Huyện Gia Thiện thuộc tỉnh Chiết Giang có một nho sinh họ Chi, vào mùa xuân năm Kỷ Dậu thuộc niên hiệu Khang Hy (năm 1669), một hôm bỗng nói với người bạn họ Cố rằng: “Sao tôi bỗng nhiên thấy tinh thần hoang mang hoảng hốt, dường như có oan hồn báo oán đang đi theo tôi.”
Tiếp đó họ Chi liền ngã bệnh. Vì thế, người bạn họ Cố liền thỉnh một vị tăng là Pháp sư Tây Liên đến thưa hỏi. Lúc ấy họ Chi bỗng phát ra tiếng nói từ trong bụng như tiếng hồn ma, nói rằng: “Tôi trước đây vốn là một viên phó tướng hồi đầu triều Minh, họ Hồng tên Thù. [Tên họ Chi này khi ấy là] chủ tướng của tôi, họ Diêu, thấy người vợ họ Giang của tôi xinh đẹp liền khởi tâm tham muốn. Nhân khi ấy có một nơi kia làm phản, liền sai tôi đi chinh phạt [nhưng cố ý chỉ] giao cho bảy trăm tên lính già yếu. [Do quân binh yếu ớt], tôi không đủ sức dẹp loạn, phải bỏ mạng cùng cả đám quân sĩ ấy. Họ Diêu liền chiếm lấy vợ tôi, nhưng nàng [không thuận nên] treo cổ tự vẫn. Tôi ôm mối thù sâu nặng đó quyết đi theo báo oán. Nhưng họ Diêu thuở ấy đến tuổi già xuất gia tu hành, đời sau đó sinh ra thành một vị cao tăng, đời tiếp theo lại làm một vị đại học sĩ trong Hàn lâm viện, đời thứ ba lại làm một vị tăng giới hạnh, đời thứ tư sinh làm người hết sức giàu có, ưa thích bố thí, nên không một đời nào tôi có thể báo oán được cả. Nay là đời thứ năm, kẻ oan gia này của tôi lẽ ra đã được thi đỗ liên tiếp cả hai khoa thi, nhưng vì vào năm ấy trổ tài văn chương hý lộng, hại chết bốn người thương gia buôn trà, bị trời cao tước lộc, không cho thi đỗ nữa. Vì thế hôm nay tôi đến đây báo oán.”
Pháp sư Tây Liên nghe lời hồn ma kể rõ ngọn ngành, liền khuyên bảo [nên buông bỏ oán cừu,] hứa sẽ vì hồn ma mà tụng kinh lễ sám. Hồn ma liền chấp nhận. Người nhà thỉnh Pháp sư Tây Liên tụng kinh lễ sám, hóa giải oán cừu. Quả nhiên, không bao lâu họ Chi khỏi bệnh.
Sau đó một thời gian, họ Chi lại phát ra tiếng nói trong bụng như hồn ma. Pháp sư Tây Liên liền quở trách. Hồn ma nói: “Tôi nương nhờ Phật lực đã được siêu sinh, quyết không trở lại. Nay đến đòi mạng ông Chi chính là bốn người thương gia buôn trà bị ông ấy hại chết trước đây, thật không phải tôi. Vì sợ thầy trách tôi không giữ lời hứa nên mới đặc biệt trở lại đây nói rõ.” Nói xong liền đi mất. Chỉ trong chốc lát, họ Chi phát bệnh, chưa được hai ngày thì qua đời.
- Lời bàn:
Kinh Phật dạy rằng: “Dù có trải qua trăm ngàn kiếp, những nghiệp đã tạo ra đều không tự nhiên tiêu mất. Khi có đủ nhân duyên gặp nhau thì những quả báo của việc mình làm đều phải tự mình nhận lấy.” Việc đền trả một món nợ đã vay trước đây hai, ba trăm năm, so [với thời gian trăm ngàn kiếp] cũng không phải là quá xa xôi.
