Ðại sư Kim Trược thời Dân Quốc, người Ðài Châu. Tám tuổi xuất gia, ít lâu sau là được thọ giới. Ðược thầy dạy tụng chú Ðại Bi và niệm thánh hiệu Quán Thế Âm Bồ Tát, ngài liền mỗi ngày tụng chú bốn mươi tám biến; ngoài ra, chuyên trì thánh hiệu chưa hề gián đoạn.
Ngài xem danh lợi như bào ảnh; tập khí, thị hiếu đều tiêu trừ hết chẳng còn sót. Lúc bấy giờ, ngài trị bịnh cho người khác, vừa đặt tay lên bịnh đã được lành, chẳng nhận thù lao. Ngài ngụ trong một ngôi miếu nhỏ, gặp phải nạn cướp. Bọn cướp thấy ngoại trừ chiếc cà sa rách, không còn có vật gì khác, giận quá liền dùng thương đâm ngài, đâm hai nhát vào phía phải trên trán, đâm một nhát trúng tay phải, chưa chết. Ít lâu sau, thương thế lành, nhưng vết thương vẫn còn in dấu.
Ðột nhiên, ngài qua tạm trú ở chùa A Dục Vương thuộc thành phố Ninh Ba. Vị tăng quản đường kê đơn, ngài liền bảo:
– Tôi ở đây chẳng lâu sẽ vãng sanh Tây Phương. Kính xin ngài từ bi!
Liền bảo đại chúng:
– Quán Thế Âm Bồ Tát tay cầm đài bạc đã hiện thân trước mặt tôi, trong ba ngày nữa, tôi sẽ vãng sanh. Xin các vị đồng tham hãy thiệt thà niệm Phật hoặc niệm Bồ Tát. Nhất tâm xưng danh quyết sẽ sanh về Tây Phương. Phật chẳng nói dối.
Ðến thời, ngài liền hướng về vị sư quản đường nói:
– Sau chánh ngọ một giờ, tôi sẽ sanh Tây.
Mọi người cho là ngài nói dối. Giữa trưa, ngài vẫn dùng cơm như thường, lễ Phật tại các điện xong bèn ngồi hướng mặt về Tây mà hóa.
Theo Tịnh Ðộ Thánh Hiền Lục, bản in lần thứ ba
Vị này chuyên niệm Quán Thế Âm Bồ Tát thoát khỏi nạn chết, cũng muốn làm gương tốt vãng sanh Tây Phương nên chẳng chết trong miếu nhỏ mà tọa hóa tại ngôi chùa A Dục Vương danh tiếng, vì đại chúng hiện thân thuyết pháp.
Trích Niệm Phật Pháp Yếu
Cư sĩ Dịch Viên Mao Lăng Vân cung kính sưu tập
Bửu Quang Tự đệ tử Như Hòa chuyển ngữ
Mình có nghe nói nhiều người niệm Phật nhiều năm mà chưa được thanh tịnh mình cảm thấy sợ. Và với lại mình từng nghe ba năm có thể thành Phật bằng cách chấp trì danh hiệu Phật,không thành Phật thì rơi vào Tam đồ. Bây giờ tà chánh mình có lúc không phân biệt được nên mình rất cần ai đó chỉ mình cách niệm Phật được không ạ? Mình có nghe nói Thập niệm Ấn Sư Đạo Quang thì mình có thắc mắc niệm Phật từ 1 tới 10 cảm thấy khó thì chia ra 2 hơi từ 1 tới 5 và 6 tới 10 còn cảm thấy k đc nữa thì 3 hơi 1 tới 3 4 tới 6 và 7 tới 10. 3 hơi là sao ạ? Tức là hít vào niệm 3 câu Phật hiệu r thở ra à?
Em enhiều lúc cũng muốn niệm thầm nhưng khó quá. Nhất là ở trên giường và đặc biệt vào buổi tối. Em cũng muốn bản thân mình có thể niệm thầm đi đứng nằm ngồi ăn…bất cứ lúc nào. Nhưng em vẫn mới thực hành niệm Phật cũng được cỡ cỡ 2 tuần lúc đầu em thấy mình có khả năng niệm thầm vào những lúc ở trường hay lúc ở ngoài nhưng cứ về nhà nhất là vào buổi tối nằm trên giường em cảm thấy khó niệm quá niệm 4 chữ A Di Đà Phật cũng k xong lúc thì chữ Di khó đọc giống như bị gắn thêm G vậy lúc thì Đà Phật thì chữ Phật em khó khăn niệm rõ được. Nhưng giờ em mới biết mới niệm đáng lẽ không nên niệm thầm chỉ nên niệm tiếng nhưng em sợ nếu vậy sẽ bị coi là lười biếng giãi đãi vì không thể niệm mọi lúc được. Mới nửa tháng cũng được coi là mới bắt đầu đúng không ạ? Chỉ vì chút phước mọt ở quá khứ em mới biết tới Phật pháp,minh sư khó tìm tà tà chánh chánh trên mạng xã hội em cảm thấy sợ. Cha mẹ em thì nói tuổi em còn nhỏ. Em xin mấy anh chị giúp em được không ạ?
A Di Đà Phật
Bạn Mỹ An thân mến!
*”ba năm có thể thành Phật bằng cách chấp trì danh hiệu Phật” câu này thì không hoàn toàn đúng vì thực tế các gương vãng sanh cho thấy có người niệm Phật 3 năm thì vãng sanh, có người thì 3 tháng, 1 tháng, 1 tuần, thậm chí 1 ngày và 1 câu A Di Đà Phật cũng được Phật tiếp dẫn. Như vậy có được vãng sanh hay không không phụ thuộc vào miệng niệm mà thuộc vào tâm niệm. Nếu thực sự nơi Ta bà này chỉ là quán trọ, Cực Lạc mới chính là quê hương, luôn chuẩn bị tâm thế để trở về thì 10 niệm A Di Đà Phật, 1 niệm cũng được vãng sanh. Về Tịnh thổ rồi thì dù bậc thượng phẩm thượng sanh hay chỉ được ở biên địa cũng không còn thối chuyển, tiếp tục tu hành để tiến đến quả vị Phật.
Bạn nên đọc cuốn Lá Thư Tịnh Độ của Ấn Quang Đại Sư, trong đó đều là những phần giải đáp mà Đại Sư gửi cho các hành giả, câu từ giản dị, gần gũi nên rất dễ hiểu và phù hợp với những người căn tánh chậm chạp như chúng ta đây. Pháp thập niệm ký số cũng được Ngài chỉ dạy rõ ràng.
Về pháp thập niệm ký số, nghĩa là niệm 10 câu Nam Mô A Di Đà Phật/A Di Đà Phật. Nếu dài hơi thì chia thành 2 lần: 1-5, 6- 10; hơi ngắn thì chia thành 3 lần: 1-3, 4-6, 7-10. Nghĩa là lấy hơi niệm 5 câu Phật, rồi lại lấy hơn niệm 5 câu Phật; khi niệm đều ký số từng câu Phật; hết câu thứ 10 thì trở lại. Lưu ý khi sử dụng pháp niệm Phật nào bạn cần kiên trì với pháp đó, không thể hôm nay dùng thập niệm ký số, mai lại niệm sổ tức, mốt lại niệm Phật lần chuỗi; nếu như vậy câu Phật nơi tâm sẽ rất khó quy nhất.
*Khi niệm Phật rất nên niệm lớn tiếng, vì tâm của chúng ta dễ tán loạn, hôn trầm, do vậy niệm lớn tiếng cũng là cách để đối trị căn bệnh này. Tuy nhiên lúc nằm ngủ nghỉ, ở những nơi không tinh sạch thì chỉ được niệm thầm, không được niệm lớn tiếng. Lúc đi ngủ bạn nên niệm Phật 4 chữ A Di Đà Phật, dù là niệm thầm nhưng bạn phải niệm rõ ràng từng chữ một. Ở đây chúng ta nên thiên về chất lượng hơn là số lượng, nghĩa là niệm chậm nhưng câu nào chắc câu đó, miệng niệm tai nghe rành rõ; tránh trường hợp niệm nhiều nhưng không rõ chữ, mơ mơ hồ hồ.
Bạn vừa mới tu hành bằng pháp môn niệm Phật thì phải xậy dựng cho mình sự kiên định, cũng giống như là những người vào Đảng Cộng Sản Việt Nam thì điều đầu tiên là phải kiên định với chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh vậy. MD nói như thế để bạn có thể dễ liên tưởng hiểu rõ 2 chữ kiên định. Tức là có lập trường vững vàng, không bị lung lay, dù có ai nói pháp tu này hay, pháp tu kia dỡ, chúng ta vẫn mặc kệ họ; niềm tin vào bổn nguyện A Di Đà Phật và tự lực niệm Phật chỉ có tăng thêm, không hề giảm bớt.
Bạn nên định hạn thời gian niệm Phật vừa sức với mình, không nên ôm đồm để rồi không kham nổi, mới đầu thì hăng hái, sau thì giãi đãi rồi bỏ quên. Như MD đã nói ở trên: chậm nhưng chắc, có thể bước đầu mỗi ngày bạn chỉ niệm 500 câu Phật, nhưng 500 câu Phật không bị gián đoạn thì nhất định có lợi lạc lớn.
Nam Mô A Di Đà Phật
Kính gửi bạn Mỹ An
Với phật tử VN thì phần lớn chúng ta niệm Nam Mô A Di Đà Phật hay A Di Đà Phật. Tuy nhiên theo ngài Thích Trí Tịnh – bậc tòng lâm thạch trụ của Phật giáo VN (ngài là Đức Quán Thế Âm thị hiện) và cư sĩ Diệu Âm Diệu Ngộ thì người tu theo pháp môn Niệm Phật nên niệm Nam Mô A Mi Đà Phật hoặc A Mi Đà Phật.
Thật ra niệm theo cách nào cũng được. Nếu như chúng ta quen niệm A Di Đà Phật và không muốn đổi thì cứ niệm như cũ. Còn không thì nên niệm A Mi Đà Phật (hoặc đủ 6 chữ Nam Mô A Mi Đà Phật) vì niệm chữ Mi sẽ đỡ trại giọng, âm nghe đỡ mờ, nhờ vậy câu Phật hiệu nổi rõ nơi tâm hơn. Còn nữa nếu người niệm Phật niệm hàng ngày từ vài ngàn câu trở lên (thậm chí chục ngàn câu Phật hiệu trở lên) thì niệm A Mi sẽ niệm được lâu hơn và nhiều hơn. Qua đó dễ tương ưng với tâm của mười phương chư Phật hơn.
Chi tiết mời bạn xem tại bài Niệm A Mi hay niệm A Di.
http://dieuamdieungo.com/tai-sao-lai-niem-nam-mo-mi-da-phat/
A MI ĐÀ PHẬT
Bạn nên niệm Phật tùy theo sức của mình, đừng nên cố ép. Khỏe niệm, mỏi hay đau đầu thì nghỉ, nghỉ hết mỏi rồi lại niệm. Giống như bạn tập thể dục ấy, thời gian ban đầu tập nhẹ nhàng phù hợp với sức mình, sau tăng dần tăng dần theo khả năng, lâu dần sẽ tập nặng được mà không mệt, điều này thuận theo tự nhiên, không thể cố ép một thời khóa nặng ngay từ đầu được.
-Phương pháp niệm Phật thì nhiều, nhưng không bắt buộc là bạn phải niệm theo ngài nào, miễn sao bạn thấy cách nào bạn dễ niệm mà tỉnh táo là được. Còn phép thập niệm của Ấn Quang Đại sư, nếu bạn không đủ hơi để niệm 10 niệm liên tục thì bạn chia ra thành: 4 – 3 – 3, hoặc 3 -3 – 4; tôi nghe Pháp sư Định Hoằng – đệ tử đích truyền của Hòa thượng Tịnh Không nói ngài niệm theo kiểu này, 10 danh hiệu A DI Đà Phật = 4 danh hiệu + 3 danh hiệu + 3 danh hiệu; nhưng tâm bạn phải chú ý trong mỗi 10 danh hiệu, không được quên mình niệm được đến danh hiệu thứ mấy / 10 rồi.
-Bình thường nên niệm ra tiếng, to hay nhỏ tùy sức và tùy hoàn cảnh có tiện không vì tâm nghĩ – miệng niệm – tai nghe là tốt nhất. Khi mỏi thì niệm mấp máy môi, nếu ở chỗ không tiện thì niệm thầm trong đầu, khi phải làm việc trí óc hay suy nghĩ công việc thì không niệm, để xong hãy niệm tiếp.
-Nên tập thói quen gán câu niệm A – Di – Đà – Phật và bước chân, vào hơi thở, vào những âm thanh bạn nghe thấy hàng ngày như tiếng đồng hồ, vv… lâu dần sẽ thành thói quen niệm một cách tự nhiên theo phản xạ mà không cần dùng sức, lúc ấy rất dễ chịu;
-Bình thường nên niệm 4 chữ A – Di – Đà – Phật thay vì 6 chữ, lý do: trong kinh nói là niệm danh hiệu Phật A Di Đà, mà danh hiệu ngài là 4 chữ “A Di Đà Phật”, niệm như vậy đúng pháp, và vì chúng ta ngày nay vọng tâm hơn nên danh hiệu càng ngắn càng dễ niệm, nhất là lúc lâm chung hơi thở yếu ớt. Thủa xưa căn cơ người tu cao hơn nên niệm cả 6 chữ “nam mô A Di Đà Phật”, thời nay ta kém hơn nên rút xuống còn 4 chữ danh hiệu mà thôi. Khi bắt đầu khóa lễ thì có thể niệm vài câu 6 chữ, còn khi hành trì thì chỉ niệm 4 chữ;
-Niệm A Di Đà Phật chứ không niệm A Mi Đà Phật; Lý do: Danh hiệu Phật dịch sang Hán văn đúng là “阿 彌 陀 念” – phiên âm ra đúng là “A Di Đà Phật” chứ không phải A Mi Đà Phật, chúng ta phải đọc đúng chính tả, không được sai. Hòa thượng Trí Tịnh và cư sĩ Diệu Âm Diệu Ngộ tự niệm theo cách riêng là A Mi Đà Phật, đây là cách niệm theo cảm nhận cá nhân của các vị ấy chứ không phải là cách được các bậc tổ sư đại đức từ xưa chứng nhận, các vị ấy niệm như vậy là quyền của các vị ấy nhưng không được tự ý tuyên truyền ra làm nhiễu tâm đại chúng, bản thân Hòa thượng Trí Tịnh cũng dặn như vậy. Hiện nay một số người tự ý phát hành sách và clip niệm A Mi Đà Phật là không đúng ý ngài và làm nhiều người bị nghi hoặc chướng ngại.
Niệm A Di Đà Phật được chư tổ sư từ xưa dịch và cùng công nhận, các ngài giỏi Phạn văn và Hán văn hơn ngày nay, các ngài cũng là những bậc tu hành thực chứng, biết quán cơ chúng sinh, quán thời quán thế chứ không phải như người thời nay không biết điều gì thực là đúng hay sai. Thực tế hơn nghìn năm qua niệm như vậy thành tựu, nhiều người tự tại vãng sinh và hộ niệm như vậy được vãng sinh. Như vậy niệm A Di Đà Phật không sai, nếu tự ý sửa sẽ làm đúng thành sai và khiến cho nhiều người bị nghi hoặc chướng ngại, không biết niệm thế nào và người niệm A Di Đà Phật với người niệm A Mi Đà Phật không thể cộng tu, không thể hộ niệm cho nhau, bị chướng ngại.
Việc bắt trước sửa chữ Di thành Mi theo cách đọc A Mi Thồ Phồ của người Hoa hay A Mi Đa Bút Su của người Nhật là không đúng, vì đó là cách phát âm riêng của dân tộc họ. Nếu bắt chước thì sao không bắt chước cả 4 chững mà chỉ bắt trước 1 chữ, hoặc sao không niệm theo tiếng phạn là A Mi Ta Bha luôn? Danh hiệu Phật có thể niệm theo phiên âm ngôn ngữ và văn tự của từng dân tộc, không cần niệm theo tiếng Phạn vì Phạm Âm của Phật các loài đều hiểu, đều có thể hành trì Phật pháp theo ngôn ngữ của tộc mình, nhưng phải đúng chính tả, vì vậy, nước ta dịch ra là A Di Đà Phật thì người Việt ta cứ niệm như vậy, người Tàu cứ niệm theo phát âm của người Tàu, người Nhật cứ niệm theo phát âm của người Nhật, nhưng tuyệt đối không được đọc sai chính tả.
