Đối với việc cầu an cho người bệnh, tiến vong(1), người đời nay hay chú trọng tụng kinh, bái sám, làm đàn Thủy Lục(2) v.v… Quang đều bảo những bạn bè quen biết nên niệm Phật, bởi niệm Phật lợi ích hơn tụng kinh, bái sám, làm đàn Thủy Lục nhiều lắm. Vì sao vậy? Tụng kinh thì người không biết chữ chẳng thể đọc theo. Dù biết chữ nhưng tụng nhanh như nước chảy thì người miệng lưỡi hơi chậm chạp cũng không tụng được. Người biếng nhác tuy tụng được nhưng cũng không chịu tụng, thành ra hữu danh vô thực. Bái sám, làm đàn Thủy Lục cũng cứ theo đó mà suy!
Niệm Phật thì không một ai chẳng thể niệm được, dẫu cho kẻ biếng nhác không chịu niệm, nhưng mọi người đồng thanh cùng niệm, nếu kẻ ấy không bịt tai thì một câu Phật hiệu cố nhiên sẽ rành rẽ phân minh rót vào tâm, tuy chẳng niệm mà cũng chẳng khác gì niệm. Như người nhiễm hương, thân có mùi thơm, tuy không cố ý muốn thơm mà ngờ đâu lại được như thế. Vì thân quyến đảo bệnh, cầu siêu, chẳng thể không biết điều này.
Trong lúc ma chay, cúng tế, toàn dùng đồ chay, đừng bị thế tục xoay chuyển. Dẫu bị kẻ chẳng hiểu thời thế chê là không đúng, cũng cứ mặc cho họ cười chê. Tang ma, chôn cất, chớ nên bày vẽ phô trương quá mức. Làm Phật sự chỉ nên niệm Phật, đừng làm Phật sự gì khác, cũng như bảo cả nhà đều khẩn thiết niệm Phật thì đối với mẹ ông, đối với quyến thuộc và thân thích, bằng hữu của các ông đều có lợi ích thật sự.
Trích Ấn Quang Đại Sư Văn Sao Tinh Hoa Lục
(1)Tiến vong: Cầu siêu cho người đã khuất.
(2)Còn gọi là Thủy Lục Trai, Thủy Lục Đạo Tràng, Bi Trai Hội. Đây là pháp hội thí thực cho tất cả hữu tình sống trong nước (thủy) trên đất liền (lục) và các loài ngạ quỷ. Nguyên khởi do Lương Võ Đế (Tiêu Diễn) mộng thấy có vị Tăng dạy lập đàn Thủy Lục, cúng thí cho lục đạo tứ sanh. Vua bèn ra lệnh cho biên tập khoa nghi từ các kinh điển, dựa theo chuyện A Nan gặp Diện Nhiên ngạ quỷ (quỷ mặt bốc lửa cháy bừng bừng), được Phật dạy tạo Bình Đẳng Hộc để thí cho ngạ quỷ, soạn ra khoa nghi, tu Thủy Lục Trai Hội tại chùa Kim Sơn khoảng năm 504. Khoa nghi này được các đời sau bổ sung chi tiết hơn.
Nam mô A Di Đà Phật!
Kính gửi các vị thiện tri thức. Con có đôi điều mong các vị có thể hoan hỷ giúp con vài lời khuyên.
Bản thân con và gia đình đã ăn chay và biết đến pháp môn niệm Phật được gần 6 năm. Con cũng hiểu người tu nên cố gắng nhún nhường, nhẫn nhịn và buông xả. Chúng con vẫn luôn cố gắng thực hành trong đời sống (dù ko phải lúc nào cũng giữ được kiên nhẫn), nhưng ko hiểu sao con thấy càng ngày mình càng bị cuốn vào những mâu thuẫn, đấu tranh với mấy người xung quanh. Dù con đã nhẫn nhịn cho qua, nhưng họ là những người ko tu, họ lại càng được thể lấn tới vì nghĩ rằng dễ bắt nạt nhà con. Mọi chuyện về bản thân con, con có thể nhịn làm thinh, nhưng ko biết sao những người này lại luôn đổ tội, lấy cớ hại những con vật mà con đang nuôi. Mà đối với con, thì việc đó khó nhẫn nhịn được. Ví như khi con mang cún ra đoạn đường ko có ai ở để đi vệ sinh (sau đó con lại hốt phân đi luôn), thì lại có mấy người xô vào gây sự ko cho con mang chó ra đó, dù đó là vỉa hè cho mọi người đi bộ. Qua nhiều lần nhún nhường con ko chống trả thì họ lại càng đc thể lấn tới hơn. Cuối cùng con lại phải cãi lộn với họ (vì chỉ có thể mang chó ra khu đó chứ ko còn đi đc đường nào khác), vì họ lúc nào cũng rình rập đổ tội cho mấy con chó ngây ngô. Sau đó rồi con cũng tránh, dắt bọn nhỏ đi đoạn gần hơn chứ ko qua đó. Chúng con chỉ mong cuộc sống bình yên chẳng cãi lộn với ai hết, mà lại ko đc như ước nguyện nữa.