Trích An Sĩ Toàn Thư – Khuyên Người Bỏ Sự Tham Dục
Nguyên tác Hán văn: Dục Hải Hồi Cuồng
Tác Giả: Chu An Sĩ
Việt dịch và chú giải: Nguyễn Minh Tiến
Trong kinh Lăng Nghiêm có đoạn:Này Anan! Nếu có chúng sanh ở bất kỳ quốc gia nào trên thế giới mà có thể dùng vỏ cây hoa, lá cây cọ, giấy trắng, hay bạch điệp mà biên chép thần chú Lăng Nghiêm này, rồi lưu giữ trong túi thơm. Cho dù tâm trí của ai ám độn đi nữa và chưa có thể tụng niệm hay học thuộc thần chú, nhưng nếu mang túi thơm bên mình hoặc cất giữ ở trong nhà, thì phải biết suốt cuộc đời của người ấy sẽ không bị bất cứ loại độc nào mà có thể gây hại.
Con xin hỏi các vị sư trưởng, quý thầy nếu con muốn chép và để trong nhà thì nên chép vào đâu và để trong nhà chỗ nào là đúng
NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT
Nam Mô A Di Đà Phật
NĐ thấy thường thì bọc gấm rồi treo lên:
https://drive.google.com/file/d/19tQQkE3Vgso7a28fhdZQVEYhIUPGKKlC/view
THÀNH TÂM SÁM HỐI TRƯỚC QUÁN THẾ ÂM BỒ TÁT THOÁT KHỎI UNG THƯ TỦY SỐNG
Cô bé Nguyễn Huỳnh Anh Đoan, pháp danh Hạnh Tuệ, vào năm 2011, bé tròn 19 tuổi, đang học lớp 12 trường Quốc tế. Nhà bé ở đường số 12, phường Bình Trị Đông, quận Bình Tân, thành phố Hồ Chí Minh.
Năm 2009, một hôm cô bé cảm thấy đau lưng, đau cột sống, gia đình cứ nghĩ do bé chơi thể thao nhiều quá nên bị đau không để ý đến. Thế nhưng, hai chân cô bé ngày càng tê cứng, không đi đứng được, chụp Xquang không phát hiện bệnh. Cũng may! Nhờ người dì ruột bên Úc về thăm nhà, thấy cháu như vậy thương quá nên bảo đi chụp MRI. Không ngờ khi gia đình đưa cô đến bệnh viện khám, chụp MRI thì phát hiện ra cột sống cô bé có một cục bướu rất to, chuyển sang di căn, chính là ung thư tủy. Cục bướu đã ăn mòn đến đốt xương thứ tám và thứ mười.
Gia đình đưa cô bé đi ở khám bệnh viện nào cũng có kết quả tương tự, toàn bộ các hồ sơ xét nghiệm các bác sĩ đều bảo là bướu ác tính, ung thư di căn nên không còn cách cứu chữa, chỉ còn sống tối đa là sáu tháng. Mẹ bé vô cùng đau đớn, vì chị chỉ có một đứa con. Còn riêng cô bé do gia đình giấu, nên không biết mình bị bệnh gì mà đi đứng và ngồi đều không được. Cuộc sống của cô bé có kéo dài được sáu tháng hay không chưa biết được, nhưng chỉ vài ngày sau biến chứng sang tràn dịch màng phổi.
Gia đình cô không biết Phật pháp vì theo một tôn giáo khác, nhưng may mắn cho cô bé có người dì ruột lại là Phật tử thuần thành tin sâu Tam bảo, pháp danh Diệu Quang. Dì nói với mẹ bé: “Chị ơi! Bệnh của bé Đoan không còn cách nào khác, chỉ có nhất tâm niệm Phật mà thôi. Chị hãy lập bàn hương án giữa trời, đốt nhang đèn không để tắt và khấn Bồ-tát Quán Thế Âm”. Cô bé Hạnh Tuệ sợ hãi vì bệnh nặng, nên khi nghe dì khuyên, cô đặt hết niềm tin vào Phật pháp, hành trì mỗi đêm từ ba đến bảy biến chú Đại bi.
Về người dì vừa niệm Phật cầu khấn cho bé hết bịnh, vừa liên lạc với bệnh viện ở Thái Lan để tìm cách chuyển cháu sang bên đó. Trong thời gian ba ngày chờ bệnh viện Thái Lan trả lời, dì đi lên chùa chí thành cầu Bồ-tát Quán Thế Âm rồi xin quả táo và hai chai nước suối trên bàn Phật về cho cháu uống. Không ngờ cô bé vừa uống xong liền ói ra rất nhiều thứ lạ. Sau đó, người dì trì chú Đại bi vào trong nước cho cháu uống và thoa nước lên lưng cô bé. Đến ngày thứ ba, cô bé hơi khỏe lại và đi lại vài bước, đồng thời bên Thái Lan gọi điện thoại chấp thuận cho cháu sang đó phẫu thuật.