Hiện tại tự ý sửa một chữ cho giống Tàu, giống Nhật, tương lai sẽ có người đòi sửa 2 chữ, 3 chữ, hoặc sửa cho giống Tây, giống Mỹ, vậy sẽ đại loạn. Chúng ta ở thời mạt, pháp bị sai lệch dần nên phải cố giữ làm sao càng nguyên bản trong sáng như xưa, đừng tự tiện thay đổi theo ý kiến cá nhân vài người làm hại đến cả tổng thể. Niệm Phật cần nhất tâm, một cách niệm A Di Đà Phật còn chưa nhất tâm nổi lại đề xướng niệm thêm cách nữa, như vậy là làm loạn tâm người. Cá nhân mọi người muốn niệm danh hiệu Phật thế nào là quyền của cá nhân, nhưng nếu cách phát âm khác với chính thống thì không được tuyên truyền làm nhiễu loạn tâm đại chúng. Vì có rất nhiều người niệm A Di Đà Phật bị chướng ngại từ khi có các ấn phẩm và clip phát hành niệm A Mi Đà Phật, do đó tôi bất đắc dĩ phải ý kiến vì thật sự không muốn sa vào các việc tranh đấu biện luận ở thời này.
-Nếu đời này không thể niệm Phật vãng sinh thì sa vào tam ác đạo, điều bạn nghe là sự thật, không phải đùa đâu. Vì muốn làm người thì khi sống cần giữ vẹn được 5 giới Sát – Đạo – Dâm – Vọng – Tửu, không được phạm và cuối đời phải được thiện chung (chết an lành không gặp cận tử nghiệp xấu), nhưng chúng ta hầu hết không giữ được 5 giới và ít ai đủ phúc được thiện chung, do vậy nếu không vãng sinh thì chắc sẽ rơi vào 3 ác đạo, đó là sự thật. Cảnh giới người ví như ở sát miệng vực, bước lên một bước là cảnh thần, trời mà tụt xuống một bước là vào địa ngục, ngạ quỷ, súc sinh. Chúng ta ngày nay phần lớn đang trên đà tụt xuống, do vậy nếu không niệm Phật để nhảy ngang một cái sang Cực Lạc Tịnh thổ của A Di Đà Phật thì chắc chắn là rơi xuống vực.
Gửi bạn VP,
“Niệm A Di Đà Phật chứ không niệm A Mi Đà Phật; Lý do: Danh hiệu Phật dịch sang Hán văn đúng là “阿 彌 陀 念” – phiên âm ra đúng là “A Di Đà Phật” chứ không phải A Mi Đà Phật, chúng ta phải đọc đúng chính tả, không được sai.”
Phần tiếng Việt thì bạn nói đúng rồi, mình chỉ xin mạn phép bổ sung thêm chút xíu : Về 4 cái chữ Hoa mà bạn ghi trong đoạn trên dịch ra là “A Di Đà Niệm” chứ không phải A Di Đà Phật. A Di Đà Phật trong tiếng Hoa có hai chữ đó là: “阿 弥 陀 佛” và “阿 彌 陀 佛”. Cả hai đều được dịch sang Hán Việt là ” A Di Đà Phật ” còn pinyin thì vẫn là ā mí tuó fó .
Quý bạn còn là học sinh mà đã có tín tâm như vậy thật là thiện căn nhiều kiếp vun bồi, mình đây chỉ là một người tại gia bình thường nhưng cũng mạo muội nhắn nhủ đến quý bạn đôi lời. Mình đây không khéo diễn đạt mong quý bạn lượng thứ, đã như quý bạn muốn phân biệt chánh tà trong cuộc sống hiện tại thật không phải là điều đơn giản, thiết nghĩ hàng ngày quý bạn hãy thiết thực thọ trì tụng đọc Thần Chú Thủ Lăng Nghiêm và Thần Chú Đại Bi trước là hộ trì Chánh Pháp sau là chính bản thân quý bạn sẽ đạt được thiện lợi, nếu như quý bạn hiện tại có thể bỏ dùng mặn chuyển sang dùng chay thanh tịnh thì thật là lợi lạc vô cùng. Quý bạn hãy xem HT Tuyên Hóa Khai Thị về Kinh Lăng Nghiêm và Thần Chú Thủ Lăng Nghiêm quý bạn sẽ hiểu rõ, hai bản Kinh và Chú này HT Tuyên Hóa đều có giảng. Còn đây là đề xuất của riêng mình quý bạn hãy vào trang Dharmasite.net và trang Vanphatthanh.org để học tập Phật Pháp, quý bạn hãy tìm xem những Khai Thị của HT Hư Vân, Đại Sư Ấn Quang, Đại Sư Hoằng Nhất, HT Quảng Khâm và bao đời Lịch Đại Tổ Sư trên mạng enternet đều có. Trong bài viết của bạn có ghi ”Mình có nghe nói Thập niệm Ấn Sư Đạo Quang” đây là Pháp Thập Niệm Ký Số của Đại Sư Ấn Quang chứ không phải Ấn Sư Đạo Quang. Quý bạn hãy dành thời gian xem cho hết bộ Ấn Quang Pháp Sư Văn Sao sẽ đạt được lợi ích vô biên, đây là những lời mạo muội của mình nhắn nhủ đến quý bạn, ngưỡng mong quý bạn học tập Phật Pháp chí tại giới luật thời gian sẽ có nhiều tiến bộ vượt bậc, Nam Mô Quán Thế Âm Bồ Tát !
Bạn ơi cho mình hỏi mình nghe nói niệm Phật trên giường là phạm tội khinh suất mà có những lúc mình vô ý có sao không? Ví dụ như có những lúc mình gặp ác mộng trong mơ mình niệm Phật đến lúc tỉnh dậy mình phát hiện ra miệng mình đang niệm có sao không ạ?
A DI ĐÀ PHẬT
Gửi bạn Mỹ An,
*Niệm Phật mà tâm vẫn tham, sân, si, vẫn chuyên hành ác thì chúng ta mới bất kính. Tuy nhiên, khi đã tỉnh mộng, lại nằm trên giường thì chúng ta chỉ nên niệm thầm thôi, vừa không bất kính, vừa không tổn khí.
*Niệm Phật là giúp cho tâm luôn tỉnh giác để không tạo nghiệp bất thiện, vì thế mọi nơi, mọi chốn, mọi hoàn cảnh chúng ta đều ráng nhiếp tâm, như thế thật là lợi lạc.
TN
Cảm ơn ạ um vậy còn niệm thầm trong tâm thôi theo pháp Thập Niệm Ký Số của Ấn Quang Đạo Sư cho mình hỏi là có cần lấy hơi không ạ? Tại tâm niệm thầm mình niệm rất chậm..*Mình xin lỗi mình biết mình hỏi hơi nhiều nhưng ở ngoài đời mình không biết nên tìm ai để hỏi hết xin các bậc thiện tri thức giúp mình ạ*
A Di Đà Phật
Chào bạn Mỹ An!
*Khi nói chuyện, kể chuyện, ca hát… chúng ta đều cần lấy hơi, lấy hơi là hít vào. Niệm Phật theo pháp thập niệm ký số, phần đông các hành giả đều chia làm 3 hơi: 1-3, 4-6, 7-10; nghĩa là (lấy hơi) niệm A Di Đà Phật- A Di Đà Phật- A Di Đà Phật, (lấy hơi) niệm A Di Đà Phật- A Di Đà Phật- A Di Đà Phật, (lấy hơi) niệm A Di Đà Phật- A Di Đà Phật- A Di Đà Phật- A Di Đà Phật.
*Niệm Phật nhanh hay chậm tùy thuộc vào từng người, không nhất thiết phải niệm nhanh hay niệm chậm, điều quan trọng là khi niệm phải cảm nhận từng câu Phật hiệu hiệp nhau miệng niệm- tai nghe- tâm nhớ.
Nam Mô A Di Đà Phật
LỜI CHIA SẺ CỦA BÁC SĨ ĐÔNG Y
Xin chào page Thọ Khang Bảo Giám Confessions, xin chào những vị đã phát đại thiện tâm lập ra và quản lý page này, xin gửi lời chào đến các bạn đồng tu đồng học, những thiện tri thức kêu gọi ủng hộ việc tiết dục hộ thân, và đặc biệt là những ai đang đi những bước đầu tiên trên con đường cao thượng và ngập ánh sáng hạnh phúc, thanh lương. Xin tán thán công đức của tất cả mọi người.
Tôi là một bác sĩ Đông y, theo dõi page này tôi rất phấn khởi vì đây chính là những điều quan trọng nhất, thiết yếu nhất để cứu lấy xã hội hiện thời. Vì sao vậy? Vì việc mà chúng ta đang làm là cứu chính mình, giúp người khác tự cứu mình. Kết quả của việc đó là kéo những cá nhân cô đơn, khổ đau và mềm yếu ra khỏi vũng lầy ái dục, giúp họ mạnh mẽ, vững chãi. Mà cá nhân mạnh mẽ là thành tố xây dựng nên gia đình mạnh mẽ, hòa thuận, ấm êm và hạnh phúc.
Mà gia đình là tế bào của xã hội, hàng ngàn tế bào khỏe mạnh sẽ khiến xã hội này khỏe mạnh về thể chất lẫn tinh thần.
Nhưng tôi thấy các bạn còn một số điều lấn cấn chưa thông suốt nên nay tôi mạn phép đóng góp vài lời.
Trước tiên tôi xin đề cập tới vấn đề mà nhiều người hay lầm lẫn, cả nhiều bác sĩ Đông y cũng không thấu suốt.
Thứ nhất, câu hỏi đặt ra là: Liệu những người nhiều ham muốn có phải là thận khí sung mãn?
Câu trả lời là Không.
Trong y thư, thận khí sung mãn biểu hiện như sau.
Về mặt tinh thần, họ là những người có trí thông minh hơn người. Trí thông minh được biểu hiện bằng trí nhớ hơn người. Trí nhớ phân làm trí nhớ những việc gần và những việc xa. Những việc xa do thận trực tiếp quản lý. Những việc gần do tỳ làm chủ. Nhưng tỳ lại được thận nuôi dưỡng, vậy nên chung quy lại là do thận cai quản.
Về mặt thể chất, thận khí sung mãn thì toàn thân nhiều sức mạnh, bền bỉ lâu mệt, và dẻo dai khéo léo linh hoạt, xương rắn chắc, họ có thể không to con lực lưỡng nhưng xương cốt đặc biệt rắn chắc hơn người, khi bị tai nạn thì khó gãy, lỡ có gãy thì tốc độ hồi phục là rất kinh ngạc.
Về mặt cảm xúc, thận khí sung mãn thì cảm xúc luôn bình ổn, cư xử đúng mực, ít buồn ít giận, luôn hòa nhã và làm mọi người xung quanh cảm thấy dễ chịu.
Về mặt tính cách, thận khí sung mãn thì ý chí cao xa và mạnh mẽ, luôn kiên trì và khó thoái chí, họ suy nghĩ cẩn trọng trước khi nói khi làm hay khi đưa ra quyết định, nhưng đã quyết định thì làm tới cùng và không bao giờ bỏ cuộc giữa chừng.
Về mặt cảm giác thân thể, họ luôn thấy mát mẻ thoải mái, khi trời lạnh thì lại thấy ấm áp không sợ gió mưa lạnh lẽo.
Cuối cùng và liên quan nhiều tới việc chúng ta đang nói, đó là về chuyện phòng dục. Người mà thận khí sung mãn thì ít khi động lòng dâm, trong họ chỉ toàn những lý tưởng phụng dưỡng mẹ cha, gánh vác gia đình, giúp đỡ bạn bè người thân và đóng góp cho xã hội. Họ chỉ hành sự cùng vợ hay chồng khi đã suy nghĩ kĩ, quyết định sanh con để trên thì giữ hương hỏa cho cha mẹ, dưới thì tạo sanh một cá nhân có ích cho xã hội, họ không vì thỏa mãn bản thân mà phóng túng làm hao tổn tinh khí. Vì họ biết tinh khí càng được tích góp giữ gìn thì trí huệ càng tỏ rạng, đóng góp nhiều hơn cho gia đình và xã hội. Những người này khi muốn có con, chỉ giao hợp một lần là được, sanh con mạnh khỏe dễ nuôi, mau ăn chóng lớn, mau biết nói, mau biết đi.
Như vậy, tại sao lại có việc nhiều người dễ bị kích động, mang nhiều ham muốn?
Để hiểu rõ ta cần phân tích hai khí âm dương trong cơ thể. Âm thì ưa tĩnh lặng, thích đi xuống, tạo cảm giác mát lạnh. Dương thì ưa kích động, thích đi lên, tạo cảm giác ấm nóng.
Cơ thể chúng ta hiểu điều đó nên giữ khí dương bên dưới, khí âm bên trên. Điều này có 2 ích lợi. Thứ nhất là bảo vệ mạng sống. Vì khí dương ưa bay lên, gặp khí âm che chắn nên không bay ra ngoài, khí âm ưa chìm xuống, nhờ khí dương nâng đỡ nên không trôi mất. Lợi ích thứ hai là sanh ra năng lượng sống. Bởi vì âm ở trên đi xuống dưới gặp dương ở dưới đang đi lên hai khí giao hòa sinh ra năng lượng sống mà ta hay gọi là sinh khí. Nên những người sắp chết gọi là âm dương ly biệt hoặc âm dương ly tuyệt, hai khí rời nhau thì chết.
Những người dễ nghĩ bậy, dễ ham muốn là những người thể trạng âm hư, khí huyết theo đó mà loạn. Âm hư, âm là khí âm, hư là trống rỗng, âm hư là chỉ trạng thái phần âm nhu trong cơ thể bị thiếu hụt. Vì âm thiếu hụt nên dương quấy động, thăng lên quá mức, đến đâu thì gây biểu hiện đến đó, từ dưới đi lên không bị âm ngăn trở nên gây nhiều rối loạn, đi ngang qua bộ phận sinh dục thì làm cho nam căn dễ cương cứng, nữ căn dễ bứt rứt, đi ngang qua bụng làm bụng hoạt động rối loạn, lúc ăn nhiều lúc ăn không ngon, đi ngang qua xương sống làm đau nhức ngang thắt lưng, trong xương cảm giác nóng bức khó chịu, đi ngang qua ngực làm ngực cũng thấy nóng bức, lên tới cổ họng thì làm môi miệng dễ khô, nuốt khan, lở miệng lâu lành, uống nhiều nước không đã khát, răng khô cáu, nướu dễ chảy máu, lên tới mũi làm mũi khô nóng, hít thở cũng thấy nóng rát không trơn tru, lan 2 gò má cũng nóng đỏ theo, lên tới mắt thì mắt mờ mắt đỏ hay mắt khô, có khi dễ chảy nước mắt sống, cảm thấy hơi nóng trong mắt, người khác nhìn vào hoặc là cảm thấy đờ đẫn hoặc cảm thấy hung ác dữ tợn, lên tới trán thì thấy nóng sốt hâm hấp, trong đầu thấy ngột ngạt khó chịu, dễ bực tức dễ cáu gắt dễ nóng giận dễ nhức đầu dễ cảm lạnh, còn dễ sinh nhiều tư tưởng xấu như dâm ô trộm cắp, khó tập trung học tập làm việc, trí nhớ giảm sút, lên tới tóc thì tóc trước khô sau nhờn hoặc trước nhờn sau khô tùy cơ địa, nhưng đều chung nhau ở chỗ tóc lúc còn nhiều thì dễ rối dễ rụng sau ít dần ít dần, tóc mất đi sự óng mượt mà trở nên bóng nhẫy như mỡ hay khô rít xám xịt như tro, tóc lông răng miệng dễ hôi, da trên thân dần sạm màu, khô dần, lông thưa thớt, xơ xác.
