Ðại sư Huệ Minh đời Thanh, người Ngân Huyện, trụ chùa Báo Quốc ở Hàng Châu. Tánh tình chất trực, chỉ biết niệm Phật. Mỗi khi ngài chấp trì hồng danh, âm thanh như sóng vỗ, hương cháy hết chẳng hay. Ðược ai cúng thí ngài liền dùng để phóng sanh. Khi phóng sanh loài nào đều xưng danh hiệu Phật, hồi hướng Tây Phương. Gặp ai, chẳng hỏi thăm xã giao mà chỉ nói: “[Coi chừng] cái chết xảy đến đó, niệm Phật gấp đi!” Nếu ai hỏi đến sở đắc, liền nói:
– Lúc trước tôi bị bịnh nhiệt nặng lắm, mấy lần chẳng gắng gượng nổi, may là trong ý căn có một câu Phật hiệu thì nơi đảnh có một câu phát ra, liên miên như thế chẳng ngơi. Nhờ đó mà bịnh được lành. Từ đấy, chẳng cần biết là nói năng, im lặng, động, tịnh cứ hễ trong tâm có một câu Phật hiệu phát sanh thì từ trên đảnh đầu có một câu Phật hiệu phát ra.
Sau ngài bị bịnh ung loét ở cổ, biết là túc nghiệp hiện tiền, trọn chẳng rên rỉ, than vãn. Lúc lâm chung, vẻ mặt vui tươi, niệm Phật qua đời.
(Theo Nhiễm Hương Tập)
Niệm Phật như sóng dồn, nhang hết không hay, thấy người khác chẳng hỏi chuyện hàn huyên, đúng là công phu đã đạt đến mức thuần thục. Tuy bịnh nguy ngập nhưng trong tâm câu Phật hiệu vẫn cuồn cuộn phát ra, đúng là vô niệm mà niệm, bịnh chẳng gây trở ngại gì!
Trích Niệm Phật Pháp Yếu
Cư sĩ Dịch Viên Mao Lăng Vân cung kính sưu tập
Bửu Quang Tự đệ tử Như Hòa chuyển ngữ
A Di Đà Phật.
Cho mình hỏi một câu là”Làm thế nào để được sanh về Tây phương Cực Lạc”.
Bạn hãy tham khảo và đọc thêm từ từ về pháp môn Tịnh Độ rồi sẽ hiểu nhiều hơn bạn nhé. Tạm thời bạn hãy đọc vài bài này.
Pháp Tu Để Vãng Sanh
http://www.duongvecoitinh.com/index.php/doi-dong-to-bay/phap-tu-de-vang-sanh/
Niệm Phật Cách Nào Chắc Được Vãng Sanh?
http://www.duongvecoitinh.com/index.php/2013/05/niem-phat-cach-nao-chac-duoc-vang-sanh/
???KINH?ĐẠI?BÁT?NIẾT?BÀN???
Phật nói : Lúc Phật còn, những vật cúng dường Phật, thời chúng Tăng nên biết. Sau khi Phật diệt độ những vật cúng dường Phật, thời nên dùng tạo tượng Phật và tạo y của Phật, phan lọng bảy báu, sắm các thứ hương dầu bông để cúng dường Phật. Trừ việc cúng dường Phật ngoài ra chẳng được dùng. Người lạm dụng thời phạm tội lấy trộm vật của Phật.
A Nan lại bạch : Lúc Phật còn có người đem vàng bạc bảy báu điện đường phòng nhà y phục đồ uống ăn tất cả đồ cần dùng, hoặc vợ con tôi tớ mà cung kính cúng dườngNhư Lai. Sau khi Phật nhập diệt nếu có người đem những vật như trên mà cung kínhcúng dường tượng Phật. Bạch Thế Tôn ! Phước đức của hai người nầy ai nhiều hơn ?
Phật nói : Vì đều cung kính cúng dường cả nên phước đức của hai người được đồng nhau. Dầu Phật diệt độ nhưng pháp thân vẫn thường còn, nên cung kính cúng dườngđược phước vẫn đồng như Phật hiện tại.
