Đời nhà Đường, trong khoảng niên hiệu Trinh Quán [627 – 649] quan Trưởng sứ Ngụy vương phủ ở Kinh Triệu là Vi Khánh Trị có đứa con gái mất sớm. Cả hai vợ chồng đều hết sức đau đớn, thương tiếc. Sau đó hai năm, Vi Khánh Trị có dịp đãi khách, mua về một con dê để chuẩn bị giết thịt. Đêm đó, người vợ của Khánh Trị nằm mộng thấy con gái hiện về, mặc quần xanh, áo trắng, trên đầu giắt đôi trâm ngọc, khóc nói với mẹ rằng: “Khi con còn sống, thường lấy tiền bạc của cha mẹ tiêu dùng mà không hỏi xin, nay phải đọa làm thân dê để trả nợ. Sáng ngày mai con sẽ bị giết, con dê xanh đầu trắng chính là con đó, xin mẹ thương mà cứu vớt.”
Người mẹ thức giấc kinh hãi, lập tức đích thân đi xem, thấy con dê sắp bị giết thịt quả nhiên nửa thân màu xanh, đầu trắng, lại có hai chòm lông trắng trên đầu phảng phất giống như đôi trâm ngọc. Bà lập tức bảo gia nhân dừng lại không được giết.
Lát sau thì Vi Khánh Trị đến, thấy khách đã tới mà việc nấu nướng còn chưa xong thì giận lắm, quát nạt nhà bếp. Nhà bếp sợ tội, lập tức phải giết dê. Đến khi dọn lên, khách mời không ai động đũa. Khánh Trị thấy lạ gạn hỏi, quan khách đều đáp rằng: “Trong lúc giết dê, chúng tôi từ xa đều nhìn thấy đó là một đứa bé gái.”
Đến khi Khánh Trị hỏi lại người vợ mới biết rõ sự việc, trong lòng đau đớn muôn phần, không lâu sau phát bệnh mà chết.
- Lời bàn:
Cứu dê hóa ra cứu con gái
Vào đời Đường, ở Trường An có phong tục sau tết là mọi người lần lượt thay nhau tổ chức yến tiệc đãi khách. Có ông chủ hiệu văn phòng phẩm tên là Triệu Đại, đến phiên đãi tiệc mời khách về nhà. Đúng ngày, quan khách vừa tới thì thấy phía trên chiếc cối giã gạo có một bé gái khoảng 13 – 14 tuổi, bị buộc vào một sợi dây, trên người mặc quần xanh, áo trắng. Bé gái ấy khóc lóc nói với quan khách rằng: “Tôi vốn là con gái của ông chủ nhà này. Năm xưa tôi lấy trộm của cha mẹ một trăm quan tiền, định dùng mua son phấn, nhưng rồi chết đi chưa kịp mua. Số tiền ấy hiện vẫn còn đặt nguyên ở nhà bếp, trong một cái lỗ ở góc phía tây bắc. Tôi vì tội ấy mà nay phải làm thân dê.”
Đứa bé gái vừa nói xong, quan khách nhìn kỹ lại thì chỉ thấy một con dê xanh đầu trắng. Mọi người kinh hoảng báo lại với chủ nhà là Triệu Đại. Họ Triệu gạn hỏi về hình dáng đứa bé, thì quả thật rất giống với con gái của ông, đã chết cách đây hai năm. Lập tức vào tìm trong nhà bếp, quả nhiên có số tiền còn nằm nguyên nơi bé gái đã nói. Triệu Đại liền mang dê vào chùa phóng sinh, lại phát nguyện từ đó cả nhà đều giữ giới, ăn chay.
- Lời bàn:
Trích An Sĩ Toàn Thư – Khuyên Người Tin Sâu Nhân Quả
Nguyên tác Hán văn: Âm Chất Văn Quảng Nghĩa
Tác Giả: Chu An Sĩ
Việt dịch và chú giải: Nguyễn Minh Tiến
Dạ thưa mọi người cho con hỏi, cây cỏ liệu có linh hồn cũng thất tình lục dục giống như con người không ạ? Có vài câu chuyện trong cuốn “Báo ứng hiện đời” kể rằng mỗi một cây đều có 1 linh hồn, hoặc nam hoặc nữ, mặc áo cổ trang thời xưa.. giống con người? Linh hồn đó là của cây hay của quỷ thần dựa vào nó?