Lúc này không sửa chữa sẽ khiến cơ thể dễ mắc bệnh lao.
Đó đều do tính cách nóng nảy kích động của khí dương gây nên.
Một số người do khí dương đi nhanh dễ thoát ra ngoài, họ ít biểu hiện của lao mà biểu hiện tiếp theo như sau.
Do khí dương thoát chỉ còn khí âm trơ trọi không còn khí dương nâng đỡ, nó bắt đầu chìm xuống và gây biểu hiện. Xuống tới mũi hay gây nghẹt mũi, chảy nước mũi, dễ cảm lạnh, có khi chuyển qua viêm xoang, lan hai bên tai hay gây ù, giảm thính lực, xuống tới miệng làm miệng hay nhớp nháp, răng buốt rồi rụng dần, miệng không muốn ăn, xuống tới ngực thì khiến ngực cảm giác nghẹn, khó thở sâu, đôi khi nặng sẽ gây biểu hiện như suyễn, xuống tới bụng thì khiến lạnh bụng khó tiêu, không thiết ăn uống, đi cầu mệt, phân lỏng có mùi tanh, đôi khi ra luôn thức ăn còn nguyên chưa tiêu hết, lan trong xương sống làm lạnh buốt thắt lưng, đau nhức nặng mỏi, thoát vị đĩa đệm, thoái hóa cột sống cổ, cột sống thắt lưng, xuống tới bộ phận sinh dục thì làm nữ giới lãnh cảm vô sinh, nam giới thì mộng tinh, di tinh, hoạt tinh, xuất tinh sớm, nam căn khi cần không cương cứng, cương được thì mau xìu, lâu dần dương vật teo nhỏ rồi thành vô sinh hoặc có người vô sinh ngay từ trước khi có triệu chứng, xuống tới chân thì chân lạnh run đau nhức khó đứng vững khó đứng lâu, xương gân mềm nhũn dễ gãy, toàn thân dễ ớn lạnh, đặc biệt là sau gáy,vùng ngực, hai gối và hai bàn chân.
Như vậy, với những gì đã nói ở trên, ta hoàn toàn có thể nhận ra việc dễ động dâm niệm hoàn toàn do âm dương khí huyết bị rối loạn, không phải do thận khí sung mãn như nhiều người lầm tưởng.
Vấn đề tiếp theo, câu hỏi đặt ra là : Liệu những người tập võ, tập khí công, tập gym, tập yoga, v.v. có thận khí mạnh mẽ hơn người thường hay không? Có thể lấy đó bù vào chỗ tinh khí đã mất hay không?
Câu trả lời là Rất ít, nếu không nói là chẳng có ích lợi bao nhiêu với tinh hoa đã mất của cơ thể.
Muốn tường tận chuyện này, ta phải đi qua kiến thức của tướng thuật lẫn y thuật. Nền kiến thức xưa phân làm nguyên khí tiên thiên và khí huyết hậu thiên. Nguyên khí tiên thiên là thứ do âm dương nhị khí của cha mẹ tạo thành, do đó chịu rất sâu sắc ảnh hưởng của âm đức cha mẹ, do vậy biểu hiện như là đặc tính di truyền. Vậy nguyên khí thay đổi được không? Hoàn toàn Được! Nhưng không phải thay đổi bằng thuốc hay luyện tập thông thường. Một số sách y cho rằng nhân sâm bổ nguyên khí, vậy khác nào thay đổi được di truyền ư, không thể nào!
Phải hiểu rằng nguyên khí này chính là âm đức! Nguyên khí này không phải chỉ là chuyện phòng dục nhỏ nhoi, mà nó là âm đức cho đời sau, là ý chí mạnh mẽ,là sự trường thọ khương ninh, là phúc báu hộ thân vượt qua tai nạn, nói tóm gọn nó chính là mọi mặt của cuộc sống.
Còn việc tập võ, luyện khí, luyện đan, yoga, thực dưỡng,… thuộc về khí huyết hậu thiên, chỉ được ghi công là bảo dưỡng thân thể khỏe mạnh, không giúp ích nhiều cho âm đức của chúng ta.
Hãy nhìn những bậc cao tăng đức hạnh, các ngài đâu cần luyện đan mà vẫn trường thọ, đã thế còn thoát khỏi sanh tử, thân này khi hỏa thiêu còn lưu xá lợi ngàn năm, có ai tu tiên mà để lại xá lợi không? Không hề!
Hay như ngài Viên Liễu Phàm, ngài ấy nhờ thành tâm làm việc phúc thiện mà cải đổi vận số đã được định từ những việc làm kiếp trước. Trong Liễu Phàm Tứ Huấn, ngài ấy đâu hề nhắc tới chuyện khí công chi đâu.
Luyện đan luyện dược đã thế thì những thứ như tập gym đâu còn tư cách mà kể tới.
Nếu quý vị giữ tâm sáng suốt quý vị sẽ có cặp mắt sáng như các nhà xem tướng xưa, họ nhìn thẳng vào thần quang nơi đôi mắt để xác định nguyên khí và cốt cách, sau mới xem tới khí sắc, thanh âm, và cuối cùng mới ngó qua hình tướng. Quý vị cố ra công giữ mình trinh bạch sẽ nhìn ra những người đua nhau tập gym mà dâm dục thì cặp mắt không trong sáng, thần quang mờ đục, lắm kẻ dâm ô còn láo liên hoặc luôn lảng tránh ánh mắt của người trang nghiêm.
Vậy giải thích như thế nào về hình tướng có da có thịt của những người tập võ luyện khí hay tập gym?
Lý do thứ nhất là đó là sự bảo dưỡng hậu thiên có kết quả như tôi đã đề cập.
Lý do thứ hai là bởi họ đang dùng gần hết nguyên khí tiên thiên, hay nói đúng hơn là dùng dần phúc đức của chính mình, của cha mẹ tổ tiên, để đổ vào cái mã bên ngoài nhầm khiến kẻ khác ưa thích trên nền tảng của dâm dục. Thử hỏi có mấy ai khi tập mà trong đầu luôn tâm niệm : Mình tập để có sức khỏe giúp đỡ chúng sanh? Chắc khó tìm lắm. Những người cao thượng như thế thì càng tập phúc đức càng tăng trưởng. Còn những người khác thì họ đang lãng phí nguyên khí của mình, và kết quả là khi già sức trở nên yếu ớt, mắt mờ chân run, hoạnh họa tai ách, con cái thì dâm dục nặng nề, đầu óc tối mờ, thậm chí đồng tính luyến ái.
Nhắc đến đây tôi cũng sẵn tiện nói quý vị nghe về sự đồng tính.
Sở dĩ họ như vậy vì 2 lý do, thứ nhất là tiền kiếp họ dâm dục cuồng loạn, khiến quả báo kiếp này nguyên khí hỗn loạn không phân chánh tà mà lầm lỡ, lý do thứ hai là nơi cha mẹ không biết tự kìm chế, để dâm dục hừng hực mà gây hại đến con cái. Nếu quý vị nghe những lời tâm sự của người đồng tính, quý vị mới biết họ thống khổ lắm, phần đông họ luôn thấy trống trải và luôn hừng hực lửa dục. Đáng thương thay!
Quay lại vấn đề mà ta đang đề cập, những việc tập luyện không giúp gì nhiều cho nguyên khí tiên thiên của chúng ta.
Vậy đâu là cách để thay đổi?
Tôi nhớ có một confession một bạn hỏi cách phục hồi nguyên khí. Đây chính là lý do thúc đẩy tôi viết bài này.
Hãy nhớ rằng: Nguyên khí tiên thiên chính là âm đức là công đức là phúc đức của quý vị. Muốn phục hồi nó thì quý vị hãy cho mình một mục đích, một lý tưởng để phấn đấu làm lại cuộc đời, làm kim chỉ nam cho đời sống của quý vị.
Lý tưởng đó có thể không có ý nghĩa gì với ai, nhưng chỉ cần nó quan trọng với quý vị là đủ, có thể trả ơn cho cha mẹ, có thể là mong muốn mình giỏi giang để đóng góp cho xã hội, hay là xây dựng gia đình hạnh phúc vững chãi để sanh ra đứa con phi thường làm lợi ích cho Phật Pháp, v.v.
Khi có cho mình lý tưởng, quý vị hãy làm mọi thứ để tạo phúc, việc lớn không chán nản, việc nhỏ không coi thường, chỉ cần tạo được phúc đức , giúp đỡ được cha mẹ, gia đình, bạn bè hay Phật Pháp Tăng quý vị đều vui vẻ làm hết. Đó chính là cách thay đổi vận số, phục hồi nguyên khí mạnh mẽ mà ngài Viên Liễu Phàm đã thực hiện hàng trăm năm về trước.
Và còn một cách nữa quý vị dành thời gian ra thực hiện thì tuyệt vời không kém. Đó chính là hấp thu lại tinh hoa đã mất. Nghe như tu tiên đấy nhỉ? Nhưng không. Tôi chỉ cho quý vị cách hấp thụ tinh hoa mạnh nhất. Đó chính là Đọc kinh – Trì chú – Niệm Phật.
Đúng vậy đấy. Quý vị không nhìn lầm đâu. Là Đọc kinh – Trì chú – Niệm Phật.
Quý vị nên biết trong vũ trụ nguồn tinh hoa lớn nhất chính là Phật Pháp. Nó vô hạn vô lượng và chuyển hóa được mọi đau khổ, phiền não và bệnh tật, giúp quý vị hoàn thành được mọi lý tưởng.
Quý vị nếu muốn khôi phục lại thận khí hay nguyên khí tiên thiên hay âm đức đã mất, hãy phát tâm dõng mãnh, sám hối tội nghiệp dâm dục mê mờ đã lỡ lầm gây ra, từ nay làm lại con người mới, lý tưởng mới, sau đó quý vị hãy chọn cho mình phương thức và thời khóa tu trì miên mật không gián đoạn. Hãy chân thành và tha thiết thì kết quả sẽ không làm quý vị thất vọng đâu.
Quý vị hãy nhìn những học giả đáng kính của thế gian. Họ chỉ đọc sách đạo đức thế gian mà còn hảo tướng hảo đức như thế thì quý vị tu trì Phật pháp sẽ còn hơn nữa.
Quý vị hãy lấy ngài Tịnh Không làm gương, ngài ấy vận số không qua 45 nhưng nay đã 90 mà không đau ốm bệnh tật hoạn nạn, lại ngày càng minh mẫn, thần quang ngày càng sáng rực.
Hãy nhìn ngài Viên Liễu Phàm đã từ 53 mà thành 70 mới tận số, từ số tuyệt tự mà thành ra con cái giỏi giang phúc đức miên trường.
Còn đây là 3 câu chuyện về những người quyết đoạn trừ dâm dục đã đạt nhiều lợi ích.
Tôi cũng khuyên quý vị nên tìm đọc bài Kinh Phước Đức do sư ông Nhất Hạnh dịch, rất hay và đầy ý nghĩa, phước đức nào đã tạo nên làm tăng trưởng, phước đức nào chưa có thì khiến nó sanh ra, được vậy thì không quá 3 năm nguyên khí cho dù gần cạn kiệt cũng sẽ phục hồi.
Chỉ cần quý vị sám hối, quyết đi theo nẻo sáng của bậc chúng nhân quân tử, xa lìa sự dục nhiễm, làm mọi việc lành hết sức mình, ra công Đọc kinh – Trì chú – Niệm Phật thì mọi thứ sẽ như ý nguyện. Muốn khỏe mạnh sẽ khỏe mạnh, muốn trường thọ được trường thọ, muốn thông minh được thông minh, muốn con ngoan được con ngoan.
Ngoài ra nếu quý vị muốn thông hiểu Phật Pháp Kinh điển hãy nên tìm đọc bài giảng của Sư Ấn Quang, sư Tuyên Hóa, sư Tịnh Không. Đó đều là các bậc Bồ Tát tái lai, những gì các ngài giảng cũng toàn là tinh hoa cao quý của vũ trụ. Quý vị nên tham khảo.
Lại có những vị nào thân thể bạc nhược suy yếu do dâm dục, muốn bồi bổ phần khí huyết hậu thiên để tăng cường sức lực, nên ăn chay, có thể lấy lúa mạch nấu ăn như đại sư Ấn Quang đã dạy, còn nếu như thấy lúa mạch đắt quá có thể dùng mè đen, hạt sen già bỏ vỏ bỏ tim hay long nhãn, ý dĩ ( bo bo ) v.v. xay nhuyễn cho vào nấu cùng cơm ăn hàng ngày, mỗi ngày nên trì chú Đại Bi vào gạo và thức ăn thì ăn chừng sáu tháng sẽ thấy tác dụng. Quý vị nghe sáu tháng chớ thấy lâu, so với mười mấy năm chìm trong dục nhiễm thì thấm thía gì. Vậy nên quý vị nên cố gắng lên.
Lại có quý vị hay ở một mình nên dễ phạm lỗi cũ, hãy nên tìm những môn thể thao đồng đội để tăng trưởng lòng từ bi và sự đoàn kết thay vì ngồi nhà phí phạm thời gian.
Có nơi đặc biệt dễ phạm như nhà tắm, quý vị nên sanh lòng kính trọng sâu xa, tìm đọc về thập bát La Hán, quý vị có thể thỉnh về 1 tượng, hay tìm hiểu và thỉnh tượng ngài Uế Tích Kim Cang, ngài ấy là vị Kim Cang do phá trừ dâm dục mà thành đạo. Quý vị nên sanh lòng kính trọng sâu xa mà thỉnh tượng các ngài để ngăn ngừa tội thủ dâm trong nhà vệ sinh.
Xin cám ơn quý vị nào đọc đến đây.
Không mong gì hơn là có thể giúp được cho quý vị dù ít ỏi cũng được. Nguyện ai thấy được bài viết này sẽ dõng mãnh tinh tấn sửa đổi bản thân, được chư Phật ủng hộ từ trong âm thầm khiến quý vị vượt khỏi dâm dục cuồng loạn .
Nguyện người người loài loài thoát bẫy dục, ra khỏi sanh tử, gặp nhau chốn quê hương Cực Lạc.
Nếu có chỗ nào còn thắc mắc hay tôi viết thiếu sót sai lầm, mong quý vị hoan hỉ nêu ra để chúng ta cùng tiến bộ.
Nam mô Diệt Dâm Dục Trừ Phiền Não Cứu Khổ Cứu Nạn Quán Thế Âm Bồ Tát.
Thật sự quá hay – bài viết này nên được Ban quản trị đưa lên trang chính. Nam Mô A Di Đà Phật!
A Di Đà Phật
Bạn Phạm Hiếu thân mến,
Niệm Phật hiệu cho dù 6 hay 4 chữ thân, khẩu, ý phải là một thể hoàn nhất, từng câu, từng chữ rõ ràng, từng niệm phân minh. Đã rõ ràng, phân minh thì không thể có chuyện A Di hay A Mi có sự khác biệt và niệm A Mi sẽ dễ tương ưng hơn với 10 phương chư Phật.
Chư Phật không dùng tâm phân biệt để lắng nghe tâm chúng sanh mà tâm của các ngài là vô duyên đại từ, vô ngại đại bi, vì vậy, cho dù bạn niệm phật hiệu ở âm điệu nào chăng nữa, mà niệm với tâm chí thành, chí kính thì 10 phương Phật đều cảm ứng được cả.
Khi tu học chúng ta phải luôn cảnh giác cái tâm phân biệt của mình thì sẽ tránh kẹt trong các pháp.
TĐ
Dạ cảm ơn bạn Mỹ Diệp đã giải đáp giúp mình ạ.
A Di Đà Phật
Chào bạn Mỹ An,
PH xin chia sẻ thêm về việc niệm thầm. Vì niệm thầm là niệm không ra tiếng nên không cần phải để tâm đến việc lấy hơi. Niệm Phật thầm thì cứ để hơi thở đều đặn bình thường (không được chú ý đến hơi thở), nếu theo cách thập niệm ký số của ngài Ấn Quang thì ngoài việc phải tập trung nghe cho rõ, tâm cần ghi nhớ thứ tự từng câu Phật hiệu từ 1 đến 10.