A Nan lại bạch ; Lúc Phật hiện tại nếu có người đem những vật như trên cung kínhcúng dường Phật, sau khi Như Lai nhập Niết Bàn, nếu có người đem những vật như trên cung kính cúng dường toàn thân Xá Lợi, phước đức của hai người nầy, ai nhiều hơn ?
Phật nói : Hai người nầy được phước đồng nhau công đức rộng lớn vô lượng vô biênnhẫn đến hết khổ, phước đó chẳng hết.
A Nan lại bạch : Lúc Phật hiện tại, nếu có người cung kính cúng dường Phật như trên, sau khi Phật nhập Niết Bàn nếu có người cung kính cúng dường nửa thân Xá Lợi ai được phước nhiều hơn ?
Phật nói : Vì hai người đều cung kính cúng dường nên được phước đồng nhau phước đức nầy vô lượng vô biên.
Nầy A Nan ! Nhẫn đến cung kính cúng dường một phần tư Xá Lợi, một phần tám , một phần trăm, một phần ngàn, một phần muôn, một phần hằng hà sa, hoặc chừng bằng hột cải, người nầy được phước cũng đồng như người cung kính cúng dường Đức Như Lai hiện tại.
A Nan nên biết rằng hoặc Phật hiện tại hoặc đã nhập Niết Bàn, nếu có người cung kínhcúng dường lễ bái tán thán, được phước đức đồng nhau không khác.
Phật bảo A Nan cùng đại chúng : Sau khi ta nhập Niết Bàn, tất cả chúng sanh hoặc thiên thượng hay nhơn gian , được Xá Lợi của ta mà vui mừng thương cảm cung kínhlễ bái cúng dường thời được vô lượng vô biên công đức.
Nầy A Nan ! Nếu thấy Xá Lợi của Như Lai thời là thấy Phật, thấy Phật là thấy Pháp, thấy Pháp là thấy Tăng, thấy Tăng là thấy Niết Bàn.2
MỤ TÀO
Mụ Tào, thân mẫu của ông Bá Thiên Hộ ở Thường Châu. Thiên Hộ tánh thích làm việc phước thiện, kính thờ Lữ Chơn nhơn. Ông thường gạn hỏi tiên thuật nơi Chơn nhơn và ưa lặng lòng đoan tọa. Một hôm, ông qua Tô Châu, được người tặng cho tập “Tây Phương Xát Chỉ”. Trong tập ấy có đoạn bác tiên thuật, chỉ quy Tịnh Độ. Thiên Hộ mới bắt đầu nơi Phật thừa, nhưng vẫn còn nghi, bèn đem hỏi Chơn nhơn. Lữ Chơn nhơn bảo : “Ông còn ngờ gì nữa ! Khi đại tam tai đến, bọn Thiên Tiên chúng ta cũng không có đường nào trốn thoát. Lạc bang rất thanh tịnh an ổn. Ông nên cố gắng ! Ngoài việc niệm Phật lễ Phật, ông nên kèm tụng Kinh Kim Cang để hồi hướng cầu vãng sanh”. Nghe Chơn nhơn giảng giải, Thiên Hộ mới hết nghi, từ đó ông chí quyết tu Tịnh độ. Năm ấy, mụ Tào được 64 tuổi và mang bệnh. Được tin, Thiên Hộ từ Tô Châu vội về. Khi ông đến nhà thì mẹ đã tắt hơi, chỉ nơi ngực chưa lạnh. Người nhà đang lo sắm quan quách, Thiên Hộ khóc to, kính lạy đức Quan Thế Âm Bồ Tát, tụng chú bạch y một muôn hai nghìn biến, nguyện giảm tuổi thọ của mình một kỷ để cầu cho mẹ được sống. Ông khóc đến nước mắt nước mũi ướt cả vạt áo dài. Sáng ngày sau, mụ Tào bỗng cựa mình đòi uống, chỉ vài ngày là lành mạnh. Mụ thuật rằng : Lúc mới chết, bị hai con quỷ dẫn đi qua các ty Thổ địa Thành hoằng rồi đến phủ Đông Nhạc. Phủ Quân phán nhờ con trai mụ chí thành cầu khẩn nơi Quan Âm Đại sĩ, nên mụ được thêm tuổi thọ. Rồi Phủ Quân truyền quỷ đưa mẹ về, vì thế nên sống lại.