Nếu thật là như vậy thì ăn rau cỏ có phạm tội sát sinh hay không? Và làm thế nào để ta cải thiện bồi đắp tội, tránh ác nghiệp ạ?
A Di Đà Phật
Cho con hỏi thêm với những vật khác không phải cây cỏ như bàn, ghế, máy tính, điện thoại, quạt… liệu cũng có linh tính giống như vậy không?
A Di Đà Phật
Theo chỗ mình được biết thì có một số loài ngạ quỷ thường hay trú ngụ nơi những cây cổ thụ lâu năm hoặc những ngôi nhà lâu năm có kiến trúc như lâu đài cổ kính và những nơi ít người qua lại. Còn rau cải mình ăn thì chỉ mới trồng không lâu, không có mang tội sát sanh nếu mình chú ý đừng làm tổn hại các loài sâu bọ ký sinh trên rau cải là được. A Di Đà Phật _()_
Xin cho con hỏi là cuộc đời này hoạt động hoàn toàn theo luật nhân quả đúng không ạ. Con từng biết như vậy, nhưng thời gian dài tiếp xúc với gia đình cùng xã hội họ cứ lãi nhãi bên tai con là cuộc đời này phức tạp lắm thay,
phải cố gắng kiếm tiền, học hành, còn phải giỏi luồng lách, mềm mỏng, lấy lòng mới có thể sống bình thường, mọi chuyện suông sẻ. Đại khái là con hiểu họ nói như vậy. Nhưng thực sự con là người đầu óc đơn giản, học cũng không giỏi, cũng không thích cầu cạnh ai. Mấy cô chú chỉ con với. Thật sự cuộc đời này phức tạp vậy sao, hay là chỉ cần chăm lo tích thiện là được rồi. Con chỉ mong bình bình an an sống qua đời này, mạng chung đi hầu chỗ Phật thôi.
A Di Đà Phật
Chào bạn!
Đúng là người thân, bạn bè của bạn họ nói đúng: xã hội hiện giờ rất phức tạp. Không những phức tạp mà còn dần đi vào đại loạn, diệt vong. Sỡ dĩ như vậy là do đâu, xã hội là tập hợp cá thể con người tạo nên xã hội, nên xã hội đại loạn là do con người đại loạn. Vậy con người làm gì mà gọi là đại loạn? Đó là sự tranh giành, hơn thua, sự giết chóc, sự khoái lạc trong đồng tiền và dục vọng… —> xã hội xuống cấp trầm trọng, con cái ngỗ nghịch bất đạo, con người sống trong điên đảo. Tất cả đều do ý thức của một người, mỗi người… nếu tất cả đều ý thức: cuộc sống là phải tranh đua, phải ác, phải mạnh thì con người sẽ sống trên bất chấp, sống trong sự tranh đấu, hận thù. Thật đáng sợ phải không? Song nếu mỗi người đều tự ý thức sống là phải yêu thương, phải sẻ chia, nhường nhịn thì cuộc sống này sẽ tốt đẹp hơn rất nhiều.
Bạn biết rằng: mọi việc ở đời đều tuân theo Nhân quả, ít ra bạn cũng là người biết đến Phật pháp, bạn chớ bị dao động bởi miệng đời mà đi vào chỗ tối. Cuộc sống đẹp là sống trong sự phấn đấu không ngừng nghỉ: chúng ta có quyền cố gắng học thật giỏi, có quyền mơ ước trở thành bác sỹ, kỹ sư- một công dân có ích- đó là hoài bão chính đáng; chúng ta cố gắng kiếm tiền, vì nếu không có tiền làm sao nuôi sống được bản thân, cha mẹ chúng ta? Những nhu cầu ấy rất chính đáng. Người học Phật chẳng phải là người buông xuôi, học Phật mà lười học hành để cha mẹ phải buồn phiền, học Phật mà chẳng kiếm việc làm để cha mẹ phải đói rách- là làm trái lời Phật dạy. Chữ buông ở đây không buông nơi sự mà là buông nơi tâm, cũng là buông xuống “luồng lách, mềm mỏng, lấy lòng người khác”. Chúng ta vận dụng những thứ ấy để làm gì, càng nghĩ ngợi càng sanh phiền não, càng khổ. Trong mạng chúng ta có tiền dù hành nghề gì ta đều có tiền, trong mạng có địa vị thì chẳng cần “đút lót” vẫn có được chức tước; trong mạng không có, dù nặng đầu bóp trán, dù luồng lách thế nào- tiền cũng không, chức tước cũng không, từ đó rơi vào trong tham vọng, tranh giành, kết oán. Hiểu được rồi thì không cầu nữa, người tranh- ta nhường, người nói xấu- ta nói tốt, ta nhường chỗ này, chỗ khác ta được lợi gấp bội phần.
