Trộm nghĩ: Pháp môn tu trì có hai thứ bất đồng. Nếu cậy vào tự lực tu Giới – Định – Huệ để đoạn Hoặc chứng Chân liễu sanh thoát tử thì gọi là “pháp môn theo đường lối thông thường”. Nếu đầy đủ lòng tin chân thật, nguyện thiết tha, trì danh hiệu Phật để cậy vào Phật từ lực vãng sanh Tây Phương thì gọi là “pháp môn đặc biệt”. Đường lối thông thường thì hoàn toàn cậy tự lực, còn đường lối đặc biệt thì tự lực lẫn Phật lực đều có. Nếu có công tu Định – Huệ đoạn Hoặc sâu xa nhưng không chân tín, nguyện thiết, niệm Phật cầu vãng sanh, thì vẫn thuộc về tự lực.
Nay dùng thí dụ để chỉ rõ: Đường lối thông thường giống như vẽ núi sông, ắt phải từng nét bút, từng vạch một mới dần dần vẽ thành. Còn [pháp môn] đặc biệt như chụp cảnh sông núi, dẫu cho mấy mươi tầng núi non um tùm, chụp một cái liền đầy đủ. Lại nữa, đường lối thông thường như đi đường bộ, người mạnh mẽ một ngày bất quá đi được một trăm mười dặm; còn pháp môn đặc biệt như cưỡi Luân Bảo của Chuyển Luân Thánh Vương trong một ngày liền có thể đến khắp bốn đại bộ châu.
Chúng ta không có tư cách thành Phật ngay lập tức, lại không có thật chứng “đoạn được Kiến Hoặc, tùy ý chẳng tạo ác nghiệp”, nếu chẳng chuyên tu Tịnh nghiệp để hòng cậy vào Phật từ lực đới nghiệp vãng sanh thì chỉ e đến tột cùng đời vị lai vẫn cứ phải chịu sống chịu chết trong tam đồ lục đạo không cách gì thoát ra được! Chẳng đáng buồn ư? Nguyện những người cùng hàng với tôi đều sanh chánh tín.
Tâm tánh của bọn ta giống hệt như Phật, chỉ do mê trái nên luân hồi chẳng ngơi. Như Lai thương xót, tùy cơ thuyết pháp, khiến cho khắp mọi hàm thức đều theo đường trở về nhà. Pháp môn tuy nhiều, nhưng trọng yếu chỉ có hai, tức là Thiền và Tịnh liễu thoát dễ nhất. Thiền chỉ có Tự Lực, Tịnh kiêm Phật Lực. So sánh hai pháp, thì Tịnh khế cơ nhất. Như người vượt biển, nhờ vào thuyền bè, mau đến được bờ kia, thân tâm thản nhiên. Chúng sanh đời Mạt chỉ kham hành được pháp này. Nếu không thì là trái cơ, nhọc nhằn nhưng khó thành!
Phát đại Bồ Đề, sanh chân tín nguyện, suốt đời giữ vững, chỉ nghĩ đến Phật, niệm đến cùng cực, tình kiến mất sạch, tuy niệm mà vô niệm, diệu nghĩa Thiền Giáo triệt để hiển hiện, đợi đến lúc lâm chung được Phật tiếp dẫn, lên thẳng Thượng Phẩm, chứng Vô Sanh Nhẫn. Có một bí quyết tha thiết bảo ban: “Cạn lòng thành, tận lòng kính”, mầu nhiệm làm sao!
Xin hãy trân trọng những gì mình đang có. A Di Đà Phật.