Tới bệnh viện Thái Lan, cô bé được các bác sĩ xét nghiệm lại. Thật là kỳ diệu! Gia đình mừng rơi nước mắt, vì cô bé không còn một tế bào ung thư, nhưng vẫn phải mổ để lấy xương bánh chè và chấp vá nẹp lại mấy đốt xương do ung thư ăn mòn.
Cuộc phẫu thuật khá phức tạp, nên phải mất khoảng tám tiếng. Ở đây, người dì vẫn tiếp tục chí thành cầu khấn Bồ-tát Quán Thế Âm cho cô bé vượt qua tai nạn. Kết quả mổ có chỉ hai tiếng rưỡi thì các bác sĩ báo ca mổ thành công tốt đẹp, không cần phải lấy xương bánh chè nẹp lên, và năm cục bướu trong xương đến phổi đã được lấy ra hết. Hiện nay cô bé đã hoàn toàn khỏe mạnh, có thể chơi lại các môn thể thao mạnh, lại tinh tấn trì chú Đại bi mỗi đêm.
Cổ đức dạy: “Trong họa có phúc, trong phúc có họa”. Có lẽ chúng ta đều biết câu chuyện Tái ông thất mã , cho nên trong cuộc sống hai điều họa phúc cứ xoay vần với nhau, khó biết được. Vì thế, khi chúng ta được phúc thì cũng đừng quá vui mà quên đề phòng họa sẽ đến; khi gặp họa cũng không nên đau khổ mà tổn hại tinh thần. Việc đời, hết may tới rủi, hết rủi tới may, nên bắt chước Tái ông mà giữ sự bình thản trước sự thay đổi của cuộc sống.
Câu chuyện của cô bé Hạnh Tuệ cũng như thế. Nhờ cô bé lâm bệnh nặng mà làm thay đổi cuộc sống tâm linh của gia đình, nhất là mẹ cô, hoàn toàn hướng về Phật pháp, làm nhiều việc thiện. Tất cả người dân hàng xóm xung quanh nhà cô thấy được sự nhiệm mầu hết của Phật pháp, nên ai nấy đều phát tâm, quy y Tam bảo.
Nói về Bồ-tát Quán Thế Âm thường được mọi người tôn kính, bởi vì Ngài tiêu biểu cho tâm từ bi và hạnh cứu khổ. Vì thế, trong kinh Bi hoa, Đức Phật Bảo Tạng thọ kí cho Bồ-tát được ghi lại đoạn kinh như sau: “Vì ông quán sát chúng sinh trong thế giới Ta-bà đều do tội báo mà chịu đau khổ, nên ông phát tâm bi; lại còn nguyện quán sát tiếng đau khổ của họ để đến cứu độ. Vì thế nay ta đặt danh hiệu cho ông là Quán Thế Âm”.
Nghiên cứu các kinh điển Đại thừa, chúng ta đều thấy Bồ-tát vì cứu khổ nạn cho chúng sinh mà ứng hiện khắp mọi nơi. Câu chuyện này là một minh chứng hùng hồn nói về hạnh nguyện từ bi của Bồ-tát Quán Thế Âm.
(Diệu Âm Lệ Hiếu kinh ghi lại từ Quán Âm Cứu Khổ Kỳ 1 – chùa Long Phước, giảng sư Thích Trí Huệ)
Trích Kinh Chánh Pháp Sanghata
http://www.tuvienquangduc.com.au/kinhdien-2/sanghata_070201_eA5_f13_TT.pdf
Con nói : “Thưa Thế Tôn, rất hiếm hoi. Thưa Thiện Thệ, rất khó gặp”.