Dù xã hội này đại loạn, mọi người chạy theo cái ác, mỗi một người sống thiện đều có thể cứu vớt được tình hình, đều giúp giảm nhẹ được thiên tai, dịch bệnh. “Học Phật chính là sự hưởng thụ cao nhất của con người” một người học Phật không phải là một người tích thiện. Muốn mạng chung được về cõi Phật thì phải có phương pháp tu hành rõ ràng. Người sống tích thiện chỉ hưởng được phúc báo hữu lậu, vẫn trôi lăn trong lục đạo.
Nam Mô A Di Đà Phật
A DI ĐÀ PHẬT ! Con đọc KINH NHÂN QUẢ BA ĐỜI sau đó đọc Kinh Vô Lượng Thọ sẽ rõ
Nam Mô A Di Đà Phật,
Người trung hậu ắt có được phúc báo. Vậy mới nói, thay vì tính toán trăm phương ngàn kế, chi bằng hành thiện tích đức có phải tốt hơn không!
Nam Mô A Di Đà Phật
Nam Mô Quán Thế Âm Bồ Tát.
Chào bạn Long,
Nói đến nhân quả, không có nghĩa là chúng ta chỉ đang nhận quả, mà mỗi một hành động của chúng ta trong mỗi khắc chính là đang gieo nhân để gặt quả trong tương lai. Chăm lo tích thiện là rất tốt, nhưng bạn cần phải làm việc để có thể nuôi sống bản thân mình và chăm lo cho cha mẹ, người thân nữa.
Nói về cuộc sống, cố gắng học tập là rất cần thiết, vì tri thức giúp bạn kiếm được một việc làm tốt, lương thiện và có thể giúp được người. Trong cuộc sống, cũng như trong học Phật, mềm mỏng là cần thiết, nhưng không luồn lách. Tâm ý không thích cầu cạnh người khác có ẩn chứa sự kiêu mạn trong đó, nếu bạn thực tâm muốn về cõi Phật thì bạn cần sửa đổi. Dĩ nhiên, ta không luồn cúi, cầu cạnh để đạt được những thứ bất lương, không đến từ sức lao động của bản thân, còn đối với bậc Thánh hiền, thiện tri thức thì ta cần “cầu cạnh” lắm chứ, để được dạy bảo, dìu dắt.
Muốn được bình an thì phải gieo nhân bình an, chứ không có nghĩa mình không làm gì cả thì được bình an.
Muốn được về cõi Phật thì phải bỏ công sức tu tập đúng pháp Phật dạy (ví dụ: Tín, Nguyện Hành niệm Phật,..) chứ chỉ làm việc thiện không thì chưa đủ bởi vì Quả của việc thiện là tái sanh về các cõi trời, người, chứ không phải về cõi Phật.
Chúc bạn tỉnh giác.
Nam Mô A Di Đà Phật.
Xin mấy cô chú giải đáp giúp con với. Tình hình là cha mẹ ông bà con kỳ vọng rất nhiều với con. Nhưng con làm không nổi, con cảm thấy áp lực quá nhiều, con từng muốn tự tử nhưng không thành ạ. Con biết cha mẹ ông bà cũng là muốn tốt cho con. Nhưng mà con người thì chẳng bao giờ biết đủ cả. Họ luôn mong con có thể làm tốt những việc mà họ không làm tốt nổi. Phải ngoan ngoan, phải nghe lời, tuy không dạy con cách làm người nhiều nhưng muốn con cái gì cũng phải tự biết, không được nói lớn tiếng hay nhỏ tiếng, không được đánh các em nhưng phải có cách dạy. phải ráng học hành, phải giàu, phải hơn thiên hạ, phải là niềm tự hào cho cha mẹ. Phải quan tâm chăm sóc bản thân, chăm sóc quan tâm mọi người. Và đừng để họ thất vọng. Nếu họ có sai thì phải nói, nếu nói không nghe mà cha mẹ không nghe thì chứng tỏ con dở tệ. Nếu làm trái ý thì sẽ nói nặng nói nhẹ nói kích hay che trách con. Con thật sự thấy mình không đủ sức để có thể sống vừa lòng cha mẹ, vừa phải sống tốt cũng phải vừa sống ác. Quá nhiều điều họ mong muốn mà con làm không nổi nhưng con không dám nói.