A Di Đà Phật! Cám ơn bạn đã chia sẻ clip hay và ý nghĩa nhé. Đúng là ” chúng sanh biệt nghiệp dị kiến” mà. Cái mình đang có tuy là tốt thật nhưng một ngày nào đó khi hết phước, vô thường tới thì cũng mất thôi. HT Tịnh Không nói:” Trong tâm nếu còn chút xíu gì lưu luyến thế gian này chưa buông xuống được thì cũng không được vãng sanh”. Cho nên những thứ ở Ta Bà tuy là tốt thật nhưng mình không nên tham luyến vì nó vô thường giả tạm do nghiệp mà cảm chiêu làm sao tốt bằng những thứ ở Tây Phương Cực Lạc chứ. Do vậy mình chọn nickname ” khách qua đường ” là để luôn nhắc nhở mình : Tây Phương Cực Lạc mới thật sự là nhà của mình, còn nơi đây chỉ là quán trọ Ta Bà, chỉ là ở tạm mà thôi. Vì ở tạm cho nên có tốt thì cũng không lưu luyến mà có xấu thì cũng không có gì phải buồn, tùy duyên hoan hỉ chấp nhận số phận vậy. Nói như thế không có nghĩa là cái gì mình cũng bỏ hết, trong thời gian chưa tới nhà thì mình vẫn cần vài thứ cần thiết dù cũ hay xấu cũng không sao. A Di Đà Phật!
Cho mình hỏi mình lúc niệm Kim cang chữ A Di Đà Phật mình niệm hơi khó thg lúc ngủ tối thì mình niệm ok nên khi trên đường phố,công cộng… mình niệm ra tiếng mà nhỏ được không nhưng yên tâm tới mấy chỗ thi công hay hôi thối gì mình k ra tiếng vậy có sao khong? Mình mới sơ cơ mấy tháng thôi.
Chào bạn An,
Khi niệm Phật, niệm ra tiếng hay niệm thầm (không phát ra âm thanh bên ngoài) đều có công đức như nhau vì công đức xuất phát từ sự nhiếp tâm nhớ Phật, niệm Phật chứ không ở hình tướng có tiếng hay không. Theo lời cổ đức những lúc đang nằm hoặc ở nơi không sạch sẽ như nhà vệ sinh, nơi hôi thối thì không nên niệm ra tiếng, đó là để tập cho tâm không khinh nhờn Phật. Tuy nhiên, ở nơi công cộng đông đúc, phức tạp, bạn nên tập niệm thầm trong lòng, không nhép môi, đó là để tránh người khác nhìn vào có thể hiểu lầm mình đang nói gì họ.
Nói chung là vậy, tuy nhiên khi gặp lúc nguy hiểm, bất luận là đang nằm hay không được sạch sẽ, bạn hãy niệm ra tiếng (ví dụ: lúc sản phụ đang sanh nở, người bệnh đang hấp hối,..) để tha thiết cầu đức A Di Đà Phật gia hộ.
Chúc bạn tu tập tinh tấn.
Nam Mô A Di Đà Phật.
Niệm càng nhiều càng tốt nhé bạn.chuc bạn tinh tấn tù hành và sớm đắc đạo
Vui trong tham dục là khổ.
Khổ trong tu hành là vui… Hi hi
Cảm ơn các Đạo hữu đã góp ý. Chúc các Đạo hữu tinh tấn
Nam mô A Di Đà Phật
Cho mình hỏi tu tập giới định huệ là thế nào vậy thầy.ví dụ con là thầy giáo học sinh phá phách nói chuyện quẩy phá con chửi nó đánh nó phạt nó con như vậy đã nội sân hận chưa thầy nếu con buồn ngủ qúa con không thể mở mắt được trong lúc ngồi thiền hay niệm phật con có được gọi là tham ngủ không thầy giải đáp thắc mắc giùm con
A Di Đà Phật
Chào bạn Ly Ly,
1/ Giới, Định, Huệ là gì và tu như thế nào? Câu hỏi này không thể dùng vài dòng chữ để lý giải. Để bạn và đại chúng cùng hiểu cụ thể, TĐ xin trích dẫn một đoạn kinh văn Phật dạy trong Kinh Thủ Lăng Nghiêm, mong bạn và đại chúng đọc thật kỹ để hiểu rõ nghĩa về cụm từ nói trên.