Thiên Hộ khuyên mụ tu Tịnh độ. Mụ Tào liền ăn chay trường, mỗi ngày ba thời lần chuỗi niệm Phật cầu sanh Cực Lạc. Mười hai năm sau, mụ được 76 tuổi, Rằm tháng Chín, mụ nói với Thiên Hộ : “Mẹ sắp về Cực Lạc, con cho mời các thân thuộc đến để mẹ từ biệt”. Sau khi từ biệt mọi người xong, mụ Tào tắm gội thay y phục rồi an lành mà mất.
Thiên Hộ có người dì là Hứa Thị cũng trường trai niệm Phật mà chưa được chuyên nhứt. Thiên Hộ rước dì về nhà mình, khuyên dì buông bỏ tất cả sự duyên, nhứt tâm niệm Phật. Hứa Thị y lời. Năm đó, Thị đã 65 tuổi. Từ tháng Ba đến tháng Sáu, trọn ba tháng Thị niệm Phật không để xen hở. Một hôm, Thị lạy Thiên Hộ, ông cả kinh hỏi cớ. Hứa Thị đáp : “Dì trên 65, mãi điên đảo trong vòng mộng tưởng, chưa từng được một ngày an lạc. Từ khi cháu chỉ dẫn cho dì niệm Phật tới nay, dì sáng niệm Phật thoạt đã đến tối, tối niệm Phật phút chốc đã sáng ngày. Sự an lạc trong đời có gì hơn nơi đây ! Nếu không nhờ cháu thời tất không được như thế này, nên dì lạy tạ”. Nhơn đó Thiên Hộ khen ngợi Cực Lạc trang nghiêm thanh tịnh và nói nếu đặng nhứt tâm Thánh cảnh tự hiện. Lúc Thánh cảnh hiện cũng không nên tham trước. Ba tháng sau, vào lúc nửa đêm, Hứa Thị đang ngồi niệm Phật, thoạt thấy kim liên hoa bay hiện ra trước mặt, rồi hóa thành trăm nghìn muôn ức liên hoa bay lên hư không, chói sáng cả trời đất. Sáng ngày, Hứa Thị đến lạy Thiên Hộ mà thuật sự ấy. Từ ngày đó, dung sắc của Thị tươi trẻ như người chừng ba mươi tuổi. Bấy giờ là năm Càn Long thứ 42. Trọn cả ngày, ngoài câu niệm Phật, Thị không hề nói gì khác. Ban đêm Thị chỉ nằm nghỉ chừng một canh, còn thời đoan tọa niệm Phật.
Trích ở bộ Tây Phương Công Cứ Tập Nghiệm
(Trong sách Đường về Cực Lạc của HT Thích Trí Tịnh)
Người Tu Đạo Phải Giản Dị
Tu hành cần phải gạt bỏ cái thân. Áo quần, ăn uống, chỗ ở đều phải giản dị. Cần phải mặc áo thô, ăn cơm lạt. Nếu quá chú trọng đến ăn, mặc, ở, thì bạn nào khác gì kẻ thế tục? Khi bạn coi nhẹ việc ăn, mặc, ở, thì mới trừ nổi tham, sân, si.
Khi những thứ ấy (áo quần, ăn uống, nhà cửa…) quá sung túc, thì dục vọng sẽ phừng phừng, lòng tham sẽ cao ngất. Do đó, muốn buông bỏ thân tâm thì phải từ nơi ăn, mặc, ở hạ thủ công phu.
HT QUẢNG KHÂM
Nữ doanh nhân từ bỏ sự nghiệp đi theo con đường tu hành
Là một người phụ nữ thành đạt, thế nhưng nữ doanh nhân Huỳnh Long Ngọc Diệp (42 tuổi) đã để lại sau lưng toàn bộ sự nghiệp mình mà đã gây dựng trong suốt thời gian qua. Rũ bỏ cả nhà lầu, xe hơi cùng khối tài sản khổng lồ, bỏ cả kế hoạch lập gia đình như bao người phụ nữ bình thường khác, bà khoác lên người bộ quần áo nâu sòng giản dị, quyết tâm xuống tóc bắt đầu cuộc đời tu hành đầy gian nan tại Quan Âm Tu Viện (TP.HCM) với pháp danh Thích Nữ Đức Tâm.