Đức Thế tôn nói : “Phổ Dũng, Chánh pháp Sanghata cũng vậy, cũng rất khó gặp. Chánh pháp Sanghata này đi vào lỗ tai ai, người ấy sẽ nhớ chuyện tám mươi kiếp trước. Sáu mươi ngàn kiếp sẽ làm vua Chuyển Pháp Luân, tám ngàn kiếp thành bậc Đế thích, hai mươi ngàn kiếp giàu có như chư thiên cõi trời thanh tịnh, ba mươi tám ngàn kiếp sinh làm đại Bà la môn, chín mươi chín ngàn kiếp không tái sinh cõi dữ, một trăm kiếp không sinh làm quỷ đói, hai mươi tám ngàn kiếp không sinh cõi súc sinh, mười ba ngàn kiếp không sinh cõi a tu la, không chết vì vũ khí, hai mươi lăm ngàn kiếp trí tuệ không bị khuất lấp, bảy ngàn kiếp sáng dạ thông minh, chín ngàn kiếp dung mạo uy nghi dễ mến, giống như tướng tốt của sắc thân Như Lai, hai mươi lăm ngàn kiếp không mang thân nữ, mười sáu ngàn kiếp không mang thân bệnh tật, ba mươi lăm ngàn kiếp được nhãn thông, mười chín ngàn kiếp không sinh làm loài rồng, sáu mươi ngàn kiếp không bị sân hận tác động, bảu ngàn kiếp không sinh vào gia đình nghèo khó, tám mươi ngàn kiếp sinh trên hai lục địa. Đến khi phước báu cạn, cũng được những điều như sau : mười hai ngàn kiếp không sinh làm người mù, mười ba ngàn kiếp không sinh vào ba cõi ác đạo, mười một ngàn kiếp làm vị hiền giả dạy các pháp nhẫn.
Đến lúc lâm chung, khi thần thức cuối cùng ngưng lìa, vẫn không vướng vọng tâm điên đảo, không bị sân hận tác dụng. Phương Đông sẽ thấy chư Phật Thế Tôn nhiều như số cát của mười hai sông Hằng; phương Nam sẽ thấy chư Phật Thế Tôn nhiều như số cát của hai mươi sông Hằng; phương Tây sẽ thấy chư Phật Thế Tôn nhiều như số cát của hai mươi lăm sông Hằng; Phương Bắc sẽ trực tiếp thấy chư Phật Thế Tôn nhiều như số cát của tám mươi sông Hằng; không gian phía trên sẽ trực tiếp thấy được các chư Phật Thế Tôn nhiều như số cát của chín mươi triệu sông Hằng; không gian phía dưới sẽ trực tiếp thấy được chư Phật Thế Tôn nhiều như số cát của tám triệu sông Hằng, tất cả đều trực tiếp hiện ra trước mắt người ấy, nói với người ấy như sau : “Thiện Nam tử, vì ông đã từng nghe qua Chánh pháp Sanghata nên đời sau sẽ được nhiều an lạc hạnh phúc, vì vậy ông đừng sợ hãi”. Nói như vậy rồi, chư Như Lai lại an ủi người ấy : “Thiện nam tử, ông có thấy các bậc Như Lai nhiều như cát của hàng trăm tỷ triệu con sông Hằng không?”
……..
Nếu có người đọc tụng
Chánh pháp Sanghata
Dù chỉ được bốn câu
Thì dù chư Như Lai.
Nhiều như số cát của
Tám bốn ngàn sông Hằng
Diễn tả không ngừng nghỉ
Cũng không thể nói hết.
Công đức của người ấy
Chánh pháp chư Phật dạy
Thật khó mà gặp được
Rộng vô lượng vô biên”
KINH CHÁNH PHÁP SANGHATA giúp một phụ nữ vượt qua bệnh ung thư vú
Bức thư sau đây là của một nhà báo người Malaysia gửi tới Giám đốc Trung tâm Phật A Di Đà tại Singapore, Tan Hup Cheng, và được tái xuất hiện ở đây với sự cho phép tử tế của họ.
Kính gửi ông Hup Cheng
Tôi tên là Audrey và tôi là một người bạn tốt của Brenda (không phải tên thật), em họ ông. Câu chuyện đầy cảm hứng về việc cô ấy đã phục hồi từ bệnh bạch cầu sau khi tụng kinh Chánh Pháp Sanghata và thần chú Kim cương trảo như thế nào đã được đăng trong bản tin gần đây nhất của ông.