“Bạch đức Thế Tôn đại bi! Con nay đã tỏ ngộ pháp môn thành Phật, nương theo đó mà tu hành, không còn nghi hoặc. Con thường nghe đức Thế Tôn
dạy rằng: “Tự mình chưa được độ mà trước đã độ
người, đó là sự phát tâm của chư vị Bồ-tát; tự mình
đã giác ngộ viên mãn, rồi độ cho chúng sinh giác ngộ, đó là sự ứng thế của các đức Như Lai.” Con tuy chưa được độ, nhưng nguyện cứu độ tất cả chúng sinh đời mạt pháp. Bạch đức Thế Tôn! Các chúng sinh ấy cách Phật ngày càng xa, tà sư thuyết pháp
nhiều như cát sông Hằng. Vậy, nếu muốn những kẻ sơ tâm tu học nhiếp tâm vào tam-ma-địa, thì làm sao khiến họ an lập đạo tràng, xa lìa ma sự, tâm bồ đề không bị thối chuyển?
Lúc bấy giờ, ở giữa chúng hội, đức Phật khen ngợi đại đức A Nan rằng:
– Lành thay! Lành thay! Như thầy vừa hỏi về
việc an lập đạo tràng, cứu hộ chúng sinh trầm luân trong đời mạt pháp, thì đây, thầy hãy lắng nghe, Như Lai sẽ nói rõ.
Đại đức A Nan và đại chúng đồng vâng dạ. Phật
dạy:
– A Nan! Thầy thường nghe trong giới luật, Như Lai từng tuyên nói ba nghĩa quyết định của sự tu hành, đó là: Nhiếp tâm gọi là GIỚI, nhân Giới mà sinh ĐỊNH, nhân Định mà phát TUỆ; ấy gọi là “ba pháp học vô lậu”.
Thầy A Nan! Vì sao nhiếp tâm mà gọi là “Giới”? Chúng sinh trong sáu đường ở khắp các thế giới, nếu tâm họ không dâm dục, thì họ không còn tiếp tục trôi lăn trong sinh tử. Thầy tu pháp tam muội cốt để thoát khỏi trần lao, nếu tâm dâm dục không đoạn trừ thì không thể thoát khỏi trần lao được. Dù có nhiều trí, thiền định hiện tiền, nhưng tâm dâm dục không đoạn dứt, chắc chắn sẽ lạc vào ma đạo: hạng
cao thì thành ma vương; hạng vừa thì thành ma dân; hạng thấp thì thành ma nữ. Các loại ma kia cũng có đồ chúng, và đều tự xưng mình là thành đạo vô thượng! Sau khi Như Lai diệt độ, ở trong đời mạt pháp, những loài ma này vô cùng đông đúc, uy thế lừng lẫy thế gian, đầy dẫy những hành vi tham dâm, lại giả làm thiện tri thức, khiến cho chúng sinh sa xuống hố ái nhiễm, bỏ mất con đường bồ đề.
Thầy dạy người đời tu pháp chánh định, trước hết phải dứt bỏ tâm dâm dục. Đó là lời dạy sáng rõ, thanh tịnh, quyết định thứ nhất của Như Lai và chư Phật quá khứ.
Vì vậy cho nên, này A Nan! Người tu thiền định mà không đoạn tuyệt lòng dâm dục, thì cũng giống như nấu cát đá mà muốn thành cơm, trải qua trăm nghìn kiếp, vẫn chỉ là cát đá nóng mà thôi. Vì sao vậy? Vì giống gốc của nó là cát đá, không phải là cơm. Thầy dùng cái thân dâm dục mà cầu quả Phật vi diệu, giả sử trải qua nhiều kiếp tu tập mà được khai ngộ, cũng chỉ là gốc dâm dục. Giống gốc đã là dâm dục thì chắc chắn phải trôi lăn trong ba ác đạo, không thể thoát ra khỏi; đâu có con đường nào để tu chứng niết bàn của chư Phật? Chắc chắn là phải làm cho cái nguồn gốc phát động dâm dục, ở cả tâm lẫn thân, đều bị đoạn trừ; cho đến chính cái tánh đoạn
trừ cũng không còn nữa, thì mới trông mong chứng quả Bồ đề của Phật. Đúng như lời Như Lai nói đây, tức là lời của Phật; không đúng như lời nói này, tức là lời của ma Ba-tuần.