Nữ doanh nhân Huỳnh Long Ngọc Diệp, pháp danh Thích nữ Đức Tâm
Vươn lên đỉnh cao danh vọng
Sự việc bà Ngọc Diệp xuất gia vào tháng 7/2013 đã làm xao động cả giới doanh nhân TP.HCM. Nhiều người thắc mắc và tò mò muốn biết lí do vì sao bà Ngọc Diệp lại làm như thế. Tuy nhiên, đây là lần đầu tiên sau khi xuất gia bà Diệp (nay là sư cô Thích Nữ Đức Tâm) chia sẻ về cái nhân duyên dẫn dắt bà đến quyết định táo bạo này.
Huỳnh Long Ngọc Diệp là cái tên đã quá quen thuộc với giới doanh nhân TP.HCM. Bà là một trong những nữ lãnh đạo trẻ tuổi nhất khi bắt đầu lập công ty riêng vào năm 24 tuổi. Hơn 30 tuổi, bà một tay điều hành song song 3 công ty. Nhờ vào trí thông minh vốn có cùng sự nhạy bén trong quản lý kinh doanh, các công ty bà mở ra đều hoạt động hiệu quả, tạo được tiếng vang và mang về cho bà nguồn thu nhập đáng kể khiến bất cứ nhà quản lý nào cũng phải khâm phục.
“Động lực giúp tôi vươn lên chính là sự nghèo đói. Tôi sinh ra trong một gia đình thuần nông đông con, sống lay lắt tại một vùng quê nghèo thuộc huyện Củ Chi, TP.HCM. Khác với bạn bè cùng trang lứa, tôi là người không có tuổi thơ. Là chị cả của hai người em, ngay từ nhỏ, tôi đã phải vừa học vừa phụ giúp cha mẹ kiếm tiền nuôi cả nhà. Chăn bò, cắt cỏ, lượm ve chai, nhặt củi, tôi không ngại bất cứ việc gì, và dần dần trở thành trụ cột trong gia đình dù là phận nữ. Dường như việc “gắn bó” với cái nghèo quá lâu khiến tôi nhận ra rằng, chỉ có “cái chữ” mới giúp tôi và gia đình thoát khỏi sự bần cùng. Từ đó, tôi vẫn làm nhưng dồn hết tâm trí vào học hành. 18 tuổi, tôi đậu vào Trường ĐH Khoa học, xã hội & nhân văn khoa Tiếng Anh. Nhà nghèo, cha mẹ không có tiền lo cho tôi ăn học nên đã khuyên tôi ở nhà lao động chân tay lo ăn từng ngày. Nhưng tôi vẫn quyết tâm và lên Sài Gòn học với hai bàn tay trắng. Vừa đặt chân đến miền đất mới đầy hoa lệ, tôi nhắc mình phải sớm thích nghi và tìm một công việc để tự nuôi mình ăn học”. Sư cô Đức Tâm chia sẻ:
Năm 20 tuổi, cô sinh viên Ngọc Diệp được nhận vào làm thư ký giám đốc. Với vị trí này, cô có điều kiện học hỏi các chiến lược kinh doanh của các lãnh đạo, từ đó cô tìm thấy niềm đam mê và sở trường của mình chính là kinh doanh. Cô từ từ trau dồi kiến thức kinh doanh, đồng thời học thêm ngoại ngữ với mục đích mở rộng mối quan hệ và học hỏi từ các nhà lãnh đạo trên thế giới. Niềm đam mê kinh doanh giúp cô nung nấu nhiều ý tưởng lớn và nuôi dưỡng nó từ chỉ là một cô sinh viên mới chập chững những bước đầu tiên trên đường đời.
