Cư sĩ Mã Vu tự Trọng Ngọc đời Tống, người huyện Hợp Phì. Cha là Trung Túc Công Mã Lương, làm thái thú Hàng Châu, được ngài Từ Vân Tuân Thức dạy cho pháp môn Tịnh Ðộ, cả nhà bèn thờ Phật. Cư sĩ gặp được vị tăng tên Quảng Sơ truyền cho cuốn Thập Nghi Luận của Tổ Thiên Thai, mừng rỡ bảo:
– Tôi nay đã tìm được chỗ về rồi!
Ông liền áp dụng pháp Thập Niệm Hồi Hướng của ngài Tuân Thức, tu tập suốt hơn hai mươi năm. Về sau, giao du với ông Vương Cổ, ông càng thêm tinh tấn niệm Phật, thường lấy việc phóng sanh làm Phật sự. Ông lần lượt làm thái thú ở Chuy Châu, Tân Ðịnh, cai trị bằng lòng nhân từ, độ lượng. Hằng ngày ông luôn định thời khóa tụng kinh chú.
Thuở đó, phu nhân của Hình Vương (Hình Vương là chú của vua Tống Triết Tông) nằm mộng dạo chơi Liên Trì, trông thấy ông mặc triều phục ngồi trên hoa sen. Sau đó, ông mắc bệnh, bèn tắm gội, thay áo, ngồi ngay ngắn niệm Phật mà qua đời. Người nhà đều nằm mộng thấy ông bảo:
– Ta đã được sanh vào Thượng Phẩm của Tịnh Ðộ!
Con ông là Vĩnh Dật cũng tu pháp Thập Niệm suốt ba mươi năm hơn; sau cũng mắc bệnh, thấy Phật và hai vị Bồ Tát tiếp dẫn, bèn kết ấn, thị tịch. Mùi thơm tràn ngập cả nhà.
(Theo Lạc Bang Văn Loại)
- Nhận định:
Sáng ra niệm mười niệm thì dù là người bận rộn cũng dễ làm được. Nếu có thể mỗi ngày chí thành như thế thì không ai là không vãng sanh. Trường hợp của Mã công tử (Mã Vĩnh Dật) đủ để chứng nghiệm vậy.
Do sau khi đã tinh tấn niệm Phật, ông Mã lại còn thường phóng sanh và dùng lòng nhân từ, độ lượng để cai trị, phước huệ song tu nên ngay lúc còn sống thần thức đã ngao du Tịnh Ðộ; chết đi, liền sanh trong Thượng Phẩm. Những người đang nắm giữ quyền chức hãy nên học theo gương ông.
Trích Niệm Phật Pháp Yếu
Cư sĩ Dịch Viên Mao Lăng Vân cung kính sưu tập
Bửu Quang Tự đệ tử Như Hòa chuyển ngữ
Thời xưa vua quan quá bận việc nước nên mỗi ngày chỉ Thập Niệm Hồi Hướng vẫn được vãng sanh.
Theo mình nhớ thì cố hòa thượng Thích Thiền Tâm có nói trong Niệm Phật Thập Yếu rằng cho dù hành giả niệm Phật có bận rộn trong ngày cách mấy không niệm Phật được, nhưng vẫn phải dành ra mười niệm để “tưới nước” hoa sen của mình nơi Cực Lạc không bị “khô héo”. Cho nên mười mấy năm nay mình cứ như thế mà nghe lời, dù bận hay buồn ngủ mắt mở hết lên cũng ráng “lết” đến bàn Phật niệm đủ mười niệm trong ngày rồi mới nhắm mắt ngủ.
A Di Đà Phật.
A DI ĐÀ PHẬT. Thật tốt biết bao, chúc hành giả Loan Châu sớm ngày về Tịnh Độ.