Lại nữa, này A Nan! Chúng sinh trong sáu đường ở khắp các thế giới, nếu tâm họ không giết hại, thì họ không còn tiếp tục trôi lăn trong sinh tử. Thầy tu pháp tam muội cốt để thoát khỏi trần lao, nếu tâm giết hại không đoạn trừ thì không thể thoát khỏi trần lao được. Dù có nhiều trí, thiền định hiện tiền, nhưng tâm giết hại không đoạn dứt, chắc chắn sẽ lạc vào thần đạo: hạng cao thì thành quỉ đại lực; hạng vừa thì thành dạ xoa phi hành hoặc quỉ thống soái; hạng thấp thì thành quỉ la sát đi trên mặt đất. Các loại quỉ thần kia cũng có đồ chúng, và đều tự xưng mình là thành đạo vô thượng! Sau khi Như Lai diệt độ, ở trong đời mạt pháp, những loài quỉ thần này vô cùng đông đúc, uy thế lừng lẫy thế gian. Chúng tự nói rằng, ăn thịt cũng đạt được đạo bồ đề.
Này A Nan! Như Lai bảo các thầy tì kheo ăn năm thứ tịnh nhục(199), thịt ấy đều do thần lực của Như Lai hóa sinh, vốn không có mạng căn(200). Xứ sở của bà-la-môn, đất đai phần nhiều nóng ẩm, lại thêm nhiều cát đá, rau cỏ không sinh sản được. Như Lai dùng sức đại bi gia bị; nhân tâm đại từ bi mà giả gọi
là thịt, và quí thầy cũng cảm nhận được cái vị “như thịt” ấy. Làm sao sau khi Như Lai diệt độ, những người thật sự ăn thịt chúng sinh mà gọi là Phật tử! Quí thầy nên biết, những người ăn thịt, dù tâm có
được khai ngộ, cũng chẳng qua chỉ tương tự như chánh định mà thôi, thực sự đều là đại la sát, sau khi hết báo thân ấy, chắc chắn sẽ chìm đắm trong biển khổ sinh tử, chẳng phải là đệ tử Phật. Những người như thế, giết nhau, ăn nhau không dứt, thì làm sao thoát ra khỏi ba cõi!
Thầy dạy người đời tu pháp chánh định, trước hết phải dứt bỏ tâm dâm dục; thứ đến là phải dứt bỏ tâm sát sinh. Đó là lời dạy sáng rõ, thanh tịnh, quyết định
thứ nhì của Như Lai và chư Phật quá khứ.
Vì vậy cho nên, này A Nan! Người tu thiền định mà không đoạn tuyệt tâm giết hại, thì cũng giống như người tự bịt tai mình, cất tiếng kêu lớn mà mong người khác đừng nghe; đó gọi là càng muốn ẩn thì càng lộ. Hàng tì kheo thanh tịnh và các vị Bồ-tát, đi trên đường mòn còn không dẫm cỏ non, huống nữa là lấy tay nhổ cỏ! Làm sao người có tâm đại bi mà lại lấy máu thịt của chúng sinh làm thức ăn? Nếu các thầy tì kheo không mặc các thứ vải bằng tơ lụa lượt là, không dùng các thứ giày da áo lông của phương
Đông, cũng như không ăn các thứ sữa, bơ, phó-mát,
những thầy tì kheo ấy đối với thế gian thật là giải thoát, đã trả hết oan trái đời trước, không còn trở lại trong ba cõi nữa. Vì sao thế? Dùng các bộ phận của thân thể chúng sinh thì phải kết duyên nợ với chúng sinh; như con người ăn trăm thứ mễ cốc lấy từ đất, thì chân không rời khỏi đất. Những người nhất quyết làm cho cả thân và tâm mình, không ăn các thứ làm từ xương thịt chúng sinh, không dùng các thứ làm bằng các bộ phận của thân thể chúng sinh, Như Lai nói đó là những người chân thật giải thoát. Đúng như lời Như Lai nói đây, tức là lời của Phật; không
đúng như lời nói này, tức là lời của ma Ba-tuần.