Mặc dù tôi là một người rất kín đáo và nhận thấy rằng bệnh tật của mình nên được giữ kín, tôi đã quyết định chia sẻ câu chuyện của tôi với ông sau khi bị Brenda thuyết phục nhiều lần. Đó là cách tôi cám ơn cô ấy vì tất cả những sự hỗ trợ và tư vấn mà cô ấy đã dành cho tôi, và việc này cũng có thể mang lại hi vọng cho những người khác có khổ đau như tôi, hoặc có thể thậm chí đang ở trong một tình huống tồi tệ hơn.
Tất cả sự việc bắt đầu thế này. Tôi là con một, sinh ra và lớn lên trong một gia đình có bố là doanh nhân còn mẹ là bà nội trợ tại Malaysia. Một cuộc sống tốt đẹp; nói chung mọi thứ không thể nào tốt đẹp hơn được. Tôi đã trở thành nhà báo cho một tờ báo Trung Quốc và kiếm được thu nhập tốt. Năm 1997, tôi đã được đưa đến hiện trường của một tai nạn xe hơi để lấy tin viết bài. Một xe rơ-moóc đã cố gắng vượt qua một chiếc xe hơi trên đường cao tốc nhưng do sự phán đoán sai của ông ta, chiếc xe đã không thể làm như vậy. Thay vào đó, nó đâm vào một chiếc xe hơi đang đi tới ở phía bên kia đường. Người tài xế đã bị kẹt phía dưới chiếc xe rơ-moóc do sự va chạm khi hai xe đấu đầu. Người tài xế đó là cha tôi. Ông đã qua đời ngay trong ngày hôm đó. Cái chết thảm khốc của cha tôi đã khiến mẹ tôi và tôi cảm thấy vô cùng mất mát và choáng váng. Vực dậy cuộc sống với chúng tôi là điều rất đau đớn, nhất là với mẹ tôi, người vốn bản chất rất trầm lặng và cô đơn. Bà không thể chịu đựng nổi chuyện này. Một năm sau, bà tự sát bằng cách uống một lượng lớn thuốc trừ sâu.
Ở tuổi 35, cuộc sống của tôi bỗng dưng sụp đổ. Tôi thường tự hỏi tại sao tôi đã bị trừng phạt theo cách này. Chống chọi cho bản thân mình, cuộc sống trở nên rất vô nghĩa. May mắn thay, tôi có thể tìm kiếm sự an ủi qua sự giải thích về nghiệp và luật nhân quả.
Năm 2001, tôi bắt đầu cảm thấy thường xuyên không khỏe. Rồi một ngày, khi đang tắm tôi nhận thấy có một cục u ở vú bên phải của mình. Cảm thấy lo lắng, tôi đã đến xin ý kiến bác sĩ. Cuối cùng, các xét nghiệm đã được thực hiện, và bác sĩ thông báo với tôi rằng không phải tôi có một mà là hai cục u, mỗi cục ở một bên vú. Hai ngày sau đó tôi sẽ phải quay trở lại để lấy kết quả. Hai ngày trôi qua thật chậm chạp. Tại phòng khám của bác sĩ, tôi đã nằm dưới một máy quét. Tôi có thể cảm nhận từ biểu hiện trên khuôn mặt của bác sĩ rằng tôi đã mắc phải căn bệnh nghiêm trọng. “Có phải ung thư vú không thưa bác sĩ?” tôi hỏi ông. Ông gật đầu xác nhận mối nghi ngờ của tôi. Điều gì xảy ra tiếp theo thì tôi chỉ nhớ lờ mờ. Tôi chỉ nhớ rằng mình đã ngã ra ghế và thức dậy tại nhà mợ tôi. Tôi đã không sẵn sàng để nghe bà an ủi; thay vào đó tôi đã quay mặt vào tường mà khóc. Theo bản năng, tôi đã với tay lấy chiếc điện thoại di động để gọi cho Brenda. Tôi cần cô ấy để cảm thấy thoải mái hơn.