Ngay sau khi tốt nghiệp Đại học, cô dùng hết số tiền tiết kiệm được mở Công ty thiết kế bao bì thực phẩm Huỳnh Long. Cô chính thức trở thành giám đốc một công ty, một nữ doanh nhân ở tuổi 24. Mặc dù tuổi đời còn trẻ nhưng cô đã thể hiện ra là một người có óc tư duy vô cùng chững chạc. Cô không đắm chìm vào chiến thắng đầu đời mà tiếp tục học hỏi, cô theo khóa học Quản lý kinh doanh tại Trường ĐH Kinh tế TP.HCM. Công ty của một cô sinh viên mới ra trường dần đi vào ổn định, những chiến lược kinh doanh cô đưa ra đều khiến những nhà quản lý nhiều năm kinh nghiệm sửng sốt. Cô luôn nắm bắt được xu hướng thị trường và tiềm năng từ các công ty đối tác, không bỏ lỡ bất cứ cơ hội nào.
Sau năm 2004, nữ doanh nhân Ngọc Diệp tiếp tục mở ra 2 công ty mới và những quyết định của bà chưa bao giờ “nếm mùi” thất bại. Trong kinh doanh, bà đặt uy tín lên hàng đầu, chính vì thế trong suốt cuộc đời làm việc, bà luôn tự tin với những thương hiệu của mình. 30 tuổi, bà nhẹ nhàng điều hành 3 công ty một lúc, doanh thu hàng tháng lên đến hàng tỷ đồng. Trong giới doanh nhân ai cũng ngưỡng mộ tài năng của người phụ nữ trẻ này..
Tự mình rũ bỏ vật chất để xuất gia
Nữ doanh nhân Ngọc Diệp sớm được xếp vào nhóm doanh nhân thành đạt và được nhiều người ngưỡng mộ không chỉ vì đầu óc kinh doanh và khối tài sản khổng lồ của bà, mà còn bởi lòng bao dung của một nhà lãnh đạo tâm lý. Bà chưa bao giờ mải mê với những chiến lược kinh doanh mà quên quan tâm, chăm sóc đội ngũ nhân viên và những người xung quanh. Chính vì thế, bà có được bộ máy nhân sự trung thành và nhiệt huyết, góp phần không nhỏ vào thành công của 3 công ty bà gây dựng.
Bà kể lại: “Sau nhiều năm phấn đấu, tôi đã giúp bản thân và cả gia đình thoát được cảnh nghèo. Tôi sống một cuộc sống sung túc với nhà lầu, xe hơi, những món đồ hàng hiệu. Sau đó, tôi nhận ra trên đời này còn rất nhiều mảnh đời bất hạnh, nghèo khó giống như tôi những năm về trước. Tôi bắt đầu tham gia vào các hoạt động từ thiện. Càng biết nhiều đến những hoàn cảnh khó khăn, tôi càng cảm thấy thương xót và nghĩ rằng mình cần làm nhiều hơn để giúp đỡ họ. Vì thế khi 3 công ty hoạt động ổn định, tôi tập trung vào công tác từ thiện. Tôi đã từng quyết tâm vượt lên cái nghèo như thế nào thì tôi cũng quyết tâm giúp người nghèo vươn lên như thế”.
Và rồi sau đó, bà đến với Phật giáo như một nhân duyên. Bà dành thời gian tìm hiểu đạo Phật và nhanh chóng cảm nhận được sâu sắc những lời Phật dạy. Ngay sau khi phát tâm quy y tam bảo, năm 2007, bà thành lập nhà hàng Việt Chay, sau đó là một chuỗi các công ty liên quan đến Phật giáo được ra đời như Công ty truyền thông Phật giáo Mani, Công ty du lịch hành hương Ngọc Việt, Siêu thị Pháp hoa, xưởng may Pháp phục Lam Hiền. Toàn bộ doanh thu của các hoạt động kinh doanh trên, bà đều dùng vào các công việc Phật sự và làm từ thiện.
Bà chia sẻ thêm: “Trước đây thú thực, tôi là một người khá phô trương, thích thể hiện “đẳng cấp” và “uy quyền” của một nhà lãnh đạo. Nhưng sau được tiếp xúc với Phật giáo, tôi đã thay đổi rất nhiều. Tôi giản dị, điềm tĩnh hơn, sống vì người khác nhiều hơn. Càng ngày lòng tin và sự cảm mến đối với đạo Phật trong tôi càng lớn lên. Tôi nhận ra một người giàu không phải là nhiều tiền của, mà còn giàu cả về tâm hồn nữa .Tôi bắt đầu tu tại gia, để lại cả 3 công ty cho người khác để chuyên tâm vào tu tập. Chí nguyện xuất gia xuất phát từ đó, tôi muốn trở thành một tu sĩ để có thể toàn tâm toàn ý cống hiến cho đời, cho đạo và có được cuộc sống bình an, hạnh phúc thật sự. Tuy nhiên, kể cả khi tôi tu tại gia vẫn không ai biết về con đường tôi mong muốn được hướng tới”.