Lại nữa, này A Nan! Chúng sinh trong sáu đường ở khắp các thế giới, nếu tâm họ không trộm cắp, thì họ không còn tiếp tục trôi lăn trong sinh tử. Thầy tu pháp tam muội cốt để thoát khỏi trần lao, nếu tâm trộm cắp không đoạn trừ thì không thể thoát khỏi trần lao được. Dù có nhiều trí, thiền định hiện tiền, nhưng tâm trộm cắp không đoạn dứt, chắc chắn sẽ lạc vào tà đạo: hạng cao thì thành tinh linh; hạng vừa thì thành yêu mị; hạng thấp thì thành người tà, bị các loài yêu mị nhập vào mê hoặc. Các loại tà mị kia cũng có đồ chúng, và đều tự xưng mình là thành đạo vô thượng! Sau khi Như Lai diệt độ, ở trong đời mạt pháp, những loài tà mị này vô cùng đông đúc, uy thế
lừng lẫy thế gian, núp lén gian dối, xưng là thiện tri thức, tự nói mình là bậc đã đạt được đạo pháp cao siêu, lừa bịp người không biết, dọa dẫm khiến cho người mất tâm chánh tín, theo cung phụng chúng đến nỗi cửa nhà hao tán.
Như lai dạy các thầy tì kheo pháp khất thực theo thứ lớp để dứt bỏ lòng tham, thành đạo Bồ đề. Các
thầy tì kheo không tự nấu ăn, gửi kiếp sống thừa tạm
nương nơi ba cõi, thị hiện chỉ một phen đi về, đi rồi thì không bao giờ trở lại nữa. Làm sao bọn giặc lại mượn y phục Như Lai để buôn bán Như Lai, tạo đủ thứ tội nghiệp mà cứ nói là Phật Pháp! Lại còn hủy báng các vị xuất gia chân chánh, giữ tròn giới luật tì kheo, nói đó là đạo tiểu thừa! Do sự hủy báng này làm cho vô lượng chúng sinh mê lầm, nên bọn chúng phải đọa vào địa ngục vô gián.
Sau khi Như Lai diệt độ, nếu có tì kheo phát tâm quyết định tu pháp chánh định như huyễn, có thể ở trước hình tượng Như Lai, dùng thân thắp một ngọn
đèn, đốt một lóng ngón tay, hay ở trên thân đốt một nén hương, Như Lai nói thầy tì kheo ấy, túc trái từ vô thỉ, chỉ trong một lúc là đã trả hết, vĩnh viễn từ bỏ thế gian, thoát hết các lậu hoặc. Tuy chưa thấy rõ ngay lập tức con đường vô thượng giác, nhưng vị ấy đối với Phật Pháp thì tâm đã quyết định. Nếu không
làm được cái nhân xả thân nhỏ mọn như thế, dù có thành được cái đạo vô vi, cũng phải sinh lại làm người để trả hết nợ cũ, như chuyện ăn cám ngựa của Như Lai(201), chẳng khác tí nào.
Thầy dạy người đời tu pháp chánh định, sau khi
đã dứt bỏ tâm dâm dục, tâm giết hại, còn phải dứt bỏ
tâm trộm cắp. Đó là lời dạy sáng rõ, thanh tịnh, quyết định thứ ba của Như Lai và chư Phật quá khứ.
Vì vậy cho nên, này A Nan! Người tu thiền định mà không đoạn tuyệt tâm trộm cắp, thì cũng giống
như người rót nước vào cái chén lủng đáy mà mong
cho chén đầy, thì dù trải qua số kiếp nhiều như vi trần, chén ấy cũng không bao giờ đầy nước được. Nếu các thầy tì kheo, ngoài ba y một bát ra, một mảy may gì cũng không chứa giữ; xin ăn có chút dư thừa thì bố thí cho chúng sinh đói khát; đến nơi đại chúng tập họp thì chắp tay vái chào; có ai mắng chửi thì hoan hỉ coi như lời khen ngợi; cả thân và tâm đều quyết buông bỏ, coi thân xác máu thịt là sở hữu chung của chúng sinh; không đem những lời dạy phương tiện của Như Lai làm chỗ hiểu biết của riêng mình, khiến cho kẻ sơ học phải lầm lạc; thì các vị ấy sẽ được Như Lai ấn chứng là người thật sự đạt được chân chánh tam muội. Đúng như lời Như Lai nói
đây, tức là lời của Phật; không đúng như lời nói này, tức là lời của ma Ba-tuần.