Khi niệm thầm, lúc ban đầu sẽ niệm chậm vì tâm chưa quen, bạn cứ niệm chậm, nhưng ráng để tâm ghi nhớ, nghe từng tiếng Phật hiệu cho thật rõ vì không khéo sẽ bị hôn trầm. Về vấn đề các chữ “Di”, “Phật” không rõ, bạn hãy sửa chữa bằng cách niệm thầm chữ đó thật rõ, thật to, thật dài ở trong tâm (gằn mạnh tiếng đó sao nghe cho rõ). Khi đã nghe rõ rồi thì niệm bình thường trở lại chứ không phải niệm hoài như vậy. Vì cách niệm gằn mạnh một vài chữ là để trị cái tật chữ bị mờ, nghe không rõ ràng, khi tật đó đã được sửa thì cũng không cần và không nên niệm gằn nữa.
Bạn tập niệm thầm để có thể niệm Phật mọi lúc là rất tốt. PH xin tán thán tinh thần quyết tâm của bạn.
Chúc bạn tinh tấn.
Nam Mô A Di Đà Phật.
Kính gửi liên hữu Trung Đạo
Xin chân thành biết ơn liên hữu đã chỉ dạy. Hiếu không biết nên xưng hô ra sao cho phải nên xin phép được gọi chung là liên hữu.
Liên hữu đã đọc hết bài pháp đó với ý kiến của ngài Thích Trí Tịnh và Diệu Âm Diệu Ngộ rồi chứ ạ? Vì trong đó đã giải thích rất rõ những lợi ích gì khi niệm A MI.
Ví dụ như theo hòa thượng Thích Trí Tịnh:
“Sáu tiếng hồng danh đây nổi rõ nơi tai cũng như nơi tâm, khác hẳn sự mờ mờ lọt sót của tiếng “Di” trong thời trước.
Khi niệm ra tiếng, từ năm ngàn câu mỗi thời trở lên, môi lưỡi càng
lúc càng nhại, càng chuyên, càng lanh. Khác hẳn sự trệ môi cứng lưỡi
của những ngày niệm khi xưa.
Niệm ra tiếng với A Mi khỏe hơi hơn niệm ra tiếng của A Di khi trước, nhờ vậy mà mỗi thời niệm được lâu và nhiều.
Người chuyên niệm danh hiệu của Phật, tầng cấp đầu tiên là đến
mức bất niệm tự niệm, hay niệm lực tương tục. Nếu khi niệm mà bị trệ và tiếng Phật lại lờ mờ không nổi rõ nơi tâm, thời khó mong được kết quả trên. Còn nếu trái lại thời mới có hy vọng đến đích.
Biết rằng niệm A Mi Đà được nhiều phần đúng với nguyên âm, nó sẽ
đem đến cho mình cái mãnh lực bất tư nghị, diệt vô số kiếp tội thành đại thiện căn phước đức giống như pháp trì chân ngôn (Thần chú) của Mật tông mà Tổ Vân Thê đã phán. Nó sẽ đưa mình đến mức bất niệm tự niệm, vì tiếng niệm không bị trệ lụt và nổi rõ nơi tâm. Nhất là niệm A Mi Đà được khỏe hơi, nhờ đó nên niệm được lâu và nhiều.”
còn theo cư sĩ Diệu Âm Diệu Ngộ thì:
“Còn quý bạn muốn niệm “A Di” hay “A Mi” đều được cả. Không phải chúng ta niệm “A Mi” thì mới được vãng sanh thành Phật, còn niệm “A Di” thì không được vãng sanh thành Phật. Quý bạn nên biết rằng: Chư Tổ Việt Nam của chúng ta xưa kia cũng niệm “A Di” mà được thành Tổ và bản thân của tôi cũng niệm “A Di” mà được chứng đạo. Cho nên, ý nghĩa “A Di” và “A Mi” đều giống nhau. Tuy nhiên, chúng chỉ có khác ở chỗ là: “Nếu chúng ta niệm A Mi thì sẽ đỡ tổn khí lực, đỡ bị suy yếu quai hàm, niệm Phật được nhiều và dễ tương ưng với tâm của mười phương chư Phật hơn”.
Để thấy sự khác nhau, chúng ta thử niệm 108 tiếng A Mi Đà Phật sẽ thấy sự khác nhau và niệm lực mạnh hơn.
“* Niệm Phật tuy quý ở tâm niệm, nhưng chẳng thể bỏ miệng tụng. Vì ba thứ thân – khẩu – ý hỗ trợ nhau. Nếu tâm ức niệm, nhưng thân chẳng lễ kính, miệng chẳng trì tụng thì cũng khó được lợi ích. Thế gian nhấc vật nặng còn phải dùng tiếng [hò reo] để trợ lực, huống là muốn nhiếp tâm để chứng tam muội ư?
Vì thế, kinh Ðại Tập nói: “Niệm lớn thấy Phật lớn. Niệm nhỏ thấy Phật nhỏ”. Cổ đức bảo: “Niệm lớn tiếng sẽ hiện thân Phật lớn. Niệm nhỏ tiếng sẽ hiện thân Phật nhỏ”. Hàng phàm phu đầy dẫy triền phược, tâm nhiều hôn trầm, nếu chẳng nhờ vào sức thân khẩu lễ niệm mà mong được nhất tâm thật chẳng thể được!”
(Ấn Quang Đại Sư Gia Ngôn Lục – phần Giảng về các phương pháp Niệm Phật)
—
“Nói đến Chánh Hạnh Niệm Phật thì tùy theo sức mình mà lập, chẳng được chấp cố định một pháp. Nếu như thân không bận việc, cố nhiên phải từ sáng đến tối, từ tối đến sáng, đi, đứng, nằm, ngồi, nói năng, im lặng, động, tịnh, mặc áo, ăn cơm, đại tiện, tiểu tiện, trong hết thảy thời, hết thảy chỗ, giữ cho một câu hồng danh thánh hiệu này chẳng lìa tâm – miệng. Nếu khi tắm táp, súc miệng thanh tịnh xong, mũ áo tề chỉnh, và ở nơi thanh khiết thì niệm ra tiếng hoặc niệm thầm đều được. Nếu lúc ngủ nghỉ, lõa lồ, tắm rửa, đại tiểu tiện và lúc đến những nơi ô uế không sạch, chỉ nên thầm niệm, chớ nên niệm ra tiếng. Công đức niệm thầm cũng giống vậy. Niệm ra tiếng là không cung kính, chứ không phải là ở những nơi, những lúc ấy, không được niệm Phật!
Phải biết: Trong những nơi, những lúc ấy, không được niệm ra tiếng. Thêm nữa, lúc nằm nếu niệm ra tiếng, chẳng những không cung kính mà còn đến nỗi bị tổn khí, không thể không biết!”
(Ấn Quang Đại Sư Tăng Quảng Chánh Biên – Thư trả lời cư sĩ Trần Tích Châu)
—
Ấn Quang Đại Sư cũng khuyên hành nhân niệm Phật tùy thời, chốn mà áp dụng cách niệm Phật khác nhau. Niệm A Mi hay A Di ý của các ngài cũng là chỉ bày cho Phật tử, chúng sanh phương tiện để tiến tu thôi chứ dụng ý của các ngài không phải tâm phân biệt. Như hòa thượng Thích Trí Tịnh, cả đời ngài chuyên hoằng dương pháp môn Niệm Phật và niệm Phật cả cuộc đời hẳn ngài tự biết cách niệm thế nào cho tinh tấn. Cũng giống vậy Ấn Tổ chỉ bày phương pháp niệm Phật thập niệm ký số, tất cả đều là phương tiện nhằm giúp Phật tử và chúng sanh dễ bề tu tập hơn, “nhiếp trọn sáu căn, tịnh niệm tiếp nối”, tinh tấn trên con đường tu tập.
Vài điều thô thiển, phàm phu xin được liên hữu chỉ dạy ạ.
A MI ĐÀ PHẬT
Chào bạn Hiếu
GH có chút nghi về đoạn này ,
còn theo cư sĩ Diệu Âm Diệu Ngộ thì:
“Còn quý bạn muốn niệm “A Di” hay “A Mi” đều được cả. Không phải chúng ta niệm “A Mi” thì mới được vãng sanh thành Phật, còn niệm “A Di” thì không được vãng sanh thành Phật. Quý bạn nên biết rằng: Chư Tổ Việt Nam của chúng ta xưa kia cũng niệm “A Di” mà được thành Tổ và bản thân của tôi cũng niệm “A Di” mà được chứng đạo. Cho nên, ý nghĩa “A Di” và “A Mi” đều giống nhau. Tuy nhiên, chúng chỉ có khác ở chỗ là: “Nếu chúng ta niệm A Mi thì sẽ đỡ tổn khí lực, đỡ bị suy yếu quai hàm, niệm Phật được nhiều và dễ tương ưng với tâm của mười phương chư Phật hơn”.
Thứ nhất, Vị cư sĩ này tự nhận mình ”chứng đạo”. Thế có nói mình chứng quả vị gì không? Quả vị thứ mấy trong tứ thánh quả ?
Thời mạt pháp, dầu có người chứng quả cũng sẽ chẳng nói ra. Vì chẳng còn tâm khoe khoang, ngược lại thích ẩn mình, dấu giếm tài năng của mình.
Ngoài ra, chính pháp sư Tịnh Không và Tổ Ấn Quang, Tuyên Hóa còn nhiều lần nhắc chúng ta phải nhớ trong kinh Phật nói không được nói ra cảnh giới chứng được cho người khác biết. Không được đi khoe khoang rằng ta có cảm ứng này kia.
Thứ hai, vị này nói niệm chữ Mi thì đỡ tổn khí lực, đỡ bị suy yếu quai hàm. Điều này GH cho là rất lạ, nếu không muốn nói hoang đường. Vì đa phần mọi người đều niệm chữ Di, xin hỏi các bạn, các sư Huynh ở đây có ai bị suy yếu quai hàm không? : ) Vả lại nếu chữ Di làm suy yếu quai hàm vậy là thành ra niệm Phật trở thành hại người rồi. Nếu niệm Phật sanh vô lượng công đức thì tại sao lại chính hành giả bị suy quai hàm do hàng ngày niệm danh hiệu Phật? Người người niệm Phật (nếu không tiếp tục tạo ác nghiệp) tham sân si giảm, thì thường phải tiêu nghiệp, bệnh tật thối lui, chớ sao lại làm suy yếu quai hàm qua thời gian ?
Còn về việc tổn khí, Tổ Ấn Quang tức Thế Chí bồ tát chỉ nói là nằm niệm lớn tiếng mới tổn khí, chứ không nói niệm chữ Di tổn khí. Nếu sự thật chữ Di làm chúng sanh tổn khí sao bậc Bồ Tát chẳng tiện khi nhắc việc nằm làm tổn khí nhắc luốn việc niệm chữ Di cũng tổn khí? Chẳng lẽ Thế Chí bồ tát cũng có sơ suất sao? GH không nghĩ như vậy.
Và vì sao năm xưa các vị Tổ, những vị đã chứng quả đến cuối đời an nhiên thị tịch, sanh tử tự tại, những bậc như vậy không dạy chúng ta cách để ”dễ tương ưng với tâm của mười phương chư Phật hơn” mà để ngày nay một cư sĩ chỉ ra đều đó ? Chúng ta lấy điều gì để chứng minh vị cư sĩ này biết câu nào ”dễ tương ưng với tâm của mười phương chư Phật hơn” ? Ngược lại nếu có việc như vậy, thì những bậc Thánh tăng năm xưa đã sớm nói ra để chúng sanh dễ sanh Cực Lạc rồi, chắc không đợi đến tận bây giờ để một phàm cư sĩ chỉ ra.
Thế Tôn có nói thời mạt pháp tà sư thuyết pháp như cát sông hằng. Như có những người hùa theo vài vị tăng phỉ báng PS Tịnh Không vậy. Những người nghe theo tà bỏ chánh, GH đoán có thể là do nghiệp chướng nặng tương ưng với tà, hoặc là do có thiện duyên với những vị tà sư nên tin nghe theo. GH chưa ”chứng đạo” nên chỉ nghĩ vậy thôi.
Trở lại, GH không biết vị Diệu Âm Diệu Ngộ này là ai, chưa nghe tên qua bao giờ, cũng không có ý phỉ báng ai, chỉ là thấy lời nói của người này ngược lại với lời dạy của Phật, và các Tổ thuở xưa, nên mới nói ra như thế. Mong bạn Hiếu hoan hỷ nhé.
A DI ĐÀ PHẬT
Kính gửi bạn sen GH:
H xin thành tâm góp ý bạn nên đọc hết 5 cuốn sách của cư sĩ Diệu Âm Diệu Ngộ viết (4 cuốn còn lại ở phía dưới) hoặc nếu bận rộn quá thì nên đọc trước cuốn Tịnh Độ Thực Chứng theo đường dẫn phía trên thì bạn sẽ tự biết được cư sĩ niệm Phật ra sao, chứng đạo như thế nào.
Tứ Thánh Quả mà bạn nói là bên Thiền Tông trong đó quả vị sau cùng là A La Hán. Pháp môn Niệm Phật như liên hữu biết thuộc về Phật thừa tức là quả vị thành Phật vì vậy quả khác nhau rất lớn. “Một pháp chí viên, chí đốn” như lời Ấn Quang Đại Sư dạy vậy. Cư sĩ đã niệm Phật đạt tới mức niệm Phật tam muội cụ thể là Đà Ra Ni tam muội. Quả vị này ngang với đại Bồ tát cho tới Đẳng giác Bồ tát. Tuy cư sĩ không nói trực tiếp nhưng sau khi liên hữu đọc xong sẽ thấy nhất là trong cuốn “Ý nghĩa hoằng pháp & hộ pháp”. Bạn sen đọc xong sẽ thấy những lời cư sĩ viết đều là y Kinh, y giáo, lời Phật lời Tổ cả nhất là khi liên hữu đọc sách của các Tổ sư Tịnh Độ khác hay kinh Đại thừa khác. Còn mà bạn tưởng khoe khoang đó là xét trên tâm phàm phu của chúng ta thôi. Thực tế thì không phải là khoe mà vì hoằng pháp và độ chúng sanh và do bạn cũng chưa hiểu chính xác lời Phật, lời Tổ vì chúng ta chưa khai mở trí huệ chưa thấy được chân tướng sự việc. Bạn sen đọc hết các cuốn sách thì sẽ rất rõ.
Về chuyện Tổ Ấn Quang không có nói chữ Di thì đó là chuyện rõ mà liên hữu sao còn thắc mắc? Ngài thị hiện ở bên Trung quốc mà Trung quốc thì niệm Phật là “A Mi Tuo Fo” thì đương nhiên Đại sư không có gì để mà đề cập đến. Chuyện niệm chữ Di hay chữ Mi là chuyện nội riêng của người con Phật VN thôi. Các nước khác nhau âm điệu niệm sẽ khác nhau tùy theo ngôn ngữ nơi đó.
Trở lại ý cuối cùng cũng là đầu tiên là niệm A MI ĐÀ PHẬT hay A DI ĐÀ PHẬT thì đều được cả. Không phải niệm A DI là không đúng. Điều này cũng được các ngài chỉ ra rất rõ các bạn sen chỉ cần đọc kỹ sẽ thấy rất rõ như ban ngày. Chỉ có điều khi niệm nhiều từ vài ngàn câu một ngày trở lên thì niệm A MI sẽ khỏe hơn, đỡ mỏi quai hàm (do niệm chữ Di quai hàm phải đưa ra đưa vào, khi niệm chữ Mi thì gần như chỉ có lưỡi và hơi từ trong miệng phát ra). Liên hữu GH và VP thử niệm 10 tiếng trở lên sẽ thấy sự khác nhau rất rõ. Đặc biệt nếu niệm từ vài ngàn câu một ngày trở lên thì sự khác nhau rõ rệt. Mà muốn niệm Phật được nhất tâm bất loạn thì mỗi người ráng niệm một ngày vài ngàn câu Phật hiệu trở lên. Đó mới là nói tới số lượng chưa kể các phương pháp niệm Phật mà Tổ sư đại đức đã chỉ dạy. Nên không phải ngẫu nhiên mà hòa thượng Thích Trí Tịnh người được coi là Tổ Tịnh Độ tông VN – lại khuyên hành nhân niệm Phật VN nên niệm A MI ĐÀ PHẬT.