Dù vậy bà tự nhận những gì mình cống hiến cho Phật giáo vẫn chưa giúp bà sẵn sàng bước chân vào con đường tu hành. Bà tiếp tục tu tập, làm theo lời Phật dạy. Nhân duyên đưa bà gặp được Sư cô Thích Nữ Huệ Đức, trụ trì Quan Âm Tu Viện (Q. Phú Nhuận, TP.HCM), sư cô đã nhận bà làm đệ tử, đặt pháp danh cho bà là Thích Nữ Đức Tâm.
Tháng 7/2013, thuyết phục được gia đình, đào tạo được người kế thừa 3 công ty và được sự đồng ý của sư phụ trụ trì, bà chính thức xuống tóc xuất gia. Sự kiện doanh nhân Ngọc Diệp xuất gia khiến tất thảy mọi người đều sửng sốt. “Ngày tôi xách va li tới Quan Âm Tu Viện là ngày tôi thật sự rũ bỏ được hoàn toàn những gì thuộc về vật chất, danh lợi. Về phía gia đình, không ai theo Phật giáo nhưng cũng không ai ngăn cản quyết định này của tôi sau khi nghe tôi thuyết phục. Nhiều người nghĩ tôi mở ra một loạt doanh nghiệp nhưng rồi lại “đem con bỏ chợ”. Nhưng những người kế nghiệp tôi đều được đào tạo đủ để điều hành được các hoạt động kinh doanh của 3 công ty này, hơn nữa tôi cũng sẵn sàng tham mưu giải quyết công việc cho họ bất cứ khi nào họ gặp khó khăn”, nữ doanh nhân, sư cô Đức Tâm chia sẻ.
Sư cô thú nhận, những ngày đầu tiên tu học ở chùa, đôi lúc bản thân cũng cảm thấy hoang mang. Đối với một người từng lãnh đạo hàng trăm nhân viên, nữ doanh nhân này khi khoác lên người tấm áo tu hành cảm thấy cuộc sống cửa thiền gặp rất nhiều khó khăn. Chính trái tim hướng thiện đã giúp bà tiếp tục phấn đấu. Cho đến bây giờ, bà đã hoàn toàn cảm thấy vững tin và trở thành một Sư cô Đức Tâm được tất thảy mọi người yêu quý bởi sự nhân từ và lòng thương yêu vô bờ bến.
Đường Thảo
Xin cám ơn bạn đã chia sẻ câu chuyện ý nghĩa trên.
Nói Ra Một Chữ “Phật” Không Phải Là Điều Dễ Dàng
Quý Phật tử từng xem hát, có lẽ cũng biết về một tấn tuồng tên Phong Ma Tảo Tần. Nội dung vở tuồng nói về Ðịa Tạng Vương Bồ Tát muốn giáo hóa Thừa Tướng Tần Cối ở nước Nam Tống.
Thuở xua Tần Cối rất hiếu thảo với cha mẹ. Vì hiếu thảo với cha mẹ nên ông tạo được một ít công đức. Do đó đời này ông được giàu sang. Nhưng được giàu sang rồi ông không biết tiếp tục tạo căn lành như trước để vun bồi quả tốt cho tương lai và, ông ta đã tạo rất nhiều tội lỗi.
Có lẽ vào một đời nào đó trong quá khứ, Ðịa Tạng Vương Bồ Tát có quan hệ bạn bè với Tần Cối, cho nên Ngài nghĩ rằng người này nên được cứu độ. Nguyện lực của Ðịa Tạng Vương Bồ Tát rất lớn. Ngài bèn phát tâm độ ông Tần Cối này.