2. Người bạn con phải đóng cửa chi nhánh trạm cứu hộ động vật vì ko có ai quyên góp, người chủ nhà thấy vậy liền lập tức đến nhà nhốt chó mèo lại làm con tin, thay ổ khoá và yêu cầu bồi thường 700 đô la mỹ (trong khi họ giữ luôn 1000 đô đặt cọc tiền nhà). Số tiền bồi thường đó họ vẽ ra đủ thứ nhằm moi móc thêm, đổ lỗi cho chó mèo làm hỏng nội thất (nhg trc khi thuê nhà đã bị vậy vì căn nhà đó đã quá cũ). Dù con biết số tiền họ yêu cầu là phi lý, nhg họ lại giữ chó mèo trg nhà ko cho con chăm (khi đó con là tình nguyện viên), họ sẽ cho mang chó mèo đi chỉ khi mang đủ số tiền họ yêu cầu. Vậy là họ đã lấy của trạm cứu hộ đó tổng tiền 1700$. Con cũng rút tiền tiết kiệm của mình ra để trả cho họ, mong mang được những con vật tội nghiệp ra khỏi căn nhà của bà chủ máu lạnh đó, chuyển chúng về lại căn nhà chung ở Hội An. Việc này dù là của bạn con, nhg con lại là người đứng ra giải quyết vì chị đang công tác nước ngoài, động vật ko fai của con nhưng con cũng ko ngại bỏ tiền ra để chúng được về nhà bình an. Con đã nghĩ, rồi mong vậy là hết, nghiệp cũng trả bớt chỉ mong chúng con đc sống bình yên ko cãi vã với ai cả, cũng ko ai làm hại đến mấy chó mèo nhà con đang nuôi. Chỉ mong cho con được thời gian yên bình lâu lâu chút.
3. Nào ngờ 2-3 tuần sau, hàng xóm xung quanh con lại kiếm chuyện, đổ tội cho lũ chó nhỏ rụng lông bay sang mái nhà họ (chuyện này là ko có) rồi bắt nhà con phải quây sân lại, để chúng con đỡ dòm ngó sang họ (chuyện này cũng là vô lý hết sức, và đối diện đó cũng là cửa sổ nhà khác nhìn vào cửa sổ nhà họ). Trc nay người này vẫn luôn quá đáng với chúng con (ác khẩu hay xuyên tạc bịa chuyện nói xấu con với rất nhiều ng khác) nhg con đều cho qua. Riêng lần này thì nhà con không đồng ý, vì việc này hết sức vô lý và nhà con sẽ mất đi khoảng không cùng ánh sáng tự nhiên. Con tự hỏi sao con lại phải làm vậy, vì đây ko phải ảnh hưởng đến một mình con nữa, mà ảnh hưởng đến cuộc sống của những người khác trong gia đình con.
Vậy nên con ko muốn nhân nhượng lần này, con đã nhường đủ, nhg nếu nó chỉ ảnh hưởng tới riêng con.
Đồng thời, cũng có một người hàng xóm nữa cũng đi tám chuyện nói quá về con chó của con hung dữ cắn người (vì con chó của bà hay sủa/ hung hăng với chó nhà con, nên mỗi khi đi qua bé nhà con đều sủa lại), gặp ai bà cũng nói quá về chó nhà con hòng mọi người né tránh. Người này cũng tự nhận họ học Phật, thái độ của bà khi nói với con thì khác hẳn, con không ngờ bà lại có thể ác khẩu hòng mọi ngừoi chê ghét nhà con như vậy. Có lúc con chẳng muốn phân bua với họ, nhưng sao họ thấy mình im lặng lại càng đc thể lấn ép.
