giúp đỡ có lời khuyên cho bạn MN trước khi bàn tới đúng sai về quan điểm thì hay hơn. Còn bạn khổ đừng quá cứng nhắc về hình thức chuyện nam nữ , để thanh tịnh ko phải cứ ko có chuyện nam nữ là được TT. TT bao la sâu rộng lắm
Gửi các vị liên hữu. Hôm nay con đã cứu một con ruồi rấm trong nhà vệ sinh, nó bị rơi vào bọt tắm con đã cứu nó và đợi nó hồi phục sau đó mới thả cho nó đi trên tường con hồi hướng công đức về Cực Lạc nhưng đến khi mẹ con vào thì con sợ lúc mẹ tắm sẽ sối nước vào nó thế là nghĩ vậy liền định đưa nó đến chỗ an toàn hơn chẳng may nó lại bị rơi xuống và bị ướt, con vớt nó lên lúc đó mẹ con nói đi ra để mẹ tắm thì vội quá thế là xong ra khỏi phòng cho nó hồi phục lại thì lúc sau chẳng thấy nó động đậy nữa. Con sợ con đã lỡ tạo nghiệp sát sinh chăng? Con phải làm sao đây?
Dựa trên bài pháp này, Hiếu đã đã tìm được cả cuốn sách. Xin hoan hỉ gửi tới quý đại chúng và các bạn sen.
https://drive.google.com/file/d/1fXrHwToeyKZyfAfDoPiaZhshacz2nq8z/view?usp=drivesdk
PHẬT PHÁP NHIỆM MÀU
A MI ĐÀ PHẬT
Kính gửi chú Thiện Nhân. Một người bạn nói với con rằng : Con mới bước vào tu mà chỉ chuyên nghe giảng kinh Vô Lượng Thọ thôi là con tu bỏ gốc mà lấy ngọn. Con muốn biết bạn đó nói đúng hay sai ? Và nếu bạn đó nói đúng thì con nên bắt đầu từ đâu thưa chú ?
NIỆM PHẬT CÓ THỂ CHUYỂN ĐƯỢC NGHIỆP
Chị tên Le…, trên 40 tuổi, sống ở Hoa Kỳ. Chị mới biết Phật pháp gần đây và vào trao đổi Phật pháp vơi tôi hồi tháng 5 năm 2014, do tình cờ vào xem gương nhân quả.
Chị ban đầu học Phật nhưng không tin, sau này hành trì càng lúc càng cảm nhận được sự gia trì của Phật, Bồ-tát. Nhất là sau những lần lái xe suýt bị tai nạn nhưng dường như được che chở, cả người và xe đều không sao. Và có một lần đôi bàn tay chị bị ngứa, nổi nhọt, rồi bị cắt như dao lam rạch hết ngón này tới ngón kia cả 10 ngón lành xong rồi cắt, cắt xong rồi lành, rồi lại bong tróc….rất đau và rát khi làm việc. Chị đã đi khám bác sĩ nhiều lần, hết uống thuốc rồi bôi thuốc (hơn một chục loại cream bôi) cũng không dứt bệnh, gây đau nhức dữ dội khiến chị rên rỉ không ngớt. Đổi thuốc nhiều lần vẫn không suy suyễn, bác sĩ chào thua và nói rằng bệnh này không trị được. Khi đó chị cảm thấy rất đau đớn, khổ sở nên cứ tự hỏi làm sao để cho hết bây giờ?
Tôi hỏi chị nhớ lại xem trước giờ chị từng sát hại con vật gì không? Chị ngưng một chút rồi bỗng nhớ ra cách nay 9 năm, chị từng bắt từng con từng con cá bống kèo sống bỏ vào rổ chà cho sạch vẩy, ăn mà không biết đến sự đau đớn thống khổ của chúng sinh. Chị ăn rất nhiều, hết thau này đến thau khác vì khi ấy đang có thai, nghe đồn ăn cá bống đẻ sẽ không đau…..Bây giờ, chị nghĩ có lẽ quả báo bắt đầu đến, khiến đôi tay chị không làm gì được, cứ đau như dao cắt, cứa, đứt đứt.
Tôi nói, nếu đã biết nguyên nhân thì chị cần phải đem tâm chí thành mà sám hối lỗi lầm. Hàng ngày chị cố gắng khấn nguyện, niệm Phật và tích đức tu thiện để hồi hướng cho tất cả những chư vị oan gia trái chủ, những vị cá bống mà mình từng sát sinh, hại thân mạng họ, giúp họ sớm được siêu sinh. Tiếp theo, chị hãy vuốt dịu dàng nhè nhẹ lên đôi bàn tay mà niệm A Di Đà Phật như an ủi, hóa giải cùng các chư vị. Chị tin tưởng và làm theo, ngày nào chị cũng thực hành phương pháp sám hối, niệm Phật hồi hướng và thoa nhè nhẹ lên đôi tay mà niệm Phật.
