Khi phát nguyện sửa đổi, chúng ta một mặt cần đến bạn bè nhắc nhở, mặt khác phải xin quỷ thần chứng minh gia hộ. Thành tâm sám hối, ngày đêm không ngừng. Sớm thì sau 7 ngày, 14 ngày, trễ thì một tháng, hai tháng hay nhiều nhất là ba tháng sẽ có kết quả. Như lòng cảm thấy nhẹ nhàng khoan khoái, trí tuệ bừng sáng. Vì thế khi gặp phải những chuyện rắc rối khó giải quyết hay những việc nhỏ nhoi buồn phiền ta đều có thể giải quyết nhanh chóng rõ ràng. Khi gặp chuyện oán thù đều có thể hòa giải thành vui. Hoặc nằm mơ thấy nhả ra đồ dơ bẩn, hoặc thấy Phật, Bồ tát đưa tay tiếp đón, hoặc thấy nhẹ nhàng bay bổng, hoặc thấy lâu đài lộng lẫy, cờ và lọng bằng châu báu v.v… Những cảnh thù thắng đó nói lên nghiệp tội đã được tiêu trừ. Nhưng đừng nên vì vậy mà kiêu ngạo thỏa mãn, làm đứt đoạn con đường tiến lên.
Ngày xưa có ông Cự Bá Ngọc. Lúc ông hai mươi tuổi đã cảm thấy không còn lỗi gì để sửa nữa. Nhưng khi ông lên hai mươi mốt tuổi, nhìn lại tuổi hai mươi vẫn còn sót lại lỗi chưa sửa hết. Lên hai mươi hai tuổi vẫn còn thấy lỗi của tuổi hai mươi mốt chưa sửa hết. Vẫn còn thấy mình còn lờ dờ, chưa hết mình. Cứ thế cố gắng cải sửa thêm nữa và thêm nữa, từ năm này qua năm nọ, mãi đến năm năm mươi tuổi, vẫn còn thấy năm bốn mươi chín tuổi còn sót lỗi. Ngày xưa người ta sửa lỗi kỹ lưỡng đến như thế đó.
Chúng ta đều là giới phàm phu, lỗi lầm đầy mình. Xưa không thấy lỗi nay thấy lỗi là chứng tỏ ta đã có tiến bộ, có thêm trí tuệ. Nếu nhìn lại quá khứ mà không thấy lỗi nào, thật sự người đó sống quá hời hợt không thấy gì cả.
Ngược lại, nếu con người có nhiều lỗi lầm sâu nặng, sẽ có những triệu chứng như tâm thần bị hỗn loạn bế tắc, hay đãng trí trầm trọng. Hay tự nhiên cảm thấy bực bội không lý do. Hoặc gặp người phẩm hạnh cao quý thì cảm thấy hổ thẹn, ủ ê. Hoặc nghe người bàn luận điều đúng lẽ phải mà cảm thấy không vui. Hoặc giúp người lại bị người hiểu lầm oán trách. Hoặc ngủ không yên, nhiều ác mộng. Nếu trầm trọng sẽ phát ngôn bừa bãi, điên cuồng. Đó là tướng của người làm nhiều tội ác. Nếu ai cảm thấy mình đúng trong trường hợp này nên lập tức quyết chí phấn đấu cải sửa, dứt khoát bỏ hết những tánh ác tật xấu, làm lại đời mới. Đừng nên trễ nải.
Yếu tố sửa đổi:
1. Biết xấu hổ
Người muốn sửa lỗi, việc đầu tiên là phải biết xấu hổ. Nghĩ đến các bậc thánh hiền ngày xưa cũng là con người như chúng ta, nhưng tại sao họ có thể gương mẫu ngàn đời mà chúng ta lại thân bại danh liệt. Vì ta đắm mê trần duyên, làm lén những việc trái với lương tâm, tưởng không ai biết liền ưỡn ngực làm như vô tội. Như vậy sẽ có ngày sống như con thú mà không hay. Trên đời không gì xấu hổ cho bằng. Mạnh tử nói: « “Biết xấu hổ” đối với con người rất quan trọng ». Người biết xấu hổ sẽ ngang hàng với thánh hiền, còn không biết xấu hổ thì chẳng khác gì con thú. Đó là điểm then chốt của việc sửa lỗi.
2. Biết lo sợ
Điều thứ hai là phải biết lo sợ. Trên có trời dưới có đất, chúng ta không thể qua mặt được quỷ thần. Dù chúng ta ở nơi kín đáo thì thiên địa quỷ thần vẫn hằng theo dõi ta. Nếu ta có lỗi nặng ắt sẽ giáng ta trăm điều tai hoạ. Nếu có lỗi nhẹ ắt sẽ giảm liền phước thọ. Chúng ta không lo sợ sao được?
Không những thế, ở những nơi riêng tư không ai thấy đều có quỷ thần canh phòng gắt gao. Dầu ta giấu diếm tội lỗi kín đáo, ngụy trang khéo léo chăng nữa, nhưng đối với họ, những gì ta nghĩ trong lòng họ đều biết hết, không lừa gạt được ai. Một khi bị người khác biết thì ta không còn giá trị gì nữa. Vậy không lo sợ sao được ?
Không những thế, dù là tội lỗi đầy trời, nếu ta còn một hơi thở thì vẫn còn có thể hối cải kịp thời. Người xưa có người cả đời làm ác, nhưng trước khi lìa đời, ăn năn lỗi lầm, phát một niệm thiện, liền được qua đời trong an lành. Cho nên người ta nói: « Một niệm mãnh liệt cũng đủ để tẩy sạch tội ác trăm năm ». Tỷ như một hang cốc tối tăm ngàn năm, vừa thắp lên ngọn đuốc thì ngàn năm tối tăm ấy liền tan mất. Cho nên không cần biết là tội lỗi nhiều ít hay lâu mau, điều quan trọng là phải biết hối cải.
Nhưng đời người vô thường, thân thể dễ hoại. Một khi hơi thở thở ra không hít vào nữa thì lúc đó muốn hối cải cũng đã muộn. Trên trần gian này cũng đã thối nát tiếng tăm. Tuy có con hiếu cháu ngoan vẫn không cách nào rửa sạch dùm được. Dưới cõi âm sẽ bị đọa vào địa ngục ngàn kiếp, dù có thánh hiền, Phật, bồ tát, có lòng thương xót chăng nữa cũng chẳng thể cứu vớt được gì. Vậy không lo sợ sao được?