Này A Nan! Chúng sinh trong sáu đường ở khắp các thế giới như thế, tuy cả thân và tâm đều đoạn dứt trọn vẹn các nghiệp giết hại, trộm cắp, dâm dục,
nhưng nếu còn phạm lỗi đại vọng ngữ, thì chánh
định vẫn không thanh tịnh, thành ma ái kiến(202), mất hạt giống Phật. Đó là những người chưa được mà nói là đã được, chưa chứng mà nói là đã chứng; hoặc có người muốn được mọi người tôn mình là bậc nhất thế gian, bèn bảo rằng: “Ta nay đã chứng quả Tu-đà- hoàn, quả Tư-đà-hàm, quả A-na-hàm, quả A-la-hán, quả Bích-chi Phật, Bồ-tát Địa-tiền hay Địa-thượng”, nói thế để mong cho người ta lễ bái, cúng dường. Đó là những kẻ đoạn thiện căn, tiêu diệt hạt giống Phật; như người dùng dao chặt cây đa-la(203). Như Lai nói người ấy đã mất hẳn căn lành, vĩnh viễn không còn chánh tri kiến, chìm đắm mãi trong biển khổ, không bao giờ thành tựu chánh định.
Như Lai bảo các hàng Bồ-tát và A-la-hán, sau khi Như Lai diệt độ, hãy ứng thân dưới mọi hình tướng, sinh vào đời mạt pháp để hóa độ cho chúng sinh chìm đắm; hoặc làm sa môn, hoặc làm cư sĩ, vua chúa, quan lại, đồng nam, đồng nữ, thậm chí cùng đồng sự với các hạng dâm nữ, quả phụ, gian dối,
trộm cắp, đồ tể, thương buôn, để khen ngợi Phật thừa, khiến cho thân tâm họ được vào tam-ma-địa. Nhưng, trong lúc làm như vậy, tuyệt nhiên không
được nói rằng: “Ta chính thật là Bồ-tát, ta chính thật là A-la-hán”; không được khinh suất tiết lộ lời dạy bí mật của Như Lai cho những người chưa tu học Phật; chỉ trừ đến lúc lâm chung, có thể âm thầm phó chúc. Làm sao hạng người ma ái kiến kia lại dối gạt chúng sinh để mang tội đại vọng ngữ!
Thầy dạy người đời tu pháp chánh định, sau khi
đã dứt bỏ tâm dâm dục, tâm giết hại, tâm trộm cắp, còn phải dứt bỏ tâm đại vọng ngữ. Đó là lời dạy sáng rõ, thanh tịnh, quyết định thứ tư của Như Lai và
chư Phật quá khứ.
Vì vậy cho nên, này A Nan! Nếu không đoạn trừ tâm đại vọng ngữ thì cũng giống như lấy phân người đắp thành hình cây chiên đàn, rồi mong cho nó có mùi thơm hương chiên đàn, thật không bao giờ có chuyện ấy”.
2/ Học sinh pháp phách, nói chuyện, quấy phá bạn chửi đánh, phạt có phải nội sân?
Đáp: Không chỉ là nội sân mà còn là đang tạo nghiệp với chúng sanh nữa.
3/Ngồi thiền, niệm Phật buồn ngủ không mở mắt được có là tham ngủ?
Đáp: nếu bạn ngồi thiền, niệm Phật lúc cơ thể đã quá mỏi mệt thì chưa hẳn là tham ngủ, nhưng nếu hàng ngày cơ thể không mỏi mệt mà hễ ngồi thiền, niệm Phật là ngáp và buồn ngủ thì đó là ma lười, tham ngủ đang lôi kéo và muốn gây chướng ngại. Bạn đọc kỹ lời khai thị của Phật nói trên rồi tiếp tục trao đổi để các đạo hữu tiện góp ý nhé.