Ông và cha con rất thích sát sanh, dâm dục, ăn chơi và danh lợi. Có bà và mẹ là đỡ hơn một chút. Con thật sự thấy mình rơi vào chỗ hiểm nhưng không tự thoát ra được. Con cũng nhiễm rất nhiều thói xấu từ họ và cũng vì áp lực quá nhiều mà hay tìm mấy chuyện xấu để làm.
Con không biết mình có nên giữ cho tâm mình thanh tịnh cùng làm lơ những đòi hỏi gần như vô tận của gia đình cùng những người khác không ạ. Nếu vậy họ hẵn là sẽ buồn bực và khó chịu lắm. Như thế có giống bất hiếu không khi mà con làm không nổi những điều ấy.
Con thật sự không biết làm sao cho phải nữa
Chào bạn Nhật,
Tình cảnh của bạn thật rất ức chế, PH hiểu áp lực và những suy nghĩ của bạn. Xin được chia sẻ cùng bạn vài điều.
– Chúng ta có xu hướng muốn tự tử, muốn biến mất khỏi cuộc đời khi cảm thấy bế tắc, mệt mỏi. Nhưng cách đó không giúp gì được cho mình hay cho người thân, mà nó còn hại đến mình trong những đời sau nữa. Cho nên, chúng ta không dại gì vì những bế tắc nhất thời mà tự hại mình phải không bạn? Nên, trong cuộc sống, có mệt thì nghỉ một chút, rồi đứng dậy tìm cách xử lý nó bạn nhé. Nhờ vậy bạn sẽ tạo cho mình thói quen mạnh mẽ vượt qua chướng ngại.
-Người lớn, nói rộng ra là tất cả chúng ta, thường mong mỏi người khác thật tốt, thật đẹp, trong khi mình thường không được như vậy. Nên bạn cần thông cảm với họ. Có thể, một lúc nào đó, bạn sẽ bắt gặp họ trong chính mình khi bạn lập gia đình, có con.Chắc là bạn biết những người thân rất yêu thương bạn, chỉ là đôi khi họ mong mỏi quá nhiều, bạn hãy cảm thông với họ.
-Bạn cần biết một sự thật là: Giá trị con người bạn, sự xấu, tốt của bạn không nằm ở lời nói, nhận xét của người khác. Và bạn cần tỉnh táo để nhớ sự thật đó và không bị người khác”lôi” mình đi khi họ buông những lời thất vọng, chê trách,..về mình.
-Vậy, đối với những mong mỏi của người thân, bạn cần có hành xử như thế nào? PH nghĩ bạn hãy cố gắng hết sức mình, và khi bạn đã thực sự cố hết sức mà vẫn không được như kỳ vọng, thì cho dù họ có cảm thấy thất vọng về bạn, hay chê trách bạn,..thì bạn đừng quá bi quan, mà phải tỉnh táo biết rõ là bạn đã làm hết khả năng của mình, và bạn tự hào về điều đó, và như vậy, bạn có giá trị của riêng mình.
– Để giữ cho mình không bị ảnh hưởng xấu, bạn cần Âm Thầm giữ 5 giới của người tu tại gia, đó là không sát sanh, không trộm cắp, không tà dâm, không nói dối, không dùng rượu và các chất gây nghiện. Đây là hàng rào bảo vệ bạn khỏi đường xấu, bạn ráng giữ nhé.
– Bạn cần tìm hiểu về giáo lý Phật, về nhân quả, vô thường,..sẽ giúp bạn sống tự tin, an ổn và có được niềm vui riêng dù ở trong hoàn cảnh không như ý. Bạn hãy tập thực sự khởi tâm thương xót và giúp đỡ mọi người trong khả năng của mình.
– Bạn hãy tập Chú Tâm niệm Phật mỗi ngày. Phật hiệu có năng lực không thể nghĩ bàn, bạn hãy nương tựa vào đó, hãy giữ như người bạn đồng hành của mình, rồi bạn sẽ an vui.