Cho mình hỏi mình có coi qua video của PS Tịnh Không thì mình biết nhẫn nhục đứng sau bố thí. Vì vậy tích lũy công đức là chuyện khó làm. Mình mới thực sự phát tâm không lâu nên không rõ lắm. Ví dụ có 1 người làm quài 1 chuyện với mình khiến mình hơi khó chịu thì mình nên coi đây là nghiệp mình phải trả và nhẫn hay nói thẳng? Mà nếu nói thẳng thì có sao không? Mình sợ 1 ngọn lửa sân thiêu cháy cả rừng công đức nên mình hỏi.
Xin giải đáp giúp mình ạ.
Chào bạn,
Nhẫn được là tạo thêm công đức cho mình. Nói thẳng thì bồi thêm tập khí sân si. Tùy bạn chọn thôi.
Chúc bạn tinh tấn.
Nam Mô A Di Đà Phật.
Nuôi Dưỡng Thành Thói Quen Tốt Niệm Phật:
Niệm Phật cần phải như thế nào mới có thể niệm tốt ? Không có bí quyết gì cả. Phật pháp duy nhất chính là niệm nhiều danh hiệu Phật. Trong sinh hoạt thường ngày, nuôi dưỡng thành thói quen tốt niệm Phật. Trong thế giới Ta Bà, thói quen xấu của chúng ta rất nhiều, khiến chúng ta rất dễ dàng lười biếng. Do tập khí tốt nên không dễ dàng tinh tấn niệm Phật liên tục. Đem việc niệm Phật tập thành một thói quen. Đi, đứng, nằm, ngồi không rời câu Phật hiệu. Lâu lại càng lâu, niệm Phật đến lúc tự mình không niệm danh hiệu Phật từ bên trong hiện ra, như thế là dễ dàng thành tựu rồi.
Vọng niệm là bịnh; niệm Phật là thuốc. Bịnh lâu thì một viên thuốc chẳng trị hết nổi. Vọng niệm chất chứa thì chẳng thể nào vừa niệm đã trừ hết được nổi. Lý lẽ nhất định như vậy. Ðừng lo ngại những vọng niệm khác tơi bời [khởi lên], chỉ quý ở chỗ niệm Phật tinh chuyên, khẩn thiết. Từng chữ phân minh; câu, câu nối tiếp. Dốc sức chấp trì thì mới có phần xu hướng được, nghĩa là: do sức chơn thật tích tụ lâu ngày nên đến một ngày nào đó sẽ chợt rỗng rang [khai ngộ]. Ví như mài chày làm kim, luyện sắt thành gang, quyết định chẳng dối. Tuy có lắm môn để nhập đạo, nhưng chỉ có một môn này là đường vắn tắt nhất, chẳng thể coi thường, chớ có coi thường.
Trích LIÊN TRÌ CẢNH SÁCH
Nhờ Niệm Phật Hết Bệnh Sỏi Thận
Vào ngày mùng 3 tháng 5 năm 1997, tôi nhận được một lá thư của ông bạn già gần 70 tuổi. Ông báo cho biết, ông bị sỏi bàng quang vài ngày nữa sẽ nhập bệnh viện để phẫu thuật, lập tức tôi gửi thư nhanh hồi đáp cho ông, và nhắc nhở rằng, trước khi và đang khi phẫu thuật, ngay cả bây giờ, nên thành tâm niệm Phật không gián đoạn, và chuẩn bị tư tưởng đối diện với cái chết, và nếu chết thì cầu sẽ được vãng sanh. Ông ấy vui vẻ làm theo.
Vào ngày mồng 6 tháng 5, ông ấy vào viện chuẩn bị phẫu thuật. Trước khi phẫu thuật, các bác sĩ kiểm tra lần cuối cùng, họ rất ngạc nhiên vì không thấy các viên sỏi nữa. Cả hội đồng bác sĩ đều thắc mắc rằng: Mấy ngày trước siêu âm thì thấy rõ hai viên sỏi màu vàng lớn như hạt đậu, có chụp hình lại rõ ràng, sao hiện tại không có là bởi lý do gì! Chỉ có ông lão ấy thì biết rất minh bạch, bởi lẽ, mấy chục năm về trước, ông cũng từng gặp chuyện tương tự, khi đó ông bị sưng gan, ông phát tâm niệm Phật suốt ba năm, khi tái khám thì gan đã trở lại bình thường, chức năng gan hoạt động tốt như xưa.