Việc niệm chữ Di hay Mi có thể ví dù khập khiễng giống như một người con dùng 1 chiếc smartphone gọi điện cho Cha. Cha nghe và thương yêu, cũng như chờ đợi trở về. Nếu có một chiếc smartphone khác sóng khỏe hơn thì cha cũng vẫn thương yêu và chờ đợi người con trở về chứ không phải con dùng chiếc điện thoại kia thì cha không thương yêu hay không chờ đón.
Thật ra theo phàm phu H biết thì ở nhiều chùa các quý tăng, ni đã niệm A MI ĐÀ PHẬT rồi nhưng khi đại chúng tới dự các khóa tu thì để thuận duyên, các vị có thể vẫn dẫn dắt đại chúng niệm A DI D DÀ PHẬT.
Bản thân H thì cũng không chấp vào sự tướng mà thuận duyên, tùy cảnh. Nếu đi ra ngoài gặp người quen niệm A DI ĐÀ PHẬT thì H sẽ niệm A DI ĐÀ PHẬT. Lên mạng gặp chỗ người mới quen niệm Phật H cũng niệm A DI ĐÀ PHẬT. Còn khi niệm riêng mình hay niệm thầm thì lại niệm A MI ĐÀ PHẬT (bốn chữ). Bởi thực sự Đức Từ phụ từ bi vô lượng quang, vô lượng thọ luôn chào đón các con của mình trở về quê hương Cực Lạc dù các con của ngài niệm bằng ngôn ngữ gì miễn là trong tâm đó là niệm hồng danh của Đấng Từ phụ.
Vài lời thô thiển của phàm phu chướng sâu huệ cạn, phước mỏng nghiệp dày.
A MI ĐÀ PHẬT
Đường Về Cõi Tịnh: Vì cuốn sánh của CS Diệu Âm Diệu Ngộ có thể khiến cho nhiều liên hữu sơ phát tâm gặp trở ngại và hiểu sai về pháp hành trì niệm Phật, ĐVCT xin được removed link dẫn. Quý bạn Sen muốn tìm hiểu có thể gõ vào google để tìm riêng. Mong quý liên hữu hoan hỉ.
Chào bạn Phạm Hiếu,
Trước đây khi bắt đầu tập niệm Phật,PH có đọc quyển sách đầu tiên của cư sĩ Diệu Âm Diệu Ngộ. Nhân chia sẻ của bạn, PH đọc sơ qua một vài nội dung trong quyển “Ý nghĩa Hoằng pháp và Hộ pháp”, thấy có những ý rất đáng lo, nên không ngại “nhiều chuyện” chia sẻ cùng bạn.
– Nhĩ thông, nhãn thông mà vị đó chứng được: theo trong kinh sách mà PH học, thì người tu Tịnh chỉ tập trung vào mỗi câu Phật hiệu, tất cả những tướng khác ở các căn xuất hiện đều không được lưu ý tới. Ở đây vị này đã quá để ý đến những sự khác lạ, lúc đó dù có đang niệm Phật nhưng tâm không còn trong câu Phật hiệu nữa.
-Thần túc thông: “túc” là chân. Nghĩa là người có được thần thông đó sẽ thực sự đi qua những đoạn đường xa trong tích tắc, còn cái mà vị ấy đang kinh nghiệm là việc xuất hồn, không phải là pháp Phật dạy, nói rõ ra là tà đạo.
-Tha tâm thông: “tha” là người khác. Nghĩa là người có thông này sẽ biết được tâm người khác đang nghĩ gì, chứ không phải là biết được niệm vi tế thiện ác trong tâm mình. Biết rõ tâm niệm vi tế của mình chỉ là một bước trong quá trình tu tâm thôi, chứ chẳng phải là thần thông, chứng đắc gì.
-Lậu tận thông: còn có một niệm, dù là cứu chúng sanh, thì sao là “lậu tận”?
-Vị ấy diễn tả trước khi được các thần thông thì tâm lúc bi thương, lúc hạnh phúc: đây không đúng pháp vì khi bạn chú tâm niệm Phật, là giác, là thanh tịnh thì các xúc cảm như thế đều không phát khởi. Khi mình lơ là, thì nó sẽ khởi, lúc đó ta cần nhiếp tâm ngay vào câu Phật hiệu. Nếu mình cho là kỳ đặc, buông tâm theo đó thì đã bước chân vào ma đạo.
Theo như PH thấy, qua những kinh nghiệm mà vị này chia sẻ, cô đã lạc vào ma đạo mà không hay. Bạn hãy xem 50 loại ma trong kinh Thủ Lăng Nghiêm thì sẽ rõ. PH đoán vị này trong quá khứ đã có huân tập về thiền xuất hồn, cũng như ham thích những điều lạ, thần thông. Trong lúc tu theo Phật, thì nhân này xuất hiện, nhưng cô đã không cảnh giác, cho là mình đang chứng đạo, nên đã và đang bị lầm lạc. Những người này, họ vẫn giảng dạy, nói giống giống như trong kinh sách, nhưng khi xét kỹ sẽ thấy những điều lạ (họ tưởng là mình đúng, vì tâm họ không giác, nên họ cũng không nhận ra đó là không đúng).
PH nhận thấy bạn là người thực muốn tu, nên mới không ngại mà chia sẻ như vậy, cầu mong bạn hoan hỷ với PH và hết sức cẩn trọng. PH nghĩ, tu hành, chính yếu là đừng có gì “lạ”, nếu “lạ” xảy ra thì phải tập trung niệm Phật miên mật, không để tâm đến cái lạ đó thì nó sẽ tự mất, và mình sẽ vượt qua chướng nạn. Ngược lại, nếu cho rằng đó là chứng đắc hay dấu hiệu gì đó là sảy chân liền. Theo sách ghi lại kinh nghiệm người xưa tu tập, thường là khi công phu thuần thục thì được thấy Phật và cõi Cực Lạc một vài lần vậy thôi, chứ chẳng như những gì mà vị này đang kinh nghiệm. Mong tất cả chúng ta phải cẩn trọng vì Phật hay ma chỉ trong một niệm.
Chúc bạn tỉnh giác, tinh tấn.
Nam Mô A Di Đà Phật.
Chào bạn Phạm Hiếu,
Còn một điểm đáng nghi nữa là vị này chia sẻ khá nhiều về kinh nghiệm luồng khí, điện này nọ trong người, theo như PH biết, đây giống như pháp tu thiền luyện điển của ngoại đạo, không phải là pháp tu Phật dạy. Bạn xem và đối chiếu với kinh Phật sẽ thấy.
Chúc bạn tinh tấn tỉnh giác.
Nam Mô A Di Đà Phật.
A Di Đà Phật…
Kính gởi sư huynh Thiệ̣n Nhân:
*Nhờ sư huynh lý giải dùm cho đệ:
“NHẤT XIỂN ĐỀ”???
Xin chân thành cảm ơn sư huynh đã phúc đáp cho đệ.
A Di Đà Phật………
A DI ĐÀ PHẬT
Gửi huynh Tịnh Độ,
Để các bạn Sen đồng hiểu được liễu nghĩa “nhất xuẩn đề”, TN xin trích lời Phật Thích Ca khai thị cho Cao Quý Đức Vương Bồ tát trong Kinh Đại Niết Bàn, mong các bạn Sen ráng nhẫn nại đọc thật kỹ đoạn kinh văn quan trọng này:
“Cao Quý Đức Vương Bồ Tát bạch Phật: “Thế Tôn! Như đức Phật vừa nói: Bồ Tát tán thán Phật tánh làm cho chúng sanh phát tâm Bồ Đề. Lời đây không đúng nghĩa. Vì đức Như Lai lúc mới khai kinh Niết Bàn nói có ba hạng : Một là nếu có người bịnh gặp được thầy giỏi thuốc hay, người khán bịnh khéo thời được lành mạnh, nếu không đuợc như trên thời bịnh không lành ; hai là được gặp hay không được gặp đều không được lành ; ba là được gặp hay không được gặp bịnh đều lành.
Tất cả chúng sanh cũng có ba hạng như vậy : Một là hạng gặp bạn lành, gặp Phật, Bồ Tát, nghe nói diệu pháp thời được phát tâm Bồ Đề, nếu không gặp thời không phát, đây là chỉ cho các bực Tu Đà Hoàn, Tư Đà Hàm, A Na hàm, A La Hán và Bích Chi Phật.
Hai là hạng dầu được gặp bạn lành, gặp Phật, Bồ Tát, được nghe diệu pháp cũng chẳng phát tâm Bồ Đề, đây là nói hạng Nhứt Xiển Đề.
Ba là hạng hoặc gặp hay chẳng gặp, tất cả đều có thể phát tâm Bồ Đề, đây là nói Bồ Tát.
Nếu đã nói rằng gặp cùng chẳng gặp tất cả đều phát tâm vô thượng Bồ Đề, giờ đây tại sao đức Như Lai lại nói : Do tán thán Phật tánh làm cho chúng sanh phát tâm vô thượng Bồ Đề ?
Thế Tôn ! Nếu nói rằng gặp cùng chẳng gặp đều không thể phát tâm Bồ Đề cả, lời nầy cũng không đúng nghĩa, vì hạng nầy sẽ được vô thượng Bồ Đề. Hạng Nhứt Xiển Đề do vì có Phật tánh, nên hoặc được gặp hay không được gặp, cũng đều sẽ được vô thượng Bổ Đề.
Thế Tôn! Như đức Phật định nghĩa Nhứt Xiển Đề là dứt thiện căn, cũng không đúng. Vì hạng nầy không dứt Phật tánh. Cứ lý thời Phật tánh không thể dứt, sao đức Phật nói là dứt thiện căn?
Như trong mười hai bộ kinh của Phật nói ngày trước, có hai thứ thiện căn: Thường và vô thường. Thiện căn thường thời không dứt, còn vô thường thời dứt.
Thiện căn vô thường có thể dứt nên đọa địa ngục. Còn thường chẳng thể dứt, cớ sao đức Phật chẳng có lời ngăn?
Chẳng dứt Phật tánh chẳng phải nhứt xiển đề, cớ sao đức Phật lại nói là nhứt xiển đề?
Thế Tôn! Nếu nhơn Phật tánh mà phát tâm vô thượng Bồ Đề, cớ sao Như Lai lại vì chúng sanh nói rộng mười hai bộ kinh?
Thế Tôn! Như bốn con sông lớn từ ao A Na Bà Đạp Đa chảy ra, nếu có trời, người, cùng chư Phật cũng không thể bảo rằng nước sông lớn nầy không chảy vào biển cả sẽ trở lại nguồn.
Cũng vậy, người có Phật tánh, không luận nghe pháp hay không nghe, có giới hay không giới, có bố thí hay không bố thí, có tu hay không tu, có trí hay không trí, tất cả lẽ ra đều được vô thượng Bồ Đề.
Thế Tôn! Như từ núi A Đà Diên, mặt trời mọc lên đến hướng chánh nam, không bao giờ mặt trời có thể nghĩ rằng ta không đến hướng Tây, ta trở lại phương Đông. Cũng vậy, đã có Phật tánh không có lẽ chẳng được vô thượng Bồ Đề mặc dầu không nghe pháp, không trì giới, không bố thí, không tu, không trí huệ.
Thế Tôn! Như Lai nói tánh nhơn quả là chẳng phải có chẳng phải không. Nghĩa nầy cũng chẳng đúng.
Vì như trong sữa không có tánh của chất lạc, thời tất không có lạc. Như hột ni câu đà không có tánh cây năm trượng cao, thời tất không mọc lên cây cao năm trượng. Nếu trong Phật tánh không có cội vô thượng Bồ Đề sao lại có thể sanh cội Bồ Đề vô thượng. Cứ như nghĩa nầy, thời làm sao hiệp với nghĩa nhơn quả chẳng phải có chẳng phải không của Phật đã nói?
Đức Thế Tôn tán thán rằng: “Lành thay ! Lành thay ! Nầy Thiện nam tử ! Trong đời có hai hạng người rất là hi hữu như hoa Ưu Đàm: Một là người không phạm tội ác; hai là người có tội biết hối cải.
Lại có hai hạng người rất hi hữu: Một là làm ơn; hai là nhớ ơn.
Lại có hai hạng người rất hi hữu: Một là học hỏi điều mới; hai là ôn nhuần điều học cũ không quên.
Lại có hai hạng người rất hi hữu: Một là tạo ra mới, hai là tu sửa chỗ cũ.
Lại có hai hạng người rất hi hữu: Một là thích nghe pháp; hai là thích thuyết pháp.
Lại có hai hạng người rất hi hữu: Một là khéo gạn hỏi; hai là khéo giải đáp.
Người khéo gạn hỏi chính là ông vậy. Người khéo giải đáp chính là Như Lai vậy.
Nầy Thiện nam tử! Do nơi khéo gạn hỏi bèn chuyển được pháp luân vô thượng, có thể làm khô cây do mười hai nhơn duyên, có thể qua khỏi sông lớn sanh tử vô biên, có thể chiến đấu với ma vương Ba Tuần, có thể xô ngã thắng tràng của Ba Tuần dựng.
Nầy Thiện nam tử! Như trước kia Phật nói ba hạng bịnh nhơn, hạng gặp thầy giỏi, thuốc hay, khán bịnh khéo, cùng không gặp đều được lành mạnh, đó là vì thọ mạng quyết định, do vì người nầy trong vô lượng đời đã tu ba thứ thiện căn: Thượng, Trung và Hạ, nên được thọ mạng quyết định. Như người Uất Đơn Việt tuổi thọ ngàn năm, nếu mắc phải bịnh, dầu gặp thầy gặp thuốc được săn sóc kỹ, cùng không gặp đều sẽ được lành mạnh cả, vì họ đã được tuổi thọ quyết định.
Hạng bịnh nhơn nếu gặp thầy giỏi thuốc hay, khán bịnh khéo thời được lành, bằng không gặp thời chẳng lành, đây là những người thọ mạng không quyết định. Hạng người nầy dầu thọ mạng chưa hết, song có chín nhơn duyên có thể làm họ chết yểu: Một là biết ăn sẽ không an mà cứ ăn, hai là ăn quá nhiều; ba là ăn chưa tiêu mà lại ăn nữa; bốn là đại tiểu không điều hòa; năm là lúc bịnh không nghe theo lời chỉ dẫn của y sĩ; sáu là chẳng nghe lời dặn bảo của người khán bịnh; bảy là cố nín nhẫn không chịu ói; tám là đi đêm, vì đi đêm sẽ bị ác quỷ, ác trùng làm hại; chín là phòng thất quá độ. Do đây nên Phật nói hạng bịnh nhơn nầy gặp thầy gặp thuốc thời lành, nếu không gặp thời không lành.
Hạng bịnh nhơn gặp thầy gặp thuốc hay không gặp đều không được lành mạnh, đây là những người tuổi thọ đã hết.
Chúng sanh cũng như vậy. Người phát tâm Bồ Đề, nếu gặp bạn lành, chư Phật, Bồ Tát, được học hỏi pháp cao sâu, hoặc không được gặp được học, tất cả đều sẽ được thành, vì người nầy đã có thể phát tâm vô thượng Bồ Đề. Như người Uất Đơn Việt có thọ mạng quyết định.
Hàng nhị thừa từ Tu Đà Hoàn đến Bích Chi Phật, nếu được nghe thiện hữu, Chư Phật, Bồ Tát giảng nói pháp Đại Thừa thời có thể phát tâm Bồ Đề, nếu không gặp không nghe thời không thể phát tâm Bồ Đề vô thượng. Như người thọ mạng không quyết định, do chín duyên làm cho họ phải yểu thọ, nếu gặp Thầy gặp thuốc thời lành, không gặp thời bịnh không lành.
Hạng nhứt xiển đề, dầu có gặp thiện hữu, chư Phật, Bồ Tát, có nghe pháp cao sâu, hay không nghe không gặp, đều không thể lìa tâm nhứt xiển đề, vì họ đã dứt thiện căn. Hạng nhứt xiển đề cũng được thành vô thượng Bồ Đề, vì nếu có thể phát tâm Bồ Đề vô thượng thời chẳng còn gọi là nhứt xiển đề.