3. Có cương quyết
Thứ ba là có lòng cương quyết. Con người không muốn sửa lỗi chỉ vì trốn tránh không dám đương đầu với sự thật. Chúng ta phải phấn chấn lên, không do dự, không chần chừ. Phạm lỗi lầm nhỏ như bị gai đâm, phải lễ ngay tại chỗ. Phạm lỗi lầm lớn như bị rắn độc cắn ngón tay, phải chặt liền tức khắc. Phải dứt khoát không chút chần chừ do dự. Làm được như vậy mới có ích lợi như quẻ Phong Lôi (trong Kinh Dịch, quẻ Phong Lôi là một quẻ mang đặc tính ích lợi. Ví gió thổi và sấm nổ hỗ trợ lẫn nhau mà tạo ích lợi) vậy.
Nếu đầy đủ cả ba yếu tố trên thì gặp lỗi mới có thể sửa liền được. Như tuyết xuân gặp nắng rọi, lỗi lầm nào chẳng tiêu tan? Nhưng lỗi lầm con người có thể sửa trên sự việc, sửa theo lý luận hay sửa trong nội tâm. Hình thức sửa khác nhau và kết quả đem lại cũng khác nhau.
Hình thức sửa đổi:
1. Sửa theo việc
Như hôm trước sát sanh, nay cấm sát sanh. Như hôm trước nóng giận, nay cấm nóng giận. Như vậy là sửa trên sư việc. Kềm ngọn mà không sửa gốc, điều đó rất khó, vì gốc bịnh vẫn còn. Kềm được tật này, tật khác lại trồi lên. Cho nên sửa ngọn không phải là môt phương pháp trừ sạch được bệnh gốc.
2. Sửa trên lý
Người khéo sửa lỗi, trước khi đặt điều cấm phải biết suy nghĩ lý do tại sao. Như lỗi sát sanh, phải hiểu rằng: Trời thích muôn loài vượng sống, không thích tàn sát. Mỗi loài vật đều muốn sống, đều sợ chết. Giết chúng để nuôi thân ta, lương tâm nào chấp nhận? Hơn nữa, đối với những loài vật bị giết, nào bị dao cắt, nào bị chảo chiên, những khổ đau đớn, thấu đến cốt tủy. Còn đối với chúng ta, giết chúng để trưng bày cao lương mỹ vị, ăn xong rồi cũng hết. Nếu ta thay thế bằng ăn chay vẫn có thể no bụng. Tại sao lại phải giết chúng để tổn phước của mình ?
Hơn nữa, nghĩ đến những loài vật có sanh mạng đều có linh tánh và tri giác. Mà đã có linh tánh và tri giác thì chúng với ta cùng một bản thể. Chúng ta đã cảm thấy xấu hổ vì không đủ đạo đức để chúng kính ta thân ta, mà sao lại còn mỗi ngày giết chúng để chúng mãi thù ta oán ta? Khi nghĩ như thế, sẽ thấy miếng thịt mà đau lòng thương xót, làm sao nuốt nổi?
Như hôm trước nóng giận, nên nghĩ rằng: Ai cũng có sai sót, ta phải thông cảm. Nếu ai xâm chạm đến ta một cách phi lý, vậy lỗi người đó, can chi với ta? Có gì mà giận?
Lại nghĩ thêm: Không hào kiệt nào mà tự cao, cho mình là đúng hết. Không người trí thức nào mà cứ oán trời trách người khi gặp những chuyện không vừa ý. Khi sự việc xảy đến không vừa ý, chỉ vì đức hạnh ta tu còn kém, lòng chân thành chưa đủ để cảm ứng trời mà thôi. Nếu mọi việc chúng ta đều biết tự xét lại, thì dù gặp người hủy báng ta đó đều là cơ hội cho ta rèn luyện. Ta phải cảm thấy mừng mới đúng, có gì mà phải tức giận ?
Hơn nữa, nếu ta nghe lời phỉ báng mà không giận, thì dù lời hủy báng ác độc đến đâu, chẳng khác nào như đem lửa đốt trời, chẳng cháy được gì, rồi cũng sẽ tắt. Ngược lại, nếu nghe những lời phỉ báng mà nổi giận. Dù hết lời biện hộ, chẳng khác nào như con tằm nhả tơ, tự trói buộc mình mà thôi. Sự nóng giận tai hại vô ích. Mỗi lần gặp lỗi lầm ta đều phải bình tĩnh sáng suốt để thấy lý của nó, khi lý đã rõ thì việc làm lỗi tự động sẽ dứt.
3. Sửa trong tâm
Thế nào là sửa trong tâm ? Lỗi lầm thiên hình vạn dạng đều do tâm tạo. Nếu tâm ta không động (1) thì thiện ác (2) từ đâu mà có ? Những thói hư tật xấu như háo sắc, ham danh, tham của, hay nóng giận, v.v. đâu cần sửa từng điều một, chỉ cần một lòng hướng thiện là chánh niệm hiển bày trong lòng, tà niệm tất nhiên không chỗ dung thân. Như mặt trời mọc lên thì quỷ quái phải tìm đường lẩn trốn. Đây là chỗ then chốt của lý này. Tội do tâm tạo, sửa cũng do tâm. Như muốn trừ một cây độc, chỉ cần đốn ngay gốc, đâu cần bẻ từng lá,chặt từng nhánh?
Nói chung, phương pháp hay nhất là sửa tâm vì khi gặp cảnh, tâm luôn thanh tịnh. Ta biết rõ những gì đang xảy ra trong tâm. Nếu thấy tâm động, vọng niệm nổi lên, ta liền phát hiện mà không theo. Không theo thì lỗi đâu mà có ? Trong trường hợp áp dụng phương pháp sửa tâm không được, ta có thể dùng phương pháp lý luận để loại tà niệm. Nếu vẫn làm không được, ta còn có phương pháp giới luật để cấm cản. Ta có thể áp dụng cả ba phương pháp cùng một lúc vẫn không sao. Nhưng nếu chỉ cố chấp vào phương pháp thấp mà bỏ hẳn phương pháp cao là không hay rồi đó.