(Cư sĩ Bi Phước ghi đúng sự thật ngày 28 tháng 2 năm 2001)
Trích: Niệm Phật Nhất Định Vãng Sanh
Download sách: https://drive.google.com/open?id=0B3MRefgYDnFVdHZremctdVhOT1E
A Di Đà Phật !Xin cầu các bậc thiện tri thức hoan hỷ giải đáp , hướng dẫn lối đi đúng đắn nhất ạ !
Con pháp danh Liên MỸ, dứt mặn chay trường được hơn 2 năm.Còn chút may mắn phúc đức mới nghe được các bài giảng pháp của Lão Ân Sư Thượng Tịnh Hạ Không , biết được pháp môn Niệm pHẬT-Thành Phật trong đời này có thể liễu sanh thoát tử. Lòng con vô cùng hoan hỷ thực hành theo hơn 1 năm( có lúc tinh tấn lại có lúc lười nhác, nói đến cảm thấy thật đáng hổ thẹn). Nhưng con nguyện quyết tâm chẳng từ bỏ pháp trì danh niệm phật , cho dù cả thế giới có cười con đi nữa.
Ước mong của con là có thể xuất gia, cả đời nghe theo lời của Lão Ân Sư mà hành trì , nhưng dù là 31 tuổi đời vẫn phải ở cạnh Mẹ cùng 2 đứa em 1trai 27t+ 1 bé út 12t, (gia đình Ba và Mẹ đã ly hôn) và chỉ giúp ít cho Mẹ việc buôn bán . Mẹ cảm thấy tuối con đã lớn , lại hay đi chùa nên Mẹ lo rầu , không vui bắt ép con phải lấy chồng . Con có 1 lần bạo gan nói ra ước vọng, nhưng Mẹ từ chối thẳng thừng và bảo rằng đi tu là việc ngu ngốc . Mẹ bảo sẽ lo cho 2 đứa con lớn yên bề gia thất rồi mới đi thêm bước nữa. Nên Mẹ không cho con ra ở riêng tự kiếm sống . Con nghe pháp nên hiểu rằng lỗi do từ con vì đời trước cản trở đường tu hành của người khác, nên đời này phước-duyên không đủ đầy để xuất gia .
Con chiều theo Mẹ mở lòng đón nhận một nam nhân người ÚC-gốc Việt , người này do Mẹ con giới thiệu , 47 tuổi , đã hơn 1 lần hôn nhân tan vỡ . Chúng con dự định ngày 4-8 năm sau sẽ kết hôn . Nhưng lòng con chưa từng nguôi ngoai ước vọng xuất gia , được thân cận bạn đồng tu , cùng nhau khuyến tu nguyện sanh về Cực Lạc.
Công việc của Mẹ là buôn bán lại là một phụ nữ có bản lĩnh và dữ dằn , nên những chuyện Lợi Người Thì Lợi Mình Mẹ chẳng thể tin nhận , Mẹ luôn giữ tâm Sợ Được- Sợ Mất . Khi con làm việc lợi cho người khác Mẹ cảm thấy con cái chẳng giống Mẹ ,Mẹ lại không vừa ý mà buồn. Con chẳng có một chút tâm oán hận nào , vì biết Mẹ con chính là Bồ Tát giúp con thành tựu tính ” Nhẫn Nhịn”. Những khi làm việc thiện con đều lén lút hoặc không nói mà làm .
Con xin lỗi vì chẳng thể rút gọn một cách tỏ tường hoàn cảnh của mình , con có một vài thắc mắc như sau :
1/ Câu hỏi của con là :Con tin theo lời dạy ” Lợi ích chúng sanh cũng chính là lợi ích cho chính mình ” và từng chút một thực hành theo , nhưng chẳng biết nên khéo léo thế nào để Mẹ không nổi giận , la mắng và buồn rầu nữa . Con nên làm sao mới phải đạo ạ ?