Do sống ở một đất nước quá văn minh, xem thế giới vật chất là thiên đường, người ta đa số chỉ tin vào khoa học (những cái hữu hình nhìn thấy được) mà không tin nhân quả, nghiệp báo, không tin vào thế giới vô hình. Các bạn đồng nghiệp khi thấy chị làm như vậy thì bảo rằng chị mê tín, khờ khạo tin tưởng vào những điều không thật, không hiện hữu.
Kết quả không ngờ, hai ba tuần sau đôi tay chị tự chấm dứt, da tay càng ngày càng trơn láng mịn ra, không còn dấu vết gì của căn bệnh lạ kỳ đó nữa. Chị hân hoan và cảm động rơi nước mắt, gia đình chị ngạc nhiên, đồng nghiệp chị trố mắt, ngay cả khi đi khám và xét nghiệm lại ở bệnh viện, vị bác sĩ cũng mở tròn đôi mắt nhìn chị chăm chăm xong rồi nhìn xuống đôi bàn tay chị kiểm đi kiểm lại “Ôi, sao lạ thế! Vốn dĩ cho bao nhiêu thuốc mà vẫn không hết cơ mà”. Chị chỉ mỉm miệng cười, quả là hết bệnh thật rồi. Đã là bệnh nghiệp thì phải biết chân thành sám hối thì mới có hiệu quả. Cho nên nếu là bệnh nghiệp thì chỉ có cách chí tâm chí thành sám hối may ra mới có thể trị được bệnh, bạn đi khám bác sĩ tốn bao nhiêu tiền cũng vô ích, vẫn tái đi tái lại hoài không dứt hoặc chuyển sang bệnh khác.
Đồng nghiệp chị chứng kiến từ khi chị mắc căn bệnh này cho đến khi chị khỏi hẳn không thể không tin. Mọi người đã không còn chê bai hay chỉ trích gì nữa mà lại hỏi chị đã làm như thế nào, có thể hướng dẫn lại cho họ được không?
A Di Đà Phật, quả là sự sám hối niệm Phật quá nhiệm mầu có thể giúp chuyển được nghiệp báo một cách kỳ diệu! Đó là chân thật, vì sao bạn không làm chứ?.
Mong bạn hãy cố gắng Tin sâu nhân quả, bài học của chị cũng chính là bài học cho chúng ta – Gieo nhân nào, gặt quả nấy – Cố gắng gieo nhân tốt đi bạn, mới mong có khả năng chuyển được cảnh giới, chuyển được vận mệnh của mình, quả báo của bạn mới tốt lên được.
Chúc các bạn thường tinh tấn và an lạc.
Nam Mô A Di Đà Phật
Diệu Âm Lệ Hiếu (10/2014)
BÁO ỨNG PHÁ THAI VÀ TRẺ CON THÀNH THÁC OAN KHÓC.
Cảm ân Phật lực gia trì! Ngồi hoa sen trắng xuất phát!
“A di đà phật! Phán quan! A Ngọc hôm nay muốn thỉnh vấn phán quan quả báo của việc phá thai”.
Phán quan: “Phá thai thì âm phủ nghiêm trị. Âm luật đã định, kẻ có âm đức gồm 3: Một là cứu mạng người; hai là thành tựu quả phụ thủ tiết; ba là chí thiện không ai biết. Trong định luật nhân quả, âm đức đủ để thay đổi vận mạng; từ cổ chí kim, có rất nhiều tấm gương, đều do âm đức mà làm quan quí nhân tại dương gian, con cháu hiển hách. Phá thai thật ra là đoạt mất sinh mệnh chúng sinh, phạm sát sinh giới. Vả lại đứa trẻ còn chưa đẻ ra, thiên tính thiện lương thì đã bị giết, cũng đồng như giết cha mẹ và làm thân phật chảy máu, mà còn kết ác duyên với đứa nhỏ, do đó mà nói không oán không thù thì không thành quyến thuộc. Duyên phận của trẻ nhỏ và cha mẹ, một là đòi nợ, hai là trả nợ mà thôi. Nếu như trẻ nhỏ đến trả nợ, nhân vì bị giết mà sản sinh ra tâm oán hận thì biến trở thành ác duyên rồi; còn nếu trẻ nhỏ vốn là đến đòi nợ thì rắc rối to rồi, đã là ác duyên mà còn thêm tâm sân hận, kết quả là nợ thêm càng nhiều.
Phá thai có 3 loại tình huống:
1, Không phải cha mẹ cố ý phá thai, là con nhỏ phước báo không đủ, ví dụ như thai chết trong bụng, chửa trứng, hoặc bệnh thai phụ khác dẫn đến con nhỏ không thể được sinh ra, việc này người lớn phải cố sám hối, niệm kinh siêu độ, hồi hướng trẻ nhỏ sớm ngày thoát khổ được vui.