Nầy Thiện nam tử! tại sao nói hạng nhứt xiển đề được vô thượng Bồ Đề?
Hạng nhứt xiển đề, thật ra không thể được vô thượng Bồ Đề, như người tuổi thọ đã hết, dầu gặp thầy gặp thuốc, cũng không lành bịnh được.
Nầy Thiện nam tử! “ Nhứt Xiển” gọi “Tín”, “Đề” là bất cụ, bất cụ tín gọi là nhứt xiển đề.
Phật tánh chẳng phải là tín ; chúng sanh chẳng phải là cụ ; bởi bất cụ nên thế nào dứt được.
“Nhứt Xiển” gọi là thiện phương tiện; “Đề” là bất cụ, vì tu thiện phương tiện chẳng đầy đủ nên gọi là nhứt xiển đề.
Phật tánh chẳng phải là tu thiện phương tiện; chúng sanh chẳng phải là cụ ; bởi bất cụ nên thế nào dứt được.
“Nhứt xiển” gọi là tiến: “Đề” là bất cụ; vì tinh tiến chẳng đầy đủ nên gọi là nhứt xiển đề.
Phật tánh chẳng phải là tiến; chúng sanh chẳng phải là cụ; vì bất cụ nên thế nào dứt được.
“Nhứt Xiển”gọi là niệm: ”Đề” là bất cụ; vì niệm chẳng đầy đủ nên gọi là nhứt xiển đề.
Phật tánh chẳng phải là niệm, chúng sanh chẳng phải là cụ ; vì bất cụ nên thế nào dứt được.
“Nhứt Xiển” gọi là định, “Đề” là bất cụ; vì định chẳng đầy đủ nên gọi là nhứt xiển đề.
Phật tánh chẳng phải là định ; chúng sanh chẳng phải là cụ ; vì bất cụ nên thế nào dứt được.
“Nhứt Xiển” gọi là huệ; “Đề” là bất cụ; vì huệ chẳng đầy đủ nên gọi là nhứt xiển đề.
Phật tánh chẳng phải là huệ; chúng sanh chẳng phải là cụ ; vì bất cụ nên thế nào dứt được.
“Nhứt Xiển” gọi là vô thường thiện; “‘Đề” là bất cụ ; vì vô thường thiện chẳng đủ nên gọi là nhứt xiển đề.
Phật tánh là thường, chẳng phải thiện, chẳng phải bất thiện. Vì thiện pháp là từ phương tiện mà được, mà Phật tánh chẳng phải từ phương tiện được, nên gọi là chẳng phải thiện.
Do Phật tánh có thể được thiện quả vô thượng Bồ Đề, nên nói là chẳng phải bất thiện.
Lại vì thiện pháp sanh rồi mà được, còn Phật tánh không phải sanh rồi mà được nên nói là chẳng phải thiện.
Bởi dứt cả thiện pháp sanh và được, nên gọi là nhứt xiển đề.
Nầy Thiện nam tử! Như ông gạn hỏi nếu nhứt xiển đề có Phật tánh, tại sao không ngăn tội địa ngục?
Nầy Thiện nam tử! Trong nhứt xiển đề không có Phật tánh.
Ví như nhà vua nghe tiến đờn véo von thánh thót, quá thích thú say sưa, bèn bảo đại thần : Tiếng quá hay như thế từ đâu mà có?
Đại thần tâu là từ cây đờn phát ra tiếng ấy.
Nhà vua truyền đem đờn đến trước mặt, rồi bảo cây đờn kêu đi ! Kêu đi ! Cây đờn vẫn không kêu. Nhà vua bèn bứt dây, rọc da, chẻ cây, tìm mãi vẫn không có tiếng. Nhà vua nổi giận trách đại thần là tâu dối.
Đại thần phân trần: Nếu muốn cho đờn kêu ra tiếng thời phải khéo khảy đánh, chớ không phải làm cách như vậy.
Phật tánh của chúng sanh cũng như vậy, vốn không chỗ trụ. Dùng phương tiện khéo thời thấy được. Vì được thấy nên được vô thượng Bồ Đề.
Hạng nhứt xiển đề không thấy Phật tánh, làm thế nào ngăn được tội ba
ác đạo!
Nầy Thiện nam tử! Nếu nhứt xiển đề tin có Phật tánh, nên biết rằng người nầy không bị sa vào ba ác đạo, cũng chẳng còn gọi là nhứt xiển đề.
Nầy Thiện nam tử! Như lời ông gạn, nếu trong sữa không có tánh của chất lạc thời lẽ ra chẳng có lạc; nếu trong hột Ni Câu Đà không có tánh cao năm trượng thời lẽ ra không mọc lên cây cao năm trượng?
Kẻ ngu si mới nói như thế, người trí không bao giờ nói như thế, vì là không có tánh vậy.
Nầy thiện nam tử ! Nếu trong sữa có tánh của chất lạc lẽ ra chẳng cần nhờ công lực các duyên. Như nước và sữa trộn lộn, rồi nằm chờ đến mãn tháng trọn không thành lạc. Nếu dùng một giọt sữa rồi tìm nước cây nhễu vào bèn thành lạc. Nếu vốn đã có lạc sao lại phải nhờ duyên.
Phật tánh của chúng sanh cũng như vậy, nhờ các duyên thời được thấy, nhờ các nhơn duyên thành vô thượng Bồ Đề. Nếu phải chờ các nhơn duyên rồi sau mới thành thời chính là vô tánh vậy. Do vô tánh nên có thể thành vô thượng Bồ Đề.
Nầy Thiện nam tử! Do cớ trên đây nên Đại Bồ Tát thường tán thán điều lành của người, chẳng rao nói lỗi xấu của kẻ khác, đây gọi là chất trực tâm”.
(Trích Kinh Đại Niết Bàn – HT Thích Trí Tịnh dịch)
Dạ cảm ơn các bậc thiện tri thức giải đáp giúp mình em còn một câu hỏi nữa. Em là người rất sợ ma mà cũng từng nghe PS Tịnh Không cũng nói qua trong đạo tràng cũng có người bị hương linh nhập vào cũng không phải do ai dàn dựng ra,niệm Phật mà còn gặp ma chướng do tâm không thanh tịnh,do dự không quyết đoán mà em niệm Phật vẫn còn vọng tưởng nhiều xin giải đáp giúp em được không ạ?
Chào bạn Mỹ An,
Tất cả chúng ta bước đầu niệm Phật đều có vọng tưởng nhiều như bạn, lâu năm cũng vẫn có, nhưng đâu phải tất cả đều bị vong khác nhập vào? Người bị vong nhập, phần lớn là do tâm họ có ý thích những điều linh dị, kỳ lạ, thần thông,.. thậm chí có người còn ngầm thích việc đó vì họ cảm thấy như thế thì họ đặc biệt, hoặc có gì đó thần bí hơn hẳn người khác. Những tâm ý đó là tâm tà, không chánh, nên vong mới nhập vô được. Cho nên bạn đừng quá lo lắng, cứ bình tĩnh niệm Phật. Nếu xét tâm mình có vướng vào những ý như PH vừa chia sẻ thì phải sám hối dứt bỏ ý đó ngay.
Người niệm Phật mà tâm (nguyện) còn do dự thì rất khó vãng sanh. Ở điểm này bạn đừng nhầm lẫn giữa Nguyện và Hành. Dù Hành còn chưa được nhất tâm, nhưng nếu Nguyện kiên định, chắc thật thì có phần vãng sanh. Cho nên, người niệm Phật cần tự xét tâm mình (nếu do dự thì phải sửa ngay) để đảm bảo Nguyện chắc thật.
Chúc bạn tinh tấn.
Nam Mô A Di Đà Phật.
A Di Đà Phật
Mọi người cho con hỏi ở Tp.HCM có dạy lớp đệ tử quy không ạ.
A Di Đà Phật…
Xin chào Nhân:
Mình có biết một nơi ở TP. Hồ Chí Minh. Đang trao đổi học đệ tử quy:
Tiệm sơn Đức Tài,
231-233 Nguyễn văn Nghi,
Phường 7, quận Gò vấp.
A Di Đà Phật……..
A Di Đà Phật,
Thượng Tọa Thích Thanh Phong Trụ Trì Chùa Vĩnh Nghiêm và Đại Đức Thích Giác Nhàn kết hợp mở lớp học giáo dục gia đình Bảo Thân Tiết Dục và Đệ Tử Quy tại Chùa Vĩnh Nghiêm.
Khai giảng lớp học lúc 14h00 Thứ 7 Ngày 2 tháng 6 năm 2018 (Dương Lịch) Nhằm ngày 19/4/Mậu Tuất ( Âm Lịch ). Mỗi tuần chỉ học 2 tiếng đồng hồ từ 14h đến 16h vào chiều thứ 7. Ban tổ chức sẽ nhận người vào lớp học này bắt đầu ngày 16/5/2018 đến Ngày 31/5/2018 (duơng lịch).
Link tham khảo : http://voluongtho.vn/view/DANG-KY-VAO-LOP-HOC-GIAO-DUC-GIA-DINH.htm
A Di Đà Phật
A Di Đà Phật. Con xin cảm ơn, hoan hỉ quá ạ. A Di Đà Phật.
Với lại cho mình hỏi thêm phát nguyện ra làm sao và bài kệ hồi hướng như thế nào? Mình thấy trên mạng có nhiều nhưng mình muốn hỏi lại cho chắc.
NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT
MÌNH XIN TÁN THÁN CÔNG ĐỨC BỐ THÍ PHÁP CỦA CHƯ VỊ LIÊN HỮU , TÁN THÁN CÔNG ĐỨC CỦA LIÊN HỮU VP VÀ LIÊN HỮU GH . NAM MÔ HOAN HỈ TẠNG BỒ TÁT MA HA TÁT?♀️?♀️?♀️
Dạ mình cảm ơn cư sỹ PH ạ. Em sẽ cố gắng
Chào các liên hữu.
Tôi có cơ duyên được nghe bài giảng về Niệm Phật của thầy Trí Đức giảng tại khóa tu 3 ngày lần thứ 25 tại chùa Tịnh Luật. Bản thân tôi thấy thầy giảng rất sát thực, dễ hiểu. Tôi thầm nguyện thực hành theo lời giảng của thầy, nếu đạt được tý nào tỏ ngộ mới dám chia sẻ và hỏi nhờ mọi người giải đáp để hiểu sâu thêm. Nhưng tôi lại nghĩ nếu thế thì phải chờ không biết bao lâu! 1 tháng, 1 năm, 5 năm, 10 năm hay không có cơ hội…
Tôi ở VN, thầy và chùa đều ở Mỹ. Tôi chưa từng biết về thầy và không có tư liệu để tìm hiểu thêm. Qua cách giảng tôi hiểu rằng thầy đã chứng đắc Pháp môn Niệm Phật.
Xin các liên hữu cho tôi xin thông tin và các bài giảng của thầy. Và tôi muốn được chia sẻ những bài giảng của thầy (mp3) lên Duongvecoitinh cách thực hiện NTN ạ?
Nam mô A Di Đà Phật.
A di Đà phật. Xin các bạn sen giúp dỡ .
Con mới sinh e bé dc gần 2 tháng. Rất muốn lễ phật tụng kinh. Nhưng phòng con đặt ảnh phật lại cách xa phòng ngủ nên lỡ bé có khóc sợ ko nghe thấy. ( trốn bé đi tụng kinh). N nếu lạy hoặc tụng kinh trong phòng ngủ thì nếu bé dậy khi nào có thể biết. Nhưng làm như vậy lại ko cung kính.
Vậy làm thế nào nghiệp chướng con đay con muốn lạy phẬt theo khoá cong phu của thầy thích giác nhàn. Nếu lạy ở phòng khác sợ bé khóc ko nghe thấy. N nếu lạy trong phòng ngủ có bé thì bất kính . Mong quý bạn sen giúp đỡ con. Để Thông Dc tư tưởng ạ . A di Đà phật
A Di Đà Phật. Bạn có thể mua thiết bị theo dõi âm thanh của em bé để đặt vào phòng ngủ của bé. Như vậy khi nào bé khóc dù bạn ở phòng khác cách xa cũng sẽ nhận biết ngay. Tương tự như cái này.
https://www.bedbathandbeyond.com/store/product/vtech-dm111-digital-audio-baby-monitor-with-1-parent-unit/1046436016?Keyword=audio%20baby%20monitor
A DI ĐÀ PHẬT! Xin chào bạn Tấn Phong!
Lời đầu tiên xin chúc mừng gia đình bạn đã có thêm thành viên mới và xin tán thán việc bạn không vì mới có em bé hơn hai tháng mà giãi đãi trong việc tu tập của bản thân mình.
Bạn ơi! Mình sống bên gia đình chồng không có bàn thờ Phật, nhà mình có một phòng trống để làm phòng đọc sách mình thỉnh hình Tây Phương Tam Thánh dán trên tường trong phòng này để lễ và niệm Phật. Sau khi sinh con xong mình dỗ bé ngủ rồi để bé ngủ trong phòng này luôn trong thời gian mình lạy Phật niệm Phật, để bé ngủ rồi mình đặt bé nằm xuống đầu bé phải quay về hướng có hình Phật để tránh vô tình làm bé mang tội bất kính. Trong lúc vỗ bé ngủ thì bạn có thể mở nhạc niệm Phật hay máy niệm Phật cho bé nghe để cho bé quen với âm điệu và cũng để giúp gieo chủng tử Phật vào A lại gia thức cho bé giúp bé kết duyên với Tịnh Độ. Mình không tụng kinh chỉ niệm và lạy Phật A DI ĐÀ, trong quá trình công phu nếu lỡ như bé thức giấc vì đói sữa thì bạn cho bé bú sữa còn không đói sữa mà khóc vì ướt tả thì bế bé qua phòng ngủ thay sạch cho bé. Khi bạn mở nhạc niệm Phật hay máy niệm Phật sẽ giúp bé quen với âm thanh mà chìm vào giấc ngủ chứ đừng sợ mở như thế ồn quá bé sẽ thức, mình phải tập cho bé từ còn nhỏ bạn ạ, bé nhà mình bây giờ đã quen rồi bạn ạ!Lúc đầu mình cũng sợ là để bé nằm ngủ kế bên còn mình thì công phu liệu có mang tội bất kính không?… Nói thật mình cũng không biết nhưng bất đất dĩ mình không còn cách nào khác nhưng mình nghĩ chư Phật cùng Long thần hộ pháp chắc cũng hoan hỉ khi nhìn thấy mình thành tâm muốn tu hành cầu sanh Tịnh Độ^–^
Đây là riêng theo bản thân mình đã thực hành rồi nên mới chia sẽ với bạn,với lại bạn ơi thời khóa tu của mình là theo giấc ngủ của bé đấy???
Nếu có gì không vừa ý mong bạn hoan hỷ bỏ qua vì đây là theo cá nhân mình. Xin chúc cho gia đình bạn luôn được an lạc hạnh phúc vui vẻ, tin tấn tu hành vãng sanh Tịnh Độ^^
NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT
NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT
NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT()()()
Cho con hỏi: 2 từ Bộ, biến mà người ta hay nói có ý nghĩa là gì ạ?
Ví dụ như: Tụng 5 biến Chú đại bi; Tụng 49 bộ Kinh Địa Tạng…
A Di Đà Phật
Biến là số lần,5 biến nghĩa là 5 lần.
Bộ kinh nghĩa là quyển kinh,tung 49 bộ kinh Địa Tạng nghĩa là tụng quyển kinh Địa Tạng 49 lần.
Nếu mình ko nhầm thì cô diệu âm diệu ngộ này còn có 1 thứ tham là muốn chúng sinh sớm thành phật nếu là bậc chứng đắc thì tham làm gì còn ha bạn. Phật dậy bỏ lòng tham chứ ko phải đổi đối tượng để tham ngày trước lúc mới đọc sách cô này tôi cũng có quan điểm giống bạn đó, nhưng giờ tôi thay đổi rồi
Kính gửi Cư sĩ Phước Huệ
Nếu Cư sĩ đọc hết 5 cuốn sách của Cư sĩ Diệu Âm Diệu Ngộ thì trong đó sẽ thấy rất rõ lục thần thông thanh tịnh chỉ là một phần của cuốn sách. Ngoài ra từ nội dung xuyên suốt và chủ đạo đó là khuyến tấn người người nhà nhà phát tâm niệm Phật để được vãng sanh thành Phật.