Con học theo ” Đệ Tử Quy” từng chút quán xét sữa lại lỗi lầm của bản thân .Tuy không tiến bộ rõ rệt nhưng khi phạm sai thì biết được mình đang sai , lập tức Niệm Phật làm an cái tâm đang THAM-SÂN-SI lại. Và con cũng dựa theo “Đệ Tử Quy” tìm cho mình người chồng sau này. Người nam nhân Mẹ đã giới thiệu , hoàn cảnh từ nhỏ da94 bị chia cắt mười mấy năm với Mẹ và các em (do vượt biên ) , từ năm 10t đến 18t ở cùng Ba và Dì Ghẻ , bởi do bị đối xử ghẻ nhạt và thường bị ăn đòn roi nên năm 18t bỏ nhà sống tự lập. Do sống xa Mẹ và các em , tình cảm anh ấy đối với họ không mặn nồng .Ít khi qua lại thăm hỏi . Con khuyên nhủ phải thường đến thăm và giữ liên lạc với Mẹ ( Mẹ anh ấy là người trường chay – mở 1 nhà hàng chay ở Úc- sống cùng với vợ chồng em gái) . Không nên mang tâm trách móc với Ba Mẹ. Anh ấy trả lời : ” Anh không còn oán trách, cũng yêu thương Ba Mẹ , nhưng vì sỗng xa và tự lập đã lâu nên không có cảm giác cần họ ,hay phải ở bên cạnh họ . Với lại Mẹ đang sống với gđ em gái nên có người lo lắng chăm sóc Mẹ , anh không cần phải lo . Mong em hiểu cho hoàn cảnh của anh !”
Vì thường xuyên nói chuyện trao đổi qua lại nên con đưa ra nhận xét cá nhân về anh ấy . Mặt Tốt : Dễ dàng chấp nhận người ăn chay ; tôn trọng tín ngưỡng và niềm tin của con với Tam Bảo ; không bao giờ tự ý gây sự với người khác; cũng thường tùy hỷ với những việc thiện; luôn muốn là một người tốt; ước mong có gia đình hạnh phúc -con cái hiếu thảo ngoan hiền.
2/ Câu hỏi của con là : ” Trăm điều thiện Hiếu đứng đầu , trăm điều ác Dâm bậc nhất ” , bởi không biết cách thực hiện HIẾU DƯỠNG PHỤ MẪU nên sau này sao anh ấy có thể dạy dỗ con cái hiếu thảo đây ? Con có nên đi tiếp con đường với anh ấy như đã nói với anh ấy không ?
“Dâm là bậc nhất ” , nhưng anh ấy sống theo lối Tây nên chuyện hành dâm với vợ ( hoặc bạn tình) là chuyện rất bình thường . Do con đã đọc qua sách Thọ Khang Bảo Giám ; Bảo Thân Tiết Dục của Ấn Quang Đại Sư , cảm nhận của con là dù Chánh Dâm cũng phải có điều tiết , và Chánh Dâm chỉ có nhiệm vụ nối dõi tông đường mà thôi . Con đã nhiều lần thương lượng và nói ý của mình . Anh ấy trả lời chuyện chăn gối mờ nhạt thì rất dễ khiến vợ chồng chán ngán nhau ….
3/ Câu hỏi của con là : Đây là chuyện con rất lo sợ khi đã kết hôn , con phải tự trấn an mình làm sao ? và tìm phương cách nào để khiến cả 2 bên hiểu lẫn nhau dung hòa ý nguyện cách tốt nhất ? (P/S anh ấy không thích đọc sách giống con , chữ nghĩa đơn giản có thể hiểu được , những từ như Tiết Dục , Đao Nghĩa , Hiếu Dưỡng v..v. thì anh ấy không hiểu , phải giải thích từ ấy ra . Đây là 1 cái khó để cho anh ấy hiểu lời dạy của CỔ THÁNH TIÊN HIỀN .)