2, Vì kinh tế không tốt nên phá thai, cái này âm luật không tha thứ cho, không được vì vấn đề kinh tế mà sát sanh. Phương pháp xử lí mọi việc rất quan trọng, cho dù tại dương gian có bao nhiêu khổ cực cũng còn hơn phá thai rồi bị đọa địa ngục thọ báo trăm ngàn lần, hãy nhớ kỹ! Cũng có thể là đứa trẻ đến báo ân, sau khi sanh rồi, kinh tế có thể chuyển sang hướng tốt, đương nhiên là phải xem tùy theo mỗi trường hợp. Việc làm này sẽ làm tổn giảm phước báo (sức khỏe, sự nghiệp, tài vận v.v… toàn bộ sẽ bị giảm trừ) cho đến đọa vào địa ngục rừng kiếm thọ báo 1000 năm. Nếu là chưa kết hôn, thì phải vào địa ngục roi trượng thọ báo 500 năm, sau đó chuyển làm thân người phải chịu trả dư báo sát sinh. Ví như phụ nữ bị bệnh phụ khoa, nam tính thì bị bệnh liên quan đến bộ phận sinh dục.
3, Là cái mà hiện tại dương gian có nhiều nhất. Rất nhiều nam nữ chưa kết hôn, có con rồi đi phá thai, quả báo của hành vi này rất lớn; lúc sống giảm trừ phước báo, thọ chung vào địa ngục roi trượng thọ báo 800 năm, lại vào rừng kiếm địa ngục thọ báo 2000 năm. Người nữ phá thai tội nặng hơn người nam, nhân vì nữ tính là người quyết định sau cùng có phá thai hay không, A Ngọc có muốn đi tham quan không?”.
Tôi nói: ”Được thôi!”, rất mau đến nơi. Nơi đây và địa ngục tà dâm không giống nhau, địa ngục tà dâm tràn đầy tà khí của tà niệm và tiếng kêu la, ở đây lại rất nhiều tiếng kêu khóc oán hận, xem phía trên ghi 4 chữ lớn: “Thành thác oan khóc”.
Oa! Nhiều người nhỏ quá! Dày đặc cả, đều đang khóc. Tiếng khóc của chúng sao thê thảm quá! Tôi xem thấy cũng muốn khóc; có một đứa nhỏ kêu khóc lớn, có cái như cái bọc máu vậy.
Phán quan nói là lúc phá thai bác sĩ làm chúng nó thành như vậy, đứa trẻ đó quá sợ hãi, hiện tại vẫn còn núp ở trong đó; thật ra hiện tại đã có thể thoát ra nhưng nó vẫn luôn sống trong sự chấp trước đau khổ đó mà ra không được. Tôi hỏi phán quan: ”Vậy hồn nhỏ này đến bao giờ mới hết chịu khổ ?”. Phán quan nói: ”Còn phải xem cha mẹ của hồn trẻ này có sám hối với nó không? Hoặc tạo công đức hồi hướng cho nó”. Lại có một đứa đang kêu mẹ ơi, tôi hỏi phán quan: ”Sao lại có trẻ nhỏ chưa sanh lại kêu mẹ vậy?”. Phán quan nói: ”Nếu như những đứa trẻ này ra đời tại dương gian làm người thì phải sau 1 tuổi mới bắt đầu học nói. Nhưng hiện tại bọn chúng không còn tại nhân gian nữa, đã đến địa ngục, là một loại linh tánh. Linh tánh thì có thần thông, nhờ ý niệm tư duy”. Nói chung là hồn trẻ tại đây rất thê thảm, đều không ngừng khóc la. Hừm! Trời cao có đức hiếu sinh, chúng ta đừng vì việc tư của mình mà tàn sát sinh mạng nhỏ bé vô tội.
Phán quan nói cho tôi biết, ”thành thác oan khóc” này là mới xây. Khi chúng tôi đang nói chuyện thì không ngừng có trẻ nhỏ đi vào đây, đúng là rất nhiều rất nhiều vậy!
Lúc này tôi nhìn thấy có một nhóm trẻ nhỏ tay cầm một miếng giấy vàng bay ra. Đang lúc cảm thấy kỳ lạ, thì phán quan nói chúng cầm lệnh bài do Diêm Vương phê chuẩn, có lệnh bài này thì quỷ sai sẽ cho chúng ra khỏi nơi đây để tìm cha mẹ của chúng. Chúng nó đa số sống bám trên cơ thể mẹ chúng, làm người mẹ thân thể khó chịu; còn cụ thể bám vào nơi nào thì phải xem ý muốn của hồn trẻ. Có hồn trẻ thích vào bụng của người mẹ thì chui vào tử cung, có đứa lại thích bám vào ngực mẹ, có đứa lại một mực đi theo cha mẹ, có đứa không cho cha mẹ ngủ, nói chung là gây đủ thứ phiền phức. Nếu như có con sắp ra đời, hồn trẻ sẽ phá hoại sự hài hòa của gia đình, ví như đánh em, cố ý tạo ra rất nhiều việc để biểu hiện sự oán hận của mình.