Hy vọng sẽ giúp bạn bình tâm lại. Những khi bất an, bạn hãy chia sẻ trên đây nhé.
Nam Mô A Di Đà Phật.
Những ngày cuối tuần ở đây dường như hơi yên lắng hơn ngày thường nhỉ? Đệ xin đố các huynh đệ: cái gì càng mất càng thấy lợi?
A Di Đà Phật.
Câu trả lời của người tu: Tham, sân, si càng mất thì càng thấy lợi lạc trên con đường tu tập.
Câu trả lời của người thế tục: Răng càng mất thì càng thấy lợi. Răng rụng càng nhiều thì lợi càng thấy rõ. 😀
Nhờ Phát Tâm Ăn Chay Không Sát Sanh Thoát Bệnh Thập Tử Nhất Sanh
Ở huyện Quỳ Môn tỉnh Tứ Xuyên có cư sĩ Lý Bồi, năm Dân Quốc thứ 17 (1928) vì bọn thổ phỉ hoành hành, nên cư sĩ cùng vợ là Khâu Hoành Bạch chuyển nhà đến Huyện Vạn. Mùa thu năm Dân Quốc thứ 21, sau khi nghe Pháp sư Đại Dụng giảng kinh, hai vợ chồng phát tâm tham gia Đông Xuyên Phật Học Xã, kiền thành niệm Phật, chưa từng có tâm giải đãi.
Đến tháng 8 năm sau, Lý cư sĩ bị bệnh lỵ rất nặng, đưa vào bệnh viện chữa trị hơn 10 ngày vẫn không thấy khá hơn, các bác sĩ bảo đem ông về hỏi ông muốn ăn gì thì cho ông ăn và lo tang sự là vừa, vì bệnh lỵ của ông đã hết thuốc chữa rồi. Vợ con ông nghe xong sợ hãi khóc than thảm thiết, họ bèn đốt hương lên bàn Phật, cầu đức Phật A Di Đà, Bồ-tát Quán Thế Âm, xin các Ngài từ bi gia hộcho ông được thoát khỏi kiếp nạn này, họ cầu:
“Nam Mô A Di Đà Phật! Nam mô Quán ThếÂm Bồ-tát! Xin các Ngài gia hộ cho chồng con được hết bệnh, nếu anh ấy hết bệnh thì con nguyện suốt đời giữ giới không sát sinh, lại ăn chay trường 5 năm và còn ấn tống Quán Âm Khởi Tín để khuyến hoá những người hữu duyên.”
Vợ con ông vừa cầu nguyện xong, Lý cư sĩ đột nhiên gọi vợ đến bên giường và nói rằng: “Vừa rồi anh thấy có một người đứng trước giường, màu da vàng óng giống các vị La-hán, đứng một lúc rồi ẩn.”
Cũng thuốc đó mà uống trong suốt 10 ngày không thấy hiệu quả, nhưng hôm nay uống lại thấy hiệu quả ngay, mấy ngày sau bệnh lỵ của cư sĩ bớt hẳn, thân thể khoẻ mạnh như xưa. Về sau, gia đình ông Lý đều thực hiện đúng như lời đã nguyện.
Trích: Nhân quả báo ứng, những điều mắt thấy tai nghe
Tịnh Tùng
Câu chuyện nhân quả chứng minh bố thí được giàu sang
Tôi muốn kể câu chuyện nhân quả của hai người bạn thân của tôi, tuy nhiên, văn tôi viết rất dở lại lủng củng, mọi người thông cảm nhé .
Cuộc sống quanh tôi mỗi ngày chứng kiến, tôi thấy tất cả đều tuân theo nhân quả, nhiều khi cứ tưởng mình nhường nhịn, chia sẻ, là thua thiệt, nhưng thực tế, mình lại được có cơ hội nhiều hơn .
Nhóm bạn tôi có bốn người ( hai nữ , hai nam ) thân nhau từ hồi cấp 3 , đến nay cũng gần 30 năm. Một anh bạn trong nhóm tôi tên Hùng có sức khỏe rất tốt ( chưa bao giờ phải đi khám, cùng lắm anh ta chỉ uống mấy viên thuốc cảm vớ vẩn là khỏi ), và cũng giàu có nhất nhóm vì làm ăn luôn thuận lợi ,mặc dù anh ta nhìn khá gầy và học kém ( kém nhất trong nhóm ), nhưng hễ anh ta làm gì là thắng đó.