Trích Liễu Phàm Tứ Huấn
Viên Liễu Phàm
Chú thích:
(1) Tâm động: khi ngoại cảnh liên quan đến ta (chấp ngã), lòng bị tác động và trở nên nóng bỏng (động) mà ý nghĩ (vọng niệm) nổi lên, liền có phản ứng hành động. Ngược lại, nếu tu tâm có công phu, khi gặp cảnh, lòng bình tĩnh, trí sáng suốt.
(2) Tâm không động không thiện ác: Như đi ngoài đường gặp người bên cạnh té xỉu. Ngay lúc đó, ý nghĩ chưa khởi, ta phản ứng theo bản tánh, không có thiện ác. Sau lúc đó, nếu tâm động thì người thiện tính theo thiện, người ác tính theo ác.
A Di Đà Phật !
Kính mong sư huynh Thiện Nhân khai sáng cho tôi có điều thắc mắc rất lớn.
Khi tôi đọc ” Kinh Bồ Tát Địa Tạng Bổn Nguyện” có nhiều đoạn trích đại loại như là :
Dù người đó có phạm trọng tội như 5 tội ngũ nghịch ( phỉ báng Tam Bảo, bất hiếu…) nhưng trong lúc lâm chung nếu nghe được 1 câu Phật Hiệu hoặc người nhà đọc tụng Kinh Bồ Tát Địa Tạng cho nghe, hoặc cúng dường hồi hướng … và đặc biệt là chỉ cần người đó nghe đến danh hiệu bồ tát Địa Tạng thì sẽ trừ được tất cả 5 tội ngũ nghịch đó.
Vấn đề tôi thắc mắc ở đây không lẽ 1 người phạm trọng tội lớn như vậy nhưng cuối đời gặp thiện tri thức hoặc có người nhà hiểu biết Phật Pháp giúp đỡ. Hoặc là TỰ THÂN người đó kính bái Bồ Tát Địa Tạng trước lúc lâm chung lại có thể xóa hết hay sao?
Kính mong Huynh chỉ dạy !
Chân thành cám ơn !
A Di Đà Phật
A DI ĐÀ PHẬT
Gửi bạn Sám Hối,
*Lời Phật dạy quyết không bao giờ sai trái. Người cả đời làm ác, thậm chí ngũ nghịch, phút cận tử nghiệp, nhờ thiện tri thức khai thị mà phát tâm chân thành sám hối để niệm Phật, ngay phút đó vẫn có thể sanh về cõi an lạc. Trong đạo gọi đó là nhân duyên thù thắng. Sở dĩ có được sự thù thắng là do người đó tiền kiếp đã huân tạo nhân thiện đạo, lúc đó mới đủ duyên để dấy khởi, kết hợp sự thành tâm sám hối và sự trợ duyên của thiện tri thức, cùng sự gia trì của chư Phật mà được. Phật ví người này là hạng đi từ tối vào sáng. Điều này hoàn toàn khác với người tiền kiếp chuyên hành bất thiện, cả đời hiện tiền cũng hành bất thiện, phút cận tử, dẫu được thiện tri thức khai thị, mong sám hối chân thật để sanh cõi lành là điều chẳng thể, bởi cái nhân bất thiện đã quá hẫy hừng, đã quá tà vạy, ngay một lúc chuyển nó thành quả chân chánh là điều chẳng thể.
Chúng ta phải tỉnh táo nhận thức thật sâu sắc nhân quả để không hiểu sai lời Phật dạy rồi lạc vào tà kiến, uổng phí một đời tu đạo.
TN
A Di Đà Phật !
Trước hết xin cám ơn sư huynh TN đã giải thích giúp SH.
Nhưng nghe sư huynh nói là :
“Điều này hoàn toàn khác với người tiền kiếp chuyên hành bất thiện, cả đời hiện tiền cũng hành bất thiện, phút cận tử, dẫu được thiện tri thức khai thị, mong sám hối chân thật để sanh cõi lành là điều chẳng thể, bởi cái nhân bất thiện đã quá hẫy hừng, đã quá tà vạy, ngay một lúc chuyển nó thành quả chân chánh là điều chẳng thể.”
SH vẫn không hiểu ngay đoạn này. Trong kinh Địa Tạng có nói dù người đó có phạm trọng tội trong nhiều đời nhiều kiếp nhưng lúc lâm chung nếu nghe câu Phật Hiệu và được duyên lành trợ hạnh thì sẽ thoát khỏi ác đạo mà đầu thai vào cõi lành.
Như sư huynh giải thích là cả đời làm ác vậy chỉ là 1 đời, còn tiền kiếp nhiều đời nhiều kiếp đã ác rồi thì dù người đó có thành tâm sám hối và được trợ duyên vẫn không được tái sanh cõi lành ?
A Di Đà Phật !
SH ngu muội xin sư huynh giải thích giúp cận kẽ khúc mắc này.
A Di Đà Phật
A DI ĐÀ PHẬT
Gửi bạn Sám Hối,
*TN hiểu được điều bạn đang nghi vấn. Nguyên nhân do chúng ta khi học pháp hoặc chỉ đọc lướt qua, hoặc chỉ tư duy theo chiều thuận. Thực tế khi học pháp Phật, có nhiều điều chúng ta phải tư duy, quán chiếu thật sâu sắc, tỉ mỉ thì mới ngộ được giáo nghĩa trong mỗi câu kinh.
Để làm sáng tỏ điều bạn nghi vấn, TN xin lấy hai biểu dụ:
*Bạn trồng cây cam tới hồi ra hoa, kết trái. Nay bạn ngồi, hoặc mời một số người tới rồi cùng niệm Phật hay trì chú, nguyện cho những trái cam đã kết thành quả, trở thành trái bưởi, điều này liệu có khả quan chăng? Nếu bạn khẳng định là có thể, vậy thì các pháp Pháp Phật nói đã trở thành vô nghĩa, bởi nhân-quả lúc này đã trở thành bất định, nghĩa là trắng có thể đổi thành đen; tà thành chánh; ác thành thiện. Và như thế chúng ta tội tình gì phải thức khuya, dậy sớm, tụng kinh, niệm Phật, ăn chay, giữ giới làm gì cho phiền hà? Phật cũng đâu cần phải thuyết pháp tới 49 năm cho nhọc thân?