Con cũng ko biết làm sao, nhiều khi nhớ lại lời Thầy dạy, muốn nhẫn nhịn nhưng người đời lại càng chèn ép (mà họ ko nhắm tới con lại nhắm tới nhg người thân của con, con ko muốn tỏ ra bất lực ko thể bảo vệ ngừoi thân của mình).
Chúng con gần đây gặp rất nhiều xung đột với ng xung quanh, rất mệt mỏi mà chỉ troing mong mọit cuộc sống yên bình ko phải cãi cọ với ai cả. Con chẳng biết làm thế nào để hoá giải hết những chướng này, thật sự chúng con rất mệt, ko muốn nhẫn nhịn họ để họ lấn tới chèn ép gia đình ng thân, cũng ko muốn gây sự cãi vã với ai cả.
Lời văn con dài dòng lủng củng, con xin các vị hoan hỷ tha thứ cho. Con thật sự mong các vị giúp con lời khuyên, trí tuệ để hoá giải nhg xung đột này.
Nam mô A Di Đà Phật!
A Di Đà Phật
MD chia sẻ cùng bạn vài ý sau:
*Hiện chúng ta đang sống ở xã hội này, phải biết rằng đã kết ân oán với vô số chúng sanh, oán nhiều hơn ân. Trong tiền kiếp ta và họ từng là cha mẹ, anh em, thân quyến của nhau nhưng trong luân hồi ta không nhận ra họ, họ không nhận ra ta và rồi tiếp tục kết ân kết oán. Có ân thì trả, có nợ thì đòi theo định luật Nhân quả, chúng ta là người học Phật phải nhìn thấu chỗ này mà buông. Nếu nói buông xả khi mà chưa nhìn thấu thì buông chỉ ở nơi miệng, chưa ở nơi tâm. Và khi chưa buông được, chúng ta nhìn đời, nhìn mọi người bằng cái tâm phân biệt, hoài nghi, thấy họ xấu xa, họ đáng ghét- là chính mình tự làm mình phiền não. Họ ghét ta, họ yêu ta, họ hãm hại, họ giúp đỡ tất có nguyên do, không có cái gì là tự nhiên, là bổng không cả- phải nhìn thấu đạo lý này trước tiên.
*Kế nữa, cổ Đức có dạy “Người khác đối xử với bạn như thế nào là nghiệp của họ, bạn đối xử với người khác như thế nào là nghiệp của bạn”; chúng ta tu hành, học nhẫn nhịn, học buông bỏ là việc của mình; mọi người không học Phật, nói xấu, làm ác là việc của họ. Nếu chúng ta chỉ vì cái xấu ác của người mà động tâm không tu được- thì chúng ta đang bị nghiệp ác lôi kéo, là Phật tử, là người tu hành đáng lẽ chúng ta dùng sức từ bi để cảm hóa cái ác, cái bất thiện thì đằng này lại bị cái xấu ác cảm hóa- vấn đề này chúng ta phải quán sát kỹ: lỗi tại người hay tại mình?
*Tiền thân của đức Thích Ca Mâu Ni khi là phàm nhân có nói “Hãy lấy nước từ bi mà tưới lên lửa cừu hận, như thế ân oán mới được hóa giải”. Quả thực muốn hóa giải những oán ghét giữa ta với người không còn cách nào khác là phải dùng lòng từ bi mà tiếp nhận họ, đối đãi họ. Nếu nghĩ rằng nhẫn nhịn là ta thua, ta cuối đầu trước họ thì đấy không gọi là nhẫn nhịn nữa, dù chưa bộc phát nhưng lửa oán hận càng cháy mạnh. Cuối cùng họ không phải là người tu hành, ta cũng không phải; còn nếu khẳng định họ không tu, ta đang tu thì ít nhất ra ta đã hơn họ một bậc. Người tu hành phải dùng cặp mắt trí huệ nhìn nhận: trên đời này không có sự hơn- thua, được- mất; làm lợi cho người tức đang làm lợi cho mình; tranh giành với người tức là đang làm tiêu hao phước lực của chính mình. Vì vậy, họ muốn ra sao, ta nhường họ đi, nhường họ chỗ này song chỗ khác ta được lợi gấp trăm ngàn lần như thế. Tội gì phải đôi co, phải hơn thua trong giận giữ để vừa tổn phước vừa tổn đức.