Ấn chứng lục thần thông thanh tịnh của người niệm Phật là một công phu đạt được nếu dụng công. Cũng không nên mừng vui vì điều đó mà càng phải tự nhủ tinh tấn hơn niệm hồng danh của Đức Từ phụ hằng ngày.
Thần túc thông là thần thức của người nào đó đi các nơi chứ không lẽ là thân phàm này đi ạ? Tha tâm thông theo Cư sĩ tác giả “Khi có Tha tâm thông, ta sẽ cảm nhận được mỗi niệm vi tế thiện, ác khởi lên trong tâm mình. Nhờ có Tha tâm thông mà ta mới cảm nhận được lòng từ bi và hoài bão của chư Phật, chư Bồ tát và cảm thông được nỗi đau khổ của chúng sinh mọi loài.” hay “Nhờ có Tha tâm thông, mà ta mới nghe được Diệu âm A Mi Đà phát ra từ tâm của chư Phật, tâm của chúng sanh và tâm của ta”. Như thế là thấy được tâm của chúng sanh rồi mà ạ?
Về lậu tận thông theo Cư sĩ tác giả thì “Khi có Lậu tận thông, tâm thức của ta sẽ được giải thoát, không còn bị đau khổ vì những thứ dục vọng của thế gian. Lúc đó, thân tâm và thế giới ta đều buông xả hết, chỉ còn một niệm vì tất cả chúng sanh. Ngoài cái niệm này ra, ở trên đời này không còn có gì để cho ta lưu luyến cả.” Chân thực này cũng phù hợp với khai thị về lậu tận thông của hòa thượng Tuyên Hóa “Thế nào gọi là lậu tận? Tôi nói thật chút nữa cho quý vị nghe, đó chính là quý vị cứ suốt ngày, cho dù là người nam hay người nữ, người nam nhớ nhung người nữ hay người nữ nhớ người nam cũng đều gọi là lậu cả. Nếu quý vị không dứt bỏ được ý niệm ấy thì không thể đạt được lậu tận.” (theo http://www.duongvecoitinh.com/index.php/2012/02/lau-tan-thong-la-gi/)
Còn theo thuvienhoasen thì Asava (p)—Asrava (skt). (A) Theo Phật giáo Đại Thừa, Lậu Hoặc có những nghĩa sau đây—According to the Mahayana Buddhism, Asrava has the following meanings: • Điều ô uế: Taint. • Sự đồi bại: Corruption. • Ham mê: Mania. • Sự mê đắm: Anfatuation. • Nghiện (rượu và thuốc): Addiction (to alcohol or drugs). • Nhơ bẩn: Defilement. (B) Theo Thanh Tịnh Đạo, lậu hoặc là từ để chỉ dục tham, hữu tham, tà kiến và vô minh, vì những cấu uế nầy tiết lậu từ các căn môn không được phòng hộ, như nước rỉ từ bình chảy, hoặc vì chúng phát sanh những khổ sanh tử (dạ phàm phu cũng nhờ google, sau đó tổng hợp và đối chiếu ra thôi ạ).
Để tiếp tục H xin được “đọc báo giùm bạn” đọc lại một số ý của Cư sĩ tác giả như sau. Trong đó vị ấy đã nói rất rõ:
“Người tu Tịnh độ từ khi khởi tu cho tới khi chứng đắc, không nên khởi niệm tu luyện thần thông biến hóa. Nếu ta còn khởi niệm tu luyện thần thông biến hóa, thì sẽ không bao giờ được chứng đắc. Tóm lại, tu tâm thanh tịnh là hướng nội không phải hướng ngoại và sáu loại thần thông mà ta có được đó, đều là từ trong chân tâm của ta tự nhiên hiển lộ ra. Nói một cách khác cho dễ hiểu là: Sáu loại thần thông thanh tịnh mà ta chứng được đó, vốn sẵn có ở trong Diệu tâm của ta.
Nếu trên đường tu hành ta được chứng đắc, thì không nên xem nặng mà hãy xem chúng như những phần thưởng khuyến khích, để giúp cho ta tu hành thêm tinh tấn. Chúng ta không nên khởi tâm ham thích thần thông. Còn nói riêng về Thần túc thông: Tuy là trong giấc ngủ thần thức của ta thường tự nhiên xuất ra bay đi khắp nơi, nhưng ta không nên tham chấp. Nghĩa là tùy theo công phu tu hành của ta tới một giai đoạn nào đó, thì thần thức của ta sẽ tự nhiên xuất ra, không phải tự ta nhập định để điều khiển thần thức xuất ra, nên mới gọi là thần thông của tâm thanh tịnh. Tóm lại, trong thời gian thần thức xuất ra, ta không nên khởi tâm bay đây hay bay đó để tìm hiểu tứ tung, mà trong tâm chỉ tưởng nhớ đến Phật A Mi Đà.”
…
“Phật nói chứng đắc là để cho chúng ta dễ hiểu, nhưng trên thực tế thì chúng ta không có chứng đắc chi cả (chứng đắc tức là có được). Tại sao? Vì những gì mà chúng ta chứng được vốn đã sẵn có ở trong Diệu tâm của ta, chẳng qua trước kia ta không biết quay về để hưởng thụ đó thôi. Cũng như ta có một kho vàng được chôn ở trong nhà mà không hề hay biết. Nay nhờ có chư Phật đến chỉ điểm, nên ta mới biết và đào nó lên để hưởng thụ, chỉ đơn giản vậy thôi.”
…
“Có một số Phật tử cho rằng: “Chư Tổ và chư Thánh tăng từ xưa tới nay không bao giờ nói lên sự chứng đắc của quý Ngài” và chúng ta còn cho rằng: “Nếu ai nói lên sự chứng đắc của mình thì sẽ phạm vào giới cấm và bị đọa”. Nếu chúng ta cho rằng người tu hành nói lên sự tu hành chứng đắc là phạm vào giới cấm và bị đọa, vậy thì ba đời mười phương chư Phật, chư Bồ tát và chư Tổ, Thánh tăng đã bị đọa hết rồi ư? Nếu quý Ngài đã bị đọa hết rồi thì còn ai để cho chúng ta ngày nay gọi là Phật, Bồ tát và Tổ?
(H xin phép được thêm một phản hồi khác vì tránh có thể quá dài dòng khó theo dõi)
Kính thưa quý bạn! Chúng ta hãy bình tâm mà suy nghĩ lại xem: Nếu chúng ta dạy cho con của mình trồng cam mà không dùng hành động của mình để chứng minh cho chúng thấy sự thành tựu của cây cam, thì chúng có tin lời của ta dạy và có chịu hạ quyết tâm để trồng cây cam hay không? Nếu ba đời mười phương chư Phật, chư Bồ tát thị hiện đến đây dạy cho chúng ta tu hành để thành Phật, mà quý Ngài không dùng hành động để chứng minh sự thành Phật của quý Ngài, thì chúng ta có tin lời dạy của quý Ngài và có hạ quyết tâm để tu thành Phật không?
Nếu quý bạn chịu bỏ cái tâm phân biệt chấp trước và đố kỵ của mình qua một bên, chịu dùng cái tâm bình thường để tìm hiểu Kinh Phật và chịu tìm hiểu về tiến trình tu hành chứng đắc của chư Phật, chư Bồ tát và chư Tổ Thánh tăng, thì sẽ thấy quý Ngài thị hiện đến đây đều có cùng một tâm nguyện giống nhau, đó là: “Phơi bày bằng chứng nhiệm mầu của Phật pháp để cho chúng sanh thấy”. Không những vậy mà quý Ngài còn phơi bày cho chúng ta xem một cách tường tận, từ lúc sanh ra cho đến khi tu hành đắc đạo và nhập Niết bàn. Thậm chí, có Ngài còn phơi bày cho chúng ta biết luôn nhiều kiếp quá khứ và vị lai của quý Ngài. Nếu chư Tổ và chư Thánh tăng từ xưa đến nay không nói lên sự tu hành chứng đắc của quý Ngài, thì chúng ta ngày nay làm sao có được những bộ bút ký viết về cuộc đời tu hành và sự chứng đắc của quý Ngài? Làm sao biết được chư Tổ nào đã chứng đắc pháp nào và chứng đắc ở đâu? Làm sao biết được chư Tổ nào là hóa thân của Phật nào và chư Tổ nào là hóa thân của Bồ tát nào? Đó là chưa nói đến những vị Bồ tát thị hiện làm Cư sĩ tại gia niệm Phật để lại bằng chứng vãng sanh và để lại Xá lợi.
…
“Nếu quý bạn cho rằng người tu hành nói lên sự chứng đắc là có tội và bị đọa, vậy thì tại sao quý bạn hằng ngày thường đem những câu chuyện tu hành chứng đắc của chư Phật, chư Bồ tát và chư Tổ kể lại cho Phật tử nghe làm gì, quý bạn không sợ bị đọa chung hay sao? Nếu quý bạn cho rằng sự thành tựu chứng đắc là không quan trọng, vậy thì kể cho Phật tử nghe làm gì, quý bạn không sợ bị uổng công phí sức hay sao?”
…
“Kính thưa quý bạn! Chư Tổ nói người nào nói lên sự chứng đắc của mình sẽ có tội và bị đọa, là quý Ngài nói riêng với những người không chứng mà tự cho mình là chứng để gạt chúng sanh, mưu cầu danh lợi và hại Phật pháp. Quý Ngài hoàn toàn không có dùng câu nói ở trên để nói với những người tu chứng thật sự. Nếu quý Ngài dùng câu nói trên để nói với những người tu chứng thật sự, thì không khác gì quý Ngài đang tự phỉ báng chính mình và phỉ báng luôn ba đời mười phương chư Phật, chư Bồ Tát.”
“Kính thưa quý bạn! Nhiều năm qua có nhiều vị Tu sĩ và Cư sĩ gửi email hoặc gọi phone để chia sẻ sự chứng ngộ với chúng tôi. Qua những lời chia sẻ của chư vị đó, chúng tôi thấy sự chứng ngộ của họ không có khác với chị em tôi nhiều. Trong số những chư vị đó, có vị thì thông được sáu căn, nhưng chưa khôi phục được thần thông thanh tịnh của sáu căn. Còn có vị thì khôi phục được thần thông thanh tịnh của một vài căn, nhưng chưa thông được sáu căn. Tóm lại, tuy mỗi người đều có sự chứng ngộ trước sau không đồng, nhưng sự chuyển biến và cảnh giới của họ thì tương tự không sai biệt lắm. Họ chỉ khác nhau ở chỗ là: Có người thì khôi phục được thần thông thanh tịnh ít, có người thì khôi phục được thần thông thanh tịnh nhiều (thần thông của tâm thanh tịnh, không phải là thần thông biến hóa). Nhưng cho dù khôi phục được nhiều hay ít, khi về Cực Lạc chúng ta sẽ thành Phật giống nhau không khác.”
(trích trang 401 – 409 cuốn “Ý nghĩa của việc hoằng pháp và hộ pháp)
Còn theo Vô Nhất Đại sư (hòa thượng Thích Thiền Tâm) – người được coi là vị tổ thứ 2 của Tịnh Độ Tông VN trong cuốn “Niệm Phật Thập Yếu” thì:
“Trên đường tu không tinh tấn dụng công thì thôi, nếu tinh tấn dụng công, nhứt định có cảnh giới.”
“* Về cảnh trong khi thức, nếu hành giả dụng công đến mức thuần thục, có lúc vọng tình thoạt nhiên tạm ngưng, thân ý tự tại. Có lúc niệm Phật đến bốn năm giờ, nhưng tự thấy thời gian rất ngắn chừng đôi ba phút. Có lúc đang trì niệm, các tướng tốt lạ hiện ra. Có lúc trong vô ý, tinh thần bỗng nhiên được đại khoái lạc. Có lúc trong một động một tịnh, thấy tất cả tâm và cảnh đều không. Có lúc trong một phen thấy nghe, liền cảm ngộ lý khổ, không vô thường, vô ngã, dứt tuyệt tướng ta và người. Những tướng trạng như thế nhiều không thể tả xiết!”
…
“* Những cảnh tướng như thế, gọi là Nội cảnh giới hay Tự tâm cảnh giới, do một niệm khinh an hiện ra, hoặc do chủng tử lành của công đức niệm Phật trì chú biến hiện. Những cảnh này thoạt hiện liền mất, hành giả không nên chấp cho là thật có mà để tâm lưu luyến. Nếu sanh niệm luyến tiếc, nghĩ rằng cảnh giới ấy sao mà nhẹ nhàng an vui, sao mà trang nghiêm tốt đẹp, rồi mơ tưởng khó quên, mong cho lần sau lại được thấy nữa, đó là điểm sai lầm rất lớn. Cổ nhơn đã chỉ trích tâm niệm này là “gãi trước chờ ngứa.” Bởi những cảnh tướng ấy do sự dụng công đắc lực tạm hiện mà thôi, chớ không có thật. Nên biết khi người tu dụng công đến trình độ nào, tự nhiên cảnh giới ấy sẽ hiện ra. Ví như người lữ hành mỗi khi đi qua một đoạn đường, tất lại có một đoạn cảnh vật sai khác hiển lộ. Nếu như kẻ lữ hành chưa đến nhà, mà tham luyến cảnh bên đường không chịu rời bước, tất có ngại đến cuộc hành trình, và bị bơ vơ giữa đường chẳng biết chừng nào mới về đến nhà an nghỉ. Người tu cũng thế, nếu tham luyến cảnh giới tạm, thì không làm sao chứng được cảnh giới thật. Thảng như mơ tưởng đến độ cuồng vọng, tất sẽ bị ma phá, làm hư hại cả một đời tu.
Kinh Kim Cang nói: “Phàm có những tướng đều là hư vọng; nếu thấy các tướng chẳng phải tướng, tức thấy Như Lai.” (Phàm sở hữu tướng giai thị hư vọng; nhược kiến chư tướng phi tướng, tức kiến Như Lai). “Có những tướng” không phải “những tướng có” thuộc về pháp hữu vi sanh diệt, bởi các tướng ấy chẳng tự bảo rằng mình có hay không, thật hay giả, chỉ do kẻ chưa ngộ đạo lý động niệm phân biệt, chấp cho là có, không, thật, giả, nên mới thành ra hư vọng. Đến như bậc tham thiền khi nhập định thấy định cảnh mênh mang rỗng không trong suốt, tự tại an nhàn, rồi sanh niệm ưa thích; hay khi tỏ ngộ được một đạo lý cao siêu, rồi vui mừng chấp giữ lấy, cũng đều thuộc về “có tướng.” Và đã “có tướng” tức là có hư vọng. “Thấy các tướng” là thấy những tướng: lành, dữ, đẹp, xấu, dơ, sạch, có, không, Phật, chúng sanh, cho đến cảnh năm ấm, sáu trần v.v “Chẳng phải tướng”, nghĩa là thấy mà đừng chấp trước cũng đừng phủ nhận, cứ để cho nó tự nhiên. Tại sao không nên phủ nhận? – Bởi các tướng tuy hư huyễn, nhưng cũng chẳng phải là không; ví như bóng trăng đáy nước tuy không phải thật có, nhưng chẳng phải không có tướng hư huyễn của bóng trăng. Cho nên trong khi tu, nếu thấy các tướng hiện, đừng lưu ý cứ tiếp tục dụng công; ví như người lữ hành tuy thấy cảnh bên đường, nhưng vẫn tiến bước để mau về đến nhà. “Tức thấy Như Lai” là thấy bản tánh Phật, thấy được đạo vậy.”