Khi Brenda hiểu tình hình của tôi, cô đã giải thích cho tôi rằng ung thư là kết quả của việc nghiệp xấu đang chín muồi, chứ không phải ai đó đang trừng phạt tôi cả. Tôi tâm sự rằng tôi chưa sẵn sàng để trải qua các cuộc hóa trị. Brenda chia sẻ với tôi việc trì tụng kinh Chánh Pháp Sanghata và thần chú Kim cương trảo (Vajra Claws) đã giúp cô vượt qua bệnh bạch cầu như thế nào. Cô sao chép lại một bộ cho tôi và dạy tôi cách trì tụng sao cho đúng. Ban đầu tôi đã miễn cưỡng đồng ý bởi vì bản kinh bằng tiếng Anh và tôi gặp khó khăn với ngôn ngữ. Nhưng Brenda giải thích rằng đức Phật vô cùng từ bi và Ngài không hề phân biệt đối xử. Được khích lệ từ thành công của Brenda, tôi cũng đã quyết định thử. (Mặc dù, tôi phải thú nhận rằng tôi cũng tìm cách giúp đỡ từ các phương tiện khác như đến thăm các nhà thờ Thiên Chúa giáo, đền thờ của đạo Sikh và thậm chí một ‘bomoh’ [một dạng pháp sư chữa bệnh ở Malaysia – ND], nhưng tất cả đều không thành công.)
Sau chín tháng rưỡi, Brenda không ngừng thúc giục tôi trì tụng bản kinh đó. Dần dần, tôi có thể cảm nhận sự khác biệt và niềm tin của tôi đã tăng trưởng mạnh mẽ hơn. Bác sĩ của tôi nói với tôi rằng bây giờ bệnh ung thư của tôi đã gần như được chữa khỏi 100%. Ông mừng cho tôi và ông không thể tin được sự phục hồi thần kỳ của tôi khi tôi đã ở giai đoạn cuối của bệnh ung thư. Ông ôm tôi thật chặt và nói rằng ông sẽ khuyên các bệnh nhân khác của ông, những người có niềm tin hay sẵn sàng để thử, tụng kinh Chánh Pháp Sanghata và thần chú Kim cương trảo.
Brenda và tôi là hai bằng chứng sống cho sức mạnh lớn lao của việc có niềm tin vào những bản văn đầy uy lực và thiêng liêng này. Chúng tôi rất muốn cảm ơn ông, Hup Cheng, và các bậc đạo sư quý báu của ông đã giảng giải cho chúng tôi về những thắc mắc liên quan đến bản kinh và thần chú này. Nếu không có sự chỉ dạy của các bậc đạo sư, chúng tôi đã không thể thoát khỏi bờ vực của cái chết. Tôi mong rằng tất cả các Phật tử đều trân trọng và có niềm tin vững chắc vào bản kinh này. Nó có thể giúp các bạn trong cuộc sống hằng ngày của các bạn.
Cha tôi đã để lại cho tôi một khoản tiền tương đối thoải mái. Tiền không còn quan trọng với tôi nữa; mà sức khoẻ mới thực sự là điều quan trọng. Bây giờ tôi ra giúp cho một ngôi chùa và cũng là để học hỏi thêm về Phật giáo.
Một lần nữa, cảm ơn các bậc đạo sư của ông, ông và Brenda muôn vàn lần. Sẽ thật tốt nếu tôi có thể gặp ông một ngày nào đó để đích thân cảm ơn ông.
Với rất nhiều lòng từ,
Audrey và Brenda
Nguồn: Sanghata Sutra Helps Woman Beat Breast Cancer
Kiran Đỗ Hoàng Tùng Việt dịch
Kính bạch thầy và các đạo hữu con đã lấy vợ đựợc 4 năm hồi chưa cưới vợ con đã có thai và đã phá thai bây giờ vợ con đã theo trai mà bỏ con đi với người đàn ông khác con hận lắm.con muốn hỏi khi vợ con lâm chung có bị đầy xuống địa ngục kg
Xin chia sẻ với các thiện tri thức Phẩm Thứ Ba: Quán Chúng Sanh Nghiệp Duyên trong Kinh Địa Tạng Bồ Tát Bổn Nguyện.
__________________________________________________________
Phẩm Thứ Ba: Quán Chúng Sanh Nghiệp Duyên
1) Phật Mẫu Thưa Hỏi – Lúc đó, đức Phật-Mẫu là bà Ma-Gia Phu-Nhơn chắp tay cung kính mà hỏi Ngài Địa-Tạng Bồ Tát: ‘Thánh-giả! Chúng sanh trong cõi Diêm-Phù-Đề tạo nghiệp sai khác, cảm thọ quả báo ra thế nào?’.