*Thời Phật tại thế có câu chuyện như sau:
Một ngày nọ có một thanh niên đến hỏi đức Phật: “Kính bạch Tôn giả, cha con vừa chết. Xin đến cầu nguyện cho ông, vực hồn ông lên để ông có thể lên thiên đàng. Các thầy đạo Bà la môn có làm những nghi thức như vậy nhưng Ngài là Phật có nhiều quyền năng hơn họ. Nếu Ngài chịu làm thì chắc chắn linh hồn cha con sẽ bay thẳng lên thiên đàng.”
Đức Phật trả lời: “Được rồi, con đi đến chợ mua giúp ta hai chậu đất nung và ít bơ.” Chàng thanh niên mừng rỡ vì đức Phật đã chịu làm bùa phép để cứu linh hồn của cha mình. Anh lật đật xuống phố mua những vật được yêu cầu. Rồi đức Phật chỉ dẫn: “Bỏ bơ vào một chậu và bỏ đá vào chậu kia. Xong ném cả hai chậu xuống nước.” Chàng thanh niên làm theo và cả hai chậu đều chìm xuống đáy hồ. Rồi đức Phật nói tiếp: “Bây giờ lấy một cây gậy và chọc vào hai chậu ở đáy hồ.”
Chàng thanh niên làm theo. Hai cái chậu bị vỡ và chất bơ vì nhẹ nên nổi lên mặt nước, trong khi đá nặng nên vẫn nằm dưới đáy hồ. Đức Phật lúc đó nói: “Giờ lẹ lên, đi mời hết các thầy tu đi. Nói với họ đến đây tụng sao cho bơ chìm xuống đáy và đá nổi lên trên.” Chàng thanh niên nhìn đức Phật sửng sốt. Anh nói: “Kính bạch Tôn giả, bộ Ngài giỡn sao. Dĩ nhiên không ai tin bơ nhẹ thì chìm mà đá nặng lại nổi. Điều đó trái ngược với luật tạo hóa.”
Đức Phật cười và đáp: “Vậy con không thấy sao, nếu cha con sống một cuộc đời tốt lành thì các việc làm của ông sẽ nhẹ như bơ. Do đó, bất kể tình huống nào cha con cũng sẽ được chuyển lên cõi thiện lành. Không ai có thể ngăn cản được điều đó, ngay cả chính ta. Vì không ai có thể cưỡng lại luật nghiệp báo. Nhưng nếu cha con sống một cuộc đời xấu xa thì cũng như hòn đá nặng kia, ông sẽ chìm xuống địa ngục. Không có số lượng cầu nguyện nào của mọi giáo sĩ quyền năng trên thế gian này có thể làm ngược điều đó.”
Trong KINH ĐỊA TẠNG BỒ TÁT BỔN NGUYỆN có đoạn kinh văn sau: “Bạch Ðức Thế Tôn! Tất cả chúng sanh lúc lâm chung nếu được nghe đến danh hiệu của một đức Phật, danh hiệu của một vị Bồ Tát, hoặc một câu hay một bài kệ trong kinh điển Ðại Thừa, con xem xét thấy hạng người ấy, trừ năm tội Vô Gián và tội sát hại, còn những nghiệp ác nho nhỏ đáng phải đọa vào đường ác thì chẳng bao lâu đều được thoát khỏi cả.”
Điều nguyện thứ 18 của Phật A Di Đà: “Lúc con làm Phật, mười phương chúng sanh, nghe danh hiệu con, chí tâm tin vui, có được căn lành, tâm tâm hồi hướng, nguyện sanh nước con, cho đến mười niệm, nếu không được sanh, con thề quyết không, giữ ngôi Chánh Giác, duy trừ Ngũ Nghịch, phỉ báng Chánh Pháp“.
Trong hai đoạn kinh văn trên chúng ta phải lưu ý cụm từ: “trừ năm tội Vô Gián và tội sát hại và duy trừ Ngũ Nghịch, phỉ báng Chánh Pháp”. Mẹ của Quang Mục chính là một điển dụ về tội phỉ báng Tam Bảo và sát sanh. Các bạn phải đọc thật kỹ KINH ĐỊA TẠNG BỒ TÁT BỔN NGUYỆN để hiểu thật rõ thì nhân quả mới không sai lệch.
Đó chính là ngụ ý mà TN muốn chia sẻ để các bạn hiểu thật liễu nghĩa, từ đó không phạm phải sai lầm khi tụ đạo.
TN
Theo thiển ý của mình chắc TN không có ý như vậy đâu. Ý của TN nói: ngay một lúc chuyển nó thành quả chân chánh là điều chẳng thể. Tâm thanh tịnh thì sanh cõi tịnh, tâm ô trược thì sanh cõi trược. Ăn thua là mình có chuyển được tâm niệm của mình trong một niệm cuối cùng không, trong muôn người chỉ có một. Không phải là chuyện dễ làm đâu, bởi vậy phải tu ngay khi còn sống, đừng đợi nước tới chân rồi mới nhảy không kịp đâu.
Tội từ tâm khởi mang tâm sám
Tâm được tịnh rồi tội liền tiêu
Tội tiêu tâm tịnh thảy đều không
Thế mới thật là chân sám hối.
A di đà phật
A Di Đà Phật !
Cám ơn sư huynh TN kiên nhẫn giải thích cho SH . Giờ thì SH đã hiểu hằng làm điều gì đều có nhân quả báo ứng tích lũy qua nhiều đời nhiều kiếp chứ không thể trong 1 kiếp mà xóa nhòa được.
Vậy nên phải thường xuyên tu học, quán xuyến thì giáo lý Phật Pháp mới thấm nhuần được.
A Di Đà Phật đó là sự ngu muội của SH. SH cố gắng tinh tấn tu học trao dồi hơn mỗi ngày.
Cám ơn đạo hữu ” Tìm về nhà xưa”
SH
A Di Đà Phật…
Kính gởi Nguyenphu;
Sư đệ có lời hỏi thăm huynh, cảm ơn sư đệ.
Khoảng 4, 5 năm về trước chưa có facebook, trên trang duongvecoitinh, luôn luôn phần đông có rất nhiều câu hỏi, đáp rất lợi lạc trên về pháp môn Tịnh Độ.