A DI ĐÀ PHẬT. Cho TP hỏi trên trang có Đạo Hữu nào sống tại Hà Nội không? Bởi TP có một chị ruột, đã lấy chồng, có con và chỉ khoảng ba tuần nữa là chị sinh bé rồi nhưng kỳ thực thì đôi vợ chồng chị TP đã trải qua rất nhiều gian nan, công việc thì chưa ổn định lắm, có một thời gian vợ chồng chị chụp ảnh gì đó bằng cái fly cam, chẳng may cái fly cam bị sao ấy, rơi trúng tay chồng chị TP, cánh của nó sắc chém vào tay anh, thế là tốn đến tiền triệu, lại phải đi khâu, rồi lại còn mất xe nữa, xe đó là mẹ TP mua cho nhưng anh chị không may lại đánh mất luôn rồi, rất là xót tiền, mẹ cũng buồn lắm, nha ở thì cũng chưa có chỗ trọn vẹn, lúc đầu ở một căn ở khu tập thể nhưng ở đấy thì lại có biến cố, chồng chị TP sáng sớm vô nhà tắm, chẳng may chơn trượt, ngã té đẩy và cửa kính nhôm vỡ cả ra, thủy tinh cắm cả vào tay, vào đầu, máu chảy nhiều lắm, đưa váo viện điều trị may là khỏi nếu và thủy tinh mà nó cắm vào chỗ gáy thì coi như thôi rồi, thời gian ấy chị TP đang mang thai, nghe bảo nhà ấy lúc mới vợ chồng chị đi xem thầy ở đâu ý, bảo đêm que hương trên đường về nhà, nào đâu đi xem hình như là rước phải vong về nhà, bảo vong nữ ở nhà quấy, thật sự rất là hoang mang luôn, ồi về thăm cùng bố mẹ, TP còn phải niệm Phật phòng thân. Sạu thời gian đó, anh chị quyết định chuyển nhà khác để cho an tâm hơn, TP cứ nghĩ anh chị đã tìm được căn nào như ý,đày đủ nội thất rồi, nhưng hóa lại ở căn do người để lại, chỗ ấy chuột làm tổ, buổi đêm thì muỗi bay đầy, TP cùng mẹ ngủ một đêm ở đó, bị muỗi đốt, mẹ bị đốt nhiều, riêng TP lúc đầu bị đốt nhưng không chịu nên niệm Bồ Tát Quán Thế Âm cứu nạn, đắp thêm chăn nên mỗi không đốt lắm, còn chuột thấy thế nhưng TP không dám giết đâu. Trên là sơ bộ tình hình anh chị của TP, TP muốn phát tâm tham khảo ý kiến nhà ở để cho anh chị, bố mẹ đỡ khổ sở. Kính mong chư Vị rủ lòng từ bi góp ý ạ. TP xin cảm ơn.
Tôi khuyệnban nên nghe bài hóa giải bùa chú bằng lòng từ bi thầy thích chân quang và nghe nhiều bài pháp thoại của thầy , sẽ rất có ích
A DI ĐÀ PHẬT. Cảm ơn Đạo hữu Ynghiep, hiện tại anh chị TP đã chuyển nhà mới rồi, nhưng vẫn chưa ổn định lắm. Các vị Đạo Hữu ở Hà Nội nếu biết khu vực nào, hay căn nhà nào ở gần trung tâm thành phố thì xin hồi âm cho TP. Cầu xin các vị giúp đỡ.
Nam mô quán âm bồ tát
Con nguyện cầu được may mắn và thành công.
Nam mô quán âm bồ tát
Trời sinh con nhỏ bé nên không xin được việc làm, nam mô quán âm bồ tát
Cầu trời cho con có việc làm, luôn gặp may mắn và đạt được những điều mình muốn
Nam mô quán âm bồ tát
Kính gửi thầy! Con tụng chú đại bi và ăn chay với ước nguyện rằng ba mẹ con sẽ được có căn duyên xuất gia nương tựa ngôi tam bảo,xin thầy chỉ dạy cho con cần làm gì để được thành tựu ước nguyện! Kính chúc thầy nhiều sức khỏe!!
Mình tò mò không biết bạn hiểu như thế nào về 2 chữ “xuất gia” nhỉ? 🙂
Ý là sao bạn,mình làm vậy có được như ý nguyện ko?
Thành thật mà nói điều nguyện của bạn không ai có thể trả lời giúp bạn được. Chuyện cha mẹ bạn có xuất gia trong kiếp này hay không là do căn duyên túc kiếp của ba mẹ bạn. Chuyện này không thể cưỡng cầu hay năn nỉ mà thành. Chuyện bạn làm thiện để mong muốn cho cha mẹ xuất gia là điều tốt, xuất phát từ tấm lòng hiếu hạnh, nhưng đó chỉ là chút duyên lành bạn đã gieo giúp cha mẹ bạn gặp Phật pháp mà thôi. A Di Đà Phật.