A DI ĐÀ PHẬT xin lỗi vì bài viết quá dài dòng , nhưng tâm con chẳng được thanh tịnh ,do ngu si , nên mãi mà vẫn đi vào ngõ cụt . Mong các Liên Hữu có duyên xem qua xin gỡ đáp thắc mắc của con .
Nam Mô Hoan Hỷ Tạng Bồ Tát .
A Di Đà Phật
Chào bạn Liển Mỹ!
“Người thật sự cầu vãng sanh tất cả thế giới của thân tâm đều buông bỏ, trong lòng chỉ có A Di Đà Phật. Ngoài A Di Đà Phật ra thứ gì cũng không tưởng, không nhớ, buông bỏ vạn duyên. Không nhớ pháp thế gian, hết thảy Phật pháp cũng không nhớ không tưởng”. Đến Phật pháp cũng không nhớ tưởng thì những lo âu ở thế gian này chỉ tạo thêm chướng ngại cho bạn, huống nữa trong đời từng miếng ăn, hớp nước (việc nhỏ nhặt như vậy) đã có mệnh sẵn thì bạn còn lo âu gì. Người học Phật tất cả mọi việc đều tùy duyên, “duyên đến nên quý. Duyên hết nên buông. Tuy vuông mà tròn. Thử hỏi chỗ nào không tự tại”, nhiệm vụ của chúng ta là học Phật niệm Phật, còn mọi việc cứ giao cho A Di Đà Phật lo liệu, tất cả sẽ chu toàn.
1/Câu hỏi của con là :Con tin theo lời dạy ” Lợi ích chúng sanh cũng chính là lợi ích cho chính mình ” và từng chút một thực hành theo , nhưng chẳng biết nên khéo léo thế nào để Mẹ không nổi giận , la mắng và buồn rầu nữa . Con nên làm sao mới phải đạo ạ ?
Muốn độ người trước tiên mình phải thành tựu, nếu chưa vượt ra khỏi phiền não trược mà đi khuyến hóa người tất không độ được người lại bị người độ ngược. Vậy khi làm thiện, mẹ bạn tỏ vẻ không hoan hỷ thì bạn chớ nên công khai cho mẹ biết, rồi thì đem công đức hành thiện hồi hướng cho mẹ, cầu Phật gia hộ cho mẹ hồi tâm chuyển ý.
2/ Câu hỏi của con là : ” Trăm điều thiện Hiếu đứng đầu , trăm điều ác Dâm bậc nhất ” , bởi không biết cách thực hiện HIẾU DƯỠNG PHỤ MẪU nên sau này sao anh ấy có thể dạy dỗ con cái hiếu thảo đây ? Con có nên đi tiếp con đường với anh ấy như đã nói với anh ấy không ?
Nếu bạn đã đọc Kinh Địa Tạng Bổn Nguyện hẳn bạn biết cách chuyển hóa thai nhi như trong Kinh Phật đã chỉ dạy. Dạy dỗ con cái là trách nhiệm của cha mẹ, song đứa con có hiếu thảo hay không, có tâm thiện lành hay không phụ thuộc vào nhân duyên của nó với cha mẹ (thiện duyên hay ác duyên còn gọi là con đến báo ân hay báo oán). Thế nên ngay từ trong trứng nước, chúng ta phải chuyển hóa thai nhi bằng cách niệm Phật, tụng Kinh- được như vậy cho dù con cái đến báo oán thì cũng sẽ báo ân cha mẹ nó.
Hơn nữa việc dạy dỗ con nên người đã có bạn rồi, ngay từ nhỏ con đã gần gũi với mẹ nhiều hơn bất cứ ai, nên chủ yếu ảnh hưởng nhân cách của người mẹ nhiều hơn ai hết.