Như xưa ban phúc đáp có sư huynh Thiện Nhân là gắn bó với duongvecoitinh đến bây giờ, xin cảm ơn sư huynh.
Sư đệ Trung Đạo cũng vẫn đang phúc trên trang duongvecoitinh đến bây giờ. Và sư đệ Phước Huệ, Hãy Niệm A Di Đà Phật…
Còn về các sư đệ như: Tịnh Thái, Viên Trí, Huệ Tịnh, Hoằng Nhẫn… sư muội Tìm Lại Phật Tánh (Lệ Hiếu), bác sĩ Quang…
-Theo nhưng Tịnh Độ biết Tịnh Thái cũng hơi bận đi làm và dạy học đệ tử quy, mình vẫn nhờ Tịnh Thái khuyên lúc khó khăn, TT, và Lệ Hiếu ở Sài gòn.
– Viên Trí có thể đã xuất gia rồi. Ở California.
– Huệ Tịnh ở Canađa.
– Hoằng Nhẫn, và bác sĩ Quang cũng ích lên trang duongvecoitinh có thể vì bàn thảo về để hình Phật trong phòng khách, phòng ngủ nên hai bạn tạm vắng mặt. Cũng là lỗi của mình đã đặt câu hỏi về hình Phật, mình đã xem trên facebook, nên mới đưa ra câu hỏi về hình Phật. Nhân đây mình cũng xin sám hối.
Huynh sẽ có gắn tìm những câu hỏi, để các liên hữu phúc đáp, sẽ giúp ích cho các liên hữu nghé vào thăm duongvecoitinh. Xin chân thành cảm ơn sư đệ.
A Di Đà Phật………
A Di Đà Phật.
Nhân duyên mỗi người mỗi khác, nhưng đều quan trọng là chúng ta lại có cùng một chí hướng thật tốt, trên diễn đàn mọi người cùng nhau hỏi, đáp giúp ích cho nhau rất rất nhiều, thật sự từ lúc biết đến trang đệ đã xem trang như một ngôi nhà ấm cúng, nơi mà chắc chắn cả đời mình sẽ gắn bó. Nơi đây duyên lành rất thù thắng, nên đệ luôn mong tất cả mọi người đều giữ liên lạc, cùng nhau sách tấn tu học qua DVCT, cũng khá lâu rồi đệ không thấy mọi người comment nên cũng hơi thắc mắc, không biết mọi người có còn trên đây không nên comment hỏi. NP kính chúc vạn đều an đến sư huynh cũng như toàn thể liên hữu, kính chúc mọi người đạo tâm vững chắc, trí tuệ khai mở, cùng nhau lăn bánh xe chánh Pháp giữa đời mạt pháp đầy khổ ải này, cám ơn tấm lòng của tiền bối Thiện Nhân, luôn luôn giải đáp mọi câu hòi thắc mắc của các bạn sen.
A Di Đà Phật. Chào Tịnh Độ ạ. Trong bài viết có ghi là Tịnh Thái dạy học đệ tử quy. Cho mình hỏi là lớp đệ tử quy này ở đâu ạ. Cảm ơn ạ.
A di đà phật!
Xin thân chào các vị tiền bối! Ở nhà thường thì mình hay nghe các bài giảng của Ngài Pháp Sư Tịn Không, gần đây hơn thì mình đang nghe các bài giảng của Thầy Thái Lễ Húc, thầy giảng rất nhiều bài về thánh hiền, trong đó cũng có Đệ Tử Quy. Càng nghe càng thấy mình ó rất nhiều điểm phải sửa chữa. …
Trong tâm mình luôn khởi lên ý niệm là làm sao đem được giáo dục thánh hiền để phổ biến đến các gia đình, các bạn trẻ như mình… mình luôn tìm xem ở tại tp. HCM có lớp dạy giáo dục để theo học.
Xin vui lòng các huynh đệ nào biết được chỉ giúp mình nhé!
A di đà phật ??????
Rất cảm ơn các huynh đệ!
A Di Đà Phật…
Xin chào Diệu Sương:
Mình lúc trước cũng nghe lời giảng pháp của pháp sư Tịnh Không. Về sau thì PS. Tịnh Không khuyên học đệ tử quy trước cho có nền tảng về hiếu đạo, học nhân quả…
Thầy Thái Lê Húc giảng đệ tử quy rất hay. Thầy đã xuất gia rồi.
Theo mình biết ở Thành phố Hồ Chí Minh, giảng dạy đệ tử quy đó là sư đệ của Độ. Mình sẽ liên lạc với sư đệ, có thông tin gì sẽ hồi âm cho Diệu Sương.
A Di Đà Phật……..
Đừng Vội Phán Xét Việc Gì Ngay Cả Khi Bạn Tận Mắt Nhìn Thấy
Trên đời này có những việc chính mắt mình trông thấy rành rành mà vẫn không hiểu được đúng sự thật…
Một lần Khổng Tử dẫn học trò đi du thuyết từ Lỗ sang Tề. Trong đám học trò đi với Khổng Tử có Nhan Hồi và Tử Lộ là hai học trò yêu của Khổng Tử
Trong thời Đông Chu, chiến tranh liên miên, các nước chư hầu loạn lạc, dân chúng phiêu bạt điêu linh, lầm than đói khổ … Thầy trò Khổng Tử cũng lâm vào cảnh rau cháo cầm hơi và cũng có nhiều ngày phải nhịn đói, nhịn khát. Tuy vậy, không một ai kêu than, thoái chí; tất cả đều quyết tâm theo thầy đến cùng.
May mắn thay, ngày đầu tiên đến đất Tề, có một nhà hào phú từ lâu đã nghe danh Khổng Tử, nên đem biếu thầy trò một ít gạo … Khổng Tử liền phân công Tử Lộ dẫn các môn sinh vào rừng kiếm rau, còn Nhan Hồi thì đảm nhận việc thổi cơm.
Tại sao Khổng Tử lại giao cho Nhan Hồi – một đệ tử đạo cao đức trọng mà Khổng Tử đã đặt nhiều kỳ vọng nhất – phần việc nấu cơm? Bởi lẽ, trong hoàn cảnh đói kém, phân công cho Nhan Hồi việc bếp núc là hợp lý nhất.