Kính gửi liên hữu Nguyện Tâm. Muốn chúng sanh sớm thành Phật là tham ? Phàm phu H lại thấy là để thành Phật thì chính yếu phải niệm Phật cầu vãng sanh đúng không ạ? Chứ không phải muốn thành Phật sớm là thành Phật sớm được đúng không ạ?. Người niệm Phật cả đời Tin sâu – Nguyệt thiết – Hạnh chuyên, khi sắp mạng chung vẫn giữ được chánh niệm, nhiếp tâm niệm Phật đến khi hơi thở dứt thì được Tây phương tam thánh cùng thánh chúng tiếp dẫn vãng sanh. Vì vậy theo ý H thấy thì đó là tâm bồ đề của tác giả mong muốn tất cả mọi người, tất cả chúng sanh phát tâm niệm Phật sớm chừng nào hay chừng đó, khi mạng chung được vãng sanh vì cuộc sống này là vô thường không ai biết được ngày mai nên không thể nói ngày mai, tháng sau tôi mới niệm Phật được. Nên nói muốn chúng sanh thành Phật sớm chính là muốn chúng sanh phát tâm niệm Phật sớm. Nếu không niệm Phật khi vô thường đến thì lại trôi lăn trong lục đạo luân hồi không biết đến khi nào chịu muôn điều khổ sở. Nói cách khác là vãng sanh về Cực Lạc ngay trong một đời này.
Đoạn kết H xin hoan hỉ cúng dường quý đại chúng và các bạn sen cuốn “Niệm Phật Sám Pháp” của hòa thượng Thích Thiền Tâm (ngài cũng là vị bồ tát tái lai). Cuốn sách này tuy ngắn (37 trang) nhưng cô đọng, tinh túy của Pháp môn Niệm Phật đều có thể tìm thấy ở đây. Một tài liệu rất hữu ích cho hành người phát tâm và thực hành niệm Phật.
https://drive.google.com/file/d/172JfT8MVhG-34aMjlyTa1iKsVbVbEEk0/view?usp=sharing
NAM MÔ A MI ĐÀ PHẬT
NAM MÔ QUÁN THẾ ÂM BỒ TÁT
NAM MÔ ĐẠI THẾ CHÍ BỒ TÁT
A Di Đà Phật.
Gửi liên hữu Phạm Hiếu.
Trong khi tu hành có các cảnh giới hiện ra là điều bình thường, nhưng nếu dựa vào đó rồi cho rằng mình đã chứng đắc, lại đem điều này kể với tất cả mọi người thì là “không bình thường”.
Tổ Ấn Quang trong lá thư gửi cư sĩ Hà Huệ Chiêu có dạy:
“Đem cảnh giới ấy thưa cùng tri thức để chứng minh tà – chánh, đúng – sai thì không có lỗi gì. Nếu chẳng vì để chứng minh, chỉ muốn tự khoe khoang, cũng sẽ có lỗi. Nếu hướng về hết thảy những người khác nói ra thì sẽ mắc lỗi! Ngoại trừ chuyện cầu tri thức chứng minh ra, đều không được nói.”
Liên hữu hãy đọc kỹ 50 ấm ma trong kinh Lăng Nghiêm để biết rõ hơn:
https://chulangnghiem.com/2016/12/16/50-hien-tuong-ngu-am-ma/
Chào bạn Phạm Hiếu,
Qua chia sẻ của bạn, PH thấy cô Diệu Âm lại hiểu lầm ý của chư Tổ về việc nói ra chứng đắc. Người không chứng đắc mà nói chứng đắc là tạo tội đại vọng ngữ, điều này người tu Phật đều biết. Người có kinh nghiệm về một số cảnh giới (không phải là chứng đắc) mà nói ra thì có thể tự mình hại mình, hại người bởi vì tâm người đó vẫn còn lậu, vẫn còn chấp ngã, kiêu mạn, nói ra, thì Thiên ma sẽ dựa vào đó mà quấy phá, mê hoặc, từ từ lầm lạc mà không hay. Lại thêm một điểm nguy hiểm nữa, là sẽ tạo thành thông lệ xấu. Sau này sẽ có ngoại đạo thiên ma, cũng có thần thông, nói mình chứng đắc này nọ, cũng nói Phật, nói Bồ tát, nói nhân quả,…nhưng từ từ sẽ “phát minh” những ý “đặc biệt, sáng tạo để chúng sanh mau thành Phật”, dẫn dụ chúng sanh vào ma đạo (vị Thanh Hải Vô Thượng Sư là một ví dụ). Những vị này đều chẳng phải tầm thường, nên nếu người tu không cảnh giác so sánh với kinh điển Phật dạy là sẽ bị lầm ngay. Vì thế nên chư Tổ khuyên người tu phải hết sức dè dặt. Có một vị Tổ, dù đã 3 lần thấy Phật A Di Đà, nhưng phải đến lúc lâm chung, vị này mới thuật lại cho đại chúng nghe. Đó không phải là do vị này không có lòng từ bi hoằng pháp, mà là vị này đã suy gẫm lợi, hại cho cả mình, cả người, là từ bi có kèm trí tuệ.
Người thực chứng đắc, thật sự không nói ra, vì “có gì đâu mà nói”. Theo các kinh ghi lại, chư vị A La Hán đắc đạo, không vị nào tự nói là mình đắc đạo (vì họ thực không thấy mình có chứng đắc, đã không còn ngã, chứ không phải họ sợ nói ra là bị tội hay là sợ người khác nghĩ mình còn lậu hoặc). Thông thường, qua những trao đổi pháp lý giữa Phật và vị đó, sau cùng Phật mới tán thán nói ra là vị đó đắc A La Hán.
Về các loại thông, nếu bạn muốn biết rõ, hãy tìm hiểu xem trong kinh Phật dạy rồi đối chiếu với những chia sẻ của cô Diệu Âm, chứ không nên chỉ dựa trên suy nghĩ riêng của mình.
Tâm của cô Diệu Âm thực thế nào, chỉ có cô biết rõ (không phải nói tâm mình thanh tịnh thì được thanh tịnh). Nếu thực thanh tịnh, tương ưng tâm Phật thì tốt cho cô, và cho những người tin theo cô. Bằng ngược lại, thì âu cũng là duyên nghiệp. Vì PH đã có duyên trao đổi cùng bạn, xin phép khuyên bạn hãy dè dặt xét lại cũng không thừa.
Chúc bạn tinh tấn.
Nam Mô A Di Đà Phật.
Chào bạn Phạm Hiếu,
Về Niệm Phật Sám Pháp mà bạn chia sẻ, PH thấy ít nhiều giống một phần nội dung trong quyển Niệm Phật Thập Yếu của ngài Thích Thiền Tâm. Bạn hãy xem link bên dưới để có thông tin đầy đủ nhé. Quyển Niệm Phật Thập Yếu bao gồm hầu hết chi tiết cơ bản quan trọng của pháp Niệm Phật nên PH rất thường khuyên các bạn sen tìm hiểu.
https://thuvienhoasen.org/a449/niem-phat-thap-yeu
Tuy nhiên, trong Niệm Phật Sám Pháp, thì PH không chắc có phải hoàn toàn là của ngài Thích Thiền Tâm không bởi vì có một vài đoạn thì giống hoàn toàn như trong Niệm Phật Thập Yếu, nhưng có một số đoạn lại không có trong Niệm Phật Thập Yếu. Những đoạn này có vẻ như ai đó đã viết thêm vào. PH đọc không thấy được sự trong sáng, thanh tịnh như đọc quyển Niệm Phật Thập Yếu. Nếu thật có ai cố ý pha vàng thật, giả lẫn lộn như vậy thì thật nguy hiểm. Mong bạn và chư vị liên hữu hãy thật cẩn trọng khi đọc Niệm Phật Sám Pháp vì có thể đây không phải hoàn toàn là lời của ngài Thích Thiền Tâm.
Chúc bạn tinh tấn.
Nam Mô A Di Đà Phật.
Rốt cuộc ko biết ý bạn H là muốn mọi người đi theo đường lối của cô DA này hay cũng chỉ mong chúng sanh phát tâm cầu sanh TP. Duyên của bạn với cô DA này thì cá nhân bạn có sự cảm nhận sâu sắc riêng. Nếu chỉ là mong chúng sanh sớm phát tâm thì mình ko bàn nữa, còn về việc cô nói chứng đắc là việc của cô. NT nghĩ những CS mà có 1 sự na ná chứng đắc nhất định nào đó. Rồi viết vài quyển sách mọi người cứ chạy theo nếu thật sự dễ như vậy thì các ngài Ấn Quang. Tuyên Hoá. Hoà Thượng Hải Hiền. Hạ Liên Cư chẳng phải nhọc công để lộ thân phận vì tất cả cư sĩ có sự tu chứng đều như các ngài mà. Cứ để đến khi nào cô ý nói tây phương tam thánh đứng chờ rồi an nhiên mỉm cười hãy nói là bồ tát thị hiện cũng chưa muộn
A Di Đà Phật.
Ngày 17/5 tôi gửi bài nhờ các liên hữu giúp đỡ nhưng không có ai hồi âm.
Tôi tìm được bài giảng khác của Thầy Thích Trí Đức xin chia sẻ với mọi người.
Nội dung tương tự nhau nhưng bài giảng ở khóa tu 3 ngày tại Chùa Tịnh Luật có phần Thầy giảng sâu hơn.
Tôi không tham cầu được chứng đắc nên có gì là lạ trong tu tập là phải quán tưởng Đức Từ Phụ ngay để gạt bỏ những thứ đó ra ngoài, cầu Ngài gia hộ. Còn phương hướng tu tập tôi nghĩ phải nghe lời những vị thầy đã giác ngộ nhưng phù hợp với căn cơ của mình. Ví như lời giảng thâm sâu quá mình ý thức được là đúng nhưng bản thân mình lại khó hành trì (Trong điều kiện hiện tại)… Vì vậy tôi xin giới thiệu bài giảng của Thầy.
Có gì còn nông cạn trong suy nghĩ mong các liên hữu hoan hỷ góp ý.
A Di Đà Phật.
A Di Đà Phật
Mấy từ “tẩu hỏa nhập ma” nghe qua thấy thật bình thường vì ai cũng chỉ nghĩ nó đồng nghĩa với từ “điên”! Mà điên như thế nào thì không ai tưởng tượng được nên không thấy sợ.
Trong tu hành tôi thấy không ai hình dung được một người tu sai hay gặp thầy không tốt thì sẽ phải chịu đựng những gì.
Nay tôi chỉ mong viết lại những gì mình đã thấy và chứng kiến được. Nếu có chút lợi ích thì tôi đã không làm điều vô nghĩa. Ngược lại thì tôi xin sám hối tất cả mong được thông cảm.
Vào khoảng năm 1983, một số thanh niên độ tuổi từ 25 đến 30, vì không tìm được phương hướng để sống nên muốn đến với Đạo Phật để có điểm tựa tinh thần. Nhưng lúc ấy người chân chính học Phật và có tâm thì không tìm ra. Giữa xã hội chỉ duy trì một vài phái tu nhưng rất là tà đạo (thiền vô vi, thiền xuất hồn, vv).
Một số bạn bè của tôi, trong đó có Tri, là một người thanh niên tài giỏi, thông minh, học hành thành tựu. Gia đình trí thức, khá giả. Nhưng lúc đó cậu ta trở thành một kẻ không có phương hướng để sống. Cậu cùng một số bạn bè của mình muốn tìm hiểu về Phật pháp nhưng kinh sách không có, người hiểu Phật pháp cũng không. Thế là họ cùng rủ nhau tu pháp “thiền xuất hồn” (ông Tám)! Người chăm chỉ hành trì nhất là Tri. Một ngày ngồi ròng rã kéo dài 12 tiếng đồng hồ. Khi xuất ra hai mắt đỏ ngầu như bị bệnh. Còn các bạn khác thì chỉ tham gia cho vui nên không bị sao.
Tri sống với ba mẹ đã già, các chị và em đều lập gia đình ở riêng. Nhà Tri là một vườn dừa rộng, ngôi nhà nhỏ nằm khuất dưới tán dừa thanh tịnh và cách biệt. Tri đặt một chiếc giường nhỏ trước hành lang ngủ cho mát. Còn ba mẹ đã già thì ở trong nhà. Như vậy Tri muốn làm gì cũng không ảnh hưởng tới ai.
Cho đến một hôm Tri kể cho mọi người nghe:
– Hôm qua nửa đêm trăng sáng, Tri nằm trước hành lang nhà, chưa ngủ, thì thấy dưới ánh trăng rõ ràng một cô gái tuyệt đẹp, đẹp đến mê hồn. Cô ta từ từ bước đến bên Tri… (và cậu ta không cưỡng được sự mê hoặc của cô gái).
Từ đó, ngày nào Tri cũng khoe là đêm nào “cô gái ấy” cũng đến. Tự nhiên hiện ra dưới ánh trăng…
Sắc diện của Tri ngày càng bạc nhợt, cử chỉ ăn nói dần dần lộ vẻ khác lạ. Lúc tỉnh táo, lúc thì nói những điều vô nghĩa.
Có lần Tri bảo đêm nằm mơ thấy một con rắn trắng lớn quấn quanh mình…Ai nghe cũng thấy sợ.
Rất lâu sau, tôi được nghe mọi người kể lại, Tri hoàn toàn ngớ ngẩn, hành động đôi lúc thật điên rồ. Thế là tất cả những bạn bè có tham gia “thiền xuất hồn” đều đồng loạt bỏ hết vì quá sợ.
Lúc này, Tri hoàn toàn là một người khác, từ một đứa con rất hiểu thảo, bây giờ cậu ta không quan tâm đến cha mẹ. Những khi chiều xuống dần tối, cậu ta bắt cha mẹ ra khỏi nhà rồi đóng cửa lại một mình, không biết làm gì trong ấy. Sau đó, người cha tạo một lỗ hổng và tối tối quan sát con trai mình. Một cảnh tượng thật đau long diễn ra trước mắt: Tri để một thau nước đầy giữa sàn nhà, nằm trườn xuống nền gạch, tiến dần đến thau nước như một con rắn. Đầu cuối xuống thau nước, thè lưỡi ra liếm nước từng lúc trông thật đáng sợ. Cha mẹ Tri quá đau khổ trước cảnh tượng ấy, chỉ biết khóc ròng mà không dám la lối to tiếng.
Sau đó gia đình tìm thầy để chữa cho Tri nhưng không có ai chữa được chứng điên loạn ấy. Càng ngày càng có nhiều hành động điên rồ hơn. Có một thời gian cậu ta không màng ăn uống tắm rửa. Tóc tai để dài quá vai, móng tay móng chân không cắt. Áo quần dơ dáy. Chẳng nhìn ra người thân bạn bè. Có thời gian Tri bỏ nhà ra đi, lang thang nhịn đói nhịn khát, áo quần rách rưới hôi hám không ai nhận ra. Mọi người trong gia đình cũng như bạn bè đổ xô đi tìm, mất một thời gian mới tìm được. Người cha buồn phiền, sanh bệnh rồi chết, còn người mẹ chỉ biết khóc thầm, rồi cũng chết theo chồng…
Từ ngày bỏ trốn, gia đình phải nhốt lại và mướn người canh giữ, vất vả và tốn kém.
Một thời gian dài gia đình quản lý thì chúng tôi không nghe biết được tin gì. Nhưng rồi khi nghe tin Tri bệnh rồi chết, không ai dám hỏi lý do. Chỉ đến đốt một nén nhang, khấn một câu chia buồn, thế là xong. Trong âm thầm, ai cũng tiếc thương cho một thanh niên tài hoa lịch lãm, vậy mà phải chịu một nghiệp báo thật nặng nề.
Lắm khi tôi tự hỏi, viết ra điều này là nên hay không nên. Trước khi viết tôi đã khấn xin hương linh của người em, người bạn. Hãy tha thứ nếu tôi đã làm sai. Tôi cầu mong có chút lợi ích thì xin hồi hướng cho vong linh cậu em ấy sớm được giải thoát. Kiếp sau gặp được Phật pháp chính thống, gặp được minh sư để tu hành.
A Di Đà Phật.
A DI ĐÀ PHẬT. Cho hỏi, TP có thể thêm thời gian trì chú Đại Bi vào thời gian tu Niệm Phật được không ạ? Và nếu vẫn ăn mặn, trù chú có được không? Vì nếu TP ăn chay cả nhà sẽ lộn xộn, cha mẹ, người thân sẽ quay ra đối nghịch lại với TP, thậm chí dẫn đến họ phỉ báng Phật.