3/ Câu hỏi của con là : Đây là chuyện con rất lo sợ khi đã kết hôn , con phải tự trấn an mình làm sao ? và tìm phương cách nào để khiến cả 2 bên hiểu lẫn nhau dung hòa ý nguyện cách tốt nhất ? (P/S anh ấy không thích đọc sách giống con , chữ nghĩa đơn giản có thể hiểu được , những từ như Tiết Dục , Đao Nghĩa , Hiếu Dưỡng v..v. thì anh ấy không hiểu , phải giải thích từ ấy ra . Đây là 1 cái khó để cho anh ấy hiểu lời dạy của CỔ THÁNH TIÊN HIỀN .)
Đạo và đời nên biết dung hòa. Nếu quả thực chồng bạn có những mặt tốt (Mặt Tốt : Dễ dàng chấp nhận người ăn chay ; tôn trọng tín ngưỡng và niềm tin của con với Tam Bảo ; không bao giờ tự ý gây sự với người khác; cũng thường tùy hỷ với những việc thiện; luôn muốn là một người tốt; ước mong có gia đình hạnh phúc -con cái hiếu thảo ngoan hiền) thì đã quá tốt rồi, không nên bắt ép mọi người phải giống mình vì điều đó là việc không thể. Tuy nhiên có câu “gần đèn thì sáng”, chắc chắn chồng bạn sẽ được “ảnh hưởng” thiện tâm của bạn thôi. Mọi việc không thể gấp gáp, dụ đưa ngay một cuốn Thọ Khang Bảo Giám, Thái Thượng Cảm ứng Thiên và “bắt” chồng phải đọc- tất nhiên không được rồi. Bước đầu muốn tiết chế tâm tham dục của chồng thì chính bạn không để tâm bạn trôi lăn trong tham dục, bạn hãy xem chánh dâm như một nghĩa vụ đối với chồng. Còn sau này có chuyển hóa được chồng bỏ tham dục hay không phụ thuộc vào sự tu tập của bạn.
Chúc tinh tấn!
Nam Mô A Di Đà Phật
Chào bạn Liển Mỹ,
PH xin được chia sẻ vài điều cùng bạn như sau.
-Mẹ bạn muốn bạn kết hôn vì bà nghĩ như thế thì bạn sẽ được hạnh phúc, cuộc sống tốt đẹp. Tuy nhiên, theo như PH thấy, bạn sẽ không cảm thấy hạnh phúc vì bạn có ý muốn xuất gia. Thay vì bạn chiều theo ý của bà, lẽ ra bạn nên bỏ thêm thời gian, chia sẻ với bà về ý nghĩa “hạnh phúc”, để bà hiểu là ” đối với bạn, kết hôn sẽ không mang lại hạnh phúc”. Mẹ bạn là một người mẹ thương con, nên khi bà hiểu ra vấn đề, bà sẽ biết cách giúp bạn được hạnh phúc thật sự. Mẹ bạn đã sai lầm khi đem quan điểm của bà áp đặt lên bạn. Hiếu không có nghĩa là làm theo tất cả ý muốn của cha mẹ mà không cân nhắc đúng sai, tốt xấu. Thương con đúng cách thì sẽ không áp đặt con mình phải theo đúng ý mình, mà không quan tâm đến cảm xúc, suy nghĩ của nó.
-Tu Phật muốn có chút tiến bộ thì phải bớt phiền não, bớt lo nghĩ. PH thấy bạn chưa cưới người chồng đó, nhưng giò đã có quá nhiều điều phải lo nghĩ, khi thật cưới nhau rồi, nếu vẫn cứ như thế, chắc bạn sẽ càng thêm lo nghĩ, càng lo nghĩ thì càng xa Phật.
-Bạn chưa cưới người ta, mà đã muốn thay đổi người ta rồi (dù theo ý nghĩ của bạn là tốt cho họ). Bạn làm sao biết được nghiệp lực, ý muốn, tập khí của người đó mà đòi thay đổi họ. Khi mình có ý thay đổi người hôn phối, thì xem như bắt đầu chuốc lấy phiền não rồi. Nên, nếu bạn dừng được cuộc hôn nhân này thì nên dừng. Nếu không dừng được thì bạn hãy tập đừng có ý thay đổi gì người ta hết, gắng giữ cho tâm mình yên để tu thì mới mong không bị lôi theo vòng đời.