Sau khi Tử Lộ dẫn các môn sinh vào rừng kiếm rau, Nhan Hồi thổi cơm ở nhà bếp, Khổng Tử nằm đọc sách ở nhà trên, đối diện với nhà bếp, cách một cái sân nhỏ.
Đang đọc sách bỗng nghe một tiếng “cộp” từ nhà bếp vọng lên, Khổng Tử ngừng đọc, liếc mắt nhìn xuống … thấy Nhan Hồi từ từ mở vung, lấy đũa xới cơm cho vào tay và nắm lại từng nắm nhỏ … Xong, Nhan Hồi đậy vung lại, liếc mắt nhìn chung quanh … rồi từ từ đưa cơm lên miệng …
Hành động của Nhan Hồi không lọt qua đôi mắt của vị thầy tôn kính. Khổng Tử thở dài … ngửa mặt lên trời mà than rằng: “Chao ôi! Học trò nhất của ta mà lại đi ăn vụng thầy, vụng bạn, đốn mạt như thế này ư? Chao ôi! Bao nhiêu kỳ vọng ta đặt vào nó thế là tan thành mây khói!”
Sau đó, Tử Lộ cùng các môn sinh khác mang rau về … Nhan Hồi lại luộc rau … Khổng Tử vẫn nằm im đau khổ …
Một lát sau rau chín. Nhan Hồi và Tử Lộ dọn cơm lên nhà trên; tất cả các môn sinh chắp tay mời Khổng Tử xơi cơm.
Khổng Tử ngồi dậy và nói rằng: “Các con ơi! Chúng ta đi từ đất Lỗ sang Tề đường xa vạn dặm, thầy rất mừng vì trong hoàn cảnh loạn lạc, dãi nắng dầm mưa, đói khổ như thế này mà các con vẫn giữ được tấm lòng trong sạch, các con vẫn yêu thương đùm bọc nhau, các con vẫn một dạ theo thầy, trải qua bao nhiêu chặng đường đói cơm, khát nước …
Hôm nay, ngày đầu tiên đến đất Tề, may mắn làm sao thầy trò ta lại có được bữa cơm. Bữa com đầu tiên trên đất Tề làm thầy chạnh lòng nhớ đến quê hương nước Lỗ. Thầy nhớ đến cha mẹ thầy … cho nên thầy muốn xới một bát cơm để cúng cha mẹ thầy, các con bảo có nên chăng?
Trừ Nhan Hồi đứng im, còn các môn sinh đều chắp tay thưa: “Dạ thưa thầy, nên ạ!”
Khổng Tử lại nói: “Nhưng không biết nồi cơm này có sạch hay không?”
Tất cả học trò không rõ ý Khổng Tử muốn nói gì nên ngơ ngác nhìn nhau. Lúc bấy giờ Nhan Hồi liền chắp tay thưa: “Dạ thưa thầy, nồi cơm này không được sạch.”
Khổng Tử hỏi: “Tại sao?”
Nhan Hồi thưa: “Khi cơm chín con mở vung ra xem thử cơm đã chín đều chưa, chẳng may một cơn gió tràn vào, bồ hóng và bụi trên nhà rơi xuống làm bẩn cả nồi cơm. Con đã nhanh tay đậy vung lại nhưng không kịp. Sau đó con liền xới lớp cơm bẩn ra, định vứt đi … nhưng lại nghĩ: cơm thì ít, anh em lại đông, nếu bỏ lớp cơm bẩn này thì vô hình trung làm mất một phần ăn, anh em hẳn phải ăn ít lại. Vì thế cho nên con đã mạn phép thầy và tất cả anh em, ăn trước phần cơm bẩn ấy, còn phần cơm sạch để dâng thầy và tất cả anh em …
Thưa thầy, như vậy là hôm nay con đã ăn cơm rồi … bây giờ, con xin phép không ăn cơm nữa, con chỉ ăn phần rau. Và … thưa thầy, nồi cơm đã ăn trước thì không nên cúng nữa ạ!
Nghe Nhan Hồi nói xong, Khổng Tử ngửa mặt lên trời mà than rằng: “Chao ôi! Thế ra trên đời này có những việc chính mắt mình trông thấy rành rành mà vẫn không hiểu được đúng sự thật! Chao ôi! Suýt tí nữa là Khổng Tử này trở thành kẻ hồ đồ!”
Sưu tầm
Một câu truyện quá hay, xin cảm ơn liên hữu đã chia sẻ. Kính chúc mọi người luôn luôn an lạc.
Mọi người ơi cứu em vời từ bi cứu e với e dag bị loan tâm điên cuồng câu hỏi em là oan gia trái chủ ý ạ là thuộc cảnh giới e tưởng ai cũng sau 49 ngay đêu phải sanh về cõi khác họ vẫn nhớ oán thù của minh sao , vs lại như oán gia trải chủ trên thân như ht tịnh không nói thi thuôc cảnh giới nào họ ko sanh về a tu la ngạ quỷ địa ngục súc sinh sao ạ mong mọi người cứu e với
A Di Đà Phật…
Xin chào Nhân:
Địa chỉ dạy học đệ tử quy:
Tiệm sơn Đức Tài,
231-233 Nguyễn văn Nghi,
Phường 7, quận Gò vấp, TP Hồ Chí Minh.
Giờ học đệ tử quy khoảng 7 8 giờ tối.
A Di Đà Phật………
Đây là tâm sự mà con giấu kín bấy lâu nay bây giờ con xin trải lòng ra đây để phần nào được nhẹ nhàng hơn.