Ngài Địa-Tạng Bồ Tát đáp rằng: ‘Trong nghìn muôn thế giới cho đến quốc độ, hoặc nơi thời có địa ngục, nơi thời không có địa ngục, hoặc nơi thời có hàng nữ nhơn, nơi thời không có hàng nữ nhơn, hoặc nơi có Phật Pháp, nơi không có Phật Pháp, nhẫn đến bực Thanh Văn và Bích Chi Phật, v.v… Cũng sai khác như thế, chớ chẳng phải riêng tội báo nơi địa ngục sai khác thôi đâu!’.
Bà Ma-Gia Phu-Nhơn lại bạch cùng Bồ Tát rằng: ‘Tôi muốn nghe tội báo trong cõi Diêm Phù Đề chiêu cảm lấy ác đạo’.
Ngài Địa-Tạng đáp rằng: ‘Thánh-Mẫu! Trông mong ngài lóng nghe nhận lấy, tôi sẽ lược nói việc đó’.
Thánh-Mẫu bạch rằng: ‘Xin Thánh-Giả nói cho’.
2) Bồ Tát Lược Thuật – Bây giờ, Ngài Địa-Tạng Bồ Tát thưa Thánh-Mẫu rằng: ‘Danh hiệu của những tội báo trong cõi Nam-Diêm-Phù-Đề như dưới đây:
– Như có chúng sanh chẳng hiếu thảo với cha mẹ, cho đến giết hại cha mẹ, kẻ đó phải đọa vào Vô-Gián địa ngục mãi đến nghìn muôn ức kiếp không lúc nào mong ra khỏi được.
Như có chúng sanh nào có lòng ác, làm thân Phật bị thương chảy máu, khinh chê ngôi Tam-Bảo, chẳng kính Kinh-điển, cũng phải đọa vào Vô-Gián địa ngục, trong nghìn muôn ức kiếp không khi nào ra khỏi được.
Hoặc có chúng sanh xâm tổn của thường trụ, ô phạm Tăng, Ni, hoặc tứ tình làm sự dâm loạn trong chốn chùa chiền, hoặc giết hoặc hại … Những chúng sanh đó phải đọa vào Vô-Gián địa ngục, trong nghìn muôn ức kiếp không lúc nào mong ra khỏi được.
Như có chúng sanh giả làm thầy Sa-Môn kỳ thật tâm chẳng phải Sa-Môn, lạm dụng của thường trụ, trái phạm giới luật, gạt gẫm hàng bạch y, tạo nhiều điều tội ác. Hạng người như thế phải đọa vào Vô-Gián địa ngục, trong nghìn muôn ức kiếp không lúc nào mong ra khỏi được.
– Hoặc có chúng sanh trộm cắp những tài vật lúa gạo, đồ ăn uống y-phục, v.v… của thường trụ, cho đến không cho mà lấy một vật, kẻ đó phải đọa vào Vô-Gián địa ngục trong nghìn muôn ức kiếp không lúc nào mong ra khỏi được.
Ngài Địa-Tạng Bồ Tát thưa rằng: ‘Thánh-Mẫu! Nếu có chúng sanh nào phạm những tội như trên đó thời phải đọa vào địa ngục ngũ Vô-Gián, cầu tạm ngừng sự đau khổ chừng khoảng một niệm cũng không được’.
Bà Ma-Gia Phu-Nhơn lại bạch cùng Địa-Tạng Bồ Tát: ‘Thế nào là Vô-Gián địa ngục?’.
Ngài Địa-Tạng Bồ Tát thưa rằng: ‘Thánh Mẫu! Bao nhiêu địa ngục ở trong núi Thiết Vi, lớn có 18 chỗ, thứ kế đó 500 chỗ danh hiệu đều riêng khác nhau, thứ kế lại có nghìn trăm danh hiệu cũng đều riêng khác nhau.
Nói về địa ngục Vô Gián đó, giáp vòng ngục thành hơn tám muôn dặm, thành đó thuần bằng sắt cao đến một muôn dặm. Lửa cháy trên thành không có chỗ nào hở trống. Trong ngục thành đó có các nhà ngục liên tiếp nhau đều có danh hiệu sai khác.
Riêng có một sở ngục tên là Vô Gián. Ngục này châu vi một muôn tám nghìn dặm, tường ngục cao một nghìn dặm, toàn bằng sắt cả. Lửa cháy hực hở suốt trên suốt dưới. Trên tường ngục rắn sắt, chó sắt, phun lửa đuổi nhau chạy bên này sang bên kia.