*Có cách hóa giải chướng duyên của Ngài Hòa Thượng Tịnh Không mà một số cư sỹ đã áp dụng có hiệu quả. Đó là trong mọi tình huống đều xem đó là A Di Đà Phật. Gặp người có thiện tâm xem họ là A Di Đà Phật đến để mình tăng trưởng tín tâm; gặp người bất thiện cũng xem họ là A Di Đà Phật đến để giúp mình tiêu nghiệp. Thuận cảnh cũng A Di Đà Phật, nghịch cảnh cũng A Di Đà Phật, cho đến khi nhìn thấy ai đều xem họ là A Di Đà Phật thì niệm sân hận sẽ dần triệt tiêu. Bản thân MD áp dụng cũng thấy công dụng tức thời. Trong cuộc sống, muốn người khác làm vừa lòng mình là rất khó, vì phàm phu thì nhiều mà thánh nhân lại quá ít ỏi, mà đã là phàm phu thì khởi tâm động niệm toàn là tham- sân- si- phân biệt- chấp trước. Họ tạo ác họ mang nghiệp đã đành lại còn khiến người nổi sân si- đều mang nghiệp cả. Nhiều khi nghe một câu làm động chạm đến mình, liền tức giận, sau đó cũng ý thức được nên dùng câu Phật hiệu khắc chế, nhưng vì định lực còn yếu nên lửa sân không cách chi tắt hẳn; vậy mà khi dùng ý niệm người ấy là A Di Đà Phật giúp mình tiêu nghiệp đó, người ấy là A Di Đà Phật- thế thì lập tức không oán ghét nữa. Cho nên lập thành thói quen dán 4 chữ A Di Đà Phật trên trán mọi người thì sẽ cảm nhận họ rất thân thiện, cảm nhận ra sao sẽ thành ra như thế ấy- đây gọi là “cảnh từ tâm sanh, cảnh từ tâm chuyển”.
Nam Mô A Di Đà Phật
A Di Đà Phật,
Hai chữ ‘người tu’ thì dễ nói, nhưng không dễ làm. Chẳng phải niệm Phật thì là tu. Tu là phải thường sữa lỗi lầm, ngăn ngừa lỗi mới sinh ra. Thấu hiểu nhân quả, để khi gặp chuyện trong cuộc sống, ít ra biết được chút đỉnh về nhân quả của nó mới dễ bề ‘buông xã’.
Bạn nói biết về Pháp môn niệm Phật 6 năm rồi, vậy có niệm mỗi ngày cầu sanh cực lạc không? Có hồi hướng công đức niệm Phật cho oán gia trái chủ từ vô lượng kiếp không?
Cuộc sống của bạn có rất nhiều ngang trái, oan ức vô lý, mình vô cùng cảm thông với bạn. Tuy nhiên đằng sau những sự việc tốt hay xấu , ắt hẳn có lý do của nó . Bạn nên hóa giải những nghiệp chướng ân oán này với những oan gia, nếu không oan oan tương báo chẳng bao giờ dứt được.
Nên đọc kinh Địa Tạng Bồ Tát 7 lần hoặc hơn càng tốt. Ít nhất 7 lần, mỗi lần đều nên hồi hướng công đức này cho những oán gia trái chủ từ vô lượng kiếp trước , những chúng sanh từng bị bạn tổn thương đến từ vô thủy đến nay, nguyện họ nhận được công đức này tất cả oán hận đều được tiêu trừ.
Như vậy xong rồi, chắc hẳn trong cuộc sống của bạn, về sự đối nhân sử thế có thể bớt những sự khó xử.
Bạn là Phật tử, chắc biết rõ những phép tắc khi đọc kinh nên chắc ko cần nhắc nhiều, nên mong là bạn có thể sớm tiêu trừ nghiệp chướng của mình, để cuộc sống bớt những chướng ngại. Ngoài ra nên thường niệm Phật rồi hồi hướng công đức cho những oán gia trái chủ của bản thân để họ bớt gây khó khăn cho bạn. A Di Đà Phật
Link kinh; http://www.dharmasite.net/KinhDiaTang.htm
Nam mô A Di Đà Phật!
Con xin cảm ơn các vị thiện tri thức đã hoan hỷ chỉ bảo.