Con năm nay 22 tuổi đã thủ dâm từ rất nhỏ đến giờ vẫn chưa từ bỏ được dù đã thọ Tam Quy Ngũ Giới biết rõ tác hại của thủ dâm mà vẫn chứng nào tật nấy, con có tìm đọc nghe các bài pháp răn tà dâm như Thọ Khang Bảo Giám, Địa Ngục Du Ký…vv Tuy nhiên lúc nghe thì sợ nhưng sau đó lại quên, lại từ bỏ thất bại và vẫn tiếp tục thủ dâm, tính đến hiện tại con ko còn nhớ mình đã từng thủ dâm bao nhiêu lần nữa ước lượng chắc phải khoảng trên ngàn lần, con biết mình đã phạm tội cực kỳ nghiêm trọng và sâu nặng như vậy, nhưng kỳ thực đã vướng vào là rất khó bỏ nó tương tự như một dạng ma túy vậy,cố gắng không thủ dâm thì nó nghĩ tưởng dâm dục lung tung đây có lẽ là hậu quả mà con đã tạo do ham thích xem phim đen, những hình ảnh đồi trụy và truyện báo sắc tình. Người ngoài nhìn con họ có lẽ nghĩ con là người tốt,con ko ăn nhậu, ko cờ bạc chưa từng sát sanh một vật để ăn, vậy mà khi chưa lập gia đình con đã tự tay giết dần giết mòn bản thân, mà không nhớ nghĩ đến cha mẹ, đến tương lai, đến hậu quả sau này, tội con đáng đọa địa ngục lắm phải ko? Nhiều lúc con ngồi suy nghĩ mà buồn mà cắn rức mãi trong lòng, xin các Thiện Tri Thức cho con một lời khuyên, một lời an ủi để con kịp tỉnh ngộ, để con có thêm động lực sửa đổ lỗi lầm trong quảng thời gian còn lại của cuộc đời.
Con xin trân thành cảm ơn!
A DI ĐÀ PHẬT!
Bạn có thường bị chóng mặt, đau đầu, và rụng tóc khu trên trán không? Vì thí như có người mỗi ngày thủ dâm một lần, thì chưa đến 2 năm thì sẽ bị các triệu chứng như vậy hoặc ác hơn như vậy nữa, tùy theo nghiệp phước của họ. Nhưng nếu có người thủ dâm thường xuyên bị như trên rồi mà còn bị tiểu đêm nhiều lần, tiểu ra không hết, đau xương mỏi khớp thì đó là chứng minh cho việc thận khí đã suy tột độ, nếu còn tiếp tục thủ dâm có thể bị trúng gió dẫn đến méo miệng hoặc thậm chí bại liệt! Đó CHƯA phải quả báo đâu! Đó chỉ là HOA BÁO mà thôi, quả báo thật sự là A TỲ NGỤC.
Nhưng Lăng Nghiêm rất cảm thông cho việc bạn chẳng thể trừ bỏ, vì cái Nhân này chẳng phải mới đời này đâu. Tất cả mọi người đều đã phạm tà dâm từ vô thủy kiếp đến nay, chỉ là ít hay nhiều mà thôi. Nếu không có dâm ái thì không sinh lại Diêm Phù này làm chi nữa. Nhưng biết đó là sai thì chưa đủ, CẦN phải không phạm, không làm sai nữa mới không bị quả báo.
Nếu trong lúc dâm niệm phát sinh, xin bạn hãy nghĩ tưởng trong lòng đến những người nam ôm cột đồng nóng cháy đỏ, còn người nữ nằm trên gường sắt nhọn đâm lên lưng và cơ thể. Đó là quả của tà dâm. Nếu thấy cảnh đó trong đầu bạn có muốn sau này ôm cột đồng bằng lửa như thế không? Nếu không thì ắt niệm thủ dâm kia phải bị tiêu trừ rồi. Ngoài ra, trong lúc như vậy, hãy nhớ rằng, nếu lần này lại tiếp tục thủ dâm, thì quả báo đang tới gần. Có thể là ngày mai hay ngày mốt, hoặc tháng tới mình sẽ bị ung thư gì đó hạnh hạ thể xác, hoặc chuốc vận rũi như đụng xe bị liệt bán thân thì làm sao? Lúc đó tuy biết là tà dâm chiêu cảm, nhưng có làm gì được ? Chi bằng bây giờ hãy dừng tay!
Trong tất cả điều ác trên đời, thì DÂM đứng đầu. còn hơn cả giết người, sao bạn còn tiếp tục?! Lúc thủ dâm, bạn phát ra cái ý niệm dâm dục đó, nó làm ô nhiễm chánh khí của Trời đất, và trong âm thầm lại tổn hại rất nhiều chúng sinh do khí uế trược đó mà khởi tà niệm, nên nói tà dâm là đại ác. Vô thường đang rình rập, có thể đến bất cứ lúc nào, sao còn giám tùy tiện chiều theo tập khí thủ dâm? Chẳng riêng thủ dâm, mà các tập khí ác khác, đều đã theo loài người từ vô thủy rồi, nếu đời này chẳng cố gắng diệt trừ, thì đến khi gặp tại nạn hiện đời, hoặc là sau khi chết, sẽ chung sống với cột đồng và dầu sôi, A tỳ và Vô gián, trong trăm ngàn vạn kiếp, chẳng nương nhờ ai cứu mình thoát khỏi cả.
Mong bạn suy nghĩ chính chắn, đừng tự hủy phạm đời mình, tuổi 22 là tuổi trẻ, đời còn dài, phải tích phước thì về sau mới dễ sống, đợi đến cuối đời còn mong vãng sinh để thoát cái khổ luân hồi!
Nếu có điều kiện về tiền bạc, bạn có thể phóng sinh, in Kinh điển, tạo tượng Phật cúng vào chùa, hay bố thí tiền vào những chỗ từ thiện đễ hồi hướng công đức đó.. cầu tiêu trừ túc nghiệp, nguyện các dâm nghiệp và dâm niệm sớm tiêu trừ. Ngoài ra, nếu thật sự muốn dứt bỏ tà dâm, thì hãy phát tâm chân chánh, thành tâm quỳ trước Phật hoặc Bồ Tát mà phát nguyện rằng trên đời vị lại, bạn sẽ dùng trí tuệ và các phương tiện khéo để khuyến dụ các chúng sinh ra khỏi con đường tà dâm, dứt bỏ các hạnh tà dâm, cho đến các ý niệm tà dâm đều tiêu trừ. và hãy tha thiết Ngưỡng mong Chư Phật Bồ tát gia trì cho bạn thành tựu được nguyện lực này!