Ngài độ ông Tần Cối bằng cách nào? Ngài hóa thân làm một vị Tỳ-Khưu, viết chữ “Phật” trong lòng bàn tay rồi đến đưa cho Tần Cối xem. Chỉ cần Tần Cối nhận ra chữ này và nói đó là chữ Phật, thì tất cả tội lỗi mà Tần Cối đã tạo từ trước Ngài sẽ giúp được xá miễn. Ðịa Tạng Bồ Tát dùng phương tiện thiện xảo này để độ Tần Cối. Nhưng khi Tần Cối gặp Ðịa Tạng Vương Bồ Tát, ông chẳng sanh tâm cung kính. Vì ông không sanh tâm cung kính nên Ðịa Tạng Vương Bồ Tát dùng đại oai thần lực, lấy phất trần phủi một cái khiến ông tự động quỳ xuống, muốn đứng dậy cũng chẳng được. Ðịa Tạng Vương Bồ Tát chìa tay ra và hỏi ông rằng: “Ông hãy xem chữ gì trong lòng bàn tay tôi.”
Tần Cối liếc qua rồi nói: “Tôi đậu Trạng Nguyên, nay làm Tể Tướng, văn tự các nước tôi đều thông, văn tự các nước mang đến xứ này đều qua tay tôi duyệt, hà huống chỉ có một chữ trong lòng bàn tay Ngài? Ngài cho rằng tôi không biết chữ đó hay sao? Biết thì tôi biết đấy, nhưng tôi không muốn đọc cho Ngài nghe!”
Quý Phật tử nghĩ xem! Ðịa Tạng Vương Bồ Tát đầy lòng từ bi, muốn ông Tần Cối chỉ đọc một chữ “Phật” mà thôi. Ông ta biết chữ “Phật” đó nhưng chẳng thốt ra tiếng được, lại còn nói: “Tôi biết nhưng tôi không đọc cho Ngài nghe.” Kết quả nghiệp chướng của y chẳng được tiêu trừ mà lại còn bị đọa địa ngục. Câu chuyện này đủ chứng minh niệm Phật chẳng phải là việc dễ dàng.
Kinh Phật Ðảnh Thủ Lăng Nghiêm
Chương Ðại Thế Chí Niệm Phật Viên Thông
Hòa Thượng Tuyên Hóa lược giải
*SỰ CẢM ỨNG TẠO TƯỢNG PHẬT ĐƯỢC THẤY CÕI CỰC LẠC*
Thích Huệ Cảnh, người Truy Châu, xuất gia tu ở chùa Ngộ Chân. Sau khi thế phát, Sư gắng công khai giới khổ hạnh. Lòng mến cảnh Tịnh độ, Sư tạo hai tượng Thích ca và Di đà, hằng lễ bái cúng dường.
Đến lúc sáu mươi bảy tuổi, ngày rằm tháng giêng, Huệ Cảnh nằm mộng thấy một vị Sa môn thân sắc vàng ròng, bảo rằng:
– Ngươi muốn thấy Phật và cảnh Tịnh độ chăng?
Đáp:
– Thưa, từ lâu tôi rất ước mong được chiêm ngưỡng!
Sa môn trao bát cho và bảo:
– Hãy nhìn vào trong bát!
Huệ Cảnh tiếp lấy và nhìn vào, bỗng như lạc đến cõi khác, thấy cảnh Tịnh độ rộng rãi trang nghiêm, các thứ báu đẹp lạ. Đất toàn bằng vàng ròng, đường sá có dây vàng làm ranh giới. Cung điện lầu các trùng điệp không cùng tận, trong đó các thiên đồng vui vẻ nhàn du. Chúng Bồ tát, Thanh văn đông như mây, rộng như biển, hội lại vây quanh đức Thế Tôn nghe thuyết pháp.
Lúc đó, Huệ Cảnh thấy vị Sa môn đi trước, mình nối gót theo sau, lần tới chỗ Phật. Đến nơi, vị Sa môn bỗng biến mất. Huệ Cảnh chắp tay đứng trước kim dung, bỗng nghe Phật hỏi:
– Ngươi có biết vị Sa môn dẫn đường đó chăng?
Đáp:
– Bạch Thế Tôn! Con không được biết.