Cho mình hỏi mình coi trong sách chủ yếu về HT.Hải Hiền thì có một đoạn mình không hiểu xin các bạn giải đáp giúp mình ạ
“Trong sinh hoạt hằng ngày, xác thực nhìn thấy “nhất thiết pháp, vô sở hữu, tất cánh không, bất khả đắc” mà Phật nói, tuy là “tất cánh không”, lại không trụ “không”, không những nhìn thấy, còn có thể chân thật lý giải, đây chính là bát nhã ba la mật viên mãn.”
A Di Đà Phật
TN xin chia sẻ vài ý mọn về điều bạn hỏi:
“Trong sinh hoạt hằng ngày, xác thực nhìn thấy “nhất thiết pháp, vô sở hữu, tất cánh không, bất khả đắc” mà Phật nói, tuy là “tất cánh không”, lại không trụ “không”, không những nhìn thấy, còn có thể chân thật lý giải, đây chính là bát nhã ba la mật viên mãn.”
Để lý giải liễu nghĩa sẽ là vô cùng tận, vì thế TN chỉa chia sẻ cô đọng cụm từ “nhất thiết pháp, vô sở hữu, tất cánh không, bất khả đắc”: Giản nghĩa là các pháp đều không có chủ thể (không thể sở hữu), vì tánh các pháp là không, nên không thể đắc pháp không. Nhận rõ được tánh pháp đều không và không trụ lại trong tánh không đó chính là hiểu rõ được chân tướng vũ trụ nhân sinh=huệ khai hay còn gọi là ngộ tri kiến Phật. Tri kiến khởi lên từ chân tâm tự tánh, khác với tri kiến lập nên khi căn đối trần, bởi đó là vọng thức.
Một ví dụ nhỏ về niệm Phật. Ai cũng biết niệm Phật là pháp phương tiện giúp chúng sanh thời mạt pháp phá mê-khai ngộ, lìa khổ-được vui. Đã là pháp phương tiện nó không bất biến mà sẽ là tuỳ biến, nghĩa là tuỳ theo duyên, căn cơ, cách thức của mỗi chúng sanh mà ngộ nhập, miễn sao phá được mê=đồng khai ngộ. Vậy thì khi đi vào hành trì pháp này chúng ta cũng nên quán xét cái căn cơ của bản thân, nhân duyên của bản thân để tìm phương pháp niệm Phật hữu hiệu nhất. Hữu hiệu được hiểu nó thực sự đem lại lợi lạc cho chính mình. Lợi lạc của niệm Phật là phá mê. Thế nào là mê? Tham tức là mê. Nhiều người nói: mỗi ngày phải niệm ít nhất từ 5-10000 Phật hiệu thì mới đủ tín tâm. Chúng ta không quán xét liệu duyên niệm Phật hàng ngày (cuộc sống sinh hoạt, công việc trong gia đình) liệu có thể thực hành 5-10 ngàn Phật hiệu không, nhưng nghe vậy, ngay lập tức chúng ta đem áp dụng cho bản thân. Những ngày đầu vì tâm cầu pháp mãnh liệt, vì tâm phấn chấn khi gặp pháp, vì tâm muốn thay đổi cuộc sống… nên chúng ta dễ dàng vượt qua và đạt tới 10 ngàn Phật hiệu/1 lần công phu. Nhưng những ngày kế, vì có việc đột xuất, vì bận chuyện con cái, vì khách khứa… nghĩa là những nghịch duyên liên tiếp khởi khiến chúng ta không thể thực hành như những ngày đầu, vậy là, công phu vẫn có, nhưng đã bị rút ngắn từ 10 ngàn xuống 8,7,5,4,3,2,1 rồi thậm chí vài trăm Phật hiệu. Đó là nói về lượng. Nhưng tu học là phải nói về chất, tức hành trì thanh tịnh=mới có an lạc. Như vậy ngay từ khởi đầu, chúng ta đã khởi tâm tham pháp, chấp pháp, cho rằng pháp này phải niệm đến 10 ngàn Phật hiệu mỗi thời công phu thì mới có hiệu quả. Thực tế hiệu quả hay không vốn không ở 5 hay 10 ngàn, trái lại phụ thuộc ở tâm giác ngộ pháp niệm phật. Phật là gì? Tại sao phải niệm Phật? Niệm Phật giúp ích gì cho cuộc sống thường nhật?… Bước đầu hãy cứ vậy đã, chúng ta đừng vội nghĩ quá xa là mình sẽ vãng sanh, sẽ niệm tới tam muội, sẽ biết trước ngày giờ, sẽ sanh về Tịnh độ, sẽ thành Phật, sẽ trở lại cứu độ muôn loài… tất cả những điều này nếu ngay bước khởi đầu không ngừng khởi lên sẽ là những chướng ngại khiến chúng ta hoặc thoái thất, hoặc sẽ gặp ma chướng.