Tên của bạn là Phật Tử, như thế là bạn chưa xuất gia. Vậy không hiểu vì sao bạn lại mong muốn cha mẹ bạn xuất gia nhỉ? Lẽ ra bạn phải là người xuất gia thành tu sĩ để độ cha mẹ bạn dễ dàng hơn chứ. 🙂
Nếu mình xuất gia ba mẹ mình sẽ ko đc sống trong điều kiện thuận lợi để chuyên tâm tu hành,mình muốn xuất gia, ba mẹ mình ít nhiều cũng đang thực hành tu hành,nếu mình xuất gia sẽ độ đc cho ba mẹ mình vãng sanh ko?không phải chính tự ng nào tu ng đó mới đc sao?
Theo thiển ý của mình, hiện giờ bạn hãy làm trọn bổn phận của người con tại gia là phụng dưỡng song thân, khuyên ba mẹ bạn niệm Phật cầu vãng sanh Thế Giới Cực Lạc là tốt nhất. Đời sống xuất gia của người tu sĩ không đơn giản như bạn nghĩ đâu bạn ạ. Ở nhà có bạn chăm lo cho ba mẹ thì họ sẽ đỡ vất vả hơn để yên tâm niệm Phật. Đời sống của người tu sĩ ở chùa rất vất vả phải thức khuya dậy sớm, phải làm nhiều việc Phật sự khác chứ không đơn giản như bạn nghĩ. Ba mẹ bạn nếu đã lớn tuổi thì tốt nhất là nên ở nhà tu hành bạn ạ.
Phần bạn cũng nên cố gắng niệm Phật để được vãng sanh về Tây Phương Cực Lạc Thế Giới. Về nơi ấy rồi bạn sẽ sớm ngày tu hành thành Phật, rồi quay về độ cho tất cả cửu huyền thất tổ cũng chưa muộn. Cổ đức nói: Nhất nhơn thành đạo cửu huyền thăng. Có nghĩa là trong gia đình có một người tu hành đắc đạo sẽ độ được cho cha mẹ không những một đời mà cả nhiều đời về trước được siêu thăng. Điển hình như đức Phật Thích Ca Mâu Ni của chúng ta. Khi ngài thành đạo, ngài liền quay về độ không những cha mẹ, vợ, và con của mình mà còn độ được rất nhiều người trong dòng họ biết tu hành theo chánh đạo. Đó chẳng phải là điều tốt đẹp lắm sao?
Vậy bạn nhé. Tâm sự với bạn đến đây mình xin dừng. Hãy cố gắng là một người con hiếu thảo phụng sự cha mẹ hết lòng, khuyên cha mẹ ăn chay niệm Phật, cũng như không quên bản thân bạn cần tinh tấn niệm Phật để được vãng sanh sau khi mãn báo thân ở thế gian này. Đó là điều mà bất cứ người con Phật nào cũng mong muốn thành tựu.
A Di Đà Phật.
Cảm ơn bạn! Mình ko biết có phải mình có căn duyên xuất gia ko bởi tự nhiên lầnđầu tiên trong đời mìn nói ra mong muỗn xuất gia của mình cho 1 ng nghe thì sau đó mình vừa khép mắt lại cbị ngủ trưa thì tnhiên một mô hình ngôi chùa xuất hiện rồi biến mất,có 1 buổi tối mình đang nghĩ trong đầu giờ mình phải làm sao để giúp ba mìn hết chứng đau bao tử để mình có thể yên tâm xuất gia thì ngay sáng hôm sau mình hỏi đc từ 1 ng lạ mới gặp 1 loại lá thuốc chữa bao tử và ba mình uống đã khỏi.Nếu bây giờ mình hướng tới chư phật bồ tát tâm nguyện rằng nếu phải chăng con có căn duyên xuất gia thì xin chư phật chư bồ tát cho ba mẹ con được sống tu hành trong ngôi tam bảo thì ntn bạn?