Thậm chí ngay thời điểm này, khi mà chứng khóan rất khó kiếm chác, thì anh ta vẫn có lợi nhuận, cứ như tiền ở đâu rơi xuống cho anh ta vậy.
Chơi thân, quan sát và chứng kiến cuộc sống của Hùng, tôi mới hiểu sao anh luôn may mắn. Từ khi ra trường và đi làm , Hùng luôn bố thí khi có cơ hội, gần như không bỏ lỡ dịp nào, thậm chí có lần anh đang chở tôi đi công chuyện, thấy một cụ già đẩy xe ve chai, Hùng cũng quay ngược xe lại, biếu cụ vài chục.
Vào bệnh viện thăm người quen, Hùng lại dốc hết túi cho một trường hợp khó khăn nằm cùng phòng. Cha mẹ anh lúc tuổi già, hai cụ bị tai biến, vệ sinh một chỗ, anh chị em, ai cũng ngán, Hùng đem cha mẹ về nhà thuê người nấu ăn và làm việc nhà, còn chăm sóc làm vệ sinh cho hai ông bà thì tự anh làm . Đến ngày cha mẹ mất, cũng tại nhà anh.
Hùng còn là thành viên hiến máu tích cực , cứ 3 tháng một lần anh đi hiến máu ở bệnh viện Truyền Máu Huyết Học trên đường Ngô Quyền ( TP. HCM) và rủ chúng tôi cùng đi…
Đúng là nhân quả, Hùng đã sống hiếu thuận, thường xuyên chia sẻ tiền bạc và sức khỏe của mình cho người khác, thế nên phúc báo trở lại là anh có nhà cao cửa rộng, xe hơi riêng, tiền nong rủng rỉnh và có sức khỏe rất ổn .
Cũng trong nhóm chúng tôi , Thư là bạn gái khá xinh và nhanh nhẹn, cô ấy rất khéo ăn nói, thế nên rất nhiều bạn bè. Trong mọi việc, Thư luôn là người chỉ huy, và chỉ đạo mọi người làm theo. Từ việc từ thiện cho đến việc đám ma đám cưới, Thư kêu mọi người làm, nhưng cô lại chưa bao giờ đóng góp tiền bạc hay công sức, chỉ là huy động mọi người làm, vậy thôi. Vì là bạn bè với nhau, nên mọi người cũng xuề xòa và bỏ qua, coi như bản tính của cô ấy nó vậy .
Khi bạn bè hay người quen bệnh hoặc hòan cảnh khó khăn, Thư luôn nói, kiểu như “ Tội nghiệp quá ha ? sao không đi khám đi ? sao không vào bệnh viện ?” và mọi chuyện kết thúc ở lời nói đãi bôi vậy thôi, chứ cũng không giúp gì thêm .
Cuộc sống của Thư cũng khá giả, tuy nhiên không mấy suôn sẻ, năm 2008, cô ấy ly dị chồng, tài sản chung khá lớn, nhưng kỳ lạ là khi ra tòa, tòa lại cho anh chồng lấy gần hết tài sản, trong khi cô ta chỉ được một phần rất nhỏ.
Vì Thư nhiều bạn bè, quen biết rộng , nên họ hứa giúp cô để lấy lại tài sản, nhưng kỳ lạ là tất cả những lời hứa chỉ trên miệng, mà không người bạn nào của cô giúp cô thực sự. Thư đã tốn nhiều tiền cho những lời hứa đó, nhưng kết quả cho đến tận bây giờ, cô vẫn không lấy lại được gì, phải đi ở nhà thuê và đang nợ nần .
Tôi đã suy nghĩ về trường hợp của Thư, vì cô chỉ có sự chia sẻ đãi bôi ngòai hình thức, thế nên cô cũng chỉ nhận lại sự giúp đỡ của mọi người bằng lời nói xã giao , còn thực tế thì chẳng có gì.
Hai con người thật, hai hòan cảnh thật mà tôi đã chứng kiến, đồng hành với họ gần 30 năm, phần nào đã chứng mình quy luật bất biến của nhân quả. Muốn cuộc sống của mình sẽ như Hùng hay như Thư, tự tôi đã có câu trả lời .
( Lưu ý: tên hai nhân vật đã được thay đổi vì lí do tế nhị)
Trần Thanh Hoa – TP HCM
28 Tháng 7 2014