Đúc kết lại: Niệm Phật là pháp. Đã là pháp thì chỉ nên nương nó để chuyển hoá tâm thức phiền não của chính mình. Tâm không phiền não, tất không cần niệm Phật. Ngược lại ắt phải niệm Phật. Bởi Phật là Giác. Niệm Phật=giúp mình sống tỉnh giác. Hàng ngày cho dù nơi đâu, nếu chúng ta chuyên sống bằng tâm thức khi đối người tiếp vật, tất cuộc sống của chúng ta không có an lạc, bởi nhân của nó là phiền não, nay đổi lại, chúng ta luôn niệm Phật=luôn sống trong tỉnh giác. Vi tế niệm chính là điểm này, bởi nhiều người sẽ khởi nghĩ: vậy lúc nào miệng cũng phải A Di Đà Phật hay sao? Không phải vậy, bởi miệng niệm mới chỉ là lý, nhưng sự thì tâm phải có Phật, tức có giác=đang niệm Phật. Thực tế là sao? Là khi chúng ta đối người tiếp vật mà không khởi tham, sân, si, mạn, nghi, phân biệt, chấp trước=chúng ta đang niệm Phật. Điều này hoàn toàn khác với việc miệng chúng ta thì luôn A Di Đà Phật, nhưng người đối diện vừa chửi chúng ta một câu, ngay lập tức Phật hiệu tắt ngấm, thế đó là những lời thô lỗ, tục tĩu cũng vang lên=miệng niệm, tâm không niệm=biết dụng pháp nhưng không giác pháp. Nếu chúng ta hàng ngày mọi thời không giác được niệm vi tế này mà gá tâm, an trụ trong pháp đó=chúng ta hành sai pháp=không có lợi lạc. Pháp lợi lạc chỉ là một niệm chuyển hoá ngược vi tế niệm nói trên: họ chửi ta? Thay vì chửi lại hãy là một niệm (có thể là thầm niệm) A Di Đà Phật! A Di Đà Phật là pháp cứu cánh lúc này giúp tâm chúng ta không sân, không làm điều xấu ác. Nhờ pháp đó, nhờ chúng ta trụ trong pháp đó mà tâm được an lạc. An lạc mới là niệm của nhất thời không, nhưng để cứu cánh không trụ trong không (không trụ trong an lạc), chúng ta phải có sự huân tập và thường quán xét tâm thật tỉ mỉ mới nhận ra được.
Do vậy, pháp – lý thì là không – nhưng không này không phải là không có pháp mà có pháp nhưng đừng trụ chặt trong pháp đó, bởi hễ có trụ là có phân biệt, có chấp trước=phiền não sẽ sanh=nghiệp khởi=phải gánh quả. Tương ưng, niệm Phật, nhưng đừng chấp chặt ở câu Phật hiệu, để rồi lúc nào cũng bắt miệng phải buột ra Phật hiệu, cho dù là đối tượng, hoàn cảnh ra sao, trái lại Phật hiệu phải trụ trong tâm, nghĩa là tâm luôn tỉnh giác=đang niệm Phật. Niệm mà không niệm đó mới là trụ mà chẳng trụ=cứu cánh của ngộ tri kiến.
Đoạn bạn hỏi nghĩa lý vô cùng sâu tận, không thể lý giải một lần mà hiểu ngay được, tất cả pháp đều tùy duyên mà thành, chẳng có nhưng cũng chẳng không, nên gọi là không, tuy nói không nhưng cũng không ở trong cái ngã của không mà chấp rằng thật sự không có, người tu đạo phải khéo quán chiếu hiểu được nghĩa lý này sẽ thấy Phật pháp luôn trung đạo, luôn có mà cũng luôn không, mê tìm Pháp sẽ thấy Pháp, khi ngộ thì Pháp chẳng còn, tuy nói chẳng còn nhưng lại có vì nếu nói không thì làm sao thấy thấy được Phật tánh, nhưng nếu nói có thì ngoại đạo lại cho rằng đồng với pháp thế gian, người trí hiểu rõ thấy rõ cảnh giới này chẳng mơ hồ, ở trong Pháp nhưng luôn luôn sáng suốt, rõ tự tánh nên được tự tại, chẳng chấp, ngược lại ở trong Pháp nhưng chưa rõ pháp nên chấp pháp, vì vậy không được tự tại, người thế gian thì chấp pháp thế gian nặng nề nên chẳng tin chẳng thấy Phật tánh . NP xin trích lại một bài kệ của Đức Phật khi trao lại tâm Pháp cho tôn giả Ca Diếp.