Nếu có thể phát cái tâm chân chánh cứu độ chúng sinh như vậy và nguyện trước Phật, LN tin rằng bạn sẽ tự thấy trong tâm bạn lập tức không còn bị ý niệm dâm dục nhiễu loạn nữa, … trừ khi bạn chẳng thành tâm, nếu không thì sẽ dần thoát khỏi con đường ác khổ này. Và hãy đọc bài pháp dưới đây, và muốn làm theo điều nào cũng được, điều quan trọng là THÀNH TÂM, CHÂN CHÁNH khẩn thiết làm như ngày mai mình sẽ gặp vô thường vậy!
Bạn hãy niệm Bồ tát Quán Thế Âm và Đức Phật A Đi Đà. Mình cũng là 1 người từng trải qua và thoát đc.
CÁCH LÌA DỤC NIỆM
Có cặp vợ chồng trẻ đến thỉnh giáo Hòa thượng Diệu Pháp, họ kể mình
quy y Phật rồi, ăn chay dễ dàng, rượu thuốc gì cũng đoạn trừ được hết, chỉ duy nhất giới dâm, kiêng cữ mấy lần đều thất bại.
Nam cư sĩ kể mỗi khi trong lòng khởi dục, anh thường niệm thầm Nam mô Quan Thế Âm Bồ tát! Nhưng cuối cùng cũng bị niệm dâm đánh bại, vì vậy anh rất khổ tâm, xin Hòa thượng chỉ dạy giúp cho.
Sư phụ khai thị:
– Con tinh tấn tu hành, thực đáng tán thán. Hoa sen sở dĩ thánh khiết, là vì nó xuất thân từ bùn mà bất nhiễm. Phật Thích Ca lìa vợ đẹp con ngoan xuất gia tu hành, là thị hiện con đường tu thẳng tắt cho chúng ta! Người tại gia nếu có thể đoạn dục thì cũng đồng như xuất gia không khác, sẽ thành bậc tu hành xuất thể mẫu mực…
Niệm thánh hiệu Bồ tát Quan Thế Âm có thể trợ giúp đình chỉ tâm dâm. Nhưng không phải để dâm niệm khởi lên rồi mới lo cầu Bồ tát cứu trợ, mà bình thường phải luôn niệm “Nam mô Quan Thế Ấm Bồ tát!”, như vậy mới có thể ly dục!
Quan trọng nhất là trước tiên phải minh lý, hiểu rõ đạo lý rồi thì nhờ am tường Phật pháp, mà việc giữ giới dâm tự nhiên thành. Càng thực hành càng thể ngộ đạo lý trong đó, nên tín tâm càng vững vàng bền chắc.
Đề nghị hai con nên xem và học thuộc “Bốn Điều Răn Dạy Minh Bạch về
Tánh Thanh Tịnh” trong Kinh Lăng Nghiêm, sau đó lúc rảnh thì tụng thầm, hoặc đọc nhỏ tiếng. Những khi tản bộ sớm tối, cưỡi xe, ngồi xe bus, ra ngoài, bất kể. làm gì… đều có thể tận dụng thời gian hiện hữu để tu trì… Nên học thuộc thêm chú Đại Bi, chú Lăng Nghiêm. Mỗi ngày tụng “Bốn Điều Răn Dạy Minh Bạch về Tánh Thanh Tịnh” ít nhất một biến, nếu tụng càng nhiều thì càng tốt. Nhất là trước khi ngủ phải tụng một biến. Có thể lấy đây làm thời khóa tụng cho người sơ học (có thể dùng “Bốn Điều Răn Dạy Minh Bạch về Tánh Thanh Tịnh” làm thời khóa tụng sớm tối cho người tại gia). Nếu cỏ thể tụng thành tiếng, không những bản thân mình được lợi, mà các chúng sinh chung quanh (mắt phàm không nhìn thấy) cũng đang quỳ nghe con tụng, thảy đều được lợi ích, thế thì tự nhiên các con sẽ có công đức vô lượng.
Nếu chuyên cần tu như thế, sau ba tháng, nhất định sẽ khiến niệm dâm nơi thân tâm đều đoạn dứt, mà tính đoạn cũng không. Chẳng những bản thân đoạn được dâm, mà cả trong ý nghĩ niệm dâm cũng không còn. Lúc nảy quý vị sẽ sống rất thoải mái ung dung, không ngôn ngữ văn tự nào có thể diễn tả hết, đây là thánh cảnh mà chỉ người đoạn được dâm rồi mới cảm nhận hết những an lạc vi diệu trong đó!
Đạt đến niệm dâm nơi thân tâm đều đoạn sạch cả rồi, thì dù không học thuộc “Tứ trọng thanh tịnh minh hối” vẫn có thể hành trì cả đời (bởi lời Phật dạy đã ghi khắc trong tim).
Lúc này mới phát hiện câu nói: “Trên thế giới không gì khoái lạc hơn dâm dục là sai!”. Vì khoái cảm do dục mang đến chỉ trong chớp mắt, nó không thực sự là khoái lạc, bởi nếu phải tiếp diễn thì càng thêm mệt mỏi, tinh lực cạn kiệt,lúc này không còn là lạc nữa, mà rất khổ… chưa kể chỉ vì dâm hừng thịnh mà sản sinh nhiều tật bệnh, xảy ra mâu thuẫn xung đột giữa phu thê… dẫn tới ly
hôn, thậm chí còn khiến đương sự tử vong, yểu mạng!
Người tại gia cần tiết chế thích hợp, nhưng người tu hành nhất định phải đoạn dâm! Bởi: “Dâm tâm không trừ, trần khó thể xuất”.
Có người đoạn dâm được thời gian, tình cờ xuất hiện chứng di tinh, mộng tinh, hiện tượng này là bỉnh thường, đừng thèm lý tới, tự nhiên sẽ hết.
Một khi đã đoạn trừ được dâm, không những thể xác khang kiện, mà còn thu nạp, bảo tồn tinh hoa, có thề kết tụ xá lợi kiên cố không gì sánh. Thời gian đoạn dục càng dài, thì khỉ viên tịch hỏa thiêu xá lợi lưu càng nhiều. Xá lợi là thánh vật đồng chư Phật Bồ tát, thế nhân thảnh tâm lễ bái sẽ được nhiều lợi ích!
Cho nên, người tu hành khéo đoạn trừ dâm, sát, đạo, vọng… tất sẽ thành tựu được tri giác vô thượng của Bồ tát.
-Trích báo ứng hiện đời tập 5