Ở đây bên phải có một cái đã cũ rồi, khoảng 70 năm trước, kêu là “thành máu dơ” đã không đủ dùng nữa, hồn trẻ trong “thành máu dơ”, cảm thấy bọn chúng cảm giác cô độc rất mạnh. Phán quan nói hồn trẻ do không cố ý phá thai, toàn bộ vào đây. À! Thì ra là như vậy, trách chi bọn chúng đều tự mình khóc than vậy.
Phán quan còn nói: ”Nếu như dương gian mỗi ngày đều có hồn trẻ phá thai đến trình diện, không những thế mà còn là 90 phần trăm do phạm tà dâm nên phá thai, đó là một đại ác nghiệp do sát sanh. Tà dâm cộng thêm sát sanh sẽ hình thành tai nạn một cộng ác nghiệp, khi cái nghiệp lực này đạt đến mức độ làm mất quân bình trời đất thì nhân gian nhất định sẽ phát sinh tai nạn, đó là do những oán khí này dẫn đến; bọn chúng cần phải trả thù để thỏa lòng, cần phải có tai nạn lớn để tiêu tan đại ác nghiệp.
A Ngọc! Con mau về đem quả báo nạo phá thai cáo giới dương gian hữu tình đi!
Vâng ạ! Hôm nay cực nhọc phán quan quá!
A Ngọc hướng về phán quan hành lễ! Ngồi hoa sen trắng quay về.
A Ngọc muốn cùng mọi người chia sẽ quyển thứ 56 “kinh đại bảo tích” – “Phật thuyết nhập thai tạng hội thứ 14 chi nhất”. Phật nói: “Tùy theo nghiệp trước mà thác nơi sanh, sở cảm tức như hình kia. Nếu đầu hướng lên thì là cõi trời, nhân bàng sanh quỉ là nằm ngang, địa ngục thì đầu hướng xuống. Phàm những thứ đó đều có thần thông bay đi, như thiên nhãn nhìn xa nơi sanh”.
“Phụ mẫu và con cái có tương cảm nghiệp, mới vào thai mẹ, mà trong đó khi vào thai, tâm tức điên đảo. Nếu là nam thì thích mẹ ghét cha; nếu là nữ thì thích cha ghét mẹ”.
Mỗi một sinh mệnh đi đến đều có đủ loại duyên phận với song phương cha mẹ, vô duyên không nhập thai; hữu duyên đi đến nên quí trọng vậy. Bất luận là thiện duyên hay là ác duyên, khi nhân duyên hội tụ thì quả báo tự chịu. Đương nguyện các hữu tình đã phá thai đều cố gắng sám hối, niệm Phật hồi hướng những hồn trẻ đáng thương, nguyện chúng nó sớm ngày siêu sanh tây phương tịnh thổ, li khổ đắc lạc!
____________________________________________________________
Trích sách “Âm Luật Vô Tình” do Thượng Quan Ngọc Hoa trước tác.
Mời các bạn cùng đọc sách “Âm Luật Vô Tình” tại đường link sau: https://iwantagoodworld.blogspot.com/2018/06/am-luat-vo-tinh-phan-1-ia-nguc-du-ky.html
🙏 Nam Mô A Di Đà Phật 🙏
Các bạn nào có thai không nơi nương tựa, không được gia đình chấp nhận xin đừng phá thai, hãy giữ lại cho các con sự sống. Xin hãy liên lạc với Sư Cô Chúc Từ, Sđt của cô : 0938517180., cô sẽ giúp cho những sinh linh bé nhỏ được khóc tiếng khóc chào đời.
– Các cha mẹ đến thăm con ở ĐC 57/8 đường Điện Biên Phủ, Phường 15, Quận Bình Thạnh, TPHCM.
– Quý vị ở xa ủng hộ tả, sữa cho con xin gửi cho Cô
https://scontent.fhan2-1.fna.fbcdn.net/v/t1.0-9/45132538_290212081608582_982292654484094976_n.jpg?_nc_cat=1&_nc_ht=scontent.fhan2-1.fna&oh=a635773d0bc22ed2c7009e7dc4242ebc&oe=5C8264B1
Nam Mô Đại Từ Đại Bi Tầm Thinh Cứu Khổ Cứu Nạn Quảng Đại Linh Cảm Bạch Y Quán Thế Âm Bồ Tát
Nam Mô A Di Đà Phật