” Pháp gốc pháp không pháp
Pháp không pháp cũng pháp
Nay khi trao không pháp
Mỗi pháp chưa từng pháp”
Cảm ơn các thầy đã giải đáp giúp con. Con mới phát tâm không lâu,khi niệm Phật vẫn còn những chướng ngại. Con thừa nhận con 1 là không buông không xả 2 là buông mà không xả và tự dính mắc bởi những vọng niệm của chính mình. Tâm sanh tử con chưa tha thiết con không thực sự tin mình có thể chết bất cứ lúc nào mặc dù con biết ngày nay có nhiều cái chết xảy ra hơi “nhảm” nhưng con chỉ ý thức được “con quỷ” vô thường thật không đơn giản. Tín nguyện con còn yếu. Cho con hỏi có cách nào khắc phục được không?
Nam mô quán âm bồ tát
Một niệm = ngàn niệm
Không nhất thiết phải niệm 1000 niệm
A DI ĐÀ PHẬT. TP kể cho các Liên hữu nghe nhé, hôm nay là sinh nhật bố của TP, buổi sáng TP đạp xe để đi ăn sáng, mãi đến tối nhận ra đã đạp qua nhà một bà hàng xóm tên là Định, lúc bấy giờ mọi thứ vẫn bình thường không có gì xảy ra, TP ăn sáng xong rồi đi làm việc khác. Đến tối bố TP đi làm về, sau khi đó một lúc sau, bố bảo bà ấy đã…, lúc đó nhà TP vẫn nghe nhạc trên TV, vẫn cứ bình thường thì TP chạy ra nhìn về phía đó quả đúng bà hàng xóm đó được tin đã mất rồi, hiện đang bắc rạp đám tang. Vừa mới sáng, TP đạp xe đi qua nhà bà Định hàng xóm mà đến tối không ngờ lại chính bà ấy đã mất rồi. Thật vô thường, người đang bình thản xem TV thế mà đâu đó ngay gần lại có người đã mất rồi.
A di đà phật! Chào các đạo hữu cho mình hỏi 1 câu hỏi là:dạo này cái tâm mình có ý nghĩ chửi phật mình rất lo lắng!
Mong các bạn giúp mình vượt qua ạ!
Xin chân thành cảm ơn!
Cho con xin hỏi duongvecoitinh chut xíu. Con là người tu theo Tịnh độ. Con định kết hợp với ngồi thiền+niệm phật, để tĩnh tâm và tốt cho sức khỏe. Con xin hỏi vậy có nên không? Nếu có thì nên ngồi như thế nào? Hít thở ra sao ạ? Con xin cảm ơn! A Di Đà Phật!
Nam mô quán âm bồ tát
Cầu cho chị gái con bình an
Nam mô quán âm bồ tát
Sao số chị con khổ vậy
Nam mô quán âm bồ tát
Lấy chồng nhiều năm mà không có con
Nam mô quán âm bồ tát
Có bầu rồi vẫn còn khó khăn
Nam mô quán âm bồ tát
Cầu cho chị con bình an
Thưa sư huynh Thiện Nhân cho con hỏi này chút. Con đọc sách thì có một đoạn này con không hiểu.
““Hà kỳ tự tánh, năng sanh vạn pháp”, không thể nghĩ đến, tự tánh của chúng ta có thể sanh vạn pháp! Cũng tức là nói, tự tánh của chúng ta có thể sanh vũ trụ, có thể sanh tất cả pháp, có thể sanh sinh mạng. Ta từ đâu đến? Là tự tánh biến hiện.”
Tại sao tự tánh có thể biến hiện được như vậy? Vậy rốt cuộc tự tánh thực sự là gì,thực sự là như thế nào?”