Trong ngục có giường rộng khắp muôn dặm. Một người thọ tội thời tự thấy thân mình nằm đầy chật cả giường, đến nghìn muôn người thọ tội cũng đều tự thấy thân của mình nằm chật cả trên giường. Đó là do vì những tội nghiệp đã tạo ra nó cảm vời như thế.
Lại những người tội chịu đủ sự khổ sở: trăm nghìn quỉ Dạ-Xoa cùng với loài ác quỉ, răng nanh bén nhọn dường gươm, cặp mắt chói sáng như chớp nhoáng, móng tay cứng như đồng, móc ruột bằm chặt.
Lại có quỉ Dạ-Xoa khác cầm chỉa lớn bằng sắt đâm vào mình người tội, hoặc đâm trúng miệng mũi, hoặc đâm trúng bụng lưng… rồi dồi lên trên không, lấy chỉa hứng lấy để lại trên giường. Lại có diều hâu bằng sắt mổ mắt người tội.
Lại có rắn sắt cắn đầu người tội. Nơi lóng đốt khắp trong thân thể đều lấy đinh dài đóng xuống giường, kéo lưỡi ra rồi cầy bừa trên đó, lôi kéo người tội, nước đồng đổ vào miệng, dây sắt nóng đỏ quấn lấy thân người tội, một ngày một đêm, muôn lần chết muôn lần sống lại. Do vì tội nghiệp mà cảm lấy như thế, trải qua ức kiếp, không lúc nào ra khỏi được.
Lúc thế giới này hư hoại thời sanh nhờ qua địa ngục ở thế giới khác. Lúc thế giới khác đó hư hoại thời lại sanh vào cõi khác nữa. Lúc cõi khác đó hư hoại thời cũng xoay vần sanh vào cõi khác. Đến khi thế giới này thành xong thời sanh trở về thế giới này. Những sự tội báo trong ngục Vô Gián như thế đó.
Lại địa ngục đó do có năm điều nghiệp cảm, nên kêu là Vô Gián. Năm điều đó là những gì?
1) Tội nhơn trong đó chịu khổ ngày lẫn đêm, cho đến trải qua số kiếp không lúc nào ngừng ngớt, nên gọi là Vô Gián.
2) Một người tội thân đầy chật cả địa ngục, nhiều người tội mỗi thân cũng đều chật đầy cả địa ngục, nên gọi là Vô Gián.
3) Những khí cụ để hành hình tội nhơn như: chỉa ba, gậy, diều hâu, rắn, sói, chó, cối giã, cối xay, cưa, đục, dao mác, chảo dầu sôi, lưới sắt, dây sắt, lừa sắt, ngựa sắt, da sống niền dầu nước sắt nóng rưới thân, đói thời ăn hoàn sắt nóng, khát thời uống nước sắt sôi. Từ năm trọn kiếp, đến vô số kiếp những sự khổ sở nối nhau luôn không một giây ngừng ngớt nên gọi là Vô Gián.
4) Không luận là trai hay gái, Mường, Mán, Mọi rợ, già trẻ, sang hèn, hoặc là Rồng, là Trời, hoặc là Thần, là Quỉ, hễ gây tội ác theo đó mà cảm lấy, tất cả đều đồng chịu khổ nên gọi là Vô Gián.
5) Nếu người nào bị đọa vào địa ngục đó, thời từ khi mới vào cho đến trăm nghìn kiếp mỗi một ngày đêm muôn lần chết, muôn lần sống lại, muốn cầu tạm ngừng chừng một khoảng niệm cũng không đặng, trừ khi tội nghiệp tiêu hết mới đặng thọ sanh. Do vì lẽ liên miên mãi nên gọi là Vô Gián.
Ngài Địa-Tạng Bồ Tát thưa Thánh Mẫu rằng: ‘Nói sơ lược về địa ngục Vô-Gián như thế. Nếu nói rộng ra thời tên của những khí cụ để hành tội cùng những sự thống khổ trong địa ngục đó, dầu đến suốt một kiếp cũng không thể nào nói cho hết được.’
Bà Ma-Gia Phu Nhơn nghe Ngài Địa-Tạng Bồ Tát nói xong, không xiết lo rầu. Bà chắp tay đảnh lễ Bồ Tát mà lui ra.