-Tình dục trong hôn nhân có vai trò khá quan trọng, đặc biệt là với người nam. Cho nên, nếu bạn kết hôn, thì bạn cũng nên chuẩn bị tinh thần cho những điều không vui sẽ xảy ra khi hai bên quá khác nhau về quan điểm.
-Thật sự bạn có nghĩ mình sẽ được hạnh phúc với cuộc hôn nhân này không? Nếu không, hãy dừng lại, vì cuộc đời là của bạn, sự giải thoát cũng là của bạn, không phải của mẹ bạn hay ai khác. Liệu mẹ bạn có vui vẻ, an lòng khi bạn không hạnh phúc? Hôn nhân rất quan trọng vì nó sẽ thay đổi hoàn toàn cuộc sống tương lai của mình, bạn cần phải tỉnh giác để có quyết định đúng.
Chúc bạn an vui.
Nam Mô A Di Đà Phật.
Nam Mô A Di Đà Phật !!!
Xin các Bồ Tát cho con hỏi 1 điều ạ. Mẹ con ở đời khi biết đến Phật Pháp thì tu tập rất tinh tấn. quyết 1 logng chưca khỏi bệnh và cầu sanh Tây Phương khi xả báo thân. Và khi biết được 1 thời gian thì nghiệp báo trổ ra là bị bệnh hiểm nghèo. đầu tiên ăn chay trường rồi gạo lứt chữa bệnh. Nhưng không may là khi khối u gần tiêu hết thì mẹ con đã xả bỏ báo thân. Khi xả bỏ báo thân có mời ban trợ niệm đến niệm Phật trợ duyên hồi hướng khoảng 17 18 tiếng đến khi có tướng đẹp. trong 49 ngày thì gia đình và các bạn đồng tu làm khóa lễ niệm Phật khai thị hồi hướng 3 buổi/ ngày. Con và bố con ăn chay đủ 49 ngày, phóng sinh. Nay 49 mẹ con rồi mà con chưa biết mẹ con được Vãng Sanh chưa. Con chỉ mong mẹ con được Vãng Sanh để thỏa mãn tâm nguyện của mẹ con khi còn ở Sa Bà. và cũng là tâm nguyện của gia đình, các bạn đồng tu. Kính xin các vị Bồ Tát chỉ dạy con biết ạ
TỤNG KINH PHÁP HOA CẦU SANH CỰC LẠC ĐƯỢC THÀNH TỰU
Sư Khả Cửu người Minh Châu, chuyên tụng Kinh Pháp Hoa cầu sanh Cực Lạc. Người thời ấy gọi Sư là Cửu Pháp Hoa.
Năm Nguyên Hựu triều Tống, Sư đoan tọa mà tịch, thọ 81 tuổi. Ba ngày sau, Sư sống lại bảo người rằng : “Tôi đến Tịnh Độ thấy cảnh giới trang nghiêm thanh tịnh đúng như trong Kinh đã thuật. Người ở đây tu tịnh nghiệp trên đài hoa đã nêu tên sẵn. Tôi thấy một kim đài nêu tên Huân Công ở Quảng Giáo viện tại Thành Đô, một kim đài nêu tên Tôn Thập Nhị Lang ở Minh Châu (ông Tôn Trung), một kim đài nêu tên Khả Cửu, một ngân đài nêu tên Từ Đạo Cô ở Minh Châu”. Dứt lời Sư liền nhắm mắt. Năm năm sau, Từ Đạo Cô mất mùi hương lạ thơm ngát cả nhà. 12 năm sau ông Tôn Trung vãng sanh, thiên nhạc đến rước. Lời của Sư Khả Cửu đều nghiệm.
Trích trong bộ Tịnh Độ Văn