Đấng Từ Tôn bảo:
– Đó là Phật Thích ca Mâu ni, còn ta là Phật A di đà, hai vị mà người đã tạo tượng. Phật Thích ca như ông cha, ta như bà mẹ, chúng sinh ở thế giới Ta bà như con khờ dại thơ ngây, lầm rớt xuống bùn lầy. Cha vào nơi bùn sâu bồng con lên, để trên bờ cao ráo sạch sẽ, mẹ lại ôm con nuôi nấng, dạy bảo đừng nên trở lại chốn bùn nhơ. Chúng ta cũng như thế. Phật Thích ca dạy dỗ chúng sinh mê tối trược ác ở cõi Ta bà, làm vị mở đường dẫn lối về nơi Tịnh độ. Còn ta ở cõi Tịnh độ còn bổn phận nhiếp hóa, khiến cho các chúng sinh ấy không còn luân hồi thối chuyển.
Huệ Cảnh nghe nói vui mừng khấp khởi, muốn đến gần tham bái đức Thế Tôn, nhưng cảnh tượng bỗng biến mất.
Tỉnh giấc, Sư cảm thấy thân tâm an vui, như vào thiền định. Từ đó, Sư càng tin tưởng sự cúng lễ tượng hai đức Như Lai.
Một hôm, Huệ Cảnh lại mộng thấy vị Sa môn khi trước bảo:
– Hai mươi năm sau, ngươi sẽ sinh về Tịnh độ.
Nghe lời ấy, ngày đêm Sư lại thêm tinh tấn tu hành, không khi nào biếng trễ. Đến năm tám mươi chín tuổi, một hôm nọ, Huệ Cảnh từ giã đại chúng, rồi an nhiên vãng sinh. Đang lúc ấy, có vị tăng ở phòng bên, nằm mộng thấy trăm ngàn Thánh chúng từ phương Tây đến rước Sư đi. Trên hư không, tiếng âm nhạc dìu dặt rồi xa nhỏ lần, nhiều người khác cũng được nghe biết.
Credit của bài trên:
(Trích lục: Tân Lục)
Trích: Tam Bảo Cảm Ứng Yếu Lược Lục
Việt dịch: HT. Thích Thiền Tâm
Thưa các đạo hữu cho mình hỏi này chút
Chiều ba mình kêu mình đi hải sản nhưng mình không muốn ăn vì như vậy là thực sự sát sanh tại mình thấy mấy con vật còn sống và có nhữg con như hào bị nướg lên. Nhưng tính ra đây là lần thứ mấy ba mình gợi ý chuyện đi ăn hải sản thì mình hiểu cha mẹ thg con cái muốn con cái khỏe mạnh mình cũg đành tùy duyên 1 chút là đi ăn món khác nhưng vẫn kiên quyết hải sản nên cho mình hỏi tội mình có nặng lắm không? Còn ba mình thì sao? Xin các đạo hữu giúp đỡ 2 cha con em
A Di Đà Phật.
Chào Layla,
Ăn mặn là bị cộng nghiệp sát sanh(gián tiếp sát sanh).Cho nên người muốn giữ ngũ giới thì phải trường chay.Nếu hoàn cảnh của em chưa ăn chay trường được thì em cố gắng ăn lục trai hoặc thập trai hoặc nhiều hơn thì càng tốt.Mỗi ngày niệm Phật hoặc có làm việc thiện nào em nhớ hồi hướng cho những chúng sanh mà em và gia đình đã ăn được sớm siêu thoát,hồi hướng cho thân bằng quyến thuộc được sớm giác ngộ Phật tánh,hồi quy Tịnh Độ,nhất tâm niệm Phật cầu vãng sanh Cực Lạc.
Làm người có nhiều cái khổ ngoài sanh lão bệnh tử thì có ái biệt ly khổ,oán tắng hội khổ…và có nhiều ràng buộc không được đại tự tại : có những chuyện không muốn mà phải làm còn những chuyện muốn làm lại không làm được.Về Cực Lạc sẽ được tự tại vì thành Bồ Tát rồi,sau này sẽ thành Phật.Khi chúng ta gặp khổ nạn chúng ta cầu Phật,Bồ Tát cứu giúp.Nếu chúng ta là Phật,Bồ Tát thì đâu còn khổ nạn gì nữa.